1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ trông tin của báo điện tử

135 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

2.3 Đánh giá những thành công và hạn chế của việc tổ chức sản xuất nội dung đaphương tiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tử được khảo sát.... Là loại hình mới nên BDTphát t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

PHẠM VĂN ANH

LUẬN VĂN THAC SĨ BAO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM VĂN ANH

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101_01_UD

LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học TS Trần Duy Chủ tịch hội đồng

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dan

khoa học của TS Trần Duy

Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận luận văn là hoàn toàn trung thực,đáng tin cậy và chưa được công bố ở bat kỳ những công trình đã được công bồ trước

đây.

Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Sau những năm tháng học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành được luận văn

thạc sĩ với dé tài: Tổ chức sản xuất nội dung da phương tiện về lĩnh vực công nghệtrông tin của báo điện tử, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Duy, người

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, dé luận văn của tôi được hoàn thiện hơn về

mặt nội dung, hình thức và đúng tiễn độ

Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đảo tạo Báo chí và Truyền thông, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Dai học Quốc gia Hà Nội, các giảng viên

đã tận tình giảng dạy, chia sẻ, cung cấp kiến thức và tạo điều kiện dé tôi hoàn thiện

luận văn này.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo, các PV, BTV báo VietNamNet,

VnExpress và Tạp chí Điện tử Thông tin và Truyền thông đã hỗ trợ thu thập và xử lýthông tin, giúp tôi có được những kết quả khảo sát thực tế trong luận văn này

Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi đã tham khảo, học tập kinh nghiệm

từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tài liệu chuyên ngành của nhiều tác giả ở cácTrường Đại học, Viện nghiên cứu Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi sơ suất, cũng nhưsự hiểu biết van còn han hep Rat mong nhận được sự đóng góp của Hội đồng, thầy côvà bạn bè, đồng nghiệp dé công trình nghiên cứu hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CAC TU VIET TAT 2° s£©s£ss£ss£ssetssevssesse+sserssezse 4

DANH MỤC CÁC HINH TRONG LUẬN VĂN 2s secsecssessessecsee 5DANH MỤC CAC BANG, BIÊU DO TRONG LUẬN VĂN « s2 60067100072757 7

1 Lý do chọn đề tài -¿- ¿5s e+s+xeEkEEE9 1911211211211 1111111111111 111.1111111 E11 cre 72 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 2 s+£+E+EE+£E+EzEzrxerxeee 8

2.1 Tình hình nghiên cứu về đa phương ti6t cccccccscsssesssesssessesseesseessecstessessseessees 82.2 Tình hình nghiên cứu về tổ chức san xuất nội dung ĐPT - 9

3 Mục dich và nhiệm vụ nghién CỨU ¿6+1 3+1 E* 1 EE£EEEEEEESeeEerseereeeereere 12

3.1 Muc dich nghién Cu 0 12

3.2 Nhiệm vu nghiên cứu GG CAL ee cececccccecececsececsesesececsvsececsvsnsecsssesusarstsesessvseeeeseees 124 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - 2-2 2 2 +E£EE#EE£EESEE+EEEEerEerkerkrrkrrkee 12

4.1 Đối tượng nghiên cứu -¿- 2¿©2+22++2x+2EE2EEEEEEE2E221 2112122121121 12

4.2 Pham vi nghién CUU 1 ae 12

5.1 Co n7 ẽ ẽ aa1443‹< 13

5.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - << + E11 9x 91211931 1 vn ngưng re 13

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của van đề nghiên cứu - 2-2 s2 scssrxcrez 14

6.1 Ý nghĩa lý luận ¿- 2 6 SE+SE+E2EEEEEEEEEEEE1211211211 2111111111111 1E 11 te 146.2 Ý nghĩa thực tiễn -¿- 5-52 z+SE£EE2 12 19E1211211211712112111171711 11111 cce 157 Cấu trúc của i00 ằằ Ä1 15

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TO CHỨC SAN XUẤT NỘI

DUNG DA PHƯƠNG TIEN CUA BAO DIEN TỬ e 2s <scsecssese 16

1.1 Các khái niệm có liên quan và vai trò của tổ chức san xuất nội dung da phươngtiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tỬ .- 55c se 16

1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất - -: ccccccccvtrrrttkttrrrrtrirrrrrrirerrrieg 16

1.1.2 Khái niệm nội dung đa phương tIỆN eee eceeseeeeeeseeeseeeeeeeeeeseeeeeeneeeseens 17

1

Trang 6

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài :- 5c se 2 2E 2122112112111112112111111 1111 xe 22

1.2.1 Lý thuyết quản trị theo mục tiêU -¿- + ©+++2x+2£++zx++zx+zzxrrxeerseee 221.2.2 Lý thuyết Quản trị hệ thốngg - ¿2-2 2 2+ +E£EE9EEEEEEEE2E22112121 21212.251.3 Đặc điểm nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện

"0D 26

1.3.1 Các yêu tố đa phương tiện thường sử dụng trong tác pham báo điện tử 261.3.2 Vai trò của tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo điện tử 281.4 Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ thông

0)0ì::Ä»IoNvì12ì0ìVHŸÝŸ 32

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo

1.5.1 Các yêu tố bên trong tòa soạn ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất nội dung đa

phirong tién ca bAO Sui120 1102121 35

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài tòa soạn anh hưởng tới tổ chức san xuất nội dung đa

phương tiện của báo điỆn tỬ - .- - «tk nh ng TH Hà Hà Hư nh 36

Tiểu kết chương L - ¿52c ©5£2S£+EE9EEEEEE2E15E1E71211211211711112112111111.1 11T xe 37CHUONG 2 THỰC TRANG TO CHỨC SAN XUẤT NOI DUNG ĐA PHƯƠNGTIEN VE LĨNH VUC CÔNG NGHỆ THONG TIN CUA BAO ĐIỆN TỬ 38

2.1 Giới thiệu sơ lược về tờ báo thuộc diện khảo sát - <55555+<<<<<<s+ 38

2.1.1 Bao VietNamMNet iD})}))ệ)ÃŸÝ 38

2.1.2 Báo VIEXPIeSS - HH HH nh 40

2.1.3 Tạp chí Điện tử Thông tin và Truyền thông 2 2 2+2 szx+zx+xs+z 432.2 Khảo sát tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên Báo VietNamNet,

VnExpress và Tạp chí Ictvietnam (từ 01/2021 — 12/2021) -«-+-«++<+++++ 45

2.2.1 Thực trạng sử dụng đa phương tiện trong nội dung về công nghệ thông tin

trên các báo được khảo Sất - - <2 E1 33111111E2331 1111111935011 E311 key 45

2.2.2 Quy trình tô chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ

thông tin của báo điỆn tỬ - - - c1 11111 19 1111 111 91 TH TH ng ngư 55

Trang 7

2.3 Đánh giá những thành công và hạn chế của việc tổ chức sản xuất nội dung đaphương tiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tử được khảo sát 68

2.3.1 Thanh công và nguyên nhân thành công 5 «+ s+vsseeese 68

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế - 2-2 + £+E£+EE+EEe£E++EE+Exerxersez 73Tidu két ChUONY 800 44 78

CHUONG 3: NHUNG VAN DE DAT RA VA GIAI PHAP NANG CAO HIEU

QUA TO CHUC SAN XUAT NOI DUNG DA PHUONG TIEN VE LINH VUC

CONG NGHỆ THONG TIN CUA BAO ĐIỆN TU TRONG THỜI GIAN TỚI 80

3.1 Những van dé đặt ra đối với xu hướng TCSXND DPT về lĩnh vực CNTT của

196/100 88 25.£ , 80

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnh

vực công nghệ thông tin của báo điện tt . - - 5 31 1+ E2 EESssresserrske 84

3.2.1 Những giải pháp chung «+ x12 9 1n TH HH HH nh rư 84

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức san xuất nội dung đa phương tiện về lĩnhvực công nghệ thông tin của báo điện tử đối với báo VietNamNet 86

3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnhvực công nghệ thông tin của báo điện tử đối với báo VnExperss -. 89

3.2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả tô chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnhvực công nghệ thông tin của báo điện tử đối với tạp chí điện tử Thông tin và Truyền

005011777 — 92

Tiểu kết chương 3 - 2 ©2-©S£+E2+EEEEEEEEE21121117121121121111711211211 1111.1111 95KET LUAN 00177 4 :))Ố ÔỎ 97TÀI LIEU THAM KHHẢO e- 2s s£Sss£€SSeESs££2se©2SseEvseezseersservsee 99

3;0980991000755 104

TONG HỢP PHIẾU Ý KIEN CUA CONG CHUNG BẰNG HÌNH THUC

0n 104

Trang 8

BTV

CNTTCTVCQNN

Biên tập viên

Công nghệ thông tinCộng tác viên

Cơ quan Nhà nước

Đa phương tiện

Gói thông tin

Nhà xuất bảnPhát thanh — Truyền hìnhPhó giáo sư, tiễn sĩ

Phóng viên

Phỏng vấn sâuTổng biên tập

Tạp chí điện tử

Tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiệnTạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 1.1: Sơ đồ Quy trình sản xuất báo mạng điện tử Học viên tổng hợp theo cuốn

sách Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sang tạo ‹ -++s<+++ss2 32

Hình 2.1 Hình ảnh giao diện trang chủ của báo VietNamiNet - 5-5 c<<c<<<+2 39Hình 2.2 Giao diện chuyên mục Video của báo VietNamNet 55c +c<ccsc<e2 39Hình 2.3: Giao diện chuyên mục Công nghệ của báo VietNamNet -40Hình 2.4: Hình ảnh giao diện trang chủ của báo VnEXpPT€SS 5-5 555 c+c+< s2 40

Hình 2.5: Hình ảnh giao diện trang chủ phiên bản tiếng Anh của báo VnExpress 41Hinh 2.6: Giao dién chuyén muc Số hóa của báo 'VnEEXPT€SS (55c Scsseeerke 43

Hình 2.7: Giao diện trang chủ Tạp chí IcfvIefnam - -s- +5 x+e+sxet+ereeeesreseersreee 43

Hình 2.8: Giao diện chuyên mục Multimedia của tap chí Thông tin và Truyền thông 44

Hình 2.9: Các gói thông tin được trình bày với các cỡ chữ khác nhau - 46

Hình 2.10: Hình ảnh tinh được tích hợp các nút chức năng dé người xem có thé xoay và

lật ảnh theo ý muốn -2- 22 ©©+£©E++£+EE+E£9EE+E9EEEEE9EE151121112211127111771112711021112 E22 48Hình 2.11: Hình ảnh độ họa so sánh cầu hình và giá bán của sản phẩm Galaxy S21 và

¡05 0P ồ.Ố.Ố 52

Hình 2.12: Ảnh chụp màn hình GTT “Một câu chuyện về dầu cọ” TG 2021 53

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO TRONG LUẬN VAN

Biéu đồ 2.1: Top 9 báo điện tử va trang thông tin điện tử có lượng truy cập lớn nhất

Việt Nam tháng 11/2021 (Đơn vi tính: TTIỆU) - 5 S5 SE sEEeereerssrresersee 4I

Bảng 2.1: Số liệu tin, bài video về lĩnh vực CNTT trên Báo VietNamNet.vn 50Biểu đồ 2.2: Sử dụng video trên Tạp chí Ictvietnam .-2 22 2+2£22Eszz+2Esccez 50Bang 2.2: Số liệu video khảo sát năm 2021 của Tạp chí Ictvietnam -. - 50Bảng 2.3: Số liệu thống kê video về lĩnh vực CNTT trên Báo VnEpress.vn, năm 2021 51Biéu đồ 2.3: So sánh sử dung video của 3 tờ D0 wscessssssssesssssssssesssscsssssessessssssessscessseesecessees 51Sơ đồ 2.1: Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện của Báo VietNamNet.vn56Bảng 2.4: Thống kê tô chức sản xuất nội dung đa phương tiện có tính thời sự trên báo

ViettNamNet trong thang 1 I/222 Ì - 6-6 xxx *ESESESEEEEkEk cv vn ng rh, 58

So đồ 2.2: Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện của Tap chi Ictvietnam 60Sơ đồ 2.3: Quy trình tô chức sản xuất nội dung đa phương tiện của Báo VnExpress.vn 63Bang 2.5: Thống kê tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện có tính thời sự trên Báo

\41 90120810: 1500ì:1:/ 5081/20/20 P 65

Bảng 2.6: Khảo sát 112 người xem va mức độ đánh giá về tin, bài trên tờ VietNamNet 70Bang 2.7: Số tin, bài DPT về lĩnh vực CNTT của 3 báo khảo sát so với tin, bàitruyền thống ¿+ t1 1 E21 511515115111 11 11101111 1111 1101 1101 11T 11H HH tệ 75

Sơ đồ 3.1: Mô hình hội tụ nội dung và xuất ban đa nền tảng 2-2-5552: 87

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài“Tổ chức sản xuất nội dung da phương tiện” TCSXND DPT đã được khai thácvà vận dụng trong báo chí Việt Nam từ lâu dé tạo ra những tác phẩm sáng tạo, hấpdẫn Sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là Internet và các thiết bị thôngminh như smartphone và máy tính xách tay, đã giúp cho người làm báo có nhiều cơhội dé cải tiến quy trình sản xuất nội dung đa phương tiện theo hướng hiện đại hơn vathu hút độc giả hiệu quả hơn Các thiết bị số đang thay đổi thói quen của công chúngvà góp phần phát triển báo chí, truyền thông từ truyền thống sang kỷ nguyên hiện đại

Định hình lại tổ chức sản xuất nội dung DPT và phân phối tác phâm báo chítheo xu hướng đa phương tiện, đa nền tang dé đáp ứng nhu cầu thụ nạp thông tin đadạng của công chúng đang trở thành vấn đề cấp bách Trong đó, lĩnh vực thông tinđược các tòa soạn quan tâm đầu tư nội dung DPT nhất là nội dung về công nghệ thông

tin (CNTT), bởi đây là lĩnh vực có sự phát triển nóng và thu hút sự quan tâm của độc

giả Tuy nhiên các cơ quan báo chí vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tăng số lượngtác phâm báo chí về CNTT được sản xuất bằng hình thức đa phương tiện Cần có sựnhận thức đúng tính chất và vai trò cũng như tầm quan trọng trong việc sử dụng loạihình đa phương tiện cho các tác phẩm báo chí về CNTT của BĐT là nhiệm vụ hết sức

cân thiết.

Tác giả nhận thấy rằng nghiên cứu về nội dung ĐPT của BĐT về lĩnh vựcCNTT là rất cần thiết và quan trọng Do đó, tác giả đã chọn đề tài "'Tổ chức sản xuấtnội dung đa phương về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tie" cho luận vănthạc sỹ chuyên ngành báo chí học (ứng dụng) của mình Đề tài này sẽ giúp tác giả cócái nhìn toàn cảnh và thấu đáo hơn về cơ sở dữ liệu DPT và TCSXND DPT vẻ lĩnhvực CNTT - một trong những trụ cột của chương trình Chuyển đổi số quốc gia đếnnăm 2025, định hướng năm 2030 Ngoài ra, đề tài cũng giúp tác giả đào sâu nghiêncứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực CNTT và đó cũng là một cách học tập hữu ích.Đề tài này cũng có giá trị khoa học và giúp các cấp lãnh đạo của tạp chí Điện tử vàỨng dụng thuộc Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam, xây dựng TCSXND ĐPT về lĩnhvực CNTT trong xu hướng phát triển báo chí gắn liền với công nghệ hiện đại

7

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiViệc TCSXND DPT về lĩnh vực CNTT của tòa soạn báo điện tử đã đặt ra nhiềuvan đề khó khăn, đồng thời là thách thức đối với tòa soạn Là loại hình mới nên BDTphát triển còn gặp nhiều vướng mắc, một số tòa soạn khá ling túng khi triển khai, nếukhông có chiến lược, lộ trình cụ thê thì việc đầu tư gần như lãng phí, khiến vai trò, VỊthé của một tờ báo suy giảm đáng kể.

Dé hiểu rõ hơn về van dé này, tác giả thiết nghĩ cần phải có nhiều nghiên cứudé hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của hình thức đa phương tiện trong tác phẩm báo

chí trên các tờ BĐT.

Hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò tổ chức sản xuất nội dungDPT của BĐT, tuy nhiên, các dé tài nghiên cứu sâu về TCSXND DPT trong lĩnh vựcCNTT của BĐT còn hạn chế Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả xin tómtắt, nhận xét những công trình nghiên cứu, các tài liệu, sách (trong và ngoài nước)trong mỗi tương quan với dé tài đang nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu về đa phương tiện- Cuốn sách "Convergence Journalist an introduction: Writing and reportingacross the News Media" (tam dịch là Báo chí hội tụ: Viết và đưa tin thông qua qua

các phương tiện truyền thông mới) của tác giả Janet Kolodzy, năm 2006 Tác giảgiới thiệu về cách viết và đưa tin trên các phương tiện truyền thông mới và dự đoánsự thay đối của báo chí trong tương lai Mỗi chương được viết bởi các chuyên giatrong lĩnh vực và tập trung vào các kỹ năng thực tế và trọng tâm của hoạt động báochí hội tụ Cuốn sách tập trung vào việc phổ biến thông tin, viết sống động, trìnhbày mới mẻ và thu hút khán giả, và nêu lên ý kiến thảo luận về một mô hình báochí có trách nhiệm và lấy khán giả làm trung tâm

- Cuốn sách “Tổ chức tòa soạn đa phương tiện”, của tác giả Carmilla Floyd,

năm 2009, do Bộ TT&TT phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam dịch và

biên tập Tác giả đã nêu ra những ý tưởng và phương thức tổ chức và quan lý tòasoạn đa phương tiện Nó cũng đưa ra các mô hình t6 chức tòa soạn đại diện cho cácloại hình báo chí và các nghiên cứu thống kê Tuy nhiên, cuốn sách không đi sâu

8

Trang 13

phân tích nội dung của mô hình truyền thông đa phương tiện Nói chung cuốn sách

này chỉ có giá trị tham khảo vê mô hình tòa soạn hội tu.

Cuốn sách “Tổ chức hoạt động cơ quan bdo chí thực tiễn và xu hưởng pháttriển” của TS Nguyễn Quang Hòa (NXB Thông tin và Truyền thông, xuất bản năm2016) tóm tắt bức tranh toàn cảnh của hoạt động báo chí hiện nay và cung cấp cơcấu của tòa soạn báo Tác giả giới thiệu về bộ máy các cơ quan báo chí, bao gồmbáo in, báo phát thanh, báo truyền hình, hãng tin tức và báo mạng điện tử, cũng nhưxu hướng phát triển của báo chí

Bai bao “Sw vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trườngtruyền thông hội tụ” của tác giả Nguyễn Thanh Lợi, đăng trên tạp chi Người Làm Báonăm 2013, bài báo chỉ ra các phương tiện truyền thông truyền thống bị tác động trựctiếp khi các phương tiện truyền thông mới ra đời Trước các vấn đề: Sử dụng mạng xãhội cho báo chí hiện đại; Hội tụ và thách thức đối với nhà báo hiện đại; Tòa soạn Hộitụ - từ lý luận đến thực tiễn Báo chí cần thay đổi để hòa chung với dòng chảy đó Cácnhà báo đương đại cần chuẩn bị để đón nhận những thách thức do sự vận động tạo ra

Còn trên tạp chí điện tử thông tin và truyền thông, số 1 thang 1 năm 2021, “Vaitrò của công nghệ đối với báo chí - truyền thông trong kỷ nguyên chuyển đổi số”, tac

giả Bùi Thị Vân Anh và Hà Đình Nghĩa đã chỉ ra những ứng dụng công nghệ mới

trong báo chí, bao gồm sử dụng trí tuệ nhân tạo, blockchain, và công nghệ lọc và phântích hành vi người dùng dé nâng cao chất lượng sản xuất tin bài Hai tác giả cũng cho

rằng tích hợp những công nghệ mới vào báo chí tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi và

sẽ nâng cao hiệu quả công việc, nâng lực quản lý và chất lượng tin bài Các tác giảcũng thảo luận về yếu tố đa phương tiện trong quá trình sản xuất tác phâm báo chí, xây

dựng mô hình tòa soạn hội tụ và phương pháp làm việc của nhà báo trong thời đại kỹ

thuật số

2.2 Tình hình nghiên cứu về tổ chức sản xuất nội dung DPT

Trong khuôn khô luận văn này tác giả cũng có tham khảo một sô đê tài luậnvăn, khóa luận, sách, hội thảo va các bài viét trên báo chí liên quan đên đê tài, qua đó

Trang 14

có thé tìm hiểu và đúc kết những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tai

của mình, cụ thê:

Đề tài “Sứ dụng video trong tác phẩm báo chí đa phương tiện” luận văn Thạc sĩ

của tác giả Dương Thị Hải Anh, chuyên ngành Báo chí Trường Đại học Khoa học xã

hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2016 Tác giả cũng nhận định xu thếbáo chi DPT sẽ bùng nỗ cùng với sự phát triển của CNTT và mang internet Ngoài ra

tác giả cũng nêu bật những thuận lợi và những khó khăn của việc sử dụng các thành

phan trong tác phẩm báo chi DPT; các van về mới mà truyền thông DPT gặp phải trênmôi trường mạng internet Đối với tác phâm báo chí đa phương tiện, tác giả đã nêu rađiểm khác biệt so với tác phẩm báo chí truyền thống, đó là khả năng sử dụng tích hợpđa ngôn ngữ dé biéu đạt nội dung thông tin

Như đề tài luận văn “Ứng dụng da phương tiện trên báo điện tw nhìn từTienPhong.vn và BBC.CO.UK”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tuấn,chuyên nganh Báo chí Trường Dai học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại hoc Quốcgia Hà Nội, 2017 Luận văn đã nêu ra được những ưu thế của tác phẩm báo chí đaphương tiện và hiệu quả của ứng dụng đa phương tiện trên BĐT từ xu thế phát triển như vũbão của CNTT Tác giả nhận định, truyền thông DPT là tat yếu

Tác giả cũng khảo sát thực trạng việc sử dụng video tại các tòa soạn báo điện tử

Vnexpress, VietnamPlus và VietNamnet va đưa ra thực trạng việc sử dụng video, giải

pháp đề tăng chất lượng video trong tác phâm đa phương tiện tại các tòa soạn này

Đề tài “Khai thác yếu to da phương tiện ở báo điện tử Chính phủ hiện nay”,

luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Tiên Dung, chuyên ngành Báo chí học của Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2016.

Đề tài phân tích vai trò của yếu tố DPT trên BĐT thông qua khảo sát báo điện tửChính phủ Tác giả đưa ra đánh giá chỉ tiết về ưu, khuyết của báo và đề xuất giải pháptối ưu hóa khai thác yếu tô DPT dé cải tiễn chất lượng tờ báo trong thời gian tới

Hai cuốn sách "Báo chí và truyền thông đa phương tiện" của PGS TS NguyễnThị Trường Giang (NXB Dai học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2017) và cuốn “Báomạng điện tử - Những vấn dé cơ ban” (NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, xuất ban

10

Trang 15

năm 2011) Đã cung cấp cho chúng ta kiến thức về truyền tải thông tin DPT và cáccách thức thể hiện mới của đa phương tiện Tác giả trình bày đặc điểm, mô hình biêntập, quy trình sản xuất thông tin, cách viết và trình bày nội dung của báo mạng điện tửvà chỉ ra đặc điểm của mô hình hội tụ truyền thông Tác giả cũng đề cập đến ảnhhưởng của xu hướng báo chí va DPT đối với báo chí của Việt Nam và truyền thông xãhội đến sự phát triển của báo chí và truyền thông hiện đại.

Các tập của bộ “Báo chí — truyền thông, những điểm nhìn từ thực tiễn” do PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2017).Thông qua những công trình nghiên cứu, bài viết có giá trị, tác giả đã nêu ra nhữngvan đề lý luận chung về báo chí - truyền thông, thông qua những nguồn tư liệu này tácgiả nêu bật những kinh nghiệm và thực tiễn của báo chí — truyền thông Tác giả cũngđã phần nào đưa ra được cái nhìn thực sự khái quát về các vấn đề của báo chí truyền

thông trong giai đoạn hiện nay.

Cuốn sách “Báo chí trong môi trường truyền thông hiện dai” của PGS.TS.Nguyễn Thành Lợi (NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tái bản năm 2019) giớithiệu các lý thuyết mới về truyền thông, hội tụ và truyền thông xã hội Tác giả cũnggiải thích vai trò của tòa soạn báo và truyền thông, nơi cho những “nhà báo đa năng”thé hiện kỹ năng cần thiết trong môi trường truyền thông hội tụ Cuốn sách cũng cungcấp kỹ năng cơ ban của báo chí DPT thông qua cách sử dụng DPT như, đồ họa và hình

ảnh sinh động.

Cuốn “Tài liệu cần biết về công nghệ thông tin” của nhiều tác giả là các chuyêngia, nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo các công ty công nghệ (NXB Thông tin và Truyềnthông, xuất bản năm 2018) giới thiệu tổng quan đặc điểm của nhóm ngành CNTT ởViệt Nam Tài liệu cập nhật những tiễn bộ công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 và môtả chi tiết công việc của các vị trí như quản lý dự án, chuyên viên thiết kế, chuyên viêntruyền thông đa phương tiện

Bài viết “Gói tin tức da phương tiện trên báo mạng điện tir” của tác giả Nguyễn

Thi Trường Giang, đăng trên tạp chí Người làm Báo năm 2017 mô tả hình thức gói tin

tức đa phương tiện trên báo mạng điện tử, sử dụng nhiều yếu tố đa phương tiện như

II

Trang 16

văn bản, âm thanh, video, ảnh và đồ họa làm nổi bật chủ đề cần giải quyết Tác giả chorằng gói tin tức sẽ phổ biến trên BĐT trong tương lai, tuy nhiên phụ thuộc vào sự phát

triên của toàn soạn, khoa học kỹ thuật và nhu câu của công chúng.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu của luân văn này là khảo sát, đánh giá thực trạng vềtổ chức sản xuất nội dung ĐPT về lĩnh vực CNTT của BDT, từ đó phát hiện các vấnđề thực tiễn và đề xuất những giải pháp hiệu quả cho vấn đề này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài- Tổng hợp nghiên cứu tài liệu dé tạo khung lý thuyết phục vụ nghiên cứu: Cáckhái niệm có liên quan; các yếu tố đa phương tiện trên BĐT; các nguyên tắc, quy trình

TCSXND ĐPT của báo điện tử.

- Khảo sát, mô tả và phân tích thực trạng TCSXND ĐPT trên báo điện tửVietNamNet.vn, báo điện tử VnEpress.vn và Ictvietnam.vn, qua đó chỉ rõ những mặt

thành công, điểm hạn chế và nguyên nhân Dua ra một số khuyến nghị khoa học dénâng cao hiệu quả TCSXND DPT về lĩnh vực công nghệ thông tin của BĐT

- Đê xuât những giải pháp cụ thê nhăm cải thiện và nâng cao hiệu quảTCSXND ĐPT của báo điện tử.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Tổ chức sản xuất nội dung đa phươngtiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tr”

Trang 17

- VietNamNet là tờ báo điện tử hàng đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin tạiViệt Nam, thuộc quyền quản lý bởi Bộ TT&TT Tờ báo này đứng trong Top 10 báođiện tử và trang tin điện tử tổng hợp có lượt truy cập lớn nhất Việt Nam và cung cấpcác tác phâm báo chí chính xác, kịp thời không chỉ liên quan tới lĩnh vực CNTT trongnước mà còn từ nước ngoài VietNamNet có chiến lược nội dung phủ rộng các vấn déliên quan tới ngành CNTT, từ chính sách đến xu hướng công nghệ mới và các bài phântích của các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

- VnExpress là tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam, đứng số một về số lượngngười truy cập Tờ báo này có chuyên mục Số hóa với những thông tin và bài viết độc,

lạ về công nghệ, sản phẩm, blockchain VnExpress được thành lập từ năm 2001, đã

phát triển mạnh mẽ và có phiên bản tiếng Anh, ứng dụng đọc báo tích hợp trên TiviSony Với lợi thế tiên phong trong loại hình BĐT, VnExpress đã tích lũy được kinhnghiệm quý báu trong ứng dụng công nghệ và tô chức sản xuất nội dung trên BDT

- Tạp chí điện tử Ictvietnam trực thuộc Bộ TT&TT, ngoài chức nang thông tin,

tạp chi còn là một diễn đàn trao đổi thông tin, công bố các công trình nghiên cứu vềlĩnh vực thông tin và truyền thông, công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông Tạp chíđược đánh giá cao về lượng độc giả có kiến thức và yêu thích công nghệ, cùng với số

lượng công tác viên và chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan Việc lựachọn tạp chí này sẽ giúp tác giả có được thông tin giá trị để phục vụ nghiên cứu

5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý thuyết

Tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, nghị quyết, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước về báo chí Van dụng kết hợp lý thuyết về TCSXND DPT trên BĐT

Luận văn sử dụng lý thuyết Quan tri theo mục tiêu, lý thuyết Quản trị hệ thống.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giúp tác giả hiểu được vai trò của tô chứcsản xuất và TCSXND DPT trong lĩnh vực CNTT của BĐT Tác giả sử dụng phương

13

Trang 18

pháp này để tìm ra các vấn đề cốt lõi và triển khai khung lý thuyết TCSXND ĐPT.Thông qua tìm hiểu quan điểm Đảng và Pháp luật để thấy sự phát triển của báo chí

Việt Nam và ứng dụng các tiễn bộ khoa học và công nghệ mới Tác giả cũng phân tíchcác công trình nghiên cứu dé tìm ra giải pháp khoa học và hướng phát triển cho đề tài

nghiên cứu.

- Phương pháp phóng van sâu: Được dùng dé phỏng van lãnh dao, PV, BTV,kỹ thuật viên tại cơ quan BĐT Tác giả đã phỏng van sâu 9 người, gồm lãnh đạo tao

soạn, phụ trách chuyên mục, trưởng/phó ban, BTV, PV, bằng gặp mặt trực tiếp, ghi âm

và phiêu trả lời đê có sở cứ khoa học và dữ liệu phục vụ nghiên cứu.

- Phương pháp điều tra xã hội học bằng anket: Được sử dụng đề thu thậpthông tin khách quan và đảm bảo tính khuyết danh cao Tác giả sử dụng bảng hỏi vàtrưng cầu ý kiến rộng rãi của công chúng để mô tả, so sánh, giải thích về kiến thức,thái độ, hành vi và các đặc trưng nhân khâu-xã hội của công chúng trong các vấn đềliên quan mà luận văn đang nghiên cứu Dé tìm hiểu sự quan tâm của công chúng vớicác tác pham DPT về CNTT trên 3 tờ báo nghiên cứu, tác giả đã phát ngẫu nhiên 112phiếu khảo sát cho công chúng trên địa bàn thành phố Hà Nội vào tháng 6 năm 2021

- Phương pháp quan sát: Được sử dụng dé ghi nhận hoạt động liên quan đếnTCSXND PPT tại các cơ quan khảo sát, cách PV, BTV triển khai dé tài và xây dựngtác phẩm báo chí, và phản hồi của công chúng Phân tích so sánh giao diện hiển thitrên PC, laptop, mobile dé tìm ra điểm tối ưu và mặt hạn chế của trang Kết quả cóđược sẽ là một phần quan trọng trong thực hiện nghiên cứu

- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để đánhgiá số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu về tổ chức sản xuất nội dung DPTtại các cơ quan báo chí Điều này sẽ giúp củng cố khoa học cho luận điểm về sự tồn taivà phát triển của BĐT, từ đó đề xuất các cải tiến năng lực TCSXND DPT của BĐT

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn sẽ xác định vai trò của TCSXND DPT về lĩnh vực CNTT của BDT déđánh giá hoạt động thực tế của các tòa soạn Ngoài ra, cũng đề xuất các gợi ý từ lý

14

Trang 19

luận đên thực tiên, nhăm mở ra các hướng nghiên cứu mới trong việc sử dụng sứcmạnh của công nghệ và internet dé chong vi phạm và ăn cap bản quyên tác phâm báochí, cũng như sử dụng hiệu quả yêu tô đa phương tiện trong sản xuât tác phâm báo chíĐPT trên báo điện tử.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là tài liệu khảo cứu hữu ích cho nhà quản lý báo chí, các nhà báo, sinh

viên và đưa ra các thay đổi phù hợp cho TCSXND DPT của BDT Cũng là cơ sở débáo VietNamNet, VnExpress và tạp chí Ictvietnam tham khảo nhằm đưa ra những thayđổi phù hợp trong TCSXND DPT về lĩnh vực CNTT Các công ty công nghệ thamkhảo tìm ra hướng phát triển mới

Đồng thời, mở ra cách thức làm việc hiệu quả của đội ngũ người làm báoCNTT dé đưa chất lượng nội dung DPT của BĐT về lĩnh vực công nghệ thông tinngày càng tốt hơn

7 Cau trúc của luận vănBên cạnh phần mở, kết luận, phụ lục phần nội dung chính của luận văn được

chia thành 3 chương:

Chương 1: Những van đề lý luận về tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện

của báo điện tử.

Chương 2: Thực trạng tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnh vực

công nghệ thông tin của báo điện tử.

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng tô chức sảnxuất nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tử trong

thời gian tới.

15

Trang 20

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE TÔ CHỨC SAN XUẤT

NỘI DUNG ĐA PHƯƠNG TIỆN CỦA BÁO ĐIỆN TỬ

1.1 Các khái niệm có liên quan và vai trò của tố chức sản xuất nội dung đaphương tiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của báo điện tử

1.1.1 Khái niệm tô chức sản xuất

Đề hiểu rõ hơn khái niệm tổ chức sản xuất, chúng ta cùng phân định cụ thê thế

nao là “Tô chức” và thê nào là “Sản xuât”.

1.1.1.1 Tổ chức

Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp “Organon" nghĩa là hài hòa.Theo Từ điên tiếng Việt, tổ chức là làm cho thành một chỉnh thể, có một cấutạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất; Làm cho thành trật tự, có nề nếp;Làm những gì cần thiết đề tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốtnhất [32, tr 1276]

Tô chức hiểu theo nghĩa thông thường là liên kết nhiều người lại để thực hiệnmột công việc nhất định Tổ chức đặt ra dé thực hiện nhiệm vụ Mỗi tô chức đều có

mục đích, nhiệm vụ riêng.

1.1.1.2 Sản xuấtTheo từ điển Tiếng Việt, sản xuất là tạo ra của cải vật chất, nói chung: hoạtđộng sản xuất, tạo ra vật chất cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vàođối tượng lao động [32, tr 1069]

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong kinh tế củacon người dé tạo ra sản phẩm vật chất và tình thần phục vụ nhu cầu của xã hội Quátrình sản xuất phải xem xét các yếu tố như sản phẩm, phương pháp sản xuất, kháchhàng, giá cả và tối ưu hóa sử dụng nguồn lực Nếu coi sản xuất là một quá trình thì tổchức sản xuất là tổng hợp các phương pháp, sự phối hợp, kết hợp giữa sức lao động, tưliệu sản xuất, công cụ lao động và đối tượng lao động dé phù hợp với yêu cầu, nhiệmvụ sản xuất, quy mô và công nghệ sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ con người

và xã hội.

16

Trang 21

Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell va Heinz Weihrich trong cuốn

Management (sự quán lý, điều hành) năm 1984 thi công tác tổ chức là "việc nhóm gdp

các hoạt động can thiết dé dat được các mục tiêu, là việc giao phó mỗi nhóm cho mộtngười quan lý với quyên han can thiết để giám sát nó, và là việc tạo diéu kiện cho sự

liên két ngang và dọc trong cơ cau của doanh nghiệp"

Theo TS Trần Văn Hùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển Doanhnghiệp cho rang: “Tổ chức sản xuất là sự phối hợp, kết hop chặt chẽ giữa sức lao

động, tư liệu lao động và đối tượng lao động cho phù hợp với yêu câu, nhiệm vụ sản

xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm sản xuất ra sản phẩm

có chất lượng đáp ứng nhu câu của thị trường” [22]

Nói chung, tô chức sản xuât là việc phôi hợp nguôn nhân lực, tài nguyên và

công cụ đê giảm chi phí nhăm tạo ra sản phâm với hiệu quả và chât lượng như mong

muôn.

Trong lĩnh vực báo chí, tổ chức sản xuất tin bài, video và hình ảnh đòi hỏi sựtham gia của nhiều thành phan trong tòa soạn và cần được phối hop nhuan nhuyễn và

kiểm tra chặt chẽ để tạo ra sản phẩm chất lượng Đó không chỉ là nhiệm vụ của đội

ngũ PV, BTV, kỹ thuật viên mà nó còn là công việc của người lãnh đạo, của cácphòng, ban cơ quan báo chí đó.

Tóm lại, trong luận văn này khái niệm tô chức sản xuất được hiểu là: T6 chứcsản xuất là việc điều hành sản xuất hoàn chỉnh phan chính, phần cốt lõi dé tạo nênmột sản phẩm Van dé được dé cập ở đây, chính là phan nội dung của tờ báo, do đó,đòi hỏi việc tổ chức sản xuất cần phải kế hợp chặt chẽ, hài hòa các nguồn lực từ conngười đến phương tiện, nhằm mục đích tạo ra một sản phẩm báo chí thực sự hiệu quảvà có giá trị khi đến với công chúng

1.1.2 Khái niệm nội dung da phương tiện1.1.2.1 Khai niệm nội dung

Có rat nhiêu định nghĩa, cũng như khái niệm về nội dung, trong đó, nghiêng vê

lĩnh vực triết học thì nội dung được hiểu cơ bản là: “Mộ phạm trù triết học tổng hợp

17

Trang 22

tat cả các mặt, các yêu tô, các quá trình tạo nên sự vật, điên ra trong sự vật Nội dung

giữ vai trò quyết định hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật”

Theo từ điển Tiếng Việt: “Nói dung là mặt bên trong cua sự vật, cai được hìnhthức chứa đựng hoặc biểu hiện” [32, tr 738] Như vậy có thé nói nội dung là phần hồnkhông thé thiếu của của một sự vật

Trong báo chí cũng vậy, có rất nhiều khái niệm đề cập đến tầm quan trọng củanội dung trong báo chí, việc đầu tư cho nội dung, quản lý nội dung thế nhưng việc nóiđến khái niệm về nội dung thì rất ít được đề cập đến

Nội dung là một phần không thẻ thiếu đối với một tờ báo, nhất là đối với côngtác xuất bản Tại tọa đàm trực tuyến về “Nội dung là yêu tố quan trọng nhất của nềnBáo chí — Xuất bản thời đại 4.0” trong khuôn khổ Hội sách trực tuyến năm 2020 diễnra trong thời điểm trung tuần tháng 4/2020, TS Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Đứng là Báochí — Xuất bản muốn có công chúng phải có nội dung hấp dan, không có công chúng,không hap dẫn thì coi như ngành này sup đổ" [20] PGS TS Nguyễn Văn Dững chorằng: “Nội dung của báo chí và xuất bản cũng phải phù hợp với từng đối tượng độcgiả và nhu cau của thị trường, đây là yếu to dé phát triển”

Từ đó cho thay nội dung thực sự là phần lõi, phần hồn của một sự vật, của một

sản phâm báo chí.

Nội dung là tổng hợp tat cả các yếu tố làm nên phan bên trong của tác phẩmbáo chí, có tính động, có khuynh hướng biến đồi dé phù hợp với yêu cau của thời đại

1.1.2.2 Khải niệm da phương tiện

Công nghệ internet bùng nổ đã tạo ra xu hướng phát triển của truyền thông mới,thuật ngữ “đa phương tiện” được nhắc đến, được đề cập trong nhiều cuốn sách, giáo

trình giảng dạy, cũng như trong các công trình nghiên cứu.

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà thuật ngữ “đa phương tiện” được định nghĩa

khác nhau Tuy nhiên, phổ biến nhất, thuật ngữ “đa phương tiện” xuất phát từ cụm từ“Mutlimedia” trong tiếng Anh Trong từ điển của Dai hoc Cambridge — đa phương tiệncó nghĩa là việc sử dụng kết hợp âm thanh, hình ảnh và video dé trình bày thông tin

trên màn hình máy tính.

18

Trang 23

Tác giả Tony Feldman đã nhắc lại định nghĩa của Patrick Gabbins trong cuốn

Multimedia (Đa phương tiện) như sau: “Truyền thông da phương tiện là sự tích hop

liền cua dữ liệu văn bản chữ, các loại hình ảnh và âm thanh trong một môi trưởngthông tin số hóa riêng lể"

Theo PGS TS Đỗ Trung Tuấn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thôngđịnh nghĩa: “Đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng dong thời nhiều dangphương tiện chuyển hóa thông tin và các tác phẩm từ các kỹ thuật đó” [40, tr 05]

PGS TS Nguyễn Van Dững định nghĩa: “Da phương tiện là khả năng kết hợpcác tài liệu văn bản, hình anh, âm nhac, video, hình động và tài liệu in ấn có thể đượcsử dụng ở nhiều mức độ khác nhau nhằm “thay đổi” sự chú ý và truyén đạt một cáchhiệu quả thông điệp của bạn Da phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyễnthông trong việc truyền tải thông điệp nhằm gây chú ý, hap dẫn và thuyết phục công

chúng” [1] tr 180].

Từ nhận định trên cho thấy, “da phương tiện” là một khái niệm khá trừu tượng,

nó đem đên cho người tiêp nhận khá nhiêu cách hiêu khác nhau.

Nhóm tác giả Lê Đắc Nhường- Nguyễn Gia Như, trong cuốn Truyền thông đaphương tiện cho rằng, “Da phương tiện (Multimedia): Là dạng tích hop của van bản,âm thanh (voice), hình ảnh (picture), phim (video) trong một môi trường thông tin số.Đa phương tiện có nhiều loại với những phương tiện biểu diễn khác nhau như: radio,

vô tuyến, quảng cáo phim, ảnh [29, tr 223]

Trong bài viết về “tin ức da phương tiện — một dang tác phẩm báo chí mới" tácgiả Ngô Bích Ngọc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có đề cập đến định nghĩa

củagiáo trình day báo chi Trường Dai hoc Berkely: “Mot câu chuyện đa phương tiện

(hoàn chỉnh) là sự kết hop của văn bản, hình anh tĩnh, video clip, âm thanh, đồ họa vàsự tương tác được trình bày trên một trang wed trong một định dạng phi tuyến tính

trong đó các thông tin trong moi phương tiện là hoàn chỉnh, không dư thừa”

“Phi tuyến tính” có nghĩa là thay vì đọc một mẫu chuyện duy nhất có cấu trúc

cứng nhắc, người dùng có thể chọn cách đọc tự điều chỉnh hướng, click vào đọc bat cứ

yêu tô nào, theo thứ tự tùy chọn của bài báo đó “Không dư thừa” có nghĩa là thay vi

19

Trang 24

bài báo được tạo thành bởi văn bản cộng với một video clip/audio clip có nội dung

tương tự phần văn ban, thì ở đây các phần khác nhau của một câu chuyện được kếbằng cách sử dụng phương tiện truyền thông khác nhau Điều quan trọng là sử dụng

mỗi hình thức truyền thông — để trình bày một nội dung, hay lượng thông tin khác

nhau của một câu chuyện theo cách hấp dẫn nhất và giàu thông tin [14, tr 384]

Theo PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang cho răng: đa phương tiện là sự kếthợp của nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự va phi văn tự): Văn bản (Text), hìnhảnh tinh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh tổng hợp(audio), video và chương trình tương tác (interactive program) nhằm gây sự chú ý,tăng độ hấp dẫn, đảm bảo độ tin cậy, chân thực, khách quan và nâng cao tính thuyếtphục trong truyền tải thông điệp [15, tr 20]

Như vậy, hiểu một cách chung nhất, nội dung đa phương tiện là phan hồn, phầnlõi bên trong của các sản phẩm báo chí truyền thông được kết hợp sử dụng nhiều yếutố đa phương tiện như: văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, video, đồ họa và các chươngtrình tương tác khác, đề truyền tải thông điệp, thông tin đến người tiếp nhận Trong đó,nội dung đa phương tiện trên BĐT là sự kết hợp nhiều loại phương tiện (văn tự và phivăn tự) dé thực hiện và tạo nên thông điệp, thông tin thông qua một tác pham báo chí

1.1.2.3 Khải niệm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin trong tiếng Anh là Information Technology, viết tắt là IT.Từ điển Cambridge định nghĩa Information Technology — Công nghệ thông tin làngành khoa học gồm các hoạt động sử dụng các hệ thống điện tử và máy tính để lưu

trữ, phân tích và sử dụng thông tin.

CNTT là động lực quan trọng của sự phát triển và ứng dụng rộng rãi trong mọilĩnh vực, thúc đây sáng tạo, tăng năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất CNTT đãtrải qua nhiều chuyên dịch mạnh mẽ về công nghệ và được áp dụng rộng rãi vào tất cảcác lĩnh vực hoạt động của con người Những chuyên dịch chủ yếu là: Từ kỳ thuậttương tự sang kỹ thuật số; từ công nghệ bán dẫn truyền thống sang công nghệ vi xử lý;từ các hệ thống dùng riêng sang các hệ thống dùng chung, từ giao diện đồ họa sang

giao diện đa phương tiện

20

Trang 25

Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trongNghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hopcác phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếulà kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt

động cua con người và xã hội”.

Theo Điều 4, Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định,

“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ

thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin

lưới internet và hệ thống mạng viễn thông, sử dụng cho việc sản xuất, phân phối, xử lý

dit liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau

1.1.2.4 Khái niệm báo điện tử

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, báo điện tử là đề tài đã có nhiều

công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu Từ các công trình khoa học nghiên cứu

đó, nhiều tác giả cũng có nhiều quan điểm về loại hình báo chí này Và cũng tồn tạinhiều cách gọi khác nhau: Báo điện tử (Electronic Journal); báo trực tuyến (Online

Newspaper); báo mang (Cyber Newspaper): báo chi Internet (Internet Newspaper) vàBáo mang điện tử.

Trong Luật Báo chí 2016, Điều 3 quy định báo điện tử là một trong bốn

loại hình báo chí; và đưa ra khái niệm: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng

chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gốm báo

điện tử và tạp chi điện tử”.

21

Trang 26

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (2012), PGS.TS Nguyễn Văn Dững chorằng: ‘'Bdo mạng điện từ là loại hình báo chí - truyền thông ton tại, phát triển trênmạng Internet toàn câu Là kênh truyền thông đặc thù ra đời sau, báo mạng điện tử đàhội tụ được nhiều uu điểm nổi trội cha các kênh truyền thông trước đó, đông thời cũngbộc lộ những bat cập” [12].

Còn theo cuốn “Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo”(2014), tác giả Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang định nghĩa răng:

“Báo mạng điện tử là loại hình bao chi được xây dựng dưới hình thức một trang web,

phát hành trên mạng Internet, có uu thé trong truyền tải thông tin một cách nhanh

chóng, tức thời, da phương tiện và tương tác cao” [34].

Trong công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Văn Dững chủ biên(2017) “Báo chí giám sát, phản biện xã hội ở Việt Nam”, các tác giả Nguyễn Văn

Dững, Phan Xuân Sơn, Đỗ Thu Hang, Hồ Bất Khuất, Nguyễn Thị Trường Giang,Nguyễn Ngọc Oanh, Đinh Thị Thu Hang đã khang định rang “wu thé của Báo mạngđiện tử là trực tuyến (online), truyén thông đa phương tiện (multimediacommunications) và forum - diễn đàn trực tuyến” [13, tr 318]

Như vậy, dù tiếp cận ở góc độ nghiên cứu nao thì quan điểm của những nhàkhoa học đều có những điểm chung nhất định Đó là, báo mạng điện tử là một loạihình báo chí mới, tôn tại dưới dang một trang web, có khả năng cung cấp thông tinsống động bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, videos được truyền tải liên tục tới

công chúng trên internet.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm dưới thuật ngữ là“báo điện tir” dé thực hiện dé tài nghiên cứu

1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài1.2.1 Lý thuyết quản trị theo mục tiêu

Quản trị theo mục tiêu được P Druker phát triển từ cuối những năm 1950 củathế kỷ 20 và tiếp tục được phát triển bởi nhà nghiên cứu Odioner (1965)

Quản trị theo mục tiêu/quản lí theo mục tiêu (tiếng Anh: Management ByObjectives, viết tắt: MBO), là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân

22

Trang 27

viên và sau đó hướng hoạt động của người lao động vào việc thực hiện và đạt được cácmục tiêu đã được thiệt lập MBO là một hệ thông quản tri liên kêt mục tiêu của tô chức

với kêt quả công việc của từng cá nhân và sự phát triên của tô chức với sự tham giacủa tat cả các cap bậc quản trị.

Theo quan điểm của Peter Drucker, quản trị theo mục tiêu đòi hỏi phải xác địnhrõ ràng và rành mạch các mục tiêu hay các kết quả công việc mà ta mong muốn, xâydựng các chương trình thực tế để thực hiện chúng và đánh giá chính xác các thông sốcông việc bằng cách đo kết quả cụ thé theo từng giai đoạn theo các mục tiêu đã đề ra

Phương pháp quản tri theo mục tiêu (MBO) là phương pháp đòi hỏi các thành viên

trong cùng bộ phận cùng tham gia vào việc dé ra các mục tiêu thực hiện công việctrong tương lai cùng với người lãnh đạo bộ phận, là người giúp họ phương sách đề đạt

được mục tiêu đó Tiêu chuẩn đánh giá là kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra theo

định kì đánh giá được xác định Vào cuối định kì đánh giá sau khi sử dụng các mụctiêu đánh giá được đề ra để đánh gia su nố lực của nhân viên, người lãnh đạo bộ phậnsẽ gặp gỡ nhân viên dưới quyền của mình và cung cấp các thông tin phản hồi củamình, thực hiện phỏng van đánh giá [19, tr 267] Trong quá trình thực hiện đánh giá

theo quản trị mục tiêu thì nhân viên và người lãnh đạo phải thống nhất những nội dungbao gồm nội dung những công việc mà người nhân viên phải thực hiện Những nộidung công việc cụ thể mà mỗi nhân viên phải thực hiện theo mục tiêu, phải được quyđịnh trong những khoảng thời gian nhất định theo quý, 6 tháng, 1 năm

Phương pháp quản trị theo mục tiêu là phương pháp quản trị dựa vào các mục

tiêu đề ra dé thúc đây quá trình thực hiện mục tiêu và đánh giá kết quả mục tiêu đạt

được Trong phương pháp quản tri theo mục tiêu sử dụng vào đánh giá thực hiện công

việc, việc đánh giá được chuyên từ đánh giá các đặc tính cá nhân sang đánh giá hoảnthành công việc, vai trò của nha quản tri (quan lý) là những người cố van, tư van cònnhân viên tham dự mang tính tích cực Các bước triển khai MBO bao gồm 5 bước đólà: dự thảo mục tiêu cấp cao; xác định mục tiêu cấp dưới; thực hiện mục tiêu; tiến hànhkiểm tra và hiệu chỉnh; tổng kết và đánh giá Phương pháp quản trị theo mục tiêu chú

trọng tới các vấn đề về sự phối hợp giữa lãnh đạo và nhân viên đối với việc sắp đặt

mục tiêu cho nhân viên trong một khoảng thời gian cụ thé nhất định, xem xét những

23

Trang 28

tiễn bộ đạt được, đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong công việc.

Trong phương pháp quản tri theo mục tiêu các nhà lãnh đạo thường chú trọng tới các

mục tiêu được lượng hóa mặc dù trong thực tế sẽ có nhiều mục tiêu chỉ có thé đánh giá

theo định tính hoặc chat lượng [1, tr 158].

Phương pháp quan tri theo mục tiêu (MBO) là phương pháp mà người lãnh đạocùng với từng nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện công việc cho kỳ tương lai,

người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá nỗ lực của nhân viên và cung cấpcác thông tin phản hồi cho họ Phương pháp này nhắn mạnh vào kết quả mà nhân viêncần đạt được chứ không nhắn mạnh nhiều vào các hoạt động hành vi thực hiện côngviệc và do đó nó có tác dụng nâng cao sự chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc

[33 tr 149].

Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO) là phương pháp đánh giá thực hiệncông việc trong đó người lãnh đạo trực tiếp và nhân viên cùng xây dựng các mục tiêu

thực hiện công việc cho thời kỳ tương lai và trên cơ sở đó người lãnh đạo đánh giá nỗ

lực của nhân viên và cung cấp các thông tin phản hồi cho họ [34, tr 209]

Như vậy, quản trị theo mục tiêu (MBO) được hiểu cơ bản như sau: là phương

pháp đánh giá thực hiện công việc của nhân viên dựa theo mục tiêu xác định Các mục

tiêu này được xây dựng thông qua quá trình trao đôi bàn bạc giữa nhân viên và ngườiquản lý trực tiếp Quá trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên cũng chính làquá trình đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, kết quả thu được vừa là căn cứ đánh

giá vừa tạo ra nguôn thông tin phản hôi cho cả nhân viên và cho tô chức.

Trong khuôn khổ luận văn này, cụ thể trong TCSXNDĐPT, quản trị MBO được

coi là tiêu chuẩn cơ bản đề đánh giá kết quả hoạt động của tô chức bằng việc đạt đượccác mục tiêu của t6 chức thông qua các mục tiêu của nhân viên trong toàn bộ tổ chức,

giác độ này có nghĩa vô cùng quan trọng.

Cụ thé có ba khía cạnh ứng dụng MBO trong Tổ chức sản xuất nội dung Da

phương tiện:

Thứ nhất, sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu trong tổ chức sẽ thúc đây tinhthần sáng tạo và chủ động của nhân viên, đồng thời giúp nhà quản lý phát hiện và khắc

24

Trang 29

phục sai sót trong quản lý Sự trao đôi thường xuyên giữa quản lý và nhân viên tạo nên

môi quan hệ gan bó và tạo môi trường làm việc hiệu quả va đoàn kết.

Thứ hai, phương pháp quản trị theo mục tiêu giúp phân cấp quản lý rõ ràng vàgắn với các mục tiêu cụ thé trong công việc Các cấp quản lý trong tổ chức bao gồmquản lý cấp cao, quản lý cấp trung và quản lý cấp thấp Các mục tiêu của từng cấpquản lý được thé hiện rõ ràng và giúp xây dựng các mục tiêu với các cấp quản lý manglại hiệu quả trong hoạt động của tô chức

Thứ ba, phương pháp quản trị theo mục tiêu giúp nhận ra khuyết điểm của cấpdưới và giúp phát triển nguồn nhân lực của tổ chức Những điểm yếu của cấp dưới sẽđược thê hiện hết sức rõ ràng quan kết quả đánh giá thực hiện công việc của phươngpháp này Những nhân viên đạt kết quả yếu sẽ được tổ chức đào tạo và bồ dưỡng thêm

Thứ tw, phương pháp quản trị theo mục tiêu giúp tổ chức tự kiểm soát bangcách tạo động lực và khát vọng làm tốt hơn, cùng với việc đặt các mục tiêu cao hơn.Nhân viên trở nên tự giác và có thé tự kiểm tra kết quả làm việc của minh Quản tri tựkiểm soát thay thế cho quan tri bang ra mệnh lệnh

1.2.2 Lý thuyết Quản trị hệ thốngLý thuyết hệ thống được sáng lập bởi Ludwig von Bertalanffy (1091-1972) vàonăm 1940 và được phát triển chuyên sâu dưới các góc độ các góc độ sinh học, kỹthuật, điều khiến học Lý thuyết nghiên cứu về các hệ thống liên quan đến nhau, xemmỗi hệ thống là một thực thê bao gồm nhiều thành phần phụ thuộc lẫn nhau, thay đôicủa một thành phần ảnh hưởng đến các thành phần khác và tác động đến toàn bộ hệthống

Lý thuyết quản lý hệ thống tập trung vào tính động và tương tác giữa các tổchức và nhiệm vụ quản lý Nó giúp nhà quản lý một bộ khung để vạch chương trìnhhành động và dự liệu trước kết quả, hậu quả trong tương lai gần và xa Duy trì sự cânbằng giữa các bộ phận chức năng trong tô chức với mục tiêu tổng thé Lý thuyết này

được áp dụng rộng rãi trong ứng dụng kỹ thuậtv giáo dục và quản lý doanh nghiệp

Theo lý thuyết hệ thống, toàn bộ tổ chức là một hệ thống, trong đó các bộ phận

có liên quan với nhau, tạo ra các đặc tính nôi và có một sô mục đích nhât định Tập

25

Trang 30

hợp các phần tử này tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một cấu trúc, một chỉnh thểnhất định nhằm thực hiện mục tiêu chung dưới tác động qua lại giữa nội bộ trong tổ

chức cũng như môi trường bên ngoài và có quan hệ phụ thuộc lân nhau.

Trong khuôn khổ luận văn, lý thuyết quản lý hệ thống được tác giả ứng dụngtrong việc TCSXND DPT của BĐT Qua đó, việc kết hợp công việc giữa các thànhviên trong tòa soạn được thực hiện một cách có tính hệ thống cao, tuân thủ trình tự và

đảm bảo chât lượng sản phâm báo chí theo mục tiêu của tòa soạn.

1.3 Đặc điểm nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ thông tin của

báo điện tử.

CNTT là lĩnh vực thu thập, xử lý và truyền thông tin bằng sử dụng máy tính vàcác thiết bị điện tử khác Nội dung thông tin của CNTT có tính kỹ thuật cao, phongphú và đa dạng Với tốc độ phát triển nhanh, nội dung thông tin của CNTT thay đổiliên tục và thường liên quan đến các ứng dụng và giải pháp thực tế Các thông tinCNTT có tính quốc tế hóa cao và được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số Nội dung CNTTcần phải được đưa ra rõ ràng và chỉ tiết dé sử dụng được trong thực tiễn

Theo đó có sự khác nhau về TCSXND DPT về CNTT với các lĩnh vực khác.Cụ thể, về bản chất nội dung của lĩnh vực CNTT đã đc số hóa, không cần thời gian để

số hóa trên môi trường điện tử như các lĩnh vực khác Đồng thời, tính ĐPT của báođiện tử thé hiện ở việc tích hợp nhiều yếu tố trong một tác phẩm báo chí và phân phốithông tin trên nhiều kênh bao gồm cả mạng xã hội

Đáng ý chú, với sự phát triển của công nghệ, tính DPT được thé hiện qua xu

hướng trí tuệ nhân tạo (AI), có nghĩa là ngày xưa con người làm tin, giờ đây AI lam

tin Do đó đặt ra vấn đề nền tảng CMS của tòa soạn phải giải quyết được vấn đề phát

hiện sản phâm báo chi nào cho con người sản xuât, sản phâm báo chí cho AI sản xuât.

1.3.1 Các yếu tổ đa phương tiện thường sử dung trong tác phẩm báo

điện tử

1.3.1.1 Khả năng tích hợp âm thanh (audio)

Phát thanh là một loại hình báo chí đã có từ lâu đời, nhưng chỉ đến năm 1993,khi Internet Talk Radio, đài phát thanh trực tuyến đầu tiên ra mắt trên thế giới, khả

26

Trang 31

năng đưa âm thanh đến với công chúng thông qua chính những tờ báo mạng điện tử

mới chính thức được công nhận.

Không giống như ở các đài phát thanh, phần audio ở trang báo điện tử chỉ làmột trong số các “phương tiện” bên cạnh phan chữ (text), hình anh dé chuyên tàithông tin tới công chúng Công chúng không chỉ có nghe đơn thuần mà còn có thé đọcphần văn bản, xem hình ảnh hoặc những thông tin liên quan khác Không chỉ có vậy,một số báo điện tử còn tích hợp trí tuệ nhân tạo để tạo ra các chương trình điểm tin,tổng hợp bằng âm thanh, hoặc có những tờ báo còn cung cấp các chương trình đốithoại, giải trí, âm nhạc hoặc các trò chơi tương tác giải trí dé công chúng nghe trựctiếp hoặc tương tác với tòa soạn hoặc tải về

1.3.1.2 Khả năng tích họp hình ảnh động (animation & Video)

Hiện nay, hình ảnh động và video đang được các tờ báo điện tử sử dụng phổbiến Đây là lợi thế lớn nhất của báo điện tử so với các loại hình báo chí truyền thốngkhác Bản thân video, đã bao gồm hình ảnh động và âm thanh, mà được tích hợp vớiphân text, hình ảnh vì vậy, đã giúp báo điện tử “hút” được những thế mạnh của các

loại hình báo chí khác cộng lại.

Bên cạnh video, báo điện tử còn có khả năng tích hợp hình ảnh động

(animation) Animation có thé hiểu đó là sự kết họp của một chuồi gồm nhiều hình ảnhtĩnh thay đối

1.3.1.3 Khả năng tích hợp đô họaThông tin đồ họa (infographic) đang phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên số,trở nên càng quan trọng hơn khi con người phải đối mặt kho thông tin không lồ Tin đồhọa trên BĐT đang giúp công chúng tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn Thôngtin đồ họa là một yếu tố quan trọng làm phong phú các hình thức thông tin trên BDT.Nó không chỉ có khả năng diễn tả độc lập sự kiện mà còn đóng vai trò là yếu tố minhhọa tương tự như bức ảnh trong các tác phẩm báo chí Mục đích sử dụng thông tin đồhoa là dé truyền tải các sự kiện mà văn bản hoặc hình anh đơn lẻ không thể diễn ta đầy

đủ trên BĐT.

27

Trang 32

1.3.1.4 Khả năng tích hợp các chương trình tương tác

Các chương trình tương tác được tích hợp trên sản phâm báo chí một cách trựctiếp và tức thì chì chỉ có có ở báo điện từ Chính khả năng này của báo điện tử đã tạosự “duy nhất” của nó, lấn at các loại hình báo chí truyền thống khác Với báo điện tử,ban đọc có thé tương tác trực tiếp với tòa soạn một cách dễ dàng và nhanh chóng

Nhưng để hiểu được chinh xác điều này, chúng ta cần phản biệt: tính tương tác

của báo mạng điện tử với các chương trình tương tác trên báo mạng điện tử.

Tính tương tác của báo điện tử được hiểu là nó có kha năng phản hồi, trao đổi

thông tin nhanh chóng và tức thời của độc gia với tòa soạn hoặc tác gia bài báo.

Còn chương trình tương tác trên báo điện tử là một phương tiện truyền tảiđược tích hợp vào sản phẩm báo mạng điện tử Với những chương trình này, độcgiả của báo điện tử có thé tham gia một khảo sát, trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi,

trả lời câu hỏi và có đáp án ngay Đó là độc giả đã tham gia vào một chương trình

tương tác trên báo điện tử Phổ biến hiện nay là các chương trình trực tiếp, các trò

chơi, các bình chọn trực tuyên

Bên cạnh đó còn có các chương trình giao lưu, đôi thoại, phỏng vân trực tuyên

của bạn đọc với các vi khách mời vê các vân đê được ban đọc quan tâm được tòa soạn

Những sản phẩm báo chi đa phương tiện tích hợp âm thanh là một phương tiệnhữu ích dé truyền tải thông tin đến công chúng Việc khai thác âm thanh trên BĐT đã

28

Trang 33

trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết, và nhiều tờ báo đã sáng tạo cách sử dụng âm thanh,từ các chương trình giải trí đến các trò chơi âm nhạc, tạo nét độc đáo và hấp dẫn chongười dùng Ngoài ra, các tập tin âm thanh tăng tính thuyết phục và chính xác của sảnphẩm báo chí, đặc biệt là trong các bài phỏng van và điều tra Một vài phút âm thanhcó thê truyền đạt thông tin hiệu quả hơn những bài viết dài.

Một trong những thé mạnh nhất của loại hình đa phương tiện trên BĐT chính làvideo Việc tích hợp video là một trong yếu tố quan trọng giúp BĐT vượt trội hơn sovới các loại hình báo chí trước đó Một đoạn video có thê thể hiện tất cả tính năng củacác loại hình báo chí và đem đến cho người xem cái nhìn chân thật nhất về sự việc với

hình ảnh và âm thanh sinh động và màu sắc chân thực.

Ngày nay với công nghệ ngày một tiên tiến và phát triển thì một lần nữa điềunày càng được thé hiện rõ hơn thông qua các công nghệ hình anh chất lượng hơn,thông tin đem đến cho công chúng ngày càng hấp dan hơn so với trước Trong cuốn“Giáo trình lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử” của PGS TS Nguyễn Thị TrườngGiang cũng có đề cập: “Trăm nghe không bằng một thấy, rõ ràng những sản phẩmBDT có tích hợp những video đem đến cho công chúng sự sống động, hấp dan hơnnhiều so khi chỉ có những hình ảnh tĩnh hay văn bản thông thường Vì vậy, việc tíchhợp video là một yêu cầu quan trọng giúp BĐT cạnh tranh và tôn tại trong hệ thốngtruyền thông đại chúng” [18, tr.140 — 141]

Có thể nói, đồ họa là một ngôn ngữ riêng biệt tạo có khả năng diễn dat chi tiếtcác thông tin mà các chất liệu khác không thể làm thay được, vừa giúp người nhận cóthé dé dàng tiếp thu nhanh thông tin, vừa có thé tiếp cận với số liệu vốn di khó ghinhớ Theo PGS, TS Hà Huy Phượng trong cuốn “Sw độc đáo của thông tin đô họa” đã

khẳng định: “Nhờ ngôn ngữ tạo hình riêng biệt, thông tin đồ họa còn có khả năng diễn

dat chỉ tiết, sắp xếp hài hòa có ý do về nội dung và hình thức Thông tin đô họa giúpngười thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng” [35, tr 224]

Bên cạnh, tính hấp dẫn của các yếu tố đa phương tiện vừa kể thì có một yêutố đa phương tiện đang thu hút được sự quan tâm của công chúng, bởi tính mới lạ

và thú vi của nó Đó chính là các chương trình tương tác tính đa dạng cho loại hình

29

Trang 34

đa phương tiện trên BĐT Các chương trình như trả lời chắc nghiệm, giao lưu trựctuyến và bình chọn qua mạng đang được tích hợp với video và âm thanh trêninternet dé tạo ra trải nghiệm sống động hơn Chương trình tương tác đang tạo vịthế cho mình, gần gũi và kích thích sự tò mò của độc giả, tăng Top of Form

1.3.2.2 Tạo sự chú ý của độc giả, giúp cho thông tin trở nên dé hiểu, cô đọng,

xúc tích và dé dàng tiép nhận

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tiếp nhận thông tin của con người,nhận thức thế giới bằng nhiều giác quan khác nhau, thế nhưng, không có giác quan nào

lại tiếp nhận thông tin rộng lớn, đa dạng và đầy màu sắc bằng thị giác Việc tiếp nhận

thông tin bang mat thông nghe, nhìn lưu lại thông tin tốt hơn việc đọc Việc sử dụng

hình ảnh động (video, infographic ) và các yếu tổ đa phương tiện trên BĐT giúp tiết

kiệm thời gian và tạo sự chú ý của độc giả.

Báo điện tử ngày nay thu hút người đọc nhiều hơn với các hình ảnh và video.Các hình anh và video có khả năng kể chuyện một cách dé dàng mà không cần giảithích, giúp người đọc nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và dé dàng hon so với

văn bản Các thông tin trong hình ảnh cũng như video được gói gọn và trở nên xúctích, cô đọng hơn so với việc mô tả băng một đoạn văn bản.

Tóm lại, việc sử dung các yếu tổ đa phương tiện trên BĐT là một trong nhữngcách truyền tải thông tin khá dé dàng, giúp công chúng tiếp nhận hiểu van đề một cách

vôn có của loại hình đa phương tiện.

30

Trang 35

1.3.2.4 Tăng lượt xem, bình luận và chia sẻ, từ đó tăng uy tín, thương hiệu và

thu nhập cho cơ quan báo chi

Việc Các tờ BĐT sử dụng đa phương tiện trên BĐT nhằm thu hút độc giả Tuynhiên, chỉ có những tờ báo đầu tư kỹ càng về nội dung và hình thức mới được côngchúng đón nhận nhiều hơn Một số tờ báo mới có thé tạo được vị thé của mình nhờ các

loại hình đa phương tiện sáng tạo và phong phú.

Lượng người xem là tài nguyên chính dé tăng tính tương tác trên báo điện tử.Tính tương tác là đặc điểm nổi bật của công nghệ mới, giúp tăng tính đa chiều củathông tin trong truyền thông Người xem không chỉ tiếp nhận thông tin, mà còn truyềnvà chia sẻ thông tin Người đọc đã trở thành chủ động trong việc tìm kiếm và lựa chọnthông tin, cũng như tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, từ đó giảm khoảng cách

giữa tờ báo, người việt báo và bạn đọc.

Nhờ sự phát triển của công nghệ và tích hợp các yếu tố đa phương tiện, báo chíhiện nay đã có diện mạo mới với khả năng tương tác hai chiều trên báo điện tử Trongđó, đặc tính hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu, khách quan và trung thực của các yêu tố đaphương tiện sẽ thu hút được lượng độc giả đến với tờ báo

Ở chiều ngược lại, BĐT cung cấp cho độc giả các nền tảng tương tác giúp họ dễdàng gửi phản hồi về thông tin liên quan đến sản phẩm báo chí, cũng như các thông tinkhác Điều này giúp cho tòa soạn báo có thé khai thác được nguồn thông tin sâu vàrộng hơn, đồng thời tạo được vị thế trong lòng độc giả và thu hút được lượng độc giảđến với tờ báo của mình thông qua kênh thông tin tương tác này Việc khai thác yếu tốtương tác càng hiệu quả, tờ báo càng thu hút được nhiều độc giả đến với mình, ví dụ

như những tờ báo có chương trình tương tác như VnExpress, VietNamNet, Tienphong

online.

Tóm lại, ngoài chất lượng nội dung, khả năng tương tác càng cao của một tờ

báo điện tử càng thu hút độc giả quan tâm Điều này cũng tạo cơ hội để các cơ quan

báo chí thu lợi từ lượng truy cập và theo dõi của độc giả Các tờ báo điện tử có khả

năng đầu tư tài chính và nhân sự cần quan tâm đến yếu tổ tương tác, để tạo uy tín vàthu hút độc giả và công chúng, và từ đó tạo nguồn thu từ quảng cáo Do đó, các loạibáo chí nói chung và báo điện tử nói riêng cần tập trung vào hình thức chuyên tải

31

Trang 36

thông tin mang tính hiện đại như kết hợp video, âm thanh, hình ảnh, d6 họa trên nềntang Internet, dé thu hút thêm lượng độc giả mới.

1.4 Quy trình tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện về lĩnh vực công nghệ

thông tin của báo điện tử.

Đề sản xuất nội dung trên báo điện tử đòi hỏi phải tuân thủ quy trình một cáchhợp lý, quy trình sản xuất thông tin báo mạng điện tử gồm nhiều công đoạn, mỗi công

đoạn có sự tham gia của từng thành viên trong tòa soạn với những phân việc cụ thê.

Quy trình sản xuất nội dung đa phương tiện vé lĩnh vực công nghệ thông tin củabáo điện tử cũng nam trong quy trình sản xuất nội dung chung của tòa soạn BĐT

Các bộ phận nhân sự trong sản xuất nội dung đa phương tiện trên báo điện tửđóng vai trò ngang nhau và cần áp dụng nhiều tính năng mới Việc tổ chức sản xuấtcho nhân sự là cực kỳ quan trọng, mỗi nhân sự có chuyên môn riêng nhưng phải

hướng tới đề tài, tác phẩm chung Kỹ năng làm việc nhóm và năng lực chuyên môncủa nhân sự trong quy trình sản xuất nội dung đa phương tiện cần cao hơn so với cácthé loại báo chí khác

Trong cuốn sách “Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo”(2014), tác giả Nguyễn Trí Nghiệm và Nguyền Thị Trường Giang nhận định các tờbáo điện tử đều có quy trình sản xuất như sau: Lập kế hoạch tuyên truyền, sáng tạo tácphẩm báo mạng điện tử, tổ chức duyệt nội dung, xuất bản lên mang internet, tiếp nhậntheo dõi và xử lý phản hồi [30, tr.94-117]

(H) (H1)

Sáng tạo tác Tô chức

mang internet,

Hình 1.1: Sơ đô Quy trình sản xuất báo mạng điện tử Học viên tổng hợp theo

cuốn sách Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo.Từ các tài liệu tham khảo đã nêu, tác giả tổng hợp lên quy trình TCSXND DPT

của báo điện tử như sau:

Lập kế hoạch nội dung:

32

Trang 37

Việc lập kế hoạch nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với một tờ báo, nhưngtrên thực tế phụ thuộc vao quan điểm và mục tiêu của tong bién tap va kha nangcủa tong thu ký tòa soạn Công việc xây dựng kế hoạch bắt đầu từ việc khai thácthông tin và lựa chọn đề tài từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó sắp xếp và thực hiện

theo các bước sau:

Phóng viên, biên tập viên: Qua khai thác từ nhiều nguồn khác nhau, họ lựachọn đề tài dự kiến sẽ thực hiện tin, bài trong ngày rồi trình với trưởng ban phụ

trách nội dung.

Trưởng ban (trwéng phòng): Tập hợp và lựa chọn những đề tài, tin bài từ phóngviên, biên tập viên, cộng tác viên có thé khai thác phục vụ cho nội dung trong ngày dé

báo cáo với ban biên tập trong cuộc hop giao ban.

Ban biên tập (có thê chỉ là người chịu trách nhiệm trực xuất bản ngày hôm đó)sẽ xem xét và quyết định loại bỏ hay cho khai thác Tuy nhiên, những đề tài, tin bàiđược lựa chọn phải đáp ứng được những yêu cầu của tờ báo đưa ra Mỗi tờ báo căn cứ

vào tôn chi, mục đích của mình đê đê ra các tiêu chí riêng.

Đối với tác phâm báo chí đa phương tiện, phóng viên/nhà báo cần tông hợp tưduy, tài liệu từ nhiều góc độ khác nhau và sử dụng nhiều công cụ phần mềm hỗ trợ đểtạo tác phâm hiệu quả Việc chủ động tư duy và nhận thức giúp phóng viên/nhà báotìm ra cách truyền tải thông tin hiệu quả nhất ở góc độ văn bản, hình ảnh hoặc âm

thanh.

Đặc thù của sản xuất sản pham truyền thông đa phương tiện là trải qua nhiềukhâu, tích hợp nhiều hình thức truyền tải thông tin, do vậy trong kế hoạch thực hiệnvideo, audio, animation còn phải xây dựng kịch bản dé trình ban biên tập xem xét,duyệt trước khi tổ chức thực hiện

Sáng tạo tác phẩm báo điện tửĐây là khâu quan trọng nhất và gần như quyết định đến chất lượng tác phẩmbáo chí đa phương tiện Tuy vậy, để tạo ra một tác pham đa phương tiện trên báo điệntử là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều bước cơ bản như xác định chủ dé, thu thậptư liệu, lập dan bài, viết tác phẩm, lồng ghép âm thanh, video và phối kết hợp với

33

Trang 38

những nhân sự ở những bộ phận khác Trong thực tế, các bước này thường không phânbiệt rạch ròi mà luôn đan xen, thêm bớt một số các bước khác tùy vào kinh nghiệm, sở

trường và phong cách của từng nhà báo, từng tòa soạn.

Tổ chức duyệt nội dungTrong cuốn sách “Báo mạng điện tử - đặc trưng và phương pháp sáng tạo”(2014), tác giả Nguyễn Trí Nghiệm và Nguyên Thị Trường Giang cho rang, công việct6 chức duyệt nội dung được thực hiện bởi đội ngũ biên tập viên, các trường, phó ban,các thư ký tòa soạn, ban biên tập Đây là công đoạn bắt buộc, có ý nghĩa quan trọngtrong toàn bộ quy trình sản xuất thông tin báo mạng điện tử Mục đích của công đoạnnày nhằm hoàn thiện các tác phẩm báo chí cà về mặt nội dung và hình thức trước khiđến với công chúng Một tờ báo làm tốt công đoạn này sẽ góp phần tạo dựng và nâng

cao uy tín của mình trong xã hội Ngược lại, uy tín cùa tờ báo không những bị giảm sút

mà còn bóp méo, hoặc thay đồi dư luận xã hội [30, tr 111]

Sau khi tác phẩm báo chí đa phương tiện được hoàn chỉnh, phỏng viên sẽchuyên lên các chuyên mục trong hệ thống quản trị (CMS - Content ManagementSystem) cua báo điện tử cho các cấp biên tập, xử lý Đối với tin, bai, video, audio đạtyêu cầu sẽ được chuyên lên cấp trưởng phòng/ban/ thư ky tòa soạn dé biên tập và xuấtbản Những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, thư ký tòa soạn chuyền lên Phó tổng biêntập/TBT xử lý xuất bản Với các tác phẩm chưa đạt yêu cầu, quy trình sửa đôi sẽ được

thực hiện ngược lại bởi các biên tập viên, trưởng ban hoặc phóng viên.

Xuất bản lên mạng internet

Trên các báo điện tử, sau khi đã hoàn thành khâu biên tập, các nhân sự được

phân công sẽ xuất bản tin bài lên mạng Tùy từng cơ quan báo chí, những nhân sựđược phân công “xuất bản” đều chịu trách nhiệm về nội dung thông tin của chuyênmục mà họ phụ trách An ninh mạng cũng là vấn đề được quan tâm và có chiến lược

thực hiện tại các cơ quan bao chí.

Tiếp nhận theo dõi và xử lý phản hồi

34

Trang 39

Đây là công đoạn cuối cùng, việc tiếp nhận phản hồi từ công chúng là công

đoạn quan trọng nhất trong quá trình đánh giá hiệu quả của tác phẩm báo điện tử, đặc

biệt là tác phâm đa phương tiện Nhận thông tin phản hồi giúp BĐT hoàn thiện chứcnăng và nhiệm vụ của mình, đồng thời cải thiện chất lượng nội dung và hình thức củasản phẩm báo chí, kỹ năng làm việc, và trách nhiệm xã hội của các nhà báo Trong các

tòa soạn BĐT thường có ban (phòng) bạn đọc, hoặc PV chuyên trách công tác ban đọc

để theo dõi, tiếp nhận và xử lý phản hồi cùa công chúng

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất nội dung đa phương tiện trên

báo điện tử

1.5.1 Các yéu tô bên trong tòa soạn ảnh hướng tới tổ chức sản xuất

nội dung da phương tiện của báo điện tử.

Chiến lược phát triển: Chiến lược phát triển của tòa soạn bao gồm những kếhoạch và chính sách chi tiết dé phát triển và nâng cao năng lực, định hướng va sứ

mệnh của tòa soạn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tượng độc giả mục tiêu,

tạo ra giá tri và tạo ra lợi nhuận trong lĩnh vực truyền thông

Nguồn lực (nhân lực, vật lực, kinh phí): Nguồn lực vật chat, tài chính, nhân lực

cần thiết dé sản xuất va phân phối nội dung báo điện tử Nhân lực đảm bảo tòa soạn có

đủ nhân sự chuyên nghiệp, có năng lực và kinh nghiệm dé thực hiện các công việc sảnxuất và phân phối nội dung Vật lực đảm bảo rằng tòa soạn được trang bị đầy đủ cácthiết bị kỹ thuật và nền tảng - phần mềm cần thiết dé sản xuất và phân phối nội dung.Kinh phí đảm bảo tòa soạn có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động sản xuất vàphát triển nội dung

Quy trình sản xuất nội dung: Bao gồm các công đoạn từ thu thập thông tin, biêntập, xử lý, đăng tải, phân phối và quảng bá Quy trình sản xuất nội dung phải đượcthiết kế cho hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và phù hợp với sự phát triển

của báo điện tử.

Công nghệ và thiết bị kỹ thuật: Công nghệ và thiết bị kỹ thuật đóng vai trò quantrọng trong quá trình sản xuất và phân phối nội dung BĐT Các thiết bị kỹ thuật phải

35

Trang 40

được cập nhật thường xuyên đê đảm bảo tôc độ, độ chính xác, độ tin cậy và hiệu suât

của quá trình sản xuât và phân phôi nội dung.

Tư duy của lãnh đạo: Cần có tư duy sáng tạo, linh hoạt và có khả năng đưa raquyết định đúng dan trong thời gian ngắn Đồng thời, cũng phải có khả năng dao tạovà phát triển tài năng cho nhân viên để đáp ứng được yêu cầu sản xuất nội dung ngày

cảng tăng.

1.5.2 Các yếu tố bên ngoài tòa soạn ảnh hưởng tới tổ chức sản xuất

nội dung da phương tiện của báo điện tử.

Thị trường báo chí: yêu tổ này bao gồm những thông tin về thị trường, sự cạnhtranh, xu hướng và nhu cầu của khách hàng trong ngành báo chí Thị trường báo chícũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung, định hình nội dung và cách thức phânphối nội dung cho người tiêu dùng

Phương tiện truyền thông: Yếu tố này bao gồm các phương tiện truyền thôngkhác nhau mà báo điện tử sử dụng dé phân phối nội dung như mạng xã hội, website,ứng dụng di động, email, tin nhắn v.v Phương tiện truyền thông có ảnh hưởng lớn đếncách tiếp cận và tương tác với khán giả của báo điện tử

Các chính sách, quy định của Nhà nước: Yếu tố này bao gồm các quy định,chính sách của Nhà nước liên quan đến ngành báo chí, bao gồm luật báo chí, quy địnhvề truyền thông, bảo vệ quyền tác giả v.v Các quy định này có thể ảnh hưởng đến nộidung và cách thức sản xuất và phân phối nội dung của báo điện tử

Xã hội, văn hóa và thời đại: Yếu tố này bao gồm các thay đồi về xã hội, văn hóavà thời đại, những xu hướng mới và sự thay đổi trong nhu cầu và tâm lý của khán giả.Những yếu t6 này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nội dung và định hình nội dung

của báo điện tử.

Cạnh tranh trong ngành báo chí: Yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh giữa cácbáo điện tử và các phương tiện truyền thông khác trên thị trường Cạnh tranh này ảnh

hưởng đên chiên lược phát triên và cách thức sản xuât nội dung của báo điện tử.

36

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN