1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)

151 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

3 2K 2 2 2K OK

KIM SIL

(Trwong hop Ao dai va Hanbok)

LUAN VAN THAC Si VIET NAM HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan răng luận văn "Nghiên cứu trang phục truyền thống củaViệt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Ao dài và Hanbok)" được trình bày dưới đâylà công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ NguyễnThị Thuý Hằng tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt - Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi cam đoan rằng toàn bộ nội dung được trình bày trong luận văn chưa từng

được nêu trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây Tôi xin cam đoan rằngtôi đã không sử dụng bất kỳ phần nào của công trình nghiên cứu của người khác màkhông ghi nhận nguồn gốc Tat cả các quan điểm, ý kiến và phân tích của ngườikhác được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng trong luận văn.

Học viên cao học Chuyên ngành Việt Nam học Khóa QH-2021-X

KIM SIL

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin dành những lời tri ân chân thành đến những người đã đồng hànhcùng em trong suốt hành trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành luận văn này.

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Thuý Hằng,

người đã trao cho em cơ hội thực hiện đề tài này cùng với sự hướng dẫn tận tâm và

những kiến thức quý báu Sự tận tâm, kiên nhẫn và sự hỗ trợ nhiệt tình của TSNguyễn Thị Thuý Hằng đã giúp em vượt qua những khó khăn, từng bước tiến gầnhơn đến việc hoàn thành luận văn này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tat cả các thầy cô trong Khoa Việt Nam họcvà Tiếng Việt đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thờigian học tập tại trường Những kiến thức này đã đóng góp quan trọng cho quá trình

nghiên cứu và viết luận văn của em.

Em xin dành một phần lời cảm ơn đến những người trước đây đã thực hiện

các nghiên cứu liên quan đến trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc,cung cấp nguồn tài liệu và thông tin quý báu cho luận văn của em.

Em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những ngườithân yêu đã luôn đứng vững bên cạnh, cổ vũ và động viên tôi trong những thời điểmkhó khăn Sự yêu thương và ủng hộ của mọi người không chỉ giúp em vượt qua

những khó khăn mà còn là động lực quý báu giúp em tiến tới mục tiêu.

Một lân nữa, em xin chân thành cảm ơn!

Học viên cao học Chuyên ngành Việt Nam học Khóa QH-2021-X

KIM SIL

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5<-Cs« 2.7.4.1 E771 E244 07744070941 929440944 090291etf 4In 1) 018 ::i1I 42 Lich sử nghiên cứu vấn đề :++2+++++++2121271772727272 nnaa 6

3 Mục đích nghiên CỨU c5: 25+ 5222 221221211211221211211211112111121121121111121121111111 111 c0 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -2+2222222221121222222222222222222.2 85 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu :+++++++++++++++222222222222222222222 8

6 Dong Op ca LWAN VAN 0n 9

7 Cau trúc của luận VAM ceeeccccccsssssssesseccessssssscsseccesssssssessssesssssssecessessssssssessesssssssnseessseesssssnsesees 9

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI ccccc2rttttt.rrrrecee 10

1 Co vi 1 10

LoD ¡oi 8 nŨ :.(i 10

1.1.1 Tổng quan về đất nước Việt Nam - 2 2 s+E+2E2EE+EEtEEtEEErEkerkerrerex 10

1.1.2 Tổng quan về đất nước Hàn Quốc ¿2-2 + 22+ E£+E££EerEerkerxerxsree 15

1.2 Hệ thống các khái nIỆm - 5-5: s21 1 12391521 21211112111111111111 1101111111111 re 21

1.2.1 Áo đầi, in ng 21

1.2.2 Hanbok - ó- s9 TT HH HT HH nhện 22

1.3 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu :+2++222222222222222222222222 e 23

18279000108 333) 27

CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐÒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ÁO DÀI

CUA NGƯỜI VIET NAM VA HANBOK CUA NGƯỜI HAN QUỐC 29

1 Áo đài của người Việt Nammnniccccsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssseesesssseeeseesen 29

1.1 Lich sử hình thanh Áo dai của người Việt Nam -. -:-5:+c+ccxsrxsrrerrerrees 291.2 Đặc điểm Ao dai nữ của Việt Nam qua các thời kỳ -cccc22.+ccs 33

1.2.1 Đặc điểm Áo dai nữ giai đoạn từ 1930 đến 1980 -ccccrrttrrrrrrcecee 331.2.2 Đặc điểm Áo dài nữ giai đoạn từ 1980 đến ¡Tà 39

1.3 Đặc điểm Áo dài nam của Việt Nam qua các thời kỳ -2- s- sszss45

1.3.1 Đặc điểm Ao dai nam giai đoạn 1930 đến 1980 -cccccrrrrrrrrrreecee 46

1.3.2 Đặc điểm Ao dai nam giai đoạn từ năm 1980 đến nay - 481.4 Vị trí và ý nghĩa của Áo đài Việt Nam -:22+2+2121122222221212 21 49

Trang 6

2 Hanbok của người Hàn Quốc 2+2+++++++++2+1111222222772272777227070200 0 mm 502.1 Lịch sử hình thành Hanbok của người Hàn Quốc -:::2222222222222224 50

2.2 Đặc điểm Hanbok nữ của Hàn Quốc qua các thời kỳ -:::2:2222222222 54

2.2.1 Hanbok nữ thời Joseon (từ năm 1392 — 1910) /-5cc5ccccsrxsrxsrerrsrrrrree 55

2.2.2 Hanbok nữ từ sau thời Joseon đến nay - 222222222222 5122222277222771212 e 632.3 Đặc điểm Hanbok nam của Hàn Quốc qua các thời kỳ -zs+ 68

2.3.1 Hanbok nam thời Joseon (từ năm 1392 — 1910) ccccccccrcsrrerrsrrrrre 68

2.3.2 Hanbok nam từ sau thời Josoen đến nay -:ss2222222222222222272222222 cce 71

2.4 Vị trí và Ý nghĩa của Hanbok Hàn Quốc -2222222222EEEEEEEt trrrrrcee 73

3 Những nét tương đồng và khác biệt giữa Áo dài của người Việt Nam và Hanbok

của người Hàn Quốc trong lịch sử phát triển -22222+2+2+2+22222222222222222222, 76

3.1 Nét tương đồng giữa Áo dai của người Việt Nam và Hanbok của người HanQuốc trong lịch sử phát triển (Áo nam và Áo nữ) c222vvvvcrrrttttrtrrrrrrcee 763.1.1 Nét tương đồng trong Lịch sử phát triển Ao dai nữ và Hanbok nữ 76

3.1.2 Nét tương đồng trong Lịch sử phát triển Ao dài nam và Hanbok nam 80

3.2 Nét khác biệt giữa Áo dài của người Việt Nam và Hanbok của người Hàn Quốc

trong lịch sử phát triển (Áo nam và Áo nũi 22222222222222222222222 22112122 ce 80

3.2.1 Nét khác biệt giữa Áo dài nữ và Hanbok nữ trong lich sử phát triển 803.2.2 Nét khác biệt giữa Áo dai nam và Hanbok nam trong lịch sử phát triền 81

4 Những nét tương đồng và khác biệt giữa Ao dai của người Việt Nam va Hanbok

của người Hàn Quốc xét về kết cấu, mỹ thuật và chất liệu -: -s 82

4.1 Nét tương đồng giữa Áo dài của người Việt Nam và Hanbok của người HànQuốc xét về kết cấu, mỹ thuật và chất liệu -cccc¿22222EE1112112222EE111E 2EEErre 82

4.1.1 Về kết CAU Lc cceccssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssseceeusssssssssssssssessssssesesesuusssssssssesessessssseeeeeesen 82

AV.2 (Gà ca 824.1.3 Về chất liệu: :-:c2tcnrttHtnt.1 11 iiirrriirrird 82

4.2 Nét khác biệt giữa Áo dài của người Việt Nam và Hanbok của người Hàn Quốc

xét về kết cầu, mỹ thuật và chất liệu -22tttt2++++++22222241211222222222 cccce 82

' VU N()‹ 1V 82

42.2 VO MY thuadt - 134 844.2.3 Về chất liệu: -:c2t tt t t.ntrrirrirrrirriiirrirrrird 85

Trang 7

5 Nét tương đồng và khác biệt giữa Áo dài của người Việt Nam và Hanbok của

người Hàn Quốc xét về công năng sử dụng từ truyền thống đến hiện đại 85

5.1 Nét tương đồng giữa Áo dai của người Việt Nam và Hanbok của người HanQuốc xét về công năng sử dung từ truyền thống đến hiện đại 5 86

5.1.1 Về mặt truyền thống: -::+++++++++12111212121772.2 0.0.0.0 86

5.1.2 Về mặt hiện dais cc ccccccccccscccccccsssssssssssssesecsssssssesesesssssssssssseveesssssseseessessssssssssseeeseesseeeeees 86

5.2 Nét khác biệt giữa Áo dài của người Việt Nam và Hanbok của người Hàn Quốc

xét về công năng sử dụng từ truyền thống đến hiện đặại ::::zzzzrccccce 875.2.1 Về mặt truyền thống: :+++22222222222.2221112272 2111117 111 e 87

5.2.2 Về mặt hiện ais eeecscssssssssseesssnssesnsseesssseesssessesnssssnssssassssnsesasseseseeeseennee 88Tidus kt CHUOIg 2 Ẽ88 -:1 88

CHUONG 3: THUC TRANG VA MOT SO Y KIEN DE XUAT VE VIECBAO TON VA PHAT HUY GIA TRI CUA TRANG PHUC TRUYEN THONGHAN QUOC VA VIET NAM -22222222222222222T E eee 90

1 Thực trang bảo tồn quốc phục từ phía chính phủ +:::¿22222tz+:c2 901.1 Chính sách của chính phủ Việt Nam trong bảo tồn Áo đài 901.2 Chính sách của chính phủ Hàn Quốc trong bảo tồn Hanbok 912 Thực trang bảo tồn quốc phục từ phía cộng đồng -:2+22++2++2+222222222122 93

2.1 Các làng nghề truyền thống -2++22222EEEEE2222222222272 1 21221 e 93

2.1.1 Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam -222222.+22222222222 222XEe 932.1.2 Các làng nghề truyền thống ở Hàn Quốc 2222222222EEEEEEEttttrrrrrecee 93

2.2 Các lễ hội dân gian

2.3 Từ phía cá nhân 5: ©+5t++EE+EE2ESEESEE2E212112112111211211111111111111112111111111 1X

3 Một số đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của trang phục truyền thống Áo

Cai Va Hanbok 0T“ 96

Tiểu kết chương 3 cccccsesssessessesssessessessesssessessecsessusssessessecsusssessecsessussisssessessessseeseeseees 97TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC =°<⁄<<‡šŸ9Ọ 9999999 0090909000000000.0.0.00490000000000000.0.0.0 0.0 049.0/0.000000000.0.0.0.00000/0000000/0/0/00000000/000/000/0000000000/00/000/00000000000000000000000000000000000060600000 06

Trang 8

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Xưa nay, ăn, mặc, ở là ba nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Từ thuở sơ khai,con người chỉ biết hái lượm, săn bắt, ăn mặc thô sơ với quan niệm: mặc là để chethân và ứng phó với môi trường, thời tiết khí hậu Từ khi con người đặt vào y phụcnhững chức năng cao hơn chức năng bảo vệ thân thể người mặc thì “y phục” đã trởthành “trang phục”, tức mang thêm chức năng trang trí, làm đẹp, thé hiện tinh cáchcủa người mặc Tầm quan trọng của trang phục không chỉ thể hiện qua câu ca đaoViệt Nam: “Hơn nhau tam áo manh quan/ Thả ra bóc trần ai cũng như ai”, mà cònthé hiện qua nhiều tác phâm Thiên Quan trong Kinh Lễ có câu: “Phàm người mà cóthể là người cho đúng nghĩa là nhờ lễ nghĩa, mà mở dau của lễ nghĩa là ở dung thé

được đoan chính, nhan sắc được trang nghiêm, lời nói được cung thuận Trang

phục đầy đủ rồi sau dung thé mới đoan chính, nhan sắc mới trang nghiêm, lời nóimới cung thuận” Điều đó nói lên rằng, “trang phục là một phần quan trọng, thậmchí là mở đầu của lễ, cũng tức là văn minh, để con người đúng nghĩa là con người”

[5 tr.5] Tat cả những tâm tư, suy nghĩ của con người đều được cộng đồng hoá, biểu

hiện rõ nét qua trang phục Vì thế, cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục còn

mang thêm chức năng cao hơn nữa là truyền tải những thông điệp về tinh than, đời

sống của mỗi cá nhân, cộng đồng, thậm chí là cả một quốc gia, dân tộc Có thể nói

rằng, trang phục đã thu về bên mình một ý nghĩa lớn lao, đó chính là cốt lõi của

truyền thống, cốt lõi của văn hoá, một mảng văn hóa đậm đà, duyên dáng và cốt

cách Trang phục là một trong những sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loàingười Đồng thời cũng là một trong những nét đặc trưng mang đậm cá tính, phẩm

chat, tinh hoa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, dé rồi khi nhìn vào nếp khăn tà áo củahọ, chúng ta có thé biết được họ thuộc dân tộc nao, quốc gia nào Trang phục thể

hiện tính cách người mặc, thể hiện nghề nghiệp, đăng cấp, phong tục, tập quản.

Trang phục khi đứng bên cạnh truyền thống sẽ được nâng lên một tầm cao mới Có

thể hiểu một cách khái quát rằng, trang phục truyền thống là trang phục không chỉ

để mặc mà còn chứa đựng bên trong đó tinh thần dân tộc, linh hồn đất nước, cùng

bao vẻ đẹp tâm hôn của người dân nước đó Trang phục truyên thông của mỗi quôc

Trang 9

gia, mỗi cộng đồng tộc người trên thế giới là bộ quần áo đặc trưng cho văn hóa của

đất nước đó, có nguồn gốc lâu đời, trải qua những thăng trầm thời gian cùng với đất

nước, phản ánh những nét đẹp về văn hóa, lịch sử, địa lí cũng như con người của đất

nước ấy, và là thành tố quan trọng tạo nên những giá trị văn hóa đặc thù và bềnvững mà ta vẫn gọi là bản sắc văn hóa Vì thế, tìm hiểu văn hóa mặc của một nướcchính là cách đơn giản nhất để ta có thể hiểu thêm về chiều dài lịch sử và bề dày

văn hóa, chiều sâu truyền thống của nước đó.

Sau hơn 30 năm ké từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1992 - 2022), quan hệhợp tác Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển thực chất, hiệu quả, nhấtlà ké từ năm 2009 khi hai nước nâng cấp quan hệ lên “Đối tác hợp tác chiến lược

Việt Nam - Hàn Quốc” Đặc biệt, năm 2022, hai nước nâng cấp quan hệ lên “Quan

hệ Đối tác chiến lược toàn diện”, đánh dấu tầm cao mới trong sự phát triển của quanhệ Việt Nam - Hàn Quốc Nhìn lại trọn vẹn hơn ba thập kỷ (từ năm 1992 đến năm2023) của quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, có thể khăng định rằng, vượt qua nhữngthăng trầm của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc đã không ngừng phát triển, trởthành hình mẫu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Đông Á và sự hợp tác thànhcông hiếm có Mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Hàn Quốc được thê hiện trên tất cảcác lĩnh vực từ chính tri, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu nhândân Ngoài các mục tiêu đề ra về quan hệ chính trị - an ninh, về quốc phòng — anninh, về hợp tác kinh tế - thương mại, về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, laođộng - việc làm, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thì việc hợp tác du lịch

và giao lưu nhân dân được hai nước triển khai sôi động, góp phần tăng cường hiểu

biết lẫn nhau, tạo cơ sở vững chắc thúc day hợp tác hai nước phát triển ngày càngsâu rộng “Làn sóng Hàn Quốc” với các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật,phim ảnh, ầm thực ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam Văn hóa Việt Nam

cũng ngày càng được biết đến và ưa thích tại Hàn Quốc Vì vậy tìm hiểu về trangphục truyền thống của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc là một điều thiết yếu.

Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng và trang phục truyền

thống rất riêng Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia với hai nền văn hoá gầnnhau chứ không hắn là tương đồng Xét trên nhiều phương diện, Việt Nam và Hàn

Trang 10

Quốc có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau Vì thế, rất khó dé có thé so sánh,đối chiếu về trang phục truyền thống của hai nước Tuy nhiên, xét về một mức độnào đó, ngoài những nét độc đáo riêng mang quốc hồn quốc tuý của mỗi dân tộc,thé hiện văn hoá của mỗi đất nước, thì Áo dài Việt Nam và Hanbok Hàn Quốc lại

có những điểm tương đồng đáng chú ý Áo dài và Hanbok đều mang theo mình mộtbề dày văn hoá, biểu hiện sức sông mạnh mẽ của vẻ đẹp đất nước và con người,

cũng như bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia Từ lúc xuất hiện cho đến lúc trở thành

quốc phục cho một đất nước như hiện nay, cả Áo dài và Hanbok đều đã phải vượtqua những thử thách thăng tram của thời gian, chống lại sự chi phối dồn dập củamốt lai căng, sự du nhập hay Tây hoá của nhiều loại trang phục Thật đáng tự hàokhi Việt Nam va Hàn Quốc vẫn có thê gìn giữ, trân trọng, nâng niu và phát triển Ao

dài và Hanbok như ngày nay Do vậy, chúng tôi sẽ so sánh Áo dài và Hanbok trên

phương diện lịch sử Thứ hai, tác giả tìm những điểm tương đồng và khác biệt giữa

Áo dai và Hanbok về mặt thấm mỹ, chất liệu và kết cấu từ truyền thống đến hiện

đại Cuối cùng, một vấn đề hết sức quan trọng mà tác giả sẽ đề cập đến là công năngcủa Áo dài và Hanbok trong truyền thống và ở hiện tại Lý giải nguyên nhân vì sao

Áo dài và Hanbok có vị trí trong xã hội như hiện nay Trong mỗi vấn đề nghiên cứu,

tác giả mong muốn tìm được lời giải văn hóa cho Áo dài và Hanbok Trang phục

không chỉ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử và nền văn hoá của mỗi quốcgia, mà còn là một trong những điểm kết tinh văn hoá của nhân loại, vừa là quốchồn quốc tuý, vừa biểu trưng cho suy nghĩ, nếp sống, phong tục tập quán của một

dân tộc, một đất nước Tác giả tin rằng đề tài “Nghiên cứu trang phục truyền

thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok )” sẽ là đề tài

nghiên cứu có giá trị thực tiễn trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Áo dai được cả thé giới biết đến như một biểu tượng văn hóa, gắn liền với vẻ

đẹp truyền thống, dịu dàng, duyên dáng và nữ tính của người phụ nữ Việt Nam Có

thé thấy, Áo dài không chỉ là hiện thân của dân tộc mà còn luôn ấn chứa vẻ đẹpthuần khiết của tâm hồn Việt và lan tỏa nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt.

Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc Hanbok mang một

Trang 11

vẻ đẹp của sự thanh lịch vương giả, ân điển đạo đức Trong suốt chiều dài lịch sử,sự hấp dẫn của Hanbok không chỉ đến từ vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của màu sắc vàhoa văn trang trí mà còn đến từ nét duyên ngầm trong từng đường nét thiết kế.

Có thể nói rằng, trang phục là một phần quan trọng, đặc biệt trang phục truyềnthong la biéu tượng, đại diện cho một quốc gia Về chính sách đối nội, trang phụcnâng cao lòng tự hào dân tộc; về chính sách đối ngoại, trang phục là phương tiện

quảng bá hình ảnh quốc gia Áo dài của Việt Nam và Hanbok của Hàn Quốc không

chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc mà còn chứa đựng một bề dày lịch sử,truyền thống văn hóa, những quan niệm thâm mỹ, ý thức và tinh thần dân tộc củangười dân hai nước Trải qua bao đổi thay của xã hội và thời đại, chiếc Áo dài ViệtNam và Hanbok của Hàn Quốc vẫn luôn là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hóa và

niềm tự hào của dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc Đồng thời, với những nét tương

đồng về lịch sử và văn hóa, việc hợp tác và giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và HànQuốc ngày càng được nâng tầm Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đã sử dụng Áodài và Hanbok như một phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước mình Chính vìvậy, những nỗ lực tìm hiểu về văn hoá hai nước nói chung và trang phục truyềnthống của hai nước nói riêng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Tuy nhiên, ton tại một thực tế là việc nghiên cứu về Áo dài của Việt Nam vàHanbok của Hàn Quốc vẫn còn nhiều hạn chế Những thông tin, đữ liệu về 2 trangphục truyền thống này chỉ đơn giản là các bài nhận xét, suy nghĩ và đánh giá chủquan hoặc giới thiệu sơ lược về nguồn góc, ý nghĩa tên gọi hay miêu tả cơ bản ngoạihình của Áo đài và Hanbok Theo thống kê của tác giả, có một vài bài viết rải rác về

tiền thân của Áo dài và Hanbok, về cách mặc Áo dài và Hanbok, về chất lượng màu

sắc kiểu dáng của hai loại trang phục nay, cụ thé như đồ án tạp chí của nhóm sinhviên Ngành Đồ Hoa - Trường Đại học Văn Lang với chủ đề “Tà áo Phương Đông”nói về chất liệu, màu sắc, hoa văn trang trí trên trang phục qua các thời đại của các

nước, trong đó có Việt Nam và Hàn Quốc Tuy nhiên, những nội dung này cũng

chưa được tổng hợp một cách bài bản Như vậy có thể nói rằng chưa có một ainghiên cứu một cách chuyên nghiệp vấn đề này Từ đó, tác giả nhận thấy việc bắt

Trang 12

đầu phân tích và so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa Áo dài của Việt Nam

và Hanbok của Hàn Quốc một cách hệ thống và toàn diện là cấp thiết.

Do đó, tác gia tin rằng, bằng cách tông hợp các thông tin trước đây, với dé tàiđã lựa chọn của mình, nghiên cứu này sẽ được phát triển một cách phong phú và trởthành một tài liệu đáng tin cậy, chính xác và đầy đủ, góp phần làm đầy các khoảngtrống còn thiếu mà đáng lẽ ra phải được nghiên cứu một cách có hệ thống từ lâu rồi.Nghiên cứu này sẽ giúp ich cho những ai muốn tìm hiểu một cách toàn diện vàchuyên sâu về Áo dai và Hanbok, cũng như những người muốn có thêm thông tinvề hai loại trang phục này.

3 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu cụ thê của tác giả:

Thứ nhất, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa trang phục Áo dài của ViệtNam và Hanbok của Hàn Quốc trên một số phương diện đã nêu trên.

Thứ hai, tìm hiểu văn hóa của người Việt Nam và người Hàn Quốc trong quátrình hình thành nên trang phục truyền thống của mỗi dân tộc.

Thứ ba, ứng dụng của Áo dai và Hanbok trong đời sống thường ngày, một số

đề xuất bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là trang phục Áo dài của người ViệtNam và trang phục Hanbok của người Hàn Quốc.

Phạm vi nghiên cứu khá rộng: bao gồm không gian, thời gian, chất liệu, thiết

kế, việc sử dụng thực tế.

5 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành qua việc tiếp cận cáctài liệu từ truyền thống đến hiện đại, kết hợp các kiến thức của chuyên ngành khu

vực học, sử học, dân tộc học, văn hoá học, v.v theo hướng nghiên cứu của chuyên

ngành Việt Nam học Cụ thê là tác giả sẽ tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu,số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, sưu tầm, phân tích các nghiêncứu liên quan đến Áo dài của Việt Nam và Hanbok của Hàn Quốc, đồng thời thu

Trang 13

thập tài liệu về tiếp biến văn hóa trong xã hội Việt Nam và Hàn Quốc.

6 Đóng góp của luận văn

Sau khi hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả có thé khang định luận

văn sẽ có đóng góp trên hai phương diện: phương diện lý luận và phương diện thực

Về mặt lý luận, đây là nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt giữa hai loạitrang phục truyền thống là Áo dài của Việt Nam và Hanbok của người Hàn Quốc.

Nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ thúc đây sự hiểu biết giữa hai dân tộc, làm tiền đề

cho giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này nhằm cung cấp tri thức về văn hóa hai nướcViệt Nam và Hàn Quốc thông qua trang phục truyền thống Từ đó đề xuất ra các

giải pháp dé giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có cấu trúc

như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương II: Những nét tương đồng và khác biệt giữa Áo dài của người Việt Nam vàHanbok của người Hàn Quốc

Chương III: Một số ý kiến đề xuất về việc bảo tồn và phát huy trang phục truyềnthống Áo dài của người Việt Nam và Hanbok của người Hàn Quốc

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1 Téng quan

1.1.1 Tổng quan về đất nước Việt Nam

1.1.1.1 Vi trí địa ly Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia năm ở phía đông bán đảo Đông Duong va đượcxem là trung tâm khu vực Đông Nam A Lãnh thé Việt Nam bao gồm đất liền hình

chữ "S" và hơn 3.000 hòn đảo và quần đảo với diện tích đất tổng cộng 331.720

km2 Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia và vịnh Thái Lan ViệtNam được chia thành ba miền là Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam Có hai đồng

bằng lớn là đồng băng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông

Hồng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước và đồng bằng sông Cửu Long là vựalúa lớn nhất của Việt Nam.

Với nền khí hậu nhiệt đới âm gió mùa thì thuận lợi đầu tiên có thê thấy là vịtrí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên (khí hậu khác nhau giữa haimiền Nam và Bắc).

Miền Bắc có khí hậu 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mỗi mùa có đặc điểm

riêng Mùa Xuân bắt đầu từ Tết Nguyên Đán (tháng 2 hoặc tháng 3), nhiệt độ ấmap, khoảng 20-21 độ C, thích hop cho trồng trọt và diễn ra nhiều lễ hội Mùa Hạ bắtđầu từ tháng 5 đến cuối tháng 7, nhiệt độ cao có thể lên tới 37-38 độ C, đây là mùa

vụ thu hoạch nông nghiệp Mùa Thu bắt đầu từ tháng 8 đến khoảng tháng 10, khí

hậu mát mẻ kèm theo năng nhẹ Mùa Đông nhiệt độ hạ xuống, mức trung bình

khoảng 13-15 độ C, có thể thay tuyết rơi ở những núi cao.

Miền Nam có kiêu khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với nhiệt độ trung bình từ25-35°C và chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp Miền Nam có hai mùa rõrệt: mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, mưa thường nặng hạt và nhanh

chóng, chủ yếu là về chiều Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

10

Trang 15

1.1.1.2 Chủ thể văn hoá Việt Nam

Việt Nam là một quốc với 54 dân tộc sống đoàn kết và có nhiều phong tục tốt

đẹp và lễ hội mang ý nghĩa cộng đồng Vì Việt Nam có sự đa dạng về đặc điểm khíhậu, cấu trúc địa hình nên có nhiều vùng văn hóa có nét đặc trưng riêng biệt, từ nềnvăn hóa Kinh Kỳ của người Việt tại đồng bằng sông Hồng đến các đặc trưng vănhóa của các dân tộc tại miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, và từ các vùng biên giới ởBắc Trung Bộ đến văn hóa của người Chămpa tại Nam Trung Bộ và sự kết hợp củavăn hóa của người Hoa, người Khmer tại các vùng đất ở Nam Bộ và đa dạng về văn

hóa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử Việt Nam

qua các thời kỳ lịch sử, từ ảnh hưởng của Trung Quốc và Đông Nam Á đến ảnhhưởng của Pháp, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21 ViệtNam là đầu mối giao thông của Đông Nam Á, dẫn đến sự giao lưu và tiếp thu kiến

thức từ khu vực bên ngoài Việt Nam đã hấp thụ và cải biến những yếu tố văn hóadé phủ hợp với nhu cầu phát triển của dân tộc và hội nhập vào đời sống quốc tế hiệnnay Văn hóa Việt Nam có những đặc trưng như tôn kính tổ tiên, tôn trọng giá tricộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần ct và hiếu học Các biểutượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm: rồng, rùa, hoa sen và tre lànhững hình ảnh xuất hiện nhiều trên trang phục Áo dài Việt Nam.

1.113 Văn hoá mặc cua Người Việt Nam

Trang phục Việt Nam rất đa dạng Xưa kia, người Việt có quan niệm rất thiếtthực về việc ăn mặc, đó là “An chắc, mặc bên Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc

mặc trở nên thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu lam đẹp của con người với câu nói

“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” Trải qua 4000 năm đất nước Việt Nam bịphương Bắc (Trung Quốc) xâm lăng và dùng đủ mọi cách thức nhăm đồng hoá cách

ăn mặc của người Việt theo kiểu phương Bắc, tuy nhiên, nhờ vào nội lực mạnh mẽ

của một nền văn hóa bản địa giàu bản sắc từ trước khi bị Trung Quốc xâm lược,

Việt Nam vẫn giữ được trọn vẹn các yếu tố văn hoá truyền thống của mình Tư Mã

Thiên cũng cho biệt “cat tóc xăm mình, trô cánh tay, áo vạt trái, ay là dân Au Việt.”

11

Trang 16

[5 tr.139] Người Trung Quốc gọi lối mặc áo cài khuy bên trái của người phươngnam là tả nhậm dé phân biệt với lối mặc Áo dài cài khuy bên phải của người TrungHoa là hữu nhậm [18: tr.385].

Các nhà nghiên cứu đã khăng định ngay từ thời kỳ đầu mở nước, nghệ thuậtdệt vải đã ở trình độ cao, với ít nhất hai loại vải đệt từ cây và sợi Thời kỳ Ngô —Dinh - Tiền Lê là giai đoạn cực thịnh của ngành dệt may, với sự xuất hiện của nhiềuloại vải khác nhau như vải đay, vải gai, vải bông thô Có thê nói, người Việt đã sửdụng những sản phẩm của nghề trông trot dé tạo ra các loại vải không những mỏng,nhẹ, thoáng mát mà còn rất phù hợp với vùng đất nóng nực Do nghề trồng dâu nuôităm được hình thành từ rất sớm ở Việt Nam, nên chất liệu vải mà được dùng nhiềunhất chính là tơ tằm Bên cạnh đó, nhiều chất liệu khác như tơ chuối, gai, sợi bông,

to day cũng là những chat liệu được sử dụng nhiều trong nghề dét Vào những ngày

thời tiết lạnh giá, để mặc ấm, người Việt thường mặc nhiều áo lồng vào với nhau.Đây là cách đơn giản và rẻ tiền Bên cạnh đó, người Việt cũng sử dụng áo bông.Đây là một loại áo được may độn nhiều bông, giúp giữ ấm cơ thể Như vậy, trangphục của người Việt theo thời gian đã chịu sự tác động của hai yếu tố chính đến từmôi trường tự nhiên, đó là khí hậu nhiệt đới nóng bức và nền văn minh nôngnghiệp Điều này thê hiện rõ nhất ở chất liệu vải có nguồn gốc từ thực vật.

Trong văn hoá Việt Nam cũng có những quy định cụ thé về màu sắc dé phânchia vai về và địa vị xã hội, ví dụ: “màu vàng chỉ được sử dụng trên long phục củanhà vua và nhân dân bị nghiêm cấm sử dung màu sắc này dé may trang phục Màuvàng gắn với các vị vua Đại Việt suốt các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn Còn về trang

phục của các quan, vào đời Vua Lê Ngọa Triều, năm Ứng Thiên thứ 13 (1006), các

quan tu tam phẩm trở lên mặc áo màu tía, ngũ phẩm trở lên mặc áo màu đỏ, lụcphẩm, that pham mặc áo màu lục, bát phẩm, cửu phẩm mặc áo màu xanh (lam) Đếnmàu bít tất đi trong hài của từng chức quan cũng được phân định, như năm MinhMang thứ 13 quy định: quan từ hàm tam pham trở lên thì thân tat dùng lụa màu lam,miệng tat lót băng lụa màu; từ hàm tứ phâm trở xuống thì thân tat dùng lụa mau

bạc, phần lót bên trong dùng vải chứ không dùng lụa.” [11]

12

Trang 17

Lối mặc tiêu biểu nhất của phụ nữ Việt Nam là váy Váy cũng đồng thời làtrang phục điển hình của người Đông Nam Á Với khí hậu nóng nực, thì váy khôngchỉ là trang phục thoáng mát, mà còn rất phù hợp với công việc nông nghiệp, vì cóthể xăn lên mỗi khi lội nước Còn ở phía trên, phụ nữ mặc yếm Những ghi chépđầu tiên về áo yếm trong lịch sử thời trang Việt Nam là vào thời nhà Lý (1009—

1225) Áo yếm vốn là một chiếc áo mặc trong, có kết cau đơn giản nhưng tỉnh tế,lam từ miếng vải vuông mỏng, mỗi chiều chỉ khoảng 40cm (đây là kích cỡ củakhung đệt vải ngày xưa) đặt chéo ngực và bụng Một góc được khoét làm cô yếm,kèm hai sợi dây dé buộc lại sau lưng Chiếc yếm là trang phục quen thuộc voi phụnữ Việt Nam, từ người phụ nữ nông dân cho đến phụ nữ khuê cát cung đình Đốivới phụ nữ nông thôn, họ thường mặc yém nâu Đối với các phụ nữ ở thành thị, họ

thường mặc yếm trắng Trong các ngày lẽ hội, những chiếc yếm hồng, yếm đàođược nhiều người diện Áo yếm mặc bên trong, kết hợp với áo tứ thân mặc bên

ngoài trở thành trang phục truyền thống ngày lễ hội (Hình PL 1.1)

Trang phục phổ biến của nam giới ban đầu là chiếc khó Khố là một mảnhvai dai, cách mặc khá đơn giản, chỉ cần quấn một hoặc nhiều vòng quanh bụng từ

trước ra sau và thả cái đuôi khố ra phía sau hoặc về phía trước Khi đóng khố thì sẽ

không có đồ mặc phía trên Khé được đánh giá là trang phục mặc mát, phù hợp với

khí hậu nóng ở Việt Nam và dễ dàng cho công việc.

Dân dần, khi chiếc quần du nhập vào Việt Nam thì nam giới tiếp thu nó sớm

nhất Quần có ống rộng nên mặc mát và có thể sử dụng một cách linh hoạt, hơn nữa,

quan cũng thích hợp với các công việc nông nghiệp, đồng ang Nam giới Việt Namkhi lao động thường không mặc áo mà hay cởi trần.

Ngoài ra, có | trang phục chung cho cả nam và nữ, đó là áo cánh (gọi ở ngoài

Bắc) và áo bà ba (gọi ở miền Nam) Đây là loại áo ngắn, có đính cúc, có hai túi

vuông ở dưới tà áo Áo có thê xẻ tà hai bên hoặc không xẻ tà.

Tóm lại trang phục thông dụng của người Việt xưa là loại trang phục giản dị

về kiểu dáng và hình thức Văn hóa mặc của người Việt thường toát ra đặc điểm

giản di, có tính tiện lợi trong thời tiét nóng, địa hình nhiêu sông suôi và điêu kiện

13

Trang 18

lao động nông nghiệp Các loại quần áo đều thoáng, hở, ngắn và giản tiện tối đa để

mát và tiện lợi trong lao động Trang phục người Việt thường ngày ưa gam mảu

trầm (đen, gụ, nâu hoặc màu trắng) không ưa màu sặc sỡ Trong sách Trung Quốc

Lĩnh ngoại đại dap, Chu Khu Phi mô tả người Việt thời Lý “áo thâm, răng đen.” [5,

tr.88] Sử gia Trần Trọng Kim cũng xác nhận tinh trạng trang phục của thường dânngười Việt đầu thế kỷ XX là “cách ăn mặc thì chỉ có đồ vải nâu, người nghèo khổ

chỉ có manh áo cánh và thường thì đóng cái khó, có đi đâu mới mặc cái quan vai daiđến đầu gối Người sung túc mới có vài cái áo nâu, đen và vài cái quần hoặc nhuộmnâu hoặc để trăng.” [8, tr.537] Mặc dù vậy, vào dịp lễ hội, trang phục người Việtvẫn có màu rực rỡ như màu vàng chanh, hồng sen, vàng mỡ gà, hồng đào; xanh hỗ

thủy v.v để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của không khí lễ hội.

Trong suốt nhiều năm với các giai đoạn phát triển lâu dài như vậy, bên cạnhyếm đào, trang phục áo tứ thân, áo ngũ thân và Áo dài cũng được phổ biến rộng rãimà mang đậm nét đẹp của người Việt Áo tứ thân chỉ dành cho phụ nữ Áo tứ thân

được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được may ghép liền ở giữa để tạo thanh

đường sống áo, đăng trước là hai tà áo được may tách nhau theo một độ dài nhấtđịnh, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau Khi mặc áo tứ thân thì người phụ

nữ thường chỉ cần mặc áo yếm và váy đụp ở phía bên trong Sau này, áo tứ thân còncải biến thành áo năm thân “Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạttrước phía trái may ghép từ hai thân vải thành ra rộng gấp đôi vạt phải để bên ngoàigọi là vạt cả đè lên vạt phải phía trong gọi là vạt con” [18, tr 385] Áo năm thân thìdành cho cả nam và nữ, cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều Áo được may ghép từ

5 thân áo, gồm 2 thân trước, 2 thân sau, một thân cuối cùng nằm bên phải ở trước

nhưng sẽ được may bên trong thân thứ nhất Tà áo không bó sát người mà rộng,càng xuống càng xòe ra, chân/đuôi tà (cuối tà) cong (đường cong hướng lên trênnhưng miệng cười) Ngoài ra, một điểm khác biệt nữa, đó là áo năm thân mặc vớiquần chứ không mặc với váy đụp như áo tứ thân Áo ngũ thân từ lúc xuất hiện đếnnay đã trải qua trăm năm phát triển, áo ngũ thân không phân biệt giới tinh, độ tudi,mà chỉ phân biệt giai tang qua chất liệu vải (Hình PL 1.2 và Hình PL 1.3)

14

Trang 19

Ngoài ra, do ảnh hưởng sự giao lưu với phương Tây, từ đầu thế kỷ XX, chiếcáo ngũ thân được cải tiến dần thành chiếc Áo dài tân thời Áo dài kế tục và phát

triển cao độ phong cách tế nhị, kín đáo cô truyền Trải qua nhiều biến động lịch sử,

Áo dài đã có nhiều cải tiến theo từng trào lưu nhất định Tuy nhiên, dù ở bat kỳ tràolưu cải cách nào, Áo dài vẫn chứng tỏ khả năng bất biến mà không phải loại trangphục nào cũng làm được: đó là tôn lên vóc dang và nét đẹp quyến rũ diu dang cho

người phụ nữ Người nước ngoài nhận xét: “Áo dài trông rất sexy, nhưng sexy trongsự kín đáo, tế nhị và trang nhã” Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyềnthống Việt Nam.

1.1.2 Tổng quan về đất nước Hàn Quốc1.1.2.1 Vị trí địa lý Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia năm ở khu vực Đông Á, phía nam của bán đảo

Triều Tiên, có diện tích khoảng 100,032 km2 Về mặt địa lý, Hàn Quốc là nước ởĐông Bắc Á, phía Đông giáp với Nhật Bản, Phía Tây và Bắc giáp với Trung Quốc,

còn phía nam là biển Hoa Đông.

Hàn Quốc được nhiều người nhận xét là có địa hình giống “mặt biển trongtrận cuồng phong” bởi khoảng 80% lãnh thổ là rừng núi Núi Hanla ở đảo Jeju làngọn núi cao nhất ở Hàn Quốc, đạt độ cao 1,950 mét Núi Jiri ở phía nam va nuiSeorak ở phía đông của Hàn Quốc cũng là những ngọn núi cao khác, với độ cao lần

lượt là 1,915 mét và 1,708 mét.

Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp chủ yếuhình thành từ hoạt động xói mòn núi Phần lớn các vùng đất thấp trải dài ở phía tây

và dọc theo các bờ biển chảy dài từ Tây sang Nam Nông nghiệp là ngành nghề chủ

yếu của người dân ở đồng bằng này, với các loại cây trồng như lúa, ngô, đậu và rau

Về khí hậu, Hàn Quốc nam ở Bắc bán cầu, trong khu vực khí hậu ôn đới vàcó bốn mùa rõ rệt Trong suốt mùa hè khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 là thời điểmnóng nyc nhất trong năm, nhiệt độ trung bình khoảng 25 đến 38 độ Trong khoảng

cuôi tháng sáu, giữa tháng 7, Han Quoc có độ âm cao Đây cũng là thời gian có mua

15

Trang 20

nhiều nhất, thường được gọi là mưa jangma Cuối mùa còn có mưa bão và gió lớn.

Mùa Thu Hàn Quốc kéo dài từ thang 9 đến tháng 11 hàng năm, tthời điểm này, tiết

trời mát mẻ, trời trong xanh và có nhiều năng ấm Đây cũng là mùa được nhiềungười yêu thích bởi diễn ra nhiều lễ hội dân gian vì mua thu gắn với mùa thu hoạchnông nghiệp xưa Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2, trời rất lạnh và khô, với nhiệtđộ trung bình khoảng -5 độ, thấp nhất có thé rơi xuống -15 độ, có tuyết TƠI Vàthường rơi nhiều ở các vùng núi phía đông Ngoài ra, tại các khu vực miền núi,người dân còn phải chịu những trận tuyết rơi nặng Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng

5, thời tiết thường khô ráo, mát mẻ và ôn hoà, có nhiều hoa nở như hoa đỗ uyên vàhoa anh đào, Tuy nhiên, vào tháng 5 một số khu vực có thé gặp phải những cơn

bão bụi vàng, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân.

Mỗi mùa trong năm tại Hàn Quốc đều có một sắc thái riêng, từ sự tươi mớicủa mùa xuân đến sự trầm lắng của mùa đông Tuy nhiên, mùa xuân và mùa thu

được coi là hai mùa có nhiều màu sắc thiên nhiên rực rỡ và sống động nhất Mùaxuân là thời điểm của sự phục hồi, khi cây cối và hoa tràn đầy màu sắc tươi sáng.

Trong khi đó, mùa thu là thời điểm của sự trưởng thành, khi các loài cây chuyển

sang mau vàng, đỏ va cam.

Khí hậu bốn mùa đa dang của Hàn Quốc là một trong những yếu tố tạo nênsự đa dang của trang phục truyền thống của người Hàn Quốc Với mỗi mùa trongnăm, trang phục cũng sẽ có chất liệu và màu sắc khác nhau dé phủ hợp với thời tiết.

Ngoài ra, địa hình và khí hậu của Hàn Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi chonông nghiệp Nền văn hóa gốc nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội của

người Hàn Quốc, trong đó có ảnh hưởng đến việc sáng tạo, giữ gìn và tôn vinh vẻ

đẹp của trang phục truyền thống Hanbok.1.1.2.2 Chủ thể văn hoá Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia dân tộc với đa số cư dân bản địa Theo nghiêncứu, có khả năng tô tiên của người Hàn Quốc hiện nay đã trải qua một quá trình di

cư từ bắc Siberia qua Mãn Châu, Mông Cổ và bắc Trung Quốc, trước khi đến địabàn bán đảo Hàn vào khoảng 5000 năm trước Công nguyên Thông tin này được

16

Trang 21

trích dẫn từ cuốn sách [3, tr.24] Các nhà khoa học đã tiễn hành phân tích di truyềnvà kiểm định sự khớp nhau giữa ngôn ngữ và văn hóa của người Hàn Quốc với các

dân tộc khác trong khu vực, dé có được kết luận này Quá trình di cư của tô tiên đãảnh hưởng đến nền văn hóa và phát triển của người Hàn Quốc trong suốt hàng ngàn

năm lịch sử.

Về tính cách người Hàn, theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Lương

(23, tr.79,80], tính cách của người Han Quốc trong xã hội truyền thống có một 36

dac trung nhất định Trong đó, đặc trưng nôi bật nhất và thường được nhắc đến đầutiên đó là sự trọng tình nghĩa, trọng gia đình Người Hàn Quốc coi gia đình trung

tâm của cuộc đời và sự nghiệp của minh, và có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ vatôn trọng cha mẹ, ông bà, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình Họ coi

đó là một nghĩa vụ và một phần không thê thiếu của cuộc sống Người Hàn Quốc

cũng thường tỏ ra khá kín đáo và giữ khoảng cách với người lạ, đặc biệt là trong

những tình huống giao tiếp chính thức Họ coi đó là cách bảo vệ danh dự và tôn

trọng lẫn nhau, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc và trang trọng trong giaotiếp Ngoài ra, người Hàn Quốc cũng còn rất tự hào về dân tộc của mình và có ý

thức cộng đồng cao Họ coi trọng tín ngưỡng bản địa và đời sống tâm linh, điều này

được thể hiện qua việc tham gia các nghi lễ tôn giáo và các hoạt động liên quan đếntâm linh Người Hàn cũng coi trọng lễ nghi, họ có xu hướng quan tâm đến vẻ ngoàivà trọng sĩ diện Ngoài những đặc trưng tính cách đã nêu, người Hàn Quốc cũng cóxu hướng sống hòa mình với thiên nhiên và biết tận dụng các tài nguyên tự nhiên.Họ có tâm hồn man cảm và tinh tế, cần cù, siêng năng và luôn nỗ lực dé dat được

mục tiêu của mình Chế độ phong kiến của Hàn Quốc cũng có ảnh hưởng lớn đến

cách ứng xử và lỗi sống của người dân Tư tưởng phân biệt giới tính và quy tắc đạođức nghiêm ngặt trong đó yêu cầu phải tuân thủ các quy định về hành vi, lễ nghi và

cách cư xử đã định hình một phần tư duy và hành vi của người Hàn Quốc trong đờisong và xã hội truyền thống.

Kiến trúc nhà truyền thống Hanok với mái che nhô cao, hệ thống sàn maru

với các tâm lót Maru được đặt cách mặt đât một khoảng nhât định và các cửa sô lớn

17

Trang 22

giúp điều hòa nhiệt độ, tạo cảm giác mát mẻ trong mùa hè va ấm áp vào mùa đông.

Am thực của người Hàn Quốc cũng phản ánh sự thích nghỉ với tài nguyên tự nhiên,

chăng hạn như thức ăn được chế biến và lưu giữ bằng cách muối hoặc ướp.

Theo thuyết Saman trong tín ngưỡng tôn giáo của người Hàn Quốc, họ tinrằng: “Mọi vật thê trong tự nhiên đều có linh hồn, và đời sống tâm thức của chúngđược thể hiện trong các hiện tượng tự nhiên và trong mọi sự kiện” [4, tr.98] Điềunày ám chỉ rằng tất cả mọi thứ, cho du là loải người hay động vật, đều được xem là

các hành động của những linh hồn Vì vậy, việc thờ cúng linh hồn của những ngườiđã mắt chỉ là một phan trong tín ngưỡng của người Hàn Quốc Họ còn tin rằng cácvị thần tự nhiên cũng có linh hồn và đóng vai trò quan trọng trong sự sống của họ.

Do đó, người Hàn Quốc thường thờ cúng những vị thần tự nhiên như thần nước,thần rừng và thần đất để tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp của thiên nhiên, và dé nhờ các

vị thần này giúp đỡ và bảo vệ họ trong cuộc sống hàng ngày.

Trong cuộc sống hiện đại ở Hàn Quốc, các sự kiện gia đình và ngày lễ dântộc đã trở thành phan quan trọng Người Hàn Quốc tô chức các buổi tiệc với gia

đình, bạn bè để ăn uống, chơi các trò chơi dân gian và tận hưởng không khí vui

tươi, ấm áp Trong các lễ như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, người Hàn Quốc rất

coi trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên, tôn vinh công lao của tô tiên và cầu nguyệncho một năm mới an lành, hạnh phúc và thành công Việc tô chức các bữa tiệc vàthờ cúng là cách thé hiện sự tôn trọng và yêu quý đối với các gia truyền và nền vănhóa của dân tộc Hàn Quốc, tạo ra không gian đoàn kết cho gia đình và gắn kết thêm

các kỷ niệm đáng nhớ.

1.1.2.3 Văn hoá mặc của Người Hàn Quốc

Hàn Quốc từ xa xưa đã đề cao tầm quan trọng của việc làm đẹp qua trang

phục Ở Hàn Quốc có câu nói: “Trang phục là đôi cánh” (®0| ‘St 7HCH), có nghĩa là

nếu biết cách phối đồ thì sẽ giúp người mặc đẹp hơn và thé hiện bản thân tốt hơn.Ngoài ra người Hàn cũng có câu nói “Không có ai không biết ăn mặc mà trở thànhngười đẹp, không có ai biết cách ăn mặc mà trở thành người không đẹp” (# 204

18

Trang 23

# 910] RL = SAC), “Con người thì nhờ áo, con ngựa nhờ yên”

FZ) Văn hóa ăn-mặc-ở của người Hàn Quốc không chỉ là

phong cách, mà còn là biểu hiện của sự thích nghi với môi trường xung quanh.

Người Hàn Quốc bắt đầu dét vải bang cây gai, cây dong và nuôi tam dệt lụa.

Hàn Quốc, khác với Việt Nam, không trải qua lịch sử bị xâm lược và thống

trị lâu dài, cũng không đối mặt với vấn đề phát triển đột biến về lãnh thổ và cáctriều đại phong kiến kéo dài nhiều thế kỷ (như triều đại Chosun từ thế kỷ XIV đếnđầu thế kỷ XX, từ 1392 đến 1910) Do đó, Hàn Quốc không gặp nguy cơ đồng hóatừ xâm lược ngoại vi và ít phải thay đổi y phục theo sự thay đổi triều đại, điều nàygiúp y phục truyền thống của Hàn Quốc tồn tại với một kiêu dang ổn định hơn.Theo các nhà nghiên cứu, trang phục truyền thống của Hàn Quốc là Hanbok (Hànphục) xuất hiện từ thời kỳ Tam Vương quốc (57 TCN - 668), khi đó đàn ông mặcjeogori (áo khoác ngoài), baji (quần đài), và durumagi (áo choàng) cùng với mũ,

dây lưng và giày Phụ nữ mặc jeogori (áo khoác ngắn), với hai dai vải dài được

buộc chặt vào nhau dé tạo thành nơ otgoreum, dai kin chân, mặc với chima (váy

thắt eo cao), durumagi với beoseon (tất trăng) và đi giày hình thuyền Mặc dù có

những biến đổi trong quá trình phát triển lich sử, nhưng cấu trúc và kiểu dang cơbản của Hanbok vẫn được lưu truyền và bảo tồn đến tận ngày nay với kiểu dang haunhư không thay đổi, ngoại trừ chiều dai của jeogori và chima.

Trang phục của người Hàn nồi bật ở sự rực rỡ màu sắc và su trang trọng lễ

nghi, điều đó thể hiện rõ nhất qua trang phục truyền thống Hanbok Người Hàn cho

rằng đất nước của họ tươi đẹp như một tắm gam thêu, bởi vì thiên nhiên ở HànQuốc luôn có sự điễm lệ của hoa, lá, cỏ, cây trên những ngọn núi xanh đan xen trênkhắp bán đảo Hàn Do đó, màu sắc trong các bộ Hanbok đều phản ánh tinh thần củanúi sông, hoa lá và cây cỏ trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu và đông Sự rực rỡ của

các mau chói: màu đỏ rực, mau hong cánh sen, màu vàng chanh, màu xanh lá tham,

vàng nghệ, màu xanh dương sam v.v được ưa dùng Bên cạnh đó, trong nhận thức

của người Hàn, nguyên lý âm dương ngũ hành có ảnh hưởng sâu sắc Vì vậy các

19

Trang 24

màu sắc của Hanbok không phải chỉ chịu sự chi phối của thẩm mỹ mà còn chịu sự

chi phối của các nguyên lý âm dương ngũ hành Chính vì vậy, nguyên lý nay cũng

được thé hiện rất nổi bật ở ba màu sắc: xanh, đỏ, vàng trong tam thái cực, đồng thời

3 mau nay cũng trở thành màu đặc trưng của văn hóa Hàn Bên cạnh đó, Hanbok

còn toát lên một vẻ đẹp trang trong và lễ nghi do có kiểu dang dai rộng, dường như

có chủ ý che dấu sự bộc lộ hình thé của cơ thé theo quan niệm phương Đông nênkhó cảm nhận được đường nét cơ thé khi mặc Hanbok Trang phục truyền thống

Hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm lịch và Chuseok ngày Lễ mùa (Hội mùa răm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như Hwangap

-(lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60) dé làm các thủ tục lễ nghi.

Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ chiến tranh Triều

Tiên (1950-1953) Trong thời kỳ công nghiệp hoá mạnh mẽ những năm 1960, 1970,

người ta coi Hanbok không phù hợp với cách ăn mặc thoải mái, nên trang phục này

không thông dụng như trước Gần đây, những người yêu thích Hanbok đã vận động

mặc lại trang phục này và tạo ra những kiểu cách mới đề thuận tiện hơn khi mặc.

Văn hóa mặc của Hàn Quốc còn mang đậm đặc trưng tôn ty - một đặc trưng

nồi bật của văn hóa Hàn Trong các triều đại của Hàn Quốc, có những quy định rất

cụ thé về mau sắc, loại vai, phụ kiện đi kèm cho từng đăng cấp, địa vi xã hội va tùy

theo độ tuổi của người mặc Theo đó, dù Hanbok có đặc trưng là màu sắc rực rỡ vàkiêu dang dài rộng, nhưng phụ nữ tang lớp lao động ở Hàn Quốc chỉ được mặc vảimộc và Hanbok hẹp Theo quy định thoi Chosun, phụ nữ tang lớp quý tộc yangbanphải mặc váy rộng 12 pok (đơn vị đo của Hàn Quốc) và gấp vạt về phía bên trái,trong khi người thường dân bị cắm may váy rộng hơn 10 pok và vạt áo phải gấp vềbên phải Chat liệu dành cho tầng lớp quý tộc và có địa vị xã hội là lụa, satin và các

loại vải nhẹ, cùng với mau sắc rực rỡ Các phụ kiện đi kèm là mũ thêu gam, théu

hoa, dai hoa thêu, hai gam, tram cài v.v Còn chat liệu cho thường dan vải gai, vảilanh và chỉ được mặc màu trăng hoặc màu đen và không có phụ kiện đi kèm Do sỐđông thường dân mặc áo màu trắng nên Hàn Quốc còn được gọi là “dân tộc bạch

y” Trong trường hợp đặc biệt có báo hỉ hoặc các lễ hội thì mới được mặc áo màu

20

Trang 25

đỏ hoặc các gam màu nhạt như hồng nhạt, xanh nhạt.

1.2 Hệ thống các khái niệm

1.2.1 Áo dai

Trang phục truyền thống Áo dài từng là một loại quần áo phô biến trong dângian và cung đình thời phong kiến, dành cho cả nam và nữ Tuy nhiên, sau khi miềnBắc được giải phóng vào năm 1954, việc mặc Áo dài của nam giới đã trở nên ít phd

biến hơn.

Trong Từ điển Tiếng Việt (1996, Nxb Giáo dục, Hà Nội), tác giả Hoàng Phêđã giải nghĩa về áo dài theo hình thức mô tả hình dang và kết cấu của Áo dai nhưsau: “áo dai đến giữa ống chân, khuy cai từ cô xuống nách và một bên hông” Còntac giả Hữu Ngọc trong cuốn Áo dài — Women’s long dress (2006, Nxb Thế giới)lại định nghĩa: Áo dài có nghĩa là áo thân dài Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc cho biếthiện nay “Áo dài ” cũng được đưa vào từ điển New World College của Webster

định nghĩa: “Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, gồm một

chiếc áo có chiều dài từ cổ đến mắt cá chân, cổ cao, bó sát thân, xẻ doc hai bên lêntới eo, mặc bên ngoài một chiếc quan rộng” Ngoài ra, trong Luận án tiến sĩ “Sự tiếpbiến trong nghệ thuật thiết kế Áo dài của phụ nữ Việt từ những năm 1930 đến năm2017” của tác giả Nguyễn Thi Loan [10, tr.85], “Áo dai là một loại trang phục phôbiến trong dân gian và cung đình của cả nam và nữ thời phong kiến Nó được sửdụng cho tới khi giải phóng miền Bắc năm 1954, từ đây nam giới không còn mặcÁo dài phổ biến như trước Kết cấu và hình dang tương tự nhau, đó là dang áo thândài suôn thăng đến bắp chân, kết câu năm thân cổ đứng và mặc phủ bên ngoai

Có hai loại Ao dai được phân loại là Ao dài truyền thống và Ao dai hiện dai,nhưng khác nhau về cấu trúc và thiết kế Áo đài truyền thống bao gồm Áo dài giaolãnh và Áo dài ngũ thân, được biết đến từ thời xa xưa với những màu sắc và kiểudáng phù hợp với đời sống, văn hóa và địa lý của người Việt Trong khi đó, Áo dàihiện đại (hay còn được gọi là áo tân thời) được phát triển từ những năm 1930, áp

dụng các kỹ thuật và phương pháp thiết kế mới như công nghệ dệt vải khổ rộng và

21

Trang 26

công thức toán học phương Tây Sử dụng vải khổ lớn đã biến đổi kiểu dang Áo daitừ ngũ thân trở thành tam thân, cuối cùng là hai thân - được gọi là áo 2 tà Ngoài ra,

thiết kế theo phương pháp chiết eo đã giúp Áo dài có độ ôm sát cơ thể của ngườimặc, thay vì kiểu dáng rộng suông thăng như trước đây.

Tóm lại, Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, gồm mộtchiếc áo thân dài có 2 tà (tà trước và tà sau) ôm sát cánh tay và cơ thể người mặc,suông thắng từ phần cổ xuống đến bắp chân, che phủ chiếc quan dai bên trong CaÁo dai nam và Áo dai nữ có kết câu và hình dang giống nhau, chỉ khác là Áo dai nữthì chiết eo, còn Áo dài nam không chiết eo, mặc rộng và thoải mái hơn Khi mặcÁo dài, người mặc mang dáng điệu ý tứ, cử chỉ nhẹ nhàng và từ tốn, khoan thai, lịch

sự Có lẽ vì thế mà Áo dài hiện nay được mặc chủ yếu bởi phụ nữ Nam giới thườngmặc Áo dài vào các sự kiện như lễ hội dân gian, đám cưới Vì thế tác giả thấy rằng

những nghiên cứu và phân tích sâu về Áo dài chủ yếu tập trung vào Áo dài nữ.

của dân tộc Hàn Quốc với hình dáng cơ bản gồm có váy chima — áo jeogori đối với

nữ, quần baji — áo jeogori đối với nam và các đồ trang sức kèm theo (bao gồm cảHanbok cải tiến)”

Ngoài ra, theo cuốn "Hanbok: Timeless Fashion Tradition" của Samuel

Songhoon Lee [36, tr.12 — 13], Hanbok là một trang phục truyền thống Hàn Quốc,

bao gồm áo truyền thống jeogori (hay áo trên) cho cả nam giới và nữ giới, váy dài

chima cho phụ nữ và quan dài baji và Áo dai tay jeogori cho nam giới Hanbok đãton tại xuyên suốt từ thoi Goguryeo đến thời Joseon và cho đến nay được coi là biểutượng văn hóa của Hàn Quốc và đã trải qua nhiều thay đổi trong suốt lịch sử.

Hanbok được biết đến như là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, cũng

được công nhận trên toàn thé giới vì hình dáng thanh lịch, sang trọng “Những màu

22

Trang 27

sắc đẹp, sông động và rực rỡ của nó được tạo nên bởi sự kết hợp của những đườngthắng và đường cong mềm mại, và toàn bộ bộ trang phục Hanbok toả ra một cảmgiác sang trọng, trang nghiêm và quý phái” [26, tr 69] Tóm lại, Hanbok theo nghĩa

đen là một trang phục truyền thống của Hàn Quốc, bao gồm hai phần cơ bản Cảnam và nữ đều mặc áo có tên là “Jeogori”’ Phan dưới của bộ Hanbok của phụ nữ làchiếc váy dài đến sàn được gọi là “Chima” Đàn ông mặc một chiếc quần rộng rãiđược gọi là “Baji” Đồng thời, kiểu dang đặc trưng của Hanbok chính là che giau đitay, chân, và toàn bộ cơ thé, giúp làm nổi bật lên khuôn mặt của người mặc Hanbok.

Hanbok được làm băng các loại vải truyền thống và có màu sắc và họa tiết đadạng Hanbok được coi là biểu tượng văn hóa của Hàn Quốc và được sử dụng trong

các dịp lễ tết, lễ hội và các sự kiện quan trọng.

Hanbok có sự khác biệt giữa Hanbok nam và Hanbok nữ Hanbok nữ có sựđa dạng về loại vải, màu sắc nhưng vẫn thống nhất trong kiểu dáng, trong khi đó,

Hanbok nam được chia thành nhiều kiểu loại tùy theo chức vụ và nghề nghiệp.Hanbok đã là trang phục chính của dân tộc Hàn trong suốt lich sử từ thời cỗ đạiGoguryeo cho đến thời Joseon Trong quá trình phát triển, Hanbok đã chịu ảnh

hưởng từ trang phục của các triều đại Đường, Thanh và Minh Trong quá trình

tương tác văn hóa với các nước khác, Hanbok nam và trang phục Trung Quốc cónhiều điểm tương đồng, trong khi Hanbok nữ có nhiều biến đổi về chiều dài, kíchcỡ áo và độ phông của váy, từ đó tạo ra nét đặc trưng riêng cho trang phục của dantộc Hàn, không thé nhằm lẫn với trang phục của bat kỳ quốc gia nào khác.

Việc sử dụng Hanbok trong thời trang phụ nữ phô biến và chiếm ưu thế hơn

so với thời trang nam Mặc dù chưa có số liệu cụ thể, nhưng từ các đề tài nghiên

cứu về Hanbok của các nhà học giả, cũng như các buổi trình diễn thời trang, các bộphim và chương trình truyền hình giới thiệu về Hanbok, vì thế tác giả thấy rằngnhững nghiên cứu và phân tích sâu về Hanbok chủ yếu tập trung vào Hanbok nữ.

1.3 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng các lý thuyết sau:

Thứ nhất là Lý thuyết về tiếp biến văn hoá (Acculturation) Lý thuyết này

23

Trang 28

hình thành từ đầu thế kỷ XX qua các công trình nghiên cứu của nhiều nhà triết học,

xã hội học và tâm ly học Phuong Tây, trong đó nồi bật là công trình nghiên cứu của

nha xã hội học My William Isaac Thomas (1863-1947) và nha triét hoc Ba LanFlorian Witold Znaniecki (1882-1958) với “ba dang thức tiếp biến văn hoa” đề xuất

trong công trình “The Polish peasant in Europe and America: monograph of an

immigrant group” (Nông dân Ba Lan ở châu Âu và My: Chuyên khảo về một nhóm

người nhập cư, 5 bộ, 1918, 1919, 1920) Đóng góp quan trọng liên quan đến lý

thuyết tiếp biến văn hoá của công trình này là, từ việc nghiên cứu những người Ba

Lan nhập cư ở Chicago, William Isaac Thomas va Florian Witold Znaniecki đã

phác hoa ba dang thức tiếp biến văn hoá, tương ứng với ba loại hình nhân cách:

(1) Loại hình Bohemian: người nhập cư chấp nhận nền văn hoá chủ nhà và từ

bỏ văn hoá gốc.

(2) Loại hình Philistine: người nhập cư không chấp nhận nền văn hoá chủ

nhà nhưng vẫn giữ được văn hoá gốc.

(3) Loại hình sáng tạo (creative-type): người nhập cư có khả năng thích ứng

với văn hoá chủ nhà trong khi vẫn giữ được văn hoá gốc.

Ngoài ra, từ cuối thế ky XX, với mô hình chiến lược tiếp biến văn hoá

“four-fold”, John W Berry được xem là một trong những người sáng lập chuyên ngành

tâm lý học tiếp biến văn hoá (acculturation psychology) Mô hình này phân loại cácchiến lược tiếp biến văn hoá theo hai hướng Hướng thứ nhất liên quan đến việc duytrì hoặc từ chối văn hoá bản địa hoặc văn hoá thiểu số của một cá nhân Hướng thứhai liên quan đến việc chấp nhận hoặc từ chối văn hoá của nhóm ưu thế hoặc văn

hoá chủ nhà Từ đó mà xuất hiện bốn chiến lược tiếp biến văn hoá:

(1) Sự đồng hoá (Assimilation): xảy ra khi các cá nhân chấp nhận các chuẩnmực văn hoá của nền văn hoá chiếm ưu thế hoặc văn hoá chủ nhà, vượt lên văn hoá

Trang 29

chuẩn mực văn hoá của nền văn hoá chiếm ưu thế hoặc văn hoá chủ nhà, trong khiduy trì văn hoá gốc của mình Sự hoà nhập dẫn đến và thường đồng nghĩa với sự

song tồn văn hoá (biculturalism).

(4) Sự cô lập (Marginalization): xảy ra khi các cá nhân từ chối cả nền vănhoá gốc của họ và nền văn hoá chiếm ưu thế hoặc văn hoá chủ nhà Thuật ngữ“marginalization” (nghĩa đen là “sự ra rìa”), nói lên tình trạng bat lợi, xuống hạngvề mặt xã hội, bị cách ly khỏi nhịp điệu phát triển xã hội của các cá nhân ấy Đó làquá trình mà các cá nhân hoặc dân chúng bị ngăn chặn một cách có hệ thống (hoặckhông được tiếp cận đầy đủ) các quyền, cơ hội và nguồn lực khác nhau thường dànhsăn cho các thành viên của một nhóm khác và là nền tảng cho hội nhập xã hội vatuân thủ các quyền con người trong nhóm đó (thí dụ như nhà ở, việc làm, chăm sóc

sức khoẻ, tham gia dân chủ, thủ tục pháp lý công bằng)

Giao lưu tiếp biến văn hoá là quá trình thay đôi văn hóa va thay đồi tâm lý là

kết quả theo sau cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa Các nhà văn hóa học Việt Namđã dịch thuật ngữ này thành nhiều thuật ngữ khác nhau như đan xen văn hóa, tiếpbiến văn hóa, giao thoa văn hóa và tương tác văn hóa Theo lý thuyết này, các nhóm

văn hóa sẽ tương tác và trao đổi các giá trỊ, quan niệm, phong tục, tập quán, ngôn

ngữ, tín ngưỡng, và các yếu tô văn hóa khác trong quá trình giao lưu Quá trình nàycó thé dẫn đến sự tiếp biến và chuyên đổi của các yếu tố văn hóa, cũng như gópphần tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa nhân loại Tuy nhiên, trong quátrình trao đổi văn hóa này, cũng có thé xảy ra các xung đột, đối lập về giá trị, quan

niệm giữa các nhóm văn hóa.

Tiếp biến văn hóa được biểu hiện thông qua hai phương pháp: Thứ nhất, là

sử dụng bạo lực với tính chất đối đầu/ xung đột văn hóa (thông qua các cuộc chiếntranh xâm lược) Đối với phương pháp này, ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến(bất kế là Bắc thuộc hay tự chủ độc lập), hệ thong trang phuc cung dinh bi anhhưởng nặng nề bởi hệ thống trang phục Trung Hoa Đây vừa là sự bắt buộc vừa làtự nguyện Thứ hai, là sử dụng phương pháp hòa bình, tức là đối thoại văn hóa/văn

minh (qua thương mại, truyên bá tôn giáo và tư tưởng, trao đôi vê văn hóa và nghệ

25

Trang 30

thuật) Tuy nhiên, cả hai phương pháp tiếp biến này không hoàn toàn tồn tại độc

lập, mà hiện diện đan xen với nhau Trong giai đoạn Pháp thuộc ở Việt Nam,

phương pháp tiếp biến vừa có tính chất bạo lực và bắt buộc, nhưng cũng vừa có tínhtự nguyện dé tiếp nhận những nền văn minh tiến bộ của Phuong Tây Điều nàyđược thê hiện rõ nhất trong văn hóa mặc, đặc biệt là trong thiết kế Áo dài.

Giao lưu văn hóa có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm su tiép can va tiépnhận các giá tri văn hóa mới ma không làm thay đổi cấu trúc, quan niệm va nhậnthức về xã hội Giao lưu văn hóa cũng diễn ra ở cấp độ cao hơn giữa các khu vực vàgiữa các dân tộc trong cùng nền văn hóa, cũng như giữa các nền văn hóa dân tộckhác nhau Nhóm chủ thé văn hóa tham gia vào quá trình giao lưu văn hóa phảisông trong cùng một không gian văn hóa Quá trình giao lưu văn hóa được thúc đây

bởi nhu cầu tự phát của từng nền văn hóa, tuy nhiên quá trình này phải được thực

hiện bởi những chủ thé văn hóa ổn định và lâu dài Giao thoa văn hóa giúp tạo ra

một nền văn hóa mới, đa dạng, phong phú và phát trién hon văn hóa gốc.

Từ những luận điểm trên, tôi đã chọn lý thuyết nghiên cứu này dé áp dụngvào bài nghiên cứu của mình, nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Tác động của yếu tô nào đến sự biến đổi trong thiết kế Áo dài và Hanbok,

liệu đó có phải là quá trình giao thoa văn hóa với nền văn hóa với các nước kháctrên thé giới hay không?

- Trong nghệ thuật thiết kế Ao dài và Hanbok, yếu tố nào đã được tiếp thu,và yếu tố nào đã bị biến đổi?

- Ngoài ra, lý thuyết tiếp biến văn hóa còn được áp dụng để giải thích và so

sánh thiết kế Áo dài của phụ nữ Việt với Hanbok của Hàn Quốc

Lý thuyết thứ hai mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu là Lý thuyết Địa Văn hóa Địa-Văn hóa là phương pháp định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thờigiải thích các đặc điểm văn hóa, dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên.Đây cũng là phương pháp góp phần giải thích về tính tương đồng văn hóa của các

-cộng đồng người sống trong một vùng lãnh thổ - nơi có điều kiện tự nhiên tương đối

giống nhau Tsunesaburo Makiguchi, một nhà giáo dục và địa lý nổi tiếng người

26

Trang 31

Nhật vào thế kỷ XX cho răng: “Phong tục phản ánh bản chất và tình cảm của một

dân tộc Cũng như tính khí con người bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm địa lý của

môi trường, phong tục cũng bị ảnh hưởng bởi địa lý” [14, tr.331] Trong nội dung

này, ông đã bàn luận về phong tục theo ba nhu cầu cơ bản của đời sống con ngườiđó chính là ăn, mặc, ở Ông cho rằng yếu tô địa lý của Nhật Ban cũng đã góp phanhình thành nên trang phục truyền thống Kimono của nước này Từ góc độ này, cóthể thấy rằng khí hậu và địa lý tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc ảnhhưởng đến trang phục của con người, và điều này được thé hiện rõ nhất qua kiểudáng, chất liệu và màu sắc của trang phục truyền thống Trong nền văn hóa mặctruyền thống, đặc tính của trang phục của một quốc gia không chỉ được quyết địnhbởi các chất liệu có sẵn mà còn phụ thuộc vào các yếu tô khí hậu đặc trưng của đất

nước đó Điều này cũng áp dụng cho Áo đài của Việt Nam và Hanbok của Hàn

Quốc Khí hậu, đặc điểm địa lý riêng biệt của Việt Nam và Hàn Quốc cũng sẽ góp

phần hình thành nên đặc trưng riêng biệt cũng như ảnh hưởng đến chất liệu, thiết kế

và màu sắc của hai loại trang phục truyền thống này.

27

Trang 32

Ngoài ra, tác giả đã nêu ra định nghĩa Áo dài của Việt Nam và Hanbok của

Hàn Quốc một cách tổng quát và dễ hiểu nhất Trong đó, Áo dài là trang phục

truyền thống của người Việt Nam, gồm một chiếc áo thân dai có 2 ta (tà trước va tàsau) ôm sát cánh tay và cơ thể người mặc, suông thăng từ phần cổ xuống đến chân,che phủ chiếc quần dài bên trong Còn Hanbok là một trang phục truyền thống của

Hàn Quốc, bao gồm các loại áo trên (jeogori) và váy dài (chima) cho phụ nữ và áo

trên (jeogori) và quần dài (baji) cho nam giới Việc sử dụng Áo đài và Hanboktrong thời trang phụ nữ phổ biến và chiếm ưu thé hơn so với thời trang nam Mặc dùchưa có số liệu cụ thé, nhưng rõ rang từ các dé tài nghiên cứu về Áo dai và Hanbokcủa các nhà học giả, cũng như các buổi trình diễn thời trang, các bộ phim và chươngtrình truyền hình giới thiệu về Áo dài và Hanbok, vì thế tác giả thấy rằng những

nghiên cứu và phân tích sâu về Áo dài và Hanbok chủ yếu tập trung vào Áo dài nữ

và Hanbok nữ.

Cơ sở lý luận của luận văn được áp dụng 2 lý thuyết nghiên cứu, đó là lýthuyết “Tiếp biến văn hóa” và lý thuyết về Dia-Van hoá dé giải mã về quá trình tiếpthu và biến đổi trong thiết kế Áo dài của Việt Nam và Hanbok của Hàn Quốc.Thông qua hướng tiếp cận địa văn hoá và lý thuyết về tiếp biến văn hoá, ta có théthấy răng răng tất cả những yếu tố con người, lịch sử và môi trường tự nhiên chỉphối quá trình hình thành và phát triển Áo dài và Hanbok.

28

Trang 33

CHƯƠNG 2

NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐÒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ÁO DÀI

CUA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ HANBOK CUA NGƯỜI HAN QUOC

1 Áo dài của người Việt Nam

1.1 Lịch sử hình thành Áo dài của người Việt Nam

Nhà thơ Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời Thân sau vạttrước nên lời nước non” Trong lịch sử phát triển, chiếc Áo dài cũng đã trải qua nhiều lần

thay đôi Tuy nhiên, dé đi đến chuân mực được moi người công nhận như hiện nay thì

bản thân chiếc Áo dài đã ôn định qua rất nhiều năm Về lịch sử hình thành Áo dài, mặc

dù nguồn gốc và thời điểm chính xác mà chiếc Ao dài truyền thống của phụ nữ Việt xuấthiện vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, dáng dấp và các đường nét cơ bản của nó đã

được hình thành từ hàng ngàn năm trước thông qua các trang phục của người Việt cỗ vàtừ một số trang phục của phụ nữ Việt trong các triều đại phong kiến như áo tứ thân hoặc

áo năm thân Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu như Hữu Ngọc, Ngô Đức Thịnh, Đoàn

Thị Tình, đã đưa ra những kết luận giống nhau về quá trình hình thành và phát triển

của Áo dài Ban đầu, Áo dài bắt nguồn từ áo tứ thân, sau đó tiếp tục phát triển thành áo

năm thân, áo ba thân và cuối cùng mới hình thành Áo dài tân thời kết cau 2 ta (Áo dai ).Diễn biến này không chỉ xoay quanh kết cấu của áo mà còn bao gồm các chỉ tiết bố sungnhư phom dáng, gam màu, chất liệu vải, từ đó tạo nên những phong cách tạo dáng đadạng nhằm đáp ứng nhu cầu thâm mỹ của xã hội Vì vậy, trong lịch sử hình thành Áodài, tác giả xin trình bày dựa trên đặc điểm hình dáng của Áo dài.

Từ chiếc áo tứ thân: Một số di sản khảo cổ tìm thấy hình ảnh của chiếc Áo

dài tứ thân bắt nguồn từ y phục của người Việt cô với hai tà áo xẻ, dai đến chân trêncác hình khắc mặt trống đồng từ cách đây vài nghìn năm (Hình PL 2.1) Một số câuhỏi đặt ra rằng, phải chăng, đây chính là nguồn gốc của chiếc áo tứ thân?

Bên cạnh đó, áo tứ thân cũng được cho là gan liền với cuộc hành quân của

Hai Bà Trưng Theo lịch sử Việt Nam, Hai Bà Trưng - tên gọi chung của hai chị

em: Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng huyền thoại của Việt Nam, người

29

Trang 34

đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống Bắc Thuộc (vào năm 40 - 43 sau Công nguyên),

Hai Bà Trưng cưỡi voi và mặc Áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voiđánh trận (Hình PL 2.2) Vì vậy có nhiều phỏng đoán loại trang phục này chính là

cội nguồn của áo tứ thân của Việt Nam.

Bên cạnh chiếc áo tứ thân, vào thế ky 18, áo giao lĩnh (năm 1744) xuất hiệnvà được coi là là kiểu dáng sơ khai nhất của Áo dài Việt Nam Áo giao lĩnh đượcxem là nguyên gốc của Áo dài Việt Nam xưa Áo giao lĩnh hình thành được mayvới kích thước rộng, với đường xẻ hai bên hông gọi là tà áo, phần cô tay khá rộng,thân Ao dài đến chấm gót chân Thân áo được may bang 4 tam vải kết hợp mặccùng thắt lưng màu va váy đen Áo giao lĩnh có kiểu cổ chéo gần giống như áo tứthân, tuy nhiên hai phần vạt áo phía trước khi mặc được buông thõng chứ không

buộc lại như áo tứ thân Sau này, dé thuận tiện cho công việc đồng ang, buôn ban chiếc Áo dai giao lĩnh dan biến thành chiếc áo tứ thân (Hình PL 2.3)

Áo tứ thân (xuất hiện từ thế kỷ 18- 19) là loại áo được tạo thành từ 4 mảnh

vải cùng màu (hai mảnh của thân sau và hai mảnh của thân trước) ghép lại với nhau.Do khung dệt thủ công ngày xưa có kích thước nhỏ, chỉ tương đương với khoảng

20cm x 20cm và 40cm x 40cm vừa may du 1 áo, nên những người thợ may phải

ghép bốn mảnh vải lại với nhau Hai mảng của thân sau được may núi lại thành 1 tàáo, còn hai tà trước được may rời “Khi mặc có lúc thắt hai vạt trước ở bụng, có lúcbuộc lại ở phía sau lưng cho gọn Dù buông vạt hay buộc vạt, đều thắt lưng màu thảxuống phía trước cho kin đáo và thêm phần duyên dáng” [22, tr.136] Phần tà Áo

dài gần chấm gót (Hình PL 2.4)

Ao tứ thân có mau nâu mộc mạc, thiết kế đơn giản, tuy nhiên, cách mặc nó

khá phức tạp Để mặc áo tứ thân, cần phải mặc cùng váy đụp màu đen và áo yếmbên trong Áo yếm được that chặt, ôm sát cơ thé và tôn lên vóc dang thon thả củangười phụ nữ Bên ngoài, áo tứ thân nên được thắt ở vị trí eo, tạo cảm giác thoảimái và thanh thoát, đồng thời vẫn giúp tôn lên vòng eo duyên dáng Chiếc Áo dai và

chiếc áo tứ thân có nhiều điểm tương đồng, bao gồm tà áo được xẻ từ eo xuống và

dáng áo thướt tha, tạo nên vẻ đẹp nữ tính cho người mặc.

30

Trang 35

Áo tứ thân được sử dụng rộng rãi và được như là trang phục điển hình của

phụ nữ miền Bắc trong lao động hàng ngày và các buổi lễ hội, cũng như được dùngtrong hệ thống trang phục cung đình Vào thập niên 1930, áo tứ thân vẫn còn đượcsử dụng nhiều ở các vùng nông thôn Bắc Bộ quanh vùng Kinh Bắc (nay là tỉnh BắcNinh - giáp với Hà Nội) (Hình PL 2.5) Cho đến nay, áo tứ thân vẫn được gìn giữvà mặc trong các dịp hội hè, các buổi nghệ thuật biểu diễn với các màu sắc rực rỡ

Từ chiếc áo năm thân: Áo năm thân (hay còn được gọi là áo ngũ thân) ra

đời từ nửa dau thế kỷ 18 Vào năm 1744 dưới thời Nhà Nguyễn, sau cải cách trangphục Đàng Trong (Miền Trung) của chúa Nguyễn Phúc Khoát để gìn giữ bản sắcvăn hoá riêng, tránh việc bắt chước lối ăn mặc của người Trung Hoa Theo sách ĐạiNam Thực Lục Tiền Biên, chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ cho toàn thểdân chúng xứ Dang Trong như sau: “Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cô

đứng ngắn tay, cửa ông tay rộng hoặc hẹp tuỳ tiện Áo thì hai bên nách trở xuống

phải khâu kín liền, không được xẻ mở” Tổng hợp nhiều ghi chép về sự kiện nàyTrần Quang Đức đã nhận định: “Cải cách năm 1744 là một cuộc cải cách lớn về y

phục cung đình va dân gian diễn ra trên toàn cõi Dang trong” [5, tr 260-261] Tuy

nhiên quy định này cũng mới thực hiện ở Dang Trong, còn Dang Ngoài, trong dân

gian vẫn mặc theo lối truyền thống là yếm, váy, áo tứ thân “Theo Dã sử lược biênĐại Việt quốc Nguyễn triều lục, năm 1837, vua Minh Mạng truyền rằng: “cắm đànông đóng khố, đàn bà không được mặc váy kiêm áo tứ thân; nhất loạt đều dùngquan chân và áo năm thân theo lệnh của Hiếu Võ Hoàng dé năm xưa ở Thuận Hóa”

[5 tr 263] Áo năm thân mặc với quần được gọi là “quần chân áo chít”, cách mặc

nay bắt tất cả nam nữ toàn quốc phải thực hiện theo Lệnh cắm nay đã được banhành liên tiếp nhiều năm Về sau, do lệnh của vua đã tạo áp lực nên họ đã dần thayđôi Như vậy có thê xác định tiền thân của áo dài chính là áo năm thân cổ đứng, lýdo là vì mặc áo ngũ thân phải mặc với quần chứ không thể mặc với váy Nhiều ýkiến cho rằng chính chiếc áo năm than đã định hình rõ nét nhất cho chiếc Áo dai

ngày nay của phụ nữ Việt Trần Quang Đức đã viết: “Chỉ đến thời Nguyễn, đặc biệt

31

Trang 36

dưới thời vua Minh Mạng, người dân Việt Nam mới lần đầu tiên bị ép phải thay đồi

trang phục thường ngày, bi cam sử dụng các loại áo tứ thân, vay dup, khăn vuông,

khó, bất ké nam nữ nhất nhất đều phải mặc Ao dài năm thân cài khuy Tuy nhiên,ngoài chiếc Áo dài năm thân được đặt định năm 1744 mà đến thời Nguyễn trở thành

quốc phục - tiền thân của chiếc Áo dài như ta thay ngày nay - các loại áo cô tròn,tràng vạt, tứ thân còn hiện diện đến đầu thế kỷ XX đều là những dạng thức trangphục dân gian lưu hành phô biến qua các thời kỳ trước đó” [5, tr.44].

Khác với áo tứ thân mặc với váy dup, áo năm thân được mặc với quần đàiống rộng (không mặc yếm và váy dài như áo tứ thân) Có thể thấy những chỉ tiếtnày rất giống với các chỉ tiết của chiếc Áo dài ngày nay Chiếc quần Áo dài thườnglà màu tối như màu nâu, đen hoặc những màu không được tươi tan lắm “Khoảng

1910 trở đi chỉ có những “me Tây” bao dan mặc quan trang Trái lại, từ giữa thé

kỷ XIX trở đi đàn bà xứ Huế khá giả đôi chút đều mặc quần trắng, họ là vợ connhững công chức các sở tòa khâm sứ, các cơ quan thuộc sáu bộ của triều đình” [21,tr.156] Theo đó, sự kết hợp với quan trang có lẽ từ sau khi văn hóa phương Tây dunhập vào Việt Nam (khoảng đầu thế kỷ XIX) (Hình PL 2.6 và 2.7)

Đến chiếc Áo dài cách tân: Vào đầu thế kỷ XX, với sự phát triển kỹ thuật

khoa học, kỹ thuật dét vải được cải tiễn, người ta đã đã dệt được những tam vải cókhổ lớn tăng chiều rộng từ 40cm lên ít nhất gấp đôi, các lái buôn ở Phương Tâymang đến Việt Nam những loại vải khô rộng, với sự thuận lợi này, nhiều nhà thiếtkế Áo đài lúc ấy, hầu như là hoạ sĩ, đã sử dụng may áo dài và giản lược đi phần nốigiữa sống áo dé chỉ còn có ba thân Áo dai ba thân ra đời từ đó, nhưng theo thói

quen vẫn gọi là năm thân Sự chuyên biến này đã tạo nên một dấu ấn quan trọng

trong công cuộc cải cách chiếc Áo dài của người Việt Cho đến thời điểm đó, Áodài vẫn chưa có chiết li ở eo (Hình PL 2.8)

Cũng trong khoảng thời gian này, văn hoá Phương Tây du nhập vào Việt

Nam, tạo nên những mốc cách tân quan trọng trong lịch sử biến đổi của chiếc Áo

dài như: Áo dai Lemur, Ao dài Lê Phổ, Áo dài giác lăng, Sau này, Áo dài tiếp tục

được nhiêu họa sĩ tiên hành cải tiên Áo dài, dung hòa với kiêu áo cô truyên dân tộc

32

Trang 37

dé tôn vinh nét đẹp duyên dang của phụ nữ Áo dài dan tìm được hình hài chuẩnmực của nó như ngày nay Áo dài ngày nay được thêm khóa ở sườn hoặc sống lưng,

có nhiều hình dáng mới và da dang, tuy nhiên kiểu dang ôm sát vẫn được ưachuộng Ngoài ra, trang trí nghệ thuật được áp dụng dé tạo ra những mẫu Áo dàiđộc đáo, nâng cao giá trị nghệ thuật của sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị hiếu củaphụ nữ trong xã hội hiện đại Mặc dù Áo dài dành cho cả nam và nữ, nhưng hiệnnay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục dành cho nữ.

1.2 Đặc điểm Ao dài nữ của Việt Nam qua các thời kỳ

Dựa trên yếu tố tạo hình trong thiết kế Áo dai và những dấu ấn quan trọngtrong văn hoá mặc Áo dai của phụ nữ Việt, tác giả đã chia thiết kế Áo dài thành hai

giai đoạn: từ năm 1930 đến 1980 và từ sau năm 1980 đến nay Điều này là do tácgiả nhận thay Áo dài có nhiều khác biệt về phương thức kiến tạo cũng như thẩm mỹ

trong sáng tạo của các nhà thiết kế trong hai giai đoạn này Đặc biệt, nhu cầu thâmmỹ của người tiêu dùng đã ảnh hưởng lớn đến sự sáng tạo và thiết kế Áo dài, từmàu sắc, chất liệu vải đến cách thức trang trí.

1.2.1 Đặc điểm Áo dài nữ giai đoạn từ 1930 đến 1980

Áo dài đã trở thành một trào lưu văn hóa mang tính cách mạng trong những

năm 1930, được cải tiễn đa dạng từ hình dáng, kết cấu, màu sắc, chất liệu vải Sự đadạng này đã tạo nên vẻ đẹp thanh tân cho Áo dài phụ nữ, hình thành bởi sự giao

thoa văn hóa, khoa học, công nghệ kỹ thuật và tác động của chính trị xã hội, đóng

góp vào việc hình thành Áo dài phụ nữ Việt giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Áo dài Lemur (1934): Áo dài Lemur còn được mọi người gọi là Áo dài tân

thời - là chiếc Áo dài đầu tiên cho sự thay đôi của áo năm thân cô đứng Kiểu dang va

kết cấu mới lạ của Áo dai Lemur được hoạ sỹ Nguyễn Cát Tường giới thiệu lần đầutiên trên tạp chí Phong Hóa số 90 số ra ngày 23/3/1934 (Le Mur là tên tiếng Pháp của

họa sĩ Cát Tường, học Trường Mỹ thuật Đông Dương) (Hình PL 2.9)

Với sự cách tân táo bạo, cơ thể của phụ nữ khi mặc chiếc Ao dai nay duoctôn lên rất nhiều, trông mềm mai, uyên chuyền và duyên dang Áo có kết cấu hai vạt

trước va sau, không còn đường ghép sông giữa ở cả thân trước và thân sau Ao dài

33

Trang 38

Lemur có một số chỉ tiết vay mượn từ y phục của phụ nữ phương Tây Kiểu dángAo dai Lemur được Nguyễn Cát Tường sửa thành cô tròn hoặc cổ lá sen hay cổ bẻngả phía trước và sau, lúc cô lại xếp ly dựng, có nhún bèo hoặc khoét rộng đề khoevòng cô, và có viền gon sóng Vai áo có thé được may bồng do ông đã tiếp nhậnnhững chỉ tiết của trang phục phụ nữ Châu Âu Đặc biệt ở phần cô tay được biến tâumột cách phong phú và lạ mắt, có mẫu thì tạo măng sét chun, có mẫu tạo bèo nhún

thắng, nhún chéo, Nút hàng phía trước đã được dịch chuyển sang một bên mở áo

dọc theo vai và chạy dọc theo một bên sườn dé tăng thêm vẻ nữ tinh Điểm chia haita áo trước - sau cũng được trễ dưới eo khoảng 8cm Nét khác biệt lớn nhất là eo áođược nhấn nhẹ, khiến áo khi mặc lên sẽ sát vào bụng và tạo cảm giác như ngực nởra Điều này là nét mỹ thuật Âu Tây đầu tiên được áp dụng vào y phục phụ nữ Việt,

tạo cho người mặc cảm thấy vừa vặn, tôn lên hình dáng “mỹ thuật” cơ thé, tạo nên

nét mềm mại, thướt tha, uyên chuyên của người phụ nữ Áo dài Lemur được kết

hợp mặc với quần nhỏ nhắn hơn, với ống quần bó sát từ hông đến đầu gối từ đó

xuống tới gấu thì xòe ra như hình cái loa (Hình PL 2.10, 2.11 và 2 12)

Vì đại đa số phụ nữ Việt lúc đó dé “răng den, tóc xẻ ngôi giữa, van khăn”

nên Áo dài Lemur chỉ được một bộ phận nhỏ phụ nữ rất cấp tiến và các học sinhthành thị ủng hộ Thông qua chuyên đi được thực hiện vào năm 1935 “họa sỹ CátTường thực hiện một chuyến xuyên Việt từ Bắc vào Nam lâu suốt một năm, dé giớithiệu cho phụ nữ toàn quốc chiếc áo dài tân thời Lemur, làm phong trào mặc áo mớicủa các bà các cô thêm sôi sục” [16, tr 33] Để phù hợp với thâm mỹ châu Âu, áo

Lemur thường sử dụng các gam màu nhẹ, tươi sáng và thanh nhã, thay vì màu nâutruyền thống.

Như vậy, có hai điểm nổi bật của ảnh hưởng thiết kế Phương Tây lên Áo daiLemur những năm 1930, đó là hình dáng ôm sát với số đo cơ thể và khi mặc, bầungực phụ nữ được nhấn nhá, tà áo ôm sát khoe đường cong nữ tính, cô áo béo; cùngvới đó, màu sắc của Áo dài được sử dụng phong phú về tông màu và chất liệu đadạng, kết hợp cùng quần ống thăng màu trắng tạo nên sự tỉnh tế cho người mặc.

Đây được coi là cuộc cách tân Ao dài một cách táo bạo Dù sao, Ao dài Lemur cũng

34

Trang 39

đã tạo được tiếng vang, đánh dấu bước ngoặc đầu tiên trong lịch sử biến đổi củachiếc Áo dài

Tuy nhiên, Ao dai Lemur chi phát triển ở Sài Gòn đến năm 1955 và ở Hà Nộiđến năm 1946 Lý do là vì nó không còn phù hợp với hoàn cảnh “Đời sống mới”(năm 1945) — khi Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố độc lập và các phong trào

“diệt giặc đói, giặc dét” được phát động.

Áo dài Lê Phố (1950): Trên Báo Phong Hóa số 115 ngày 14 tháng 9 năm

1934 có đăng một quảng cáo: “May quan áo phụ nữ lỗi mới và lối cũ Có họa sĩ LêPhổ cho kiểu” (“Cho kiêu” nghĩa là người mặc chọn một kiểu trong số các kiêu Áodài Lemur, sau đó sẽ chỉnh sửa một chút cho hợp dáng người mặc) Ông loại bỏ bớtnhững chỉ tiết “lai căng” của Áo dài Lemur và giữ lại nhiều chỉ tiết của chiếc áonăm thân như tay áo thăng, nhưng khác biệt ở phần thân áo bớt rộng và ôm hơn,

chất liệu vải mềm mại tạo dáng áo thướt tha, vạt áo được may dài, được cải cách ở

phan tay không phông, cổ kín, nút bên phải áo, chiếc cổ áo to che kín cổ cao ba

ngắn được thu nhỏ lại Kiểu Ao dài của Lê Phố không chỉ dung hoà giữa yếu tố dântộc mả còn mang đến một nét tươi mới, về kiểu dáng và chất liệu mang đến vẻ đẹpnhẹ nhàng hơn, thanh mảnh hơn, vì thế có thê giữ lại nhiều nét đẹp truyền thống nềnnã, dịu dàng, kín đáo và duyên dáng của người phụ nữ Việt Chính vì lẽ đó mà Áodài Lê Phố được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt Từ đó, Áo dài đã tìm được hìnhhài chuẩn mực của nó và hiện nay hình dang áo về cơ bản vẫn giữ nguyên (Hình

PL 2.13)

Như vậy có thé thay Ao dài những năm 1930, Ao dai Lemur và Ao dài Lê

Phổ đã tạo dấu ấn trong quá trình thay đổi điện mạo và định hình rõ rệt những nét

chuẩn mực cơ bản cho chiếc Áo dài ngày nay của phụ nữ Việt Cũng từ giai đoạnnày, chiếc quần dai màu trắng, có ông rộng vừa phải trở nên phố biến khắp mọimiễn (Hình PL 2 14)

Áo dài Trần Lệ Xuân (1958): Cuối năm 1958 ở Sài Gòn, áo dài đã có nhiềucải tiến hơn nữa về tạo phom dáng Kiểu Áo dài cách tân mới đã bỏ đi phần cổ áocao, tạo ra chiéc Áo dài cô decolate với cô khoét sâu hay còn được gọi là cô thuyên,

35

Trang 40

cổ hở, làm cho cổ của phụ nữ Việt cao hơn và sang hơn, mà sau này thường gọi là

Áo dài Trần Lệ Xuân, hay Áo dài bà Nhu Áo dài Bà Nhu có thiết kế tay cắt ngắntheo phong cách "troa-ca" (trois-quatre, tức là 3/4) của áo Kiểu áo này đượcbà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hòa yêuthích và tiên phong mặc trong các dịp lễ, dip ngoại giao vì theo bà thi cả cổ và tayáo cắt như thế dễ hợp mắt với giới ăn mặc quốc tế, nhất là Âu Mỹ Bên cạnh đó, chitiết trên thân áo với đường kết cau tạo ly chiết ở thân trước và thân sau giúp giảmtối đa độ rộng của áo, khiến áo được may ôm sát eo và tôn lên phần ngực và phầnhông Tuy nhiên, kiểu áo này lúc đó được cho là quá táo bạo, khoe trọn thân hình vàmang tính chất khêu gợi, chỉ phù hợp với phụ nữ phương Tây vì họ tự do hơn trongviệc chọn trang phục Áo đài Trần Lệ Xuân chỉ được nữ giới thượng lưu ở Sài Gònvà những thanh nữ thức thời tiếp nhận, còn phần đa phụ nữ miền Nam lúc đó vẫn

thích kiểu áo kín đáo cô cao, vạt Áo dài cham gót chân (Hình PL 2.15) Tác giả Ly

Nhân đã viết: “Lại nói về cái áo cô hở kiêu bà Nhu, thời đó chỉ có bà ta và mấy batrong Phong trào Phụ nữ Liên đới, hay may nữ dân biểu muốn lấy lòng bà cé vấn,may em ca sĩ, gái nhảy, những phụ nữ trí thức, sinh viên đứng đắn không ai mặc

kiểu đó cả” [17, tr.108].

Áo dài Raglan/ Giác Lăng (1960): Trong thập niên 1960, tại Dakao, Sài

Gòn, nhà may Dung đã đưa ra một kiểu may Áo dài mới với cách ráp tay Raglan(giác lăng) (kiểu áo ráp tay ở sát chân cổ, xuôi ra phía nách, khác với kiểu áo cantay, can vai như trước) (Hình PL 2.16 và 2.17) Điều đặc biệt ở cách ráp này là giảiquyết được vấn đề khó khăn nhất khi may Áo dài, đó là những nếp nhăn nhúm

thường xuất hiện hai bên nách Cách ráp này được cải biến bằng cách bố trí hàng

nút cài chạy từ dưới cỗ xéo xuống nách, rồi tiếp tục chạy dọc một bên hông Theođánh giá của một số nhà thiết kế, nhờ cách ráp tay Raglan này, Áo dài ôm khít từngđường cong của thân hình người phụ nữ và tạo thêm tính thâm mỹ và những giá trị

chuẩn mực trong thiết kế Ao dài Dé may được chiếc Áo dai Raglan thì cũng cần sựkhéo léo, có kỹ thuật cắt, nên cần phải có thợ chuyên may tay giác lăng, chứ không

36

Ngày đăng: 08/07/2024, 10:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình PL 1.2: Áo tứ thân truyền thống (Nguồn: Đông Phong) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 1.2: Áo tứ thân truyền thống (Nguồn: Đông Phong) (Trang 108)
Hình PL 1.3: Áo ngũ thân (Nguồn: Thaituan.com) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 1.3: Áo ngũ thân (Nguồn: Thaituan.com) (Trang 109)
Hình PL 2.2: Hai Bà Trưng cưỡi voi và mặc Áo dài hai tà giáp vàng (Nguồn: http:/www.vanhoaviet.info) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.2: Hai Bà Trưng cưỡi voi và mặc Áo dài hai tà giáp vàng (Nguồn: http:/www.vanhoaviet.info) (Trang 110)
Hình PL 2.4: Cau tạo của áo tứ than (Nguồn: Unavsa). - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.4: Cau tạo của áo tứ than (Nguồn: Unavsa) (Trang 111)
Hình PL 2.7 (Bên phải): Áo năm thân tay thụng (Nguồn: https://www.aodaicosau.com) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.7 (Bên phải): Áo năm thân tay thụng (Nguồn: https://www.aodaicosau.com) (Trang 113)
Hình PL 2.9: Áo dài Lemur cổ bẻ của Hoạ sĩ Cát Tường - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.9: Áo dài Lemur cổ bẻ của Hoạ sĩ Cát Tường (Trang 114)
Hình PL 2.10: Một vài mau Ao dai Lemur đăng trên tạp chí Phong Hóa, số 90, ra - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.10: Một vài mau Ao dai Lemur đăng trên tạp chí Phong Hóa, số 90, ra (Trang 114)
Hình PL 2.15: Ao dài cổ hở của bà Trần Lệ Xuân - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.15: Ao dài cổ hở của bà Trần Lệ Xuân (Trang 117)
Hỡnh PL 2.17: Áo dài rừ đường nối tay Raglan (Nguồn: Tổng hợp Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.17: Áo dài rừ đường nối tay Raglan (Nguồn: Tổng hợp Internet) (Trang 118)
Hình PL 2.18 Áo dài thắt lưng ong ở Sài Gòn đầu thập niên 1960. - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.18 Áo dài thắt lưng ong ở Sài Gòn đầu thập niên 1960 (Trang 119)
Hình PL 2.26: Một mẫu Áo dai trong bộ sưu tập Lãnh Mỹ A — Bau vật nghìn năm. - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.26: Một mẫu Áo dai trong bộ sưu tập Lãnh Mỹ A — Bau vật nghìn năm (Trang 123)
Hình PL 2.29: Hoa hậu Dang Thu Thảo diện Áo dai cách tân kèm mắn đội đầu. - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.29: Hoa hậu Dang Thu Thảo diện Áo dai cách tân kèm mắn đội đầu (Trang 124)
Hỡnh PL 2.39: MC Anh Quõn và Á hậu Băng Chõu cựng NTK Vừ Việt Chung mặc - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.39: MC Anh Quõn và Á hậu Băng Chõu cựng NTK Vừ Việt Chung mặc (Trang 130)
Hình PL 2.42: Kiểu dáng cơ bản quan áo thời cỗ Joseon (Nguồn: Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.42: Kiểu dáng cơ bản quan áo thời cỗ Joseon (Nguồn: Internet) (Trang 131)
Hình PL 2.43. Bản tái tạo trang phục của phụ nữ Vương quốc Goguryeo mặc vào thế kỷ thứ 5 (Nguôn: Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.43. Bản tái tạo trang phục của phụ nữ Vương quốc Goguryeo mặc vào thế kỷ thứ 5 (Nguôn: Internet) (Trang 132)
Hình PL 2.44: Kiêu dang cơ ban của quân áo nam nữ thời Tam quôc - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.44: Kiêu dang cơ ban của quân áo nam nữ thời Tam quôc (Trang 132)
Hình PL 2.47: Bản tái tạo Trang phục của phụ nữ quý tộc thời kỳ thống nhất Silla (Nguồn: Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.47: Bản tái tạo Trang phục của phụ nữ quý tộc thời kỳ thống nhất Silla (Nguồn: Internet) (Trang 134)
Hình PL 2.48: Trang phục thời ky Goryeo - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.48: Trang phục thời ky Goryeo (Trang 134)
Hình PL 2.49: Bản tái tạo Trang phục truyền thống triều đại Goryeo. - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.49: Bản tái tạo Trang phục truyền thống triều đại Goryeo (Trang 135)
Hình PL 2.52: Hanbok thời Joseon - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.52: Hanbok thời Joseon (Trang 137)
Hình PL 2.54. Cau tạo của áo Hanbok (Nguồn: Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.54. Cau tạo của áo Hanbok (Nguồn: Internet) (Trang 138)
Hình PL 2.55: Các loại áo jogeori (lần lượt từ trên xuống: min-jeogori, - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.55: Các loại áo jogeori (lần lượt từ trên xuống: min-jeogori, (Trang 139)
Hình PL 2.58: Ao khoác ngoài - lối mặc thường (Nguon: Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.58: Ao khoác ngoài - lối mặc thường (Nguon: Internet) (Trang 141)
Hình PL 2.59: Các loại áo khoác lễ phục (Lần lượt là Jeoki — Wonsam- Hwarot- Hwarot-Dangi) (Nguồn: Internet) - Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Nghiên cứu trang phục truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp Áo dài và Hanbok)
nh PL 2.59: Các loại áo khoác lễ phục (Lần lượt là Jeoki — Wonsam- Hwarot- Hwarot-Dangi) (Nguồn: Internet) (Trang 142)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w