Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên trong khu vực, phục vụ cho việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội.. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
Trang 1CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYEN DU LICH PHỤC VỤ
PHAT TRIÊN DU LICH CUOI TUẦN 7
1.1 Tổng quan các vấn đề vẻ tài nguyên du lịch, nhu cau du lịch và hoạt động du lịch cudi
1.2.4 Một số vấn dé quan trong trong đánh giá tài nguyên du lịch 24
1.3 Cơ sở lý luận đánh giá tài nguyên du lich tự nhiên phục vu phát triển du lịch cuối tuần 28
1.3.1 Phương pháp luận đánh giá 28 1.3.2 Phuong pháp đánh giá 30
CHƯƠNG 2 NHU CAU VÀ TIEM NANG PHÁT TRIÊN DU LICH CUỐI TUẦN O
HÀ NỘI VÀ PHỤ CẬN 42
2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh te - xa hội của khu vực nghiên cứu 42
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 47
2.2 Nhu cầu du lịch cuối tuan của Hà Nội 49
2.2.1 Nguồn khách và đặc diém 30
2.2.2 Số lượng khách và cơ cấu 54 2.2.3 Nhu cau dõi với dich vu đặc trưng %6
2.2.4 Nhu cau đối với các dịch vụ chính 38
2.2.5 Nhu cầu về dịch vụ bổ sung 60
2.3 Tài nguyên du lịch tự nhiên 60
2.3.1 Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên va kha nang khai thác phục vụ du lịch cuỏi tuan 6]
2.3.2 Tống quan các điểm du lịch chính trong khu vực 63
CHUONG 3 DANH GIA TAI NGUYEN DU LICH TUNHIEN PHUC VU PHAT
TRIEN DU LICH CUOI TUAN TAI MOT SO DIEM NGHIEN CUU 68
3.1 Mục tiêu va doi tượng đánh gia 68
3.1.1 Mục tiêu 68
Trang 23.1.2 Đối tượng đánh giá 68
3.2 Lua chọn và khái quát các điểm nghiên cúu 69
3.2.1 Lựa chọn các điểm nghiên cứu 69
3.2.2 Khái quát các điểm nghiên cứu 70
3.3 Các yếu tố, chi tiêu và thang đánh giá 98
3.3.1 Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên 98
3.3.2 Sở thích của du khách I0
3.3.3 Khoảng cách 105
3.3.4 Bang liệt kê toàn bộ các yếu tố và chi tiêu đánh giá 106
3.4 Kết quả đánh giá tai nguyên du lich tự nhiên của các điểm nghiên cứu 107
3.4.1 Đánh giá nêng các yếu tố 107
3.4.2 Kết quả đánh giá tong hop 112
3.4.3 Phân hang các điểm du lịch 112
CHUONG 4 HIEN TRANG VA ĐỊNH HƯỚNG KHAI THAC TAI NGUYEN
PHUC VU PHAT TRIEN DU LICH CUOI TUAN CUA HA NOI 114
4.1 Hiện trang khai thác tài nguyên và hoạt động du lịch cudi tuan trong khu vực — 114
4.1.1 Tình hình phát triển hoạt động du lịch cuối tuan 114
4.1.2 Các hình thức du lịch cuoi tuần hiện nay của người dân Hà Nội 114 4.1.3 Tình hình khai thác tài nguyên du lịch 115
4.1.4 Phát triển du lich va vấn đề tài nguyên, môi trường 117
4.2 Dinh hướng khai thác va bảo vẻ tai nguyen phục vu phat triên du lich cudi tuan 118
4.2.1 Muc tiêu định hướng 118
4.2.2 Những can cứ dé dinh hướng 119
4.2.3 Định hướng khai thác tài nguyên cho việc phát tnén du lich cuỏi tuan 122
4.2.4 Định hướng phát triển và tổ chức không gian lãnh thỏ du lịch 127
4.2.5 Định hướng quan lý, bao vệ và cai tạo tài nguyên 130
4.3 Kiến nghị mọt so giải pháp cho việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch cudi tuan 136
4.3.1 Giải pháp về qui hoạch 136
4.3.2 Giải pháp về tô chức, quan lý (37
4.3.3 Giải pháp về cơ chế, chính sách 137 4.3.4 Giải pháp nham bảo vệ tài nguyên và mỏi trường 138
KET LUAN 140
NHUNG CONG TRINH DA CONG BO CUA TAC GIA CO LIEN QUAN DEN
LUAN AN 142 TAI LIEU THAM KHAO 143
PHU LUC 150
Trang 3Bảng 2.2 Vài đặc trưng của chế độ mưa ở khu vực nghiên cứu 45
Bảng 2.3 Dân số Hà Nội chia theo khu vực #1
Bảng 2.4 Số trường và học sinh các trường dạy nghề, trung học chuyên
nghiệp và cao dang, đại học ở Hà Nội ( năm 2000) 52
Bang 2.5 Số lượt người tham gia du lịch cuối tuần năm 1996 và năm 2000 55
Bảng 2.6 Sở thích đối với các loại hình du lịch cuối tuần khác nhau 56 Bảng 2.7 Mục đích của chuyến đi 57
Bảng 2.8 Sở thích đối với các điểm tài nguyên du lịch khác nhau 58
Bảng 2.9 Sở thích về khoảng cách tới các điểm du lịch 58
Bảng 2.10 Các loại phương tiện giao thông hiện sử dụng 59
Bang 3.1 Đặc điểm các bãi tắm ở Đồ Sơn 71
Bang 3.2 Lượng khách du lịch đến Đồ Son từ năm 1995 đến năm 2000 72
Bảng 3.3 Đặc điểm khí hậu khu vực Đồ Sơn 73
Bảng 3.4 Đặc điểm khí hậu khu vực Thịnh Long 77
Bảng 3.5 Đặc điểm khí hậu khu vực Sầm Sơn §0
Bảng 3.6 Lượng khách du lịch Quan Sơn năm 1998 - 2000 82
Bảng 3.7 Đặc điểm khí hậu khu vực hồ Quan Sơn 84
Bảng 3.8 Hệ thống các hồ tại khu vực Đồng Quan-Sóc Sơn 85
Bang 3.9 Đặc điểm khí hau khu vực hồ Đồng Quan 87
Bảng 3.10 Đặc điểm khí hậu khu vực Đảo Cò 91
Bảng 3.11 Đặc điểm khí hậu khu vực Tam Đảo 93
Bang 3.12 Dac diém khi hau khu vuc Khoang Xanh 97
Bang 3.13 Số lượng khách đến Khoang Xanh từ 1996-2000 98
Bảng 3.14 Các chỉ tiêu và thang đánh giá bãi biển cho tắm biển 99
Bang 3.15 Các chỉ tiêu va thang đánh giá hồ nước 99 Bang 3.16 Các chi tiêu và thang đánh giá địa hình đồi núi 102
Trang 4Bảng 3.17.Các chỉ tiêu va thang đánh giá tính da dạng, tương phan,
độc đáo và khả năng mở rộng hoạt động tham quan
Bảng 3.18 Các chỉ tiêu và thang đánh giá cơ sở hạ tầng
Bảng 3.19 Toàn bộ các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá
Bảng 3.20 Kết quả đánh giá sự phù hợp của các hồ nước cho hoạt động
du lịch
Bang 3.21 Kết quả đánh giá sự phù hợp của Khoang Xanh và Tam
Đảo cho hoạt động du lịch
Bảng 3.22 Kết quả đánh giá sự phù hợp của các bãi biển cho hoạt
động tăm biên
Bảng 3.23 Kết quả đánh giá sự đa dạng, tương phản và độc đáo
Bảng 3.24 Kết quả đánh giá cơ sở hạ tầng của điểm du lịch
Bảng 3.25 Kết quả đánh giá độ hấp dẫn của tài nguyên
Bảng 3.26 Kết quả đánh giá khoảng cách
Bảng 3.27 Kết quả đánh giá sức hút du lịch
103 104
106
107
107
108 108 110 111
111
112
Trang 5Hình 1.1 Du lịch cuối tuần theo phân loại của Lozato Giotard
Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống du lịch của Leiper (1990)
Hình 1.3 Vòng đời của một điểm du lịch Hình 3.1 Biểu đồ lượng khách du lịch Thịnh Long từ 1996-2000 Hình 3.2 Biểu đồ lượng khách du lịch Sầm Son từ 1996-2000
Hình 3.3 Biểu đồ lượng khách du lịch Dao Cò từ 1996-2000 Hình 3.4 Biểu đồ lượng khách du lịch Tam Đảo từ 1996-2000
4 Điểm du lịch Sầm Son
5 Điểm du lịch Quan Sơn
6 Điểm du lịch Đồng Quan - Đền Sóc
7 Điểm du lịch Đảo Cò
8 Điểm du lịch Tam Đảo
9 Điểm du lịch Khoang Xanh
10 Độ hấp dẫn và sức hút du lịch
Trang
12 a2
76
79
90 94
Trang 6MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc
phát triển kinh tế xã hội Dù là tài nguyên tái tạo được hay không tái tạo được, nếu
không có chiến lược khai thác hợp lý sẽ dẫn đến suy thoái và cạn kiệt Nghiên cứu
và đánh giá tài nguyên là cơ sở cần thiết cho việc hoạch định chiến lược và đề ra các giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, đảm bảo phát triển một cách bền vững.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, hoạt động du lịch cuối
tuần không ngừng gia tăng Đây là xu thế chung trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay, nhất là từ sau ngày 1/10/1999, Nhà nước ban hành chế độ làm việc
40gi1ờ/tuần Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhu
cầu về cơ sở nghỉ cuối tuần ở khu vực phụ cận đã trở nên cấp thiết, nhiều điểm du
lịch đã quá tải, có nguy cơ ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường địa phương.
Để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch ở Hà Nội và phụ cận, đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân, cần nhanh chóng xây dựng
một chiến lược khai thác tài nguyên theo hướng phát triển bền vững Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên
trong khu vực, phục vụ cho việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên du
lịch tự nhiên, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội” với mong muốngóp phần vào việc thực hiện Nghị quyết 45 CP của Chính phủ là: "đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ, cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
Trang 72 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tự nhiên
(TNDLTN), mục tiêu của đề tài là xây dựng cơ sở khoa học cho việc qui hoạch
phát triển du lịch cuối tuần (DLCT) của Hà Nội
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu nhu cầu, sở thích của người dân Hà Nội đối với hoạt động du lịch cuối tuần.
- Kiểm kê tài nguyên của khu vực Hà Nội và phụ cận cho việc đáp ứng nhu
cầu du lịch cuối tuần.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên trong
khu vực, phục vụ phát triển du lịch cuối tuần Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu,
đánh giá một số điểm tài nguyên du lịch trong khu vực
- Đề xuất định hướng sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên
cho việc phát triển du lịch cuối tuần trong khu vực nghiên cứu.
3 GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vị nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở khu vực Hà Nội và phụ cận.
Song, khái niệm "phụ cận” ở đây là một khái niệm mang tính chất tương đối Giới
hạn của nó phụ thuộc vào nhu cầu và vào khả năng khai thác tài nguyên du lịch.
Do thời gian và khả năng có hạn, luận án chỉ giới hạn ở khoảng 150km kể từ trung
tâm Hà Nội theo các trục giao thông chính Do đó khu vực phụ cận chủ yếu bao
gồm toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ thuộc các tỉnh như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng
Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình và tới Thanh
Hoá Như vậy, ngoài các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, khu vực nghiên cứucòn bao gồm cả bộ phận rìa đồng bằng ở phía bắc, phía tây và phía nam
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TNDLTN và mối quan hệ giữa TNDLTN với các hoạt động DLCT của người dân Hà Nội Song, hoạt động DLCT
bao gồm nhiều loại hình như: nghỉ dưỡng, thé thao, tham quan, lễ hội vui chơi giải
Trang 8trí Các loại hoạt động này có đặc điểm khác nhau và có những đòi hỏi khác nhau đối với tài nguyên du lịch Vì vậy, chỉ có thể chọn một dạng hoạt động phổ biến, được nhiều người ưa thích nhất trong thời gian nghỉ cuối tuần để đánh giá Đó
chính là loại hình nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Đề tài chỉ nghiên cứu, đánh giá
TNDLTN cho loại hình nay.
Để minh hoa cho cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN phục vu phát triển DLCT
đã được xây dựng, đề tài chỉ chọn một số điểm trong khu vực để đánh giá vì địa
bàn quá rộng, bao gồm nhiều tỉnh xung quanh Hà Nội Hơn nữa, nguồn tài nguyên
trong khu vực có thể sử dụng cho du lịch lại rất đa dạng và phong phú Việc đánhgiá đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu chi tiết và toàn diện Vi vậy không thể tiến
hành đánh giá toàn bộ tài nguyên có trong khu vực được.
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đề tài đã xác định được nhu cầu và sở thích của người dân Hà Nội đối với
hoạt động du lịch cuối tuần và khả năng đáp ứng về mặt tài nguyên cho các hoạt
động đó ở khu vực Hà Nội và phụ cận.
- Xây dựng cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển DLCT cho
khu vực nghiên cứu, từ đó tiến hành đánh giá tổng hợp tám điểm tài nguyên trong
khu vực.
- Lan đầu tiên, đề tai đã tiến hành xây dung một hệ thống bản đồ du lịch cho
từng điểm nghiên cứu và bản đồ đánh giá chung tài nguyên du lịch.
- Luận án đã đề xuất định hướng sử dung va bảo vệ TNDLTN phục vụ phát
triển du lịch cuối tuần trong khu vực một cách hiệu quả và bền vững
5 CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
- Du lịch cuối tuần là nhu cầu tất yếu của người dân Hà Nội Nhu cầu này
đang ngày càng tăng, nó gắn với hoạt động nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ngoài trời
Nhu cầu này hoàn toàn có thể đáp ứng được bởi nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên
phong phú và đa dạng ở khu vực Hà Nội và phụ cận.
Trang 9- Đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của HàNội chính là xác định sức hút du lịch giữa điểm đi (nội thành Hà Nội) và các điểmđến Kết quả đánh giá tám điểm tài nguyên ở phụ cận Hà Nội cho thấy các điểm
du lịch có hồ nước, nằm ở khoảng cách phù hợp, rất thuận lợi đối với việc phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội; các điểm du lịch đồi núi, thuận lợi; còn các
điểm du lịch biển, ít thuận lợi Vì vậy, cần ưu tiên khai thác các hồ nước và đồi
núi, nằm ở những khoảng cách phù hợp kể từ trung tâm Hà Nội phục vụ phát triển
DLCT trong thời điểm hiện tại
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN
- Luận án đã xác định được nhu cầu và sở thích của người dân Hà Nội đối với hoạt động du lịch cuối tuần, làm cơ sở cho việc đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ
phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp
luận chung về đánh giá tài nguyên du lịch.
- Cơ sở lý luận đánh giá TNDLTN được xây dựng cho khu vực nghiên cứu có
thể vận dụng để đánh giá cho khu vực phụ cận các thành phố khác phục vụ pháttriển DLCT
- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tin cậy và cần thiết cho
việc xây dựng qui hoạch phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội và phụ cận
7 CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận án đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu khảo sát thực địa mà tác giả đã thu thập được trong suốt quá trình
nghiên cứu từ năm 1996 đến 2001 tại các điểm du lịch.
- Tài liệu điều tra xã hội học theo các bảng hỏi.
- Tài liệu từ các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, cấp Đại học Quốc gia và cấp Thành phố, trên địa bàn Hà Nội và phụ cận do NCS chủ trì hoặc tham gia như: "Đánh giá giá trị du lịch của Vườn quốc gia Cúc
Phương" (1997); "Nghiên cứu tính bền vững của hệ thống lãnh thổ du lịch Hà
Nội-phụ cận (2000-2001); "Xác định giá trị du lịch của Ha Long" (2000) và "Bồ sung,
Trang 10điều chỉnh quy hoạch tổng thể phat triển du lịch Ha Nội giai đoạn 2002-2010" (2001).
- Các tài liệu, số liệu thống kê, các báo cáo của các Sở Du lịch, Công ty Du
lịch thuộc các tỉnh trên địa bàn nghiên cứu.
- Các bản đồ địa hình, bản đồ hiện trang sử dụng đất tỷ lệ 1:10.000, các sơ
đồ du lịch của các điểm nghiên cứu
8 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa tài
nguyên thiên nhiên và con người Vì vậy, để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu
luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: khảo sát thực địa, thu thập và xử lý các số liệu thống kê, phương pháp đánh giá kỹ thuật, phương pháp bản đồ là những
phương pháp đã được sử dụng rộng rãi trong địa lý Bằng các phương pháp này, tác
giả đã tiến hành nghiên cứu chi tiết các điểm du lịch trong khu vực và tiến hành đánh
giá để xác định được mức độ thuận lợi của chúng cho việc khai thác phát triển du
lịch cuối tuần.
Để nghiên cứu nhu cầu, sở thích của người dân đối với hoạt động du lịch cuối
tuần, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng các bảng hỏi Sau đó,
dùng phần mềm chuyên dụng SPSS để xử lý, phân tích
9 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Nội dung của luận án được trình bày trong 150 trang với 38 bảng biểu, 7 hình vẽ và 10 bản đồ, sơ đồ.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được kết cấu
Trang 11Chương 3: Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch
cuối tuần tại một số điểm nghiên cứu
Chương 4: Phân tích hiện trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch
phục vụ phát triển du lịch cuối tuần ở Hà Nội và phụ cận
Trang 12CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
PHUC VỤ PHÁT TRIEN DU LICH CUỐI TUẦN
1.1 TONG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH, NHU CẦU DU
LỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CUÔI TUẦN
1.1.1 Tài nguyên du lịch
1.1.1.1 Khai niêm
Tai nguyên là một khái niệm được sử dung rộng rãi trong khoa học và đời sống Theo nghĩa rộng, tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng,
thông tin có trên Trái Đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ
cuộc sống va sự phát triển của mình [7, tr L7].
Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người
sử dụng Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch Theo
LIPirôjnik (1985) “Tài nguyên du lịch là các thành phần và các tổng thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lich, thoả mãn nhu
cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch”[103]
Theo Boniface, B và Cooper, C., 1993, “khái niệm tài nguyên du lịch
dùng để chỉ những đối tượng cụ thể, có giá trị kinh tế đối với ngành công nghiệp
du lịch” [65, tr.8].
Trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999), tài nguyên du lịch được hiểu là
“cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công
trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu
du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra
sự hấp dẫn du lịch”{35].
Theo các định nghia đã xem xét, tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và
đa dạng, song về mặt cấu trúc, tài nguyên du lịch có thể phân chia thành hai nhóm:
tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [103], [59], [29],
[65] Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thểtổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sác của tự nhiên Tài nguyên du lịch
Trang 13nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, các công trình đương đại, các sự kiện
Cũng như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch
sử Những tổng thể tự nhiên hay văn hoá-lịch sử cùng các thành phần của chúng có thể
tồn tại trước cả khi ngành kinh tế du lịch ra đời Nhưng, chúng chỉ có thể trở thành tài
nguyên du lịch khi nhu cầu du lịch của con người xuất hiện [65, tr L7] Thí dụ như ánh
nắng mặt trời không được xem là tài nguyên du lịch vào trước những năm 1920, khi
nhu cầu tam nang chưa phát triển Và sau này, khi nỗi lo sợ của con người về bệnh ungthư da ngày càng gia tăng, nó cũng có thể sẽ không được coi là tài nguyên du lịch nữa
Như vây, sự phát triển và biến đổi của nhu cầu xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện nhu cầu
du lịch dẫn tới việc thu hút những thành phần mới của tự nhiên cũng như văn hoá-lịch
sử vào hoạt động du lịch và chuyển chúng sang phạm trù tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du
lịch chưa khai thác [35] Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc
vào nhu cầu du lịch của con người, nhu cầu này ngày càng tăng và càng đa dạng phụ thuộc vào mức sống và trình độ dân trí; khả năng nghiên cứu, phát hiện và
đánh giá các tài nguyên còn tiềm ẩn; trình độ phát triển khoa học, công nghệ tạo ra
phương tiện khai thác các tài nguyên đó.
1.1.1.2 Đặc điểm
Không giống như các loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch vừa có thể là
một thành phần hoặc một tổng thể tự nhiên như một thác nước, một khu rừng, mộtnguồn nước khoáng lại vừa có thể là một sản phẩm văn hoá do con người tạo ranhư một ngôi chùa cổ, một làng nghề hay một lễ hội Chính vì vậy mà tài nguyên
du lịch có thể tạo nên những sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng, thoả mãn
được nhu cầu của con người.
Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà còn có giá trị vô hình.
Giá trị hữu hình là do những phương tiện vật chất, trực tiếp tham gia vào việc hình
thành các sản phẩm du lịch, thí dụ như một nguồn nước khoáng để chữa bệnh một
hồ nước để bơi thuyền Giá trị vô hình thể hiện ở những cảm nhận về tâm lý, thẩm
Trang 14mỹ khi con người tiêu thụ các sản phẩm du lịch đĩ Nĩ làm cho con người thoả mãn
về mặt tinh thần Chính vì vậy mà nhiều nguồn tài nguyên dù cĩ bị khai thác cũng
khơng làm giảm giá trị của nĩ Thậm chí, càng khai thác giá trị của tài nguyên càng
tăng lên theo hiểu biết và nhận thức của con người Do đĩ, nếu cĩ chế độ khai thác
hợp lý, bảo vệ và tơn tạo tài nguyên thì sẽ sử dụng được lâu dài, bền vững.
Tài nguyên du lịch vốn cĩ sản trong thiên nhiên hộc trong đời sống xã hội
mà nhiều khi con người cĩ muốn cũng khơng tạo ra được Sau đĩ, do nhu cầu du lịch, con người mới đưa vào khai khác, vì vậy tài nguyên du lịch thường dễ khai
thác Hay nĩi một cách khác là con người thường lựa chọn những tổng thể tựnhiên, những sản phẩm văn hố cĩ giá trị hơn cả cho du lịch, do đĩ đầu tư tương
đối thấp và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Các nguồn tài nguyên du lịch cĩ thời gian khai thác khác nhau trong năm
do đặc điểm của tự nhiên, khí hậu, hoặc phong tục tập quán, nghi lễ tơn giáo riêng
Chính đặc điểm này đã tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
Tài nguyên du lịch thường khơng thể mang vác, di chuyển được, vì vậy
chúng được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch Du khách muốn thưởng thức các sản phẩm du lịch phải đi đến tận nơi tồn tại các tài nguyên du lịch đĩ.
Do đĩ vị trí, đường sá và phương tiện giao thơng thuận lợi sẽ làm tăng giá trị của
nguồn tài nguyên.
Nắm được những đặc điểm cơ bản này của tài nguyên du lịch mới cĩ những
phương hướng, biện pháp khai thác hợp lý và hiệu quả, đồng thời nâng cao giá trị của chúng ,
1.1.1.3 Vai tro
Đối với việc phát triển du lịch, tai nguyên du lịch luơn đĩng vai trị quan
trọng.
Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành các sản phẩm du
lịch Tài nguyên du lịch càng đặc sắc, độc đáo thì giá trị của sản phẩm du lịch
càng cao.
Trang 15Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để hình thành các loại hình du lịch,
vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chuyên môn hoá của vùng du lịch, nó xác
định qui mô của các hoạt động du lịch và khả năng phát triển du lịch tại địa
phương đó.
Tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lãnh thổ du
lịch Tuy hệ thống lãnh thổ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố tác động tương
hỗ với nhau, nhưng tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định sự phân bố không gian của hệ thống, qui mô lãnh thổ của hệ thống.
Nắm được vai trò quan trọng của tài nguyên mới có những định.hướng đúng
đắn trong việc tổ chức, phát triển du lịch
1.1.2 Nhu cầu và cầu du lịch
khác; là nguyện vọng cần thiết của con người muốn được giải phóng khỏi sự căng
thang, tiếng ồn, sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng tại các trung tâm côngnghiệp, đô thị để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu biết, phục hồi sức
khoẻ [30].
Nhu cầu trong du lịch rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc rất nhiều vào
đặc điểm kinh tế xã hội như: trình độ nhận thức, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập và
sở thích cá nhân Nhu cầu du lịch còn phụ thuộc vào tình trạng của từng gia đình,
từng nhóm người, phong tục tập quán của một cộng đồng dân cư, vào thời gian,
tâm trạng của họ [30] Chính vì vậy, nhiều khi nhu cầu du lich của con người rất
trái ngược nhau.
Trang 161.1.2.2 Cau du lich
Trong thực tế, không phải tất cả mọi mong muốn, nguyện vọng của con
người đều có thể thực hiện được Có thể có nhu cầu du lịch nhưng không có sự đảm bảo bằng tiền, tức là không có khả năng thanh toán để biến chúng thành của
cải vật chất và tinh thần theo giá cả nhất định của hàng hoá du lịch Như vậy là ở đây xuất hiện một khái niệm nữa đó là cầu du lịch.
Cầu trong du lịch là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh
toán về hàng hoá vật chất và dịch vụ du lịch, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của
con người ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm
hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích
Dịch vụ đặc trưng là những dịch vụ và nhu cầu cảm thụ, thưởng thức mà vì
nó con người tiếp nhận chuyến du lịch Chúng thường là nguyên nhân và mục đích
của chuyến đi.
Dịch vụ chính là những dịch vụ bảo đảm sự lưu trú, ăn uống Chúng không phải là mục đích của chuyến đi nhưng do tính chất tự nhiên, các dịch vụ này chiếm
một phần đáng kể trong việc chi tiêu của khách du lịch.
Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phục vụ các yêu cầu, đòi hỏi rất đa dạng
phát sinh trong chuyến du lịch như thông tin, liên lạc, giặt là, chăm sóc sức khoẻ,
vui chơi giải trí, thể thao, sửa chữa đồ đạc
Cầu về hàng hoá bao gồm hai nhóm hàng cơ bản: hàng lưu niệm và hàng có
giá trị kinh tế Hàng lưu niệm có tác dụng làm khách du lịch nhớ đến điểm du lịch.
Hàng có giá trị kinh tế đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
Trang 17Muốn phát triển du lịch, thoả mãn nhu cầu của người dân, cần thường
xuyên nghiên cứu nhu cầu du lịch.
1.1.3 Du lịch cuối tuần
1.1.3.1 Khái niệm
Hoạt động du lịch hiện đại là một hoạt động rất phong phú và đa dạng, gồm
nhiều loại hình khác nhau Để phân loại các thể loại du lịch có thể dựa vào các tiêu
thức như: mục dich du lịch, phương tiện di du lịch, vị trí địa lý của nơi du lịch, thời
gian đi du lịch, hình thức tổ chức chuyến đi, tài nguyên được sử dụng [59], [41]
Khi dựa vào thời gian kéo dài của chuyến đi có thể phân chia thành: du lịch dàingày và du lịch ngắn ngày Loại hình du lịch ngắn ngày thường tổ chức vào cuối
tuần được gọi là du lịch cuối tuần [59], [27] Như vậy, du lịch cuối tuần thực chất
chỉ là một dạng hoạt động của du lịch ngắn ngày, thường chỉ một, hai ngày.
Theo phân loại của Lozato Giotard, 1987, du lịch cuối tuần là một khái
niệm chuyển tiếp giữa du lịch và giải trí (xem hình1.1), như vậy nó không nhất
thiết phải kéo dài trên 24 giờ mà có thể chỉ diễn ra trong ngày [41]
a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a a ee ee
Thương lượng làm an và : : 2
khuyến M af 9 - Nghi phép - Các hoạt động thế hao Chữa bệnh bằng nước khoáng :- Picnic ngắn | - Các hoạt đông van hoá hoặc khí biển ngày (kếcả | -Các hoạt động vui chơi
Hành hương cuối tuần) giải trí và về với thiên nhiên
Đi lại (ra bờ biển, về nông thôn,
lên núi tuyết )
Du lịch Giải trí
iêu chí chính : Di chuyển trên 24 giờ Tiêu chí chính: Động cơ vui vẻ
Hình 1.1 Du lịch cuối tuần theo phan loại của Lozato Giotard, 1987 [41]
Du lịch cuối tuần xuất hiện và dần dân trở nên phổ biến ở các nước có nền
công nghiệp phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ: Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Liên
Xô cũ là những nước có chế độ làm việc năm ngày trong tuần Hiện nay, du lịch
Trang 18đem lại sức khoẻ cho con người, giải thoát họ khỏi những bế tắc, căng thẳng Cũng
vì vậy mà Boniface và Cooper gọi loại hình du lịch này là “đi trốn những điểm tập
trung dân cư và những trung tâm công nghiệp” [65] Theo kết quả nghiên cứu của Baud Bovy thì những thành phố có trên 1 triệu dân thường có tới 41% số hộ có
“ngôi nhà thứ hai” dùng để nghỉ cuối tuần [64]
Việc lựa chọn nơi nghỉ ngơi thích hợp cũng là vấn đề cần quan tâm Một
trong những đặc điểm quan trọng của du lịch hiện đại là tính chất giải trí du lịch
đối lập nhau [59] Tức là người du lịch thường tìm đến môi trường đối lập với nơi
họ vẫn thường sinh sống Đối với du lịch cuối tuần, điều này càng biểu hiện rõ rệt.
Do người dân thành phố bị tách khỏi môi trường tự nhiên nên họ thường chọn
những nơi có điều kiện dễ hoà nhập với thiên nhiên để du lịch, nghỉ ngơi Thiên
nhiên thực sự đem lại nhiều điều thú vị đối với người dân thành phố vốn phải sống
trong những điều kiện chưa thật thoải mái về chỗ ở, đường phố tac nghẽn, ồn ào, môi trường xung quanh đã có dấu hiệu hoặc đã bị ô nhiễm thực sự [26] Thường
thường, đối với những thành phố lớn ở Châu Âu, các hoạt động này được tổ chức ở
các vùng ngoại ô, trong những khu rừng trồng hoặc các công viên nhân tạo, các
công viên chuyên đề Còn ở nước ta, do diện tích các thành phố chưa lớn nên địa
bàn hoạt động có thể phát triển ra các tỉnh phụ cận, nơi có những điều kiện tài
Trang 1945-60km [27] Vì vậy, Boniface còn gọi loại hình này là “du lịch ở vùng phụ cận”
(periferial tourism) [65].
Trong khi di nghỉ, khách cũng cần sử dung những tài nguyên du lịch,
những dịch vụ và hàng hoá các loại như những hoạt động du lịch khác.
Dựa vào tất cả những yếu tố đã xem xét trên đây, có thể nói rằng: du lịch
cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố, khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, ở vùng ngoại ô hoặc phụ cận, có điều kiện dễ hoà nhập nhất với thiên nhiên, nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khoẻ, kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và
văn hoá.
1.1.3.2 Vai trò, chức năng
Cũng như các loại hình du lịch khác, du lịch cuối tuần có vai trò, chức năng
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước.
Chức năng xã hội của du lịch cuối tuần biểu hiện ở vai trò bảo vệ và tăng
cường sức khoẻ của con người Du lịch và nghỉ ngơi tích cực đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng cường sức khoẻ, tăng tuổi thọ và khả năng lao động Việc
nghiên cứu y - sinh học cho thấy, nhờ có chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý mà có
thể giảm trung bình 30% bệnh tật cho nhân dân, còn những bệnh phổ biến như tim
mạch thì giảm gần 50%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, các bệnh thần kinh và
xương, bắp giảm 30%, bệnh về các cơ quan tiêu hoá giảm 20% [103].
Du lịch tạo điều kiện cho những nhóm người khác nhau được tiếp xúc, gần
gũi, hiểu biết lẫn nhau, hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo nên
sự phát triển hài hoà của con người [59]
Du lịch còn kết hợp với việc giáo dục tư tưởng chính trị cho thanh thiếu
niên, thu hút họ vào những hình thức hoạt động văn hoá - xã hội bổ ích Những
hoạt động này giúp ho sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hop lý hon Từ đó giảm
đi những tệ nạn xấu, giảm đi những thanh thiếu niên hư.
Trang 20Việc tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, làm tăng hiệu suất lao động của họ
cũng chính là ý nghĩa về mặt kinh tế của du lịch Việc nghỉ ngơi tích cực và du
lịch hợp lý tạo điều kiện phục hồi và phát triển sức khoẻ, phát triển khả năng lao
động, tái sản xuất mở rộng sức lao động và cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho đất
nước Hiệu quả này là do giảm tiêu hao thời gian lao động vì ốm đau, giảm thời gian chữa bệnh trong bệnh viện và giảm thời gian đi khám bệnh.
Mặt khác, phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động do
ngành du lịch chủ yếu là đáp ứng dịch vụ và thức ăn, đòi hỏi nhiều lao động sống
và trong nhiều trường hợp không thể cơ giới hoá được Du lịch phát triển là tạo ra
nhiều việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương Điều đó
thực sự có ý nghĩa quan trọng, nhất là ở những nước đông dân, thiếu việc làm như
nước ta hiện nay Du lịch cuối tuần có khả năng phân phối lại thu nhập giữa người
dân nông thôn và thành thị.
Du lịch cuối tuần còn có một chức năng quan trọng, đó là chức năng sinh
thái Du lịch cuối tuần của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi
với thiên nhiên Vì vậy, muốn phát triển các điểm du lịch cuối tuần cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường tự nhiên Để thoả mãn nhu cầu du lịch, nghỉ ngơi, cần dành lại những lãnh thổ có thiên nhiên còn ít bị biến đổi ở những vùng ngoại vi thành phố và tiến hành các biện pháp cải tạo Chẳng hạn như cải tạo và
trồng rừng, bảo vệ các nguồn nước và các lưu vực nước, xây dựng các công viên Tất cả những việc đó đều góp phần bảo vệ môi trường, tạo nên một môi trường
sinh thái lâu bền cho sự sống.
Do những nhu cầu về du lịch cuối tuần mà ở nhiều thành phố đã hình thành
những dải rừng hành lang bao quanh, những mạng lưới các vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên ở các vùng phụ cận Như vậy là tuy trong điều kiện công nghiệp
hoá, đô thị hoá mãnh liệt nhưng vẫn tạo được điều kiện để tối ưu hoá mối tác động
tương hỗ luôn biến động giữa con người và môi trường tự nhiên [109].
Trang 211.1.3.3 Nhu cầu phát triển
Nhu cầu du lịch cuối tuần là một loại nhu cầu xã hội đặc biệt, biểu hiện ýmuốn được tạm rời nơi ở thường xuyên để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sự hiểu
biết, phục hồi sức khoẻ Nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào sức ép đô thị, sự căng
thang trong lao động, ô nhiễm tai nơi ở thường xuyên và số ngày nghỉ cuối tuần[41] Thực tế, đây là xu hướng phát triển chung trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong những nam gần đây[76].
Du lịch cuối tuần tuy chỉ là một dạng hoạt động của du lịch ngắn ngày,
nhưng trong cấu trúc của toàn ngành du lịch ở nhiều nước, du lịch cuối tuần thường chiếm một tỷ trọng khá lớn Chính vì vậy mà ý nghĩa của nó càng lớn trong
đời sống xã hội và kinh tế của đất nước, và việc nghiên cứu phát triển loại hình này
là tất yếu [99].
Du lịch cuối tuần hiện nay là một xu thế của thời đại, là lối sống hiện đại
[83], hầu hết người dân của các nước phát triển thích những chuyến du lịch cuối
tuần hơn là chỉ một chuyến du lịch dài ngày trong năm Người Mỹ, 72% thích đi
nghỉ ngắn ngày, trung bình 5 lần trong một năm [84] Người Pháp, đi nghỉ cuối tuần ở ngoại vi thành phố thường nhiều gấp mười lần so với số người đi nghỉ dài
ngày ở các điểm du lịch nổi tiếng cách xa thành phố [99] Người dân Liên xô vào
thời kỳ hưng thịnh có tới gần 50% thường xuyên đi nghỉ cuối tuần [103] Theo kết
quả nghiên cứu của Baud-Bovy, ở các thành phố có trên một triệu dân, vào những
ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ, số người rời khỏi thành phố để đến với các điểm
du lịch cuối tuần ở ngoại vi thành phố hoặc các nơi xa hơn, cao điểm có thể lên tới
1/3 số dân của thành phố đó [64].
Như vậy du lịch cuối tuần là một hoạt động du lịch đại chúng, nó tập trung
một lượng khách lớn vào những thời điểm nhất định.
Du lịch cuối tuần mang tính nhịp điệu rõ rệt vì nó chỉ thu hút khách đông
vào các ngày nghỉ cuối tuần Nhưng, những ngày nghỉ cuối tuần này lại chiếm
phần lớn thời gian trong quỹ ngày nghỉ cả năm của người lao động Theo tính toán,
thời gian nghỉ cuối tuần ở những nước làm việc năm ngày một tuần chiếm tới 80%
Trang 22vấn đề nghỉ cuối tuần là hết sức quan trọng.
Nếu xét về nhu cầu nghỉ cuối tuần của nhân dân trong toàn bộ cấu trúc nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nó chiếm một tỷ trọng
rất lớn Thí dụ như, trong toàn bộ nhu cầu du lịch nghỉ ngơi của nhân dân nước
Cộng hoà Adecbaizan, nhu cầu đối với các cơ sở nghỉ cuối tuần của người dân nước này chiếm tới 60% Trong khi đó nhu cầu đối với tất cả các loại hình còn lại
chỉ chiếm 40% [99] Vì vậy, nếu thực sự quan tâm đến việc nghỉ ngơi cho người
lao động thì du lịch cuối tuần là loại hình cần quan tâm phát triển hơn cả
Thực tế, theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, chi phí cho các chuyến
du lịch cuối tuần của nhân dân trong một năm thường lớn gấp hàng chục lần so với chi phí cho một chuyến du lịch dài ngày [109].
Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy rằng quá trình đô thị hoá tăng thì
nhu cầu du lịch cuối tuần cũng tăng theo Tỷ lệ dân thành phố càng lớn và qui mô các thành phố càng lớn thì nhu cầu du lịch cũng càng lớn [64],[65], [83], [84],
[89], [99], [103] Trên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam, quá trình đô thị
hoá đang phát triển mạnh, vì vậy nhu cầu du lịch cuối tuần theo đó ngày càng pháttriển; nhu cầu về tài nguyên cho việc phát triển du lịch ngày càng tăng lên Vì vậy,
ý nghĩa của việc nghiên cứu phát triển các cơ sở du lịch nghỉ ngơi cuối tuần ở
ngoại vi các thành phố và trung tâm công nghiệp cũng ngày càng quan trọng.
1.1.3.4 Các loại hình hoạt động
Là một hoạt động diễn ra vào những ngày nghỉ cuối tuần trong suốt năm,
các loại hình của hoạt động này rất đa dạng, nó có thể bao gồm nhiều loại hình khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là các hoạt động ngoài trời Có thể kể một số loại
hình phổ biến nhất như:
Nghỉ dưỡng: day là một trong những mục dich quan trọng của du lịch cuối
tuần Do công việc thường ngày căng thang, môi trường ô nhiễm, các mối quan hệ
Trang 23xã hội phức tạp những người đi nghỉ muốn tìm một nơi có không khí trong lành,
yên tĩnh, phong cảnh hữu tình để nghỉ ngơi, tính dưỡng hoặc có thể kết hợp chữa bệnh Hoạt động này thích hợp với các nơi như bãi biển, nguồn nước khoáng, các vùng ven sông, hồ, có rừng cây, vùng núi hoặc nông thôn để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.
Các hoạt động chủ yếu có thể là dạo chơi- ngắm cảnh, bơi thuyền-ngắm cảnh, xem
các loại động thực vật, bơi lội, tắm, câu cá
Vui chơi giải trí: mục đích của chuyến đi là thư giãn, bứt ra khỏi công việc
thường nhật căng thẳng để phục hồi sức khoẻ Trong chuyến đi có thể có kết hợp
tham quan nhưng không phải là cơ bản Các hoạt động chủ yếu là vui chơi giải trí
như ở các công viên chuyên đề, các khu vui chơi giải trí, trên bãi biển, ven sông,
hồ, các khu rừng thưa, rừng trồng
Tham quan: mục đích của chuyến đi là tham quan, khám phá, nhằm nâng
cao hiểu biết thế giới xung quanh Đối tượng tham quan có thể là một nơi có
phong cảnh ngoạn mục, với những ngọn núi cao, những con thác lớn, những khu
rừng nguyên sinh và hang động kỳ bí Hoặc cũng có thể là một di tích lịch sử, lễ
hội, làng nghề, một công trình đương đại tầm cỡ Tuy nhiên, do thời gian hạn chế nên số lượng đối tượng sẽ không nhiều và phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên
trong khu vực Hoạt động này đòi hỏi phải vận động nhiều, di chuyển nhiều do đó
có thể không phù hợp với tất cả các lứa tuổi, các đối tượng khách (thí dụ những
người hay say tàu xe, những người cao tuối hoặc những gia đình có trẻ nhỏ).
Thể thao: mục đích của chuyến di là tham gia chơi các môn thể thao, đểnâng cao thể chất, phục hồi sức khoẻ và thể hiện mình Đây là hoạt động làm đápứng lòng ham mê thể thao của mọi người, nhưng chỉ đơn thuần là để giải trí chứ
không phải là tham gia thi đấu chính thức Các hoạt động thể thao như chơi gôn, bơi thuyền, lướt ván, bơi lặn, leo núi, đua xe trượt tuyết là những thể loại ưa thích hiện nay Để phù hợp với loại hình này yêu cầu có các điều kiện tự nhiên thích hợp
và có cơ sở trang thiết bi cần thiết Mat khác, nhân viên cũng cần được huấn luyện
để có thể hướng dẫn và giúp du khách chơi đúng quy cách.
Trang 24Tâm linh, tôn giáo: loại hình này thoả mãn nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng,
đặc biệt là đối với người cao tuổi Vào những ngày nghỉ, người dân thường hay đến
các đền, chùa để đi lễ, vãn cảnh Các đền chùa ở nước ta thường được xây dựng ở
những nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp nên còn có thể kết hợp với tham quan, ngắm cảnh Đền chùa cũng thường là những nơi diễn ra các lễ hội, đặc biệt là vào mùa xuân, vì vậy còn kết hợp với tham gia lễ hội Thí dụ như hội Chùa Hương, hội
Đền Hùng, hội Phủ Giày
Ngoài ra, còn có nhiều loại hình khác nữa, tuy nhiên, việc phân chia các loại hình như vậy chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ, những hoạt động này thường đan
xen, kết hợp với nhau trong một chuyến đi.
1.2 TONG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH
Các công trình đánh giá tài nguyên du lịch theo cả hai phương pháp (đánh
giá theo từng thành phần và đánh giá tổng hợp) đã được tiến hành ở nhiều quốc gia
trên thế giới Tuy nhiên, ở mỗi nước, mỗi khu vực khác nhau, các công trình này
được tiến hành theo những hướng khác nhau.
1.2.1 Trên thế giới
1.2.1.1 Nga và các nước Đông Âu
Từ những năm 60-70, các tác giả thuộc khu vực này đã tiến hành nhiều
công trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch V.Xtauxkat,1969 nghiên cứu
các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan, phục vụ mục dich qui hoạch du lịch Ông đã đề
cập đến cả những yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế (rừng, sông, địa hình, đường
sd ) khi đánh giá cho mục đích du lịch [100] Công trình của Iu.A.Veđdenhin và N.N.Mirôsnhitrencô đã đánh gía toàn bộ các yếu tố tự nhiên làm tiền đề cho việc
tổ chức các vùng du lịch nghỉ dưỡng [97] Công trình của L.I.Mukhina, 1973 về
lĩnh vực này có vai trò hết sức quan trọng Ông đã xây dựng phương pháp luận đánh giá tổng thể tự nhiên cho một loại hình nghỉ ngơi giải trí cụ thể, đó là nghỉ
ngơi tĩnh tại cho những người cao tuổi [100] E.A.Kôtliarốp, 1978 tiến hành đánh giá lãnh thổ phục vụ hình thành và phát triển các tổng thể lãnh thổ du lịch [99].
?
Trang 25P.G.Tsarơphis, 1979 đánh giá riêng cho việc phát triển hoạt động nghỉ dưỡng
[109] Còn Pirôjnik, 1985 tiến hành phân vùng du lịch toàn bộ lãnh thổ Liên xô trên cơ sở đánh giá tổng hợp các thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch như tài
nguyên du lịch, cấu trúc của các luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch
theo các vùng và các đới du lịch nghỉ dưỡng [103] Tuy nhiên, phần lớn các công
trình đều được tiến hành trên một lãnh thổ lớn, tỷ lệ nhỏ, vì vậy, những đánh giá
chỉ mang tính khái quát, định tính Các công trình nghiên cứu ở tỷ lệ lớn thường là đánh giá các yếu tố của cảnh quan, tức là theo phương pháp đánh giá từng thành
phần chứ chưa đánh giá tổng hợp các phân hệ thuộc hệ thống lãnh thổ du lịch.
Các nhà địa lý thuộc các quốc gia khác trong khu vực cũng có những công
trình nghiên cứu khá đa dạng về lĩnh vực này Thí dụ như Fines K.D.,1968 (Đức)
đánh giá các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thực vật) cho việc qui hoạch các
trung tâm nghỉ dưỡng J.Vatrinxkala (Balan) xây dựng mô hình đánh giá tài
nguyên thiên nhiên cho mục đích du lịch và nghỉ dưỡng Sử dụng mô hình này ông
đã đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên cho loại hình du lịch núi [99].
1.2.1.2 Các nước phương Tay
Các nhà nghiên cứu địa lý và du lịch thuộc các nước phương Tây từ lâu đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch trong các công trình qui hoạch
phát triển du lịch của từng địa phương cũng như trong cả nước Baud Bôvy & Fred
Lauson, 1982; Clare A Gumn, 1994; Edward Inskeep, 1991; Bôniface & Cooper,
1993 đều cho rằng nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch là một bước cơ bản
trong quá trình qui hoạch phát triển du lịch [64], [65], [76], [77] Chính vì vậy,
trong các tài liệu của mình, họ đều đề cập đến việc nghiên cứu tài nguyên du lịch
một cách khá chi tiết Tuy các đánh giá này không tiến hành cho điểm như đánh
giá kỹ thuật của Mukhina, nhưng để áp dụng các quan điểm hệ thống và mục đích,
nhiều tác giả cũng áp dụng phương pháp đánh giá ma trận [77, tr.95] Đặc biệt là
mảng nghiên cứu về sức chứa du lịch, các chỉ tiêu về sức chứa cho từng loại tài
nguyên du lịch, cho từng loại hình hoạt động du lịch được nhiều tác giả quan tâm,
tuy họ cho rằng đây là vấn dé phức tap và cần xác định cụ thé cho từng khu vực,
Trang 26từng địa phương trên thế giới [64], [67], [68], [39], [90], [91], [95] Đây là một vấn
đề khá phức tạp mà các tác giả thuộc các khu vực khác còn ít đề cập tới.
Gần đây, tác giả thuộc các nước này mở rộng các hoạt động nghiên cứu,
đánh giá Họ không chỉ đánh giá cho qui hoạch du lịch mà còn cho nhiều mục
đích khác nữa Thí dụ như đánh giá các khu rừng và các điểm tài nguyên thiên
nhiên cho du lịch bền vững của Vries và Goosen [94]; đánh giá cho việc lựa chon
các điểm du lịch phát triển bền vững [91]; đánh giá kinh tế các tài nguyên du lịch
tự nhiên [71]; đánh giá giá trị giải trí của các khu rừng cấm, các Vườn Quốc gia
bằng các phương pháp kinh tế [73] Các giá trị này có thể tính ra được bằng tiền
nên dễ so sánh hơn Tuy nhiên, kỹ thuật tính toán đòi hỏi khá nhiều thời gian và
công sức do đó không phải trong trường hợp nào cũng có thể tiến hành được.
1.2.2 Ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, do nhu cầu du lịch bat đầu phát triển ở nước ta, những công trình nghiên cứu, quy hoạch lãnh thổ cho mục đích du lịch cũng được
phát triển mạnh Từ những năm 80 đã có một số đề tài khoa học, dự án về vấn đề
này như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, 1986;
“Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam”, 1986; “Dự án qui hoạchtổng thể chi đạo phát triển du lịch hồ Đại Lai huyện Mê Linh, Hà Noi”; “Kế hoạchchỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam”, 1991; “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”[8], [9]; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam” (Tổng cục du
lịch,1995); “Tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch” (trong “Địa lý du lịch”
của Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997) [59]; hoặc “Đặc trưng các hệ sinh thái, cơ sở
của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” [21] Để quy hoạch, tổ chức lãnh thổ
và phân vùng du lịch, các đề tài này đều đã tiến hành đánh giá tiềm năng hoặc tài
nguyên du lịch theo từng thành phần, hoặc đánh giá tổng hợp trên phạm vi cả
nước Do hầu hết các công trình được tiến hành đánh giá ở tỷ lệ nhỏ, trên phạm vi
lãnh thổ lớn nên mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính.
Trong cuốn “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” 2000, các tác giả
đã hệ thống về các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch [29] Trong đó có đề
Trang 27cập đến các kiểu đánh giá, các phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du
lịch và đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên du lịch Đây là công trình đầu tiên
tiến hành tổng quan phần lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch theo phương pháp
đánh giá kỹ thuật.
Gần đây, việc đánh giá kinh tế tài nguyên du lịch của một số khu du lịch
nổi tiếng như Hạ Long, Cúc Phương bằng các phương pháp kinh tế đã được tiến hành ở Việt Nam, nhằm mục đích tăng cường bảo vệ tài nguyên và môi trường cho
du lịch [85], [93].
Tuy nhiên, cho đến nay, các công trình đánh giá tài nguyên du lịch theokiểu đánh giá kỹ thuật mới chỉ được tiến hành trong các luận án tiến sỹ Nơi mà
các luận án tiến sỹ về hướng địa lý du lịch được thực hiện nhiều nhất là Khoa Địa lý
thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội Trong 66 luận án tiến sỹ đã bảo vệ thành công ở đây có 12 luận án làm về hướng Địa lý du lịch, trong đó có 4 luận án tiến hành
nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch [6] Đầu tiên là đề tài “Đánh giá
và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây)
phục vụ mục đích du lịch”, 1993 [27] Trong công trình của mình, tác giả Đặng Duy
Lợi đã đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu
vực cho mục đích phát triển du lịch nói chung Căn cứ vào số điểm đánh giá của khu
vực so với điểm tối đa để kết luận xem khu vực thuận lợi tới mức nào cho việc phát triển du lịch Đây chính là hướng đánh giá mức độ thuận lợi các tổng thể tự nhiên
cho mục dich du lịch Tiếp theo là các công trình của Nguyễn Thế Chính, (1995)
“Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du lịch Nghệ An” [13]; của Hồ
Công Dũng, 1996 “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch vùng
Bắc Trung bộ”, cũng theo hướng đánh giá mức độ thuận lợi Các tác giả đã xem việc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch là cơ sở của việc xác định các
điểm, tuyến du lịch [13] Vì vậy, họ đã tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện và
tài nguyên trong khu vực cho việc phát triển du lịch Gần đây, luận án của Lê Văn
Tin, 1999 “Đánh giá tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch”
cũng theo hướng nay[51].
Trang 281.2.3 Ở khu vực Hà Nội va phụ cận
Tài nguyên du lịch của Hà Nội và phụ cận đã được một số tác giả nghiên
cứu trong các công trình như: “Dự án phát triển trung tâm du lịch và văn hoá quốc
gia, khu giải trí, khu di tích van hoá trên địa bàn thủ đô Ha Nội” (1993) của Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch, do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì; “Đánh giá và khai thác
các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch huyện
Ba Vì Hà Tây (1992) của Đặng Duy Lợi; “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch
thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du
lịch” của Phạm Văn Du (1996) và gần đây nhất là "Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận" của Tổng cục Du lịch (2001) Tuy nhiên, các công trình này hoặc là chỉ mới đánh giá tài nguyên tại một điểm cho
mục đích du lịch nói chung (Ba Vì, Dai Lai), hoặc là mới chỉ đánh giá khái quát tình hình về tài nguyên trong khu vực do địa bàn nghiên cứu rộng Hơn nữa, các
công trình này đều chỉ đề cập tới việc thu hút khách từ mọi nơi đến Hà Nội là
chính, chứ chưa quan tâm tới khách du lịch từ Hà Nội tức là người Ha Nội di du
lịch các nơi khác Mà trên thực tế thì xu hướng người Hà Nội rời thành phố để đi
du lịch ở các vùng phụ cận vào những ngày nghỉ cuối tuần đang ngày càng tăng nhanh [17].
Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động khá mới mẻ ở nước ta hiện nay.
Vấn đề này còn ít được nghiên cứu và đề cập trong các công trình hiện tại, kể cả lý luận và thực tiễn Chưa có một công trình nào tiến hành nghiên cứu tổng hợp hoạt động du lịch cuối tuần của Hà Nội và phụ cận Việc quản lý, tổ chức các hoạt động
này cũng chưa có sự quan tâm thống nhất mà phụ thuộc vào từng địa phương Các
số liệu về nhu cầu, lượng khách, hình thức tổ chức của hoạt động này chưa đượctiến hành điều tra, thu thập Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng hợp hoạt động
du lịch cuối tuần trong khu vực, trong đó có đánh giá tài nguyên, làm tiền đề cho
việc qui hoạch phát triển loại hoạt động này là hết sức quan trọng và cấp thiết Đặc
biệt là trong bối cảnh hiện tại, khi mà hoạt động du lịch cuối tuần đang có xu
hướng phát triển mạnh ở khu vực phụ cận các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội
Trang 291.2.4 Một số vấn đề quan trọng trong đánh giá tài nguyên du lịch
Trong các công trình đánh giá tài nguyên du lịch hiện nay của các giả trong
và ngoài nước (theo hướng đánh giá kỹ thuật) nổi lên một số vấn đề quan trọng
nhưng chưa có những giải pháp chung, thống nhất như: xác định các yếu tố và chỉ
tiêu đánh giá; xây dựng các thang đánh giá; kết hợp các đánh giá thành phần vào
đánh giá tổng hợp Về các vấn đề này, các tác giả giải quyết theo nhiều cách khác nhau.
1.2.4.1 Xác định các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá
Việc xác định các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá thường phụ thuộc vào mục
đích và nhiệm vụ đánh giá, vào mối quan hệ tương tác giữa chủ thể và khách thể
đánh giá Vì vậy, trong các công trình khác nhau, hệ thống các yếu tố và chỉ tiêu
đánh giá rất khác nhau.
Đối với việc đánh giá theo từng thành phần, là phương pháp đánh giá đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trong một thời gian khá dài, nhiều công trình đã
có một sự thống nhất tương đối về các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá hoặc các thang,
bậc đánh giá Thí dụ như các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm của Viện Địa lý, Viện Hàn
lâm Khoa học Liên Xô [29], chỉ tiêu đánh giá bãi biển cho hoạt động tắm biển của
Horikava Sasaki va Igarashi, 1978 (xem phụ luc1)[78], của In skeep E.,1991, của
Rosmary Burton, 1998 [66], [77]; các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
của các nhà khoa học Ấn độ (xem phụ lục 1); các chỉ tiêu đánh giá mức độ da dang
của phong cảnh cho dao chơi ngắm cảnh của Mukhina (xem phụ lục 1)[100]; các chỉ tiêu đánh giá mức độ tương phản của địa hình của Iu.A.Vedenhin, 1975 (xem
phụ lục 1); chỉ tiêu đánh giá mức độ tương phản giữa các thể tổng hợp tự nhiên của
Dang Duy Lợi, 1993 (xem phụ lục 1).
Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, các yếu tố này thường rất đa
dạng.
Các tác giả thuộc các nước Đông Au, nước Nga, chưa có các công trình
đánh giá thuộc loại này ở tỷ lệ lớn, họ thường chỉ đánh giá cảnh quan hoặc từng
Trang 30giá cho qui hoạch phát triển du lịch đã chọn các chỉ tiêu như: khả năng tiếp cận,
tính khả thi về mặt kinh tế, ảnh hưởng môi trường của hoạt động phát triển, ảnh
hưởng kinh tế xã hội của hoạt động phát triển, tầm quan trọng của tài nguyên
[77] S.de Vries và M.Goossen khi đánh giá tài nguyên rừng và các điểm tài
nguyên du lịch tự nhiên cho du lịch quan tâm đến các yếu tố như: độ yên tĩnh, loại đất sử dụng, khả năng tiếp cận, hệ thống đường mòn, nguồn nước, địa hình, khoảng cách [94] Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu đánh giá còn nặng về định tính.
Các tác giả Việt Nam thường chọn các yếu tố như: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế [13], [27], [29], [S51] Mỗi yếu tố
này lại bao gồm vài chỉ tiêu tương ứng Các chỉ tiêu đánh giá có thể định lượng
hoặc định tính.
1.2.4.2 Xây dựng thang đánh giá
Các thang đánh giá riêng cũng như chung thường được xây dựng từ 3-5 cấp,
song cũng có tác giả chon tới 10 cấp [94] Nhìn chung, các thang đánh giá có ít
cấp thì sự phân hoá sẽ rõ ràng hơn Tuy nhiên, nếu tiến hành theo phương pháp
điều tra xã hội học, rồi lấy trị số trung bình của những người được phỏng vấn cho
điểm thì có thể chia thành nhiều cấp mà vẫn thấy được sự phân hoá rõ rệt như
trong các công trình của Vries và Goosen [94].
1.2.4.3 Kết hợp các đánh giá riêng vào đánh giá chung
L.I.Mukhina cho rằng có thể dùng phương pháp nhân hoặc cộng các điểm
đánh giá riêng, nhưng theo ông, phương pháp cộng được sử dụng nhiều hơn, nhân các giá trị chỉ nên tiến hành khi có một yếu tố hoặc chỉ tiêu nào đó được đánh giá bằng không, tức là hoàn toàn không thuận lợi cho mục đích đánh giá [100] Do các
Trang 31yếu tố có mức độ quan trọng không như nhau nên cần chọn hệ số cho các chỉ tiêu
hoặc yếu tố khác nhau Tuy nhiên, việc chọn hệ số là một việc hết sức phức tạp và
hiện nay chưa có một phương pháp hay chỉ dẫn cụ thể nào Có một số tác giả đã
dùng phương pháp phân tích nhân tố để xác định hệ số [98], [102], [107] Tuynhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được, nhất là đối với các
trường hợp đánh giá tổng hợp, bởi các yếu tố thuộc các lĩnh vực khác nhau khó cóthể đưa về cùng một hệ để tính toán được
Các tác giả phương Tây lại giải quyết vấn đề này chủ yếu bằng phương
pháp điều tra xã hội học Đây là phương pháp hiện nay được các nhà khoa học
trong khu vực này sử dụng rộng rãi hơn cả, thí dụ như trong các công trình của
Vries và Goossen [86] [94] Thực ra, đánh giá cho du lịch là một lĩnh vực đánh giá
trực tiếp cho hoạt động của con người, cho con người, vì vậy việc lấy ý kiến đánh giá của những người đi du lịch sẽ cho kết quả sát thực hơn cả Tuy nhiên, những
người tham gia phỏng vấn phải là những người có ý thức trách nhiệm đối với việc
nghiên cứu.
Ngoài ra, một số tác giả còn van dụng phương pháp mới như GIS, hoặc áp
dụng các công thức, định luật trong vật lý để tính toán các yếu tố mang tính chất
tổng hop [65], [94].
Các tác giả Việt Nam dùng cách gán hệ số cho các yếu tố khác nhau, thí dụ
như độ hấp dẫn, thời gian hoạt động du lịch, cơ sở hạ tang và cơ sở vật chất kỹ thuật được tính hệ số 3, sức chứa va vi trí được nhân hệ số 2, còn độ bền vững hệ
số 1[13], [27], [51] Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu dựa vào kinh nghiệm ban thân
trong quá trình nghiên cứu.
Để kết hợp các đánh giá riêng, một số tác giả dùng bài toán trung bình cộng[29], [51], còn một số khác lấy tích của các đánh giá riêng [13]
Để tiến hành phân hạng, sau khi có kết quả đánh giá, các tác giả đã so sánh
tỷ lệ của tổng hoặc tích của điểm đánh giá với số điểm tối đa có thể có để phân
hạng các điểm nghiên cứu, đánh giá Cách phân chia các bậc cũng chưa có lý giải
Trang 32thoả đáng, có tác giả lấy số điểm của các khoảng bằng nhau [27], [51] có tác giả
lại lấy khoảng rất không đều nhau mà chưa có lý giải[13]
Tóm lại, trong phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch theo hướng tổng
hợp còn nhiều vấn đề tồn tại, chưa có những giải pháp chung, đòi hỏi phải tiếp tục
nghiên cứu và hoàn thiện.
Nhân xét
Điểm lại các công trình về hướng đánh giá cho mục đích du lịch, có một số
nhận xét sau đây:
- Đánh giá là một hướng quan trọng trong nghiên cứu địa lý vì nó là cơ sở
cho việc qui hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên
nhiên của đất nước Các công trình về đánh giá, trong đó có đánh giá tài nguyên
du lịch đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới.
- Tuy vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hướng nghiên cứu này
luôn mới mẻ và cần thiết Các đối tượng đánh giá ngày càng đa dạng, phong phú
và phức tạp Các công trình đánh giá cũng phải tiếp tục tiến hành, mở rộng địa bàn
nghiên cứu và đa dạng hoá các loại hình để phục vụ nhu cầu thực tế đó.
- Ở Việt Nam, đánh giá là một hướng còn khá mới mẻ, nhất là đánh giá cho
mục đích du lịch-nghỉ dưỡng Những công trình nghiên cứu theo hướng này mới xuất hiện từ những năm 80 đến nay va chủ yếu ở dạng đánh giá khái quát Các công trình đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch mới chỉ được tiến hành trong các luận án tiến si.
- Du lịch cuối tuần là một hoạt động còn rất mới, do đất nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá Các công trình nghiên
cứu theo hướng này còn ít và tản mạn, nguồn số liệu hạn chế Trước nhu cầu của
thực tế, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá tài nguyên để phát triển du lịch cuối
tuần là vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay.
Trang 331.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIA TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN
1.3.1 Phương pháp luận đánh giá
Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch sử dụng trong luận án được gọi bằng thuật ngữ “đánh giá kỹ thuật”, hay “đánh giá mức độ thuận lợi” Những thuật ngữ và khái niệm này đã được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu
của các nhà địa lý thuộc Liên Xô cũ từ những năm 60 như Guxeva, Nikôlalep,
1967; Gerentruc, 1968; Mukhina, 1969, 1973 [96], [97], [100].
Đánh giá kỹ thuật tức là phân loại các tổng thể tự nhiên theo mức độ thuận
lợi của chúng cho một mục đích khai thác kinh tế nào đó Loại đánh giá này
thường được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, quy hoạch lãnh thổ Kết quảđánh giá sẽ là cơ sở ban đầu cho việc xây dựng quy hoạch phát triển của khu vực
Đánh gia tài nguyên du lịch là một loại đánh giá kỹ thuật mà nhiệm vụ của
nó là phân loại tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt
động du lịch-nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch,
đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể Đánh giá tài nguyên du
lịch cũng chính là đánh giá các tổng thể tự nhiên và nhân văn có khả năng khai
thác cho du lịch.
Đánh giá tài nguyên du lịch cho du lịch cuối tuần là một hướng trong đánh giá tài nguyên du lịch Vì vậy, nó cũng sử dụng những phương pháp đánh giá tài
nguyên du lịch nói chung.
Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ du lịch cuối tuần chính là
đánh giá mối tương quan giữa các tổng thể tự nhiên (được coi là khách thể) với
hoạt động du lịch cuối tuần của con người hay chính là những nhu cầu, sở thích
của bản thân con người khi đi du lịch cuối tuần (được coi là chủ thể) Do đó, kết
quả đánh giá của cùng một đối tượng (khách thể) sẽ thay đổi phụ thuộc vào mục
đích mà ta tiến hành đánh giá (chủ thể) Như vậy, đánh giá không chỉ đơn thuần
các tổng thể tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên mà là đánh giá những mối tác
động tương hỗ giữa chúng với hoạt động du lịch cuối tuần của con người.
Trang 34Khi đánh giá cho mục đích du lịch cuối tuần cần sử dụng ba hình thức đánh
giá chính Đánh giá tâm lý - thẩm mỹ nhằm đánh giá mức độ cảm xúc và phản ứng
về tâm lý, thẩm mỹ của khách du lịch đối với các dạng tài nguyên du lịch Đánhgiá sinh - khí hậu nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu và xác định thời
gian thích hợp nhất với sức khoẻ con người hoặc với một loại hoạt động du lịch nào đó Đánh giá kỹ thuật nhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với một
loại hình du lịch hoặc một loại công trình phục vụ du lịch Tính tổng hợp của các
tài nguyên du lịch đòi hỏi phải kết hợp cả ba kiểu đánh giá để xác định giá trị của
tài nguyên và có hình thức sử dụng chúng một cách hợp lý [29] [103].
Tài nguyên du lịch có thể đánh giá theo hai phương pháp chính, đó là đánh
giá theo từng thành phần và đánh giá tổng hợp [29] Mỗi một dạng tài nguyên du
lịch như địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật đều được đánh giá theo một số
tiêu chí nhất định để phục vụ du lịch nên có thể xác định được những định mức cụ
thể cho từng loại Việc đánh giá tài nguyên du lịch theo từng dạng riêng biệt nhưvậy là cần thiết Tuy nhiên, do tính chất tổng hợp của tài nguyên, của các tổng thể
tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên trên mộtlãnh thổ Chỉ có đánh giá tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai
thác thực tế các nguồn tài nguyên Một nguồn nước có thể được đánh giá rất cao
về mặt chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn cho hoạt động nước, nhưng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì
cũng không thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội được Do đó, muốn xác
định mức độ thuận lợi của tài nguyên cho việc khai thác du lịch, phục vụ các loại
hình du lịch cụ thể, cần phải tiến hành đánh giá tổng hợp tài nguyên Tất nhiên,
việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp Trong trường hợp này,
không thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sắn mà cần phải nghiên cứu trong
từng khu vực cụ thể, đối với từng loại hoạt động du lịch cụ thể.
Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tai một điểm du lich, khu du lịch
hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh
giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp
nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau [29].
Trang 35Hoạt động đánh giá tài nguyên du lịch cần tiến hành theo hai giai đoạn với
nội dung cu thể được trình bay ở bang 1.1 (xem bảng 1.1.) Như vậy, một hoạt
động đánh giá thường chia làm hai giai đoạn (trừ trường hợp đối tượng đánh giá
quá đơn giản, mối quan hệ giữa chủ và khách thể đã được nghiên cứu kỹ và thử
nghiệm nhiều lần trong thực tế) Giai đoạn đầu: xây dựng cơ sở lý luận cho việc
đánh giá, đó chính là những chỉ dẫn về mặt nguyên tắc và phương pháp cho đánh
giá Giai đoạn hai là đánh giá các tài nguyên trên một lãnh thổ cụ thể
Bảng 1.1 Các giai đoạn trong hoạt động đánh giá (theo I.LMukhina, 1973)[103]
Xây dưng các chỉ dẫn cho việc đánh giá Đánh gia tài nguyên du lịch
Tìm hiểu mối tác động tương hỗ giữa tài | Nghiên cứu đặc điểm của tài nguyên du
uyên du lịch với các hoạt đông cu thể lịch
Xây dựng các chỉ dan cho việc đánh giá Chuyển các đặc điểm của tài nguyên sang
Biên pháp các cấp đánh giá (theo thang đánh giá)
Vận dụng những nguyên tắc và phương pháp chung về đánh giá tài nguyên
du lịch đã xem xét, qui trình nghiên cứu, đánh giá TNDLTN phục vụ phát triển
DLCT được tiến hành theo hai giai đoạn.
Việc xây dựng cơ sở lý luận đánh giá chính là nhiệm vụ của giai đoạn 1
trong quá trình đánh giá Nội dung của giai đoạn này bao gồm: 1 Xác định đối
tượng và mục tiêu đánh giá; 2 Xác định các yếu tố, đặc điểm, chỉ tiêu đánh giá và
xây dựng thang đánh giá; 3 Dự kiến sản phẩm đánh giá
Nhiệm vụ của giai đoạn 2 là tiến hành đánh giá tổng hợp một số điểm tài
nguyên trong khu vực Nội dung của giai đoạn này là: 1 Khao sát đặc điểm của
các thành phần, yếu tố và chỉ tiêu cần đánh giá; 2 Đánh giá các điểm tài nguyên
theo các thang điểm đã xây dựng; 3 Xây dựng các biểu bảng và bản đồ đánh giá.
Trang 361.3.2.1 Xác định đối tượng và mục tiêu đánh giá
Mục tiêu đánh giá
Khi đánh giá tài nguyên du lịch cần chú ý xem việc đánh giá được tiến
hành trên quan điểm của ai, của người đi du lịch đơn thuần hay của những người tổ
chức kinh doanh du lịch Nếu chỉ trên quan điểm của người đi du lịch thì mức độ đánh giá đơn giản hơn nhiều Người ta chỉ cần xem đặc điểm của tài nguyên có
phù hợp với bản thân khi tiến hành một hoạt động du lịch nào đó hay không.
Nhưng nếu theo quan điểm của người tổ chức, khai thác thì còn cần phải quan tâm
tới nhiều yếu tố khác nữa như đặc điểm phân bố về thời gian va không gian của
chúng Thí dụ như: thời gian hoạt động du lịch; sức chứa của điểm tài nguyên; độ
bền vững của điểm tài nguyên trước các loại hình hoạt động du lịch cụ thể Như
vậy, đánh giá trên quan điểm của các nhà tổ chức đòi hỏi phải nghiên cứu tài
nguyên sâu sắc hơn và toàn diện hơn, thậm chí còn phải đánh giá cả hiệu quả kinh
tế, cả bối cảnh kinh tế xã hội của khu vực Vì vậy, các yếu tố đánh giá cần bao quát được toàn bộ các vấn đề này.
Đối tượng đánh giá
Muốn xác định được đối tượng đánh giá cho du lịch cuối tuần trong khu
vực, tức là xác định mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể đánh giá, cần nghiên
cứu đặc điểm của chủ thể và khách thể
Chủ thể đánh giá là những hoạt động du lịch cuối tuần của người dân, hay
chính là nhu cầu, sở thích của người dân khi tham gia du lịch cuối tuần Khách thể
đánh giá là nguồn tài nguyên thoả mãn nhu cầu du lịch cuối tuần của khách du
lịch Đối tượng đánh giá chính là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể được phân
tích trong một hệ thống du lịch xác định [65], [100], [103].
Xét mối quan hệ giữa ba thành phần cơ bản của một hệ thống du lịch (xem
hình 1.2.), đó là nơi xuất phát của khách du lịch (điểm cấp khách); nơi đến của khách du lịch (điểm du lịch hay điểm tài nguyên) và các tuyến du lịch nối giữa nơi
đi với nơi đến, ta thấy chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Trang 37Hình 1.2 Sơ đồ hệ thống du lịch cua Leiper (1990){(32]
Điểm đến bao gồm những yếu tố có giá trị của tài nguyên cho một loại hoạt
động du lịch hoặc cho toàn bộ các hoạt động du lịch nói chung Gọi những yếu tố
nay là độ hấp dẫn của ban thân điểm tài nguyên va ký hiệu là MI.
Tuy nhiên, độ hấp dẫn của tài nguyên sẽ có giá trị khác nhau đối với những nguồn khách khác nhau bởi vì nhu cầu, sở thích của con người không như nhau,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí, môi trường, kinh tế, xã hội Thí dụ như
khách ở các thành phố, bị sống tách biệt với thiên nhiên thì thích đi du lịch tới
những nơi có điều kiện gần gũi với thiên nhiên Những người ở nông thôn, ở miền
núi lại thích đến các thành phố, đô thị để nghỉ ngơi, du lịch Do đó, cùng một loại
tài nguyên như nhau có thể tạo nên sự hấp dẫn khác nhau đối với những người ở
các điểm cấp khách khác nhau Như vậy, hệ số ưa thích của du khách ở một điểm
cấp khách đối với một điểm đến có thể ký hiệu là M¿.
Nếu một điểm du lịch càng hấp dẫn thì càng thu hút được nhiều khách du
lịch Mặt khác, nếu nhu cầu của nguồn khách đối với một điểm du lịch càng lớn
thì càng có nhiều người đi du lịch Song, mối quan hệ này còn phụ thuộc vào
khoảng cách, vào điều kiện thuận lợi của các tuyến du lịch liên kết giữa hai điểm
đó (ký hiệu là R) Như vậy, nếu gọi F là sức hút du lịch giữa điểm di và điểm đến
Trang 381.3.2.2 Xác định các yếu tố, chỉ tiéu đánh giá và xây dựng thang đánh giá
Phụ thuộc vào mục tiêu đánh giá, vào đối tượng đánh giá, đồng thời thừa kế
kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn chung đối với điểm du lịch cuối tuần của tác giả
Dang Duy Lợi, 1993 (xem phụ lục 4) và Baud Bovy, 1985, các thành phần chủ
yếu cần đánh giá gồm: độ hấp dẫn của ban thân điểm tài nguyên (M,); sở thích của
du khách tại điểm cấp khách (M,) và khoảng cách giữa chúng (R).
Mỗi thành phần này lại được đánh giá theo các yếu tố và chỉ tiêu cu thể.
a Độ hấp dan của tài nguyên
Độ hấp dẫn của tài nguyên được đánh giá thông qua các yếu tố sau: sự phù
hợp của tài nguyên; tính đa dạng, độc đáo và khả năng mở rộng hoạt động tham
quan; cơ sở hạ tầng; sức chứa; thời gian hoạt động và khả năng phát triển.
1) Sự phù hợp
Sự phù hợp đối với hoạt động du lịch là yếu tố đầu tiên thu hút khách du
lịch Yếu tố này được đánh giá qua các giá trị của tài nguyên cho một loại hoạt
động du lịch cụ thể Mỗi điểm đến có một hoặc vài dạng tài nguyên điển hình, phù
hợp với một hoặc vài loại hình hoạt động du lịch đặc thù của khu vực đó Thí dụ
như bãi biển cho hoạt động tắm biển; hồ cho bơi thuyền, câu cá Vì vậy, trước hết
cần đánh giá riêng từng dạng tài nguyên tại mỗi điểm đến.
2) Tính đa dạng, tương phản, độc đáo và khả năng mở rộng hoạt động tham
quan
- Tính đa dạng của một điểm tài nguyên được đánh giá bằng sự có mặt của
nhiều loại tài nguyên Một lãnh thổ có nhiều loại tài nguyên thì sẽ có thể tiến hành
tổ chức được nhiều loại hình hoạt động du lịch khác nhau trong cùng một thời
gian Đối với du lịch cuối tuần, có một tập hợp khách da dạng theo đặc điểm lứa
Trang 39tuối, nghề nghiệp nên nhu cầu cũng đa dạng Do đó tài nguyên càng đa dạng thì
càng hấp dẫn Đặng Duy Lợi đánh giá tính đa dạng bằng số lượng phong cảnh, di
tích và số lượng các loại hình có thể đáp ứng được[27].
- Sự tương phản được đánh giá bằng sự có mặt của các tổng thể tự nhiên
khác biệt nhau Ở Việt Nam, có thể dùng chỉ tiêu của Đặng Duy Lợi Theo ông,
rừng với hồ nước được đánh giá cao hơn cả, sau đó là rừng và cánh đồng hoặc cánhđồng và hồ Cây bụi với cánh đồng hoặc rừng với cây bụi được đánh giá thấp hơn,
và cuối cùng là cánh đồng với đồng co [27](xem phụ lục 1).
- Khả nang mở rộng hoạt động tham quan tai một điểm du lịch phụ thuộc
vào số lượng và chất lượng các đối tượng tham quan tại khu vực đó Nếu có nhiều
và chất lượng cao thì thuận lợi.
3) Thời gian hoạt động du lịch
Do tính nhịp điệu của các quá trình tự nhiên, tài nguyên du lịch có thể có những hạn chế đối với các hoạt động du lịch Một số loại hình chỉ có thể tiến hành
được vào những thời kỳ nhất định trong năm, điều này đẫn đến tính mùa vụ của hoạt động du lịch và của cơ sở du lịch Thời gian hoạt động quyết định tính chất
thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch Tính thời vụ lại ảnh hưởng tới
việc tổ chức, kinh doanh du lịch Vì vậy đây là yếu tố mà người tổ chức đặc biệt
quan tâm.
Khí hậu được đánh giá theo mức độ thích hợp với sức khoẻ con người và
thích hợp cho các hoạt động du lịch Song, đối với du lịch cuối tuần, là loại hình
du lịch thường chọn những khu vực lân cận với nơi cư trú, vì vậy khí hậu của nơi
nghỉ với nơi cư trú thường không có mấy khác biệt Việc đánh giá khí hậu cho thời
gian hoạt động du lịch là quan trọng và có ý nghĩa hơn Việc đánh giá này thường
được thực hiện theo phương pháp khí hậu tổng hợp của E.E.Phêrôrốp [27] Dựa
trên cơ sở thống kê thời tiết hàng tháng hoặc trung bình năm theo các kiểu chính
và thông qua sự diễn biến của chúng để xác định được khoảng thời gian thích hợp
cho hoạt động du lịch.
Trang 40Ngoài ra, đối với các hoạt động du lịch dựa vào nguồn nước như tắm biển,
tam hồ hoặc bơi thuyền còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nước hoặc độ sâu mực
nước thì cần phải kết hợp cả với các yếu tố này để đánh giá Kôrnhilôva, 1979 đã
đề cập các chỉ tiêu về nhiệt độ nước để xác định thời hạn mùa tắm [29].
Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể tổ chức nhiều loại hình dulịch ngoài trời Khách du lịch cuối tuần cũng có nhu cầu chủ yếu đối với các loạihình du lịch ngoài trời Hơn nữa, mùa hè là thời gian nghỉ của học sinh nên các gia
đình thường chọn thời kỳ này Vì vậy cần phải xác định được các yếu tố khí hậu
ảnh hưởng đến thời gian hoạt động du lịch như những ngày mưa lớn trong tháng,
những ngày có dông, bão
4) Sức chứa du lịch
Yếu tố này phản ánh qui mô triển khai hoạt động du lịch, vì vậy được các nhà tổ chức rất quan tâm khi đánh giá tài nguyên du lịch Sức chứa phụ thuộc vào
đặc điểm của tài nguyên, phụ thuộc vào các hoạt động du lịch cụ thể.
Sức chứa của một điểm du lịch (carrying capacity) là số lượng người cực đại
mà điểm du lịch có thể chấp nhận, mà không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên,
không gây xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách và không gây
suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa [64], [71], [90] Tuy
theo ý nghĩa, có thể xác định 3 loại sức chứa như: sức chứa sinh thái, sức chứa xã
hội và sức chứa kinh tế.
Tuy nhiên, mục đích của đề tài là đánh giá tài nguyên tự nhiên nên ở đây chỉ quan tâm tới sức chứa sinh thái mà thôi Sức chứa sinh thái được hiểu là áp lực
sử dụng lãnh thổ du lịch cực đại mà không xảy ra suy thoaí Điều đó có nghĩa là
bất cứ dấu hiệu suy thoái môi trường nào cũng đều chứng tỏ sự vượt quá giới hạn
chịu tải.
Muốn so sánh, đánh giá được sức chứa của các điểm khác nhau cần tính
toán một số chỉ tiêu cụ thể: sức chứa cực đại tại một thời điểm: sức chứa cực đại
trong một ngày; sức chứa cực đại trong một năm.