Các đối tượng khác có nhu cầu kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 42 - 45)

Việc sắp xếp vị trí kinh doanh được đơn vi quản ly chợ tổ chức bốc

thăm theo ngành hàng, theo từng đợt ưu tiên (có sự giám sát của UBND

phường, các phòng ban của quận có liên quan).

Đánh giá hệ thống chợ trên địa bàn quận Long Biên cho thấy:

* Hiệu quả kinh té: việc thực hiện xã hội hoá xây dựng chợ đã tạo bộ mặt đô thi khang trang, dam bảo an toàn cháy nổ, VSMT và thúc day nhanh việc hoan thiện hệ thống chợ dân sinh trên địa bàn quận; giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng chợ và tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

* Hiệu quả xã hội: tạo việc làm ôn định góp phần nâng cao đời sống cho các hộ kinh doanh; đáp ứng nhu cầu mua bán sinh hoạt hàng ngày của nhân dân; tạo môi trường sinh hoạt cộng đồng khang trang, sạch sẽ và tạo

thêm việc làm cho người lao động.

Sau hơn 10 năm thực hiện xã hội hoá xây dựng chợ, trên địa bàn quận

Long Biên đã thực hiện xây dựng, cải tạo 28 chợ với tông diện tích đất xây dựng chợ là 77.916 m”. Trong đó có 3 chợ xây dựng theo mô hình chợ kết

hợp trung tâm thương mại (chợ Ngọc Thuy, Việt Hưng, Thạch Bàn).

Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động mô hình này đã không đạt được

hiệu qua, nảy sinh nhiều bat cập như: sắp xếp ngành hàng, thiết kế, thói quen tiêu dùng, môi trường kinh doanh... đã dẫn đến số lượng người tiêu dùng đến mua hàng giảm, số hộ kinh doanh ngày càng giảm dần do không bán được hang hoá va sau khoảng 2 năm hoạt động toàn bộ từ tang 3 - tang 5 đã phải

nghỉ kinh doanh. Và hiện nay các chợ này chỉ hoạt động với chức năng là chợ

32

dân sinh (chủ yếu tập trung tại tầng 1 và một phần tầng 2). Bên cạnh đó, 25

chợ còn lại được xây dựng theo mô hình chợ dân sinh đã phát huy hiệu quả và

phục vụ tốt nhu cầu mua bán, sinh hoạt của nhân dân tại khu vực.

Từ thực tế hoạt động của 2 mô hình chợ nói trên, nên bỏ mô hình hỗn hợp chợ kết hợp trung tâm thương mại và chỉ thực hiện xây dựng hoặc là trung tâm thương mại, hoặc là chợ dân sinh. Trong đó ưu tiên phát trién chợ

dân sinh với quy mô tối thiểu mỗi phường có ít nhất một chợ dân sinh sẽ phục

vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và đáp ứng được phong tục, truyền

thống sinh hoạt của người dân cũng như phù hợp với đại đa số mức sống, thói

quen sinh hoạt của nhân dân.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông

Qua việc nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm quản lý hệ thống chợ ở một số địa phương, có thé thay mô hình chợ dân sinh, chợ truyền thống ở mỗi nơi có một đặc thù riêng nhưng đều có mục đích chung là phục vụ đời song sinh hoạt thường ngày của nhân dân. Từ do có thé rút ra trong công tac quan

lý mạng lưới chợ cho quận Hà Đông như sau:

Thứ nhất, Một trong những kinh nghiệm có giá trị của các địa phương đối với quản lý chợ là xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch. Theo đó, quy hoạch cần đảm bảo phân bố hệ thống chợ hợp lý, khoa học nhằm khai thác hết công năng của từng chợ, tăng hiệu quả hoạt động của chợ, đồng thời phục vụ tốt nhu cầu mua bán của nhân dân. Quy hoạch chợ phải gắn với khu vực dân cư, các khu trung tâm, các khu công nghiệp dé thuận tiện cho người tiêu dùng

qua lại trao đôi mua bán phù hợp về cự ly ban kính hoạt động với các chợ

khác trong khu vực, tạo thành một mạng lưới chợ hợp lý có tính hệ thống, tôn

trọng văn hoá sinh hoạt mua sắm, đi lại ở từng vùng miền của người dân nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các chợ trong phát triển kinh tế - xã hội ở

từng địa phương.

33

Thư hai, Khuyến khích sự tham gia của các tô chức, thành phần kinh tế

ngoài nhà nước trong công tác đầu tư xây dựng chợ. Trong đó có các hình thức hỗ trợ, tạo điều kiện, ưu đãi của chính quyền về mặt băng, giá thuê đất, lãi suất vay ngân hang, cơ sở hạ tang..

Thứ ba, cai tạo chợ dân sinh theo hướng văn minh, hiện đại, tạo không gian thoáng mát, đảm bảo hợp vệ sinh cho cả người bán và người mua hàng

34

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)