1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuổi thiếu niên

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ BÍCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội, 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI THỊ BÍCH

Chuyén nganh: Tam ly hoc

Mã số: 8310401.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:PGS.TS Nguyén Van Luot

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được côngbố trong các công trình khác Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm về dé tài của mình.

Người cam đoan

Bùi Thị Bích

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Tâm lýhọc, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội— những thầy cô đã truyền thụ kiến thức và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi

học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nguyễn Văn Lượt, khoa Tâm lý

học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội— người thay đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trìnhthực hiện luận văn để tôi có thể hoàn thành nó một cách trọn vẹn.

Tôi xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, phụ huynhhọc sinh và đặc biệt là các bạn học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng —

những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hànhkhảo sát và thu thập số liệu.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, người yêu và giađình của tôi, những người đã hiện diện và hỗ trợ tôi về mặt tinh thần trongquá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này Sự ủng hộ của họ là nguồncô vũ lớn đối tôi khi thực hiện dé tài này.

Cuối cùng, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới chính mình với những cốgăng trong hai năm học vừa qua Hy vọng rằng, tôi của những năm về saucũng sẽ nhiệt thành với những giá trị mà tôi theo đuôi.

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Bùi Thị Bích

Trang 5

MỤC LỤC

0986171005 |1 Tính cấp thiết của van đề nghiên cứu 2 222 s+s+££+£+Eezxerxrxee |

2 Mục đích nghiÊn CỨU G6 1211321189311 11 811 911 911 g1 ng ng ngư, 3

3 Đối tượng và khách thé nghiên cứu ¿+ 2+2+£+££+£++£++zxezxerxzzes 3

4 Nhiệm vụ nghién CỨU - - 5 56 E3 E119 E91 E911 1911 0v vn ng ng rưy 3

hN€8i:)0i2i12i00 0007 46.Câu hỏi nghiÊn CỨU - 5 G1 19211191011 11 101 nh ng cư 4

7.Giả thuyết nghiên cứu 2-5 2 SESE+E2ESEEEEEEE1211215217111211212 211111, 4

Ñ 110/4150904†:1981340)1990900) 11 4+5 4

9.Cấu trúc luận văn -¿- + ©kSSk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111111111 11111111, 5

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 6

1.1.Tổng quan về lịch sử nghiên cứu về vấn đề - 2 2 s2 szx+zxezsz 61.1.1.Nghiên cứu về mối quan hệ bạn Đè - - 2 2+5 +eteE+E+Eerterkeresree 61.1.2.Tổng quan nghiên cứu về lòng tự IFOI 55c 5eccs+ce+eererereereee 17

1.1.4.Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa moi quan hệ ban bè và lòngtự trọng của thỈỂU HỈÊNH - 5 St St Set ESESEEEEEEEEEESESEEEEESEEE11111111111E1EEEEerrrrey 272.2.Một số khái niệm cơ bản của đề tài - 5c SE eE‡EeEEeEerkererkerees 301.2.1.Mối quan hệ bạn bè của thiẾu niÊN - 2-52 2 2+Ee£e+£+EzEzEcsee 301.2.2.Lòng tự trọng của thiỄw HỈÊN - s5 ©e+SEeEEt£EcEESEtEerkerkerkerree 345y gan 37CHUONG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 432.1.Khách thé và dia bàn nghiên cứu - 2 2 ++++Ex+rEerxerxezrezrerred 43

2.2.Mẫu nghiên Cứu + ¿2 2S SE SE‡EESEEEEEEEEEEEEEEEEEE12121 111112111 .cxye, 45

2.3.Cách tiến hành - ::+22+t222xx2E tt tri 46

2.4.Các phương pháp nghiÊn CỨU - <6 2 + 1E **E#vE+sEEeeEeeeesekreerseeee 462.4.1 Phương pháp nghiên cứu tai ỦIỆH -c- «+ k+sk+sEEsekseekeeeseeeeree 46

Trang 6

2.4.2 Phương pháp điêu tra bằng bảng hỏi 5+©5- 5s 5s+c2+cs£esrsersscez 472.4.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thong kê toán học - 49CHƯƠNG 3: KET QUÁ NGHIÊN CUU 2- s+5++E++xererxerxsrs 53

3.1.Thực trạng mối quan hệ bạn bè của thiếu niên - - - 2 s+s+cecszxzxerx 53

3.1.1.Thực trang chung vé moi quan hệ bạn D6 weeccccescccesseeessceesseseteseesneeeseees 533.1.2.So sánh sự khác biệt về mối quan hệ bạn bè theo các nhóm mẫu 623.2.Thực trạng về lòng tự trọng của thiếu niên -.-¿ss+cssx+x+zsrezxszereses 633.2.1.Thực trạng chung về lòng ti trONG 5: c5e5e+EeceEeEsrerterkered 633.2.2.So sánh sự khác biệt về lòng tự trọng theo các nhóm MmM - 653.3.Tương quan về mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của thiếu niên 68KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, 2-52 s+EE‡EEeEEeEEerEerrerreerxee 72TÀI LIEU THAM KHAO 2: 2£©SS£SE£+EE£EEESEECEEEEEErrrkrrkerrrrrei 79

PHU LUC 2 88

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1: Đặc điểm khách thỂ - 2-52 s+E+EE££E££EE2E2EE2EEEEEerkerkerkeee 45Bảng 2.2: Độ tin cậy của thang đo/ tiểu thang -¿ s¿©5z2cxccssres 50

Bảng 3.1: Thực trạng mối quan hệ bạn bè của thiếu niên s-sses«¿ 53

Bang 3.2 Thực trang mức độ thân mật trong mối quan hệ ban bè của thiếu niên54Bảng 3.3: Thực trạng mức độ quảng giao trong mối quan hệ bạn bè của thiếu nién58Bang 3.4: Thực trang mức độ tin tưởng trong mối quan hệ bạn bè của thiếu niên 59

Bảng 3.5: Thực trạng mức độ sâu sắc trong moi quan hé ban bé cua thiéu nién 61

Bang 3.6: Thuc trang long tu trong cua thiếu cs -cccccxceerxsrerxee 63Bang 3.7: So sánh khối lớp với lòng tự trọng 5-2 z+scs+zszzszes 66

Bang 3.8: So sánh hoc lực với lòng tự trỌng - «5s sssscssesseesee 67

Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của thiếu niên 69

Trang 8

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triểncủa mỗi cá nhân (Trương Thị Khánh Hà, 2015) Ở giai đoạn này, bên cạnhhoạt động chủ đạo là học tập, thiếu niên dành nhiều thời gian với các bạn

cùng tuổi do đó, giao tiếp với bạn bẻ là một hoạt động quan trọng.

Phát triển và duy trì tình bạn hỗ trợ sự phát triển tâm lý, xã hội lànhmạnh và thành tích học tập của thiểu niên (Lubbers và cộng sự, 2006;Raboteg-Saric & Sakic, 2014; Asher et al., 2008) Thông qua giao tiếp, thiếu

niên tìm thấy những điểm tương đồng, sự thông hiểu và sự chấp nhận từ bạn

bè (Trương Thị Khánh Hà, 2015) cũng như nhận biết các chuân mực xã hội

và học thêm các kỹ năng xã hội mới (Boivin, 2005) Khi chia sẻ sở thích và

cảm xúc với bạn bè, thiếu niên hiểu bản thân, gia tăng sự tự tin, phát triển sựtự ý thức và nhân cách cũng như phát triển các kỹ năng để duy trì tình bạnnhư kỹ năng quản lý xung đột, lắng nghe và thấu cảm.

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, lòng tự trọng là một trong những phẩmchất nhân cách đặc biệt bởi vì các em bắt đầu đánh giá bản thân với tư cách làthành viên của xã hội (Trương Thị Khánh Hà, 2015) Thiếu niên nhìn nhậnbản thân là một nhân cách độc lập, có quyền được tôn trọng và được tin cậynhư những người lớn khác Thông qua giao tiếp với bạn bè, các em tiếp thucác giá trị, chuẩn mực cũng như hình thành quan điểm, giá trị sống (Pinheiro

Mota & Matos, 2013).

Lý thuyết gắn bó cho rang sự gắn bó với ban bè là quan trọng trong sựphát triển của mỗi cá nhân và mối quan hệ gắn bó ảnh hưởng đến thái độ củathiếu niên với tình bạn Mức độ của hoạt động bạn bè, có một người bạn thân,được chấp nhận bởi bạn bẻ và sự cam kết của bạn bè là những chỉ số của mộttình bạn bền chặt.

Trang 9

Các nghiên cứu chỉ ra gan bó an toàn có mối liên hệ tích cực đối với sựphát triển tâm ly (Karreman & Vingerhoets, 2012; Mikulincer & Shaver,2005) Những cá nhân găn bó an toàn có nhiều sự tin tưởng, vui vẻ, thân thiệnvà gần gũi hơn so với những người có gắn bó không an toàn Do đó, nhữngngười có gắn bó an toàn có một cái nhìn tích cực về bản thân nhờ nhận thứcvề môi trường xã hội đáng tin cậy Ý thức vững chắc về giá trị cá nhân giúpduy trì lòng tự trọng ôn định va cân băng cảm xúc khi đối mặt với thất bại, bị

từ chôi hoặc cuộc sông khó khăn.

Các nghiên cứu theo chiều dọc đồng tình rang sự 4m áp và quan tâm cócha mẹ dự đoán lòng tự trọng của trẻ em không chỉ trong thời thơ ấu mà còncó ý nghĩ với ở tuôi thiếu niên và trưởng thành Tuy nhiên, không phải tất cảcác nghiên cứu đều nhất quán với quan điểm nêu trên Một số nghiên cứu chokết quả là sự chấp nhận của bạn bè do bản thân trẻ và giáo viên báo cáo cótương quan thuận với lòng tự trọng của trẻ ở giai đoạn giữa và cuối thời thơ

ấu Tuy nhiên, sự chấp nhận của bạn bè do bạn bè báo cáo không có liên quan

đến lòng tự trọng của trẻ (dẫn theo Harris & Orth, 2019).

Khi nghiên cứu về chủ đề tình bạn ở học sinh tại Việt Nam, các tác

giả tập trung tìm hiểu về tình trạng mối quan hệ tình bạn (Đỗ Thị Hạnh

Phúc, 2010), đặc điểm của mối quan hệ tình bạn (Đỗ Thị Kim Liên, 2012)và tính chất của mối quan hệ này ở lứa tuôi học sinh trung học cơ sở vàtrung học phổ thông (Vũ Thị Nho, 2003) Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên

cứu được thực hiện nhăm tìm hiểu mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn và

các khía cạnh liên quan đến tâm lý, sinh lý hoặc xã hội.

Với những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, chúng tôinhận thấy, nghiên cứu mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuổi thiếuniên góp phần làm rõ thực trạng vấn đề và đưa ra các khuyến nghị giúp học

sinh nâng cao lòng tự trọng của bản thân đồng thời cải thiện mối quan hệ

Trang 10

bạn bè Do đó, nghiên cứu với đề tài “Mối quan hệ ban bè và lòng tự trọngcủa tuổi thiếu niên” được thực hiện dựa trên mô hình lý thuyết gắn bó.

2 — Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nham tìm hiệu về thực trạng môi quan hệ ban bè và lòng tự

trọng của thiêu niên cũng như môi liên hệ giữa môi quan hệ bạn bè và lòng tựtrọng của tuôi thiêu niên Trên cơ sở đó, nghiên cứu đê xuât các khuyên nghị

giúp tăng cường chất lượng tình bạn và lòng tự trọng của các em.3 _ Đối tượng và khách thé nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

(1) Méi quan hé ban bé cua tuổi thiểu niên;

(2) Lòng tự trọng của tuôi thiếu niên;

(3) Mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuôi thiếu niên.3.2 Khách thể nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện gồm 221 học sinh một trường trunghọc cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó nam chiếm 44.8%, nữ

chiếm 55.2%, độ tuôi trung bình là 12.57, độ lệch chuẩn là 1.12.

4 — Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu: làm rõ khái niệm và

mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bẻ và lòng tự trọng của tuổi thiếu niên;

(2) Điều tra, khảo sát thực trạng mỗi quan hệ bạn bẻ và lòng tự trọng

của tuổi thiếu niên;

(3) Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tình bạn và

lòng tự trọng của tuôi thiêu niên.

Trang 11

5 Giới hạn nghiên cứu

5.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Luận văn giới hạn nội dung nghiên cứu về đánh giá của thiếu niên về

mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của các em.

5.2 Giới hạn về khách thé và dia bàn nghiên cứu

Luận văn tiên hành nghiên cứu với khách thê là học sinh trung học cơ sởnhăm tìm hiéu đánh giá của các em vê môi quan hệ bạn bè và lòng tự trọng.

Luận văn lựa chọn một trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố HảiPhòng dé tìm hiểu thực trạng về mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng cũng như

mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuôi thiếu niên.

6 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu đặt ra các câu hỏi như sau:

(1) Thực trạng mối quan hệ bạn bẻ của tuổi thiếu niên như thé nào?

(2) Thực trạng lòng tự trọng của tuổi thiếu niên như thế nào?

(3) Múi liên hệ giữa mối quan hệ bạn bẻ và lòng tự trọng thiếu niên như

thế nào?

7 Giả thuyết nghiên cứu

(1) Mối quan hệ bạn bẻ của tuổi thiếu niên ở mức trung bình;(2) Lòng tự trọng của tuổi thiếu niên ở mức trung bình;

(3) Mối quan hệ bạn bè có tương quan thuận với lòng tự trọng củatuổi thiếu niên.

8 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sẽ trình bày rõ các phương pháp nghiên cứu trong chương 2,

trong nghiên cứu này tôi chủ yêu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 12

- Phương pháp nghiên cứu tải liệu

- Phương pháp điều tra bằng bang hỏi

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tai liệu tham

khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của van đề nghiên cứuChương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứuChương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 13

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN DE NGHIÊN CỨU

Trong chương này, nghiên cứu sẽ điêm luận tình hình nghiên cứu về môi

quan hệ bạn bè và lòng tự trọng.

1.1 Tổng quan về lich sử nghiên cứu về van đề1.1.1 Nghiên cứu về mỗi quan hệ ban bè

Hướng nghiên cứu dựa trên các lý thuyết tiếp cận

Có nhiều lý thuyết tiếp cập được sử dụng khi nghiên cứu về mối quan

hệ bạn bè.

Cách tiếp cận lý thuyết nhận thức

Theo lý thuyét nhận thức, trẻ em tiép thu những kiên thức và kỹ năng

mới từ việc nói chuyện, chia sẻ, chơi và thảo luận cùng với nhóm bạn Làm

việc và quan sát lẫn nhau giúp trẻ em học được những cách mới trong việc

tiếp cận và giải quyết vấn đề (Kerwin & Day, 1985).Cách tiếp cận lý thuyết học tập xã hội

Lý thuyết học tập xã hội cho rằng hành vi của trẻ được hình thành trongmôi trường và bối cảnh trẻ em đang sống Hành vi của trẻ em được hình thành

thông qua quá trình quan sát, bắt chước và làm mẫu từ các bạn của mình Quađó, các em phát triển các kỹ năng và ứng xử xã hội phù hợp (Pratt và cộng sự,

2010; Durmus Saltali và cộng sự, 2018) Ở giai đoạn thiếu niên, trẻ em dànhphần nhiều thời gian ở trường học và với bạn bè, nên bạn bè đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển của trẻ, sự tương tác của học sinh với bạn bẻ đặt nềntảng cho việc phát triển các kỹ năng xã hội của các em Vì vậy, mối quan hệ

của học sinh với bạn bẻ được xem xét khi đo lường các kỹ năng xã hội của

các em.

Cách tiếp cận lý thuyết sinh thái

Trang 14

Theo quan điểm của lý thuyết sinh thái, các hệ thống xung quanh cácnhân ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Và việc hỗ trợ các kỹ năng giao tiếp cá

nhân góp phần hình thành các mối quan hệ bạn bè; tương tự vậy, mối quan

hệ bạn bè mà trẻ thiết lập có thé anh huong dén méi quan hé cha me va con

cái (Cabrera va cộng sự, 2014).

Tương tác với bạn bè có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển trí tuệvà cảm xúc xã hội Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ bạn bè gầngũi và hài hòa giúp tăng cường sự điều chỉnh về mặt xã hội và học tập củathiếu niên Sự phát triển và duy trì tình bạn đã được chứng minh là có mối

liên hệ với khả năng nhận thức (Buhrmester, 1990), lòng tự trọng

(Raboteg-Saric & Sakic, 2014; Song và cộng sự, 2009; Pinheiro Mota &

Matos, 2013) va két quả hoc tap (Morelli và cộng sự, 2023) Những đứa trẻcó nhiều bạn nhất trong lớp có nhiều tiễn bộ trong học tập, xếp loại học tậpcao trong khi những đứa trẻ không được chấp nhận bởi bạn bè thì ít cóthiện cảm hơn và có thành tích thấp hơn Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứucũng phát hiện ra rằng mục tiêu và động lực học tập bị ảnh hưởng bởi sự

tương tác với bạn bè (Morelli và cộng sự, 2023) Một nghiên cứu ở học

sinh tiêu học đã phát hiện ra rằng bạn bè giống nhau hơn về các khía cạnhnăng lực bản thân, động lực, tiêu chuẩn học tập và sở thích làm những công

việc mang tính thử thách hơn so với những người không phải là bạn bè

(Altermatt & Pomerantz, 2003).

Cách tiếp cận theo lý xã hội hóa nhóm

Lý thuyết xã hội hóa nhóm cho rằng khi trẻ lớn lên, quá trình hòanhập xã hội bên ngoài gia đình diễn ra trong các nhóm bạn bè đồng tranglứa ngày càng trở thành yếu tố quyết định quan trọng đối với sự phát triểnnhân cách của thanh thiếu niên (Reitz và cộng sự, 2014)

Trang 15

Tầm quan trọng của các mối quan hệ bạn bè tăng mạnh trong quátrình chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuôi thiếu niên Khoảng 75% trẻ mẫugiáo thiết lập mối quan hệ bạn bè, con số này tăng lên 80-90% ở tuổi thiếuniên khi thanh thiếu niên bước vào vòng bạn bè lớn hơn trong quá trìnhchuyên tiếp lên trung học cơ sở (Hinde và cộng sự, 1985) Khi thanh thiếuniên chuyên sự chú ý từ cha mẹ sang bạn bè, bạn bè sẽ trở thành người cóảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của các em (Harter, 2012) Điềunày được thể hiện ở việc thiếu niên dành nhiều thời gian hơn cho các nhómbạn, quan tâm đến việc đạt được sự chấp nhận của những người bạn.Nghiên cứu theo chiều dọc của Reitz và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng khảnăng được yêu thích bởi các bạn cùng lớp dự đoán sự phát triển lòng tựtrọng của thiếu niên.

Cách tiếp cận theo lý thuyết gắn bó

Lý thuyết gắn bó tiết lộ mối quan hệ giữa sự thân mật và sự gắn bó

(Bauminger và cộng sự, 2008) Lý thuyết gan bó cho rang su gan bó với

bạn bè đồng trang lứa quan trọng trong việc phát triển những khác biệt cánhân và mối quan hệ gắn bó ảnh hưởng đến thái độ của thanh thiếu niên đối

với tình bạn thân thiết (Armsden & Greenberg, 1987) Mức độ tình bạn, có

một người bạn thân nhất, su chap nhan cua ban bé va su cam kết của bạn

bè là những dấu hiệu cho thấy tình bạn bền chặt Lý thuyết này lập luậnrằng những học sinh gắn bó an toàn với bạn bè thì thân thiện hơn và ít hunghăng, phá hoại và nhút nhát hơn so với những học sinh có gắn bó không antoàn (Dykas và cộng sự, 2008) Ở tuôi thiếu niên, cá nhân bắt đầu hướng về

các bạn cùng lứa tuổi nhiều hơn.

Nghiên cứu về mặt thực tiễn cũng chỉ ra rằng những học sinh có gắnbó an toàn có nhiều sự tin tưởng, vui vẻ, thân thiện và gan gũi hơn so vớinhững người có gan bó không an toàn (Karreman & Vingerhoets, 2012;

Trang 16

Mikulincer & Shaver, 2005) Do đó, những hoc sinh có gắn bó an toàn cómột cái nhìn tích cực về bản thân nhờ nhận thức về môi trường xã hội đáng

tin cậy.

Ngoài các cách tiếp cận trên, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các lýthuyết khác trong việc nghiên cứu về mối quan hệ bạn bè Lý thuyết thâm

nhập xã hội mô tả quá trình một mối quan hệ từ xa lạ đến thân mật hơn

(Carpenter & Greene, 2015) Lý thuyết tương đồng — hấp dẫn giải thích sựhình thành mối quan hệ thông qua việc kết giao với những người có chung

suy nghĩ, quan điểm hoặc sở thích để giảm tránh sự xung đột giữa các cánhân (Mitteness và cộng sự, 2016) Cụ thé, bạn bé có xu hướng giống nhauở nhiều đặc điểm như tuổi tác, chủng tộc, giới tính, địa vị xã hội và tính

cách (Ilmarinen và cộng sự, 2016) Ly thuyết trao đối xã hội nhìn nhận mối

quan hệ dựa trên chi phí — phần thường và có qua có lại (Laursen &

giữa mối quan hệ bạn bè và các biến số về mặt tâm lý như trạng thái lành

mạnh về tâm lý, cảm nhận hạnh phúc, sự hài lòng trong cuộc sống, bắt nạt

học đường (Demir và cộng su, 2007; Diener & Seligman, 2002;

Lyubomirsky va cộng sự, 2005, Tran Văn Công & Nguyễn Thị Hoài

Phương, 2018).

Theo Lyubomirsky và cộng sự (2005), mối quan hệ bạn bè và số

lượng bạn có tương quan thuận mạnh đối với cảm nhận hạnh phúc chủ

quan Điêu này có nghĩa là học sinh thân thiét với bạn bè và có nhiêu bạn

Trang 17

sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn so với những học sinh ít gắn bó và không có

bạn bè.

Rabaglietti & Ciairano (2008) nghiên cứu mối liên hệ giữa chấtlượng tình bạn với nhiệm vụ phát triển ở tuổi dậy thì (nhiệm vụ cá nhân:

khả năng tự chủ trong các hoạt động; tạo dựng thành tích trong trường học;

nhiệm vụ về xây dựng các mỗi quan hệ với bạn khác giới, phát triển thành

quan hệ tình cảm - lãng mạn) Kết quả cho thay có một tác động tích cực từsự hỗ trợ của bạn bè đối với việc phát triển các nhiệm vụ trên Xung độtvới bạn bè xảy ra có liên quan tiêu cực đến việc đạt thành tích tại trườnghọc và tác động tích cực đến việc hẹn hò Sự hỗ trợ từ bạn bè có thể giúp

thanh thiêu niên đôi mắt với các nhiệm vụ trong quá trình phát triên.

Ngược lại, tình bạn có đặc điểm tiêu cực có ảnh hưởng tiêu cực đếnsức khỏe tỉnh thần và hạnh phúc của thanh thiếu niên (Kong và cộng sự,2022; Schwartz-Mette và cộng sự, 2020; Asher & Weeks, 2013) Cu thể,nghiên cứu của Kong va cộng sự (2022) có sự tham gia của 861 thiếu niênTrung Quốc kiểm tra mối liên hệ giữa chất mối quan hệ bạn bè và stress, lo

âu, trầm cảm Kết quả chỉ ra rằng xung đột trong tình bạn có tương quanthuận với stress, lo âu, trầm cảm Điều này có nghĩa là những học sinh cóthường xuyên mâu thuẫn với bạn bè có mức độ stress, lo âu, trầm cảm caohơn so với những học sinh có mối quan hệ hòa đồng với bạn bè Như vậy,có thé thay rằng tình bạn có đặc điểm tiêu cực (như thường xuyên xung độtvới bạn bè) có thé là tác nhân gây căng thắng cho sức khỏe tinh than vàhạnh phúc của thanh thiếu niên Schwartz-Mette và cộng sự (2020) cũngcho rằng khi những nhu cầu trong mối quan hệ bạn bè không được đáp ứng,thanh thiếu niên dé bị gặp các van dé tâm lý Điều này có thé dẫn đến các

triệu chứng tram cảm liên quan đên sự tuyệt vọng va bat lực.

10

Trang 18

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên hệ giữa tình bạn và sự cô đơn(Cacioppo và cộng sự, 2015; Asher & Weeks, 2013) Só lượng bạn bè, chấtlượng tình bạn tích cực và chất lượng tình bạn tiêu cực đều được cho là cóliên quan đến các triệu chứng trầm cảm và sự cô đơn (Schwartz-Mette vàcộng sự, 2020) Khi nhu cầu này không được đáp ứng, cảm giác sự cô lậpvà cô đơn về mặt xã hội có thé phát triển Nghiên cứu chi ra rằng học sinhbị từ chối hoặc không thích bởi các bạn cùng lớp nhìn chung cô đơn hơn sovới các học sinh được chấp nhận và yêu thích bởi các bạn cùng lớp (Boivinvà cộng sự, 1995) Tương tự vậy, nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng có ít bạnbè và tình bạn kém chất lượng cũng gắn liền với sự cô đơn (Asher &

Paquette, 2003; Asher & Weeks, 2013).

Nhóm tác giả Trần Văn Công & Nguyễn Thị Hoài Phương (2018) đã

thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chất lượng tình bạn và bắt nạt trực

tuyến ở học sinh trung học phổ thông trên địa ban Hà Nội” Khách thé gồm873 học sinh từ 5 trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa chất lượng tình bạn với mứcđộ bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến ở học sinh Cụ thể, các em có mức độ xungđột, tranh cãi với bạn thân hoặc bị chính bạn thân phản bội càng nhiều càng

có khả năng trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của bắt nạt trực tuyến.

Hướng nghiên cứu về mối quan hệ bạn bè đối với các vấn đề họctập của thiếu niên

Mối quan hệ bạn bè cũng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu đối vớicác van đề liên quan đến học tập Nghiên cứu chỉ ra rang mối quan hệ banbè có tương quan đến các khía cạnh tham gia học tập như tính chuyên cần,

tuân thủ nội quy nhà trường và nỗ lực trong học tập (Wentzel, 2003) Học

sinh ít được chấp nhận bởi bạn bè thường có học lực trung bình khá, điểmsố thấp ở các bài kiêm tra, tỉ lệ tốt nghiệp thấp, nghỉ học thường xuyên

11

Trang 19

hoặc thậm chí bỏ học (Carroll, 2011; Wentzel, 2003) trong khi đó những

học sinh được được bạn bè yêu quý có động lực đạt thành tích trong học

tập, có nhiều tiến bộ và nỗ lực đối với việc học (Morelli và cộng sự, 2023;

Wentzel, 2003), tích cực các hoạt động ngoại khóa và có thành tích học tập

tốt (Lubbers và cộng sự, 2006; Knifsend và cộng sự, 2018).

Nghiên cứu của Lubbers và cộng sự (2006) được tiến hành với sựtham gia của 18,735 học sinh đến từ 796 lớp học tại các trường trung học

cơ sở ở Hà Lan nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và sự

tiễn bộ trong học tập của học sinh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng học sinh

trung học cơ sở được bạn bè yêu thích ít có khả năng lưu ban và thành tích

học tập suy giảm hơn so với nhóm học sinh không được chấp nhận bởi bạnbè Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa sự chấpnhận của bạn với tinh gan kết và khả năng tham gia Ngoài ra, sự chấpnhận và tính gắn kết có tương quan ở mức độ mạnh với bầu không khí tiêu

cực của lớp học.

Để tìm hiểu mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và mức độ chuyêncần, Carroll (2011) đã tiến hành nghiên cứu trên 130 học sinh tiêu học củaAnh Kết quả nghiên cứu cho thay những những hoc sinh thường xuyên

nghỉ học là những học sinh có ít bạn bè hơn so với các bạn trong lớp, thành

tích học tập kém hơn và thường xuyên gây khó rắc rối cho giáo viên đứng

lớp so với những học sinh có môi quan hệ tôt với bạn bè.

Khi nghiên cứu về mối quan hệ bạn bè và ý định bỏ học, Morelli vàcộng sự (2023) đã thực hiện với 404 sinh viên đại học Ý Kết quả nghiêncứu chỉ ra rằng việc có bạn bè ở trường đại học là yếu tố bảo vệ trong mốiquan hệ giữa niềm tin vào năng lực học tập tự điều chỉnh của bản thân và ýđịnh bỏ học Những sinh viên có nhiều bạn bè và niềm tin vào năng lực của

bản thân cao thì ít có ý định bỏ học hơn những sinh viên có ít bạn và niêm

12

Trang 20

tin vào năng lực của bản thân thâp Vì vậy, việc có bạn bè ở trường đại học

là nhân tố bảo vệ sinh viên khỏi ý định bỏ học.

Knifsend và cộng sự (2018) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét

mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và mức độ tham gia hoạt động ngoại

khóa cũng như thành tích học tập của 2268 thiếu niên của một trường trunghọc cơ sở ở California, Mỹ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng học sinh

có bạn bè sẽ tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, thành tích học tập

cao và cảm thấy thuộc về trường học hơn so với những học sinh không có

Yếu tổ văn hóa

Tình bạn được nhìn nhận và được xây dựng khác nhau giữa các nênvăn hóa (Baumgarte, 2016) Trong khi một số nền văn hóa có định nghĩa vềtình bạn lỏng lẻo thì một số nền văn hóa khác lại chặt chẽ hơn trong việc địnhnghĩa tình ban (Goodwin, 2013) Dựa trên cách các nền văn hóa định nghĩatình bạn, có sự khác biệt về số lượng bạn bẻ mọi người có và những kỳ vọngcủa cá nhân từ bạn bè Nghiên cứu xuyên quốc gia của (Adams & Plaut,2003) chỉ ra răng người Mỹ có xu hướng nhiều bạn bè hơn và có sự phân biệtgiữa những người bạn trong khi người Ghana thận trọng hơn đối với nhữngngười ban và có nhóm bạn bè rộng Thanh thiếu niên phương Tây nhấn mạnh

nhiều hơn vào sự thân mật và chất lượng tương tác của mỗi quan hệ so với

thanh thiếu niên Trung Quốc (Keller, 2004).

13

Trang 21

Những người thuộc nền văn hóa cá nhân có xu hướng cho biết họ cónhiều bạn bè, ít thận trọng hơn với bạn bè và cảm thấy tiếc cho những ngườikhông có bạn bè, điều này có thể hàm ý một mối liên hệ tích cực giữa chủ

nghĩa cá nhân và việc coi trong tình bạn (Adams, 2005) Mặc dù chủ nghĩa ca

nhân/chủ nghĩa tập thé là phố biến nhất yếu tố văn hóa được nghiên cứu rộngrãi trong nghiên cứu về tình bạn, số lượng nghiên cứu vẫn còn ít và nhữngnghiên cứu này đôi khi tìm thấy không có sự khác biệt giữa văn hóa cá nhânvà tập thể (Keller và cộng sự, 1998) Bên cạnh đó, các nghiên cứu mới dừnglại ở việc so sánh quá trình tình bạn diễn ra như thế nào giữa hai quốc gia, bỏqua sự đa dạng của chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể ở các nước khác trênthé giới thế giới.

Yếu tô kinh tế

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tổng thu nhập quốc nội (GDP) có mốiliên hệ tích cực với sự gan kết với cuộc sống, một trong những chỉ số về hạnhphúc chủ quan Do GDP thấp thường dự báo một số khó khăn trong cuộc

sống (ví dụ: sức khỏe, chất lượng cuộc sống) Mặt khác, mạng lưới xã hội là

yếu tố bảo vệ chống lại căng thang cho người dân sống ở các nước thu nhậpthấp và trung bình (Perkins và cộng sự, 2015) Do đó, GDP thấp hơn có théliên quan đến những người ít coi trọng tình bạn hơn Tuy nhiên, trong sốnhững người coi trọng tình bạn, GDP thấp có thể có ít tác động tiêu cực đếnkết quả cuộc sống vì tình bạn sâu sắc có thể bù đắp những tác động tiêu cực

của điều kiện kinh tế.

Bên cạnh đó, sự chênh lệch về thu nhập cũng được xem xét là yếu tố cóảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè (Lu và cộng sự, 2021) Điều này được lýgiải là chênh lệch về thu nhập có thé làm thay đổi những thứ mà mọi ngườiCOI trọng trong cuộc sống của họ (ví dụ: họ có thể nghĩ rằng việc dành thờigian làm việc chăm chỉ hơn dé thăng tiến hoặc gặp gỡ những người có địa vị

14

Trang 22

cao hơn quan trọng hơn so với việc dành thời gian cho bạn bè) Tuy nhiên,

giống như GDP, việc coi trọng tình bạn có thể giúp chống lại những tác độngtiêu cực của bất bình đăng thu nhập đối với sức khỏe và hạnh phúc thông qua

những lợi ích mà mọi người nhận được từ sự hỗ trợ của bạn bè (Perkins và

cộng sự, 2015).

Yếu tô giới

Tình bạn giữa nam và nữ thường khác nhau Phụ nữ coi trọng các mốiquan hệ và sự kết nối của họ với người khác hơn nam giới Nghiên cứu củaGuimond và cộng sự (2006) chỉ ra rằng phụ nữ có xu hướng mô tả bản thânhọ về mặt mối quan hệ với người khác, trong khi nam giới lại mô tả bản thân

độc lập với người khác Tình bạn của phụ nữ được đặc trưng bởi sự thân mật

hơn, bộc lộ bản thân và hỗ trợ về mặt cảm xúc nhiều hơn (Baumgarte &

Nelson, 2009) trong khi tình bạn của nam giới có xu hướng mang tính tác

nhân và công cu hon (Wright, 2006) Nghiên cứu phân tích tổng hop của Hall(2011), sử dụng 76% mẫu Bắc Mỹ và 24% mẫu đa văn hóa, đã xác định haiđiểm khác biệt chính về giới tính trong tình bạn: tính thân mật, gần gũi cao

hơn ở nữ giới, tính tự chủ cao hơn ở nam gIới.

Hướng nghiên cứu về đặc điểm và tính chất của mối quan hệ bạnbè của tudi thiếu niên

Tác giả Trương Thị Khánh Hà (2015) đã dành một chương dé bàn vềlứa tuổi thiếu niên Bên cạnh hoạt động học tập, giao tiếp với bạn ở tuôi thiếuniên trở thành hoạt động chủ đạo ở tuôi thiếu niên Trong quá trình giao tiếp,thiếu niên tìm thấy ở bạn bè những điểm tương đồng, sự thông hiểu, và sự

chấp nhận Giao tiếp với bạn cùng tuôi giúp trẻ hiểu ban thân hon, tự tin hon,và giúp trẻ phát triển tự ý thức và nhân cách của mình.

Khi bàn đên đặc điêm tình ban của thiêu niên trong cuôn “Tam lý học

phát triển”, tác giả Vũ Thị Nho (2003) đã nêu ra những chuẩn mực quan trọng

15

Trang 23

nhất trong “bộ luật tình bạn của thiếu niên”: sự tôn trọng, bình đăng, trung

thành, giúp đỡ lẫn nhau và tinh thật thà.

Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc (2001) đã nghiên cứu “Quan hệ của thiếuniên đối với bạn học” Nghiên cứu đã đi đến kết luận răng quan hệ của thiếuniên với bạn học rất phong phú, thể hiện qua nhu cầu quan hệ với bạn củathiếu niên rất mạnh mẽ, quan niệm về tình bạn của các em khá đa dạng nhữngtrên thực tế việc kết bạn của thiếu niên còn chưa đáp ứng nhu cầu về ngườibạn thân của các em, do đó sự gắn bó của thiếu niên với bạn trong lớp chưathực sự sâu sắc Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng thử nghiệm hai biện pháp tácđộng: (1) tổ chức các hình thức hoạt động, giao lưu tập thể phong phú chothanh thiếu niên; (2) tô chức cho các em được trao đồi, thảo luận xoay quanh

chuyên đề về tình bạn nhằm tích cực hoá mối quan hệ của thiếu niên với bạn

Nghiên cứu “Nhận thức về tình bạn của học sinh trung học cở sở tronggiai đoạn hiện nay” của tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc nhằm tìm hiểu thực trạngnhận thức về tình bạn của học sinh trung học cơ sở thông qua nhu cầu về tìnhbạn và phẩm chất mong muốn trong tình bạn của các em Kết quả nghiên cứu

chỉ ra rằng: nhu cầu tình bạn của học sinh trung học cơ Sở rất cao Cụ thê,

75.75% học sinh đánh giá ở mức “rất cần thiết” và 24.25% học sinh đánh giáở mức “cần thiết” Bên cạnh đó, học sinh trung học cơ sở cũng đánh giá cao

những phẩm chất quan trọng trong tình bạn như sự tôn trọng, sự hợp tác, sự

đồng cảm, tính sáng tạo, v.v.

Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Trà và Nguyễn Thị Phương Hoa(2007) chỉ ra rằng mối quan hệ giữa học sinh trung học cơ sở với nhau ở mức

trung bình, trong đó, học sinh đánh giá cao ở khía cạnh “sự sẵn sàng giúp

bạn” và “sự hài lòng về bạn” Điều này thể hiện rằng thiếu niên coi trọngquan hệ bạn bè Mỗi em thường tham gia vào một nhóm bạn nhất định trong

nhóm lớp Và khi là thành viên của nhóm, các em sẽ nhận được sự giúp đỡ

16

Trang 24

của các thành viên khác Bên cạnh đó, khía cạnh “sự tôn trọng bạn” và “thái

độ không ganh đua” có điểm số thấp nhất và dưới trung bình Nghiên cứucũng kết luận rằng học sinh trong lớp đoàn kết, quan hệ giữa học sinh vớinhau càng tốt đẹp Nghiên cứu cũng dé xuất cải thiện mối quan hệ bạn bèbang cách nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các học sinh trong lớp học vàkhắc phục một số tồn tại trong học sinh hiện nay như sự thiếu tôn trọng bạnbè, đối xử phân biệt và sự ganh đua không lành mạnh.

Khi tìm hiểu về “Đặc điểm quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở

trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Đỗ Thị Kim Liên (2012) đã phân tích các

đặc điểm của quan hệ bạn bẻ và một số nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ

bạn bè của học sinh trung học cơ sở Từ đó, tác giả cũng đưa ra những khuyến

nghị định hướng giúp học sinh trung học cơ sở xây dựng được mối quan hệbạn bè tốt đẹp với yêu cầu tâm lý lứa tuôi và sự phát triển của xã hội.

Đề tài nghiên cứu “Tính chất quan hệ bạn bẻ của học sinh trung học cơ

sở” năm 2014 của tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa đã đưa ra một số kết luậnvề tính chất quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở: quan hệ của họcsinh trung học cơ sở với các bạn cùng lớp tương đối thân thiện, mặc dù khôngphải em nào cũng được hầu hết các bạn học trong lớp yêu quý nhưng phầnđông các em được chấp nhận, được yêu thích bởi các bạn trong các nhóm nhỏcủa mình và chỉ một số lượng rất nhỏ (1-2 em/lớp) bị phần đông các bạn trong

lớp ghét bỏ, không chơi cùng Theo thời gian, quan hệ với bạn cùng lớp của

học sinh trung học cơ sở với các bạn cùng lớp phát triển qua 3 giai đoạn: giaiđoạn 1 — chưa gan gũi (lớp 6); giai đoạn 2 — có sự phân hoá (lớp 7 - 8) và giaiđoạn 3 — thân thiện hơn (lớp 9) Đồng thời nghiên cứu cũng phát hiện những

nét mới trong tình bạn của học sinh trung học cơ sở.

1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về lòng tự trọng

Trong nhiều thập kỉ qua, các nghiên cứu về lòng tự trọng đã chiếm một

vi trí quan trọng trong lĩnh vực Tâm học xã hội (Rosenberg va cộng sự, 1995).

17

Trang 25

Nhìn chung, có hai quan điểm chính khi nghiên cứu về lòng tự trọng: quanđiểm tiếp cận theo mô hình tổng thể và quan điểm tiếp cận theo mô hình đachiều.

Các nghiên cứu về lòng tự trọng dựa theo quan điểm tiếp cận của môhình tổng thể

Mô hình tổng thé nhìn nhận lòng tự trọng là một cấu trúc tổng thé, nóliên quan đến sự lòng tự trọng chung nhất mà một cá nhân có về chính họ.Những nghiên cứu đầu tiên tiếp cận theo quan điểm này được thực hiện bởi

Coopersmith, Piers & Harris, Rosenberg Các tác giả này đã chú trọng đếnlòng tự trọng của chủ thể trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sông như

thành tích học tập, mối quan hệ với bạn bè và gia đình, song họ lại chỉ chú

trọng đến một điểm số duy nhất cho toàn bộ thang đo và điểm số này tương

ứng với mức độ lòng tự trọng (dẫn theo Trịnh Thị Linh, 2014).

Coopersmith (1967) đã đề nghị một nhóm gồm 56 trẻ ở độ tuổi từ 10đến 12 trả lời một phiếu hỏi gồm 50 items cho phép ghi nhận 4 bình diện là:học đường, gia đình, bạn cùng trang lứa và các tham chiếu chung nhất cho cái

chúng tôi của trẻ Coopersmith nhận thấy răng nhóm trẻ này không đánh giákhác nhau theo các bình diện Vì vậy, ông kết luận rằng trẻ không lòng tựtrọng theo các bình diện ma chúng thể hiện một sự phán xét tông thể về chính

bản thân mình.

Dé tìm hiểu mối quan hệ giữa lòng tự trọng và lo âu ở trẻ, tác giả TrầnThành Nam (2015) sử dụng thang đo lòng tự trọng của Rosenberg (1965) Kếtquả nghiên cứu chỉ ra học sinh trung học phổ thông có lòng tự trọng ở mức độtrung bình Số liệu phân tích tương quan khẳng định răng: học sinh có điểm loâu càng cao thì điểm lòng tự trọng càng thấp Phân tích hồi quy cho thấy lo âuliên quan đến sự tự thể hiện và lo âu về khả năng ứng phó stress thấp dự báovề lòng tự trọng ở học sinh (dẫn theo Nguyễn Thị Anh Thư, 2017).

18

Trang 26

Theo Rosenberg và cộng sự, (1995) lòng tự trọng là thái độ tích cực

hoặc tiêu cực đối với bản thân Từ đó, ông đề xuất Thang đo lòng tự trọng baogồm 10 mục; một nửa số câu được xây dựng theo cách tích cực, một nửa cònlại đề cập đến ý kiến tiêu cực, số điểm đạt được tương ứng với mức độ đánh

giá bản thân của cá nhân Thang đo lòng tự trọng Rosenberg đã được sử dụng

trong các nghiên cứu đa văn hóa của hơn 50 quốc gia và dùng cho cả nam vànữ ở moi lứa tuổi Sự phổ biến của thang đo này một phan là do lịch sử sử

dụng lâu dài, ngôn ngữ không phức tạp và tính ngắn gọn của nó Đặc biệt, cómột lượng lớn các bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu ủng hộ tính hợp lệ dựđoán, tính nhất quán và tinh bất biến trong giới tính,văn hóa (Alessandri,

2020) Đây cũng là thang đo được nghiên cứu lựa chọn sử dụng.

Các nghiên cứu về lòng tự trọng dựa theo quan diém tiép cận cua mô

hình da chiéu

Cac nhà nghiên cứu theo quan điểm da chiều cho rang lòng tự trọng là

các cá nhân đánh giá giá trị của bản thân trong các lĩnh vực khác nhau trong

đời sông (Trịnh Thị Linh, 2014).

James (1892) đề xuất mô hình đa chiều về cái chúng tôi với 3 thành tốcau thành là cái chúng tôi thé chat, cái chúng tôi xã hội và cái chúng tôi tinhthần, đồng thời ông cũng thừa nhận khái niệm lòng tự trọng mang tính tongthê của mỗi người (dẫn theo Trịnh Thị Linh, 2014).

Tác giả Shavelson và cộng sự (1976) cũng đưa ra mô hình cấu trúc lòng

tự trọng bản thân trong các lĩnh vực giáo dục khác nhau: lòng tự trọng bảnthân trong học đường và ngoài học đường Lòng tự trọng bản thân trong họcđường thông qua các môn học như Toán, Lịch sử, Ngoại ngữ hay Khoa học.

Bên cạnh đó, lòng tự trọng bản thân ngoài học đường gồm các khía cạnh như

tình cảm, khả năng thê thao, môi quan hệ xã hội, các trạng thái cảm xúc,

19

Trang 27

ngoại hình Mỗi lĩnh vực déu được chuyên biệt hóa và mỗi nhánh đều có tác

động vào chủ thể (Nguyễn Thị Anh Thư, 2017).

Harter (1988) đã đưa ra một thang đo lòng tự trọng khác cho vị thành

niên gồm 3 khía cạnh điển hình là mối quan hệ thân thiết với bạn bè, sự hấpdẫn trong mối quan hệ lãng mạn và khả năng trong công việc của họ Saukhi thực hiện nghiên cứu, Harter đã đi đến kết luận rằng lòng tự trọng tiêucực của một đứa trẻ trong một lĩnh vực đặc biệt không nhất thiết ảnh hưởngđến sự hài lòng chung của các giá trị cá nhân của chúng (dẫn theo Trịnh Thị

Linh, 2014).

Đỗ Ngọc Khanh (2005) đã tiến hành nghiên cứu về “Lòng tự trọng của

học sinh trung học cơ sở ở Hà Nội” với sự tham gia của 471 học sinh từ lớp 7

đến lớp 9 Nghiên cứu sử dụng thang đo lòng tự trọng của Susan Harter(1979) ở năm mặt: khả năng học tập, cảm xúc, khả năng giao tiếp xã hội, cáchành vi đạo đức và thé chất Tác giả kết luận rằng học sinh trung học cơ sở cómức độ lòng tự trọng tổng thể ở mức trung bình, trong đó khía cạnh học tập,đạo đức, xã hội đạt mức trung bình cao; lòng tự trọng ở khía cạnh thé chất ở

mức trung bình và lòng tự trọng ở khía cạnh cảm xúc đạt mức trung bình

thấp Lòng tự trọng về mặt cảm xúc tiêu cực có liên quan đến khía cạnh học

tập và cảm xúc tích cực thường có liên quan đên các môi quan hệ xã hội.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Anh Thư (2017) cho thấy lòng tựtrọng của học sinh trung học cơ sở chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giớitính, kiểu người hướng nội — hướng ngoại, trường học và lớp học.

Khi tìm hiểu về lòng tự trọng của học sinh trung học phô thông, tác giảTrương Quang Lâm (2005) kết luận học sinh có lòng tự trọng cao ở bình diệngiao tiếp xã hội, định hướng tương lai, thể chất và ngoại hình; tuy nhiên ởlòng tự trọng ở khía cạnh học tập thấp hơn, ở mức trung bình Bên cạnh đó,chất lượng mối quan hệ với bạn bè, thầy cô có tương quan thuận đối với ý

20

Trang 28

thức học tập và định hướng tương lai Tác giả cũng khuyến nghị rằng mô hìnhtốt nhất dé nâng cao lòng tự trọng của học sinh là các em được sống trong sự

quan tâm, chăm sóc của gia đình và học tập trong môi trường lành mạnh,

nhận được sự hỗ trợ từ phía thầy cô và bạn bẻ.

Nhìn chung, mỗi quan điểm tiếp cận đều phù hợp với môi trường văn

hóa xã hội mà các tác giả sinh sông, từ đó góp phân tạo nên những góc nhìn

đa dạng và phong phú cho các lĩnh vực khác nhau về lòng tự trọng.

Theo lý thuyết gắn bó, gan bó mẹ - con có vai trò quan trọng đối vớilòng tự trọng của trẻ (John Bowlby, 1982) Theo Bowlby và Ainswoth, mốiquan hệ gan bó cha mẹ - con cái được hình thành trong hai năm đầu đời sẽ tạocơ sở cho sự hình thành mối quan hệ sau này Những đứa trẻ cảm thấy antoàn, được yêu thương, bố mẹ dành thời gian quan tâm chăm sóc và thường

xuyên động viên, ghi nhận những nỗ lực của con cái sẽ hình thành những cảm

nhận tích cực về bản thân Ngược lại, những đứa trẻ cảm thay bat an, bi bỏrơi, không cảm thấy bố me dành thời gian cho mình, không nhận được nhữnglời động viên thì sẽ hình thành những cảm nhận tiêu cực về bản thân Như

vậy, có thể thấy lòng tự trọng của một cá nhân phụ thuộc vào chất lượng của

những gắn bó hình thành và phát triển trong tuổi thơ ấu.

Xem xét các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển của lòng

tự trọng, các nhà nghiên cứu cho cá nhân đánh giá bản thân theo hai cách:

(1) So sánh mức độ kỳ vọng của bản thân với kết quả khách quan trong

các hoạt động của mình;

(2) So sánh mình với những người khác Nếu mức độ kỳ vọng càng caothì càng khó khăn để thực hiện chúng Thành công và thất bại trong bất kỳhoạt động nào cũng ảnh hưởng đến việc cá nhân đánh giá khả năng của mình

trong loại hoạt động đó.

21

Trang 29

Do đó, các yếu tố liên quan đến lòng tự trọng có thé được chia thành

hai dạng: các yêu tô bên trong và các yêu tô bên ngoài.Yêu tô bên trong

Các yêu tô bên trong là các yêu tô năm trong chính bản thân của cá

nhân, bao gôm sinh học (giới tính, tuôi tác, sức khỏe thê chât, v.v.) và tâm lý

(nhận thức, nét nhân cách, v.v.) đều ảnh hưởng đến lòng tự trọng của cá nhân đó.Khi nghiên cứu về lòng tự trọng dựa trên cơ sở di truyền học, Neiss,Stevenson, và Sedikides (2003) kết luận rằng di truyền chiếm 30 - 40% đếnsự khác biệt về mức độ đánh giá đối với lòng tự trọng giữa các anh chị emruột, không kê đến các yếu tố môi trường (như trường học, bạn bè, công việc,

v.v.) Cụ thê hơn, sinh học xuất hiện mang lại cho ta một số thiên hướng nhưmức năng lượng, khí chất cơ bản, thể chất nhất định, khả năng nhận thức và

xã hội (dẫn theo Nguyễn Thị Anh Thư, 2017).

Độ tuôi cũng là một biến số ảnh hưởng đến cách mà cá nhân bản thânmình Kết quả nghiên cứu của Orth, Robins & Widaman (2012) chỉ ra rằng:lòng tự trọng có thể tăng trong suốt thời niên thiếu đến tuổi trưởng thành vàbắt đầu giảm khi vào tuổi già.

Đối với biến số giới tính, một số nghiên cứu tìm thấy sự khác biệt trongđánh giá về lòng tự trọng Nghiên cứu của Kling và đồng sự (1999) đã kếtluận rằng trẻ em gái thường tự đánh giá bản thân ở mức vừa phải hoặc thấphơn so với các trẻ em trai và điểm khác biệt này thấy rõ nhất khi các emkhoảng 16 tuổi Kết quả nghiên cứu của Quatman và Watson (2001) cũng đãtìm thấy điểm tương đồng rằng các em nam thường tự đánh giá cao hơn so

với các em gái Tuy nhiên, nghiên cứu của Erol & Orth (201 1) không tìm thấysự khác biệt về giới tính khi trẻ đánh giá lòng tự trọng.

22

Trang 30

Bên cạnh đó, khả năng quan sát, thu thập thông tin, khả năng so sánh,

thành tích học tập cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến lòng tự trọng của thiếuniên Các nghiên cứu chỉ ra rằng cho thấy răng thành tích học tập ảnh hưởng

đến mức độ tự đánh gia, két quả hoc tập cao tang cường tu đánh giá của trẻ.

Ngược lại, kết quả học tập thấp có xu hướng làm giảm mức độ tự tin của các

em (dẫn theo Nguyễn Thị Anh Thư, 2017).

Yếu tố bên ngoài

Yếu tố bên ngoài đề cập đến ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến lòngtự trọng của cá nhân, bao gồm gia đình, trường học và nhóm xã hội.

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, nơi ma trẻ học hỏi vàtiếp thu các kiến thức xã hội những năm đầu đời Kernis (2003a) chỉ ra rằng

sự thiếu 4m áp hoặc chấp nhận yêu thương từ cha mẹ có ảnh hưởng đến lòng

tự trọng của cá nhân Theo Winnicott (1975), cách nhìn của người mẹ cho

phép trẻ tự khám hướng tới sự hình thành cốt lõi của cái tôi và tới sự pháttrién cảm xúc đối với lòng tự trọng Như vậy, có thé thấy tình yêu và sự chấpnhận vô điều kiện của cha mẹ giúp trẻ hình thành những cảm giác đầu tiên vềgiá trị của mình Bên cạnh đó, trường học có ảnh hưởng đến mức độ đánh giácủa trẻ đối với bản thân Nhà trường là một môi trường xã hội dé trẻ có théxây dựng lòng tự trọng Kail (1998) cũng cho rang tự đánh giá phụ thuộc vào

trình độ của những người trong nhóm xã hội mà trẻ tham gia hay mức độ đòi

hỏi của nhóm đó Trẻ luôn so sánh mình với những trẻ ở gần chúng Như vậy,nhóm bạn bè chính là nhân tố có ảnh hưởng đến đánh giá bản thân của trẻnhiều nhất Ngoài ra, nghiên của S Harter (1999) chi ra các nguồn ủng hộ đốivới trẻ trong tuổi thiếu niên: cha me, thầy cô giáo và bạn bè, trong đó cha mevà bạn bè có vai trò quan trọng hơn cả Bên cạnh đó, các nghiên cứu về mặt

thực tiễn chỉ ra rằng mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng có mối liên hệ mật

thiết với nhau Nói cách khác, các kết nối gắn bó làm tăng lòng tự trọng của

23

Trang 31

thiếu niên Điều này có nghĩa là thiếu niên có sự tự đánh giá tích cực đễ dànggan bó với bạn bè, coi mở hơn trong việc kết bạn và dễ dàng bộc lộ suy nghĩvà cảm xúc của bản thân hơn so với thiếu niên có cảm giác tu ti vé gia tri banthân Như vậy, có thé thay rang gắn bó an toàn trong mỗi quan hệ với bạn bècó thể là một yếu tố bảo vệ trước những biến động trong lòng tự trọng (dẫn

theo Nguyễn Thị Anh Thư, 2017).

1.1.3 Lý thuyết gắn bó

Thuật ngữ “gắn bó” bắt đầu được sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ20, John Bowlby và M Ainsworth Sự gan bó là những liên kết tâm lí bềnvững giữa con người với con người (Bowlby, 1969) Sự gắn bó mẹ - con, có ýnghĩa quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ Sự gắn bó mẹ conđặc trưng bởi sự gắn kết mạnh mẽ, cảm xúc nồng ấm và sự giao lưu tình camsâu sắc giữa mẹ và con đặc biệt trong những năm đầu đời Sự gắn bó nàykhông nhất thiết là me đẻ mà có thé là người chăm sóc trẻ hằng ngày.

Sự gắn bó ở trẻ với người nuôi đưỡng có mục đích sinh học là đảm bảokhả năng sinh tồn và mục đích tâm lí là tìm kiếm cảm giác yêu thương và antoàn (Ainsworth, 1985) Việc tách rời mẹ quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát

triển nhận thức, ngôn ngữ và tình cảm của trẻ Số lượng và chất lượng tình

cảm mà trẻ nhận được thời thơ ấu có liên quan mật thiết đến tình cảm của trẻem đối với thé giới xung quanh Theo dõi sự phát triển của trẻ em mô côitrong chiến tranh được nuôi dưỡng ở nhà trẻ mồ côi, thấy rằng ở độ tuổi dậythi, các trẻ này hầu như không có khả năng thiết lập mối quan hệ bạn bè đồng

trang lứa.

Các giai đoạn của găn bó

Giai đoạn 1: Tìm hiểu (0 - 3 tháng)

24

Trang 32

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền gắn bó Với một số giới hạn vềcác giác quan, trẻ hướng sự chú ý tới bất kỳ ai để tìm kiếm sự gần gũi Trẻ

chưa phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa người chăm sóc với nhữngngười khác.

Giai đoạn 2: Thiết lập (3 - 6 tháng)

Trẻ đã bat đâu nhận biệt được người chăm sóc với người lạ, nhưngchưa thê hiện sự yêu thích rõ ràng với bât kì ai mà đáp ứng lại với tât cả sự

tiếp xúc nhăm tìm kiếm gắn bó Ở giai đoạn này trẻ vẫn 6n khi bên cạnh

người lạ thay vì người chăm sóc.

Giai đoạn 3: Đỉnh cao (6 - 24 tháng)

Sự gắn bó được hình thành rõ ràng ở giai đoạn này Trẻ ý thức được vềngười chăm sóc chúng, thể hiện sự yêu thích rõ ràng tới người đó so vớinhững người xung quanh Nếu bị chia cắt với người chăm sóc, trẻ sẽ xuất hiệnnhững phản ứng mạnh mẽ như níu giữ, quấy khóc cũng như phản đối việcngười chăm sóc rời đi Trẻ biểu hiện sự lo âu vì chia tách.

Giai đoạn 4: Duy trì (2 - 3 tuôi)

Trẻ dần thích nghi với việc người chăm sóc không ở bên và giảm bớtcác hành vi phản đối Trẻ dan nhận ra sự xuất hiện của người chăm sóc có chukì, ngay cả khi người chăm sóc không ở đó chúng biết họ sẽ quay về vào mộtkhoảng thời gian nhất định Trẻ khám phá xung quanh trong khi vẫn duy trì

khoảng cách gân gũi với người chăm sóc va quay trở về với họ lúc cân.

Giai đoạn 5: Sau 3 tuổi, mục tiêu gắn bó vượt ra ngoài sự an toàn và dễ

chịu của trẻ, mở rộng ra môi trường xung quanh Khi này trẻ đã trở nên độc

lập hơn và thoải mái hơn khi xa người chăm sóc Bắt đầu học tập các kĩ năngxã hội cần thiết và xây dựng các mối quan hệ gắn bó mở rộng ra bên ngoài

người chăm sóc ban đâu.

25

Trang 33

Các dạng gắn bó

Ainsworth va cộng sự (1979) đã phân tích phản ứng của trẻ trong một

những tình huống: (1) khi người mẹ và trẻ cùng ở trong phòng: (2) khi ngườimẹ ra khỏi phòng; (3) khi có người lạ xuất hiện; (4) khi chỉ có trẻ và người lạ

ở trong phòng; (5) khi người mẹ quay trở lại Quan sát hành vi và cảm xúc

của trẻ, Ainsworth và cộng sự thây răng có ba kiêu găn bó.

Gan bó an toàn: Trẻ gần gũi với người chăm sóc, buồn bã, sợ hãi khingười chăm sóc rời đi và vui vẻ khi người đó quay lại Sự buôn rau và sợ hãicủa trẻ địu đi khá nhanh khi người chăm sóc quay lại Nghiên cứu phổ quátcho thấy có khoảng 70% đứa trẻ rơi vào trường hợp này Trẻ có gắn bó antoàn có hướng khám phá môi trường một cách tự do và tương tác tốt vớingười lạ khi có sự hiện diện của người chăm sóc Các nghiên cứu chỉ ra rằngtrẻ gắn bó an toàn thường có sự đồng cảm nhiều hơn trong những giai đoạnphát triển tiếp theo.

Đôi với thiêu niên, nhóm găn bó an toàn thường có các môi quan hệ tincậy và dai lâu Các đặc tính khác của người gan bó an toàn bao gôm có lòngtự trọng cao, có được các môi quan hệ thân thiết, tìm kiêm sự hồ trợ từ nhữngngười xung quanh và có khả năng chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.

Gan bó không an toàn/tránh né: Trẻ nhỏ thuộc nhóm gan bó tránh nécó xu hướng tránh né cha mẹ hay người chăm sóc Trẻ đáp ứng rat ít đối vớisự vắng mặt của người chăm sóc, đôi khi trẻ thậm chí không nhìn theo khingười chăm sóc rời khỏi Khoảng có 20% trẻ rơi vào trường hợp này Ở ngườitrưởng thành, những người có gắn bó tránh né thường gặp khó khăn trong cácmỗi quan hệ tình cảm thân mật Họ thường né tránh sự tiếp xúc gần gũi haythân thiết bằng nhiều cách kiếm cớ (như phải làm việc trong thời gian đài ).Không sẵn lòng chia sẻ cảm xúc hoặc suy nghĩ của mình, đồng thời gặp khókhăn trong việc cảm thông với người khác Những người này không đầu tư

26

Trang 34

nhiêu cảm xúc vào các môi quan hệ và không trải qua nhiêu khủng hoảng saukhi châm dứt môi quan hệ.

Gan bó không an toàn/chống cự: Đứa trẻ không muốn roi người chămsóc để khám phá căn phòng Sau đó, giỗng như kiểu gắn bó không antoàn/tránh né, chúng khóc khi người chăm sóc rời đi, nhưng lại chống đối khi

người chăm sóc quay lại và có ý an ủi chúng Chúng tỏ ra giận dữ Khoảng

10% đứa trẻ rơi vào trường hợp này Ở người trưởng thành, những người cógắn bó không an toàn / chống cự thường cảm thấy do dự trong việc gần gũingười khác và lo lắng rằng tình cảm của họ không được đáp lại Họ tìm kiếmmỗi quan hệ gần gũi nhưng luôn cảm thấy bất an trong việc duy trì mối quanhệ Điều này dẫn đến việc chia tay thường xuyên, bởi chính những ngườitrong cuộc luôn cảm thấy lạnh lùng và xa cách Những người này cảm thấyđặc biệt mất kiểm soát sau khi mối quan hệ kết thúc.

1.1.4 Tong quan nghiên cứu về môi hiên hệ giữa moi quan hệ bạn bèvà lòng tự trọng của thiêu niên

Moi liên hệ tích cực giữa moi quan hệ ban bè và lòng tự trọng cua

thiểu niên

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng tình bạn có tương quan thuận

với lòng tự trong của trẻ (Raboteg-Saric & Sakic, 2014; Song và cộng sự,

2009; Pinheiro Mota & Matos, 2013).

Nghiên cứu cua Pinheiro Mota & Matos (2013)) được thực hiện với su

tham gia của 109 học sinh Bồ Đào Nha trong đó gồm 87 học sinh nữ và 28hoc sinh nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thanh thiếu niên có sự gan bó

an toàn với bạn bé có khả năng thể hiện cảm xúc và ý tưởng của mình tốt hon,cho phép họ trải nghiệm các mối quan hệ tích cực và đồng cảm với nhữngngười khác Điều này làm gia tăng lòng tự trọng của họ bởi vì học sinh cảm

27

Trang 35

thấy họ có nguồn hỗ trợ cá nhân và có thê chia sẻ những khó khăn Tuy nhiên,nghiên cứu số lượng khách thể tham gia nghiên cứu còn hạn chế và có sự

chênh lệch giữa nam và nữ.

Raboteg-Saric & Sakic (2014) đã tiến hành nghiên cứu nhằm kiểm travai trò của gan bó bạn bè với lòng tự trọng cua học sinh Nghiên cứu có sutham gia của 221 học sinh trung học phố thông ở độ tuổi 14-18 tuổi Kết quảnghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng tình bạn có mối liên hệ tích cực đối với

lòng tự trọng Nói cách khác, những học sinh có gan bo than tinh, gan gũI với

bạn bẻ sẽ đánh giá lòng tự trọng cao Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra

khác nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ trong moi quan hệ ban bè Mức

độ gan bó với ban bè cua học sinh nữ cao hon so với mức độ gan bo cua hoc

sinh nam Tình ban của các cô gái được đặc trưng bởi mức độ thân tinh cao

hơn so với các học sinh nam và họ nhận sự cung câp về mặt cảm xúc cao.

Khi nghiên cứu trên mẫu khách thé phương Đông gồm 584 thanh thiếuniên ở độ tuôi trung học cơ sở, trung học phé thông va đại học, nghiên cứu

của Song và cộng sự (2009) được chỉ ra rằng có mối tương quan thuận ở mứcđộ mạnh giữa chất lượng tình bạn với lòng tự trọng của học sinh Sự gan bóbạn bè dựa trên các đặc điểm về sự tin cay, giao tiép va sự xa lánh và nhữngphát hiện này cho thấy rằng đối với thanh niên Trung Quốc, sự gắn bó tìnhbạn gần gũi và thân thiết hơn về mặt tình cảm ở giai đoạn đầu và giữa của lứatuổi thanh niên cao hơn so với giai đoạn cuối Bên cạnh đó, kết quả nghiêncứu này tương đồng với các nghiên cứu với khách thê phương Tây Từ đó gợiý rằng, không có sự khác biệt về văn hoá giữa chất lượng tình bạn và lòng tự

trọng của học sinh.

Moi liên hệ giữa moi quan hệ ban bè va lòng tự trọng cua thiếu niênchưa rõ ràng

28

Trang 36

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tìm không có mối liên hệ giữa chấtlượng tình bạn và lòng tự trọng của thiếu niên (Paterson và cộng sự, 1995;

Wilkinson, 2010).

Nghiên cứu tại New Zealand xem xét mối liên hệ giữa chất lượng tìnhbạn và lòng tự trọng, sử dụng mẫu thanh thiếu niên trong độ tudi 13 đến 19;có 493 thanh thiếu niên tham gia Kết quả cho thấy chất lượng mối quan hệbạn bè đường như không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của các em (Paterson

và cộng sự, 1995).

Nghiên cứu của Wilkinson (2010) được thực hiện nham tìm hiểu mốiliên hệ giữa gan bó bạn bẻ với sức khoẻ tâm lý vi thành niên và thai độ hoc

đường cua học sinh trung học tại các trường công lập va tư thục tại Uc.

Nghiên cứu có sự tham gia của 266 học sinh nam va 229 hoc sinh nữ độ tuôi

từ 13-19 tuổi Các thang đo về tram cảm, lòng tự trọng, niềm tin vào năng lựcbản thân và thái độ học đường bảng kiểm gắn bó cha mẹ và bạn bè được sửdụng Kết quả nghiên cứu chi ra rang không có mối liên hệ giữa gan bó banbè và lòng tự trọng của thanh thiếu niên.

Có thé thấy, một số nghiên cứu tìm thay mối liên hệ tích cực giữa mốiquan hệ bạn bè và lòng tự trọng của thiếu niên Tuy nhiên, một vài các nghiên

cứu không tìm thay mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của

tuôi thiếu niên Sự thiếu thống nhất về kết quả nghiên cứu một phan có thé dosự khác biệt về cách thiết kế và đo lường trong nghiên cứu.

Tại Việt Nam, trong khả năng hiểu biết và tìm kiếm, chúng tôi khôngtìm thấy nghiên cứu về mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọngcủa tuổi thiếu niên Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự

tương quan giữa môi quan hệ bạn bẻ và lòng tự trọng của tuôi thiêu niên.

29

Trang 37

2.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài1.2.1 Mỗi quan hệ bạn bè của thiếu niên

1.2.1.1 Định nghĩa

Theo từ điển APA, mối quan hệ bạn bè hay tình bạn được định nghĩa làmối quan hệ tự nguyện giữa hai hoặc nhiều người tương đối lâu dài và trongđó những người có liên quan có xu hướng quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầuvà lợi ích của người khác cũng như thỏa mãn mong muốn của họ Tình bạnthường phát triển thông qua những trải nghiệm mà những người tham gia vàođó biết rằng họ hài lòng khi liên kết cùng những người khác.

Tình bạn cũng được định nghĩa là một mối quan hệ tự nguyện, tương

tác và bình đăng, trong đó các bên thừa nhận mối quan hệ, quan tâm và đồnghành cùng nhau trong hau hết tình huống Ngoài ra, các cá nhân thường chonbạn bè là những người tương tự họ như cùng giới tính, tuổi tác, sở thích vàmục tiêu Những điểm tương đồng như vậy cho phép tình bạn bình dang vềquyên lực và quyền kiểm soát, điều này trái ngược với mối quan hệ cha me -con cái có xu hướng bất cân xứng về quyền lực (Rubin & Bowker, 2018).

Duck (1991) nhận định về tình bạn như sau: Tình bạn là những kết nốitự nguyện thể hiện các phẩm chất cởi mở, tin tưởng, đáng tin cậy, đồng hành,tôn trọng, trao đôi lợi ích và tôn trọng quyền riêng tư.

Dù mỗi tác giả có những cách định nghĩa riêng về tình bạn nhưng nhìnchung, các định nghĩa đều có những điểm chung nhất định Trong nghiên cứunày, chúng tôi định nghĩa tình bạn là mối quan hệ tình cảm hai chiều giữa conngười với nhau dựa trên tinh thần tự nguyện, trong đó các bên đem lại những

lợi ích nhất định cho nhau.

Bạn bè của thiêu niên là những người cùng tuôi và cùng mức độ trưởng

thành Một trong những chức năng quan trọng của nhóm bạn cùng tuổi là

30

Trang 38

nguồn cung cấp thông tin về thế giới ngoài gia đình Từ nhóm bạn cùng tuổi,thiếu niên nhận được phản hồi cho khả năng của mình, biết mình tốt hơn haytệ hơn những gì mà bạn bè làm Điều này thật khó học được ở nhà bởi vì anh

chị em ruột thường nhỏ hơn hoặc lớn hơn (Trần Thị Hương Lan, 2004)

Ở tuổi thiếu niên, cá nhân thường giao tiếp với các bạn đồng trang lứanhiều hơn so với trẻ nhỏ hoặc người lớn Nguyên nhân là do cách lựa chọnhành vi ứng xử muốn thể hiện mình là người lớn nên ít kết bạn với đám trẻcon, đồng thời muốn đề cao cuộc sống tự lập, không cần sự chỉ bảo của ngườilớn, không muốn bị người lớn mắng mỏ nên ít giao tiếp với người lớn Giaotiếp với bạn bè trở thành dạng hoạt động quan trọng ở thiếu niên, chúng tìmthay ở bạn bè những điểm tương đồng, sự thấu hiểu và sự chấp nhận (Trương

Thị Khánh Hà, 2015).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi hiểu mối quan hệ bạn bè là mối quanhệ tự nguyện, tương tác và bình dang, là khi hai người đối xử ngang hang vớinhau, quan tâm nhau và đồng hành cùng nhau trong hầu hết các tình huống.Thông thường tình bạn được xây dựng dựa trên cơ sở có cùng các điểm tươngđồng như là giới tính, tuổi tác, sở thích, mục tiêu Đối tượng bạn bè của thiếu

niên được xác định chủ yêu là bạn bẻ cùng lớp, rộng hơn là cùng khôi.1.2.1.2 Vai trò của các moi quan hệ bạn bè của thiếu niên

Tình bạn là mối quan hệ gần gũi, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, sự ganbó và các sở thích chung Trong tinh bạn, cá nhân có thé trải lòng minh và trở

thành chính minh ở một mặt nao đó (cảm xúc, nhận thức và hành vi) Tinh

bạn thường nảy sinh, hình thành và phát triển trong những hoạt động chung.Vì thế, phần lớn bạn bè của chúng ta là những người đã từng học cùng và làm

việc cùng Bên cạnh đó những người thường trở thành bạn của nhau thường là

những người có điểm giống nhau về sở thích, tuôi tác, thành phan xã hội, giới

tính, trình độ văn hoá, gia tri song và quan điêm xã hội.

31

Trang 39

Giao tiếp với bạn bè có vai trò quan trọng đối với sự hình thành cái tôi.Cá nhân dường như mở cửa tâm hồn mình cho những người bạn thân thiết,đưa bạn đến với những tình cảm của mình, với những ý nghĩ, sở thích và đammê Giao tiếp với bạn bẻ đòi hỏi sự thông hiểu lẫn nhau, sự gần gũi nội tâm,chân tình và cởi mở Nó dựa trên mối quan hệ với người bạn như với chínhmình, trong đó “cái tôi thực chất” được bộc lộ tối đa Nhờ loại giao tiếp này,

cá nhân dân dân biệt chap nhận và tôn trọng bản than.

Tình bạn có thé thúc đây sự phát triển tích cực, làm giảm những cảmxúc tiêu cực như lo âu, trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên Cụ thể, thanhthiếu niên đạt được tình bạn có chất lượng cao có hành vi tự điều chỉnh tốthơn, có niềm tin vào năng lực của bản thân cao hơn và có lòng tự trọng cao

hơn Bên cạnh đó, cá nhân cũng hạnh phúc hơn (Demir và cộng sự, 2007),

khả năng thích ứng tốt (Gorrese & Ruggieri, 2013) và ít gặp các vấn đề tâm lýhơn (Schwartz-Mette và cộng sự, 2020) so với thanh thiếu niên có chất lượngmối quan hệ bạn bè kém.

1.2.1.3 Đặc điểm của mối quan hệ bạn bè

Brown & Larson (2009) đã tổng hợp và chỉ ra những biểu hiện của các

môi quan hệ bạn bè của thiêu niên như sau:

- Môi quan hệ bạn bé trở nên sôi nôi hơn ở tuoi thiêu niên.

- Ở độ tuôi này, các môi quan hệ bạn bè trở nên phức tạp hơn.

- Các môi quan hệ bạn bè và các nhóm tình bạn được đặc trưng bởi sự

giống nhau của sự lựa chọn và ảnh hưởng đến đối phương.

- Địa vị hoặc uy tín là một yếu tố quan trọng trong mỗi quan hệ bạn bè.- Những đứa trẻ có kỹ năng xã hội tốt điều chỉnh tốt hơn so với những

đứa trẻ có kỹ năng xã hội kém.

32

Trang 40

- Sự châp nhận của xã hội cũng là một chỉ báo đê điêu chỉnh môi quanhệ bạn bè.

- Tự nhận thức về quan hệ bạn bè hoặc hệ thống mối quan hệ đồng

trang là không đáng tin cậy.

- Các môi quan hệ bẻ ở thiêu niên chỉ ôn định ở mức độ vừa phải.

- Anh hưởng của môi quan hệ bạn bẻ là một quá trình có đi có lại.

- Các nghiên cứu vê ảnh hưởng của bạn bè phải xem xét các đặc diémcủa tác nhân gây ảnh hưởng, mục tiêu của của ảnh hưởng và môi quan hệ củacác cá nhân.

Trong quá trình xây dựng thang đo về chất lượng mối quan hệ bạn bèđồng trang lứa, Aydošdu (2021) đã dựa trên lý thuyết gắn bó dé chi ra các đặcđiểm của một cá nhân có các mối quan hệ bạn bè là sự thân mật, sự quảnggiao, sự tin tưởng và sự sâu sắc Đây cũng là cách tiếp cận được chúng tôi

chọn sử dụng đê đo lường về môi quan hệ bạn bẻ của thiêu niên.

Sự thân mật trong mối quan hệ bạn bè không chỉ đơn giản là việc có

một mức độ gan kết va giao tiép, mà nó còn là một trạng thái đặc biệt cua sựkết nối và tình cảm Đó là khi cá nhân thực sự muốn chia sẻ những suy nghĩsâu sắc và cảm xúc tận tâm với những người bạn, khát khao được có mặt bên

cạnh bạn bè và cảm thấy an toàn, thoải mái tuyệt đối trong sự hiện diện của

họ Thân mật này còn được thể hiện thông qua sự quan tâm và chăm sóc macá nhân dành cho bạn bè của mình Ví dụ, một thiếu niên có thé trải qua niềm

vui và hạnh phúc khi chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của bản

thân với những người bạn thân thiết.

Sự quảng giao trong môi quan hệ bạn bè là sự phản chiêu của khả năngcủa cá nhân để dễ dàng kết bạn và thu hút sự quan tâm của nhiều người khác.Điêu này có nghĩa là họ có khả năng tạo môi quan hệ mới một cách tự nhiên

33

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN