TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 2.1. Tài liệu nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 45 - 51)

2.1.1. Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài từ nguồn tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

Tài liệu thứ cấp: là những thông tin, tài liệu có sẵn và được tập hợp từ trước nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan nhà nước về chủ trương, chính sách, phát triển mạng lưới chợ, từ Tổng Cục Thống kê, Chi cục Thống kê, Sở Công Thương, phòng Kinh tế, Ban Quản lý chợ và các Doanh nghiệp quản lý chợ của quận, huyện đảm bảo về tính chính xác và độ tin cậy của số liệu liên quan đến mạng lưới chợ trên địa bàn quận, huyện. Các dữ liệu thống kê đã công bố về tình hình KT-XH trên địa ban quận, huyện, trong nước và thé giới.

Số liệu được thu thập qua các nguồn qua các tài liệu của Sở Công Thương Hà Nội, phòng kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban quản lý chợ,

Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý kinh doanh và khai thác chợ quận Hà

Đông, các báo cáo, các đề án phát triển, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của

UBND quận Hà Đông, sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu của các

chuyên gia, các nhà khoa học, thông tin trên các website của các don vi, tổ

chức có liên quan

Tài liệu sơ cấp: là những thông tin nguyên gốc mà người nghiên cứu phải tự điều tra để thu thập những thông tin phục vụ trực tiếp cho mục đích nghiên cứu của mình, cụ thể số liệu được điều tra từ một số chợ như chợ Văn

La, chợ Bông Đỏ, Kiến Hưng... điều tra:

35

Tác giả đề tài đã chọn 01 chợ hạng II (40 HKD), 03 chợ hang III (50 HKD) dé tién hanh diéu tra, khao sat.

2.1.2. Thu thập và xử lý tài liệu

* Xử lý tài liệu định tính: Là hướng tiếp cận thăm dò, mô tả và giải thích

dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đây, dự

định, hành vi, thái độ. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính là dữ liệu định tính. Dữ

liệu định tính trả lời cho các câu hỏi : thế nào, cái gi, và tại sao? Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính vẫn sử dụng các dữ liệu dạng số tuy nhiên không phục vụ

cho việc chạy mô hình mà để hỗ trợ cho các phân tích và lập luận.

Những phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu:

+ Phỏng vấn sâu bao gồm: phỏng vấn không cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống

+ Thảo luận nhóm bao gồm: Thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn

nhóm không chính thức

+ Phương pháp quan sát.

+ Thu thập dit liệu thứ cấp.

- Chọn mẫu trong nghiên cứu định tính:

+ Mẫu chọn xác suất nhằm bảo đảm kết quả thu được mang tính đại diện có ý nghĩa thong kê cho quan thể nghiên cứu mà từ đó mẫu được rút ra.

Mẫu chọn xác suất bao gồm các mẫu ngẫu nhiên đơn, mẫu ngẫu nhiên phân tầng và mẫu chùm

+ Chọn mẫu không xác suất có thé có tinh đại diện về mặt lý thuyết cho quân thể nghiên cứu nếu sử dụng tối đa phạm vi và sự đa dạng của đối

tượng nghiên cứu.

Xử lý tài liệu: Các tài liệu thu được bằng điều tra có thể được phân loại băng phương pháp thủ công hay xử lý bằng công thức toán học thống kê và máy tính cho ta kết quả khách quan. Khi kiểm tra kết quả nghiên cứu, có thê

36

dùng cách lặp lại điều tra thay đổi địa điểm, thời gian, thay đổi người điều tra

hoặc sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.

* Xứ lý tài liệu định lượng:

Dữ liệu định lượng: loại dữ liệu này phản ánh mức độ, mức độ hơn

kém, tính được giá trị trung bình. Nó thể hiện bằng con số thu thập được ngay trong quá trình điều tra khảo sát, các con số này có thê ở dạng biến thiên liên tục hay rời rạc. Nếu thu thập thông tin về nhiệt độ của từng giờ trong ngày ta có thé có một tập dữ liệu về nhiệt độ ở dạng biến thiên liên tục. Ngược lại, tìm hiểu thông tin về số lượng trẻ em dưới 10 tudi của từng hộ gia đình trong một khu vực thị trường, kết quả thu được phải là dữ liệu định lượng dạng rời rạc.

Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện băng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm:

° Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết

° Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường

° Kiểm nghiệm và thao tác của các biến

. Thu thập số liệu thực nghiệm

° Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

Nghiên cứu định lượng thường trái với nghiên cứu định tính- vốn là kiểm

tra, phân tích và giải thích các quan sát với mục đích khám phá ra ý nghĩa cơ

bản và mô hình của các mối quan hệ, trong đó có phân loại các loại của các hiện tượng và các thực thể, theo một cách không liên quan đến mô hình toán

hoc. Mặc dù có sự khác biệt thường được rut ra giữa các khía cạnh định tinh

và định lượng của nghiên cứu khoa học, nó đã được lập luận rằng cả hai nên cùng tồn tại song song. Nghiên cứu định tính thường được sử dụng dé đạt được một cảm giác chung của hiện tượng và dé hình thành các lý thuyết có thể được kiểm tra bằng cách sử dụng nhiều hơn nữa các nghiên cứu định lượng.

37

2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

2.2.1. Phương pháp logic — lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá

khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó

đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong).

Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản dé làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử dang “ẩn mình” trong các yếu tổ tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy

Sâu chuỗi các sự kiện nổi bật của lịch sử quản lý mạng lưới chợ, tìm ra quy luật phát triển từ đó tìm ra bản chất của công tác quản lý mạng lưới chợ

trên địa bàn quận. Phương pháp này xem xét, trình bày hoạt động quản lý

mạng lưới chợ như một quá trình, theo trình tự thời gian liên tục từ năm 2012

đến năm 2017 và xu hướng vận động của hoạt động này trong những năm tiếp theo. Từ sự trình bay đó, luận văn sử dụng phương pháp logic dé suy luận rút ra những thành quả, hạn chế trong hoạt động quản lý mạng lưới chợ và tìm ra nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra các giải pháp để nâng cao

hiệu quả hoạt động quản lý mạng lưới chợ trên địa bản quận trong thời gian tới.

2.2.2. Phương pháp phân tích - tong hợp

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận dé tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

Phương pháp phân tích và tổng hợp sử dụng để phân tích thực trạng công tác quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông, tổng hợp

những cái được và chưa được trong công tác này. Phương pháp này sẽ

38

được sử dụng trong Chương 3 của đề tài. Bằng phương pháp này, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những van đề lý luận và thực tiễn tại Chương 1,

nghiên cứu đánh giá tình hình hoạt động quản lý mạng lưới chợ tại Chương

3 và đề xuất định hướng, giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp mô tả liên quan đến việc thu thập thông tin để kiểm chứng những giả thuyết hay những câu hỏi liên quan đến tình trạng của đối tượng nghiên cứu. Các số liệu trong một nghiên cứu mô tả thường được thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi, phỏng van, quan sát hoặc các phương pháp kết hợp những hình thức trên.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng phô biến trong chương 1 và

chương 3. Đặc biệt trong chương 3, phương pháp này được sử dụng trong

thống kê số liệu và tình hình QL mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông.

2.2.4. Phương pháp điều tra — khảo sát

Phương pháp điều tra - khảo sát là trực tiếp đi khảo sát về hoạt động của một số chợ trên địa bàn quận Hà Đông dé có những đánh giá, nhận xét về tổ

chức bộ máy quản lý và hoạt động của chợ.

Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một van đề nào đó.

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc

điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng đề đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.

39

Diéu tra cơ bản: Là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộng dé nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định lượng. Ví dụ: điều tra địa chất, điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa điều tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em....

Các bước của điều tra cơ bản thường được tiến hành như sau:

ằ Xõy dựng kế hoạch điều tra gồm: mục đớch, đối tượng, địa bàn, nhõn

lực, kinh phi...

* Xây dựng các mẫu phiếu điều tra với các thông số, các chỉ tiêu cần

làm sáng tỏ.

* Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông, chú ý tới tất cả đặc trưng của đối tượng và chú ý đến: chi phí điều tra rẻ, thời gian có thể rút ngăn, nhân lực điều tra không quá đông, có thê kiểm soát tốt mọi khâu điều tra, dự tính được những diễn biến của quá trình điều tra và các kết quả nghiên cứu đúng mục đích.

Có hai kỹ thuật chọn mẫu:

Chọn mẫu xác suất là chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản băng cách lẫy mẫu theo hệ thống, từng lớp, từng nhóm hay theo từng giai đoạn thời gian.

Chọn mẫu chủ định là chọn mẫu theo địa chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Về kích thước mẫu phải tính toán chi li cho phủ hợp với chiến lược điều tra và phạm vi đề tai.

Điều tra xã hội học: Là phương pháp khoa học dé thu thập thông tin xã hội, phục vụ một chủ đề xã hội được nêu trong chương trình nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu của cả tổng thể và các hộ kinh doanh tại một số chợ, cụ thể: điều tra từ một số chợ như chợ Văn La, chợ Bông Do, Kiến Hưng... điều

tra; Chọn 01 chợ hang II (40 HKD), 03 chợ hang III (50 HKD).

40

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)