Luận văn đivào những mảng nội dung về chính trị - an ninh của nước Nga, nước Nga qua trong cácquan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ hợp tác Nga - Việt, những vấn đề kinh tế - xã
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ BÍCH NGỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ HỌC
Hà Nội - Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ BÍCH NGỌC
Luan van Thac sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã sô: 8320101.01
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
TS Trần Duy PGS.TS Nguyễn Văn Dững
Hà Nội - Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Liên bang
Nga giai đoạn 2001 - 2021 trên báo điện tử hai nước” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi được thực hiện dưới sự hướng dan của TS Trần Duy
Nội dung và các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét và nghiên cứu nêutrong luận văn là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng được công bố dướibắt cứ hình thức nào
Trong luận văn, tôi có sử dung một số trích dẫn từ các nguồn tài liệu tham khảo,những trích dẫn đều được ghi nguôn đây đủ và trung thực
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 4LOI CAM ON
Dé hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thay cô trong ViệnĐào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV (Đại hoc Quốc gia HàNội) Các thay cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Tran Duy, người đã trực tiếp
hướng dan, động viên, khích lệ va tao moi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt
ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
"98710225525 ::ồỒÔÔÒ 4
1 Lý do chọn đề tài -: ¿5c +S£+SE9EE£EESEEEEKEEEE212112112112111111111111 1111211111111 xe 4
PB (000i) 20v 0n Ả 5
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 + 2221323331133 E 5113 E1 E111 EEErkrrrkre 11
4 Đối tượng va phạm vi nghiên COU cccccecscssesseessessessessessecsesssssssssessessessecsessessessseeseeseeses 11
5 Phương pháp nghién CU ccccccecesssssscsseescessecsseesecesecseesseceseeseceseceeeesesesecsessaesesesseeeaes 12
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài ¿©2229 E£EkSEEEEEEEEEEEEEEE21121111 11 21c 13
7 Kết câu luận văn ¿52 Set E21 1E1181121111111111111111111E1111111111 111111111 14
CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN BAO ĐIỆN TU VỚI VAN DE
MOI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LB NGA l5
LL Co va 15
1.2 Cơ sở thực tiỄn - k1 1919191119151 519151 515111117111 11 111111 TT TT TT TT ng gen 23
1.3 Tiéu két ChUONG 8xănd 30
CHUONG 2: THUC TRANG BAO DIEN TU THONG TIN MOI QUAN HE
HOP TÁC KINH TE VIỆT NAM - LB NGA 2-22-75c©5c2cxcczccrxrrrrerxee 31
2.1 Giới thiệu về 4 tờ báo điện tử được khảo sat cee csseseseesessessesesessessesesesstsneaees 31
2.2 Nội dung va phương thức thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga
trén ba GiGN th 575 ắắás 38 2.3 Tiểu kết chương 2 o.cescccescsssesssessssssssssesssessecsuesssessesssessecsusssusssessuessecsusssecsuecsuessecsueesecsees 89
CHƯƠNG 3: MOT SO VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHAT LUQNG THONG TIN MOI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TE VIỆT NAM
- LB NGA TREN BAO ĐIỆN TU 0 cscccssscssssesssesssesssesssesssessssesssessseessecssecssecssesssesens 90
3.1, Nhiing van dé Gat 08a dd-:-:4 90
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB
):8›2¡0x;100iï100ãi T11 94
3.3 Tiểu kết chương 3 -2 +: 222E2EE9EE2E1E2112712112711211711211211 1121.11.11 1.kcre 105
KẾT LUẬN - 2-5221 SE SE 2E 211211211211211 1111 1111111111111 21101111011 1111 1 crrre 107TÀI LIEU THAM KHAO - 2-2 ©52SS‡SE2EE2EEEEEE2E1271211271211 21211 crreeg 109
0009 02 112
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Số lượng bài viết về mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga trên 04
tờ báo khảo sát cee - 1111111111111 1111111111111 1111111111111 1111111111111 1 k2 36
Bang 2.2 Bang tần suất các nội dung được thé hiện trên 04 tờ báo điện tử 37
Bảng 2.3 Tỷ lệ cách rút tít bài báo -¿- 2+ 52+ ©+++2++£EEEtEEE2EESEELEEEEEE.EEEEcrkrrrkres 71 Bảng 2.4 Tỷ lệ các hình thức được sử dụng tô chức thông tin “nhiều cửa” 87
DANH MUC BIEU DO Biểu đồ 2.1 Số lượng bài về chuyến thăm xúc tiến thương mại hai nước cee 47 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ bai thông tin về lĩnh vực thương mại xuất - nhập khẩu so với số lượng bài khảo sất s6 231v TH TH HH HH HT 31 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ bài viết theo chủ dé kinh tế xuất — nhập khẩu - 52
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ bài thông tin về hợp tác năng lượng 62
Biểu đô 2.7 Tỷ lệ bài thông tin về hợp tác năng lượng theo nhóm nganh 63
Biểu đồ 2.8 Số lượng bài thông tin hợp tác năng lượng theo nhóm ngành hợp tác 73
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ bài viết thông tin hợp tác đầu tư kinh tế Việt Nam - LB Nga 70 Biểu đồ 2.10 Ty lệ số lượng bài viết theo thể loại ¿c2 s2zz+£xtzzzerxe xxx se2 83
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga là một trong những mối quan hệ đặc biệt,được thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào ngày 30/01/1950 LB Nga cũng là quốc giađầu tiên trong 6 đối tác tác chiến lược toàn diện thế giới có khuôn khô Đối tác chiếnlược với Việt Nam Việt Nam luôn trân trọng và biết ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ chí tình mànhân dân Nga dành cho Việt Nam trong công cuộc đấu tranh, giành lại độc lập dân tộccũng như trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ngày nay Nga luôn là mộttrong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.Ngược lại, Việt Nam là một trong những đối tác truyền thống tin cậy và quan trọng củaNga tại khu vực châu A — Thái Bình Dương
Tìm kiếm những giá trị mới trong quan hệ hợp tác hai nước, nhìn từ lợi ích cốt lõicủa hai quốc gia là một việc trọng yếu được đặt ra trong bối cảnh day thách thức củatình hình thế giới và khu vực hiện nay Trong đó, hợp tác kinh tế là một trụ cột quantrọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam — LB Nga, thúc đây mở rộng
và sâu hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước
Trong bối cảnh đó, báo chí đóng vai trò là kênh thông tin hữu hiệu trong quá trình phát triển kinh tế song phương Việc đưa thông tin chính xác - nhanh chóng - trungthực về mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Viét - Nga tạo điều kiện cho sự hội nhập,kết nối kinh tế cho sự phát triển của hai nước Báo chí là công cụ dé tuyên truyền chủtrương, chính sách của Chính phủ hai nước đồng thời là diễn đàn của công chúng débày tỏ ý kiến, góp ý, phê bình và kiến nghị.
Trong hệ thống báo chí, báo điện tử đang là loại hình tỏ rõ sức mạnh, vi trí của
mình Với những ưu điểm vượt trội, hội tụ thế mạnh của báo in, báo phát thanh, truyềnhình cùng với việc ứng dụng những tiến bộ mới của khoa học công nghệ và thực hiệnchuyên đổi số, báo điện tử chứng tỏ hiệu quả trong việc thông tin về mối quan hệ hợptác kinh tế Việt Nam - LB Nga Thông tin được cập nhật liên tục, mang tính thời sự,
Trang 9hấp dẫn công chúng Mặt khác, báo điện tử có khả năng kết hợp nhiều loại hình nộidung như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, đồ họa tương tác và nhiều hình thứckhác giúp truyền đạt thông tin một cách phong phú và da dang hơn Do đó, báo điện tử
là loại hình có thể mạnh trong việc thông tin về mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên
bang Nga.
Trong những năm qua, thông tin về mối quan hệ hợp tác kinh tế Nga - Việt đượcphản ánh khá nhiều trên báo điện tử ở Việt Nam và Nga Tuy nhiên, hiện nay chưa cóluận văn nào tìm hiểu và nghiên cứu chi tiết vấn đề này trên báo điện tử hai nước một
cách rộng và khái quát Là một người đã có thời gian dài học báo chí tại Nga tác giả
nhận thức được vai trò và tầm ảnh hưởng của báo chí trong việc xây dựng mối quan hệhợp tác kinh tế Nga - Việt nói riêng và mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga -
Việt nói chung.
Với những lý do trên cùng với tình cảm đặc biệt của mình dành cho nước Nga,
tác giả đã quyết định lựa chon đề tài “Mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Liên
bang Nga giai đoạn 2001 - 2021 trên báo điện tử hai nước ” cho luận văn cao học của
mình.
2 Lịch sử nghiên cứu
Hop tác kinh tế nói chung và hợp tác kinh tế Việt Nam — LB nga nói riêng là đềtài được nhiều học giả trong các lĩnh vực kinh tế, báo chí, truyền thông dành nhiều sựquan tâm Các nghiên cứu đi trước, tác giả xin được tổng quan thành các nhóm vấn đề
Sau:
2.1 Về mối quan hệ hop tác Việt Nam — Liên bang Nga
Trong bài viết “Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp của Liên
bang Nga vào Việt Nam” (2003), tác gia Rostislav Shimanovskiy, Tạp chí Nghién cứu
châu Âu, số 2 (56) đã nêu ra những khó khăn, thách thức trong chiến lược đầu tư của
LB Nga và Việt Nam Nguyên nhân do các nhà đầu tư LB Nga chưa hiểu hết thị trường
Trang 10Việt Nam nên không chú trọng đầu tư Điều đó đã làm ảnh hưởng đến chính sách đầu
tư, thương mại của LB Nga với Việt Nam.
Cuốn sách “ASEAN - Russia: Foundations and Future Prospects” (Tạm dich:
“ASEAN - Nga: Những nên tảng và triển vọng tương lai”) (2012), NXB Viện Nghiêncứu Đông Nam Á của nhóm tác giả Victor Sumsky, Mark Hong, Amy Lugg (hiệuđịnh) đã dành 1 chương nói về quan hệ LB Nga - Việt: lịch sử quan hệ truyền thống,hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực (chính trị, quân sự, khoa học, giáo dục, kinh tế,thương mai) Tác giả đã đưa ra những nhận định khách quan về mối quan hệ Việt Nam
— LB Nga day triển vọng trong tương lai với sự nỗ lực hợp tác thúc đây của hai nước.Day là những nền tảng lý luận khoa học của quan hệ Nga — Việt để người việc tham
khảo và phát huy trong luận văn của mình.
Năm 2013, tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV: “Vi một Việt Nam pháttriển và hội nhập thành công”, giáo sư Thayer C.A của trường Đại học New SouthWales đã tham gia báo cáo khoa học với chủ đề “Vietnam on the road to global
integration: Forging strategic partnerships through international securiy
cooperation” (Tạm dịch: “Việt Nam trên đường hội nhập toàn câu: Xây dựng quan hệđối tác chiến lược thông qua hợp tác an ninh quốc tế”) Báo cáo nghiên cứu quan hệ của Việt Nam với tám quốc gia lớn, tập trung vào hợp tác an ninh quốc tế Song
phương: Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), An Độ (2007) Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (2006), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010)
và Đức (2011).
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, quan hệ Việt
Nam — LB Nga cũng là một đề tài truyền thống, thu hút được nhiều chuyên gia trong
nước tham gia nghiên cứu.
Trong ấn phẩm “Liên bang Nga trong nên kinh tế thé giới trước thêm thé kỷ XXI”(2000), (Nguyễn Hà An, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4, Hà Nội, tr.43 -48) tác giả
đã nêu ra những khó khăn mà Moscow gặp phải sau khi tách khỏi Liên Xô trở thành
Trang 11một quốc gia độc lập năm 1991 Tiềm lực kinh tế suy giảm, sản xuất giảm sút lại chịuảnh hưởng của những bat 6n chính trị trong nước và khủng hoảng kinh tế kéo dài trongthập niên 90 của thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế nước này đứng bên bờ vực của sựsụp đồ Những khĩ khăn, thách thức trên sẽ là chướng ngại vật lớn cho nền kinh tế LBNga Đồng thời, trật tự thế giới chuyên từ hai cực Mỹ và Liên Xơ chuyền sang trật tựmột cực khi siêu cường Mỹ áp đặt tầm ảnh hưởng cả kinh tế và quân sự lên thế giới.
Bài báo “Quan hệ kinh tế Việt — Nga trong bối cảnh quốc tế mới” (2003),(Nguyễn Hà An, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6 (54), Hà Nội, tr.63 — 76) đã đi vàophân tích thực trạng quan hệ kinh tế Việt — Nga trên 2 khía cạnh thương mại và đầu tưgiai đoạn 1988 — 2002 từ đĩ đưa ra một số gợi ý nhằm thúc đây mạnh mẽ hơn nữa quan
hệ hợp tac nay trong tương lai.
Trong bài viết “Sự vươn lên của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin” (2007),Nguyễn Thanh Hiền, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 11 (86), Hà Nội, tr,57 - 61) tác
giả đã nêu ra được những thành tựu to lớn mà nước Nga đã đạt được trong 7 năm (2000
-2007) dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.I Putin Những thành tựu này được thể hiện
rõ nét trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hĩa
Trong cuốn “Các giải pháp phát triển quan hệ Nga — ASEAN trong bối cảnh moi” (2009), NXB Từ điển Bách khoa, PGS.TS N guyén Quang Tuấn đã đi vào phân
tích chính sách hướng Đơng của LB Nga Với các nước ASEAN, Nga là một nhân tố
quan trọng cho hịa bình và phát triển trên thế giới, cĩ nhiều tiềm năng dé phát triểnhợp tác trong tương lai Những giải pháp thúc đây quan hệ hợp tác quốc tế này trongcác lĩnh vực chủ chốt như thương mại, đầu tư năng lượng, quân sự, khoa học, kỹ thuật
dé phát triển hợp tác Nga — ASEAN trong giai đoạn 2005 — 2015
Năm 2021, tại Hội thảo quốc tế “70-1emue 6bemuamcKo-poccuticKux OMmHOWeHUti
ở oÕnacmu HayKu u o6pazoganua”(Tam dịch: “70 năm hợp tác Việt - Nga về giáo duc
và khoa hoc”), TS Trần Việt Thanh - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Cơng nghệ
đã cĩ bài tham luận đề tài “Việt Nam - Liên Bang Nga: 70 năm quan hệ ngoại giao,
Trang 12hơn 60 năm hợp tác về khoa học và công nghệ" Tác giả đã nhân mạnh quan hệ đối tácchiến lược Nga - Việt hiện tại kế thừa quan hệ truyền thống thăm tình hữu nghị Việt
Nam - Liên Xô trước kia.
Bên cạnh đó, có nhiều đề tài thạc sĩ nghiên cứu về mỗi quan hệ Nga — Việt Nam
2014, học viên Trần Hong Van (Chuyén nganh Quan hé quéc tế, Dai học Khoa hoc xãhội & nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) đã thực hiện đề tài “Quan hệ Việt Nam -
Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2011” do TS Nguyễn Thị Thúy Hà hướng dẫn Tác
giả đã khái quát được những xu thế và bối cảnh của tình hình quốc tế tác động đến mốiquan hệ Việt Nam - LB Nga trong 10 năm đầu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Từ
đó, tìm hiểu và đánh giá những luận lợi - khó khăn mà mối quan hệ hợp tác Nga - Việt
đã gặp phải trong giai đoạn này Từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị dé Dang,
Nhà nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam có những điều chỉnh chính sách hợp lý, nhằm củng
cé hơn nữa mối quan hệ hai nước
Năm 2015, học viên Định Thị Duyên (Chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường Đạihọc Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội) đã thực hiện đề tài luận văn “Quan hệ thương
mại Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2007-2014” do PGS.TS Nguyễn Xuân Thiên
hướng dẫn để làm sáng rõ những thay đổi trong quan hệ thương mại hàng hóa song
phương giữa Việt Nam va LB Nga giai đoạn 2007 — 2014.
2.2 Về mối quan hệ hop tác Việt Nam — LB Nga trên báo chí
Phần lớn trên đây là những sách, công trình nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, vănhóa hoặc quan hệ quốc tế, khoa học chính trị Những công trình, đề tài nghiên cứu về
nước Nga trên báo chí Việt Nam, Việt Nam trên báo chí Nga, mối quan hệ hợp tác Nga
- Việt trên báo chí là rat ít Cụ thé tại Việt Nam:
Luận văn thạc sĩ Khoa học báo chí của tác giả Vũ Thị Bình Châu (2002) “Báo chí
với việc phản ánh quá trình hội nhập thương mại quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1996
- 2000” do TS Nguyễn Tuan Phong hướng dẫn Luận văn đã tìm hiểu, phân tích, sosánh, tong hợp và đánh giá nội dung, hiệu quả về quá trình hội nhập thương mại quốc
Trang 13tế của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế giai đoạn 1996 - 2000 được phảnánh trên các tờ báo in, tap chí kinh tế: Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài
Gòn, Tạp chí Thương mại, Vietnam Investment Review, Vietnam Economic Time.
Luận văn thạc sĩ Báo chí “Những sự kiện chính trị quốc tế lớn năm 2008 - 2009
trên báo in Việt Nam” (2010) của tác giả Lê Thị Diệu Thúy do PGS.TS Định Văn
Hường hướng dẫn Tác giả đã phác họa toàn cảnh báo chí Việt Nam về những biếnđộng chính trị quốc tế lớn, trong đó có sự kiện bầu cử Tổng thống Nga được đăng tảitrên báo Quân đội nhân dân, báo Thanh niên và tuần báo Thế giới và Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Báo chí “Một số thể loại trong thông tin về các van dé quốc téđối nội trên báo chí Việt Nam trong những năm gan đây” của tác giả Bùi Tién Dũng
(2002) do PGS.TS Đỗ Xuân Hà hướng dẫn.
Luận văn thạc sĩ Báo chí “Nước Nga trên báo chí Việt Nam những năm dau thé
kỷ 21” của tác giả Nguyễn Thị Tú Quyên (2013) do GS.TS Đỗ Quang Hung hướng
dẫn Tác giả đã nghiên cứu, phân tích những bài viết về nước Nga trên một số tạp chínghiên cứu của Việt Nam bao gồm: Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Quốc
tẾ, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới Luận văn đivào những mảng nội dung về chính trị - an ninh của nước Nga, nước Nga qua trong cácquan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, quan hệ hợp tác Nga - Việt, những vấn đề kinh
tế - xã hội nước Nga, di sản lịch sử - văn hóa được phản ánh trên 4 tạp chí in của ViệtNam, chưa đi sâu vào mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế Nga - Việt trên cả báo Nga
Luận án tiến sĩ báo chí “O6paz Poccuu 60 6bemuamcKoti cemeeol
2cypHanuecmuke 2001- 2015 22.” (Tạm dịch: Hình anh nước Nga trên báo điện tử Việt
Trang 14Nam năm 2001 - 2015) của tác giả Nguyễn Thị Diu (2017) do GS.TS Grabelnikov
A.A Khoa Truyền thơng Đại chúng của Đại học Hữu nghị các dân tộc Nga hướng dẫn
Luận án tiến sĩ báo chí “Oco6ennocmu (ÙỊOpMUÐo6dHua umudoca Boemuama 6uumepuem-CMH Poccuu (2010 - 2012 az.)” (Tam dich: Đặc điểm hình thành hình ảnh
Việt Nam trên bao điện tử cua Nga trong những năm 2010 - 2012) của tác giả Dinh
Xuân Thắng, 2018 do GS.TS Barabash V.V hướng dẫn
Bên cạnh đĩ cĩ một số bài báo, nghiên cứu của các học giả Nga về hình ảnh Việt
Nam trên sách, báo chí Nga:
Năm 2007, nhà Việt Nam học và Đơng phương học người Nga Daria Mishukova
sau nhiều năm tháng nghiên cứu về văn hĩa Việt Nam bang tiếng Việt, tiếng Anh, Nga,Pháp, học hỏi, nghiên cứu lịch sử và văn hĩa Việt Nam đã cho ra mat cuốn sách
“Boemnam llymeuuecmeue 6 cmpany ịpakonòe u eit” (Tạm dịch: Việt Nam - DatNước Con Rong Cháu Tiên ) bản tiếng Nga Sau đĩ chính giả dịch sang tiếng Việt vàonăm 2013 Cuốn sách giới thiệu khái quát về văn hĩa, đất nước và con người Việt Nam
với những gĩc nhìn từ một người Nga.
Năm 2013, tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV: “Vi một Việt Nam pháttriển và hội nhập thành cơng”, TS Solokhov Anatoly, Viện Hàn lâm khoa học Liênbang Nga đã tham gia báo cáo khoa học với chủ đề “Việt Nam trong sách báo Nga,nửa sau thé kỉ XIX- dau thế ki XX” (2013) Tác giả chi ra rằng “Việc nghiên cứu vềViệt Nam ở nước Nga bắt dau một cách tích cực chưa được lâu lắm - vào dau nhữngnăm 50 của thé kỷ trước Nhưng trên thực tế thì những bài nhắc tới đất nước châu A xa xơi trong ấn phẩm định kỳ và trong văn học Nga đã xuất hiện từ khoảng cuối thé kiXVIII - dau thé ki XIX” Những ân phẩm đầu tiên về Việt Nam tại Nga là các bản dịch
từ báo và tạp chí nước ngồi (trước hết là của Pháp) và chủ yếu đưới dạng mẫu tin, bút
ký Giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế ky XX, cĩ nhiều tạp chí, báo Nga đưa tin vềViệt Nam như tạp chí Tri thức tự nhiên và địa lí (1901, số 7), báo quân đội SaintPetersburg (1901 - 1902), tạp chí Dia hình va trắc địa
10
Trang 15Các nghiên cứu trên cho thấy, có nhiều kết quả nghiên cứu về mối quan hệ đối tácNga - Việt ở góc độ chính tri ngoại giao hoặc lịch sử - văn hóa, số lượng ít bài nghiêncứu về hình ảnh Việt Nam trên báo chí Nga Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có côngtrình nào nghiên cứu mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện tửhai nước ở cấp độ tương đương về mặt thời gian cũng như mức độ nghiên cứu.
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở hệ thống những vấn đề về lý luận, bước đầu hình thành khung lýthuyết cho vấn đề nghiên cứu cùng với những khảo sát, phân tích và đánh giá thựctrạng vấn đề, luận văn tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng báo chí nóichung và báo mạng điện tử nói riêng trong việc thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế
giữa hai nước Việt Nam — LB Nga.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài “Mới quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam Liên bang Nga giai đoạn 2001
-2021 trên báo điện tu hai nước ” có 3 nhiệm vụ trọng tam cần thực hiện là:
- Nghiên cứu và hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
- Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng báo điện tử thông tin vềmối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga
- Đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin mối quan hệ hợp táckinh tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện tử
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trên
báo điện tử hai nước
4.2 Pham vi nghiên cứu
Pham vi không gian:
II
Trang 16Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chọn 2 tờ báo điện tử của Nga và 2 tờ báođiện tử của Việt làm làm đối tượng nghiên cứu và khảo sát, cụ thé là ria.ru, gazeta.ru,
vnexpress.net, tuoitre.vn Sở di có sự lựa chọn trên đây vì đây là những báo điện tử có
nhiều lượt truy cập nhất tại LB Nga và Việt Nam
Cụ thể theo Hệ thống phân tích và theo dõi truyền thông tự động Medialogiatháng 4/2022, ria.ru và gazeta.ru là những báo điện tử của Nga được truy cập nhiềunhất Theo Alexa.com, tính đến ngày 14-10-2021, trên bảng xếp hang 50 website hàngđầu Việt Nam, có có vnexpress.vn (vị trí thứ 4) và tuoitre.vn (vi trí 19) là 2 trong 9 tờbáo điện tử thu hút nhiều người xem nhất Số liệu thống kê này dựa trên 4 tiêu chí baogồm: Thời gian độc giả lưu lại trên trang, số trang được xem, số lượng tìm kiếm bằng
từ khóa, tổng số trang dẫn đến website
Phạm vi thời gian:
Thời gian khảo sát: từ ngày 1/1/2001 tới 31/12/ 2021.
Đây là hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 Nga - Việt thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.Khuôn khổ quan hệ Việt Nam - LB Nga trong thé kỷ 21 đã được chính thức hóa bằngviệc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược nhân dịp Tổng thống V Putinthăm Việt Nam (từ ngày 28/02 đến 02/03/2001)
Mặt khác, thời gian khảo sát là 20 năm để đảm bảo số lượng tin bài giúp chongười thực hiện luận văn có cái nhìn toàn diện về việc truyền tải thông tin hợp tác kinh
tế Việt Nam - Nga trên báo điện tử khảo sát
Như vậy, đối tượng nghiên cứu chính của luận văn sẽ là tất cả những bài báo liênquan đến đề tài mối quan hệ kinh tế Việt Nam - LB Nga trên 4 tờ báo điện tử kể trong
khoảng thời gian 20 năm từ 2001 — 2021.
5 Phương pháp nghiên cứu
Dé nghiên cứu luận văn, tác giả dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích nội dung
12
Trang 17Bao gồm phân tích nội dung 601 tin, bài về mối quan hệ kinh tế Nga - Việt trong
khoảng thời gian từ 1/1/2001 tới 31/12/2021 Trong đó có 130 tin, bai trên báo
gazeta.ru; 232 tin, bài trên báo ria.ru; 96 tin, bài trên báo vnexpress.net; 143 tin, bài
trên báo tuoitre.vn Về mặt định lượng, tác giả phân tích nội dung bằng cách lập bảng
mã (codebook) nhằm khảo sát tần suất xuất hiện tin bài về mối quan hệ hợp tác kinh tếNga - Việt trên các bài viết trong thời gian khảo sát
Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu sát sao và toàn diện 4 tờ báo điện tử gazzeta.ru, ria.ru, vnexpress.net,
tuoitre.vn thông tin về mối quan hệ hợp tác kinh tế song phương Việt — Nga trong
khoảng thời gian 2001 — 2021.
Phương pháp phỏng vấn sâuPhương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để thu thập thông tin, nhận định từ cácchuyên gia, biên tập viên, phóng viên, đại diện doanh nghiệp Qua việc tiến hànhphỏng vấn này, luận văn mong muốn ghi nhận những quan điểm của họ về vấn đề
nghiên cứu.
Phương pháp thống kê phân loạiLàm rõ số lượng và chất lượng nội dung, hình thức của tác phẩm báo chí thôngtin về mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga trên 04 báo điện tử khảo sátvnexpress.net, tuoitre.vn, gazeta.ru, ria.ru giai đoạn 01/2001 đến 12/2021
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú hơn lý luận về vai trò, ảnh hưởng, tác
độ của báo chí tới mối quan hệ kinh tế Việt Nam - LB Nga Đồng thời đề tài cung cấpnhững luận điểm khoa học, hệ thống khóa cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu vềvai trò của báo điện tử về vấn đề kinh tế quốc tế nói chung
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
13
Trang 18Đề tài góp phần làm rõ nhận thức về mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LBNga thông qua các hoạt động của báo chí Từ đó, khang định những đóng góp của báochí nói chung, báo điện tử nói riêng trong việc thông tin và thúc đây kinh tế songphương và hợp tác chiến lược hai nước lên tầm cao mới.
Những đánh giá và bài học kinh nghiệm rút ra về việc nâng cao chất lượng nộidung, hình thức của các sản phẩm báo chí trong thông tin về mối quan hệ hợp tác kinh
tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện tử Việt Nam
Luận văn này cũng có ý nghĩa thiết thực đối với tác giả, quá trình hoàn thànhcông trình nghiên cứu này là sự vận dụng hệ thống lý luận đã được tiếp thu dé nghiêncứu một van dé, cụ thé là vấn đề mối quan hệ kinh tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện
tử hai nước.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có ích trong các cơ sở đào tạobáo chí, để tư vấn và định hướng cho những nhà báo tương lai trong việc thông tin vấn
đề hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga nói riêng và quan hệ hợp tác chiến lược Việt
Nam - LB nói chung.
7 Kết cau luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
còn có 3 chương sau:
e Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn báo điện tử với van đề mối quan
hệ hợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga
e Chương 2 Thực trạng báo điện tử thông tin mối quan hệ hop tác kinh
tế Việt Nam — LB Nga
e Chương 3: Một số vấn dé đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng
thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga trên báo
điện tử
14
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN BÁO ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐÈ MOI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TE VIỆT NAM - LB NGA
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Những khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận văn
Thứ nhất, báo điện tử Trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách gọikhác nhau để chỉ loại hình báo chí được đăng tải trên mạng internet Tại Việt Nam, báođiện tử được công chúng biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như báo mang (Network
newspaper), báo online (Online newspaper), báo internet (Internet newspaper), báo trực
tuyến (online newspaper) Trong các tên gọi nay, cách định danh “báo điện tử” đã divào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và được sử dụng rộng rãi
Ngày nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta sử dụng thuật
ngữ “báo điện tử”, cụ thể: Theo điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày15/07/2013 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tintrên mạng, báo điện tử là một trong 5 loại của trang tin điện tử gồm: báo điện tử, trangthông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá
nhân và trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành Trong Luật Báo chí 2016, khái niệm báo điện tử được định nghĩa như sau: “Báo điện tứ là loại hình báo chí sử dụng
chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng gém bdo điện tử
và tạp chí điện tử `.
Trong khuôn khô luận văn này, tác giả xin phép dùng khái niệm “báo điện tử” déthống nhất về định nghĩa cũng như phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật chính
thức của Nhà nước.
Việt Nam thiết lập mạng Internet vào ngày 19/11/1997 đã tạo điều kiện cho sự
phát triển mạnh mẽ của báo điện tử Việt Nam Tạp chí Quê Hương điện tử (tạp chí của
Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao của Việt Nam) với tên
miên: quehuongonline.vn là tờ báo điện tử đâu tiên của Việt Nam Với thê mạnh của
báo điện tử, sau đó hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt
15
Trang 20xuất bản ấn phẩm của mình trên mạng Internet Sau 26 năm phát triển, quy mô báođiện tử ở Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc Mức độ cạnh tranh của các tòa soạnbáo điện tử cũng trở nên khốc liệt hơn Theo số liệu của Bộ Thông tin & Truyền thông,
về cơ cấu số lượng cơ quan báo chí in và điện tử, tính đến hết tháng 5/2022 cả nước có
815 cơ quan báo chí, gồm 138 báo và 677 tạp chí, trong đó có 29 cơ quan báo chỉ chỉ
thực hiện loại hình điện tử.
Trong bối cảnh thế giới bước sang kỷ nguyên số, với những phương tiện, hìnhthức thông tin truyền thông mới, hệ thống báo chí điện tử, phát thanh, truyền hình trênmạng internet phát triển mạnh, nhiều báo điện tử được thành lập và phát triển nhanhchóng, với số lượng người truy cập ngày càng cao như Nhân dân, Vnexpress,Vietnamnet, Dân trí, Tuoitreonline Số lượng, chương trình, chuyên mục, ấn phẩmbằng tiếng nước ngoài ngày càng tăng
Báo điện tử có những đặc trưng cơ bản riêng biệt, phân biệt với các thé loại báo
chí khác như báo in, phát thanh hoặc truyền hình, cụ thé:
Khả năng đa phương tiện: Báo điện tử thường cung cấp nhiều hình thức đaphương tiện truyền tải thông tin như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và đồ họa vừa
dé truyền tải thông tin một cách sinh động và trực quan vừa tăng cường trải nghiệm
đọc tin tức của người đọc.
Tính tức thời và phi định kỳ: Báo điện tử cung cấp tin tức cập nhật liên tục, chophép người đọc cập nhật thông tin mới nhất và theo dõi các sự kiện diễn ra trên toànthế giới Khác với các loại hình báo chí khác, nội dung thông tin trên báo điện tử không
bị giới hạn bởi một khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát song hay thời gian tuyến
tính Quy trình sản xuất thông tin đơn giản nên các bài viết, tin tức được đăng tải ngay
lập tức khi sự kiện diễn ra Công chúng dễ dàng truy cập và đọc tin tức trực tuyếnthông qua các thiết bị có kết nối Internet như máy tính, điện thoại di động hoặc máy
tính bảng.
16
Trang 21Tinh tương tác: Bao điện tử cho phép người đọc tương tác và tham gia bình luận,
chia sẻ ý kiến và thảo luận với nhau thông qua hệ thống bình luận hoặc mạng xã hội.Đặc trưng này tạo ra môi trường thảo luận, giao lưu trực tuyến giữa công chúng vớinhà báo, phóng viên và tòa soạn Đồng thời giúp báo chí có thé “giữ chân” và “nuôi
dưỡng” công chúng trung thành.
Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử thường có chức năng tìmkiếm nhanh chóng thông tin cần thiết và lưu trữ các bài viết quan trọng dé xem lại saunày Có thé lọc tìm kiếm theo chủ đề, thời gian hoặc từ khóa trên công cụ “tìm kiếm”
của báo điện tử.
Thứ hai, hợp tác kinh tế và quan hệ hợp tác kinh tế Hợp tác kinh tế được xácđịnh là phương thức cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề của nhân loại trong môitrường kinh doanh quốc tế (bảo vệ môi trường, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thựcphẩm, phát triển không cân bang )
Ong Enrique O'Farrill, Giám đốc Điều hành Cơ quan Hop tác Phát triển Quốc tếChile (AGCID) cho rang, “hop tác kinh tế là một khái niệm phức tạp liên quan đếnhợp tác công nghiệp, tài chính, thương mại, kinh doanh và sản xuất Hơn nữa, hợp táckinh tế được xác định là yếu tô cầu thành hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập thương mại và trong môi trường quốc té bang cách thực hiệncác hoạt động nhằm mang lại lợi ích kinh tế trung và đài hạn gián tiếp “
Theo ý kiến này, hợp tác kinh tế không chỉ giới hạn trong các vấn đề liên quanđến thương mại mà còn bao gồm nhiều khía cạnh như hợp tác công nghiệp, nghiên cứu
và đôi mới khoa học công nghệ, thành lập các tô chức hop tác kinh tế.
Theo Giáo su Gheorghe Caraiani (Đại học Mỹ - Rumani) định nghĩa, “hợp tdc
kinh tế là hình thức hợp tác quốc tế nhằm đạt được lợi ích chung thông qua việc sửdung các nguồn tài chính, cơ sở vật chat và công nghệ của tat cả các đối tác ”
Theo Petre Tanasie - nhà ngoại giao Romania cũng là người đã phân biệt 3 khía
cạnh của hợp tác kinh tế: theo nghĩa rộng, theo nghĩa hẹp và trong một số lĩnh vực hoạt
17
Trang 22động cụ thể Theo nghĩa rộng, hợp tác kinh tế là “sự rao đổi hoạt động trong các lĩnhvực: thương mại quốc tế, hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học và công nghệ, giao thôngvận tải quốc tế, du lịch, quan hệ tài chính, lĩnh vực dịch vụ ” Còn theo nghĩa hẹp, quan
hệ hợp tác kinh tế là một “hình thức hợp tác giữa hai hoặc nhiều quốc gia hoặc cácchủ thé thuộc các quốc gia khác nhau theo nhiều cách khác nhau nhằm mục đích đạt
được các mục tiêu công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, khoa học kỹ thuật, du lịch
hoặc các ngành kinh tế khác ” Theo nghĩa này, hợp tác kinh tế không phải là trao đổithương mại hay chuyên giao hàng hóa, dịch vụ và vốn từ nước ngày sang nước khác
mà thể hiện việc sử dụng chung các nguồn lực và phương tiện của tất cả các đối tác
Theo Từ điển Chính trị van tat của NXB Tiến bộ và NXB Sự thật năm 1988, đãđưa ra một cách hiểu về hợp tác kinh tế là “Zoàn bộ các mdi liên hệ kinh tế giữa cácnước, các nhóm nước riêng biệt và hai hệ thống kinh tế - xã hội - xã hội chủ nghĩa và
tu bản chủ nghĩa ”
Trong Giáo trình kinh tế quốc tế do GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS NguyễnThường Lạng biên soạn, xuất bản năm 2010 đã đề cập tới khái niệm và nội dung củaquan hệ hợp tác kinh tế: “Id tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính, các quan hệdiễn ra không những trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực khoa học công nghệ
có liên quan đến tất cả giai đoạn của quá trình tái sản xuất, chúng diễn ra giữa các
quốc gia với nhau cũng như các quốc gia với các tổ chức kinh tế”
Như vậy, quan hệ hợp tác kinh tế là một quá trình hợp tác song phương hoặc đaphương trong nhiều khía cạnh đề thúc đây sự phát triển kinh tế chung, tăng cường quan
hệ thương mại, đầu tư và hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau Hợp tác kinh tế có thédiễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ hợp tác giữa các doanh nghiệp và ngành côngnghiệp đến hợp tác giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thé khác nhau
Mối quan hệ hợp tác được thực hiện trong một khuôn khổ có chủ trương chính
sách, tổ chức, các quy tắc rõ ràng bao gồm kinh tế vi mô và vĩ mô Trong bối cảnh toàncầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác kinh tế không chỉ giải quyết mối quan hệ
18
Trang 23giữa các quốc gia mà còn giải quyết mối quan hệ giữa các quốc gia với các tô chứcchính phủ và phi chính phủ tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế.
Hop tác kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốcgia, là điều kiện thúc đây nền kinh tế thế giới phát triển Quan hệ hợp tác kinh tế giữahai quốc gia chỉ có thé tồn tại và phát triển khi nó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như:
tự nguyện, bình đăng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền
Mục đích chung nhất của quan hệ hợp tác kinh tế là cùng hỗ trợ nhau, từng bướcxóa bỏ những cản trở thương mại tiến tới tự do hóa Những nỗ lực của hai bên biểuhiện sự di chuyên từng phần đến tự do hóa các nguồn lực như vốn, lao động, hàng hóa,dịch vụ giữa hai nước Hai bên đều cố gang đạt được những lợi ích nhất định từ quan
hệ hợp tác kinh tế này
Thứ ba, tác phẩm báo chí Trong cuốn “7ừ lý luận đến thục tiễn báo chi”,GS.TS Ta Ngọc Tan định nghĩa : “7úc phẩm báo chí là một chính thé chuyển tải nộidung thông tin mang tính thời sự với hình thức tương ứng” Từ định nghĩa đó có thểhiểu một sản phẩm thông tin nếu hội tụ 2 yếu tố, bao gồm nội dung thông tin mang tínhthời sự và hình thức thể hiện tương ứng sẽ được coi là một tác phẩm báo chí
Nội dung thông tin mang tính thời sự bao gồm các sự kiện, vấn đề, hiện tượng đã,đang và sẽ ton tại trong hiện thực khách quan và được nhà báo/phóng viên lựa chọn đề
phan ánh trong trong pham báo chí của mình Xuất phát từ chức năng quan trong của
báo chí là truyền tải thông tin nên nội dung của tác phâm báo chí luôn đặc trưng bởitính thời sự, tính xác thực, tính định hướng trực tiếp
Về hình thức thông tin truyền đạt có thé dưới dạng phóng sự, ghi nhanh, tin tức,tường thuật, phỏng van, phản ánh Điều 11 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP có quyđịnh: “7ác phẩm bao chí quy định tai điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệbao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng van, phản ánh, điềutra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm
đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác ”.
19
Trang 24Cấu thành hình thức tác phẩm báo chí sẽ khác nhau theo loại hình báo chí, ví dụ vớibáo điện tử sẽ có chữ viết, hình ảnh, âm thanh Trong đó, ngôn ngữ là đặc trưng tiêubiểu nhất của tác phâm báo chí so với các loại hình sáng tạo khác.
1.1.2 Lý thuyết truyền thông được sử dụng trong nghiên cứu
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda-setting theory) được áp dụngtrong nghiên cứu dé hiểu cách báo điện tử hình thành và tạo ra ý thức công chúng vềmối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga Lý thuyết này do Maxwell
Mccombs và Shaw khỏi xướng (năm 1972), đã mô tả khả năng ảnh hưởng của giới
truyền thông đối với công chúng thông qua các phương tiện truyền thông
Trong xã hội, đặc biệt khi Internet phát triển nếu một thông tin nao đó được nhắc
đi nhwacs lại thường xuyên, liên tục và nồi bật, công chúng sẽ nhớ tới và coi nó quantrọng hơn những thông tin khác Một trong những đặc điểm nổi bật của lý thuyết này làtruyền thông đại chúng có chức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng, cáchoạt động của báo chí truyền thông ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng Từ
đó có thé ảnh hưởng, tác động va tạo ra sự dẫn đường mới trong tương lại
Theo lý thuyết này, mức độ quan tâm của công chúng đến các vấn đề trong xã hộichủ yếu bắt nguồn từ tần suất và cường độ mà báo chí đưa tin Khi hợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga được ký kết thi Đảng và Nha nước đã xây dựng những chương trìnhtruyền thông đối ngoại góp phần tạo lòng tin chiến lược trong quan hệ đối tác chiếnlược toàn diện Việt Nam — LB Hợp tác kinh tế song phương Việt — Nga là một trongnhững vấn đề được công chúng quan tâm, là trụ cột trong mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện và báo chí dễ dàng gây sự chú ý và ấn định tầm quan trọng lớn lao của
khía cạnh hợp tác này.
Như vậy, thuyết thiết lập chương trình nghị sự khang định rang báo điện tử có sứcmạnh làm tăng mức độ quan trọng mà công chúng đánh giá về vấn đề hợp tác kinh tếsong phương Việt — Nga Thuyết cũng làm tăng sự nỗi bật của van đề và tạo sự tiếp
nhận dễ dàng từ công chúng.
20
Trang 251.1.3 Vai trò của báo điện tử góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam — LB Nga
Có thé khang định rang, mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trởthành công cụ chuyên tải thông tin, thúc đây nhận thức, trách nhiệm và giải pháp giảiquyết các vấn đề trong quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia Đặt trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hơn thì nhiệm vụ thông tin về hợp táckinh tế Việt Nam - LB Nga càng trở nên cấp thiết hơn đối với báo chí nói chung và báođiện tử nói riêng Đây là chủ đề quan trọng góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểubiết của công chúng về về các sự kiện, hoạt động kinh tẾ, thương mại và đầu tư, cậpnhật thông tin về các hiệp định và các hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia
Thứ nhất, đây không chỉ là phương tiện đáp ứng nhu cầu thông tin, cung cấp trithức, hiểu biết về tình hình thế giới mà còn là một trong những kênh thông tin thamchiếu chính xác và đầy đủ giúp Đảng, Nhà nước Việt Nam và Chính phủ Nga có nhữnghoạch định, chủ trương và đường lối đối ngoại đúng đắn
Thứ hai, báo điện tử đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tưhai nước Từ thông tin cập nhật, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thé tìm kiếm cơ hội
hợp tác và thương lượng với nhau.
Thứ ba, xây dựng tình hữu nghị giữa hai quốc gia khi đưa những thông tin tíchcực về các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nga Báo điện tử có thể tạo
cơ hội cho việc gặp gỡ, trao đổi và xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp, chính trịgia, nhà nghiên cứu và người dân của hai quốc gia Các sự kiện, hội thảo và hoạt động giao lưu qua báo điện tử giúp mở rộng mạng lưới giao tiếp và hợp tác.
Thứ tư, báo điện tử là một trong những công cụ quan trọng thúc day sự phát triểnkinh tế và thương mại giữa hai nước Với khả năng cập nhật nhanh chóng về các diễnbiến mới nhất trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia như thỏa thuận thươngmại, hiệp định đầu tư, dự án chung, các sự kiện quan trọng khác Thông qua các thông
21
Trang 26tin cập nhật, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác va đầu tư,góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và Nga.
Thứ năm, báo điện tử góp phần xây dựng hình ảnh tích cực về mối quan hệ ViệtNam - LB Nga Báo điện tử có khả năng truyền đạt thông tin và sự hiểu biết về thếmạnh kinh tế và tiềm năng phát triển của hai quốc gia Điều này góp phần tăng cườngniềm tin, sự quan tâm và tạo nền tảng tốt hơn cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp, nhàđầu tư hai nước
Thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện tử đảmbảo tính chính xác, phản ánh kịp thời sẽ trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và thịtrường hai nước, là cơ sở để đầu tư thúc đây các hoạt động thương mại quốc tế Nóitóm lại, thông tin trên báo điện tử có vai trò xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp,nhà đầu tư, cơ quan liên quan và công chúng hiểu biết và thích ứng lẫn nhau dé hoạtđộng hợp tác kinh tế song phương trở nên sôi động hơn
Nhìn lại chặng đường thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Ngatrong 2 thập ky qua (2001 - 2021) dé thay rằng, báo điện tử không chỉ cung cấp thôngtin kiến thúc, giới thiệu khung hợp tác, tuyên truyền mối quan hệ hợp tác mà còn đónggóp một phần vô cùng quan trọng trong việc định hướng, điều tiết vĩ mô trong pháttriển mối quan hệ hợp tác kinh tế hai nước
1.1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng báo điện tử trong việc thông tin mối quan hệhợp tác kinh tế Việt Nam — LB Nga
Đánh giá chất lượng của bai báo điện tử khi truyền thông về mối quan hệ hợp tác
kinh tế giữa Việt Nam — LB Nga đòi hỏi chú ý đến một số tiêu chí quan trọng
Thứ nhất, tính chính xác: Báo điện tử nên cung cấp thông tin chính xác, không sai
lệch hoặc thiên hướng chính trị.
Thứ hai, khách quan và công bằng: Thông tin trên báo điện tử nên được trình bàymột cách khách quan và công bằng, không thiên hướng hoặc lệch lạc về một phía
22
Trang 27Thứ ba, đa chiều: Báo điện tử nên cung cấp các quan điểm đa dạng từ nhiềunguồn tin khác nhau, bao gồm cả quan điểm của Nga và Việt Nam.
Thứ tư, phản hồi và tương tác: Mức độ tương tác từ độc giả bao gồm các bìnhluận và phản hồi có thé là một chỉ số đánh giá mức độ quan tâm và thảo luận của côngchúng xung quanh thông tin được cung cấp
Thứ năm, tính thời sự: Báo điện tử nên cập nhật thông tin mới và quan trọng liên
hệ quan đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia
Thứ sáu, hình ảnh và phương tiện: Sử dụng hình ảnh và các hình thức truyềnthông khác đề hỗ trợ thông tin được trình bày
Thứ bảy, tuân thủ các quy định pháp luật: Báo điện tử nên tuân thủ các quy định
và luật lệ trong việc truyền thông về các vấn đề liên quan đến quốc gia và quốc tế
Với những tiêu chí trên, tác giả có thể đánh giá chất lượng của thông tin về mốiquan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam — LB Nga một cách đáng tin cậy
tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa `”
Và trong chiến lược đối ngoại, Việt Nam xác định rõ việc củng cô mối quan hệđối tác chiến lược với LB Nga là hết sức quan trọng, bởi LB Nga là nước lớn, có tiềm
23
Trang 28lực về sức mạnh quân sự, dân số đông, giàu tài nguyên và là 1 trong 5 thành viên
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Củng cố quan hệ đối tác chiến lược với
LB Nga sẽ là cơ hội thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ với các cường quốc lớntrên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc
Tại Dai hội X năm 2006, Đảng ta đã nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích
cực hội nhập kinh rễ quốc té, dong thời mở rộng hop tác trên các lĩnh vực khác ” Sau
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1/2007, BanChấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 vềmột số chủ trương, chính sách lớn đề nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt
Nam là thành viên của WTO.
Đầu năm 2006, Thủ tướng Nga lần đầu tiên thăm Việt Nam và cuối năm Tổngthống V.Putin thăm chính thức Việt Nam Đây là chuyến thăm chính thức lần thứ 2 củaTổng thống Putin nhân dự Hội nghị Cấp cao APEC 14 Đây cũng là năm kỷ niệm 30năm ngày thành lập Liên doanh Việt - Nga về dầu khí
Trong chuyến thăm chính thức LB Nga (10/2008), Chủ tịch nước Nguyễn Minh
Triết khẳng định: “Chính phú và nhân dân Việt Nam rất coi trọng việc phát triển quan
hệ hữu nghị và hợp tác truyền thông với nước Nga, coi Nga là người bạn thủy chung, đối tác tin cậy của Việt Nam” Hai bên đã ky hon 10 Hiệp định, thỏa thuận hop tác
quan trọng trên nhiều lĩnh vực Về kinh tế, lãnh đạo Nga ủng hộ đề nghị của ta về việc
LB Nga cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam nhằm hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế lớncủa Moscow tham gia và các dự án, công trình lớn ở Việt Nam về năng lượng, cơ khí,viễn thông, xây dựng, cơ sở hạ tầng, khai thác và chế biến khoáng sản, các ngành công
nghệ cao.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011, Dang Cộng sản Việt Nam đã
đề ra đường lỗi đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủtrương rat quan trọng là “chu động và tích cực hội nhập quốc tế” Từ “hội nhập kinh tế
quôc tê” của các kỳ đại hội trước, chuyên sang “hội nhập quôc tê” một cách toàn diện
24
Trang 29là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta tại Đại hội XI Trong năm
2012, Việt Nam đã ký kết tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga
mở ra giai đoạn hợp tác toàn diện hơn giữa hai nước.
Phát triển định hướng hội nhập quốc tế từ Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục yêu cầu phải triển khai mạnh mẽ định hướngchiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọngtâm Nga là một trong những đối tác ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại củaViệt Nam, cùng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế
Ngày 5/11/2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghịquyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữvững 6n định chính trị — xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thươngmại tự do thế hệ mới Nghị quyết 06 - NQ/TW khóa XII nêu rõ mục tiêu thực hiện tiếntrình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ồn định chính trị - xã hội, nhăm tăng cườngkhả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, trithức, kinh nghiệm quản lý, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống
nhân dân, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín va vi thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quan điểm của LB Nga về sự phát triển hợp tác kinh tế song phương:
VỊ trí của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của LB Nga đã được khẳng định
nhiều lần qua các văn kiện của Nga và trong các tuyên bố của lãnh đạo hai nước thôngqua các cuộc gặp gỡ, trao đồi
Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ nhất của Tổng thống Putin vào năm 2001,
Tổng thống Putin đã khang định “Phát triển quan hệ nhiều mặt với Việt Nam là mộttrong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của LB Nga ở châu A”
Kết quả quan trọng nhất của cuộc viếng thăm là hai bên đã ký Tuyên bố chung vềquan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga, trong đó Tuyên bố viết : “Việt Nam và LB Nga
25
Trang 30khẳng định quyết tâm tiếp tục củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyềnthông và sự hợp tác nhiều mặt trong thé kỷ XX1 trên cơ sở đối tác chiến lược đã đượcthiết lập giữa hai nước ”.
Tháng 3/2002, Thủ tướng Nga Kasiyanov, phía Nga đã đưa ra các cam kết cungcấp các khoản tin dụng xuất khẩu của LB Nga sang Việt Nam Đồng thời cam kết sẽtạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp Việt Nam và lực lượng lao động ngườiViệt đang sinh sống và làm việc ở LB Nga có điều kiện làm ăn ôn định
Trong chuyến thăm lần thứ 2 tới Việt Nam vào tháng 11/2006, Tổng thống Putin
một lần nữa khẳng định : “Hai bên nhất tri đẩy mạnh hợp tác toàn điện Nga - Việt trên
cơ sở phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước không ngừng nâng cao chấtlượng và hiệu quả hợp tác , tim phương thức giải quyết hiệu quả nhất cho những van
dé còn ton tai”.
Trong “Hoc thuyết đối ngoại mới” của LB Nga về những định hướng co bảnchính sách đối ngoại được Tổng thống Dmitry Medvedev thông qua (12/7/2008), Tôngthống đã phát biểu về cơ bản là kế tục và phát triển chính sách đối ngoại dưới thờiTổng thống Putin, trong đó lần đầu tiên ké từ thời Yeltsin, Việt Nam được đề cập đíchdanh trong “Định hướng chính sách của nước Nga tại Đông Nam Á” như sau: “Chính
sách của Nga hướng tới tăng cường tính năng động, tích cực trong quan hệ với các
quốc gia Đông Nam Á, trước hết là phát triển quan hệ đối tác chiến lược với ViệtNam” Điều này cho thay LB Nga đặt vị trí ưu tiên cho việc phát triển quan hệ hữunghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có hợp tác kinh tế
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013, Tổng thống Putin khangđịnh: “Quan hệ giữa Nga và Việt Nam có tính chất đặc biệt, thậm chí còn hơn cả chiến
Trang 31về Việt Nam: “Chính sách đối ngoại của Nga hướng tới việc tăng cường tính năngđộng, tích cực trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, trước hết là phát triển quan
hệ đối tác chiến lược với Việt Nam ”
Theo văn kiện “Sắc lệnh về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của LBNga” được Tổng thống Putin ký ngay sau khi tuyên thé nhậm chức Tổng thống ngày7/2/2012, trong đó có nêu: “Cửng có và làm sâu sắc thêm đối tác tin cậy công bằng và
sự hợp tác chiến lược với Công hòa Nhân dân Trung Hoa, đổi tác chiến lược với Cộnghòa An Độ, với Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ” và trong “Học thuyết đốingoại cua LB Nga” được Tong thống Putin ký tháng 2/2013 tiếp tục khang định ViệtNam là đối tác quan trọng, “đối tác then chốt” của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.
Trong “Khái niệm về chính sách đối ngoại của LB Nga” được Tông thông Putinphê duyệt ngày 12/2/2013, trong mục ưu tiên khu vực có viết: “Nga tim cách để luônlàm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và tăng cường hợp tác vớicác quốc gia thành viên ASEAN khác ”
Trong “Khái niệm về chính sách đối ngoại của LB Nga” được Tông thống Putinphê duyệt vào ngày 30/11/2016 cũng nêu rõ: “Nga mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam `.
Tiếp đến, trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 16
- 21/5/2016, thông qua các cuộc hội đàm, gặp gỡ, tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất củaNga từ Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev cho dén Chu tich Thuong vién, Haviện đều khang định Việt Nam là một trong những ưu tiên đối ngoại của Nga ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương và bày tỏ mong muốn thúc đây hợp tác với Việt Nam
trên mọi lĩnh vực.
Trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày 26 - 1/7/2017,tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo Nga đều khang định Nga luôn coi Việt Nam là
27
Trang 32một trong những ưu tiên đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và rất quantâm thúc đây hợp tác với Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
1.2.2 Cơ sở pháp lý
Sau một thời gian đình trệ nhất định trong quan hệ song phương vào thập kỷ 90của thế kỷ XX, từ năm 2000 đến nay, quan hệ Việt - Nga bắt đầu khôi phục, phát triển
và mở rộng, nâng mối quan hệ này từ đối tác chiến lược được xây dựng vào năm 2001
và sau 10 năm triên khai thực hiện lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
Nhằm tạo khuôn khô pháp lý cho quan hệ giữa Việt Nam va LB Nga, năm 1994hai nước đã ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Đâycũng là tiền đề cho việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước năm 2001,đưa Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có khuôn khổ Đối tác chiến lược vớiViệt Nam, tạo nền tảng hợp tác Việt - Nga trong thế kỷ 2I
Trong hai thập kỷ qua (2001 - 2021) mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LBNga dựa trên nguyên tắc có đi có lại, đôi bên cùng có lợi và đạt được những bước tiếnquan trọng Dưới đây là một số dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc
tế Việt - Nga trong 2 thập kỷ đó
Tháng 3/2001, Tổng thống Nga V.Putin có chuyến thăm chính thức Việt Nam và
đã ký kết Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và LBNga Tuyên bố này đã nâng mối quan hệ song phương giữa hai nước lên mức độ mới
về chất, trong đó hợp tác kinh tế dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi Nga cũng trởthành nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam
Tháng 7/2012, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đã cóchuyến thăm LB Nga và ký kết tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt -Nga Đây là kết quả của việc sau 10 năm triển khai thực hiện những nhiệm vụ của quan
hệ đối tác chiến lược, quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Nga đã phát triển mạnh mẽ, mởrộng nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ điện lực đến dầu khí
28
Trang 33Quan hệ chính trị Việt - Nga có độ tin cậy cao và không ngừng được củng cố.Trao đôi đoàn cấp cao diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triểnquan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Hai bên đồng quan điểm về nhiềuvấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tếnhư Liên Hợp Quốc, APEC, ASEM, ARF, CICA
Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là một trong những điểm sáng trong quan hệhợp hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước Hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận thương mại vàhiệp định, giúp tăng cường quan hệ thương mại tự do và tạo điều kiện thuận lợi choviệc xuất khâu và nhập khâu hàng hóa
Các con số về thương mại hai chiều đã tăng đáng kể, đặc biệt sau khi Hiệp địnhThuong mai tự do Việt Nam - Liên bang Nga (VNFTA) có hiệu lực từ năm 2016 Nếunăm 2008, quan hệ thương mại 2 chiều giữa 2 nước mới chỉ đạt trên 1,6 tỷ USD thì con
số này đã tăng mạnh qua các năm và đến năm 2016 kim ngạch thương mại hai chiều
giữa hai nước đạt 2,7 tỷ USD, năm 2017 tăng lên mức 3,55 tỷ USD và năm 2018 vừa
qua đạt 4,5 tỷ USD Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm điệnthoại, may mặc, nông, thủy, hải sản các loại ; các mặt hàng nhập khẩu chính gồmxăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại
Về dau tư từ Nga vào Việt Nam và ngược lại cũng đã tăng, với việc thúc day các
dự án chung và hợp tác trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và năng lượng Tính đếntháng 2/2019, Nga đứng thứ 24 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào ViệtNam với 127 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 950 triệu USD Trong đó, đầu tư củaNga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chếtạo Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tông vốn gan 3 tỷ USD, chủ yếucủa các dự án Liên doanh dau khí Rusvietpetro, Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà
Nội - Moscow và Chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH.
Năng lượng là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lạinguồn thu đáng kế cho ngân sách Việt Nam và Nga Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác
29
Trang 34trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, các Tập đoàn dầukhí lớn của Nga như Gazprom và Rosneft đang triển khai nhiều dự án tại thềm lục địaViệt Nam Ngoài ra, các doanh nghiệp dầu khi hai nước đang xem xét, mở rộng hợp tácsang các lĩnh vực mới như nhập khẩu khí hóa lỏng, sản xuất nhiên liệu động cơ
1.3 Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệhợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện tử với các khái niệm được sử dụngtrong luận văn như “báo điện tử”, “mối quan hệ hợp tác kinh tế”; đề cập đến lý thuyếttruyền thông được sử dụng trong nghiên cứu; vai trò của báo chí đối với việc thông tinmối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga; đưa ra những tiêu chí đánh giá chấtlượng báo điện tử trong việc thông tin mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam — LB
Nga Đồng thời đưa ra cơ sở thực tiễn với cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý mối quan hệ
hợp tác kinh tế song phương Việt — Nga
Với chức năng và nhiệm vụ của mình, báo điện tử đã phát huy vai trò của mình
trong việc phản ánh và định hướng về các hoạt động hợp tác kinh tế giữa Việt Nam vàNga Thông qua các bài viết, tin tức, bình luận, phân tích trên báo điện tử đóng vai trònhư công cụ quan trọng trong việc tạo ra sự tương tác, trao đôi thông tin giữa lãnh đạo cấp cao, các doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai nước để có những quyết định phù hợptrong quá trình hợp tác kinh tế Ngoài ra, báo điện tử còn giúp công chúng hiểu rõ hơn
về các vấn đề liên quan đến hợp tác giữa Việt Nam và LB Nga trên lĩnh vực kinh tế,nâng cao nhận thức và thắt chặt tình cảm hữu nghị giữa hai nước.
Bên cạnh đó, tác giả đã khái quát sự hình thành và phát triển mối quan hệ hợp tác
kinh tế Việt - Nga giai đoạn 2001 - 2021 thông qua những dấu mốc ngoại giao quan
trọng của hai nước Từ đó đánh giá vai trò của báo điện tử trong quá trình xây dựng và
phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế Nga - Việt
30
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO ĐIỆN TỬ THÔNG TIN MÓI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TE VIỆT NAM - LB NGA
2.1 Giới thiệu về 4 tờ báo điện tử được khảo sát
2.1.1 Báo VnExpress (vnexpress.net)
Ngày 26/02/2001, VnExpress.net (viết tắt là VnExpress) được thành lập bởi Tậpđoàn FPT Hơn 20 năm hoạt động và phát triển VnExpress luôn là một trong số ít báođiện tử dẫn đầu về số lượng người truy cập Tờ báo đã trở thành địa chỉ tin cậy, thânthiện cho độc giả trong và ngoài nước Năm 2015, hệ thống báo VnExpress tiếp nhận13,5 tỷ lượt truy cập Theo thống kế từ Google Analytics, tính đến tháng 1/2016, báo
có 37,5 triệu người đọc thường xuyên (users), trong đó 13% từ nước ngoài.
Mỗi ngày VnExpress đăng gần 500 tin bài, trong đó tập trung phát triển nhữngnội dung độc đáo và chất lượng cao dé đáp ứng nhu cầu độc giả Những nội dung nàyđược sản xuất bởi đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp, có kiến thức sâu rộng Lĩnhvực nội dung được ưa chuộng gồm Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Thể thao và Giải trí.Báo cũng có các trang chuyên biệt dành cho người đọc quan tâm đến một số lĩnh vực
cụ thé: Ngôi sao chuyên về giải trí, lone dành cho độc giả lứa tuổi học đường Đượcbiết đến là một trong những báo điện tử cung cấp tin tức nhanh chóng và đáng tin cậy,
có cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh dé thuận lợi cho độc giả quốc tế theo dõi.
Hệ thống xuất bản của VnExpress được đánh giá có công nghệ tiên tiến, hoạtđộng với độ én định cao, khả năng tùy biến linh hoạt, phục vụ việc đưa thông tin đồ sộ
về dung lượng và đa dạng về loại hình Ngoài ra, vnexpress.net cũng có ứng dụng diđộng trên các nền tang iOS va Android giúp người dùng có thé tiếp cận thông tin mọi
lúc mọi nơi.
VnExpress đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ của độc giả từ nền tảng
web sang di động Trong năm 2022, lượng ban đọc trên di động tăng 40% so với năm
trước đó, tạo ra tới 54,8% tổng lượng truy cập Độ phủ của VnExpress trên mạng xã
31
Trang 36hội tăng: Fanpage của VnExpress đặt trên 4,2 triệu lượt theo dõi Sự tham gia của độc
giả trong toàn bộ quá trình hoạt động thông tin là điều khác biệt của VnExpress
2.1.2 Báo Tuổi Trẻ online (tuoitre.vn)
Ngày 2/9/1975, báo Tuôi Trẻ phát hành số đầu tiên với 4 trang, mỗi tuan/ky với
số lượng 3.000 tờ/kỳ Tiền thân của Tuổi Trẻ bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin
in roneo của học sinh, sinh viên Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ Trụ sở đầu tiêncủa báo Tuổôi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Pham Ngọc Thạch, quận 3.Tp Hồ Chí Minh)
Đến tháng 7/1981, Tuổi Trẻ được phát hành 2 kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với sốlượng 30.000 bản/kỳ Ngày 10/8/1982, Tuổi Trẻ tăng lên ba kỳ phát hành mỗi thuần
(thứ ba, thứ năm, thứ bảy).
Ngày 16/1/1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000 tờ mỗi kỳ
7 năm sau Tuôi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm 1990
Ngày 1/1/1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Namlúc đó Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến250.000 vào cuối năm đó.
Đến 1/9/2000, số thứ sáu được phát hành Sau đó 2 số thứ tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23.1 và 7/10/2002.
Ngày 1/12/2003, báo điện tử Tuổi Trẻ online chính thức ra mắt Chưa đầy 2 nămsau, Tuổi Trẻ online đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượng truy cập trong bảng xếp hạngtất cả các website tiếng Việt trên thế giới
Ngày 30/10/2010, Tuổi Trẻ Online đổi tên miền thành: www.tuoitre.vn và thay
giao diện mới đơn giản và dễ sử dụng Hiện nay tờ báo đã có trên 3,5 triệu lượt truy
cập/ngày.
Có thể nói, Tuổi Trẻ Online đã nhanh chóng trở thành nơi cung cấp kiến thức bổích về mọi lĩnh vực Website không chỉ đưa tin dưới dạng văn bản, hình ảnh truyềnthông mà còn bằng cả nội dung đa phương tiện như hình ảnh động, âm thanh Nắm
32
Trang 37bắt thông tin nóng hồi, tình hình chính trị trong và ngoài nước một cách nhanh nhạy và
linh hoạt.
Hiện nay, Tuổi Trẻ Online là một trong những báo điện tử có lượng bạn đọc ônđịnh ở Việt Nam Theo thống kê năm 2010, Tuổi Trẻ Online dẫn đầu về chất lượng vớitiêu chí “rất tốt” với tỷ lệ của người đọc bình chọn là 54.5% Trang Alexa.com cũngthống kê được, thời gian lưu lại trang của các độc giả trung bình là 5,43 phút vào có7,20% người truy cập vào báo điện tử Tuổi Trẻ Online thông qua công cụ tìm kiếm(SEO) Tuổi Trẻ Online còn là một trong số ít các tờ báo điện tử tuân thủ nghiêm túc
về các quy định quyền sở hữu trí tuệ
2.1.3 RIA Novosti (ria.ru)
Ngày 24/06/1941, Tổng cục Thông tấn Quốc gia Liên Xô được thành lập Banđầu, nhiệm vụ chính của hãng thông tan này là cung cấp thông tin va tin tức cho báochí trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ Hai
Trong quá trình phát triển, Tổng cục Thông tấn Quốc gia Liên Xô đã trở thànhmột trong những cơ quan thông tan lớn nhất và quan trọng nhất của Liên Xô, cung cấpthông tin cho các tờ báo, đài phát thanh và truyền hình, cũng như đối tác quốc tế Sau
sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, Tổng cục Thông tấn Quốc gia Liên Xô đã chuyênđổi và trở thành RIA Novosti
Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Putin ra lệnh giải thể hãng Thông tấn RIANovosti và đài Voice of Russia (đài Tiếng nói nước Nga) Hai cơ quan này được sápnhập với nhau dé thành lập hãng thông tan mới với tên gọi Rossiya Segodnya (RussiaToday, tức Nước Nga ngày nay) với nhiệm vụ cung cấp thông tin và tin tức chính xác,
da dạng và khách quan về Nga và thế giới Hãng thông tan này chịu sự quan lý của nhànước và tách biệt với đài truyền hình Russia Today (RT) Hiện nay ria.ru do RossiyaSegodnya quản lý Theo ông Sergei Ivanov - Chánh văn phòng Tổng thống Nga, việcthành lập cơ quan thông tan mới dé “sử dụng ngân sách hợp lý hơn”
33
Trang 38Từ đó, RIA Novosti đã tiếp tục phát triển và mở rộng hoạt động của mình trênnhiều lĩnh vực, bao gồm thông tin, báo chí, truyền thông và dịch vụ thông tin Công tykhông chỉ cung cấp tin tức quốc tế, chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ,
mà còn cung cấp dịch vụ truyền thông, phân tích và nghiên cứu
Với đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp kết hợp với mạng lưới phóng viên tại hơn
120 quốc gia trên thế giới, ria.ru là báo điện tử được truy cập nhiều nhất Theo thống
kê, người dùng hàng ngày của ria.ru hon 8 triệu/ngày Tổng số khán giả của RIA
Novosti trên các mang xã hội (Twitter, Vkontakte, Telegram, TikTok, Youtube, Yandex, Facebook) khoảng 10.5 triệu người.
2.1.4 Gazeta.ru (gazeta.ru)
Gazeta.ru là bao điện tử hang dau tai Nga, được thành lập vào năm 1999 va hiện
nay thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn truyền thông Rambler & Co (Nga) Theo
Livelnternet, gazeta.ru năm trong top 10 báo điện tử được truy cập nhiều nhất tronghạng mục Tin tức và Truyền thông Theo Medialogu, tháng 11/2014, gazeta.ru lọt top 3báo điện tử được truy cập nhiều nhất tại Nga.
Ấn phẩm điện tử đầu tiên của gazeta.ru ra mắt công chúng vào tháng 2/1999 vớimục tiêu ban đầu là tham gia dự án của Tổ chức Chính trị Hiệu quả (FEP) đưới sự chỉđạo của nhà báo Anton Nosik — một trong những người tiên phong phát triển báo điện
tử ở Nga (Runet).
Tháng 9/1999, các báo điện tử vesti.ru và lenta.ru được thành lập trên cơ sở của
Dự án, thương hiệu gazeta.ru được bán cho Công ty Yukos Yukos đã tạo ra một ấn
phẩm mới va nhà báo Vladislav Borodulin giữ chức Tổng biên tập Gazeta.ru đã nhanhchóng trở thành một nguồn thông tin đáng tin cậy và phô biến về tat cả các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ, thể thao và nhiều lĩnh vực
khác.
Tháng 11/2005, Vladislav Borodulin — người nắm giữ 100% cổ phan của
gazeta.ru đã bán gazeta.ru cho NXB Sekret Firmy.
34
Trang 39Năm 2006, doanh nhân Alisher Usmanov đã mua NXB Secret Firmy với giá 50
triệu USD Tháng 6/2008 nhà xuất bản Kommersant và chủ sở hữu công ty SUPMedia đã trao đối tài sản Kommersant nhận được tới 50% cổ phan của SUP Đổi lại,SUP trở thành chủ sở hữu 100% cổ phan của Gazeta.ru
Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, gazeta.ru đã xuất bản một số đặcbiệt tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển Cũng trong năm đó, gazeta.ru đượccông nhận là kênh truyền thông kinh doanh tốt nhất tại cuộc thi toàn Nga về báo chíkinh doanh do Liên minh các nhà Công nghiệp và Doanh nhân Nga (RSPP) tổ chức
Sau cuộc bau cử Duma Nga, năm 2012, SUP Media đã chuyền giao hoàn toànGazeta.ru cho doanh nhân Alexander Mamut Tháng 12/2014, Gazeta.ru ra mắt phiênbản mới cho thiết bị di động Theo dữ liệu của Alexa.com, năm 2014, Gazeta.ru nằmtrong top 50 báo điện tử phổ biến nhất tại Nga Lượt truy cập website gazeta.ru đạt
trung bình 18 triệu lượt/tháng Theo dữ liệu mở, lưu lượng truy cập ky lục của tờ báo điện tử này được ghi nhận vào tháng 3/2004 với hơn 20 triệu lượt truy cập.
Theo thống kê của Mediascope vào tháng 3/2022, gazeta.ru duy trì số lượng độcgiả hàng tháng là 20 triệu người Gazeta.ru là một trong 3 nguon tài nguyên Internetđược trích dẫn nhiều nhất (theo Medialogy, 2021) và chiếm vị trí hàng đầu trong giới truyền thông về mức độ tương tác của khán giả trên mạng xã hội.
Gazeta.ru ni tiếng với việc cung cấp tin tức chính xác và đáng tin cậy Với độingũ nhà báo chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, gazeta.ru cung cấp nhiều bài viếtphân tích sắc bén và những quan điểm đa chiều về các vấn đề quan trọng trong xã hội Nga và quốc tế.
2.1.5 Tiêu chí và số lượng tin, bài khảo sát
Tác giả luận văn lựa chọn những bài viết thể hiện rõ nét việc thông tin mối quan
hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga Các bài viết cung cấp thông tin, bình luận, đánhgiá hoặc phản ánh mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước trên nhiều khía cạnh từ vi
mô đên vĩ mô.
35
Trang 40Cụ thé với những nội dung như các chuyến xúc tiến ngoại giao của cấp cao hainước, chủ trương hợp tác, đầu tư thương mại, tình hình xuất - nhập khâu, hợp tác sảnxuất, du lịch, tài chính - tiền tệ, năng lượng Đây đều là những khía cạnh chính tronghợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trong giai đoạn 2001 - 2021 Thông tin về mốiquan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trên báo điện tử được truyền tải đến côngchúng thông qua các thê loại: tin, phóng sự, phỏng van có độ dài từ 300 chữ trở lên.
Tác giả lựa chọn 601 bài báo dé khảo sát khi thực hiện Dé tài: “Mối quan hệ hoptác kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2001 - 2021 trên báo điện tử hai nước”trong thời gian 20 năm, từ tháng 01 năm 2001 đến tháng 12 năm 2021 Số lượng bàibáo nghiên cứu được thu thập dựa trên công cụ tìm kiếm Google thông qua việc tìmkiếm từ khóa chính và bộ lọc tìm kiếm của Google theo mốc thời gian để thu hẹp phạm
vi tìm kiếm và cho ra kết quả chính xác nhất Đồng thời, tác giả sử dụng công cụ tìmkiếm trên từng báo điện tử thông qua từ khóa, cụm từ khóa, chủ đề về hợp tác kinh tế
Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2001 - 2021.
Tổng số lượng bài về thông tin hợp tác kinh tế Việt Nam - LB Nga trên 4 báođiện tử khảo sát trong năm 2001 - 2021 là 601 được trình bày chỉ tiết tại bảng sau:
Tên báo điện tử | Số bài viết về mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt | Tỷ lệ (%)
Nam - LB Nga từ 2001 - 2021 (đơn vị: bài)