1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI, 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ THU

Chuyên ngành: Tâm lý học

Mã số: 8310401.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.NGUYEN HẠNH LIÊN

HÀ NỘI, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdân của giáo viên Các dữ liệu, kêt quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và

khách quan với đữ liệu thu được từ điều tra thực tiễn.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học KhoaHọc Xã Hội và Nhân Văn - DHQGHN và đặc biệt là quý thầy cô khoa Tâm lý đãnhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học TS.Nguyễn Hạnh Liên đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và làm luận văn Nhờ có sự chỉ bảo tận tình của các cô mà tôi

đã hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình.

Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, quý thầy cô,

cha mẹ của học sinh và học sinh trường Mam non Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội đã tạođiều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.

Cuối cùng, những lời tri ân sâu sắc tôi muốn gửi đến gia đình, bạn bè, những

người đã luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập.

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 7 thang 7 năm 2021

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu

Trang 5

MỤC LỤC

0/0827 ÔỎ 6

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MOI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ - CON

VÀ SỰ PHÁT TRIEN NGÔN NGỮ CUA TRE MAU GIÁO 111.1 Tống quan vẫn đề nghiên cứu .s-s- s2 sssssssessessesssessesses 11

1.1.1 Nghiên cứu về mối quan giữa hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn

ngữ của trẻ trên thế giới - 2-2 +£+E£+EE£EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE171711211211 21 xe 11

1.1.2 Nghiên cứu vê môi quan hệ cha mẹ - con và su phát trién ngôn ngữ

của trẻ ở Việt Nam - - c E111 1111 111021111 vn ng ng vn rec 15

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài -s-s-s<sssseeseessessesserserssessse 19

1.2.1 Mối quan hệ cha mẹ - €On 2-22 5¿22+2£++£E+2EE+2EEtEEEvrxezrxrzrxeee 19

1.2.2 6 0 20

1.3 Các học thuyết về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em . s-s- 251.4 Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của trẻ em trong giai đoạn mẫu giáo 271.4.1 Đặc điểm tâm lý trẻ em mẫu giáo 2- 2 +¿+c+£x++cx++zxrzrxeee 271.4.2 Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ em mẫu giáo - 2 2 s+c++se2 30

1.5 Mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu

1.5.1 Các mô hình nghiên cứu về môi quan hệ cha mẹ - con và sự phát

triEN NYON NYT 00) 00112000Ẹ2Ẹ2Ẹ27Đmnnễềoễồễ®ễ"^.®ồ'£3£®5ẮẮ 321.5.2 Mô hình nghiên cứu dé xuât vê môi quan hệ cha mẹ - con cái va sự

phát triển ngôn ngữ của trẺ - - + s+S++S£+E2E2EEEEEEEEE12212112112171 21112 xe, 36Tiểu kết chương 1 ° <5 5£ << s£s£ES£ES£Es£ se s£EsESsessEssesersersersersers 37

CHUONG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Tố chức nghiên €ứu o- s- s£ << 2£ ©s£©s£ s£ se £sessesetsersersesse 38

2.1.1 Vài nét về địa bàn khách thỂ -:¿+22+c+2xktsrtrtrrrrtrrrrrrrrrrrrkei 382.1.2 Tiến trình nghẲiÊn CỨU s5 110111901 91H ng 38

2.2 Các phương pháp nghiên CỨU << 5 5 S5 94 559.959 55855956599 392.2.1 Phương pháp quan Sát - c c1 1211211121131 1 1111111111111 1t, 39

Trang 6

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài lIỆU - - 5 5 53+ + *++*‡++eeseeeeseeseeeers 40

2.2.3 Phương pháp phỏng vẫn sâu ¿5-2 E+SE+EE2EE2EE2E£EeEEeEkerxrrkrree 41

2.2.4 Phương pháp sử dung thang doo ececcecceseesececeeseeeeeeseesseeseeneesneesees 41

2.2.5 Phương pháp điều tra bảng hỏi ¿2-5 SE2S22E£+EE2E£EeEEerxerkrrxrree 422.2.6 Phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu bang thống kê toán học 46

Tidu két ChUONG 2 8 48CHUONG 3: KET QUA NGHIEN CUU THUC TIEN VE MOI QUAN

HE GIỮA CHA ME-CON VA SỰ PHAT TRIEN NGON NGU CUA TRE

MAU GIÁC °°EE+ 4EEEEE 441EEEEE.4411EEgTE.4441EE20224444 E940 49

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 2-22 s2 s£ se se sessessessese=sessesse 493.2 Thực trạng mối quan hệ cha mẹ - COM e 2- s52 ssessesseessessess 533.2.1 Khái quát về mối quan hệ cha mẹ - CON scsssessesssesssesssessseesecssecsseesseeses 53

3.2.2 Thời gian dành Cho COIN - 2c E213 931131 11311 911 1 9111 11 ng rry 59

3.2.3 Nội dung hoạt động, trao đôi giữa cha mẹ - COI «++5<«++<sss+ 63

3.3 Thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của trề - -sc-sccsecsscsscse 673.4 Tương quan mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ

3.4.1 Tương quan tuyến tính của mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát

triển ngôn ngữ CỦa tFẺ - -© - s9SE9EEEEE2E12E217171711111111.211 111111111 xe 703.4.2 Phân tích h6i quy tuyến tính - ¿2 2 s+++2E++E£+EE+zxzx+zzerxerxersee 71

3.4.3 Phân tích phương sai ANOVA - - LH HH HH HH HH HH, 74

Tieu Két CHUONG 111 76

KET LUẬN VA KHUYEN NGHỊ 2-2 s<sssseEsserssessrssersseerssee 79DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHHẢÁO -2- 22s ©ssecssesssesseese 83

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu dé xuât của dé tài về môi quan hệ cha mẹ - con

và sự phát triển ngôn ngữ của trẺ - 2-2 £+s+E+EEeEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerrrex 37

Hình 3.1 Người chăm sóc chính cua YẺ 5 55 + kg ng nưkp 52

Hình 3.2 Biểu đồ cảm nhận chung về mỗi quan hệ cha mẹ - con 55Hình 3.3 Biêu đồ mức độ mối quan hệ cha mẹ - COH 555555 +2 *++se+s+ 57Hình 3.4 Biểu đồ lựa chọn của phụ huynh về các kiêu mối quan hệ cha mẹ - con 59Hình 3.5 Biểu đồ về thời gian dành dé lắng nghe con 2- ¿52552552 61Hình 3.6 Mô hình kết luận về mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn

NTE CUA ULE 0 -a U 78

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Cấu trúc bảng hỏi 2-2-5 22SE2EESEESEEEEEEEEEEEE211221221 7171121121 45

Bảng 3.1 Người trả lời bảng hỏi - - c1 1121119111191 11 1 1 1 19x ng ng 49

Bảng 3.2 Tổng hợp một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu -: -s- 51Bảng 3.3 Cảm nhận chung của phụ huynh về mối quan hệ cha mẹ - con 54Bảng 3.4 Đánh giá về mức độ mối quan hệ cha mẹ - COM .: -: s- 56

Bang 3.5 Các kiểu mỗi quan hệ giữa cha mẹ - con - 2-2-2 +2£22£++c++zxzsz 58

Bảng 3.6 Thời gian lắng nghe con cái + + +E+EE+EE+EE£EE2EEEEEEerEerkerkrrkrree 60Bảng 3.7 Tần suất cha mẹ có các hoạt động chung với con và thời gian thu

bi): ChO 0B -.4 62Bảng 3.8 Tần suất các bữa ăn chung của gia đình -2- s¿©cxecxccxesrxz 62

Bảng 3.9 Yếu tố công nghệ trong bữa ăn 2-2 + 2E£+EE2EEtEEEEEEEEerkrrrerer 64Bảng 3.10 Quan điểm của cha mẹ về việc trao đối với con trong bữa ăn 64

Bang 3.11 Những nội dung thường xuyên trao đổi giữa cha mẹ và con cái 65Bảng 3.12 Nội dung chủ đề các mâu thuẫn (nếu có) giữa cha mẹ - con 66

Bảng 3.13 Sự phát trién ngôn ngữ của trẻ (các item) -¿cs¿+cx+:x+sr+z 68

Bang 3.14 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (chung) - 69Bang 3.15 Kết quả phân tích tương quan tuyến tính Pearson - 2: 5+ 71Bang 3.16 Tổng kết mô hình (phân tích hồi quy) 2- 2 2 2 s2 s£s+£s+£+2 +2 72

Bảng 3.17 Mức độ phù hợp của mô hình: phân tích phương sai ANOVA” 72

Bang 3.18 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy - 2 2 5z +cs£s+£szs+2 73Bảng 3.19 Kết quả các phân tích khác biệt trung bình (One-way ANOVA) 74

Bảng 3.20 Kết qua phân tích ANOVA2 yếu tố (Two-way ANOVA): Giá trị Sig 75

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách củatrẻ Trong gia đình, cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến con thông qua nhiều yếu tố nhưlối sống của gia đình do cha mẹ tạo ra, cách đặc điểm nhân cách của cha mẹ và đặcbiệt là cách thức ứng xử của họ đối với con Quan hệ cha mẹ với con trong gia đình

có thé làm cho trẻ gần gũi với cha mẹ, tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái dé trẻ

tiếp thu sự dạy dỗ của cha mẹ và phát triển, hoặc có thể làm cho trẻ xa lánh cha mẹmình, thậm chí có những hành động chống đối dẫn đến chỗ sự dạy dỗ của cha mẹkhông mang lại kết quả mong muốn Công cha, nghĩa mẹ muôn đời vẫn bao la, vô

bờ bến và đạo con muôn đời vẫn phải khắc ghi Cha mẹ chính là những thành viênhạt nhân đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới trẻ Sự giáo dục của cha mẹ hay các mốiquan hệ cha mẹ - con trên thực tế quan sát thấy là có ý nghĩa rất quan trọng đến sự

hình thành và phát triển của trẻ nói chung cũng như sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

nói riêng.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của

giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi Ngôn

ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em Bên cạnh đó ngôn ngữcòn là phương tiện dé giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạođức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi van hoá Ngôn ngữ được sử dụngnhư một phương tiện của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người kháchiéu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói Bởi

vậy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là vô cùng cần thiết và phải bắt đầu ngay từ rất sớm

từ tuổi mầm non (0 — 6 tuổi) đặc biệt là từ 2 — 5 tuổi, lứa tuổi này ngôn ngữ trẻ cóđiều kiện phát triển cực kỳ nhanh về tất cả các mặt: ngữ âm, từ vụng và ngữ phápmà không giai đoạn nào có thé sánh bằng Nếu nhà giáo dục bỏ qua giai đoạn phátcảm trong ngôn ngữ này sẽ là thiệt thòi lớn cho sự phát triển của đứa trẻ, trẻ sẽ khó

theo kịp sự phát triển của các bạn cùng lứa tuổi (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015).

Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ trong trong từng lĩnh vực như nói, nghe hiểu,

tiếp nhận, diễn đạt, sử dụng chức năng lời nói đều được định hình và phát triển ngay

Trang 11

từ nhỏ, chịu sự anh hưởng sâu sắc từ yếu tố gia đình, trong đó quan trọng nhất là mốiquan hệ cha mẹ - con Sự quan tâm, lựa chọn và điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ - conđối với con cái để tăng cường khả năng về giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ đó là mộtnhiệm vụ vô cùng quan trọng Đến 6 tuổi, về cơ bản trẻ đã phát âm chính xác tat cả

các âm vị, thanh điệu của tiếng mẹ đẻ Trẻ đã nói năng tương đối lưu loát, biểu cảm.

Về mặt ngữ pháp, hầu hết các mẫu câu tiếng Việt trẻ cũng đã sử dụng vào lúc 6 tuổi.Sự thực là những giờ học ngôn ngữ đầu tiên đối với mỗi con người là ngay từ khi lọtlòng mẹ Trường mầm non là trường học đầu tiên có điều kiện, có cơ hội lớn hơn để

giáo dục ngôn ngữ cho trẻ (Trương Thị Khánh Hà, 2010) Vì thế ngôn ngữ có vai tròlớn đối với sự hình thành và phát triển của trẻ nói chung và trẻ mầm non nói riêng.

Vẫn đề nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con và ngôn ngữ của trẻ em đã

và luôn là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới: JohnBowlby được xem là người đầu tiên đưa khái niệm “sự gan bó” vào tâm lí học

(Bowby, 1958).Tác giả Baumrind (1971) nghiên cứu ba phong cách riêng biệt hiện

diện nhất trong bầu không khí gia đình Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên

cứu khác như nghiên cứu của Lee Shumow và Richard Lomax năm 2009 về “Dự

đoán về kết quả của cha mẹ và kết quả của trẻ vị thành niên”, Rutter & Sroufe

(2000) đưa ra dé các mô hình quan hệ sớm chuyền thành định hướng tính cách 6nđịnh về hành vi nuôi dạy con cái

Ở Việt Nam cũng nhiều nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con: về tính tự

lập, ngôn ngữ, ảnh hưởng mối quan hệ cha mẹ con và sự phát triển nhân cách của

trẻ nói chúng và mẫu giáo nói riêng chang hạn như: tác giả Ngô Công Hoàn(2014), Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng (1998) Tuy nhiên, những nghiên cứuvề mối quan hệ giữa cha mẹ - con và khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ còn kháít Trong khuôn khổ luận văn thạc si này, với mong muốn tìm hiểu sâu thêm về sự

mối quan hệ giữa mối quan hệ cha mẹ - con và trẻ em như thế nào, đặc biệt là sự

phát triển ngôn ngữ của trẻ, cụ thể ở trường mầm non Mộ Lao quận Hà Đông,

chúng tôi đề xuất tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Moi quan hệ giữa cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mau

giáo ” tại trường mam non Mộ Lao, Hà Đông, Ha Nội ”.

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Xây dựng tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa chamẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, làm rõ các khái niệm cơ ban

của đề tài.

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng mối quan hệ giữa cha mẹ - con và

sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghịnhằm tạo sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo chiều hướng tích cực, giúp trẻ mầm

non có thê phát triển ngôn ngữ phù hợp nhất trong điều kiện của trẻ.

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Mối quan hệ giữa cha mẹ - con, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo vàmối quan hệ giữa chúng

3.2 Khách thể nghiên cứu

- 201 người chăm sóc trẻ, phụ huynh của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Mộ Lao, phường Mỗ Lao trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội.

4 Phạm vỉ nghiên cứu

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về MQH cha mẹ - con và sự phát triểnngôn ngữ của trẻ ( qua ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ biéu đạt) Cụ thé mô tả thựctrạng đánh giá của cha mẹ về MQH cha mẹ - con; thực trạng phát triển ngôn ngữcủa trẻ; Ảnh hưởng MQH cha mẹ - con đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển

ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được thực hiện tại Trường Mam Non Mộ Lao trên phạm

vi địa ban phường Mộ Lao, quận Ha Đông, Hà Nội.

5 Gia thuyết nghiên cứu

- Mối quan hệ giữa cha mẹ - con chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khácnhau ; sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thé hiện qua nhiều mặt thuộc vào hai nhóm :ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ biéu dat.

Trang 13

- Có sự tương quan giữa mỗi quan hệ cha mẹ con và sự phát triển ngôn

ngữ của trẻ.

- Đánh giá về MQHCMC va sự phát triển ngôn ngữ của trẻ giúp phụ

huynh xây dựng mối quan hệ cha mẹ con phù hợp theo hướng tích cưc giúptrẻ phát triên ngôn ngữ tốt nhất trong điều kiện của mình.

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, làm rõ các khái niệm: mối quan hệ cha

mẹ - con, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo.

- Nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu về mối quan hệ mối quan hệ cha mẹ - con

và phát triển ngôn ngữ của trẻ.

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh, giúp họxây dựng mỗi quan hệ cha mẹ - con phù hợp theo hướng tích cực giúp trẻ em pháttriển ngôn ngữ tốt nhất trong điều kiện của mình.

7 Phương pháp nghiên cứu đề xuất

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, dé tìm hiểu các khách thé một cách tốtnhất, dé tài đã phối hợp sử dụng các phương pháp sau trong quá trình tiến hành

nghiên cứu :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nhằm xây dựng cơ sở lýluận cho luận văn, xác lập hệ thống khái niệm công cụ cho đề tài.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát thực trạng về MQH

của cha mẹ - con, sự phát triển ngôn ngữ - giao tiếp và các yếu tô ảnh hưởng.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm làm rõ những suy nghĩ, quan niệm,nhận thức cả cha mẹ về cách nuôi dạy con Phương pháp này được sử dụng ở 2 thờiđiểm trong quá trình nghiên cứu: trước khi xây dựng bảng hỏi, và sau khi quan sáttrẻ và thu lại bảng hỏi của cha mẹ Chúng tôi lựa chọn tiễn hành nghiên cứu dựatrên sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm tìm hiểu

một cách tinh tế nhất các tình huống đa dạng phát sinh trong nghiên cứu thực tế

(Santiago, Rouan & cs., 2001).

- Phương pháp khảo sát, sử dụng thang do: nhằm đo lường mỗi quan hệ cha

mẹ - con ảnh hưởng đên ngôn ngữ của trên từng nội dung được hỏi với các mức độ

Trang 14

khác nhau Các câu hỏi được thiết kế sử dụng thang định danh, thang thứ bậc và

thang khoảng (Likert, 1932).

- Phương pháp quan sát: Quan sát và đánh giá những biểu hiện đa dạng củatrẻ về khả năng vận động, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ và ghi lại các

mức độ của từng biéu hiện cụ thé vào bang quan sát, va cũng là thang do đã thiết kế

ở trên

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng chương trình phần mềm SPSS16.0 dành cho việc xử lý và phân tích các số liệu thu được trong các nghiên cứukhoa học xã hội.

8 Cau trúc dự kiến của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học

đã công bố có liên quan đến luận văn, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ - con và sự

phát triển ngôn ngữ của trẻ

1.1 Tổng quan các van đề nghiên cứu

1.2 Các khái niệm của đề tài

1.3 Các học thuyết về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ1.4 Đặc điểm ngôn ngữ trẻ giai đoạn mẫu giáo

1.5 Mối quan hệ mối quan hệ giữa cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ trẻ

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

1.1 Tổ chức nghiên cứu

1.2 Các phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ - con và sự phát

triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

3.2 Thực trạng mối quan hệ cha mẹ - con

3.3 Thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

3.4 Mối quan hệ mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

3.4 Các yêu tố tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

10

Trang 15

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN MOI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ - CON

VÀ SỰ PHÁT TRIEN NGÔN NGỮ CUA TRE MẪU GIÁO

Nội dung chương này của luận văn tập trung vào việc xây dựng tổng quanvan dé nghiên cứu, làm rõ các khái niệm co ban của dé tài và các học tuyết về sự

phát triển ngôn ngữ ở trẻ em, các đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của trẻ em trong giaiđoạn mẫu giáo Phần cuối chương tập trung vào việc trình bày các mô hình nghiên

cứu về mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, qua đó đề xuất

mô hình nghiên cứu của đề tài.

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về mỗi quan giữa hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngônngữ của trẻ trên thế giới

1.1.1.1 Nghiên cứu về moi quan hệ cha mẹ - con trên thé giới

Nhà tâm lí học người Anh John Bowlby (1907-1990) được xem là người đầutiên đưa khái niệm “sự gắn bó” vào tâm lí học năm 1958 Sự gắn bó được ông địnhnghĩa là “những liên kết tâm lí bền vững giữa con người với con người” Xuất thânlà một nhà phân tâm học, nhưng John Bowlby quan tâm và bị ảnh hưởng nhiều bởi

thuyết tiến hóa của Charles Darwin và quan điểm tập tính học của Konrad Lorenz.

Sự ảnh hưởng này thể hiện rõ ở quan điểm của Bowlby ( 1969, 1988) khi chỉ rarằng: Sự gắn bó ở trẻ với người nuôi dưỡng có mục đích sinh học là đảm bảo khảnăng sinh tồn và mục đích tâm lí là tìm kiếm cảm giác yêu thương và an toàn Khixuất hiện như một sinh linh bé bỏng và yếu ớt giữa thế giới xa lạ, một cách tự nhiêntrẻ tìm kiếm sự che chở và chăm sóc từ người lớn như điều kiện để đảm bảo chokhả năng sống sót Nhu cầu gắn bó không phải là nhu cầu thứ phát như quan điểmcủa phân tâm học khi cho răng chỉ khi trẻ được mẹ đáp ứng những nhu cầu cơ bảnnhư bú, ăn, ngủ, bế bồng cảm giác quyến luyến, muốn gắn bó với mẹ mới hìnhthành Sự gắn bó ở trẻ là những hành vi mang tính bản năng, chỉ có đối tượng của

sự gắn bó mới mang tính điều kiện Có nghĩa là, trẻ luôn có khuynh hướng tìm kiếm

sự an toàn từ người lớn như một biểu hiện của bản năng sinh ton Tuy nhién, đốitượng mà trẻ hướng đến không chỉ giới hạn trong quan hệ mẹ - con mà là bất cứ ai

11

Trang 16

có sự gần gũi thường xuyên, chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng những nhu cầu sinh lívà yêu thương ( Bowlby, 1969 Mối quan hệ gắn bỏ của trẻ với người chăm sóc đầutiên đưa tới sự phát triển của mô thức nội hoạt )

Dựa trên nền tảng thuyết gắn bó của John Bowlby, Mary Ainsworth (1970)đã tiến hành các thực nghiệm gọi là “tình huống kì lạ” trên các trẻ từ 12-18 thangtuổi và phân loại sự gắn bó thành 3 dạng : bền chặt, chống đối, trốn tránh Kết quađược rút ra từ sự quan sát biểu hiện cảm xúc của trẻ khi mẹ rời khỏi phòng và khimẹ quay trở lại của trẻ như bố, ông bà hay vú nuôi Các dang gan bó cho biết chat

lượng của mối quan hệ giữa trẻ với người nuôi dưỡng Dạng gắn bó lí tưởng nhất là

dạng “bền chặt”, khi trẻ cảm thấy an toàn với sự đáp ứng và hiện diện của mẹ, có

thé chủ động khám phá thé giới xung quanh và tương tác được với người lạ khi me

bên cạnh Sự mâu thuẫn, hai chiều trong biểu hiện của trẻ ở dạng “chống đối” có thểlà do mức độ đáp ứng về sự gắn bó của người nuôi dưỡng đối với trẻ thất thường,lúc thì quá nồng nhiệt, lúc thì xao nhãng hoặc do trẻ được chăm sóc bởi nhiều ngườikhác nhau Còn dạng “trốn tránh” thé hiện cảm giác an toàn và sự đáp ứng nhu cầutrong quan hệ với người nuôi dưỡng thấp, biểu hiện độc lập của dạng này có thé làdo trẻ đã thích ứng với việc một mình và cũng có thể là do khả năng bộc lộ cảm xúc

kém (John Bowlby, 1991; Réné Spitz, 1946; Margaret Mahler, 1960)

Nhà toán học Albert Einstein (1936) từng nói: "Mọi trẻ em khi sinh ra đều làthiên tài, thế nhưng trong những giai đoạn bắt đầu tìm hiểu và học hỏi, những

phương pháp giáo duc sai lầm có thể bóp chết tô chất thiên tài sẵn có trong các bé.

Đối với trẻ em, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên, người thầy cuối cùng, cũng làgiáo viên mầm non tốt nhất Chính vì vậy, quan niệm cũng như phương pháp giáodục của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ.

Maria Montessori được biết đến là một tiến sĩ y học, đồng thời cũng là một

nhà giáo dục nổi tiếng của nước Ý Hiện nay, có rất nhiều trường mầm non mở

những lớp thực nghiệm phương pháp giảng dạy của bà, đồng thời sử dụng chínhnhững giáo cụ do bà sáng tạo ra (1994) Bà tìm hiểu quá trình phát triển của trẻ từkhi sinh ra đến khi trưởng thành thuận theo những bản năng tự nhiên, từ đó đưa ra

12

Trang 17

phương pháp giáo dục trẻ một cách hợp lí, chú trọng đến giai đoạn phát triển nhạycảm, có những tác động tích cực đối với sự trưởng thành của các bé.

Một số nhà nghiên cứu như Keith B Magnus, Emory L Cowen, Peter A.

Wyman, Douglas B Fagen and Wiliam C (1998) không đi sâu vào quan hệ mà cho

rằng, MQH cha mẹ - con như thế nào phụ thuộc vào cả hai phía — cha mẹ và con.

Cho nên về phía cha mẹ, khi xem xét MQH cha mẹ - con phải chú ý đề cập đến thái

độ của cha mẹ, sự quan tâm của cha mẹ và kỷ luật của cha mẹ đối với con Theo cáctác giả này, thái độ của cha mẹ đối với con tương ứng với sắc thái tình cảm và đặc

trưng của MQH cha mẹ - con Mặt tích cực của thái độ là sự Am áp, hỗ trợ và chấpnhận; mặt tiêu cực là thù địch và thờ ơ Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sựấm áp, ủng hộ và chấp nhận của cha mẹ đã khuyến khích con thích nghi một cách

có hiệu quả với những điều kiện căng thang.

1.1.1.2 Nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trên thé giới

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người Do đó, nó là tài

sản quý báu của nhân loại Đó là cả kho tàng trí tuệ, luôn tồn tại và phát triển cùng

với sự thay đôi và phát triển của con người Ngôn ngữ cũng chính là van đề mà có

rất nhiều nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: tâm lí học, triết học, xã hội

học, ngôn ngữ học, giáo dục học, di sâu, tìm tòi, nghiên cứu Đã có nhiều côngtrình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của cáctác giả: A.N.Xookolop, F.D Usinxky, R.O Shor, O.B.Encénhin, Piagie, M.M.

Konxova, M.I.Bozovich, A.Z Ruxkai ,Winhem Preyer

Nhiều kết quả nghiên cứu khác chi ra rằng, su ấm áp, ủng hộ va chấp nhậncủa cha mẹ đã khuyến khích con thích nghỉ một cách có hiệu quả với những điềukiện căng thang của cuộc sống (Maste & Coatsworh 1998; Werner & Smith, 1992;Wyman & cộng sự, 1991, 1992, in press) Sự quan tâm cua cha mẹ thé hiện qua thời

gian mà họ dành cho những hoạt động chung (nói chuyện, chơi đùa ) với con và

những quan tâm của họ đến các lĩnh vực hoạt động chính trong cuộc sống của trẻ(Grible et al., 1993) Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đối với con, Bowlby(1988), Carlson & Sroufe (1995) cho thay sự quan tâm tích cực của cha mẹ củng cố

sự liên kêt giữa cha mẹ với con và làm cho trẻ cảm nhận được sự an toàn và giá trị

13

Trang 18

của bản thân ở mức độ cao hơn Grolnick va Ryan (1989) đã chỉ ra rằng, sự quantâm của cha mẹ đối với con có liên quan đến năng lực đánh giá và kết quả học tậpcủa trẻ Cha mẹ quan tâm đến con sẽ giúp trẻ đồng nhất và tiếp thu các giá trị xã hộimột cách thuận lợi Theo Patterson (1982), sự quan tâm của cha mẹ đến con ảnhhưởng tích cực đến sự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của trẻ Ngoài việc có liênquan đến sự kiểm soát, sự quan tâm của cha mẹ đối với con còn tác động tích cựcđến năng lực xã hội của trẻ (Pulkkinen, 1982) Tuy nhiên, nếu cha mẹ quan tâm

không đúng mức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con.

Mặc dù có bằng chứng đáng ké chỉ ra tam quan trọng của môi trường nói

chung và MQH của cha mẹ nói riêng nhưng đối với trẻ có ngôn ngữ sớm và kỹnăng đọc viết, đọc kỹ nghiên cứu cho thấy những hiệu ứng này khác nhau đôi chútgiữa các nền văn hóa khác nhau và các nhóm kinh tế Theo một số nghiên cứu, trẻem thuộc tầng lớp trung lưu tìm thấy những thay đổi mạnh mẽ và nhất quán, khảnăng ngôn ngữ lưu loát hơn trẻ em ở nhóm tầng lớp thu nhập thấp hơn (Baker &Iruka, 2013).

Trong độ tuổi mẫu giáo, một trong những loại hoạt động hang dau là trò chơi

đóng vai- hoạt động với đồ vật trong đó giúp trẻ xác lập mối quan hệ giữa chúng dé

giải quyết các nhiệm vụ mới da dang hon Cảm xúc của trẻ được thé hiện tronglogic của cốt truyện - chơi (ví dụ, giả vờ bị đau) có thê khác biệt đáng kể so với cảmxúc thực tế đã trải qua (ví dụ, trải nghiệm niềm vui khi chơi bệnh viện vui vẻ)(Elkonin, 1989) đòi hỏi sự khác biệt động cơ và mục tiêu trong cấu trúc hoạt động.Một đứa trẻ không chỉ là bắt chước các hoạt động của người lớn mà trẻ tham gia

vào một hoạt động dựa trên động cơ của chính mình Lisina (1982) cũng đưa ra nhu

cầu giao tiếp hàng đầu của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau: đặc biệt, trẻmẫu giáo trải nghiệm nhu cau tôn trọng (độ tudi, 3-5 tuổi) và hiểu biết (độ tudi, 5 - 7

tuổi) Do đó, ngay cả các hoạt động chơi và hướng đối tượng, chăng hạn như vẽhoặc giải câu đố giúp cho khả năng tường tượng và ngôn ngữ trẻ phong phú hơn.

Cha mẹ không chỉ là một phần quan trọng trong việc yêu thương chăm sóc con cáimà họ còn là tác nhân xã hội quan trọng nhất trong cuộc đời đứa trẻ Ngoải việc

nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, cha mẹ còn dạy cho trẻ nên làm gì, như thê nao, đúng

-14

Trang 19

sai, các quy tắc ứng xử giao tiếp trong xã hội, cha mẹ là tam gương phản chiếu cho

trẻ noi theo.

Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu quan tâm đến MQH củacha mẹ - con, đồng thời các nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ nói chung cũngnhư ngôn ngữ của trẻ nói riêng Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra tầm quan trọngtrong giáo dục của cha mẹ tác động đến ngôn ngữ của trẻ, nhất là giai đoạn mầm

non mẫu giáo.

1.1.2 Nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ

của trẻ ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con ở Việt Nam

Các nghiên cứu xã hội học cho thấy, mối quan hệ cha mẹ - con trong xã hội

Việt Nam ngày càng dân chủ hơn Trẻ mầm non được quan tâm chú ý đến nhiềuhon và được hỏi ý kiến về các hoạt động của gia đình Về cơ bản mô hình quan hệcha mẹ - con cái hiện đi theo hướng cha mẹ dân chủ, tôn trọng và gần gũi con, song

vẫn giữ tôn ti trật tự có thứ bậc trên dưới rõ ràng (Nguyễn Hữu Minh, 2013; Đặng

Bích Thủy, 2012).

Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nghiên cứu trong lĩnh vực

giáo dục đã được thực hiện tìm hiểu về mối quan hệ cha mẹ - con ở Việt Nam Cácnghiên cứu tập trung so sánh phương pháp giáo dục truyền thống và hiện đại, sựkhủng hoảng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp trong bối cảnh xã

hội hiện nay Theo tác giả Lê Ngọc Văn (2011), phương pháp giáo dục của gia

đình Việt Nam truyền thống đặc biệt sử dụng quyền uy của chủ thê giáo dục, tức làngười đứng đầu gia đình Ngoài ra, gia đình Việt Nam truyền thống còn chú trọng

đến phương pháp “nêu gương” khi dạy đạo làm con Giáo dục thông qua lao động,bang lao động là phương pháp phô biến, được coi trọng trong gia đình Việt Namtruyền thống.

Trong lĩnh vực tâm lý, đặc biệt tâm lý học lâm sang, năm 1989, trong cuốnGiáo trình Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, Nguyễn Khắc Viện đã trình bày mộtca đặc biệt với phương pháp phân tích ca nói về mối quan hệ mẹ con từ trong bụng

mẹ đến thời kỳ sơ sinh Người mẹ là bác sỹ nhi khoa, sinh một bé gái, suốt một năm

15

Trang 20

đầu không chịu bú, không chịu ăn Nguyên nhân căn bệnh của bé là do sự khủnghoảng quan hệ mẹ con từ khi còn trong thai nên bé từ chối bú mẹ, từ chối ăn

“Suốt thời gian thai nghén và trong cả năm đầu sau sinh, người mẹ sống trong tìnhcảm tram cảm nặng, tâm tư rối như tơ vò (do phát hiện chồng ngoại tình, ly hôn,

từng muốn bỏ thai, thất vọng vì con giống bó), bồng bế đứa con không thoải mái, vì

vừa muốn có một đứa con vừa muốn ruồng bỏ con Đứa con cảm nhận ngay từ đầulà không được người mẹ chấp nhận và biếng ăn là cách phản ứng trước ứng xử củamẹ” (Nguyễn Khắc Viện, 2008) Đây là một ca điển hình được Nguyễn Khắc Việnphát hiện ở Việt Nam năm 1989 có liên quan đến mối quan hệ mẹ con mà học

thuyết gắn bó của John Bowlby (1982) nói đến, cũng liên quan đến vấn đề thai giáo,tình cảm người me tác động đến đứa con ngay từ những năm tháng 0 tuổi Đặc biệt,

nghiên cứu sâu về vấn đề này còn có tác giả Vũ Thị Chín (2005) với các công trìnhliên quan đến tâm lý sản phụ và quan hệ sớm mẹ con Như vậy, ở Việt Nam mốiquan hệ mẹ con trong mối tương quan với sự phát triển của trẻ đã được quan tâm

đến từ lâu.

Tác giả Ngô Công Hoàn (1993) trong “Tâm lý học gia đình” đã đề cập tới sự

tác động qua lại giữa mối quan hệ của cha mẹ với sự phát triển của trẻ Theo ông,

mối quan hệ tốt đẹp cua cha mẹ va con cai được thiết lập, có khả năng hình thành

tính độc lập, tự chủ, tính năng động, tích cực xã hội cao cho con cái Khi cha mẹ có

hành vi giáo dục độc đoán, quyền uy quá mức, áp đặt, khắt khe thì con cái sẽ có sự

phát triển lệch lạc như dé duy ky và bat lực, tách ra khỏi bản thân, tránh tiếp xúc với

thực tế, khuynh hướng muốn trốn vào mơ mộng, mộng tưởng, khó khăn khi tiếp xúc

với xã hội và những trẻ cùng tuổi, thụ động, thiếu sáng kiến, bất lực trong tự vệ,

mặc cảm tự ti, phụ thuộc, có khuynh hướng thoái lui.

Gắn kết gia đình là điều kiện cần thiết giúp trẻ học hỏi, hòa nhập và sống tốt

trong xã hội Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học đã chỉ ra rằng sự gắnkết gia đình đem lại cho trẻ sự tin tưởng, cảm giác an toàn và hạnh phúc (Lê Minh

Nguyệt, 2013; Trương Thị Khánh Hà, 2012) Sự gắn kết giữa cha mẹ và con cáigiúp giảm nguy cơ trẻ vị thành niên có những hành vi lệch chuẩn ở trường học (Lưu

Song Hà, 2008) Sự gắn bó cha mẹ và con cái càng chặt chẽ sẽ giúp trẻ vị thành

16

Trang 21

niên định hướng các giá trị bản thân cao hơn Không những thế, trẻ có khả năngkiểm soát tốt hơn các cảm xúc buồn bã, hay xung đột tâm lý (Đinh Hồng Vân,

2013) Mẫu hình cha mẹ dân chủ tỏ ra nhiều ưu thế và được các cha mẹ áp dụngnhiều hơn (Lưu Song Hà, 2003; Trần Thành Nam, 2015) Trong các nghiên cứuthuộc lĩnh vực tâm lý học, nhiều đề tài nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu mối quan

hệ cha mẹ - con như các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư ( 2016),

Trương Thị Khánh Hà ( 2012), Vũ Thị Khánh Linh ( 2012), Lưu Song Hà ( 2008),

Trần Thành Nam ( 2015)

Như vậy, các tài liệu, khảo cứu, các nghiên cứu trong các chuyên ngành của

tâm lý lâm sàng, tâm lý học gia đình, tâm ly học xã hội, tâm lý học phát trién, đều

dé cao và nhân mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình, mối quan hệ giữa

cha mẹ - con khi đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.1.1.2.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ của trẻ ở Việt Nam

Như chúng ta thấy rằng ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng, nó là

phương tiện để con người nhận thức thế giới xung quanh, ngôn ngữ còn là phương

tiện phát triển tình cảm xã hội, đạo đức, thầm mĩ cho trẻ Quan trọng hơn cả ngôn

ngữ còn là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của

cộng đồng ( Trịnh Thị Hà Bắc, 2013) Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất đểtrẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, dé trẻ giao lưu với những người xung quanh, dé tư

duy, tiếp thu khoa học và bôi bé tâm hồn, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ

( Nguyễn Thị Hòa, 2009)

Ở Việt Nam hiện nay, các tài liệu nghiên cứu đã được nhiều tác giả đề cậpđến vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ, như đặc điểm, nội dung, hình thức vàphương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 0-6 tuổi và đang được sử dụng làm tài liệu

tham khảo và giảng dạy về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ em như:

Tác giả Nguyễn Huy Can ( 2001) cho rằng: “Sự phát triển ngôn ngữ phải traiqua các giai đoạn từ thấp đến cao, phù hợp với các giai đoạn nhất định của lứa tuôi;

có thể tìm thấy nguồn gốc của sự phát triển ngôn ngữ ở các giai đoạn trước” Pháttriển ngôn ngữ mạch lạc là hình thức ngôn ngữ cao nhất, phức tập nhất đối trẻ Việcphát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là rất quan trọng.

17

Trang 22

Tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh(1998) với: “Tiếng việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ”, đề cập tới tiếngViệt Dựa vào đó tác giả xây dựng các phương pháp nhằm phát triển và hoàn thiệnlời nói cho trẻ.

Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức ( 2008) với

“Phương pháp phát triển ngôn ngữ” Tác giả đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp

trẻ tăng vốn từ của trẻ.

Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan ( 1997) : “Những bước phát triển ngôn

ngữ cả trẻ từ 1-6 tuổi”, nội dung luận án nói về các bước, giai đoạn hình thành phát

triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tudi .

Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh ( 2008) : “Cơ sở của việc tác động sưphạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non” Dựa trên cơ sở của ngành sưphạm tác giả đã nghiên cứu tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em man non.

Theo giáo trình: “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non” ( 2007) nhà xuất bản

đại học Sư phạm Hà Nội, trang 46, có hai hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đó

là: Các tiết học và các hoạt động ngoài tiết học (đổi mới hình thức giáo dục mầm

non sử dụng các thuật ngữ hoạt động chung và hoạt động góc).

Qua quá trình tìm hiểu về lịch sử của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi nhậnthay, các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và sự phát trién ngôn ngữ trẻ em rất đadạng, phong phú ở nhiều khía cạnh khác nhau, song vấn đề nghiên cứu về phát triển

ngôn ngữ của trẻ trong mối tương quan với mối quan hệ cha mẹ -con còn là một

hướng nghiên cứu mới mẻ.

Trang 23

trẻ còn là một chủ đề mới mẻ, chưa nhiều tác giả khai thác Từ bối cảnh các nghiêncứu thực tế về vấn đề này còn hạn chế như vậy, chúng tôi đề xuất đề tài nghiên cứutrong khuôn khổ luận văn này dé đi sâu vào tìm hiểu về MQH của cha mẹ - con,xem xét mối liên hệ của nó với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Thông qua đó hướngtới việc đề xuất những kiến nghị cải thiện MQH cha mẹ - con, hướng tới việc tạo

điều kiện thuận lợi nhất có thé đối với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Mỗi quan hệ cha mẹ - con

Gia đình dưới góc nhìn của Tâm lí học xã hội chính là nhóm cơ sở mà các

thành viên của nó gắn bó với nhau hết sức mật thiết về mọi mặt, tác động sâu sắc đếnnhân cách con người, mà trước hết là đời song tình cam của ho Gia đình là một

nhóm xã hội mà các cá nhân trong nhóm chính là các thành viên của gia đình Những

thành viên này thường sống chung một nhà, QH vợ chồng, QH huyết thống cha mẹvà con khiến sự tác động qua lại giữa các thành viên trong gia đình có những đặc

điểm riêng Trong gia đình cá nhân bộc lộ toàn bộ nhân cách của từ tính cách cho tới

những thói quen sinh hoạt hàng ngày bao gồm cả sức mạnh trí tuệ lẫn sức mạnh cơ

bắp, cả lòng tốt và sự nhạy cảm, bao dung độ lượng Sự bộc lộ được thể hiện một

cách tự nhiên nhất, rõ rang nhất và tron vẹn nhất kế cả những nét nhân cách tốt lẫnnhững nét nhân cách xấu Tác giả Lưu Song Hà ( 2005) cũng đã đưa ra cách hiểuQHCM-C là “tất cả cách ứng xử, sự tác động thé hiện qua thái độ, hành vi, cử chi,

cách phản ứng của cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc

sống Những cách ứng xử này có tác động đến con theo các cách khác nhau tùy thuộcvào sắc thái cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của các em về chúng”.

Khi tìm hiểu những yếu tố tâm lý, xã hội, văn hóa nào đang tác động và tácđộng như thé nào đến các mối QH gia đình, Lê Thi (1998) đã bàn tới QHCM-C, đặcbiệt với lớp trẻ ở tuổi vị thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình Theo tác giả,

quan hệ giữa cha mẹ và con là sự thông cảm, lắng nghe, thuyết phục lẫn nhau, bằng

lẽ phải, tình thương, họ quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn củanhau mà không phải tuyệt đối như chỉ có “trên bảo dưới vâng” Có thé nói Lê thi đãđưa ra một quan niệm về MQHCM- C dé định hướng cho một quan hệ tốt đẹp mà

19

Trang 24

mỗi gia đình cần hướng tới Dựa theo cách hiểu về MQHCM-C hai tác giả trên đưara, chúng ta có thể nhận thấy MOHCM-C là một bộ phận của QH xã hội, nó chínhlà QH giữa người với người trong một nhóm xã hội mà cụ thé là MQHCM-C tronggia đình Tuy nhiên, QH này trong gia đình mang nặng sắc thái xúc cảm - tình cảm,tác động tới tận nơi sâu thắm, thầm kín nhất của con người Trong gia đình, sự tác

động qua lại lẫn nhau là một quá trình cho và nhận, nhưng không đơn thuần chỉ là

sự trao đôi qua lại đôi bên cùng có lợi như trong các nhóm xã hội khác Nhìn vàoQH tương tác giữa các thành viên trong gia đình ta còn thấy trong đó mối dây liênhệ mật thiết của tình yêu thương, lòng kính trọng, sự bao dung độ lượng, đức hi

sinh Chính những điều đó khiến cho các chuẩn mực chủ quan của cá nhân linh

hoạt hơn, dé thích nghi hơn với các yêu cầu cụ thé của tình huống thực tế trong giađình Từ những phân tích trên, chúng tôi hiểu khái niệm mối quan hệ cha mẹ -concon là tổ hợp các cách ứng xứ thể hiện kiểu quan hệ cha mẹ với con được biểu hiệnqua thái độ, hành vi, cử chỉ của cha mẹ đối với con trong các tình huồng khác nhau

của đời sống gia đình Đề tìm hiểu cách ứng mà cha mẹ thường sử dụng với con

tuổi ở tuổi mẫu giáo, đồng thời tìm hiểu kết quả của cách ứng xử đó của cha mẹ

thông qua ngôn ngữ giao tiếp của chính đứa trẻ.

Một đứa trẻ tự tin là luôn được cha mẹ quan tâm, yêu thương và thấu hiểu.Chúng thường sẽ trở thành người thành công, hoạt bát, lương thiện Vì vậy, mối quanhệ tốt giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như tính cách của trẻ.

Các thành tố của mối quan hệ cha mẹ - con được xác định trong đề tài nay là:

Cảm nhận (đánh giá chung) của cha mẹ về mối quan hệ; mức độ quan hệ; dạng thứcmối quan hệ; thời gian dành cho con (các hoạt động chung, thời gian ăn cùng, đưa đón

con); các hoạt động cùng làm khi ăn, nội dung trao đổi, chủ đề mâu thuẫn có thê có.

Những thành tổ này là những thành tổ có liên quan mật thiết với những điềukiện dé hỗ trợ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

1.2.2 Ngôn ngữ

1.2.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ và đặc điểm của ngôn ngữ

Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người Ngôn ngữ và lao

động là hai yêu tô cơ bản và quyết định sự ra đời, tôn tài và phát triên của con người

20

Trang 25

trong xã hội Ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa

học như: Xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lý học, giáo dục học

Vào những năm 1960, Noam Chomsky đã đưa ra lý thuyết khái quát về ngônngữ Theo lý thuyết này, hình thức ngôn ngữ cơ bản nhất là một tập hợp các quy

tắc cú pháp phố biến cho tat cả mọi người và làm nền tang cho ngữ pháp của tất ca

các ngôn ngữ của con người Bộ quy tắc nay được gọi là Ngữ pháp phổ quát ; đối

với Chomsky, mô tả nó là mục tiêu chính của bộ môn ngôn ngữ học Do đó, ông

cho rằng các ngữ pháp của các ngôn ngữ riêng lẻ chỉ có tầm quan trọng đối vớingôn ngữ học khi chúng cho phép chúng ta suy ra các quy tắc cơ bản phô biến từ đó

tao ra sự biến đổi ngôn ngữ có thé quan sát được Noam Chomxky cho rằng: “ Trẻ

em đóng vai trò chính là nhân tố trong sự phát triển ngôn ngữ của mình” Dường

như suy nghĩ là có sẵn, được tập hợp từ các mô hình tách biệt, được di truyền từ các

thé hệ trước, Nó sẽ bùng nỗ khi có kích thích phù hợp và ông cho rằng không cần

có sự dạy dỗ có chủ định của các bậc cha mẹ.

Theo Vygotsky (1934), ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh, ngôn ngữ có 2 mặt:

mặt bên trong và mặt bên ngoài Mặt bên trong là khía cạnh ngữ nghĩa và mặt bên

ngoài là khía cạnh ngữ âm Hai mặt này thống nhất với nhau giúp ngôn ngữ thựchiện chức năng giao tiếp.

Tác giả Trần Hữu Luyến trong cuốn “Tâm lý học đại cương” (Nguyễn

Quang Uan, 2001) đã nêu rõ: “ ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu, dùng làmphương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy Ngôn ngữ được dùng chỉ các sự vật

hiện tượng, tức là làm vật thay thế cho chúng Các kinh nghiệm lịch sử xã hội loàingười cũng được cô định lại và truyền lại cho các thé hệ mai sau nhờ ngôn ngữ.”

Ngôn ngữ có bao gồm:

- Ký hiệu: là bất kỳ cái gì của hiện thực được dùng dé thực hiện hoạt động

của con người.

- Ký hiệu từ ngữ: là một hiện tượng khách quan trong đời sống tinh thần củacon người, là một hiện tượng của nên văn hoá tinh thần của loài người, là một

phương tiện xã hội đặc biệt Ký hiệu từ ngữ cũng tác động vào hoạt động, làm thay

21

Trang 26

đổi hoạt động, nhưng là hoạt động tinh thần, hoạt động trí tuệ, hoạt động cao cấp

cua con người.

Như vậy, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu về ngôn ngữ, chúng ta nhận thayrằng ngôn ngữ là một dạng hoạt động tâm lý, là hiện tượng tâm lý có tính chủ quan.

Hoạt động ngôn ngữ của một chủ thể phản ánh đặc điểm tâm lý về tính cách, sởthích về tình cảm, nói năng của chủ thê đó Vì thế qua hoạt động ngôn ngữ các nhàkhoa học nghiên cứu đặc điểm tâm lý: tư duy, tưởng tượng, chú ý, ghi nhớ của các

chủ thé hoạt động Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là dạy trẻ sử dụng ngôn ngữ dé giao

tiếp, tư duy thông qua chức năng của lời nói.

1.2.2.2 Khái niệm vé ngôn ngữ sử dụng trong dé tài

Có rất nhiều lý thuyết cũng như các lĩnh vực khác nhau bàn về khái niệm

ngôn ngữ nhưng trong khuôn khổ đề tài luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệmngôn ngữ theo lý thuyết tâm lý học hoạt động như sau: “ Ngôn ngữ là một hệ thống

ký hiệu (âm thanh hoặc chữ viết) dưới dạng từ ngữ, chứa đựng ý nghĩa nhất định,

được con người con người quy ước và sử dụng trong quá trình giao tiếp Ngôn ngữ

là công cụ của tư duy ”.

Khái niệm ngôn ngữ được cụ thé hóa trong dé tài nghiên cứu của chúng tôi ởkhía cạnh ngôn ngữ biéu đạt và ngôn ngữ tiếp nhận thông qua lời nói.

1.2.3 Trẻ mẫu giáo

1.2.3.1 Khái niệm trẻ mẫu giáo theo các lý thuyết tâm lý học

Từ trước đến nay các nhà tâm lý học luôn muốn chia các giai đoạn phát triển

của trẻ nhỏ ra thành từng thời kỳ, từng giai đoạn Tuy nhiên, ngay cả trong tâm lý

học, các tác giả khác nhau theo các trường phái khác nhau đã đưa ra những căn cứ

khác nhau cho sự phân chia này.

S Freud người sáng lập ra học thuyết phân tâm học đã căn cứ vào độ chín

muôi của các cơ quan sinh lý của trẻ dé phân kỳ lứa tuổi Freud đã dựa vào hoạt

động tính dục, dựa vào bản năng cơ thê của trẻ Ở mỗi giai đoạn, những khoái cảm"cơ thể" xuất phát từ một bộ phận đặc biệt và tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là cónhững đặc trưng tâm lý riêng Trường phái phân tâm học đề xuất các giai đoạn pháttriển bao gồm: môi miệng, hậu môn, dương vật tượng trưng, an tang và phát dục.

22

Trang 27

Mẫu giáo là giai đoạn trẻ bước vào môi trường xã hội hóa đầu tiên sau môi trườngchăm sóc của gia đình, giai đoạn này theo học thuyết phân tâm học ứng với giaiđoạn dương vật tượng trưng hay giai đoạn phức cảm Oedipe trong sự phát triển củatrẻ (Freud, 1934) Giai đoạn này thường ứng với tuổi 2,3 — 5,6 tudi.

Tác giả J.Piaget (1976), đại diện cho trường phái tâm lý học phát triển thì

dựa vào sự phát triển trí tuệ của trẻ dé phân kỳ:

- Giai đoạn 1, từ 0 đến 2 tuổi gọi là thời kỳ giác động tức là phối hợp cảm

giác và vận động.

- Giai đoạn 2, từ 3 đến 11 tuổi gọi là thời kỳ những thao tác cụ thé (phânđoạn quan trọng nhất là từ 7-8 tuổi).

- Giai đoạn 3, từ 11 tuổi đến 14 tuổi -15 tuổi gọi là thời kỳ những thao tác

hình thức tức là tư duy logic Đến đây trí khôn của trẻ đã đạt đến mức phát triển

hoàn chỉnh.

Theo cách chia của J.Piaget thì vô hình chung đã tách rời sự phát triển trí tuệ

với sự phát triển các lĩnh vực khác như cảm xúc, nhu cầu Học thuyết này chưa giải

thích được sự chuyên đổi từ giai đoạn phát triển trí tuệ này sang giai đoạn phát triểntrí tuệ khác; tại sao trẻ em lại chuyên từ giai đoạn chưa có thao tác sang giai đoạnthao tác cụ thé, rồi lại sang giai đoạn thao tác hình thức.

Căn cứ vào đặc điềm nội dung - đối tượng của những loại hình hoạt động cơ

ban được phát hiện ngày nay, Ð.B.Encônin đã chia các loại hình hoạt động thành

hai nhóm lớn, có giai đoạn nhóm này là chủ đạo, có giai đoạn nhóm kia là chủ đạo.

Nhóm thứ nhất gồm những hoạt động trong đó diễn ra quá trình tìm hiểu tích cực ýnghĩa cơ bản trong hoạt động của con người và quá trình tiếp thu những nhiệm vụ,động cơ và chuẩn mực quan hệ giữa người với người Đó là những hoạt động tronghệ thong "rẻ em - người lớn xã hội" Con nhóm thứ hai gồm những hoạt động

trong đó diễn ra quá trình tiếp thu những phương thức hành động do xã hội tạo rađối với những đồ vật và quá trình tiếp thu những tri thức về mặt này hay mặt khác

trong đồ vật Đó là những hoạt động trong hệ thống "rẻ em - đồ vật xã hội" Trênco SỞ tiếp thu những phương thức hành động do xã hội tạo ra đối với những đồ vật

này, sẽ diễn ra quá trình tim tòi sâu sắc hon của trẻ em với thê giới đô vật, diễn ra

23

Trang 28

quá trình hình thành năng lực trí tuệ của chúng, quá trình trưởng thành của trẻ em

như một thành viên trong lực lượng sản pham của xã hội.

1.2.3.2 Khái niệm trẻ mẫu giáo sử dung trong dé tài

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm về trẻ mẫu giáo

dựa theo độ tuổi và dựa vào hoạt động trẻ đến trường học như sau:

Trẻ mẫu giáo là trẻ trong độ tuổi từ 3 — 5 hay 6 tuổi, theo học tại trường mau

giáo Đây là lứa tuôi vượt qua thời kỳ trẻ nhỏ để tiến tới chặng đường phát triển

tương đối 6n định Giai đoạn này là thời kỳ phát triển rực rỡ với những nét đặc

trưng cho tuổi mẫu giáo mà bao trùm là các hoạt động học tập, vui chơi, với sự pháttrién nhanh chóng về ngôn ngữ, vốn từ, từ vựng, cách diễn dat mà trẻ sử dung trongsinh hoạt hằng ngày ở trường mầm non nói chung và môi trường gia đình nói riêng.

Phát triển tốt ở lứa tuổi mẫu giáo là điều kiện hết sức quan trọng dé tạo ra sự

chuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuôi sau, chuẩn bị dần cho trẻ vào trường tiểu học.

Tiểu kết mục 1.2

Như vậy, trong phần này, chúng tôi đã tổng kết và xây dựng các khái niệm

sử dụng trong đề tài như sau:

Quan hệ cha mẹ - con là moi liên hệ pháp lý giữa một người (gọi là con) và

một người khác (gọi là cha hoặc mẹ): tùy theo người khác đó là nam hay nữ quan

hệ được thiết lập la quan hệ cha-con hoặc quan hệ mẹ-con Quan hệ cha mẹ - concó

thể được xác lập một cách tự nhiện từ sự kiện thành thai và sinh nở (gọi là quan hệ

cha mẹ - conruột) hoặc một cách nhân tạo từ việc nhận con nuôi Nói cách khách,

moi quan hệ cha — mẹ con được hiểu trong dé tài là moi quan hệ giữa người giám

hộ, chăm sóc và trẻ được chăm sóc.

“ Ngôn ngữ là một hệ thong ký hiệu (âm thanh hoặc chữ viết) dưới dạng từngữ, chứa đựng ý nghĩa nhất định, được con người con người quy ước và sử dụngtrong quá trình giao tiếp Ngôn ngữ là công cụ của tư duy”.

Trẻ mẫu giáo là trẻ trong độ tuổi từ 3 — 5 hay 6 tuổi, theo học tại trường mẫugiáo Day là lứa tuổi vượt qua thời kỳ trẻ nhỏ dé tiến tới chặng đường phát triểntương đối ồn định.

24

Trang 29

1.3 Các học thuyết về sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Ngôn ngữ là công cụ của quá trình giao tiếp và tư duy được loài người sửdụng không chỉ phối hợp hành động ma còn dung dé truyền đạt và tiếp thu những trithức của nhân loại Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em diễn ra đưới sự tác động của rat

nhiều yếu tố như yếu tố bam sinh, quá trình học hỏi xã hội, quá trình tương tac giữa

trẻ em và những người xung quanh nhất là cha mẹ của trẻ Trên thế giới các nhà tâmlý học đã nghiên cứu về ngôn ngữ và đưa ra những học thuyết khác nhau về sự pháttriển ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trẻ em nói riêng như:

- Tư tưởng của L.S Vưgôtxki (1934) đề cao vai trò của dạy học Ông cho sựphát triển của con người diễn ra trong quá trình nắm vững tất cả các phương tiệnnày (cả công cụ và ký hiệu) bằng con đường giáo dục Trong khi nghiên cứu sâu sắc

sự hình thành các tác động như là các ký hiệu, ông đã nhận thấy: thoạt đầu ý nghĩa

của động tác do hoàn cảnh khách quan tạo ra, còn sau đó những người xung quanh

đứa trẻ tạo ra Vugétxki cũng theo đõi quy luật này qua những ví dụ về sự hìnhthành ngôn ngữ ở đứa trẻ Từ ngữ biểu đạt quan hệ với sự vật Mức độ thứ nhất:

mối liên hệ khách quan này giữa từ ngữ và sự vật được người lớn sử dụng như là

phương tiện giao tiếp với đứa trẻ; mức độ thứ 2: từ ngữ trở nên hiểu được đối với

đứa trẻ; mức độ thứ 3: thoạt đầu từ ngữ là phương tiện tác động tới những ngườikhác đã trở thành phương tiện điều khiển bản thân Chuyên nghiên cứu sự phát triển

tâm lý của trẻ thơ va học sinh, D.B Encônin (sinh năm 1904) đã tiến hành những

công trình nghiên cứu cơ bản về trò chơi và ngôn ngữ của trẻ, đặc điểm tâm lý củahọc sinh cấp I và tuổi thiếu niên Những công trình do ông tiến hành cùng với V.V.Davudov về kha nang lứa tudi trong việc lĩnh hội tu thức da dẫn tới một quan niệm

mới về các cơ sở tâm lý của việc dạy học.

- Những công trình nghiên cứu của Piaget chủ yếu chỉ nhằm vào vấn đề trí

tuệ ngôn ngữ Với các tác phẩm "Sự nảy sinh của trí tuệ ở trẻ em" (Piaget, 1936) và

"Sự hình thành các hiện thực ở trẻ" (Piaget, 1937), ông bắt đầu nghiên cứu sang thời

kỳ trước khi có ngôn ngữ Từ những quan sát tỷ mỹ trên 3 người con minh, Piagetđã phát hiện ra 6 giai đoạn trong sự hình thành trí tuệ cảm giác - vận động của trẻ

em mà thường kết thúc vào khoảng một năm rưỡi Ở Piaget chúng ta thấy giữa

25

Trang 30

logic và tâm lý học phát sinh có mối liên hệ rất mật thiết Những công trình nghiêncứu của ông về trẻ em đã được tiễn hành dưới góc độ logic Các kết quả thu nhậnđược về sự phát triển cái logic của trẻ ma Piaget đã thử tiễn tới một sự tổng hợp banđầu về logic học trong một số tác phẩm của ông Chính trong tác phâm "Nhập môncho nhận thức luận phát sinh" (Piaget, 1950), đã sử dụng tất cả những phát kiến của

mình trong tâm lý học trẻ em dé làm một sự tổng hợp mạnh mẽ trong đó ông đưa ra

một cách giải thích độc đáo VỀ sự phát triển của các khoa học; về mối quan hệ giữacác khoa học và về phương hướng phát triển của chúng.

Song song với những công trình nghiên cứu về trí tuệ và logic, J.Piaget cũngđã có những công trình nghiên cứu quan trọng về tri giác và mối quan hệ của nó đối

với trí tuệ Những nghiên cứu này đã được tông hợp trong tác phẩm "Các cơ chế của

tri giác" (1961) Mối quan hệ giữa trí tuệ và tình cảm cũng đã được ông nghiên cứu

tới, đặc biệt trong các giáo trình giảng ở trường Sorbonne (Pháp) năm 1953 - 1954.

- Quan điểm học hỏi xã hội: Những nhà tâm lý theo thuyết học hỏi xã hộinhấn mạnh hai quá trình bắt chước và củng cé trong học thuyết về việc phát triển

ngôn ngữ ở trẻ em.

B.F Skinner phát biểu rằng trẻ em học được cách nói đúng vì chúng đượccủng cố khi nói đúng ngữ pháp, ông tin rằng người lớn bắt đầu định hình câu nóicủa trẻ em bằng việc củng cố có lựa chọn những âm tiết bap be gần giống những từcó nghĩa Một khi trẻ em đã được định hình âm tiết thành từ, người lớn ngừng củng

có cho đến khi trẻ em kết hợp lại các từ với nhau, trước tiên thành những câu đơn

giản, sau đó thành những câu phức hợp Những nhà lý thuyết học hỏi xã hội khácnhư Bandura, Whitehurst, Vasta bổ sung là trẻ em thu thập phần lớn kiến thức ngônngữ của chúng bằng cách nghe cần thận và bắt chước ngôn ngữ của người lớn Vìvậy theo những nhà lý thuyết học hỏi, những người chăm sóc trẻ em nói bằng cách

làm mẫu và cũng cố những lời nói đúng ngữ pháp của trẻ em.

Mặc dù vậy, học thuyết học hỏi không thé giải thích sự phát triển hiểu biết về

cú pháp của trẻ em.

- Trong nền tâm lý học phương Tây không thé không nói đến S.Freud (1856- 1939) bác sĩ tâm thần học người Áo, người khởi xướng phân tâm học trẻ em Học

26

Trang 31

£99 Goes

thuyết phân tâm học quan niệm nhân cách của con người bao gồm “cái nó”, “cáitôi” và “cái siêu tôi” Thực tế này có hai mặt, một bên là khả năng tự nhiên, một bênlà những ràng buộc của xã hội Trẻ em sinh ra hoàn toàn bắt lực, phụ thuộc vào sự

chăm sóc của người lớn, không phải được thoả mãn ngay mọi đòi hỏi Có những đòi

hỏi phải trì hoãn nhiều khi bị cắm đoán, có những tình cảm, ý nghĩ không đượcphép bộc lộ, tóm lại nhiều tâm tư phải dồn nén xuống, biến thành vô thức Phân tâmhọc có gang tìm hiểu những cơ cấu và cơ chế tâm ly được hình thành trong vô thứcqua quá trình phát triển của trẻ từ bé đến lớn, trong cuộc sống bình thường cũng như

trong trường hợp bệnh lý Ngôn ngữ được coi là “triệu chứng” hay nói cách khác, là

sự thê hiện ra bên ngoài loại hình cấu trúc tâm trí của con người.

Trong trường phái phân tâm học, tác giả nghiên cứu và đề cập nhiều đếnngôn ngữ cũng như phát triển nó theo một hướng đặc trưng là J.Lacan Tác giả đãlàm rõ quá trình phát triển ngôn ngữ của con người nói chung và của trẻ nói riêngtrong lý thuyết về 3 yếu tố: “biểu tượng — hình ảnh — thực tế” (Lacan & Granoff,

1956) Theo đó, trẻ bắt đầu có ngôn ngữ khi thiết lập được mối quan hệ với “người

khác”, ở đây cụ thê thường là người chăm sóc trẻ, là bố mẹ của trẻ.Tiểu kết mục 1.3

Từ những học thuyết về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được các nhà tâm lýhọc lỗi lạc nghiên cứu và nêu trên, ngày này những quan điểm, lý thuyết đó đã được

giáo dục hiện đại đưa vao trong chương trình giáo dục của mình và áp dụng một

cách linh hoạt sáng tạo trong quá trình dạy học Từ đó, giúp người dạy học có théhiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lý của trẻ các độ tuổi, áp dụng trong lớp học, giúp hoạt

động học được hiệu quả hơn.

Các học thuyết khác nhau đưa ra những cách nhìn nhận khác nhau về sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ nhưng tựu chung lại, các học thuyết đều nhấn mạnh đến tam

quan trọng của sự phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn trẻ nhỏ, trẻ mẫu giáo.

1.4 Đặc điểm tâm lý và ngôn ngữ của trẻ em trong giai đoạn mẫu giáo1.4.1 Đặc điểm tâm lý trẻ em mẫu giáo

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong giáo trình: “Tâm lý học trẻ em” ( 1999) đã

trình bày về đặc điểm tâm lý của trẻ em giai đoạn mẫu giáo trên các bình diện như sau:

27

Trang 32

- Hoạt động học tập: Trẻ tập làm quen với các tiết học đề lĩnh hội những trithức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhưng là tiền đề để trẻ vào lớp một Trẻ dần dầnnhận thức được nhiệm vụ học tập, bồn phận, trách nhiệm của học sinh phải làm gìcho cô giáo vui lòng, bạn bè yêu mến Những chức năng tâm lý diễn ra trong " tiếthọc " giống như tiết học ở lớp một, học sinh phải chú ý nghe cô hướng dẫn, giảng

giải, phải sử dụng các hình thức nhớ, các thao tác tư duy diễn ra theo yêu cầu của

tiết học Ý thức được huy động đến mức tối đa dé hiểu bài.

- Sự phát triển chú ý: Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ

biết hướng ý thức của mình vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc laođộng tự phục vụ Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú

ý hấp dẫn, nhiều thay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ Trẻ cóthé phân phối được chú ý vào 2,3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gian phân

phối chú ý chưa bền vững, dé dao động Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làmcho trẻ đã chú ý nhiều Từ âm thanh bên ngoài, trẻ biết chú ý tập trung vào sự suy

nghĩ, cảm xúc bên trong óc trẻ.

- Sự phát triển ngôn ngữ: Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ, trẻ biết đọc diễn

cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói Tính cá nhân đã bộc lộ rõ qua cácsắc thái khác nhau của trẻ, đặc biệt ở chức năng ngôn ngữ biểu cảm Việc sử dụng

ngôn ngữ trong giao tiếp và các tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vàoviệc hướng dẫn và sự gương mẫu về lời nói của người lớn.

- Sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ: Các hiện tượng tâm lý như tri

giác, trí nhớ, tưởng tượng về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi từ 4 - 5tuổi nhưng chất lượng mới hơn Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình tâm lý pháttriển mạnh mẽ và đặc trưng nhất, đó là tư duy Sự phát triển tư duy ở độ tuổi nàymạnh mẽ về kiêu loại, các thao tác và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữacác sự kiện, hiện tượng, thông tin giữa mới và cũ, gần và xa Các phâm chất của tư

duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức năng hoạt động của nó như tính mục đích, độc

lập sáng tao, tính linh hoạt, độ mềm dẻo Ở trẻ 5 - 6 tuổi phát triển cả 3 loại tư duy,tư duy hành động trực quan vẫn chiếm ưu thế.

28

Trang 33

- Sự phát triển xúc cảm, tình cảm và ý chí của trẻ

Sự phát triển xúc cảm và tình cảm: O lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạnbè Đời sống xúc cảm, tình cảm ổn định hon so với trẻ 4 - 5 tuổi, mức độ phongphú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh.

Sự phát triển ý chí: Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người

lớn giao cho nhiều việc nhỏ Trẻ dần dần đã xác định rõ mục đích của hành động.Trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố găng hoàn thành nhiệm vụ.Trẻ muốn chơi trò chơi, trẻ muốn được nghe ké chuyện nhiều hơn nhưng không

được cô giáo đáp ứng, phải chuyên trò chơi mà trẻ không thích Tính mục đích càngngày càng được trẻ ý thức và cố găng hoàn thành công việc Tinh thần trách

nhiệm bản thân dần dần được hình thành ở trẻ.

Sự xác định ý thức bản ngã: Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tự tách mìnhra khỏi người khác đã được hình thành từ cuối tuéi ấu nhi Tuy nhiên phải trải quamột quá trình phát triển thì ý thức bản ngã của trẻ mới được xác định rõ ràng Ở tuôi

mẫu giáo lớn, sự tự ý thức còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của

trẻ Ý thức bản ngã được xác định rõ ràng còn cho phép trẻ thực hiện các hành động

có chủ tâm hơn Nhờ đó các quá trình tâm lý mang tính chủ định rõ rệt.

- Bước ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ vào học lớp 1:

Thời điểm lúc trẻ tròn 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng của trẻ em Cudigiai đoạn mẫu giáo lớn, trẻ đã có những tiền dé cần thiết của sự chín mudi đến

trường về các mặt tâm sinh lý, nhận thức, trí tuệ ngôn ngữ và tâm thế để trẻ có thể

thích nghi bước đầu với điều kiện học tập ở lớp 1 Việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp1 là chuẩn bị những tiền đề, những yếu tố của hoạt động học tập dé có thé thích ứngtốt nhất, nhanh nhất đối với việc học ở lớp I.

Chuẩn bị về trí tuệ: óc tò mồ ham hiểu biết, óc tưởng tượng, chú ý, trí nhớ,

tư duy

Chuẩn bị về một số nét nhân cách: một số nét ý chí của nhân cách (Tính chủ

định, tự lập, kiên trì ), một số nét nhân cách biểu hiện thái độ đối với xã hội và bảnthân (long tự trong, tự đánh giá, tinh thần hợp tác )

29

Trang 34

Chuẩn bị chuyên biệt: là sự chuẩn bị những năng lực và phẩm chất chuyênbiệt, trực tiếp giúp trẻ đễ dàng và nhanh chóng thích ứng với việc tham gia vào các

tiết học, môn học ở lớp 1.

1.4.2 Đặc điểm về ngôn ngữ của trẻ em mẫu giáo

Sáu năm đầu đời là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ và chỉ đến

một lần trong cuộc đời Nếu ba mẹ bỏ qua giai đoạn “vàng” này, trẻ rất khó đạt tớiđộ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện về trí tuệ, thé chất, tinh thần Chonên, việc tận dụng tối đa “thời kì mẫn cảm” (hay còn gọi là “thời kỳ phát cảm”) của

trẻ dé phát triển các yếu tố nhạy cảm về trí tuệ ngôn ngữ vô cùng cần thiết Sự thâm

thấu ngôn ngữ ngay từ khi còn nhỏ của trẻ được đặc trưng bởi các mốc phát triểnngôn ngữ trong khoảng từ 0 đến 6 tuổi Phần lớn các bậc cha mẹ đều rat mong đợingày con mình có thé nói được từ đầu tiên Ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ tiếp tục pháttriển về thê lý, sinh lý, tâm lý để chuẩn bị bước vào giai đoạn học đường (mẫu giáo,tiểu học), đặc biệt là vốn ngôn ngữ của trẻ đang dan hoàn thiện và tăng lên đáng kề,

giúp trẻ thé hiện được mong muốn, nhu cầu của mình, trong giao tiếp trẻ tự tin hơn.

- Ở giai đoạn này trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng

ngày: Tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng nhất dé lĩnh hội nền văn hoá dân tộc,

dé giao lưu với những người xung quanh, dé tư duy, dé tiếp thu khoa học, dé bồi bốtâm hôn Cho nên việc phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non là mộtnhiệm vụ cực kỳ quan trọng, mà ở độ tuổi mẫu giáo nhiệm vụ đó phải được hoàn

thành Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện

tượng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khánhanh, và đến cuối tuôi mẫu giáo thi hầu hết trẻ em đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻmột cách thành thục trong sinh hoạt hằng ngày.

- S hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo theo các hướng sau:+ Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ.

Do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng trong những năm trước đây,

tai âm vị được rèn luyện thường xuyên dé tiếp nhận các ngữ âm khi nghe người lớnnói, mặt khác cơ quan phát âm đã trưởng thành đến mức trẻ có thể phát ra những

âm tương đôi chuân, kê cả những âm khó của tiêng mẹ đẻ (như uênh oàng, khúc

30

Trang 35

khuyu ) khi nói năng Chi trong trường hợp bộ máy phát âm của trẻ bị tén thương,

hay do chịu ảnh hưởng của lời nói ngọng của người lớn xung quanh, thì trẻ mẫu

giáo mới phạm nhiều lỗi trong việc nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ.

Trẻ mẫu giáo đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao

tiếp hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể Trẻ thường dùng ngữ điệu êm ái dé

biểu thi tình cảm yêu thương trìu mến Ngược lại khi giận dit trẻ lại dùng ngữ điệuthô và mạnh Kha năng này được thé hiện khá rõ khi trẻ kể những câu chuyện mà

mình thích cho người khác nghe.

+ Phát triển vốn từ và cơ cau ngữ pháp

Vốn từ của trẻ mẫu giáo tích luỹ được khá phong phú không những chỉ vềdanh từ mà cả về động từ, tinh từ, liên từ Trẻ năm được vốn từ trong tiếng mẹ đẻ

đủ dé diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày Sự lĩnh hội ngôn ngữ còn đượcquyết định bởi tính tích cực của bản thân trẻ em đối với ngôn ngữ Những trẻ em mànăng giao tiếp, năng tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ (tức là ngôn ngữ đã trở thành

đối tượng của ý thức) thì không những hiểu được từ ngữ và nắm vừng ngữ pháp

một cách vững vàng mà còn "sáng tạo" ra những từ ngữ, những cách nói chưa hề cótrong ngôn ngữ của người lớn.

Chăng hạn trong những quan sát, phỏng vấn sâu của chúng tôi có ghi nhậncháu HHA (5 tuổi) đã nói "Vịt ngã lộn phèo" hay cháu VA (6 tuổi) đã dùng từ ratmới lạ để nói về màu đỏ như "Đỏ choen choét" Tính tích cực cao đối với ngôn ngữ

của trẻ mẫu giáo còn biểu hiện ở chỗ trẻ thích "sáng tác" thơ ca Nhìn chung thì trẻ

mẫu giáo chưa thé sáng tac thơ ca được, nhưng ở một số em đã tiếp xúc sớm vớinhững âm hưởng thơ ca nên cũng đã bắt đầu làm thơ vào cuối tuổi mẫu giáo CháuTG đã làm bài thơ đầu tiên vào lúc gần 6 tuổi, cháu NTBH làm thơ khi 5 tuôi.

Trong khi sử dụng ngôn ngữ trẻ đã bắt đầu hiểu nghĩa của từ và nguồn gốc

của nó, một cháu mẫu giáo (PTT, 5 tudi) đã giải thích cho ban hiểu là: "con của bò

thì gọi là: "bê" vì nó hay kêu bê bê "

+ Sự phát triển ngôn ngữ mach lạc

Ngôn ngữ mạch lạc thé hiện một trình độ phát triển tương đối cao, khôngnhững về phương diện ngôn ngừ mà cả về phương diện tư duy nữa Trước đây trẻ

31

Trang 36

sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu Khi giao tiếp với người xung quanh trẻ sửdụng nhiều yếu tổ trong tình huống giao tiếp để hỗ trợ cho ngôn ngữ của mình Nhưvậy chỉ có những người đang giao tiếp với trẻ lúc đó mới hiểu được trẻ muốn nói gì.

Qua đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mẫu giáo nhất là giai đoạn 5-6

tuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua

lại trong nhóm trẻ và với những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển

trí tuệ của trẻ Mặt khác chính ngôn ngữ chính là phương tiện làm cho tư duy của trẻ

phát triển đến một chất lượng mới, đó là việc nảy sinh các yếu tố của tư duy légic,

nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển của trẻ được nâng lên một trình độ mới, cao hơn.Tiêu kết mục 1.4

Thời kỳ trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ vô cùng quan trọng trong sự

phát triển của trẻ nói chung và đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng.Trẻ phát triển mạnh mẽ cả về ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ tiếp nhận Tuy tốc độphát triển và nhịp phát triển của ngôn ngữ biéu đạt và ngôn ngữ tiếp nhận có thé

không đồng đều và nhanh — chậm tùy theo từng trẻ.

Trong khoảng thời gian này, một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều

kiện cho trẻ phát triển nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng đó là có sự quan

tâm, chăm sóc của gia đình, bố mẹ Chất lượng của mối quan hệ cha mẹ - con có ý

nghĩa đối với sự phát trién ngôn ngữ của trẻ.

1.5 Mối quan hệ cha mẹ - con và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

1.5.1 Các mô hình nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con và sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ

Nghiên cứu xung quanh sự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ cho thấy nóđược xây dựng thông qua ảnh hưởng của gia đình Về cơ bản, trẻ học từ những gìchúng thấy, nghe và cảm nhận Cha mẹ nói chung là người chăm sóc đầu tiên mà trẻ

bị ảnh hưởng Bằng cách ảnh hưởng đến một đứa trẻ, bạn xây dựng khái niệm bản

thân, lòng tự trọng và các kỹ năng băng lời nói cần thiết để có thể giao tiếp hiệuquả Nghiên cứu đã chỉ ra một cách hiệu quả rằng các kỹ năng ngôn ngữ giao tiếpđược học thông qua cha mẹ mặc dù rất ít cho thấy ảnh hưởng của các bậc cha mẹ cụthể Với những thay đôi của xã hội, chăng hạn như cha mẹ don thân, nam hay nữ,

32

Trang 37

hôn nhân đồng giới và ly hôn chung, nghiên cứu trong lĩnh vực này có thê giúp chỉra những khác biệt xảy ra trong giao tiếp và gây ra các vấn đề phát triển Đề xuấtnghiên cứu này sẽ giải quyết ảnh hưởng của các kỹ năng giao tiếp mà một phụhuynh cụ thể cung cấp cho sự phát triển của con cái họ.

Nghiên cứu đã chứng minh rằng các kỹ năng ngôn ngữ được phát triển thông

qua ảnh hưởng của cha mẹ cho dù đó là mẹ, cha, ông bà hay anh trai đóng vai trò

làm cha mẹ Nghiên cứu này được biết đến như là hỗ trợ phát triển năng lực giaotiếp ở trẻ em (Black & Schutte, 2006) Sự gắn bó có thé giúp một đứa trẻ phát triển

các kỹ năng xã hội tích cực và tiêu cực Một mối quan hệ của cha mẹ là tích cực và

am áp giúp một đứa trẻ được chào đón hơn với môi trường xã hội Mối quan hệ chamẹ tiêu cực có thể khiến trẻ thận trọng hơn với các thiết lập xã hội và không thê nói

lên cảm xúc hoặc mối quan tâm trong các nhóm (Kohn, 2005) Trẻ em có thể pháttriển cảm thấy an toàn cho người chăm sóc Trẻ em hình thành phát triển cảm giáckhông an toàn, chang hạn như: tránh né, thường có cha mẹ không nhất quán hoặc

tiêu cực, khiến trẻ không có phương tiện dé phan ứng đúng nếu có (Weeb, 2010).

Như vậy sẽ không tốt cho sự hình thành và phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của đứa

trẻ sau này.

Dựa trên nghiên cứu giáo dục được phô biến rộng rãi trên toàn thế giới, hànhvi dạy con của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ Đứa trẻ trưởngthành trở nên một con người tự tin, quyết đoán hay nhút nhát, nhụt chí, ngỗ ngược

phụ thuộc rất lớn vào hành vi dạy con của các bậc cha mẹ Mỗi đứa trẻ, mỗi gia

đình đều là khác nhau hoàn toàn, không có một kiểu nào phù hợp với tất cả mọi giađình hay dé nuôi day chung tat cả những đứa trẻ Thậm chí, với thời gian khi đứa trẻlớn lên cha mẹ cũng phải thay đổi kiểu nuôi dạy con cho phù hợp.

Mối quan hệ cha mẹ - con có tác động to lớn và ảnh hưởng đến sự hình thành

và phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là giai đoạn mẫu giáo Từng loại mối quan hệcha mẹ - con khác nhau lại có những tác động đến ngôn ngữ ở trẻ ở nhiều mức độ

khác nhau Hành vi giáo dục này của cha mẹ có thé kích thích kha năng ngôn ngữcủa trẻ, nhưng hành vi giao dục khác lại có có những đặc điểm khiến ngôn ngữ của

trẻ không có động lực, không có tiền đề dé phát triển Bài nghiên cứu của chúng tôi

33

Trang 38

sẽ chỉ ra từng loại mối quan hệ cha mẹ - con ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của

trẻ như thế nảo Tuy nhiên, trước hết ta có thé khẳng định sự giáo dục của cha mẹ

với con cái có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Hành vi giáo dục dạy dỗ của cha mẹ hỗ trợ và thấu hiểu con: nhấn mạnh vàotình yêu thương ấm áp và sự nhạy cảm đáp ứng những nhu cầu thiết thực của concái, đồng thời cha mẹ vẫn có kỳ vọng cao ở con Theo như tiễn sĩ Anita Gurian(trường đại học New York NYU) tại trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em chobiết, cha mẹ thuộc loại này thường thiết lập giới hạn cho con và chấp nhận rằng hậu

quả của những quyết định sai sẽ xảy ra, họ dùng “hậu quả tự nhiên” này như những

bài học nhớ lâu cho con cái Cha mẹ thuộc loại này nhạy cảm với trạng thái tâm tư

của con và thường tim cách dé điều chỉnh hậu quả hoặc xoa dịu con sau những bài

học trải nghiệm Họ dùng các bài học trải nghiệm thực tế để giải thích cho con rằngtại sao có một số quy tắc sống con phải tuân theo, thay vì cách đưa ra mệnh lệnh/quyết định một cách cứng nhắc mà không giải thích tại sao lại đưa ra những mệnhlệnh như vậy Tiến sĩ Dewar, Gurian cho biết hầu hết những công bố tâm lý khoahọc cho răng phong cách cha mẹ có “uy” là “tiêu chuẩn vàng” trong giáo dục gia

đình và những đứa trẻ sinh trưởng trong môi trường giáo dục này sẽ trưởng thành tự

tin, sáng tạo, hợp tác và có khả năng tự điều chỉnh thích nghi với môi trường tốt.

Đây là mối quan hệ cha mẹ - con tối ưu cho mọi trẻ em Cha mẹ quyết đoánthường xuyên trao đổi những kì vọng và những kết quả sẽ đạt được với con Nuôi

dạy trẻ trong một môi trường giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin sẽ giúp trẻ xây

dựng lòng tự trọng Từ tắm gương là chính cha mẹ, bé sẽ học được những kĩ năngxã hội quý giá và có khả năng xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với mọi

người Từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ bắt chước bố mẹ và mọi hành vi của bố mẹ Và những

gì cha mẹ làm qua cách dạy con sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh cuộc sông của bé— từ việc học hành đến các mối quan hệ giao tiếp và ngôn ngữ đối với người khác.

Cha mẹ nuôi con theo kiểu áp đặt — kiểm soát : Tiến sĩ Gwen Dewar chia sẻ

trên trang Khoa học giáo dục của Mỹ chia sẻ cha mẹ thuộc nhóm này luôn luôn bắtcon phải tuân theo mệnh lệnh của mình Cha mẹ không nhạy cảm và luôn luôn kiểm

soát, đưa ra quyết định và định đoạt hậu quả một cách nhanh chóng Trong mọi tình

34

Trang 39

huống cha mẹ không nhân nhượng cho bất kỳ sự thảo luận trao đồi ý kiến nào, đứacon luôn lắng nghe và tuân theo lệnh cha mẹ, không cần biết răng mong muốn củacha mẹ dành cho con cái có thiết thực hay không Những đứa trẻ sinh trưởng trongmôi trường này có xu hướng rụt rè khi phải tự đưa ra quyết định, thường cảm thấykhông được an toàn, luôn thể hiện mình theo cách bố mẹ muốn, hay dựa dẫm vào

chỉ định của người khác dé đưa ra quyết định Những người sinh trưởng trong môitrường này cũng có nguy cơ cao bị mac bệnh tram cảm, chứng sợ hãi và tự ti.

Những đứa trẻ này cũng thường có lòng tự trọng không cao và gặp khó khăn

trong các mối quan hệ xã hội Hơn nữa, khi xa tầm tay bố mẹ, những đứa trẻ này dễ

trở nên hư hỏng Khi cha mẹ giáo dục con theo hành vi này, cha mẹ không quan tam

đến cảm xúc của con cái, ít khi nói chuyện dé tìm hiểu xem con nghĩ gi, muốn gì,

không cho trẻ tham gia và trong cuộc trò chuyện Điều đó làm cho trẻ thu minhtrước các mối quan hệ, ngôn ngữ kém phát triển, không được lanh lẹ như các bạnđồng trang lứa, ngôn ngữ diễn đạt và biểu đạt kém hơn vì chúng nghĩ rằng ý kiếnmình phát biểu sẽ không có giá trị, không ai hiểu ÿ nghĩa mình muốn truyền dat.

Mặt khác chúng có thé trở lên hung hăng, trẻ không nghĩ về cách thay đổi dé trở nên

tốt hơn trong tương lai mà bị dồn nén bởi cảm xúc hành vi giáo dục tiêu cực của bố

mẹ Vì cha mẹ theo phong cách này thường quá nghiêm khắc, đứa trẻ lớn lên dễsành sỏi do muốn tránh bị trừng phạt hay tranh cãi với bố mẹ.

Cha mẹ giáo dục theo hành vi nhất quán con cái: thường là những phụ huynh

luôn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ ngay cả khi trẻ chưa có nhu cầu, điều này khiến

trẻ thụ động, khó phát triển kỹ năng ngôn ngữ, vì trẻ chưa cần nói gì là bố mẹ đãđáp ứng yêu cầu của trẻ Lợi ích của phong cách này họ thường quan tâm, nuôi

dưỡng chăm sóc chu dao đến cảm xúc và mọi nhu cầu của trẻ, luôn thể hiện tình

cảm yêu thương con Tuy nhiên, cha mẹ luôn chịu khó hoc hỏi làm cha mẹ, họ thay

đổi và tìm mọi cách cho con phát triển tốt nhất nhưng họ luôn loay hoay và khôngcó một phương pháp nhất quán nào Họ cũng lập ra các nguyên tắc cho con mình,

nhưng nguyên tắc luôn thay đổi khi cảm xúc con thay đổi, hay phải chiều con vềmột vấn đề nào đó Một số cha mẹ tiếp cận phương pháp này như một cách thê hiển

với sự giáo dục độc đoán ma minh đã từng trải qua khi còn là một đứa trẻ, cha mẹ

35

Trang 40

không muốn con cái của mình phải trải qua sự độc tai ma họ nhận được khi còn làtrẻ em, trong khi người khác đơn giản chỉ là sợ làm bất cứ điều gì có thể làm chocon họ Một đứa trẻ lớn lên một cách tự do có thé gặp khó khăn trong việc tự quản líhành vi của mình cũng như các mối quan hệ giao tiếp Tự do không có giới hạn có

thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ không có nhận thức rằng mọi

thứ cần phải có ranh giới Vì vậy, những đứa trẻ này thường đi tìm một khuôn khổgiúp cảm thấy có giá trị và an toàn Chúng có thé gặp vấn đền với các mối quan hệ,thiếu kỉ luật cần thiết cho sự tương tác xã hội Việc học hành của trẻ có thể thiếu tổ

chức và động lực Trẻ thiếu trách nhiệm, hoặc cảm thấy khó khăn khi bị ràng buộc

và không nhận thức được tầm quan trọng của những hệ quả sau đó.

Nhiều công trình cũng được thực hiện nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa sự tươngtac của cha mẹ với con cái va sự phát triển của trẻ trong tông thé các yếu tô tác độngkhác Trivette và các cộng sự (Trivette & al., 2010) đã đưa ra mô hình về mối liênhệ với các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các biến dự đoán đến tương tác giữa

cha mẹ - con và sự phát triển của trẻ.

Tóm lại, các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ của cha mẹ - con có ảnhhưởng chi phối không nhỏ tới sự phát triển của trẻ về mọi mặt: về nhân cách, tâmsinh lý và ngôn ngữ không nằm trong ngoại lệ.

1.5.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất về mối quan hệ cha mẹ - con cái và sự

phát triển ngôn ngữ của trẻ

Qua các mô hình nghiên cứu của các lý thuyết khác nhau đã trình bày như

trên, chúng tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu về mối quan hệ cha mẹ - con và sựphát triển ngôn ngữ của trẻ trong khuôn khổ của đề tài:

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w