1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay (Khảo sát 06/2018- 06/2019)

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 6. Y nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận (16)
  • 7. Kết cầu của luận văn Ngoài phan Mở dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cau của (17)
  • Chương 3 Giải pháp và khuyến nghị (17)
  • CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VAI TRÒ HỆ THONG (18)
  • TRUYEN THANH CO SO (18)
    • 1.1. Một Số Khái Niệm Co Ban (18)
    • 1.2. Đặc trưng hệ thống truyền thanh cơ sở (26)
    • 1.3. Vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở (32)
    • 1.4. Nội dung tuyên truyền trọng tâm của hệ thống truyền thanh cơ sở (37)
    • CHƯƠNG 2: THUC TRANG HE THONG TRUYEN THANH CƠ SỞ TREN DIA BAN TINH VINH LONG TRONG BOI CANH HIỆN NAY (51)
      • 2.3. Những ưu điểm và hạn chế (78)
    • CHUONG 3: MOT SO VAN DE DAT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYEN NGHI PHAT HUY VAI TRO HE THONG TRUYEN THANH CO SO (89)
      • 3.1. Van dé dat ra (89)
      • 3.2. Sự cần thiết hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh (100)
      • 3.4. Khuyến nghị (107)
  • KET LUẬN (113)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (115)
    • 3. Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ (2010), Thông tu số (115)
    • 7. Nguyễn Văn Dững, (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội (115)
    • 18. Xuân Lộc (15/03/2017), Tập trung hoàn thiện Dé an quản lý phát triển he thong Đài truyền thanh-truyén hình cấp huyện đến năm 2020, Công (116)
    • 23. Huynh Thiện Tài (2014), Luận văn Thạc sĩ Báo chí học Hệ thống truyền thanh cơ sở của tỉnh Bến Tre - Thực trạng và giải pháp phát triển, Học (116)
    • 26. Nhiéu tac giả (2002), Giáo trình Báo chi phát thanh, Học viện bao chi và tuyên truyền và Đài tiếng nói Việt Nam, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội (117)
    • 33. Khang Việt (2011), Tir điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa (117)

Nội dung

Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống truyềnthanh cơ sở đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhân dân không còn quantâm nhiều đến thông tin trên hệ thống truyền thanh cơ sở như trước đây,

Y nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tính Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay, từ đó đi vào nhận diện tìm hiểu những vấn đề hạn chế còn tồn tại, không còn phù hợp trong thực tiễn hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp dé tiếp hoạt động có hiệu quả cao, phát huy mạnh mẽ vai trò, góp phần vào việc tiếp tục tục duy trì hệ thống truyền thanh cơ sơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay.

Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn thông qua những kết quả cơ sở dữ liệu đã được khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá cụ thể và thực tiễn vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Trên cơ sở đó, tiếp tục duy trì hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở, khẳng định hệ thống truyền thanh cơ sở là một trong những công cụ, phương tiện,sắc bén, hiệu quả của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những thông tin hướng dẫn, chi dẫn, giáo dục, phổ biến kiến thức và thông tin giải trí đến với đông đảo quần chúng nhân dân Qua đó, giúp cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và nhân dân hiểu rõ hơn, sâu sắc vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trong bối cảnh hiện nay, có giải pháp hoạch định cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch, phương hướng phù hợp trong việc triển khai, quản lý, bồ trí, khai thác, sử dụng hiệu quả, tiếp tục duy trì hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay.

Kết cầu của luận văn Ngoài phan Mở dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cau của

Chương 1 : Lý luận vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở.

Chương 2 : Thực trạng hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa ban tinhVĩnh Long trong bối cảnh hiện nay.

Giải pháp và khuyến nghị

TRUYEN THANH CO SO

Một Số Khái Niệm Co Ban

Theo từ điển Tiếng Việt — Viện Khoa học xã hội Việt Nam — Viện

Ngôn ngữ học[ 13, tr.1074], Vai trò : tac dụng chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó; vai trò người quan lý; giữ vai trò quyết định

Trong nhiều tài liệu tham khảo khác, “Vai trò” có nghĩa là tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt động, phát triển chung của một tập thể, một tô chức Vai trò được hiểu đơn giản là một phân vai được đóng vai bởi một người nào đó trong một hoàn cảnh cụ thé và mỗi cá nhân đóng vai trò khác nhau trong cuộc sống của họ Cụm từ “vai trò” được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp cũng như văn viết Đây là cụm từ để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nao đó.

Vai trò là một phân vai mà chủ thé đó đóng vai trong một hoàn cảnh cụ thé Một sự vật, sự việc hiện tượng có thé thực hiện các vai trò khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau, mỗi vai trò liên quan đến một bộ chức năng và trách nhiệm khác nhau.

Vai trò là một tình huống mà sự vật, sự việc hiện tượng có được nhờ đặc trưng của nó; mặt khác, chức năng là hành động mà một vai trò đóng vai.

Ví dụ: Một giáo viên đóng vai trò trung gian, người tổ chức, người hướng dẫn, người tâm sự, v.v.; các chức năng của giáo viên dạy kèm bao gồm day học sinh, đánh giá kiến thức của học sinh và t6 chức các bai học, v.v.

- Là một phân vai ma một chủ thể nào đó được đóng vai trong một hoàn cảnh cụ thể.

- Một phân vai được đóng vai bởi một người nao đó trong một điều kiện cụ thê.

- Một cá nhân có thê thực hiện các vai trò khác nhau trong các khuôn khổ khác nhau.

- Một tình huống mà người ta có được nhờ đặc tính của nó.

Tựu trung lại từ “vai trò” là bao trùm hết cả về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, mục đích, “ vai trò” nhấn mạnh vào vi trí chức năng, nhiệm vụ mục dich của đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể Một sự vật, sự việc hiện tượng có thé thực hiện các vai trò khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau và mỗi vai trò liên quan đến một bộ chức năng và trách nhiệm khác nhau.

1.1.2 Hệ Thống Theo từ điển Tiếng Việt — Viện Khoa học xã hội Việt Nam — Viện Ngôn ngữ học, [9, tr 435], “Hệ thống” là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có liên hệ hoặc quan hệ với nhau chặc chẽ, làm thành một hệ thống thống nhất.

Ví dụ : Hệ thống giao thông, Hệ thống đường sắt, Hệ thống tổ chức Tập hợp những tư tưởng, nguyên tắc, quy tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất:

Vi du: Hệ thong phan loai thuc vat Tính chat có trình tự, có quan hệ logic giữa các yếu t6.

Cũng có thể hiểu là, “Hệ thống” là tập hợp các thành phần bao gồm thực thé và tài nguyên ( máy móc, con ngudi ), giữa chúng có mối quan hệ, tương tác với nhau Ví dụ : một hệ thống sản xuất bao gồm : máy móc, băng tải hàng hóa sản xuất, điều độ sản xuất, hàng hóa tồn kho vv.

Nhiều tài liệu tham khảo cũng nêu rằng: “ Hệ thông” ( hệ : liên tiếp, kết hợp; thống : hợp lại) tập hợp những bộ phận có liên hệ chặc chẽ với nhau theo trình tự sắp xếp có qui củ và có sự liên tục Hệ thống là một thể thống nhất bao gồm các yếu tô có quan hệ, liên hệ lẫn nhau hay là tập hợp các yếu t6 có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau.

Có một vai khái niệm phân tích sâu hơn, chỉ ra đặc trưng về “Hệ thống”, là tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhất địnhvà đặc trưng của hệ thống không phải chỉ là các mối quan hệ và liên hệ nhau giữa các yêu tố, các bộ phận câu thành mà còn là sự thống nhất với môi trường, thông qua những mối quan hệ qua lại của nó với môi trường.

Theo định nghĩa của Lý thuyết công tác xã hội hiện đại : “Hệ thống” là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau dé hoạt động thống nhất, hay là hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thê thống nhất.

Mặc dù có nhiều khái niệm, định nghĩa về “Hệ thống” theo nhiều cách khác nhau, trong các tài liệu tham khảo phần lớn thường đưa ra định nghĩa riêng và cụ thể về hệ thống theo đề tài quan tâm Theo tác giả khái niệm “Hệ thống” của đề tài này được hiểu : là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có liên hệ hoặc quan hệ chặc chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thé nhất định Dé trở thành một “Hệ thống” phải đảm bảo hai điều kiện đó là : tập hợp các yếu tố và có những mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố; từ đó tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

Có nhiều khái niệm khác nhau về phát thanh, dựa vào phương thức truyền thông tin và đặc điểm của loại hình.

Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tan trong giáo trình “Truyền thông đại chúng" đã đưa ra khái niệm : “phát thanh là loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung thông tin được chuyên tải qua âm thanh Âm thanh trong phát thanh bao gôm lời nói, âm nhạc, các loại tiêng động làm nên hoặc minh họa

13 cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố, v.v ”.

TS Phạm Thành Hưng trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông” cũng đã định nghĩa phát thanh như sau : "phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thính gia cũng như cho các nhóm thính giả đặc thu" [ tr.132]

Đặc trưng hệ thống truyền thanh cơ sở

Hệ thống truyền thanh cơ sở gồm truyền thanh huyện vả truyền thanh xã Trong đó, truyền thanh huyện sản xuất và phát sóng chương trình địa phương, chương trình tiếp âm đài Trung ương, Tỉnh; Truyền thanh cấp xã phần lớn tiếp âm tất cả thời lượng của truyền thanh huyện và thực hiện bản tin, thông tin, thông báo, tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết, các thông tin chỉ đạo, điều hành cấp ủy, chính quyền địa phương Hệ thống truyền thanh cơ sở không đơn thuần thực hiện nhiệm vụ phát sóng fm mà còn truyền tải âm thanh phát ra bên ngoài từ loa phóng thanh Nội dung truyền thanh cũng là nội dung

19 phát thanh truyền Do đó, đặc trưng của truyền thanh cũng có những nét đặc trưng của phát thanh Theo tác giả Đức Dũng trong cuốn “Lý Luận Báo Phát

Thanh”, trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, phát thanh có những đặc trưng sau :

- Độ phủ sóng rộng khắp: sóng phát thanh là sóng fm, có diện phủ sóng phạm vi rộng, so với các loại hình báo chí truyền thong pham vi phu song phát thanh đứng ở vi tri số một về không gian, tốc độ sóng phat thanh tương đương với tốc độ ánh sáng 3.10°m/s, với lợi thé đó, sóng phát thanh không có giới hạn về khoảng cách Cho đến nay, việc ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong truyền dẫn đã góp phần làm cho loại hình phát thanh, truyền thanh vẫn còn tôn tại và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, ké cả các nước phát triển.

- Thông tin nhanh, tiếp nhận thông tin gần như đồng thời : phát thanh đưa thông tin đến khán thính giả nhanh hơn, có thể đưa thông tin trực tiếp tại hiện trường, có thể tông hợp và đưa thông tin đến thính giả ngay sau khi xảy ra sự kiện, sự việc, bất ké nơi diễn ra sự việc, sự kiện ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, vùng nông thôn sau, vùng xa, vùng núi, biên giới, biển đảo Thông tin được truyền dẫn bang phương thức sóng điện từ fm và hệ thống truyền thanh, có thé rút ngắn mọi khoảng cach ở mọi phạm vi toàn cầu, tại một thời điểm hàng triệu triệu khán thính giả có thé nghe được thông tin cùng một lúc.

- Sống động, riêng tư, thân mật : công chúng được nghe thông tin trên hệ thống phát thanh, truyền thanh qua giọng đọc, âm thanh phát ra gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu, âm thanh phát ra tự nó có sự thuyết phục bỡi tính chất sôi động và hấp dẫn, lôi kéo thính giả đến với phát thanh Mỗi chương trình phát thanh hướng đến một số đông công chúng riêng biệt, cụ thể, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe thiết bị phát thanh riêng, nên đòi hỏi những người xây dựng, thực hiện

20 chương trình phải lựa chọn sao cho thật riêng tư, thật thân mật như đang nói trực tiếp với từng người Hệ thống truyền thanh cơ sở, âm thanh được phát rộng rãi cho công chúng nghe trực tiếp qua loa phóng thanh, do đó chương trình thu lại hay thực hiện trực tiếp tại hiện trường thì người thực hiện chương trình phải làm sao dé chương trình phát ra được sôi động, lôi cuốn, hấp dẫn, thông tin thật cần thiết, bổ ích, đánh đúng vào nhu cầu cần lắng nghe của công chúng, kích thích vào thính giác của công chúng đặt công chúng phải nghe âm thanh chương trình đã phát ra.

-Tác động trực tiếp đến người nghe bằng âm thanh, tiếng động : phát thanh có nhiều lợi thế so với các loại hình báo chí khác như báo in, báo hình hay báo mạng, báo điện tử, vì sự tiếp cận tiện lợi được ở mọi lúc mọi nơi, từ vùng đồng bằng tới những nơi địa hình miền núi hiểm trở, vùng biển, hai dao, miền biên cương, biên giới xa xôi, các thính giả đang lao động sản xuất, đang lái xe hoặc là đang làm những việc khác cũng có thể vừa làm vừa có thê nghe âm thanh phát ra từ thiết bị phát thanh hay thiết bị truyền thanh là chiếc loa phóng thanh.

- Thông tin phụ thuộc vào qui luật thời gian : hệ thống truyền thanh cơ sở thường hoạt động theo khung giờ qui định sẵn, nội dung chương trình phát thanh cũng phụ thuộc vào khung giờ bắt buộc, do đó công chúng nghe truyền thanh, phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào qui luật thời gian của quá trình thông tin trên hệ thống truyền thanh cơ sở Họ phải nghe thông tin một cách hoan toàn bị động, công chúng nghe phát thanh chỉ nghe được một nội dung thông tin phát ra chỉ được một lần tại một thời điểm đó theo trình tự thời gian.

- Đặc trưng âm thanh tông hợp : phát thanh là sử dụng âm thanh, lời nói, tiếng động, âm nhạc dé tác động vào thính giác của công chúng tiếp nhận, phát thanh có đặc trưng là sử dụng âm thanh tổng hợp, công chúng tiếp nhận phát thanh bị tác động bởi âm thanh tổng hợp phát ra, hay nói cách khác là âm thanh tác động vào thính giác công chúng tiếp nhận, âm thanh tổng hợp

21 kích thích vào thính giác công chúng tiếp nhận, nội dung chương trình hấp dẫn, sôi động, nội dung chương trình đúng vào sở thích của công chúng sẽ tạo nên sự tiếp nhận của công chúng ngày càng thường xuyên hơn, và số lượng công chúng tiếp nhận phát thanh ngày càng đông hơn Có thể khăng định âm thanh tổng hợp là đặc trưng cơ bàn đối với phát thanh, truyền thanh, là phương thức duy nhất tác động vào thính giác công chúng.

+Uu điểm của truyền thanh cơ sở.

Nội dung phát ra khoảng cách gần công chúng nhất Truyền thanh cấp xã phần lớn thực hiện nhiệm vụ tiếp âm sóng fm từ truyền thanh cấp huyện và phát những bản tin của địa phương như : điểm tin, thông tin, thông báo, văn bản mới vv Do đó, nội dung thông tin phản ánh thực tại đời sống nhân dân ở địa phương, những thông tin này là những mặt hoạt động hàng ngày của nhân dân địa phương, các thông tin sản xuất vụ mùa, phòng chống mưa — bão, phòng chống dịch bênh, các thông tin nay gắn liền hoạt động của nhân dân, gần gũi đời sống nhân dân.

-Truyén thanh cơ sở là một kênh thông tin quan trong dé đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, của địa phương và thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở đến với đông đảo người dân; là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân, đòng thời góp phần trang bị thêm kiến thức, nâng cao dan tri, dau tranh, phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết toan dan tộc, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước” [13,tr.12]

- Hệ thống truyền thanh co sở còn mang tinh đồng hành, tai cùng thời điểm, người nghe có thể vừa làm bất cứ công việc như là : quét sân, chặt củi, lao nhà, vv, hoặc đang làm chuyện dong án vào lúc xê chiêu cũng có thê

22 lắng nghe, theo dõi, nắm bắt thông tin phát ra trên radio hay loa phóng thanh. Đây cũng là ưu điểm, lợi thế của phát thanh, thiết bị thu sóng radio có thể theo người dân ra đồng, lên nương, rẫy, có thể cùng ngư dân lênh đênh ra khơi vv.

- Phát thanh, truyền thanh kích thích trí tượng người nghe, đặc trưng của phát thanh, truyền thanh là âm thanh tông hợp, khi kết hợp lời nói, tiếng động, âm nhạc một cach hai hòa, khéo léo, linh hoạt vào chương trình thì tạo cho chương trình có sự sống động, có hồn, giống đời thường hon, làm cho người nghe có sự tưởng tượng, khiến cho họ có được cảm giác như đang chứng kiến sự việc, sự kiện xảy ra trước mặt mình, làm cho họ bị kích thích khả năng tư duy sáng tạo, làm cho họ có động thái tích cực trong việc tiếp nhận thông tin.

Vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở

Ở nước ta, hệ thống truyền thanh cơ sở không được coi là cơ quan báo chí, nhưng hoạt động gần giống như cơ quan báo chí phát thanh thu nhỏ, giới hạn trong phạm vi địa phương; sản xuất chương trình phát thanh địa phương, tiếp âm đài Trung ương, dai Tỉnh, phóng viên viết tin, bài, cũng như các thé loại báo chí phát thanh Do đó, vai trò của hệ thống truyền thanh cơ sở gần giống với vai trò của phát thanh.

- Là phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước : thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của các cấp Đảng, Chính quyền được truyền tải trực tiếp đến đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước, nhằm thực hiện mục đích giúp cho nhân dân năm được, hiểu rõ được đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, từ đó có sự đồng thuận, có ý thức chấp hành nghiêm các qui định Đồng thời, định

25 hướng được dư luận theo đúng quan điểm, đường lối, tôn chỉ mục đích của Đảng, Nhà nước, góp phần vào việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng và phát triển Đất nước ngày càng văn minh, giàu, đẹp.

- Là công cụ chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền địa phương : thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, những thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động, các nội dung thông báo, thông tin mang tính chất chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương được chuyên tải trực tiếp, rộng rãi, sâu sát và đều đặn đến với người dân ở địa phương Ví dụ : thông báo chỉ đạo về đọn đẹp lòng lề đường nhăm đảm bảo an ninh trật tự giao thông nội ô; thông báo chỉ đạo việc mở cống, lay nước vô ruộng một cách đồng loạt dé nhân dân kip thời cày ải, xuống xuống giống, thông báo đăng ký khám sức khõe cho thanh niên trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, thông tin tình hình mưa bão vv Truyền thanh huyện giữ vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lồi của Đảng, chính sách; phục vụ công tác mang tính chất chỉ đạo, điều hành của cấp Ủy, chính quyền cấp huyện; cung cấp những thông tin, kiến thức thiết yếu liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của Nhân dân trong huyện, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế, văn hóa xã hội của từng khu vực, từng vùng, miền Theo tài liệu hướng dẫn kỹ năng thông tin và tuyên truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông “ Hệ thống truyền thanh Xã, Phường, Thị trấn là một phần của hoạt động thông tin cơ sở “ thông tin cơ sở là hệ thống truyền phát thông tin qua hệ thống truyền thanh cấp Xã, Phường, Thi tran” [15, tr.

9] Hệ thống truyền thanh Xã, Phường, Thị tran có hai chức năng chính là : “ phương tiện dé cấp ủy, chính quyền Xã, Phường, Thị tran chỉ đạo điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương, cơ sở; tiếp sóng các chương trình phát thanh thời sự của Đài Tiếng nói Việt nam, đài Phát thanh — Truyền hình tinh và dai Truyền thanh cấp

26 huyện ( Trung tâm VH -TT và Thể thao huyện ), chuyền tải thông tin đến các tang lớp nhân dân trên địa bàn Xã, Phường, Thị tran [25,tr.12]

- Là cầu nối của Đảng với nhân dân : truyền thanh cơ sở là kênh thông tin quan trọng, chính thống được cấp ủy, chính quyền truyền tải thông tin đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và nội dung liên quan trực tiếp đến đời song, sinh hoạt thực tế, được đưa trực tiếp, rộng rãi đến với người dân địa phương Thông qua nội dung thông tin phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở, quần chúng nhân dân nắm được, hiểu rõ chủ trương, đường lối, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động của cấp Ủy,

Nhà nước, từ đó nhân dân nhiệt tình ủng hộ, cùng chung tay hưởng ứng, tham gia thực hiện, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững Có nhiều nội dung, thông tin bám sat thực tiễn, tích cực phát hiện, cô vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực; kịp thời phê phán, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực, những thói hư tật xấu trong xã hội; đấu tranh bảo vệ chủ quyên, lãnh thé; bác bỏ những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thé lực phản động, thù địch; vv Góp phan củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Bên cạnh đó, hệ thống truyền thanh cơ sở giúp cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị năm được tình hình, tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của của tầng lớp nhân dân, từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp, giải quyết kịp thời, đúng đắn phù hợp với nguyện vọng nhân dân Trong bối cảnh hiện nay, với sự bùng nỗ thông tin từ các loại hình truyền thông, các loại hình thông tin truyền thông trên mạng xã hội Tuy nhiên, nhiều thông tin trên mạng xã hội, mạng Internet với nội dung tiêu cực, không chính xác có thé ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến suy nghĩ, hành động của người dân Cùng với các kênh thông tin chính thống khác, hệ thống truyền thanh cơ sở rất được người dân quan tâm, tin

27 tưởng, phải tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả bởi đây là kênh thông tin có sức ảnh hưởng, lan tỏa về cả bề rộng và chiều sâu, đến mọi thành phan, các tang lớp nhân dân, nhất là ở vùng núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa Nhờ đó, làm hạn chế đi được rất nhiều thông tin xấu độc từ mạng xã hội, tuyên truyền và định hướng thông tin ở cơ sở được đúng đắn và chính thống, góp phần ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội Có thể khăng định, hệ thống truyền thanh cơ sở là cầu nối không thé thiếu giữa Dang với Nhân dân.

- Là điễn đàn của của nhân dân : hệ thống truyền thanh cơ sở là phương tiện truyền thông gần nhân dân, sát nhân dân nhất, hoạt động thông tin linh hoạt, đa dạng, phong phú, bám sát với đời sống hàng ngày của nhân dân, chuyên tải thông tin phù hợp đến cho từng đối tượng, từng nhóm công chúng, giúp cho nhân dân có thể tiếp nhận những thông tin rất thiết thực với mình, với tình hình thực tế ở địa phương, mà các phương tiện thông tin khác không thê nhất thời thực hiện được và thường xuyên đáp ứng được Bên cạnh đó, hệ thong truyền thanh cơ sở không chỉ chuyền tải thông tin đến người dân ma còn là nơi tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía người dân Đây có thể được xem là việc thông tin hai chiều về các chủ trương lớn của Đảng, của Nhà nước, tính hai chiều phải được quan tâm thực hiện một cách đầy đủ, thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở người dân có thé gửi gam tâm tư tinh cảm đến với lãnh đạo địa phương về công tác điều hành, hoặc là một chủ trương, chính sách nào đó, qua đó góp phần tạo sự đồng thuận của người dân với chính quyền địa phương, đồng thời cũng là nơi để người dân lang nghe ý kiến lãnh chỉ đạo, điều hành của các cấp trong công cuộc xây dựng phát triển địa phương văn minh, giàu đẹp Hệ thống truyền thanh cơ sở là kênh thông tin hết sức quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, đồng thời là một diễn đàn rộng rãi, dân chủ, tiện lợi, là một người bạn tâm tình của nhân dân Hệ thống truyền thanh cơ sở đã tham gia làm tốt vai trò là diễn đàn của nhân dân, đưa tiêng nói của nhân dân đên với Đảng và Nhà nước.

- Là kênh thông tin phô biến kiến thức, giáo duc, nâng cao dân trí : hệ thống truyền thanh cơ sở phát chương trình và nội dung đa dạng, phong phú, ngoài thông tin địa phương còn tiếp chuyền phát sóng, tiếp âm chương trình thời sự hàng ngày của đài Trung ương, Tỉnh Ngoài những thông tin mang tính chính trị, lãnh chỉ đạo điều hành, trong chương trình phát thanh còn có những nội dung mang tính giáo dục, phố biến kiến thức như là : chương trình dạy nấu ăn, thông tin hướng dẫn chăm sóc hoa màu, cây trái, thông tin phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cam, thông tin phổ biến kiết thức pháp luật, một số thông tin trên lĩnh vực khoa hoc kỹ thuật, vv Các thông tin nay thường đi kèm vào những chuyên mục, tiết mục, làm cho chương trình hấp dẫn, sinh động, tạo sự lôi cuốn, thu hút công chúng yêu thích, đón nghe.

Với những thông tin mang tính chỉ dẫn, giáo dục, mang tính phổ biến kiến thức, đây cũng là một trong những vai trò thiết yếu, cơ bản, giúp cho hệ thồng truyền thanh cơ sở tiếp tục duy trì, tồn tại, phát triển và còn chỗ đứng trong lòng nhân dân trong bối cảnh hiện nay.

- Thông tin giải tri: thế mạnh đặc trưng về âm thanh tổng hợp lời nói, tiếng động, âm nhac, trong phát thanh âm nhạc có vai trò đặc biệt, được coi là thế mạnh thứ hai sau tin tức Âm nhạc không chỉ có chức năng giải trí đơn thuần mà nó còn được coi là một yếu tố quan trọng làm tăng hiệu quả thông tin Thông qua việc nghe âm nhạc có thé làm cho con người diu bớt đi căng thảng trong công việc hay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, bên cạnh đó nghe âm nhạc còn có thể tạo thêm hưng phấn giúp cho việc thu thập thông tin đạt hiệu quả cao hơn Hiện nay, phần lớn trong các chương trình phát thanh, truyền thanh ở địa phương, ngoài lượng thông tin của các tin, bài, chuyên trang, chuyên mục thi còn xen vao giữa chương trình một hoặc hai ban nhạc góp phần làm cho chương trình phát thanh của địa phương bớt sự nhàm chán, khô khan, làm cho chương trình thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút nhân dân quan tâm đón nhận một cách tích cực.

Hệ thống truyền thanh cơ sở có vai trò hết sức quan trọng, là một trong những kênh thông tin, tuyên truyền không thé thiếu, có nhiều lợi thế, có hiệu quả thiết thực đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân ở địa phương Với thông tin đa đạng, phong phú từ nhiều cấp, nhiều chiều, do đó được xem là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân, đồng thời góp phần trang bị thêm kiến thức, giáo dục, nâng cao dân trí, đấu tranh, phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ của các thế lực thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tong hợp thực hiện thăng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Dat nước.

Nội dung tuyên truyền trọng tâm của hệ thống truyền thanh cơ sở

Truyền thanh là một kênh thông tin quan trọng để đưa chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; thông tin về công tác lãnh chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp đến với đông đảo người dân; là diễn đàn thể hiện quyền được biết, được bàn của nhân dân, đồng thời góp phần trang bị thêm kiến thức, nâng cao dân trí, chống phá mọi âm mưu phản động của các thế lực thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, Dat nước

Với đặc thù là thông tin nhanh nhạy, độ tin tưởng cao, hệ thống truyền thanh cơ sở có đóng góp hết sức quan trọng đối với việc ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội Thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, người dân nắm bắt được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, thị trường, tiếp nhận các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội vv Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện và phát triển đời sống.

Theo thông liên tịch số 17/2010 giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với bộ Nội vụ ngày 27 thang 07 năm 2010 Tai Điều 5 nhiệm vụ đài truyền thanh cấp huyện được quy đinh :

- Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt và bằng các tiếng dân tộc trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh được trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở, pho biến kiến thức khoa hoc kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của đài Tiếng nói Việt Nam, đài Truyền hình Việt Nam, đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật.

Với qui định trên, nội dung trọng tâm truyền thanh huyện là tuyên truyền đường lỗi, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở; phô biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo Quy chế hoạt động thông tin cơ sở Tại Điều 7, hoạt động truyền thanh của đải Truyền thanh cấp xã “ Tùy theo điều kiện thực tế, đài Truyền thanh cấp xã thực hiện việc tiếp sóng, phát lại chương trình thời sự và các chương trình phát thanh khác của đài Tiếng nói Việt Nam, đài Phát thanh - Truyền hình cấp Tinh, đài Truyền thanh cấp huyện dé phục vụ nhu cầu thông tin thiết yếu của nhân dân địa phương trên hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh của đài Truyền thanh cấp xã”.

Như vậy, truyền thanh cấp xã tiếp âm các nội dung truyền thanh huyện, nội dung tuyên truyền trọng tâm truyền thanh huyện cũng là nội dung tuyên

31 truyền trọng tâm của xã và là nội dung tuyên truyền trọng tâm của hệ thống truyền thanh cơ sở Theo tài liệu hướng dẫn kỹ năng thông tin tuyên truyền của Bộ Thông tin và Truyền thông “thông tin cơ sở là hệ thống truyền phát thông tin qua hệ thống đài truyền thanh cấp xã, trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên, thông tin cô động trực quan, đội thông tin lưu động, bản tin, cụm thông tin, triển lãm, loa phóng thanh và các loại hình thông tin khác tiếp cận trực tiếp với người dân trên địa bàn” [15,tr.9], có thé hiểu rang, truyền thanh là một trong những bộ phận thiết yếu thực hiện việc chuyên phát nội dung thông tin cơ sở đến với người dân trên từng địa bàn Do đó, nội dung tuyên truyền của thông tin cơ sở cũng là nội dung tuyên truyền của hệ thống truyền thanh cơ sỏ

Theo Quy chế hoạt động thông tin cơ sở Tại Điều 3 Quy định về nội dung hoạt động thông tin cơ sở như sau :

- Cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở.

- Cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phủ hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền, bao gồm:

Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và kiến thức khoa học, kỹ thuật.

Thông tin liên quan đến trật tự, an toàn xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

Thông tin về sự cố, các tình huống khẩn cấp xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương.

Thông tin về gương tập thé, cá nhân điền hình trong các lĩnh vực.

Thông tin về các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương.

Phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, cơ quan, don vi cơ sở.

Nội dung tuyên truyền trọng tâm của hệ thống truyền thanh cơ sở cũng rất quan trọng với các cấp Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân Đây là những nội dung mang tính chính trị, tính tuyên truyền, mang tính định hướng, mang tinh thông tin, mang tính giáo dục, mang tinh phổ cập kiến thức, cũng như mang tính lãnh chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, địa phương Qua đó, góp phần trang bị kiến thức, sự hiểu biết, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, chung tay xây dựng địa phương phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh chính tri, thực hiện thắng mục tiêu, nhiệm vụ.

1.5 Yêu cầu và tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở

* Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở.

Hệ thống truyền thanh cơ sở thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân, đồng thời thông tin, tuyên truyền các mặt hoạt động của cấp Ủy Đảng, chính quyền Do đó, tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở được xem xét trên phương diện nội dung thông tin, hình thức thể hiện, dựa trên những nhu cầu của công chúng địa phương cũng như yêu cầu thông tin của địa phương.

Thông tin phong phú, đa dạng : Hệ thống truyền thanh cơ sở truyền tải thông tin đến nhiều thành phần công chúng khác nhau, từ người già đến thanh thiếu niên, từ cán bộ công chức đến người công nhân, nông dân Chương trình được phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở như một bức tranh tông thể, đề cập, liên quan đến cấp Trung ương, Tỉnh, địa phương và nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Những thông tin nay là các sự kiện, van dé đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội ở

33 địa phương, gắn liền trực tiếp với người dân Trong thực tế, nhu cầu, sở thích và tâm lý tiếp nhận của công chúng quy định tính đa dạng, phong phú của thông tin báo chí.

Thông tin nhanh chóng, kip thời, dé hiểu, dé làm theo : Thông tin nhanh chóng, kịp thời làm cho công chúng mới có đánh giá, cái nhìn khách quan về sự kiện, sự việc mới diễn ra, từ đó có nhận thức, hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với xã hội Bên cạnh đó, những thông tin mang tinh phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm để công chúng tiếp nhận dé dàng, dé nhớ, dé làm theo Cùng với đó, thông tin ở chương trình phát thanh, truyền thanh mang tính định kỳ rõ rệt, chương trình được phát vào các thời điểm có định, các chuyên trang, chuyên mục phát theo các thứ trong tuần Điều này, giúp cho công chúng yêu thích chuyên mục, chuyên dé nao có thé đón đợi, sắp xếp thời gian để nghe nội dung mình cần tiếp nhận hoặc yêu thích.

THUC TRANG HE THONG TRUYEN THANH CƠ SỞ TREN DIA BAN TINH VINH LONG TRONG BOI CANH HIỆN NAY

2.1 Khái quát hệ thống truyền thanh co sở trên dia bàn tỉnh

* Sơ lược về tỉnh Vĩnh Long Tỉnh Vĩnh Long thuộc hạ lưu sông Mê Kông, nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu; Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây giáp Thành phố Cần Thơ; Phía Tây Nam giáp tinh Hậu Giang và Sóc Trăng

Tỉnh Vĩnh Long có 08 đơn vị hành chính, trong đó có 06 Huyện, 01 Thị xã và 01 Thành phố thuộc tinh, có 107 đơn vị cấp Xã, Phường, Thị tran ( 91 xã, 10 phường va 6 thị tran ) Các đơn vị hành chính gồm : huyện Bình Tân,

Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm; Thị xã Bình Minh và

Tỉnh Vĩnh long có diện tích tự nhiên 152.017,6 ha, trong đó diện tích đất nông nghiêp 118.918,5ha,chiém 78,23%; Dân số tỉnh Vĩnh Long 1.023.069 người, trong đó, dân số sống tại nông thôn 852.929 người, chiếm 83,4% dân số.

Vĩnh Long tự hào là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất học với những giá trị về văn hoá và nhất là có một bề dày truyền thống yêu nước và dau tranh cách mạng, có rất nhiều chính khách là những nhân vật nắm giữ những trọng trách quan trọng trong Chính Phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam như: Phan Văn Đáng, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Thiếu tướng, Anh hùng Lao động, Giáo su-Vién sĩ Trần Đại Nghĩa.

* Sơ lược hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh long bao gồm 08 đài truyền thanh cấp huyện và 107 trạm truyền thanh cấp xã, cùng với 1.852 cụm loa phóng thanh ấp, khóm, khu.

Tinh Vinh Long ban hành Quyết định số 2518, ngày 15 tháng 11 năm 2018 về việc thành lập Trung tâm Văn hóa — Thông tin và Thể thao trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố Tại Điều 1 “ Thành lập

Trung tâm Văn hóa — Thông tin và Thé thao trực thuộc trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố ( gọi tắt là cấp huyện) trên cơ sở hợp nhất đài Truyền thanh , Trung tâm Văn hóa -Thông tin và Trung tâm Thể dục - Thể thao và bộ phận sự nghiệp thuộc Phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện” Do đó, đài truyền thanh huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được sắp xếp, sáp nhập vào Trung tâm Văn hóa — Thông tin và Thé thao Tuy nhiên, về hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ, chức năng, nhiệm vụ vẫn không thay đồi, vẫn thực hiện nhiệm vụ như dai truyén thanh huyện trước day Dé thuận lợi trong việc viết luận văn, tác giả xin phép gọi chung là truyền thanh huyện.

Trong những năm qua, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh

Vĩnh Long luôn luôn được sự quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, cơ sở hạ tầng trang thiết bị thường xuyên được nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc, nội dung chương trình thường xuyên được cải tiến và nâng chất, góp phần thực hiện tốt tuyên truyền nhiệm vụ chính tri, đồng thời đáp ứng nhu cầu năm bắt thông tin của người dân ở địa phương.

Truyền thanh huyện chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát sóng fm ngày 02 buổi theo qui định những nội dung chương trình thời sự của huyện, tiếp âm chương trình thời sự dai Phát thanh — Truyền hình Vĩnh Long và tiếp âm chương trình thời sự dai Tiếng nói Việt nam Bên cạnh đó, thực hiện viết tin, bài phản ánh các mặt hoạt động ở địa phương, cũng như tuyên truyền các nội dung thông tin, thông báo mang tính thời sự cấp bách, thông tin tình hình dịch bệnh, phòng chống thiên tai, xâm nhập mặn theo sự chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền.

45 Đối với truyền thanh cấp xã, thực hiện việc tiếp sóng phát ra loa phóng thanh tất cả các nội dung và thời lượng đài truyền thanh cấp huyện Thành phố Vĩnh Long có 04 xã thực hiện việc truyền thanh bằng hệ thống phát sóng fm cấp xã, theo đó tiếp sóng tất cả nội dung, chương trinh truyền thanh huyện rồi phát trên sóng fm của xã đến các cụm loa phóng thanh trong khu vực xã.

Nhân sự : tổng số 51 người, có 8 cấp phó phụ trách truyền thanh và

43 viên chức, chia thành 3 bộ phận:

- Bộ phận lãnh đạo: duyệt và biên tập chương trình phát thanh địa phương, phân công lực lượng phóng viên đề tài viết tin, bài.

- Bộ phận phóng viên, phát thanh viên : viết tin, bài, đọc chương trình phát thanh địa phương.

- Bộ phận kỹ thuật : thu — phát chương trình phát thanh hàng ngày, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, sửa chữa máy móc, thiết bị truyền thanh cấp xã và tham mưu lãnh đạo thực hiện phát triển sự nghiệp truyền thanh ở địa phương.

Nhân sự phụ trách truyền thanh cấp xã, là những người hoạt động không chuyên trách, việc bố trí tuyên dụng theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/04/2019 của Chính Phu., sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phó, va thực hiện theo nghị quyết số 02/2020, ngày 16 tháng 03 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hoạt động lĩnh vực truyền thanh cấp xã được gọi là hoạt động không chuyên trách Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long mỗi xã đều bồ trí riêng biệt người hoạt động không chuyên trách truyền thanh.

Viên chức truyền thanh huyện đều có trình độ từ đại học trở lên, thuộc các chuyên ngành báo chí, điện tử, điện tử viễn thông, cử nhân văn, sư phạm văn và một số chuyên ngành khác, trong đó có 9 người đang học thạc sĩ chuyên ngành báo chí Trình độ chính trị, 100% trung cấp, trong đó trưởng, phó đều được đào tạo cao cấp chính trị.

46 Đối với, truyền thanh cấp xã, nhân sự truyền thanh cấp xã chủ yếu do xã luân chuyển từ các ngành khác qua, có nhiều kinh nghiệm công tác ở địa phương, 100% đều có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành Luật, Hành chính, Công tác xã hôi vv, trình độ chính trị 100% được đào tạo trung cấp lý luận chính trị hành chính.

Hạ tầng CƠ SỞ, trang thiết bị Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, hạ tầng vật chất, trang thiết bị hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thường xuyên được đầu tư, xây dựng và mua sắm mới, 100% truyền thanh cấp huyện đều có trụ sở làm việc kiên cố, đầy đủ phòng chức năng Năm 2019, 8/8 truyền thanh huyện được đài Phát thanh — Truyền hình tỉnh Vĩnh

MOT SO VAN DE DAT RA, GIẢI PHÁP VÀ KHUYEN NGHI PHAT HUY VAI TRO HE THONG TRUYEN THANH CO SO

+ Thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị các cấp Dang, Chính quyền địa phương.

Tuyên truyền là một bộ phận quan trọng của công tác chính trị tư tưởng Trong điều kiện bùng n6 thông tin hiện nay, công tác tuyên truyền cảng trở nên quan trọng trong việc định hướng thông tin, dư luận cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tiếp nhận chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong báo cáo đánh giá hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở năm 2018 - 2019 Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Vĩnh Long đánh giá cao công tác hoạt động tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến xã “Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có nhiều hoạt động tích cực, bám sát các nội dung thông tin tuyên truyền theo định hướng của tỉnh, gắn với các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, phát huy hiệu quả của hệ thống cụm loa truyền thanh không dây ở ấp khóm, tạo ra được mạng lưới thông tin, tuyên truyền chiều rộng, nhanh nhạy, thường xuyên hàng ngày, đảm bảo các sự kiện, các nhiệm vụ, các điển hình luôn được thông tin rộng khắp.”

Tháng 09 năm 2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long kết hợp với

Huyện ủy Long Hồ tổ chức triển khai Dé án “Thí điểm mô hình tuyên truyền, chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên Đài Truyền thanh huyện Long Hồ” Ban

Tuyên giáo Tinh ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy chịu trách nhiệm biên soạn nội dung thông tin; Dai Truyền thanh huyện có trách nhiệm biên tập lại thành chương trình phát thanh và phát trên sóng phát thanh của truyền thanh huyện; cap xã có trách nhiệm chỉ đạo cán bộ truyên thanh, người quản lý các trạm loa

82 truyền thanh không dây tiếp âm chương trình của đài Truyền thanh huyện dé truyền tải thông tin rộng rãi trong nhân dân Mục đích của đề án góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, từ đó sẽ tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phương Đến nay, tỉnh Vĩnh Long có 8/8 truyền thanh cấp huyện thực hiện tuyên truyền, chỉ thị, nghị quyết của Đảng trên sóng phát thanh truyền thanh huyện Qua tổng kết điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, có 92% người dân cho biết nội dung chỉ thị, nghị quyết được tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở là rất bổ ích va cần thiết, 78,29% cho rằng dễ tiếp nhận, có 72% cho rằng phương án đưa thông tin chi thị, nghị quyết trên dai truyền thanh huyện, trạm loa phát thanh là ưu việt hơn so với phương án tập hợp người dân để tuyên truyền miệng.

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực khoa kỹ thuật, sự ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet vào lĩnh vực truyền thông đã có nhiều tác động vào mọi mặt đời song xã hội, trong đó lĩnh báo chi tuyên truyền cũng không ngoại lệ, với sự đa dạng các phương tiện truyền tải thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trong việc tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có nhiều giải pháp phù hợp dé phát huy vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở, theo đó phải có sự thay đổi, điều chỉnh về công tác quản lý, trang thiết bị cơ sở vật chất, nội dung, nhu cầu thông tin của nhân dân, phương thức sản xuất, nguồn nhân lực và tài chính để nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trong bối cảnh hiện nay. Đề thực hiện tốt thực tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Trung ương,

Tỉnh, Huyện, cũng như chính quyền địa phương đã đề ra, đòi hỏi phải có sự cô găng, sự nô lực, sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị và nhân dân ở địa phương, trong đó có các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở Bên

83 cạnh đó, hệ thống truyền thanh cơ sở phải có sự tập trung, đổi mới, nâng cao chức trách nhiệm vụ, đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng về nội dung, phát huy mạnh mẽ thế mạnh sẵn có, chung tay cùng với hệ thống chính trị, định hướng thông tin dư luận, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, góp phần xây dựng địa phương phát triển bền vũng.

Truyền thanh cấp huyện thực hiện việc thông tin liên quan trực tiếp, gần gũi với đời sống thường nhật của người dân địa phương như thông báo về thời vụ, treo cờ, các hoạt động như bầu cử, tuyên quân, thực hiện các hoạt động phong trào xây dựng đời sống văn hóa, Những van dé này được truyền thanh cơ sở thông tin, đề cặp đến hoặc phản ánh một cách sâu sắc, chỉ tiết, sát thực, trực tiếp, cụ thể hơn hăn so với các cơ quan báo, đài Trung ương, Tỉnh Ngoài ra, truyền thanh cơ sở còn có lợi thế bám sát tình hình địa phương, trực tiếp địa phương, dễ tiếp cận, tiếp cận nhanh với nguồn tin nên thông tin đảm bảo chính xác, sâu sắc, đáp ứng nhu cầu thông tin ở địa phương, đặc biệt ở những khu vực điều kiện khó khăn.

Là cơ quan tuyên truyền chính thống duy nhất ở địa phương, truyền thanh cơ sở đã tuyên truyền toàn diện và hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương Qua đó, góp phần đưa các nghị quyết, chính sách của Đảng, Nha nước vao cuộc sống, cô vũ, động viên các giai tầng xã hội thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chính quyền địa phương, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, xây dựng và bảo vệ hệ thong chính tri, nâng cao dân trí, phát huy dân chủ trong đời sống và làm cho địa phương ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp.

+ Công tác quản lý hệ thống truyền thanh cơ sở.

Hệ thống truyền thanh cơ sở gồm truyền thanh huyện vả truyền thanh cấp xã, trong đó truyền thanh cấp huyện thực hiện việc sản xuất chương trình của huyện và tiếp âm chương trình thời sự phát trên sóng fm đến các trạm loa

84 xã — ấp theo những khung giờ cố định đã được quy định sẵn, nhằm mục đích tuyên truyền cho bà con nhân dân ở địa phương thông tin các cấp Trung ương, Tỉnh và Huyện Ngoài tiếp âm truyền thanh huyện ra truyền thanh cấp xã còn thực hiện việc thông tin, thông báo những chủ trương, chính sách, các hoạt động, phong trào của chính quyền xã đến với bà con nhân dân, truyền thanh cấp huyện thực hiện việc hỗ trợ truyền thanh cấp xã về lĩnh vực chuyên môn, cũng như đầu tư trang thiết bị trạm phát.

Việc quản lý hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh long hiện nay còn nhiều bất cập, mô hình quản lý truyền thanh cấp huyện chịu sự lãnh chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của sở Văn hóa Thé thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông, đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, điều nay nay sinh nhiều bắt cập, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của truyền thanh huyện Theo quy định, mặc dù chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nhưng thực tế còn những đầu mối khác lãnh chỉ đạo, định hướng hoạt động truyền thanh cơ sở như : Huyện ủy, Ban Tuyên giáo huyện ủy hoặc ngay cả phòng Văn hóa — Thông tin, cơ quan ngang cấp với truyền thanh huyện ( Trung tâm văn hóa — Thông tin và Thể thao ) cũng được cho là có quyền quản lý, chỉ đạo hoạt động truyền thanh huyện Các đơn vị quản lý trực tiếp lại ít có chuyên môn sâu về nghiệp vụ báo chí, thông tin tuyên truyền, nghiệp vụ phát thanh, do đó công tác quản lý chỉ phát huy một mặt là thiên về hành chính Sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của địa phương với truyền thanh cấp huyện góp phần giúp cho hoạt động truyền thanh cấp huyện bám sát tình hình thực tế ở địa phương hơn, đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân ở địa phương, nhưng về mặt chuyên môn, nghiệp vụ lại thiếu chiều sâu về chuyên môn, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động, làm ảnh hưởng đến vai trò hệ thong truyền thanh cơ sở trong thực hiện thông tin tuyên truyền.

Việc sáp nhập truyền thanh cấp huyện vào Trung tâm Văn hóa — Thông tin và Thé thao cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả, chất lượng cũng như hoạt động đặc trưng vốn có trước đây của truyền thanh cấp huyện Hoạt động truyền thanh cấp huyện thiên sâu về thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền chính trị, thông tin, chỉ dẫn, định hướng dư luận, Giảm đốc trung tâm là người từng lãnh đạo truyền thanh cấp huyện trước đây thì hoạt động truyền thanh cấp huyện sẽ có sự quan tâm tích cực, chuyên môn, chuyên sâu nghiệp vụ báo chí phát thanh và sự nghiệp truyền thanh sẽ tiếp tục phát triển, vì đây là công việc đặc thù đòi hỏi người quản lý, lãnh đạo phải được dao tạo đúng chuyên ngành, chuyên môn thì mới hiểu được và làm được, phát huy được.

Ngược lại, hoạt động hệ thống truyền thanh cơ sở không phát huy hiệu qua cao, định hướng thông tin dư luận không chuyên sâu, thực hiện việc thông tin tuyên truyền ở địa phương mang tính chung chung không đi sâu đi sát thực tế, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ truyền thanh không được đầu tư đúng nhu cầu công việc chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng về nội dung, phương thức truyền tải của hệ thống truyền thanh cơ sở.

KET LUẬN

Hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long luôn được sự quan tâm tích cực của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương Hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị thường xuyên được đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa Hệ thống truyền thanh cơ sở phủ khắp 8 Huyện, Thị xã, Thanh phó va 107 Xã, Phường, Thi tran, 100% ap, khóm đều có tram truyền thanh.

Thông tin tuyên truyền được thực hiện mỗi ngày 2 buổi trên các loa phóng thanh ở các khu vực từ thành thị cho đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đến với từng ngỏ hẻm, từng con phó Thời lượng thông tin tuyên truyền trên 180 phút/Ingày, gồm các chương trình địa phương, chương trình phát thanh đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình phát thanh đài Phát thanh — Truyền hình tỉnh, được ví như là cánh tay nối dài của các cơ quan báo chí

Trung ương, Tỉnh Song song đó, cấp ủy,chính quyền địa phương còn sử dụng hệ thong truyén thanh cơ sở làm công cụ, phương tiện dé thực hiện việc tuyên truyền những nội dung mang tính chỉ đạo điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị, quốc phòng ở địa phương, làm cầu nối quan trọng của Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân Hệ thống truyền thanh cơ sở luôn đi sâu, đi sát tình hình địa phương, đã cầu thành một nét đặc trưng trong đời sống của quan chúng nhân dân Đại bộ phận quan chúng nhân dân rất nhiệt tình hưởng ứng và rất quan tâm, thường xuyên theo dõi những thông tin được phat ra trên ra từ các loa phóng thanh và coi như là món ăn hang ngày không thé thiếu trong đời sống sinh hoạt.

Với những ưu điểm, chi phi đầu tư hệ thống truyền thanh ở cơ sở thấp, tác động nhanh, lan tỏa rộng đến đông đảo người dân, sức hấp dẫn của hệ thống truyền thanh ở cơ sở chính là sự phổ rộng, tác động vào thính giác người nghe, thông tin mang tính chân thật, thân mật, gần gũi với mỗi người dân, không phân biệt lứa tuổi, đối tượng và thông tin mang tính bắt buộc, tính chính thống, đem lại cho nhân dân sự tin cậy cao, những thông

106 tin thời sự nóng bong, bổ ích, gần gũi với cuộc sống thường ngày, giải đáp những thông tin mang tính hướng dẫn, chỉ dẫn, tính định hướng, dẫn dắt, góp phần thông tin tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân Do đó, hệ thống truyền thanh cơ sở cần phải được tiếp tục duy trì và phát triển, qua khảo sát có nhiều ý kiến cho răng hệ thống truyền thanh cơ sở là rất cần thiết, ở những vùng nông thôn, khu dân cư, người dân rất quan tâm đến những thông tin của chính quyền địa phương có liên quan đời sống, sinh kế Dac biệt, thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, thông tin thông báo các hoạt động, phong trào của chính quyền địa phương.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, lĩnh vực internet, đã làm thay đổi phương thức sản xuất, truyền tải, sự tiếp cận thông tin tuyển truyền, đồng thời sự vận động phát triển của xã hội đã làm thay đổi nhu cầu thông tin của người dân, tạo ra những thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở Hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh long còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự hấp dẫn, thu hút sự quan tâm theo dõi của nhân dân; chất lượng nội dung chương trình không có sự thay đổi cho phù hợp với xu thế hiện đại, chưa đáp ứng theo nhu cầu thông tin của nhân dân Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội dé hệ thống truyền thanh co sở có sự phát triển theo hướng mới, hướng hiện đại, thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ Internet vào các mặt hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi dé hệ thông truyền thanh cơ sở tiếp tục duy trì, phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng hiện đại, bắt kịp xu thế phát thanh hiện đại, đáp ứng nhu cầu cần nắm bắt thông tin của nhân dân ở địa phương Qua đó, tiếp tục phát huy vai trò hệ thống truyền thanh cơ sở trong bối cảnh hiện nay.

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w