Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 52 - 64)

QUẬN HÀ ĐÔNG, TP. HÀ NỘI

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông

3.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Đông có quy mô về diện tích dat đai, din số lao động lớn, tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện xây dựng phát triển Hà Đông ngày càng giàu đẹp, văn minh hiện đại. Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do quận Hà Đông đang trên đà đô

thị hóa mạnh mẽ với các khu chung cư, cụm, điểm công nghiệp, dịch vụ được đầu tư xây dựng ngày càng phát triển, Hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội phát triển, đời sống vật chất văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được

cải thiện.

Hiện nay quận Hà Đông có 17 đơn vị hành chính phường, hon 86.114

hộ dân với tong diện tích tự nhiên 4.833ha, dân số 319.100 người, mat độ dân số gần 6.602 người/km”

Kinh tế quận Hà Đông có sự tăng trưởng, các ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp phát triển toàn diện, cụ thể:

Sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất

42

ngành công nghiệp- tiếu thủ công nghiệp năm 2017 đạt 19.478 ty 368 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2016. Giá trị hàng xuất khâu năm 2017 đạt 68 triệu 208 ngàn USD, tốc độ tăng trưởng 18,3% so với năm 2016. Hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì ồn định, đảm bảo việc làm thu nhập cho

người lao động.

Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ: Xây dựng triển khai đề án chuyên đổi mô hình hoạt động Hợp tác xã nông nghiệp sang dịch vụ tổng hợp nhằm khuyến khích phát triển kinh tế tập thé; đầu tư hạ tầng 14ha phục vụ san xuất rau an toàn. Tăng cường hỗ trợ các Hợp tác xã nông nghiệp, dịch vụ tổng hợp xây dựng các mô hình sản xuất gắn với phát triển dich vụ nhằm thúc đây phát triển kinh tế tập thé phát triển thông qua các mô hình trồng cây, trồng hoa, sản phẩm nông nghiệp cho kinh tế cao, bước đầu có hiệu quả, tạo VIỆC

làm và nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình.

Doanh thu du lịch, thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng khá: năm

2017 đạt 54.443 tỷ 770 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu năm 2017 đạt 24 triệu 680 ngàn USD. Thu ngân sách nhà nước năm 2017 là 3.818 tỷ 581 triệu đồng,

tăng 7,06%/năm.

Hiện nay, quận Hà Đông đã có 17 chợ trong đó có 01 chợ hạng 1, 03 chợ

hạng 2, 13 chợ hạng 3. Các chợ đã hình thành ban quản lý (tổ quản lý) chợ; Các chợ đều là chợ truyền thống, được hình thành từ nhiều năm và phân bố tương đối hợp lý, nhất là các chợ phiên hình thành từ lâu đời cho đến nay vẫn là điểm họp chợ rất thuận tiện cho dân cư trong vùng.

Hoạt động của các hộ kinh doanh tại chợ chủ yếu là bán lẻ các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của dân cư như: quần áo, vải, tạp hoá, lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, hoa quả...

Đến nay có 156 dự án được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND thành phố Hà Nội cấp phép đầu tư trên địa bàn quận với tông số vốn đầu tư 56.499 tỷ 991 triệu đồng, quy mô diện tích 629,53ha.

43

Giáo dục đào tạo được chú trọng đầu tư, chất lượng được giữ vững:

Quy mô trường học tăng: trang thiết bị trường học được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Công tác phổ cập giáo dục được giữ vững. Ngành giáo dục quận Hà Đông dược đánh giá cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, xếp thứ

3/30 quận, huyện, thi xã

Công tác y tế - dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm:

hàng năm triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu y tế quốc gia nhất là ở tuyến cơ sở; Chương trình mục tiêu quốc gia, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các trạm y tế phường được xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn quốc gia về y tế.

3.1.2. Khái quát về mạng lưới chợ và bộ máy quản lý mạng lưới chợ trên

địa bàn quận

Với 17 chợ hiện có, việc phan bố các chợ trên địa bàn quận Hà Đông tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các phường trong quận.

Nhìn chung, các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì chợ phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng phục vu, cụ thể như khối lượng hàng hoá được lưu chuyển qua chợ, số lượng người tham gia, thời gian họp

chợ, tính chất tổng hợp của các loại hang hoá kinh doanh và doanh thu từ các hoạt động mua bán tại chợ tập trung nhiều ở phường nội thị... Cụ thể, trong tổng số chợ tại quận Hà Đông chợ hạng I (01) chiếm 5,9%, chợ hạng II (03

chợ) chiếm 17,6%, chợ hạng III (13 chợ) chiếm 76,4%.

Chợ trên địa ban quận Ha Đông (Xem bảng 3.1)

44

Bang 3.1. Các mô hình tổ chức quan lý chợ

Hạng Mô hình quản lý

TT Tên chợ chợ Doanh Tỏ QL

BQL HTX | (UBND

nghiệp phường)

1 Chợ Hà Đông 1 X - - 2 Cho Van La 2 - - X 3 Chợ Đêm Nông sản Van Quan 2 - - x 4 Cho Bông Do 2 - - X 5 Chợ Yên Phúc 3 - - x 6 Cho Dinh La Khé 3 - - x 7 Cho La Khé 3 - - X 8 Chợ Vạn Phúc 3 - - xX 9 Cho Mau Luong 3 - - xX

10 | Chợ La Ca 3 - x -

11 Chợ La Duong 3 - x -

12 | Cho Mai Lĩnh 3 - xX -

13 Chợ Xanh Van Quan — Yên Phúc - - xX -

14 | Chợ Kiến Hung 3 - - - x 15 | Cho Đồng Mai 3 - - - xX

16 Cho Yén 3 - - - X

I7 | Cho Xém 3 - - : x

Nguồn: UBND quận Hà Đông

Qua bảng trên có thể thấy trên địa bàn quận Hà Đông có 17 chợ (có 01

chợ hạng 1, 03 chợ hang 2 va 13 chợ hạng 3). Trong đó: Có 01 chợ do Ban quản lý chợ Hà Đông, 08 chợ do các HTX quản lý, 04 chợ do doanh nghiệp quản lý, 04 chợ do UBND phường quản lý.

45

Bộ máy quản lý nhà nước vê mạng lưới chợ chung theo sơ đô sau:

UBND thành phố Hà Nội

(Sở Công Thương)

| |

Chg hang 1 UBND quan Ha

Đông (phòng Kinh tế)

| |

Chg hang 2 UBND phuong

|

Chg hang 3

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức bộ may QLNN đối với mạng lưới chợ trên địa

bàn quận Hà Đông

(Nguồn: UBND Quận Hà Đông)

Quản lý nhà nước về mạng lưới chợ, Sở Công Thương Hà Nội có những nhiệm vụ: quản ly chợ hạng 1 trên địa bàn Thành phố ; lập quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và dé án phát triển chợ trên địa bàn Thành phố; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển chợ; cụ thể hóa các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách về quản lý hoạt động của chợ trình UBND Thành phố xét duyệt, quyết định, phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền các quy định pháp luật của Nhà nước về chợ đến các đối tượng liên quan.

UBND quận Hà Đông được giao quản lý chợ hạng 2 và hạng 3 trên địa

46

ban. Cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND quận về công tác quản lý mạng lưới chợ là phòng Kinh tế quận.

UBND quận Hà Đông

(PCT phụ trách)

|

Phòng Kinh tế

|

Chuyên viên

QL chợ

|

Don vi quản lý kinh doanh, khai thác chợ hạng

2, hạng 3

Sơ đồ 3.2: Bộ máy quản lý mạng lưới chợ quận Hà Đông

(Nguôn UBND quận Hà Đông)

Phòng Kinh tế quận Hà Đông được giao nhiệm vụ là cơ quan tham mưu giúp việc cho UBND quận trong lĩnh vực thương mại — phát triển và quản lý chợ. Phòng Kinh tế có tổng số 10 người, trong đó: Trưởng phòng (01), Phó trưởng phòng (02), chuyên viên (07); Đối với công tác quản lý thuộc lĩnh vực thương mại giao nhiệm vụ cho 01 đồng chí phó trưởng phòng và 01 chuyên

viên phụ trách giúp việc.

Phòng Kinh tế có chức năng tham mưu cho UBND Quận như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành của Thành phố trong công tác xây dựng, rà soát và bồ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa ban.

- Lập kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn theo quy hoạch và hướng dẫn của sở, ngành Thành phó, phê duyệt dự án theo

41

thâm quyên.

- Thành lập Hội đồng đấu thầu và tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng quản lý, kinh doanh chợ hạng 2, chợ hạng 3 không sử dụng ngân sách nhà nước; tổ chức thầm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp chợ hạng 2, chợ hạng 3; thâm định, phê

duyệt phương án, chính sách hỗ trợ thương nhân đang kinh doanh tại chợ phải

di đời sang chợ tạm hoặc nghỉ kinh doanh khi tiến hành đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp chợ hạng 2, hạng 3.

- Chi đạo xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý chợ hoặc Tổ quản lý chợ do nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ trình Ủy ban nhân dân

Thành phố phê duyệt.

- Quyét dinh thanh lap Ban chuyén đổi chợ cấp quận, huyện, thị xã; xây

dựng phương an chuyên đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ đầu mối, chợ hạng 1 trình Uy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và tổ chức chuyên đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn theo phương án đã được phê duyệt; xây dựng và phê duyệt phương án chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn; tổ chức việc chuyên đôi mô hình quản lý chợ hạng 2; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện chuyên đôi mô hình quản lý chợ hạng 3 trên

địa bản.

- Quyết định thành lập Hội đồng đấu giá điểm kinh doanh các chợ trên địa bàn; phê duyệt phương án đấu giá điểm kinh doanh các chợ trên địa bàn; phê duyệt giá khởi điểm (khi tổ chức dau thầu, dau giá) đối với chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn; lập phương án mức thu phí chợ trình sở Tài chính thâm định, sau khi có thông báo kết quả thẩm định của sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã ban hành quyết định mức thu phí chợ theo thâm quyền.

48

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng xây dựng công trình chợ hạng 2

có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, thu chi tài chính, văn minh thương mại, trật tự an toàn xã hội,

vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy và các quy định khác, thực hiện

các biện pháp nham nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên dia ban.

- Quyết định thành lập, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban quản lý chợ; phê duyệt nội quy chợ hạng 2,

hạng 3.

- Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các vướng mắc, khiếu

nại theo thâm quyền liên quan đến hoạt động của chợ trên địa bàn:

- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động chợ trên địa bàn, đề xuất,

kiến nghị với Ủy ban nhân dân Thành phố những giải pháp trong phát triển và

quản lý chợ.

UBND các phường thực hiện công tác QLNN về chợ hạng 3 trên địa bàn. Hàng năm lập các dự án cải tạo cải tạo nâng cấp chợ hạng 3 trên địa bản, trình Ủy ban nhân dân quận phê duyệt:

- Giám sát và chỉ đạo việc cải tạo các chợ hạng 3 được đầu tư bang von ngân sách đúng quy định của Uy ban nhân dân Thành phố về quản ly dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội; tạo điều kiện cho Ban quản lý chợ,

doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ trên địa bàn hoạt động có hiệu quả.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng xây dựng công trình chợ hạng 3

có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Thực hiện các phương án chuyền đổi Ban quản lý hoặc Tổ quản lý

chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quan ly chợ được

cấp thâm quyền phê duyệt, phối hợp với các cơ quan của Thành phó, quận,

huyện quản lý các chợ trên địa bàn.

49

- Phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã kiểm tra, xử lý theo thâm quyền các hành vi vi phạm pháp luật tại các chợ, thực hiện các biện pháp về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn.

Phòng kinh tế là cơ quan chuyên môn chuyên trách trong việc quản lý chợ

trên địa bàn quận, thay mặt UBND quận quản lý toàn diện các chợ thuộc

thâm quyền và thực hiện chức năng QLNN đối với các doanh nghiệp, Hop tác

xã kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn.

Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của quận lập các kế hoạch và phương án xây dựng, cải tạo chợ theo quy hoạch và kế hoạch phát triển chợ chung của toàn thành phó và tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết định của các cấp có thâm quyền

Chỉ đạo và quản lý của các chợ trên địa bàn , đảm bảo thực hiện đúng

các chủ trường chính sách pháp luật của đảng và nhà nước, quy định của

UBND thành phố về kinh doanh thương mại và dịch vụ, quản lý thu chi tai chính, về văn minh đô thị, trật tự xã hội về an toàn phòng cháy chữa cháy ...

Ra quyết định thành lập và giải thé các chợ loại II, loại II.

Phối hợp với Sở Tài chính trình UBND thành phố ban hành Quyết định giá sử dụng diện tích bán hang tai chợ cho các chợ hạng 1; phê duyệt Quyết định giá sử

dụng diện tích bán hàng tại chợ cho các chợ hạng 2, hạng 3 thuộc UBND phường

quản lý.

Phê duyệt quyết định ban hành nội quy, phương án sắp xếp ngành hàng đối với chợ hạng 2, 3; Phối hợp Sở Công Thương trình UBND Thành phố phê duyệt nội quy, phương án sắp xếp ngành hàng đối với chợ hạng 1

Quyết định bộ máy quản lý đối với các chợ thuộc thâm quyền theo quy định của thành phố đảm bảo hoạt động có hiệu quả

Định kỳ sơ kết đánh giá tình hình hoạt động của các chợ trên địa bàn, dé xuất ý kiến đối với UBND thành phố những giải pháp trong việc tổ chức

50

kinh doanh, quản lý chợ.

Thực hiện đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý chợ

3.2. Phân tích thực trạng quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà

Đông, TP Hà Nội

3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch mạng lưới chợ

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong đó bao gồm VIỆC xây dựng quy hoạch, kế hoạch phân bố các chợ trên địa bàn quận Hà Đông đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó UBND Quận chi đạo phòng chuyên môn và UBND các phường ra

soat quỹ đất, xác định vị trí dự kiến kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ trên địa bàn quận đưa vào kế hoạch sử dụng đất của quận, báo

cáo Sở Công Thương trình UBND Thành phố phê duyệt quy hoạch.

Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội là

một bộ phận của Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bản thành

phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 05-11-2012 và là một bộ phận của Quy hoạch thành phố Hà Nội theo quy định tại Luật Quy hoạch

năm 2014.

Quy hoạch mạng lưới chợ là căn cứ dé các cấp chính quyền quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cai tạo, nâng cấp

các chợ theo quy hoạch; kêu gọi thu hút đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên

dia ban theo quy hoạch; giải tỏa chợ không phù hợp với quy hoạch.

Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ của thành phố Hà Nội và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, UBND các quận, huyện, thị xã

51

lập kế hoạch đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ cho từng giai đoạn 5 năm và hàng năm đối với tất cả các hạng chợ trên địa bàn.

Căn cứ vao quy hoạch đã được phê duyệt, UBND quận Hà Đông xây

dựng Kế hoạch đầu tư xây dựng chợ, chuyên đôi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ cho từng giai đoạn, đồng thời căn cứ các văn bàn của Thành phố, UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý chợ trên dia bàn, cụ thé:

* Bồ sung quy hoạch vào mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn Giai đoạn từ năm 2012 — 2017 phòng Kinh tế rà soát, tổng hợp báo cáo UBND quận Hà Đông dự kiến đề nghị bổ sung quy hoạch 6 chợ dân sinh vào mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội. (xem bảng 3.2).

52

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn quận Hà Đông (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)