Công cụ đánh giá trêu chọc ngoại hình

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sư phạm (Trang 29 - 33)

Trên thế giới có một số công cụ nổi bật và phổ biến dùng để đo lường vấn đề trêu chọc ngoại hình giữa các nhóm khách thể trong độ tuổi khác nhau. Mồi công cụ được thiết kế cho những mục đích cụ thể và có giới hạn về phạm vi ứng dụng trong thực tế nghiên cứu. Sau đây là những công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế giới, để đo lường và đánh giá về vấn đề trêu chọc ngoại hình.

Thang đo trêu chọc trẻ em và vị thành niên CATS (The Child-Adolescent

Teasing Scale)

Thang đo trêu chọc trẻ em-vị thành niên (CATS) được phát triển bởi Vessey và cộng sự (2008) thuộc nhóm Dự án CATS để đo lường hành vi trêu chọc của trẻ em trung học cơ sở tại Hoa Kỳ từ 11-14 tuối có hoàn cảnh xuất thân khác [91]. Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định những học sinh có nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý xã hội do

bị trêu chọc ngoại hình. Theo khung lý thuyết của CATS, tần suất bị trêu chọc không chỉ thể hiện sự đau khổ do bị trêu chọc gây ra. Mà đó còn là tần suất trêu chọc kết hợp với mức độ khó chịu tương ứng của việc bị trêu chọc. CATS sau đó được phát triển và thử nghiệm trên tổng số 764 học sinh trung học cơ sở từ 11-15 tuồi ở các lớp 6, 7 và 8. Phiên bản cuối cùng của CATS bao gồm 32 mục và đưa ra điểm số cho Thang tần suất trêu chọc và Thang mức độ ảnh hưởng bởi trêu chọc. Mỗi mục được đặt theo thang điểm bốn: 1 = Không bao giờ, 2 = Đôi khi, 3 = Thường xuyên và 4 = Rất thường xuyên. Một loạt hướng dẫn ngắn gọn hướng dẫn người thực hiện khoanh tròn con số phù hợp của bản thân về mức độ bị trêu chọc và mức độ khó chịu khi bị trêu chọc về đặc điểm đó. CATS tính điểm cho bốn thang điểm phụ: Trêu chọc về tính cách và hành vi (14 mục), Trêu chọc liên quan đến trường học (9 mục), Trêu chọc gia đình và môi trường (7 mục)

và Trêu chọc về cơ thể của tôi (2 mục). Độ tin cậy nhất quán nội tại của CATS có alpha bằng 0,94 đối với tổng số điểm CATS; có alpha bằng 0,90 đối với Trêu chọc Tính cách

và Hành vi; có alpha bằng 0,83 đối với Trêu chọc Gia đình và Môi trường; có alpha

bằng 0,85 đối với hành vi trêu chọc liên quan đến trường học; và có alpha bằng 0,84 với FT* _ Ă xi Ậ _ nrô •

Trêu chọc vê Cơ thê của Tôi.

Do đó, tổng điểm CATS gồm 32 mục và bốn thang đo CATS được đánh giá là

có độ tin cậy nhất quán nội bộ đủ cao để được sử dụng làm thang đo độc lập trong các phân tích nghiên cứu.

30

Bảng cảu hỏi trêu chọc TQ (Teasing Questionnaire) bủng câu hỏi trêu

chọc đã được sửa đôi TQ-R (Revised Teasing Questionnaire)

Bảng câu hỏi trêu chọc (TQ) được phát triển bởi Roth và cộng sự (2002) [75J, thang đo Likert gồm 20 mục, yêu cầu người trưởng thành (trên 18 tuồi) nhớ lại trải nghiệm bị trêu chọc trong thời thơ ấu. Roth và cộng sự đã kiểm tra thang đo TQ về các đặc tính tâm lý bằng cách sử dụng mẫu gồm 514 sinh viên đại học. Theo Roth và cộng

sự, trêu chọc là một hình thức bắt nạt. Trêu chọc được định nghĩa là “trải nghiệm nhận được từ những lời chế nhạo bằng lời nói về ngoại hỉnh, tính cách hoặc hành vi”. Thang

đo TQ kiếm tra mức độ mà mọi người nhớ lại việc tòng bị trêu chọc về 20 mục khác nhau ngoài cân nặng và các khía cạnh khác về ngoại hình. Thang đo này cũng đo lường tần suất bị trêu chọc về các chù đề được nêu rõ trong bảng hỏi. Các đối tượng phản hồi theo thang Likert 5 điểm với các câu trả lời nằm trong khoảng 0 = “Tôi chưa bao giờ bị trêu chọc về điều này,” 1 = “Tôi hiếm khi bị trêu chọc về điều này,” 2 = “Đôi khi tôi bị trêu chọc về điều này,” 3 = “Tôi thường bị trêu chọc về điều này” và 4 = “Tôi luôn bị trêu chọc về điều này”. Điểm của thang đo TQ có độ tin cậy với alpha bằng 0,84.

Tuy nhiên thang đo TQ có những điểm hạn chế nhất định, cụ thể thang đo này

không đo lường phản ứng hoặc cảm xúc cùa người trả lời khi bị trêu chọc ngoại hình. Bảng câu hởi trêu chọc sửa đổi (TQ-R) sau đó được phát triển từ Bảng câu hởi trêu chọc (TQ). Bởi vì phân tích nhân tố khám phá cho ràng TỌ được giải thích tốt nhất là thước

đo đơn yếu tố. Nhóm tác giả Strawser, Storch và Robert! (2005) [82], sau đó đã thêm các mục mới vào TQ đề phát triển thành thước đo đa yếu tố. Bảng câu hởi trêu chọc sửa đổi (TQ-R) ban đầu được thiết kế dưới dạng thang đo Likert gồm 35 mục. Thang đo bao gồm 20 mục như ban đầu của thang đo TQ, cũng như bổ sung 15 mục mới để tạo ra các lĩnh vực trêu chọc ngoại hình đa dạng. Thang đo TQ-R được dùng cho một mẫu gồm

414 sinh viên đại học để kiểm tra cấu trúc nhân tố của nó. Sau khi phân tích nhân tố, phiên bản cuối cùng của thagn đo TQ-R đã được phát triển. Phiên bản này bao gồm 27 mục. Mỗi mục được chia theo thang điểm 5: 0 = “Tôi chưa bao giờ bị trêu chọc về điều này,” 1 = “Tôi hiếm kill bị trêu chọc về điều này,” 2 = “Đôi khi tôi bị trêu chọc về điều này,” 3 = “Tôi thường xuyên bị trêu chọc về việc này,” và 4 = “Tôi luôn bị trêu chọc về việc này”. Thang đo TQ-R tạo ra điểm số cho năm thang đo phụ: Yếu tố Hiệu suất (3

mục), Học thuật (6 mục), Hành vi xà hội (7 mục), Gia đình (3 mục) và Ngoại hình (8 mục). Độ tin cậy nhất quán nội bộ của thang đo TQ-R cuối cùng có alpha bằng 0,89 cho

31

tổng số điểm TQ-R; có alpha bàng 0,87 với Hiệu suất; có alpha bằng 0,50 đối với học thuật; có alpha bằng 0,71 đối với Hành vi xã hội; có alpha bằng 0,59 đối với Gia đinh;

và có alpha bằng 0,80 cho Ngoại hình.

Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS (The Physical

Appearance Related Teasing)

Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS được phát triển bởi Thompson và cộng sự (1991) [90], để đánh giá hồi tưởng về trải nghiệm bị trêu chọc liên quan đến ngoại hình của phụ nữ sau khi trường thành. Thompson và cộng sự đã kiếm tra các bộ phận về đặc tính tâm lý bằng cách sử dụng hai mẫu sinh viên nừ khác nhau. Đe xây dựng quy mô ban đầu, 94 sinh viên nữ đã được cấp phiên bản đầu tiên gồm 30 mục. Thang đo sau đó đà được xác nhận lại trên mẫu gồm 153 phụ nữ. Các mục được phân tích nhân tố dẫn đến thang đo tự báo cáo gồm 18 mục. Nó bao gồm hai thang

đo phụ: đánh giá ngoại hình chung GAT (general appearance teasing) và đánh giá trọng lưọng/kích thước W/ST (weight/size teasing). Thang đo trêu chọc ngoại hình chung (GAT) bao gồm sáu mục đánh giá tiền sử trêu chọc liên quan đến ngoại hình chung, chẳng hạn như quần áo và kiểu tóc. Thang đo trêu chọc Trọng lượng/Kích thước (W/ST) bao gồm 12 mục đánh giá việc trêu chọc về trọng lượng và kích thước. Các đối tượng trả lời bằng thang đo loại Likert 5 điểm, với các câu trả lời nằm trong khoảng từ 1 (Không bao giờ) đến 5 (Thường xuyên). Điểm cao hơn phản ánh tần suất hay mức độ bị trêu chọc nhiều hơn. Thompson và cộng sự (1991) [90], đã báo cáo ràng thang đo PARTS có các đặc tính tâm lý tốt bao gồm tính nhất quán bên trong, độ tin cậy của bài kiểm tra lại (n = 47) và giá trị hội tụ. Tính nhất quán bên trong của thang đo phụ W/ST

là 0,91 và độ tin cậy kiểm tra lại trong 2 tuần là 0,86. Tính nhất quán nội bộ của thang

đo phụ GAT là 0,71 và độ tin cậy kiểm tra lại trong 2 tuần là 0,87. W/ST tương quan tốt với các thước đo về rối loạn ăn uống, so sánh xã hội, sự không hài lòng về cơ thể, trầm cảm và lòng tự trọng, trong khi GAT cho thấy ít mối quan hệ với các biến này.

Mặc dù một số nhà nghiên cứu đã sử dụng PARTS trong nghiên cứu của họ nhưng nó được phát hiện có bốn hạn chế chính theo Thompson và cộng sự (1995) [44]. Một số mục trên thang đo PARTS không cụ thể về việc hình thức trêu chọc nhắm đến kích thước cơ thể lớn hay nhở. Các hạng mục cũng không xác định một cách có hệ thống xem ai là đối tượng đang trêu chọc (bạn bè, mẹ, cha, V.V.). Ngoài ra, thang đo này cũng

32

chưa toàn diện vì nó chỉ tập trung vào việc đánh giá tân suât trêu chọc, mà không xem xét hay đo lường đến yếu tố ảnh hưởng về mặt cảm xúc của người bị trêu chọc.

Chính vì thang đo PARTS không có thước đo nào đánh giá về tác động, mức độ

ảnh hưởng của việc trêu chọc ngoại hình. Thompson và cộng sự (1995) [441 đà giải quyết những vấn đề này và sửa đổi Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS, thành Thang đo nhận thức về trêu chọc (POTS) sau này.

Thang đo nhận thức về trêu chọc POTS (The Perception of Teasing Scale).

Thang đo trêu chọc liên quan đến ngoại hình PARTS được sửa đổi đã dẫn đến sự phát triển của Thang đo nhận thức về trêu chọc POTS. Thompson và cộng sự (1995) [44] đà kiếm tra thang đo về các đặc tính tâm lỷ bằng cách sử dụng nhóm sinh viên nữ chưa tốt nghiệp làm nhóm chuẩn mực trong ba nghiên cứu. Hai trong ba nghiên cứu nổi bật bao gồm, nghiên cứu đầu tiên trên 227 sinh viên nữ đã được cung cấp một phiên bản ban đầu bao gồm 49 mục. Trong số 49 mục, 13 mục đề cập đến khả năng và năng lực,

17 mục đề cập đến việc trêu chọc liên quan đến cân nặng, 14 mục đề cập đến nhừng lo ngại về ngoại hình không thuộc cân nặng (ví dụ: mũi, mắt, cánh tay) và 5 mục đề cập đến việc trêu chọc về sự phát triển thể chất sớm. Những mục này bao gồm những câu hỏi trong thang đo PARTS, cũng như các câu hỏi mới dựa trên khảo sát về trải nghiệm trêu chọc của sinh viên đại học và dựa trên gợi ý từ các sinh viên tốt nghiệp, các nhà tâm lý trị liệu có chuyên môn về hỉnh ảnh cơ thể và rối loạn ăn uống (Thompson và cộng

sự, 1995) [44]. Các nguồn trêu chọc được kiếm soát bàng cách sử dụng “người” thay vì bạn bè, cha hoặc mẹ. Các mục được phân tích nhân tố dẫn đến một cuộc khảo sát gồm

11 mục với hệ số Cronbach alpha là 0,88 đối với thang đo Trêu chọc liên quan đến cân nặng WT (Weight Teasing) - 6 mục và 0,84 cho thang đo Trêu chọc về Năng lực CT (Competency Teasing) - 5 mục. Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu đã kiếm

tra khả năng nhân rộng của thước đo lịch sử trêu chọc được sử dụng trong nghiên cứu đầu tiên bằng cách sử dụng mẫu gồm 87 nữ sinh đại học. Nhân khẩu học tương tự như nghiên cứu đầu tiên. Hệ số alpha của Cronbach thu được lần lượt là 0,88 và 0,75. Kết quả này chứng minh rằng thang đo POTS có thể nhân rộng khi sử dụng đối với các mẫu nhân khẩu học tương tự.

Thang đo POTS cuối cùng là một bảng câu hỏi tự báo cáo gồm 11 mục được sử dụng để đánh giá về trải nghiệm bị trêu chọc cả về ngoại hình và không liên quan đến

33

ngoại hình. POTS sử dụng thang đo Likert 5 điểm (1 = không bao giờ đến 5 = rất thường xuyên) để đo lường các hành vi trêu chọc và thang đo Likert 5 điểm (1 = không khó chịu đến 5 = rất khó chịu) để đo lường tác động, mức độ ảnh hưởng của việc trêu chọc mà cá nhân báo cáo. Thompson và cộng sự (1995) [44] đã báo cáo hệ số Crombach's alpha là 0,88 đối với thang đo trêu chọc liên quan đến trọng lượng (WT) và 0,84 đối với thang

đo trêu chọc năng lực (CT), cho thấy tính nhất quán nội bộ cao. Độ tin cậy cùa thử nghiệm-kiểm tra lại được tìm thấy đối với cả tần suất trêu chọc và mức độ ảnh hưởng của việc trêu chọc đối với hai yểu tố nêu trên. Độ tin cậy của thừ nghiệm-kiếm tra lại về mức độ ảnh hưởng cúa WT là 0,85 và tần suất trêu chọc của WT là 0,90. Độ tin cậy của thử nghiệm-kiềm tra lại về mức độ ảnh hưởng của CT là 0,66 và tàn suất trêu chọc của

CT là 0,82.

Nhìn chung, tất cả các công cụ đánh giá trêu chọc ngoại hình nêu trên đều cho thấy độ tin cậy cao, nội dung phong phú, đa dạng và đã được sử dụng rộng rài trong các

đề tài nghiên cứu trên thế giới trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, mồi công cụ đều sẽ có những điểm mạnh và điểm hạn chế, cũng như tính ứng dụng vào nghiên cứu thực tế trong những phạm vi đề tài khác nhau. Trong đó, thang đo nhân thức về trêu chọc POTS

có bảng hỏi ngắn gọn, dễ hiếu và thuận tiện cho quá trình thực hiện nghiên cứu, cũng như phù hợp với phạm vi độ tuổi mà mẫu nghiên cứu hướng tới. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thang đo POTS để sử dụng trong đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh Trung học phố thông.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sư phạm (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)