MOI QUAN HỆ GIỮA KIỂU UNG PHO VÀ CÁC VAN DE HƯỚNG NỘICỦA SINH VIÊN Y KHOA Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiểu ứng phó và các vấn đề hướng nội của sinh viên y khoa, từ đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÙI THỊ VÂN ANH
LUAN VAN THAC Si TAM LY HOC
HÀ NỘI - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÙI THỊ VÂN ANH
LUẬN VĂN THAC SĨ TÂM LÝ HOCChuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: 8310401.05
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Bahr Weiss
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xinbày tỏ lời cảm ơn đến GS.TS Bahr Weiss, PGS.TS Đặng Hoàng Minh, người
thầy đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Giáo Dục — Đại học Quốc gia
Hà Nội, Khoa các khoa học giáo dục Trường Đại học Giáo Dục — Đại học Quốcgia Hà Nội và các thầy cô giáo đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện đề tôi thực hiệnluận văn nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ban lãnh dao và phòng đào tạo của cáctrường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Nguyên, Học viện Y dược học côtruyền Việt Nam đã tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
số liệu cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đánh giá luận văn
đã nhận xét, chỉ bảo và góp ý cho tôi những điều quý giá đề giúp cho luận văncủa tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã tạo mọi điều kiện và hỗ trợ tận tình về mọi mặt dé giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Xin trân trọng cam on!
Tác gia luận văn
Bùi Thị Vân Anh
Trang 4CTSV Công tác sinh viên
DASS Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress (Depression Anxiety
Stress Scale) DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth
Edition
DH Dai hoc
DLC Độ lệch chuẩn
DTB Diém trung binh
GDDT Giao duc dao tao
GV Giang vién
GVHD Giang viên hướng dan
HS Hoc sinh
HV YDHCT Hoc viện Y dược học cổ truyền
ICD International Classification Diseases
LT Kiểu ứng phó “lang tránh”
NXB Nhà xuất bản
R-H-M Răng-Hàm-Mặt
RLLA Rối loan lo âu
SAVY Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam
(Survey Assessment of Vietnamese Youth)
SKTT Sức khỏe tâm thần
Trang 6MOI QUAN HỆ GIỮA KIỂU UNG PHO VÀ CÁC VAN DE HƯỚNG NỘI
CỦA SINH VIÊN Y KHOA
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiểu ứng phó và các vấn đề hướng nội của sinh viên y khoa, từ đó đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt động trợ giúp nhằm nâng cao khả năng ứng phó tích cực với các vấn đề hướng nội của sinh viên y khoa.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện bằng hệ thống hoá lý luận và nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 280 sinh viên y khoa năm thứ 5, năm thứ 6 tại 3 trường: Đại học (ĐH) Y Hà Nội, ĐH
Y Thái Nguyên, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam trong thời gian từ 8/2020 đến tháng 5/2021 Đối tượng nghiên cứu trả lời phiếu điều tra gồm 3 phần: 1) Thông tin cá nhân;
2) Thang điểm DASS-21 đánh giá mức độ hướng nội của sinh viên y khoa theo 5 mức; 3)
Các câu hỏi khảo sát các kiểu ứng phó của sinh viên đối với các vấn đề hướng nội dựa theo thang đo ứng phó của Lazarus và S.Folkman Số liệu sau thu thập được xử lý bằng phần
mềm SPSS 20.0.
Kết quả nghiên cứu Sau khi thu thập số liệu, nghiên cứu có một số kết quả như sau: Tỷ lệ sinh viên gặp stress, lo âu và trầm cảm lần lượt là 35,7%, 33,9% và 11,1% Kiểu ứng phó tích cực chủ
động, tìm kiếm sự hỗ trợ, xoa dịu căng thắng là những kiểu ứng phó chủ yếu đối với các vấn
đề hướng nội (lo âu, stress, trầm cảm) của sinh viên Nhóm sinh viên nữ có tỷ lệ gặp phải, stress, lo âu, trầm cảm cao hơn sinh viên nam với p<0.05 Khi gặp các rồi loạn lo âu, việc thay đổi bản thân dé làm mọi thứ tốt hơn (chiếm 38,6%) có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê với p<0,05 Sinh viên nữ có chiều hướng lựa chọn kiểu ứng phó “tích cực chủ động”
nhiều nhất.
Phân tích hồi quy giữa biến độc lập và biến phụ thuộc cho thấy, tất cả các biến độc
lập đã góp phần giải thích 81,8% phương sai của biến phụ thuộc là thang điểm DASS 21 các vấn đề hướng nội của sinh viên: Các kiểu ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ, tích cực chủ động có
tác động nghịch chiều có ý nghĩa thống kê với mức độ lo âu, stress, trầm cảm của sinh viên.
Phân tích tương quan giữa các kiêu ứng phó và vấn đề hướng nội cho kết quả: Các kiểu ứng phó tích cực chủ động, xoa dịu căng thang, lang tránh và tiêu cực có tương quan
tuyến tính với vấn đề stress của sinh viên y khoa với p<0,05 Kiểu ứng phó tiêu cực có tương quan tuyến tính với vấn đề lo âu của sinh viên y khoa với p<0,05 Kiểu ứng phó lảng tránh, ứng phó tiêu cực có tương quan tuyến tính với vấn đề trầm cảm của sinh viên y khoa với
p<0.05.
Kết luận Các vấn đề hướng nội thường gặp ở những sinh viên nữ và Kiểu ứng phó tích cực
chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ, xoa dịu căng thang là những kiêu ứng phó chủ yếu.
Trang 7RELA TIONSHIP BETWEEN COPING TYPES
AND INTROVERSION PROBLEMS OF MEDICAL STUDENTS
Research Objectives Understanding the relationship between coping patterns and introversion problems
of medical students, thereby proposing some recommendations on implementing counseling activities to improve the ability to respond positively to medical students with introversion
problems of medical students.
Research subjects and methods The study was carried out by systematizing theory and cross-sectional design research on 280 students of 5th-year and 6th-year medical students at 3 universities: Hanoi Medical University, Thai Nguyen Medical University, Vietnam University Of Traditional
Medicine in the period from 8/2020 to 5/2021 The research subjects answered the questionnaire consisting of 3 parts: 1) Personal information; 2) The DASS-21 scale assesses
the degree of introversion of medical students according to 5 levels; 3) The questions examine students’ response patterns to introversion based on Lazarus and S Folkman's response scale Collected data were processed using SPSS 20.0 software.
Research results After collecting data, the study had some results: The percentage of students experiencing stress, anxiety, and depression was 35.7%, 33.9%, and 11.1%, respectively Positive, proactive, support-seeking, and stress-relieving response types are the main responses to introverted problems (anxiety, stress, depression) of students Female students had a higher rate of encounter, stress, anxiety, and depression than male students with p<0.05 When experiencing anxiety disorders, changing yourself to do things better (accounting for 38.6%) has a statistically significant relationship with p<0.05 Female students tended to choose the "active-proactive" response style the most.
Regression analysis between the independent variable and the dependent variable showed that all the independent variables that contributed to the explanation of 81.8% of the variance of the dependent variable were the DASS 21 scale of students’ introversion problems: Support-seeking, positive and proactive responses have a statistically significant
negative impact on students’ anxiety, stress, and depression.
Correlation analysis between coping patterns and introversion problems showed:
Positive, proactive, de-stressing, avoidant, and negative coping types were linearly correlated with medical students' stress problems faculty with p<0.05 The negative response pattern is linearly correlated with the anxiety problem of medical students with p<0.05 Avoidance and negative responses are linearly correlated with depression of medical students with p<0.05.
Conclusion
The problems of introversion are common among female students, and positive,
supportive, and stress-relieving responses are the predominant responses in introverts.
Trang 8MỤC LỤC
901000 |
1 Lý do chọn đề tài -:- + 25<+SE+EE£EE2E2112E1221717112112112111111 21.1 1xx |
2 Muc dich nghi6n CUu 5 3
3 Khách thé va đối tượng nghiên CUU c.cccccccssesssesssesssssesssecsesssecssesseessecseeeseeees 33.1 Khách thể nghiên cứu - ¿2-2 ® £+S£+E££E£EE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrerrees 33.2 Đối tượng nghiên CỨU 2 25% E©E+E££EE£EE£EEEEEEEEEEEEEE121 211.2 re 3
4 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - - G2 E3 19118311 9115 11 101191 HH kp 3 4.1 Nghiên cứu lý luận - -. - < + s3 E9 930191 9109p 3
4.2 Nghiên cứu thực tiễn ¿+ 2+2 £EEEEEEEEEEEEEEEE211121 111111 cree 3
5 Giới hạn và phạm vi nghién CỨU - 5 <5 +13 E39 9E vn kg 4
6 Phuong phap nghién CUU 0 nng, 4
6.1 Phuong pháp nghiên cứu tài lIỆU -. 5 552 S+ + + *+s+strseeeeereeerrereexre 4
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2 + 225+2x+£x+zx+zzz+zzezsees 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SỰ UNG PHO VÀ CÁC VAN DE HƯỚNG NỘI CUA SINH VIÊN Y KHOA -5- 2-52 ©ssecsse 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên CỨU 2 25s s+E+£E££E££E£EE£EEtrxrrxerxerree 5
1.1.1 Nghiên cứu về các van đề hướng nội -2- + s+sz+zz+zzzcxee 51.1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng các van đề hướng nội trên thé giới 51.1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng các van dé hướng nội tai Việt Nam 7
1.1.2 Nghiên cứu về ứng phó - 2-2 2+ +E+EE+EE+E£E+EESEE+EEZEErEerkerxrree 8
1.1.2.1 Các nghiên cứu về ứng phó trên thế giới - 2 2 s2 s+sz=s2 8
1.1.2.2 Các nghiên cứu về thực trang ứng phó tại Việt Nam 12
Trang 91.2 Một số van đề về lý luận 2 2 2+EE+EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkervee 14
1.2.1 Khái niệm về các van đề hướng nội ¿2-2 2 z+xerxerssrxee 14
1.2.1.1 Khái niệm lo âu -2 ¿-2¿©+£+EE£2EEE£EEEEEEECEEECEEEEEEEEEEEErrkrrrrree 141.2.1.2 Khái niệm về stress 2¿- 2+ 2++xt2Ext2ESEEEEEEEEErrrkerkrerkrrrree l61.2.1.3 Khái niệm trầm cảm -2- 22 5£ ©522E+2EEtEEESEEtEEEEEEeerkrrrrerkrrred 181.2.1.4 Thang đo đánh giá các van đề hướng nội - 2-5-2 20
1.2.2 Lý luận về ứng phó - 2 2® +E+EE+EE+EE+E£EESEEEEEEErEerkerkrrkee 22
1.2.2.1 Khái niệm về ứng phó - 2 2©+£+2E++2Ext2EE+SEEEtEEerrrxrrrrrre 221.2.2.2 Khái niệm về kiểu ứng phó 2-2-2 £+£+££+£++£E+£EzEzzEssrxeei 251.2.2.3 Lý thuyết tương tác giữa kiểu ứng phó và các van đề hướng nội 26
1.3 Khái niệm sinh VIÊN c1 111111111111 111511 1111811111188 kg 27
1.3.1 Sinh viên y khOa - c1 11v TH nh nh ngư, 29
1.3.2 Quá trình thực tập tại bệnh viện 2-2 5+ ++zxz+x+xzczxee 30
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến van đề hướng nội của sinh viên 321.4.1 Các yêu tố chủ quan :- 2: 2¿+2+++x++E++Ex£E+erxtzrxerxerrrerkrerrees 32
1.4.2 Các yếu tố khách quan - 2 2+s+Ek+EE+EE+EE£EE2EE2EEzEkerkerxerkerei 34 Chương 2 TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 372.1 Mẫu nghiên CỨU - ¿+ % SE+ESE+E£EE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrkrrrrkee 37
2.1.1 Dia bàn nghién CỨU G2 + E831 E£EEESsEESeEEEerkrrrkrsrerreerre 372.1.2 Khách thé nghiên cứu - ¿2 2 £+<+EE£EEtEEEEEEEEEEEEerkerkerkeee 372.1.3 Thời gian nghiÊn CỨU - 6 c1 E901 1E911 E93 E911 19 11 9x1 vn ng 38 2.2 Phương pháp nghién CỨU 6 + E11 9 E9 991 1v vn re 39 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 5 5+ £+£+v+seeseesss 39
Trang 102.2.1.1 Mục đích <1 111122231 n HH1 HH ng 1kg ng ng re 39
2.2.1.2 C&ch tién WAM Nai 39
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - ¿5 2 s22 s+szzx+xzxczs 40 Phiếu điều tra bằng bảng hỏi - 2-5252 SESEEEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEErkerrerg 40 2.2.3 Kiểm định độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát -‹ 42
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu bằng thông kê toán học 43
2.3 Quy trình thu thập số liệu ¿- 2 ©2¿©E2E£+EE££E£EEtEEEerkrrrxrrkerrerred 44 2.4 Đạo đức nghiÊn CỨU G < 1E TH ng ng 45 Tiểu kết chương 2 -2-5¿ 2 t+E‡EEEEEEEE2112112117111121121111 1111.11.1111 xe 45 Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU -2- 52s ssessessessess 47 3.1 Thực trang van dé hướng nội của sinh viên y khoa - 47
3.1.1 Tỉ lệ các vấn đề hướng nội - 2: + + +E£+E££E£2E+£Extrxerxerkerreee 47 3.1.2 Môi liên hệ giữa các vân đê hướng nội với các yêu tô nhân khâu học ¬ 49
3.1.2.1 Mối liên quan giữa giới tính với các van đề hướng nội 49
3.1.2.2 Mối liên quan giữa trường học với các van đề hướng nội 51
3.2 Thực trạng ứng phó với các van dé hướng nội của sinh viên y khoa 52
3.2.1 Thống kê mô tả các kiêu ứng phó với van dé hướng nội 52
3.2.2 Thực trang ứng phó với các van đề hướng nội - 54
3.2.2.1 Kiểu ứng pho “tim kiếm sự hỗ trợ” 2 2+2 x+zs+rs+zszxszsee 54
3.2.2.2 Kiểu ứng phó “tích cực chủ động” -¿-¿-s+s+x+zx+zxe+zxsrssrxee 56 3.2.2.3 Kiểu ứng pho “lang tránh:” -¿- 2-2 ++s+£E+EE+EE+EE2ErEerkerkrrxrrerree 57 3.2.2.4 Kiểu ứng phó “xoa dịu căng thắng” 2¿- sc2csccxesrxrrrrerscee 59
Trang 113.2.2.5 Kiểu ứng phó ““tiÊU €ỰC” :- +22 212121 EEEEEEEEcrrrree 61
3.2.3 Môi quan hệ giữa các yêu tô nhân khâu với các kiêu ứng phó của sinh
viên y KhhOa - s1 TH Ti 63
3.2.3.1 Mối quan hệ giữa giới tính với các kiêu ứng phó - 63
3.2.3.2 Mối quan hệ giữa trường học với các kiêu ứng phó 65
3.3 Mối quan hệ giữa các van đề hướng nội và kiểu ứng phó - 66
3.3.1 Tương quan giữa các van đề hướng nội va kiêu ứng pho 68
3.3.1.1 Tương quan giữa stress và các kiểu ứng phó - 2-2 2+ 68 3.3.1.2 Tương quan giữa lo âu và các kiểu ứng phó -¿ +: 71
3.3.1.3 Tương quan giữa tram cảm va các kiểu ứng phó - 73
3.3.2 Mối quan hệ dự báo giữa các van đề hướng nội và kiểu ứng phó 75
Chương 4 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2- 2 s25 78
TÀI LIEU THAM KHAO
PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bang 2.1 Phân bố năm học của sinh viên ¿2-52 2+52+E£E+£+zzzz£z 38Bang 2.2 Kết quả thang đo đánh giá stress, lo âu và tram cam DASS 2I 41Bang 2.3 Hệ số Cronbach’s Alpha về các kiểu ứng phó - 43Bảng 3.1 Thực trạng vấn đề hướng nội của sinh viên (n =280) 47Bảng 3.2 Mức độ của các van đề hướng nội -2- ¿+ xz+s+zcxz 48Bảng 3.3 Môi liên quan giữa giới tính với các vân đê hướng nội của sinh viên
Bang 3.9 Kiểu ứng phó “xoa dịu căng thắng ” 2 2+cs+cs+zxsrxrsez 60 Bang 3.10 Kiểu ứng phó ““tiÊU CựC” ¿- 5-55 2c2E2E2EE2EEEEEEEEerkrkrrrkrrkee 62 Bảng 3.11 Mối quan hệ giữa giới tính với các kiểu ứng phó của sinh viên y
¬— 66
Bang 3.13 Tương quan giữa các kiểu ứng phó va các van dé hướng nội của
sinh viên y KhOa - < 6s 1119019199101 nh 67
Bang 3.14 Tương quan giữa các kiểu ứng phó và stress -. - 69
Bang 3.15 Tương quan giữa các kiểu ứng phó và lo âu - 72 Bang 3.15 Tương quan giữa các kiểu ứng phó và tram cảm 74 Bang 3.16 Tóm tat thông số thống kê 2 2 2+E+EE+£Ee£EzEzzEszrxee 76
Trang 13Bang 3.17 Hồi quy tuyến tinh các kiểu ứng phó liên quan đến các van đề hướng
Trang 14DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát Biểu d6 2.2 Phân bố giới tính của khách thể nghiên cứu
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sức khỏe tâm thần (SKTT) đang là van đề ngày một gia tăng trong cuộcsống hiện đại Ước tính trên thế giới có hơn 400 triệu người bị mắc một trongcác rối loạn tâm than [1 19] Trong một báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO
về van đề rối loạn tâm than tại khu vực Tây Thái Bình Dương, con số mắc cácbệnh này là 100 triệu người [120] Tại Việt Nam, vẫn đề sức khỏe tâm thầncũng không năm ngoài tình hình chung của toàn cầu Kết quả thống kê của
WHO tại Bệnh viện Tâm than Trung ương 1, tỷ lệ mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó riêng rối loạn tram cảm chiếm 2,45% [120] Các rối loạn tâm thần có thé gây ra nhiều hậu quả nghiêm trong
về mặt tâm lý và sinh lý cho con người: có thê làm tăng nguy cơ mắc các bệnhtật hoặc cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh, làm giảm khả năngphục hồi cơ thé và kha năng đương đầu với các van đề SKTT trong tương lai
Hiện nay, rồi loạn tâm thần đang ngày càng trở nên phô biến ở nhóm họcsinh, sinh viên Theo số liệu của Hội y hoc dự phòng Việt Nam, tỷ lệ mắc rối
loạn tâm thần ở nhóm đối tượng này là § - 29% [121] Trong đó, ty lệ mắc bệnh tram cảm ở sinh viên cao hơn so với nhóm quan thé chung từ 4%- 6%, với ty
lệ mắc bệnh có thé tới 16% [121] Sinh viên thường gặp nhiều khó khăn trong
giai đoạn học tập đại học do sự thay đổi về môi trường sống, môi trường học
tập cũng như những thay đổi về tâm sinh lý trong giai đoạn chuyền tiếp từ vithành niên sang người trưởng thành nên thường dễ đối mặt với các cảm xúctiêu cực ảnh hưởng đến SKTT Đặc biệt sinh viên khối các trường y, do đặc thùcủa ngành thường có chương trình học kéo dài hơn so với hệ đại học thông thường, bên cạnh đó còn phải thường xuyên trai qua các ky thi đánh giá liêntục trong năm Điều này khiến sinh viên y luôn phải chịu một áp lực đáng ké
Do đó, tỷ lệ nguy cơ tiêm ân mặc các rôi loạn tâm thân cao hơn ở sinh viên y
Trang 16[29],[49],[55] Một số yếu tố được cho là gây căng thăng pho biến cho các sinh
viên khối ngành này bao gồm: môi trường học tập, nợ môn, khối lượng chươngtrình nặng, thiếu ngủ, bệnh nhân khó khăn, lo lăng về tài chính, quá tải thôngtin và kế hoạch tương lai [49],[74] Những yếu tố này lâu dai nếu không đượcgiải quyết có thé kéo theo những hậu quả nghiêm trọng như rối loạn lo âu, tramcảm, từ đó dẫn đến kết quả hoc tập kém, năng luc bi suy giảm, sai sót trong y
tế và Sự suy giam hiệu suất dao tạo của các trường y [49],[74],[104]
Tại Việt Nam một nghiên cứu được thực hiện trên 2.099 sinh viên hệ bác
sỹ đa khoa tai 8 trường: DH Y Ha Nội, DH Y Dược Thái Nguyên, DH Y HảiPhòng, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Y Dược Huế, Khoa Y Dược - ĐH Tây
Nguyên, DH Y Dược TP Hồ Chí Minh và ĐH Y Dược Cần Thơ Kết quả cho
thấy, có 43% trong số 2.099 sinh viên có dấu hiệu tram cảm Trong đó, có 23%tram cảm nhẹ và 20% có thé trầm cảm nặng, có 8,7% SV có ý tưởng tự tử, 3,9%lên kế hoạch tự tử và 0,9% cé gắng tự tử Các SV có cả dấu hiệu tram cảm và
ý tưởng tự tử là 5,8% (119 sinh viên) [1]
Ứng phó với các rối loạn tâm thần là quá trình xử lý những đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài được tri giác thấy là gây ra căng thăng cho cá nhân Các chiến lược ứng phó chỉ ra rằng: tác nhân gây áp lực ảnh hưởng đến con người
ở mức độ nào chủ yếu do cách con người nhìn nhận và đánh giá nó, đồng thời
vai trò của chủ thé quyết định đối với các van đề về SKTT Điều này rất có ýnghĩa với mỗi con người trong cuộc sống nói chung và sinh viên nói riêng Tuynhiên hiện nay, không phải sinh viên nào cũng biết cách đối mặt, ứng phó phùhợp với các áp lực, căng thang xung quanh Điều này cho thấy, cần nghiên cứu,đánh giá nguyên nhân và có hoạt động trợ giúp hiệu quả.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa kiểu ứng phó và các van
đề hướng nội của sinh viên y khoa” góp phần tìm ra mối tương quan giữa cáckiêu ứng phó với các vân đê hướng nội bao gôm: căng thăng (stress), lo âu,
Trang 17trầm cảm Đây cũng chính là các vấn đề sức khỏe tâm thần nỗi trội đang rất
được quan tâm trên toàn cầu và từ đó đề xuất chiến lược và kế hoạch phù hợp
trong việc hỗ trợ tâm lý cho sinh viên y khoa.
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa kiêu ứng phó và các vấn đề hướng nội của
sinh viên y khoa, từ đó đề xuất một số kiến nghị về việc triển khai các hoạt
động trợ giúp nhằm nâng cao khả năng ứng phó tích cực với các van đề hướng
nội của sinh viên y khoa.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên 280 sinh viên y khoa năm thứ 5, năm thứ 6 tại 3 trường:
ĐH Y Hà Nội, DH Y Thái Nguyên, HV YDHCT Việt Nam.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa kiêu ứng phó và các van đề hướng nội của sinh viên y
khoa.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu lý luận được thực hiện nhằm hệ thống các khái niệm cũng như các tài liệu có liên quan đến đề tài từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài,
định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.
4.2 Nghiên cứu thực tiễn
Khao sát thực trạng các van đề hướng nội thường gặp ở sinh viên y khoa:stress, lo âu, trầm cảm và thực trạng các kiêu ứng phó được sinh viên y khoa
sử dụng khi gặp các van dé đó
Tìm ra môi quan hệ giữa kiêu ứng phó và các vân đê hướng nội.
Trang 18Từ đó đề xuất với các trường y khoa xây dựng-định hướng chương trình
hỗ trợ tâm ly phủ hợp với sinh viên, giúp giảm nguy cơ lựa chọn những kiểu
ứng phó tiêu cực.
5 Giới han và phạm vi nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Trường ĐH Y Hà Nội, trường ĐH Y Thái Nguyên,
trường HV YDHCT Việt Nam.
Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểu ứng phó
với các van đề hướng nội của sinh viên y khoa ở một số van đề như: ty lệ, mức
độ, biểu hiện kiểu ứng phó và tương quan giữa kiểu ứng phó với các van dé
hướng nội.
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phân tích những tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài từ đó xây dựng cơ
sở lý luận cho đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp trắc nghiệm
Sử dụng thang đo stress, lo âu, tram cảm và bộ công cụ DASS 21 của Lovibond dé phân loại các van đề hướng nội thường gặp ở sinh viên y khoa: stress, lo âu, tram cảm Thang do ứng phó của R.Lazarus và S.Folkman dé phân
loại các kiểu ứng phó được sinh viên lựa chọn
6.2.2 Phương pháp thống kê toán học
Những số liệu thu thập được từ các phiếu trả lời hợp lệ sẽ được xử lýtrên phan mềm SPSS và các công thức toán học dé tìm ra mối quan hệ giữakiêu ứng phó và các vân đê hướng nội của sinh viên y khoa.
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SU UNG PHO VA CAC VAN DE HƯỚNG NOI
CUA SINH VIEN Y KHOA
1.1 Tổng quan van đề nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về các van đề hướng nội
1.1.1.1 Các nghiên cứu về thực trạng các vẫn đề hướng nội trên thế giới
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu con người càng tăng
cao kéo theo đó là áp lực cuộc sống cũng ngày một nhiều lên Do đó, các vấn
đề sức khỏe tâm than, đặc biệt là các vấn dé hướng nội bao gồm: căng thang (stress), lo âu, trầm cảm dan trở nên phô biến trong cộng đồng và là van dé được xã hội và các nhà nghiên cứu rất quan tâm, chú trọng bởi những hệ lụy
của nó dé lại cho con người
Thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2017, trầm cảm đang là
một trong những van dé hướng nội thường gặp nhất trên thế giới và là nguyênnhân hàng dau gây ra tình trạng khuyết tật Ước tính có khoảng 350 triệu người
bị ảnh hưởng bởi trầm cảm trên toàn cầu (trong đó độ tuôi thanh thiếu niên chiếm 40%) Trong số những người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm, chỉ có khoảng 25% là tham gia điều trị [115] Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính
là hành vi tự sát [54] Mỗi năm, toàn thế giới có khoảng 850.000 người chết vì
căn bệnh tram cảm [115]
Trầm cảm cũng là một trong những vấn đề tâm lý nghiêm trọng và đángđược lưu ý của sinh viên y khoa hiện nay Các nghiên cứu trên thế giới chỉ rarằng: Tỷ lệ sinh viên y khoa bị trầm cảm cao đáng kinh ngạc, chiếm khoảng10% tỷ lệ trầm cảm của dân số nói chung [25], và điều đáng lo ngại là sinh viên
y khoa không được giúp đỡ khi họ cần [65] Ty lệ sinh viên trầm cảm có sựchênh lệch về giới, nữ sinh viên y khoa có tỷ lệ mắc trầm cảm nhiều hơn so vớinam sinh viên y khoa [26] Ngoài ra, cũng có sự khác biệt về tỷ lệ trầm cảm
Trang 20dựa trên sắc tộc, trong đó sinh viên y khoa người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ trầm cảm
cao nhất [53]
Ngoài tram cảm, các rối loạn sức khỏe tâm thần khác cũng phổ biến trongcộng đồng sinh viên y khoa Một nghiên cứu được thực hiện tại một trường y
ở Iran cho thay 4,5% sinh viên y khoa của họ bị rối loạn lưỡng cực [100] Tỷ
lệ mắc các van đề hướng nội stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên y khoa 6 Irancao hơn nhiều so với dân số Iran nói chung [84] Nghiên cứu khác về thực trạng
các vấn đề sức khỏe tâm thần tại Malaysia năm 2013 trên nhóm sinh viên y khoa cho kết quả khoảng 23,7% sinh viên có biéu hiện stress vừa va nặng, 63% sinh viên có biểu hiện của lo âu ở mức vừa, nặng va rất nặng, 39,2% sinh viên
có biểu hiện của tram cảm ở mức vừa, nặng và rất nặng [95].
Trong một cuộc khảo sát với 133 sinh viên y khoa Hoa Kỳ, kết quả thinhận được cho thấy răng 44% SV đã hút thuốc lá, 96% SV đã uống rượu, 57%
sv đã sử dụng cần sa, 22% SV đã sử dụng amphetamine, 20% SV đã sử dụngcocaine, 17% SV đã sử dụng thuốc benzodiazepines, 15% SV đã sử dụng chất
gây ảo giác và 40% SV đã sử dụng opioid tại ít nhất 1 lần trong thời gian học tại trường y Sinh viên có triệu chứng trầm cảm có nguy cơ sử dụng chất kích thích cao nhất [110] Nghiên cứu tương tự được khảo sát trên sinh viên năm thứ tư tại 13 trường y ở Mỹ, cho thấy 87% SV đã uống rượu, 17,3% SV đã sử
dụng cần sa, 9% SV đã hút thuốc lá, 0,9% SV đã sử dung opioid và 1,2% SVdùng amphetamine trong khoảng thời gian 30 ngày trước khảo sát [79].
Một thống kê được đăng trên JAMA 2016 cho thấy, trung bình 11,2%sinh viên y khoa có ý tưởng tự tử [91] Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh tâm thần và tự
tử cao đáng kinh ngạc ở các sinh viên y khoa, nhưng họ hiếm khi quan tâm đến
việc chăm sóc cho sức khỏe tâm than của họ, và rat ít sinh viên y khoa lựa chọn
tìm kiếm trợ giúp tâm lý khi gặp phải các van đề về sức khỏe tâm thần Lý do
mà được sinh viên đưa ra trong một cuộc khảo sát năm 2013 là: hạn chê vê thời
Trang 21gian, thiếu đối tác tin tưởng, vấn đề bảo mật và sự kỳ thị khi vấn đề sức khỏe
của ban thân được cho là những rào can đáng ké đối với các sinh viên y khoađược chăm sóc cho các van đề về thé chất và tinh thần của ho [52] Lý do tương
tự cũng được sinh viên y khoa lựa chon trong khảo sát được thực hiện tại
trường y khoa ở Ấn Độ [80], và ở Úc [93]
1.1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng các van đề hướng nội tại Việt Nam
Sinh viên y khoa ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách trong học
tập như: khối lượng tri thức lớn, phương pháp học tập mới, tìm kiếm và xử lý tài liệu học tập, sắp xếp thời gian giữa học tập và đi thực tập tại bệnh viện nên nguy cơ gặp phải các vẫn đề về sức khỏe tâm thần như: stress, lo âu, trầm cảm
là rất cao.
Nghiên cứu về thực trạng trầm cảm của sinh viên y khoa được thực hiệntrên 492 sinh viên năm 2 hệ bác sỹ (ĐK, YHCT, RHM) tại ĐH Y Hà Nội năm2016-2017, cho thay tỷ lệ tram cảm chung là 28,46%; trong đó tỷ lệ sinh viên
bị tram cảm nhẹ là 20,12%, tram cảm vừa và nặng lần lượt là 4,88% và 3,46%
[21].
Trong một nghiên cứu năm 2018 - 2019 tiến hành khảo sát trên 1723 sinh
viên năm đầu và năm cuối Đại học Y Hà Nội, cho thấy tỷ lệ rỗi loạn lo âu của sinh viên là 9,8% (95% CI: 8,4 — 11,4 Các yếu tố có liên quan đến biểu hiện lo
âu của sinh viên bao gom: ganh nang tai chinh, ap luc hoc tap/thi cu, hoat dongthé chat, có sử dung chat kich thich [20]
Nghiên cứu dé cập đến cả 3 dạng rối loạn: stress, lo âu tram cảm phải kế
đến nghiên cứu của của tác giả Trần Kim Trang Nghiên cứu thực hiện tại
trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, khảo sát trên 483 sinh viênnăm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt, sử dụng thang đánh giá DASS -21 Kết qua:
Tỷ lệ sinh viên bị stress là 71,4%, trầm cảm là 28,8% và lo âu là 22,4%, hầuhết là các roi loạn ở mức độ vừa và nhẹ Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chi ra có
Trang 22tới 52,8% sinh viên nghiên cứu có đồng thời cả 3 dang rối loạn [22] Một nghiên
cứu tại trường ĐH Y dược thành phố Hồ Chi Minh, tiến hành tìm hiểu về cácvan đề hướng nội sinh viên y khoa, kết quả: tỷ lệ sinh viên có biểu hiện lo âumức độ rất nặng là 11%, trong đó nữ sinh viên chiếm 7% và nam sinh viên là4% Tỷ lệ sinh viên có các vấn đề hướng nội lo âu, stress, trầm cảm biểu hiện ởmức độ nặng lần lượt là 12%, 5%, 2% [8]
Một nghiên cứu tiến hành khảo sát thực trạng stress, lo âu tram cảm củasinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt ĐH Y dược Thành phố Hồ Chí
Minh Kết quả thu được: Ty lệ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên
lần lượt là 71,4%, 28,8%, 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa 52,8% sinh viên
có cùng 3 dang rối loạn trên Kết qua mô hình hồi quy đa biến cho thấy không
khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo ngu6n cư trú và giới tính.Mặc dù vậy, đối với rối loạn tram cảm, khi tiễn hành so sánh về mức độ, tỷ lệnam sinh viên có rối loạn nặng cao hơn hăn nữ sinh viên [22]
1.1.2 Nghiên cứu về ứng phó
1.1.2.1 Các nghiên cứu về ứng phó trên thế giới
a Các hướng nghiên cứu về ứng phó
Nghiên cứu về ứng phó được các tác giả trên thế giới quan tâm từ rất
sớm: Khái niệm về ứng phó lần đầu tiên được Lazarus đề cập trong đề tài củamình vào năm 1966 [71] Trong nhiều dé tai sau đó ông cing cộng sự của mình
đã phát triển và hoàn thiện khái niệm này [70],[72] Đặc biệt, nghiên cứu năm
1984 của Lazarus và Folkman được cho là đã đưa ra lý thuyết ứng phó hoanthiện nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu sau này về ứng phó
[73].
Sau giai đoạn này, các chủ dé nghiên cứu liên quan đến ứng phó nói
chung và khó khăn tâm lý nói riêng, đặc biệt là ứng phó với các cảm xúc tiêu
Trang 23cực trên quan điểm đào sâu các khía cạnh lý luận và thực tiễn ngày cảng phổbiến trên toàn thế giới và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
Dé phân loại ứng phó lại có những quan điểm rất khác nhau giữa các tácgiả, điển hình như: Nghiên cứu của Ferguson và Cox (1991) đề cập đến có bahướng ứng phó chính khi gặp các van đề hướng nội đó là: Hướng thứ nhất -
Ứng phó định hướng vào nhiệm vụ (task - oriented) là nhằm thay đổi môi
trường khách quan bên ngoai, thường bao gồm những hành động được lên kế
hoạch Hướng thứ hai - Ứng phó định hướng vào cảm xúc là chiến lược ứng phó trong đó con người cô găng thay đổi suy nghĩ cũng như cảm giác của mình
về các sự kiện xảy ra, băng cách rút ra những kinh nghiệm hoặc các bài học qua
tình huống, dựa trên các quan điểm về khía cạnh tích cực của vấn đề hoặc thê
hiện những cảm xúc âm tính của mình Hướng thứ ba - Ứng phó lảng tránh, là
cách thức ứng phó nhằm chạy trốn khỏi van đề Chủ thé bằng cách che dấu suynghĩ thực về van đề hoặc tập trung vào những hoạt động khác từ đó chủ động,tích cực thoát ra khỏi tình huống [44] Đây là một trong những hướng phân loạikhá hợp lý đồng thời cũng là hình thức phân loại được nhiều nhà nghiên cứuủng hộ và sử dụng trong đánh giá.
Trong nghiên cứu của minh, nhà nghiên cứu Williams va cộng sự lại chia ứng phó thành hai nhóm lớn căn cứ vào tính hiệu quả và ảnh hưởng của
các cách ứng phó đối với con người gồm: Ứng phó hiệu quả (thích nghĩ) bao
gồm các cách ứng phó như tìm kiếm lời khuyên và thông tin, nhận sự hỗ trợ từ
người khác và suy nghĩ tìm giải pháp; Ứng phó không hiệu quả (không thích
nghi) bao gồm những hành vi rút lui và lang tránh Cách chia này dựa theo quanđiểm phân loại ứng phó của Seiffe - Krenke (1993) [1 12]
Như vậy, không có sự thống nhất trong cách phân biệt giữa kiểu ứng phó (coping styles) và chiến lược ứng phó (coping strategies) Hiện nay, quan điểm
nên đánh gia ứng phó với các vân dé hướng nội ở mức độ tông thê (chiên lược
Trang 24ứng phó) hay mức độ cụ thé (kiểu ứng phó) van còn đang là chủ dé gây tranh
cãi [78] Nowack (1989) cho rang dé thống nhất trong cách phân loại có théchia ứng phó thành 2 nhóm “đối đầu” (approach) va “lang tránh” (avoidance)[85] Dựa trên quan điểm đó Tobin, Holroyd, Reynolds và Wigal đã tích hợp
và khái quát các chiến lược ứng phó và chia ứng phó thành 2 nhóm lớn: nhómđối đầu (engagement) và nhóm lang tránh (disengagement) (1) Nhóm đối đầubao gồm 2 hình thức: đối đầu tập trung vào vấn đề và đối đầu tập trung vào cảmxúc (2) Nhóm lang tránh bao gồm “lảnh tránh van đề” và “mo tưởng” [108]
Xu hướng nghiên cứu về ứng phó thứ 2 là phát triển các thang đo (scale)
hay bảng kiểm (inventory) đánh giá hành vi ứng phó Một số thang đo và bang
kiểm phô biến được xây dựng và ứng dụng trong hơn hai thập niên qua là:
1) Thang do Way of coping scale (WCS) cua Folkman va Larazus
(1980);
2) Trac nghiệm COPE cua Carver, Sheier va Weintraub (1989);
3) Bang kiểm chiến lược ứng phó của Tobin, Holroyd, Reynolds va
Wigal (1989);
4) Thang đo các ứng phó của trẻ vi thành niên - ACS (The Adolescent
Coping Scale) của Frydenberg va Lewis (1993).
Các thang do này tạo điều kiện cho hàng loạt các nghiên cứu về thực
trang ứng phó được thực hiện một cách khoa học và rộng rãi trên nhiều đốitượng khác nhau.
Xu hướng thứ ba, khác han với 2 hướng nghiên cứu trên là xem xét đến
đặc điểm cá nhân Xu hướng này cho rằng, một số đặc điểm nhân cách sẽ tác
động đến chiến lược ứng phó với stress như tính lạc quan và bi quan, khả năng
thích ứng với cảm giác, tính cứng rắn, chịu khó, lòng tự trọng cao, sự tự tin
[59]
b, Các nghiên cứu về thực trang ứng phó
Trang 25Trong nghiên cứu cua Stern va cộng sự (1993) đã xem xét các phản ứngđối phó của sinh viên y khoa năm thứ nhất và thứ tư trước những tình huống
mà họ đánh giá là căng thang Sau khi tiến hành khảo sát va thông kê, cho thay
rằng các chiến lược đối phó ưu tiên thay đổi theo loại tác nhân gây căng thang
và năm dao tạo Dé đối phó với các yếu tố gây căng thang liên quan đến y tế trường học, SV năm nhất sử dụng phong cách tự đồ lỗi và giải quyết vấn đề đểđối phó nhiều hơn SV năm thứ tư Tuy nhiên, khi đối phó với các yếu tô gây
-căng thăng giữa các cá nhân, SV năm thứ tư có xu hướng sử dụng cách đối phó đối đầu nhiều hơn so với SV năm thứ nhất [103] Nữ giới có xu hướng sử dụng
biện pháp tránh né và đánh giá lại van đề nhiều hơn nam gidi
Khi đối mặt với những van dé gây stress trong hoc tập, cách mà sinh viên
ứng phó đóng vai trò rất quan trọng Bởi, nó quyết định mức độ ảnh hưởng tiêu
cực của nguồn gây stress đối với sức khỏe thé chat, sức khỏe tinh than và hiệu
quả học tập của sinh viên Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những cách ứng phó
thiếu ứng với stress trong học tập của sinh viên có mối liên hệ với nhiều vẫn
đề, chăng hạn như kết quả học tập giảm sút, rỗi loạn ăn uống, hay sử dụng đồ
uống có cồn [89] Ngược lại, với những chiến lược ứng phó chủ động và tích cực, được lựa chọn bởi sinh viên có mức độ stress, lo âu thấp hơn, có khả năng thích ứng với môi trường cao hơn, và sức khỏe thé chất tốt hơn [33],[86].
Nghiên cứu cua Simons, Aysan, Thompson, Hamarat, Steele năm 2002,cho rằng: tìm kiếm sự trợ giúp (lời khuyên) từ các chuyên viên tư vấn (phòngcông tác SV, trung tâm tham vấn), chia sẻ với bạn bè và gia đình là những cáchứng phó mang lại nhiều hiệu quả cho SV Song song với tìm kiếm sự hỗ trợ xãhội, một hình thức ứng phó phổ biến khác nữa ở sinh viên y khoa là ứng phó
tập trung vào vấn đề [102] Nghiên cứu của Hamaideh và cộng sự (2009) đã
chỉ ra: Khi gặp nghịch cảnh, SV y khoa thường sử dụng tương đối hiệu quả các
kiểu ứng phó như: Lên kế hoạch, quản lý và phân bổ thời gian hợp lý, nhận
Trang 26thức lại vấn đề theo hướng tích cực đồng thời phân tích tình trạng và tìm ra
nguyên nhân của van dé [61] Tuy nhiên, các chiến lược tập trung vào van đề
so với chiến lược tập trung vào tình cảm lại thường không tương xứng [94] SVbang cách khóc, oán trách ban thân hay nổi giận với người khác lại thườnggiảm nhẹ stress nhanh hơn [38] Bên cạnh đó, các hình thức ứng phó khác nhưgiải trí, tiêu khiển, ngôi thiền hay tập trung vào những công việc hữu ích khácnhằm tách mình khỏi vấn đề khó khăn hiện tại cũng được ghi nhận Nghiên cứu
về thực trạng ứng phó của SV y khoa, một nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát năm 2009, cho thấy răng từ 50% đến 76% SV sử dụng chiến lược ứng phó khi
gặp các vấn đề căng thắng, lo âu thuộc nhóm lang tránh, như ngủ nhiều, bỏ học,
có gắng sinh hoạt và làm việc như chưa có van dé gì xảy ra, cố gắng loại bỏ
van đề ra khỏi tâm trí Một bộ phận SV có cách ứng phó tiêu cực gây nhiềuhậu quả đáng tiếc như hút thuốc, uống rượu và dùng chất gây nghiện Mặc dùhình thức sử dụng chất kích thích này tuy không nhiều và không phổ biến nhưngđây cũng là một vấn đề đáng quan ngại và cần được cảnh báo [40]
1.1.2.2 Các nghiên cứu về thực trạng ứng phó tại Việt Nam
Tại Việt Nam các nghiên cứu về ứng phó của sinh viên y khoa với những vấn đề sức khỏe tâm thần còn hạn chế.
Có thé ké đến tác giả Nguyễn Phước Cát Tường trong nghiên cứu của
mình đã đề cập đến mối quan hệ giữa chỗ dựa xã hội và cách ứng phó với stresscủa sinh viên y khoa - Đại học Y được Huế Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằngsinh viên y khoa — Dai học Y dược Hué sử dụng khá đa dạng và phong phú các
loại ứng phó với stress, vừa hiệu quả, vừa không hiệu quả Chỗ dựa xã hội có
mỗi tương quan thuận với nhiều loại ứng phó hiệu quả như “giải quyết van đề”,
“cầu trúc lại nhận thức” Tuy nhiên nó cũng có mối tương quan thuận với kiểu ứng phó mơ tưởng — một kiểu ứng phó kém hiệu [14].
Trang 27Cũng quan tâm đến đối tượng nghiên cứu là sinh viên y khoa, một nghiên
cứu khác được tiến hành trên 411 sinh viên y khoa trường Đại học Y Dược CầnThơ cho thấy tỷ lệ trầm cảm 26% Nghiên cứu cũng chỉ ra, một trong nhữngnguyên nhân khiến tỷ lệ sinh viên y khoa trầm cảm có xu hướng ngày càng tăng
được đề cập đến trong nghiên cứu là thất bại trong việc lựa chọn chiến lược
ứng phó Những sinh viên gặp phải các van đề tâm lý càng nghiêm trọng có xu
hướng lựa chọn chiến lược đối phó tiêu cực như tự kỳ thi bản thân, lang tránh vấn đề và ngược lại [9].
Tran Quynh Anh thực hiện phỏng van trên 511 sinh viên y học dự phòng
và y tế công cộng trường DH Y Hà Nội năm hoc 2017 — 2018 nham mô tả mức
độ áp dụng các chiến lược ứng phó trong học tập của sinh viên và các yếu tố
liên quan Kết quả cho thấy sinh viên áp dụng nhiều chiến lược tiếp cận và hỗtrợ xã hội khi gặp stress trong học tập, trong khi chiến lược né tránh được apdụng it hơn Sinh viên nữ, sinh viên đến từ vùng nông thôn áp dụng chiến lượctích cực ít hơn nhóm nam và nhóm đến từ vùng thành thị Sinh viên có áp lựchọc tập từ chương trình học tập và từ gia đình, có khó khăn tài chính trong năm
qua áp dụng chiến lược né tránh nhiều hơn Sinh viên nam, sinh viên có kết quả học tập trung bình/yếu áp dụng chiến lược hỗ trợ xã hội ít hơn nhóm nữ và nhóm có kết quả học tập khá giỏi [23].
Nguyễn Thái Sang năm 2020 thực hiện nghiên cứu tỷ lệ stress và chiếnlược ứng phó của sinh viên y hoc dự phòng, DH Y Dược thành phố Hồ ChíMinh Kết quả ghi nhận tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm lần
lượt là 45,5%; 63,0% và 49,6% Khi gặp stress, phần lớn sinh viên lựa chọn các
chiến lược mang tính tích cực dé ứng phó với stress Cụ thé các sinh viên cókhuynh hướng lựa chọn chiến lược ứng phó “Cấu trúc lại nhận thức” và ít khichọn “Bộc lộ cảm xúc” Sinh viên nữ thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng
phó “Tìm kiêm chỗ dựa xã hội” hơn so với các sinh viên nam [12].
Trang 28Tóm lại, lịch sử nghiên cứu vấn đề ứng phó cho thấy sự đa dạng và phức
tạp của vấn đề Do vậy, đề tài kế thừa các nghiên cứu đi trước nghiên cứu thêm
về mỗi quan hệ giữa kiêu ứng phó và các van đề hướng nội của sinh viên ykhoa nhằm nâng cao khả năng ứng phó hiệu quả hơn trước những hoàn cảnhkhó khăn tâm lý, đưa ra những hỗ trợ tâm lý kịp thời đảm bảo cho sự phát triểntâm lý 6n định của cá nhân sinh viên y khoa
1.2 Một số vấn đề về lý luận
1.2.1 Khái niệm về các van đề hướng nội
Sức khỏe tâm thần được xem là một bộ phận không thé tách rời trong định nghĩa về sức khỏe, trong đó sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc rỗi loạn tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái thoải mái, sự tự tin vào năng lực
bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bảnthân [113] Vấn đề hướng nội là một phần của sức khỏe tâm thần bao gồm lo
âu, trầm cảm, stress là những vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp trong cuộcsong Với sinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đôi điều kiện sống,
học tập, thay đổi môi trường giao tiếp, môi trường xã hội kết hợp với đặc
điểm tâm lý như bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị lo âu, trầm cảm,
stress ở nhóm đối tượng này lại càng cao hơn [4].
1.2.1.1 Khái niệm lo âu
Khái niệm lo âu được Sigmund Freud - nhà tâm lý học gốc Do Thái,người đặt nền móng và phát triển học thuyết về phân tâm học, đề cập đến từnăm 1894 Cuốn sách được ông đưa khái niệm này vào chính thức được xuất
bản năm 1936 [57].
DSM - 5 định nghĩa lo âu là một hiện tượng phản ứng tự nhiên của con
người, dự đoán về một mỗi nguy hiểm de doa sắp xảy đến trong tương lai, cho
phép con người cảnh giác, thận trọng và tránh né với sự nguy hiểm ấy Lo âu
và sợ hãi là hai trạng thái trùng lặp, tuy nhiên chúng vẫn có những điểm khác
Trang 29nhau Với sợ hãi, đó là một đáp ứng liên quan đến sự kích thích tự động cần
thiết cho chiến đấu hay tránh né các mối nguy hiểm biết rõ hoặc đã xác địnhtrước Lo lắng lại thường liên quan đến đáp ứng các mối nguy hiểm, đe dọaxuất phát từ bên trong, mơ hồ và không rõ ràng [50]
Rối loạn lo âu (RLLA) là những lo sợ thái quá về một sự kiện hành vi,mối nguy hiểm nào day kéo dài trong nhiều ngày và lặp đi lặp lại ít nhất trong
6 tháng Sự khác biệt giữa RLLA và chứng sợ hãi hoặc lo âu thông thường làtrạng thái phản ứng quá mức hoặc diễn biến trong thời gian rất dài vượt quá các
giai đoạn đáp ứng thích hợp Trạng thái rối loạn lo âu thường liên quan và đi kèm với sự rối loạn của hệ thông thần kinh tạo nên 2 triệu chứng cơ bản về: tinh thần (Vi dụ: lo lắng, sợ hãi, khó tập trung ) và thé chất (Ví dụ: tăng nhịp
tim, thở gấp, run ray ) [43]
Cũng theo DSM — 5, RLLA nguyên phat (primary anxiety disorders)
duoc chia lam 5 loai: (1) Separation Anxiety Disorder — Rối loan lo âu chia ly.(2) Specific Phobia — Rối loan ám anh (3) Social Anxiety Disorder (SocialPhobia) — Rối loan lo âu xã hội (4) Panic Disorder — Rối loan hoảng sợ (5)Generalized Anxiety Disorder (GAD) — Rối loạn lo âu lan tỏa Mỗi loại rối loan
lo liên quan đến một trạng thái lo âu khác nhau Chúng được phân loại dựa trên
tính chất và mức độ trầm trọng của các triệu chứng Nhưng cơ bản bao gồm
những triệu chứng sau:
- Lo âu và bận tâm quá mức (chờ đợi với sự lo sợ) xuất hiện với phầnlớn thời gian kéo dài tối thiểu là 6 tháng về một số sự kiện hoặc hoạt động (như
việc làm hoặc thành tích học tập).
- Bệnh nhân cảm thấy khó kiểm soát mối bận tâm này
- Lo âu và bận tâm này kết hợp với 3 (hoặc nhiều hơn) trong số 6 triệu chứng sau (tối thiêu vài triệu chứng phải hiện diện trong phần lớn thời gian của
6 tháng cuối) Với trẻ em, chỉ cần 1 triệu chứng là đủ (1) Kích động hay cảm
Trang 30giác bị kích động hay kiệt quệ (2) Dễ mệt mỏi (3) Khó tập trung hoặc có những
lỗ hỗng trí nhớ (4) Dễ bị kích thích (5) Căng cơ (6) Rối loạn giấc ngủ (khó đivào giấc ngủ hoặc giac ngủ bị gián đoạn hoặc giấc ngủ không yên, không thoải
mái).
- Lo âu, bận tâm hoặc các triệu chứng của cơ thể là nguyên nhân gây ra
sự đau khổ đáng kê về mặt lâm sàng, hoặc làm thay đôi chức năng xã hội, nghề
nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
- Rồi loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chat
(chất gây nghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên (ví dụ: bệnh cường
giáp).
- Rồi loan này không được giải thích rõ băng một rối loan tâm thần khác
(ví dụ: lo âu và bận tâm về những cơn hoảng loạn trong rối loạn hoảng sợ, đánhgiá tiêu cực trong rối loạn lo âu xã hội [ám ảnh sợ xã hội], sợ bân hoặc những
ám ảnh khác trong rối loạn ám anh cưỡng ché, sợ chia ly với đối tượng mà mìnhgắn bó trong rối loạn lo âu chia ly ) [50]
1.2.1.2 Khái niệm về stress
Hans Selye, một bác sĩ người Canada là người đầu tiên đặt nền tảng nghiên cứu và đưa ra những thuật ngữ về stress như: eustress - stress tích cực, dystress - stress tiêu cực [97] Năm 1946, ông công bố toàn bộ lý thuyết của
mình và khái niệm stress cũng từ đây được đưa vào khoa học một cách chínhthức Theo đó, ông xem stress chính là phản ứng sinh học không đặc hiệu của
cơ thê đáp ứng trước những tác động bên ngoai giúp cơ thé khôi phục trang tháicân băng nội môi, đảm bảo duy trì và thích nghi với điều kiện môi trường sốngluôn biến đôi Học thuyết của Hans Selye nhân mạnh vai trò của của cảm xúc
với thé chất Ông nhìn nhận stress đưới 3 khía cạnh, bao gồm những đáp ứng thuộc về cảm xúc, hành vi và sinh lý của cơ thé thông qua sự tương giao với môi trường Nếu sự đáp ứng của cá nhân với stress không phù hợp và đầy đủ
Trang 31thì cơ thé không thé quay lại trạng thái cân bằng do đó chức năng cơ thé sẽ rối
loạn và dẫn đến các bệnh lý thé chat và tinh thần [98],[99]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến stress Trong đó, nguyên nhân sinh rastress có thé xuất phát từ môi trường bên ngoài, cũng có thể xuất phát từ trongcon người [39] Nhìn chung nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân mỗi người
là nguyên nhân quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến mức độ stress Cùng một
sự kiện tác động đến những con người khác nhau có thé gây ra mức độ stress
khác nhau Sự khác biệt đó xuất hiện chính là do ở mỗi người khác nhau quá trình nhận thức diễn ra không như nhau Stress liên quan đến việc nhận định của cá nhân về một sự kiện là có tính đe dọa, có hại hoặc thách thức [97].
Theo DSM - 5, stress bao gồm:
- Tình huống stress: Dùng dé chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây
ứng xử gọi là các rối loạn có liên quan đến stress
- Nguyên nhân gây stress: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải vàcăng thăng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng, concái, mâu thuẫn với hàng xóm, với đồng nghiệp [50]
Tuy nhiên, stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân
tố phức tạp Có hai nhân tố chính đó là: đặc điểm gây bệnh của stress và sức chống đỡ của nhân cách (1) Đặc điểm gây bệnh của stress: thường là những stress mạnh, có tính cấp diễn, hoặc được lặp đi lặp đi lặp lại nhiều lần, gây xung
Trang 32đột nội tâm, có ý nghĩa về mặt thông tin nhiều hơn là cường độ, tập trung vào
cá nhân (2) Sức chống đỡ của nhân cách: Những nét nhân cách sau đây dé bịton thương: dé xúc động, khó làm chủ bản thân, bi dat hóa các tình huống stress;đánh giá cao các khó khăn và đánh giá thấp bản thân Những nét nhân cách sau
đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủ được tình huống stress, có ý chí
va tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghĩ, mềm déo Nếu đối tượng nhậnthức tình huống stress không nguy hiểm và có thé chống đỡ được thi sẽ có mộtphản ứng thích hợp bình thường Ngược lại, nếu đối tượng nhận thức tình huống
là nguy hiểm va không thé chống đỡ được thì sẽ xuất hiện một phan ứng bệnh
lý.
1.2.1.3 Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn khí sắc, gây cảm giác buồn chán, mắt hứng thúkéo dai dai dang Sự rồi loạn này không chi ảnh hưởng tới tâm trang, cảm nhận,cách hành xử mà còn anh hưởng tới sức khỏe, thé chất Tram cảm có thé gâykhó khăn cho chúng ta trong giao tiếp, làm việc, thậm chí có thể dẫn tới ý định
tự tử [87].
Giai đoạn tram cảm là một giai đoạn rỗi loạn khí sắc kéo dài ít nhất 2
tuần lễ hoặc hơn, bệnh nhân có các triệu chứng cảm thấy buồn bã, cô đơn, dé
cáu kinh, tôi tệ, vô vọng, lo âu và bối rối những triệu chứng đó có lẽ đi cùng
với các triệu chứng của cơ thể, điển hình là đau đầu mãn tính [77] Phần lớnbệnh nhân mắc phải trầm cảm sau một trạng thái căng thăng, lo âu kéo dài [34],[69].
Cho đến nay nguyên nhân tram cảm chưa được rõ, có thé có sự tham giacủa nhiều yếu tố, bao gồm sự tương tác qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (vănhóa, tình huống xã hội, quan hệ xã hội ) với các yêu tô bên trong (di truyền,
thái độ, tính cách, sang chan tinh thần, tôn thương thời thơ ấu do sinh học như:
tôn thương não, thiếu hụt dẫn truyền thần kinh, mất cân bang hormon [62].
Trang 33Một số yếu tố nguy cơ gây khởi phát trầm cảm bao gồm: sự cô đơn (thường ở
người già), stress, thất nghiệp, đồ vỡ hôn nhân, thói quen sử dụng chất kíchthích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý đau mạntính [76].
Trầm cảm thường khởi phát lặng lẽ, mơ hồ, phần lớn các triệu chứngbiểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuôi Căn cứ vào hệthống phân loại bệnh DSM-5, chân đoán một người bị mắc tram cảm cần có ít
nhất 5 trong số 9 các triệu chứng sau và các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất trong hai tuần: (1) Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày: Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buôn chán, trống rồng hoặc khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc ) (2) Giảm hứng thú hoặc niềm
vui trong hau như tat cả mọi hoạt động (3) Giảm hay tăng cân một cách đáng
kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thé)hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn so với mọi ngày (4) Mắt ngủ hay ngủquá mức (5) Quá kích động hoặc quá chậm chap (có thé quan sát bởi những
người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan (6) Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng (7) Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày (8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán (9) Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần Ngoài những
triệu chứng kế trên có thé có sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi Trẻ em tramcảm thường có biéu hiện buôn bã, khó chịu, thất vọng Thanh thiếu niên thường
có biéu hiện như lo lang, hay cáu giận, ngại giao tiếp Người trưởng thànhthường biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mat ngủ, không hài lòng với mọi thứ, thíchngồi lỳ trong nhà Thông thường nam giới bị trầm cảm không có sự đa sầu yếuđuối như phụ nữ mà ngược lại họ có thể trở nên bạo lực hơn [50]
Trang 341.2.1.4 Thang đo đánh giá các vấn đề hướng nội
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thang đo được sử dung dé đánh giástress, lo âu và trầm cảm Một số thang đo được sử dụng nhiều trong nghiêncứu khoa học như:
1) Thang đánh giá lo âu của Beck (BDD),
2) Thang tự đánh gia lo âu của Zung (SAS),
3) Thang đánh giá tram cảm Hamilton (HDRS)
4) Thang đánh giá stress, lo âu và trầm cảm của Lovibond (DASS - 21,
DASS - 42).
a, Thang tự đánh giá trầm cảm của Beck (BDI - Beck Depression Inventory)
Thang đo BDI được Beck AT và cộng sự xây dựng vào năm 1961 vàđược chuẩn hóa năm 1969 dùng để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả
của các phương pháp điều trị [36] Thang đo này đã được WHO công nhận và
sử dụng phổ biến tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia Việt Nam kề từ năm1989.
BDI-II là phiên ban II của thang do BDI bao gồm 21 mục được sử dụngrộng rãi với mục đích đo lường mức độ tram cảm nghiêm trọng ở độ tuổi thanh
thiếu niên và người lớn Tuy nhiên thang đo này vẫn chưa phải là công cụ để chân đoán, và nhiều nghiên cứu cho thấy độ tin cậy và giá trị của nó đối với các
nhóm dan cư và van hóa là khác nhau [36] Tại Việt Nam, thang đo BDI-IIđược dùng dé điều tra các triệu chứng trầm cảm ở các co sở chăm sóc sức khỏeban đầu [4]
b, Thang đánh giá tram cảm Hamilton (HDRS):
Thang đánh giá trầm cảm của Hamilton (HDRS) ra đời vào năm 1960
Phiên bản gốc gồm có 21 đề mục đánh giá (Hamilton, 1960) Phiên bản chính thức sau sửa đối được sử dụng đến hiện nay có 17 dé mục là những dé mục đại diện tốt nhất cho triệu chứng học của rỗi loạn trầm cảm (Hamilton, 1967).
Trang 35HDRS đã là tiêu chuẩn vàng đề đánh giá trầm cảm trong hơn 40 năm Tuy nhiên
nhược điểm của thang đo này là có nhiều mục đóng góp còn kém cho việc đolường mức độ tram cảm; ở một số mục định dạng cho các tùy chọn phản hồikhông tối ưu; giá trị nội dung kém Cấu trúc nhân tố của thang đo độ trầmHamilton là đa chiều nhưng có sự sao chép kém giữa các mẫu [60],[92]
c, Thang đánh giá lo âu của Zung (SAS):
Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Zung Self-Rating Anxiety Scale,
SAS) là một trắc nghiệm tâm ly thường được sử dung dé đánh giá mức độ lo
âu do William W K Zung - giáo sư Tâm thần học thuộc Duke University thiết
kế Đây là thang điểm tự đánh giá, gồm 20 mục, đánh giá mức độ lo âu dựa trên
4 nhóm triệu chứng: Nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung
ương [118] Tuy nhiên thang do tự đánh giá lo âu của Zung có hạn chế trongviệc phân loại đối tượng được áp dụng đánh giá bằng thang đo này, dẫn đếnviệc dự đoán trở nên thiếu chính xác với từng trường hợp [92] Thang đo nàyđược Viện sức khỏe tâm thần quốc gia và bệnh viện Bạch Mai khuyến nghị sử
dụng trong các chuẩn đoán lâm sàng về rối loạn lo âu.
d, Thang đo đánh giá stress, lo âu và trầm cảm của Lovibond (DASS - 21)
Năm 1995, LovibondS H và Lovibond P F đã xây dựng nên thang đo
đánh giá stress, lo âu và trầm cảm ký hiệu là DASS — 42 DASS - 21 là phiên
bản rút gọn của DASS — 42, được xây dựng vào năm 1997 va là thang đo sửdụng phổ biến nhất hiện nay Tính phù hợp của các tiểu mục trong mỗi phan ở
cả 2 phiên bản DASS — 42 va DASS — 21 đều cao Thang do DASS — 21 ở ViệtNam được chuẩn hóa trên đối tượng là những phụ nữ miền Bắc Việt Nam với
hệ số Cronbach“s Alpha khá cao DASS — Tram cảm là 0,72; DASS - Lo lắng
là 0,77; DASS — Căng thang là 0,7 [4] Bộ câu hỏi trong thang đo DASS - 21
không có ý nghĩa chan đoán hay chân đoán phân biệt thé bệnh như trong tiêu
chuẩn hướng dẫn phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD — 10), mà mục dich
Trang 36của nó là thống kê các vấn đề sức khỏe tâm thần đang diễn ra trong quần thê
nghiên cứu, giúp cho nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát và từ đó có thể đưa
ra các chiến lược hỗ trợ phù hop Mặt khác thang đo này được sử dụng phổbiến khi đồng thời nghiên cứu cả ba loại rỗi loạn tâm than, đặc biệt là ở sinhviên stress, lo âu, trầm cảm [22]
1.2.2 Lý luận về ứng phó
1.2.2.1 Khái niệm về ứng phó
Trong những năm gần đây, van dé ứng phó chiếm lĩnh một số lượng lớncác nghiên cứu trong tâm lý học phương Tây Việc cung cấp đầy đủ thông tin
sẽ làm hoàn thiện khái niệm “ứng phó” nhằm làm rõ hơn ý nghĩa của phạm trù
này trong tâm lý học cũng như khả năng ứng dụng của nó trong xã hội.
Khái niệm ứng phó xuất phát từ tiếng Anh “cope” có nghĩa là ứng phó,
đương đầu, đối mặt, thường là trong những tình huống bất thường, những tình
huống khó khăn và stress
Trong Tâm ly học có 4 hướng nghiên cứu dé lý giải van đề này:
- Hướng tiếp cận coi ứng phó như là sự phòng vệ của cái tôi:
Theo hướng này, ứng phó được hiểu như là cách thức tự vệ tâm lý, được
sử dụng để làm giảm căng thang [98] Hiệu quả cua sự phòng vệ được đánh gia
dựa trên tính hiệu quả của những phản ứng đáp trả của cá nhân Ở đây, ứng phó
được đồng nhất với kết quả của nó Hơn thế nữa, với việc xem ứng phó nhưmột hệ thống phòng vệ mà mục đích của người sử dụng là hạn chế sự căng
thắng, thì mọi nỗ lực của con người tập trung vào việc làm giảm căng thắng
hơn là giải quyết van dé
- Hướng tiếp cận coi ứng phó như là đặc điểm riêng biệt trong nhân cách
của cá nhân:
Cách tiếp cận này được phản ánh trong các nghiên cứu của Moos [80],xem ứng phó như là một khuynh hướng tương đối ổn định của cá nhân nhằmđáp ứng lại những tình huống khó khăn theo một cách thức nhất định Tuy
Trang 37nhiên, tính 6n định của các cách thức ứng phó khó có thé khang định băng thực
nghiệm Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện răng con người có khuynh hướng dap lại những tình huống khác nhau theo những cách khác nhau, nên các
phương pháp đo lường nét riêng biệt của cá nhân thường ít có khả năng dự báo
năng khái quát hóa của các chiến lược ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau
- Hướng tiếp cận coi ứng phó là mặt năng động của của chủ thé:
Đó là nghiên cứu của Lazarus và Folkman (1984) [73] Ứng phó là những
nỗ lực của cá nhân, bao gồm cả hành động bên ngoài và tâm lý bên trong nhằm
giải quyết những tình huống vốn gây mệt mỏi hoặc vượt quá khả năng của cánhân, buộc cá nhân phải nỗ lực dé giải quyết Lý thuyết tập trung vào hai cấp
độ của sự đánh giá trong quá trình ứng phó Ở cấp độ đầu tiên, cá nhân đánhgiá liệu sự kiện xảy ra có gây khó khăn cho cuộc sống của mình hay không
Cấp độ thứ hai liên quan đến việc kiểm tra những kinh nghiệm ứng phó đã có
dé vận dụng vào giải quyết tình huống Vi vậy, ứng phó là một quá trình năngđộng phụ thuộc vào cả những đòi hỏi của môi trường và đặc trưng của cá nhân.
Lazarus và cộng sự lại cho rằng: “Ứng phó là sự cô gang ca trong hanh
động và về mặt tam lý dé kiểm soát những đòi hỏi của môi trường cũng như
bên trong cơ thể và các xung đột” Định nghĩa này bao hàm cả các khía cạnh
nhận thức, cảm xúc và hành vi của quá trình ứng phó [73].
Theo Keil (2004), ứng phó là những nỗ lực về nhận diện và hành vi đượctiên hành đê kiêm soát (làm giảm, đưa vê mức tôi thiêu, kiêm chê hoặc thích
Trang 38ứng) những khó khăn cá nhân và những yêu cầu của hoàn cảnh nhằm giúp cho
cá nhân vượt ra được những tác nhân gây stress ở họ Như vậy, ngoài hai chức
năng ban dau: dau tranh với những van dé gây ra stress và điều chỉnh cảm xúc
mà những van đề đó đưa ra, ứng phó còn bao gồm cả những yếu tố của sự sửa đổi
và thay đôi [66].
Như vậy, có thé hiểu ứng phó là cách mà cá nhân thé hiện sự tương táccủa mình với hoàn cảnh tương ứng với logic của riêng cá nhân, với ý nghĩa
trong cuộc sông và với những khả năng tâm lý của họ Như vậy, khái niệm ứng
phó bao trùm một phạm vi rộng, bao gồm cả những phản ứng nội tâm trước
hoàn cảnh xảy ra (suy nghĩ và tình cảm), cả những hành động bên ngoài nhằm đáp lại yêu cầu của hoàn cảnh.
Như vậy, ứng phó là hành động dé giải quyết nhiều tình huống của cuộc sống
và làm cho con người có thê thích ứng với hoàn cảnh sống Tuy nhiên, vì phạm vi
nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào những tình huống khó khăn, gây stress nên
chúng tôi dựa vào những mặt tích cực của các quan niệm nêu trên và xác định:
Ứng phó là hành động của cá nhân, bao gồm các hành động như nhận
diện những tác nhân gây mệt mỏi, căng thắng; xác định các phương án ứng phó
và thực hiện các phương án ứng phó nham giải quyết những tình huống gâymệt mỏi, căng thắng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của cá nhân và
giúp cá nhân thích ứng với hoàn cảnh.
Trong khái niệm được nêu, những khía cạnh cần chú ý là:
Thứ nhất, việc đánh giá ứng phó tập trung vào những gi cá nhân thực sự
làm khi đối mặt với một tình huống khó khăn cụ thể, khác với cách xem xét
ứng phó như là thuộc tính nhân cách cá nhân;
Thứ hai, ứng phó là một chuỗi các tương tác giữa con người với môitrường, vì thế, ứng phó không phải là hành vi chỉ xảy ra một lần mà là một loạt
những phản ứng tương hỗ, xuất hiện qua thời gian, nhờ đó mà môi trường và conngười chi phối lẫn nhau Những yếu t6 môi trường va cá nhân đều có thé ảnh
Trang 39hưởng tới hành vi ứng phó;
Thứ ba, ứng phó có phạm vi rộng lớn, bao hàm trong nó cả mặt nhận
thức (nhận diện tác nhân gây stress), sự tích cực tìm kiếm phương án ứng phó
và thực hiện hành vi ứng phó;
Thứ tư, ứng phó có thé mang lại cảm giác vừa lòng, thoải mái khi giảiquyết được vấn đề hoặc thích ứng được với hoàn cảnh
1.2.2.2 Khái niệm về kiểu ứng phó
“Kiểu ứng phó” được hiểu là các hành vi ứng phó với các vấn đề đượcnhìn nhận ở mức độ cụ thé Phân biệt với “chiến lược ứng pho” là các hành vi
ứng phó với các van đề được nhìn nhận ở mức độ tông thé [78] Theo phân loại
của Lazarus & Folkman cho rằng có 2 chiến lược ứng phó, đó là chiến lượcứng phó tập trung vào vấn đề (nhằm tới vấn đề cần giải quyết) và chiến lượcứng phó tập trung vào cảm xúc (nhằm thay đổi thái độ, tâm thé của mình trongmối quan hệ với hoàn cảnh) [71] Năm 1896, trong nghiên cứu của ông và cộng
sự [73] đã chia 2 chiến lược ứng phó thành 8 kiểu ứng phó, bap gồm:
+ Sin sàng đương đầu
* Tìm kiếm hỗ trợ
* Giải quyết van đề có kế hoạch
+ Kiểm soát ban thân
* Giữ khoảng cách với tình huống gây stess+ Đánh giá lại những điểm dương tinh
* Chấp nhận trách nhiệm+ Lảnh tránh/chạy trốn
Khái niệm kiểu ứng phó được sử dụng dé mô tả các cách phản ứng, hànhđộng đặc thù của con người trong những hoàn cảnh khác nhau và được địnhnghĩa là toàn bộ những nỗ lực nhận thức và hành vi mà cá nhân bỏ ra để làm
suy yếu đi ảnh hưởng của các vấn đề tâm lý [73].
Trang 40* Kiểu ứng phó “xoa dịu căng thắng”
* Kiểu ứng pho “lang tránh”
* Kiểu ứng phó “tiêu cực”
1.2.2.3 Lý thuyết tương tác giữa kiểu ứng phó và các vấn đề hướng nội
Lý thuyết của Walter Bradford Cannon (1932) với thuật ngữ “chiến hoặc biến” cho rằng động vật phản ứng với các mối đe dọa bằng cách xả hệ thống
thần kinh giao cảm, chuẩn bị cho con vật dé chiến dau hoặc chạy trồn Khi cánhân nhận thức một sự kiện hay một tình huống là nguy và thâm định nhận thứcthứ cấp rằng bản thân không có đủ nguồn lực đề có thê đối phó với những tìnhhuống đó thì ở cá nhân sẽ xuất hiện những phản ứng stress về mặt sinh lý, tâm
lý và hành vi Những phan ứng sinh lý có thé bao gồm dé mồ hôi, tăng nhịp
tim, tăng huyết áp, và căng cứng cơ thé, gọi chung là phản ứng
chiến-đấu-hay-bỏ-chạy (fight-or-flight) [41].
Lý thuyết của Selye (1956) đưa ra khái niệm về “hội chứng thích nghi
tổng quát (GAS — general adaptation syndrome) Ông cho rằng chính nhữnghoạt động thần kinh và nội tiết cho phép cơ thể sinh vật chống lại những kíchthích sinh lý có hại Phản ứng thích nghi của cơ thé bao gồm 3 giai đoạn: báođộng, kháng cự và kiệt quệ Bên cạnh đó, cá nhân cũng sẽ phải đối mặt vớinhững phản ứng về tâm lý như lo lắng, sợ hãi, và tức giận kèm theo những van
đề về hành vi như rối loạn giấc ngủ, rồi loạn ăn uống, hay hành vi gây han [98]
Nhìn chung, 2 lý thuyết của Cannon và Selye déu coi stress, lo âu chỉthuần là những phản ứng về mặt sinh lý Trong trạng thái đối mặt với các tác