TÓ CHÚC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư 2.1. Đối tưọng và khách thế nghiên cứu

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sư phạm (Trang 42 - 47)

Các khách thể được lựa chọn ngẫu nhiên từ các học sinh khối lớp 10, 11 và 12 tại các trường: THPT cầu Giấy; THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm; THPT Đinh Tiên Hoàng; THPT Lê Lợi, trong địa bàn thành phố Hà Nội. Mục đích của nghiên cứu viên khi chọn bốn trường THPT trên, nhàm đa dạng các khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bao gồm 3 quận Hoàn Kiếm, cầu Giấy và Hà Đông

2.2. Tô chức nghiên cứu

2.2.1. Vấn đề nghiên cứu

Mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học phố thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.2.2. Mục tiêu nghiên díu

- Chỉ ra sô liệu có ý nghĩa thông kê vê môi quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông tại các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng, vấn nạn miệt thị ngoại hình

ở học sinh trung học phổ trông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế vấn nạn miệt thị ngoại hình, từ đó giúp giảm thiểu các trường họp gặp vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần.

- Khuyến nghị một số hoạt động, chương trình phòng ngừa giúp học sinh nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần.

2.3. Phuong pháp nghiên cứu

2.3.1. Phuong pháp nghiên cún lý luận

Mục đỉch: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.

Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về miệt thị ngoại hình, trêu chọc ngoại hình và các vấn đề hướng nội, sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông

43

Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng chính là phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhằm hệ thống hóa lý thuyết, tông hợp, phân tích các tài liệu

cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các tạp chí, sách báo khoa học về các vấn đề liên quan đến miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội của học sinh trung học phổ thông.

Vấn đề nghiên cứu được chúng tôi chủ yếu khai thác dựa trên các tài liệu được viết bằng tiếng Anh.

2.3.2. Phương pháp điều tra thang đo

Mục đích: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh đang học tại 4 trường trung học phố thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Công cụ nghiên cứu: Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng ba công cụ nghiên cứu bao gồm, thang đo: SDQ (Strength and Difficulty Questionaire) - 25 câu hỏi; SES (Self-Esteem Scale) - 10 câu hỏi; và thạng đo trêu chọc ngoại hình POTS (Perception of Teasing - Weight Teasing) - 6 câu hổi

2,3.2.1 Thang đo trêu chọc ngoại hình về cân nặng (POTS - WT)

Thang đo trêu chọc ngoại hình được phát triển bởi J. Kevin Thompson và cộng

sự (2010) [43], mục đích của thang đo dùng để đánh giá về tần suất và mức độ ảnh hưởng của việc bị trêu chọc liên quan đến ngoại hình và năng lực. Đây là thang đo được

sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu của Dr. Joseph Ciarrochi & Linda Bilich, (2006) [27]; G. López-Guimerà PhD và cộng sự, (2012) [39]. POTS bao gồm 11 items được trả lời trên thang 5 điểm, từ 1 "không bao giờ" đến 5 "rất thường xuyên " cho các câu hởi

về tần suất bị trêu chọc và mức độ ảnh hưởng liên quan tới cân nặng và năng lực của

1 2 J 1 A rnr-1 r A • 1 . . A 1 4- Ạ 1. 2 • Ạ Ã 4- Ạ . A. 1 _ _ _ 1 • Ạ 4r •

ban thân. Trong đó, nội dung từ cau 1 đen câu 6 hoi vê vân đê trêu chọc liên quan tới cân nặng, từ câu 7 đến câu 11 hỏi về vấn đề trêu chọc liên quan tới năng lực. Các phương

án lựa chọn rõ ràng theo thang đo Likert nên dề dàng thực hiện khảo sát. Bảng hỏi được chuyển ngừ từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt đảm bảo cho ý nghĩa cùa các câu hởi không thay đối nhưng vẫn phù hợp với văn hoá ngữ cảnh trong tiếng Việt.

Dựa trên phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn 6 trên tống 11 items của thang

đo POTS, từ câu 1 đến câu 6. Đây là những câu hỏi liên quan tới vấn đề trêu chọc về

44

cân nặng, với mỗi câu hởi về tần suất bị trêu chọc cân nặng đều có một câu hỏi phụ về mức độ ảnh hưởng trong tình huống đó, Ví dụ như câu 1: Tần suất người khác chế

nhạo/ miệt thị em vì em nặng cân?” và câu hởi phụ la: “Mức độ khó chịu của em?”. Thang đo trêu chọc ngoại hình (POTS - WT) được sừ dụng để xác định các trường hợp

bị trêu trọc về cân nặng. Thang đo trêu chọc ngoại hình (POTS - WT), gồm 6 câu hỏi, mỗi câu có 5 phương án lựa chọn theo mức độ tăng dần về tần suất và ảnh hưởng của hành vi trêu chọc ngoại hình tương ứng với 5 mức điểm từ 1-5 trong đó theo tần suất của hành vi trêu chọc về ngoại hình, thấp nhất là 1 điềm tương ứng với mức “Không bao giờ” cho đến cao nhất là 5 điếm tương ứng với mức “Rất thường xuyên” và theo mức độ ảnh hưởng của hành vi trêu chọc về ngoại hình, thấp nhất là 1 điểm tương ứng với mức “Không khó chịu” cho đến cao nhất là 5 điểm tương ứng với mức “Rất khó chịu”. Vi vậy, bảng phân phối các giá trị điếm số trong Thang đo về tần suất và mức độ ánh hưởng bởi trêu chọc ngoại hình (POTS - WT) sè dao động từ 6-30 điểm.

Trong mẫu này, chỉ số Cronbach alpha cho các chỉ số phụ trêu ghẹo liên quan đến cân nặng là 0,95.

2.3.2.2 Thang đo Điểm mạnh và Khó khăn SDQ-25

Thang đo điểm mạnh và khó khăn SDQ-25 được sử dụng phồ biến để xem xét các vấn đề hướng nội và hướng ngoại nói chung, có độ tin cậy cao, thích hợp cho nhóm tuổi của khách thể nghiên cứu, đã được thích nghi và sử dụng tại Việt Nam (Đặng Hoàng Minh, 2014). Bảng câu hỏi Điểm mạnh và Khó khăn (SDQ) được phát triển bởi R.Goodman (2000) [68], đây là một bảng câu hỏi sàng lọc hành vi ngắn gọn có các phiên bản khác nhau dành cho phụ huynh, giáo viên và trẻ em 4-17 tuối. Trong phạm vi đề tài, nghiên cứu viên lựa chọn thang đo tự báo cáo dành cho trẻ em từ 4-17 tuổi. Thang đo đầy đủ gồm có 25 câu hởi được chia phân chia theo 5 nhóm, mỗi nhóm bao gồm 5 câu. Năm nhóm này bao gồm các triệu chứng về cảm xúc; vấn đề về đạo đức; Tăng động/giảm chú; vấn đề mối quan hệ bạn bè và hành vi xã hội được khuyến khích. Dựa trên phạm vi nghiên cứu của đề tài mối quan hệ giữa Miệt thị ngoại hình và vấn đề hướng nội của học sinh THPT, nghiên cứu viên lựa chọn nhóm gồm năm câu hởi có các triệu chứng về vấn đề cảm xúc. Cụ thể trên phiếu khảo sát học sinh thực hiện, bao gồm câu số 3, 8, 13, 16 và 24. Mỗi câu có 3 phương án lựa chọn theo mức độ tăng dần tương ứng với 3 mức điểm từ 0-2. Thấp nhất là mức 0 điểm tương ứng với phương án lựa chọn

45

“Không đúng”, tiếp theo là mức 1 điểm cho phương án lựa chọn “Đúng một phần” và

mức cao nhất là 2 điểm tương ứng với phương án lựa chọn “Chắc chắn đúng”. Cụ thể

nhóm năm câu hỏi có các triệu chứng về vấn đề cảm xúc và được đánh giá kết quả dựa

trên phạm vi quy chuẩn dưới bảng sau:

Thang đo SDQ Không có rối loạn

Vấn đề cảm xúc 0-5 điểm

Trạng thái ranh

giới

Có rối loạn

6 điểm 7-10 điểm

2.3.2.3 Thang đo Lòng tự trọng (SES)

Thang đo Lòng tự trọng được phát triên bởi Rosenberg, M. (1965) [74]. Thang

đo lòng tự trọng của Rosenberg được xem là một trong những thang đo tiêu chuẩn để

đánh giá về lòng tự trọng trong nghiên cứu tâm lý và phù hợp với độ tuồi thanh thiếu

niên, học sinh trung học phổ thông. Thang đo này đã được sử dụng rộng rãi và phổ biển

trong nhiều năm qua trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Thang đo cung cấp một

phương pháp điều tra ngắn gọn, đơn giản và thuận tiện để đo lường. Thang đo bao gồm

10 câu hỏi về cảm giác của người tham gia, trả lời về bản thân, đánh giá mức độ lòng tự

trọng. Thang đo sử dụng thang điếm Likert 4, từ 0 hoàn toàn không đồng ý, đến 3 hoàn

toàn đồng ý. Năm trong số 10 câu hỏi sẽ được tính điểm ngược lại. Cụ thể đối với các

câu 1,7 2,7 4, 7 6, 7 7 sẽ được tính điểm theo chiều thuận. Các câu còn lại4-7 gồm câu7 7 3, 7 5,7 8, 9,

10 sẽ được tính điểm theo chiều ngược lại. Kết quả tổng điểm của thang đo lòng tự trọng

sẽ dao động từ 0 đến 30, trong đó tổng điểm dưới 15 được cho là có lòng tự trọng thấp.

Khoảng diêm từ 15 đến 25 điểm được xác định là nhóm có lòng tự trọng lành mạnh, cân

bằng (bình thường).

Điểm số của từng câu được cộng lại để tính tổng điểm của người tham gia. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế, bao gồm khả năng bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa

và xà hội, cũng như khả năng của người đánh giá đối với việc trả lời câu hỏi. Giá trị

Alpha của Cronbach cho phiên bản tiếng Anh của RSES là 0,78 (Vinet và Zhedanov,

46

2011) và cho phiên bản tiêng Việt là 0,77 (Nguyen, Wright, Dedding, Pham và Bunders, 2019) [86].

Ngoài việc sử dụng ba thang công cụ trên, nghiên cứu sử dụng thêm bảng hỏi chung nhằm xác định các thông tin về nhân khẩu, các đặc điểm về nhóm khách thể

tham gia nghiên cứu. Đây là bảng hỏi tự thuật, nhóm khách thể nghiên cứu sẽ tự báo

cáo đế hoàn thành phiếu hỏi thồng tin.

2.4. Phuong pháp thống kê toán học

Mục đích: Trình bày và phân tích sô liệu, nghiên cứu sử dụng trong chương trình phần mềm thống kê SPSS.

Các thông số, phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cúu này bao gồm:

+ Điềm trung bình cộng (mean).

+ Độ lệch chuẩn (standardized deviation) là chỉ số mô tả sự tập trung hay mức

độ phân tán hoặc tập trung của các câu trả lời.

+ Phép kiếm định giá trị trung bình so với các biến độc lập: T - test, One - way Anova. Đây là những phép thống kê sử dụng độ lệch chuẩn nhàm trả lời giữa hai hay nhiều nhóm có sự khác biệt về điểm trung bình của một biến số phụ thuộc nào đó không. Trong đó One - way Anova được dùng trong các biến độc lập có từ ba giá trị trở lên. Nhằm đảm bảo tính khoa học về thống kê, trước khi thực hiện các phép thống kê trên, các hàm số của biến phụ thuộc đều được kiểm tra và đưa về hàm phân phối chuẩn.

2.5. Quy trình điều tra bằng bảng hỏi

Quy trình điều tra bằng bảng hỏi phục vụ cho nghiên cứu đã được chúng tôi tiến hành theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Làm việc với Ban lãnh đạo của bốn trường trung học phổ thông bao gồm THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT cầu Giấy, THPT Lê Lợi và THPT Đinh Tiên Hoàng

để xin phép được triên khai thực hiện khảo sát cho học sinh. Sau khi làm việc trực tiếp với Ban lãnh đạo của các nhà trường, chúng tôi đã nhận được sự đồng ý về việc thực nghiên cứu tại cơ sở lớp học trực thuộc các trường trung học phố thông nêu trên.

47

Bước 2: Gặp gỡ trực tiêp các học sinh trung học phô thông thuộc nhóm khách thê nghiên cứu.

Khi gặp trực tiêp với các em học sinh thuộc nhóm khách thê nghiên cứu chúng tôi có trình bày rõ lý do, mục đích nghiên cứu, cách thức thực hiện, tiến hành nghiên cứu dự kiến, đồng thời nhấn mạnh rõ nguyên tắc giữ bảo mật thông tin khi tiến hành nghiên cứu để các

em học sinh cảm thấy an toàn và sẵn sàng tham gia nghiên cứu. Chúng tôi cũng nhấn mạnh với các em học sinh rằng bản thân có quyền từ chối tham gia nghiên cứu, và điều này sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng hay khó khăn nào tới quá trình hay kết quả học tập của các em.

Bước 3: Tiên hành phát phiêu điêu tra

- Tiên hành điêu tra trên những học sinh tự nguyện châp thuận đông ý tham gia nghiên cứu. Trước khi thực hiện trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát, tất cả học sinh đều được hướng dẫn, giải thích kỹ về bảng hỏi và cách thức trả lời bảng hỏi. Trong quá trinh điền phiếu, học sinh có thề hởi chúng tôi bất kỳ vấn đề nào, câu hởi nào khiến bản thân băn khoăn liên quan đến việc điền phiếu hoặc nghiên cứu nói chung.

2.6. Tiên độ thực hiện đê tài

Đê đạt được mục tiêu nghiên cứu, đê tài đã thực hiện theo 5 giai đoạn cụ thê dưới đây:

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sư phạm (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)