KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sư phạm (Trang 71 - 75)

1. Kết luận

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh Trung học phổ thông đã thu được một số kết quả như sau:

1.1 về nghiên cứu lý luận

Tổng quan quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các

vấn đề hướng nội nói chung trên thế giới đà cho thấy nhiều bằng chứng có ỷ nghĩa thống

kê về mối tương quan thuận giữa cặp biến này. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều thực hiện trên quy mô nhỏ, số lượng khách thế nghiên cứu còn hạn chế và chủ yếu được nghiên cứu tại các nước thuộc Châu Á, điền hình như ở Indonesia, Malaysia, Ân Độ hay Trung Quốc và chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được công bố tại Việt Nam.

1.2 về nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu đã cho thấy những số liệu ý nghĩa, mang tính khoa học về mối quan

hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông như sau:

- Thực trạng trêu chọc ngoại hình ở nhóm khách thể học sinh trung học phồ

thông diễn ra khá phố biến, trong đó loại hình thức trêu chọc ngoại hình mà học sinh thường gặp phải nhất đó là loại hình trêu chọc B1 chiếm tỉ lệ 50,1 % với nội dung là:

“người khác chế nhạo/ miệt thị em vì em nặng cản ”. Đây cũng chính là hình thức trêu chọc gây ra mức độ ảnh hưởng nhiều nhất tới nhóm khách thể với tỉ lệ là 42,4%.

Thực trạng về vấn đề hướng nội ở nhóm khách thể học sinh trung học phổ

thông cũng cho thấy nhừng số liệu đáng lưu ý. Trong đó, tỉ lệ học sinh có biếu hiện vấn

đề sức khỏe tâm thần về mặt cảm xúc ở mức ranh giới là 8,5% và ở mức ngưỡng lâm sàng là 31,2%. Tống tỉ lệ học sinh có vấn đề cảm xúc bao gồm cả mức ranh giới và mức ngưỡng lâm sàng là 39,7%.

- về đặc điểm giới tính của nhóm khách thể, kết quả nghiên cứu cho thấy đối

tượng học sinh nừ có tần suất bị trêu chọc ngoại hình cao hơn so với đối tượng học sinh nam. Điều này phản ánh thực trạng về vấn đề miệt thị ngoại hỉnh thường xảy ra ở nhóm

72

nữ sinh hơn với điểm trung binh 9,69, độ lệch chuẩn 4,55 so với điểm trung bình 8,87

và độ lệch chuẩn 3,91 ở nhóm nam sinh. Cùng với đó là về mức độ ảnh hưởng bởi hành

vi trêu chọc ngoại hình, số liệu cũng chỉ ra nhóm học sinh nữ có mức độ ảnh hưởng cao

hơn đáng kể so với nhóm học sinh nam. Trong đó nhóm học sinh nừ có điểm trung bình

11,40 với độ lệch chuấn là 6,96 và nhóm học sinh nam có điếm trung bình thấp hơn là

8,77 với độ lệch chuẩn 5,11.

- Nghiên cứu tiếp tục cho thấy nhóm học sinh nữ thường gặp vấn đề hướng nội

nhiều hơn rõ rệt so với nhóm học sinh nam. Cụ thể trong tiểu thang đo vấn đề cảm xúc,

nhóm học sinh nữ có điếm trung bình là 6,08 với độ lệch chuấn 2,47 và nhóm học sinh

nam có điểm trung bình chỉ là 3,80 với độ lệch chuẩn 2,41.

- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa thể kết luận là có mối quan hệ có ý

nghĩa thống kê giữa miệt thị ngoại hình và vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông. Hay kết quả nghiên cứu đà bác bỏ câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong đề tài. cần có những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai đế xem xét chính xác và rõ ràng hơn về mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh THPT

- Phân tích hồi quy cho thấy biến số lòng tự trọng giúp dự báo về vấn đề trêu

chọc ngoại hình, hay nghiên cứu đã chứng minh được lòng tự trọng là một trong số

những yếu tố ảnh hưởng đến tần suất và mức độ ảnh hưởng của trêu chọc ngoại hình ở

học sinh trung học phổ thông.

- Tương quan Pearson cho thấy, tương quan nghịch giữa thang đo lòng tự trọng

với thang đo trêu chọc ngoại hình của nhóm khách thế nghiên cứu, dù cho mối tương

quan còn yếu, ít chặt chẽ nhưng có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, lần lượt tần suất bị trêu

chọc ngoại hình có r - -0,188** và mức độ bị ảnh hưởng bởi trêu chọc có r - -0,213**.

Kết luận rằng, tần suất bị trêu chọc ngoại hình và mức độ ảnh hưởng càng cao thì lòng

tự trọng của cá nhân càng có xu hướng giảm và ngược lại.

1.3 Hạn chế trong đề tài nghiên cún

Nghiên cứu chưa chỉ rõ ra được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trêu chọc ngoại hình và vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ

thông.

73

Không có thang đo bảng hỏi cụ thế cho vấn đề miệt thị ngoại hình, mà nghiên cứu viên phải sử dụng một thang đo khác, là thang đo POTS trêu chọc ngoại hình về cân nặng để thực hiện khảo sát lấy số liệu.

Nghiến cứu chỉ giới hạn một vài tình huống cũa hành vi trêu chọc ngoại hình bao gồm 6 tình huống trong thang đo POTS, tuy nhiên thang đo POTS chỉ tập trung hỏi về trải nghiệm bị trêu chọc về cân nặng, trong khi còn có nhiều đặc điểm trên gương mặt

và cơ thế nói chung cũng có thế là yếu tố bị người khác lôi ra trêu chọc. Ví dụ như: màu

da, mái tóc, hàm răng, chiều cao,...

Vì không thế đo lường việc bị trêu chọc trong thời gian dài, điều này có thế ảnh hưởng tới kết quả phản hồi số liệu, làm cho kết quả nghiên cứu chưa thể đạt kết quả tối

ưu và chính xác nhất. Đe tài nên sử dụng thiết kế trường diễn, vì có thề giúp khắc phục điểm hạn chế và đo lường việc bị trêu chọc ngoại hình trong thời gian dài.

Cuối cùng, thiết kế cắt ngang của nghiên cứu này chưa thể làm rõ nguyên nhân

và tác động của hành vi trêu chọc về ngoại hình. Các nghiên cứu khác trong tương lai cần được tiến hành phù hợp hơn để xem xét mối quan hệ giữa trêu chọc về ngoại hình

và vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông một cách chi tiết, đày đủ hơn.

2. Khuyến nghị

Dựa trên một số kết quả thu thập được từ nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng với số liệu rõ ràng và có giá trị thực tiễn, có thế giúp cộng đồng nâng cao nhận thức và cảnh giác hơn về vấn đề miệt thị, trêu chọc ngoại hình, vấn nạn này có nguy cơ tác động

và gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là đối với lứa tuổi vị thành niên, học sinh trung học phố thông.

Cần có các chương trinh phòng ngừa và can thiệp, hỗ trợ về kĩ năng sống, kĩ năng đương đầu và giải quyết vấn đề,... xây dựng các chương trinh hoạt động giúp học sinh nhận diện được các biếu hiện của hành vi miệt thị ngoại hình và những ảnh hưởng tiêu cực mà nó có thế mang lại. Giúp học sinh dự báo được trước những hành vi miệt thị hay trêu chọc có thể xuất phát từ các nguồn yếu tố bao gồm: bạn bè đồng trang lứa, gia đình, mạng xã hội, truyền thông ... Đe có sự chuẩn bị và lên kể hoạch ứng phó từ trước, giảm thiểu rủi do, tránh ảnh hưởng tối đa từ các hành vi miệt thị ngoại hình từ các yếu tố bên ngoài.

74

Xây dựng những chương trình giáo dục tâm lý cho học sinh vê hình ảnh bản thân tích cực và nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, khuyến khích học sinh thực hành các giá trị như tôn trọng sự khác biệt, không phán xét, đồng

cảm trong quá trình hợp tác, làm việc nhóm...từ các dự án thiện nguyện, dự án học đường dưới sự chủ động và phát triển từ nòng cốt là học sinh.

Vấn đề hướng nội trong sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông là một vấn đề lớn, càng kéo dài thì càng gia tăng mắc các vấn đề liên quan tới sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa dành được nhiều sự quan tâm và chú ý. Có thể là do các yếu tố chủ quan từ chính gia đình, cha mẹ, nhà trường, thầy cô giáo và xã hội. Vì vậy đối với cộng đồng nói chung, nhóm độ tuối vị thành niên cần có sự quan tâm, đồng hành, nâng đờ, trò chuyện và lắng hơn nữa để có thể can thiệp và hỗ trợ kịp thời.

Cần sự chung tay và hợp tác giữa nhà trường, các đơn vị giáo dục và các chuyên gia tâm lý về tham vấn, trị liệu, công tác xã hội... cùng xây dựng nhừng chương trình can thiệp và phòng ngừa về sức khoẻ tâm thần cho học sinh một cách bài bản và có hệ thống xuyên suốt trong các năm học, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới cảm xúc, các hành vi tự làm đau bản thân, phàn nàn/ không hài lòng về hình ảnh cơ thế, trầm cảm, lo âu,...

Đặc biệt là phụ huynh và các thành viên trong gia đình, cần phải là người tiên phong, chủ động tìm hiều và nhận thức về tầm quan trọng của vấn nạn miệt thị ngoại hình, Khi ai đó, phải chịu những lời trêu chọc về ngoại hình, thì những điều này có sức ảnh hưởng và tác động nguy hiểm như thế nào đến sức khoẻ tinh thần, chất lượng học

. /X 9 s 1 /X 1 > A • X • /X 1 9 -X /X /X I /X J 1 < -4- /X z à 1 /X 1 /X 1 • /X

tập của cá nhân họ. Môi người cân chủ động nâng cao nhận thức đê có thê nhận diện được các dấu hiệu khi là nạn nhân của miệt thị ngoại hình một cách đúng đắn, từ đó kịp thời đưa ra sự hỗ trợ phù hợp.

75

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa miệt thị ngoại hình và các vấn đề hướng nội ở học sinh trung học phổ thông luận văn thạc sĩ sư phạm (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)