1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ báo chí học quan tri thong tin ve chong dien bien hòa bình tren bao quan doi nhan dan

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị thông tin về chống diễn biến hòa bình trên báo Quân đội nhân dân
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 8,72 MB

Nội dung

Bối cảnh đó đòi hỏi các cơ quan báo chí truyền thông trong nước nói chung, báo QĐND nói riêng làm tốt công tác thông tin về chống DBHB, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về

Trang 1

QDND NGO TBT

VN XHDS

Trang 2

Bảng 2.1 Thống kê số lượng tác giả viết bài cho chuyên mục “Làm thất bại

chiến lược diễn biến hòa bình” trong năm 2020 -. - 43

Bảng 2.2 Thống kê cơ cấu độ tuổi phóng viên, cộng tác viên viết bài cho

chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trong năm

Bảng 2.3 Thống kê số lượng tin bài về chống DBHB so với số lượng tin bài bảo vệ

nền tảng tư tưởng của Đảng (phòng DBHB) trên báo QĐND năm 2020

Bảng 2.4 Thống kê thể loại bài viết thuộc chuyên mục “Làm thất bại chiến lược

ˆ điễn biến hòa bình” trong năm 2020 -<-ccxs+xexexsree 46 Bảng 2.5 Thống kê hình thức bài viết thuộc chuyên mục “Làm thất bại chiến

lược diễn biến hòa bình” trong năm 2020 -.s-ccccsct 47

Bảng 2.6 Thống kê độ dài các bài viết trong chuyên mục “Làm thất bại chiến

lược diễn biến hòa bình” trong năm 2020 -.+ 47

Bảng 2.7 Thống kê về chủ đề tin bài trong chuyên mục “Làm thất bại chiến lược

diễn biến hòa bình” trong năm 2020 ĐH 016 kkekesee _— 48

Hình 1: Chuyên mục Làm thất bại Chiến lược DBHB trên báo QĐND Số ra

ngày 28.12.2020 stHHHHHHỦ HH ng HH 001 10 38 Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất thông tin chống DBHB :- 41

Trang 3

\Ÿ/(9E27.AggdẮẶẮẶẮẮẮ 1 Chương 1: QUẢN TRỊ THÔNG TIN VẺ CHÓNG DIEN BIEN HOA BINH TRÊN BÁO CHÍ - NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN - 11

1.1 Các khái niệm liên quañ -<- 5= k3 51314131301 111kg ng, 11

1.2 Vai trò của quản trị thông tin chống “Diễn biến hòa bình trên” báo chí 18

1.3 Cơ sở chính trị, pháp lý - «c- th HH 24 1.4 Chủ thể, khách thể, nội đung, phương thức quản trị thông tin chống “Diễn

biến hòa bình” trên báo hí - 2° ©se©+ze£EEkxEEkScEEEEEEEtErkrerrerererrseee 26

Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN TRI THONG TIN CHONG DIEN BIEN

HÒA BÌNH TREN BAO QUAN BOI NHÂN DÂN QUA KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP QUẢN TRỊ CHUYÊN MỤC “LÀM THÁT BẠI CHIẾN LƯỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH ” - 5-5 ©+ee SE EEEEEEErEtrrrererrsrree 36

2.1 Tổng quan về báo Quân đội nhân dân và chuyên mục “Làm thất bại chiến

lược diễn biến hòa bình” % Ô 36

2.2 Thực trạng quản lý thông tin về chống diễn biến hòa qua khảo sát chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” . se: 42 2.3 Những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân ảnh hưởng đến

quản trị thông tin chống “Diễn biến hòa bình” trên báo Quân đội nhân dân

qua khảo sát trường hợp chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa

CHUONG 3: GIAI PHAP VA KHUYEN NGHI QUAN TRI THONG TIN

CHONG DIEN BIEN HOA BINH TREN BAO QUAN DOI NHAN DAN

i00 65 3.1 Những vấn đề đặt ra với đối với việc quản trị thông tin chống diễn biến hòa bình trên báo Quân đội nhân dân G5 St re 65

3.2 Giải pháp đối với chủ thể, khách thể quản trị thông tin chống “Diễn biến

hòa bình” trên báo Quân đội nhân dân

3.3 Một số khuyến TRgHị HH HH H0 100000000010000010e

Tiểu kết chương 3

KÉT LUẬN .-2 - + t*SEExtEEEktEEEEEEEEELEESEELSEELEEEEEEEELEEEEkEEEErEErsckrsrrrk TÀI LIỆU THAM KHẢO -.2- sẻ ©+et€EE++eEEEEEEEEAetEEEeevrrksrkrererrrree PHỤ LỤC ¿- %©522S2SEEEEEEYSEEEEE135E211E72321123E7A2 212723112023 perry

Trang 4

MO DAU Chiến lược DBHB là chiến lược tổng hợp của CNĐQ và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu để chống phá, có thể kết hợp DBHB với bạo loạn lật đồ, để lật dé chế độ chính trị ở các nước XHCN và các

nước không đi theo sự chỉ đạo, dẫn dắt của CNĐQ Với xu toàn cầu hóa, quan hệ

quốc tế đan xen đối tác hợp tác và đối tượng đấu tranh ngày càng phức tạp và mở rộng, CNTB đã có bước điều chỉnh, thích nghi các cuộc tắn công “hòa bình” bằng

con đường mềm, ngầm, sâu; vào bên trong, bên trên, tạo ra những nhân vật đỏ vỏ,

xanh lòng; thúc đây quá trình “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” làm chuyển hóa một quốc gia có chủ quyền từ bên trong

Đối với VN, là một trong những nước XHCN còn lại, có vị trí địa chiến quan trọng VN đã và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng; VN là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế VN

kiên định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng, làm kim chỉ Nam, thực hiện mục tiêu đi lên CNXH Vì thế, mục tiêu xóa

bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS VN, xóa bỏ chế độ XHCN ở VN, đưa VN đi theo quỹ đạo của CNTB, chịu sự chỉ phối của phương Tây là mục tiêu xuyên suốt

không bao giờ thay đổi của CNĐQ và các thế lực chống phá VN

Dé thực hiện chiến luge DBHB tai VN trong điều kiện hội nhập quốc tế,

đối tượng và đối tác đan xen, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng và sử dụng

các biện pháp mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng trên nhiều lĩnh vực chính trị, quân

sự, kinh tế, văn hóa - xã hội, rất mập mờ, khó phân định thật, giả Chúng triệt để

lợi dụng các kênh thông tin truyền thông, cả trong và ngoài nước, để xuyên tạc, bôi nhọ, kích động, chia rẽ, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của ĐCS VN; chia rẽ đoàn

kết quân dân, với mục đích từng bước tiến tới đưa quân đội ra khỏi sự lãnh đạo

“Trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt” của ĐCS VN

Năm 2020 là năm diễn ra các sự kiện chính trị lớn của đất nước, là năm

chuẩn bị mọi mặt cho công tác tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII

Trang 5

(Đại hội XIII) bầu ra Ban chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ Khóa XI,

chuẩn bị tổ chức bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV, đại biểu hội đồng nhân

dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 Cùng với đó là sự bùng phát của đại dịch

Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, giáo dục, y tế của VN Trong khi đó, bối cảnh ngoài nước có nhiều diễn

biến phức tạp, khó dự báo Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng gay gắt, kinh tế toàn cầu bị tác động ảnh hưởng tiêu cực tir dai dich Covid-19, bất ổn chính trị của các nước trong khu vực như Đài Loan, Myanmar, Thái Lan; Biển Đông, sông Mê Kông diễn biến

phức tạp; Các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng lợi dụng các sự

kiện “nóng” để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Tắt cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của VN nói chung, tư tưởng nhận thức của người dân VN nói riêng về quan điểm của Đảng và Nhà nước trong

giải quyết các vấn đề nói riêng Bối cảnh đó đòi hỏi các cơ quan báo chí truyền

thông trong nước nói chung, báo QĐND nói riêng làm tốt công tác thông tin về chống DBHB, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về âm mưu, thủ

đoạn của các thế lực thù địch, quan điểm của Đảng, Nhà nước và quân đội trong

dau tranh làm thất bại chiến lược DBHB

Trong khi đó, năm 2021 là năm bản lề Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành, địa phương triển khai Nghị quyết Đại hội XI toàn diện, đồng -

bộ công cuộc đổi mới hội nhập và phát triển đất nước Công cuộc đổi mới tạo ra những thời cơ mới nhưng cũng đặt ra những thách thức mới cho ban lãnh đạo nhiệm kỳ Khóa XIII Trong đó, không thể tránh khỏi những mặt tồn tại, hạn chế

chưa thể khắc phục ngay - yếu tố thường xuyên bị các thế lực thù địch khai thác, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ trên mặt trận thông tin, truyền thông Nghị

quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cũng nhấn mạnh “ cần ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đây mạnh đấu

Trang 6

tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thé lực thủ địch” Bối cảnh đó đòi hỏi báo chí, truyền thông nói chung, báo QĐND nói riêng đấu tranh quyết liệt với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, làm thất bại âm

mưu của các thế lực thù địch, phần tử xấu, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, khẳng định tính đúng đắn, khoa học và cách mạng của quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và con đường đi lên CNXH của dân tộc

Công cuộc đấu tranh làm thất bại chiến lược DBHB của các thế lực thù địch là trách nhiệm của toàn Đảng, toản dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị Báo QĐND, cơ quan của Quân ủy trung ương và BQP, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân đân VN là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác

tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ chiến sĩ toàn quân và các tầng lớp nhân dân, để mọi người nhận đúng, đầy đủ về DBHB về âm mưu, thủ đoạn tính vi, xảo quyét của CNĐQ và các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đi đầu

đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, Báo QĐND cần tiếp tục đổi mới phương thức quản trị để nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh góp phần

cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từng bước đánh bại chiến lược DBHB của địch trong điều kiện mới, hình thức mới Học viên nghiên cứu đề tài “Quản frị

thông tin về chống diễn biến hòa bình trên báo QĐND”, thông qua việc khảo sát

chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” của báo QĐND với

mong muốn có cái nhìn tổng quan về hoạt động quản trị thông tin về chống DBHB tại một cơ quan báo chí trong quân đội Từ đó nhận diện, đánh giá va đề xuất một số giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị thông tin về chống

DBHB, nhằm phát huy hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của chuyên mục “Làm thất bại

chiến lược diễn biến hòa bình” trên Báo QĐND trong những năm tiếp theo

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

* Nhoém nghién citu vé quan ly bao chi

Trang 7

Sách Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí của tác giả Lê Thanh Bình, Phí Thị Thanh Tâm, do NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản năm

2009 Sách cung cấp thông tin cơ bản về hành lang pháp lý trong quản lý hệ

thống báo chí Việt Nam Đồng thời nêu ra những điểm bất cập, chưa phù hợp

với thực tiễn và đề xuất một số điều chỉnh, bỗ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí

Sách Lãnh đao và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay của tác giá Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2010) được xuất bản bởi NXB Chính trị - Hành

chính Sách đã khái quát cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, thực trạng hoạt lãnh đạo và quản lý hoạt động lĩnh vực báo chí Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước

* Nhám nghiên cứu về quản lý thông tin chong dién biến hòa bình Luận án tiến sĩ Giáo đục ý thức về phòng, chống “diễn biến hòa bình”

cho công chúng bảo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay của tác giả Vũ Thị

Thanh Tâm (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã làm rõ các vấn đề lý luận,

thực tiễn và tầm quan trọng của giáo dục ý thức về phòng, chống DBHB đối với nhóm công chúng báo mạng điện tử ở Việt Nam

Luận văn Thông fin đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên báo Quân đội nhân dân" của tac giả Nguyễn Quang Vững, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2012 đã làm rõ các khái nệm DBHB, chống DBHB, thông tin chống DBHB, khảo sát thực tiễn thông tin trên chuyên mục “Làm thất bại

chiến lược điễn biến hòa bình” và “Phòng, chống diễn biến hòa bình” (hiện nay

là chuyên mục “Phòng, chống tự diễn biến, tự chuyển hóa” Từ đó rút ra những

kết quả đạt được, hạn chế và bài học trong quản trị thông tin chống DBHEB của báo QĐND

Luận văn Vấn đề chống “diễn biến hòa bình” trên báo in Việt Nam hiện

nay của tắc giả Nguyễn Đức Dục, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm

2017 đã nghiên cứu và khảo sát thông tin chống DBHB trên Báo QĐND, Công an nhân đân và báo Nhân dân từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017 Luận văn nghiên

Trang 8

cứu, phân tích công tác quản trị nhân sự, tập trung vào nhóm phóng viên/cộng tác

viên viết bài cho các chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”

trên báo QĐND, chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình” của báo Công an nhân dân và chuyên mục “Bình luận - phê phán” của Báo Nhân dân Tù đó rút ra ưu điểm, hạn chế trong công tác quản trị của từng chuyên mục, đề xuất biện pháp cụ thé để khắc phục và nâng cao hiệu quả quản trị các chuyên mục

Luận văn Quản trị thông tin về phòng chống “diễn biến hòa bình” trên báo chỉ công an hiện nay (khảo sát báo Công an nhân dân, Kênh truyền hình ANTƯ, Báo An ninh thủ đô từ tháng 01/2018 đến tháng 12.2019) của tác giả Trinh Ngọc Thái (2020), Học viện Báo chí và Tuyên Truyền Luận văn đã

nghiên cứu, làm rõ những vấn để lý luận trong quản lý thông tin báo chí truyền

thông, quản lý thông tin chống DBHB trên báo chí Công an Từ đó rút ra những

ưu điểm, hạn chế trong công tác quan ly và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản trị thông tin chống DBHB trên các báo Công an

* Nhóm nghiên cứu về vai trò, tằm quan trọng của chống diễn biến hòa bình trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đấu tranh, phòng chống diễn biến hòa bình trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đề cập đến nguy cơ của chiến lược DBHB đối

với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội và vai trò của công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Một số công trình nghiên cứu nổi bật

có thể kế đến như cuốn Phòng chống “diễn biến hòa bình” và “cách mạng

mau” ở Việt Nam của tác giả Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền (chủ biên) được

NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010 Cuốn Phòng chống diễn biến hòa .bình trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng của Đảng hiện nay của Phó Giáo sư, Tiến

sĩ Nguyễn Bá Dương được NXB QĐND xuất bản năm 2010 Cuốn Dau tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng trong quân đội hiện

nay của Tiến sĩ Trần Ngọc Tuệ (chủ biên), NXB QĐND xuất bản năm 2012

Các công trình trên đã làm sáng tỏ một cách cơ bản về: bản chất của chiên lược

Trang 9

DBHB, phương thức thủ đoạn của chiến lược DBHB, cơ sở lý luận và thực tiễn

cuộc đấu tranh chống DBHB ở VN trên các lĩnh vực chủ yếu chính trị, xã hội, kinh tế, đối ngoại; văn hóa, tư tưởng, quốc phòng - an ninh, thực tiễn công tác

chống chiến lược DBHB ở VN và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống chiến lược DBHB của CNĐQ và các thế lực thù địch

Nhìn chung, các nghiên cứu về chiến lược DBHB và cuộc đấu tranh chống lại chiến lược DBHB khá phong phú với nhiều công trình nghiên cứu công phu Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn có những khoảng trống về mặt học thuật Đa số các nghiên cứu về chống DBHB thường chỉ tập trung phân tích về

mặt vĩ mô của cuộc đấu tranh Hiện còn có ít nghiên cứu làm rõ về mặt lý luận

và thực tiễn quản trị thông tin chống DBHB ở các cơ quan báo chí riêng lẻ, trên

cơ sở đó đưa ra được các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống

DBHB của các cơ quan báo chí Mặc dù, các cơ quan báo chí ở VN đều chịu sự

quản lý chung của nhà nước, mỗi cơ quan cũng có những đặc thủ riêng về cơ

cấu độc giả, cung cách quản lý, nguồn lực khác nhau nên việc triển khai các mặt

công tác ở mỗi cơ quan báo chí sẽ có sự khác biệt, dẫn tới hình thức và hiệu quả

công việc cũng khác nhau Chính vì vậy, tiếp cận nghiên cứu về quản trị thông tin về chống DBHB ở các cơ quan báo chí riêng biệt là một việc làm cần thiết Bên cạnh đó, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về quản trị thông tin chống DBHB trên báo QĐND nói riêng

Tuy vậy, các nghiên cứu trên là rất đáng trân trọng, đó sẽ là những định hướng cho luận văn trong nghiên cứu về quản trị thông tin về chống DBHB trên báo QĐND, trên cơ sở đó đưa ra các định hướng nhằm nâng cao hiệu quả quản

trị thông tin về chống DBHB hiện nay tại báo QĐND, nhằm nâng cao hiệu quả

cuộc đấu tranh chống chiến lược DBHB của báo QDND

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

7

Trên cơ cở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý, quản lý báo chí, quản lý thông tin, quản lý thông tin chống DBHB và khảo sát thực trạng quản lý thông tin về chống DBHB qua khảo sát trường hợp chuyên mục “Làm

thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” của báo QĐND, tác giả làm rõ những kết

quá đạt được, hạn chế và nguyên nhân trong quản trị thông tin về chống DBHB

Từ đó để xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thông tin về chống DBHB, chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trên báo QĐND

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ

cụ thể như sau:

- Thứ nhất, hệ thống hóa các khái niệm về báo chí, chống DBHB, chống DBHB trên báo chí, thông tin về chống DBHB, quán lý thông tin về chống DBHB trên báo chí, quản lý thông tin về chống DBHD trên báo chí Quân đội

cũng như nội dung, phương thức quản lý thông tin, quản lý thông tin chống

DBHB

- Thit hai, khao sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản trị thông tin về

chống DBHB trên báo QĐND thông qua khảo sát trường hợp chuyên mục “Làm

thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” Rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân

trong quản trị thông tin chống DBHB của báo QĐND

- Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thông tin về chống DBHB trên báo QDND trong thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

ˆ 4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản trị thông tin chống DBHB

thuộc chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trên báo QĐND

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Trang 11

Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị thông tin về chống DBHB trên báo QĐND thông qua khảo sát các tin, bài trong chuyên mục “Làm

thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trên báo QĐND trong năm 2020

5 Phương hướng và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý luận

của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị, Chỉ thị của Chính phủ, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị về đấu tranh chống DBHB; Quan điểm của Đảng về vai trò của báo chí trong đấu tranh

làm thất bại chiến lược DBHB tại VN

Đồng thời, nghiên cứu dựa trên nền tảng vận dụng các lý thuyết trong nghiên cứu bao gồm lý thuyết về truyền thông, lý thuyết về quản lý, lý thuyết xã

hội học về báo chí, kế thừa và phát triển nghiên cứu của các tác giả đi trước đã

nghiên cứu nội dung liên quan đến để tài “Quản trị thông tin về chống diễn biến hòa bình” trên bao QDND

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, học viên có sử dụng kết hợp một số phương pháp sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để thu thập; nghiên cứu, tham khảo những tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó nhằm

xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài Trên cơ sở đó, sử dung đề phân tích, làm rõ kết

quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích thông điệp (tin, Bài, ảnh): Dùng để phân tích nội dung thông tin về chống DBHB trên chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trên báo QĐND trong năm 2020 nhằm rút ra thành công và hạn chế trong hoạt động quản trị thông tin phòng, chống DBHB, trên cơ sở đó

đề xuất phương hướng mục tiêu và giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả quản lý,

Trang 12

quản trị chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng đễ phỏng vấn chủ thể thực hiện hoạt động quản trị thông tin chống DBHB tờ báo thuộc diện khảo sát Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo báo QĐND, phóng viên, nhà báo đang thực hiện nhiệm

vụ đấu tranh chống DBHD thuộc điện khảo sát, chuyên gia, nhà báo có kinh nghiệm trong hoạt động quản trị thông tin chống DBHB và chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực chống DBHB trong Quân đội

6 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn đã hệ thống một cách đầy đủ và khái quát lý luận về quản lý

báo chí truyền thông nói chung và lý luận về quản lý thông tin về chống DBHB

qua khảo sát chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trên báo

QĐND

- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân trong quản trị thông tin về chống DBHB trên báo QĐND Từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để nâng cao hiệu quả quản trị thông tin về chống DBHB trên báo QĐND thời gian tới

7 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài “Quản trị thông tin về chống diễn biến hòa bình trên báo QĐND”

sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nguyên tắc, kỹ năng quản trị thông tin trong cơ quan báo chí nói chung, chuyên mục, “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” nói riêng Trong hoạt động quản trị thông tin, bên cạnh những hoạt động mang tính hành chính thì hoạt động chuyên môn đòi hỏi quản lý phải

hướng tới đầu tiên Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung và làm phong phú quá trình

nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị thông tin trong đấu tranh chống DBHB giai đoạn mới hiện nay

7.2 Giá trị thực tiễn

Mặc dù đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp quản trị thông tin về

Trang 13

chống DBHB qua khảo sát chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” trên báo QĐND Luận văn nghiên cứu thành công, kết quả sẽ là nguồn tu liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn trong quản trị thông tin về chống DBHB đối với các cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông nói chung, các cơ quan báo chí truyền thông trong lực lượng vũ trang, Quân đội nói riêng

§ Kết cấu của luận văn

Chương 1: Quan trị thông tin về chống “Diễn biến hòa bình” trên báo chi

- những vấn đề lý luận cơ bản

Chương 2: Thực trạng quản trị thông tin về chống “Diễn biến hòa bình” trên báo Quân đội nhân dân qua khảo sát trường hợp chuyên mục “Làm thất bại

chiến lược diễn biến hòa bình”

Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị quản trị thông tin về chống “Điễn

biến hòa bình” trên báo Quân đội nhân dân hiện nay.

Trang 14

Chương 1

QUAN TRI THONG TIN VE CHONG DIEN BIEN HOA BINH

TREN BAO CHi - NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm báo chỉ và chỗng “Diễn biến hòa bình” trên báo chí

1.1.1.1 Khải niệm bảo chỉ

Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến, phát triển từng giờ và tác động đến

mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nhưng cho đến nay vẫn chưa có có sự thông nhất dù ở mức độ tương đối về khái niệm này Thực tễ, trong các công trình nghiên cứu về lý luận báo chí học vẫn chưa có khái niệm báo chí là gì, thông tin

báo chí có những đặc điểm cơ bản nào để có thể nhận diện rõ nét hơn về bản chất và cơ chế hoạt động của báo chí Trong cuốn sách Cơ sở ly luận báo chỉ của PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2013) đã hệ thống hóa một số quan niệm về báo chí

từ nhiều góc độ khác nhau như báo chí trong quan niệm dân gian, hai quan niệm

báo chí đối lập - báo chí tiếp cận từ quan điểm của giải cấp tư sản và quan điểm

_ của giai cấp vô sản, khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống

Luận văn sẽ tiếp cận khái niệm báo chí theo quan điểm hệ thống, theo đó,

trong các hệ thống tổ chức quyền lực chính trị khác nhau, dù cho quan điểm,

chính sách và phương thức khai thác, sử dụng báo chí khác nhau nhưng nó vẫn

có những điểm chung Điểm chung này xuất phát từ bản chất của báo chí, truyền thông “là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là

công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ phương thức

can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mỗi quan hệ với công chúng và dư luận xã

hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước trong khu vực và quốc tế” Với cách tiếp cận báo chí theo quan điểm hệ thống, có thể hiểu “báo chí là hiện tượng xã hội luôn ton tai va phat trién trong nhiing diéu kién kinh tẾ - xã

hội cụ thể dưới sự tác động và chỉ phối trực tiếp của các thiết chế chính trị,

Trang 15

quyên lực chính tri; được sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện kỹ thuật và công

nghệ, nhất là công nghệ tin học” [31, tr 61]

Theo Luật Báo chí 2016, thuật ngữ “báo chí” được hiểu là sản phẩm thông

tin về các sự kiện, vấn dé trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh,

âm thanh, được sáng tạo, xuất bản, định kỳ và phát hành, truyền dẫn đến đông đảo

công chúng thông qua các loại hình báo ¡n, báo nói, báo hình, báo điện tử

1.1.1.2 Khái niệm chống “Diễn biến hòa bình”

Để hiểu rõ về bản chất hoạt động đấu tranh về chống DBHB, trước hết

nghiên cứu sẽ làm rõ về nội hàm thuật ngữ “chiến lược diễn biến hòa bình”

Theo từ điển tiếng Bách khoa Việt Nam, DBHB là chiến lược của CNDQ va các

thế lực phản động quốc tế, được thực hiện dưới một phương thức, thủ đoạn mới

để chống phá, đây lùi và đi đến xóa bỏ CNXH Thuật ngữ DBHB đã được nhiều

tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tiếp cận dưới các góc độ khác nhau

Theo tác giá Bùi Đình Bôn: DBHB là chiến lược có ý nghĩa và phạm vi toàn cầu

đã và đang được CNĐQ cùng các thế lực thù địch sử dụng triệt để nhằm xóa bỏ

các nước XHCN trên thế giới, đập tắt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

của nhân dân tiến bộ, thiết lập trật thé giới mới do CNĐQ thống trị [4, tr 31]

Các nhà nghiên cứu chính trị quân sự cho rằng “Chiến lược DBHB là một chiến

lược của CNDQ và các thế lực thù địch dựa trên sức mạnh tổng hợp, lấy sức

mạnh quân sự làm công cụ răn đe, thông qua các biện pháp “phi vũ trang” tác

động vào kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng an nỉnh, đối

ngoại để lật đổ các nước XHCN mà không cần chiến tranh” Trong đó, CNĐQ

rất chú trọng tiến công vào hệ tư tưởng, coi đó là nhân tố tạo nên thắng lợi triệt

để đối với CNXH

Từ cách tiếp cận thuật ngữ DBHB này có thê rút ra chống DBHB là biện

pháp tổng hợp của chính quyền một quốc gia có chủ quyền chống lại âm mưu,

thủ đoạn chống phá của CNĐQ và các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực

chính trị - tư tưởng, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, văn hóa - giáo dục

Trang 16

Đấu tranh chống DBHB gồm tổng thể các hoạt động nhằm tìm ra chủ trương, biện pháp, thủ đoạn triển khai chiến lược DBHB trên từng lĩnh vực cụ thể như

chính trị, tư tưởng, kinh tế, quân sự, giáo dục để kịp thời có biện pháp đối

phó Bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ CNXH tại Liên Xô và Đông Âu có thể

thấy yếu tố quan trọng nhất chính là CNĐQ đã thực thi chiến lược DBHB trong

lĩnh vực chính trị tư tưởng, thúc đây tiến trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thúc đây “phi chính trị hóa” quân đội, làm quân đội xa rời sự lãnh đạo của ĐCS,

khiến ĐCS không còn chỗ dựa, không được bảo vệ, mất đi vai trò lãnh đạo dẫn

đến sụp để chế độ XHCN Do đó, chống DBHB trong lĩnh vực chính trị tư

tưởng có thể coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đấu

1.1.1.3 Khái niệm chống “Diễn biến hòa bình” trên báo chi

Trong công tác đấu tranh chống chiến lược DBHB, ĐCS VN luôn coi trọng, đánh giá cao vai trò của báo chí, truyền thông Ở VN, báo chí luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là công cụ tin cậy của Đảng, Nhà nước trong tuyên truyền, động viên toàn dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội, tăng cường quốc phòng - an nỉnh, giữ vững ổn định chính trị để đảm bảo

cho đất nước và người dân môi trường phát triển hòa bình, thuận lợi

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển của CNTT, mạng xã hội các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng lợi dụng các vấn đề mặt trái của nền kinh tế thị trường, tình trạng ô nhiễm

môi trường, vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai, tôn giáo, dân chủ, nhân

quyền đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng Trong công cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, các cơ quan báo chí đã và đáng là lực lượng xung kích, vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn của các thê lực thù địch, làm cho cán bộ, đảng viên

Trang 17

và nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXXH của VN

Xuất phát từ yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đáng, phòng chống DBHD trong giai đoạn hiện nay, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng VN nói chung, báo chí quân đội nói riêng, có thể hiểu hoạt động thông tin,

truyền thông chống DBHB trên báo chí là việc sử dụng các loại hình báo chí

(báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử) để thông tin về âm mưu, thủ đoạn, phương thức triển khai chiến lược DBHB của CNĐQ và các thế lực thù địch

nhằm xóa bỏ CNXH ở VN; Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước, hoạt động của các cơ quan chức năng trong đấu tranh chống

DBHB, thông tin nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, đúng định hướng đến nhân

dân, góp phần đấu tranh làm thất bại chiến lược DBHB của các thế lực thù địch

1.1.2 Khái niệm quản trị thông tin về chống “Diễn biến hòa bình” trên báo chí

_1.1.2.1 Khái niệm về thông tin

Thông tin là một khái niệm rất trừu tượng Có rất nhiều cách hiểu về thông tin Theo từ điển Oxford English Dictionary, “thông tin là điều mà người

ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức” Theo định nghĩa thông thường và

phổ biến, thông tin được hiểu là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán

làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất

cả các hiện tượng quan sát được từ môi trường xung quanh Theo quan điểm

triết học “thông tin là sự phản ánh tự nhiên, xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn

từ, ký hiệu, hình ảnh hay nói rộng hơn là bằng tắt cả các phương tiện tác động

lên giác quan của con người”

Trong lĩnh vực báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu để người làm báo

Trang 18

thực hiện mục đích của mình Tất cả các tác phẩm báo chí đều chứa đựng một

hàm lượng thông tin nhất định Thông tin hiện thực là những thông tin được nhà báo sáng tạo và được công chúng tiếp nhận qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thé là người tiếp nhận thứ hai (nghe kể lại) Vì thế, trong khoa học xã hội hiện đại định nghĩa “thông tin không chỉ là tác phẩm báo chí mà là

những tác phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận”

Cùng chung quan điểm, theo GS.TS.Tạ Ngọc Tắn: Không phải có nhu cầu thông tin - giao tiếp là có báo chí Khi nội dung thông tin còn đơn giản, phạm vỉ giao tiếp của con người còn nhỏ hẹp, rõ ràng báo chí chưa thể xuất hiện Nhưng

khi nhu cầu thông tin giao tiếp phát triển đến một trình độ nhất định, thì vẫn đề

báo chí mới được đặt ra Trình độ được xem xét ở các khía cạnh khác nhau từ nội dưng thông báo, phạm vi tác động của thông tin và yêu cầu về thời gian chuyển

tải thông tin ấy” [40] Thông tin báo chí được hiểu là “một loại hình hoạt động để

chuyển đi các nội dung thông báo Do đó, khi xem xét thông tỉn như một thuật ngữ nên tảng của báo chí thì cân đặt nó trong môi quan hệ với vân đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của thông tin với công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho công chúng để họ có những hành động đúng đắn Xét về mặt bản chất, hoạt động báo chí là hoạt động thông tin mang tính chính trị - xã hội, có liên quan mật thiết đến tình cảm, tư tưởng của con người

1.1.2.2 Khái niệm quản trị thông tin

- “Quản trị”: Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và hiện nay vẫn chưa được thống nhất Mỗi lĩnh vực cụ thể quản trị lại

được hiểu một cách khác nhau (quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiép )

Thuật ngữ quản trị cách sử dụng phổ biến và chung nhất đó là: Quản trị là tiến

trình thực hiện hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung tổ chức Đây là quá trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra bằng nguồn lực của tổ chức Quản trị là quá trình các chú thể quản trị hoạch định, tổ chức,

Trang 19

lãnh đạo và kiểm tra Quản trị là quản trị con người Quản trị cần 03 yếu tố cơ bản: Chủ thể quản trị và đối tượng quản trị; Mục tiêu quản trị và nguồn lực

Trong khi đó, “quản lý” có thể được hiểu theo nghĩa: “là sự tác động có tổ

chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu

đã đề ra là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người trong đó có các chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau thông qua quy trình quản lý nhất định nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các mục

tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường” Theo cách hiểu về nội

hàm thuật ngữ “quản trị” và “quản lý”và thực tế hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thông

tin về chống DBHB trên báo QĐND, luận văn sẽ tiếp cận thuật ngữ “quản lý” và

“quản trị” với ý nghĩa tương đương

- Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, cả khoa học

tự nhiên và khoa học xã hội Mỗi lĩnh vực nghiên cứu lại tiếp cận quản lý theo một góc độ riêng Theo giải nghĩa từ góc độ ngôn ngữ học, quản lý (management) bat nguồn từ tiếng Pháp cỗ (ménagement) có nghĩa là “nghệ thuật

hay việc hướng dẫn, chỉ đạo” và cũng có thể bắt nguồn từ tiếng Latin (manu

agere) có nghĩa là “cầm tay, dẫn dắt” Theo từ điển Cambridge, quan ly

(management) là “chỉ đạo, tổ chức”, hoạt động quản lý việc “một cá nhân, nhóm người chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức một tổ chức, công ty, văn phòng, nhóm người một cách hiệu quả” Theo từ điển Tiếng Việt, quản lý là “trông nom, coi

giữ” là “trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” [49,tr.303]

Trong khi đó các nhà nghiên cứu trong nước cũng đưa ra các định nghĩa tương tự về nội hàm của thuật ngữ quản lý Tác giả Nguyễn Quốc Bảo Nam

trong cuốn “Khoa học Tổ chức và Quản lý” định nghĩa: “Quản lý là một quá

trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành

viên trong một tô chức, sử dụng nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu cụ

thể” Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Vũ Tiến trong cuốn “Giáo trình

Trang 20

khoa học quản lý” cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra”

Từ những cách tiếp cận trên có thể thấy quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối liên hệ giữa hai bộ phận là

chủ thể quản lý và khách thể quản lý Xét ở góc độ chung nhất có thể hiểu:

“Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thé quản lý lên đối tượng quản lý

nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân

hướng đến mục đích hoạt động chung, phù hợp với quy luật khách quan”

Tóm lại, căn cứ từ định nghĩa và một số công trình nghiên cứu về quản lý

có thể thấy quản lý là một chu trình có tổ chức bao gồm lập kế hoạch chiến lược,

thiết lập các mục tiêu, điều hành các nguồn lực, triển khai các nguồn nhân lực và

tài chính cần thiết để đạt được mục tiêu đánh giá kết quả Các chức năng của quản lý không chỉ giới hạn ở các nhà lãnh đạo Mỗi thành viên của một tổ chức

đều có một số chức năng quản lý và báo cáo trong công việc của mình Quản lý

là chu trình lập kế hoạch, dẫn dat té chức và kiểm tra, điều chỉnh các thành viên của một nhóm nào đó để đạt được các mục tiêu, là chu trình thiết lập và đạt được

các mục tiêu thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý cơ bản gồm: lập kế

hoạch, tổ chức, bế trí nhân sự, điều khiển, kiểm soát, sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực

- Căn cứ trên các khái niệm về thông tin và quản lý thông tin có thể hiểu quản lý thông tin là hay quản lý thông tin báo chí nói riêng là quá trình chủ thể {nhà quản lý hay cơ quan, đơn vị quản lý) thông qua những công cụ của mình (nghị quyết, chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, ) tác động lên đối tượng (những nắm giữ, sản xuất, truyền bá và sản xuất thông tin, hay san phẩm

báo chí, ) nhằm đảm bảo các sản phẩm báo chí nói riêng, hay nội dung được

tuyên truyền, phổ biến và giáo dục, hay thông điệp truyền thông, tuân thủ tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chính trị nói riêng cũng như chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 21

Quan lý thông tỉn báo chí đòi hỏi vừa thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật nhà nước về quản lý thông tin, báo chí, nhưng đồng thời vừa góp phần trao quyền và tăng cường việc thụ

hưởng quyền được tiếp cận thông tin báo chí của công chúng báo chí và nhân

dân nói chung Quản lý thông tin báo chí bao gồm việc xây dựng chiến lược, kế hoạch quản trị, lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thiện hiện và kiểm tra, giám sát quá

trình tổ chức thực hiện hoạt động thông tin, báo chí

1.1.2.3 Khái niệm quản trị thông tin chống “Diễn biến hòa bình” trên báo chí

Quản trị thông tin về chống DBHB trên báo chí là quá trình chủ thé quan trị một cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt công tác

từ quản trị khâu xây dựng chiến lược, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất thông tin về chống DBHB, phát hành thông tin chống DBHB đến nhóm độc giả được xác định Để thông tin chống DBHB đạt được hiệu lực hiệu quả, hoạt động quản trị - nòng cốt là lãnh đạo các

cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông là rất quan trọng Để thông tin về chống

DBHB đến được với độc giả, tác động được vào nhận thức, hành vi của độc giả

đòi hỏi các nhà quản trị báo chí phải thực hiện tổng thể các biện pháp tác động

lên đối tượng quản trị là thông tin về chống DBHB để thông tin đến được với công chúng và đạt được mục đích đề ra của các nhà quan tri

1.2 Vai trò của quản trị thông tin chống “Diễn biến hòa bình trên” báo chi 1.2.1 Vai trò của quản tri thong tin chong “Diễn biến hòa bình” trên

- Đối với Đảng và Nhà nước: Đỗi với VN, thời kỳ toàn cầu hóa, đối tượng

và đối tác đan xen thì việc đấu tranh, chống DBHB càng diễn ra quyết liệt, đòi

hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Trong khi

đó, Báo chí, truyền thông từ lâu đã được Đảng và Nhà nước xác định là một công cụ quan trọng trong đấu tranh chống chiến lược DBHB Thông qua báo chí, truyền thông tạo thành mặt trận rộng rãi phản bác ngay những nhận thức

Trang 22

lệch lạc, quan điểm sai trái; quan tâm kịp thời phát hiện đầy đủ những thông tin

trái chiều của những người đã, đang là đảng viên, hay đã từng giữ những cương,

vị trong bộ máy của hệ thống chính trị, nay đã và đang “tự chuyển hóa”, “tự diễn -_ biến” Đảng luôn giữa đúng định hướng chính trị cho hoạt động thông tin truyền thông; đồng thời tăng cường QLNN trong lĩnh vực báo chí truyền thông theo

Hiến pháp, Pháp luật tạo ra sức mạnh đề kháng về chính trị không cho chiến

lược DBHB có cơ hội thâm thấu, xâm nhập

- Đối với Quân ủy Trung ương, BỌP: Công tác báo chí trong Quân đội là một bộ phận công tác tư tưởng của Đảng trong Quân đội, là nội dung quan trọng trong hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và Quân đội Báo chí trong QĐND VN là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, BQP, là tiếng nói của lực lượng vũ trang nhân

dân VN, là phương tiện truyền thông thiết yếu, diễn đàn tin cậy của cán bộ,

chiến sĩ và nhân dân, cơ quan thông tin khoa học xã hội - nhân văn, khoa học kỹ thuật và nghệ thuật quân sự VN Trong những năm vừa qua, báo chí quân đội bên cạnh tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ tổ quốc, báo chí quân đội luôn tích cực tuyên truyền đường lối quan điểm của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, đóng góp tích cực

vào việc định hướng tư tưởng và dư luận xã hội cho lực lượng vũ trang và nhân dân, chủ động đấu tranh làm thất bại chiến lược DBHB, “phi chính trị hóa” quân đội, thúc đây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Tạo sự đồng thuận xã hội, đây mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Đối với báo OPND: Báo QĐND, cơ quan của Quân ủy trung ương và BQP, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân VN là một trong những đơn

vị đi đầu trong công tác tuyên truyền đến toàn bộ cán bộ chiến Sĩ toàn quân và

các tầng lớp nhân dân, để mọi người nhận đúng, đầy đủ về DBHB về âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của CNĐQ và các thế lực thù địch chống phá Đảng,

Nhà nước, Quân đội trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng Để hoàn thành nhiệm vụ

Trang 23

được giao, đi đầu đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đòi

hỏi Ban Biên tập báo QĐND tiếp tục đổi mới phương thức quản trị để nâng cao

hơn nữa hiệu quả đấu tranh góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từng

bước đánh bại chiến lược DBHB của địch trong điều kiện mới, hình thức mới

- Đối với công chúng báo QĐND: Các tác phẩm báo chí chống DBHB

tuyên truyền, giáo dục, định hướng, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên

và nhân dân Đấu tranh chống DBHB không phải là vấn đề riêng của Đảng, Nhà

nước, Quân đội, các tổ chức chính trị, xã hội mà là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân Thông qua thông tin đấu tranh phòng, chống DBHB trên hệ thống báo chí cách mạng nói chung, báo QĐND nói riêng, các cơ quan chủ quản, các

cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông không chỉ tăng cường giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng cho người dân mà còn tạo diễn đàn để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, nhận diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong thực tiễn góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh

làm thất bại âm mưu, DBHB của các thế lực thù địch hòng chống phá Đảng,

Nhà nước, sự nghiệp cách mạng của VN

12.2 Đặc điễm của quản lý thông tin về chống “Diễn biễn hòa bình”

trên bảo chỉ

- Đặc điểm chung của quản jý: Căn cứ từ khái niệm quản lý, vai trò của quan ly thông tin trên hệ thống báo chí, truyền thông cách mạng VN có thể tổng kết một số đặc điểm cơ bản của quản lý thông tin như sau:

Thứ nhất, quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến Từ khi xã

ˆ hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm Quản lý là hoạt động đặc biệt của xã hội loài người Trong xã hội hiện đại hiện

nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi ở cấp độ “giây”, một tổ chức chỉ có thể đạt được

mục tiêu đề ra khi các chủ thể quản lý nắm được bản chất của hoạt động quản lý

Trang 24

và vận dụng nhuần nhuyễn trong bối cảnh thực tiễn, phân công, phối hợp các

nguồn lực sẵn có để dẫn dắt mỗi tổ chức đạt đến mục tiêu

Thứ hai, quản lý tác động bằng quyền lực Theo định nghĩa về quản lý,

hoạt động quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng

quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn hành vi của đối tượng quản lý

nhằm hướng đến mục đích hoạt động chung Trong đó, về cơ bản chỉ thể quản lý

sẽ tác động lên đối tượng quản lý bằng quyền lực, tuân thủ theo nguyên tắc, quy chế, quy định của từng tô chức Thực tế, mỗi chủ thể quản lý đều là những người/nhóm người có có phẩm chất, kỹ năng, kiến thức tông hợp vượt trội hơn

so với khách thể quản lý, để các khách thể quản lý phục tùng

Thứ ba, quản lý là hoạt động phối hợp các nguồn lực Quản lý bắt nguồn

từ sự phân công lao động trong một nhóm/tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao

hơn Quản lý giúp cho người đứng đầu nhóm/tô chức (chủ thể quản lý) phối hợp các nguồn lực, nễ lực của các thành viên (khách thể quản lý) nhằm đạt được

mục tiêu dé ra Từ sự phối hợp các nguồn lực từ hoạt động quán lý có thé tạo ra

sức mạnh tổng hợp của một nhóm/tổ chức

The tu, quan ly vita mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật Quản

lý phải tuân theo các quy luật khách quan, dựa trên những phương pháp khoa học

và cụ thể Tính khoa học của quản lý thể hiện ở việc các chủ thể quản lý phải nắm vững nguyên tắc tổ chức, mục tiêu của tổ chức, nguồn lực của tổ chức, đặc điểm của tình hình thực tiễn từ đó vận dụng cụ thể trong hoạt động quản lý, để hoạt động quản lý phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể Bên cạnh đó, hoạt

động quản lý đòi hỏi các chủ thể quản lý ngoài năng lực, trình độ, kinh nghiệm còn có “nghệ thuật” quản lý Thực tế, quản lý là hoạt động phức tạp, phụ thuộc

vào đối tượng/khách thê quản lý Đối tượng/khách thể quản lý là con người hoặc các tổ chức có đặc điểm và tâm lý phức tạp khác nhau Kết quả của hoạt động

quản lý thể hiện ở kết qua phát triển của từng đối tượng/khách thể quản lý, qua

Trang 25

kết quả, hiệu quá hoạt động của tô chức/tập thể do chủ thể quản lý phụ trách Nghệ thuật quản lý tý lệ thuận với hiệu quả lãnh đạo trong một tô chức

- Đặc điểm cụ thê của quản lý thông tin về chống “Diễn biến hòa bình” trên

báo QĐND Xuất phát từ đặc thù trong quản lý thông tin về chống DBHB trên báo

QĐND ngoài các đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong mọi hoàn cảnh, báo chí quân đội phải thể hiện rõ là cơ

quan ngôn luận tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương

và BQP, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân VN; giữ vững tính định hướng chính trị, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích; tuân thủ nghiêm túc Luật Báo chí 2021, bám sát và chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, BQP, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông: của cấp Ủy, cơ quan chủ quản báo chí về công tác thông tin, tuyên truyền Tuyệt đối không để xảy ra sai sót về chính trị trên các ấn phẩm báo chí, không để hiện tượng thương mại hóa xâm nhập vào các cơ quan báo chí quân đội Các cơ quan báo chí quân đội cần quán triệt sâu sắc và thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

về công tác báo chí trong tình hình mới, trọng tâm là Chỉ thị số 03-CT/QUTW

ngày 2/1/2019 của Quân ủy Trung ương “Về tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản trong QĐND VN”; chăm lo xây dựng tổ chức đảng trong các

cơ quan báo chí quân đội thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đầu ngang tâm với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền trong tình hình mới; đồng thời bảo đảm '

sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, thống nhất, xuyên suốt trong công tác định hướng thông tin, tuyên truyền

Thứ hai, thông tin về chống DBHB phải thực hiện theo đúng kế hoạch

Các cơ quan báo chí, truyền thông quân đội phải duy trì chuyên mục chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Cục Tuyên huấn/T: ông cục Chính trị chủ động tập hợp các bài viết về đấu tranh chống DBHB của các cơ quan báo chí

trong Quân đội có chất lượng tốt đã đăng tải trên các báo, tạp chí dé in thành tài

Trang 26

liệu tham khảo, phát hành trong toàn quân Các cơ quan báo chí, truyền thông quân đội phải xây đựng kế hoạch, phương hướng trong quản trị thông tin về chống DBHB theo nhiệm kỳ, hàng năm được các cơ quan quản lý cấp trên phê

duyệt Đồng thời định kỳ tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch

Thứ ba, nội dung thông tin chống DBHB phải đảm bảo tính khách quan,

toàn diện, lịch sử, cụ thể Nội dung thông tin chống DBHB hoạt động theo đúng

quy định của quân đội, tuân thủ luật pháp và các chế tài quy định của Nhà nước,

Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí và quản lý hoạt động Internet; không để xảy ra sai sót, không lộ lọt bí mật quân sự Bên cạnh đó, nội dung tin bài đấu tranh chống DBHB cần mang tính khoa học, nội dung trong từng bài viết và tổng thể chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa

bình” phải chặt sẽ, logic, có sự kế thừa, xâu chuỗi, kết hợp chặt chế giữa lý luận

và thực tiễn, có dẫn chứng chính xác, có căn cứ, thể hiện sự sinh động trong dau

tranh chống DBHB Đối với những nội dung quan trọng, phức tạp, nhạy cảm

phải tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, phối hợp với nhiều lực lượng, nhiều

nhóm đấu tranh phê phán

Thi tw, trong quản lý phóng viên/cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ đấu

tranh chống DBHB đòi hỏi các chủ thể quản lý cần làm tốt công tác giáo dục

chính trị, định hướng tư tưởng cho đội ngũ phóng viên/cộng tác viên Cần tiếp

tục giữ gìn, phát huy phẩm chất nhà báo chiến sĩ và danh dự người cầm bút,

tuyệt đối không lợi dụng báo chí vì động cơ vụ lợi cá nhân Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người làm báo quân đội cũng phải đề cao trách nhiệm chính trị, đạo đức nghề nghiệp trước Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Tổ chức

đảng trong các cơ quan báo chí phải làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền để cán bộ, phóng viên nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ gìn uy tín, danh hiệu Bộ đội

Cụ Hồ; tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, bản chất tốt đẹp của báo chí cách mạng VN và báo chí quân đội trong giai đoạn cách mạng mới

Trang 27

1.3 Cơ sở chính trị, pháp lý

1.3.1 Cơ sở chính trị

Cơ sở chính trị của nghiên cứu đề tài “Quản trị thông tin về chống diễn

biến hòa bình trên báo QĐND” căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách của Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị của Quân úy Trung ương,

BQP về phát triển báo chí Quân đội, quản lý thông về chống DBHB trên báo chí

nói chung, điển hình như:

- Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của

Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”

của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII Nhằm bảo vệ

vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố và tăng cường niềm tin khoa

học vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư trởng Hồ Chí Minh; giữ vững sự đoàn kết,

thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội và niềm tin của Nhân dân với

Đảng; ngăn chặn, đây lòi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống,

những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; làm thất bại mọi

âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động

trong tình hình mới

- Các.chỉ thị, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban

Bí thư về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đấu tranh chống âm

mưu DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản; Nghị

quyết Trung ương 5, Khóa X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí; Chỉ thị số 05-

CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường công tác lãnh đạo, đảm bảo an

ninh quốc gia trong tình hình mới; Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa X)

về tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động DBHB trên lĩnh vực tư tưởng;

Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa X) về tăng cường đấu tranh chống

DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; Các Nghị quyết của Ban Chấp hành

Trung ương Khóa XI: Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI về “Một số van đề cấp

bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết số 28/NQ/TW của Ban chấp hành

Trang 28

Trung ương về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (Nghị quyết 33-NQ/TW) vẻ “Xây dựng và phát triển đất nước, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 35- NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đề ra định hướng phát

triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó có mục tiêu (7): “Kiên quyết , kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ

quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN Giữ vững an ninh

chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mang, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ

chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tế nguy cơ gây đột biến; đây mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch” [7] Trong nội

dung “Những nhận thức và tư duy mới về quốc phòng VN” trong Văn kiện Đại

hội XIII cũng xác định mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đó là:

“Củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN là nhiệm vụ trọng

yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước hệ thống chính trị toàn dân, trong đó

QĐND là nòng cốt” [7]

1.3.2 Cơ sử pháp lý

- Luật Báo chí 2016: Điều 9, Luật Báo chí 2016 quy định các hành vi bị

nghiêm cấm trong đó: Nghiêm cấm đăng, phát tán thông tin chống Nhà nước CHXHCN VN; bịa đặt, gây hoang mamg trong nhân dân, gây chiến tranh tâm lý

- Các Nghị định của Chính phủ về công tác quản lý báo chí như: Nghị

định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/2/2017 của Chính phủ quy định chỉ tiết về phát

ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan hành chính Nhà nước; Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp dịch vụ

phát thanh, truyền hình; Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của

Trang 29

Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

- Luật An ninh mạng 2018: Báo QĐÐND có phiên bản Báo điện tứ nên hoạt

động của báo QĐND cũng tuân thủ theo các quy định của Luật An ninh mạng Theo đó, tại Chương III - Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng quy định về: Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước CHNXCN VN; kích động gây bạo loạn, phá rối an

ninh, gây tối trật tự công cộng: làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý

kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng

tư trên không gian mạng: Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật

tự an toàn xã hội; phòng, chống tấn công mạng: phòng, chống khủng bố mạng: phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng [38]

- Đối với báo QĐÐND, những quy định làm cơ sở cho hoạt động tổ chức, sản xuất thông tin đều đã được ban hành từ lâu và duy trì cho đến hiện nay như:

Thông tư số 183/2017/TT-BQP ngày 04.08.2017 về việc phát ngôn và cung cấp

thông tin cho báo chí trong BQP; Đề án “Hiện đại hóa các cơ quan báo chí Quân đội giai đoạn 2014 - 2018” đã được Bộ trưởng BỌP phê duyệt theo Quyết định

2795/QĐ-BQP ngày 22.7.2014 Ngoài ra, chức năng đấu tranh, chống DBHB

trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng của báo QĐND căn cử trên chức năng, nhiệm

vụ của Báo QĐND Với chức năng là cơ quan của Quân ủy Trung ương va BOP,

tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân VN, trong 70 năm qua, Báo QĐND

VN là vũ khí tin cậy, sắc bén của Đảng và Quân đội trên mặt trận chính trị, tư tưởng, là tiếng nói của Đảng, Quân đội, lực lượng vũ trang và nhân dân

1.4 Chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức quản (trị thông tin chống “Diễn biến hòa bình” trên báo chí

1.4.1 Chủ thể quản lý

Trang 30

1.4.1.1 Chủ thể quản lý vĩ mô

Tùy từng vị trí, chức năng của từng co quan bao, tạp chí Quân đội mà có chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau Với các cơ quan báo chí Trung ương thì

chủ thể quản lý là Bộ Thông tin và Truyền thông, BQP, Cơ quan chủ quản và

Ban biên tập cơ quan báo, tạp chí Với các tạp chí ở địa phương thì chủ thể quản

lý trực tiếp nhất là Sở Thông tin Truyền thông, UBND cấp tỉnh và lãnh đạo cơ quan báo chí Do đó, báo QĐND hoạt động căn cứ trên cơ sở pháp lý là các Luật, Nghị quyết theo từng chủ thể quản lý, cụ thể:

+ Đối với chủ thể quản lý là các cơ quan QLNN gồm có Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông, Báo QĐND hoạt động tuân thủ theo Luật Báo chí 2016 Căn cứ theo Theo Điều 7, Luật báo chí 2016, Cơ quan

quản lý báo chí bao gồm: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng QLNN về báo chí Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ,

quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông

thực hiện QLNN về báo chí [39]

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức

năng quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn

thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh truyền hình và cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia; QLNN các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

nhà nước của Bộ

Uỷ ban nhân dân và Sở Thông tin Truyền thông tỉnh: ở cấp tỉnh, trách nhiệm QLNN đối với báo chí thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo sự phân

cấp của Chính phủ Đây là các cơ quan nhà nước có sự can thiệp trực tiếp, sâu

sắc nhất đối với việc QLNN đối với báo chí thông qua các Sở Thông tin Truyền

thông và các bộ phận trực thuộc Sở Thông tin Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có (sau đây

Trang 31

gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban

nhân dân cấp tỉnh thực hiện QLNN về: báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển

phát; viễn thông và Internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công

nghệ thông tin điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền

thông; quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính và xuất bản phẩm; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, quản lý, ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật

+ Đối với chủ thể quản lý là BQP, căn cứ vào Điều 17, Thông tư

03/2019/TT-BQP quy định về công tác quản lý báo chi trong BQP quy định trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí như sau: Chỉ đạo cơ quan báo chí thuộc quyền chấp hành sự chỉ đạo, quan lý, định hướng thông tin của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng cục Chính trị; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp ủy cấp trên và cấp ủy cấp mình về hoạt động của

cơ quan báo chí thuộc quyền Xây dựng, hoàn thiện quy chế làm việc giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí; công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ báo

chí Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất bằng

văn bản của Tổng cục Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản về Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn), Bộ Thông tin và Truyền thông Thực hiện công tác kiểm tra, khen thưởng, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật và Quân đội Bảo đảm kinh phí, trang bị, phương tiện cho cơ quan

báo chí hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong môi trường truyền thông đa

phương tiện [3]

1.4.1.2 Chủ thể vi mô

Các chức năng của quản lý không chỉ giới hạn ở các nhà lãnh đạo Mỗi thành viên của một tô chức đều có một sô chức năng quản lý và báo cáo trong

Trang 32

công việc của mình Đối với quản trị thông tin về chống DBHB ở một cơ quan

báo chí, cơ sở truyền thông nói chung, cơ quan báo chí trong quân đội nói riêng, chủ thể quản lý vi mô gồm: Ban Biên tập (TBT, các Phó TBT), các trưởng, phó ban phòng chuyên môn (thư ký biên tập, Phóng viên, cộng tác viên, bạn đọc ),

biên tập viên, kỹ thuật viên Trong đó, TBT có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với

cơ quan chủ quản báo chí quyết định và tô chức thực hiện những nội dung liên quan đến công tác báo chí, xây đựng đội ngũ phóng viên, báo chí thuộc quyền;

Tổ chức, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan chủ

quản về hoạt động báo chí của cơ quan do mình phụ trách

1.4.2 Khách thể quản lý

Căn cứ từ chức năng của quản lý không chỉ giới hạn ở các nhà lãnh đạo (Ban Biên tập, TBT ) mà mỗi thành viên trong cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông đều có chức năng quản lý và báo cáo công việc của mình Do đó, đối

tượng và khách thể quản lý của nghiên cứu “Quản trị thông tin về chống diễn

biến hòa bình trên báo QĐND” là nội dung các tác phẩm báo chí thuộc chuyên

mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” và đội ngũ nhân lực tham gia

quy trình sản xuất thông tin từ khâu xây dựng chiến lược, kế hoạch, tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát gồm: TBT, các Phó TBT, các trưởng, phó ban phòng chuyên môn (thư ký biên tập, Phóng viên, cộng tác viên, bạn đọc ), biên tập

viên, kỹ thuật viên — -

1.4.3 Nội dung quan ly

_ Quản trị thông tin về chống DBHB của báo QĐND thực hiện trên các nội

dung cơ bản như sau:

- Quản ly noi dung thong tin vé chéng DBHB Néi dung, tác phẩm báo chí chống DBHB bảo vệ nền táng tư tưởng của Đảng phải đâm bảo các yêu cầu chung của thông tin báo chí, đặc biệt là tính Đảng và tính Đúng Báo chí cách

mạng nói chung, báo QĐND nói riêng phải đặt dưới sự lãnh đạo “tuyệt đối, trực

tiếp về mọi mặt” của DCS VN, phục vụ cho lợi ích của cách mạng Đây là

Trang 33

nguyên tắc đảm bảo tính Đảng trong hoạt động của báo chí Tác phẩm báo chí phải trung thành và thể hiện đúng đường lối, quan điểm của Đảng Tính Đảng yêu cầu các tác phẩm báo chí phải tuyên truyền, giáo dục, định hướng tạo được

sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Từ đó tăng thêm niềm tin và tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân đân Cung cấp thông tin và tạo diễn đàn để nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh Từ đó góp phần vào

việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh làm thất bại âm mưu DBHB của các thế lực thù địch hòng chống phá Đảng, Nhà nước, sự

nghiệp cách mạng

- Quần lý nguồn nhân lực tham gia quy trình sản xuất thông tỉn chỗng

DBHB Đẫu tranh làm thất bại chiến lược DBHB thực chất là cuộc đấu tranh ý

thức hệ, đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN; là một lĩnh vực đặc

thù, đa dạng, đôi khi rất khó bởi DBHB luôn đi vào nội bộ, vào bên trong, tác

động lôi kéo làm phân hóa từ nội bộ “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”, nội dung thông tin về chống DBHB cần đảm bảo thỏa mãn nhiều yêu cầu chặt chẽ, đòi hỏi yêu cầu về tiêu chí, tiêu chuẩn rất cao đối với các nhà quản trị Do đó, quy trình quản trị nhân sự chặt chẽ, nhà quản trị phải đảm bảo việc phân công, phân nhiệm, đánh giá hiệu quả hoạt động và xác định rõ vấn đề cụ thể trong triển khai nhiệm vụ phải rõ ràng Đặc biệt, những nhân sự viết tin bài của chuyên mục phải

là những người có nghiệp vụ tốt, có kiến thức, hiểu biết sâu sắc về Đảng, bám sát hoạt động thực tiễn của đời sống, xã hội, nghiên cứu sâu từ cơ sở, phản ánh

được ý kiến của nhân dân khi tham gia xây dựng Đảng mới có thể viết được

những tác phẩm báo chí sinh động, hấp dẫn, thu hút công chúng về đề tài bảo vệ

nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

- Quán lý nguồn lực bao gồm các loại máy móc, thiết bị phục vụ quy trình sản xuất thông tin Quản lý hệ thống máy móc, trang thiết bị là nội dung không thể thiếu trong hoạt động quản lý tại một cơ quan báo chí, cơ sở truyền

Trang 34

théng Trong pham vi khao sat chuyén muc “Lam thất bại chiến lược diễn biến

hòa bình” trên báo QĐND, hiệu quả quản trị phụ thuộc vào trang thiết bị, máy

móc chưa phải là lớn nhất, nhưng chất lượng tin, bài phụ thuộc rất lớn vào trang

thiết bị máy móc Ngay từ khâu xây dựng chiến lược, tổ chức sản xuất, kiểm tra,

giám sát, chủ thể quản trị đã phải có kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng trang

thiết bị máy móc

1.4.4 Những yêu cầu đối với việc quản trị thông tin chẳng “Diễn biến

hòa bình ” trên báo chí hiện nay

+ Yêu cầu trong quản trị nội dung thông fin: Nội dung thông tin về chống

DBHB trên báo chí, truyền thông nói chung, báo QĐND nói riêng về bản chất là

thông tin báo chí, do đó phải đảm bảo đủ đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí

Thứ nhất, thông tin chống DBHB phải đảm bảo tính thời sự Thông tin

thời sự có 3 nét chính là: toàn bộ sự việc vừa xảy ra, sự việc ít nhiều quan trọng

và được nhiều người quan tâm “Thời sự” có thể hiểu là những sự việc, sự kiện

vừa mới xảy ra, nóng hỗi, liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa ngay hôm

nay, ngay bây giờ Song cũng có những sự kiện diễn ra trước đó nhưng nay mới

biết, mới được nhận thức lại và được quan tâm Đây là những sự kiện công

chúng muốn biết, cần biết nhưng chưa được biết hoặc những sự kiện lãnh đạo

cần thông tin cho công chúng để thực hiện mục đích chính trị của mình Do đó,

trong quản trị thông tin chống DBHB, các nhà quản trị cần thông qua quyền

thông tin của mình, góp phần nâng cao tỉnh thần, trách nhiệm và nghĩa vụ của

công dân đối với đất nước và cộng đồng, cụ thể ở đây là đấu tranh làm thất bại

chiến lược DBHB

Ti thứ hai, thong tìn chống DBHB phải công khai Tính công khai của thông

tin chống DBHB sẽ làm cho nó trở thành sự kiện và vấn đề xã hội, thậm chí toàn

cầu Thông tin công khai sẽ tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của hàng

triệu người dân, lay động, chỉ phối hàng triệu người dân, Đây chính là nguồn

gôc quan trọng nhật tạo nên sức mạnh xã hội của báo chí:

Trang 35

Thứ ba, thông tin phải có tính mục đích Quản trị thông tin chống DBHB

phải đạt được mục đích để người dân hiểu rõ về âm mưu, thủ đoạn chống phá

của CNĐQ và các thế lực thù địch Đồng thời nhận thức đúng, đầy đủ về chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trách nhiệm của mỗi công dân trong

đấu tranh chống DBHB Do đó, các nhà quản trị báo chí cần lựa chọn và thông

tin sự kiện, vấn đề thời sự để đạt được mục đích tác động đến nhận thức của

công chúng xã hội theo định hướng tư tưởng đã được hoạch định sẵn và lôi kéo

công chúng vào tầm ảnh hưởng của mình Quá trình quản trị thông tin chống DBHB, báo chí cần xác định rõ tính mục đích trong thông tin, tổ chức sản xuất,

phát hành thông tin hướng vào các nhóm đối tượng đã được xác định Cách thức

trình bày thông tin phải đảm bảo tính Đảng, tính Đúng và tính chiến đấu của

thông tin về chống DBHB

Thi tw, théng tin phải có tính định kỳ, đều đặn Tính định kỳ tiềm ấn sức

mạnh của báo chí, tạo ra phản xạ có điều kiện trong tâm lý và thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng, Đồng thời, tính định kỳ cũng hình thành phong cách lao động, tác nghiệp của nhà báo, xây dựng kỷ luật lao động và nhịp điệu làm việc của tòa soạn báo chí - là cơ sở hình thành kế hoạch về cách thức làm việc, giao tiếp với xã hội

Thứ năm, thông tin phải phong phú, đa dạng và nhiều chiều Đặc điểm

của báo in là ký hiệu chữ viết, hình ảnh và màu sắc tác động vào thị giác người

nhìn So với các thể loại truyền thông khác như truyền hình, báo mạng điện tử,

audio các thức truyền tải thông tin đến người đọc ít sống động hơn Bên cạnh

đó, khách thé quản trị là thông tin chống DBHB rất “kén” người đọc Điều này

đòi hỏi các nhà quản trị báo in phải khai thác triệt để năng lực lựa chọn sự kiện,

phân tích vấn đề, khả năng tư duy logic để làm thông tin chống DBHB đa dạng, nhiều chiều, thuyết phục được công chúng xã hội Thông tin nhiều chiều, nhiều

góc độ tiếp cận giúp công chúng nhận thức sâu sắc hơn bản chất của chiến lược DBHB và vấn đề thực tiễn đặt ra trong đấu tranh chống DBHB

Trang 36

Thứ sáu, tính dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo Sự kiện và vấn đề báo chí

nói chung, thông tin chống DBHB nói riêng đều hướng đến mục đích cuối cùng đều hướng vào phục vụ số đông, giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ xã hội đang đặt ra Do đó, thông tin chống DBHB cần đảm bảo công chúng cùng phải hiểu

ngay lập tức và hiểu như nhau Hiểu như nhau mới có khả năng thống nhất nhận thức nhanh hành động nhanh cũng như thống nhất phương thức ứng xử với vấn

đề đang diễn ra Dễ hiểu là tức là các nhà quản trị thông tin chống DBHB cần

đem đến công chúng những bài viết mà trình độ chung của độc giải có thê hiểu một cách đễ dàng Người trình độ cao không nhàm chán, người trình độ thấp

không thấy khó hiểu Đây là yêu cầu và đặc điểm của giao tiếp đại chúng trên

truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng

Thứ bảy, tính tương tác Thông tin chống DBHB cần đảm bảo sự giao tiếp,

tác động hai chiều giữa chủ thể truyền thông (cơ quan báo chí) với khách thể

truyền thông (công chúng) trong những vấn đề, điều kiện cụ thể nào đó Cơ sở đánh giá hiệu quả tương tác thông qua báo chí là tạo ra sự đồng thuận xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững, phòng tránh những nguy cơ bất én trong cộng đồng

+ Yêu cầu trong quản lý nhân sự tham gia quy trình sản xuất thông tin chong DBHB Khác với văn học, hội họa, âm nhạc sản phẩm báo chí không phải là một tác phẩm riêng lẻ của từng cá nhân mà có sự tham gia đóng góp của

cả cơ quan báo chí Đối với một tác phẩm báo chí riêng lẻ, ngoài phóng viên/cộng tác viên viết bai con có sự tham gia của những chủ thể quản lý khác, đảm bảo những công việc, chức trách khác để đảm bảo tác phẩm báo chí có thể tiếp cận đến công chúng Do đó, nhân sự tham gia quy trình sản xuất thông tin -chống DBHB nói chung cần đảm bảo các yêu cầu chung như sau:

Phẩm chất chính trị Tính chính trị được thê hiện ở bản lĩnh, sự nhạy bén

về chính trị, có nhãn quan toàn diện, nhận thức đúng, đầy đủ biến động tình hình, đặc biệt thời kỳ VN đã và đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; đối tác và đối

tượng: hợp tác và đấu tranh đan xen; có trí tuệ và trình độ nghiệp vụ của người

Trang 37

làm báo, luôn luôn có lập trường, quan điểm vững vàng, kiến thức sâu rộng, có

khả năng phân tích, định hướng tư tưởng cho xã hội trước những bước ngoặt, sự

kiện lớn trong nước và quốc tế theo quan điểm, đường lối của Đảng Vì vậy, xây

dựng tờ báo hiện đại không chỉ là vấn đề đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ khoa

học, công nghệ cho đội ngũ nhà báo mà quan trọng hơn là đào tạo, bồi dưỡng

những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng để luôn có nhận thức đúng về

tình hình, yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu đi lên CNXH của cách mạng, từ đó xác định rõ động cơ tác nghiệp, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh, thử thách, khó khăn nào

Phẩm chất đạo đức Đạo đức ở đây được hiểu là đạo đức của nghề báo,

dựa trên bản chất công việc của nhà báo, phù hợp với vị trí, vai trò của nhà báo trong đời sống xã hội Đạo đức nghề nghiệp người làm báo được xác lập trên cơ

sở thống nhất với các nguyên tắc chung của thế giới, dựa trên cơ sở thực tiễn

hoạt động báo chí VN Điểm khác là trong nền báo chỉ cách mạng VN, tính Đảng và tính dân tộc được đề cao Tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử quốc gia, đảm bảo cho các hoạt động báo chí vừa hòa đồng với xã hội, vừa

không vượt qua những giới hạn, nguyên tắc chung của đạo đức nghề báo Người

làm báo VN đều là công đân nước CHXHCN VN nên đạo đức nghề báo không

thể tách rời những chuẩn mực đạo đức của mỗi người VN trong thời kỳ này Do

đó, những phẩm chất như yêu nước, thương dân, trung thành với CNXH, lòng

nhân đạo XHCN phải trở thành nền tảng của đạo đức nhà báo VN Trong “10 quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo VN” của Hội nhà báo VN cũng quy định: “Báo chí cách mạng VN là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ

chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân, đồng thời

là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống

tiêu cực, bảo vệ lợi ích của nhân dân” [50]

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Thông tìn đấu tranh về chỗng DBHB là

một lĩnh vực khó, đòi hỏi các nhà quản lý ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng

Trang 38

còn phải có nghiệp vụ tốt, có kiến thức, hiểu biết sâu sắc về đường lối của Đảng;

chính sách, pháp luật của nhà nước làm cho những tác phẩm báo chí sinh động, hấp dẫn, thu hút công chúng về đề tài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong đấu tranh, phản bác các quan điểm thù địch Chỉ những nhà quản lý thông tin có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt mới sản xuất được những tác phẩm báo chí có

tính chiến đấu cao, có cơ sở lý luận và thực tiễn thuyết phục, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ

hoạt động ở những thời điểm có các sự kiện chính trị đặc biệt như Đại hội Đảng,

bầu cử Quốc Hội, dịp Hội nghị quốc tế , hay khi có những tỉnh huống nhạy cảm,

khó khăn, phức tạp khác để tuyên truyền kích động, lôi kéo tập hợp, kích động quần chúng tham gia biểu tình phản đối, ủng hộ cho “lực lượng cấp tiến” cho bọn cầm đầu “Ngọn cờ” Đây là cuộc đấu tranh rất cam go, phức tạp, trên mặt trận

thông tin truyền thông chính thống của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN Dựa

trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật, các chỉ thị quy định để xây dựng khối đoàn kết

thống nhất toàn dân tộc trên cùng một mặt trận đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng với chiến lược DBHB của CNĐQ và các thế lực thù dich Dé phát huy tối

đa hiệu quả hoạt động đấu tranh chống DBHB trong lĩnh vực chính trị tư tưởng của Các cơ quan báo chí nói chung, báo QĐND nói riêng đòi hỏi nhà quản lý các cơ quan báo chí phải năm vững nội hàm, bản chất, chức năng của hoạt động quản lý

để vận dụng vào thực tiễn công tác quản trị tại đơn vị mình.

Trang 39

Chương 2

'-THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ THÔNG TIN CHONG DIEN BIEN HOA BiNH TREN BAO QUAN BOI NHAN DAN QUA KHAO SAT TRUONG HOP QUAN TRI CHUYEN MUC

“1AM THAT BAI CHIEN LUQC DIEN BIEN HOA BINH”

2.1 Tống quan về báo Quân đội nhân dân và chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”

2.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của bảo Quân đội nhân dân

Báo QĐND là cơ quan của Quân ủy Trung ương và BỌQP, tiếng nói của

lực lượng vũ trang; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐCS

VN; sự quản lý, chỉ đạo của BQP, của Tổng cục chính trị QĐND VN là cơ quan

của Đảng trong Quân đội Tiền thân của Báo QĐND là “Đội VN Tuyên truyền

Giải phóng quân” được Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập ngày 22.12.1944 Trải qua quá trình phát triển, thay đổi về mặt chức năng, nhiệm vụ, báo QĐNĐ đã

nhiều lần được đổi tên thành: Tiếng súng reo (27.12.1944), báo “Vệ Quốc quân”

(10.3.1947), báo “Quân du kích” (01.04.1948), báo “Quân đội nhân dân” (20.10.1950) Từ một tờ báo phát hành nội bộ trong lực lượng vũ trang, đến nay

báo QĐND đã phát hành rộng rãi trong toàn xã hội với các ấn phẩm: Báo

QDND hang ngay, Bao QDND cuối tuần, Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng, Báo QĐND điện tử đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng

Lào, tiếng Khmer), đa loại hình (Video, Audio, được truyền tải trên đa nền tảng

số) Với những thành tích xuất sắc trong 70 năm qua, Báo QĐND đã được Đảng

và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba cùng nhiều phần thưởng cao quý khác

_ Về cơ cấu tổ chức, chỉ huy, quản lý cao nhất làm việc tai Bao QDND 1a Ban Biên tập Đây là bộ não của tòa soạn, quản lý, lãnh đạo tòa soạn, xây dựng

Trang 40

phương hướng, chiến lược phát triển tòa soạn trong từng giai đoạn lịch sử nhất

định Ban Biên tập Báo QĐND là những sỹ quan cao cấp của QĐND VN, là

những đảng viên ưu tú của ĐCS VN có nhiệm vụ bàn bạc và giải quyết các vấn

đề liên quan đến xuất bản các ấn phẩm báo chí của tòa soạn

TBT báo QĐND hiện nay là đồng chí Đoàn Xuân Bộ Đồng chí Đoàn

Xuân Bộ sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, BỌP, trực tiếp là Tổng Cục

chính trị về công tác tuyên truyền đối nội và đối ngoại, tổ chức cán bộ, vận hành

tòa soạn xuất bản đều đặn các ấn phẩm đảm bảo chất lượng trong đó có quản lý

thông tin trên báo chí Tổng biên tập chịu trách nhiệm phân công các thành viên

trong Ban Biên tập thực hiện công tác tô chức, quản lý các phòng, ban chuyên

môn và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, biên tập và kiểm duyệt các tin, bài cho

đăng hàng ngày, hàng tuần và các ấn phẩm khác của báo; xây dựng các đề án

phương hướng phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm, chăm lo

công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ

cho đội ngũ cán bộ, phóng viên Các thành viên Ban Biên tập chịu trách nhiệm

trước TBT về toàn bộ phần việc được phân công và tham gia chỉ đạo hoạt động

chuyên môn nghiệp vụ của phóng viên và cộng tác biên tập, xuất bản của cơ quan

Các Phó TBT báo QDND hién nay là đồng chí Đỗ Phú Thọ, Bi thu dang

ủy, đồng chí Ngô Anh Thu, đồng chí Trần Tuấn Anh Ngày 08.03.2019, Thượng

tướng, Tổng tham mưu trưởng QĐND VN Phan Văn Giang đã ký Quyết định số

394/QĐ-TM phê duyệt biên chế tổ chức Báo QĐND đến năm 2025 và Quyết

định số 831/QĐ-BQP về việc tổ chức lại Báo QĐND Theo quyết định số

831/QĐ/TM quân số biên chế của báo là 214 đồng chí, trong đó có 175 sĩ quan,

28 quân nhân chuyên nghiệp, 9 công nhân viên chức quốc phòng, 9 chiến sĩ

2.1.2 Giới thiệu vài nét về chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn

biến hòa bình”

- Lịch sử ra đời của chuyên mục: Chuyên mục “Làm thất bại chiên lược

Ngày đăng: 12/04/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w