Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận của đê tài thông qua quá trình tông hợp, hệ thông một số vấn đề lý luận liên quan đến miệt thị ngoại hình và mối quan hệ giữa miệt thị ngoại
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình tiến hành thực hiện và hoàn thiện luận văn của mình, tôi đãnhận được sự hỗ trợ, giúp đờ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đờ và chỉ dẫn cho tôi thực hiện luậnvăn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô GS.TS Đặng Hoàng Minh,người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, nhờ sự tỉ mi và chỉn chu của cô mà tôi đã cónhiều bài học cho chính mình Cô động viên và tạo cơ hội thuận lợi cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận văn, cũng như định hướng xử lý và phân tích
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả mọi người vì đã luôn đồng hành và giúp đỡ tôi theo nhiều cách khác nhau để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả mọi người!
Hà Nội, ngày ỉ 9 tháng ỉ 1 năm 2023
Học viên
vũ HOÀI LINH
2
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐÀU 7
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Nghiên cứu về thực trạng của miệt thị ngoại hình 11
1.1.2 Nghiên cứu về thực trạng các vấn đề hướng nội ở học sinh 15
1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh 18
1.1.4 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và lòng tự trọng 23
1.2 Cơ sở lý luận/ các lý thuyết liên quan 25
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 25
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến miệt thị ngoại hình 39
1.2.3 Đặc điểm nhóm khách thể 40
Tiểu kết chương 1 42
CHƯƠNG 2: TỎ CHÚC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 43
Tiểu kết chương 2 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUÃ NGHIÊN cứu 52
3.1 Thực trạng về trêu chọc ngoại hình ở học sinh trung học phố thông 52
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới trêu chọc ngoại hình ở học sinh trung học phố thông theo đặc điểm của nhóm khách thể 58
3.3 Thực trạng về vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông 65
3.4 Mối quan hệ giữa vấn đề hướng nội và thực trạng trêu chọc ngoại hình ở học sinh Trung học phổ thông 68
Tiểu kết chương 3 70
KẾT LUẬN VÃ KHUYẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
3
Trang 3DANH MỤC TÙ VIÉT TẮT
Cụm từ viết tắt Nguyên Nghĩa
APA Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ
DSM V Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần
(Cùa hội Tâm thần học Hoa Kỳ)
POTS Thang đo nhận thức về trêu chọc (The Perception of
Teasing Scale)
SDQ - 25 Thang đo điểm mạnh điểm khó (Strengths and Difficulties
Questionnaire)
SES Thang đo lòng tự trọng (Self-Esteem Scale)
PARTS Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình (The
Physical Appearance Related Teasing)
CATS Thang đo trêu chọc trẻ em và vị thành niên
(The Child Adolescent Teasing Scale)
TQ Bảng câu hỏi trêu chọc TQ (Teasing Questionnaire)
TQ-R Bảng câu hỏi trêu chọc đã được sửa đối (Revised Teasing
Questionnaire)
CBCL Bảng liệt kê hành vi trẻ em (Children Behaviour
Checklist)
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIẺU THAM KHẢO
Bảng 2.7.1: Đặc điêm chung của khách thê nghiên cứu 50 Bảng 3.1.1.1: Phân phối dựa trên phạm vi điểm số về tần suất
ở các hình thức trêu chọc ngoại hình của HS THPT 52 Bảng 3.1.1.2: Điểm trung bình về tần suất ỏ’ các hình thức trêu
chọc ngoại hình của học sinh THPT 54Bảng 3.1.2.ỉ: Phân phối dựa trên phạm vi diêm số về mức độ ảnh hưởng
bởi các hình thức trêu chọc ngoại hình của HS THPT 55Bảng 3.1.2.2: Điểm trung bình về mức độ ảnh hưởng của trêu chọc
ngoại hình ở học sinh THPT 57Báng 3.2.1: Sự khác biệt về tần suất trêu chọc và mức độ ảnh hưởng
của học sinh THPT theo giới tính 58 Bảng 3.2.2: So sánh về tần suất trêu chọc và mức độ ảnh hưởng
của học sinh THPT theo khối lóp 59 Bảng 3.2.3: So sánh sự khác biệt về tần suất trêu chọc và mức độ ảnh hưởng của học sinh THPT theo khu vực trường 60 Bảng 3.2.4.1: Thực trạng lòng tự trọng ở học sinh THPT 61Bảng 3.2.4.2: Sự khác biệt về tần suất trêu chọc và mức độ ảnh hưởng theo phân loại lòng tự trọng ở học sinh THPT 62 Bảng 3.2.4.3: Tương quan Pearson giữa tần suất, mức độ ảnh hưởng của
trêu chọc ngoại hình và lòng tự trọng ở học sinh THPT 63 Bảng 3.2.4A: Mô hình hồi quỵ giữ lòng tự trọng và tần suất trêu chọc
ngoại hình của học sinh THPT 63 Bảng 3.2.4.5: Mô hình hồi quy giữa lòng tự trọng và mức độ ảnh hưởng
của học sinh THPT 64
5
Trang 5Bảng 3.3.1: Thống kê mô tả về thực trạng vấn đề cảm xúc
của học sinh THPT 65Bảng 3.3.2: Phân phối điêm số về vấn đề cám xúc
ớ học sinh THPT 66Bảng 3.3.2.1: Sự khác hiệt theo nhóm giới tính về vấn đề cảm xúc
ở học sinh THPT 66 Bảng 3.3.3.1: Thắng kê mô tả vấn đề cảm xúc ở học sinh THPT
Theo nhóm khối lớp 67Bàng 3.3.4.1: Thống kê mô tả vấn đề cảm xúc ở học sinh THPT
theo khu vực trường 67Bảng 3.4.1: Tương quan Pearson giữa vấn đề hướng nội, tần suất và
mức độ ánh hưởng bởi trêu chọc ngoại hình ở học sinh THPT 68 Bảng 3.4.2: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa vấn đề hướng nội, tần suất và
mức độ ảnh hưởng hởi trêu chọc ngoại hình ở học sinh THPT 69
Trang 6MỎ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bối cảnh xã hội hiện đại đang trải qua sự phát triển nhanh chóng nhờ vào sự tiến
bộ của các phương tiện truyền thông Truyền hình, mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đã trở thành những công cụ quan trọng đế chia sẻ thông tin và giao tiếp, tạo ra sự kết nối và phổ biến hóa những thông điêp, hình ảnh từ nhiều cá nhân khác nhau Điều này đã đưa ngoại hình trở thành một yếu tố đáng chú ý và nhận được sự quan tâm lớn hơn
Cùng với sự gia tăng của truyền thông xã hội, những tiêu chuẩn về ngoại hình đãtrở nên đa dạng và thay đổi theo thời gian Với viễn cảnh trực quan và sự truyền đạt dễ dàng qua hình ảnh và video, những tiêu chuẩn về vẻ đẹp ngoại hình đã trở nên rõ rànghơn và dễ dàng lan truyền Các tiêu chuẩn về vẻ đẹp không còn bị giới hạn bởi nhữngkhuôn mẫu cổ điển, mà thay vào đó, chúng phản ánh sự đa dạng văn hóa và cá nhân.Người ta dễ dàng nhìn thấy và so sánh hình ảnh của người khác, tạo ra một áp lực không nhỏ về việc đạt được các tiêu chuấn đó.
“Body shaming” được hiếu là Miệt thị ngoại hình, là một hành động trong đó mộtngười bày tỏ ý kiến hoặc nhận xét tiêu cực về cơ thể của người khác, có thể diền ra trên
cả mạng xã hội và trong thế giới thực theo nghiên cứu vào năm 2021 của tác giảConstanze Schluter và cộng sự [21J Miệt thị ngoại hình có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là ở nhóm đối tượng vị thành niên.
Đây là tình trạng diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cảViệt Nam Theo nghiên cứu của tác giả Rahul Taye Gam và cộng sự vào năm 2020 [72],mức độ phố biến của các hình thức miệt thị ngoại hình trên thế giới được khảo sát nằmtrong khoảng từ 25-35% Năm 2022, trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ về chủ đề bắt nạt trực tuyến của học sinh tại Việt Nam cũng chi ra rằng, miệt thịngoại hình là một trong những hình thức bắt nạt phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh THPT[4].
Độ tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lý của mỗi cá nhân Trong giai đoạn này, học sinh đang trải qua nhiều thay đổi về cảm xúc,
7
Trang 7tâm trạng, và xác định bản thân Đông thời, ngoại hình cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc xác định danh tính và tự hình dung của học sinh. Sụ miệt thị ngoại hình cóthể dẫn đến nhừng cảm xúc tiêu cực và nhiều hệ lụy về tâm lý Tuy nhiên các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ tập trung và chủ yếu đưa ra con số thực trạng về vấn nạn miệt thị ngoại hình và chưa có đề tài nghiên cứu nào thực sự chỉ ra được mối quan
hệ giữa miệt thị ngoại hình với các vấn đề hướng nội trong sức khoẻ tâm thần ở vị thànhniên Bởi vậy, tôi lựa chọn thực hiện đề tài nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT”.
2 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhăm trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng bị miệt thị ngoại hình ở học sinh trung học phổ thông biếu hiện như thê nào?
- Miệt thị ngoại hình và vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phố thông có mốiquan hệ với nhau như thê nào?
3 Giả thuyêt nghiên cứu
- Thực trạng miệt thị ngoại hình ở học sinh THPT diễn ra khá phổ biến
- Có mối tương quan thuận giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phô thông
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu • • ♦ o
4.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đê tài nghiên cứu nhăm làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của vân
đề miệt thị ngoại hình, các vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần và mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đê tài thông qua quá trình tông hợp, hệ thông một
số vấn đề lý luận liên quan đến miệt thị ngoại hình và mối quan hệ giữa miệt thị ngoạihình các vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần của học sinh THPT.
8
Trang 8Tìm hiểu thực trạng vấn đề miệt thị ngoại hỉnh và mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT
• Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu với khách thể là học sinh THPT khối 10,11 và 12 thuộc các trườngtại khu vực Hà Nội
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng miệt thị ngoại hình về cân nặng và sử dụngthang đo trêu chọc ngoại hình để thu thập số liệu
6 Phương pháp nghiên cứu:
6,1, Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023
6,2, Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dung phối hơp các phương pháp nghiên cứu:
a Phương pháp nghiên cún lý luận
Bao gồm: đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những quanđiếm cũng như những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liênquan đến miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT, để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài.
b Phương pháp điều tra
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng thang đo, đây cũng là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài nhàm mục đích tim hiểu các thông tin về thực trạng miệt thị ngoại hình và làm rõ mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT Nghiên cứu lựa chọn ba thang đo đã được kiếm chứng qua các nghiên cứu trên thế giới, đó là: Thang đánh giá về mức độ và ảnh hưởng của trêu chọcngoại hình (POTS - WT); Thang đo lòng tự trọng (SES); Thang đo điểm mạnh - khókhăn (SDQ - 25) nhằm xem xét các vấn đề hướng nội nói riêng
9
Trang 9c Phuong pháp xử lý sô liệu
Đe trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềmthống kê SPSS
7 Ý nghĩa của nghiên cứu
7 / Ỷ nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu tống quan về các nghiên cứu liên quan đến miệt thị ngoại hình
và các vấn đề hướng nội trong sức khoe tâm thần ở học sinh THPT trên thế giới và tạiViệt Nam, từ đó bổ sung và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về miệt thị ngoại hình, các vấn đề hướng nội Trong đó, đặc biệt tìm hiểu và xác định mối quan hệ giữa miệt thịngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT tại Hà Nội.
7 2 Ỷ nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu mong muôn nâng cao nhận thức vê thực trạng miệt thị ngoại hìnhcũng như ảnh hưởng của vấn đề miệt thị ngoại hình đến các vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần ở nhóm học sinh trung học phổ thông Nghiên cứu cũng chỉ ra các yêu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thực trạng cùa miệt thị ngoại hình và mối liên hệ giữa miệt thịngoại hình với các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông.
10
Trang 10CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tông quan nghiên cứu vân đê
1.1.1 Nghiên cứu về thực trạng của miệt thị ngoại hình
Tình trạng miệt thị ngoại hình đã và đang xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2020, tác giả Rahul Taye Gam và cộng sự đã nghiên cứu khảo sát trên 800học sinh, trong đó có tới 44,9% (n=359) các em tham gia trả lời rằng mình đã từng bịmiệt thị ngoại hình ít nhất một lần trong một năm qua [72] Tỷ lệ này đạt mức cao nhất
ở nam sinh tại các trường có cả nam và nữ, và ít nhất ở nữ sinh ở các trường đơn giới.Hầu hết các nạn nhân cho biết rằng mình không thích trường học, và việc miệt thị ngoạihình đóng vai trò là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng các em ngại đếntrường
Trong số những đối tượng bị miệt thị ngoại hình, thanh thiếu niên không phải là ngoại lệ Năm 2022, theo tác giả Saifudin, với sự xuất hiện của những “người nồi tiếng”
(influencer) trên mạng xã hội và phổ biến hóa tin tức về ngoại hình của một người, vàtheo đó thanh thiểu niên ngày càng rơi vào sự ám ảnh về “thân hình lý tưởng” [59] Điềunày luôn dẫn đến việc bất kỳ ai không phù hợp với hình ảnh này đều bị miệt thị vì ngoạihình của mình Ảnh hưởng này có thể dẫn đến những kỳ vọng không lành mạnh về hình dáng cơ thể ở thanh thiếu niên, trong chính họ và ở những người khác, từ đó có thể dẫn những sự trêu chọc, chế giễu đối với những người trẻ không phù hợp với sự lý tường
đó, kể cả những thanh thiếu niên có tình trạng sức khỏe tốt
Năm 2022, trong một khảo sát định tính đối với 81 học sinh trung học phố thôngtại vùng Depok, Indonesia, 65,4% trong số các em cho biết đã từng có trải nghiệm bị miệt thị về ngoại hình của mình ở mức độ trung bình, bên cạnh đó có 17,3% số học sinh cho biết mình rất thường xuyên bị miệt thị [53]. Theo quan sát của nghiên cứu này, hìnhthức miệt thị thường xảy ra ở học sinh là việc bình luận về khiếm khuyết cơ thế của bạnhọc khác Điều này rất có ảnh hưởng đến sự phát triển của các em về mặt phát triển xã hội vì các em cảm thấy minh không được bạn bè chấp nhận vì hình thể của mình Do là nạn nhân của sự miệt thị ngoại hình, một số em cảm thấy bất an và trở nên ám ảnh về việc người khác nghĩ gì về hình thể của mình, dẫn đến việc cố che đậy khuyết điểm hìnhthể của mình một cách thái quá Các em sẵn sàng làm nhiều cách khác nhau để khiếnbản thân trông hoàn hảo hơn để có thể được chấp nhận trong môi trường học đường
Trang 11Tại Việt Nam, tình trạng miệt thị ngoại hình cũng xảy ra khá phố biến Theo mộtnghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh đối với sinh viên Đại học, của tác giả NguyễnThị Thanh Vân (2021) [5], có tới 75% trong số đối tượng được khảo sát cho câu trả lờirằng mình đã từng là nạn nhân của miệt thị ngoại hình Tác giả nhận định, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng miệt thị ngoại hinh đang lan rộng và trở nên phố biến hơn baogiờ hết trong xã hội hiện đại Sự lan truyền mạnh mè của truyền thông và mạng xã hội
đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tác động đến cuộc sống của con người ngàynay Các trang mạng xã hội được sử dụng rộng rãi và các phương tiện truyền thông đạichúng đang thúc đẩy một tiêu chuẩn vẻ đẹp không thực tế và góp phần vào việc tạo ra
áp lực lớn đối với ngoại hình của mọi người.
Một nghiên cứu thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội củatác giả Nguyễn Huyền Chi (2020) [3J, có tới 113 người trong số 141 người được khảo sát đã trả lời rằng mình từng bị miệt thị ngoại hình Cùng với tỉ lệ 98% người trong khảosát cho biết rằng mình có quen thuộc với cum từ “miệt thị ngoại hình”, những con số này phản ánh sự phổ biến cùa miệt thị ngoại hình trong bối cảnh xã hội hiện đại Trong
số những người cho câu trả lời đã từng bị miệt thị ngoại hình trong khảo sát khi nói về cảm xúc của họ khi bị nhận xét tiêu cực về ngoại hinh, đa phần các câu trả lời đều là sự bức xúc, khó chịu và theo sau bởi sự tự ti, xấu hố về bản thân mình.
Một nghiên khảo sát nhóm đối tượng là học sinh THPT tại thành phố Hồ ChíMinh của tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy (2022), miệt thị ngoại hình là hành vi có điểm trung bình cao thứ hai trong số các bắt nạt, cụ thế là việc bị “nhận những bình luận chế giễu, cợt nhả về hình ảnh của bản thân trên mạng xã hội” và “nhận nhừng tin nhắn có
nội dung xấu, quấy rối từ ai đó” [4] Đây là hình thức dùng ngôn ngữ đế chê bai hay
chế giễu ngoại hình người khác, làm cho nạn nhân cảm thấy tốn thương vì bị xúc
phạm Học sinh lại là những đối tượng tham gia và hoạt động trên mạng xã hội nhiều, khiến các em càng dễ trở thành nạn nhân của việc “tấn công” bằng ngôn từ Việc học
sinh nhận những bình luận chế giễu, cợt nhả về hình ảnh của bản thân trên mạng xã
1 A • _ /X A _ 1 Au _ 2 1 1 2 -4- Ạ J A _ 1 < 4 A 1 5 • _*** _ r A — A -4-A F
hội sẽ gây ra sự bat an, anh hưởng đen tâm lý, đông thời cũng tác động xâu đen sức khởe thể chất. Nghiên cứu cũng cho thấy những số liệu cụ thể lần lượt về trạng thái
cảm xúc như lo lắng, buồn chán (chiếm 10,5%); sợ hãi và ám ảnh (chiếm 24,1%) trên
tổng số 250 khách thể nghiên cứu, là học sinh khối THPT
12
Trang 12Các nghiên cứu được tổ chức trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đều nêu lên tình trạng xuất hiện ngày một gia tăng của miệt thị ngoại hình Hànhđộng này diễn ra cả trong đời sống thực tể và trên không gian mạng Đặc biệt trong bốicảnh các phương tiện truyền thông và mạng xã hội ngày càng phố biến, những hình
thức bắt nạt, trêu chọc và miệt thị về ngoại hình càng ngày càng có xu hướng gia tăng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Constanze Schluter và cộng sự (2021) [21] đã nghiên cứu về mối tương quan giữa miệt thị ngoại hình và trêu chọc ngoại hình, trong
đó miệt thị ngoại hình là một khía cạnh cụ thế hơn của trêu chọc ngoại hình Miệt thịngoại hình có những điểm tương đồng với trêu chọc ngoại hình ở khía cạnh đều là phản hồi tiêu cực về các thuộc tính vật lý của một người. Trong khi đó, trêu chọc ngoại hình
có thể bao gồm từ những nhận xét tích cực từ một người bạn thân đến những phản hồi
ác ý từ những người lạ hoặc những kẻ bắt nạt Theo đó, nhóm tác giả nhận định hành vimiệt thị ngoại hình là một tập hợp con của một khái niệm bao quát hơn, đó là trêu chọcngoại hình Vì vậy, việc nghiên cứu về thực trạng chêu trọc ngoại hình là cần thiết trong khuôn khố nghiên cứu cùa đề tài.
Bên cạnh thực trạng về miệt thị ngoại hình, thì các nghiên cứu về thực trạng trêu chọc ngoại hình cũng cho thấy những nét tương đồng về các hành vi, lời nói gây ranhững tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới cho mỗi cá nhân
Trêu chọc về ngoại hình là một hiện tượng phố biến trong các loại tương tác xãhội mà một số lượng lớn trẻ em và thanh thiếu niên gặp phải. Nó thường xảy ra dướihình thức quấy rối và khiêu khích bằng lời nói, từ việc gọi bằng những cái tên và biệt danh đến những nhận xét ác ý (theo Martin và cộng sự, 2019) [47] Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát và cho ra nhiều số liệu phong phú về mức độ phố biến, giớitính, độ tuổi và ngoại hình
Trong nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO - 2017) về Khuynh hướngcân nặng và sự kì thị đối với người béo phi được thực hiện bời văn phòng WHO tại châu
Âu [94], nghiên cứu được tổng hợp từ các nghiên cứu khác nhau trên thế giới cho thấy 47% trẻ em gái và 34% trẻ em trai thừa cân báo cáo là nạn nhân của sự trêu chọc về ngoại hình từ các chính thành viên trong gia đình Trẻ em và thanh niên mắc bệnh béo phì có thể bị trêu chọc, đe dọa bằng lời nói và hành hung thể xác (ví dụ: bị đánh Cắp
13
Trang 13hoặc làm hư hỏng tài sản hoặc bị làm bẽ mặt ở nơi công cộng). Trẻ cũng có thê bị bạn cùng lớp phớt lờ, cô lập với xã hội do bị loại khỏi trường học và các hoạt động xã hội.
Theo một nghiên cứu năm 2002 diện rộng tại Mỹ của tác giả Sztainer và cộng sự [281, đã khảo sát 4746 thanh thiếu niên từ 31 trường trung học cơ sở và trung học phổthông từ các khu nội thành và ngoại ô ở khu vực St Paul/Minneapolis của Minnesota Những người tham gia được chia đều theo giới tính (50,2% nam, 49,8% nừ), với tuổi trung bình của học sinh được khảo sát là 14,9 tuổi, xấp xỉ 1/4 thanh niên cho biết họ bị trêu chọc về cân nặng ít nhất vài lần trong năm Mặc dù nghiên cứu khảo sát cả hai giới,các bé gái thường bị trêu chọc nhiều hơn các bé trai, điển hình là về cân nặng Tỷ lệ trẻ
em gái bị trêu ghẹo (nhiều hơn một vài lần trong năm) cao hon một chút so với trẻ emtrai. Ở các em gái, tần suất bị trêu chọc về cân nặng như sau: không bao giờ (57,2%);dưới 1 lần/năm (17,3%); một nàm vài lần (11,8%); tháng vài lần (6,9%); và ít nhất 1 lần/tuần (6,8%). Ở các em trai, tần suất bị trêu chọc về cân nặng là: không bao giờ(64,6%); dưới 1 lần/năm (13,2%); một năm vài lần (11,8%); tháng vài lần (5,8%); và ítnhất 1 lần/tuần (4,6%) số lượng các bé gái bị bạn bè và các thành viên trong gia đình trêu chọc về cân nặng nhiều hơn đáng kể so với các bé trai.
Một nghiên cứu đã chỉ ra mức độ trêu chọc ngoại hình rất cao tại Cộng hòa Séc của tác giả Carlos A Almenara (2014) [65], trong đó mẫu khảo sát bao gồm 570 thanh thiếu niên ở độ tuổi 13 (trong đó 47,9% là học sinh nữ) từ khu vực nội đô Bmo, thànhphố lớn thứ hai ở Cộng hòa Séc Đối tượng được đánh giá ở tuối 13, nằm trong khuôn khố Nghiên cứu theo chiều dọc của Châu Âu về Mang thai và Thời thơ ấu Các tác giả
đã cho thấy một tỷ lệ lớn thanh thiếu niên bị trêu chọc. Cụ thể, 76% thanh thiếu niêntrong khảo sát này cho biết mình đã từng bị trêu chọc liên quan đến vẻ bề ngoài Gần 50% cho biết bị trêu chọc liên quan đến cơ thể, trong đó có hơn 33% cho biết bị trêu chọc về hình dáng và trọng lượng cơ thể Nguồn trêu chọc được chỉ ra là nhiều nhất từcác bạn nam cùng lớp Các học sinh nữ thường hay bị trêu chọc về ngoại hình hơn các học sinh nam Thanh thiếu niên thừa cân, cả nam và nữ, có nhiều khả năng bị trêu chọc hơn so với thanh thiếu niên không thừa cân. Những học sinh thừa cân đã báo cáo mức
độ tác động của việc bị trêu chọc liên quan đến cơ thể cao hơn so với các bạn không thừa cân Nhìn chung, thanh thiếu niên tại Cộng hòa Séc tiếp tục áp dụng các tiêu chuẩn
14
Trang 14xã hội của các nước phương Tây, trong đó có việc kỳ thị những bạn bè có tình trạng thừa cân.
Tại khu vực châu Á, một nghiên cứu về trêu chọc ngoại hình tại Nhật Bản củaChisuwa Hayami và cộng sự (2016) [411, đà tiến hành khảo sát ẩn danh đối với 1172 học sinh trung học cơ sở tại thành phố Higashi-Osaka, tỉnh Osaka, Nhật Bản Các mục khảo sát bao gồm chiều cao và cân nặng được học sinh tự báo cáo Nghiên cứu nhằmmục đích tìm hiểu lịch sử và nguồn gốc của chế giễu, trêu chọc, sự tự ý thức về hình ảnh
cơ thể và hành vi ăn kiêng Nghiên cứu chỉ ra kết quả rằng hành vi trêu chọc liên quanđến ngoại hình được báo cáo bởi 16,4% học sinh nam và 32,5% học sinh nữ Câu trả lờiphổ biến nhất cho những người thực hiện hành vi trêu chọc là bạn bè (84,7% người thựchiện hành hành vi trêu chọc là con trai, 67,1% người thực hiện hành vi trêu chọc là con gái). Những học sinh thừa cân, có tình trạng cân nặng trên mức binh thường tự nhận mình là "béo" có nguy cơ bị trêu chọc cao hơn. Ngoài ra, những học sinh có tiền sử bị trêu chọc liên quan đến ngoại hình có xu hướng thể hiện hành vi ăn kiêng cao hơn đáng kể
-1.1.2 Nghiên cứu vê thực trạng các vân đê hướng nội ờ học sinh
Theo số liệu năm 2021 của của Tồ chức Y tế Thế Giới [931, trên toàn cầu, cứ bảy trẻ từ 10-19 tuổi thì có một trẻ bị rối loạn tâm thần, chiếm 14% gánh nặng bệnh tật ở nhóm tuổi này Độ tuổi này chiếm một phần sáu dân số thế giới, là độ tuối diễn ra nhữngthay đổi về thể chất, cảm xúc và ngoại cảnh xã hội, khiến đây là thời điểm quan trọng
và độc đáo trong việc hình thành tính cách ở lứa tuối học sinh, nhưng cũng đồng thời
1 • A _ S _ _ 1 ô _ z _ A -4 A _ Ạ _ 11- 2 _ _ 11 rp — A _ J K _ A > • J _ f _ 1
khien cac em de măc cac van de ve sức khoe tarn than Trên toàn câu, người ta ước tính rằng có 14% các thanh thiếu niên trong độ tuổi này gặp phải các tình trạng sức khỏe tâmthần và điền hình là các rối loạn cảm xúc, tuy nhiên những tình trạng này phần lớn vẫn chưa được phát hiện và điều trị Các thanh thiếu niên có nhừng vấn đề sức khỏe tâm thần rất dễ bị định kiến từ xã hội, phân biệt đối xử và kỳ thị Điều này ảnh hưởng đến khả năng các em tìm kiếm sự giúp đỡ, khiến các em gặp khó khăn trong học tập, cónhững hành vi gây hại và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thế chất
Rối loạn cảm xúc là tình trạng phổ biến ở thanh thiếu niên độ tuổi này, trong đóđiển hình là rối loạn lo âu và trầm cảm (WHO, 2021) [931 Rối loạn lo âu (có thể bao gồm hoảng loạn hoặc lo lắng thái quá) là tình trạng phổ biến nhất ở nhóm tuổi này và
15
Trang 15phổ biến hơn ở nhóm những thanh thiếu niên lớn tuổi hơn Người ta ước tính rằng 3,6%
số trẻ em từ 10-14 tuổi và 4,6% trẻ em từ 15-19 tuổi mắc chứng rối loạn lo âu Đặc trưng của lo âu là sự lo lắng và sợ hãi dữ dội, quá mức và dai dẳng (theo Woodward, 2001)[48] Tuy trẻ vị thành niên đều có lúc căng thẳng và lo lắng, nhưng những người trẻ mắc chứng rối loạn lo âu sẽ gặp phải tình trạng đau khổ nghiêm trọng về cảm xúc, thể chất
và nhận thức và khó tập trung vào những việc khác ngoài mối lo hoặc sự sợ hãi củamình. Rối loạn lo âu là nguyên nhân thứ chín gây ra bệnh tật và khuyết tật cho trẻ vị thành niên từ 15-19 tuổi và thứ sáu đối với nhưng người từ 10-14 tuổi Rối loạn lo âu ờ trẻ em gái cao hơn trẻ em trai và phổ biến hơn ở giai đoạn sau của độ tuổi thanh thiếuniên Trẻ vị thành niên mắc chứng rối loạn lo âu có nguy cơ cao mắc chứng lo âu, tràm cảm, lạm dụng ma túy và không thành công trong học tập khi trưởng thành.
Trầm cảm được ước tính xảy ra ở 1,1% thanh thiếu niên từ 10-14 tuổi và 2,8% ở thanh niên 15-19 tuổi (WHO, 2021) [93] Trầm cảm và lo lắng có chung một số triệuchứng, bao gồm những thay đối tâm trạng một cách đột ngột và bất ngờ. Rối loạn lo âu
và trầm cảm có thể ảnh hưởng sâu sắc đến việc đi học và học tập. Sự né tránh giao tiếp
xã hội có thể làm trầm trọng thêm sự cô lập và cô đơn Ớ trạng thái nặng, trầm cảm có thể dẫn đến hành vi tự sát Theo báo cáo của WHO vào năm 2021 trên toàn thế giới [93],
tự tử là nguyên nhân thứ tư gây tử vong ở lứa tuổi 15-19 Ước tính có khoảng 62.000 trẻ
vị thành niên chết trong năm 2016 do tự làm hại bản thân 77% số vụ tự tử trên toàn thếgiới xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong khi tỉ lệ trẻ em gái có ý định tự tử cao hơn, thì tỉ lệ trẻ em trai chết do tự tử lại nhiều hơn (12,6 trên 100.000 trẻ
em trai so với 5,4 trên 100.000 trẻ em gái).
Tại khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Y tế Thế giới nhận định rằng, mặc dù thanhthiếu niên là độ tuổi thường được coi là khoe mạnh, nhưng tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở nhóm tuổi này được nhìn nhận ở mức đáng kể (WHO, 2018) [97J Ước tính có khoảng 1,7 triệu ca tử vong ở thanh thiếu niên trong năm 2015 tại Khu vực Đông Nam Á, trong
đó tự làm hại (tự tử) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Theo thông tin hiện có đối với các tình trạng liên quan đến sức khỏe tâm thần về
lo âu, trầm cảm và “không có bạn bè” do GSHS thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau(WHO, 2018) [97], tỷ lệ của ba tình trạng này được báo cáo là cao nhất ở Maldives (lần lượt là 15,1%, 15,5% và 8,7%), tiếp theo là Timor-Leste (11,5%, 14,0% và 4,4%), với
16
Trang 16tỷ lệ trung bình ở Thái Lan, Ản Độ và Bhutan, và tỷ lệ thấp hơn ở Indonesia, Sri Lanka
và Nepal Tỷ lệ thấp nhất được tìm thấy ở Myanmar (3,9%, 8,8% và 3,7%) Tỷ lệ nam trên nữ cho thấy các bé gái vị thành niên hầu như bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các bé trai Tỷ lệ tự tử ước tính trên 100.000 dân số trong độ tuổi 15-29 cho thấy, ngoại trù' Ấn
Độ và Bangladesh, tỷ lệ tử vong liên quan đến tự tứ ở nam thanh niên cao hơn nữ giới
Tỷ lệ thanh thiếu niên tự tử cao nhất là ở Ần Độ, Nepal, Sri Lanka, Bhutan và Myanmar (lần lượt là 35,5; 25,8; 23,7; 15,7 và 15,7 trên 100.000 em) và thấp nhất ở Maldives vàIndonesia (lần lượt là 4,1 và 3,6/100.000 em).
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần là tình trạng phổ biến ở hầu khắp quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nghiên cứu của Tố chức Unicef Việt Nam (2022) [7],giới trẻ Việt Nam phải trải qua những gánh nặng đáng kể về rối loạn tâm thần Nghiên cứu về tỉ lệ các vấn đề sức khoe tâm thần của trẻ vị thành niên ở Việt Nam cho thấy sự khác nhau Theo Weiss và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu dịch tễ học về sức khỏe tâm thần đại diện toàn quốc vào năm 2014, trên 1.314 trẻ em từ 6 đến 16 tuổi tại 60 địađiểm ở khắp Việt Nam [19] Ước tính rằng 12% dân số nhóm trẻ em và vị thành niên (trên 3 triệu người) có nhu cầu về vấn đề sức khỏe tâm thần cần dịch vụ chăm sóc.Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ các vấn đề về cảm xúc ở trẻ em gái cao hơn so với trẻ emtrai trong khi tỉ lệ các vấn đề về hành vi ở trẻ em trai lại cao hơn
Trong một nghiên cứu về phong cách của cha mẹ và các vấn đề sức khoe tâm thần của học sinh trung học Việt Nam ở Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh (ThuThuy Thi La, 2020) [89], nghiên cứu đã chỉ ra 16,4% trong số 757 người tham gia cóbáo cáo các vấn đề về sức khoe tâm thần Kết quả cho thấy rằng là trẻ em gái, đang họclớp 12 và có phụ huynh bảo bọc quá mức là những yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đềtâm thần
Một nghiên cứu trên 1.161 học sinh từ 15-19 tuổi đà xem xét gánh nặng của các vấn đề sức khoe tâm thần ở học sinh trung học ở thành phố cần Thơ, Việt Nam Tỉ lệ
có các triệu chứng trầm cảm và lo âu rõ rệt về mặt lâm sàng lần lượt là 41,1% và 22,8% (theo Dat Tan Nguyen, 2013) [30] Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng học sinh nữ có tỉ lệ mắc các triệu chứng lo âu cao gấp ba lần so với học sinh nam.
Các nghiên cứu được trích dẫn cho thấy vấn đề sức khoe tâm thần cùa học sinh
là một thực trạng đáng lo ngại cả trên phạm vi toàn cầu và tại Việt Nam Ó độ tuổi quan
17
Trang 17trọng trong việc học tập và hình thành tính cách, các vấn đề về sức khỏe tâm thần đã vàđang gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển ở lứa tuổi học sinh.
1.1.3 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội
ở học sinh
Miệt thị ngoại hình hoặc những bình luận tiêu cực về ngoại hình của người khác thường được thực hiện một cách vô thức. Hành vi miệt thị ngoại hình có thế khiến nạn nhân ngày càng trở nên bất an, không hài lòng về chính ngoại hình của mình, có xu hướng trở nên khép mình, hạn chế tương tác với người khác trong môi trường xungquanh. Miệt thị ngoại hình ảnh hưởng rất nhiều trong độ tuổi phát triển của vị thành niên. Hình thức miệt thị ngoại hình có thể đến dễ dàng từ môi trường sống xung quanh,chẳng hạn như từ bạn bè, gia đình hay trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến.
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Alexandra A.Brewis và Meg Bruening (2018) [8], có 1.443 khách thế là sinh viên năm nhất tham gia nghiên cứu Kết quả cho thấy, phụ nừ vừa là nạn nhân của miệt thị ngoại hình, vừa là nhóm dễ bị tổn thương và có các triệu chứng trâm cảm, lo âu cao hơn so với nam giới Nghiên cứu cũng chỉ ra, môi liên
hệ giữa việc thừa cân, béo phì và trầm cảm ở phụ nữ cao hơn so với nam giới Ớ cả 2
giới được xác định lâm sàng răng đôi tượng béo phì, thừa cân có nguy cơ trâm cảm cao
Trong nghiên cứu cùa Daye và cộng sự (2014) [20], một người bị những người xung quanh chỉ trích, miệt thị về hình dáng cơ thế, khiến nạn nhân có xu hướng nghĩ ràng mình không đáp ứng được các tiêu chí về cái đẹp, hay đạt tiêu chuẩn hình mẫu cùa
xã hội, điều này có thể dẫn đến những cảm xúc, nhìn nhận tiêu cực, sự tự ti và từ chốitương tác giữa các cá nhân trong xã hội Điều này được ủng hộ trong một nghiên cứukhác của Alexandra A Brewis và cộng sự vào năm 2018 [8], khi nghiên cứu được thực hiện nhằm làm rõ bối cảnh xã hội phương Tây có nhừng chuẩn mực phi thực tế về ngoạihình, nhừng cảm xúc tiêu cực và sự xấu hổ về cơ thể của chính mình được bối cảnh hóa
18
Trang 18bằng những lời miệt thị, trêu chọc về ngoại hình; khiến cho nạn nhân có cảm giác vôvọng, vô giá trị, muốn trốn khỏi người khác hoặc thu mình lại về mặt lý thuyết và thựcnghiệm, đây được xác định là yếu tố dự báo cơ bản của bệnh trầm cảm nói riêng và các vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần nói chung Cụ thế, những môi trường có xu hướng
kỳ thị người béo hoặc thừa cân như ở Hoa Kỳ và các quốc gia công nghiệp hóa khác, có
xu hướng làm trầm trọng hóa hơn về ngoại hình Một người không đáp ứng được các chuẩn mực xã hội bao gồm cả những gì được coi là chấp nhận được, là điều đáng xấu
hổ và do đó có thể góp phần gây ra tâm trạng chán nản ở nạn nhân bị miệt thị xấu hổ
là một cảm xúc mạnh mẽ, đau khố đặc biệt đau đớn và khi được nội tâm hóa, hoàn toàn
Trong một nghiên cứu khác của Rahul và cộng sự (2022) [9], miệt thị ngoại hình
có thể dẫn đến rối loạn ăn uống, trầm cảm, lo âu, lòng tự trọng thấp và mặc cảm ngoại hình .Trong số đó, thanh thiếu niên bị miệt thị ngoại hình có khả năng bị trầm cảm cao hơn, và kết quả có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, chất lượng cuộc sống giảm sút, căngthăng tâm lý và nguy cơ tự làm hại bản thân và tự tử cao hơn.
Trong nghiên cứu của Jean M.Lamont (2015) [45] về ảnh hưởng của miệt thịngoại hình tới phụ nữ, nghiên cứu chỉ ra ràng, những phụ nữ bị chỉ trích và miệt thị về ngoại hình có biếu hiện giảm sức khỏe, gia tăng các bệnh nhiễm trùng, tự xấu hố về hình thể bắt đầu từ độ tuổi vị thành niên Nghiên cứu của tác giả, cho thấy rằng nhừng người
là nạn nhân của miệt thị ngoại hình, họ ngày càng ít quan tâm đến các tín hiệu tự nhiêncủa cơ thể mình, chẳng hạn như cơn đói”. Điều này có nghĩa là họ coi trọng sức khỏe của họ ít hơn và dẫn tới việc kết quả sức khỏe ngày một kém hon, nghĩa là họ bị tác
19
Trang 19động ảnh hường nhiêu hơn, tự đánh giá là kém khỏe mạnh hơn và trải qua nhiêu triệu chứng, cụ thể là:
• Ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần : miệt thị ngoại hình có thể gây ra rối
loạn ăn uống, trầm cảm, lo âu
• Ánh hưởng về mặt tâm lý: nạn nhân của miệt thị ngoại hình có thế bị ám
ảnh bởi lời nói của những kẻ chỉ trích, họ trở nên thiếu tự tin, rụt rè với xãhội. Và bản thân họ tự biến mình trờ thành những con người bắt buộc phảitheo những khuôn mẫu chuẩn mực cùa xã hội về cái đẹp.
Nghiên cứu của Natasya Dwina Sukoco và cộng sự (2022) [29], hành vi miệt thị ngoại hình có thể gây ra cho nạn nhân những vấn đề hướng nội như: cảm giác xấu hổ,
áp lực, tự đánh giá hình ảnh bản thân thấp, cãng thẳng, tuyệt vọng Một số người trải qua việc bị miệt thị ngoại hình, gần như không thể làm gì để phản kháng và chủ động
im lặng, giữ kín cho riêng mình, có xu hướng đầu hàng những gì mình nhận được từ sự miệt thị bởi người khác Điều này sẽ làm nảy sinh quan niệm, nhận thức tiêu cực về bảnthân, tự đổ lỗi cho bản thân và gây ra cảm giác bất an, căng thẳng cho chính cá nhân về ngoại hình của mình Kết quả này cũng tương đồng với một nghiên cứu khác của Roberts
và Goldenberg (2007) [88], khi chỉ ra nạn nhân của miệt thị ngoại hình, có xu hướng nảy sinh nhừng vấn đề về cảm xúc như đau khố, lo lắng, vì sợ bị từ chối, bị cô lập, táchbiệt hoặc không được chấp nhận trong môi trường tập thế, xã hội.
Trong một nghiên cứu của Nasution và Simanjuntak (2020) [35], thực hiện trên
242 khách thể, có 60 sinh viên (24,8%) phản hồi mình từng trải qua miệt thị ngoại hình, trong đó có 37 khách thể (61,7%) phản hồi mình từng trải qua miệt thị ngoại hình ở mức
độ cao dẫn đến việc mất tự tin về bản thân Dữ liệu của nghiên cứu chỉ ra nạn nhân của miệt thị ngoại hình, có xu hướng đánh giá thấp về ngoại hình của chính mình Điều này
là do nạn nhân trải qua mức độ miệt thị ngoại hình càng nhiều thì tác động mà nạn nhânphải trải qua càng cao, do đó nạn nhân đánh giá ngoại hình của chính mình càng thấp, gây ra tác động ảnh hưởng tới cảm xúc và hình thành những suy nghĩ tiêu cực
Trong quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu viên xem xét mối liên hệ và sự tương đồng giữa ảnh hưởng của miệt thị ngoại hình và trêu chọc ngoại hình tới các vấn
đề hướng nội, nghiên cứu của Hilary Weingardena và cộng sự (2015) [42], đã xem xétviệc bị trêu chọc ngoại hình có vai trò gì trong nguy cơ làm suy giảm chức năng và làm
20
Trang 20tăng các triệu chứng trầm cảm. Kết quả từ khảo sát 435 sinh viên đại học từ Đại họcGeorge Mason, Hoa kỳ đã chỉ ra việc trêu chọc dựa trên ngoại hình có liên quan rõ rệtvới tình trạng trầm cảm nặng hơn trong những sinh viên được khảo sát Tình trạng trầmtrọng hơn cùa các chứng suy giảm chức năng và trầm cảm được nhận thấy nhiều hơn ở những sinh viên mắc chứng BDD (rối loạn dạng cơ thế). Trong khi trọng tâm cúa nghiên cứu này chỉ ra những người mắc chứng BDD bị tác động mạnh mè hơn bởi trêu chọcngoại hình, nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thông tin mới về việc trêu chọc ngoại hình
là một yếu tố rủi ro tiềm ẩn dẫn đến các sự suy giảm chức năng và trầm cảm
Theo nghiên cứu của Erica Szwime và cộng sự (2020) [36], về một hình thức cụthể của trêu chọc ngoại hình là trêu chọc dựa trên cân nặng, hành động trêu chọc này có liên quan đáng kế đến các triệu chứng trầm cảm trong cả ngắn hạn và dài hạn Nghiên cứu chỉ ra rằng, những lời trêu chọc đến từ gia đình và bạn bè đồng trang lứa tác độngđến trẻ em gái nhiều hơn so với trẻ em trai, và đều đóng vai trò đáng kể trong việc giatăng các triệu chứng trầm cảm ở cả hai giới. Trêu chọc về cân nặng sẽ mang hàm ý rằng kích thước, hình dáng và ngoại hình của người bị trêu chọc đi chệch khỏi các chuẩn mựcđược xã hội chấp nhận, và sự phân biệt này đóng vai trò là tác nhân gây ra trầm cảm ở những thanh thiếu niên đó Các triệu chứng trầm cảm trong thời niên thiếu có thể đặc biệt có hại vì mong muốn được xã hội chấp nhận của những thanh thiếu niên này và gây
áp lực to lớn cho các em khi phải tuân theo các chuẩn mực xã hội về sự hấp dẫn Đặc biệt, những thanh thiếu niên thừa cân thường xuyên bị trêu chọc về cân nặng hơn nhữngđứa trẻ có cân nặng bình thường, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý của các em Trẻ thừa cân hoặc béo phì đã có tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn và nghiên cứu của nhóm tác giả đã tìm thấy mối liên hệ chặt chể giữa trải nghiệm bị trêu chọc và các triệu chứng trầm cảm so với trẻ có cân nặng bình thường.Những phát hiện của đề tài còn cho thấy rằng ngay cả khi tình trạng trêu chọc không xảy ra thường xuyên mà có xuất phát từ nhiều nguồn như nhiều thành viên gia đình vàbạn bè, đứa trẻ bị trêu chọc sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các triệu chứng trầm cảm hơn Nghiên cứu nhận đinh rằng không phải số lượng những lời trêu chọc mà là số lượng các nguồn trêu chọc có mối liên hệ mật thiết hơn với các triệu chứng trầm cảm
Trong nghiên cứu của Christy Greenleaf và cộng sự (2012) [66],_cho thấy kết quả
có ý nghĩa về mối quan hệ giữa trêu chọc ngoại hình về cân nặng với sức khoẻ tâm lý
21
Trang 21của thanh thiêu niên Nghiên cứu thực hiện trên 1419 học sinh vị thành niên tại khu ngoại thành tiếu bang phía nam cùa nước Mỹ, trong đó có đến 245 học sinh (17%) báocáo họ bị trêu chọc ngoại hình bởi tình trạng thừa cân của mình Cụ thể, dựa trên phản hồi của các khách thể nghiên cứu cho thấy kết quả, những học sinh vị thành niên bị trêu chọc ngoại hình về cân nặng có mức độ sức khoẻ tâm lý kém hơn, lòng tự trọng thấp hơn và có mức độ của các triệu chứng trầm cảm cao hơn so với nhóm không bị trêu chọc ngoại hình Nhóm đối tượng bị trêu chọc cũng cho thấy xu hướng gia tăng nguy cơ mắcmột số vấn đề nghiêm trọng như giảm khả năng tự nhận thức về thể chất và năng lựccủa bản thân, xuất hiện các hành vi gây hại cho sức khoẻ như sử dụng chất kích thích, ýtưởng tự sát, cảm xúc tiêu cực về hình ảnh bản thân, tự đánh giá mình kém cởi hơn nhóm đối tượng không bị trêu chọc ngoại hình.
Theo nghiên cứu của Emanuele Maria Merlo và cộng sự (2018) L32J, nhằm tìmmối liên hệ giữa các dấu hiệu của trầm cảm với trêu chọc ngoại hình và lòng tự trọng của nhóm đối tượng nữ độ tuối vị thành niên trong khoảng từ 12 đến 18 tuối Từ kết quảnghiên cứu cho thấy, nhóm đối tượng bị trêu chọc ngoại hình có xu hướng dễ gặp các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn, cụ thề là các triệu chứng của trầm cảm và sự không hàilòng về cơ thể Nhóm đối tượng này dễ bị gạt ra ngoài lề xã hội, cảm giác bị tách biệt,
cô lập, đặc biệt là về mối quan hệ tình bạn hoặc việc tham gia các hoạt động thế thao, vì
họ thường là mục tiêu của sự trêu chọc và đánh giá tiêu cực bởi thanh thiếu niên có cân nặng bình thường Vì lý do này, sự cô lập với các mối quan hệ xung quanh, với xã hội không chỉ củng cố trạng thái cảm xúc tiêu cực, hay sự bất mãn về cơ thề mà còn củng
cố những hậu quả về mặt sức khoẻ tâm lý như mất tinh thần và xuất hiện các hành vibốc đồng, thiếu tự chủ, có ý định tự tử trong nhừng trường hợp cực đoan.
Nhìn chung, có rất nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng trêu chọc ngoạihình, và rộng hơn là miệt thị ngoại hình, có mối liên hệ tiêu cực với các chỉ số sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông, bao gồm trầm cảm, lo âu, dẫn đến các vấn
đề như tự đánh giá tiêu cực về hình ảnh của bản thân, cảm giác xấu hổ, lòng tự trọng thấp, cô đơn, tự ti, nặng hơn là xa lánh, tránh tiếp xúc xã hội và tự sát Tóm lại, miệt thị ngoại hình nói chung và trêu chọc ngoại hình nói riêng có mối liên hệ mạnh mẽ với các vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông Do đó nghiên cứu đề tài nhằm mục đích xác định mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và vấn
22
Trang 22đê hướng nội, từ kêt quả nghiên cứu đê xuât các giải pháp cải thiện vê sức khoẻ tâm
thân cho độ tuôi vị thành niên.
1.1.4 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và lòng tự trọng
Nghiến cứu của Nur Melizza và cộng sự vào năm 2023 [561, đã thực hiện nghiên cứu để xác định mối quan hệ giừa miệt thị ngoại hình và lòng tự trọng của sinh viên.Nhóm tác giả cho rằng, tiêu chuẩn vẻ đẹp là hình dáng cơ thế lý tưởng của một người, cho dù thuộc giới tính hay ở bất kế độ tuối nào, miệt thị ngoại hình thường xảy ra đối với những người không tuân thủ những tiêu chuẩn lý tưởng này Nếu miệt thị ngoại hình tiếp tục duy trì trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng hoặc sự tự tincủa người đó Nghiên cứu sử dụng khảo sát phân tích với phương pháp chéo. Đối tượng
là 535 sinh viên Khoa Y tế tại Đại học Muhammadiyah Malang, với mẫu là 143 sinh viên đã trải qua miệt thị ngoại hình Dừ liệu được thu thập thông qua một bảng câu hỏi
về miệt thị ngoại hình và thang đo lòng tự trọng Rosenberg Self Esteem Scale (RSES)[58], để đánh giá về mức độ tự tin của bản thân. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhómngười tương ứng với mức độ trải nghiệm miệt thị ngoại hình ở mức thấp là 134 (93,7%),
và nhừng người có lòng tự trọng cao là 141 (98,6%) Kết quả của thử nghiệm Spearmancho thấy giá trị p là 0,000 <a 0,05 với giá trị hệ số 0,460 và mức độ tương quan đủ mạnh Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch giữa miệt thị ngoại hình và lòng tựtrọng Khi nạn nhân càng gia tăng trải nghiệm bị miệt thì ngoại hình, thì lòng tự trọngcủa bản thân sẽ càng giảm xuống và ngược lại
Nghiên cứu của Rita Narsul và cộng sự (2020) [71], chỉ ra rằng một người nào
đó trải qua việc bị miệt thị ngoại hình, sè khiến việc tự đánh giá bản thân có xu hướng trở nên tồi tệ, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của họ khiến nạn nhân
có xu hướng cố gắng làm theo những gì người khác nói về tình trạng cơ thể lý tưởng nên như thế nào, dẫn đến các hành vi ăn uống thất thường, cảm xúc chán nản, trầm cảm.Kết quả của nghiên cứu trên, được ùng hộ bởi một nghiên cứu khác của Aini và cộng sự (2018) [15], khi việc xử lý các trường hợp bị miệt thị ngoại hình có thế được ngăn chặn
từ các cá nhân và môi trường của họ Một trong số cách ngăn ngừa là tăng cường lòng
tự trọng ở mồi cá nhân Điều này giúp cải thiện tương tác xã hội, tăng dần sự tự tin vàgiúp họ chù động hoà nhập
23
Trang 23Trong một nghiên cứu của Maulayani và cộng sự (2021) [55], thực hiện trên 75khách thể là học sinh từng trải qua miệt thị ngoại hình, tác giả đã thu thập dừ liệu trênhai thang đo về sự chấp nhận bản thân và thang đo lòng tự trọng. Kết quả cho thấy ýnghĩa về mặt thống kê, chỉ ra có mối quan hệ cùng chiều giữa sự chấp nhận bản thân vàlòng tự trọng của các nạn nhân từng trải qua miệt thị ngoại hình Điều này có nghĩa ràng,
sự chấp nhận bản thân càng cao thì học sinh càng có lòng tự trọng tốt và ngược lại Nghiên cứu còn chỉ ra bằng cách chấp nhận bản thân tốt, hay có lòng tự trọng cao, sẽ giúp một người có khả năng tự đánh giá, nhìn nhận bản thân cao hơn, cho dù người đó
có là đối tượng bị nhám tới hay từng là nạn nhân của việc bị miệt thị ngoại hình Ngược lại, nghiên cứu cũng cho thấy kết quả khi cá nhân không thể chấp nhận tốt bản thân, hay
có lòng tự trọng thấp Điều này có thể khiến cá nhân cảm thấy không được chào đón,cảm giác bất lực, không có khả năng làm những gì mình muốn, và không được chấpnhận trong một nhóm, cộng đồng và có xu hướng nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực khác
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên hệ giữa trêu chọc ngoại hình vàlòng tự trọng ở thanh thiếu niên Cụ thể, trong nghiên cứu cùa Amy M Lampard vàcộng sự (2014) [14], thực hiện khảo sát với 2793 khách thề là học sinh trung học cơ sở
và trung học phồ thông đang theo học tại hai mươi trường tại Hoa Kỳ Nghiên cứu đãchỉ ra mối liên hệ giữa trêu chọc ngoại hình về cân nặng với lòng tự trọng ở học sinh
Sự không hài lòng về cơ thế, có các hành vi cố gắng kiếm soát cân nặng, các triệu chứngcủa trầm cảm và lòng tự trọng thấp xuất hiện phổ biến hơn ở nhóm học sinh nữ Tuynhiên nhóm học sinh nam bị trêu chọc ngoại hình về cân nặng cho thấy có mối liên quanvới trầm cảm lớn hơn so với nhóm học sinh nữ
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Timothy p Mottet và Katherine s Thweatt (2009) [87] nhàm xem xét mối quan hệ giữa trải nghiệm từng bị trêu chọc thời còn là học sinh trung học cơ sở, trung học phố thông với hai biến được chứng minh là có ảnh hưởng đến lòng tự trọng và khả năng học tập Có 288 sinh viên đại học đà hoàn thànhmột cuộc khảo sát bao gồm các thước đo về mức độ trêu chọc của bạn bè, lòng tự trọng
và ảnh hưởng đối với trường học số liệu nghiên cứu cho thấy, trêu chọc ngoại hình về cân nặng là một trong số nhừng hình thức trêu chọc phổ biến nhất mà rất ít người thoát khỏi trong những năm học trên trường lớp Loại hình trêu chọc này được chứng minh là
có tác động tâm lý lâu dài hơn so với những tổn thương gây ra bởi sự gây hấn, bắt nạt
24
Trang 24tác động tới thể chất Cụ thế là gây ra những nhận thức tiêu cực, khiến nạn nhân cảm thấy xấu hổ, Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan thấp nhưng có ý nghĩa thống
kê giữa việc trêu chọc bạn bè với lòng tự trọng
Trong nghiên cứu của Janet H Sent' PhD và cộng sự (2009) [69], nhằm làm rõtác động của các yếu tố liên quan đến lòng tự trọng Khách thề nghiên cứu gồm 656 nữ sinh trong khoảng từ tiểu học đến lớp trung học cơ sở, cụ thể từ lớp 4 đến lớp 8 tại 13 trường ở Hoa Kỳ Khảo bao gồm 103 câu hỏi đánh giá lòng tự trọng, ngoại hình, ảnh hưởng cùa những thay đổi về cơ thể, tâm trạng chán nản, trêu chọc, kết quả học tập vàcác yếu tố khác Ngoài ra, chiều cao và cân nặng của người tham gia cũng được đo.
Kết quả cho thấy, yếu tố liên quan, dự đoán quan trọng nhất về lòng tự trọng chính là biến trêu chọc ngoại hình liên quan tới cân nặng. Tóm lại, kết quả của nghiên cứu nàychỉ ra rằng bản thân trọng lượng cơ thể không ảnh hưởng đến lòng tự trọng cùa các nhómhọc sinh nữ Thay vào đó, việc bị bạn bè trêu chọc về trọng lượng cơ thế, cân nặng của
họ có liên quan đến lòng tự trọng tiêu cực, ngay cả ở những học sinh nữ cho biết ràng việc trêu chọc như vậy không ảnh hưởng đến cảm nhận của mình về bản thân. Nghiêncứu nhấn mạnh tác động mạnh mẽ của việc trêu chọc về cân nặng đối với lòng tự trọngcủa nhóm học sinh nừ
Nhìn chung, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy có mối quan hệ giữamiệt thị ngoại hình hay trêu chọc ngoại hình với lòng tự trọng ở học sinh trong độ tuối
vị thành niến, và xem xét lòng tự trọng như một yếu tố ảnh hưởng tới miệt thị, trêu chọc ngoại hình
1.2 Co’ sở lý luận/ các lý thuyêt liên quan
1.2.1.1 Khái niệm về miệt thị ngoại hình
Theo định nghĩa Từ điển tiếng Anh Oxford, miệt thị ngoại hình là “hành động đưa ra những lời bình luận tiêu cực về hình dạng và kích thước cơ thể của người khác.” Theo cách hiểu này, miệt thị ngoại hình là một hình thức bắt nạt nhàm vào ngoại hìnhcủa nạn nhân Hình ảnh cơ thể hay ngoại hình là một chủ đề đặc biệt nhạy cảm đối với tất cả mọi người, dù già hay trẻ Ngoại hình có thể đề cập đến trọng lượng, hình dáng,kích cỡ, phong cách, lựa chọn quần áo, kiểu tóc, trang điểm (trang điểm quá nhiều, trang điểm quá ít) Bản thân miệt thị ngoại hình đề cập đến một hình thức chỉ trích hoặc nhận
25
Trang 25xét về thế chất của người khác theo nghĩa tiêu cực, dùng những lời lẽ xúc phạm hoặc chế giễu nhắm đến hình dạng cơ thể của người khác.
Những nghiên cứu khác đã định nghĩa miệt thị ngoại hình theo những khía cạnh riêng Theo định nghĩa của Milla Evelianti và cộng sự (2020) [531, thuật ngữ miệt thịngoại hình chỉ hành động chỉ trích hoặc chế nhạo những người có ngoại hình được cho
là không tương xứng với tiêu chuẩn chung của xã hội. Đây là hành động đưa ra nhừnglời nhận xét tiêu cực về ngoại hình của người khác và thường được thực hiện một cách
vô thức bởi những người đưa ra những bình luận đó Ở một nghiên cứu khác tạiIndonesia của Saifudin và cộng sự (2022) [59], nhóm nghiên cứu gộp chung ba khái niệm miệt thị ngoại hình, miệt thị cân nặng và sự quấy rối dựa trên ngoại hình và mô tả chúng là những hành động chế giễu hoặc xúc phạm người khác dựa trên ngoại hình của
họ Bên cạnh định nghĩa này, Agarwal T và cộng sự (2018) [83], đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng thái độ tiêu cực đối với hình ảnh cơ thế chính là miệt thị ngoại hình.Miệt thị ngoại hình có thế được mô tả là biểu hiện hoặc hành động không phù hợp vàtiêu cực đối với ngoại hình của bản thân hoặc người khác.
Theo nghiên cứu tống hợp của Constanze Schluter và cộng sự (2021) [21], nhàmđưa ra định nghĩa của miệt thị ngoại hình ở một mức độ tống quát, nhóm tác giả địnhnghĩa miệt thị ngoại hình là một hành động có tính không lặp lại của một người bày tỏ
ý kiến hoặc nhận xét tiêu cực một cách tự phát về cơ thể của người khác (ví dụ: kíchthước, hình dạng, cân nặng, các bộ phận cơ thể, vẻ bề ngoài của cơ thể, tay chân, V.V.), trong khi những bình luận này là không mong muốn đối với những người bị đem ra bình luận Người đưa ra những bình luận đó không nhất thiết có ý đồ tiêu cực, nhưng đối tượng nhận những lời nhận xét đó cảm thấy đó là những bình luận tiêu cực, xúc phạmhoặc gây xấu hổ cho họ Do đó, miệt thị ngoại hình có thể bao gồm cả những lời khuyên mang hàm ý tốt cho đến nhừng lời lăng mạ ác ý
Một chi tiết đáng lưu ý được nhóm tác giả nhận định rằng, miệt thị ngoại hìnhkhông phải là hành động tự hướng vào bản thân (Constanze Schluter, 2021) [21] Mặc
dù một người có thể tự đưa ra những lời nhận xét tiêu cực về bản thân mình, nhóm nghiên cứu không coi đây là miệt thị ngoại hình mà thay vào đó nhận định hiện tượng này là sự xấu hồ về cơ thể (body shame). Nghiên cứu của Gilbert cũng đã ủng hộ nhậnđịnh này khi chỉ ra sự xấu hổ về ngoại hình là hiện tượng một người không cho rằng cơ
26
Trang 26thể của họ là hấp dẫn hoặc không đánh giá tích cực về cơ thể của họ, và coi cơ thể củamình là nguồn gốc của sự xấu hô của bản thân Đây được nhìn nhận là một hình thức tựchỉ trích cơ thể thay vì hành động miệt thị ngoại hình.
Những định nghĩa từ những nghiên cứu được trích dẫn đều cho thấy điểm tương đồng ở việc nhận định rằng miệt thị ngoại hình là những lời bình luận tiêu cực về đặc điểm cơ thể của người khác Trong đó, nghiên cứu tổng quát của Constanze Schluter vàcộng sự (2021) [21], được nhận định là đã đưa ra khái niệm chi tiết và tổng quát nhất về miệt thị ngoại hình khi nêu chi tiết về các khía cạnh của hành động này ở tính không lặplại, tính tự phát và sự phân biệt giữa miệt thị ngoại hình (body shaming) và xấu hổ về
cơ thể (body shame) Theo đó, định nghĩa này được đề tài lựa chọn sử dụng và làm cơ
sở nghiên cứu ở những phần tiếp theo
1.2.1.2 Các hình thức của miệt thị ngoại hình
Như đã chỉ ra ở phần khái niệm, miệt thị ngoại hình là hành động hoặc hành vikhi một người khác chỉ trích, phê bình, chê bai, hoặc đánh giá xấu về ngoại hình củamột người khác. Điều này có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau, bao gồm miệt thi
về cân nặng, chiều cao, màu da, dáng vóc, kiếu tóc, mặt mũi, và các đặc điếm ngoại hình khác Các hình thức của miệt thị ngoại hình có thể xảy ra trong nhiều tình huống khácnhau, bao gồm trong bối cảnh gia đình, trường học, nơi làm việc và điến hình là trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Miệt thị ngoại hình có nhiều hình thứckhác nhau, trong đó phố biến bao gồm:
• Body shaming (miệt thị về vẻ bề ngoài): đây là hình thức phố biến nhất của
miệt thị ngoại hình, khi mà một người khác phê bình, chỉ trích, hoặc châm biếm
về ngoại hình
• Fat shaming (miệt thị về cân nặng): đây là hình thức phổ biến của miệt thị ngoại
hình, trong đó người khác chỉ trích, châm biếm, hoặc phê bình về tình trạngthừa cân và béo phì.
• Skinny shaming (miệt thị về vóc dáng gầy): đây là hình thức miệt thị trong đó
người khác chỉ trích, châm biếm, hoặc phê bình về sự gầy gò hay vóc dáng gầy
• Height shaming (miệt thị về chiều cao): đây là hình thức miệt thị trong đó
người khác chỉ trích, châm biếm, hoặc phê bình về chiều cao.
27
Trang 27• Hair shaming (miệt thị về tóc, lông cơ thể): đây là hình thức miệt thị trong đó
người khác chỉ trích, châm biếm, hoặc phê bình về kiểu tóc, sự xuất hiện củalông trên các bộ phận cơ thể
• Skin tone shaming (miệt thị về màu da): đây là hỉnh thức miệt thị trong đó
người khác chỉ trích, châm biếm, hoặc phê bình về màu da của người khác
Trên đây là những hình thức phố biến của miệt thị ngoại hình, trong đó tất cả đều có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý, cảm xúc, thề chất và sức
khoẻ của người bị miệt thị
1.2.1.3 Khái niệm về trêu chọc ngoại hình
Trêu chọc về ngoại hình là một hiện tượng phô biến mà một số lượng lớn cá nhântiếp xúc trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên Trong nghiên cứu xuất bản năm 1995, Cash định nghĩa trêu chọc ngoại hình là một loại tương tác xã hội dưới hình thức là sự phản hồi tiêu cực về các đặc điểm ngoại hình của một người [84] Hành động này thường xảy ra dưới hình thức quấy rối và khiêu khích bằng lời nói, từ việc gọi nạn nhân bằng những cái tên hoặc biệt danh cho đến những lời nhận xét ác ý
Sự phản hồi liên quan đến ngoại hinh dưới dạng nhận xét tiêu cực về vẻ bề ngoài
là một hình thức quấy rối bằng lời nói phổ biến trong trường học Cụ thể, những bình luận tiêu cực này thường được nghiên cứu dưới tên là trêu chọc ngoại hình, được Carlos
A Almenara và cộng sự (2014) [65], định nghĩa là một hành động bình luận khiêu khích
có chù ý về một đặc điểm ngoại hình của đối tượng bị trêu chọc, mang tính hài hước vàtính ác ý. Cụ thể tính hài hước, bông đùa về ngoại hình ở định nghĩa này có thể được ví
dụ bằng việc trêu chọc, tán gẫu để đơn thuần tạo ra tiếng cười hay làm tăng sự vui vẻ đểkết nối mọi người với nhau trong giao tiếp xã hội Mặt khác, sự ác ý hoặc hung tínhđược thể hiện khi những lời nhận xét về ngoại hình này mang tính khiêu khích hoặc cómục đích nhằm gây ra sự khó chịu và đau khổ cho đối tượng bị trêu chọc Vì thế, hành
vi trêu chọc có thể được biếu hiện dưới khía cạnh tích cực và tiêu cực tùy vào kết quảcủa những sự trêu chọc đó gây ra
Qua các nghiên cứu được trích dẫn, khái niệm cùa trêu chọc ngoại hình có điếmtương đồng với miệt thị ngoại hình ở việc cả hai đều là những hành động bình luận, phảnhồi tiêu cực có tính ác ý về ngoại hình của người khác Nghiên cứu tổng quát về miệt
28
Trang 28thị ngoại hinh đã được nhăc đên của Constanze Schluter và cộng sự (2021) [21], cũng đồng tình với nhận định này khi chỉ ra điểm tương đồng giữa hành vi miệt thị ngoại hình với hành vi trêu chọc ngoại hình, biểu hiện ở phản hồi tiêu cực về các đặc điểm thể chất của một cá nhân (ví dụ: cân nặng, đặc điểm khuôn mặt hoặc tóc).
Tuy nhiên, theo định nghĩa của Carlos A Almenara và cộng sự (2014) [65], trêu chọc ngoại hình ngoài sắc thái tiêu cực còn có thể mang sắc thái tích cực và lành tính ở khả năng tạo không khí vui vẻ thông qua sự hài hước và bông đùa Theo đó, định nghĩanày có sự bao hàm rộng hơn về khía cạnh so với định nghĩa của Cash đưa ra vào năm
1995 [84]
Bên cạnh đó, ngoài việc chỉ ra sự tương đồng giữa miệt thị ngoại hình và trêu chọc ngoại hình, nghiên cứu của Constanze Schliiter và cộng sự (2021) [21], đã chỉ ra những sự khác biệt nhất định giữa hai khái niệm này. Trong khi khái niệm miệt thị ngoạihình là hành động nhận xét tiêu cực về các thuộc tính vật lý của một người khác, thì trêu chọc ngoại hình lại xuất phát có thể từ những nhận xét tích cực từ một người bạn thân đến những phản hồi ác ý từ những người lạ hoặc những kẻ bắt nạt Theo nhận định này, miệt thị ngoại hình là một hình thức cụ thể và là một khía cạnh bao hàm và khái quát rõnét hơn của trêu chọc ngoại hình, khi khái niệm trêu chọc ngoại hình đơn thuần là baogồm cả nhừng nhận xét tích cực và tiêu cực, thì khái niệm miệt thị ngoại hình cho thấy các nhận xét tiêu cực qua lời nói và hành động một cách rõ ràng
Qua những nghiến cứu được trích dẫn, trêu chọc ngoại hình là một khái niệm nhở hơn khái niệm miệt thị ngoại hình Hay theo cách khác miệt thị ngoại hình mang ý nghĩa rộng hơn và bao hàm trêu chọc ngoại hình Do đó, trêu chọc ngoại hình có thể được kếtluận là một tập con và nằm trong khái niệm miệt thị ngoại hình.
29
Trang 291.2.1.4 Công cụ đánh giá trêu chọc ngoại hình
Trên thế giới có một số công cụ nổi bật và phổ biến dùng để đo lường vấn đề trêuchọc ngoại hình giữa các nhóm khách thể trong độ tuổi khác nhau Mồi công cụ đượcthiết kế cho những mục đích cụ thể và có giới hạn về phạm vi ứng dụng trong thực tếnghiên cứu Sau đây là những công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế giới, để đo lường và đánh giá về vấn đề trêu chọc ngoại hình
• Thang đo trêu chọc trẻ em và vị thành niên CATS (The Child-Adolescent
Teasing Scale)
Thang đo trêu chọc trẻ em-vị thành niên (CATS) được phát triển bởi Vessey vàcộng sự (2008) thuộc nhóm Dự án CATS để đo lường hành vi trêu chọc của trẻ em trunghọc cơ sở tại Hoa Kỳ từ 11-14 tuối có hoàn cảnh xuất thân khác [91] Mục đích củanghiên cứu nhằm xác định những học sinh có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý xã hội do
bị trêu chọc ngoại hình. Theo khung lý thuyết của CATS, tần suất bị trêu chọc không chỉ thể hiện sự đau khổ do bị trêu chọc gây ra Mà đó còn là tần suất trêu chọc kết hợpvới mức độ khó chịu tương ứng của việc bị trêu chọc CATS sau đó được phát triển vàthử nghiệm trên tổng số 764 học sinh trung học cơ sở từ 11-15 tuồi ở các lớp 6, 7 và 8 Phiên bản cuối cùng của CATS bao gồm 32 mục và đưa ra điểm số cho Thang tần suất trêu chọc và Thang mức độ ảnh hưởng bởi trêu chọc Mỗi mục được đặt theo thang điểm bốn: 1 = Không bao giờ, 2 = Đôi khi, 3 = Thường xuyên và 4 = Rất thường xuyên Mộtloạt hướng dẫn ngắn gọn hướng dẫn người thực hiện khoanh tròn con số phù hợp củabản thân về mức độ bị trêu chọc và mức độ khó chịu khi bị trêu chọc về đặc điểm đó CATS tính điểm cho bốn thang điểm phụ: Trêu chọc về tính cách và hành vi (14 mục),Trêu chọc liên quan đến trường học (9 mục), Trêu chọc gia đình và môi trường (7 mục)
và Trêu chọc về cơ thể của tôi (2 mục) Độ tin cậy nhất quán nội tại của CATS có alpha bằng 0,94 đối với tổng số điểm CATS; có alpha bằng 0,90 đối với Trêu chọc Tính cách
và Hành vi; có alpha bằng 0,83 đối với Trêu chọc Gia đình và Môi trường; có alpha
bằng 0,85 đối với hành vi trêu chọc liên quan đến trường học; và có alpha bằng 0,84 với FT* _ Ă xi Ậ _ nrô •
Trêu chọc vê Cơ thê của Tôi
Do đó, tổng điểm CATS gồm 32 mục và bốn thang đo CATS được đánh giá là
có độ tin cậy nhất quán nội bộ đủ cao để được sử dụng làm thang đo độc lập trong các phân tích nghiên cứu
30
Trang 30• Bảng cảu hỏi trêu chọc TQ (Teasing Questionnaire) và bủng câu hỏi trêu
chọc đã được sửa đôi TQ-R (Revised Teasing Questionnaire)
Bảng câu hỏi trêu chọc (TQ) được phát triển bởi Roth và cộng sự (2002) [75J, thang đo Likert gồm 20 mục, yêu cầu người trưởng thành (trên 18 tuồi) nhớ lại trải nghiệm bị trêu chọc trong thời thơ ấu Roth và cộng sự đã kiểm tra thang đo TQ về cácđặc tính tâm lý bằng cách sử dụng mẫu gồm 514 sinh viên đại học Theo Roth và cộng
sự, trêu chọc là một hình thức bắt nạt Trêu chọc được định nghĩa là “trải nghiệm nhậnđược từ những lời chế nhạo bằng lời nói về ngoại hỉnh, tính cách hoặc hành vi” Thang
đo TQ kiếm tra mức độ mà mọi người nhớ lại việc tòng bị trêu chọc về 20 mục khácnhau ngoài cân nặng và các khía cạnh khác về ngoại hình Thang đo này cũng đo lường tần suất bị trêu chọc về các chù đề được nêu rõ trong bảng hỏi. Các đối tượng phản hồi theo thang Likert 5 điểm với các câu trả lời nằm trong khoảng 0 = “Tôi chưa bao giờ bị trêu chọc về điều này,” 1 = “Tôi hiếm khi bị trêu chọc về điều này,” 2 = “Đôi khi tôi bịtrêu chọc về điều này,” 3 = “Tôi thường bị trêu chọc về điều này” và 4 = “Tôi luôn bịtrêu chọc về điều này” Điểm của thang đo TQ có độ tin cậy với alpha bằng 0,84.
Tuy nhiên thang đo TQ có những điểm hạn chế nhất định, cụ thể thang đo nàykhông đo lường phản ứng hoặc cảm xúc cùa người trả lời khi bị trêu chọc ngoại hình.Bảng câu hởi trêu chọc sửa đổi (TQ-R) sau đó được phát triển từ Bảng câu hởi trêu chọc(TQ) Bởi vì phân tích nhân tố khám phá cho ràng TỌ được giải thích tốt nhất là thước
đo đơn yếu tố. Nhóm tác giả Strawser, Storch và Robert! (2005) [82], sau đó đã thêmcác mục mới vào TQ đề phát triển thành thước đo đa yếu tố Bảng câu hởi trêu chọc sửađổi (TQ-R) ban đầu được thiết kế dưới dạng thang đo Likert gồm 35 mục Thang đo baogồm 20 mục như ban đầu của thang đo TQ, cũng như bổ sung 15 mục mới để tạo ra các lĩnh vực trêu chọc ngoại hình đa dạng Thang đo TQ-R được dùng cho một mẫu gồm
414 sinh viên đại học để kiểm tra cấu trúc nhân tố của nó Sau khi phân tích nhân tố, phiên bản cuối cùng của thagn đo TQ-R đã được phát triển Phiên bản này bao gồm 27mục. Mỗi mục được chia theo thang điểm 5: 0 = “Tôi chưa bao giờ bị trêu chọc về điềunày,” 1 = “Tôi hiếm kill bị trêu chọc về điều này,” 2 = “Đôi khi tôi bị trêu chọc về điều này,” 3 = “Tôi thường xuyên bị trêu chọc về việc này,” và 4 = “Tôi luôn bị trêu chọc về việc này”. Thang đo TQ-R tạo ra điểm số cho năm thang đo phụ: Yếu tố Hiệu suất (3 mục), Học thuật (6 mục), Hành vi xà hội (7 mục), Gia đình (3 mục) và Ngoại hình (8mục). Độ tin cậy nhất quán nội bộ của thang đo TQ-R cuối cùng có alpha bằng 0,89 cho
31
Trang 31tổng số điểm TQ-R; có alpha bàng 0,87 với Hiệu suất; có alpha bằng 0,50 đối với họcthuật; có alpha bằng 0,71 đối với Hành vi xã hội; có alpha bằng 0,59 đối với Gia đinh;
và có alpha bằng 0,80 cho Ngoại hình.
• Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS (The Physical
Appearance Related Teasing)
Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS được phát triển bởi Thompson và cộng sự (1991) [90], để đánh giá hồi tưởng về trải nghiệm bị trêu chọcliên quan đến ngoại hình của phụ nữ sau khi trường thành Thompson và cộng sự đãkiếm tra các bộ phận về đặc tính tâm lý bằng cách sử dụng hai mẫu sinh viên nừ khác nhau. Đe xây dựng quy mô ban đầu, 94 sinh viên nữ đã được cấp phiên bản đầu tiên gồm 30 mục Thang đo sau đó đà được xác nhận lại trên mẫu gồm 153 phụ nữ Các mục được phân tích nhân tố dẫn đến thang đo tự báo cáo gồm 18 mục. Nó bao gồm hai thang
đo phụ: đánh giá ngoại hình chung GAT (general appearance teasing) và đánh giá trọnglưọng/kích thước W/ST (weight/size teasing) Thang đo trêu chọc ngoại hình chung (GAT) bao gồm sáu mục đánh giá tiền sử trêu chọc liên quan đến ngoại hình chung,chẳng hạn như quần áo và kiểu tóc Thang đo trêu chọc Trọng lượng/Kích thước (W/ST)bao gồm 12 mục đánh giá việc trêu chọc về trọng lượng và kích thước Các đối tượng trả lời bằng thang đo loại Likert 5 điểm, với các câu trả lời nằm trong khoảng từ 1 (Không bao giờ) đến 5 (Thường xuyên) Điểm cao hơn phản ánh tần suất hay mức độ bị trêu chọc nhiều hơn Thompson và cộng sự (1991) [90], đã báo cáo ràng thang đoPARTS có các đặc tính tâm lý tốt bao gồm tính nhất quán bên trong, độ tin cậy của bàikiểm tra lại (n = 47) và giá trị hội tụ Tính nhất quán bên trong của thang đo phụ W/ST
là 0,91 và độ tin cậy kiểm tra lại trong 2 tuần là 0,86. Tính nhất quán nội bộ của thang
đo phụ GAT là 0,71 và độ tin cậy kiểm tra lại trong 2 tuần là 0,87 W/ST tương quan tốtvới các thước đo về rối loạn ăn uống, so sánh xã hội, sự không hài lòng về cơ thể, trầmcảm và lòng tự trọng, trong khi GAT cho thấy ít mối quan hệ với các biến này
Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã sử dụng PARTS trong nghiên cứu của họnhưng nó được phát hiện có bốn hạn chế chính theo Thompson và cộng sự (1995) [44].Một số mục trên thang đo PARTS không cụ thể về việc hình thức trêu chọc nhắm đếnkích thước cơ thể lớn hay nhở Các hạng mục cũng không xác định một cách có hệ thốngxem ai là đối tượng đang trêu chọc (bạn bè, mẹ, cha, V.V.) Ngoài ra, thang đo này cũng
32
Trang 32chưa toàn diện vì nó chỉ tập trung vào việc đánh giá tân suât trêu chọc, mà không xem xét hay đo lường đến yếu tố ảnh hưởng về mặt cảm xúc của người bị trêu chọc.
Chính vì thang đo PARTS không có thước đo nào đánh giá về tác động, mức độảnh hưởng của việc trêu chọc ngoại hình. Thompson và cộng sự (1995) [441 đà giải quyết những vấn đề này và sửa đổi Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS, thành Thang đo nhận thức về trêu chọc (POTS) sau này
• Thang đo nhận thức về trêu chọc POTS (The Perception of Teasing Scale).
Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS được sửa đổi đã dẫn đến sự phát triển của Thang đo nhận thức về trêu chọc POTS Thompson và cộng sự (1995) [44] đà kiếm tra thang đo về các đặc tính tâm lỷ bằng cách sử dụng nhóm sinh viên nữ chưa tốt nghiệp làm nhóm chuẩn mực trong ba nghiên cứu Hai trong ba nghiên cứu nổi bật bao gồm, nghiên cứu đầu tiên trên 227 sinh viên nữ đã được cung cấp một phiên bảnban đầu bao gồm 49 mục Trong số 49 mục, 13 mục đề cập đến khả năng và năng lực,
17 mục đề cập đến việc trêu chọc liên quan đến cân nặng, 14 mục đề cập đến nhừng lo ngại về ngoại hình không thuộc cân nặng (ví dụ: mũi, mắt, cánh tay) và 5 mục đề cập đến việc trêu chọc về sự phát triển thể chất sớm. Những mục này bao gồm những câuhỏi trong thang đo PARTS, cũng như các câu hỏi mới dựa trên khảo sát về trải nghiệmtrêu chọc của sinh viên đại học và dựa trên gợi ý từ các sinh viên tốt nghiệp, các nhà tâm lý trị liệu có chuyên môn về hỉnh ảnh cơ thể và rối loạn ăn uống (Thompson và cộng
sự, 1995) [44] Các nguồn trêu chọc được kiếm soát bàng cách sử dụng “người” thay vì bạn bè, cha hoặc mẹ Các mục được phân tích nhân tố dẫn đến một cuộc khảo sát gồm
11 mục với hệ số Cronbach alpha là 0,88 đối với thang đo Trêu chọc liên quan đến cânnặng WT (Weight Teasing) - 6 mục và 0,84 cho thang đo Trêu chọc về Năng lực CT (Competency Teasing) - 5 mục Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu đã kiếmtra khả năng nhân rộng của thước đo lịch sử trêu chọc được sử dụng trong nghiên cứuđầu tiên bằng cách sử dụng mẫu gồm 87 nữ sinh đại học. Nhân khẩu học tương tự nhưnghiên cứu đầu tiên Hệ số alpha của Cronbach thu được lần lượt là 0,88 và 0,75 Kếtquả này chứng minh rằng thang đo POTS có thể nhân rộng khi sử dụng đối với các mẫunhân khẩu học tương tự.
Thang đo POTS cuối cùng là một bảng câu hỏi tự báo cáo gồm 11 mục được sử dụng để đánh giá về trải nghiệm bị trêu chọc cả về ngoại hình và không liên quan đến
33
Trang 33ngoại hình POTS sử dụng thang đo Likert 5 điểm (1 = không bao giờ đến 5 = rất thường xuyên) để đo lường các hành vi trêu chọc và thang đo Likert 5 điểm (1 = không khó chịu đến 5 = rất khó chịu) để đo lường tác động, mức độ ảnh hưởng của việc trêu chọc mà cánhân báo cáo Thompson và cộng sự (1995) [44] đã báo cáo hệ số Crombach's alpha là 0,88 đối với thang đo trêu chọc liên quan đến trọng lượng (WT) và 0,84 đối với thang
đo trêu chọc năng lực (CT), cho thấy tính nhất quán nội bộ cao Độ tin cậy cùa thửnghiệm-kiểm tra lại được tìm thấy đối với cả tần suất trêu chọc và mức độ ảnh hưởng của việc trêu chọc đối với hai yểu tố nêu trên. Độ tin cậy của thừ nghiệm-kiếm tra lại về mức độ ảnh hưởng cúa WT là 0,85 và tần suất trêu chọc của WT là 0,90. Độ tin cậy của thử nghiệm-kiềm tra lại về mức độ ảnh hưởng của CT là 0,66 và tàn suất trêu chọc của
có bảng hỏi ngắn gọn, dễ hiếu và thuận tiện cho quá trình thực hiện nghiên cứu, cũngnhư phù hợp với phạm vi độ tuổi mà mẫu nghiên cứu hướng tới. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thang đo POTS để sử dụng trong đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữamiệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh Trung học phố thông.
1.2.1.5 Các hình thức trêu chọc ngoại hình
Nghiên cứu của Jessie E Menzel và cộng sự (2010) [43], xem xét hai hình thức trêu chọc là trêu chọc liên quan đến cân nặng/hình dáng và trêu chọc với ngoại hìnhchung/không liên quan đến cân nặng Một cuộc khảo sát về sự trêu chọc trong thời niên thiếu cho thấy khoảng 36% sự trêu chọc có liên quan đến cân nặng và 45% có liên quan đến các đặc điểm trên khuôn mặt (theo Rieves & Cash, 1996) [51] Các hành vi trêu chọc khác được báo cáo nhắm vào các bộ phận cơ thể như tóc, ngực, bụng, hông/mông, chiều cao và các bộ phận khác
Trêu chọc liên quan đến ngoại hình thường được biếu hiện dưới hình thức là những bình luận, phán xét hoặc phản hồi mang tính xúc phạm và khiêu khích bằng lời
34
Trang 34nói tiêu cực ví dụ như đặt biệt danh cho cá nhân, phán xét hay đánh giá mang tính thùđịch về đặc điểm ngoại hình của cá nhân Các biều hiện hành vi phô biến của trêu chọc ngoại hình bao gồm đặt biệt danh liên quan đến ngoại hình, các cuộc hội thoại liên quan đến về đặc điểm ngoại hình của cá nhân; chỉ trích/phản hồi tiêu cực liên quan đến ngoạihình của cá nhân khác khi cá nhân vắng mặt hoặc hiện diện; lan truyền các tin đồn chưa xác thực; khai trừ khỏi nhóm hoặc tẩy chay và bác bở ý kiến cùa cá nhân vì đặc điểmngoại hình
Trong phạm vi đề tài, các hình thức trêu chọc về ngoại hình bao gồm đặt biệt danh, chỉ trích/phản hồi tiêu cực liên quan đến ngoại hình của cá nhân khác khi cá nhân vắng mặt hoặc hiện diện
1.2.1.6 Khái niệm về các vấn đề hướng nội trong sức khoẻ tâm thần
Các vấn đề phổ biến nhất của tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên đã được phân loạithành hai mục lớn, đó là các vấn đề hướng nội (internalizing disorder) và hướng ngoại
(externalizing disorder). Theo c Zahn-Waxler và cộng sự (2000) [92], trong khi các vấn đề hướng ngoại có đặc trưng là các hành vi có hại và gây rối cho người khác, thì các vấn đề hướng nội biều thị một rối loạn mang tính cốt lõi trong các cảm xúc và tâm trạng,
ví dụ: đau buồn, tội lỗi, sợ hãi và lo lắng
Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA, 2013) [16], vấn đề hướng nội là mộtlớp các rối loạn tâm lý có đặc điểm chính là các triệu chứng tâm lý có tính chất hướngnội, ví dụ như lo âu và trầm cảm Những rối loạn này thường liên quan đến trạng thái cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ sai lệch và hành vi tập trung vào bản thân thay vì những yếu
tố bên ngoài Những người bị vấn đề hướng nội thường trải qua sự lo lắng quá mức, nồi
sợ hãi, tội lỗi và xấu hổ, né tránh xã hội hoặc có những biểu hiện khác là hệ quả củanhững cảm giác này
Mặc dù có thể có nhiều rối loạn và triệu chứng khác nhau, nhưng chúng cũng cónhiều đặc điếm chung, như bao gồm các xu hướng đánh giá tiêu cực về bản thân và sự nhạy cảm hơn đối với stress và các mối đe dọa Các rối loạn hướng nội có thể gây ranhững hệ quả tiêu cực, bao gồm sự suy giảm chức năng, giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tự sát
35
Trang 35Trong phạm vi của đê tài, các vân đê hướng nội trong sức khoẻ tâm thân là nhữngvấn đề liên quan đến tâm lý của cá nhân mà chú yếu ảnh hưởng đến nội tâm và cảm xúc của họ Những vấn đề này thường là do tác động tù bên trong, bao gồm sự căng thầng,
lo lắng, trầm cảm và lo âu Các vấn đề hướng nội này có thể gây ra sự ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cá nhân, bao gồm sự suy giảm sức khỏe, cảm giác cô đơn, bấtmãn với chính bản thân và môi trường xung quanh, tránh né xã hội và tăng nguy cơ tựtử.
1.2.1.7 Công cụ đánh giá vấn đề hướng nội
Nhìn chung trên thế giới có nhiều công cụ giúp đánh giá vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần. Trong đó có hai công cụ được sử dụng rộng rãi và phố biến trongcác nghiên cứu trên thế giới, đó là thang đo đánh giá điểm mạnh và khó khăn SDQ-25
và bảng liệt kê hành vi trẻ em CBCL Đây là hai bản công cụ đã được chuẩn hóa bằng Tiếng việt, có độ tin cậy cao và được lựa chọn làm công cụ chính trong rất nhiều nghiên cứu tại Việt Nam
• Bảng liệt kê hành vi trẻ em CBCL (Children Behaviour Checklist)
CBCL là một bộ câu hỏi toàn diện, là bản hỏi tự đánh giá dành cho bố mẹ hoặc người chàm sóc cho học sinh từ 6 đến 18 tuổi, nhằm sàng lọc các vấn đề có liên quan đến sức khoẻ tâm thần của học sinh, dành cho bố mẹ hoặc người chăm sóc, giám hộ hợppháp Bảng gồm 118 đề mục là liệt kê của tất cả các hành vi ở học sinh dựa trên phươngpháp phân tích nhân tố để đánh giá hành vi và cảm xúc ở học sinh dựa theo sự phân chia thành 8 nhóm hội chứng bao gồm: Lo âu/ Trầm cảm; Thu mình/ Trầm cảm; Than nàn
về cơ thể/ Rối loạn dạng cơ thể; vấn đề xã hội; vấn đề tư duy/suy nghĩ; vấn đề chú ý;Hành vi sai phạm/Phá bở quy tắc; Hành vi xâm khích, hung tính. Mỗi biểu hiện trong thang đo được đánh giá theo thang điếm 0-1-2, tương ứng với ba mức độ “không đúng/hoàn toàn không có”; “đúng một phần/thi thoảng có” và “đúng hoàn toàn/thường xuyên có” CBCL là công cụ sàng lọc với nội dung dễ hiểu, được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm sàng lọc các vấn đề có liên quan đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu lâm sàng về xã hội, tâm lý và giáo dục (CRISP - E), thuộc trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã mua bản quyền và tiến hành nghiên cứu chuẩn hóa thang đo cho phù hợp với văn hóa và mồi trường Việt Nam
từ năm 2013 [2]
36
Trang 36Độ tin cậy về tính ổn định bên trong thang đo CBCL tại Việt Nam bao gồm: độ tin cậy tổng thang đo là 0,96, độ tin cậy vấn đề hướng nội là 0,89, độ tin cậy vấn đề hướng ngoại là 0,91, độ tin cậy vấn đề lo âu/trầm cảm là 0,77, độ tin cậy thu mình/trầmcảm là 0,80, độ tin cậy vấn đề phàn nàn về cơ thể là 0,79, độ tin cậy vấn đề xã hội là 0,76, độ tin cậy về vấn đề tư duy là 0,81, độ tin cậy về vấn đề chú ý là 0,84, độ tin cậy
về vấn đề hành vi hung tính là 0,88 và độ tin cậy về vấn đề hành vi hung tính là 0,77 [1].
Điểm chỉ định đặc biệt cần lưu ý trong thang đo CBCL, đó là cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải có ít nhất 6 tháng ở cùng trẻ để thực hiện thang đo đánh giá này dưới góc nhìn của họ.
• Thang đo đánh giá điểm mạnh và khó khăn SDQ-25 (Strengths and
Difficulties Questionnaire)
Đây là công cụ đánh giá sàng lọc cho những vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em
và vị thành niên (3-16 tuổi) của tác giả Goodman, Ford, Simmons & Gatward (2000) [68] Thang đo SDỌ là một công cụ được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế
giới, mục đích của công cụ nhằm phát hiện các vấn đề tâm thần ở cộng đồng, giúp
sàng lọc trong đánh giá lâm sàng, đánh giá kết quả của các can thiệp và sử dụng như
một công cụ nghiên cứu Tại Việt Nam, thang SDQ đã được dịch ra tiếng việt, được
chuấn hóa và được sử dụng trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Trần
Tuấn (2006) [6] Nãm 2013, Đặng Hoàng Minh và cộng sự đã thích nghi và sử dụng
thang đo này để đánh giá trên nhóm cha mẹ và trẻ vị thành niên ở 10 tỉnh/thành đại
diện cho toàn quốc trong đề tài nghiên cứu [2]. SDQ có ba phiên bản dành cho trẻ tự
thuật, cha mẹ báo cáo và giáo viên báo cáo. Bộ công cụ này đã được chứng minh là cócác thuộc tính tâm trắc tốt, được sử dụng để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ
em ở nhiều nước phương Tây cũng như các nước châu Á như Iran, Malaysia. (Đặng
Hoàng Minh và cộng sự, 2013) [2]. So với bộ công cụ nghiên cứu khác về sức khỏe
tâm thần như Bản kiềm hành vi trẻ em CBCL dành cho cha mẹ điền có tới 118 câu thìSDQ có ưu thế hơn ở tính ngắn gọn, dễ thực hiện do chỉ có 25 mục (tập trung vào đánh giá hành vi và cảm xúc) Bảng hỏi SDQ dành cho nhóm trẻ em từ 12-16 tuổi gồm có
25 câu/ nhận định Trong đó có 10 câu về điểm mạnh, 14 câu về điểm yếu, 1 câu trunglập Mỗi câu/nhận định có mức độ trả lời tương ứng là: 0 - Không đúng; 1 - Đúng một
37
Trang 37phần; 2 - Chắc chắn đúng Bảng hỏi chia thành 5 thang, mỗi thang gồm 5 câu: vấn đề
vê cảm xúc/ tình cảm; vân đê vê hành vi; vân đê tăng động giảm chú ý; vân đê bạn bè;
và vấn đề xà hội tích cực Độ tin cậy Alpha của Cronbach như sau: vấn đề cảm xúc
bằng 0,62; vấn đề hành vi bằng 0,55; Tăng động giảm chú ý bằng 0,61; Quan hệ bạn
bè bằng 0,60; Giao tiếp xã hội tích cực bàng 0,61.
Độ tin cậy Alpha của Cronbach cùa toàn thang đo là 0,64 Riêng thang xã hội tích cực được tính theo chiều hướng dương tính (thang thứ 5), thì bốn thang còn lại
(vấn đề về cảm xúc/ tình cảm; vấn đề về hành vi; vấn đề tăng động giảm chú ý; vấn đềbạn bè) được xếp theo chiều khó khăn (chiều âm tính) và bốn thang này được cộng
chung thành điềm tổng các khó khăn Dựa theo cách tính thang điểm về triệu chứng vàxác định trường họp có vấn đề từ thang điểm về triệu chứng, cách tính điếm giới hạn
cho tổng điểm các khó khăn (0-40) trong nghiên cứu này là 15, với điểm trung bình từ0-15 được coi là mức bình thường; mức ranh giới tương đương với mức điểm từ 16-
19; và khoảng bất thường/ có rối loạn được tính ở mức từ 20 - 40 theo thang SDQ
Nhìn chung cả hai công cụ đánh giá vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần nêu trên đều có độ tin cậy và đã được sử dụng phố biến trong rất nhiều nghiên cứu ở
đa quốc gia Trong đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các
vấn đề hướng nội, chúng tôi lựa chọn thang đo điểm mạnh và khó khăn SDQ-25 làm
công cụ đánh giá chính vì tính ngắn gọn, dễ hiểu và dễ thực hiện trong quá trình khảo sát, đồng thời phù hợp với độ tuổi của mẫu nghiên cứu là học sinh trung học phô
thông.
1.2.1.8 Khái niệm về lòng tự trọng
Nghiên cứu cùa Mizuho Hosogi và cộng sự (2012) [40], đã lập luận từ quan điểmtriết học và đạo đức rằng lòng tự trọng là “nhận thức của một người về giá trị tuyệt đốicủa nhân cách hoặc phẩm giá của chính họ”, hay nói cách khác, lòng tự trọng được coi
là cảm giác đánh giá về bản thân.
Năm 1980, nghiên cứu cùa w. James (1890) [96], định nghĩa lòng tự trọng là “sự hài lòng hoặc không hài lòng với chính minh”. Tương đồng với cách định nghĩa này,nghiên cứu của Sigelman và cộng sự (1999) [22], định nghĩa lòng tự trọng là '’đánh giátống thế của một người về giá trị của chính họ, mức độ cao hay thấp dựa trên tất cả
38
Trang 38những nhận thức tích cực và tiêu cực về bản thân tạo thành từ quan niệm về bản thân của chính người đó.”
Qua đó, các định nghĩa được trích dẫn từ các nghiên cứu không có sự đối lập và đều có điểm chung trong việc chỉ ra lòng tự trọng là sự nhận thức, đánh giá của một người về giá trị của chính bản thân mình Đây là cơ sở cho những phần tiếp theo của đềtài nghiên cứu khi đánh giá, khảo sát những khía cạnh liên quan đến lòng tự trọng
1.2.2 Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến miệt thị ngoại hình
a Giới tính
Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới, đều cho thấy nữ giới thường có tỷ lệ là nạn nhân và chịu nhiều ảnh hưởng của miệt thị ngoại hình cao hơn so với nam giới Theo nghiên cứu của Cash và Pruzinsky (1990) được công bố bởi hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ APA [16], nữ giới thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bởi tiêu chuẩn vẻ đẹp cùa xãhội hơn nam giới, do xã hội đặt nặng vấn đề ngoại hình của phụ nữ hơn Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng sự miệt thị ngoại hình ở nừ giới có tác động tiêu cực đến sức khoe tâm lý của họ hơn so với nam giới Trong một nghiên cứu khác của Dittmar và Howard (2005) [26], đã đề xuất rằng sự chênh lệch giới tính trong việc bị miệt thị ngoại hình cóthế được giải thích bởi sự phân biệt giới tính trong cách đánh giá vẻ ngoài Theo nghiên cứu, xã hội yêu cầu ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới trong việc tuân thủ với các tiêuchuẩn về ngoại hình đẹp, và việc đạt được tiêu chuẩn này được coi là rất quan trọngtrong việc đảm bảo sự chấp nhận và sự thích nghi trong xã hội. Điều này có thế dẫn đến
áp lực về ngoại hình đối với phụ nữ và cảm giác tự ti về cơ thể cùa họ. Nghiên cứu đãchỉ ra rằng phụ nừ thường xuyên so sánh cơ thể của mình với các tiêu chuẩn đẹp và mặccảm hơn là nam giới Điều này có thế dẫn đến việc phụ nữ dễ dàng bị ảnh hưởng bởimiệt thị ngoại hình và có xu hướng cảm thấy tự ti hơn về ngoại hình của mình. Trongnghiên cứu của Ridgeway và Tylka (2005) [73], cung cấp bằng chứng cho thấy các phương tiện truyền thông thường xuyên sử dụng hình ảnh và thông điệp liên quan đến
cơ thể, vóc dáng và ngoại hình của phụ nữ đế tạo ra sự quan tâm và thu hút khán giả hơn
là sử dụng hình ảnh của nam giới Điều này có thể dẫn đến việc phát triển các rối loạn
ăn uống và các vấn đề hướng nội khác Bên cạnh đó, trong xã hội, nữ giới thường bịđánh giá nhiều hơn về ngoại hình của minh, đặc biệt là ở các lĩnh vực liên quan đến vẻđẹp và thời trang, nhưng cũng trong nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, văn phòng, và
39
Trang 39cá nhân về bản thân, cho dù đó là tích cực hay tiêu cực. Theo Oktaviani (2019) [57],lòng tự trọng là sự đánh giá của cá nhân về bản thân bằng cách công nhận hay không khả năng sở hừu cũng như sự đánh giá cao và chấp nhận của người khác như một sự sosánh giữa anh ta và người khác Sự suy giảm lòng tự trọng thường xảy ra ở tuối thiếu niên, khi thiếu niên cảm thấy mình không có thân hỉnh lý tưởng và không có những lợithế có thể làm vốn liếng trong mối quan hệ của mình (Syafrizaldi & Pratiwi, 2020) [81].Nhiều nghiên cứu cho rằng sự suy giảm lòng tự trọng thường xảy ra ở tuồi thiếu niên(theo Wahyuni & Aurellia, 2021) [67] Lòng tự trọng giảm sút ở thanh thiếu niên có thểxảy ra do các vấn đề về kinh nghiệm và kỹ năng quản lý cảm xúc ở thanh thiểu niênchưa ổn định Một trong những vấn đề ở tuổi thiếu niên và liên quan đến lòng tự trọng
là sự chấp nhận bản thân liên quan đến hành vi xấu hổ về cơ thể do bạn bè và nhữngngười xung quanh thực hiện. Theo Tita Elfitasari và cộng sự (2022) [37], nghiên cứuthực hiện nhằm làm rõ có mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và lo lắng xã hội ở nhómđối tượng sinh viên Kết quả của nghiên cứu chỉ ra ràng, mức độ nạn nhân trải qua miệtthị ngoại hình càng cao thì lo lắng xã hội càng tăng. Trong đó, lòng tự trọng được xétlàm một yếu tố trung gian cho mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và lo lắng xã hội Nghiên cứu nhằm xác định tầm quan trọng của lòng tự trọng đối với những học sinhtừng trải qua miệt thị ngoại hình
Trang 40thay đổi lớn về chiều cao, cân nặng, hỉnh dáng cơ thể và các đặc tính tình dục Điều này gây ra sự chú ỷ đặc biệt đến ngoại hình của học sinh, đặc biệt là trong các tình huống giao tiếp xã hội như trường học, nơi mà họ thường xuyên phải đối mặt với sự so sánh
và đánh giá về ngoại hình của mình.
về sự phát triền tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng của sự phát triển tâm lý, với sự thay đổi mạnh mẽ trong cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Tronggiai đoạn này, học sinh đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía, bao gồm gia đinh, bạn bè và trường học, và cảm thấy khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu đó Họ cũng đang tìm kiếm và xác định vị trí của mình trong xã hội, và ngoại hình cùa họ có thể trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trinh đó Nếu không tự tin về ngoại hình củamình, học sinh có thể trở nên tự ti và lo lắng, dẫn đến các vấn đề tâm lý như lo âu, trầmcảm và thiếu tự tin
41