Hà Đông là quận thuộc TP Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế - xã hộinhanh, do đó việc xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận làhết sức cần thiết, giải quyết được vấn đề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
NGUYEN THỊ PHƯƠNG THỦY
QUAN LÝ MẠNG LƯỚI CHỢ
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN LY KINH TECHUONG TRÌNH ĐỊNH HUONG UNG DUNG
Hà Nội — 2019
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYÉN THỊ PHƯƠNG THỦY
Chuyén nganh: QUAN LY KINH TE
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Dé thực hiện luận văn “Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận HàĐông”, tôi đã tự nghiên cứu, tìm hiểu van dé, vận dụng kiến thức đã học vàtrao đổi với giảng viên hướng dẫn
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbắt kì luận văn nào khác.
Hà Nội ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương Thủy
Trang 4LOI CAM ON
Trước hết với tinh cảm chân thành va lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửilời cảm ơn đến TS Vũ Thị Dậu, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế chính trịtrường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Công Thương Ha Nội, UBND quận Hà Đông,
Phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê quận Hà Đông, UBND các phường đã cungcấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cing, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè cùng toàn thé gia đình,người thân đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tải
Hà Nội ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Phương Thủy
Trang 5MỤC LỤC
IM.9)28)/10/959.Xeui0040350áv.90010775 iDANH MỤC BANG ccssessssseesssssessssneeessneeesnseeessneecssnseesssneecsnneessneessneeeesnneesaes iiÿ(9E.100115 ,Ô 1Chuong 1: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU VA CO SG LY LUAN,THUC TIEN VE QUAN LY CHO TREN DIA BAN QUAN, HUYỆN 41.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản ly mạng lưới chợ và những van dé
IS 0 4
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về chợ -¿- ¿s¿+++2+++x++zx++x+ezx+zzxezrxerseees 41.1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý mạng lưới chợ . : z-z-: 6
1.2 Cơ sở lý luận về quản ly mang lưới chợ trên địa ban quận, huyện 7
1.2.1 Khái niỆm - . - E332 213 1222311122311 19011 1g 11g ng HH HH cư 71.2.2 NOI dung quan LY ce 4 13
Chương 2: TAI LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DE TÀI 352.1 Tài liệu nghiên cứu đề tài - ¿+ + ++EE+E£+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrree 352.1.1 Nguén tài liỆu -¿- 2-52 SE SE EEEEEEE2E121121121717111211111 21711111 35
2.1.2 Thu thap va xu ly tai 0 36
2.2 Phương pháp nghiên cứu đề tai e eeeccecsccssesssesssessesseessecssecsessecssecseeseesseeaseess 38
2.2.1 Phương pháp logic — lich SỬ - c6 + 23 2x 2H HH HH gưệt 38
2.2.2 Phương pháp phân tích - tổng hợp - - 2-2 2252 £+£££Eezxezxerxerszxez 38
Trang 6Chương 3: THUC TRANG QUAN LÝ MẠNG LƯỚI CHỢ TREN DIA BANQUAN HA ĐÔNG, TP HÀ NOI 2-2 + +E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkrree 41
3.1 Khái quát về quận Hà Đông và bộ máy quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn
quận Hà Đông, TP Hà NỘI - Ă G1323 12 321119111 111101111 111g ng ng ngư 41
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông - 41
3.1.2 Khái quát về mạng lưới chợ và bộ máy quản lý mạng lưới chợ trên địa bảnh0 01 1 44
3.2 Phân tích thực trạng quan ly mạng lưới chợ trên địa ban quận Hà Đông, TPE80 51
3.2.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch mạng lưới chợ ‹ « <-s+-<s++ 513.2.2 Quy chế và chính sách quản lý mạng lưới chợ, -¿ sz s2 543.2.3 Tổ chức thực hiện -©2++++2ExxttEEErt.E ererrie 553.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá -¿- + ©++cx++zxrzrxerresres 643.3 Đánh giá chung về công tác quản lý mạng lưới chợ tại quận Hà Đông 67
3.3.1 Những kết qua đạt đưỢC -¿- 2-52 2+2 SE EEE1211211211211 21111111 c0, 673.3.2 Những han chế và nguyên nhân ¿- ¿+ +2+++£++£x++£x++zxzzezrxs 69Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNLÝ MẠNG LƯỚI CHO TREN DIA BAN QUAN HA ĐÔNG - 71
4.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hướng hoàn thiện công tác quản lý mạng lướichợ trên địa ban quận Hà Đông - - c2 3233332133111 E.Errrrrrsee T74.1.1 Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới mạng lưới chợ trên địa bàn Quận 71
4.1.2 Dinh hướng hoàn thiện công tác quản ly mạng lưới chợ trên địa bàn Quận 82
4.2 Giải pháp hoan thiện công tác quản lý mạng lưới chợ tại quận Hà Đông 83
4.2.1 Nâng cao chất lượng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn - 83
4.2.2 Xây dựng quy chế tô chức quan lý mạng lưới chợ -: 844.2.3 Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước đối với mạng lưới chợ vàđây mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng ChỢ c Sc kh re 854.2.4 Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, và xử lý nghiêm đối vớicác hành Vi Vi phạm - c2 3212231351331 3 91139111 11111111 11 11H TH TH HT rệt 86
Trang 7KET LUẬẬN - 6-5 Stt SE SE E1 E1E111111511 111111 1111111111E117111E111 TT,DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2 +St+E£EE+EeEEvEEEeEtzEerxzrerxee
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
15 | TNMT Tai nguyén mdi truong
16 | TQL T6 quan ly17 | WTO Tổ chức thương mai thé giới18 | UBND Ủy ban nhân dân
19 | VSMT Vệ sinh môi trường
20 | VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 9DANH MỤC BANG
TT Bảng Nội dung Trang
1 Bang 3.1 Các mô hình tô chức quan lý chợ 46
Danh sách dự kiến đề nghị bồ sung Quy hoạch mạng
2 Bảng 3.2 Í lưới bán buôn bán lẻ - hạng mục chợ dân sinh trên địa 54
bàn quận Hà Đông giai đoạn 2016-2020
3 Bảng 3.3 Danh sách các chợ đầu tư nâng cấp cải tạo và xây 57
dựng mới giai đoạn 2012 -20174 Bảng 3.4 Tình hình dau tư tài chính hang năm cho mang lưới chợ 58
5 Bảng 3.5 Thực trạng công tác đào tạo cán bộ quản lý chợ trên 59
dia ban từ năm 2015 dén năm 2017
6 Bang 3.6 Tình hình kinh doanh các mặt hang tại một số chợ 61
7 Bảng 3.7 Tình hình vệ sinh môi trường va an toan thực phâm 63
8 Bang 3.8 Đánh giá công tác PCCC ở chợ 65
Bảng 3.9 | Công tác thu, chi va quản lý thu, chi ở các chợ 66
Bảng 3.10 | Kết quả hoạt động quan lý chợ 70Bảng 3.11 | Tình hình khai thác mặt bang kinh doanh năm 2017 72
i
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐÒ
TT Sơ đồ Nội dung Trang
Sơ đồ mô hình tô chức bộ may QLNN đối với mạng
1 | Sod63.1 45
lưới chợ quan Ha Đông2_ |Sơđề3.2 46Bộ máy quản lý mạng lưới chợ quận Hà Đông
ill
Trang 11MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử, chợ được hình thành từ rất sớm phục vụ nhu cầu trao đổihàng hóa trong cuộc sống thường ngày của người dan kể từ khi hoạt động sảnxuất trở nên dư thừa Xã hội ngày càng phát triển tạo cho con người có điều kiệnmua sắm, trao đổi hàng hóa theo nhiều phương thức hiện đại hơn tuy nhiênnhững giá trị của chợ dân sinh trong đời sông hang ngày vẫn không bị mat đi màngày càng phát triển theo xu hướng của người tiêu dùng và rất đa dạng về mẫumã, chủng loại hàng hóa, lương thực, thực phẩm Chợ có vai trò hết sức quantrọng trong việc tô chức lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống nhân dân và lànguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hang
chục ngàn người lao động, thúc đây sự phát triển kinh tế của đất nước
Hà Đông là quận thuộc TP Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế - xã hộinhanh, do đó việc xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn quận làhết sức cần thiết, giải quyết được vấn đề đầu vào, đầu ra cho sản xuất, giảiquyết nhu cầu về các dịch vụ hàng hóa, phục vụ sinh hoạt, nhu cầu về đờisống tinh thần của nhân dân trên dia bàn là rat quan trong Mạng lưới chợ trênđịa bàn quận Hà Đông đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô, cũngnhư số lượng Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thực trạngphát triển mạng lưới chợ trên địa ban quận van còn nhiều bat cập, xuất pháttừ công tác quản lý quy hoạch, xây dựng, thực thi các chính sách phát triển
chợ, đến thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ Cáchình thức “chợ cóc”, “chợ tạm” còn diễn ra nhiều nơi gây khó khăn cho côngtác quản lý Tình trạng trốn thuế, đầu cơ, găm hàng, mất an toàn vệ sinh thựcphẩm, ô nhiễm môi trường, chưa đảm bảo an toàn cháy nô, sắp xếp bố trí các
điểm kinh doanh lộn xộn thiếu mỹ quan vẫn xảy ra
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân đặc biệt là những hạn chế trong
Trang 12công tác quản lý mạng lưới chợ: Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới chợchưa đồng bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội; Côngtác chuyên đôi mô hình kinh doanh khai thác chợ còn chậm chưa hiệu qua; Cơsở vật chất còn yếu kém, kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp chợ bằng nguồn ngânsách còn khó khăn, chưa thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Từ thực tế trên, học viên chon đề tài: “Quản lý mạng lưới chợ trên địa
bàn quận Hà Đông” làm luận văn thạc sỹ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Công tác QL mạng lưới chợ trên địabàn quận Hà Đông được thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân của tình hình QL mạng lưới chợ trên địa bảnquận Hà Đông, TP Hà Nội là những gì? UBND Quận cần có giải pháp gì để
hoàn thiện công tác QL mạng lưới chợ trên địa bàn?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận QLNN về mạng lưới chợ dé
phân tích thực trạng công tac QL mang lưới chợ trên dia bàn quận Ha Đông;
đánh giá những mặt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
trong công tac QL chợ trên địa bàn quan Hà Dong, TP Hà Nội Từ đó đưa racác giải pháp hoàn thiện công tác QL mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà
Đông, TP Hà Nội.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những van đề lý luận về QL mạng lưới chợ cấp quận, huyện.- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ ở một số địa phương
và rút ra bài học cho UBND quận Hà Đông.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý mạng lưới chợ trên địaban quận Hà Dong, TP Hà Nội Phát hiện ra nguyên nhân của tình hình.
- Dua ra các giải pháp hoàn thiện công tac QL mạng lưới chợ trên địa
Trang 13bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về mạng lướichợ trên địa bàn quận Hà Đông, từ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch;soạn thảo các văn bản QL; tổ chức thực hiện, đến công tác thanh tra, kiểm travà đánh giá Vấn đề nghiên cứu luôn gắn với cơ chế, chính sách QLNN vềmạng lưới chợ của nhà nước các cấp và của ngành
3.2 Phạm vi nghiên cứu
*Pham vi không gian
Đề tài nghiên cứu công tác QLNN về mạng lưới chợ năm trong quyhoạch phát triển thuộc phân cấp quản lý trên địa bàn quận Hà Đông, TP HàNội Các vấn đề về các loại chợ cóc, chợ tạm không phải là đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
*Pham vi thời gian
Đề tài nghiên cứu công tác QL mạng lưới chợ trên địa bàn quận HàĐông giai đoạn 2012 — 2017, tầm nhìn tới năm 2025.
4 Kết cầu của luận vanNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngom 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễnvề quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận, huyện
Chương 2: Tài liệu và phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 3: Thực trạng quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà
Đông, TP Hà Nội.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý mạnglưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông.
Trang 14chợ có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời Hiện nay, trong phạm vi tư liệu
thu thập được, có một số công trình nghiên cứu về chợ, điển hình là các công
trình sau:
Năm 2002, luận án tiến sĩ: “Chợ nông thôn châu thổ sông Hongtrong qua trình chuyển đổi kinh tế — xã hội thời kỳ đối mới (trường hợp chợNinh Hiệp, chợ Hữu Bang, chợ Thổ Tang) Tác giả Lê Thi Mai đã nêu lêncơ sở hình thành chợ nông thôn và một số loại hình chợ nông thôn vùngchâu thé sông Hồng Công trình chủ yếu tiếp cận xã hội học đối với hệthống chợ ở một khu vực cụ thé Tuy nhiên, phương pháp đánh giá, thốngkê mô tả rất khoa học, khái quát được những giá trỊ kinh tế xã hội của hệthống chợ đối với công cuộc đổi mới của các địa phương ở đồng bằng châu
thổ sông Hong.
Ở khu vực Nam bộ, năm 2009 tác gia Nhâm Hùng đã công bố dé tai:“Chợ nồi đồng bằng sông Cửu Long ” Đây là công trình đầu tiên nghiên cứuvề chợ nổi ở đồng bằng sông Cửu Long một cách tương đối toàn diện, giúpđộc gia có thé biết thêm những thông tin, với những khía cạnh khác nhau vềvăn hóa sinh thái, đặc điểm kinh tế, xã hội của một loại hình chợ tiêu biểu của
vùng sông nước Nam bộ
Trang 15Từ góc độ quản lý, năm 2011 các nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Nhân
và Đào Ngọc Cảnh nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển chợnoi Cái Răng - Thành phố Can Thơ” Với kết quả nghiên cứu và khảo sát cụthê, hai tác giả đã nêu bật những hướng phát triển của chợ nổi Cái Răng — mộttrong những điểm tham quan thú vị của thành phố Cần Thơ
Tiếp tục với hướng nghiên cứu về loại hình chợ nổi ở đồng bằng sôngCửu Long, Nguyễn Trọng Nhân và Lê Thông trong bài viết: “Cơ sở /í luận vềdu lịch chợ nồi ”được đăng trên tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ(2016) đã nêu bật vị trí và các tác động văn hóa cụ thé của chợ nỗi đối vớiviệc phát triển du lịch tại khu vực Nam bộ
Luận văn thạc sĩ năm 2012 của Trương Thuý Hằng đã công bố kết quảnghiên cứu về: “Chợ phiên Hà Nội với phát triển du lịch nội đô (qua nghiên
cứu trường hợp chợ Bưởi - Tây Hồ - Hà Nội” Trong công trình nghiên cứucủa mình, tác giả đã nêu ra vai trò của chợ trong đời sống kinh tế - xã hội,khái quát lên đặc điểm dân cư, đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng cùng
giải pháp của du lịch tại chợ Bưởi Với một đối tượng cụ thể, từ hướng nghiên
cứu liên ngành, Trương Thúy Hằng đã nêu bật một số hướng phát triển chợBưởi gan liền với chủ trương phát triển du lịch tại Hà Nội.
Năm 2015, Ngô Anh Tuấn đã công bố công trình: “Gidi pháp pháttriển chợ truyền thong tại thành phố Đà Nang” Dựa trên những đánh giá cụthể, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề khái niệm về chợ, phân loại, vai trò,
đặc điểm, thực trạng của chợ từ đó đưa ra giải pháp để phát triển chợ truyềnthống tại thành phố Đà Nẵng
Trần Đình Ba với cuốn sách: “Chợ Việt độc đáo ba miền” được xuấtbản vào năm 2012 đã có được một cái nhìn toàn diện về hệ thống chợ ở cảban miền văn hóa Bắc, Trung và Nam Từ góc nhìn lịch sử, tác giả đã đánh
giá những nét tương đồng và khu biệt của các kiểu loại hình chợ Việt Nam
xưa và nay.
Trang 16Tác giả Chu Huy đã công bố tập sách: “Chợ qué” do Nxb Văn hoá —Văn nghệ ấn hành năm 2016 Với 5 chương nghiên cứu cụ thê và thống kê 54chợ làng đại diện cho các vùng miền khác nhau, nhà nghiên cứu đã phục dựngbức tranh chợ phiên, chợ làng của các vùng nông thôn miền Bắc và miềnTrung một cách tường tận, thú vị và đầy ý nghĩa văn hoá Tác giả đã đề xuấtba vấn đề cụ thể: Thứ nhất cần nghiên cứu những ảnh hưởng của văn hoá địaphương đến việc hình thành các ngôi chợ Thứ hai là sự đầu tư, khai thác hiệuquả kinh tế các ngôi chợ truyền thống Thứ ba là định hướng khai thác du lịchnhân văn đối với các loại hình chợ ở nông thôn như: chợ đặc sản, chợ làngnghề, chợ rau của các vùng miền, góp phần phong phú hoá tuor du lịch sinh
thái ở Việt Nam hiện nay.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý mang lưới chợ
Năm 2015, tác giả Trịnh Thu Hương thực hiện đề tài: “Quản Jý mạnglưới chợ trên dia bàn huyện Gia Lam” Đề tài đã nghiên cứu thực trạng và đềxuất giải pháp tăng cường quản lý hệ thống chợ trên địa bàn huyện Gia Lâmnhằm nâng cao hiệu quả khai thác hoạt động của chợ tạo điều kiện cho các hộ
kinh doanh cũng như phục vụ nhân dân trên địa bàn được tốt hơn và góp phầnphát triển kinh tế xã hội của huyện.
Năm 2014, tác gia Nguyễn Thị Thùy Dương thực hiện đề tài: “Quản lývệ sinh môi trường các chợ quận Cầu Giấy Hà Nội - lấy chợ Nghĩa Tân làmđịa bàn nghiên cứu” Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội Đềtài nghiên cứu thực trạng quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn quận CầuGiấy nói chung và chợ Nghĩa Tân nói riêng đề xuất các giải pháp quản lý môi
trường chợ Nghĩa Tân, từ đó nhân rộng mô hình quản lý cho các chợ khác
trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng như thành phố Hà Nội cho các chợ có môhình tương đồng.
Luận văn thạc sĩ của học viên Lê Thị Hà, Trường Đại học Thương mại
Trang 17- 2014: “Quản lý chợ truyền thống trên dia bàn quận Ngô Quyên, TP HảiPhòng” Công trình chỉ rõ những đặc điểm của chợ truyền thống và sự cầnthiết cũng như các hoạt động tổ chức QL chợ truyền thống trên địa bản quậnNgô Quyền, TP Hải Phòng Công trình đưa ra các giải pháp QL nhằm tăng
cường QL chợ trên địa bản quận Ngô Quyền, TP Hải Phong
Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu về QL mạng lưới chợ vànhững vấn đề liên quan theo những cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, chưacó công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về QL mạng lưới chợ trên địa bànquận Hà Đông Đây là một khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu trongvấn đề QLNN về mạng lưới chợ.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận, huyện
Trên khía cạnh văn hóa - xã hội chợ có ảnh hưởng rất lớn tới đời sốngcuả tầng lớp cư dân thu nhập thấp, người dân lao động, những người thấtnghiệp hay ít vốn dé làm ăn, đặc biệt là những người nông dân ra thành thị dékiếm sông Bên cạnh đó chợ dân sinh còn là nơi thể hiện nét văn hóa của địaphương Chợ không chỉ tạo nên những nét đặc trưng của mỗi cộng đồng dân
Trang 18cư mà còn được coi là nơi bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương Nhiềunhà nghiên cứu văn hóa, nhiều tổ chức quốc tế và khách nước ngoài đánh giárất cao văn hóa truyền thống của chợ Việt Nam.
Trên khía cạnh tô chức đô thị, chợ là một trong những yếu tố tạo nên đô
thi quan trọng nhat trong lich su hinh thanh va phat triển đô thị Đối với đô thị
có bề dày lịch sử, chợ góp phan quan trọng trong tạo mỹ quan, tạo điểm nhấntrong kiến trúc đô thị
Với mỗi địa phương quá trình hình thành và phát triển chợ phụ thuộcrất nhiều vào lịch sử Đặc điểm kinh tế - xã hội - văn hóa của địa phương và
quan điểm phương pháp quản lý của mỗi chính quyền địa phương
Sự hình thành và phát triển của chợ gan liền với nền sản xuất hàng hóagan với đời sống con người thông qua bộ mặt và tình hình sinh hoạt chợ, cóthê đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống dân
cư của một vùng hoặc một địa phương Thông thường chợ được xem là không
gian diễn ra trao đổi mua bán, hàng hóa dịch vụ Tuy vậy, cho đến nay có ratnhiều khái niệm khác nhau về chợ, tùy theo thời gian và tùy từng góc độ khácnhau mà có các khái niệm khác nhau về chợ.
Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: Chợlà nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc nhữngbuổi nhất định; Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổihàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định
(chợ phién)"
Theo Nghị định Số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủquy định về Phát triển và Quản lý chợ: Chợ là loại hình kinh doanh thươngmại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tô chức tạimột địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hang hoá
và nhu câu tiêu dùng của khu vực dân cu".
Trang 19Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211:2012 (Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế)thì “chợ là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư củachính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ
thương nghiệp”
Khái quát từ các khái niệm nêu trên có thé hiểu: Chợ là loại hình kinhdoanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống,được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao
đôi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu
thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhấtđịnh; là nơi phục vụ, trao đôi mua bán thỏa mãn nhu cầu cuộc sông dân sinhcủa nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, tập trung các hoạt động mua báncủa nhiều thành phần kinh tế, dân cư trong xã hội, phản ánh tình hình kinh tế
xã hội của một địa phương.
Hiện nay Việt Nam tồn tại rất nhiều loại chợ khác nhau Dua theo
những tiêu thức khác nhau mà có các cách phân loại chợ sau:
Thứ nhất, Theo địa giới hành chính.
Theo cách phân loại này có hai loại chợ là chợ đô thị và chợ nông thôn.
Cho đô thị là các loại chợ được tổ chức tụ họp ở thành phó, thị xã, thị
tran, thị tứ Ở khu vực này thu nhập, trình độ, mức sống của dân cư thườngcao hơn ở nông thôn, cho nên các chợ thành phố thường có quy mô lớn và
hiện đại hơn Văn minh thương mại trong chợ cũng được chú trọng, cơ sở
vật chất thường xuyên được tăng cường, bổ sung và hoàn chỉnh Phương tén
phục vụ mua bán, hệ thống phương tiện truyền thông và dịch vụ ở các chợ
nảy thường tốt hơn các chợ ở khu vực nông thôn.
Chợ nông thôn là chợ thường được tô chức tại trung tâm xã, trung tâmcụm xã Hình thức trao đôi hàng hóa ở chợ đơn giản với các quay, sap có
quy mô nhỏ lẻ manh mún, một sô vùng núi, người dân thiêu sô vân hoạt
Trang 20động trao đôi bằng hiện tại chợ Ở các chợ nông thôn bản sắc văn hóa, truyền
thống đặc trưng ở mỗi địa phương của các vùng lãnh thé khác nhau được théhiện rất rõ nét
Thứ hai, Theo tính chất mua bán.Dựa theo tiêu thức này có thé phan chia thành hai loại chợ là chợ ban
buôn và chợ bán lẻ.
Chợ bán buôn là các chợ lớn, chợ trung tam, chợ có vi trí là cửa
ngõ của thanh phó, thị xã, thị trấn, có phạm vi hoạt động rộng, tập trung với
khối lượng hàng hoá lớn Hoạt động mua bán chủ yếu là thu gom và phânluồng hàng hoá đi các nơi Các chợ này thường là nơi cung cấp hàng hoá chocác trung tâm bán lẻ, các chợ bán lẻ trong và ngoài khu vực, nhiều chợ còn lànơi thu gom hàng cho xuất khẩu Các chợ này có doanh số bán buôn chiếm tỷtrọng cao (trên 60%), đồng thời vẫn có bán lẻ nhưng tỷ trọng nhỏ
Chợ bán lẻ là những chợ thuộc phạm vi xã, phường (liên xã, liên
phường), cụm dân cư, hàng hoá qua chợ chủ yếu để bán lẻ, phục vụ trựctiếp cho người tiêu dùng.
Thứ ba, Theo đặc diém mặt hàng kinh doanh.Dựa theo đặc điểm này, có hai loại chợ tổng hợp và chợ chuyên doanh.Chợ tổng hợp là chợ kinh doanh nhiều loại hàng hoá thuộc nhiều ngànhhàng khác nhau Trong chợ có nhiều loại mặt hàng như: đáp ứng toàn bộ cácnhu cầu tiêu dùng của khách hàng Ở Việt Nam, hình thức chợ tổng hợp
chiếm ưu thế về số lượng.
Chợ chuyên doanh là loại chợ chuyên kinh doanh một mặt hàng chính
yêu, mặt hàng nay thường chiếm doanh số trên 60% đồng thời vẫn có bán mộtsố mặt hàng khác, các loại hàng này có doanh số dưới 40% tổng doanh thu.
Thứ tr, Theo số lượng hộ kinh doanh, vi tri và mặt bang cua cho.Dựa theo cach phân loại trong Điều 3 Nghi dinh số 02/2003/NĐ-CP và
10
Trang 21Điều 1 Nghị định số 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý
chợ thì chợ được chia thành 03 hạng: chợ hang 1, chợ hạng 2 và chợ hạng 3.
Chợ hang I là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựngkiên cố, hiện đại theo quy hoạch Chợ được dat ở các vi trí trung tâm kinh téthương mai quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của nganhhàng, của khu vực kinh tế và được tô chức họp thường xuyên Mặt bằng chợphù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tô chức day đủ các dich vụ tại chợ:trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường,
dịch vụ kiểm tra chất lượng hang hoá, vệ sinh an toan thực phẩm và các dịch
vụ khác.
Chợ hạng 2 là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinhdoanh, được đầu tư xây dựng kiên cô hoặc bán kiên có theo quy hoạch; đượcđặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thườngxuyên hay không thường xuyên; có mặt băng phạm vi chợ phù hợp với quymô hoạt động chợ và tô chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông gift xe, bốc
xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
Chợ hạng 3 là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưađược đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố Chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu
mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bản phụ cận.
Thứ tw, Theo tinh chất và quy mô xây dựng:Theo tiêu chí này, chợ được chia thành chợ kiên cố, chợ bán kiên cố và
chợ tạm.
Chợ kiên cố là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố củamột công trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao (thời gian sử dụng trên 10năm) Chợ kiên cố thường là chợ hang 1 có diện tích đất hon 10.000 m? và
chợ hạng 2 có diện tích dat từ 6000-9000 m” Các chợ kiên cé lớn thường nằmở các tỉnh, thành phố lớn, các huyện ly, trị tran và có thời gian tồn tại lâu đời,
11
Trang 22trong một thời kỳ dài và là trung tâm mua bán của cả vùng rộng lớn.
Chợ bán kiên cố là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh Bên cạnhnhững hạng mục xây dựng kiên cô (tang lầu, cửa hàng, sap hàng) còn cónhững hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng , độ bền sử
dụng không cao (dưới 10 năm) và thiếu tiện nghi Chợ bán kiên cô thường làchợ hạng 3, có diện tích đất 3000-5000 m” Chợ này chủ yếu phân bổ ở cáchuyện nhỏ, khu vực thị tran xa xôi, chợ liên xã, liên làng, các khu vực ngoài
thành phố lớn
Chợ tạm là chợ mà những quay, sap bán hàng là những lều quan đượclàm có tính chất tam thời, không 6n định, khi cần thiết có thé đỡ bỏ nhanhchóng và ít tốn kém Loại chợ này thường hay tồn tại ở các vùng quê, các xã,các thôn, có chợ được dựng lên dé phục vụ trong một thời gian nhất định (nhưtết, lễ hội )
*Mang lưới chợ
Mạng lưới chợ là một tập hợp gồm các điểm chợ có liên hệ mật thiết vàchặt chẽ với nhau nam trên một địa bàn nhất định; tạo ra môi trường trao đổi muabán hàng hóa của các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ trên địa bản.
*Quan lý mang lưới chợ
QL là sự tác động của chủ thé QL tới đối tượng QL nhằm hoàn thành cácmục tiêu của tổ chức QL là thực hiên những công việc có tác dụng định hướngđiều tiết phối hợp các hoạt động của cấp dudi, của những người dưới quyền, biểu
hiện cụ thé qua việc lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra,
kiểm soát Hướng sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó, điều tiếtđược nguồn lực, phối hợp được các hoạt động bộ phận.
QLNN là một dạng QL do nhà nước làm chủ thể, định hướng điều
hành, chi phối đề đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội trong những giai đoạn
lịch sử nhất định
12
Trang 23Quản lý mạng lưới chợ: là sự tác động liên tục có tô chức, có hướngđích của các chủ thể quản lý đối với sự hình thành phát triển mạng lưới chợcũng như đối với các hình thức tô chức quản lý trực tiếp hoạt động của cácchợ bằng quyền lực của nhà nước thông qua pháp luật và cơ chế quản lýđể đạt tới mục tiêu kinh tẾ - xã hội trước mọi biến động của môi trường
trong và ngoài nước.
Mục đích QL mạng lưới chợ: Phát triển kinh tế- xã hội, thức đây lưuthông hàng hóa, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, phát huy và bảo tồnbản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.2 Nội dung quản ly
1.2.2.1 Lập quy hoạch mạng lưới chợ
Vấn đề lập quy hoạch mạng lưới chợ và QL quy hoạch là một nội dungquan trọng trong QLNN về chợ Dé đảm bảo hiệu quả hoạt động của mạnglưới chợ không bị thừa chợ và thiếu chợ điều cần thiết phải lập quy hoạch chotừng vùng, từng quận, huyện, từng phường, xã và tiến hành quy hoạch một
cách có quản lý, có sự giám sát của các cơ quan ban ngành chức năng trên cơ
sở các yếu tố hình thành chợ.
Quy hoạch mạng lưới chợ được hiểu là tổ chức không gian về mạnglưới chợ trên địa bàn nhằm định hướng phát triển đồng bộ mạng lưới chợ đápứng nhu cầu hàng hóa nông sản cho sản xuất, chế biến và nhu cầu tiêu dùnghàng ngày của nhân dân Qua đó thúc đây lưu thông hàng hóa, phát triển gópphần đảm bảo an ninh xã hội và ôn định đời sống nhân dân
Quy hoạch chợ là kim chi nam giữ vai trò định hướng, chỉ đạo công tác
xây dựng quy hoạch phát triển chợ cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hộivà nguồn lực địa phương, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế và thương
mại vĩ mô nhà nước.
Mục tiêu chung của Quy hoạch nhằm xây dựng mạng lưới chợ thành
13
Trang 24một hệ thống, các chợ có sự tương tác, hỗ trợ thúc đây hiệu quả hoạt động
lẫn nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng: nâng caomức sống của người dân, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất;đảm bảo cho các thị trường hàng hóa phát triển ôn định; huy động tối đa mọinguồn lực vào công tác đầu tư xây dựng chợ trong đó ưu tiên đầu tư cải tạo,nâng cấp mạng lưới chợ hiện có đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế theo quy định,
kết hợp với xây dựng mới các chợ với sỐ lượng, loại hình, cơ cấu, quy
mô phù hợp với sự phát triển của các hoạt động thương mại bán buôn, bán
lẻ trên từng địa bàn.
Trong thực tế, hệ thống kinh tế xã hội là một hệ thống gồm nhiều thànhphần cần có sự cân đối nhịp nhàng trong không gian cũng như về thời gian,cho nên can được tính đến và xác lập sự cân đối trong khoảng thời gian tươngđối dài Do đó, cần quy hoạch chợ dé dam bảo phat triển theo chiến lược củangành thương mại và đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng giữa việc phát triển
của ngành thương mại với các ngành khác.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là ngườichịu trách nhiệm tô chức lập và quyết định, phê duyệt dự án quy hoạch phattriển chợ, làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư xây dựng chợ, Sở Công
Thương các địa phương là cơ quan quản lý và thực hiện các dự án quy hoạch
phát triển chợ trên địa bàn
UBND cấp quận, huyện thực hiện rà soát hệ thống quy hoạch phát triểnchợ trên địa bàn, QL các dự án quy hoạch theo phân cấp Phối hợp với SởCông thương thực hiện rà soát quy hoạch, trình UBND tỉnh, thành phố phêduyệt quyết định quy hoạch phát triển chợ.
Các yêu cầu căn bản khi xây dựng quy hoạch chợ là:Thứ nhất, công tác quy hoạch cần đảm bảo cho việc phân bố mạng lướichợ hợp lý và khoa học Việc quy hoạch phải tính đến cự ly vận chuyên giữa
14
Trang 25các chợ, giữa nhân dân các vùng Đồng thời, cũng đảm bảo về số lượng và
chất lượng hoạt động của mạng lưới chợ trên địa bàn Hơn nữa, việc quy
hoạch này cũng phải tính đến nhu cầu và sức mua của người dân ở địa
phương và các vùng lân cận.
Thứ hai, việc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ phải gắn với khu vựcdân cư, các khu trung tâm, các khu công nghiệp và theo quy hoạch tổng thểKT-XH của địa phương Việc phát triển chợ luôn gắn với hoạt động sản xuất,sinh hoạt của cộng đồng dân cư Hơn thế, chợ là một bộ phận quan trọngtrong tông thê kết câu hạ tang kinh tế xã hội, do đó Nghị định số 02/2003/ND-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ quy định: Quy hoạch phát triển kinh tế xãhội từng thời kỳ của địa phương phải bao gồm Quy hoạch phát triển chợ”nhằm mang lại hiệu quả KT-XH cao nhất
Thứ ba, việc quy hoạch chợ phải tính đến yêu tô không gian và cự lyvận chuyền giữa các chợ trong hệ thống Đồng thời, việc quy hoạch này cũngphải đảm bảo thuận lợi cho đại đa số dân cư và các thành phần kinh tế trên địaban trong giao lưu và trao déi hàng hóa với nhau Ngoài ra, quy hoạch, xâydựng chợ không được vi phạm quy hoạch giao thông và không lấn chiếm lòngđường vỉa hè gây cản trở ách tắc giao thông.
Thứ tw, việc quy hoạch phải căn cứ vào các yếu tổ điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội của nơi cần quy hoạch nhằm xác định quy mô chợ sao chophù hợp Bên cạnh đó, việc hình thành và xây dựng chợ cần phải đảm bảoviệc phân cấp, phân loại chợ trong hệ thống, bồ trí xây dựng và phân bồ cự lycác chợ trong hệ thống chợ hợp lý nhăm mang lại hiệu quả trong hoạt độngcủa mạng lưới chợ Tránh tình trạng xây dựng chợ không phù hợp về quy mônhu cầu và quy mô kinh doanh Ngoài ra, việc quy hoạch cũng phải đảm bảo
vê kiên trúc thiệt kê chợ.
15
Trang 261.2.2.2 Xây dựng quy chế và chính sách quản lý
Dé mang lưới chợ đi vào hoạt động có hiệu quả và theo đúng theo địnhhướng phát triển, thì một trong những nội dung quan trọng của QLNN mạnglưới chợ là việc nghiên cứu và ban hành các quy chế về tổ chức va QL chợ, đềra các chính sách về đầu tư xây dựng, cũng như các chính sách trong QL hoạt
động của các chợ trong mạng lưới chợ
Căn cứ quy định chính sách của nhà nước, UBND cấp tỉnh xây dựng,ban hành các quy chế tác động đến hoạt động của chợ, điều chỉnh các hoạt
động của các chợ trong mạng lưới đảm bảo cho từng chợ hoạt động có hiệuquả nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn mạng lưới chợ Từ những chính
sách, quy chế của Chính Phủ, của UBND cấp tỉnh được ban hành, UBND cấphuyện căn cứ đề thực hiện các quy chế chính sách đảm bảo đúng quy định
* Chính sách hỗ trợ vé tài chínhNhà nước hỗ trợ tài chính cho việc phát triển các chợ thông qua việcchỉ đạo, hướng dẫn việc phân bổ ngân sách nhà nước cho xây dựng chợ vàcác chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tô chức bỏ vốnđầu tư xây dựng chợ Nhà nước thể chế hóa chủ trương đó băng hệ thống các
chính sách như khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư pháttriển chợ, hỗ trợ tín dụng và lãi suất khi vay vốn để đầu tư xây dựng chợ,phân bổ ngân sách cho các địa phương dé các địa phương xây dựng chợ Các
chính sách này chính là công cụ để nhà nước thực hiện mục tiêu tạo ra đònbây kích thích sự phát triển của mạng lưới chợ Tác động của chính sách nàylà tạo nguồn tài chính cho sự phát triển của chợ, thu hút các nguồn vốn đầu tưcho phát triển chợ, tạo ra khả năng thực tế cho việc xây dựng các chợ, gópphần đưa các quy hoạch cũng như các dự án xây dựng chợ triển khai được
trên thực tiễn
Đôi với các chợ mới xây dựng, các tỉnh có chính sách thuê ưu đãi và
16
Trang 27mức thu lệ phí, mức phí cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ phù hợp với
khả năng sinh lợi của các hộ kinh doanh nhằm thu hút thương nhân vào chợ.
* Chính sách ưu đãi mặt bằng xây dựng chợĐây là chính sách nhằm tạo ra quỹ đất cho xây dựng phát triển mạnglưới chợ Chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương khi tiễnhành quy hoạch phân bổ đất đai hoặc giải tỏa mặt bang để xây dựng cho
Thông qua chính sách ưu đãi mặt bằng xây dựng, phạm vi chợ sẽ được mởrộng một cách thuận lợi dé đáp ứng nhu cầu của thực tiễn Việc xây mới các
chợ diễn ra thuận tiện hơn
* Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho mạng lưới chợĐây là các quan điểm, giải pháp của nhà nước đối với việc đào tạo đội ngũcán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý
mạng lưới chợ nói riêng Rộng hơn nữa, chính sách nay con đào tạo và cung
cấp thông tin cần thiết cho đội ngũ thương nhân kinh doanh trong chợ Tác động
của chính sách này là tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
vững vàng, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với chợ, đưachợ phát triển đúng hướng, ôn định và bền vững Nhà nước hỗ trợ đào tao nângcao nghiệp vu quản lý nhà nước về chợ thông qua việc tổ chức các lớp bồidưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về chợ, cán bộ quản lý chợ.
* Chế tài xử lý vi phạmChế tài xử lý vi phạm cũng là yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu lực quanlý đối với hệ thống Chợ Khi có vi phạm xảy ra cần có một chế tài xử lý đủsức răn đe mới đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý Ngược lại, chế tàixử lý thiếu tính ran đe rất dé làm cho các vi phạm đó sẽ tiếp tục xảy ra dẫnđến hiệu quả trong công tác quản lý sẽ không cao.
1.2.2.3 Tổ chức thực hiện
* Quản lý các chợ do nhà nước dau tư xây dựng
17
Trang 28Theo phân cấp quản lý Hầu hết các chợ ở Việt Nam là chợ công Vì
vậy, việc quan lý các chợ nay do các cơ quan QLNN giao cho các đơn vi cóchức năng quản lý các hoạt động của chợ theo các quy định của pháp luật.
Thường thì các chợ hạng 3 do UBND xã, phường, thị tran giao cho ban hoặctổ quản lý nhưng có sự phối hợp của một số cơ quan chức năng như: tổ thuế,đội quản lý thị trường, công an Đơn vị quản lý có quyền và trách nhiệmthực hiện đầy đủ những nhiệm vụ chủ yếu đã nêu
* Phân công và phân cấp quản lý đối với mạng lưới chợDé quản lý chợ một cách khoa học và hiệu quả cao, việc tiền hành quan
lý, phô biến các chính sách, thực hiện các chủ trương ở các cấp, đảm bảo cho
mạng lưới chợ phát triển theo định hướng và quy hoạch thì một trong các nộidung của QLNN mạng lưới chợ là phân công phân cấp trong quản lý chợnhằm đảm bảo cho việc quy rõ trách nhiệm quyền hạn chức năng của các cơquan quản lý ở từng cấp chức năng phù hợp với từng loại hình chợ đã đượcphân cấp trong quản lý Phân công, phân cấp trong công tác quản lý chợ giúp
cho việc đảm bảo thực hiện các chính sách pháp luật, các chủ trương đường
lối của đảng và nhà nước một cách triệt để nhất, hiệu quả nhất cùng đó là giúp
cho việc quản lý một cách khoa học mạng lưới chợ, đảm bảo cho việc giám
sát, kiểm tra sát sao nhất việc thực hiện các chính sách , các chủ trương đườnglối và các hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan quản lý các cấp
Có thé nói phân công và phân cấp trong quản lý chợ là một khoa học
trong QLNN mạng lưới chợ.
Quản lý Nhà nước về các hoạt động của chợ được phân cấp như sau:Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Công Thương là cơquan chức năng giúp UBND: (1) Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển manglưới chợ trên địa bàn; kiến nghị những biên pháp (về vốn đầu tư, về địa điểmđặt chợ, về tổ chức quản lý ) dé hình thành mạng lưới chợ theo quy hoạch;
18
Trang 29(2) Trình UBND quyết định thành lập, giải thé các chợ loại 1 mà hoạt độngcủa nó liên quan đến cả vùng (liên tỉnh, liên huyện); (3) Chỉ đạo, hướng dẫnvà kiêm tra việc triển khai các quy định của Nhà nước về tổ chức, quản lý
chợ, về thực hiện các chính sách lưu thông hang hoa trong chợ; (4) Chủ trì sựphối hợp với các ngành hữu quan trong việc tổ chức và quản lý chợ; (5) Theodõi, tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của chợ; tổng kết rút kinh nghiệmvề công tác tổ chức và quản lý và chợ Bồi dưỡng nghiệp vu cho đội ngũ cán
bộ chuyên trách công tác quản lý chợ trên địa ban.
Cấp quận, huyện, thị xã: UBND quận, huyện quản lý mọi mặt về hoạt
động của các chợ trên địa bàn Quyết định thành lập và giải thể các loại chợ
loại 2 và loại 3 sau khi thống nhất với Sở Công Thương: Phòng Kinh tế giúpUBND quận, huyện quản lý các hoạt động của chợ, cụ thể la: (1) Theo sựhướng dẫn của Sở Công Thương và các ngành chức năng, lập kế hoạch xâydựng và cải tạo chợ theo quy hoạch chung của tỉnh, thành phố; (2) Phân loạicác chợ trình UBND quận huyện quyết định việc phân cấp một số chợ loại 3cho xã, phường; (3) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoặc phối hợp với các cơquan chức năng dé kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tôchức và quản lý chợ, về chính sách lưu thông hàng hoá trong phạm vi chợ vàcác quy định có liên quan đến hoạt động của chợ; (4) Dinh kỳ sơ kết, tổng kếtcác hoạt động của chợ, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
Cấp xã, phường: UBND xã, phường thực hiện các công việc: (1) Tổchức và quản lý sự hoạt động của các chợ được phân cấp cho xã theo đúngcác quy định của Nhà nước; (2) Có kế hoạch sửa chữa cơ sở vật chất của chợtrong phạm vi quản lý; (3) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của chợ
trên dia ban.
Hình thức chủ yếu trong tô chức quản lý chợ là Ban quản ly chợ Chợ
loại 1, loại 2 lập Ban quản lý chợ; Các chợ loại 3, thì UBND địa phương căn
19
Trang 30cứ tình hình cụ thé dé chọn một trong các hình thức:
- Những chợ họp thường xuyên có từ 50 đến 100 hộ kinh doanh cô địnhhoạt động trong phạm vi liên phường liên xã có thé lập Ban quản lý chợ trực
thuộc huyện, quận.
- Những chợ nhỏ có dưới 50 hộ kinh doanh cô định, chợ mang tính nộibộ phường, xã, họp không thường xuyên, lập tô quản lý chợ
- Đối với một số chợ nhỏ hoạt động trong phạm vi thôn, ap, lang, ban
có thé cho dau thầu quan ly theo nguyên tắc: Nhà nước ban hành các quy địnhvề chức năng, nhiệm vụ của tô quản lý chợ Quy định các khoản thu, mức thucụ thé của từng khoản; các khoản chi, mức chi và phương thức chi cho mỗikhoản Các tô chức và cá nhân có tham gia đấu thầu theo các khoản thu, chỉđã quy định và tổ chức quản lý theo thể thức quy định Phòng Kinh tế giúpUBND huyện hướng dẫn việc đấu thầu
Ban quản lý chợ là đơn vi sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có
con đầu và tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước.
Ban quản lý chợ chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn của PhòngKinh tế và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Soạn thảo nội quy hoạt động củachợ, trình UBND quận, huyện phê duyệt và tô chức thực hiện ; Xem xét vàquyết định việc chấp thuận hay không chấp thuận đơn xin đặt cửa hàng, cửahiệu, sạp hàng buôn bán tại chợ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinhdoanh tại chợ; Sắp xếp nơi mua bán hàng theo yêu cầu kỹ thuật vệ sinh và vănminh thương nghiệp phù hợp với đặc điểm của mỗi chợ; Quản lý toàn bộ cơsở vật chất của chợ, lập kế hoạch và tô chức thực hiện việc sửa chữa va xây
dựng mới, bảo đảm cho hoạt động của chợ an toàn, văn minh, hiệu quả;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc những người buôn bán tại chợ thực hiện đúngvà đầy đủ các quy định Nhà nước về kinh doanh thương mại và dịch vụ; Chủtrì sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giữ trật tự, trị an, phòng
20
Trang 31cháy, chữa cháy (PCCC), vệ sinh môi trường; xử lý các vi phạm về nội dunghoạt động chợ; Tổ chức thống kê lưu lượng hàng hoá lưu thông qua chợ, tìnhhình biến động thị trường và giá cả trên địa bàn chợ, báo cáo số liệu theo chếđộ Nhà nước; Tổ chức các dịch vụ phục vụ cho sự hoạt động của chợ (tổ chứcviệc cho thuê địa điểm và phương tiện kinh doanh, phục vụ cho việc mua bán
hàng hoá và dịch vụ; trông giữ, bảo quản tài sản và phương tiện của người
mua, người bán tại chợ; Tổ chức bảo vệ hàng hoá ngoài giờ, dịch vụ nghỉ trọ,y tế, bảo vệ môi trường tại chợ theo yêu cầu của người kinh doanh.
Cán bộ, nhân viên quản lý hành chính của Ban quản lý chợ là công
chức nhà nước, thực hiện nhiệm vụ theo quy chế công chức Biên chế của Banquan lý chợ do co quan ra quyết định thành lập căn cứ vào quy mô, tính chấthoạt động của từng loại chợ và tình hình cụ thể địa phương quy định Ngoàisố cán bộ, nhân viên thuộc biên chế quản lý hành chính trên đây tuỳ theo tínhchất hoạt động và quy mô của từng loại chợ, Ban quản lý chợ có thể sử dụngmột số nhân viên theo chế độ hợp đồng lao động vào các công việc dịch vụ
Ban quản lý chợ có một trưởng ban và một số phó ban giúp việc.* Chỉ đạo, hướng dân các ban quan ly chợ, doanh nghiệp kinh doanhkhai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ
Nhiệm vụ này có nhiều nội dung nhưng trong đó cần nhấn mạnh đếncông tác hướng dẫn các đơn vị này đầu tư xây dựng, tô chức dau thầu, hoặc chothuê điểm kinh doanh trong chợ; bố trí sắp xếp các ngành hàng kinh doanh,đảm bảo an toàn thực pham và vệ sinh môi trường; Phát huy vai trò của thươngnhân trong việc day mạnh thu hút nguồn hàng, phát luồng hàng tới người tiêu
dùng hoặc thương nhân, nhà sản xuất.
* Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và luật pháp của
Nhà nước cho người kinh doanh trong chợ
Một trong những yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN là việc phổ biến
21
Trang 32và thực hiện nghiêm túc các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước
trong cuộc sống Chợ là nơi tập trung đông người (người sản xuất, người kinh
doanh, người buôn bán nhỏ, người tiêu dùng ) Vì vậy, các cơ quan quản lý
nhà nước trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị: ban quản lý chợ, công ty kinhdoanh khai thác chợ thường xuyên tuyên truyền cơ chế, chính sách nhà nướccho moi người đến chợ năm được và thực hiện tốt hơn Từ đó, góp phan daymạnh sản xuất, lưu thông hàng hoá, giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội nhất là an ninh nông thôn Việc tuyên truyền phải linh hoạt, với
các hình thức phong phú, dễ hiểu và phải làm thường xuyên liên tục Thôngqua tuyên truyền các đơn vị có trách nhiệm thu thập, tổng hợp những kiếnnghị, thắc mắc của người dân đối với cơ chế chính sách, phản ánh kịp thờivới cơ quan có thầm quyên bồ sung, sửa đổi cho phù hợp.
1.2.2.4 Kiểm tra, kiểm soát và đánh giá
Việc thanh tra, kiểm tra hệ thống chợ nhằm góp phan tích cực trongviệc day mạnh sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân Góp phần
bình ổn thị trường giá cả.
- Kiểm tra việc kinh doanh theo pháp luật.Hoạt động thanh tra, kiểm tra góp phần thực hiện nghiêm qui định củapháp luật về niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại các điểm kinh doanh trongchợ Thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của một số cơ quanchức năng đối với việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại nhiều chợ bịbuông lỏng hoặc không thường xuyên; việc xử lý đối với các trường hợp viphạm qui định của pháp luật về giá chưa nghiêm túc và kịp thời
Ban Quan ly chợ, các doanh nghiệp, HTX kinh doanh quản ly chợ chủ
trì, phối hợp với co quan liên quan tích cực tuyên truyền, phổ biến để cácdoanh nghiệp, hộ kinh doanh trong chợ và người tiêu dùng hiểu rõ những quyđịnh của pháp luật về đăng ký kinh doanh
Quản lý thị trường địa phương chủ động phối hợp với các Ban Quản lý
22
Trang 33chợ, các doanh nghiệp, HTX kinh doanh quản lý chợ và cơ quan liên quan tăng
cường công tác quản lý thị trường, thường xuyên kiểm tra tình hình niêm yết giávà bán đúng giá niêm yết tại các điểm kinh doanh trong các chợ trên địa bàn;
chú trọng kiểm tra tại các chợ đầu mối, nơi tập trung nguồn hang và phát luồnghang hoá; gắn việc kiểm tra tình hình thi hành qui định pháp luật về giá với kiêmtra tình hình thực hiện qui định của pháp luật về đo lường bảo đảm chất lượnghàng hoá, chống sản xuất và kinh doanh hàng giả, bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh tại các chợ
- Kiểm tra kiểm soát hoạt động của chợ.Yêu cầu các Ban quản lý chợ và doanh nghiệp, HTX kinh doanh quảnlý chợ phải rà soát, kiểm tra nội qui hoạt động của các chợ, phương án bồ trísắp xếp ngành hàng, trình Uỷ ban nhân dân, cấp có thâm quyền phê duyệt,ban hành, niêm yết tại chợ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhànước về đảm bảo an toàn phòng chống cháy nỗ và vệ sinh môi trường chợ, vệsinh an toàn thực phẩm quản lý các hoạt động mua bán hàng hóa, thực hiện các
nghĩa vụ kinh doanh trong chợ Bên cạnh đó kip thời xử lý các trường hợp viphạm pháp luật và vi phạm các quy định kinh doanh chợ, đảm bảo cho hoạt
động trao đôi, mua bán hàng hóa thuận lợi hơn.
- Khen thưởng, xử lý các vi phạm về hoạt động chợ.Khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng pháttriển và quản lý chợ, đưa chợ hoạt động đảm bảo hiệu quả
Can bộ, công chức nhà nước; tổ chức, cá nhân kinh doanh va người vào
mua bán tại chợ vi phạm các quy định của của nhà nước tùy theo mức độ vi phạmbị xử lý kỷ luật, xử ly hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.
1.2.3 Tiêu chí đánh giá
*Tinh hiệu lực của quan ly
Những nguyên tắc và yêu cầu QL mạng lưới chợ; công tác quy hoạch,kế hoạch; các văn bản QL mạng lưới chợ; những yêu cầu thanh tra, kiểm tra
23
Trang 34và đánh giá mạng lưới chợ là những vấn đề phải được thực hiện nghiêm túc.Điều đó thê hiện công tác QL mạng lưới chợ trên địa bàn được thực hiện tốt.Ngược lại, sẽ là tình trạng công tác QL yếu kém.
Quản lý mạng lưới chợ được thực hiện theo đúng nội dung quy định tạicác văn bản quản lý của nhà nước Bộ máy quản lý mạng lưới chợ thực hiện
theo yêu cầu phân công, phân cấp quản lý trên địa bàn theo quy định
*Két quả công tác quan lyKết quả công tác QL mạng lưới chợ thé hiện ở kết quả thực hiện các nộidung QL Cụ thê:
- Kết quả thực hiện công tác xây dựng quy hoạch, phát triển mạng lưới
chợ Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ không bị thừachợ và thiếu chợ
- Kết quả xây dựng các quy chế, chính sách phát triển mạng lưới cho,
thê chế hóa các chính sách đề khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới chợ.
- Kết quả tổ chức thực hiện các chính sách quản lý, phân công phân cấp
theo quy định.
- Kết quả kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý chợ, tuyên truyền cácquy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, nâng cao ý thức của tiểu
thương kinh doanh tại chợ và người tiêu dùng.
*Đóng góp cua mạng lưới chợ tới kinh tế- xã hội của địa phươngCông tác QL mạng lưới chợ nhằm đem lại kết qua phát triển mạng lướichợ theo mục tiêu phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn Qua đó: Tạo côngăn việc làm cho người lao động; nâng cao thu nhập cho người lao động;
tăng nguồn thu cho NSNN; tăng trưởng kinh tế; tác động tới ý thức và hành
vi của các hộ kinh doanh và người tiêu dùng; môi trường sinh thái va môitrường xã hội
1.2.4 Nhân tổ ảnh hưởng
1.2.4.1 Nhân to bên trong
24
Trang 35*Bộ máy quản lý
Mô hình và cơ chế của bộ máy QL có ảnh hưởng trực tiếp đến sự pháttriển QL mạng lưới chợ Việc tổ chức quản lý, bố trí sắp xếp các hộ kinh
doanh do đơn vi quản lý chợ thực hiện Don vi quan lý chợ mà quản lý long
lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính hành chính, không có chuyênmôn nghiệp vụ sẽ làm cho công tác quản lý tại chợ bộc lộ nhiều yếu kém, ảnhhưởng đến sự phát triển quản lý chợ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói
chung.
*Năng lực và phẩm chất của cán bộ QLCán bộ quản lý là người trực tiếp nắm bắt tình hình, trực tiếp tham giavào công tác quan lý, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên Dé có thé nắm bắttốt được tình hình và công tác quản lý tốt thì đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ
năng lực và có đủ trình độ nhận thức tình hình và ngược lại.
Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý là nhân tốquan trọng ảnh huởng trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ
Sự nhận thức về tầm quan trọng của chợ trong phát triển kinh tếkhông chỉ đối với địa phương mà đối với toàn bộ nên kinh tế giúp cho nhữngngười trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý chợ xác định được đúng hướng
đi của mình.
* Cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệCác yếu tố về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước và các dịch vụnhư thông tin, liên lạc, vận tải có ảnh hưởng lớn đến sự phát trién mạng lưới
chợ Sự day đủ và thuận tiện của cơ sở hạ tang sẽ thúc day các dòng lưuchuyền hàng hóa và người, phương tiện đến các chợ Đặc biệt trong đó là yếutố giao thông đường bộ, cư dân, hàng hóa và đường đi là 3 “đỉnh” của “tamgiác” chợ Những khó khăn của cơ sở hạ tầng cũng làm giảm hiệu quả của
việc quản lý nhà nước đôi với hệ thông chợ
25
Trang 361.2.4.2 Nhân to bên ngoài
Việc quản ly nhà nước đối với hệ thống chợ có rất nhiều yếu tổ tácđộng tới, đối với các nhân tố bên ngoài mà ta có thé ké đến như:
* Trinh độ phat triển kinh tế - xã hộiSự tăng trưởng, ổn định va phát triển chung của nền kinh tế thé giới,kinh tế trong nước cũng có ảnh hưởng tới những chính sách phát triển hay quản
lý chợ.
Sự 6n định của nền kinh tế trong nước cũng có tác động mạnh tới việcquản lý nhà nước đối với hệ thống chợ bởi trong nền kinh tế thị trường thìbất kỳ hoạt động quản lý, kinh doanh nào cũng bị nền kinh tế dẫn dắt.
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản lý, địnhhướng đối với việc quản lý Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ thuận
tiện thì cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý ấy
Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, vì vậy trong công tác chỉ
đạo quản lý ngoài việc tuân thủ các quy định của nhà nước thì các cơ quan
cũng nên xem xét thực tế địa phương để đưa ra những văn bản, quyết địnhcho phù hợp với địa phương ấy sao cho đạt hiệu quả cao.
* Truyền thống, tập quán thói quen mua sắmSự phát triển của các khu chợ truyền thống luôn gắn liền với việc hìnhthành một cộng đồng trong hàng chục năm, với một văn hóa riêng và những
đặc điểm riêng về sinh hoạt, thói quen mua bán, các mối quan hệ với khách
hàng Xóa đi lớp văn hóa ấy là xóa đi phần hồn đã có của chợ - lớp giá trịkhông thể bù đắp được so với việc xuất hiện một công trình mới.
*Nhận thức, ý thức của người tham gia kinh kinh doanh và người tiêu dùng
Việc nhận thức, ý thức của người hoạt động kinh doanh tại chợ, sự hiểubiết về pháp luật trong kinh doanh tạo ra môi trường văn minh thương mại,
không có sự trèo kéo, tranh giành khách hàng, và các hình thức nâng giá ép
26
Trang 37người mua hàng Thực hiện tiêu chí “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”
Với người tiêu dùng đến chợ thể hiện sự văn minh lịch sự, có thái độ
mua hàng đúng mực, thuận mua vừa bán.
* Các điều kiện tự nhiên và xã hội
Các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đếncông tác quy hoạch chợ, đến vị trí được lựa chọn xây dựng chợ Các điều kiệntự nhiên và xã hội có ý nghĩa vào việc xác định địa điểm gồm địa hình, khônggian, vị trí địa lý đảm bảo sự thuận tiện về giao thông, về nguồn cung cấphàng hóa và tiêu thụ sản phẩm
1.3 Kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ ở một số địa phương và bài học
cho quận Hà Đông, TP Hà Nội.
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
Dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện Gia Lâm và việc tham mưu
kịp thời của phòng Kinh tế và các phòng, ban, ngành liên quan, mạng lướichợ huyện Gia Lâm đã dần đi vào hoạt động một cách có hiệu quả hơn, theo
một trật tự và theo một quy hoạch thong nhất.
Được sự quan tâm của Thành phố và sự chỉ đạo của các phòng banchức năng huyện, đến nay huyện Gia Lâm có 9 chợ đầu tư xây dựng mới vớitổng vốn dau tư 56,543 tỷ đồng: trong đó ngân sách cấp 14,107 tỷ đồng, vốndoanh nghiệp, hợp tác xã là 42,436 tỷ đồng; tổng số vốn cải tạo, nâng cấp chợ
là 12.707 triệu đồng; trong đó, von ngân sách 131 triệu đồng, vốn doanh
nghiệp, hợp tác xã là 3576 triệu đồng
Xuất phát từ đặc điểm công tác quản lý chợ trên địa bàn huyện chỉ cóBan quản lý chợ do UBND xã, thị tran thành lập, cán bộ Ban quản lý chợ
không hưởng lương sự nghiệp vì vậy UBND huyện Gia Lâm lựa chon mô
hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ áp dụng trên địa bàn gồm:
Doanh nghiệp, Hợp tác xã Việc chọn đơn vi kinh doanh, khai thác va quan
27
Trang 38lý chợ được thực hiện thông qua đấu thầu Kết quả đến nay tồn tại 3 hình
thức quản lý.
Ban quản lý chợ do UBND các xã, thị trần thành lập, hoạt động tự thuchỉ và nộp ngân sách xã, thị trấn (các chợ có quy mô vừa): 4 chợ
Doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý có 18 chợ.
Công tác tổ chức quản lý chợ thực hiện theo quyết định 12/2012/QĐ-UBNDngày 30/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội: Hiện nay, các chợ đã đượcchuyên đổi đều thực hiện theo đúng quy định về chuyên đồi chợ và có mô hìnhquản lý phù hợp, có nội quy hoạt động chợ, phương án bố trí, sắp xếp ngành
hàng tại chợ; phương án PCCC, an ninh trật tự
Có thê nói những năm qua công tác quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động củachợ đã được tiễn hành thường xuyên hơn, đã được chú trọng hơn, các nội dung vềQLNN đã được thực hiện triển khai tốt hơn trên mọi phương diện, mọi mặt
- Về việc ban hành các văn bản quản lý: Các văn bản quản lý ban hànhđã xuất phát từ thực tế hoạt động của mạng lưới chợ, nội dung và các vấn đề
quy định đã sát với nội dung hoạt động của chợ, nhìn chung việc quản lý hoạt
động của MLC ngày một sát sao hơn, nhiều văn bản ban hành chỉ đạo tổ chứchoạt động của chợ đã sát thực hơn phù hợp hơn với tình hình thực tế hoạt
động của chợ va có tính thường xuyên hon.
- Công tác tuyên truyền giáo dục cũng được tiến hành thường xuyên,giúp cho mọi người hiểu biết pháp luật, nên việc chấp hành ý thức pháp luậttrong kinh doanh đã có nhiều tiến bộ, các van dé về nghĩa vụ đối với nhà nướcđược thực hiện đầy đủ hơn tuy một số tình trạng nợ đọng dây dưa vẫn diễn ra
- Dưới sự hướng dẫn của Sở Công thương và việc quản lý và chỉ đạo
của UBND huyện các van đề về xắp xếp lại ngành hang đã được tiến hành ởnhiều chợ, công tác phòng cháy chữa cháy đã được chú trọng, những năm gần
đây các vụ cháy chợ đã không xảy ra, van đê trật tự an ninh và an toàn giao
28
Trang 39thông đã có nhiêu tiến bộ.
- Trong vấn đề quản lý quy hoạch, UBND huyện Gia Lâm đã phối hợptốt với với các sở ngành thực hiện tốt đề án quy hoạch mạng lưới chợ đến năm2020 Đề án đã được triển khai và thực hiện tốt ở nhiều xã, thị tran, nhiều chợmới đã được xây dựng, nhiều chợ cũ được tôn tạo chỉnh trang, đáp ứng kip thờinhu cầu trao đổi mua bán hàng hoá của nhân dân trên các địa bàn cùng với đólà nhiều tụ điểm được giải toả trả lại trật tự an toàn và mỹ quan cho đô thị.Công tác quy hoạch MLC với sự tham mưu tích cực của Phòng Kinh tế là cơ
quan thường trực giúp UBND huyện đưa ra được các giải pháp thực hiện đảm
bảo cân đối về số lượng với nhu cầu chợ trên địa bàn, tạo thành một MLC cótính khoa học phù hợp với sự lưu chuyên của các luồng hàng hoá và tiêu dùng
của nhân dân.
Đóng góp của mạng lưới chợ thúc đây lưu chuyển hàng hóa,phục vụ đời sống dân sinh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Long Biên,
TP Hà Nội
* Xây dựng các tiêu chi lựa chọn nhà dau tw: đây là nội dung rất quantrọng và quyết định trong việc thực hiện thành công công tác xã hội hoá xâydựng chợ Do việc chuyên đổi mô hình quản lý chợ có liên quan và ảnh
hưởng trực tiếp đến đời song, tâm tư, nguyện vọng của các hộ kinh doanh
cũng như tổ chức, cá nhân đang được giao trách nhiệm quan ly chợ Do đókhi thực hiện lựa chọn nhà đầu tư cần tôn trọng các nguyên tac sau:
Thứ nhất: Ưu tiên các cá nhân, đơn vị đang thực hiện quản lý chợ Vìđây là những người đã gắn bó lâu dai với các hộ kinh doanh trong chợ và cóuy tín nhất định đối với các hộ kinh doanh Khuyến khích các cá nhân đangtham gia quản lý chợ thành lập HTX hoặc doanh nghiệp dé thực hiện chuyên
29
Trang 40đổi mô hình quản lý chợ từ cá nhân sang HTX, doanh nghiệp theo quy định.
Thứ hai: Xây dựng phương án chuyền đổi mô hình quản lý chợ và thực
hiện công khai với các hộ kinh doanh trong chợ cũng như cán bộ, nhân dân
trong phường dé tạo sự đồng thuận cao Trong đó phải đưa ra một số nguyêntắc nhằm đảm bảo được quyên lợi của các hộ đang kinh doanh trong chợ saukhi thực hiện chuyên đôi mô hình quản lý hoặc xây dựng cải tạo chợ: ồn địnhchỗ ngồi kinh doanh, giá thuê vi trí kinh doanh, co chế hỗ trợ các hộ kinhdoanh trong quá trình xây dựng, cải tạo chợ Và nhà đầu tư tham gia công tácxã hội hoá xây dựng chợ phải tuân thủ các nguyên tắc trên (đây là điều kiệnbắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện và được đưa vào hồ sơ mời thầu).
Quan điểm chỉ đạo của Quận uỷ, UBND quận đối với các phòng, ban,UBND phường là tạo điều kiện thuận lợi nhất và khuyến khích các doanhnghiệp (HTX) tham gia đầu tư xây dung chợ trên địa ban quận UBND quậnđã giao phòng Kinh tế là cơ quan đầu mối đồng hành cùng doanh nghiệp từkhâu lập tổng mặt băng, lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật (hoặc Dự án đầu tư) đến
việc thực hiện các thoả thuận chuyên ngành như: điện, nước, môi trường,
PCCC Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc tại phòng ban, đơn vịnào, phòng Kinh tế có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND quận kịp thời đểtháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp Đồng chí Chủ tịch UBND quận chủ trì họp giaoban tiến độ chợ hàng quý Việc xây dựng, cải tạo chợ được lập kế hoạch hàngnăm và là tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các phòng
ban, UBND phường trong năm.
* Kinh nghiệm về giao đất, cho thuê dat, ký hợp đông doi với chủ dautư khai thác chợ: doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ,đầu tư xây dựng cải tạo chợ trên địa bàn quận Long Biên được giao quyềnquản lý khai thác chợ tối đa không quá 25 năm, chu kỳ ký hợp đồng 5năm/chu kỳ Sau khi hết thời hạn quản lý, khai thác chợ, doanh nghiệp có
30