1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Nghiên cứu công chúng phát thanh của Đài PT-TH tỉnh Bình Dương

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 2.2.1 Giới thiệu về phương pháp khảo sát .......................--- ¿2 22 s2 ++£x+zxzse¿ 46 (54)
  • 2.2.2 Kết quả khảo sát..................-- ¿2-5-5 S221 12E112127171211211211211 211111 xe 49 2.3. Hoạt động tiếp cận, thu hút công chúng phát thanh của Đài PT-TH tỉnh (57)
  • 2.3.1. Văn ban, chi đạo, quan điểm của Ban biên tập....................----- --5- 2-52 67 2.3.2. Thực trạng hoạt động ...... cece ececceseeeeceseeeseceeeecsseeeaeesseeeeeeeneeseeeeeeees 68 2.3.3. Thành công, hạn chế và nguyên nhân....................-- --2- 2 2 2+2 +s+z+z£zzsz 73 Tiểu kết chương 2...........................-- 2-2 2+ sSEE‡EESEE2 2E EEE12112112171111111 1.1111 c0. 76 (0)
  • CHUONG 3: MOT SO GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ.........................-- -- 5: 82 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương trong thời Gian ỚI.....................-- óc <1 E191 1910118 11 910 E91 19 1 9v ng nưưn 82 3.1.1. Mục tO Uo. cceeccccccccccccsssssscceeccecesesssscseseceseseessseeesececeseesneeeeeeeeeseeeeas 82 3.1.2. Phurong HUON 0 “34 (85)
    • 3.2. Giải pháp pháp phát triển công chúng phát thanh tại tinh Binh Duong (87)
      • 3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình.....................----- 2 2s s2 5+: 84 3.2.2. Giải pháp quảng bá chương trình........................- --- -- s5 +*+++eexeereereseres 87 3.2.3. Giải phỏp mở rộng tương tỏc, ỉ1aO ẽưu........................- -----ô++s+++e++eexseexes 88 3.2.4. Những điều kiện dé thực hiện các giải pháp........................----------5z5¿ 90 3.3. Kim nghi nn (87)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Ban Giám đốc Dai PT-TH Binh Dương (0)

Nội dung

Trong bối cảnh khoa học — công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưhiện nay đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của cuộc sống, thời kỳ Internetbùng nổ, sự ra đời của nhiều phương tiện truyền thông hi

Giới thiệu về phương pháp khảo sát . - ¿2 22 s2 ++£x+zxzse¿ 46

Nghiên cứu đã phát ra 233 phiếu thăm dò ý kiến để tìm ra đặc điểm công chúng phát thanh ở Bình Dương, nhu cầu, phương thức tiếp cận phát thanh, mức độ hai lòng của họ với chương trình phát thanh của Đài PT-TH tỉnh Bình Dương, mong muốn và đề xuất của công chúng 03 địa bàn nghiên

46 cứu được lựa chọn là thành phố Thủ Dầu Một, Thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên Do điều kiện địa lý, dân cư, xã hội khác nhau nên số phiếu phân phối tại các địa phương cũng có sự khác nhau Cụ thể, thành phố Thủ Dầu Một là 85 Phiếu, thị xã Tân Uyên 77 phiếu và huyện Bắc Tân Uyên là 71 phiếu Dưới đây là chi tiết kết quả khảo sát công chúng phát thanh tai 03 địa bàn khảo sát.

Phiếu thăm dò ý kiến, đánh giá của công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương được thiết kế bao gồm 20 câu hỏi với đối tượng khảo sát bao gồm cả 02 giới tính nam và nữ, có độ tuổi từ 18 trở lên, thuộc những thành phần cơ bản trong xã hội với nhiều ngành nghề khác nhau Do đó, mẫu nghiên cứu có thé đại diện cho các tang lớp nhân dân trong phạm vi nghiên cứu dé đánh giá về hoạt động phát thanh của Đài PT-TH tỉnh Bình Dương Điều này cho thấy, dữ liệu thu thập được từ bảng khảo sát có cơ sở khoa học và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp phỏng van sâu

Theo Creswell (2014) cho rang nghiên cứu định tính là “một cách tiếp cận dé khám phá và hiểu ý nghĩa của các cá nhân hoặc nhóm đối với một van đề xã hội hoặc con người” Đó là phương pháp nghiên cứu giúp người nghiên cứu biết được ý kiến, lý do, ý định, hành vi, động cơ và thái độ của đối tượng nghiên cứu Theo DeFranzo (20100) phương pháp nghiên cứu định tính cung cấp thông tin của vấn đề hoặc giúp nghiên cứu định lượng thông qua việc phát triển các ý tưởng Phương pháp định tinh được sử dụng trong cách tiếp cận nghiên cứu quy nạp dé phát triển các lý thuyết mới Dữ liệu trong nghiên cứu định tính là dữ liệu định tính Một số phương pháp thu thập dữ liệu định tính bao gồm phỏng vấn (phỏng van không cấu trúc và bán cau trúc), nhóm tập trung, v.v.,Uu điểm của nghiên cứu định tính là các nhà nghiên cứu có dit liệu chi tiệt vê ý kiên và cảm xúc của người tham gia thông qua các cuộc phỏng

47 van và quan sát, giúp có được cái nhìn phong phú hơn về một hiện tượng (Rahman, 2017) Về nhược điểm, mất nhiều thời gian dé thu thập dữ liệu.

Nghiên cứu tập trung vào kinh nghiệm, do đó, dữ liệu có thé mang tinh chủ quan và thiên lệch (Silverman, 2010).

Trong nghiên cứu này cách tiếp cận định tính được lựa chọn do tính chất khám phá của nó (Saunders và cộng sự, 2016) phù hợp với phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu này và nó phù hợp hơn để trả lời các câu hỏi nghiên cứu Cách tiếp cận này được lựa chọn khi nhà nghiên cứu hướng tới sự sâu sắc và vạch ra các tình huống khác nhau bat kê mục đích thống kê là gì Như đã đề cập, nghiên cứu này sẽ tuân theo một cách tiếp cận quy nạp giúp nâng cao hiệu lực của nghiên cứu định tính (Saunders et al., 2016) Việc thu thập dữ liệu trong một nghiên cứu định tính không được tiêu chuẩn hóa tạo ra sự thay đổi các thủ tục và câu hỏi đặc trưng cho quá trình nghiên cứu là tương tác (Saunders et al., 2016).

Trong một nghiên cứu khoa học, danh từ dân số dùng dé chỉ tập hợp các yếu tố hoặc các trường hợp và không nhất thiết là con người, có chung các đặc điểm được xác định bởi nhà nghiên cứu (Saunders và cộng sự, 2016).

Tuy nhiên, tất cả dân số được chọn có thể gặp khó khăn trong việc nghiên cứu về khả năng tiếp cận Do đó, nhà nghiên cứu có thé xác định lại dân số trong một tập hợp con được gọi là dân số mục tiêu (Saunders et al., 2016) Từ dân số mục tiêu, nghiên cứu cần chọn một tập hợp con được gọi là mẫu cho phép nhà nghiên cứu hoàn thành nghiên cứu của minh (Saunders et al., 2016).

Nghiên cứu này được thực hiện nhăm mục tiêu chính là nghiên cứu công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương và thực trạng các hoạt động phát triển công chúng phát thanh thanh tại Đài PT-TH tỉnh Bình Dương Với mục đích nghiên cứu này thì dân số mục tiêu được coi là các nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực phát thanh, Điều này, có vai trò vô cùng quan trọng

48 với độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu (Saunders et al., 2016) Do đó, dé giải quyết chính xác các câu hỏi nghiên cứu chính va các câu hỏi phụ liên quan Cuối cùng nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn với 03 nhóm đối tượng bao gồm: Lãnh đạo Ban tuyên giáo tỉnh Bình Dương, lãnh đạo Đài PT-TH tỉnh, cán bộ quản lý bộ phận phát thanh và các nhân viên thuộc bộ phận phát thanh tại Đài PT-TH tại tỉnh Bình Dương.

Kết quả khảo sát ¿2-5-5 S221 12E112127171211211211211 211111 xe 49 2.3 Hoạt động tiếp cận, thu hút công chúng phát thanh của Đài PT-TH tỉnh

2.2.2.1 Phân loại công chúng phát thanh ở Bình Dương Đề thực hiện việc phân loại công chúng phát thanh thì tác giả đã thiết kế câu hỏi khảo sát số 10 “Ong/ba thường nghe chương trình phát thanh của Đài PT-TH Bình Dương như thế nào?” trong bảng khảo sát công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương Dưới đây là kết quả khảo sát phân loại công chúng phát thanh tại tỉnh bình Dương.

Hình 2 1 Phân loại công chúng phát thanh tai tinh Bình Duong

# Công chúng phát thanh nghe dò tìm

# Công chúng phát thanh nghe tập trung

Công chúng phát thanh nghe chọn lọc

Công chúng phát thanh nghe loáng thoáng

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát)

Thống kê kết quả khảo sát về phân loại công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương được biểu diễn tại biểu đồ hình 2.1 cho thay đại da số công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương là công chúng phát thanh nghe tập trung với 34.58% bao gồm những công chúng phát thanh nghe những chương trình/chuyên mục cần thiết cho công việc và dành thời gian cố định nghe khi các chương trình phát thanh được phát trên loa phường/xã.

Chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là công chúng phát thanh nghe loáng thoáng chiếm 32.71% trong tong số công chúng phát thanh đồng ý tham gia khảo sát.

Nhóm công chúng phát thanh nghe chọn lọc bao gồm những người chỉ nghe các chương trình yêu thích chiếm 30.84%.

Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 1.87% là nhóm công chúng phát thanh nghe dò tìm bao gồm những người nghe các chương trình thời sự và người nghe dò tìm các tin tức cập nhật về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Dưới đây là thống kê mô tả về đặc điểm giới tính công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 2 Đặc điểm giới tính của công chúng phát thanh Bình Dương

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát thống kê đặc điểm giới tính công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương cho thấy không có sự chênh lệch quá lớn về giới tính của công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương Cụ thể, công chúng phát thanh có giới tính nam chiếm tỷ lệ 47.66%, công chúng phát thanh có giới tính nữ chiếm 52.34%.

Dưới đây là thống kê mô tả về đặc điểm độ tuổi công chúng phát thanh

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát thống kê đặc điểm về độ tuổi của công chúng tỉnh Bình Dương được biểu diễn tại biéu đồ hình 2.3 cho thấy nhóm công chúng phát thanh có độ tuôi từ 35 — 45 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất với 53.27%, nhóm công chúng phát thanh có tỷ lệ lớn thứ 2 với 29.91% là nhóm công chúng có độ tuổi từ 18-34 tuổi, xếp ở vị trí thứ 3 là nhóm có độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi.

Nhóm công chúng phát thanh có độ tuôi từ 55 đến 64 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất là với 0.93%.

Dưới đây là thống kê mô tả về đặc điểm trình độ học vấn công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 4 Đặc điểm trình độ học vấn của công chúng phát thanh tại tỉnh

Cấp 2/Trung học cơ sở

Cấp 3/Phổ thông trung học

= Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng ứ Đại học m Sau đại học

(Nguôn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát thống kê đặc điểm về trình độ học vấn của công chúng tinh Binh Dương được biểu diễn tại biéu đồ hình 2.4 cho thấy công chúng phát thanh đồng ý tham gia khảo sát có trình độ Đại học (chiếm 36.64%).

17.15% có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đăng 21.74% có trình độ học vấn trung học phô thông, 9.67% có trình độ sau đại học va 14.8% có trình độ trung hoc cơ so.

Dưới đây là thống kê mô tả về đặc điểm nghề nghiệp công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 5 Đặc điểm nghề nghiệp của công chúng phát thanh tại tinh

Cán bộ công nhân viên chức ứ Lực lượng vũ trang

Công nhân Nông dân 8 Buôn bán

Học sinh, sinh viên m Hưu trí, nội trợ

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả thống kê đặc điểm về nghề nghiệp của công chúng phát thanh tại tinh Bình Duong được biểu diễn tại biểu đồ hình 2.5 cho thấy cán bộ công nhân viên chức (chiếm 16.96%) 9.74% làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, 16.64% là công nhân, 7.91% là nông dân, 7.80% có nghề nghiệp là buôn bán, 14.74% là học sinh, sinh viên, 8.8% là cán bộ hưu trí, nội trợ và có

15.41% là lao động tự do.

2.2.2.2 Các đặc điểm về tần suất, thời điểm, chủ đề quan tâm, phương tiện theo dõi phát thanh của công chúng

Dưới đây là thống kê mô tả về tần suất nghe các chương trình phát thanh công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 6 Tan suất nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tỉnh Bình Dương

E Ít khi nghe m= Chưa bao giờ nghe

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát về tần suất nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương cho thấy có 50.47% công chúng phát thanh đồng ý tham gia cuộc khảo sát cho biết rằng họ nghe các chương trình phát thanh hàng ngày, 31.78% thỉnh thoảng mới nghe các chương trình phát thanh Trong số 233 công chúng phát thanh tham gia khảo sát thì có 14.02% ít khi nghe các chương trình phát thanh, 3.74% thì chưa bao giờ nghe các chương trình phát thanh và 2.80% công chung phát thanh có lựa chọn khác.

Kết quả khảo sát cho thay tần suất nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tại Bình Dương là khá lớn, đây là một ưu điểm mà đài PT- TH tỉnh Bình Dương cần duy trì và phát huy trong thời gian sắp tới.

> Thời lượng theo dõi các chương trình phát thanh

Dưới đây là thống kê mô tả về thời lượng nghe các chương trình phát thanh công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 7 Thời lượng nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tỉnh Bình Dương

= Dưới 1 tiếng/ngày m Từ 1-3 tiếng/ngày Trên 3 tiếng/ngày

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát về thời lượng nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tại tinh Bình Dương được biểu diễn tại biểu đỗ hình 2.7 cho thấy phần lớn công chúng phát thanh đồng ý tham gia khảo sát cho biết rằng họ nghe các chương trình phát thanh dưới 1 tiếng/ ngày (Chiém 71.03%) 18.69% trong số 233 công chúng phát thanh tham gia khảo sát dành từ 1 — 3 tiếng/ngày dé nghe các chương trình phát thanh, 5.61% dành hon 3 tiếng mỗi ngày dé nghe các chương trình phát thanh và 4.67 % lựa chọn các phương án khác Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù tần suất nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương là khá lớn, tuy nhiên thời lượng nghe còn khá thấp Do vậy, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần có các hoạt động nhằm thu hút công chúng truyền thanh trên địa bàn tỉnh hơn nữa.

> Thời điểm nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tại tinh Binh Duong

Dưới đây là thống kê mô tả về thời điểm nghe các chương trình phát thanh công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 8 Thời điểm nghe các chương trình phát thanh công chúng phát thanh

TM Buổi chiều m Buổi tối 005% Bất cứ lúc nào khi có thời gian

(Nguôn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát về thời điểm nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tại tinh Bình Dương được biểu diễn tại biểu đồ hình 2.8 cho thấy có 39.25% trong số 233 công chúng phát thanh đồng ý tham gia khảo sát cho biết rằng họ thường nghe các chương trình phát thanh vào bất cứ thời điểm nào nếu có thời gian 30.84% thường nghe chương trình phát thanh vào buổi sáng, 13.08% thường nghe các chương trình phát thanh vào budi chiều và 12.15% thường nghe vào buổi tối Chỉ có 4.67% thường nghe các chương trình phát thanh vào buổi trưa.

> Phương tiện theo dõi các chương trình phat thanh

Dưới đây là thống kê mô tả về phương tiện nghe các chương trình phát thanh công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 9 Phương tiện nghe các chương trình phat thanh của công chúng

# Loa phát thanh công cộng

= Nghe phat trên 6 tô/phương tiện di chuyên m@ Khác

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát về loại phương tiện nghe các chương trình phát thanh của công chúng phát thanh tỉnh Bình Dương cho thấy phần lớn công chúng phát thanh Bình Dương nghe các chương trình phát thanh thông qua hệ thống loa công cộng (chiếm 50.47%) 18.69% nghe các chương trình phát thanh thông qua điện thoại di động, 17.76% nghe các chương trình phát thanh thông qua các phương tiện phát thanh trên các phương tiện di chuyển, 10.28% nghe trên radio va 2.8% nghe qua các phương tiện khác.

> Chương trình/chuyên mục phát thanh thường nghe của công chúng phát thanh tại tinh Binh Duong

Dưới đây là thống kê mô tả về các chương trình/chuyên mục thường nghe của công chúng phát thanh Bình Dương:

Hình 2 10 Các chương trình/chuyên mục thường nghe của công chúng phát thanh Bình Dương

Thời sự - Chính trị mu Kinh tế - thị trường

# Khoa học — giáo dục ứ Văn húa xó hội

Quốc phòng - an ninh m= Văn nghệ-giải tri

(Nguồn: Thống kê kết quả khảo sát) Kết quả khảo sát về các chương trình phát thanh mà công chúng phát thanh Binh Dương thường nghe được biéu diễn tại biéu đồ hình 2.10 cho thấy chương trình thời — sự chính trị là các chương trình/chuyên mục thu hút được đông đảo công chúng phát thanh nhất với tỉ lệ lựa chọn là 59.81% Chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 là các chương trình/chuyên mục văn hóa — xã hội với 14.95%, 11.21% thường nghe các chương trình văn nghệ giải trí Có 6.54% thường nghe các chương trình khác và 4.67% thường nghe các chương trình kinh tế - thị trường 1.87% thường nghe các chương trình phát thanh về khoa học và giáo dục và 0.93% nghe các chương trình quốc phòng an ninh Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về mức độ thu hút của các chương trình/chuyên mục phát thanh đối với công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương.

2.2.2.3 Đánh giá của công chúng về phát thanh ở Bình Dương

> Nội dung chương trình phát thanh

Câu hỏi khảo sát thứ 12 trong bảng câu hỏi khảo sát được tác giả thiết kế nhằm thu thập đánh giá công chúng phát thanh tai tinh Bình Dương về nội dung các chương trình phát thanh của đài Dưới đây là kết quả thu được từ

233 công chúng phát thanh tại 03 địa bàn nghiên cứu:

Hình 2 11 Đánh giá nội dung chương trình phat thanh cua Đài PT-TH

| Tính thời sự cao, cập nhật

MOT SO GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ . 5: 82 3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển công chúng phát thanh tại tỉnh Bình Dương trong thời Gian ỚI óc <1 E191 1910118 11 910 E91 19 1 9v ng nưưn 82 3.1.1 Mục tO Uo cceeccccccccccccsssssscceeccecesesssscseseceseseessseeesececeseesneeeeeeeeeseeeeas 82 3.1.2 Phurong HUON 0 “34

Giải pháp pháp phát triển công chúng phát thanh tại tinh Binh Duong

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình

Dé có thể phát triển công chúng phát thanh thì trong thời gian sắp tới Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Dưới đây tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thé như sau:

Thứ nhất, bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang tác động mãnh mẽ đến mọi mặt của cuộc song Kéo theo đó là sự ra đời của rất nhiều loại hình truyền thông mới mẻ và hiện đại Công chúng ngày càng có nhiều lựa chọn cách tiếp nhận thông tin phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân Điều này đã đặt các Đài phát thanh nói chung và Đài PT-TH Bình Dương nói riêng vào bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các phương tiện truyền thông khác Do vậy, chương trình phát thanh của Đài Bình Dương cần không ngừng đổi mới cả về nội dung và hình thức đề có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của công chúng, tạo được sự gắn kết với công chúng truyền thông Dé làm được điều này, đầu tiên là Đài PT- TH Bình Dương cần phải không ngừng đổi mới nội dung thông tin truyền tải theo hướng ngày càng đa dạng, toàn diện, chân thực, có tính thời sự, bồ ích và hấp dẫn.

Thứ hai, Dai PT-TH tỉnh Bình Dương can day mạnh hoạt động nghiên cứu nhằm nắm bắt chính xác nhu cầu thính giả dé từ đó sản xuất và cho lên sóng những chương trình phát thanh mà công chúng mong muốn chứ không phải chỉ đơn thuần là những chương trình phát thanh mà Đài sản xuất.

Thông tin được truyền tải trong chương chinh phải đảm bao tính nóng hỗi, mới mẻ, thiết thực nhưng cũng phải đa dạng và hấp dẫn Mặt khác nội dung thông tin trong chương trình phải bám sát định hướng của các cấp ủy, chính quyền nhưng vẫn phải có tinh đời thường và phản ảnh được các van đề mà thính gia quan tâm Đảm bao tính hài hòa giữa tính thông tin và tính giải tri.

Nội dung các chương trình phát thanh phải có tính định hướng dư luận và tính thâm mỹ Giảm thiểu những thông tin khô khan ví dụ như chỉ phản ánh các thông tin hội nghị thông thường, lược bot các tin tức nhỏ lẻ, ham lượng thông tin thấp Thay vào đó tăng cường các thông tin liên quan đến các van đề nóng hồi, bức xúc được dư luận quan tâm Bên cạnh các thông tin liên quan đến việc biêu dương tắm gương người tốt, việc tốt trong xã hội thì các chương trình cũng cần mạnh dạn hơn nữa trong việc phát hiện và đấu tranh chống tiêu cực Hạn chế đi theo lối mòn tuyên truyền một chiều, thay vào đó tích cực đây mạnh việc khai thác các thông tin hai chiều giữa người dân và chính quyền các cấp để công chúng thấu hiểu rằng Đài PT-TH tỉnh Bình Dương không đơn thuần là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền địa phương mà còn là diễn đàn của quần chúng nhân dân.

Thứ ba, bên cạnh việc đổi mới nội dung thì Đài PT-TH Bình Dương cũng cần đặc biệt chú trọng đến cải tiến hình thức thể hiện sao cho sinh động và hấp dẫn hơn vì cốt lõi vấn đề cho sự phát triển của Đài là sự tiếp cận và tác động đến đông đảo công chúng phát thanh Dé có thé nâng cao năng lực cạnh tranh của Đài trong bối cảnh khoa học — công nghệ phát triển như như hiện nay thì hình thức thể hiện của các chương trình phát thanh cần được quan thâm cải tiến theo hướng gan gũi, thân mật hơn với công chúng phát thanh. Đối với tin tức phát thanh thì ngắn gọn, súc tích, dé hiéu là những yêu cầu bắt buộc Ngôn ngữ thể thiện trong các chương trình phát thanh cần chuyên từ lối diễn đạt kiêu độc thoại khô khan sang lối diễn đạt dạng đối thoại, gần gũi và cởi mở giúp khơi gợi cảm xúc cho công chúng nghe đài Ngôn ngữ đối thoại là một điểm khác biệt cơ bản của phát thanh hiện đại so với phát thanh truyền thống Với ngôn ngữ đối thoại, công chúng phát thanh sẽ có cảm giác như đang được tham dự vào câu chuyện và hòa mình vào dòng sự kiện.

Từ đó tăng tính sinh động cho chương trình phát thanh.

Thứ tư, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cũng cần đặc biệt chú trọng trong việc nâng cao chất lượng giọng đọc của phát thanh viên và tăng cường vai trò và sự tham gia của phóng viên trong thé hiện tin bài Tạo cơ hội cho phóng viên trực tiếp thé hiện tin bài của mình cũng góp phan mang lại tính chân thực và truyền tải được cảm xúc, tinh thần của bài viết đồng thời giảm thiểu sự đơn điệu, nhàm chán.

Thứ năm, Đài cũng cần khai thác tốt hơn nữa các yếu tố phụ trợ như âm nhạc, tiếng động Những phần phụ trợ này sẽ góp phần làm tăng tính sinh động của chương trình phát thanh từ đó sẽ hấp dẫn công chúng phát thanh hơn nhiều so với các chương trình khô khan.

Thứ sáu, đa dạng hóa các thể loại tin bài cũng được cho là một biện pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng chương trình phát thanh BBT phát thanh của Đài Bình Dương cần nghiên cứu để tăng số lượng các bài phóng sự, tin ngắn và mạnh dạn thực hiện các bài điều tra, tọa đàm để góp phần làm sâu sắc và phong phú chương trình hơn Đài cũng cần tăng cường bổ sung các chương trình phát thanh trực tiếp dé tăng tính cập nhật, thời sự cho chương trình Thời điểm phát sóng các chương trình phát thanh cũng cần được quan tâm nghiên cứu sao cho phù hợp với từng địa bàn để có thé tạo thuận lợi nhất cho công chúng nghe đài mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Thứ bảy, có định hướng, hướng dẫn các Đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bi dé tạo sự đồng bộ. Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung các chương trình trên sóng cùng với việc đổi mới mạnh mẽ về công nghệ chính là trục xoay cho toàn bộ hoạt động của đài Hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật chuyên từ kỹ thuật truyền thống sang kỹ thuật số Song việc chuyền đổi phải mang tinh đồng bộ, thiết thực và hiệu quả.

3.2.2 Giải pháp quảng bá chương trình

Thứ nhất, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần xây dựng chiến lược thương hiệu cụ thé vì điều này đóng vai trò quyết định toàn bộ hướng đi của cả đài Chiến lược thương hiệu được xây dựng đúng dan va phù hợp sẽ giúp đài tạo được lợi thế cạnh tranh với các phương tiện truyền thông hiện đại khác.

Mặc dù hiện nay một điều dé nhận thấy đó là nguy cơ sụt giảm số lượng công chúng phát thanh so với các phương tiện truyền thông khác nhưng nếu có một chiến lược hiệu quả thì các Đài phát thanh sẽ tận dụng được các ưu điểm của mình dé tiếp cận với đông dao công chúng.

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu phát thanh tại các Đài phát thanh nói chung va Đài PT-TH tinh Bình Dương nói riêng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, đồng bộ và hầu như chưa có chiến lược thương hiệu tổng thé Sản phẩm phát thanh là một dang hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thông thường Do đó, khác biệt về thương hiệu phát thanh là không đơn thuần chỉ là làm hài lòng công chúng phát thanh, đáp ứng nhu cầu của công chúng mà còn phải thực hiện tốt nhiệm vụ mà các tổ chức chính trị - xã hội giao cho Vì thé, khi xây dựng chiến lược thương hiệu truyền thông thì Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần tuân thủ nghiêm ngặt tôn chỉ mục đích hoạt động của Đài, đảm bảo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xác định và git vững giá tri cốt lõi của Đài Cần xác định mục tiêu xây dựng, phát triển thương hiệu phát thanh cụ thể phù hợp từng thời điểm, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần xây dựng một chiến lược thương hiệu lâu dài, đồng thời vạch ra những chiến thuật cụ thé phù hợp Yếu tố văn hóa chi phối rất lớn đến chiến lược thương hiệu, tạo nên sự khác biệt cho kênh phát thanh.

Thứ hai, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần xây dựng các chương trình phát thanh mang phong cách và bản sắc riêng của Đài Để thực hiện được

87 điều này thì trước khi xây dựng phong cách cho chương trình, Đài cần chú trọng đến hoạt động nghiên cứu kỹ đặc điểm và nhu cầu thính giả Căn cứ vào đối tượng phục vụ, mục tiêu của chương trình dé thiết kế, hình thành phong cách, bản sắc riêng cho từng chương trình phát thanh Phong cách chương trình phát thanh tại Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần nhất quán từ bộ nhận diện đến nội dung, cách thức thể hiện Mỗi chương trình là một phong cách khác nhau, tạo ra sự đa sắc màu cho chương trình, nhưng lại hòa quyện, phù hợp, thống nhất với phong cách, bản sắc của Đài.

Thứ ba, Đài PT-TH tỉnh Bình Dương cần xây dựng các chương trình phát thanh “độc” của của Đài Cốt lõi của một kênh truyền hình hay kênh phát thanh thì vẫn là một kênh thông tin hữu ích, chính thống với những thông tin chính xác, mới mẻ và đa dạng Một kênh phát thanh với nhiều chương trình phát thanh độc quyên thì khả năng tạo bản sắc riêng rất mạnh Từ đó tăng tính quảng bá các chương trình truyền thông cho Đài.

3.2.3 Giải pháp mở rộng tương tác, giao lưu

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN