1.2.4.1 Nhân to bên trong
24
*Bộ máy quản lý
Mô hình và cơ chế của bộ máy QL có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển QL mạng lưới chợ. Việc tổ chức quản lý, bố trí sắp xếp các hộ kinh
doanh do đơn vi quản lý chợ thực hiện. Don vi quan lý chợ mà quản lý long
lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính hành chính, không có chuyên môn nghiệp vụ sẽ làm cho công tác quản lý tại chợ bộc lộ nhiều yếu kém, ảnh hưởng đến sự phát triển quản lý chợ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói
chung.
*Năng lực và phẩm chất của cán bộ QL Cán bộ quản lý là người trực tiếp nắm bắt tình hình, trực tiếp tham gia vào công tác quan lý, trực tiếp nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Dé có thé nắm bắt tốt được tình hình và công tác quản lý tốt thì đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ
năng lực và có đủ trình độ nhận thức tình hình và ngược lại.
Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng ảnh huởng trực tiếp đến quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ.
Sự nhận thức về tầm quan trọng của chợ trong phát triển kinh tế không chỉ đối với địa phương mà đối với toàn bộ nên kinh tế giúp cho những người trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý chợ xác định được đúng hướng
đi của mình.
* Cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ Các yếu tố về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước và các dịch vụ như thông tin, liên lạc, vận tải... có ảnh hưởng lớn đến sự phát trién mạng lưới
chợ. Sự day đủ và thuận tiện của cơ sở hạ tang sẽ thúc day các dòng lưu chuyền hàng hóa và người, phương tiện đến các chợ. Đặc biệt trong đó là yếu tố giao thông đường bộ, cư dân, hàng hóa và đường đi là 3 “đỉnh” của “tam giác” chợ. Những khó khăn của cơ sở hạ tầng cũng làm giảm hiệu quả của
việc quản lý nhà nước đôi với hệ thông chợ
25
1.2.4.2. Nhân to bên ngoài
Việc quản ly nhà nước đối với hệ thống chợ có rất nhiều yếu tổ tác động tới, đối với các nhân tố bên ngoài mà ta có thé ké đến như:
* Trinh độ phat triển kinh tế - xã hội Sự tăng trưởng, ổn định va phát triển chung của nền kinh tế thé giới, kinh tế trong nước cũng có ảnh hưởng tới những chính sách phát triển hay quản
lý chợ.
Sự 6n định của nền kinh tế trong nước cũng có tác động mạnh tới việc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ bởi trong nền kinh tế thị trường thì bất kỳ hoạt động quản lý, kinh doanh nào cũng bị nền kinh tế dẫn dắt.
Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản lý, định hướng đối với việc quản lý. Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ thuận
tiện thì cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý ấy.
Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, vì vậy trong công tác chỉ
đạo quản lý ngoài việc tuân thủ các quy định của nhà nước thì các cơ quan
cũng nên xem xét thực tế địa phương để đưa ra những văn bản, quyết định cho phù hợp với địa phương ấy sao cho đạt hiệu quả cao.
* Truyền thống, tập quán thói quen mua sắm Sự phát triển của các khu chợ truyền thống luôn gắn liền với việc hình
thành một cộng đồng trong hàng chục năm, với một văn hóa riêng và những
đặc điểm riêng về sinh hoạt, thói quen mua bán, các mối quan hệ với khách
hàng. Xóa đi lớp văn hóa ấy là xóa đi phần hồn đã có của chợ - lớp giá trị không thể bù đắp được so với việc xuất hiện một công trình mới.
*Nhận thức, ý thức của người tham gia kinh kinh doanh và người tiêu dùng
Việc nhận thức, ý thức của người hoạt động kinh doanh tại chợ, sự hiểu biết về pháp luật trong kinh doanh tạo ra môi trường văn minh thương mại,
không có sự trèo kéo, tranh giành khách hàng, và các hình thức nâng giá ép
26
người mua hàng. Thực hiện tiêu chí “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”
Với người tiêu dùng đến chợ thể hiện sự văn minh lịch sự, có thái độ
mua hàng đúng mực, thuận mua vừa bán.
* Các điều kiện tự nhiên và xã hội
Các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quy hoạch chợ, đến vị trí được lựa chọn xây dựng chợ. Các điều kiện tự nhiên và xã hội có ý nghĩa vào việc xác định địa điểm gồm địa hình, không gian, vị trí địa lý đảm bảo sự thuận tiện về giao thông, về nguồn cung cấp hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ ở một số địa phương và bài học
cho quận Hà Đông, TP Hà Nội.
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý mạng lưới chợ tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
Dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện Gia Lâm và việc tham mưu
kịp thời của phòng Kinh tế và các phòng, ban, ngành liên quan, mạng lưới
chợ huyện Gia Lâm đã dần đi vào hoạt động một cách có hiệu quả hơn, theo
một trật tự và theo một quy hoạch thong nhất.
Được sự quan tâm của Thành phố và sự chỉ đạo của các phòng ban chức năng huyện, đến nay huyện Gia Lâm có 9 chợ đầu tư xây dựng mới với tổng vốn dau tư 56,543 tỷ đồng: trong đó ngân sách cấp 14,107 tỷ đồng, vốn
doanh nghiệp, hợp tác xã là 42,436 tỷ đồng; tổng số vốn cải tạo, nâng cấp chợ