CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ LUẬN VE MOI QUAN HỆ GIỮA CANG THANG VÀ GAN KET VỚI CÔNG VIỆC CUA NHÂN VIÊN Y TE Chương 1 giới thiệu tổng quan các nghiên cứu về căng thắng trong công việc của nhân viên
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ NHIÊN
LUAN VAN THAC SY TAM LY HOC
Hà Nội - 2021
Trang 2NGUYEN THỊ NHIÊN
MOI QUAN HỆ GIỮA CĂNG THANG VÀ
GAN KET CÔNG VIỆC CUA NHÂN VIÊN Y TE
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 831040101
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC:
PGS TS BUI THI HONG THAI
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quýbáu từ các thầy cô giáo, các bạn và các anh chị học viên Cao học Khoa Tâm
lý học, đồng nghiệp, tô chức và người thân
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo KhoaTâm lý học đã giảng dạy chúng tôi trong suốt hai năm học tập tại Trường ĐHKHXH&NV, xin cảm ơn các thầy cô giáo đã không ngại đường xa, dạy họctrực tuyến giữa mùa dịch dé đem đến cho tôi và các học viên khác những tri
thức và những hiểu biết mới, cảm ơn cô Nguyễn Thanh Ly — trợ lý đào tạo
của Khoa Tâm lý học đã rất nhiệt tình và tận tâm, đồng hành cùng chúng tôi
suốt khoá học.
Xin cảm ơn, các nhân viên y tế của Bệnh viện 103 đã hỗ trợ tôi rất
nhiều trong quá trình thực hiện khảo sát và phỏng vấn về đề tai.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn chân thảnh, sâu sắc đến PGS.TS
Bùi Thị Hồng Thái đã nhẹ nhàng, tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài với
tất cả sự nhiệt huyết, nhiệt tâm và đầy trách nhiệm của một nhà giáo Sự kiên
nhẫn và khích lệ của cô đã giúp tôi nỗ lực và cỗ găng hoàn thành luận văn
này.
Và cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Hội
đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ đã góp ý kiến dé tôi hoàn thành tốt luận văn này
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Nhiễn
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan răng đây là công trình nghiên cứu khoa học do riêng
tôi thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Thị Hồng Thái Các quan điểm, lập luận, các số liệu thu được cùng những bình luận trong công trình nghiên cứu khoa học này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa từng được công bố
Nghiên cứu đã được thông qua bởi giảng viên hướng dẫnTôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vê sự cam đoan nay.
Ha Nội, ngày 25 thang 5 năm 2021
Học viên
Nguyễn Thị Nhiễn
Trang 5MỤC LỤC
0707055 — 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VE MOI LIÊN HỆ GIỮA CĂNG
THANG VÀ GAN KET VỚI CƠNG VIỆC CUA NHÂN VIÊN Y TE 6
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu về căng thang trong cơng việc
và gắn kết cơng việc của nhân viên y tẾ . s-s<ssssssessesses 6
1.1.1 Một số nghiên cứu về căng thăng trong cơng việc của nhân
VICI Y ©ỮƠ.Ơ HH 6
1.1.2 Một số nghiên cứu về gắn kết cơng việc của nhân viên y tế 9
1.1.3 Một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa căng thắng trong cơng
việc và gắn kết cơng việc của nhân viên y tế 2-2 z+cz+s+2 11
1.2 Một số khái niệm s- «<< ss£+ssxsexsexsetserserserserssrssrsser 18
1.2.1 Căng thang trong cơng viỆc 2-2 2 x+x+2x+zxezxezxerxerxees 18
1.2.2 Gắn kết cơng việc -2- 5+ ©22+E12E12E122112122127171 2121 2Eecxe 32
1.2.3 Nhân viên y tẾ + +2<+x EEEEE121521511211111121 11111111 xe 37
1.3 Một số yếu tố tác động đến mối liên hệ giữa căng thắng trong
cơng việc và gắn kết với cơng việc của nhân viên y tế 36CHƯƠNG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 Vài nét nghiên cứu về địa bàn và khách thé nghiên cứu
2.1.1 Một vài nét về Bệnh viện Quân y 1032.1.2 Khách thể nghiên cứu
2.2 Tổ chức nghiên cứu s- <2 sssss sEssesEsesesexsessessesssse
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu lí luận -2- 2 2+s+zs+£++Ez£E+rrrsrserees 442.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng -¿-¿©2+2s++c++zx+zzxeex 442.3 Phương pháp nghiÊn CỨU << 5< 5 S15 96.9565 586 44 2.3.1 Phương pháp phân tích tài lIỆu -. 5 +55 + +£++v+seesseess 442.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi -2-5¿©5¿5525552 45
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn sâu - 2-2 2 2+E+£E+zEezxcrxerxee 46
Trang 62.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng ‹- 47
CHƯƠNG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU cs° s<ccce+
3.1 Thực trạng căng thắng trong công việc của NVYT
3.1.1 Đối mặt với cái chết -cccchntH HH ng 513.1.2 Xung đột với DAC Sỹ - St HH HH HH ng re, 523.1.3 Tâm thé với bệnh nhân 2-2 + + +£>x+zx+zx+zx+zxrzxerxez 54
3.1.4 Vấn đề với đồng nghiệp 2-2-2 2222222222222 crxrree 56
3.1.5 Vấn đề với người giám sắt ¿¿+2++cx++crerxrsrrrrxrsrree 573.1.6 Khối lượng công viỆc - + 2 SE E217 cree 58
3.1.7 Không chắc chắn về hướng điều trị 2- 2 52+sz+sz+zzzs+2 60
3.1.8 Bệnh nhân va gia đình của họ -. + S5 sSesskssereeerrseres 62
3.1.9 Phân biệt đối xử tt ng 63
3.1.10 Căng thăng trong công việc nhìn theo đặc điểm nhân khẩu
của nhân viên y tẾ 2 2+2E+2E2EtEEEEE2E2E1211211211211211 711121 cxe 65
3.2 Thực trạng gắn kết công việc của NVYTT e-s<-s«essesse 66
3.2.1 Gắn kết với công việc của NVYT thé hiện qua yếu tô cống hiến 673.2.2 Gắn kết với công việc thé hiện qua yếu tố sức mạnh 68
3.2.3 Gắn kết công việc thé hiện qua yếu tố say mê - 70
3.3 Mối liên hệ giữa căng thang và gắn kết công việc của NVYT 72
3.3.1 Kiểm định mối tương quan Pearson .: : ¿-csz+5+zc5+2 72
3.3.2 Mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là gắn kết với các yếu tố căng thắng - 2-5222 2E 2E21121121121121121121121 2121 75
3.3.3 Vai trò trung gian của sự hài lòng với công việc và nguy cơ
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -2 2s ss©sssses 83
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BANG Bảng 1.1: Một số thang đo về căng thăng trong công viỆc . 30
Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thé nghiên cứu (n=263) -:-5- 43Bảng 2.2: Giới thiệu thang đánh giá trong nghiên cứu -‹ ->› 45
Bảng 2.3: Các biến chính trong nghiên cứu 2-2 s2+szs+zz+zzzzsz 48
Bảng 3.1: Thực trạng căng thắng của NVYT ở khía cạnh đối mặt với cái
chết của bệnh nhân - - S9 SE EEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEErrkrkrrrree 51
Bảng 3.2: Thực trạng căng thắng của điều dưỡng do chưa chuẩn bị tâm
thé với bệnh nhân . 2c ©+++++2E++ttEEEkEEEEEEEirrriirririre 54Bảng 3.3: Điểm trung bình căng thắng của điều dưỡng do có vấn đề với
đồng nghiỆp + 2-52 SE E12 SE2E12152127121121 1111111211111 xe 56
Bảng 3.4: Thực trạng căng thắng của điều dưỡng do khối lượng công
Bảng 3.5: Điểm trung bình căng thắng của điều dưỡng do không chắc
chắn về hướng điều trị ¿- :-©2+©++2E++2E++EEtEE+eEEzExerxrzrrrzrrerxee 60
Bảng 3.6 : Thực trạng căng thắng của điều dưỡng do bị phân biệt đối xử 63 Bảng 3.7: Điểm trung bình các khía cạnh gắn kết công việc của NVYT
Bảng 3.8: Thực trạng gắn kết công việc của NVYT dựa trên các yếu tố
cống hiến 2- SE S2 1 12215112111211211112112112111111151121111 1E te 67
Bảng 3.9: Thực trạng gắn kết công việc của NVYT dựa trên các yếu tố
Bang 3.10: Tương quan giữa mức độ căng thang và các nhân tố gắn kết
lò 04101 na 73Bảng 3.11: Hồi quy tuyến tính giữa các khía cạnh căng thang trong công
việc với biến phụ thuộc là gắn kết với công vIỆC - -«+~cc+++ 75
Trang 8DANH MỤC BIEU DO, HÌNH
Biểu đồ 3.1: Điểm trung bình các khía cạnh căng thăng trong công việc
của nhân viên y tẾ - ¿- 2 2+2ESk#EE£EEEEE21211211211211211112121 21 2x2
Biểu đồ 3.2: Điểm trung bình khía cạnh xung đột với bác Biéu đồ 3.3: Điểm trung bình căng thang của điều dưỡng về van dé với
sỹ -0130005010870 437
Biểu đồ 3.4: Điểm trung bình căng thăng do bệnh nhân và gia đình của họ
Biéu đồ 3.5: Điểm trung bình gắn kết công việc của NVYT dựa trên các
yêu tO SỨC Immạnh - - - c2 + 3132118311351 11 111 1111 1 H1 ng ng ng
Hình 1.1: Khung phân tích về mối liên hệ giữa căng thăng và gắn kết với
công việc của nhân viên y tẾ - 2-2 ©2£+2E+EE£EE£EE+EEEEEEEEerkerkerxee
Hình 3.1: Vai trò trung gian của “hài lòng với công việc” lên mối quan
hệ giữa “căng thắng trong công việc” và “gắn kết trong công viéc”
Hình 3.2: Vai trò trung gian của “nguy cơ trầm cảm” lên mối quan hệ
giữa “căng thăng trong công việc” va “gan két trong công việc”
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chon đề tàiTheo Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2008, loài người đã trải qua
“thời đại bệnh truyền nhiễm”, “thời đại bệnh thể xác” và đang chuyển sang
“thời đại bệnh tinh than” trong thế kỷ XXI Căng thang ở người lao động nóichung và nhân viên y tế nói riêng đã trở thành van đề phé biến trên toàn cầu(Maslach, Leiter 1980) Với nhóm nhân viên y tế, sự tiến bộ của y học và sựphát triển của xã hội đã làm thay đổi cơ bản tính chất công việc của họ Quátrình phát triển của các phương pháp và kĩ thuật y học đã nâng cao những yêu
cầu đối với hoạt động tư duy của nhân viên y tế, thúc day sự phát triển các năng lực trí tué và sức sang tạo cua họ Tuy nhiên, cùng với xu thế đa dạng
chức năng của công việc, nâng cao nội dung sáng tạo của lao động cũng như
tính chất của các mối quan hệ tại nơi làm việc, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của người bệnh đòi hỏi nhân viên y tế phải đầu tư về sức khỏe, thể chất,
trí óc và cả thời gian ở cường độ cao, trong khi đó khả năng làm việc của họ có
những giới hạn nhất định Việc không đảm bảo cân đối giữa các yếu tố đó sẽ dễ
dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thắng Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhân
viên y tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân có nguy cơ
bị căng thăng cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề khác Nghiên cứu củaLinn (1985), Agius (1996) cho thấy có tới 25% các bác sĩ lâm sàng bị stress,tram cảm, lo âu và kiệt sức Ảnh hưởng của căng thang nghề nghiệp đến sứckhoẻ là gây mệt mỏi, gia tăng nguy cơ lo âu, trầm cảm, làm giảm sự thoả mãn
Với công việc, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, nguy cơ lạm
dụng chất trong đó có tình trạng nghiện rượu, gia tăng số ngày nghỉ ốm, về hưu
sớm, và mắc một số bệnh liên quan đến căng thẳng như loét dạ dày, nhồi máu
cơ tim, cao huyết áp vv Căng thang đã trở thành một trong những rối loạnsức khoẻ tâm thần được liệt kê vào bảng phân loại bệnh Quốc tế ICD
Trang 10Trong công việc hằng ngày, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều yếu tố có nguy cơ cho sức khỏe Nhân viên y tế là những người trực tiếp tiếp
xúc và làm việc với tính mạng con người; công việc thăm khám, đánh giá tiênlượng, chỉ định điều trị, chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân vô cùng khó khăn, vat vả;
họ phải đi buồng bệnh, trực đêm, thay ca, môi trường làm việc với cường độ
cao, nhiều áp lực, vừa đối điện với tình trạng nguy kịch của người bệnh vừa
phải đối điện với sự nóng nảy của người nhà, tiếp xúc với thuốc men hóa chấtđộc hại Đặc biệt hai năm gần đây, đại dịch Covid- 19 xảy ra trên toàn thế gidi,
ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh mang của con người; đội ngũ nhân viên y tế phải
làm việc với cường độ và công suất nhiều hơn, một số nhân viên y tế trên thếgiới đã tử vong trong quá trình làm việc Bởi vậy, đây được coi là một trongnhững nghề cao quý nhất trong xã hội nhưng cũng vô cùng căng thắng vànguy hiểm Theo khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại
một khoa hồi sức cấp cứu, gần 23% nhân viên có điểm stress ở mức cao, 42%
có điểm stress ở mức trung bình (Nguyễn Thị Hồng Tú, 2006) Điều này cho
thấy căng thắng ở nhân viên y tế là vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ những nguyên do khác nhau mà sự gắn kết của nhân viên
y tế với bệnh viện được đánh giá là chưa cao Một cuộc khảo sát về sức khoẻtỉnh thần của thầy thuốc cũng như sự chán nản trong công việc cho thấy có47% nhân viên y tế muốn chuyên ngành (Canadas- Dela Fuente, 2018) Tại
Việt Nam, những năm gần đây tình trạng nhân viên y tế tại các bệnh viện
công nghỉ việc, chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện tư tương đối nhiều
Theo thống kê năm 2018 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, đã có gần 40 bác sĩ, điều đưỡng viên ở đây xin nghỉ việc Giám đốc Sở Y tế tinh Gia Lai
nhận định tình trạng đội ngũ nhân viên y tế bỏ việc diễn ra khá phô biến,
trong năm 2017 đã có 9 bác sỹ ở các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện xin nghỉ
việc Trong vòng 6 thang dau năm 2018, Bệnh viện đa khoa tinh Ninh Thuận
Trang 11có đến 8 bác sỹ nộp đơn nghỉ việc, trong số đó có vài bác sỹ đã chuyên sang
bệnh viện tư Từ năm 2015 đến giữa tháng 6 năm 2018, toàn tỉnh Cà Mau có
gần 100 bác sỹ rời các tuyến y tế công Tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ, trong
2 năm 2016- 2017 có hơn 30 bác sỹ thôi việc.
Mặc dù trên thế giới và tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về căng
thắng của nhân viên y tế, song nghiên cứu mối liên hệ giữa sự căng thắng và
gắn kết với công việc của nhân viên y tế vẫn còn là chủ đề cần được khai tháctrong lĩnh vực Tâm lý học ở Việt Nam Các nghiên cứu tìm kiếm các yếu tố
liên quan đến mối quan hệ giữa căng thăng và gan kết của nhân viên y tế vẫn
còn là một mảng đang còn thiếu đòi hỏi các nhà nghiên cứu đưa ra những yếu
tố tác động, yếu tô tăng cường đến mối quan hệ này là việc vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những lí do lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tai:
“Mối quan hệ giữa căng thang và gắn kết công việc của nhân viên y té”
2 Mục đích nghiên cứuNghiên cứu cơ sở lí luận về căng thăng và gắn kết công việc của nhân
viên y tế, tìm hiểu thực trạng căng thăng và gắn kết công việc của nhân viên y
tế, mối quan hệ giữa căng thắng và gắn kết công việc của nhân viên y tế, vàcác yếu tố tham gia vào mối quan hệ này Trên cơ sở đó, đề tài hướng đếnnhững khuyến nghị nhằm giảm thiểu sự căng thắng, tăng cường sự gắn kết
công việc của nhân viên y tế.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa căng thang và gắn kết công
việc của nhân viên y tế và các yếu tố tác động vào mối liên hệ này Xây dung
hệ thống khái niệm cơ bản: Căng thăng, gắn kết công việc, nhân viên y tế
- Chỉ ra thực trạng căng thang và gan kết công việc của nhân viên y tế,
mối quan hệ giữa căng thăng và gắn kết công việc và các yếu tố tác động đến
môi quan hệ này.
Trang 12- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm sự căng thắng và tăng cường
sự gắn kết công việc của nhân viên y tế.
4 Đối tượng nghiên cứu
- Các khía cạnh của căng thang trong công việc và gắn kết công việccủa nhân viên y tế
- Mối quan hệ giữa căng thắng và gắn kết công việc của nhân viên y tế
và các yếu tố trung gian trong mối liên hệ này.
5 Phạm vỉ nghiên cứu
5.1 Về nội dung nghiên cứu
- Thực trạng căng thăng ở nhân viên y tế thé hiện ở 9 khía cạnh cụ thé
của căng thắng mà nghiên cứu đề cập tới gồm: Đối mặt với cái chết của người bệnh, xung đột với bác sĩ, chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, vấn đề với đồng
nghiệp, van dé với người giám sát, khối lượng công việc, không chắc chắn vềhướng điều trị, bệnh nhân và người nhà của họ và bị phân biệt đối xử
- Thực trạng gan kết công việc của nhân viên y tế thể hiện qua 3 khía
cạnh cụ thê: Cống hiến, sức mạnh và Say mê.
- Mối quan hệ giữa căng thăng và gắn kết công việc của nhân viên y tế
- Vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc và nguy cơ trầm
cảm trong mối quan hệ giữa căng thang và gan kết với công việc của nhân
viên y tế
5.2 Về địa bàn nghiên cứu
a Về địa bàn nghiên cứu: Bệnh viện Quân y 103
b Về khách thé nghiên cứu
Nhân viên y tế bao gồm các bác sĩ, các kĩ thuật viên và điều dưỡng Tuynhiên, do khả năng tiếp cận với các bác sĩ và kĩ thuật viên là hạn chế nên trongluận văn này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu trên các điều dưỡng, cụ thể là 263điều dưỡng viên làm việc tại các khoa khác nhau của Bén viện Quân y 103
Trang 136 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm SPSS 23.0
7 Câu hỏi nghiên cứu
- Có mối quan hệ nào giữa căng thang và gan kết công việc của nhânviên y tế?
- Các yếu tổ như sự hài lòng trong công việc và nguy cơ tram cảm
đóng vai trò gì trong mối quan hệ giữa căng thăng và gắn kết với công việc
của nhân viên y tế?
8 Gia thuyết khoa học
- Có mối quan hệ nghịch giữa căng thắng và sự gắn kết công việc củaNVYT Cụ thé là căng thang trong công việc càng cao thì sự gắn kết với côngviệc của nhân viên y tế càng thấp và ngược lại
- Sự hài lòng với công việc và nguy cơ trầm cảm đóng vai trò trung
gian trong mối quan hệ giữa căng thăng và gắn kết với công việc
9 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về mối quan hệ giữa căng thang và gắn kết
với công việc của NVYT
Chương 2: Té chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa căng thắng
va gan kêt với công việc của NVYT
Trang 14CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VE MOI QUAN HỆ GIỮA CANG THANG
VÀ GAN KET VỚI CÔNG VIỆC CUA NHÂN VIÊN Y TE
Chương 1 giới thiệu tổng quan các nghiên cứu về căng thắng trong
công việc của nhân viên y tế (NVYT), các nghiên cứu về gắn kết công việc
của NVYT ở trên thế giới và tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ
giữa căng thăng và gắn kết với công việc của NVYT, đồng thời làm sáng tỏ
các khái niệm công cụ như căng thắng trong công việc, gắn kết với công việc,nhân viên y tế Ngoài ra chương này cũng giới thiệu các nghiên cứu về nhữngyếu tố tác động đến mối quan hệ giữa căng thăng và gan kết với công việc củanhân viên y tế
Rủi ro sức khoẻ của nhóm người lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức
khoẻ được đánh giá là cao hơn so với mức trung bình quốc gia và điều này đã
được tìm thấy trong các nghiên cứu về sự căng thăng của nhân viên y tế Có
nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về căng thăng của nhân viên y
tế đã được đưa ra bản luận và nghiên cứu thực tiễn, dưới đây là tổng quan một
số nghiên cứu về vấn đề này:
Nghiên cứu về căng thang và rối loạn tâm thần ở các chuyên gia chămsóc sức khoẻ tại nhiều quốc gia khác nhau được thực hiện bởi Weinberg và
Creed (2000) chỉ ra rằng 67,4% NVYT được ghi nhận là có căng thăng trong
công việc Khảo sát trên 1557 nhân viên y tế về căng thang, chan thương tâm
lý ảnh hưởng bởi dịch Sars tới nhân viên y tế tại Toronto của Mauder năm
2004 cho kết quả 70% nhân viên y tế có căng thăng tâm lý.
Trang 15Một nghiên cứu khác về căng thắng và tác động tâm lý đến nhân viên y
tế tham gia vào tuyến đầu trong đại dịch Sars 2003 tại Hồng Kông của nhóm
tác giả Tam, Pang và La (2004) cho thấy trong số 1621 người tham gia vàokhảo sát thì 68% báo cáo có căng thăng tâm lý Trong 907 y tá được hỏi tại
một nghiên cứu ở Đài Loan của nhóm tác giả Yang và Pan (2004) có tới
53,4% người được hỏi cho là có căng thăng trong công việc Khảo sát trên
309 nhân viên y tế tại Iran trong một nghiên cứu về căng thang công việc vàtình trạng kiệt sức và các yếu tố ảnh hưởng của Abarghouei (2016) cho 5,9%
NVYT căng thăng ở mức độ cao và 90,9% NVYT có mức độ căng thắng
trung bình.
Trong nghiên cứu của Moleavin (2011) có 42,9% khách thé báo cáo
rằng họ thường xuyên bị căng thăng trong công việc Một nghiên cứu trên
9137 nhân viên y tế thuộc 20 bệnh viện tại Nhật Bản về căng thang nghénghiệp của Shinya Ito, Shigeru Fujita và các cộng sự (2013) cho thấy nhómngười lao động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ gặp rủi ro và có căng thắng
cao hơn 10% so với các nhóm dân số khác.
Một nghiên cứu ngắn hạn đánh giá về căng thăng tâm lý của nhân viên
y tế gây ra bởi đại dịch Covid -19 (2020) của nhóm tác giả Bohlken, Schomig
và cộng sự trên 1257 nhân viên y tế cho thấy hầu hết những người khảo sátđều cho rằng họ có căng thắng khi thực hiện công việc
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra mức độ phô biến về tình
trang căng thăng của nhân viên y tế, ví dụ tỉ lệ 100% nhân viên y tế có căngthăng (Phan Thị Mỹ Linh, 2005) Tỉ lệ này là 79% ở nghiên cứu của ĐỗNguyễn Nhựt Tran, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuan (2008) trong đó có27% có căng thăng ở mức độ thường xuyên Trong một nghiên cứu trên 378
điều dưỡng tại ba bệnh viện của nhóm tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc
Xuân, Trần Trúc Linh (2018 ), kết quả cho thấy có tới 45,2% căng thăng ở
Trang 16mức độ cao, hầu hết ở mức độ trung bình 42,8% Một nghiên cứu khác của
Viện Y học và môi trường trên 257 bác sĩ, y tá, hộ lý (tudi trung bình 37) cótuổi nghề trung bình trên 15 năm cho thấy 8,4% nhân viên y tế có điểm stress
ở mức cao, 33% mức trung bình và 58,6% ở mức thấp
Về mức độ căng thắng của nhân viên y tế, tổng hợp các nghiên cứu cho
thấy mức độ căng thắng được báo cáo theo những tỉ lệ khác nhau, tuỳ thuộc
vào nghiên cứu và tuỳ thuộc vào nhóm nhân viên y tế cụ thể là bác sĩ, điềudưỡng hay kĩ thuật viên.
Trong nghiên cứu của Weinberg và Creed (2000), tỉ lệ giữa các nhânviên y tế bị căng thang mức độ cao được báo cáo là 72,9% ở nhóm điềudưỡng, 71,3% ở nhóm bác sĩ và 44,1% ở nhóm nhân viên phụ trợ Trong
nghiên cứu về căng thang trong công việc khi so sánh các ngành nghề khác
nhau trong một bệnh viện tại Đài Loan nhóm tác gia Chou L.P, Li C.Y, Hu
S.C (2014) đã khảo sát 1329 chuyên gia y tế trong đó có 101 bác sỹ, 68 trợ lý
bác sỹ, 570 y tá, 216 kĩ thuật viên và 374 nhân viên hành chính Kết quả cho
thấy tỷ lệ nhân viên có căng thăng mức cao có liên quan đến tính chất công việc của họ, cụ thé la: điều dưỡng (66%), trợ lý bác sĩ (61,8%), bác sĩ
(38,6%), nhân viên hành chính (36,1%), kĩ thuật viên (31,9%) Kết quả này
cho thấy dường như chính các điều dưỡng và các trợ lý bác sĩ là nhóm có
nguy cơ cao hơn với tình trạng căng thắng trong công việc
Qua tổng hợp một số nghiên cứu nêu trên có thể thấy răng tình trạng
căng thắng ở nhân viên y tế là pho biến; sự căng thang giữa các đối tượng là
khác nhau, có sự chênh lệch về tỉ lệ nhân viên y tế có căng thang được bao
cáo trong các nghiên cứu khác nhau, đây cũng là điều dễ hiểu khi mỗinghiên cứu được thực hiện ở mỗi quốc gia khác nhau trên các đối tượng bác
sỹ, điều dưỡng, kĩ thuật viên với những bộ công cụ đánh giá và tại các thời
điểm khác nhau Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy không phải chỉ
Trang 17trong các hoàn cảnh khó khăn (ví dụ khi bùng né dịch bệnh truyền nhiễm)
thì tỉ lệ nhân viên y tế có căng thắng trong công việc mới cao, thực tế nghiêncứu cho thấy ngay trong điều kiện bình thường nhất thì người lao động tronglĩnh vực Y tế có nguy cơ căng thắng cao hơn so với nhóm dân số nói chungtrong mỗi quốc gia
1.1.2 Một số nghiên cứu về gắn kết trong công việc của nhân viên y tế
Gắn kết với công việc là chủ đề nghiên cứu phô biến trên cả thế giới và
tại Việt Nam ở mọi nhóm người lao động Tuy nhiên chúng tôi không tìm
được nhiều nghiên cứu về gắn kết trong công việc của nhân viên y tế trong
các nghiên cứu tại Việt Nam Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề
này cho thấy các kết quả như sau:
Về thực trạng gắn kết công việc của nhân viên y tẾ, trong một cuộckhảo sát Dự báo về Điều dưỡng (RN4CAST) được thực hiện tại 12 nước
Châu Âu năm 2009, kết quả chỉ ra rằng có 18,35% điều dưỡng nói rằng họ
muốn rời bỏ công việc của họ, một nghiên cứu khác trên 3750 nhân viên y tế
ở Na Uy (Sjetne, 2011) có 942 người (25,4%) trong số họ trả lời muốn tìm
một công việc khác.
Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên y tế
với môi trường làm việc, Fiabane, Giorgi và các cộng sự (2013) đã chỉ ra các
yếu tố tổ chức và yếu tố cá nhân tác động đến sự gắn kết của nhân viên y tế, theo đó, các yếu tố tổ chức bao gồm khối lượng công việc, phần thưởng, sự
hỗ trợ xã hội từ người giám sát và đồng nghiệp, khả năng kiểm soát công
việc, sự công bằng trong tổ chức, giá tri của tô chức là những yếu tô có thé
làm tăng hoặc giảm sự gắn kết với công việc của nhân viên y tế; các yếu tố về
tổ chức này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Masch và Leiter (1997)
Bên cạnh các yếu tố thuộc về tổ chức thì những điều kiện cá nhân như đặc
điêm tính cách, vị trí công việc, mức độ hài lòng với công việc, sức khoẻ tâm
Trang 18thần và sức khoẻ thể chất cũng được xem là có tác động đến sự gắn kết của
Ban Nha tìm thấy điểm số về gắn kết của các điều dưỡng là ĐTB= 4(BLC=1,2) Một nghiên cứu khác của Garrosa và các cộng sự (2011) thực
hiện trên 508 điều dưỡng đến từ bốn bệnh viện đa khoa ghi nhận điểm trung
bình cho sự gắn kết với công việc là DTB=4,1 (ĐLC=0,6), nghiên cứu khác ở
phía đông bắc Tây Ban Nha của nhóm tác giả Gracia Sierra (2016) và các
cộng sự đã mô tả mức độ tham gia công việc của điều dưỡng với ĐTB=4,49
(ĐLC=0,86) Trong bối cảnh như hiện nay, ngoài sự khác biệt về địa lý có vẻ như đại dịch Covid -19 có thê điểm số về mức độ tham gia vào công việc cao
hơn một chút so với các giá trị thu được trước đây và theo luận điểm đó,
Orgambedez và cộng sự cho rang cần phải làm rõ rang khi các điều dưỡng
cảm thấy gắn kết với công việc, họ trải nghiệm công việc với năng lượng ởmức độ cao, say mê với công việc, tăng khả năng tự nhận thức, mang lại ýnghĩa nhiều hơn cho sự phát triển công việc của họ và thu hút chính họ
Hay nghiên cứu của Sanclement và cộng sự (2017) cho rằng sự gắn kết cao với công việc giúp các điều dưỡng có kha năng tìm được nguồn công việc
mới nếu cần hoặc kha năng yêu cầu sự giúp đỡ, tư van từ đồng nghiệp hoặc
người giám sát, một số tác giả đồng ý rằng phương tiện truyền thông có thẻ là
nguôn ủng hộ một cách tích cực đên cách mà xã hội nhìn nhận về các điêu
10
Trang 19dưỡng, điều này sẽ làm tăng mức độ tự trọng và cảm giác thân thuộc của họ;
tuy nhiên những nghiên cứu trên đây có sự khác biệt với kết quả của nhóm tácgiả Kim, YJ và cộng sự (2020) trên một nhóm nghiên cứu gồm 377 điềudưỡng nam tai Hàn Quốc thì không tìm thấy có sự khác biệt đáng kế giữa sự
hỗ trợ xã hội và đại dịch Covid-19
Tại Việt Nam, nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết công việc của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai của nhóm tác giả Trương
Thị Bảo Ngọc và cộng sự (2019) trên 291 điều dưỡng đã thu được kết quả với
ĐTB= 4,89 và nhóm tác giả cũng tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến sự
gắn kết với công việc của điều dưỡng như khả năng tự chủ trong công việc, sự
giám sát chuyên môn, sự hỗ trợ của cấp trên hay sự hỗ trợ của đồng nghiệp; các yếu tố về chính sách chỉ trả, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, trang
thiết bị y tế cũng góp phần tạo nên sự gắn kết với nhóm khách thê được khảosát Ngược lại, áp lực tâm lý khi thực hiện công việc, sự quá tải bệnh nhân vàkhối lượng công việc nhiều là các yếu té ảnh hưởng tiêu cực đến sự gắn kết
với công việc của nhóm nhân viên y tế này.
Qua tông hợp một số nghiên cứu nêu trên, có thé thấy tình trạng gắn kết
với công việc của nhân viên y tế có những kết quả ngược chiều Sự gắn kết
với công việc giữa các đối tượng là khác nhau, có sự chênh lệch về điểm gắn
kết với công việc của nhân viên y tế được báo cáo trong các nghiên cứu khác
nhau, tại các quốc gia khác nhau và thời điểm khác nhau.
Các nghiên cứu vê môi liên hệ giữa căng thăng va gan két công việc
của nhân viên y tê là không nhiêu Các yêu tô tô chức và cá nhân được phát
hiện có liên quan đáng kê đên sự gan kết với công việc:
11
Trang 20Về cá nhân: Căng thăng công việc tác động bởi nhiều yếu tố như giới
tính, tuổi, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số lượng con, kinh nghiệm làm việc,
vị trí công việc, trình độ học vấn, loại hình bệnh viện
Với bác sỹ, độ tuôi từ 30-39 (30%) và nam giới (74%) bị căng thắngnhiều hơn; trong khi ở điều dưỡng, độ tuổi từ 20-29 (37%) và nữ giới (84%)
bị căng thắng nhiều hơn (Shinya Ito và cộng sự, 2013) Trong khi đó, nhóm
trẻ từ 29-46 (42,9%) bị căng thăng thường xuyên (lon Moleavin, 2011);60,1% nhân viên y tế đã lập gia đình, có con bị căng thắng mức độ cao(YaMei Bai, Chao- Cheng Lin va cộng sự, 2004).
Kết qua ghi nhận 21,9% điều dưỡng đại hoc căng thang mức độ cao,
18,1% điều dưỡng độc thân căng thăng ở mức độ cao, 23,8% điều dưỡng căng thắng mức độ cao do phân bố ca làm việc; 15,5% điều dưỡng căng thăng ở
mức độ cao do bệnh viện ở tuyến huyện (Mei Sang Yang và cộng sự 2004)
Ti lệ nam bị căng thang cao hơn ở nữ, những người đã kết hôn bị căng thắngnhiều hơn so với những người độc thân (Abarghouei và cộng sự, 2016)
Về tính chất công việc: Căng thắng bị ảnh hưởng bởi các yếu tổ như
Thiếu thời gian giải trí, thiếu thời gian cho nhu cầu cấp dưới, cảm giác bịchiếm đóng trong công việc, nỗi ám ảnh với công việc Mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố trên là khác nhau với từng vị trí, vai trò.
Nghiên cứu tại Hồng Kong năm 2003 chỉ ra mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố: Khối lượng công việc nặng (49%), môi trường làm việc nguy hiểm (58%), hướng dẫn công việc không rõ ràng (78%), chính sách kiểm soát nhiễm khuan (74%), thiếu phản hồi cho cấp trên (76%), bị đồ lỗi cho sai
lầm (63%), thiếu sự đánh giá cao trong công việc (67%) (Tam, Pang và cộng
sự, 2003)
Trong trường hợp của bác sĩ, vân đề căng thắng của họ là: Thiếu thời
gian giải trí (80,5%), thiếu thời gian cho nhu cầu cơ bản (77,5%), cảm giác bị
12
Trang 21chiếm đóng trong công việc (69,2%), thiếu co sở đề thư giãn (69,5%), nỗi ám ảnh với công việc (69,5%) Liên quan đến y tá, đó là thiêu thời gian giải trí (85,0%), cảm giác bị chiếm đóng trong công việc (75,0%), không bao giờ kết
thúc khối lượng công việc (75,0%), căng thăng - nỗi ám ảnh với công việc
(72,5%) và thiếu thời gian cho nhu cầu cơ bản (72,5%) Liên quan đến kỹ thuật viên, những tình huống căng thắng như: Hy sinh cá nhân (95,0%), quá tải /thiéu
cơ sở để thư giãn (92,5%), Không bao giờ kết thúc khối lượng công việc
(90,0%), nỗi ám ảnh với công việc (85,0%) Họ luôn hy sinh vì lợi ích của cá
nhân dé đảm bảo tat cả các thiết bị tại chỗ vẫn hoạt động Trong rường hợp
của nhân viên phụ trợ, đã được tìm thấy rằng sự hy sinh cá nhân cho công việc
(100,0%), không bao giờ kết thúc khối lượng công việc (89,2%), quá tải
(89,2%), áp lực thời gian (89,2%), nỗi ám ảnh với công việc (89,2%), cảm giác
bận rộn với công việc (89,2%) (S.F.Chandra Sekhar, 2012).
Trong nghiên cứu của Hironori Yada, Xi Lu và cộng sự chỉ ra các yếu
tố quá tải và môi trường làm việc gây ra căng thăng Trong đó các yếu tố gây
nên sự quá tải như: yêu cầu luôn suy nghĩ về công việc trong giờ làm (72%), yêu cầu tập trung (82%), yêu cầu chăm chỉ (62%), khối lượng công việc lớn
(76%), nhiều công việc thể chất, không đủ thời gian để hoàn thành công
viéc(83%) hay công việc phức tạp đòi hỏi kiến thức kĩ năng cao (68%) Các
yếu tố môi trường làm việc như: ý nghĩa công việc (75%), nội dung công việc
phù hợp với bản thân (79%), bầu không khí làm việc (63%), xung đột giữa
các cá nhân với một nhóm làm việc(76%), xung đột với các nhóm làm việc khác (76%) (Hironori Yada, Xi Lu, 2015).
Dich bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây căng thang chonhân viên y tế Khảo sát của Yamei Bai, Chao Cheng Lin (2004) tại Đài Loan
về căng thăng của nhân viên y tế khi dịch Sars 2003 bùng phát Theo đó, 20%
cảm thấy bị kỳ thị bởi những người sống trong khu phố vì làm việc trong
13
Trang 22bệnh viện, 15% đã không về nhà vì sợ lây nhiễm cho người nhà, 9% cho rằng
không muốn làm việc trong thời kì dịch bệnh bùng phát
Nghiên cứu cua Robert Maunder tai Toronto năm 2004 cũng chỉ ra dịchSars là nguyên nhân dẫn đến căng thắng cho các nhân viên y tế, trong đó cócác tác nhân như bị cô lập xã hội, bị kì thị.
Một số yếu tô thuộc tính chất công việc gây căng thăng được dé cập
trong các nghiên cứu đầu những năm 2000 của các tác giả sau:
Yếu tổ công việc gây căng thang Tác giả
Khối lượng công việc
Stordeur va công sự (năm 2001) Lãnh đạo và phong cách quản lý
Gắn kết nhóm kém
Thiếu sự hỗ trợ trong công việc
Demerouti và cộng sự (2000) Schmitz và cộng sự (2000)
McGowan (2001)
Shader và cộng sự (năm 2001) Đôi phó với nhu câu tình cảm của
bệnh nhân và gia đình của họ
Chân đoán bệnh nhân kém
Bratt và cộng sự (năm 2000)
Healy, McKay (năm 2000)
Thiếu phần thưởng Demerouti và cộng sự (năm 2000)
McGowan (2001)
Một số nghiên cứu gần đây về mối tương quan giữa căng thắng và mức
độ tham gia chủ yếu tập trung vào các điều kiện trong môi trường làm việc và
14
Trang 23xác định nhiều yếu tố rủi ro từ tổ chức có thé ảnh hưởng đến mức độ phù hợp hoặc không phù hợp giữa các nhân viên y tế và nơi làm việc của họ, đặc biệt
đề cập đến đề cập đến khối lượng công việc, nhận thức không công bang,
công việc yếu kém, sự gan kết nhóm, vai trò của sự quá tải, xung đột giữacông việc và gia đình, kiểm soát công việc thấp (Escribea và cộng sự, 2006,
Wu và cộng sự 2008, Lasalvia và cộng sự 2009, Langballe và cộng sự, 201 1).
Theo Elena Flabane và cộng sự (2012) các yếu tố tổ chức và cá nhân
được liên kết với sự gắn kết trong công việc của nhân viên y tế Các yếu tố
được dự đoán có ảnh hưởng đến sự gắn kết với công việc là: khối lượng công
việc, giá trị và người bệnh hiểu được công việc của nhân viên y tế, đảm bảo
khối lượng công việc của nhân viên y tế có thể ngăn chặn sự tiêu hao năng lượng của cá nhân và bảo vệ họ khỏi kiệt sức, trong đó có thê đối phó với các
yêu cầu của công việc Điều này phủ hợp với các nghiên cứu trước đây và cho
thấy tầm quan trọng của việc các nhân viên y tế có cơ hội phục hồi và những
khoảng thời gian nghỉ ngơi làm việc hoặc tại nhà nhằm sự hạn chế kiệt sức
trong công việc (McVicar 2003, Maslach va Leiter 2008) Thang giá trị là yếu
tố dự báo tốt nhất về sự tham gia và hiệu quả công việc, giá trị ở đây đề cập
đến sự phù hợp giữa t6 chức và giá trị người lao động, khi có xung đột giá tritrên công việc, người lao động có thé cảm thấy minh bị bó buộc bởi tổ chứclàm những việc không phù hợp với các nhân họ kì vọng như lý tưởng, điều
này dẫn đến giảm sự tham gia và hiệu quả nghề nghiệp với công việc
(Maslach và cộng sự 2001) Những kết quả này khẳng định các nghiên cứu
trước đây rang sự phối hop tốt giữa tô chức và giá trị của người lao động có
thể góp phần tăng động lực làm việc, tăng sự tham gia của người lao động(Leiter và Maslach, 2008) Hegney và cộng sự (2006) tìm thấy công việc có
các giá trị ảnh hưởng đến sự hài lòng và ý định làm việc hay nghỉ việc của
điều dưỡng Ngoài ra, nghiên cứu cua Elena Fiabane (2012) cũng cho thấy sự
15
Trang 24hỗ trợ từ xã hội, ý thức cộng đồng tại nơi làm việc được liên kết với sự tham
gia nhiều hơn, ít rủi ro căng thăng, kiệt sức hơn, bởi vì sự hiện diện của họ ởnơi làm việc giảm tác động của các yếu tố gây căng thắng và giảm nhận thức
về nhu cầu làm việc
Các nghiên cứu trước đây về mối tương quan của căng thăng và gắn kết với công việc chủ yếu tập trung vào môi trường làm việc tâm lý xã hội, và ít
chú ý đến vai trò quan trọng của cá nhân trong việc ảnh hưởng đến mối quan
hệ giữa mọi người và việc làm (Zellars và cộng sự 2000) Có mối liên hệ quan
trọng giữa các yếu tố cá nhân như tinh than sức khoẻ, sự hài lòng trong công
việc và năng lượng ảnh hưởng đến sự gắn bó với công việc (Elena Fiabane,
2012), trong đó sức khoẻ tinh than là yếu tố nguyên phát và nhận thức về sức
khoẻ chỉ là yếu tố thứ phát
Schimtz và cộng sự (2000), McVicar (2003), Lim và cộng sự (2010) đã đề
xuất rằng điều dưỡng là nhóm người chăm sóc sức khoẻ có nhiều khả năng báo
cáo rủi ro nhiều nhất liên quan đến công việc như căng thắng trong công việc và
kiệt sức, nhưng chỉ có một số Ít nghiên cứu xem xét trên phạm vi rộng của toàn
bộ nhân viên y tế, kết quả chỉ ra rằng nhóm nhân viên vật lý trị liệu là đối tượng
có mức độ cao nhất về việc rời bỏ công việc và họ không hài lòng với công việc
Họ có nguy cơ cao bị căng thăng trong công việc và kiệt sức được xác nhận bởi
nhận thức tiêu cực của họ đối với hầu hết các yếu tố tổ chức (Hallerg và cộng sự,
2007), những kết quả này có thể được giải thích bởi áp lực thời gian cao và yêu
cầu công việc lớn, cảm giác thiếu phản hồi và khen thưởng từ cả bệnh nhân và tô
chức (Lindsay và cộng sự, 2008) Hơn nữa vai trò công việc của họ được kết nối
trực tiếp với quá trình phục hồi và chữa bệnh của bệnh nhân, liên quan đến mức
độ trách nhiệm và sự tham gia cao Các nghiên cứu trước đây về căng thắng liên
quan đến công việc chi ra răng những người làm trong khu vực phục hồi chức
năng và vật lý trị liệu đã báo cáo tần suất căng thăng cao nhất, có thê liên quan
16
Trang 25đến những thay đổi thường xuyên trong các dịch vụ y tế, phong cách quản lý chuyên quyền và sự thiếu tự chủ (Lindsay và cộng sự, 2008).
Về mặt tích cực các điều dưỡng, trợ lý điều dưỡng dường như là những
người gắn bó với công việc và hài lòng với công việc đồng thời có nhận thứctích cực liên quan đến môi trường làm việc của họ Một trong những lời giải
thích của các nghiên cứu này đưa ra có thể là do điều dưỡng, phụ tá có trình
độ học van thấp và ít trách nhiệm, tham vọng so với những ngành nghé khác,
do đặc điểm của ngành nghề, mức độ của trách nhiệm và nhu cầu của họ đối
với phần thưởng Chỉ có một số nghiên cứu đã xem xét sự hài lòng trong công
việc và căng thang của điều dưỡng, phần lớn các nghiên cứu này đến từ khảo
sát ở các viện dưỡng lão Ví dụ, Morgan và cộng sự (2002) cho rằng điều dưỡng báo cáo mức độ căng thăng công việc cao nhất do nhận thức không có
kha năng đối phó với nhu cầu công việc tâm lý xã hội và kiểm soát thấp trong
công việc Ngoài ra Castle và cộng sự (2004) cũng chỉ ra các điều dưỡng làm
việc trong viện dưỡng lão báo cáo sự hài lòng mức độ cao giữa khối lượng
công việc và với phần thưởng.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng căng thang nghề nghiệp ở nhân viên y tế
có ảnh hưởng đến hiệu quả công việc như: ảnh hưởng đến chất lượng chăm
sóc, phục vụ người bệnh; ảnh hưởng đến chi phí tài chính của bệnh viện; ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của chính nhân viên y tế.
Theo Elena Fiabane và cộng sự (2012) thì hậu quả của căng thăng nghề
nghiệp là không hạn chế đến sức khoẻ của người lao động, nhưng cũng ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc y tế cho bệnh nhân và phúc lợi của tổ chức
nói chung Đặc biệt, ảnh hưởng của căng thang tại nơi làm việc đến nhân viên
y tế có thé kế đến như sự vắng mặt và thay đổi của nhân viên y tế (Rugulies
và cộng sự, 2007), giảm sự hai lòng của bệnh nhân (Argentero va cộng sự,
17
Trang 262008), tăng nguy cơ mắc các chan thương (Saliminen và cộng sự, 2003), có ý
định rời đi khỏi nơi làm việc (Williams và cộng sự, 2001).
Tóm lại, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa căng thắng trong công việc
va gan kết của nhân viên y tế đã chỉ ra những yếu tố cá nhân và yếu tố tổ chứcảnh hưởng đến sự gắn kết với công việc của nhân viên y tế, đồng thời một số
tác giả cũng chỉ ra có yếu tố trung gian tác động lên mối quan hệ giữa căng
thăng và gắn kết với công việc của nhân viên y tế
1.2 Một số khái niệm 1.2.1 Căng thẳng trong công việc
1.2.1.1 Định nghĩa căng thang
Từ thế ki XIV, căng thang đã được sử dung dé chỉ những khó khăn,
nghịch cảnh, phiền não; trải nghiệm khó khăn vật chất, đói khát, tra tấn vàđau đớn Với những cách hiểu như: Căng thăng là phản ứng sinh lý của cơthể; Căng thắng là phản ứng của tinh thần từ những sự kiện khó khăn và căngthang là phan ứng tâm lý: tương tác đặc biệt giữa kích thích — phan ứng mà
trong đó cá nhân cam thấy bị đe doa (Tran Thu Hương, Bai giảng Tâm lý học
y học).
Theo Walter Canon (1920) thì căng thang chính là những phản ứngchống lại hoặc chạy trốn, trong đó tác giả mô tả nó như là cách thức phản ứngvới mối nguy hiểm của con người và loài vật; cơ sở sinh lý là vùng dưới đồi
có liên quan đến một loạt phản ứng cảm xúc.
Năm 1930, Selye cho rằng căng thăng như “hội chứng thích nghỉ
chung” Theo Shelley Taylor và cộng sự (2000), sự căng thăng chỉ nhữngphản ứng sinh lý phổ biến của cơ thể trước những tác nhân nguy hại nhưnhiễm trùng, nhiễm độc tố, ton thương, sự giam giữ, nóng lạnh Theo các tácgiả có ba giai đoạn phản ứng với tác nhân gây stress: Giai đoạn báo động,Giai đoạn khang cự, Giai đoạn kiệt sức Sau này, các tác giả cho rằng stress là
18
Trang 27một trạng thái được thé hiện trong một hội chứng gồm các phản ứng sống, các
biến đổi không đặc hiệu trong hệ sinh học trước bất kỳ tác động nào: bỏ qua
yếu tố cảm xúc và cách nhìn nhận đánh giá của cá nhân về các sự kiện, tình
huống gây căng thang
Theo Mayer (1993) thì căng thang chính là những yếu tô bên ngoài, trú
ngụ trong các sự kiện hơn là bên trong cá nhân; tác giả sử dụng biểu đồ ghi lại
các thông tin về ngày bị bệnh nặng, yếu tố môi trường, sự qua đời của người
thân, sự thay đổi công việc từ đó xác định các sự kiện có thể là nguyên nhân
dẫn tới bệnh tật, bỏ qua yếu tố cảm xúc, nhận thức, hành vi trước những trải
nghiệm các sự kiện.
Holmes và Rahe (1967) đã triển khai khái niệm căng thang của Mayer
và đưa ra thang đo thích ứng xã hội gồm 43 sự kiện bao gồm các sự kiện tiêu
cực va tích cực có ảnh hưởng và làm thay đổi cuộc sống cá nhân, từ đó xác
định các yếu tố có thé dan đến căng thăng.
Theo tiếp cận của Tâm lý học, có thể xem xét căng thắng qua góc nhìn
của một số tác giả sau:
Từ điển tâm lý học Nga (Dintrenko và Mesiriakova, 1996): Căng thăng
là trạng thái tâm lý xuất hiện ở con người trong quá trình hoạt động ở những
điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như trong
những điều kiện đặc biệt”
Colman (2003) cho rằng căng thắng là một trạng thái không thoải mái
về thê lý và tâm lý, phát sinh do những tình huống, sự kiện và trải nghiệm,khó có thể chịu đựng được hoặc vượt quá mức chịu đựng của con người,những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm xúc và thê lý
Theo Lazarus (1966) căng thắng là mối quan hệ đặc biệt giữa con
người và môi trường: là trạng thái mất cân bằng bên trong cơ thê nảy sinh từ
thực tế, cảm nhận từ yêu cầu của môi trường và năng lực đối phó với những
19
Trang 28nhu cầu của cơ thé, được thé hiện qua nhiều phan ứng sinh lý, tình cảm và
hành vi.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đi theo định nghĩa của Lazarus
(1993), theo đó: Căng thắng là một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiệnnhằm phản ứng lại các sự kiện đòi hỏi sự cố gắng hoặc vượt quá các nguồn
lực hay kha năng ứng phó của mỗi người Định nghĩa này, nhấn mạnh tới vai
trò của nhận thức và kha nag đánh giá của cá nhân về các sự kiện gây căngthắng, tuỳ thuộc vào từng cá nhân Khái niệm nay nhân mạnh tới khía cạnhtâm lý của con người khi đánh giá hoàn cảnh và nó giải thích cho việc vì sao
cùng một hoàn cảnh mà các cá nhân khác nhau có những đánh giá khác nhau
(phụ thuộc vào năng lực về khả năng ứng phó của mỗi cá nhân đó).
Các mô hình lý thuyết về căng thăng:
- Mô hình dựa vào kích thích (Holmes và Rahe, 1967)
Những biến đổi cuộc sống (các biến cố cuộc đời hoặc những tác nhân
gây căng thăng), đù là tích cực hay tiêu cực, đều là các tác nhân gây căngthang khi chúng vượt quá khả năng thích ứng của một cá nhân, gây ra những
áp lực về thể chất và tâm lý, dẫn tới các vấn đề về sức khỏe Các tác giả đã
phát triển thang đo mức độ thích ứng lại xã hội (Social Readjustment Rating
Scale — SRRS): giả thuyết rằng những người có điểm thích ứng lại xã hội cao
hơn (trong phần lớn những biến đổi cuộc sống) đều có nhiều hơn những trải
nghiệm về bệnh thê chất hoặc tinh thần Có một số bằng chứng chứng minh
cho phát biểu trên, nhưng mối tương quan giữa chúng lại khá thấp Nói cách
khác, mô hình này không giải thích sự đánh giá của cá nhân về ý nghĩa của đa dạng các biến cố, sự kiện đời sống Do đó, trong luận văn này chúng tôi
không lựa chọn đi theo mô hình lý thuyết Stress của Holme và Rale
- Mô hình dap ứng với Stress (Selye, 1956)
20
Trang 29Mô hình này nhấn mạnh tới các hậu qua sinh học của tình huống gây căng thăng Nó tương tự với đáp ứng “Chống lại hay trốn chạy”, diễn ra trong tình huống được cho là có tính đe doa cao Đáp ứng ở đây là đáp ứng sinh lý
mà trong đó sự kích thích của hệ thần kinh giao cảm dẫn tới những thay đổi
về sinh lý và thé chat và cuối cùng dẫn tới phá vỡ trạng thái nội cân bằng
Selye phát triển ý tưởng này trong mô hình lý thuyết về căng thắng có
tên gọi là lý thuyết “Hội chứng thích nghỉ chung” Căng thắng được địnhnghĩa như một đáp ứng không đặc hiệu và vượt lên trên cơ thé Selye cho
rằng các kiểu kích thích khác nhau sẽ tạo ra những đáp ứng sinh học giống
nhau Lý thuyết Hội chứng Thích nghỉ chung (General Adaptation SyndromeTheory — GAS) có 3 giai đoạn:
e Giai đoạn 1: Phản ứng báo động Báo động ban đầu dẫn tới sự suy
giảm nhẹ trong việc kháng cự với stress (giai đoạn sốc) Sau đó trở
lại mức độ phản ứng thông thường (giai đoạn chống sốc) Giai đoạnnày đưa ra những đáp ứng chuẩn bị đề cơ thể hành động tức thì
e Giai đoạn 2: Giai đoạn kháng cự Kháng cự duy trì ở mức cao cho
đến giai đoạn kiệt sức cuối cùng, lúc mà sự kháng cự rơi xuống rất
nhanh Không mãnh liệt như giai đoạn 1, nhưng mức độ tiết
hoocmon của cơ thé vẫn cao hơn mức bình thường: diễn ra trong quá
trình đáp ứng stress và nếu tác nhân gây stress mất đi thì có thể giúp
cơ thé trở về trạng thái bình thường Giai đoạn thích ứng
e Giai đoạn 3: Giai đoạn kiệt sức Bắt đầu với sự kiệt sức và được mô
tả như sự sụp đồ, vỡ vụn; lúc này bệnh tật sẽ bắt đầu xảy ra Các hệthống trong cơ thể bị suy yếu do sự kháng cự kéo dai; có thé dẫn tới
nguy cơ bắt đầu các “bệnh lý thích ứng”
Trong các tình huống stress mãn tính, những người chịu đựng stress sẽ
bước vào giai đoạn kiệt sức: các nguồn lực cảm xúc, thé chat và tinh thần chịu
21
Trang 30ảnh hưởng nặng nè, cơ thể sẽ trải qua “sự suy kiệt tuyến thượng thận” dẫn tới sức chịu đựng với stress bị suy giảm, tiễn dần tới suy kiệt về tâm thần và thé
lý, bệnh tật và sụp đỗ.
Đánh giá về mô hình này chúng ta nhận thấy mô hình hoàn toàn căn cứvào các nhân tố sinh lý không quan tâm đến các nguyên nhân tâm lý Mặc dù
cách nhìn về stress dựa trên các đáp ứng sinh học không phải là không đúng,
nhưng nó chưa thực sự nhìn nhận đến góc độ tâm lý Do vậy các nhà khoahọc đã căn cứ và dựa trên mô hình này dé phát triển thêm các lý thuyết khác
VỀ stress.
- Mô hình tương tác về stress (Lazarus và Folkman, 1984)
Lazarus và Folkman (1984) đưa ra mô hình này Họ chỉ trích hai môhình trước là đã coi con người như máy móc Các tác giả này cho rằng conngười có khả năng nhận thức, đánh giá và phan ứng Nhận thức có thé gây ra
căng thăng hoặc làm tốt hơn hoặc làm tệ hơn Phương pháp tiếp cận nhận
thức hành vi, coi Stress như: quá trình tương giao giữa con người với môi
trường Trong đó đương sự nhận định sự kiện từ môi trường là có tính chất đe doa và đòi hỏi đương sự phải cố gắng sử dụng các tiềm năng thích ứng của
minh Lazarus đã phát triển lý thuyết về tương tác: nhân mạnh tới vai trò củanhận thức; cho rằng con người tham gia vào một tiến trình đánh giá gồm hai
giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiến trình đánh giá ban đầu: xác định sự kiện, biến cố thé
hiện mối đe dọa như thế nào đối với cá nhân Điều này dẫn tới 3 hệ quả:
(1) Các sự kiện được xem là không thích ứng, không thích đáng.
(2) Các sự kiện được xem là tích cực đối với sự hạnh phúc
(3) Các sự kiện được xem là tiêu cực đối với hạnh phúc
Giai đoạn nảy còn gọi là quá trình nhận định: Đương sự đánh giá sự kiện có tính de doa, có hại hay không, nêu có thì ở mức độ nào.
22
Trang 31Giai đoạn 2: Tiến trình đánh giá thứ phát: cá nhân đánh giá các nguồn lực ứng phó của bản thân Những nguồn lực này bao gồm các yếu tố môi trường, sự ủng hộ xã hội, hoặc sự trợ giúp, kiến thức và kỹ năng giúp làm
giảm thiểu mối đe dọa này Quá trình ứng phó: Quá trình xảy ra những đápứng về hành vi, nhận thức tình cảm của đương sự đối với 1 sự kiện, một sự
kiện xảy ra khi đương sự thiếu các phương tiện đề ứng phó Stress không chỉ
trú ngụ trong các sự kiện hoặc trong các đáp ứng của đương sự mà tôn tạitrong cả hai, cũng như trong các đáp ứng nhận thức hành vi giữ vai trò điều
hoà giữa hai yếu tố đó Cách nhìn này nhấn mạnh vào khía cạnh nhận
thức-hành vi, bù đắp những thiếu sót về stress trong các mô hình trước
Sự đánh giá về stress: Một vài người cảm thấy bị stress nhiều hơn
những người khác, không quan tâm đến các sự kiện; Các đánh giá về những
sự kiện stress tiềm ân chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố gồm khả năng kiểm soát
các sự kiện và khả năng dự báo các sự kiện Các sự kiện gây stress nhiều hơn
khi chúng không thé được kiểm soát và được dự báo
Dựa theo khái niệm của Lazarus và Folkman (1984) về stress có thể coi
nguồn gây căng thăng cho nhân viên y tế xuất phát từ quá trình làm việc đượcnhân viên y tế đánh giá là vượt quá nguồn lực của bản thân, buộc họ phải nỗ
lực thích ứng hoặc vượt qua Như vậy, các nguồn gây ra căng thắng cho nhân
viên y tế phải là các sự kiện hay tình huống đòi hỏi họ phải giải quyết xuấtphát từ các hoạt động nhận thức, quá trình làm việc, sự đánh giá của nhânviên y tế khi làm việc tại bệnh viện Những nguồn gây ra căng thăng cho nhân
viên y tế có thé là khối lượng công việc, việc đối mặt với cái chết của bệnh
nhân, mối quan hệ với đồng nghiệp, áp lực từ người quản lý giám sát, nănglực cá nhân, tâm thế làm việc hay những áp lực đến từ bệnh nhân hoặc gia
đình của họ Từ những ưu điểm của mô hình này, chúng tôi lựa chọn mô hình
23
Trang 32tương tác về stress của Lazarus và Folkman (1984) làm khung lý thuyết xuyên suốt đề tài.
24
Trang 3325
Trang 341.2.1.2 Thang do và biểu hiện căng thẳng trong công việc
Có nhiều thang đo về căng thăng được thiết kế nhằm đo lường mức độ
căng thắng của con người nói chung, của người lao động trong các môitrường làm việc và cả nhân viên y tế trong môi trường bệnh viện Có thể kếđến một số thang đo sau:
Thang đo stress (Percieved Stress Scale- PSS) của Cohen, Kamark va
Mermelstein (1983) Thang do gồm 10 câu định dang Likert 5 khoảng (1:
không bao giờ, 5: rat thường xuyên) dễ hiểu và đơn giản nhằm đo lường mức
độ mà chủ thể nhận thấy cuộc sống của ho trong vòng 1 tháng qua là không thé dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải Điểm số được tính từ 1-
50, điểm càng cao cho thấy mức độ stress càng nặng Dưới 34 điểm stress cấp tính, có thể kiểm soát được, từ 34-40 điểm: bắt đầu quá tải vi stress,
không đủ năng lực kiểm soát các trở ngại gặp phải, cần hỗ trợ dé vượt qua,trên 41-50 điểm: stress nặng, cần được khám và điều tri Hệ số Crobach
Alpha =0,83.
Bang hỏi sức khoẻ tổng quát (GHQ) là một bang hỏi sàng lọc, được
thiết kế để sử dụng nhằm phát hiện các cá nhân có yếu tố rối loạn tâm thần
của Goldberg và Hillier (1979) Trong đó phiên bản gốc gồm 60 item
(GHQ-60), và các phiên bản rút gọn (GHQ-30), (GHQ-28) Bảng hỏi sức khoẻ tổng
quát General Health Questionnaire (GHQ) của Goldberg và Williams (1988)
bao gồm 12 mục, mỗi mục đánh giá mức độ nghiêm trọng của sức khoẻ tâm
thần trong vài tuần qua, sử dụng thang đo Likert 4 bậc (từ 0-3) Thang đo
được sử dụng tại nhiều quốc gia và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, áp dụng
trong các nghiên cứu trên những nhóm đối tượng khác nhau
Thang đo Brief Job Stress Questionnaire (BJSQ) là một thang đo gồm
57 item định dang điểm từ 1- 4, được sử dung dé đánh giá các yếu tố gây căng
thang trong công việc chia làm 3 khía cạnh với 17 mục là các yếu tổ nhu cầu
26
Trang 35công việc, 29 mục là các phản ứng căng thăng về tâm lý và thể chất, 11 mục
là các yếu tố môi trường xã hội tại nơi làm việc Theo đó, căng thắng cao
được định nghĩa là có mức độ phản ứng căng thắng cao nhất hoặc có mức độphan ứng căng thắng vừa phải, cùng với việc có có những tác nhân gây căngthang trong công việc cao nhất
Bảng câu hỏi căng thắng công việc tại bệnh viện Hospital Stress (HSS):
là một thang đo gồm 35 item được thực hiện để đánh giá mức độ căng thắngtrong công việc tại bệnh viện; mỗi mục được chấm theo thang điểm Likert 5
khoảng từ 1- không bao giờ đến 5- luôn luôn Điểm số từ 35-175 được phân
loại như sau: Căng thắng công việc thấp (35-39), Căng thang công việc trungbình (60-119), Căng thắng công việc cao (120-175) Độ tin cậy và tính hợp lệ
của bang câu hỏi nay được thực hiện bởi Badaghi tại Iran; hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha =0,84, cho thay sự phù hợp của bang hỏi nay để đánh giá
mức độ căng thăng trong công việc của nhân viên y tế.
Bảng câu hỏi căng thăng trong công việc Job Stress Questionnaire
(JSQ) được phát triển đựa trên mô hình nhu cầu/ kiểm soát mở rộng của
Karasek và khái niệm vệ sự tự định hướng nghề nghiệp của Kohn Các phântích yếu tố đã được sử dụng để xây dựng tính hợp lệ cho thang đo Ba tiểu
thang đo với 22 mục đã được phát triển trong JSQ Tiểu thang đo “Phần
thưởng nội tại” gồm 9 item hỏi xem một người có cơ hội tiếp thu kiến thức
mới trong công việc hay không, nếu công việc đó đòi hỏi sự sáng tạo, nếu một
người có thé làm nhiều việc khác nhau, nếu một người cần kĩ năng cao cao,
nếu một người sẽ phát triển những khả năng đặc biệt và nếu công việc đó thú
vị; tiêu mục về “Nhu cau thé chất” gồm 10 item bao gồm làm việc quá sức,làm việc quá sức, làm việc rất nặng nhọc Thang đo được chia theo tỉ lệ Likert
4 điểm được sử dụng cho tất cả các mục đo lường mức độ căng thắng trong
công việc Điêm càng cao càng thê hiện mức độ căng thăng càng cao Hệ sô
27
Trang 36Cronbach’s alpha của JSQ= 0,75, trong các tiêu thang đo tương ứng là 0,85;0,77 và 0,60.
Thang đo căng thang mở rộng của điều dưỡng Expanded NursingStress Scale (ENSS) là một phiên bản mở rộng và cập nhật của thang đo căng
thăng cô điển ở điều dưỡng NSS được phát triển bởi Gray- Toft và Anderson (1981) Thang điểm NSS là công cụ đầu tiên dé đo lường mức độ căng thắng của điều dưỡng hơn là các căng thăng công việc nói chung Trong phiên bản gốc NSS gồm 34 item đo tần suất và các nguồn gốc căng thăng trong các tình huống chăm sóc bệnh nhân Những thay đổi lớn về chăm sóc sức khoẻ và môi
trường làm việc của điều dưỡng đã kích thích French và các cộng sự (2000)
tìm nguồn gốc của các tình huống căng thăng không được phản ánh trong thang đo NSS và phát triển một phiên bản mở rộng hữu ích cho các công việc
khác nhau Sau đó các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 59 item ENSS trên mộtmẫu lớn (n=2280), hai mục bị loại bỏ khỏi thiết kế ENSS cuối cùng bao gồm57item Sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ 0= không bao giờ; 4=cực kỳ căng
thẳng Độ tin cậy Cronbach’s Alpha =0,96 , được cải thiện nhiều so với thang
do NSS ban đầu (a=0,89).
Thang đo căng thắng của Thomas Homes va Richard Rahe: SocialReadjustment Rating Scale (SRRS) năm 1967 khảo sát trên 5000 nhân viên y
tế Thang đo gồm 43 item Mỗi item là một sự kiện xảy ra trong cuộc sống
tương ứng với một số điểm tương đối Tổng điểm cuối cùng của thang đo được xếp theo 3 mức độ : <150 (căng thăng thấp); từ 150-299 (căng thắng mức độ trung bình); >300 mức độ nặng Mặc dù ban đầu thang đo được phát
triển và khảo sát trên nam giới nhưng lại mang kết quả hữu ích cho cả nam và
nữ Năm 1970, Rahe đã xác nhận lại thang điểm của bảng hỏi như một yếu tố
dự đoán bệnh tật trên đối tượng là các thuỷ thủ ở Hoa Kỳ, đồng thời thang đo
cũng được đánh giá dựa trên các nhóm cư dân khác nhau ở Hoa Kỳ (nhóm
28
Trang 37người Mỹ gốc Phi, người Mexico và người Mỹ da trắng và giữa các nền văn
hoá khác nhau, so sánh giữa người Nhật Bản và người Malaysia với người
Mỹ Kết quả cho thấy SRRS ở một số khu vực là khác nhau, phản ứng của cácnhóm văn hoá khác nhau đối với các sự kiện cuộc sống là khác nhau Năm
1978, Gerst đã kiểm tra độ tin cậy cho kết quả giữa hai nhóm (người lớn khoẻmạnh= 0,96-0,89), người bệnh (0,91-0,70).
Bảng hỏi căng thăng nghề nghiệp Demand Control Support DCS(Karasek, 1979) gồm 17 item, tương ứng với 5 item vé nhu cau, 6 item vé
kiểm soát, 6 item hỗ trợ Thang do sử dụng hệ thống thang điểm Likert 4
điểm xếp loại từ I=không bao giờ, 4=thường xuyên cho các hạng mục thuộc
thang đo về nhu cầu và kiểm soát; và thang điểm hỗ trợ được xếp loại từ 1= hoàn toàn không đồng ý- 4= hoàn toàn đồng ý Mức độ căng thăng trong công
việc được tính theo hai cách: Cách 1: một biến số liên tục (nhu cầu/kiểm soát
(D/C) Cách thứ 2: một biến phân loại, có được từ sự kết hợp khác nhau của
các mức độ cao và thấp của nhu cầu và hỗ trợ, từ đó dẫn đến phân loại theo 4
mức độ: căng thang cao, căng thang thap, hoạt động và làm việc thu động Độ
tin cậy Cronbach’s alpha cho mỗi tiểu thang đo đảm bảo đạt yêu cầu, nhucầu= 0,705-0,801; kiểm soat= 0,661-0,68 và hỗ trợ = 0,841-0,858)
Thang đo The Impact of Event Scale-Revised (IES)là một thang do
bao gom 22 item nhằm đo lường thái độ liên quan đến một sự kiện cụ thé
được thiết kế bởi Horowits và các cộng sự (năm 1979) Thang đo sử dụng hệ
thống điểm Likert 5 khoảng (0=không bao gid- 5= thường xuyên) Độ tin cậy
dao động từ 0,87 đến 0,91 cho phạm vi xâm nhập, 0,84 đến 0,85 né tránh và 0,79 đến 0,9 cường điệu hoá
Thang đo Responses to Stress Questionnaire (RSQ) bao gồm 57 itemnhằm do lường kha năng đối phó và phan ứng căng thắng Danh sách các item
là các yếu tố gây căng thăng liên quan đến một tình huống hoặc một lĩnh vực
29
Trang 38cụ thé, thang đo sử dụng hệ thống điểm Likert 4 bậc từ 1= không hề, 4=
thường xuyên, 57 item bao gồm các mục về chiến lược ứng phó và phản ứng
với căng thăng của trẻ em lớn hơn 9 tuổi.
Có thé tóm tắt một số thang đo về căng thang thông qua bang sau:
Bang 1.1: Một số thang đo về căng thang trong công việc
Thang do/ Số lượng Câu trúc Nhóm Độ tin cậy Tác giả item khách thé
GHQ 12 (ban rút | Gồm 3 thành tổ (12 item): | Nhan viên |Dao động từ
(General Health | gọn), 28, 30, | Rồi loạn xã hội; Lo lắng và|y tế, sinh | 0,76-0,871
Questionnaire) | 60 câu trầm cảm, Mắt tự tin viên, bệnh
Goldberg Gồm 4 thành t6: (28 item) |nhân đột
(1988) + Triệu chứng cơ thé quy, dân
+ Lo lắng và mat ngủ tộc - thiểu + Rối loạn chức năng xã hội SỐ
+ Trằm cảm nặng
(Percieved item và T10 | tiêu cực có trình độ
Stress Scale ) item học van từ
Cohen và Trung học
Willlamson trở lên
(1988)
BJSQ 57 Gồm 3 thành tố: Nhu cầu 0,82
(Brief Job công việc, Phản ứng căng
Stress thăng về tâm ly và thé chất;
Questionnaire) môi trường xã hội tại nơi
làm việc
HSS 35 Gồm 5 thành tố: Căng thăng | Nhân viên | 0,84
(Hospital do chăm sóc bệnh nhân, y té
Stress) Căng thang do cá nhân,
Badaghi Căng thăng giữa các cá nhân
với nhau, Căng thăng do môi
trường, Căng thăng đến từ
30
Trang 39quản lý
SRRS 43 Gồm 2 thành tố: Các sự kiện |Nhân viên | Dao động từ
(Stress Home gây căng thăng và bệnh tật | y tế 0,89- 0,96
Expanded 57 item (ban Gồm 9 nhân tố: Cái chết; | Điều dưỡng | 0,96
Nursing Stress đầu là 59 xung đột với bác sỹ, tâm thế | viên
Scale (ENSS) item) được | với bệnh nhân, van đề với
Gray- Toft ; phát trién từ | đồng nghiệp, vấn đề với
Anderson thang NSS | người giám sát, khối lượng
(1981) 34 item công việc, sự không chắc
chăn liên quan đến điều trị;
bệnh nhân và gia đình của
họ; phân biệt đối xử
The Impact of |IES -R (22 Gồm 3 thành tổ: Sự xâm Người lớn | Dao động từ
Event Scale— item nhập, Né tránh, Sự cường tuổi 0,87 đến 0,91
Revised IES_R điệu hoá cho phạm vi
đổi, tham gia không tự
nguyện, không tự nguyện rút lui
thanh thiếu
niên
0,79-0,88
31
Trang 40Trên đây là một vài thang đo về căng thăng liên quan đến con người cũng như được xây dựng đề đánh giá sự căng thắng của những người làm trong
khối ngành khoa học sức khoẻ Thang đo Căng thắng mở rộng ở điều dưỡng
(Expaned Nursing Stress Scale ENSS) của Gray-Toft, Anderson (1981) được
phát triển trên thang đo căng thăng ở điều dưỡng (NSS -34 item) như đã trình
bày ở trên đo các nguồn gây căng thắng và tần suất các tác nhân này gây ra cho các điều dưỡng ở bệnh viện mà họ phải trải qua, dựa trên mô hình căng thắng
tâm lý của Lazarus, theo đó Căng thăng ở thang đo này được định nghĩa là một
dấu hiệu nội bộ trong môi trường vật lý, xã hội hoặc tâm lý đe doạ đến sự cân
bằng của cá nhân Dựa trên những ưu điểm về độ tin cậy, tính nhất quán trong
từng tiểu thang đo, độ hiệu lực, tính hợp lệ khi phân tích nhân tố và sự phô biến của thang đo trên các nghiên cứu ở các đối tượng điều dưỡng tại nhiều nước,
bởi vậy trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi lựa chọn thang đo Thang doCăng thắng mở rộng ở điều dưỡng (Expaned Nursing Stress Scale ENSS) củaGray-Toft, Anderson (1981) để làm công cụ nghiên cứu của luận văn nhằm
đánh giá tình trạng căng thăng trong công việc của điều dưỡng.
1.2.2 Gắn kết công việc1.2.2.1 Định nghĩa gắn kết công việc
Sự gắn kết là khái niệm quan trọng về mặt lý thuyết của sự năng độngtrong nhóm, điều này đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra với những đặc trưng
cụ thé Trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực, cho đến nay có nhiều định
nghĩa về sự gắn kết của nhân viên:
Khái niệm gắn kết lần đầu tiên được Allport đưa ra vào năm 1943.
Theo ông, sự gắn kết được hiểu là thái độ tích cực của người lao động thểhiện thông qua sự tham gia một cách tích cực của họ vào tô chức Tuy nhiên,
khái niệm này chỉ được nghiên cứu một cách rộng rãi trong khoảng 3 thập kỉ trở lại đây.
32