Kỹ Năng Mềm - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI CHIA SẺ TRÊN FACEBOOK VÀ LÒNG Tự TRỌNG CỦA THANH NIÊN Nguyền Thị Phương Hoa Viện Tâm lý học. TÓM TẮT Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội, trong đó có Facebook gần như là phố biến ở thanh niên. Mạng xã hội cỏ nhiều ảnh hưởng cả tích cực lần tiêu cực đổi với người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ tuổi. Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi trên 616 thanh niên ở Hà Nội và Thừa Thiên - Huế (gồm sinh viên và thanh niên đi làm trong độ tuôi từ 18 đến 25, tuổi trung bỉnh là 23,3; độ lệch là 3,7, nữ chiếm 66, sinh viên chiếm 51>) cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa hành vi chia sẻ trên Facebook với lòng tự trọng của thanh niên. Moi quan hệ giữa hành vi chia sẻ trên Facebook và lòng tự trọng là mối quan hệ hai chiều. Chi tiết về cách thức ảnh hưởng lẫn nhau của hai yếu tố này đã được thảo luận. Từ khóa: Mạng xã hội; Hành vi chia sẻ trên Facebook; Lòng tự trọng; Thanh niên; Mối quan hệ. Ngày nhận bài: 1872022; Ngày duyệt đăng bài: 2572022 1. Đặt vấn đề Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội gần như là phổ biến ở thanh niên. Hầu hết người trẻ nào cũng có một vài tài khoản mạng xã hội, trong đó có Facebook. Các cá nhân tham gia vào giao tiếp trên Facebook thông qua ba hành vi: thích (like), bình luận (comment) và chia sẻ (share). Thích là hành vi Facebook ở mức độ thấp nhất. Thích yêu cầu ít cam kết hơn những hành vi khác. Trong khi chỉ cần một cú nhấp chuột là đủ để thích, bình luận và chia sẻ cần thêm nhiều nồ lực hơn. Chia sẻ có thể là một chiến lược hành vi liên quan đến việc tự giới thiệu nên cần nhiều nỗ lực hơn bình luận. Như vậy, chia sẻ là hành vi ở mức độ cao nhất. Hành vi chia sẻ trên Facebook có thể hiểu đơn giản là sự trao đổi thông tin với người khác trên mạng xã hội, bao gồm hàng loạt các hành động trao đổi thông 16 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 8 (281), 8 - 2022 tin trực tuyến với người dùng khác khác như cập nhật trạng thái, đăng tải ảnh cá nhân, vị trí của bản thân, các thông tin cá nhân khác, quan điểm, kiến thức của cá nhân lên Facebook hay đăng tải hoặc chuyển tiếp những kiến thức, thông tin của cá nhân khác. Hành vi chia sẻ có thể diễn ra trên Facebook cá nhân và Facebook nhóm mà cá nhân đó tham gia. Mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng có nhiều ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực đối với người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa giữa hành vi sử dụng mạng nói chung, hành vi chia sẻ trên mạng xã hội nói chung với lòng tự trọng. Rosenberg (1965) định nghĩa khá đơn giản lòng tự trọng là thái độ của một người đối với bản thân và mô tả đó là một “thái độ tán thành hoặc không tán thành đối với bản thân”. Theo Cherry (2021), lòng tự trọng có thể được định nghĩa là mức độ bạn đánh giá cao và thích bản thân mình trong bất kể hoàn cảnh nào. Tóm lại, lòng tự trọng (self-esteem) trong tâm lý học đơn giản có thể hiểu là sự đánh giá chủ quan của một người về giá trị của bản thân. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hành vi sử dụng mạng Facebook và lòng tự trọng. Nghiên cứu của Gonzales và Hancock (2011) đã chỉ ra Facebook thực sự có thể giúp một số người nâng cao lòng tự trọng vì nó cho phép họ tạo ra một phiên bản lý tưởng của bản thân để giới thiệu với người khác. Quả thật, số lượt thích mà các cá nhân nhận được trên ảnh đại diện Facebook của họ có liên quan tích cực đến lòng tự trọng (Burrow và Rainone, 2017). Buechel và Berger (2012) đã tìm hiểu lý do tại sao mọi người đăng tải các nội dung liên quan đến bản thân mình. Sử dụng dữ liệu khảo sát và thử nghiệm, họ cho rằng việc chia sẻ những thông điệp như vậy được thúc đẩy một phần bởi sự bat on về mặt cảm xúc. Những người không ổn định về mặt cảm xúc sử dụng Facebook đế thế hiện cảm xúc của họ với mong muốn nhận được hồ trợ xã hội thông qua phản hồi của bạn bè trên Facebook và điều này giúp họ hồi phục hạnh phúc sau những trải nghiệm tiêu cực. Nhiều nghiên cứu khác đã cũng cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ tích cực giữa hành vi chia sẻ trên mạng xã hội và lòng tự trọng của người dùng như: Pumama và cộng sự, 2021; Meier và Grey, 2014; Chua và Chang, 2016; Cramer và cộng sự, 2016; Gallagher, 2017; Kavakli và Unal, 2021; Kose và Dogan, 2019; Malik và Khan, 2015; Radovic và cộng sự, 2017... (dẫn theo Zam, Dendup và Tenzin, 2022). Bên cạnh những tác động tích cực, mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng còn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của người dùng. Sự bùng no của các ứng dụng mạng xã hội đã khiến mọi người, trong đó có giới trẻ có xu hướng nghiện sử dụng mạng xã hội. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến vấn đề lệ thuộc vào mạng xã hội. TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 8 (281), 8 - 2022 17 Một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Sức khỏe Cộng đồng Hoàng gia và Phong trào Sức khỏe thanh niên - RSPH and the Young Health Movement (2017) đã khảo sát gần 1.500 thanh niên trong độ tuổi 14 - 24 từ Bắc Ireland, Anh, Scotland và xứ Wales. Kết quả nghiên cứu cho thấy có cả tác động tích cực và tiêu cực của các nền tảng truyền thông xã hội trong đó có Facebook. Theo đó, những tác động tiêu cực của phương tiện truyền thông xã hội này thường được quy cho các mô tả không thực tế trong các bài đăng khiến người xem cảm thấy không thỏa đáng. Cảm giác không thỏa đáng và lòng tự trọng thấp này có thể dẫn đến mức độ trầm cảm, lo lắng, không hài lòng về hình ảnh cơ thể... gia tăng. Kuss và Griffiths (2017) cũng chỉ ra một số lý do khiến mọi người trở nên nghiện các trang mạng xã hội. Những lý do này bao gồm lòng tự trọng thấp hơn và lo lắng chung về việc bị loại trừ. Nghiên cứu về cái tôi Facebook của Gil- Or, Levi-Belz và Turel (2015) đã nhấn mạnh rằng những người có lòng tự trọng thấp trên mạng xã hội có nhiều khả năng tạo ra xung đột, đôi khi là xung đột cá tính trên Facebook khi ngụy tạo hình ảnh bản thân trên Facebook. Nghiên cứu của Hawi, Samaha (2016) chỉ ra rằng những sinh viên báo cáo sử dụng mạng xã hội vừa phải có cái nhìn tích cực hơn nhiều về vị thế xã hội của họ. Trong khi những sinh viên nghiện sử dụng mạng xã hội có lòng tự trọng thấp, từ đó dẫn đến việc họ không hài lòng với cuộc sống của mình. Một số nghiên cứu ở Châu Á cũng có kết quả tương tự. Một nghiên cứu định tính trên 10 thanh thiếu niên Malaysia cho thấy họ sử dụng mạng xã hội cho cả mục đích tích cực và tiêu cực (Samantha Lee; Zhooriyati Sehu Mohamad, 2022). Các mục đích tích cực bao gồm để tìm kiếm thông tin, giao tiếp với người khác, cũng như giảm tâm trạng tiêu cực và buồn chán. Các mục đích tiêu cực bao gồm tìm kiếm xác nhận trực tuyến, do sợ bỏ lỡ, nghiện và dự đoán các tác động tích cực trong tương lai. Những mục đích này khiến một số người phải chịu những tác động tiêu cực hơn là tích cực đến sức khỏe tinh thần của họ, chăng hạn như gia tăng tâm trạng tiêu cực và giảm lòng tự trọng. Một nghiên cứu trên học sinh trung học cơ sở ở Bhutan (Zam, Dendup và Tenzin, 2022) đã phát hiện ra mối tương quan tiêu cực đáng kể giữa việc nghiện mạng xã hội và lòng tự trọng của sinh viên. Lý do học sinh suy giảm lòng tự trọng trên mạng xã hội có thể là do tiếp xúc quá nhiều, quá tải trong giao tiếp và so sánh trên mạng xã hội. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thái (2014), sinh viên càng nhiều bạn trên mạng xã hội và càng thường xuyên trao đổi với nhiều bạn càng có xu hướng tự đánh giá cao bản thân. Trong khi đó, tự đánh giá bản thân kém là nguyên nhân dẫn đến nghiện internet; học sinh có mức độ tự đánh giá thấp thường là học sinh nghiện internet (Lê Minh Công, 2013). Hiện tại, còn ít các nghiên cứu ở Việt Nam về mối quan hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng với lòng tự trọng. Vì vậy, 18 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 8 (281), 8 - 2022 bài viết này trình bày kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa hành vi chia sẻ trên Facebook cá nhân và Facebook nhóm với lòng tự trọng trên dữ liệu khảo sát thanh niên ở Hà Nội và Thừa Thiên - Huế, đồng thời tập trung thảo luận về cách thức tác động qua lại của hai yếu tố, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho thanh niên khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi 2.1.1. Mầu nghiên cứu Khảo sát được tiến hành tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên - Huế từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2022. Nhờ sự hồ trợ của đoàn thanh niên của một số xãphường, đoàn thanh niên, giảng viên của một số trường đại học trên hai địa bàn này, chúng tôi đã phát phiếu cho hơn 600 sinh viên. Việc tham gia của thanh niên là hoàn toàn tự nguyện. Sau khi giải thích mục đích nghiên cứu, cách thức khảo sát, cam kết bảo mật, những thanh niên đồng ý tham gia nghiên cứu tự trả lời bảng hỏi của chúng tôi. Bảng 1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu (N = 616) Đặc điểm N Đặc điểm N 0 o Giới tính Nam 211 34,3 Nghề nghiệp Sinh viên 327 53,1 Nữ 404 65,6 Người đi làm 289 46,9 Khác 1 0,2 Khu vực sinh sống Nội thành 352 57,1 Tuổi (từ 18 đến 25; trung bình 23,3; độ lệch 3,7) Dưới 25 tuổi 419 68,0 Ngoại thành 264 42,9 25 tuổi trở lên 192 31,2 Tỉnhthành Hà Nội 294 47,7 Khuyết 5 0,8 Thừa Thiên - Huế 322 52,3 Học vấn của người đi làm Dưới đại học 145 50,2 Niên khóa của sinh viên Hai năm đầu 191 58,4 Đại học trở lên 139 48,1 Các năm cuối 125 38,2 Khuyết 5 1,7 Khuyết 11 3,4 Sau khi loại bỏ một số phiếu không đầy đủ thông tin, tổng số phiếu đưa vào phân tích là 616. Đặc điểm nhân khẩu của mẫu nghiên cứu thể hiện trong bảng 1. Khách thể nghiên cứu ở độ tuổi từ 18 đến 25 (tuổi trung bình là 23,3; độ TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 8 (281), 8 - 2022 19 lệch 3,7 tuổi), trong đó sinh viên chiếm 53 và thanh niên đã đi làm chiếm 47. Tỷ lệ khách thể ở hai tỉnhthành tương đối cân bằng. Tuy nhiên, phần đa khách thể là nữ, dưới 25 tuổi, sống ở khu vực nội thành. Phần đa sinh viên đang học năm thứ nhất, năm thứ hai. Nhóm thanh niên đã đi làm có trình độ học vấn ở các cấp từ trung học cơ sở đến sau đại học, song tỷ lệ thanh niên có trình độ đại học là cao nhất (chiếm 42) chứng tỏ trình độ học vấn của thanh niên đã đi làm trong mẫu nghiên cứu này tương đối cao. Trình độ học vấn của thanh niên đã đi làm đã được mã hóa lại thành 2 nhóm có tỷ lệ tương đối cân bằng: nhóm có trình độ học vấn dưới đại học; nhóm có trình độ học vấn từ đại học trở lên. 2.1.2. Công cụ nghiên cứu 2.1.2.1. Bảng hỏi thực trạng hành vi chia sẻ trên Facebook của thanh niên Hành vi chia sẻ của thanh niên trên Facebook đã được chúng tôi tìm hiểu trên cả Facebook cá nhân và Facebook nhóm ở các khía cạnh sau: tần suất chia sẻ (hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hiếm khi), nội dung chia sẻ (thông tin của bản thân, thông tin liên quan đến người thân, bạn bè; thông tin giải trí; kiến thức; tin tức, sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội; thông tin mạng tính giáo dục, cảnh báo; thông tin về cơ hội học tập, làm việc); hình thức chia sẻ (công khai, tất cả bạn bè, giới hạn bạn bènhóm, gắn thẻ bạn bè); tính chất thông tin chia sẻ (tích cực, tiêu cực, hài hướctrào phúng, mới lạ). Mồi nội dung chia sẻ, hình thức chia sẻ, tính chất thông tin chia sẻ có 4 phương án trả lời về mức độ thường xuyên chia sẻ với thang điểm từ 1- Chưa bao giờ đến 4- Thường xuyên. Bên cạnh các câu hỏi tìm hiểu thực trạng hành vi chia sẻ của thanh niên, chúng tôi còn đặt ra một số câu hỏi mở về cảm nhận sau khi chia sẻ và nguyên nhân của cảm nhận đó. Các câu hỏi mở đã được mã hóa theo nội dung, sau đó được thống kê tỷ lệ theo từng mã. 2.1.2.2. Thang đo Lòng tự trọng Đe đo lường lòng tự trọng của thanh niên trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tham khảo thang đo Lòng tự trọng đơn mục - SISE của Robins và cộng sự (2001) để xây dựng thang đo. Thang đo này đã được các tác giả kiêm tra độ tin cậy và độ hiệu lực cùng với Thang đo Lòng tự trọng của Rosenberg và kết quả cho thấy thang đo Lòng tự trọng đơn mục có thể thay thế cho thang đo của Rosenberg trên mầu người lớn. Thang đo gồm 1 câu hỏi duy nhất, yêu cầu khách thể đánh giá mức độ đúng của câu nói đó với bản thân họ: “I have high self-esteem”. Lòng tự trọng (Self-esteem) trong tiếng Anh tạm dịch sang tiếng Việt là tự trọng. Thực chất nó gần nghĩa với từ “tự tin” (Tin vào bản thân mình) hơn là 20 TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 8 (281), 8 - 2022 tự trọng (Coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình) trong tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2003, tr. 1.077). Một trong những biểu hiện quan trọng của lòng tự trọng chính là sự tụ tin. Vì vậy, chúng tôi đã chuyển ngữ thang đo Lòng tự trọng đơn mục và huớng dẫn như sau: “Bạn hãy đánh giá mệnh đề “Tôi là người tự tin” có đúng với bạn không?”. Thang đo này sử dụng thang điểm từ 0- Rất không giống tôi đến 7- Rất giống tôi. 2.2. Phương pháp phỏng vẩn sâu và thảo luận nhóm Bên cạnh khảo sát định lượng, chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm đối với một số sinh viên cũng như thanh niên đã đi làm nhằm làm rõ thói quen sử dụng Facebook, hành vi chia sẻ trên Facebook của họ, quan điểm cá nhân về việc chia sẻ, những cảm xúc của họ sau khi chia sẻ. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm được tiến hành cùng thời điểm và sau thời điểm khảo sát. Nhận được sự đồng ý của khách thể, chúng tôi đã ghi âm các cuộc trò chuyện; sau đó tiến hành gỡ băng; tổng hợp thông tin, trích dẫn thông tin trong báo cáo thực trạng. 2.3. Phương pháp thong kê toán học Số liệu khảo sát định lượng được xử lý dưới sự trợ giúp của phần mềm SPSS phiên bản 21.0. Các phép thống kê mô tả, so sánh trung bình mẫu, phân tích tương quan đã được sử dụng. 3. Ket quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng hành vi chia sẻ trên Facebook của thanh niên và lòng tự trọng của thanh niên Kết quả phân tích số liệu cho thấy thanh niên trong mẫu nghiên cứu thường xuyên chia sẻ trên Facebook cá nhân hơn là Facebook nhóm: Phần đa (62) thanh niên chia sẻ trên Facebook cá nhân từ hàng tháng đến hàng giờ; trong khi đó phần đa (58) thanh niên chia sẻ trên Facebook nhóm từ hàng tháng đến hàng giờ. số người chia sẻ hàng giờ trên Facebook cá nhân và nhóm đều rất thấp (4 - 5). về nội dung chia sẻ trên Facebook cá nhân, thanh niên thường chia sẻ thông tin của bản thân là nhiều nhất, tiếp đến là kiến thức và những thông tin giải trí; nội dung ít chia sẻ nhất là tin tức, sự kiện chính trị - kinh tế - xã hội. Trong khi đó, trên Facebook nhóm mà thanh niên thường xuyên tương tác nhất, thông tin về bản thân, về người thân, bạn bè ít được chia sẻ nhất, thông tin về cơ hội học tập, việc làm và kiến thức được chia sẻ thường xuyên hơn cả. Xét theo tính chất thông tin, thanh niên chia sẻ thường xuyên nhất trên Facebook cá nhân cũng như nhóm là thông tin có tính chất tích cực, thông tin có tính chất tiêu cực ít được chia sẻ nhất, về hình thức chia sẻ, thanh niên thường chọn hình thức chia TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 8 (281), 8 - 2022 21 sẻ công khai và tất cả bạn bè trên Facebook cá nhân (đều đạt điểm trung bình (M) hon 34 điểm); tiếp đến là gắn thẻ bạn bè và cuối cùng giới hạn bạn bènhóm. Mức độ chia sẻ chung nói chung, nội dung, tính chất thông tin chia sẻ nói riêng có nhiều khác biệt khi xét theo nghề nghiệp, tỉnh thành. Theo đó, thanh niên đã đi làm, thanh niên Thừa Thiên - Huế thường xuyên chia sẻ thông tin trên Facebook hơn sinh viên, thanh niên Hà Nội. Bảng 2: Lòng tự trọng của thanh niên so sảnh theo một số đặc điêm nhân khâu Tiêu chí so sánh N Lòng tự trọng t df p M SD Giới tính Nam 209 4,71 1,99 0,53 389,94 0,598 Nữ 398 4,63 1,82 Tuổi Dưới 25 415 4,53 1,78 -2,45 321,98 0,015 Từ 25 trở lên 188 4,96 2,04 Nghề nghiệp Sinh viên 325 4,64 1,53 -0,27 490,01 0,789 Người đi làm 283 4,68 2,22 Khu vực Nội thành 350 4,97 1,67 4,66 484,69