1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Vấn đề quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát 3 tờ báo: Hanoitimes, VnExpress International và CNN thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020)

174 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN DIEU LINH

VAN DE QUANG BA DU LICH HA NOI TREN

BAO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ

(Khảo sát 3 tờ báo: Hanoitimes, VnExpress International

và CNN thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020)

Hà Nội — 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYÊN DIỆU LINH

VÁN ĐÈ QUẢNG BÁ DU LỊCH HÀ NỘI TRÊN

BÁO ĐIỆN TỬ ANH NGỮ

(Khảo sát 3 tờ báo: Hanoitimes, VnExpress International

và CNN thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020)

Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụngMã số: 8320101_01_UD

Chủ tịch hội đồng Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Dương Xuân Sơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương Các số liệu thống kê,kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trongbắt kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn có sử dụng, pháttriển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình,

tài liệu, liên quan đên nội dung đê tài.

Tác giả luận văn

Nguyễn Diệu Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí với đề tài “Van dé quảng bá du

lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ” là kết quả của quá trình cô gắng không

ngừng của bản thân tôi và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy côgiáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Đặng ThịThu Hương, Viện Đảo tạo Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH KHXH và NV,ĐHQG Hà Nội) — người đã tận tình hướng dan tôi trong suốt quá trình thực hiện

luận văn Và hơn hết, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên cứu khoa học

nghiêm túc, cần thận, tỉ mi và một thái độ làm việc hết minh Xin được gửi đếncô sự biết ơn và lòng kính trọng nhất đã tận tình hướng dẫn cho luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn, Lãnh đạo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, lãnh đạo báo Kinh

tế& Đô thị, thư ký tòa soạn, phóng viên báo Hanoitimes, Vnexpress Internationalđã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành Luận văn.

Do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn không thể tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ký kiến của thay, côgiáo trong Hội đồng khoa học, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn

thiện hơn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, gia đình và những

người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ.

Hà Nội, tháng 7 năm 2021

Nguyễn Diệu Linh

Trang 5

MỤC LỤC

0927.0005 +33 51 Lý do chọn 6 tài - ¿- + set 9E EEE11211211211 1111111111111 11.1111 cre 5

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - + 2 s+s+x£xe+xzzezzxeex 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU 5-5 + +5 + ++£++EE+exeereeerreeserreeeree 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2 2 + ++£+££+£++£+£x+zE+Ezresrxerxee 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU ¿+55 ++<+++s£+sts+essereserxee 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2-2 £+ ++£x+Exerkerkerrerrxerxered 15

7 Bố cục luận văn -¿-c- 5c St St 3E EEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkrrrrkrree 16CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE HOAT DONG QUANG BA DU

LICH TREN BAO ĐIỆN TỬ 2-©2+¿©2+2EE+2EEESEEEEEEE22E2EAEEEEEErErrrrrree 171.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài 2 2 2 + +x+2x+zz+zx+rxeẻ 171.2 Thế mạnh du lịch của Hà Nội và quan điểm của Đảng, Nhà nước, về pháttriển và quảng bá du lịch Hà Nộii 2-2-2 2+2 +E£+E2EE+EEvEEtEErEerrxrrxrrxee 22

1.3 Đặc điểm, thế mạnh của báo điện tử và những yếu tố tác động đến hoạt động

quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ -‹ «+ ++s£++++ 33

28.287.27.00 .ẻaaŨ 42CHƯƠNG 2: THUC TRANG VAN DE QUANG BA DU LICH HÀ NỘI TRENBAO ĐIỆN TU ANH NGU THUỘC DIEN KHAO SÁTT s¿ 432.1 Giới thiệu vai nét về các báo thuộc điện khảo SAti cecesccesscecsesssesseeseesseesees 43

2.2 Thực trạng quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ thuộc diện

3711 0 ¬ 48

278.2177.020 0nnnn0n880 06 6 77CHƯƠNG 3: MỘT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆUQUA QUANG BA DU LICH HA NỘI TREN BAO ĐIỆN TU ANH NGỮ 783.1 Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, han chế của

thông tin quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ 78

3.2 Những van đề đặt ra ¿s2 2 1E 1712112111111 1111.1111 re 88

3.3 Một 86 giải pháp 2 ¿S6 SE SEEEEEEEEEEE2E12E1 1111112111111 1111 111111 cry 91

Trang 6

8.770.288 N68 nnmi 100

KET LUẬN - SE tt E23 E111 11511211121112111111511111111111111 512.1 cEee 101

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©25s+E++Et2EEE+EEvEEsEszresrsea 103

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Công nghiệp hóa — Hiện đại hóa

Đại học quốc gia Hà Nội

European Union — Liên minh Châu ÂuHội đồng Nhân dân

International Union of Official Travel Oragnization

-Liên hiệp Quốc tế Tổ chức các Co quan Lữ hànhLiên hợp quốc

Meeting (cuộc họp, gặp gỡ), Incentives (khen thưởng),

Conventions (hội nghị — hội thao) và Exhibitions/event

(triễn lãm hoặc sự kiện) MICE là một loại hình du lịch

đặc biệt có kết hợp với các hoạt động đã nêu trên

Người Việt Nam ở nước ngoài

Nhà xuất bảnThành phó

Liên hợp quốc

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Sở Văn hóa thể thao và du lịch

Thông tin đối ngoại

United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization - Tổ chức Giáo duc, Khoa học va Văn hóaLiên Hiệp Quốc

Ủy ban Nhân dân

Trang 8

DANH MỤC HÌNH, BANG

Hình 2.1 Giao diện của trang điện tử Hanoitimes — Nguồn: http://hanoitimes.vn

Hình 2.2 Giao diện của trang VnExpress International của báo điện tử

VnExpress — Nguồn: https://e.vnexpress.net 2 2-55 2+E2E2E+£vzxerxee 42Hình 2.3 Giao diện của trang web tin tức CNN — Nguồn: https://edition.cnn.com

aiiầắaiầắiẳiẳiẳiiiẳiẳẳẳẳẳẳẳẳỞỔỎẳỎẳỒỎồỎÕỐÕỐÕỐÕẮÕ 43

Bảng 2.1 Thống kê số lượng tác phẩm quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử

Anh ngữ thuộc diện khảo sát từ tháng 01/2018- 12/2020 - - «+45

Bảng 2.2 Nội dung quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ thuộc

diện khảo sát từ tháng 01/2018- 12/2020 - ¿+ +6 ++x+*E+Eseekerseeesreeee 47

Bảng 2.3 Các thể loại được sử dụng dé quảng ba du lịch Ha Nội trên bao điện tử

Anh ngữ thuộc diện khảo sát từ tháng 01/2018- 12/2020 - - 61

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một

trong những ngành kinh tế mũi nhọn Du lich không chỉ mang lại nguồn thunhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạtầng, mà còn thúc đây hòa bình, giao lưu văn hóa.

Việt Nam đang nỗ lực phát huy lợi thế của mình đề triển khai đồng bộnhiều giải pháp khiến du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 147/QĐ-TTgban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 Theo đó, đếnnăm đến năm 2025, Việt Nam phan dau đón được ít nhất 35 triệu lượt kháchquốc tế và 120 triệu lượt khách nội dia, đặt mục tiêu trở thành điểm đến hấpdẫn, phân đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khuvực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thếgiới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợpvới yêu cầu phát trién bền vững.

Đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triểnbền vững Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốcgia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầuvà mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu

lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội dia; duy trì tốc độ tăng trưởng

bình quân về khách quốc tế từ 8%-10%/nam và khách nội dia từ 5%-6%/năm.Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triểndu lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng nhấn mạnh việc tăng cườngxúc tiễn, quảng bá du lịch là cần đổi mới cách thức, nội dung, nâng cao hiệuquả xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước; định vị thương hiệu du lịchViệt Nam với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc;kết hợp sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước và nguồn xã hội hóa trong

hoạt động xúc tiên quảng bá du lịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ các

Trang 10

cơ quan liên quan và cộng đồng doanh nghiệp trong công tác xúc tiễn quảng

bá du lịch; phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, tạo đột phá tronghoạt động xúc tiến quảng bá thị trường trong nước, kết hợp với nâng cao nhận

thức về vai trò, vi trí của ngành du lịch.

Du lịch cũng là một trong mảng được quan tâm đây mạnh trên các báođiện tử Anh ngữ hiện nay với mục tiêu hướng đến thúc đây hình ảnh địa danh,

du lịch, quảng bá tiềm năng, giá trị dịch vụ du lịch của Việt Nam đến với

người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trong nước cũng như kiều bào

và người nước ngoài ở khắp nơi trên thế giới Từ đó, Việt Nam có thể pháttriển và phủ sóng rộng hơn các sản phẩm du lịch của mình và nắm bắt thêm

nhiều cơ hội xúc tiễn đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực này.

Trên thé giới có khoảng 2,7 triệu thành phố/thị tran nhỏ, 3.000 thành phốlớn và 455 đô thị', nhiều thành phố đã dành rất nhiều chi phí và nhân lực trongviệc xây dựng và quảng bá thành phố của mình thực sự hiệu quả, nổi bật dé đạtđược các mục tiêu về truyền thông, mang lại lợi ích về kinh tế và chính trị.

Nhiều học giả cho rằng có hai loại chiến thuật để xây dựng thương hiệuthành phố Một chiến thuật liên quan đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệutong thé của một thành phó tích hợp các yếu tổ chính trị, kinh tế, văn hóa vàtự nhiên để xác định lợi thế thành phố cốt lõi Một chiến thuật khác là xâydựng thương hiệu du lịch là chiến thuật chức năng để quảng bá các điểm du

lịch độc quyền (ví dụ: cảnh quan thiên nhiên, phong tục văn hóa) của một

thành phố.

Điều gì làm cho một thành phố nồi bật và có sức thu hút với công chúngquốc tế hay gắn kết người dân trong thành phố đó với nhau Quảng bá du lịchthành phố đóng vai trò quan trọng và ưu tiên hàng đầu dé giới thiệu một thànhphố trong một giai đoạn toàn cầu.

Trong những năm trở lại đây, thành phố Hà Nội đã triển khai một sốchính sách, chiến lược và nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển du lịch thủ đô,

1 "Global Market of Cities", tac giả Metti & Bronner 2011

Trang 11

trong đó thành công nhất phải kể đến Biên bản ghi nhớ hợp tác truyền thông

quảng bá thành phó Hà Nội với mạng tin tức Truyền hình cáp CNN, được kykết từ ngày 22/12/2016 Trong đó, CNN hỗ trợ Hà Nội trong việc quảng bá Hà

Nội và Việt Nam, thu hút du khách đến với Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói

chung trong giai đoạn 2017-2018 Chương trình hợp tác đã có tác động tích

cực trong việc giới thiệu, tạo ấn tượng với khán giả, du khách, nhà đầu tư vềhình anh Hà Nội - Thủ đô, trái tim của Việt Nam, thành phố với bề dày lịch sửvà những nét văn hóa đặc sắc, bước đầu đã đem lại hiệu quả nhiều mặt cho HàNội nói riêng, Việt Nam nói chung Về hiệu quả truyền thông, qua 2 cuộc

khảo sát sau chiến dịch 2017-2018 của Hãng tư vấn độc lập BDRC

Continental - Hãng tư vấn lớn nhất Vương quốc Anh, mức độ cải thiện nhậnthức của khán giả về Hà Nội thông qua nội dung quảng cáo là rất cao (đạt

86% năm 2017 và 91% năm 2018) Đặc biệt tỷ lệ gia tăng khả năng những

người trả lời có xu hướng muốn tới Hà Nội năm 2018 (tăng 111%) nhiều hơn2 lần so với năm 2017 (tăng 55%) Ngoài ra, chiến dịch quảng bá của Hà Nội

và CNN cũng nhận được đánh giá tích cực từ báo chí, truyền thông trong và

ngoai nước.

Với những kết quả khả quan mà bản ghi nhớ đem lại, thành phố tiếptục tăng cường hợp tác với CNN trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2019 đếnnăm 2024 Theo đó, trong những bước phát triển của Hà Nội với hàng loạt các

sự kiện quốc tế, sự phát triển về công nghệ, sáng tạo đều sẽ có sự đồng

hành và thông tin trên kênh CNN đến với bạn đọc quốc tế.

Năm 2019, với chủ đề “Hà Nội mở ra với bạn,” CNN đã giới thiệu HàNội, một điểm đến cuốn hút du khách bởi sự kết nói đến cốt lõi văn hóa, lịch

sử, di sản, con người Hà Nội.

Năm 2020, với chủ đề “Hà Nội: Sẵn sàng xuất phát,” CNN tiếp tụcgiới thiệu một Hà Nội khiến du khách thích thú và ngạc nhiên.

Đặc biệt là năm đầu tiên triển khai chặng đua F1 tại Hà Nội, CNN sẽ

sản xuât các nội dung Hà Nội và FI - Nhận diện Hà Nội là biêu tượng mới của

Trang 12

F1, đồng thời kích thích du khách tới khám phá Việt Nam.

Năm 2021, với chủ đề “Hà Nội: Hơn là một điểm đến du lịch”, CNN

sẽ kích thích du khách khám pha sâu hơn Hà Nội bên cạnh giá tri van hóa-lịch

sử, cùng các hoạt động thé thao quy mô như F1, SEA Games 31.

Năm 2022, với chủ đề “Hà Nội: Trung tâm sáng tạo,” CNN sẽ giới

thiệu văn hóa sáng tạo của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm sáng tạo

của thé giới Qua đó, du khách có thé thấy một Ha Nội đang đổi mới từngngày cùng sự phát triển của thé giới.

Năm 2023-2024, với chủ đề “Hà Nội: Một tư duy dẫn đầu”, CNN giới

thiệu du khách tương lai của Hà Nội, hiện thân của một thành phố tương lai,

cửa ngõ tới phần còn lại của Việt Nam và tạo ra tiêu chuẩn dé hòa nhập vớicác thành phố tương lai trên thế giới Từ đó, du khách có thé cảm nhận cảm

hứng tương lai do Hà Nội tạo ra.

Sản phẩm do CNN sản xuất trong 5 năm sẽ bao gồm các phim quảng

cáo 30s mới (trong đó có 1 phim quảng bá giải dua xe F1 tại Ha Nội và 1 phim

giới thiệu về SEA Games 2021), cùng hàng chục phim ngắn 60s và loạtchương trình đặc biệt 30 phút trên truyền hình (như chương trình “Nhữngngười gìn giữ,” “Biéu tượng Hà Nội,” “SEA Games,” “Hà Nội - thành phốcông nghệ” và “Hà Nội - thành phố tương lai); các trang chuyên mục “Hà Nội- 3 thế hệ,” “Hà Nội - thành phố tương lai” trên nền tảng kỹ thuật số cùng các

banner quảng cáo.

Từ đây có thể thấy, báo chí trong đó có báo Anh ngữ đang giúp đưa hìnhảnh du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đến gần hơn tới công chúng,đặc biệt là công chúng người nước ngoài, một trong những đối tượng khác du

lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam.

Dé nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của báo điện tử Anh ngữcũng như tìm ra những mặt hạn chế và giải pháp trong việc quảng bá du lịch

Hà Nội tới với cộng đồng quốc tế, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài

“Vấn dé quảng bá du lich Hà Nội trên bdo điện tử Anh ngữ (Khảo sát 3 tờ báo:

Trang 13

Hanoitimes, VnExpress International va CNN thời gian từ tháng 1/2018 đến

tháng 12/2020) ”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu các đề tài nghiên cứu tại Việt Nam đểthu thập thêm thông cho luận văn, tác giả nhận thấy có một số công trình nghiêncứu liên quan đến các vấn đề lý luận và thực tiễn về quảng bá trên các loại hình

báo chí, quảng bá du lịch và du lịch địa phương như sau:

Về sách, có một số cuốn như: Du lịch bén vững của Nguyễn Dinh Hoe,Vũ Văn Hiếu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2001); Cam nang hướng dan dulịch của Nguyễn Bích San (chủ biên), Nxb Van hóa thông tin (2004); Du lịch vàdu lịch sinh thái của N guyén Thé Dat, Nxb Lao động (2004); Van hóa dan tộctrong quá trình mở cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia (1996); Sựtác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tin ngưỡng của LÊ Hồng Lý, Nxb Vănhóa thông tin (2008); Luật Du lịch (song ngữ Việt —Anh) của Tổng cục Du lịchViệt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia (2015); Non nước Việt Nam của tác giả Phạm

Côn Sơn, Nxb Lao động (2009); Du lịch Việt Nam hội nhập trong ASEAN của tác

giả Nguyễn Văn Lưu, Nxb Thanh niên (2009); Giáo trình Marketing du lịch của

tác giả Hà Nam Khánh Giao, Nxb Tổng hợp (2011), Global Market of Cities của

tác giả Metti & Bronner (2011), The future of city tourism tac gia Albert Postma ,Dorina-Maria Buda , Katharina Gugerell (2017), Global Report on City Tourism

của Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO (2017) , City Tourism: National Capital

Perspectives cua tac gia Robert Maitland, Brent W Ritchie (2009)

Một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ như: Dé tài “Nghiên cứu, dé xuất day

mạnh hoạt động tuyên truyễn, quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường

du lịch quốc tế trọng điểm” do TS Đỗ Thanh Hoa làm chủ nhiệm (2005); Đề tài“Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiễn du lịch của nước ngoài, vận dụng,đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam” do Th.s

Nguyễn Thị Thanh Hương làm chủ nhiệm (2006) Các công trình này đã được

bảo vệ và công bồ trên các phương tiện thông tin, đại chúng.

Trang 14

Bên cạnh đó, còn có nhiều hội thảo, tọa đàm, diễn đàn khoa học trong

nước, quốc tế có liên quan đến tuyên truyền, quảng bá về các điềm du lịch trong

nước, hội thảo khoa học liên quan đến tỉnh Hà Nội như: “Ứng dụng giải phápcông nghệ số cho du lich thông minh” (năm 2018) do Phòng Thương mại vàCông nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với MobiFone tô chức; Hội thảo “Nâng

cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động xúc tiến du lịch nhân dịp Hội chợ du lịch quốc tế VITM 2018 tại HàNội (năm 2018) do Tổng cục Du lịch chủ trì tổ chức.

Ngoài ra, còn có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm gần đâyđã lựa chọn vấn đề tuyên truyền, quảng bá du lịch tại một số địa phương trong cả

nước làm đề tài nghiên cứu, như:

Luận văn thạc sĩ Báo chí hoc “Vấn dé văn hóa — Du lịch trên Sóng truyénhình Huế thời kỳ mới” của Văn Công Toán (2000) tai Hoc viện Báo chi tuyêntruyền Tác giả luận văn đã đánh giá đúng thực trạng của công tác tuyên truyền,quảng bá về phát triển du lịch của báo chí, đồng thời đề cập đến vấn đề khai tháctài nguyên du lịch thông qua sóng truyền hình Huế, kiến nghị một số giải phápnâng cao hiệu quả tuyên truyền trong công tác này trên các phương tiện truyềnthông của địa phương giàu tiềm năng du lịch như Huế.

Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịchcủa Thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010” củaNguyễn Thị Nguyên Hồng (2004) tại trường Đại học Thương mại Hà Nội Tácgiả luận án đã nêu nên đặc điểm, đánh giá đúng thực trạng về du lịch và công táckhai thác tiềm năng du lịch của một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cảnước Đặc biệt, luận án đã đề ra những giải pháp cơ bản trong phát triển du lịchđối với vùng phụ cận của thủ đô Hà Nội.

Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chươngtrình du lịch cho khách du lịch cho khách quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ

hành trên địa bàn Hà Nội” của Lê Thị Lan Hương (2005) tại trường Đại học

Kinh tê quôc dân Hà Nội Dưới góc nhìn của nhà kinh tê, tác giả luận án đã nêu

10

Trang 15

nên được thực trạng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế của các công ty lữhành trên địa bản Hà Nội, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút ngoại tệ từ nguồn

du khách này.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Tổ chức thông tin tuyên truyén phát triểndu lịch trên báo chí Ninh Bình” của Trần Thị Thảo (2011) tại trường Học việnbáo chí và Tuyên truyền Tác giả luận văn đã nghiên cứu, đánh giá những ưuđiểm và hạn chế của việc tổ chức thông tin tuyên truyền trên báo chí tỉnh NinhBình cùng với những nguyên nhân của thành công và hạn chế; luận văn đưa ranhững giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả

công tác tô chức thông tin tuyên truyền phát triển du lịch trên báo chí Ninh Bình,

góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trênđịa bàn tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Luận văn thạc si Báo chí học “Báo chí Phú Thọ với vấn dé tuyên truyễn,

quảng bá phát triển du lịch đất tổ” của Đỗ Ngọc Việt Hà (2012) tại trường Họcviện báo chí và Tuyên truyền Tác giả luận văn đã nghiên cứu, đánh giá đúngthực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch, tìm ra đượcnguyên nhân thành công và hạn chế, luận văn đưa ra những giải pháp, khuyếnnghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thông tin tuyêntruyền, quảng bá phát triển du lịch trên hệ thống báo chí tỉnh Phú Thọ, góp phầnquan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa

ban tỉnh Phú Tho trong thời kỳ CNH-HDH.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Vấn dé quảng bá du lịch trên Truyén hình(Khao sát trên kênh VTVI Đài truyền hình Việt Nam, OQTV3 Dai PTTH QuảngNinh, thời gian từ tháng 4/2012 đến tháng 10/2012)” của Nguyễn Thu Giang

(2013) tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (DHQGHN) Tác giả luận

văn đã có những phân tích, đánh giá về những thành công của truyền hình trongnước với việc quảng bá du lịch, đồng thời tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong

công tác tuyên truyền về vấn đề này từ đó đề xuất một số giải pháp cho công tác

tuyên truyền, quảng bá du lịch trên truyền hình thời trong tương lai tiếp theo.

11

Trang 16

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Báo chí Hưng Yên tuyên truyền, quảng bá

du lịch cua tinh hiện nay (Khảo sát bao Bao Hưng Yên, Đài PT - TH tinh từ

01/2012 đến 06/2012)” của Phạm Văn Giỏi (2014) tại trường Học viện báo chívà Tuyên truyền Tác giả luận văn đã nghiên cứu, khảo sát thực trạng nội dungvà hình thức công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch trên báo chíHưng Yên Phân tích, đánh giá những thành công, hạn chế trong công tác này vànguyên nhân của những thành công, hạn chế đó Và đề xuất một số giải pháp cótính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch

trên báo chí Hưng Yên.

Luận văn thạc sĩ Du lịch “Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá dulịch của các Trung tâm xúc tiến Du lịch tại các địa phương nghiên cứu trường

hợp tại Hà Nội” của Phan Thị Thái Hà (2015) tại trường Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn (ĐHQGHN) Tác giả luận văn đã khái quát thực trạng hoạt

động tuyên truyền quảng bá trên cả nước; phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng tuyên truyền quảng bá du lịch của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch HàNội; và đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển hoạt động tuyên truyềnquảng bá du lịch đối với các trung tâm xúc tiến du lịch (cấp tỉnh, thành phố)thông qua nghiên cứu trường hợp Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Hà Nội.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Báo chí Hà Giang với vấn dé tuyên truyén,quảng bá công viên địa chất toàn cau cao nguyên đá đồng văn ” của Phan Danh

Hiển (2015) tại Học viện Báo chí Tuyên truyền Tác giả luận văn đã có những

đánh giá về những thành tựu và hạn chế của báo chí đối với vấn đề quảng bá disản văn hóa cho cao nguyên đá Đồng Văn trong năm vừa qua; tác giả đã đưa ramột số giải pháp kiến nghị cho báo chí trong công tác hỗ trợ cho ngành Du lịchnói riêng và các mặt đời sống khác nữa phát triển qua đó phát huy hơn nữa vai

trò to lớn của báo chí.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học “Tuyên truyén, quảng bá du lịch địa

phương trên báo chi Hà Giang” của Nguyễn Tién Lâm (2019) tại trường Dai

học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) Tác giả luận văn đã đánh giá

12

Trang 17

đúng thực trạng của hoạt động tuyên truyền, quảng bá về phát triển du lịch trênbáo chí Hà Giang, phân tích những mặt tích cực và hạn chế của báo chí phápnhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch địa phương

trên báo Hà Giang.

Các công trình trên ở một chừng mực nhất định có giá trị quan trọng, làcơ sở lý luận và cơ sở tham khảo cho đề tài nghiên cứu của tác giả Tuy nhiên,cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu “Vấn đề quảng bá

du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ (Khảo sát 3 tờ báo: Hanoitimes,

VnExpress International và CNN thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020)”.Trong tình hình đó, tác giả luận văn mong muốn qua đề tài này sẽ mong muốnqua dé tài này góp thêm một tiếng nói vào lý luận chung về van đề báo điện tửAnh ngữ tham gia quảng bá du lịch Hà Nội Đồng thời, qua luận văn này sẽ đưara cách nhìn mới, toàn diện, khoa học về cách thức tuyên truyền phát triển du

lịch Hà Nội trên báo chí nói chung và báo điện tử Anh ngữ nói riêng ở thủ đô Hà

Nội - nơi có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho phát triển du lịch.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận vănkhảo sát thực tế hoạt động truyền thông quảng bá du lịch Hà Nội trên các tờ báođiện tử Anh ngữ của Việt Nam và Mỹ, đánh giá thành công, hạn chế, và đề xuất

giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quảng bá du lịch Hà Nội cho cộng

đồng quốc tế trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đề đạt được mục tiêu của luận văn, tác giả phải thực hiện những nhiệm vụ sau:- Làm rõ cơ sở lý luận về việc quảng bá du lịch trên báo điện tử tiếng Anh thôngqua làm rõ một số thuật ngữ liên quan đến luận văn như: Du lịch, quảng bá du lịch,

quảng bá du lịch Hà Nội, báo điện tử, báo điện tử Anh ngữ.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và chất lượng hoạt động quảng bá du

lịch Hà Nội trên chuyên mục du lịch của các tờ báo Hanoitimes, VnExpress

13

Trang 18

International va CNN.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chat lượng hoạt động quảng

bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là van đề quảng bá du lịch Hà Nội trên

báo điện tử Anh ngữ.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là tất cả các tin, bài (bao gồm tin tức,bài viết, hình ảnh, video, đồ họa, ) quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử

Anh ngữ (trên ba tờ báo điện tử Hanoitimes, VnExpress International và CNN)

trong khoảng thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2020.

Sở dĩ chúng tôi chọn nghiên cứu trên ba tờ báo này là vì:

Hanoitimes là chuyên trang tiếng Anh của báo Kinh tế & Đô thị, cơ quanngôn luận của UBND TP Hà Nội và cũng là một trong số ít những từ báo địa

phương bằng tiếng Anh được độc giả trong và ngoài nước quan tâm.

VnExpress International là một tờ báo tổng hợp, thông tin đa chiều và là

một trong những tờ báo điện tử tại Việt Nam có lượng người độc giả là người

nước ngoài đông đảo nhất hiện nay.

Chon CNN dé thực hiện nghiên cứu mà không phải những trang báo, tạp

chí du lịch nổi tiếng thế giới khác vì Hà Nội đã ký biên bản hợp tác với CNN

trong quảng bá, xúc tiễn du lịch thành phố năm 2016, từ đó có thé tiễn hành khảosát rõ ràng hơn về hiệu quả của việc quảng bá trên báo điện tử Anh ngữ.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn dựa là vào Quan điểm của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước về báo chí và luật về van đề quảng bá và phát triển dulịch Đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về các lĩnhvực báo chí truyền thông liên quan đến đề tài.

14

Trang 19

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tông hợp phương pháp nghiên cứu khoa học chung va các

phương pháp nghiên cứu đặc thù của ngành báo chí học như:

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử và tài liệu thứ cấp: hệ thông hóa các tàiliệu, văn bản, các công trình khoa học liên quan đến đề tài nhằm xây dựng khunglý thuyết dé triển khai van đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: Thông kê số lượng các tin,bài, hình ảnh, video, đồ họa liên quan đến du lịch Hà Nội trên 3 tờ báo điện tử.Thống kê nội dung của các tin, bài, hình ảnh, video, đồ họa liên quan đến hoạt

động quảng bá du lịch Hà Nội trên 3 tờ báo điện tử bao gồm: thông tin về chính

sách của Hà Nội, thống kê tăng trưởng khác du lịch trong nước và nước ngoàicủa Hà Nội, tin tức về các chương trình, sự kiện du lịch, xúc tiến, quảng bá dulịch diễn ra tại Hà Nội, thông tin về ý kiến, trải nghiệm của du khách, bài viết,hình ảnh, video giới thiệu về điểm đến, du lịch Hà Nội.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vẫn các chuyên gia, phóng viên,biên tập viên và du khách nước ngoài nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các ý

kiến nhận xét, đánh giá, đề xuất của họ đối với các tác phẩm trên ba tờ báo về

hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ.

- Phương pháp phỏng vấn nhóm: phỏng vẫn một nhóm đối tượng đã từng

trải nghiệm du lịch tại Hà Nội, độc giả nước ngoài của các tờ báo Anh ngữ trong

của Việt Nam trong và ngoài diện khảo sát, độc giả của CNN trên các hội, nhóm

thông tin quảng ba du lịch Hà Nội trên ba tờ báo Hanoitimes, VnExpress

International và Hanoitimes, từ đó cung cấp cơ sở lý luận cần thiết về nội dung

quảng bá du lịch Ha Nội trên bao điện tử Anh ngữ.

15

Trang 20

Luận văn có thê trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những nhà

nghiên cứu, sinh viên, học viên các chuyên ngành báo chi và những ai quan tâm

đến lĩnh vực này.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp các số liệu thống kê thực tẾ, tao co SỞ dé người thựchiện tin, bài về quảng bá du lịch, người làm hoạt động quảng bá, tuyên truyềnvề du lịch Hà Nội cũng như các phóng viên, nhà báo trong lĩnh vực du lịch nóichung có cái nhìn chính xác và khách quan hơn về nội dung thông tin quảng

bá du lịch Hà Nội hiện nay, từ đó đưa ra kế hoạch và biện pháp cụ thé dé nangcao chat lượng hoạt động quảng bá, chất lượng tin, bài về du lịch Ha Nội trên

ba tờ báo Ngoài ra, luận văn có thé làm tài liệu tham khảo cho các đồngnghiệp và sinh viên báo chí tại các trường đại học, cao đăng và các cơ sở đào

Chương 2: Thực trạng vấn đề quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử

Anh ngữ thuộc diện khảo sát

Chương 3: Một số vẫn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả quảng bá

du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ

16

Trang 21

CHUONG 1:

MOT SO VAN DE CHUNG VE HOAT DONG QUANG BA DU LICH

TREN BAO DIEN TU

1.1 Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Du lịch

Du lịch đã trở thành một nhu cầu không thé thiếu và là một hiện tượngkinh tế xã hội phổ biến Mặc dù khái niệm du lịch đã xuất hiện từ rất sớm vàhoạt động du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thé ky 19, tuy nhiên cho đến nay

vẫn còn những nhận thức khác nhau về du lịch.

Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng.

Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu

vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch

cũng không giống nhau.

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Du lich 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên

quan đến chuyên đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian

không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (IUOTO): Du lịchđược hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với điạ điểm cư trú thườngxuyên cud mình nhằm mục đích không phải dé làm ăn, tức không phải dé làm

một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.

Tại hội nghị LHQ về du lịch hop tai Roma - Italia ( 21/8 — 5/9/1963), cácchuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiệntượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cá

nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài nước họ.

Khái niệm rộng nhất và đầy đủ hơn cả có thể được dẫn trong Tuyên bốÔ-sa-ka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòabình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh

toán quôc tê”.

17

Trang 22

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế ViệtNam, cần phải nhìn nhận du lịch ở nhiều góc độ vì kết quả của du lịch không

phải chỉ ở mức độ đóng góp vào nên kinh tế, mà còn ở rất nhiều khía cạnh khác

rất khó cân đo, đong đếm.

Như vậy, từ các khái niệm trên có thé khái quát: Du lịch là một hành độngkhi con người di chuyên khỏi nơi cư trú đến một địa điểm khác với nhiều mục đíchnhư nghỉ ngơi, giải trí, khám phá danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa.

Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loàingười đến một giai đoạn phát triển nhất định Bản thân du lịch cũng là một

ngành kinh doanh tổng hợp đem lại hiệu quả cao về nhiều mặt như đóng gópvào nên kinh tế chung của một đất nước, đem lại hiệu quả về xuất khẩu hànghóa, dịch vụ Đối với du khách trong nước, việc đi du lịch sẽ giúp nâng cao hiểubiết về đặc trưng vùng miền, khám phá nét đẹp về cảnh quan va con người, khơi

dậy lòng yêu nước và tự hào dân tộc Du lịch ngoài nước giúp con người phát

triển các kỹ năng sử dụng trong môi trường da văn hóa, gia tăng tinh thần hữunghị giữa các nước, có thêm nhiều góc nhìn về cuộc sống cũng như phát triểnnhiều kỹ năng về giao tiếp và ngôn ngữ.

1.1.2 Du lịch thành phố

Theo cuốn “The changing nature of city tourism and its possible implicationsfor the future of cities” (Sự thay đổi bản chat của du lịch thành phố và mối liên kế

của nó với tương lai của các thành phố), du lịch thành phố là một trong những

phân khúc phát triển nhanh nhất của ngành du lịch trên toàn thé giới và sự thay đôivề bản chất của du lịch thành phố ngày càng trở nên rõ ràng ở nhiều thành phó.

Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố và đến năm2030, ước tính có khoảng 5 tỷ người sẽ sống ở các khu vực đô thị Là trung tâmsôi động của văn hóa và thương mại, một số điểm đến du lịch tuyệt vời nhất trênthế giới là các thành phố, thu hút số lượng du khách ngày càng tăng hàng năm.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), du lịch thành phố

- còn được gọi là du lich đô thị - được coi là “những chuyến đi của du khách đến

18

Trang 23

các thành phố hoặc những nơi có mật độ dân số cao Thời gian của nhữngchuyến đi này thường ngắn (từ một đến 3 ngày)

Trong khi tổng lượng khách du lịch quốc tế đang tăng lên hàng năm, có théquan sát thấy các xu hướng khác nhau về các phân khúc và loại hình chuyến đikhác nhau Theo Euromonitor International, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng4,8% trong năm 2013, trong khi 100 thành phố hàng đầu thế giới về lượng kháchdu lịch quốc tế đã tăng trưởng 5,4% trong cùng năm Mặc dù những con số tăngtrưởng này bao gồm các mục đích chuyên đi khác nhau, bao gồm cả các chuyến

công tác, sự gia tăng của du lịch thành phố cũng có thé được quan sát khi xemxét các phân khúc kỳ nghỉ Trong khi các kỳ nghỉ nắng & đi biển đã tăng 31%

trong giai đoạn 5 năm qua (chiếm 29% tông số chuyến đi nghỉ), thì phân khúc dulịch nghỉ dưỡng đã tăng 28% (đạt 23% thị phần) Tuy nhiên, phân khúc cácchuyến đi trong thành phố đã tăng 72% trong 5 năm qua dé dat tỷ trọng 21%.

1.1.3 Quảng bá

Ngày nay, khái niệm “Quảng bá” được sử dụng rất rộng rãi trên cácphương tiện truyền thông đại chúng lẫn các phương tiện truyền thông mới.Nhiều tài liệu nghiên cứu, các lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề có liên quan đến

quảng bá xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhưng khái niệm “quảng bá” vẫn chưa

có một định nghĩa cụ thể và chính thức Trong Từ điển Hán Việt, “quảng bá” là

một từ ghép được ghép từ hai từ “quảng” với ý nghĩa là rộng lớn và “bá” có

nghĩa là làm lan rộng Chúng ta có thé hiểu với sự tách nghĩa thuật ngữ này,

“quảng bá” là lan truyền rộng rãi một thông tin, một van dé, một sự việc.

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Quảng bá là pho biến rộng rãi bằng phương

tiện thông tin [49, tr 802].

Tác giả Dinh Thị Thúy Hang trong cuốn PR-Kién thức và Đạo đức nghề

nghiệp, Nxb Lao động xã hội, năm 2007, có nhận định quảng ba là “những hoạt

động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sảnphẩm hoặc một tổ chức” [30, tr 12]

Nói tóm lại, quảng bá được hiểu là hoạt động truyền bá rộng rãi về một

19

Trang 24

đối tượng nào đó, một tổ chức, đất nước hoặc vùng lãnh thé tới một đối tượng

nào đó nhằm đạt được mục đích, mục tiêu cụ thé nào đó mà chủ thé truyền bá

mong muốn.

1.1.4 Quảng bá du lịch

Quảng bá du lịch chính là hoạt động truyền bá rộng rãi những thông tintích cực, hình ảnh đẹp của một địa điểm, địa phương, đất nước dé người ngườibiết đến hơn nữa nhằm thúc đây và phát triển ngành du lịch của đất nước Thôngtin và hình ảnh của đất nước chủ yếu bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội, con người của đất nước đó (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, khoa

học, nghệ thuật, thé thao, cảnh quan thiên nhién, ).

Trên quan điểm kinh tế, hoạt động quảng bá du lịch có vai trò và tác dụng

thuyết phục khách du lịch và thu hút họ đến nơi có dịch vụ du lịch Trên cơ sở đó,

các cơ sở dich vụ thỏa man đầy đủ những nhu cầu của khách tạo ra điều kiện choviệc khai thác tốt tài nguyên du lịch, lực lượng lao động, tăng số lượng sản phẩmđược bán ra tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ, tăng lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh

tế cao.

Từ góc độ văn hóa — xã hội, quảng bá du lịch góp phần giúp du khách nâng

cao hiểu biết về đất nước, lich sử, văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhién, Ởchiều ngược lại, người dân địa phương có thể nhận thức được tầm quan trọng củadu lịch mà nâng cao lòng mến khách, giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên,

duy trì lối sống, hình ảnh đẹp của quê hương trong mắt du khách.

Dé có thể quảng bá du lịch, cần phải thông qua các kênh quảng bá đó làphương tiện truyền thông đạ chúng như báo, đài, truyền hình hoặc phươngtiện truyền thông mới như mạng xã hội Những kênh này sẽ giúp thông điệpquảng bá đến với nhiều người nhờ độ phủ sóng rộng lớn Ngoài ra, thông qua cácsự kiện du lịch, người làm quảng bá cũng có thể giới thiệu hình ảnh đất nước đến

với du khách.

Ở giới hạn của luận văn này, tác giả khai thác vấn đề quảng bá du lịch Hà

Nội trên phương tiện báo điện tử Anh ngữ.

20

Trang 25

1.1.5 Báo điện tử

Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh và

truyền hình song lại là loại hình phát triển và phổ biến nhất hiện nay Với sự pháttriển của công nghệ thông tin và kỹ thuật tiên tiễn, báo điện tử còn có thé đảmđương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dé dàng.

Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang

web và phát hành dựa trên nền tảng internet Báo điện tử được xuất ban voi tòasoạn điện tử với cơ cấu tổ chức có thé như một tòa soạn báo in, người đọc báotiếp nhận thông tin thông qua máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng cókết nối internet.

Báo điện tử còn có ưu thế là khả năng tương tác qua lại giữa cơ quanbáo chí và công chúng, giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuậnlợi thiết lập các diễn đàn báo chí; báo điện tử còn có ưu thế và khả năng đaphương tiện, tính thời sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin

nhanh chóng, dễ dàng.

Tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới ra đời tháng 5/1992 là ChicagoTrubune có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American Online (cũng có tailiệu cho rằng tờ báo điện tử đầu tiên ra đời vào tháng 10/1993 tại Khoa Báo chíthuộc trường Đại học Florida) Năm 1994, phiên bản điện tử đầu tiên của tạp chíHotwired chạy những banner quảng cáo đây tiên và tiếp đến là hàng loạt những

tờ báo điện tử nổi tiếng khác ra đời như Los Angeles Times, USA Today Năm1995, nhiều tờ báo ở Châu Á cũng xuất hiện phiên bản điện tử như China Daily

(Trung Quốc), Kompas (Indonesia)

Thuật ngữ “báo điện tử” còn được sử dụng ngay trong các văn bản pháp

quy của Nhà nước như Điều 12 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ Internet” nêu: “Dịch vụ thông tintrên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát

hành báo chí (báo in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản ấn phẩm trên

Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử trên Internet.”

21

Trang 26

Theo Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính

phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, báo

điện tử là một trong 5 loại của trang tin điện tử gồm: Báo điện tử, Trang thông

tin điện tử tổng hợp, Trang thông tin điện tử nội bộ, Trang thông tin điện tử cá

nhân và Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành.

Ở Việt Nam, báo điện tử đầu tiên ra đời ngay sau khi đất nước được kếtnối mạng Internet là tạp chí Quê Hương, xuất bản những bài viết đầu tiên trênnền tảng điện tử ngày 31/12/1997 Kê từ đó đến nay, Việt Nam chứng kiến sự rađời và phát triển của hàng loạt báo điện tử như Vietnamnet, Nhandanonline,

Hanoimoi, Vnexpress

TS Nguyễn Thi Trường Giang trong cuốn Báo điện tử - Những van dé cơ

bản định nghĩa: “Báo điện tử là một loại hình bao chi được xây dungh dưới hình

thức của một trang web và phát hành trên mang internet” [23, tr 35].

Như vậy, ở Việt nam có nhiều thuật ngữ được dùng thông dụng là Báođiện tử, báo mạng điện tử, báo trực tuyến, Trong luận văn này, tác giả sử dụng

thuật ngữ báo điện tử với khá niệm sau: Bao điện tử thực hiện các chức năng của

báo chí trên nên tang internet, có uu thé truyén tải thông tin một cách nhanh

chóng, hiệu quả, da phương tiện và có tính tương tác cao.

1.2 Thế mạnh du lịch của Hà Nội và quan điểm của Đảng, Nhà nước,

về phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội

1.2.1 Khái quát điều kiện, tài nguyên và sản phẩm du lịch của thành phố

Về cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí văn hoá: Hà Nội tập trung các cơ sở văn

hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung tâm chiêu phim quôc gia, các bảo

22

Trang 27

tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát chèo, múa rỗi nước

rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước Hệ thống công viên cây

xanh như công viên Lê Nm, công viên Thủ Lệ, công viên Đống Đa, Công viênTuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên Đường Bảo Sơn, Việt PhủThành Chương đang ngày càng trở thành các điểm tham quan được du khách

quan tâm.

Về cơ sở dịch vụ ăn udng, am thuc: Hoat động du lịch 4m thực của Hà Nội

đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội hoá khá cao, đã đem lại cho Thủ đô vị

thế cao trong hệ thống du lịch âm thực thế giới và khu vực Các cơ sở ăn uống Ở

Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và đa dạng từ các nhàhàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốcđến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế giớinhư KFC, Lotteria đã có mặt ở Hà Nội, dap ứng nhu cầu 4m thực rất lớn của

đông đảo du khách và người dân Hà Nội.

Cơ sở dịch vụ ăn uống, âm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê,

bar phát triển ngày càng tiện nghi Trong thời gian qua thành phố đã thực hiệnđầu tư xây dựng thí điểm phố âm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuậtam thực Việt Nam và Hà Nội Tuy nhiên, hệ thống nhà hang, cơ sở dịch vụ 4mthực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiệnhạ tầng cần thiết như như bãi đỗ xe, không giản cảnh quan; điều kiện vệ sinh môitrường, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ tại một số cơ sở dịch vụ chưa đượckiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách.

Về các cơ sở dịch vụ mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ liên quan:Mua sắm là thú vui của du khách là một yếu tố cấu thành trong sản phẩm du lich,

đặc biệt là các đô thị du lịch như Hà Nội Với lượng khách du lịch trong nước và

quốc tế đến Hà Nội ngày một tăng, cộng với sức tiêu thụ nội địa lớn, đã thúc đâyhoạt động thương mại phát triển và thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Hiện Hà Nội có 10 trung tâm thương mại lớn với 84 siêu thị, hàng trăm các cửa

hàng với đủ các chủng loại hàng hóa phong phú phục vụ nhu cầu đa dang của

23

Trang 28

các tầng lớp nhân dân và du khách đến Hà Nội Chi tiêu cho mua sắm của khách

chiếm tỷ trọng khá lớn từ 15% đến 26% (nhất là khách Pháp, khách ASEAN,Châu Á và khách nội địa) Phát triển du lịch làng nghề và mua sắm là một trong

định hướng phát triển du lịch Hà Nội Hà Nội có nhiều các mặt hàng thủ côngmỹ nghệ truyền thông như đồ gốm sứ, thêu, thé cam, son mài, kham trai, tranhsơn đầu được khách du lịch ưa chuộng, mua săm làm quà tặng, đồ lưu niệm.Việc tổ chức nghiên cứu mẫu mã sản phẩm, mạng lưới bán hàng gắn với việcbảo tồn nâng cấp phát triển các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch

thu hút khách thăm quan mua sắm đang được Ngành Du lịch Hà Nội quan tâm

khuyến khích đầu tư phát triển Tuy nhiên hệ thống cơ sở dịch vụ mua sắm pháttrién còn manh mún, nhiều tuyến phố mua sim hàng hoá, đồ lưu niệm hình thànhtự phát, dịch vụ, hàng hoá thiếu hấp dẫn, ảnh hưởng đến trật tự quản lý đô thị,

làm giảm tính hiệu quả của dịch vụ mua săm.

Với những điều kiện như trên, hiện nay Hà Nội đang phát triển các loạihình, sản pham du lịch chủ yếu như:

Du lịch văn hóa, lịch sv, đi tích danh thắng, bảo tàng: Hà Nội là địa

phương có số lượng di tích, lịch sử danh thắng lớn nhất cả nước Toàn thànhphố có khoảng 5.100 di tích các loại gắn liền với nhiều lễ hội và các hoạt độngvăn hóa dân gian mang đậm chất truyền thống dân tộc Hiện nay trên địa bànThành phố có một số bảo tàng đón khách du lịch khá lớn như: Bảo tàng Dân tộc

học, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng

Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chi Minh Do đó, du lịch văn hóa, lich sử,di tích danh thăng, bảo tàng là loại hình du lịch được tập trung đầu tư nâng cấp,phát triển và được khách du lich, đặc biệt khách du lịch quốc tế ưa chuộng khiđến Hà Nội.

Du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực: Hiện nay, Thành phố có 1.350làng nghé va làng có nghề chiếm gần 59% tông số làng, trong đó 244 làng cónghề truyền thống Số làng có nghề phân bó không đều đa số tập trung chủ yếu ở

các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng,

24

Trang 29

Ung Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vi 91 làng , trong đó có 198 làng

nghề truyền thống được công nhận Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA

Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc vớihàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng phát triển như: gốm sứ, dệt may, dagiày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mải, mây tre dan, dat vàng bạc quỳ, đúc

đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí , trong đó, có một sỐ

nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhanh như: gốm sứ, kham trai,mây tre đan, sơn mai, điêu khắc

Du lịch MICE: Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các

hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội

nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC , Ha

Nội là thành phố hang đầu Việt Nam dé tô chức các hội nghị, hội thảo quốc tếlớn Các tiện nghi hội nghị, hội thảo của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộngkhoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến cả

ngàn người/địa điểm Tổng số phòng họp hội nghị trong các khách sạn là 97

phòng/6939 chỗ ngồi Việc tổ chức các hội nghị với phòng họp có trang bị kỹthuật, máy móc hiện đại, đồng bộ kết hợp với các tour du lịch ngắn ngày giúp

khách dự hội nghị có thời gian thư giãn đang được các khách sạn từ 3 sao trở lên,

các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công ty hàng không Việt Nam phối hợp xây

dựng và quảng bá.

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần: Đây là loại hình du lịch phát triểnkhá mạnh sau khi Hà Nội mở rộng Những lợi thế phát triển du lịch của hệ thốngnúi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai,hồ Đồng Mô, hồ Quan Son, trong những năm qua nhiều khu, điểm du lịch

sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu du lịchThác Da; Đầm Long - Bang Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean; Ao Vua; KhoangXanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Nga góp phần đáp ứng nhu cau nghỉ dưỡng

cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch.

Du lịch Nông nghiệp và trang trại: Khai thác tiềm năng du lịch đặc thù

25

Trang 30

của khu vực Ba Vì để xây dựng một số sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo hấp

dẫn khách du lịch, góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng, cải thiện kinh tế

địa phương và mang lại sự thịnh vượng cho người dân Đưa Ba Vì trở thành một

trong những noi phát tr ién du lịch cộng đồng hang dau của Việt Nam, với cácsản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nông nghiệp, du lịch địa chất.

Du lịch Võ thuật: Việc nghiên cứu, khảo sát và xây dựng sản phẩmChương trình du lịch võ thuật là một trong những hoạt động của Thành phố

nhằm khai thác các giá tri truyền thống đặc sắc phục vụ cho hoạt động du lịchnhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của Thủ đô Hoạtđộng này cũng mang đậm ý nghĩa lịch sử nhằm khơi gợi lại nét văn hoá truyền

thống của người Hà Nội xưa và nay Chương trình du lịch này sẽ có sức thu hút

lớn không chỉ khách du lịch trong nước tìm lại những nét văn hoá xưa qua võ

đường của các môn phái cổ truyền mà còn có khả năng thu hút sự tò mò khámphá nét đẹp văn hoá Hà Nội của du khách quốc tế đến với Việt Nam Du khách

sẽ được thưởng thức những thế võ cổ truyền, những bài quyền mang tính đặc

trưng của từng môn phái, những công phu, nội công, khí công và những công

năng đặc di của những võ sư các môn phái biểu diễn

Du lịch chữa bệnh và phục hôi sức khoẻ: Hiện nay, du lịch chữa bệnh làloại hình du lịch mới, đang có xu hướng phát triển trên thé giới Trong bối cảnhtoàn cầu hoá, khu vực hoá, bên cạnh nhu cầu du lịch vui chơi, giải tri, con người

còn mong muốn đi du lịch để chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh tại những nước có

nên y tế phát triển trên thế giới, đặc biệt với những người có thu nhập cao Hiệnnay, Hà Nội đang quan tâm đến loại hình du lịch này với các tiềm năng sẵn có

như: nền y học dân tộc, cô truyền, các trung tâm chăm sóc sắc đẹp (spa), phục

hồi sức khoẻ, châm cứu, phục vụ du khách Trên địa bàn thành phố Hà Nội, mộtsố khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách như: Tản Đà,nước khoáng nóng Thuần Mỹ, Asean,

1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước

Trong những năm qua, vân đê quảng bá hình ảnh, đât nước con người Việt

26

Trang 31

Nam tới công chúng trong và ngoài nước luôn được Đảng và Nhà nước hết sức

quan tâm, coi trọng Đặc biệt, đối với những người Việt Nam sống xa tổ quốc và45 người nước ngoài Thông qua quảng bá nhằm làm cho công chúng các nước

những người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) hiểu về đất nước, con ngườiViệt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của nước ta.Trên cơ sở đó, chúng ta tranh thủ sự ủng của nhân dân thé giới, sự đóng góp củacộng đồng NVNONN cho sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc Xác định tamquan trọng của lĩnh vực này, Đảng, Nhà nước ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyếtnhằm khăng định vai trò, nhiệm vụ của ngành du lịch và tầm quan trọng của

công tác quảng bá du lịch.

Ngày 16/01/2017, chủ trương về phát triển du lịch đã được nâng lên tầmcao mới với việc Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW vềphát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Đây là lần đầu tiên ngànhDu lịch nhận được sự chỉ đạo toàn diện, sâu sắc của lãnh đạo Đảng bằng Nghị

quyết của Bộ Chính trị.

Nghị quyết 08-NQ/TW là bước chuyển hóa cụ thể Nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ XII, đồng thời thé hiện định hướng chiến lược của Dangvà Nhà nước: “Phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triểnđất nước, tạo động lực thúc day su phat triển của các ngành, lĩnh vực khác”.Nghị quyết xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị,

sự chỉ đạo, lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng, quản lý thống nhất của Nhà

nước với động lực phát triển từ doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; tập trungnguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch Với quan điểm này, Du lich đã đượcđặt vào vi trí trung tâm Day là sự chuyên biến quan trọng khi du lịch đã đượcnhận thức với tư cách là động lực cho sự phát triển kinh tế Ngoài các quan điểmđịnh hướng, Nghị quyết chỉ ra các “điểm nghẽn” và yêu cầu phải có chính sáchcụ thê như việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; đầu tư vào các địa bàn

trọng điểm, vùng sâu vùng xa; đào tạo phát triển nguồn nhân lực; quy hoạch,

quảng bá xúc tiên; chuyên đôi cơ chê phí tham quan sang cơ chê giá dịch vụ; các

27

Trang 32

chính sách về giá điện, thuế sử dung dat, tiền thuê đất, thủ tục nhập cảnh Đặc

biệt, Nghị quyết nêu rõ: “đối với những vấn dé cấp bách can triển khai ngay détạo đột phá cho du lịch phát triển, néu chưa có văn bản pháp luật quy định hoặc

có quy định khác thì cho thực hiện thí điểm”.

Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch đã có tờ trình số 165/TTr-BVHTDL trìnhThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Namđến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Quan điểm của Chiến lược lần này là phát triển du lịch thực sự trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc day manh mé su phat triển các ngành

và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

Chiến lược nảy dé ra mục tiêu, đến năm 2030, du lịch thực sự là ngànhkinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệthấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Tầm nhìn đến năm 2050, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế.

Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc giaphát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Đến năm 2050,tổng thu từ khách du lịch tăng 3,5 - 4 lần so với năm 2030.

Ngành du lịch trong thời kỳ đối mới và hội nhập đã đạt được nhiều thànhtích rất đáng tự hào Có được kết quả tích cực như vật là nhờ đến đóng góp, phốihợp hành động của các ban, ngành, trong đó không thể không kể đến sự đóng

góp rất tích cực trong công tác xúc tiến, quảng bá của các phương tiện thông tin

đại chúng Đó cũng là kết quả của quá trình nâng cao nhận thức về vai trò của du

lịch trong các cơ quan bao chi trong đó có bao điện tử.

Nếu như trước đây, lĩnh vực du lịch được nhắc đến trên báo chí còn khámông lung và chưa thực sự hiệu quả thì ngày nay, nhờ đến sự phát triển của báochí nói chung và báo điện tử nói riêng, công tác thông tin tuyên truyền quảngbá của du lịch Việt Nam đã có chuyên biến tích cực Trên trang nhất của nhiều

báo điện tử đã xuất hiện tiểu mục Du lịch nhằm cung cấp thông tin về điểm đến,

lịch sử - văn hóa, con người của các vùng miên mọi nơi của tô quôc, góp

28

Trang 33

phần phục vụ đắc lực cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của nước ta Từnhững nhiều bài viết trên báo điện tử, với sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ hạ tầng kỹ

thuật số, người dân đã có cái nhìn bao quát hơn về sự đổi thay của đất nước,

hiểu biết thêm về những góc khác của tổ quốc, đồng thời giúp người nướcngoài bắt đầu cảm nhận về một đất nước Việt Nam khởi sắc và là một điểm đến

an toàn, thân thiện.

Thông tin du lịch đã được đăng tải trên hầu hết các báo điện tử của Thôngtấn xã Việt Nam, báo Du lịch, tạp chí Du lịch, báo Hà Nội mới, Kinh tế và đô thị,

báo Thể thao va Văn hóa, Lao động, Lao động thủ đô, Đầu tư, Thanh niên, Tuổi

trẻ, VNExpress, Vietnamnet, tạp chí Heritage

Mặt khác, báo chí còn thực hiện đúng mực chức năng của mình; phản

ánh thực tế hoạt động du lịch, những điểm du lịch chưa tốt, những tour du lịch

còn yếu kém về sản phẩm, dịch vụ, hướng dẫn viên để từ đó rút ra được

những bài học kinh nghiệm trong khâu tô chức, điều hành, nâng cao nghiệp vụdu lịch cho doanh nghiệp, cho ngành chức năng quản lý nhà nước về du lịch và

cho địa phương.

Báo chí phản ánh kip thời những tồn tại, hạn chế của ngành Du lịch, nhưtình trạng chèo kéo du khách, “chặt chém” du khách trong các dịch vụ ăn uống,

giải khát; vận chuyên; quả lưu niệm ; phản ánh tình trạng mất vệ sinh môi

trường, dé các cơ quan chức năng có những biện pháp chan chỉnh, khắc phục,

xây dựng điểm đến du lịch hoàn thiện, lịch sự, văn minh, có sức thu hút dukhách nhiều hơn, góp phần đưa ngành du lịch của địa phương và cả nước ngày

càng phát triển ôn định và bền vững.

Có thé khang định rằng, báo chí và du lịch có mối quan hệ hữu cơ và cómục đích chung nhất là quảng bá, giới thiệu về hình ảnh của đất nước, của địaphương vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Báo chí đóng vai trò quan trọng

và có đóng góp to lớn đối với ngành du lịch trên con đường phát trién.

1.2.3 Quan điểm của Uy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

Đôi với Việt Nam, trong thời gian qua, Dang va Nhà nước đã có nhiêu no

29

Trang 34

lực trong việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khu vực và trên thégiới Thông qua các chi thị, nghị quyết, đồng thời chi dao các cấp các ngành xây

dựng các chiến lược cụ thê để day mạnh công tác xây dựng hình ảnh Việt Nam

trên trường quốc tế Trong đó, thành phố Hà Nội với bề day hơn 1000 năm vănhiến, là trung tâm chính trị, lịch sử văn hóa, là đầu mối trung chuyên và phânphối khách chủ yếu của khu vực phía bắc Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triểndu lịch thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo xác địnhquan điểm xây dựng du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ

đô là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tô chức xã hội và các

tầng lớp nhân dân; Phát triển du lịch Thủ đô gắn với phát triển du lịch nội địa vàquốc tế; Kết hợp phát triển du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa, lịch sử của Thủ đô và của dân tộc, bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo quốc phòng— an ninh, trật tự xã hội; Phát triển du lịch chất lượng cao, theo hướng chuyênnghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; Day mạnh xã hội hóa, phát huy mọi nguồn lựcđầu tư trong và ngoài nước, các tầng lớp nhân dân đề phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, một số chỉ thị, nghị quyết, quyết định, văn kiện của Đại hộiđại biểu toàn quốc và Hà Nội cũng dé cập sâu đến đường lối, chủ trương, chínhsách của Dang, Nhà nước va của thành phố Hà Nội về van dé phát triển du lịchViệt Nam và Hà Nội như: Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triểndu lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 26/6/2016,của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn2016 - 2020 và những năm tiếp theo”, Quyết định 147/QĐ-TTg năm 2020 vềphê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướngChính phủ ban hành, Quyết định 1035/QD-BVHTTDL về Quy chế tô chức Giảithưởng Du lịch Việt Nam năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du

lịch ban hành, Kế hoạch 3552/KH-BVHTTDL năm 2016 về nâng cao chất lượng

dich vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch ban hành, Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt “Quy hoạchtổng thé phat triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do

30

Trang 35

Thủ tướng Chính phủ ban hành,

Từ sau thành công của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long và Năm Du

lịch quốc gia 2010, lượng khách quốc tế đến Hà Nội tăng lên nhanh chóng.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội đã tham gia Chương trình kích cầu Dulịch năm 2010 “Việt Nam - Điểm đến của bạn” nhằm thúc đây thị trường kháchdu lịch nội địa và gia tăng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội Bên cạnh đó, SởVHTTDL Hà Nội đã đây mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở trong vàngoài nước, với hàng loạt, chương trình, sự kiện như Lễ hội âm thực Thế gidi -Việt Nam 2010 tai Ba Ria - Vũng Tau, Hội chợ EATOF tai Quang Ninh, Lễ hội

Văn hóa Du lịch Việt Nam tai Nhật Ban và Han Quốc, tổ chức đoàn khảo sát va

hợp tác phát triển du lịch tại Vân Nam - Trung Quốc trong khuôn khổ chươngtrình hai hành lang một vành đai kinh té, Trước những cơ hội đó, Hà Nội đanglà cơ hội “vàng” cho các nhà đầu tư du lịch có thé đầu tư trong lĩnh vực khách

sạn, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng

Khi Thủ đô được mở rộng, tiềm năng du lịch của Hà Nội vốn đồi dào càngthêm đa dạng, phong phú với quy mô lớn hơn rất nhiều, đủ sức kéo dài thời gianlưu trú và tăng mức chỉ tiêu của du khách Nếu như trước đây, tour khám pháThủ đô chỉ gói gon trong 1 ngày với những điểm đến là Hồ Tây, đền Quán Thánh,

Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, chợ Đồng Xuân, phố cô, Văn Miếu - Quốc Tử Giám,Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm bao tàng và kết thúc là xem múa rốinước, thì nay hành trình đó được kéo dài hơn đủ để du khách thỏa sức chiêmngưỡng cả một vùng sơn thủy hữu tình với Ao Vua, Thác Đa, hồ Ngải Sơn, ĐồngMô, Suối Hai, Vườn quốc gia Ba Vì, núi Tản Viên, Thành cô Son Tây, làng cổĐường Lâm, chùa Hương Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng khaithác lợi thế văn hóa, sinh thái, nhân văn của Thủ đô nghìn năm tuổi nhằm thu hútđông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu là một trong

những mục tiêu chính của ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới Bên cạnh

viéc tiép tục phát triển du lich Homestay (một loại hình du lịch cộng đồng) tại Ba

Vì, ngành sẽ tập trung phát triển du lịch tại một số điểm di sản văn hóa, làng

31

Trang 36

nghề, âm thực trên địa bàn thành phó.

Trong thời gian tới, định hướng của Hà Nội là khai thác tối ưu các giá trị

tài nguyên tự nhiên, các giá trị di sản văn hóa - lịch sử nhằm đa dạng hóa và xây

dựng các sản phẩm du lịch đặc trung của thủ đô Hà Nội; chú trọng gắn kết pháttriển du lịch với bảo vệ tài nguyên, môi trường Nâng cao chất lượng các sảnphẩm, dịch vụ phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân

lực du lịch Hà Nội một cách đồng bộ Cu thé như sau :

Đề đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, bên cạnh nguồn tài nguyên du lịchtự nhiên và nhân văn sẵn có, Hà Nội còn cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng Và CƠ SỞ

vật chất kỹ thuật du lịch cũng như cần tôn tạo, bổ sung một số hạng mục nhằm

làm tăng thêm giá trị cho sản pham du lịch Ha Nội Dau tư phát triển hệ thống

các công viên, các cơ sở vui chơi giải trí, tăng cường các hoạt động vui chơi

giải trí về đêm phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách du lịch nước và quốc tế.

Tiếp tục ban hành cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính dé thuhút nguồn vốn xã hội hóa xây dựng các sản phẩm du lịch cao cấp nhất là hình

thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí; đặc biệt cần ưu tiên,tập trung đầu tư các khu du lịch, dự án du lịch lớn tại các khu vực ngoại thành

của Thành phó.

Do tính đặc thù của ngành du lịch nên chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố

quyết định chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch Do đó việc quy hoạch,

đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp

thiết, cần phải tiễn hành liên tục, thường xuyên một cách có hệ thống.

Một mặt địa phương tự tô chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ.

Một mặt phối hợp với các tỉnh bạn và Tổng cục du lịch dé đào tạo đội ngũ cán

bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế Có các chương trình đào tạo với nhiềuhình thức đa dạng để nâng cao trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của đội

ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách Khuyến khích các đơn vị doanh nghiệp

chủ động tự dao tạo dé phuc vu cho nhu cầu của đơn vi.

32

Trang 37

Tăng cường và nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp của các hoạt động

quảng bá xúc tiến.

Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với các công ty lữ hành, cáckhách sạn dé giảm bớt những phan nàn về chất lượng và giá cả dịch vụ cung ứng

cho khách dé đảm bảo sự hài long và công bang cho khách du lịch.

Hà Nội có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch MICE, bên cạnh đầu tưphát triển các tiện nghi hội nghị hội thảo độc lập hoặc trong các khách sạn caocấp, cần thiết đầu tư xây dựng một trung tâm tổ chức hội chợ quốc tế tầm cỡvài chục ha dé thuận lợi cho tổ chức các hội chợ, các sự kiện lớn của Hà Nội,

Việt Nam.

1.3 Đặc điểm, thế mạnh của báo điện tử và những yếu tố tác động đến

hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội trên báo điện tử Anh ngữ

1.3.1 Đặc diém và thế mạnh của báo điện tử1.3.1.1 Đặc điểm

Báo điện tử dù là “đứa con sinh sau đẻ muộn” song vẫn thể hiện được ưuthế riêng của mình trong thời buổi số hóa như hiện nay trong việc truyền tải

thông tin và thu hút độc giả nhờ những đặc trưng sau:

Tinh da phương tiện: Báo điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tíchhợp nhiều công nghệ (multimedia) Trên một tờ báo mạng, thậm chí ngay trongmột tác phẩm báo mạng có thể tích hợp cả báo viết, báo phát thanh và báo hình.Một sản pham báo chí đa phương tiện phải bao gồm những thành phan sau: vănbản, hình ảnh tĩnh và đồ họa, âm thanh, hình ảnh động, các chương trình tươngtác Hay nói cách khác, đa phương tiện trên báo điện tử là việc sử dụng nhiềuphương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự ) dé thực hiện 1 sản phâm báo chí.

Chính vì vậy khi đọc báo mạng độc giả có thể chủ động xem những tác phẩmmình quan tâm ở bat kì trang nào giống như báo in Đồng thời cũng được trựcquan những hình ảnh, video clip, lắng nghe những âm thanh mà không hề bị phụ

thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.

Có thể nói đa phương tiện là là một trong những ưu điểm vượt trội của

33

Trang 38

báo điện tử so với các loại hình báo chí truyền thông khác Sự tích hợp đa dạng

này giúp cho báo điện tử có được những yếu tố hấp dẫn của các loại hình báo chí

khác, vì thế mà trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì tính đa phương tiện vẫn chưa thực

sự được phát huy mạnh mẽ trên các tờ báo điện tử ở Việt Nam Nguyên nhân do

cơ sở hạ tầng, đường truyền và hệ thống máy móc, công nghệ còn nhiều yêu kém;một số lãnh đạo báo điện tử chưa đánh giá hết sức ảnh hưởng, vai trò của tính đa

phương tiện nên còn chưa chú ý đầu tư cả về vật chất và con người.

Tính tức thời và phi định kỳ: Báo điện tử đã vượt qua các rào cản mà các

loại hình báo chí khác vướng phải, nội dung thông tin không bị giới hạn bởi

khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính Quytrình sản xuất thông tin đơn giản, dé dàng nên có thé cập nhật, b6 sung bat kì lúcnào với số lượng bao nhiêu Thông tin trên báo điện tử có thé sống động, nónghồi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từng giây Có người gọi báo điện tử là

“báo giờ” là vì tính cập nhật tức thời, khả năng cập nhật thông tin của nó Việc

cập nhật thông tin có thể diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày, chính vì vậy , trênbáo điện tử, “ giới hạn cuối cùng” của một bài báo chỉ là tạm thời và tương đốivì bat cứ lúc nào thông tin cũng có thể được cập nhật, bố sung Chi có báo điệntử mới có khái niệm “bài báo mở” nghĩa là: sau khi phát hành vẫn có thé tiếp tụcđược cập nhật Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc báo điện tử phải luôn tính đếnviệc cập nhật thông tin đều đặn, nếu không chỉ sau một vài lần vào mà không cóthông tin mới mẻ, độc giả sẽ không tìm đến báo đó dé đọc nữa.

Tinh tương tác cao: Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn

nhau giữa độc giả và đội ngũ làm báo Tương tác có vai trò rất quan trọng tronghoạt động truyền thông nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng Tươngtác là đặc điểm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong truyềnthông Người đọc có thé chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin hơn chỉ là đơn

thuần nhận thông tin từ nhà báo Ngoài ra độc giả còn tham gia vào quá trình

cung cấp thông tin, vì thế khoảng cách giữa nhà báo, tờ báo và người đọc được

34

Trang 39

rút ngắn lại, là động lực thúc đây sự phát triển và góp phần nâng cao hiệu quả

truyên thông.

Quá trình tương tác trên báo điện tử nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiềuso với các loại hình báo chí khác Ngay sau mỗi tác phâm báo chí đăng trên trangbáo điện tử đều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khácnhư feedback, vote, email, forum tiện cho độc giả dễ dàng đóng góp ý kiến

của mình Điều này khó thấy trên báo hình, phát thanh hay báo giấy.

Tính tương tác trên báo điện tử có nhiều ưu điểm như nhận sự phản hồiray nhanh qua hệ thống thư điện tử, là chiếc cầu nối thân thiện kết nối tòa soạn

với độc giả thông qua thiết lập các cuộc giao lưu trực tuyến, phỏng vấn trực

tuyến ngoai ra báo điện tử còn có lợi thế trong viéc thiết lập các diễn đànnhằm thu hút sự quan tâm, trao đôi , tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả,

độc giả với độc giả.

Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử không bị giới hạn bởisố trang, khuôn khổ hay thời lượng, chương trình như các loại hình báo chí khác.

Thông tin được lưu trữ dưới dạng đĩa từ có dung lượng cực lớn nên nó thực sự

là một kho thông tin không 16 Đặc biệt thông tin trên báo điện tử còn đảm bảođược các yếu tổ sau:

Thông tin cực kì phong phú, đa dạng cả về số lượng và nội dung; thôngtin chính xác, khách quan và được kiêm chứng; thông tin được lưu trữ lâu dài và

có hệ thống nên rất thuận lợi cho người tìm kiếm.

Báo điện tử cho phép lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với mộtlượng khổng 16 thông tin lưu trữ Đồng thời với đó là khả năng tìm kiếm dễ dàngnhờ vào các mục tìm kiếm với các từ khoá được đính kèm trên mỗi trang báođiện tử Có thể xem theo ngày, xem theo bài, hoặc theo chủ đề Nếu không cóđiều kiện đọc ngay lúc online, độc giả báo mạng có thể lưu bài viết lại để đọcsau, hoặc là độc giả cũng có thể đọc lại nhiều lần tuỳ thích, mà thao tác hoàn

toàn đơn giản Điều này với truyền hình hay phát thanh là vô cùng khó.

Tính xã hội hóa cao, khả năng cá thể hóa tốt: Nhờ vào sự phủ sóng của

35

Trang 40

mạng toàn cầu Internet, báo điện tử không có giới hạn về khoảng cách, thêm vào

đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại

hình báo chí mới mẻ này Tuy nhiên, báo điện tử lại cũng có khả năng cá thể hoátốt Điều này thoạt nghe tưởng như mâu thuẫn, nhưng hoàn toàn không phải.Tính cá thể hoá được thể hiện ở chỗ người đọc được chủ động lựa chọn tờ báo,trang báo, bài báo theo nhu cầu, đọc bao lâu tùy thích Ngoài ra, báo điện tử cóđộ lan toa cao, dé dàng đính chính, chi phí thấp do chỉ phải post bài một lần duy

nhất, đồng thời thông tin lại có giá tri sử dụng cao hơn do được đọc theo nhu cầu

của độc giả Tuy vậy, báo điện tử còn một vài hạn chế, đó là độ tin cậy của thông

tin còn thấp, muốn đọc được báo mạng thì độc giả ít nhất cũng phải có máy tính

nối mạng, và biết những thao tác sử dụng đơn giản nhất.

1.3.1.2 Thế mạnh của báo điện tử Anh ngữ trong quảng bá du lịch

Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, đặcbiệt là sự bùng nỗ của công nghệ thông tin, báo điện tử của Việt Nam có nhữngbước phát triển vượt bậc về số lượng báo, chất lượng nội dung, đáp ứng yêu cầungày càng cao của quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta Chuyên trang điện tửbăng ngôn ngữ tiếng Anh ra đời nhằm tăng cường công tác tuyên truyền đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; giới thiệu, quảng bá thành tựu trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình ảnh đất nước, con người Việt Namvà văn hóa Việt Nam; thúc đây quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, tăng

cường giao lưu giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

Bởi tiếng Anh là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của LHQ (tiếng ARập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung Quốc).Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ

German trong ngữ hệ An-Au Đây là ngôn ngữ sử dung rộng rãi nhất thé giới, là

ngôn ngữ me đẻ của Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, New

Zealand và một số quốc đảo trong vùng Caribbean Tiếng Anh ngôn ngữ được sử

dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha; là ngôn

ngữ thứ hai được sử dung rộng rãi, chính thức của Liên minh châu Au, Khôi

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w