Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lí luận về thực trạng hành vi làm cha mẹ, cảm nhận hạnh phúc của trẻ em và mối quan hệ giữa hai yếu tố nay; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ THƠM
MÓI QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI LÀM CHA MẸ
VÀ CẢM NHAN HẠNH PHÚC CUA TRE EM
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ THƠM
MOI QUAN HỆ GIỮA HANH VI LAM CHA ME
VÀ CẢM NHAN HẠNH PHÚC CUA TRE EM
Chuyén nganh : Tâm lý hoc
Mã số : 8310401.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TRƯƠNG QUANG LAM
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong cáccông trình khác Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về đê tài của mình
Người cam đoan
Lê Thị Thơm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đối với tôi, luận văn tốt nghiệp chính là một thách thức lớn của tôi khi đứngtrước giai đoạn chuyên tiếp của cuộc đời mình Đây sẽ là một kỷ niệm với nhữngniềm vui, những khó khăn, những đêm trường thức trang dé có gắng hoàn thành chokịp thời gian, Day cũng là những cố gắng của cá nhân tôi và trên hết tat ca là sự
đồng hành, giúp sức của giáo viên hướng dẫn, của gia đình, bạn bè, người thân,
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Tâm lý học,Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN - những thay cô đã đồnghành, truyền đạt kiến thức, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Trương Quang Lâm — người thầy đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn Tôi đã đượcthấy cách làm việc tâm huyết và hết mình của thầy Tôi được biết thêm nhiều kiếnthức mới, cách làm việc mới dé có thé hoàn thành được luận văn này
Tôi cũng xin gửi những lời cảm ơn và tri ân chân thành đến tập thể giáo viên
và học sinh trường THCS Khương Thượng, thành phố Hà Nội và trường THCS Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình - những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trongquá trình tiến hành khảo sát, thu thập số liệu
Nhờ luận văn tốt nghiệp, tôi đã có cơ hội được kết nối nhiều hơn với thầy côgiáo từ THCS luôn nhiệt tình tìm kiếm giúp khách thé, tôi cũng có những người bạnsẵn sàng thức, sẵn sang dành thời gian hướng dẫn cho tôi cách dé xử lý số liệu, cáchtìm kiếm tài liệu, Tôi có những người thân yêu luôn quan tâm, hỏi han và động
viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Thơm
Trang 5MỤC LỤC
MỞ DAU 5< s42 HH.HHEH.E7E130 97748 0771477440 97249 9728407744 72241srre 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN -°-s° 2° ssssssssseEssersessersserseersre 10
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ và cảm nhận
hạnh phic CỦa tré ©IT - 5 << << 5< 0.9.0.0 0010 10g10 0010
1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài -:- ¿2 s++2x2z++zx+erxesrxrzrxeee 10
1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước 2-2 + +£++++£++£x+EzEzExerxerreee 13
1.2.2 Khái niệm hành vi làm cha mẹ << 2132332222 EE++ssseeeeesses 17
1.3 Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em s-.s ° 5< se <sess20
1.3.1 Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc - - 5+ *++++ssessserssee 20
1.3.2 Khai niGm tre C1 0 e 21
1.3.3 Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của trẻ €m «-+-sss+ssssesssers 25
1.3.4 Mối quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS - 26Tiểu kết chương 1 5° 5£ se s s£s££s£Es£Es£EseEsEEsESsessEsseseEsersersersers 30
CHƯƠNG 2 TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thé nghiên cứu -s-s<sssscss 31
2.1.1 Dia bàn nghiÊn CỨU - G - c 1 191 2 911191191191 ng ngư 31
2.2 Tổ chức nghiên €ứu -. s-s° 2s s£©ssss£ss£EsEssEsstxsersersstsserserssrssrse 33
2.2.1 Tổ chức nghiên cứu lí luận ¿- 2 ©¿+++++2+++£x++zxzx++zx++rxzrxeex 342.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng - ¿+ + ++2++£++E++E+Eezxerxerxerxeree 342.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thé -.s- 5 sssssssesseseesessess 34
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài lIỆU - 5 2+ + 3+ EsEEsereeresrrrserrree 34
2.3.2 Phương pháp sử dung thang đO - 5 3 3v rsirrrrreerrree 34
2.3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2-2 2 2 +Ee£Ee£xezerxscez 35
2.3.4 Phương pháp phỏng vấn sâu - 2-52 2SEeEE2EE2EEEEEEEEEEEEkerkerree 40
2.3.5 Phương pháp xử lý dữ liệu bang thống kê toán học, SPSS 41Tiểu kết chương 2 -< << s£ s£ sSs£SsESsES£ES£ se EsESEESE23E39E59 592592595 sex2 42
Trang 6CHƯƠNG 3: THUC TRANG VE MOI QUAN HỆ GIỮA HANH VI
LAM CHA ME VA CẢM NHAN HANH PHÚC CUA TRE EM 43
3.1 Thực trang hành vỉ làm cha mỌ d G6 52 <5 95 95 995965886 5584959 43
3.1.1 Đánh giá chung về hành vi làm cha mẹ - 2 2 2 s2 ++zs+£szc+2 433.1.2 Đánh giá về hành vi làm cha mẹ qua các mặt cụ thỂ ccccxccecxcrx 453.1.3 So sánh về hành vi làm cha mẹ - ¿2 +5 +E+E+E£EE£E+EeEEEE+EeEerkzxsrers 55
3.3 Thực trang cảm nhận hạnh phúc của tré ©Im 5-55 5555 5< se 65
3.4 Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc của trẻ . -s scs<ssess 723.5 Mối quan hệ giữa làm cha mẹ va cảm nhận hạnh phúc của trẻ 74Tiểu kết chương 3 -s- s52 se se se ESsESsEEseEseEsExsersersersstsserserssrssese 82KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, °- 5-2 ©< se se ©ssEEssErsetssersserssrssre 83
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHHÁO -s- 22s ©sseessesssessesse 87
;18090005 92
Trang 7DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIET TAT
Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
APQ Bang hoi hanh vi lam cha me Alabama
MHC-SF Thang do phô sức khỏe tinh than ban rút gọn
Trang 8Đặc điểm khách thể nghiên cứu trẻ em - 2 2 + s+s+zs+zs+xezz 33
Mô tả sơ lược thang ỞO c1 vn kg ng ngư 35
Mô tả sơ lược thang ỔO - ng HH HH ng gưệt 36
Tiêu chí phân loại điểm trung bình thang đo hành vi làm cha mẹ
(theo đánh giá của cha I€) c3 31332 EEvrerererrsrrrerreree 39
Tiêu chí phân loại điểm trung bình thang đo hành vi làm cha mẹ
cha me (theo đánh gid CỦa COT)) - - 5 1E SH ngư, 39
Tiéu chí phân loại điểm trung bình thang đo cảm nhận hạnh phúc 40Khái quát chung về hành vi làm cha mẹ (N = 336) s:: 43
Hành vi làm cha mẹ qua đánh giá của con (N = 210) - 44 Cha mẹ tham gia CUNG COTI G5 5 113311192 EEEESEsEEsreereeerere 46 Cha mẹ giáo dục con tich CỰC - c5 3c 1+ Esekeeereeeereeeeersre 48 Cha me gid Sat COM 0n 50
Cha me ki luật không nhất quan cecceccesseeseesessesseeseesessesseesestesseeseess 52Cha me sử dụng hình phat thé chat 0 c.cccccccscsssesssesstssseessecseestesseeasees 54
Sự khác biệt giữa hành vi làm cha mẹ giữa cha và mẹ - 55
Sự khác biệt về hành vi làm cha mẹ giữa đánh giá của cha mẹ và
anh 1A §u¡ Seo: 0 a 57
Sự khác biệt về hành vi làm cha mẹ theo địa bàn sinh sống ¬— 58
Su khác biệt về hành vi làm cha mẹ theo học VẤN cccccccccccsrscec 60
Sự khác biệt về hành vi làm cha mẹ theo giới tính của con 61
Su khác biệt về hành vi làm cha me theo thành tích hoc tập củacon và theo khối lỚp - :- + 2+S£+S£+E+E£EE£EEEEEEEE2EEZEEEEeEEerkerkerkee 64
Mức độ cảm nhận hạnh phúc của tTẺ 5 25+ ++vsserssrsees 66 Cảm nhận hạnh phúc cảm XUc CỦa fTẺ - 56+ + ++v++sv+ses 67
Cảm nhận hạnh phúc tâm lý của tre - 5 55-5 + ++sessesesers 68
Cảm nhận hạnh phúc xã hội của tre 5 5+5 + ++sk+sseesseeesers 71
Trang 9Bảng 3.18.
Bảng 3.19.
Bảng 3.20.
Bảng 3.21:
Sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc của học sinh theo thành tích
Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ (theo đánh giá của cha mẹ)
và cảm nhận hạnh phúc của tré ©m - - «+ + ++++s£++ve+sseessses 74 Mong muôn của học sinh vê cách giáo dục của cha mẹ 78
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng định hướng cho cá nhân, tạo tiền
đề giúp cá nhân hòa nhập với môi trường xã hội Với các chức năng đặc thù, gia
đình góp phần quan trọng vào việc duy trì sự phát triển của đời sống xã hội, pháttriển kinh tế, xây dựng các chuẩn mực và giá trị đạo đức, phong tục tập quán, lối
sống văn hóa Bên cạnh đó, gia đình còn là nơi diễn ra quá trình xã hội hóa đầu
tiên của mỗi cá nhân, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển tâm lý,nhân cách của mỗi con người Gia đình là môi trường giáo dục nếp sống, nhân cáchcủa trẻ, dấu ấn giáo dục gia đình để lại trong nhân cách của trẻ và sẽ theo trẻ suốt cả
cuộc đời Trong gia đình, mối quan hệ đặc biệt giữa cha mẹ với con nuôi dưỡng sự
phát triển về mặt thê chất, cảm xúc và xã hội của trẻ
Dưới góc độ tâm lý học, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa cách
giáo dục của cha mẹ với sự hình thành và phát triển nhân cách của một đứa trẻ Cáctác gia như Bowlby, Sullivan, Baumrind và Rogers đã nhấn mạnh tầm quan trọngcủa mối quan hệ cha mẹ va con đối với sự phát triển tâm lý của trẻ Do đó, chấtlượng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con, bầu không khí tâm lý gia đình sẽ ảnhhưởng đến cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở hiện tại và cho tới khi trưởng thành Đặc
biệt là những hành vi ứng xử của cha mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách của thanh thiếu niên
Trong các giai đoạn phát triển, lứa tuổi thiếu niên diễn ra nhiều thay đổi vềthể chất, về nhận thức, về cau trúc nhân cách và vị thé xã hội Sự phát triển của các
em được phản ánh bằng các tên gọi khác nhau: Thời kì quá độ, tuổi khủng hoảng,
khủng hoảng tuổi dậy thì, Đây là độ tuổi mặc dù chưa đủ sự trưởng thành dé đưa
ra quyết định của mình, nhưng các em lại có mong muốn được khẳng định cá tính
của bản thân và mong muốn xây dựng một thế giới riêng mà các em cho là đúng
đắn và công bang Một hiện tượng phổ biến khi trẻ bước vào giai đoạn tuổi vị thành
niên thường xảy ra mẫu thuẫn giữa cha mẹ và con cái Có thé nói, chất lượng mối
quan hệ giữa cha mẹ và trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý cũng
như cảm nhận hạnh phúc của trẻ.
Trang 11Mặt khác, trong giai đoạn này sự chuyển đổi của thanh thiếu niên từ thời kìphụ thuộc cao và bị kiểm soát của trẻ em sang giai đoạn được đánh dấu bằng ý thức
tự khám phá và tự chủ ngày càng tăng (Wentzel & Battle, 2001) Phần lớn cha mẹvẫn duy trì thái độ coi con còn bé bỏng, chưa muốn đề con tự quyết định những việc
phù hợp với khả năng của các em Vì vậy, khi cha mẹ có những hành vi ứng xử tích
cực như: quan tâm đến con, lắng nghe, động viên và gần gũi con, cũng như kỉ luậtcon đúng cách sẽ giúp con phát triển tâm lý lành mạnh Ngược lại, cha mẹ ápdụng những hành vi giáo dục con theo kiểu áp đặt, giáo huấn, hoặc quá nuôngchiều, hoặc kiểm soát con quá mức khiến trẻ dé rơi vào những cảm xúc tiêu cực: bấtcần, chán nản hay có những hành vi chống đối
Vì vậy, nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻluôn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn Đặc biệt là khi bối cảnh xã hội có nhiềubiến động, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tâm lý của trẻ Xuất phát từ những lí
do trên, tôi chọn vẫn đề “Mới quan hệ giữa hành vi lam cha mẹ và cảm nhận hạnh
phúc của trẻ em” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về thực trạng hành vi làm cha mẹ, cảm nhận hạnh phúc
của trẻ em và mối quan hệ giữa hai yếu tố nay; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục con của cha mẹ, góp phần nâng cao cảm nhận hạnh
phúc của trẻ.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cở sở lý luận về hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của
trẻ em: Tổng quan một số nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ, cảm nhận hạnh phúccủa trẻ em, mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ
Xác định các khái niệm: hành vi, hành vi làm cha mẹ, cảm nhận hạnh phúc, trẻ em.
- Làm rõ thực trạng hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em
và mối quan hệ giữa hai yếu tố này
- Đưa ra một số khuyến nghị giúp cha mẹ có hành vi giáo dục phù hợp, giúp
trẻ em trong gia đình nâng cao cảm nhận hạnh phúc.
Trang 124 Đối tượng nghiên cứu
- Mỗi quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em
- Biểu hiện hành vi làm cha mẹ thé hiện qua sự tham gia tích cực của cha mẹ
VỚI con, sự quan tâm của cha mẹ đến con, việc cha mẹ kỉ luật con, việc giám sat con
và việc cha me sử dung hình phat thé chat dé giáo dục con
- Cảm nhận hạnh phúc của trẻ, gồm các mặt: Hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc
tâm lý, hạnh phúc xã hội.
5 Phạm vỉ nghiên cứu
5.1 Về nội dung nghiên cứu
- Trong thực tế cuộc sống, cha mẹ có nhiều hành vi ứng xử với con Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ tập trung vào các khía cạnh hành vi
làm cha mẹ dé hướng tới giáo dục con như sau: Tham gia cùng con, giáo dục con
tích cực, giám sát con, kỉ luật con, sử dụng hình phạt thể chất
- Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của trẻ em
- Mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ em
5.2 Về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Luận văn lựa chọn khách thé là học sinh THCS và cha mẹ của các em Trẻ
đang theo học tại trường THCS Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
và trường THCS Gia Thắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Cụ thê gồm:
- 420 cha me (210 cha, 210 me) và 210 là trẻ em là con của các bậc cha mẹ được khảo sát.
- Phỏng vấn sâu 10 cha mẹ và 5 trẻ em
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Trong việc giáo dục con, đa số cha mẹ có hành vi tham gia tích cực vào cáchoạt động cùng con Có sự khác biệt theo địa bàn sinh sống và theo trình độ học vấn
Trang 137 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp thang đo.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp thống kê toán học
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương
ChuongI: Cơ sở lí luận
Chương II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương II: Thực trang về mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm
nhận hạnh phúc của trẻ em.
Trang 14CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc
của trẻ em
1.1.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Đã có nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về hành vi làm cha mẹ và ảnh hưởngcủa hành vi làm cha mẹ đến sự phát triển tâm lý của trẻ, cụ thể như sau:
Các nghiên cứu ở cả phương Đông và phương Tây về mối quan hệ giữa gắnkết gia đình và hài lòng với cuộc sống đều nhận thấy có sự ảnh hưởng của môitrường gia đình (trong đó có sự gắn kết với gia đình) đối với thanh thiếu niên Sựgắn kết gia đình đã được chứng minh là có liên quan đến những cảm xúc tiêu cực
(White, Shelton va Elgar, 2014) và lệch lạc (Hamama va Arazi, 2012) Ví dụ, thanh
thiếu niên không nhận được sự quan tâm từ phía gia đình có nhiều khả năng quan hệ
tình dục sớm hơn (Kapungu, Holmbeck va Paikoff, 2006) Nghiên cứu của Jou
(2015) cũng chi ra học sinh trung học Đài Loan ở độ tuổi trung học cơ sở (trungbình là 15 tuổi) sống trong những gia đình có sự gắn kết thì trải qua mức độ trầmcảm thấp hơn và mức độ lòng tự trọng cao hơn những người khác Bên cạnh đó,một số nghiên cứu cho thấy, sự hỗ trợ từ môi trường gia đình (ví dụ, sự gắn kết giađình) có ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh phúc và hành vi của thanh thiếu niên (Ekas,Lickernbrock và Whitman, 2010) Một số nghiên cứu chỉ ra, đối với những thanhthiếu niên có sự hài lòng với cuộc sống thì họ ít gặp những vấn đề về hành vi khi
tham gia các hoạt động ở trường học hơn so với những thanh thiếu niên còn lại
(Lewis, Huebner, Malone và Vaois, 2011; Prodotor, Linley và Maltby, 2009; Sun va
Shek, 2012) [Dẫn theo 10, tr 63].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc
của trẻ em, các tác gia Gaspar va Matos (2017) đã chỉ ra hành vi làm cha me đóng
một vai trò quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc của trẻ em và sức khỏe tâm thầntong thé của trẻ Mẫu nghiên cứu gồm 2256 cha mẹ có con từ lớp 5 và lớp 7 ở Bồ
Dao Nha Kêt quả nghiên cứu chỉ ra, các hành vi làm cha mẹ tích cực (kiêm soát va
10
Trang 15chấp nhận) có liên quan chặt chẽ đến nhận thức tích cực về cảm nhận hạnh phúc của
trẻ Cha mẹ có nhận thức tích cực hơn về hành vi giáo dục của họ trong mối quan hệ
với trẻ em gái và trẻ nhỏ Nghiên cứu cũng đưa ra đề xuất can thiệp được, liên quanđến các chương trình khuyến khích hành vi giáo dục của cha mẹ tích cực và canthiệp liên quan đến các hoạt động của cha mẹ và con cái [34]
Một nghiên cứu khác của Freinberg cùng cộng sự (2008) về các tác động can
thiệp đối với quá trình nuôi dạy con, cảm nhận hạnh phúc của con và mối quan hệ
cha mẹ - con cái Nghiên cứu này đã khảo sát khả năng của một chương trình phòng
ngừa tâm lý xã hội, được định hướng về mặt lý thuyết và thực hiện thông qua cácchương trình giáo dục khi sinh con dé tăng cường mỗi quan hệ cha mẹ, sức khỏetâm thần của cha mẹ, mối quan hệ cha mẹ - con, cũng như điều hòa cảm xúc và sinh
lý của trẻ sơ sinh, một mẫu gồm 169 cặp vợ chồng khác giới, trưởng thành đang
mong đợi đứa con đầu lòng của họ được chọn ngẫu nhiên để can thiệp và kiểm soátcác điều kiện Những phát hiện này ủng hộ quan điểm rằng nuôi dạy con cái là mộtmục tiêu can thiệp dễ uốn nắn, có thé ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình cũng
như cảm nhận hạnh phúc của cha mẹ và con cái.
Nghiên cứu của tác giả Rodrigo và cộng sự (2013) đã chỉ ra các khía cạnh
của hành vi lam cha mẹ va sức khỏe tinh thần của trẻ Cụ thé là hành vi làm cha mẹ
tích cực như sự chăm sóc, tương tác, trao quyền, và không sử dụng bạo lực bạo
lực sẽ thúc đây ở trẻ một số kỹ năng cơ bản như an toàn, sự tự tin, cảm giác thânthuộc gần gũi, tôn trọng Bên cạnh đó, những hành vi làm cha mẹ tích cực cũng ảnh
hưởng đến các khía cạnh khác ở trẻ như chuan mực và giá trị, kỹ năng cảm xúc xã
hội, quan niệm tích cực về bản thân, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, ý thức hợp
tác với người khác và các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng mà không dựa trên bạo
lực [48]
Các tác giả Brenner và Fox (1998) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc
kỷ luật của cha mẹ và những van đề hành vi của trẻ em Các khách thé là 1.056 bà
mẹ ở Mỹ có con từ 1 đến 5 tuổi, tự đánh giá dựa trên bảng kiểm về hành vi làm cha
mẹ và bộ câu hỏi về hành vi ở trẻ em Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi cha mẹ sửdụng hình phạt về thê chất và lời nói thường xuyên hơn thì con của họ có nhiều vấn
11
Trang 16đề về hành vi hơn Trong những gia đình mà cha mẹ kỷ luật con bằng hình thức
trừng phạt thường xuyên thì con của họ có nhiều vấn đề hành vi hơn so với nhữngđứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ ít sử dụng hình thức trừng phạt Đặc biệt, cácmỗi tương quan chỉ ra rằng ảnh hưởng của kỉ luật trừng phat phần lớn là một hiệuứng duy nhất, độc lập lên các van đề về hành vi của trẻ như việc trẻ không vâng lời,
có cơn giận dữ, có vấn dé với giấc ngủ [28]
Cùng hướng nghiên cứu này, các tác giả Brubaker và Szakowski (2000) đã
nghiên cứu đối sánh trên 39 cha mẹ của trẻ khiếm thính và 37 cha mẹ của trẻ bình
thường (trẻ ở độ tuổi từ 3 — 8 tuổi) Mục đích của nghiên cứu là để kiểm tra mối
quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và vấn đề hành vi ở trẻ khiếm thính Kết quả củanghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa các hành vi làm cha mẹ và các vấn đềhành vi ở trẻ khiếm thính tương tự như những người báo cáo trong các nghiên cứu
về trẻ bình thường Đặc biệt, việc kỷ luật nhất quán ở nhóm cha mẹ có con bị khiếmthính có tương quan đáng ké với van đề hành vi của trẻ Kỷ luật không nhất quánthường được xác định là một yêu tố dự đoán của vẫn đề hành vi, đặc biệt ở trẻ nhỏ
nói chung Bên cạnh đó, việc cha mẹ sử dụng hình phạt về thé chat cũng anh hưởng
đến các vấn đề hành vi của trẻ khiếm thính [29]
Nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học về mối liên hệ giữa nghèo đói, trình độ
giáo dục và áp lực thời gian của cha mẹ đối với hành vi giáo dục con, các tác giảDermott và Pomati (2015) đã khảo sát trên 1665 hộ gia đình ở Anh (gồm cha mẹ và
có ít nhất một trẻ dudi 16 tuổi sống cùng) Kết quả nghiên cứu đã chi ra rang, không
có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bị áp lực thời gian (quá bận rộn với công việc) vàtần suất các hoạt động giáo dục con của họ Mặc dù có mối liên hệ giữa nghéo đói
và thiếu cách giáo dục con phù hợp, tuy nhiên không có bằng chứng rõ ràng trongnghiên cứu này Cha mẹ có thu nhập thấp hơn hoặc cảm thấy nghèo đói đều thamgia vào tất cả các hoạt động cùng con cái như những người khác Trình độ giáo dục
của cha mẹ không liên quan đến việc tham gia các hoạt động thể thao và vui chơicùng con Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy, cha mẹ có trình độ học vấn cao
hơn thường xuyên đọc sách hoặc làm bài tập về nhà cùng con, ngược lại họ lại ít
dành thời gian xem tivi, ăn cơm cùng con Két quả nghiên cứu cũng nhân mạnh
12
Trang 17rằng, việc giáo dục trẻ em không chỉ dựa trên các nguồn lực của cha mẹ mà chất
lượng của sự gắn bó và tương tác giữa cha mẹ và con cái đóng vai trò quan trọngđối với sự phát triển tâm lý của trẻ [31]
Tác giả Hosokawa và Katsura (2017) đã nghiên cứu trên 2931 bà mẹ của trẻ
(5 đến 6 tuổi) ở Nhật Bản, đánh giá bảng câu hỏi tự báo cáo về mối quan hệ hônnhân của họ (Chất lượng của thang đo giao tiếp giữa cha mẹ) và hành vi giáo dục
của cha mẹ (Bảng hỏi giáo dục của cha mẹ Alabama) Kết quả cho thấy nhóm cha
mẹ có hành vi giáo dục con tiêu cực (chăng hạn như ít nói hoặc gay gắt hơn vớicon) có khả năng làm mất đi cơ hội để trẻ có được các kĩ năng xã hội thông qua
tương tác với người khác Tuy nhiên, nhóm cha mẹ có hành vi giáo dục con tích cực
(nói chuyện với trẻ nồng nhiệt hoặc hỗ trợ có thé cung cấp cơ hội dé đạt được các kinăng xã hội thông qua các tương tác với người khác Kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra dự báo, theo thời gian, hành vi giáo dục của cha mẹ có thể ảnh hưởng đến cáctương tác xã hội và cơ hội dé đạt được các năng lực xã hội chăng hạn như biểu hiệncảm xúc và kĩ năng giao tiếp, khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ [3§]
Tóm lại, qua một sé nghiên cứu trên ở nước ngoai cho thấy, hành vi làm
cha mẹ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ Sự quan tâm của cha mẹ,
việc cha mẹ tham gia cùng con tao điều kiện thuận lợi cho trẻ phát triển Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận
hạnh phúc của trẻ em Cha mẹ có những hành vi giáo dục con tích cực (quan tâm con, tham gia các hoạt động cùng con) thì cảm nhận hạnh phúc của trẻ cảng tích cực Ngược lại, cha mẹ càng thờ ơ, vô cảm với con thì cảm nhận hạnh phúc càng
tiêu cực Tuy nhiên, các tác giả cũng đưa ra một số yếu tố khách quan như môi
trường song, trình độ, thời gian của cha mẹ tác động đến cảm nhận hạnh phúc của
con.
1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Phương Thảo (2013) với đề tài Ứng xử của cha mẹ đối vớicon cái ở lứa tuổi vị thành niên ( khảo sát tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh)
Kêt quả cho thay, ứng xử của cha mẹ đôi với nhu câu và lôi sông của trẻ mang tính
13
Trang 18tiêu cực nhiều hơn tích cực Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ thường không kiềm chế được
cảm xúc cá nhân, có những ứng xử không phù hợp như quát tháo và đánh đòn, thậm
chí là đuổi con ra khỏi nhà Không có nhiều cha mẹ có những hành vi ứng xử tíchcực như lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân và khuyên nhủ, động viên con bằngnhững lời nói nhẹ nhàng, tình cảm hoặc sử dụng hình thức kỷ luật hợp lý đối vớinhững khuyết điểm của con cái Cha mẹ có những biện pháp tích cực và có thê xem
là hiệu quả nhằm ngăn ngừa hành vi nghiện chơi điện tử của con cái Đối với nguy
cơ chơi với bạn xấu hoặc có quan hệ yêu đương sớm, cha mẹ mới dừng lại ở nhữnglời đặn dò mang tính máy móc và giáo điều, ít cha mẹ có sự gần gũi, tâm sự để hiểu
và cho con những lời khuyên phù hợp giúp con có hướng xử lý đúng đắn các mối
quan hệ bạn bè, tình yêu của con minh [21]
Nghiên cứu của tác giả Trần Thành Nam (2015) đã chỉ ra phong cách, hành
vi làm cha mẹ có ảnh hưởng đến các rối loạn hành vi cảm xúc của thanh thiếu niên.Trong đó, phong cách dễ dãi nuông chiều ảnh hưởng nhiều nhất và góp phần dự báo7/8 nhóm rối loạn, tiếp theo là phong cách làm cha mẹ độc đoán dự báo 5/8 nhómrồi loạn Nghiên cứu cũng chỉ ra một biến số nhân khâu hoc cũng góp phan dự báocác rối loạn ở thanh thiếu niên, bao gồm thu nhập và số anh chị em trong gia đình
[16]
Tác giả Trương Thị Khánh Hà ( 2015) nghiên cứu thích ứng thang đo MHC
— SF (Mental Health Continuum — Short Form) - Thang Phổ sức khỏe tinh than rútgon có nguồn gốc từ thang Phố sức khỏe tinh thần đầy đủ (Mental HealthContinuum - Long Form) Trên khách thé là 861 trẻ em vị thành niên (từ 15 - 18tudi) ở Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Kết quả cho thấy thang đo có độ tincậy cao, cấu trúc 3 nhân tố: cảm xúc, tâm lý, xã hội được đảm bảo sự xuất hiện; và
có thé sử dụng thang do này trong nghiên cứu mức độ hạnh phúc của thanh thiếu
niên Việt Nam Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra: trong ba khía cạnh hạnh phúc chủ
quan thì cảm nhận hạnh phúc xã hội của các em là thấp nhất Nhóm học sinh ởthành phố Hồ Chí Minh có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao nhất, thấp nhất là nhóm
học sinh ở Hà Nội Các em nam cảm nhận hạnh phúc cao hơn nữ và ở những năm
cuối cấp (lớp 9 và lớp 12) cảm nhận hạnh phúc ở cả hai giới đều ở mức thấp [2]
14
Trang 19Tác giả Nguyễn Văn Lượt (2017) đã nghiên cứu về thích ứng tâm lý — xã hộicủa trẻ có cha mẹ đi làm ăn xa Kết quả cho thấy, nhóm trẻ em sống cùng cha mẹ có
cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với trẻ có cha mẹ đi làm ăn xa Cụ thể, trẻ có cha
mẹ đi làm ăn xa có cảm nhìn hạnh phúc cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc tâm lý thấp
hơn so với trẻ đang ở cùng cha mẹ Như vậy, khi trẻ sống xa cha mẹ - nghĩa là thiếu
văng sự gắn bó và giáo dục của cha mẹ, cảm nhận hạnh phúc của trẻ cũng thấp đi.Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân khởi phát hoặc gia tăng các vấn đề về cảmxúc và hành vi như tăng động giảm chú ý, trẻ gặp vấn đề về bạn bè; khó khăn trong
học tập và cuộc sống [14]
Năm 2018, tác giả Trần Thu Hương và Ngô Thanh Huệ trong “Nghiên cứu
sự hạnh phúc ở trường học của học sinh Việt Nam: tiếp cận đánh giá đa chiều” đăngtrên Tạp chí Tâm lí học số 3, dựa trên quan điểm của Randolph, Kangas &Ruokamo (2009), nghiên cứu có mục đích tìm hiểu sự cảm nhận hạnh phúc vềtrường hoc nói chung cũng như những chiều kích cụ thé được đánh giá bởi học sinh
trung học cơ sở Việt Nam Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SWB (SubJective — Well
— Being) được xây dựng dựa trên nền tảng thang đo BE-scol (Guimard, Bacro &
Florin, 2013; Bacro & cs., 2014) dành cho học sinh từ 8 - 18 tuổi, gồm 39 câu đánh
giá sự hài lòng của học sinh trong nhiều chiều kích Kết quả thu được bằng phươngpháp điều tra bằng bảng hỏi từ 535 học sinh cho thấy: học sinh có cảm nhận hạnhphúc về trường học ở mức trung bình Học sinh cảm thấy hài lòng nhất về các hoạt
động ngoại khóa và các mỗi quan hệ bạn bẻ trong trường học Các chiều kích mà
học sinh cảm thấy ít hài lòng hơn là vấn đề an toàn trường học, sự lo lắng về học tập(đánh giá học đường) Nghiên cứu gợi mở một cách tiếp cận đa chiều trong việc
đánh giá sự hạnh phúc ở trường học tại Việt Nam [10]
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Thanh Hương (2019) đã nghiên cứu về tácđộng của môi trường gia đình đến tình trạng rỗi loạn lo âu và trầm cảm của họcsinh THPT Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu tác động của môi trường gia đình
đến tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm của học sinh trung học Kết quả khảo sắt
trên 780 học sinh THPT ở Hà Nội cho thấy môi trường gia đình, cụ thể, nhữngkhía cạnh như bạo lực gia đình, tâm trạng âm tính của bố, đặc biệt là tam trạng âm
15
Trang 20tính của mẹ và sự hiểu nhau giữa các thành viên trong gia đình là những yếu tổ cókhả năng dự báo ở mức có ý nghĩa thống kê đối với tình trạng rối loạn lo âu và
trầm cảm của học sinh THPT Việc giảm thiểu những yếu tố tiêu cực, tăng cường
sự hiểu nhau giữa bố, me, con có thé giảm thiểu các biểu hiện không mong muốn
ở các con lứa tuổi học sinh THPT [11]
Nghiên cứu đề tài Gắn kết gia đình và hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu
niên của tác giả Đào Lan Hương (2020) nhằm xem xét mức độ hài lòng với cuộc
song của thanh thiếu niên và mức độ gắn kết của gia đình các em Nghiên cứu đượcthực hiện trên 257 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi trong đó có 99nam và 158 nữ tại 6 trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Kết quảnghiên cứu cho thấy, sự hài lòng với cuộc sống và gắn kết gia đình của thanh thiếuniên ở mức độ trung bình Trong đó gan kết hành vi có điểm trung bình cao hơn gắnkết cảm xúc Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên hệ giữa sự hai lòng
và gan kết gia đình Yếu tố gắn kết gia đình dự báo 10,2% sự biến thiên hài lòng với
cuộc sông của thanh thiếu niên, trong đó yếu tố cảm xúc dự báo 12,1% sự biến thiên
hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên [9]
Các nghiên cứu ở Việt Nam được tiếp cận từ góc độ Xã hội học ,Tâm lý học
xã hội, Tâm lí học đưa ra các kiểu hành vi làm cha mẹ: lắng nghe, gần gũi, quantâm, nuông chiều, dé dai Theo đó, các nghiên cứu Gia đình và Giới quan tâm tớimỗi quan hệ giữa cha mẹ và con ở ba khía cạnh: vai trò của cha mẹ trong đời sốngtình cảm của con, cha mẹ quan hệ với bạn bè của con, suy nghĩ của con về mối quan
hệ với cha mẹ Các nghiên cứu Tâm lý học nhìn nhận góc dưới độ ảnh hưởng của
hành vi làm cha mẹ đến đời sống tình cảm, tự đánh giá và nhu cầu giao tiếp củacon Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước chúng tôi nhận thấy nghiên cứu
về hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của con là điều cần thiết
1.2 Lý luận về hành vi làm cha mẹ1.2.1 Khái niệm về hành vi
Theo X.L Rubinstein, hành vi là hình thức đặc biệt của hoạt động: nó trở
thành hành vi khi động cơ hành động từ kế hoạch đối tượng chuyên sang kế hoạchquan hệ nhân cách xã hội (hai kế hoạch này không tách rời nhau: quan hệ hiện thực
16
Trang 21hóa xã hội được hiện thực hóa ở quan hệ đối tượng) Hành vi người có tiền đề tự
nhiên nhưng trên cơ sở được chế định bởi xã hội, gián tiếp bởi ngôn ngữ và các hệ
thống dấu hiệu — ngữ nghĩa khác mà hình thức đặc trưng của chúng là lao động và
thuộc tính là giao tiếp
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông (tác giả Chu Bích Thu chủ biên, 2009):Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra ngoài của
một người, trong một hoàn cảnh cụ thé nhất định [22]
Từ điển Tâm lí học của tác giả Nguyễn Khắc Viện: Tiếng Anh Behaviorthường dùng trong sách tâm lý có thê dịch qua tiếng Việt thành hai từ là ứng xử vàhành vi Khi nhắn mạnh về tính khách quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thíchcũng như phản ứng đều là những hiện tượng có thé quan sát được, chứ không nhưtình ý bên trong, thì nói là ứng xử Khi nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu thì gọi
là hành vi [26]
Theo Từ điển thuật ngữ tâm lí học (Vũ Dũng chủ biên, 2008): Hành vi là sự
tương tác với môi trường có ở động vật trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận
động) và bên trong (tâm lý) của chúng, có tính tích cực có định hướng của cơ thé
sông đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thế giới bên ngoài Thuật ngữ hành vi được
ứng dụng với các con vật, các cá thé nhất định [1]
Trên cơ sở hành vi có các nhu cau cơ thể, dưới chúng là các hành động thựchiện đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu này Nguồn gốc của các hình thức hành vi là sựphức tạp hóa các điều kiện môi trường sống và một phần là sự chuyên từ môi
trường đơn bào sang môi trường đối tượng và sau đó là môi trường xã hội
Từ việc tham khảo những khái niệm của các tác giả trên, khái nệm hành vi
được hiểu: Hành vi là toàn bộ những hành động (phản ứng, cách ứng xử) của conngười được biểu hiện ra bên ngoài và có mục dich cu thể nhằm đáp ứng yêu caucủa môi trường, xã hội Hành vi có thể thay đổi theo thời gian
1.2.2 Khát niệm hành vi làm cha me
Khái niệm “Làm cha mẹ” (tiếng Anh là parenting) đã được đề cập đến trongnhiều nghiên cứu Tâm lý học, Giáo dục học Theo các tác giả Hoghughi và Speight(1998) khái niệm “làm cha mẹ” đề cập đến việc cha mẹ thực hiện các chức năng
17
Trang 22như phối hợp bảo vệ, và giáo dục con trong gia đình, bỏ qua yếu tố về khía cạnhsinh học (người sinh đẻ ra con thì được hiểu “là cha mẹ”) [37]
Theo tác giả Dermott (2012), “Làm cha mẹ” thường được sử dụng như là một
khái niệm đơn giản nhất bao gồm nhiều mặt như hành vi làm cha me (parentingbehaviour), phong cách làm cha me (parenting style) mà họ áp dụng dé giáo dục con.Đồng thời, khái niệm làm cha mẹ cũng phản ánh chất lượng mối quan hệ cha mẹ -
con trong gia đình Do đó, các nghiên cứu về giáo dục trẻ em trong gia đình, có hai
khái niệm được bàn đến nhiều là phong cách giáo dục của cha mẹ/ phong cách làm
cha me (parenting style) và hành vi làm cha me (parenting behavior) Theo tác giả
Lightfoot, Cole & Cole (2009), phong cách giáo dục của cha me dé cap đến các hành
vi và chiến lược được cha mẹ sử dụng để kiểm soát và xã hội hóa con của họ [38].Tác giả Trương Thị Khánh Hà cho rằng, phong cách giáo dục của cha mẹ là một cầutrúc tâm lí thể hiện quan điểm, thái độ, hành vi của cha mẹ cũng như những giá trị màcha mẹ theo đuổi trong việc nuôi day con [3] Và quan điểm về phong cách giáo dục
của cha mẹ được Baumrind (1966), Maccoby và Martin (1983) khái quát thành các
mô hình phong cách làm cha mẹ gồm thâm quyén/ dân chủ, độc đoán, tự do/ dé dai
và thờ ơ/ bỏ mặc Các phong cách phản ánh một cách đa dạng các giá trị chuân mực
của cha mẹ, cũng như “tỷ lệ” giữa trách nhiệm và yêu cầu của cha mẹ đối với con
Còn khái niệm hành vi làm cha mẹ được định nghĩa là bất cứ điều gì cha
mẹ làm, hoặc không làm, có thé ảnh hưởng đến con cái của họ (Kendziora & O
PenLeary, 1993) Theo các tac gia Darling & Steinberg (1993), hành vi làm cha
mẹ là những hành vi và kỹ thuật hướng đến mục tiêu bao gồm những điều mà thông qua đó cha me phát triển nghĩa vụ và trách nhiệm riêng của họ là cha mẹ cũng như các loại hành vi khác như cử chỉ, sự thay đổi trong giọng nói, biéu hiện
tự phát của ảnh hưởng
Cùng theo quan điểm trên theo tác giả Spera (2005) cho rằng hành vi làmcha mẹ đề cập đến những điều cụ thể mà cha mẹ làm hướng tới việc giáo dục concủa họ Chúng có thê đề cập đến việc cha mẹ áp đặt và sử dụng lịch trình, quy tắc,
kỳ vọng, hình phạt, phần thưởng đối với trẻ trong gia đình Về cơ bản, hành vi
18
Trang 23làm cha mẹ có thê đê cập đên bât kì loại tương tác thường xuyên nào mà cha mẹ có
VỚI con cái.
Kê thừa những quan điêm trên, khái niệm hành vi làm cha mẹ được hiéu la những hành vi cụ thé cua cha mẹ biêu hiện qua lời nói, cw chi, thai độ, hình
phạt, phần thưởng mà cha mẹ sử dụng để giáo dục con, nhằm hướng đến hình
thành và phát triển nhân cách cho con
Mặc dù, có nhiêu quan điêm khác nhau vê các hành vi làm cha mẹ nhưng trong nghiên cứu này, luận văn nghiên cứu hành vi làm cha mẹ theo quan điêm của
tác giả Shelton, Frick, Wootton (1996) thang đo hành vi làm cha mẹ Alabama gồm
có 5 khía cạnh: 1, Cha mẹ tham gia cùng con; 2, cha mẹ giáo dục con tích cực; 3,
cha mẹ giám sát con; 4, cha mẹ kỉ luật; 5, cha mẹ sử dụng hình phạt thé chat
Cha me tham gia cung
con (Involvement)
Cha mẹ tương tác và tham gia vào đời sống của con hangngày là cách mà cha mẹ có thê giao tiếp với con Sự tham giatích cực của cha mẹ bao gồm: tham dự các buổi họp phụhuynh, giúp đỡ con làm bài tập về nhà, tham gia cùng con
trong các hoạt động ngoại khóa ở trường: hoạt động tình
nguyện, hoạt động thé thao,
Vi du: Tôi nói chuyện thân mật voi con.
Cha mẹ giáo dục con
tích cực (Positive
Parenting)
Cha mẹ giáo duc con tích cực là chú ý chăm sóc cả thê chất
và tinh thần cho trẻ Sự quan tâm đến trẻ bao gồm: khen conkhi con làm được việc tốt, tặng con một vai thứ khi con cónhững cư xử tốt, dành lời khen tặng cho con khi con cư xửtốt, ôm hôn con và cho con biết rằng cha mẹ sẽ rất vui khicon giúp đỡ gia đình Vi dụ: Tôi khen ngợi con mỗi khi con
làm việc tot
Cha mẹ giám sat con
(Poor Monitoring/
Supervision)
Cha me giám sát trẻ là việc cha me theo dõi, xem xét hoạt
động của trẻ Cha mẹ giám sát bao gồm: nhắc nhở con khi
con không để lại ghi chú hay cho cha mẹ biết chúng đang đi
đâu, thảo luận với con về thời gian quy ước trở về nhà vào
buôi tôi Vi dụ: Tôi quá bận tới mức bạn quên con bạn dang
19
Trang 24phat thé chat (Corporal
Cha me sử dung hình phat thé chất là cha me dùng roi, thatlung, tay đánh con Ví du: Tôi đánh con bang tay khi con làm
Punishment) gi sai
1.3 Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của trẻ em
1.3.1 Khái niệm về cảm nhận hạnh phúc
Theo tác gia Diener, 2000, định nghĩa “cảm nhận hạnh phúc” như là sự đánh
giá (nhận thức tình cảm) của một người đối với cuộc sống của họ Những đánh giá
này bao gom các phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện, cũng như nhận thức về sự
hài lòng và sự thỏa mãn với cuộc sống Nói cách khác, theo Diener, “cảm nhận
hạnh phúc” là một khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, các trạng thái
cảm xúc tiêu cực ở mức thấp, và sự hài lòng cuộc sống ở mức cao
Với tác giả Keyes, 2002, “cảm nhận hạnh phúc” là sự nhận thức và đánh giá
của cá nhân về cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm xúc (afective states), về
các chức năng tâm lý và xã hội (psychological and socia funtioning) của ban thân.
Theo tác giả Trương Thị Khánh Hà (2015) Hạnh phúc cảm xúc thê hiện qua
một loạt những dấu hiệu biểu hiện trạng thái tích cực về cuộc sông Hạnh phúc cảm
xúc được đo bang những trạng thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài long cuộc sống
nói chung (dẫn theo 2) Hạnh phúc tâm lí thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản
thân; mối quan hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu
chọn cuộc sống; làm chủ môi trường xung quanh; tự chủ, người hạnh phúc về mặt
tâm lí là người hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có những quan hệ ấm áp
và tin tưởng, tin bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn, có định hướng
trong cuộc sống, có thé làm chủ môi trường, làm thỏa mãn nhu cầu, làm chủ những
quyết định của bản thân Hanh phúc xã hội thé hiện ở sự hài long với các mối quan
hệ liên cá nhân và với môi trường xã hội xung quanh Trong khi hạnh phúc tâm lý
được đánh giá thông qua những tiêu chí mang tính chất cá nhân và riêng tư thì hạnh
phúc xã hội được đánh giá thông qua những tiêu chí mang tính chất công khai và xã
20
Trang 25hội: sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hóa xã hội; sự hòa nhập xã hội; sự chấp nhận xã
hội và sự đóng góp xã hội Con người cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ cảmthấy sự vận hành xã hội là có ý nghĩa và có thé hiểu được; xã hội có tiềm năng chocon người phát triển: cảm thấy họ thuộc về và được cộng đồng chấp nhận; cảm thấy
họ chấp nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp của mình cho
xã hội [dẫn theo 2].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “cảm nhận hạnh phúc”
của tác giả Keyes (Keyes, 2002) Theo đó, cam nhận hạnh phúc là sự nhận thức
và đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình, về trạng thái cảm xúc, về các
chức năng tâm lý và xã hội của bản thân.
1.3.2 Khát niệm trẻ em
Công ước Quốc tế về quyền Trẻ em xác định trẻ em có nghĩa là bất kỳ người
nao dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thé được áp dụng với trẻ em đó quyđịnh tuổi thành niên sớm hơn
Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam (2004) quy định
Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi; người chưa thành niên là người dưới 18tuổi
Dưới góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể, khái niệm trẻ em được định
nghĩa khác nhau Trong Triết học, trẻ em được xem xét trong mối quan hệ biện
chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tương lai của quốc gia, dân tộcđều tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Trong Xã hội học, Trẻ em được xác định là người có vi thế và vai trò xã hộikhác với người lớn, vì vậy trẻ em cần được xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinhtrưởng, nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển thành người lớn
Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chọn trẻ em ở lứa tuổi học sinhTHCS (từ 11, 12 tuổi đến 15, 16 tuổi) dé nghiên cứu Sở dĩ chúng tôi chọn trẻ ở lứatuổi này bởi một số lí do sau:
Thứ nhất, lứa tuổi này được coi là là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang
người lớn, chứa đựng nhiều diễn biến mang tính khủng hoảng Chúng ta chỉ có théxác định mốc của giai đoạn lứa tuổi này một cách tương đối Thông thường trẻ bắt
21
Trang 26đầu có những biéu hiện hành vi ứng xử như thiếu niên sớm hơn nhiều so với khi batđầu xuất hiện các dấu hiệu về sinh lý.
Thứ hai, trong giai đoạn này, sự chuyên đổi của thanh thiếu niên từ thời kỳphụ thuộc rat cao và bị kiểm soát của trẻ em sang giai đoạn được đánh dau bằng ýthức tự khám phá và tự chủ ngày càng tăng (Wentzel và Battle, 2001) Cụ thê, thanhthiếu niên bắt đầu tự tiết lộ khái niệm bản thân (Harter, 1983) và khám phá mối
quan hệ và mối liên hệ của họ với gia đình, bạn bẻ và xã hội lớn hơn (Simmons ,
1987) Do đó, tuổi vị thành niên không chỉ là thời gian thay đổi của thanh thiếuniên, mà còn là thời gian thay đổi của đơn vị gia đình (Kreppner, 1992)
Thứ ba, theo các nhà nghiên cứu chỉ ra, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
ở lứa tuổi này thường xảy ra những xung đột Steinberg va Silk (2002) cho răng, trẻ
em có thé chuyền tiếp vào tuổi vị thành niên một cách tương đối dé dàng, trong khicác bậc cha mẹ lại thấy quá trình những đứa con bước vào tuôi vị thành niên là giaiđoạn thật khó khăn Theo một số tác giả, quá trình chuyển đổi của đứa con đầu tiên
sang tudi vị thành niên là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong chu kỳ
cuộc sống của một gia đình Quá trình trẻ lớn lên, muốn tự khẳng định cái tôi độc
lập dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong quan hệ gia đình và đòi hỏi sự thích ứng tâm
lý của từng thành viên trong gia đình ( Steinberg và Silk, 2002; Lila và cộng sự,
2006).
- Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sởLứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuôi thiếu niên, tuổi vị thành niên
Day là giai đoạn phát triển có bước nhảy vot cả về thé chat lẫn tinh thần, được thé
hiện ở một số đặc điểm cơ bản như sau:
* Đặc điểm về phát triển tâm sinh lý
Về mặt thé chat, lứa tuổi thiếu niên được coi như thời kỳ thay đổi sinh học
cực kỳ nhanh chóng, ngang hàng với thời kỳ phát triển phôi thai và trẻ sơ sinh Cáchoóc môn tạo nên chiều cao và những biến đổi cơ thé một phần đã được hình thành
ngay từ giai đoạn phôi thai Nhưng chúng được sản sinh mạnh mẽ vào khoảng 10
-11 tuổi đối với nữ và 12 - 13 tuổi đối với nam tạo sự phát triển bùng phát về chiều
22
Trang 27cao và thể lực, kèm theo sự thay đôi về tỉ lệ của cơ thê Tuyến nội tiết dưới da hoạtđộng mạnh mẽ dẫn đến việc xuất hiện mụn trứng cá trên mặt, tuyến m6 hôi cũnglàm việc tích cực và tạo ra thứ mùi đặc trưng của cơ thể.
Sau chiều cao, việc tăng lượng mỡ của cơ thể cũng có thể liệt vào những thay
đổi diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn này Đổi với cả nam lẫn nữ, mỡ thường được
tích tụ ở vùng ngực, tuy nhiên trong giai đoạn sau, đối với trẻ nam phần lớn lượng
mỡ thừa sẽ mat đi, trong khi ở trẻ nữ chúng vẫn có xu hướng tích tụ (theo tác giả
Trương Thị Khánh Hà, 2010) [4]
* Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh THCS
và hoạt động học của học sinh THCS, có hai quan niệm khác nhau: Có quanniệm cho rằng hoạt động học không còn là hoạt động chủ đạo, quan niệm khác chorằng hoạt động học và hoạt động giao tiếp nhóm là hai hoạt động chủ đạo của lứatuổi này Theo tôi, hoạt động giao tiếp nhóm là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học
sinh THCS, được dựa trên cơ sở của hoạt động cơ bản là hoạt động học (Nguyễn
Kế Hào, Nguyễn Quang Uan, 2004) [8]
Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, ở thời kì
đầu của lứa tuổi học sinh THCS chưa có kỹ năng cơ bản để tổ chức tự học Bắt đầu
ở lứa tuôi này cũng là bắt đầu hình thành mức độ hoạt động học tập cao nhất Đốivới các em ý nghĩa của hoạt động học tập dần dần được xem như là hoạt động độclập hướng vào sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức Những động cơ nhận thức và những
động cơ riêng (ví dụ như muốn có uy tín, có địa vi trong lớp ) liên quan với long
mong muốn tiến bộ và lòng tự trọng Nhiều khi ta lại thấy có sự mâu thuẫn giữa sựmong muốn trao đổi tri thức với thái độ bàng quan và thậm chí thái độ xấu đối vớihọc tập, thái độ “phot đời” đối với điểm sé
* Đặc điểm giao tiếp của học sinh THCSGiao tiếp của thiếu niên với người lớn: Ở tuổi thiếu niên cảm giác về sựtrưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểuhiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với người lớn và thế giới xung quanh
Học sinh THCS có nhu câu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muôn người
23
Trang 28lớn quan hệ với mình một cách bình đăng như người lớn, đó là sự tôn trọng nhân
cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em
Tuy nhiên, không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu cần thay
đối kiểu quan hệ với các em Nếu người lớn không chịu thay đổi quan hệ với các emthì các em sẽ khởi xướng thay đổi mối quan hệ này Nếu người lớn chống đối, sẽgây ra những phản ứng của các em với người lớn dưới dang bướng binh, bat bình,
không vâng 10i Néu người lớn thay sự phản đối của các em, mà không suy xét về
phía mình dé thay đổi quan hệ với các em thì sự xung đột giữa các em với người lớnkéo dài đến hết thời kì của lứa tuổi này và biểu hiện ở trẻ những hành vi như: xa
lãnh người lớn, không tin tưởng vào người lớn, khó chịu một cách có ý thức với
những yêu cầu, những đánh giá, nhận xét của người lớn
Tính độc lâp và quyền bình đăng trong quan hệ của các em với người lớn làvấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp giữa các em với người lớn.Nhưng khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng
được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng,
tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau [4]
Giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè
Nhu cầu cần có bạn tâm tình và thông cảm là một nhu cầu đặc trưng ở tuôi
thiếu niên Vị trí bình đăng trong quan hệ bạn bẻ đặc biệt hấp dẫn tuổi thiếu niên Ởthiếu niên hình thành những giá trị dé hiểu và gần gũi với bạn bè hơn là đối vớingười lớn, ngay cả với những người thân chư bố, mẹ, anh, chị
Thiếu niên một mặt biểu hiện rõ khát vọng được giao tiếp, được hoạt độngchung với bạn cùng tuổi, mặt khác một khát vọng không kém mạnh mẽ nữa là đượcbạn bẻ tôn trọng, công nhận Sự bat hòa trong quan hệ bạn bẻ, sự thiếu bạn thânhoặc tình bạn bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, được đánh giá như một
bị kịch của bản thân.
Trò chuyện dé trao đôi tâm tư nguyện vọng giữ vị trí quan trọng trong giaotiếp tuổi thiếu niên Các em thường nói với nhau những tin tức cùng quan tâm,thảo luận những biến cố thường xảy ra trong đời sông của lớp, những câu chuyện
riêng tư chỉ nói một cách bí mật như những ước mơ, những tình cảm lãng mạn,
24
Trang 29những van dé kín liên quan đến sự phát dục Vì thé tình bạn thân thiết giữa thiếu
niên đòi hỏi các em phải cởi mở và hiểu nhau, tế nhị và vị tha, đồng cảm và biết
giữ bí mật cho nhau [17]
Về đời sống tình cảm ở học sinh THCSĐời sống tình cảm của học sinh THCS phong phú và phức tạp hơn so với lứatudi tiêu học Điểm dé nhận thấy các em dé xúc động, tình cảm dễ chuyền hóa, dé
thay đôi, đôi khi còn mâu thuẫn Nhìn chung, các em có tính bồng bột, sôi nổi, hăng
say, dễ bị kích động Đặc điểm này do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đôi
của một số cơ quan nội tạng gây nên Mặt khác có thể do hoạt động của hệ thầnkinh không cân băng, thường là do quá trình hưng phan mạnh hon ức chế khiến các
em không thê kiềm chế nỗi
Tuổi học sinh THCS là thời kì cái “tôi” phát triển mạnh mẽ, nhằm tạo ranhững phẩm chất mới, đánh dau sự chuyên tiếp sang giai đoạn khác về chat trong sựphát triển nhân cách của thiếu niên Trong quá trình hình thành và khăng định cái
“tôi” có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăn, trở ngại vượt qua
Ở đây ngoài sự trưởng thành của chính bản thân mình, thiếu niên cần có sự hỗ trợ
hiệu quả của người lớn và xã hội Cha mẹ cần có lòng tin, sự khích lệ, tạo một môi
trường thuận lợi để trẻ vượt qua những khó khăn, giải quyết mâu thuẫn để trưởng
thành.
1.3.3 Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của trẻ em
Luận văn sử dụng thang đo cảm nhận hạnh phúc của trẻ em (Trương Thị
Khánh Hà cùng cộng sự thích ứng năm 2019) bao gồm 3 thành tố: hạnh phúc cảmxúc, hạnh phúc tâm lí và hạnh phúc xã hội Cụ thể:
Hạnh phúc cảm xúc (Emotinal well — being) thê hiện qua một loạt những dấuhiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng cuộc sống nói chung:Trẻ cảm thấy hạnh phúc biểu hiện như: vui vẻ, học tập có kết quả tốt Trẻ cảm thấyyêu thích cuộc sống, hài lòng với cuộc sống biéu hiện như: hài lòng với cách ứng xử
của bô mẹ, bạn bè với mình, được làm những điêu mình thích, có tinh ban dep
25
Trang 30Hanh phúc xã hội (Social well — being) thé hiện sự hài lòng về các mối quan
hệ liên cá nhân và với môi trường xã hội xung quanh Trẻ cảm thấy được đóng gópđiều gì đó quan trọng cho xã hội, cam thấy gan bó với cộng đồng, cảm thay xã hộiđang tốt lên với tất cả mọi người, cảm thấy cách vận hành của xã hội là tốt biểuhiện cụ thể: khi trẻ được tham gia đóng góp vào các hoạt động tình nguyện cộngđồng giúp ích cho xã hội, gắn bó với tập thể, được mọi người yêu quý, quan tâm
Hanh phúc tâm lý (Psychological well — being) thé hiện ở sự chấp nhận, hailòng với bản thân; mối quan hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cánhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trường xung quanh, tự chủ Trẻ cảmthấy hài lòng về bản thân, có những mối quan hệ am áp và tin tưởng, có định hướng
trong cuộc sống, có thé làm chủ quyết định của bản thân
1.3.4 Mỗi quan giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS
Theo tác giả Nguyễn Thị Nguyệt, ứng xử của cha me với con là toan bộ nhậnthức, tinh cảm thé hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, cach phản ứngcủa cha mẹ trong những tình huống giao tiếp nhất định (19) Tác giả Đỗ NgọcKhanh cũng đưa ra quan điểm, ứng xử của cha mẹ với con cái đóng một vai trò
quan trọng đối với tự đánh giá bản thân của con cái Con cái càng có mức độ tự
đánh giá bản thân cao khi bố mẹ có ứng xử ấm áp, quan tâm, kiểm soát và ngược lạichúng sẽ có mức độ tự đánh giá bản thân thấp khi có cha mẹ ít ấm áp, ít quan tâm, ítkiểm soát và có mức độ hà khắc cao [13, tr.35-40]
Tác giả Lưu Song Hà đã đưa ra cách hiểu quan hệ cha mẹ với con là tất cả
cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách phản ứng của
cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc song Những cach tác
động này có tác động đến con theo các cách khác nhau tùy thuộc vào sắc thái cảm
nhận và trải nghiệm của các em về chúng [6, tr.17]
Khi tim hiểu những yếu tổ tâm lý, xã hội văn hoa nào đang tac động va tac động như thế nào đến các mối quan hệ gia đình, Lê Thi (1998) đã bàn tới quan hệ cha mẹ và con, đặc biệt là với lớp trẻ ở tuổi vị thành niên còn sống phụ thuộc vào gia đình Theo
tác giả, quan hệ giữa cha mẹ và con là sự thông cảm, lắng nghe, thuyết phục lẫn nhau,
băng lẽ phải, tình thương, họ quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của
26
Trang 31nhau mà không phải tuyệt đối như chỉ có “trên bảo dưới vâng” Có thé nói Lê Thi đã đưa ra một quan niệm về quan hệ cha mẹ với con dé định hướng cho một quan hệ tốt đẹp mà mỗi gia đình cần hướng tới [dẫn theo 6, tr.17]
Từ những quan niệm trên, chúng tôi hiểu quan hệ cha mẹ với con là tất cả
cách ứng xử, sự tác động thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cach phan ứng của
cha mẹ đối với các con trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sông
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS thể hiện một số
điểm nổi bật như sau:
Quan hệ cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS không còn được gần gũinhư trước kia, hay xảy ra xung đột, đó là giai đoạn xung đột và đối lập tạm thờigiữa hai khuynh hướng độc lập và phụ thuộc ở trẻ Sự quyến luyến quá mức chặtchẽ của con đối với cha mẹ như thời nhi đồng đã không còn nữa, lúc này trẻ chỉmuốn thoát khỏi sự quản giáo của cha mẹ dé được độc lập, tuy nhiên nhiều lúc trẻvẫn phải dựa vào cha mẹ Đây là giai đoạn mà cha mẹ cảm thấy đau đầu nhất trong
việc giáo dục con Tuy nhiên, không phải trong mọi gia đình quan hệ cha mẹ vớicon tuổi này đều có những xung đột, căng thang [7, tr.11]
Về mat ly thuyét, những bac cha mẹ tốt hiểu con của mình hơn bat kỳ mộtngười nao khác, thậm chi hơn cả ban than đứa con Chính vì cha mẹ quan sát chúng
hàng ngày, hàng giờ trong suốt cuộc đời của chúng Nhưng những sự thay đổi diễn
ra ở thiếu niên thường thay đôi quá nhanh dưới con mắt của cha mẹ Đứa trẻ lớn lênthay đôi, trong khi những bậc cha mẹ quá yêu con van xem trẻ như là trẻ của may
năm về trước và những nhận xét về nó vẫn không có gì thay đổi [7, tr.118]
Chỉ có thể hiểu thế giới bên trong của người khác khi kính trọng người đó,tiếp nhận nó như là một thực tại độc lập nào đó Những lời than thở phô biến nhấtcủa thiếu niên về cha mẹ của mình là: “cha mẹ không lắng nghe con!” Sự vội vã, sựkhông muốn lắng nghe, không muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới
phức tạp của thiếu niên, không chịu nhìn nhận vấn đề bằng con mắt của con trai haycon gái của minh, sự tin tưởng — tự mãn vào kinh nghiệm không thé sai của mình —
chính nó là nguyên nhân đầu tiên tạo ra hàng rào tâm lý giữa cha mẹ với con lứa
tuôi này [7, tr.118]
27
Trang 32Mối quan hệ cha mẹ với con cái vị thành niên là mối quan hệ tương tác, chứ
không hề đơn giản một chiều là cha mẹ đưa ra mệnh lệnh và con cái phục tùng Con
cái cũng kỳ vọng ở cha mẹ những hành vi ứng xử theo mô hình cha mẹ lý tưởng va
luôn yêu cầu cha mẹ phải lý giải những căn nguyên cho những mệnh lệnh của họđối với con cái Cha mẹ có thé cảm nhận những hành vi này như một sự chống đối
Đề đối phó với những sự không tuân thủ mệnh lệnh của mình đưa ra, cha mẹ có thê
gia tăng áp lực đối với con cái dé con cái buộc phải vâng lời Chính điều này, có thé
dẫn đến những xung đột, căng thắng kéo dài giữa cha mẹ và con cái tuổi Vị thànhniên và đôi khi là bế tắc nếu cha me không hiểu được đặc điểm phát triển nhận thức
và tư duy logic trong giai đoạn vị thành niên của con cái Nguồn gốc của bạo lựcđối với con cái có thê xuất phát từ những xung đột này [23]
Trong nghiên cứu “Cách ứng xử của vị thành niên với cha mẹ trong quá trình
giao tiếp: phân tích từ một khảo sát thực địa” của hai tác giả Trương Thị Thu Thủy
và Trần Thị Thanh Loan Cuộc khảo sát tại Bắc Ninh cho thấy phải chăng có bứctường vô hình đã nảy sinh từ chính sự không đáp ứng được mong muốn, kỳ vọng và
nhận thức, thái độ, hành vi giữa cha mẹ với trẻ vị thành niên trong xã hội hiện đại
này? Cha mẹ đặt nhiều hi vọng, mong ước vảo con cái, ngược lại, trẻ vị thành niên
cũng ước muốn nhiều điều từ phía cha mẹ mình; nhưng giữa hai bên lại có ít điểm
giao nhau, không tìm được sự chia sẻ, thông cảm và đồng cảm với nhau, vì vậy,mâu thuẫn và xung đột là không thể tránh khỏi [24, tr.77-87]
Hầu hết trẻ vị thành niên ý thức được như thế nào là người con ngoan, song
trẻ cũng muốn được khẳng định “cái tôi” bản thân và được cha mẹ thừa nhận Điều
này gây nên mâu thuẫn trong chính suy nghĩ và hành động của trẻ Trẻ được dạy
rằng cãi lại cha mẹ là hư, nhưng trong vô vàn các tình huống giao tiếp thường xảy
ra, trẻ vẫn cãi dé khang định cái lí của mình, và đường như, phần lớn những đứa trẻ
vị thành niên vẫn phải chịu thua uy quyền của cha mẹ bởi quan điểm “cá không ăn
muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” [24, tr.77-87]
Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ với contuổi học sinh THCS với nét đặc trưng là sự cải tô lại kiểu quan hệ người lớn - trẻ
con có ở tuôi nhi đông, hình thành kiêu quan hệ đặc trưng của tuôi thiêu niên và đặt
28
Trang 33cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong giai đoạn tiếptheo Đặc trưng này xuất phát từ cả hai phía là cha mẹ và học sinh.
29
Trang 34Tiểu kết chương 1Luận văn đã điểm luận các công trình nghiên cứu về hành vi làm cha mẹ,
mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ ở trong và
ngoai nước Các nghiên cứu Tâm ly học nhìn nhận góc dưới độ ảnh hưởng của hành
vi làm cha mẹ đến đời sống tình cảm, tự đánh giá và nhu cầu giao tiếp của con, đặcbiệt là mối quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của trẻ
Nghiên cứu sử dụng các khái niệm như sau:
Một là, Hành vi giáo duc cua cha mẹ là những hành vi cụ thể của cha mẹbiểu hiện qua lời nói, cử chỉ, thái độ, hình phạt, phần thưởng mà cha mẹ sử dụng đểgiáo dục con, nhằm hướng đến hình thành và phát trién nhân cách cho con
Hai là, cam nhận hạnh phúc là sự nhận thức và đánh giá của cá nhân về cuộc
sống của mình, về trạng thái cảm xúc, về các chức năng tâm lý và xã hội của bản
thân Hạnh phúc có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xãhội Như vậy, hạnh phúc bao gồm sự khỏe mạnh về tinh thần, những cảm xúc tíchcực và sự vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống
Ba là, nghiên cứu lựa chọn nhóm khách thể là học sinh THCS bởi đây là giaiđoạn tuổi có nhiều biến động Đây là thời kì chuyên tiếp từ trẻ em sang người lớn,
là giai đoạn mà đa sé các em có sự phát triển mạnh mẽ về thê chất, bắt đầu bước
vào tuổi dậy thì Đây cũng là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến việc định
hướng các gia tri, chuân mực đạo đức, quan diém xã hội đôi với các em.
30
Trang 35CHƯƠNG 2
TỎ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Khương Thượng — Đống Da — Hà Nội
Trường Trung học cơ sở Khương Thượng là một trong những trường tiên
tiến xuất sắc cấp Thành phố Hà Nội với bề dạy hơn 40 năm xây dựng và trưởngthành Trường luôn là nơi nhiều phụ huynh tin yêu, gửi gắm con em học tập Nhàtrường luôn tạo ra môi trường An toàn, Thân thiện và Bình đăng Trường được côngnhận là trường chuân Quốc gia với cơ sở vật chất khang trang, phòng học bộ môn
phòng học thực hành được trang bị các phương tiện hiện đại phục vụ cho việc giảng
dạy.
Tổng số có 66 giáo viên - Các đồng chí giáo viên đều có phâm chất đạo đứctốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều giáo viên có thành tích cao, kinhnghiệm lâu năm trong bồi dudng học sinh giỏi Tông số học sinh: 1523, tông số lớptrong toàn trường: 34 Số học sinh trong một lớp (bình quân chung của toàntrường): 44,8 học sinh/lớp, lớp có học sinh nhiều nhất là: 45 học sinh; lớp có họcsinh ít nhất là: 40 học sinh
Thực hiện phong trào xây dung “Truong học thân thiện - Học sinh tích cực”,
nhà trường đã phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, pháthuy những giá trị truyền thống của phong trào thi đua “Day tot, học tốt” Mỗi giáoviên đều tự giác thực hiện khâu hiệu “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Mỗi
thay giáo, cô giáo là tam gương đạo đức tự học và sáng tạo” Mỗi học sinh đều
được tạo điều kiện thuận lợi dé phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong họctập, năng động, linh hoạt và có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống
Các hoạt động giáo dục toàn diện đều được nhà trường quan tâm đúng mức
từ xây dựng điều kiện đến chương trình, kế hoạch, kinh phí, rút kinh nghiệm, đánh
giá thi đua, khen thưởng, chương trình nội ngoại khóa, chuyên đề, giao lưu, giáo
31
Trang 36dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, làm từ thiện, hoạt động của các câu
lạc bộ văn nghệ, thé dục thé thao, văn hóa đều đạt kết quả tot
Trường THCS Gia Thắng - Gia Viễn — Ninh BìnhTrường THCS Gia Thắng được thành lập năm 1960, nằm trên địa bàn xã GiaThắng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởngthành, trường THCS Gia Thắng từng bước có sự phát triển cả về qui mô và chất
lượng giáo dục được các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Gia Thắng, phòng Giáo dục
và đào tạo huyện Gia Viễn, Sở giáo dục và đạo tạo tỉnh Ninh Bình, phụ huynh học
sinh đánh giá cao, khăng định được vị thế của nhà trường Từ những ngày đầu mớithành lập, cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, trang thiết bị dạy học lạchậu, thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ Đến nay, cơ sở vật chất của nhà
trường được đầu tư đầy đủ phòng học, phòng bộ môn với trang thiết bị đạt chuẩn,
khu vui chơi, đảm bảo việc phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường theo
quy định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay - xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực, trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
Đội ngũ của trường: Ban giám hiệu nhà trường đều có trình độ trên chuân về
chuyên môn, năng lực quản lý tốt Nhà trường có 92,9% số giáo viên đạt trình độ
trên chuẩn, đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có ý thức trách nhiệm cao, tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục
Số lượng học sinh có những biến động từng năm nhưng đến nay nhà trường
vẫn duy trì được 6 lớp học ở 04 khối lớp với 183 học sinh Đa số các em chăm
ngoan, học giỏi, giao tiếp tốt, hăng năm có từ 56% - 69% học sinh xếp loại văn hoá
khá, giỏi Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi hằng năm có nhiều đội tuyển đạt thứhạng cao trong huyện, có giải đồng đội và có học sinh giỏi cấp tỉnh Dưới sự chỉ đạotrực tiếp của phòng giáo dục và đạo tạo huyện Gia Viễn, trường THCS Gia Thang là
một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục tốt của huyện, là địa chỉ tin cậy của
nhân dân Tuy nhiên, Gia Thắng là một xã thuần nông, nên đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn, do đó sự quan tâm đến việc học tập của các em còn hạn chế
2.1.2 Khách thể nghiên cứu
- Tổng số khách thẻ: 630 trong đó
32
Trang 37GIỏI, xuât sắc 92 43.8 Lớp 6 55 26.2
Lớp 7 40 19
Lớp
Lớp 8 73 34.8 Lớp 9 40 19
Trang 382.2.1 Tổ chức nghiên cứu lí luận
Xác định van dé cần nghiên cứu, xây dựng đề cương và tiến hành tìm các tài
liệu liên quan phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
2.2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng
Luận văn được tô chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài: Nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu
Giai đoạn 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu và tiến hành điều tra thực trạng
về hành vi giáo dục của cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc của học sinh THCS trên địa
bàn nghiên cứu.
Giai đoạn 3: Hoàn thành luận văn: Viết và hoàn chỉnh luận văn
2.3 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2.3.1.1 Mục dich
- Phương pháp nay nhằm xác định hướng nghiên cứu cụ thé của dé tài
- Xây dựng các khái niệm công cụ
- Xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn,
2.3.1.2 Nói dung
- Tổng quan những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và ởViệt Nam về những nội dung liên quan hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúccủa trẻ Trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho dé tài nghiên cứu
- Xác định các khái niệm công cụ của đề tài và các khái niệm liên quan như:
Hành vi, giáo dục, cảm nhận, hạnh phúc, học sinh THCS
2.3.1.3 Cách thức tiễn hành
- Thu thập, lựa chọn những công trình nghiên cứu có giá tri trong các sách,
báo, tạp chí, luận án về các vấn đề liên quan đến hành vi làm cha mẹ và cảm nhận
hạnh phúc của trẻ.
- Phân tích, tong hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các công trình nghiên
cứu này, sử dụng chúng trong quá trình xây dựng cơ sở lý luận.
2.3.2 Phương pháp sử dụng thang đo
34
Trang 392.3.2.1 Mục đích
Phương pháp này nhằm đo lường cảm nhận hạnh phúc của trên từng nội
dung được hỏi với các mức độ khác nhau.
2.3.2.2 Nội dung
Thang đo về hành vi làm cha mẹ và thang đo cảm nhận hạnh phúc được thíchnghi từ thang đo của nước ngoài Luận văn sẽ trình bày cụ thể các nội dung của hai
thang đo này trong phần phương pháp điều tra bang bang hỏi dưới đây
2.3.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.3.3.1 Mục đích
Nhằm khảo sát thực trạng hành vi làm cha mẹ của phụ huynh học sinhTHCS, thực trạng cảm nhận hạnh phúc của học sinh THCS, đồng thời tìm hiểu cácyếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh THCS đối với hành vi làm
cha mẹ của chính cha mẹ các em.
2.3.3.2 Nội dung
Việc thu thập thông tin dé xây dựng bảng hỏi dựa vào: phân tích, tong hợp va
khái quát các tài liệu nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hành vi làm cha mẹ
- Luan văn sử dụng thang do vé hanh vi lam cha me Alabama (Alabama
Parenting Questionnaire — APQ) Bang hỏi này được phát triển bởi các tác giả
Shelton, Frick, Wootton (1996) gồm 42 items, đo lường 5 khía cạnh: Cha mẹ tham
gia cùng con Cha mẹ giáo dục con tích cực (6 items), Cha mẹ giám sát con , Cha mẹ
ki luật nhất quán , Cha me sử dụng hình phat thé chất Bảng hỏi đã được chuyênngữ và có chỉnh sửa lại một số câu cho dễ hiểu hơn với khách thé Việt Nam Trong
nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn thang đo phiên bản dành cho trẻ từ 6 — 18 tuổi
(APQ Child Form), để khảo sát trên cha me và trên học sinh THCS
Bảng 2.3 Mô tả sơ lược thang đo
Tiểu thang Số thứ tự các items
Cha mẹ tham gia cùng con (Involvement) 1,4,7,9, 11, 14, 15, 20, 23, 26
h lá tích
C ame giao duc con tich cuc 2 5, 13,16, 18,27
(Positive Parenting)
h 2
Cha mẹ giám sát con 3, 8 12,22, 25.31
(Poor Monitoring/ Supervision)
35
Trang 40Cha mẹ kỉ luật không nhất quán
( Inconsitent Discipline) 6, 10, 17, 19, 21, 24, 28, 29, 30, 32
Cha mẹ sử dụng hình phạt thê chất
Thang do MHC — SF (Corey L Keyes) được tác giả Trương Thị Khánh Ha
và cộng sự dich và thích ứng trên khách thể là trẻ vị thành niên Việt Nam (2019) Vì
vậy, chúng tôi tham khảo và sử dụng trong nghiên cứu này.
Bảng 2.4 Mô tả sơ lược thang đo
, Số thứ tự
Tiêu thang Y nghĩa
cac items
Hanh phic Hanh phúc cảm xúc là sự xuất hiện thường xuyên 1,2,3
cảm xúc của các cảm xúc tích cực và không thường xuyên các
cảm xúc tiêu cực Được đo bằng những trạng tháicảm xúc đương tính và sự hài lòng với cuộc sống
Vi dụ Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống
Hạnh phúc Hạnh phúc tâm lí thê hiện ở sự chấp nhận, hai long 9, 10, 11,
tam ly với ban thân, mối quan hệ với người khác, sự phát 12, 13, 14
triển cá nhân, mục tiêu trong cuộc sống, làm chủ môi
trường xung quanh Vi dy Bạn cảm thấy tự tin désuy nghĩ hay cảm nhận ý tưởng và quan điểm riêng
của bạn
Hạnh phúc xã | Hạnh phúc xã hội thê hiện ở sự hài lòng với các moi 4, 5, 6,
hội quan hệ liên cá nhân và môi trường xã hội xung 7,8
quanh Vi dụ Bạn cảm thấy xã hội dang dan trở nên
tốt hơn cho tắt cả mọi người
2.3.3.3 Khảo sát thử
- Mục đích
Trước khi đưa vào điều tra chính thức, chúng tôi tiễn hành khảo sát thử
nhăm:
Xác định thời gian cho việc trả lời một bảng hỏi.
Xác định độ tin cậy của bảng hỏi.
36