Các nghiên cứu liên quan tới học tập của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội Các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề học tập của trẻ mô côi sinhsống tại các cơ sở
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
DO THỊ THU PHƯƠNG
LUẬN AN TIEN SĨ CONG TÁC XA HOI
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
DO THI THU PHUONG
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 976 01 01.01
LUẬN ÁN TIEN SĨ CÔNG TÁC XÃ HOI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS Đặng Nguyên Anh
2 PGS.TS Đoàn Thị Thanh Huyền
Hà Nội — 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của GS.TS Đặng Nguyên Anh và PGS.TS Đoàn Thị Thanh Huyền Các
dữ liệu định tinh và định lượng trong luận án này được tôi trực tiếp thu thập, giámsát quá trình thu thập ở các địa bàn khảo sát và xử lý để đo lường và phân tích cácnội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra Kết quả nghiên cứu của luận án này hoàn toànmới và không trùng lặp với các nghiên cứu đã có Nghiên cứu được tiến hành dưới
sự đồng thuận của trẻ và người chăm sóc, lãnh đạo các Làng trẻ em Tôi xin camđoan kết quả này hoàn toàn trung thực và đáng tin cậy
Tác giả
Đỗ Thị Thu Phương
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đặng Nguyên Anh và PGS.TS.Đoàn Thị Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quátrình thực hiện luận án này Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm
Khoa Xã hội học, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học của Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, bà mẹ, trẻ em tại Làng trẻ em
SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong
quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu của luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, lãnhđạo Khoa Công tác xã hội đã luôn tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập
Trang 5MỤC LỤC
006 10001Đ1 1
1 Lý do chọn đề taic.cesceececcecccsscsscsssessessesssssessessessucssessesseseessessesssssessessessesssesseesees |
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - + 233 E*EEEEtrerererrrerrrererree 2
3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu - 2 2s s+s+£s+£zzx+zs++z 3
9.0002 .‹ 4
5 Giả thuyết nghiên CỨU 2 2 2 ©E£+E£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE7112112117171 11x xe 46.Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của luận AN eee eceeecececesesessesesesesesscecscesessvseeveeees 4
7 Phương pháp nghién CỨU G5 + 3113321133911 1113 11 9 11 11 g1 1g ng rệt 5
8 Cấu trúc của luận án ¿-+++++t+++tt£EkkttEEEktEEEEEErrrrirrrirrrriirerieg 5
CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -. - 6
1.1 Các nghiên cứu liên quan tới học tập của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở trợ
208 c8 001 6
1.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng nghề nghiệp của trẻ em mồ côi tại
CAC CO SO trO QIVP XA NGL a 12
1.3 Các nghiên cứu liên quan tới quan hệ xã hội của trẻ em mồ côi tại các cơ sở
0x003211100.68/0000272722757 15
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến tiếp cận y tế và chăm sóc sức khỏe của trẻ em
mồ côi tại các cơ sở trợ GIP KA NGL occ 24
1.5 Các nghiên cứu vé công tác xã hội trong hồ trợ hòa nhập xã hội của trẻ em
mồ côi tại các cơ sở chăm SÓC -¿- tt S St Sk‡E‡EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESErEkrkrkrrrre 26
¡57 h 31
CHUONG 2 CO SO LI LUAN, THUC TIEN VA PHUONG PHAP
NGHIEN 000000 32
2.1 Cơ sở lí luận của đề tầi -¿- s¿©5+2++2x+2EE2EEE211271E211211271.221 21 re crk 32
2.1.1 Các khái nIỆHM CONG CỊM 555 255cS2St 2E 2E 21t 21 t11 rerre 32
2.1.2 Các lý thuyết và quan điểm vận dụng 2s-cceecceerreeerreeerrseee 382.1.3 Quy định và căn cứ pháp lý phát triển nghề công tác xã hội tại các co
SỞ trợ giúp Xã hỘi ch Hường 53
Trang 62.1.4 Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong hỗ trợ, tăng cường hịa nhập xã hội cho trẻ em NO Cợ cccc222E221211 1.1111 see 55
2.1.5 Luật pháp, chính sách về hịa nhập xã hội của trẻ em mơ cơi 57
2.2 Đặc điểm địa bàn 034019089) 000 62
2.2.1 Khái quát về Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla 62
2.2.2 Đặc điểm của trẻ em mơ cơi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla 66
2.3 Đặc điểm của trẻ em M6 Cơi - + 5c sSt+E‡EtSE#EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEkrkerkerrrkee 67 2.4 Phương pháp nghiÊn CỨU G233 3313911 911151111111 111 111k xen rry 68 2.4.1 Phương pháp phân tích tài lIỆM cc-cccctiirrrrrrrriiirrrrrrrriiirrrrrrrrree 68 2.4.2 Phương pháp phỏng vấn sâu -:seccsEEeEEEreEEErEErrrerrrrrrreee 69 2.4.3 Phương pháp thảo luận HhĨHH cccc site 70 2.4.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2 2-.2.22zzzercee 70 ¡57 - 74
CHƯƠNG 3 THUC TRẠNG HỊA NHAP XÃ HỘI CUA TRE EM MO COI TẠI LANG TRE EM SOS VÀ LANG TRE EM BIRLA, THÀNH PHO HÀ NỘI 75
3.1 Hịa nhập xã hội của trẻ em m6 cơi trong học tẬP . - se 75 3.1.1 Cơ hội, nguồn lực trong NOC ẬD -cccccccStcerriirrrirrrierriree 75 3.1.2 Năng lực hịa nhập trong học tập của trẻ em MO cơi -ccccccree 81 3.1.3 Một số khĩ khăn khi hịa nhập trong học tập của trẻ em MO cơi 90
3.2 Hịa nhập xã hội của trẻ em mồ cơi trong định hướng nghề nghiệp 94
3.2.1 Cơ hội, nguơn lực trong định hướng nghé nghiệp 94
3.2.2 Năng lực hịa nhập trong định hướng nghề nghiệp của trẻ em mo cơi 96
3.2.3 Một số khĩ khăn trong hịa nhập về định hướng nghé nghiệp 102
3.3 Hịa nhập xã hội của trẻ em mồ cơi về sức khỏe và y tẾ - 105
3.3.1 Cơ hội, nguồn lực trong chăm sĩc sức khỏe, y 16 cecccsessssssssessssssssessesssseesvvn 105 3.3.2 Nang lực hịa nhập trong chăm sĩc sức khỏe, y té của trẻ em mo cơi 108
3.3.3 Một số khĩ khăn trong hịa nhập về sức khỏe và y tế 111
3.4 Hịa nhập của trẻ em mơ cơi trong quan hệ xã hội - 2-2 2-5252 113 3.4.1 Cơ hội, nguồn lực trong tham gia vào quan hệ xã hội 113
Trang 73.4.2 Sự tham gia của trẻ em mơ cơi vào quan hệ xã hội 1173.4.3 Một số khĩ khăn trong hoa nhập của trẻ em mo cơi về quan hệ xã hội 121
757 8n 58a -aa Ố.Ố 123CHƯƠNG 4 HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHẰM HỖ TRỢ VÀ
TANG CƯỜNG HỊA NHAP XÃ HOI CHO TRE EM MO COI TẠI LANG
TRE EM SOS VA LANG TRE EM BIRLA, THÀNH PHO HÀ NỘI 125
4.1 Các hoạt động cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ hịa nhập xã hội cho trẻ em
0ì 9E Ạaaaaẳ 126
4.1.1 Hoạt động hỗ trợ giáo đỊC -ccccccc2crH He 126
4.1.2 Hoạt động hỗ trợ định hướng nghé nghiệp cecceerceeere 1314.1.3 Hoạt động hỗ trợ chăm sĩc sức khỏe, y HỂ c2 t1 1354.1.4 Hoạt động hỗ trợ tâm lý, XG hỘI ẶS 2 ree 1384.2 Một số giải pháp tăng cường hịa nhập xã hội cho trẻ em mồ cơi 142
4.2.1 Một số giải pháp chung, -s:2e:2E.2E2EEEEEtEEEEErrrerrre 1424.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cơng tác xã hội trong
tăng cường hịa nhập xã hội cho trẻ em MO cợ -:ssecccceceeereeerrcee 145
¡77h - ,ÚƠ 152KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 22-22 222t22EC22EE2E1 221221 2E.crrrree 154
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN 0/0090 161
TÀI LIEU THAM KHAO -22- 5£SS2EE£EEE2EEE2EEE2EEEEEE2EEEEEEEEEErrkrrrkerred 162
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BANG Bang 2.1: Đặc điểm khách thé nghiên cứu - 2-2 2 2+ ++E+Eerxerxerxerssree 73 Bang 3.1: Chia sẻ khó khăn trong học tập của trẻ em mồ côi 2: 5: 52 78
Bảng 3.2: Kết quả học tập năm học 2018-2019 của trẻ em M6 côi - 82
Bảng 3.3: Hình thức hoc tập hàng ngày của trẻ em M6 côi 2-5252 83 Bảng 3.4: Mức độ hài lòng của trẻ đối với việc học tập tại trường học 85
Bang 3.5: Tham gia của trẻ em m6 côi vào các hoạt động học tập - - 86
Bang 3.6: Sự tham gia của trẻ em mồ côi vào các hoạt động ở trường học theo giới tính 88 Bảng 3.7: Mạng lưới cung cấp thông tin về nghề nghiệp của trẻ em mồ côi 95
Bảng 3.8: Đánh giá về việc định hướng nghề nghiệp của bản thân 97
Bảng 3.9: Việc làm của trẻ dé định hướng nghề nghiệp trong tương lai 98
Bảng 3.10: Sự tham gia của trẻ em mồ côi vào hoạt động định hướng nghé nghiệp 99
Bang 3.11: Cách xử lý của trẻ em m6 côi khi bị ốm 2-2-2 52+5z+£z+cs+£ 109 Bang 3.12: Chia sẻ khó khăn trong cuộc sống của trẻ em M6 côi - 114
Bang 3.13: Sự liên hệ của trẻ em mồ côi với những người ngoài Làng trẻ em 116
Bảng 3.14: Tham gia của trẻ em mồ côi vào các hoạt động xã hội 118
Bang 3.15: Đánh giá của trẻ về cuộc sống hiện nay tại Lang trẻ em - 119
Bảng 4.1: Hoạt động hỗ trợ giáo dục được tô chức tại Lang trẻ em 126
Bang 4.2: Hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp - 5-2 2 2252+5e£ 132 Bảng 4.3: Các hoạt động hỗ trợ tâm lý, xã hỘII -.- Ăn erikg 139 DANH MỤC BIEU Biểu 3.1: Tỉ lệ trẻ em mồ côi tham gia vào hoạt động định hướng nghé nghiệp ¡800 (‹££Œ2dd32- 100 Biểu 3.2: Tỉ lệ phan trăm kiểm tra sức khỏe của trẻ em M6 côi - 106 Biểu 3.3: Nơi khám chữa bệnh của trẻ - csc5+ttc2xvetExxrrtrrtrrrrrtrrrrrrred 107
Trang 9DANH MỤC HỘP
Hộp 1: Việc học tập của trẻ em HỖ CÔI G6 St SESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrkrrrrrree 80
Hộp 2: Tham gia các hoạt động học tẬP - c1 1S HH ng re 89
Hộp 3: Khó khăn của trẻ em mồ côi khi hòa nhập trong học tập 93Hộp 4: Tìm hiểu các thông tin về nghề nghiệp 2-22 2 2 s+£x+Ez+£z+cseẻ 101Hộp 5: Quan hệ xã hội của trẻ em HỒ CÔI - 5S St EEESEEEEEEEEEEEEEErkerkrkerkree 120
Hộp 6: Những hỗ trợ học tập mà trẻ em mồ côi nhận được - +: 128
Hộp 7: Hoạt động hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho trẻ em M6 côi 133Hộp 8: Việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh của trẻ em M6 côi 137Hộp 9: Hoạt động tham van cho trẻ em M6 côi - 2 - + x+xe£x+x+xeE+xerxsed 140
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Khung phân tích hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em 52Hình 2.2: Sơ đồ cơ cau tổ chức Làng trẻ em SOS Hà Nội - -2 5- 63Hình 2.3: Sơ đồ cơ cau tô chức Làng trẻ em Birla Hà Nội - z5.64
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiTrẻ em là tương lai của đất nước, là đối tượng cần sự bảo vệ đặc biệt của gia
đình và toàn xã hội Trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng có
nhu cầu và quyền được yêu thương, chăm sóc và giáo dục dé có thé phát triển toàndiện về thé chat, tinh thần và quan hệ xã hội Mặc dau vậy, Việt Nam vẫn có khoảng1,78 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 7,16% dân số trẻ em, trong đó, trẻ em
mồ côi cả cha và mẹ khoảng 24.000 trẻ, trẻ em bị bỏ rơi khoảng 5.000 trẻ và trẻ em
không nơi nương tựa khoảng 13.000 trẻ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
2020) Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều hơn đối với trẻ em, điều nàyđược thấy rõ trong các chính sách, chương trình và dịch vụ xã hội dành cho trẻ em,đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Số lượng trẻ em m6 côi được nuôi dưỡng,chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội khá lớn, từ 11.000 tới 22.000 trẻ theo từngnăm (UNICEF, 2017) Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em dưới nhiều hìnhthức như Tổng dai bảo về trẻ em Quốc gia 111, cơ sở trợ giúp xã hội công lập,ngoài công lập được thành lập và ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Tuy nhiên, bên cạnh việcđảm bảo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt một nơi ở thay thế và được chăm sóc,
giáo dục thì các cơ sở trợ giúp xã hội hiện nay vẫn chưa có các dịch vụ xã hội
phong phú, đáp ứng nhu cầu cho trẻ (Bùi Thị Xuân Mai, 2016) Trẻ em sống tại các
cơ sở nuôi dưỡng tập trung phải đối mặt với nguy cơ bị sao nhãng, xâm hại và ảnhhưởng đến sự phát triển lâu dai của trẻ (Csaky, 2009) Làng trẻ em SOS và Làng trẻ
em Birla là nơi nuôi dưỡng tập trung trẻ em mồ côi theo mô hình gia dinh/ nhóm nhỏ
Số lượng trẻ được nuôi dưỡng ở mỗi Làng khá lớn và đa dang các nhóm tudi Các hoạtđộng công tác xã hội đang được thực hiện tại hai Làng trẻ nhằm hỗ trợ trẻ em mô côi
Trang 11như chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, học tập và tham gia vào các quan hệ xãhội Tuy nhiên, vẫn có 35,4% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cho rằng có khó khăn
thường xuyên trong việc hòa nhập xã hội (Bùi Thị Xuân Mai, 2016).
Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ em mồ côi hòa nhập
xã hội Với chức năng phòng ngừa, can thiệp, phục hồi và phát triển công tác xã hộigóp phần vào việc việc thúc đây hòa nhập xã hội cho trẻ không chỉ về vật chất mà còn
cả về mặt tinh thần, quan hệ xã hội Các hoạt động công tác xã hội với trẻ em mồ côi tạicác cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, định hướngnghé nghiệp, tham van và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng Tuy nhiên, trên thực tế hoạt độngcông tác xã hội chưa được chuyên nghiệp và đạt hiệu quả, thiếu các dịch vụ phòngngừa và chưa đảm bảo sự tham gia của trẻ trong các van đề của trẻ em Chính sách và
hệ thống cơ sở vật chất cho hoạt động công tác xã hội còn hạn chế (Every Child, 2012)
Có nhiều những nghiên cứu về vấn đề hòa nhập xã hội đối với các nhóm yếuthế; các nghiên cứu về thực trạng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mồ côi tại các
cơ sở chăm sóc tập trung và công tác xã hội trong hỗ trợ, can thiệp cho nhóm trẻ em
m6 côi Tuy nhiên, những nghiên cứu về hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại các cơ
sở chăm sóc tập trung dưới góc nhìn công tác xã hội còn rất ít và khá mới mẻ
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi đã lựa chọn dé tài “Hòa nhập xã hội củatrẻ em mo côi tai Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội” làm dé tài
nghiên cứu sinh của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tìm hiểu thực trạng hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ
em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội và các hoạt động công tác xã hộinhằm hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em mồ côi Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằmtăng cường hòa nhập cho trẻ em mồ côi tại các Làng trẻ em
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng cơ sở lý thuyêt cho nghiên cứu vê hòa nhập xã hội của trẻ em mô côi;
Trang 12- Phân tích chỉ ra thực trạng và những thuận lợi, khó khăn của trẻ mồ côi khihòa nhập trong học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ xã hội, sức khỏe và y tế;
- Đánh giá các hoạt động công tác xã hội đã thực hiện nhằm hỗ trợ hòa nhậpcho trẻ em mồ côi tại các Làng trẻ em;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hòa nhập cho trẻ em mồ côi
3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hòa nhập xã hội của trẻ em m6 côi tại
Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi đượcnghiên cứu từ các chiều cạnh cụ thể là học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ xãhội và sức khỏe, y tế của trẻ
- Chuyên gia trong lĩnh vực trẻ em, công tác xã hội.
- Giáo viên các trường phô thông liên cấp Hermann Gmeiner và Trung tâmgiáo dục thường xuyên và dạy nghề quận Cầu Giấy
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Hòa nhập xã hội của trẻ em mô côi có nhiều nộidung đề triển khai nghiên cứu Trong khuôn khổ một luận án, chúng tôi chỉ tập trung vàocác nội dung cơ bản dé nghiên cứu đó là: Hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi về học tap;hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi trong việc định hướng nghề nghiệp; hòa nhập xã hộicủa trẻ em mồ côi trong quan hệ xã hội; hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi về sức khỏe
và y tế Đánh giá các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em
mồ côi tại hai Làng trẻ: Hoạt động hỗ trợ giáo dục; hoạt động hỗ trợ định hướng nghềnghiệp; hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, y tế; hoạt động hỗ trợ tâm lý, xã hội
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: Nội dung của đề tài nghiên cứu là “Hòanhập xã hội của trẻ em mô côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố
Trang 13Hà Nội”, tuy nhiên trong khuôn khô một luận án, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc hòa
nhập xã hội cho trẻ em mồ côi từ 9 đến dưới 18 tuổi Đây là độ tuổi mà trẻ có đủkhả năng nhận thức và nhu cầu khẳng định bản thân, hòa nhập xã hội
- Về địa bàn nghiên cứu: Làng trẻ em SOS Hà Nội và Làng trẻ em Birla Hà Nội
- Về thời gian thu thập thông tin trên thực địa: Nghiên cứu thực địa nhằmthu thập thông tin phục vụ luận án được thực hiện từ tháng 12 năm 2017 đến tháng
6 năm 2019 Các phỏng vấn sâu và nghiên cứu trường hợp bổ sung nhằm phục vụcho các mục tiêu cụ thé của luận án được tiếp tục thực hiện sau tháng 6 năm 2019
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Langtrẻ em Birla trong học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ xã hội, sức khỏe và y
tế như thế nào?
- Hoạt động công tác xã hội nhăm hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em m6 côi
đã được thực hiện như thế nào?
- Cần tiến hành những giải pháp nào đề tăng cường hòa nhập cho trẻ mé côi
tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla?
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội
đã tiếp cận được nguồn lực và cơ hội nhưng vẫn gặp một số khó khăn khi hòa nhập
trong học tập, định hướng nghề nghiệp, quan hệ xã hội, sức khỏe và y tế.
- Các hoạt động công tác xã hội đã được thực hiện nhằm hỗ trợ hòa nhập chotrẻ em mồ côi nhưng vẫn còn những khó khăn, hạn chế
- Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả việc thực hiện hoạt động hỗ trợ, hoạtđộng công tác xã hội tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án6.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu tiếp cận từ góc độ quan điểm hòa nhập xã hội, lý thuyết chứcnăng, lý thuyết hệ thống sinh thái dé đánh giá thực trạng, những thuận lợi, khó khacủa trẻ em mồ côi về hòa nhập xã hội trong học tập, định hướng nghề nghiệp, quan
hệ xã hội, sức khỏe và y tế; cũng như đánh giá các hoạt động công tác xã hội trong
hồ trợ hòa nhập xã hội của trẻ em mô côi Ngoài ra, luận án nhăm đóng góp vê mặt
4
Trang 14khái niệm khoa học như khái niệm hòa nhập xã hội, trẻ em mồ côi, hoạt động công
tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội Nghiên cứu còn có ý nghĩa kiểm chứng các
quan điểm và lý thuyết được ứng dụng, chính là quan điểm hòa nhập xã hội, lý
thuyết chức nang, ly thuyét hệ thong sinh thái để nhìn nhận, phân tích một số vấn đề
lý luận liên quan đến hỗ trợ hòa nhập xã hội cho trẻ em m6 côi nhằm làm sáng tỏmột số vấn đề lý thuyết trong đời sống xã hội Việt Nam đương đại
6.2 Ý nghĩa thực tiễnLuận án được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng hòa nhập xã hội của trẻ em
mồ côi và các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ và tăng cường hòa nhập xã hộicho trẻ em mồ côi Qua đó, tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhànghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách hiéu rõ thực trang và những khó khăn tronghòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi; những hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ em mồ côi
tại các Làng trẻ em nói riêng va ở các cơ sở trợ giúp xã hội nói chung, từ đó sẽ có chính
sách thiết thực nhằm hỗ trợ hơn nữa cho trẻ em mồ côi hòa nhập xã hội
7 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp phân tích tai liệu
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là 32 người gồm trẻ em mồ côi;
lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người chăm sóc trẻ; giáo viên; chuyên gia
Phương pháp thảo luận nhóm: Tiến hành 4 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ,
nhân viên, bà mẹ và trẻ
Phương pháp điều tra bằng bang hỏi: Thực hiện 174 bảng hỏi với trẻ mé côi
8 Cấu trúc của luận ánLuận án được kết cấu thành 4 chương chính, ngoài phần mở đầu và kết luận:Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 Thực trạng hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại Làng trẻ emSOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội
Chương 4 Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ và tăng cường hòa nhập xã
hội cho trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla, thành phố Hà Nội
Trang 15CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu liên quan tới học tập của trẻ em mồ côi sống tại các
cơ sở trợ giúp xã hội
Các công trình nghiên cứu có liên quan tới chủ đề học tập của trẻ mô côi sinhsống tại các cơ sở chăm sóc không đề cập riêng biệt về vấn đề hòa nhập trong họctập của trẻ mồ côi, ngoại trừ một công trình nghiên cứu của Nguyễn Hong Kiên,
2017 về hòa nhập xã hội của trẻ mồ côi được nuôi dưỡng ở các cơ sở bảo trợ xã hộitại trường tiểu học Các khía cạnh về hòa nhập xã hội trong học tập của trẻ mồ côitại các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Namchủ yêu được phản ánh qua các phân tích về kết quả giáo dục trẻ mồ côi, tinh thầnhọc tập, ý thức học tập, khả năng học tập, khó khăn trong học tập, phân biệt đối xửtại trường học, mô hình giáo dục cũng như sức khỏe tâm thần và vấn đề tâm lý xãhội của trẻ tại các cơ sở chăm sóc.
Trẻ mồ côi thường có điều kiện và đặc điểm giáo dục kém hơn so với nhómtrẻ khác Trẻ thường bỏ học vì không có tiền đóng học phí, bị kỳ thị, sự tập trung vàchú ý kém trong học tập, bị loại trừ xã hội, môi trường học tập tiêu cực, có nhiềurào can khi tham gia học tập, nhu cầu giáo dục đặc biệt, khó tập trung và học tập, ưu
tiên từ gia đình và xã hội thấp, sợ bạo lực tại học đường, thụ động trong học tập do
có nhiều phiền muộn và lo lắng, sự trải qua mat mát của bố mẹ dẫn tới tổn thươngtâm lý và tác động tới việc học tập tại trường (Tania Boler & Kate Carrol, 2003).Nghiên cứu Tania Boler & Kate Carrol đã chỉ ra được đặc điểm về học tập tạitrường của trẻ mồ côi và trẻ em dễ bị tổn thương, tuy nhiên, không nêu lên đặc điểmriêng của trẻ mồ côi Bên cạnh đó, các đặc điểm được mô tả là của trẻ mồ côi nóichung, không phải đối tượng trẻ m6 côi sinh sống tại các cơ sở chăm sóc tập trung
Tại các nước Châu Phi, nghiên cứu của Anne Case và cộng sự chỉ ra rằng, trẻ
mồ côi ít có cơ hội đến trường Tỷ lệ trẻ mồ côi nhập học thấp hơn so với trẻ khác
do phụ thuộc vào gia đình sống cùng, thường là họ hàng xa hoặc những người chăm
sóc không có mối quan hệ ruột thịt (Anne Case, Christina Paxon and JosephAbleidingder, 2004).
Trang 16Bên cạnh điều kiện và đặc điểm giáo dục kém, trẻ m6 côi thường gặp phảivấn đề về cảm xúc và hành vi khi tham gia vào việc học tập tại trường học Nghiêncứu của Zeynep Simseka et al về cảm xúc và hành vi của 461 trẻ sống trong các trạitrẻ mồ côi tại Thổ Nhĩ Ky có độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi và 2280 trẻ được nuôi dưỡngtại cộng đồng ở cùng độ tuổi dé so sánh về van đề cảm xúc và hành vi của hainhóm đối tượng này đã chỉ ra rằng, trẻ sống trong trại trẻ m6 côi gặp nhiều van
dé liên quan tới học tập so với trẻ em sống ngoài cộng đồng như không thé tậptrung, chú ý lâu trong học tập, hiếu động, dễ bị phân tâm, khả năng làm theo cáchướng dẫn thấp và việc học tập tại nhà trường thường kém Sự phối hợp chặt chẽgiữa nhân viên chăm sóc tại các trại trẻ mồ côi với giáo viên các trường học sẽgiúp giảm các nguy cơ về tâm lý và các vấn đề về học tập của trẻ (Zeynep
Simseka et al, 2006).
Ngoài giáo dục về tri thức, việc giáo dục văn hóa, đạo đức cũng là một vấn
dé quan trọng đối với nhóm trẻ em mồ côi Để trẻ mồ côi phát triển toàn diện thìmột số vấn đề cần thiết trong giáo dục trẻ cần phải được chú trọng như giáo dục đạo
đức, giáo dục tri thức và giáo dục các định hướng giá trị (Dương Thị Thúy Hà,
2009) Tác giả đồng thời cũng nêu lên các lý do cho việc định hướng các vấn đềgiáo dục văn hóa, đạo đức đó của trẻ Như đối với van dé đạo đức, xuất phát từ đặcđiểm tâm lý xã hội của trẻ trước khi vào các cơ sở chăm sóc đã trải qua một quátrình phát triển tự do, thiếu sự định hướng giáo dục của gia đình và người thân dẫntới tâm lý thiếu tự tin, mặc cảm nên cần phải được giáo dục đạo đức Giáo dục trithức và định hướng giá trị được tác giả đề cập tới như là một tiền đề quan trọng dégiúp trẻ chuẩn bị cho cuộc sống tự lập khi trưởng thành và có khả năng thích ứngcao với môi trường sống Trong nghiên cứu này, tác giả không đề cập tới quá trìnhhọc tập, sự hòa nhập trong học tập của trẻ sống tại các cơ sở chăm sóc
Đặc điểm tâm lý — xã hội là một trong các yếu tố quan trọng có tác động tớiquá trình hòa nhập học tập của trẻ mô côi Một số công trình nghiên cứu về đặcđiểm tâm lý — xã hội, sức khỏe tâm thần của trẻ tại các cơ sở chăm sóc và so sánhgiữa hai nhóm trẻ sông tại các cơ sở chăm sóc và nhóm trẻ sông tại cộng đông từ
Trang 17năm 2010 tới 2015 cho thấy, trẻ mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc có khả nănghòa nhập thấp hơn so với trẻ được chăm sóc tại cộng đồng do sự hạn chế các kỹnăng xã hội và khó khăn trong việc tìm ra các giải pháp sinh tồn (Hong et al., 2010
và 2011) Trong các nhu cầu tâm ly xã hội của trẻ mồ côi từ 12-15 tuổi, nhu cầu tưvan được đánh giá cao nhất, tiếp đến là dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đứng thứ ba
là nhu cầu giáo dục (Zabibu Khamis Mabangwa, 2013)
Trong báo cáo nghiên cứu cua Faith To Action Intiative năm 2014, các tácgiả đã có sự so sánh về trẻ em mồ côi trên bình diện toàn thế giới Báo cáo đã nêulên đặc điểm dễ bị tôn thương của trẻ mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc và tầmquan trọng của hình thức chăm sóc thay thế tại gia đình Các hạn chế về tâm lý xãhội của trẻ sông tại cơ sở chăm sóc được đưa ra gồm có khả năng hư hỏng, sự tànphá về tâm lý — xã hội do thiếu thốn tình cảm gia đình
Mức độ rối nhiễu tâm lý của nhóm trẻ mồ côi sống tại các trung tâm bảo trợ
xã hội cũng được đánh giá là cao hơn so với nhóm trẻ sống cùng gia đình Nghiêncứu về rối nhiễu tâm lý ở nhóm trẻ mồ côi sống ở các trung tâm bảo trợ xã hội vànhóm trẻ sống cùng gia đình và mối liên hệ giữa tâm lý và kết quả học tập của trẻ
em mồ côi sống tại các trung tâm của tác giả Trần Thị Tú Anh (2014) cũng chỉ ra rang,trẻ em mồ côi song tai các trung tâm bao trợ xã hội có tỷ lệ bi roi nhiễu tâm lý cao hơn
so với trẻ sống tại các gia đình và do vậy nhà trường cần phải có sự giúp đỡ đối tượngtrẻ em mồ côi này trong quá trình học tập dé các em có thé đạt thành tích cao hơn
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới vàViệt Nam từ năm 2010 tới 2015 về đặc điểm tâm lý — xã hội của trẻ em mồ côi kêtrên không đưa ra các kết quả nghiên cứu trực tiếp về việc học tập của trẻ em mồ côi
mà nhắn mạnh tới nhu cầu giáo dục của trẻ, kết quả giáo dục tại các cơ sở tạo nênđặc điểm tâm lý xã hội khó hòa nhập hơn so với trẻ sống tại cộng đồng trong hoạtđộng sống và học tập
Cũng trong thời gian này, một số tác giả có nghiên cứu liên quan tới vấn đề củatrẻ mô côi tại trường học đã đưa ra các kết quả về hòa nhập của trẻ mô côi khi tham giavào môi trường học tập Adem Ocal et al., trong một nghiên cứu về loại trừ xã hội của
Trang 18học sinh phố thông cơ sở là trẻ m6 côi qua khảo sát 100 trẻ có độ tuổi từ 11 tới 16 tuổitại bốn cơ sở chăm sóc trẻ mồ côi tại Thổ Nhĩ Kỳ Aksaray, Konya, Kirsehir andKayseri đã nêu lên mối liên hệ giữa hòa nhập xã hội của trẻ mồ côi tại trường học vớigiới tính, tuổi và số anh chị em trong gia đình Theo đó, có sự khác biệt về hòa nhậpcủa trẻ m6 côi tại trường hoc theo giới, trẻ nữ thường có hòa nhập tại trường học tốthơn so với trẻ nam Trẻ mồ côi khi theo học tại các trường học thường phải đối mặt với
sự ky thị tại trường hoc Không có sự khác biệt về độ tuổi cũng như số anh chị emtrong gia đình trẻ với sự loại trừ xã hội đối với trẻ em mồ côi (Adem Ocal et al., 2013).Đây là một nghiên cứu về trẻ mồ côi tại môi trường học Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đềcập tới vấn đề loại trừ xã hội của trẻ mồ côi tại trường học trong mối liên hệ với gidi,tuổi va số anh chi em, cha mẹ còn song ma chua dé cập tới các khía cạnh khác như khanăng hòa nhập, khả năng học tập, kết quả học tập của trẻ em mồ côi tại trường học
Trẻ em m6 côi là nhóm trẻ dễ bị tổn thương và thường gặp các van dé vềhành vi, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập vào học tập tại trường, do vậy, cần có sự
hỗ trợ về dịch vụ tư van, các kỹ năng song va cả sự hỗ trợ từ cha mẹ hoặc ngườigiám hộ Đồng thời, trẻ cũng thiếu các kỹ năng sống cần thiết như chăm sóc bảnthân khi bị ốm, làm các công việc vặt tại nhà, áp lực từ bạn cùng trang lứa, lạmdụng tình dụng v.v do không được giáo dục bởi thầy cô tại trường Trẻ cũng gặpkhó khăn trong việc làm bài tập về nhà do không có cha mẹ hoặc người giám hộhướng dẫn làm bài tập Kết quả nghiên cứu được đưa ra từ phân tích số liệu khảo sát
65 trẻ em mồ côi và trẻ em dé bị tổn thương đang học lớp 7 và 45 giáo viên tại 7
trường học công tại Soweto ở Nam Phi (Teresa Mwoma and Jace Pillay, 2015).
Nghiên cứu này đã chỉ ra được các khó khăn của nhóm trẻ em mồ côi va nhóm trẻ
dễ bị tổn thương khi theo học tại trường học Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiệncho cả hai đối tượng trẻ em mồ côi và trẻ dé bị ton thương, không tách riêng kết quanghiên cứu cho nhóm trẻ em mồ côi Bên cạnh đó, nhóm trẻ em mô côi được lựachọn là nhóm trẻ đang theo học đa dạng về nơi ở, sinh sống, không phải tập trung
cho nhóm trẻ em mô côi sông tại các cơ sở chăm sóc.
Trang 19Từ năm 2016, xuất hiện một số nghiên cứu đưa ra kết quả nghiên cứu liênquan trực tiếp tới khía cạnh học tập của trẻ em m6 côi sống tại các trung tâm nhưJozefiak et al., 2016; Effat Alvi et al., 2017; và Nguyễn Hồng Kiên, 2017 Mỗinghiên cứu đưa ra một kết quả khác nhau về quá trình học tập, kết quả học tập cũngnhư sự hòa nhập của trẻ em mô côi tại trường học trong đó nối bật lên nghiên cứu
về giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học cho trẻ em mé côi sống tại các cơ sở với các
mô ta chỉ tiết, cụ thé về quá trình học tập, các khó khăn gặp phải tại trường học, kếtquả học tập va cá đề xuất cho hòa nhập tại môi trường giáo dục tiểu học cho trẻ em
mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc
Trẻ em mồ côi có xu hướng định hướng học tập theo các nhu cầu chưa đượcđáp ứng như tiền bạc, nhà ở, gia đình Trẻ có mong muốn được học tập qua máytính dé tiếp thu tri thức mới và được tham gia nhiều hon các hoạt động ngoại khóa(Effat Alvi et al., 2017) Nhóm tác giả đã đưa ra các kết quả về khó khăn, vướngmac của trẻ em mồ côi trong quá trình học tập và đánh giá nhu cầu, mục tiêu họctập của trẻ em m6 côi sống tại trung tâm chăm sóc qua nghiên cứu được thực hiệnvới cỡ mẫu là 14 trẻ em sống tại trại trẻ mồ côi của Pakistan bằng sử dụng cácphương pháp quan sát tham dự, vẽ cùng người nghiên cứu và bảng hỏi bán cấu trúc.Nghiên cứu cũng đã nêu rõ các yếu tổ có tác động tới việc học tập của trẻ em mồcôi gồm có: Giáo viên, môi trường học tập và ngôn ngữ Trẻ em mồ côi không cóđánh giá tốt về giáo viên do sợ bị giáo viên trừng phạt, giáo viên thường xuyên vắngmặt, không lên lớp hoặc giáo viên tới lớp nhưng không dạy mà bắt học sinh tự học.Môi trường học tập cũng là một rào cản đối với trẻ Lớp học được cho là én ào, mattrật tự, bạn học cùng lớp tự do, vô ky luật mà không có giáo viên nhắc nhở Trẻthường cảm thay sợ hãi khi lên lớp hoc Rao cản cuối cùng là ngôn ngữ, do các budihọc thường được giảng dạy bằng tiếng nước ngoài nên trẻ không thể tiếp thu được
bài học do không thành thạo ngôn ngữ (Effat Alvi et al., 2017).
Trẻ mô côi gặp phải rất nhiều khó khăn trong học tập do những van đề tâm lýcủa trẻ Trẻ thiếu tập trung trong học tập, khó khăn trong việc tham gia các hoạt
10
Trang 20động học tập, đặc biệt là ảnh hưởng tới kết quả học tập, nhất là nhóm trẻ em mồ côi
bị trầm cảm sau cái chết của cha mẹ Đối tượng trẻ này thường không có tinh thầnhọc tập tốt, không có nhu cầu học tập do không có người hỗ trợ trong quá trình họctập Nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế trong học tập tại trường tiêu học của trẻ mồ côitại các sơ sở chăm sóc như: hoàn cảnh xuất thân, chưa thé hòa nhập về tâm lý xãhội, hạn chế trong giao tiếp, thiếu tuân thủ nề nếp và năng lực học tập của bản thân
Các biện pháp nhằm giảm thiểu sự rối nhiễu tâm lý và tăng cường khả năng học tập
cho trẻ em mồ côi tại các trường tiêu học như xây dựng môi trường học tập tích cực,
tăng cường sự tập trung cho trẻ, nâng cao năng lực cho giáo viên, nâng cao năng lực cho
người chăm sóc trẻ, tạo môi trường sống gần gũi cho trẻ tại trung tâm (Nguyễn HồngKiên, 2017) Tác giả đồng thời chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằmtăng cường sự hòa nhập và nâng cao kết quả học tập cho trẻ m6 côi sống tại các cơ
sở khi học tại trường tiểu học Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đốitượng là trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở ở lứa tuôi tiêu học, chưa có sự nghiên cứuđối với các lứa tuổi khác của trẻ em mồ côi sống tại các có sở chăm sóc
Tóm lại, các nghiên cứu về trẻ mồ côi tại các cơ sở chăm sóc đã đưa ra cáckết quả nghiên cứu liên quan tới chủ đề học tập nhưng chủ yếu nhân mạnh vào khía
cạnh tâm lý, khả năng học tập, khó khăn trong quá trình học tập, mức độ tham giacác hoạt động trong trường học và kết quả học tập, mối quan hệ với thầy cô trongquá trình học tập với chưa nhấn mạnh vào sự hòa nhập trong quá trình học tập.Chưa
có nhiều nghiên cứu về hòa nhập của trẻ em mồ côi trong học tập một cách cụ thể, ởnhiều độ tuổi khác nhau Duy nhất một nghiên cứu về hòa nhập xã hội của trẻ mdcôi tại trường học nhưng chi tập trung vào lừa tuổi học tiểu học và một nghiên cứu
về hòa nhập học tập của trẻ sống tại làng trẻ SOS nhưng chưa thực hiện về chủ đềhòa nhập học tập riêng biệt và mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính, chưa có các
con sô nghiên cứu định lượng.
11
Trang 211.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng nghề nghiệp của trẻ em
mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội
Không có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới vấn đề hòa nhập trong địnhhướng nghề nghiệp của trẻ mồ côi tại các cơ sở chăm sóc Một số tác giả như
Dương Thị Thúy Hà, 2009; Faith to Action Intiative, 2014; Abadir Seid, 2015;
Myra P.Alday-Mersoto, 2015 và Nguyễn Thị Liên, 2016, có đề cập tới khía cạnh
định hướng nghề nghiệp của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc nhưng mới
chỉ dừng lại ở các vấn đề liên quan tới nhu cầu được định hướng của trẻ em mồ côi,khả năng định hướng nghề nghiệp của trẻ em mồ côi, hiện trạng tư vấn hướngnghiệp và các hoạt động đạo tạo nghề hướng nghiệp cho trẻ em mồ côi tại các cơ sởchăm sóc, chưa có nhiều phân tích, kết quả nghiên cứu về quá trình định hướngnghề nghiệp của bản thân trẻ cũng như sự tham gia, sự hòa nhập của trẻ trong địnhhướng nghề nghiệp tại các cơ sở này
Giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ mồ côi là một hoạt động quantrọng nhằm giúp trẻ em mồ côi trưởng thành và chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập.Giáo dục lao động nhằm giúp chuan bị cho trẻ các kỹ năng và năng lực cần thiết déchuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, tư tưởng, tình cảm, tính cách, thái độ và thực tiễn đểtham gia vào lao động xã hội, giúp trẻ có thể tham gia tốt vào các loại hình lao độngtạo thu nhập, 6n định cuộc sống Giáo dục hướng nghiệp giúp trẻ lựa chọn ngànhnghề phù hợp với năng lực bản thân, tạo hứng thú và định hướng phát triển nghềnghiệp cũng như giúp trẻ có một nghề nghiệp cụ thé dé tự lập trong cuộc sống sau
này (Dương Thị Thúy Hà, 2009) Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa có sự phân tích
về việc định hướng nghề nghiệp, tham gia vào các hoạt động định hướng nghề
nghiệp cũng như các khó khăn, thuận lợi khi tham gia vào các hoạt động địnhhướng nghề nghiệp của chính đối tượng trẻ em mồ côi, chính vi vậy, chưa có cáckết quả nghiên cứu về sự hòa nhập của trẻ trong định hướng nghề nghiệp tại các cơ
sở chăm sóc.
Trẻ em mồ côi không được giáo dục, hướng nghiệp tốt tại các trung tâmchăm sóc sẽ dẫn tới các nguy cơ rủi ro sau khi rời khỏi môi trường sông tại các
12
Trang 22trung tâm Trong báo cáo nghiên cứu khái quát về trẻ em, trẻ em mô côi và các giađình trên thế giới của tô chức Faith to Action Intiative đã phân tích về nguy cơ rủi
ro của các trung tâm chăm sóc trẻ mô côi tới cuộc sống sau này của trẻ như vấn déthất nghiệp, vô gia cư, phạm pháp và lạm dụng tình dục sau khi rời trại trẻ ở tuôi 18
Theo Faith to Action Intiative, nguyên nhân dẫn tới các nguy cơ rủi ro nêu trên là
do trẻ sông tại các trại trẻ m6 côi không nhận được sự chăm sóc của gia đình, ngườithân và cộng đồng với sự hỗ trợ cần thiết từ mạng lưới này trong việc giáo dụchướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho trẻ (Faith to Action Intiative, 2014)
Do tinh chất báo cáo được xây dựng dé mô tả cho tình trạng trẻ em, trẻ em
mồ côi và các gia đình nói chung để đưa ra các hành động cụ thể nên chỉ có mộtphần của báo cáo đề cập tới đối tượng trẻ em mồ côi và phân tích chủ yếu các khía
cạnh về hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, các khó khăn của trẻ khi sống ở trại trẻ
m6 côi mà không phân tích sâu về khía cạnh định hướng nghề nghiệp của trẻ cũngnhư kha năng hòa nhập về định hướng nghề nghiệp của trẻ tại các trại trẻ mé côi
Nghiên cứu của Myra P.Alday-Mersoto với 48 trẻ em mồ côi và trẻ bị tổnthương từ 7-12 tuôi tai làng trẻ SOS Lipa ở Phillipine cho thay các nhóm mục tiêunghề nghiệp chính và các bước hình thành định hướng của bao gồm: Nghề về dịch
vụ con người; nghề về y tế và nghề về kỹ sư hoặc công nghiệp trong đó nhu cầunghề về dịch vụ con người cao nhất Tác giả đã chỉ ra mối liên hệ giữa định hướngnghề nghiệp và các trải nghiệm với rủi ro cuộc sống của trẻ Trẻ có mong muốnnghề dịch vụ con người là do họ muốn được thực hiện các trợ giúp như chính quyền
đã từng giúp họ và là cách họ bày tỏ lòng biết ơn Tác giả đã chỉ ra 03 bước hìnhthành định hướng nghề nghiệp của trẻ là (1)Xây dựng lý tưởng; (2) Nhận diện nghềnghiệp và (3) Dinh hướng và theo đuôi nghề nghiệp Tác giả đã nêu lên mối liên hệgiữa môi trường sống tại làng trẻ SOS trong việc hình thành ý tưởng, nhận diệnnghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp của trẻ Nghiên cứu của Myra P.Alday-Mersoto có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra mối liên hệ giữa môi trường sốngtại làng trẻ SOS với định hướng nghề nghiệp của trẻ m6 côi Mặc dù vậy, nghiêncứu này chưa có sự phân tích cụ thé về quá trình tham gia vào các hoạt động định
13
Trang 23hướng nghề nghiệp của trẻ tại làng và sự thích ứng của trẻ mồ côi trong định hướngnghề nghiệp.
Hạn chế trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhất là hoạt động địnhhướng nghề nghiệp của trẻ em mô côi dẫn tới việc các trẻ gặp nhiều khó khăn vàkhó hòa nhập cuộc sống sau khi rời các cơ sở chăm sóc Tác giả Nguyễn Thị Liên(2016) trong bài viết “Giáo duc kỹ năng sống và tư vấn hướng nghiệp cho thanhthiếu niên là trẻ em mô côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mô côi trên địa bàn thànhphó Hà Nội” là kết quả nghiên cứu đối với 651 trẻ em mồ côi tại Hà Nội, trong đó
có trẻ em mồ côi ở Làng trẻ Birla đã có sự phân tích về hoạt động giáo dục kỹ năngsống và tư van hướng nghiệp tại các cơ sở Các hạn chế của trẻ sau khi rời các trungtâm được nêu ra gồm có: Trẻ sống thụ động, tự ti; hạn chế kỹ năng giao tiếp; hạnchế trong kỹ năng làm việc nhóm; thiếu kỹ năng quản lý thời gian; chưa biết kiểmsoát cảm xúc bản thân và đặc biệt chưa biết định hướng nghề nghiệp cho tương lại
của bản thân.
Trong bài viết nghiên cứu của mình, tác giả cũng đưa ra kết quả nghiên cứu
về nhu cầu giáo dục kỹ năng sống và tư vấn hướng nghiệp cho trẻ em mô côi saukhi phân tích về thực trạng giáo dục kỹ năng sống và tư vấn hướng nghiệp tại các cơ
sở chăm sóc trẻ em Theo tác giả, hoạt động tư van hướng nghiệp cho trẻ em m6 côiđược xem là một hoạt động trọng tâm và quan trọng, nhất là ở độ tuổi trung học phổthông Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn trẻ em mồ côi chưa biết định hướngnghề nghiệp do chưa biết sẽ lựa chọn học ngành gì, trường gì do vậy có mong muốnđược tu vấn nghé nghiệp Liên quan tới các giải pháp, tác giả đã đề xuất một giảipháp quan trọng liên quan tới bản thân trẻ là trẻ cần phải tự nhận thức được sôngcủa mình, cần có sự nỗ lực, chủ động tham gia vào các chương trình định hướngnghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bản thân
Đây là một nghiên cứu với số lượng mẫu lớn và đã đưa ra được các kết quảquan trọng liên quan tới hiện trạng định hướng nghề nghiệp, nhu cầu tư vấn địnhhướng nghề nghiệp và giải pháp đối với bản thân trẻ em mồ côi để có thể có địnhhướng nghề nghiệp tốt Tuy nhiên, bài viết nghiên cứu chưa có sự phân tích sâu về quá
14
Trang 24trình định hướng nghề nghiệp của trẻ em mô côi dé đưa ra được mức độ hòa nhập vahiệu quả của định hướng nghề nghiệp của trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc.
Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu liên quan tới hòa nhập trong định hướngnghề nghiệp của trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc chưa được thực hiện nhiều.Các nghiên cứu phần lớn chỉ đề cập tới định hướng nghề nghiệp cho trẻ em mồ côinhư một khía cạnh nhỏ trong nghiên cứu tong thê về trẻ em mồ côi với các kết quảnghiên cứu chung, chưa cụ thể Các nghiên cứu mới chỉ ra được việc định hướngnghề nghiệp của trẻ chưa được thực hiện tốt nhưng chưa chỉ ra quá trình định hướngnghề nghiệp của trẻ, các yếu tố tác động cũng như sự thích ứng và hòa nhập của trẻvới các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp tại các cơ sở chăm sóc
1.3 Các nghiên cứu liên quan tới quan hệ xã hội của trẻ em mồ côi tại
các cơ sở trợ giúp xã hội
Nghiên cứu về môi trường sống của trẻ em mồ côi được thực hiện từ sớm vàrất đa dạng bởi nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam Về cơ bản, cácnghiên cứu tập trung vào phân tích điều kiện môi trường sống tại các cơ sở chămsóc bao gồm cả cơ Sở vật chất, chế độ chăm sóc, hiện trạng quản lý, trình độ đội ngũcán bộ quản lý và chăm sóc trẻ, đặc điểm tâm sinh lý, giáo dục, nhận thức, khả năngthích ứng, nhu cầu của trẻ, sự hòa nhập trong quan hệ xã hội của trẻ v.v Sự hòanhập của trẻ em mồ côi đối với môi trường sống và các mối quan hệ xã hội tại các
cơ sở chăm sóc chưa được nghiên cứu riêng biệt, chủ yếu được trình bày như mộtphần kết quả trong các công trình nghiên cứu hoặc các kết quả của các công trìnhnghiên cứu bao gồm các phát hiện có liên quan tới sự hòa nhập của trẻ đối với môitrường sống và sự hòa nhập của trẻ đối với các mối quan hệ xã hội
Làng trẻ được coi là môi trường sống tốt cho trẻ em mồ côi với việc cung cấpcác nhu cầu thiết yếu và sự chăm sóc, giúp đỡ từ các bà mẹ Với đặc điểm nuôidưỡng theo gia đình và tinh thần trách nhiệm từ người chăm sóc nên mối quan hệgiữa trẻ, bà mẹ/ di và các anh, chị, em rất tốt Nghiên cứu của Hồng Vinh về tìnhhình chăm sóc và giáo dục trẻ tại Làng trẻ em Birla bước đầu đã mô tả điều kiệnlang Birla và đặc điêm chăm sóc, giáo dục trẻ vào thời điêm những ngày đâu tiên
15
Trang 25thành lập làng Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh sơ bộ về làng trẻBirla với các hoạt động chăm sóc cơ bản như ăn, mặc, ở và học tập, cung cấp sách
vở, đồ dùng cá nhân, chia vào nhóm gia đình với các mẹ, dì Nghiên cứu cũng cho thấytrình độ người mẹ Birla có trình độ còn han chế nhưng có tinh thần trách nhiệm cao Trẻ
em mồ côi tại làng ngay từ những ngày đầu tiên đã được cung cấp các kiến thức, kỹ năng
sống để có thé hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội như: tình yêu thương, sự quan tâm
giúp đỡ nhau trong học tập và lao động, sự lễ phép với người lớn và thầy cô, nếp sốngvăn hóa, tính kiên nhẫn, khả năng thuyết phục, tính kiên trì (Hồng Vinh, 1992) Tuynhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được khả năng hòa nhập của trẻ em mồ côi vào chính cácmối quan hệ của làng trẻ Birla đó như thế nào
Cũng géng như sự hòa nhập vào mối quan hệ xã hội của trẻ sống tại làng trẻBirla, làng trẻ SOS là một môi trường sống tốt đối với trẻ em mồ côi vì trong làngtrẻ được đưa vào các ngôi nhà với mô hình giống như một gia đình ngoài cộng đồng
có mẹ và các anh chị em, ở đó, trẻ có mối quan hệ tốt với các anh chị em và bàme/di Tại ngôi nhà SOS, trẻ em được lớn lên trong sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồnvới các anh chị em Môi trường sống tại ngôi nhà SOS đã tạo một nền tảng vữngchắc cho cuộc sông của trẻ trong mối quan hệ với các trẻ khác Thông qua sự yêuthương và chấp thuận, các tổn thương được hàn gan và hình thành sự tự tin Trẻđược tham gia và việc ra quyết định và hướng dẫn dé tự phát triển cuộc sống riêngcủa mình Các bà mẹ SOS giúp trẻ nhận diện và phát triển các khả năng bản thân,niềm yêu thích, trí thông minh và tham gia vào sự phát triển của cộng đồng của họ
Thông qua các hoạt động của làng trẻ SOS, trẻ học được cách hòa nhập vào đời
sống xã hội, các quan hệ xã hội (Hemanth Goparaj and Radha R Sharma, 2008,
trong một nghiên cứu trường hợp Làng trẻ em SOS tại Lathur, Maharastra) Mặc dù
vậy, nghiên cứu này chỉ được trình bày dưới dạng hồi ký của Ajay, một người lớnlên và trưởng thành từ trại trẻ mồ côi ở Lathur Nghiên cứu đã có sự mô tả cụ thể về
môi trường sống, mối quan hệ của trẻ tại làng trẻ SOS từ bà mẹ tại SOS, anh chị em
trong nhà SOS, ngôi nhà SOS và ngôi làng SOS Nghiên cứu đã chỉ ra được đặc
16
Trang 26điểm của môi trường sống SOS, mối quan hệ của trẻ tại làng và sự hòa nhập của trẻđối với môi trường và các mối quan hệ tại làng SOS.
Một nghiên cứu khác về sự thích ứng của trẻ trong môi trường làng trẻ SOSthực thực hiện bởi Berhanu N Workum et al., năm 2018 đã tập trung nghiên cứu về
sự phát triển, hành vi cảm xúc xã hoi và sự thích ứng của trẻ ở trong các môi trườngđịnh hướng gia đình đối với 104 trẻ em mồ côi sống tại làng trẻ SOS tại Ethiopia.Nghiên cứu đã chi ra răng, trẻ em m6 côi sống tai làng trẻ SOS có khả năng thíchứng và điều chỉnh đối với các thay đổi khi cần thiết Trẻ em mồ côi có khả năngthích ứng và quá trình tự điều chỉnh do phải trải qua những cảm xúc từ việc mất cha
mẹ Trẻ em m6 côi còn có khả năng học hỏi từ chính những lỗi lầm Môi trườngsống tại làng trẻ SOS tại Jimma giống như các làng trẻ khác, làng trẻ cung cấp cho
trẻ sự quan tâm, thức ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chăm sóc tâm lý xã hội và
bảo vệ trẻ tự các lạm dụng và tôn thương tinh thần Trẻ em tại làng trẻ được giáodục khả năng thích ứng với hoàn cảnh Trẻ có mối quan hệ tốt với các bà mẹ và anhchị em trong nhà SOS Trẻ được dạy cách hòa nhập với cuộc sống trong làng, tạomối quan hệ tốt với bạn bè và anh chị em trong nhà cũng như trong làng SOS Trẻ
có khả năng tự điều chỉnh cảm xúc và hành vi Làng trẻ và cộng đồng có vai trò lớn
trong việc tạo khả năng thích ứng cho trẻ.
Đây là một nghiên cứu quan trọng có liên quan trực tiếp tới sự hòa nhập củatrẻ tại làng trẻ em SOS Nghiên cứu đã cung cấp các kết quả quan trọng về sự hòanhập của trẻ tại môi trường sống, các mối quan hệ xã hội Tuy nhiên, nghiên cứunày thực hiện trên một cỡ mẫu nhỏ tại Jimma của Ethiopia nên các kết luận chỉđúng cho làng trẻ em SOS tại đây, không có khả năng suy rộng tới các môi trường
làng trẻ em SOS khác.
Nếu như các nghiên cứu về môi trường sống của trẻ em mồ côi tại các làngtrẻ em SOS cho thấy đây là một một trường tốt đối với trẻ, nơi đó trẻ có các mốiquan hệ tốt với các trẻ khác và với các bà mẹ, dì thì phần lớn các nghiên cứu về môitrường sống của trẻ tại các trung tâm chăm sóc cho thấy môi trường này gặp nhiềuvân đê hạn chê trong việc chăm sóc và hòa nhập của trẻ với các môi quan hệ tại
17
Trang 27trung tâm Chỉ có một số ít nghiên cứu phản ánh tình trạng tốt về điều kiện sống vàkhả năng thích ứng, hòa nhập tốt của trẻ với các mối quan hệ tại môi trường sống ởcác trung tâm chăm sóc Vi dụ như nghiên cứu của Christensen & James, trẻ em m6côi được sống trong các trung tâm được tham gia vào các hoạt động sống hàng ngàycùng các me, di như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, cọ nhà vệ sinh v.v và
các hoạt động học tập như lên thư viện đọc sách, lên lớp học cũng như tham gia vào
các hoạt động thê thao, giải trí và ngoại khóa khác Trẻ thích ứng và hài lòng vớimôi trường sống, với các mối quan hệ xã hội tại trung tâm Phần lớn trẻ tham giavào các hoạt động làm việc nhà, học tập, thể thao, giải trí và ngoại khóa Trẻ cảmthấy hạnh phúc khi ở trại mồ côi và có hi vọng tốt đẹp vào tương lai do đã đượcchuẩn bị các kiến thức về kỹ năng sống và các kiến thức cơ bản dé bước vào cuộcsống độc lập Trẻ đánh giá cao sự chăm sóc của các thầy cô và cho rằng cuộc sống ởtrại của trẻ tốt hơn do được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cuộc sống so với thời gian
trẻ ở với họ hàng (Christensen & James, 2000).
Nghiên cứu của Miidriye Yildiz Bicake1 (2011) về khả năng thích ứng xã hộicủa trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở và trẻ em mồ côi sống với gia đình cho thấy có
sự khác biệt giữa hai nhóm này trong mối quan hệ với bạn bè Mối quan hệ với bạn
bè của trẻ có liên hệ với sự thích ứng xã hội của trẻ Trẻ em mồ côi sống với giađình với mối quan hệ gia đình lành mạnh đã tạo ra sự thích ứng xã hội tốt cho trẻ,
trẻ dé dang tạo được các mối quan hệ bạn bẻ lành mạnh, tích cực Đối với nhóm trẻ
em mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc, sự thích ứng xã hội chậm hơn, mối quan hệ
bạn bè ít tích cực hơn, do vậy cần phải lập một kế hoạch phát triển cho trẻ và tạo ramôi trường hòa nhập bạn bè tốt thông qua các hoạt động tích cực như thể thao, cờvua v.v dé giúp trẻ có cơ hội chia sẻ với bạn bè nhiều hơn Bên cạnh đó, cần có cáchoạt động hỗ trợ khác từ nhà nước và các tô chức xã hội dân sự, các chuyên gia dé
giúp trẻ tang cơ hội va tăng khả nang hòa nhập xã hội.
Nghiên cứu “Đánh giá về vấn đề điều chỉnh của nhóm trẻ trong cơ sở chămsóc trẻ em mô côi” của Anju P Thampi et al., thực hiện năm 2016 với 100 trẻ em
mô côi sông tại cơ sở chăm sóc cua Kerala, An Độ cũng cho thay trẻ em mô côi có
18
Trang 28sự hòa nhập tốt vào các mối quan hệ xã hội của cơ sở chăm sóc, thể hiện ở khoảng70% trẻ em mồ côi có thích thú trong việc kết bạn với nhau, 50% cảm thấy gắn kếttrong một nhóm bạn, 50% cho rằng dễ dàng có được sự giúp đỡ từ các bạn khác.85% khang định có bữa ăn đúng giờ, 78% cho rằng có giấc ngủ tốt vào ban đêm.Khoảng 80% cảm thấy được bảo vệ, 68% cảm thấy thoải mái và 82% đồng ý rằng
có sự yêu thương chăm sóc từ cơ sở chăm sóc và 79% cảm nhận rằng người giám
hộ có hiểu biết về trẻ, tôn trọng trẻ
Ngoài các nghiên cứu trên, phần lớn các kết quả nghiên cứu đều nêu lên vấn
đề hạn chế của trẻ em mồ côi sống tại các trung tâm trong việc hòa nhập vào các
mối quan hệ xã hội như có tiền sử bị ngược đãi, bỏ rơi và xâm hại (Rivard et al.,
2004) Trẻ sống tại trung tâm phải đối mặt với nguy cơ kỷ luật hoặc trừng phạt thânthé vì mục đích giáo dục, điều này đã dẫn tới các ảnh hưởng lên tâm lý của trẻ, tớiviệc hòa nhập của trẻ vào quan hệ xã hội, đời sống xã hội tại trung tâm Hầu hết trẻ
ở các trung tâm có tâm lý lo sợ, thiếu chủ động trong việc ra quyết định về giáo dục
và hướng nghiệp dậy nghề Phát hiện quan trọng của nghiên cứu là trẻ sống tại cáctrung tâm bày tỏ thái độ sẵn sàng tham gia vào quá trình ra quyết định nếu được cho
chính sách hỗ trợ, sự kỳ thị và các nguyên nhân từ bản thân trẻ như rời xa cha mẹ
sớm, nhận thức, trí tuệ của trẻ Các trẻ em có thời gian sống càng lâu ở trong các cơ
sở chăm sóc thì càng có nhiều vấn đề về cảm xúc và hành vi khi tham gia vào mốiquan hệ xã hội (Zeynep Simseka et al., 2006) Nghiên cứu đã bước đầu chỉ ra được
sự khác biệt về cảm xúc và hành vi của trẻ sống tại các cơ sở chăm sóc trong đó chỉ
ra mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường với van dé sức khỏe tâm thần ở trẻ Tuynhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được các cơ chế tiềm ân dé giải thích sự khác biệt vàđưa ra các biến dự đoán về cảm xúc và hành vi của trẻ trong các trại trẻ mồ côi Bêncạnh đó, nghiên cứu sử dụng các báo cáo của các trại trẻ đê phân tích do vậy không
19
Trang 29tránh khỏi tính thiếu khách quan trong đánh giá về mối liên hệ giữa yếu tố môitrường sống của trẻ tại các trại trẻ với các van đề về cảm xúc và hành vi của trẻ khi
tham gia vào các mối quan hệ của trẻ tại các trại trẻ mồ côi.
Trẻ lớn lên trong các trung tâm bảo trợ xã hội có nhiều trải nghiệm thiệt thòisớm và điều đó đã tạo nên những hậu quả nặng nề về sự phát triển thé chất, tam lý,
quan hệ xã hội của trẻ Chăm sóc trẻ tại các trung tâm bảo trợ được xem như là sự
lựa chọn phương thức cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác Cần sớm phảichuyên từ hình thức chăm sóc tại các cơ sở chăm sóc sang hình thức chăm sóc thaythế tại cộng đồng (Csaky, 2009 và Jessica Colburn, 2010)
Hệ thống chăm sóc trẻ em mồ côi tại chưa đáp ứng được về nhu cầu chămsóc cho trẻ cả về thé chat và tinh than dé có thé tham gia tốt vào các mối quan hệ xãhội Các trung tâm chăm sóc của tư nhân thường tốt hơn các trung tâm của nhà nướcquản lý, do vậy cần phải có các dịch vụ như tư vấn trong giáo dục, hướng nghiệp vàquan hệ xã hội, các dịch vụ về trị liệu cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở của Nhà nước
(Jessica Colburn, 2010).
Nhược điểm của việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong
đó có trẻ mồ côi ở các trung tâm chăm sóc so với chăm sóc thay thế dựa vào cộngđồng là chi phí cao, lỗi thời, không phải là lựa chọn tốt nhất của trẻ và kém ưu việthơn so với chăm sóc thay thế dài hạn tại cộng đồng (Nguyễn Thu Trang, 2011) Trẻsống ở các trung tâm chăm sóc trẻ m6 côi có kha năng ra quyết định thấp hon, bị
hạn chế trong các kỹ năng xã hội, hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội và cuộc
sông, gặp phải nhiều khó khăn trong việc tìm ra các giải pháp sinh tồn (Hong et al.,
2011; Li, 2010; Mann et al.,2012; Unicef, 2004; Esmie Tamada Vilili Kainja, 2012;
Grace Zhou, 2012; Liu Meng and Kai Zhu, 2012, Grace Zhou, 2012) Trong nghién
cứu về trẻ em mồ côi nói chung ở Malawi, Esmie Tamada Vilili Kainja đã chỉ ra cácnhu cầu và các yêu tố tác động tới trẻ em mồ côi; việc chăm sóc và các dịch vụchăm sóc trẻ mồ côi, đồng thời đề xuất các chính sách nhằm tăng cường các dịch vụchăm sóc trẻ em mồ côi nói chung và tại các cơ sở chăm sóc nói riêng (Esmie
Tamada Vilili Kainja, 2011).
20
Trang 30Trẻ em mồ côi thường khó hòa nhập với môi trường sống, các mối quan hệ
xã hội tại các cơ sở chăm sóc M Mudasir Naqshbandi et al., (2012) trong nghiên
cứu về trẻ em mồ côi trong các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi ở Kassmir, Ấn Độ
Theo nhóm tác giả này, quá trình hạt nhân hóa gia đình và đô thi hóa đã có tác động
lên trẻ em mô côi Khi cha hoặc mẹ trẻ qua đời, trẻ buộc phải vào sống tại các cơ sởchăm sóc, tại đó, trẻ thường thiếu thốn tình cảm, các mối quan hệ thân thích, cácmối quan hệ xã hội và đặc biệt là không được sống trong các giá tri, chuẩn mực và
nguyên tắc của xã hội Mặc dù được nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc nhưng trẻthường không thích thú với môi trường sống và các mối quan hệ xã hội ở đó, trẻphải ăn ngủ đúng giờ, tuân thủ theo các quy tắc của trung tâm Môi trường tại các
cơ sở chăm sóc đã có sự tác động tới tâm lý xã hội của trẻ Nghiên cứu đã có sự đềcập tới sự hòa nhập của trẻ đối với môi trường sống và hạn chế trong hòa nhập vàocác quan hệ xã hội của trẻ tại cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi, tuy nhiên chưa có sựphân tích sâu rộng va đa chiều dé đưa ra các kết quả đa dạng hơn về hòa nhập của
trẻ với các quan hệ xã hội tại các cơ sở chăm sóc.
Trẻ không thích các phòng ở/nhà ở quá đông đúc và chất lượng thực phâmhàng ngày tại các trung tâm Nhu cầu lớn nhất của trẻ em mồ côi là dịch vụ tư vấn.Đây là kết quả của nghiên cứu về tâm lý xã hội của trẻ em mồ côi sống tại các trungtâm chăm sóc được thực hiện bởi Zabibu Khamis Mabangwam năm 2013 quaphương pháp định tính với 51 trẻ từ 12 tới 15 tuổi và 10 nhân viên công tác xã hộitại 3 trung tâm chăm sóc trẻ em m6 côi ở Moshi Cũng theo nghiên cứu này, trẻ em
mồ côi ít bị tác động tâm lý xã hội bởi sự kỳ thị và xa lánh của xã hội so với trẻ em
mồ côi sống tại cộng đồng Nghiên cứu nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cácchính sách hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức NGO va các tổ chức khác nhằm thúcđây chính sách, các quy định tạo điều kiện tốt hơn cho điều kiện tâm lý của trẻ em
mồ côi tại các trung tâm để trẻ có sự hòa nhập tốt hơn và các quan hệ xã hội Chămsóc trẻ em mồ côi không chỉ về vật chất mà còn phải cả vấn đề tâm lý xã hội của trẻ.Đây là một vấn đề tổng thể và lâu dài Tình trạng tâm lý xã hội của trẻ bị ảnh hưởngnhiêu bởi yêu tô môi trường sông, do vậy sự chăm sóc phù hợp cân phải được ưu
21
Trang 31tiên hàng đầu đối với trẻ em mồ côi vừa trải qua cơn khủng hoảng Cần có sự giámsát và theo doi môi trường sống của trẻ em mồ côi dé dam bảo môi trường sốngđược duy trì tốt và trẻ có thể tham gia vào các mối quan hệ xã hội tốt hơn.
Sự hạn chế trong chăm sóc trẻ tại các trung tâm chăm sóc trẻ em mồ côi làthiếu sự chăm sóc cá nhân dẫn tới các hậu quả lâu dài của trẻ Trẻ trong trại trẻ mồcôi thường không được hỗ trợ đầy đủ để phát triển Trong nhiều trường hợp, trẻsống trong các trại trẻ mồ côi phải chịu các hậu quả lâu dai về trí não, tâm lý, sựthông minh và phát triển xúc cảm xã hội do vậy gặp nhiều hạn chế trong hòa nhậpvào các mối quan hệ xã hội (Faith to Action Intiative, 2014)
Trẻ thường gặp phải các hậu quả về sức khỏe tâm than của trẻ khi sống tạimôi trường các trung tâm chăm sóc như thiếu sự chăm sóc tối thiểu và bị tôn thươngtâm lý do phải đối mặt với nhiều vấn đề dé bị tổn thương Trẻ bi mat tự do do khôngđược phép ra khỏi trung tâm dé tương tác với cộng đồng bên ngoài Sự thiếu hụt cácdịch vụ cơ bản, giao lưu với cộng đồng và thiếu hụt sự chăm sóc và tình yêu thươngnên trẻ thường gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý như: Lạm dụng trẻ, bị phân biệt đối
xử, thiếu tự tin, thiếu tình yêu thương, dễ bị tổn thương tâm lý, khó hòa nhập vàocác mối quan hệ xã hội (Abadir Seid, 2015) Một số phát hiện liên quan tới khíacạnh hòa nhập của trẻ vào quan hệ xã hội tại trung tâm đã được đề cập trong kết quảnghiên cứu của tác giả như: Nhiều trẻ cho rang họ đã trải qua sự xao nhãng về chămsóc và dịch vụ hỗ trợ tại trung tâm, họ cảm thấy bị phân biệt đối xử bởi cán bộ chămsóc, đặc biệt là liên quan tới hoạt động ăn uống hàng ngày Nhiều trẻ có cảm giácbực bội, khó chịu trước sự phân biệt đối xử trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tại cáctrung tâm Một số trẻ cho rằng họ bị lạm dụng qua lời nói, lao động, tâm lý căngthăng bởi cán bộ trung tâm Một số trẻ cho rằng họ bị đe đọa bởi cảnh sát khi bịngười chăm sóc đưa tới cảnh sát dé trừng phạt
Cũng theo kết quả của nghiên cứu này, trẻ cho rằng có ranh giới rõ rệt giữatrẻ sống tại trung tâm và cộng đồng xung quanh do bị xa lánh, kỳ thị Do vậy, trẻthường cam thay tự ti và gặp khó khăn trong tiếp xúc và tạo mối quan hệ với cộngđồng Trẻ cảm thấy bị tách biệt bởi cộng đồng và các dịch vụ Họ cảm thấy không
22
Trang 32an toàn và không có sự tương tác tốt do họ cảm nhận cộng đồng không có thái độ
yêu thương và cô lập trẻ.
Hạn chế về môi trường sống của trẻ em mồ côi tại các trung tâm cũng đãđược nêu lên bởi một số tác giả Việt Nam như Bùi Thị Xuân Mai, 2016; Vũ Thị
Lua, 2016; Nguyễn Bá Đạt, 2016 như các hình thức dịch vụ chưa phong phú, tính
mở của trung tâm chưa cao (Bùi Xuân Mai, 2016) hay khó khăn về vật chất và thiếuthốn tình yêu thương của cha mẹ (Vũ Thi Lua, 2016), gặp khó khăn về tâm lý
(Nguyễn Bá Đạt, 2016) Các nghiên cứu này cũng chỉ ra tác động của môi trường
sống tại trung tâm tới tâm lý của trẻ, sự hòa nhập của trẻ vào quan hệ xã hội như tự
ti, dé nổi cáu, hờn giận vô cơ, tâm lý that thường
Trẻ sống ở môi trường trung tâm thường có khả năng chống chịu với hoàncảnh khó khăn thấp hon so với trẻ mồ côi sống tại cộng đồng hoặc làm chủ gia đình.Trẻ sống trong trại trẻ được bao bọc nhưng lại không được đáp ứng đầy đủ về nhucầu yêu thương như sống ở gia đình thay thế Trẻ em mồ côi sống ở trung tâm cómong muốn được chuyền tới môi trường sống khác, đặc biệt là gia đình thay thế docảm thấy điều kiện tâm lý xã hội ở môi trường sống tại các trung tâm hiện tại chưathật sự tốt và đáp ứng nhu cầu (Tehetna Alemu Caserta, 2017)
Qua các phân tích về kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trên thếgiới và Việt Nam kề trên có thé thấy, các nghiên cứu về môi trường sống của trẻ mồ côitại các cơ sở chăm sóc đã được thực hiện nhiều và đưa ra kết quả nghiên cứu trên nhiềuchiều cạnh khác nhau có liên quan tới điều kiện sông và sự hòa nhập của trẻ vào các moiquan hệ xã hội Các nghiên cứu nay có thé được thực hiện riêng cho nhóm trẻ mồ côihoặc thực hiện chung cho đối tượng trẻ đặc biệt khó khăn Điểm chung của các công
trình là đã chỉ ra được khái quát các đặc điểm về điều kiện sống, chăm sóc trẻ tại các
trung tâm và sự hòa nhập của trẻ vào các mối quan hệ xã hội Một số công trình đã chỉ rađược các hạn chế trong môi trường sống của trẻ tại cá trung tâm và nêu lên các tác độngcủa hạn chế đó tới tâm lý xã hội, khả năng hòa nhập của trẻ vào các mối quan hệ xã hộitại trung tâm Một số công trình có nêu lên các kết quả về sự hòa nhập của trẻ với quan
hệ xã hội với cộng đồng nói chung Các công trình nêu lên các kết quả về sự hòa nhập
của trẻ với môi trường sông tại các trung tâm nhưng van còn lông ghép với nghiên cứu
23
Trang 33chung về trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nên chưa phân tích sâu và cụ thé Có thé nói, nghiêncứu về hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi với chính môi trường sống và quan hệ xã hộitại các trung tâm chăm sóc chưa được thực hiện riêng biệt và bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng với quy mô mẫu lớn.
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến tiếp cận y tế và chăm sóc sức khỏe củatrẻ em mồ côi tại các cơ sở trợ giúp xã hội
Các nghiên cứu đề cập trực tiếp tới hòa nhập xã hội trong tiếp cận y tế vàchăm sóc sức khỏe của trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc được thực hiện riêng rẽrất ít, phần lớn các vấn đề liên quan tới hòa nhập xã hội trong tiếp cận y tế và chămsóc sức khỏe của trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc được thực hiện lồng ghép vớicác nghiên cứu môi trường sống và quan hệ xã hội của trẻ tại các cơ sở này như đãphân tích phan trên Ngoài ra, một số nghiên cứu khác liên quan tới tình trạng chămsóc sức khỏe, tinh thần của trẻ được nêu lên bởi một số tổ chức, tác giả khác như
Save Children (2009); Anna Jance High (2013), Gudina Abashula (2014) và Phạm
Tiến Sỹ (2018) Điểm chung của các nghiên cứu này là đều nêu lên điều kiện thiếuthốn tại các cơ sở chăm sóc dẫn tới sự yếu kém trong chăm sóc sức khỏe và tỉnhthần đối với trẻ môi côi
Trẻ em được chăm sóc tại các trung tâm thường có điều kiện chăm sóc nghèonàn dẫn tới phải đối mặt với các vấn đề xã hội như xao nhãng, suy dinh dưỡng, vệsinh và chăm sóc sức khỏe, thiếu sự thiếp cận tới giáo dục và thiếu sự chăm sóc vềtâm lý xã hội và sức khỏe tâm thần Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều khi trẻ chỉđược ăn có một bữa một ngày, không có không gian để chơi và thường ít có hoặc
không được sự quan tâm của các nhân viên tại các cơ sở chăm sóc Tuy nhiên,nghiên cứu này thực hiện chung cho tat cả các đối tượng trẻ em sống tại các trungtâm, không phải dành riêng cho đối tượng trẻ mồ côi Bên cạnh đó, nghiên cứu chưa
mô tả, phân tích sâu rộng về sự hòa nhập của trẻ trong tiếp cận các dịch vụ y tế vàchăm sóc sức khỏe này (Save Children, 2009).
Chat lượng thấp của các trung tâm chăm sóc trẻ em mô côi cũng được mô tatrong nghiên cứu về hệ thống phúc lợi xã hội đối với trẻ mô côi tại Trung Quốc củaAnna Jance High Tác giả đã đưa ra các đánh giá vê môi trường sông của trẻ em mô
24
Trang 34côi tại các cơ sở chăm sóc của Trung Quốc, bao gồm các làng trẻ do nhà nước vàcác tổ chức quản lý và các cơ sở chăm sóc do tư nhân Với phương pháp nghiên cứuhoi ký và nghiên cứu trường hop các trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc đã cung cấp mộtbức tranh tông quan về các làng trẻ chăm sóc trẻ mồ côi với các điểm nhấn về điềukiện chăm sóc có chất lượng thấp của các làng trẻ này như: Các làng trẻ mồ côi ởcác thành phố của Trung Quốc được quản lý bởi nhà nước và một số tổ chức phi
chính phủ chi mang tính biểu tượng, đại điện cho cam kết của Chính phủ về đối xử
nhân đạo với trẻ sơ sinh bị bỏ rơi mà không có bất kỳ sự nỗ lực hành động nào dé
bảo vệ tính mang, sức khỏe của những đứa trẻ này Kết quả nghiên cứu chi ra tìnhtrạng yếu kém trong chăm sóc sức khỏe cũng như y tế của trẻ Có sự chênh lệch lớn
về điều kiện chăm sóc của các làng trẻ dựa trên sự khác biệt về tình trạng tài chính
và đội ngũ quản lý các làng trẻ Chính phủ Trung Quốc trên thực tế vẫn chưa théđáp ứng được nhu cầu về phúc lợi xã hội cho trẻ mồ côi (Anna Jance High, 2013)
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu về các làng trẻ do chính phủ và các tổ chứcquản lý, Anna Jance High cũng đã đưa ra các đánh giá về hệ thông các cơ sở chăm sóc
do tư nhân quản lý Các cơ sở chăm sóc trẻ em mò côi do tư nhân quản lý ở Trung Quốcphan lớn được hình thành dưới dang mái 4m, các mái 4m này có xu hướng phát triển déđáp ứng nhu cầu của địa phương và để bù đắp vào các khoảng trống về phúc lợi xã hộicủa Chính phủ Trung Quốc.Tuy nhiên, các cơ sở chăm sóc này không được Chính phủcông nhận về mặt pháp lý do vậy trẻ mồ côi tại các cơ sở này không được nhận trợ cấp từchính phủ Các cơ sở không được phép khuyên góp công khai và không thé phát hànhhóa đơn chính thức Các cơ sở này do không thuộc Chính phủ nên không tuân theo quy
định và tiêu chuẩn của dịch vụ chăm sóc trẻ m6 côi và không được cung cấp các hỗ trợ
về mặt kỹ thuật hoặc chính sách từ Chính phủ Do vậy, chính sách bảo vệ và chăm sóctrẻ em không đạt tiêu chuân và không hiệu quả Nghiên cứu của Anna Jance High cóđóng góp quan trong trong việc cung cấp một cái nhìn tổng quát về tinh trạng chămsóc trẻ em mồ côi tại các làng trẻ do nhà nước và các tô chức quản lý cũng như các
cơ sở chăm sóc tư nhân tại Trung Quốc trong đó có các kết quả về chăm sóc sứckhỏe và tinh thần cho trẻ Tuy nhiên, nghiên cứu này là một nghiên cứu tổng thé
25
Trang 35nhiều vấn dé, vấn đề chăm sóc, sức khỏe tinh thần của trẻ chỉ được đề cập tới nhưmột khía cạnh nhỏ trong nghiên cứu, do vậy chưa thể hiện được nhiều yếu tố, nhiềuchiều liên quan tới chăm sóc sức khỏe, tinh than và tiếp cận y tế của trẻ mô côi.
Trẻ em mồ côi là nhóm dễ bị tổn thương do phải đối mặt với các vấn đề vềdinh dưỡng, nghèo đói, lạm dụng tình dục, Các tô chức chính phủ thường không
có chi phí đủ dé hỗ trợ về sách vở, học tập, chi phí khám chữa bệnh và thức ăn Sự
hỗ trợ từ các tô chức phi chính phủ thường không đáp ứng đủ nhu cầu và gián đoạn,không liên tục Do vậy, cần thiết phải đây mạnh sự chăm sóc từ gia đình hoặc ngườigiám hộ, liên tô chức và thúc đây việc nhận nuôi trẻ mồ côi tại cộng đồng (GudinaAbashula, 2014) Cũng giống như các nghiên cứu khác, nghiên cứu của GudinaAbashula cũng chỉ đề cập tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ mồ côi như mộtkhía cạnh nhỏ của nghiên cứu, chưa có các phân tích sâu thông qua các số liệu, dẫnchứng về vấn đề này
Các nghiên cứu liên quan tới hòa nhập trong tiếp cận y tế và chăm sóc sứckhỏe, tinh thần của trẻ m6 côi chưa được thực hiện riêng rẽ và tách biệt bởi cáchọc giả, các tô chức nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam Các kết quảnghiên cứu có liên quan được lồng ghép trong các nghiên cứu về môi trường
sống, thực trạng chăm sóc trẻ m6 côi và thực trạng tâm lý xã hội, tinh thần của
trẻ sống tại các cơ sở chăm sóc
1.5 Các nghiên cứu về công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập xã hội củatrẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc
Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em nói chung, trẻ em môcôi nói riêng đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam Phầnlớn các nghiên cứu tập trung vào phân tích vai trò của dịch vụ công tác xã hội đốivới sự phát triển tâm lý, sức khỏe của trẻ mô côi, các yếu tô ảnh hưởng tới dịch vucông tác xã hội đối với trẻ mồ côi Trong các phân tích của mình, các tác giả đã đề
cập tới các hoạt động can thiệp nhóm, can thiệp cá nhân như những biện pháp tích
cực hỗ trợ sự phát triển của trẻ Các nghiên cứu này phan nào chỉ ra sự ảnh hưởngcủa công tác xã hội đôi với sự hòa nhập của trẻ tại các cơ sở chăm sóc, chưa có
26
Trang 36nghiên cứu nào có mục tiêu nghiên cứu riêng biệt về hoạt động công tác xã hộitrong hòa nhập cho trẻ tại các cơ sở chăm sóc Các hoạt động cụ thể trong công tác
xã hội như hoạt động giáo dục, hướng nghiệp, hoạt động tham vấn, tư vấn, hoạtđộng vận động, kết nối nguồn nhân lực và hoạt động biện hộ được trình bày nhưmột khía cạnh của các kết quả nghiên cứu
Công tác xã hội có vai trò quan trọng đối với hoạt động giáo dục, tư vấn trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt Dịch vụ công tác xã hội chưa được đáp ứng đầy đủ tại cáctrung tâm chăm sóc trẻ đặc biệt khó khăn và cần phải được đầu tư bên cạnh hoạtđộng tư vấn sẵn sàng cho đối tượng trẻ sống tại các trung tâm chăm sóc Các dịch
vụ công tác xã hội được cung cấp bởi các cơ sở tư nhân được đánh giá là tốt hơn sovới các cơ sở do nhà nước quản lý (Jessica Colburn, 2010) Các hoạt động công tác
xã hội có đặc điểm phù hợp dé trợ giúp cho nhóm trẻ mồ côi do đây là nhóm dễ bịtôn thương, khó hòa nhập Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã dé cập tới một khía cạnhkhác của vai trò công tác xã hội đối với trẻ mồ côi, đó là sự phù hợp và yêu cầu cầnthiết trong hòa nhập của trẻ Theo tác giả, trẻ m6 côi là đối tượng dễ bị tốn thươngnên cần phải có chiến lược phòng ngừa, giảm thiêu các yếu tố tác động tới trẻ Cáchoạt động công tác xã hội có đặc điểm phù hợp dé thực hiện chiến lược phòng ngừanày Bên cạnh đó, tác giả cũng cho răng, trẻ mô côi là đối tượng phải đối mặt vớinguy cơ khó hòa nhập xã hội do các đặc điểm về tâm lý như tự ti, tự kỷ, mặc cảm.Hoạt động công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc thúc day hòa nhập chotrẻ không chỉ về vật chất mà còn cả về mặt tinh thần (Nguyễn Thị Thu Hà, 2011)
Mặc dù công tác xã hội có một vai trò rất quan trọng nhưng rất ít người tốt
nghiệp ngành công tác xã hội làm trong lĩnh vực phúc lợi xã hội cho trẻ em tại các
cơ sở chăm sóc Công tác xã hội có vai trò quan trọng đối với sự hòa nhập của trẻ
em khó khăn do trẻ em cần được chăm sóc như những gi tự nhiên vốn có của trẻ,cần có dịch vụ công tác xã hội tốt nhất cho trẻ dé trẻ có thé đối mặt với hoàn cảnh
và số phận, khám phá được tiềm năng bản thân dé giải quyết các van đề mà chúngđối mặt phải như van đề về thé chat tâm lý, sinh lý dé giúp trẻ có thé hòa nhập vào
xã hội và thực hiện tốt các chức năng xã hội (Liu Meng and Kai Zhu, 2012)
27
Trang 37Trẻ em mồ côi do trải qua quá trình sốc tâm lý do mat cha me dé bị tác độngtới quá trình tái hòa nhập học tập tại trường học, do vậy cần thiết phải có hoạt động
tư vấn từ các nhà công tác xã hội nhằm giúp trẻ hòa nhập trở lại Tuy nhiên, cán bộ
công tác xã hội chưa được đánh giá cao tại trường học, bị kỳ thị và hoạt động côngtác xã hội không được chú trọng dẫn tới trẻ mồ côi không được tư van day du.Jenny Shumba and George Moyo trong nghiên cứu của minh về nhu cầu tư vấn đốivới trẻ mồ côi tai Harare Metropolitan Children đã đưa ra kiến nghị về việc phảiđảm bảo sự hỗ trợ cho các cán bộ công tác xã hội và trao quyền cho họ đề họ có thểcung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất giúp trẻ tái hòa nhập học tập tại trường học (JennyShumba and George Moyo, 2014) Hỗ trợ tâm lý là nhu cầu tất yêu của cuộc sốngcon người, là quyền cơ bản của trẻ em Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu trẻ mé côi ở
Namibian cho thay, trẻ mồ côi chưa nhận được các hoạt động tư vấn tâm lý đầy đủ
từ các cán bộ công tác xã hội, chưa được cung cấp các dịch vụ công tác xã hội phùhợp cả về thé chat va tinh thần Nghiên cứu chi ra rằng, cần phải có hoạt động tưvan hỗ trợ phù hợp đối với trẻ mồ côi sau khi cha me mắt dé giúp trẻ có thé tái hòanhập với cuộc sống (Simon George Taukeni, 2014)
Dich vu công tác xã hội có vai trò tích cực trong việc giáo dục hòa nhập trẻ tại các cơ sở chăm sóc Các hoạt động công tác xã hội có hiệu quả cao do các cán bộ
công tác xã hội có sự am hiểu cơ bản về cảm xúc của trẻ, nhu cầu tình cảm của trẻ.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội chưa được đào tạo đầy đủ và hỗ trợcần thiết dé đáp ứng nhu cầu thực hiện dịch vụ công tác xã hội cho trẻ mồ côi, đặcbiệt đối với trẻ mồ côi khó hòa nhập Do vậy, cần phải có sự đào tạo nhằm nâng caonăng lực cho các cán bộ thực hiện dịch vụ công tác xã hội cho trẻ dé nang cao hiéuqua dịch vụ công tác xã hội, giúp trẻ m6 côi dé hòa nhập hon (Joanna E Bettmann;
Jamie M Mortensen and Kofi O Akuoko, 2015).
Mô hình công tác xã hội nhóm là một mô hình hiệu quả và đáp ứng với bat
cứ loại khó khăn tâm lý nào ở trẻ nhưng chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Lý do chưa được áp dụng rộng rãi là chưa có nhiều nghiên cứu thực tiễn và tài liệuđịnh hướng Bên cạnh đó, can thiệp cá nhân từ các nhân viên công tác xã hội cũng
28
Trang 38đóng vai trò quan trọng trong việc giải tỏa mặc cảm, nâng cao sự tự tin, năng lực cá
nhân cho trẻ (Nguyễn Bá Đạt, 2016, 2016b).
Công tác xã hội có vai trò lớn trong phòng ngừa, khắc phục rủi ro và hòa
nhập xã hội cho nhóm trẻ đặc biệt khó khăn Đích hướng tới của dịch vụ công tác xã
hội là đáp ứng nhu cầu tối thiểu của của sống của trẻ trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ về tham vấn, trị liệu tâm lý và tư vấn giúp các đối tượng được hưởng chính sách
và tìm kiếm được nguồn lực tốt nhất dé hỗ trợ và can thiệp (Hà Thi Thu, 2016)
Đã có nhiều dịch vụ công tác xã hội được cung cấp tại các co Sở tro giupnhưng chủ yếu là các dịch vụ đơn thuần Các dịch vụ chuyên sâu liên quan tới tưvan tâm lý chưa được thực hiện nhiều tại các cơ sở Các dịch vụ kết nối, chuyển gửi
đạt tỷ lệ thấp, ví dụ như tỷ lệ trẻ trả lời về các dịch vụ hồi gia và đoàn tụ gia đình
thấp Một số biện pháp nhằm phát triển công tác xã hội cho trẻ em gồm có: Mở rộngdịch vụ, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, hoàn thiện khung pháp lý, phát triểnnguồn nhân lực công tác xã hội (Nguyễn Hải Hữu, 2016)
Công tác xã hội cá nhân được đánh giá là có vai trò cao trong việc hỗ ttrợ
phát triển năng lực của trẻ, xử lý mâu thuẫn trong gia đình và với địa phương củatrẻ, đưa ra các biện pháp kịp thời để giải quyết các xung đột của trẻ, trong khi đócông tác xã hội nhóm đối với trẻ mồ côi chỉ được đánh giá đạt ở mức độ trung bình.Tác giả cũng dé cập tới các yêu tố ảnh hưởng tới kỹ năng công tác xã hội đối với trẻ
mồ côi như yếu tô chủ quan, kiến thức nền, động cơ nghề nghiệp, quá trình đào tạo,điều kiện làm việc, chính sách Nghiên cứu phần nào đã có sự đề cập tới hoạt độngcông tác xã hội trong hòa nhập cho trẻ mồ côi nhưng chưa có nhiều phân tích, ditliệu và minh chứng cụ thể cho vấn đề này (Nguyễn Hữu Hùng, 2016)
Công tác xã hội giúp đảm bảo hệ thống dịch vụ xã hội cho trẻ được thực hiệnđầy đủ và hiệu quả Nhân viên công tác xã hội được đảo tạo bài bản để thấu hiểunhững van đề cá nhân của trẻ Tất cả trẻ em thuộc nhóm dễ bị tổn thương, bao gồmtrẻ mồ côi đều có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ có chất lượng (Ngưu et al.,
2017) Đây là một nghiên cứu được thực hiện qua phương pháp phân tích tài liệu
thứ cấp qua các công trình nghiên cứu liên quan đã thực hiện, không thực hiện
29
Trang 39nghiên cứu trường hợp cụ thé, do vậy các kết quả nghiên cứu mang tính tong hợp,đánh giá, không gắn với các đối tượng, địa điểm cụ thê.
Trẻ em sống tại trẻ mồ côi dễ bị tram cảm do mất một trong hai hoặc cả bó
và mẹ Các dịch vụ được cung cấp cho những trẻ thường chú trọng vào nhu cầu vậtchat hơn tinh thần Trẻ m6 côi thường khó chia sẻ cảm xúc của họ đỗ với ngườichăm sóc do vậy cần phải có các hoạt động tư vấn, can thiệp tâm lý sâu sắc hơn từcác cán bộ chăm sóc, những nhà tư vấn, các cán bộ công tác xã hội để trẻ có thể dễhòa nhập với môi trường sống hơn (Farah Syazrah M.G và cộng sự, 2017)
Tác giả Nguyễn Thị Liên, trong bài viết về “Ứng dung phương pháp côngtác xã hội nhóm trong giáo duc kĩ năng sống cho trẻ em mô côi tại làng trẻ SOS HàNoi” đã mô tả một mô hình can thiệp nhóm đối với 07 trẻ em mồ côi từ 14-16 tuổitại làng trẻ SOS Hà Nội trong vòng 2 tháng với tần suất 1 buổi/tuần Đặc điểmchung của nhóm can thiệp là hạn chế về kĩ năng sống, luôn mặc cảm, tự ti, nhútnhát Kết quả đạt được sau quá trình can thiệp là các em đã biết làm việc nhóm, chia
sẻ, hoặc tác, biết khám phá các điểm mạnh của bản than, mạnh dạn, tự tin và kỹnăng giao tiếp được cải thiện (Nguyễn Thị Liên, 2018) Nghiên cứu đã nhắn mạnh
tới vai trò của nhân viên xã hội trong việc vận dụng phương pháp công tác xã hội
nhóm trong trợ giúp cho trẻ em mồi côi để giúp các em vượt qua khó khăn, vươnlên trong cuộc sống
Hoạt động công tác xã hội nhóm và công tác xã hội cá nhân có vai trò quan
trọng trong việc giúp đỡ các cá nhân giải quyết các vấn đề của mình nhắc phải mộtcách hiệu quả Tuy nhiên, hoạt động này gặp phải nhiều khó khăn và cần phải pháttriển một hệ thống nhân viên công tác xã hội tại các trung tâm dé tô chức các hoạtđộng, hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực giúp đỡ các đối tượng tại trung tâm (Nguyễn HồngKiên và cộng sự, 2018) Trong nghiên cứu này, tác giả chưa đưa ra các kết quả phân
tích nghiên cứu liên quan tới các hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập
cho trẻ m6 côi trong các hoạt động sống va với môi trường tại các trung tâm chăm
sóc trẻ của hai tỉnh nghiên cứu.
So với các nghiên cứu có liên quan tới hòa nhập của trẻ em mồ côi tại các cơ
sở chăm sóc, các nghiên cứu liên quan tới vai trò của công tác xã hội đôi với hòa
30
Trang 40nhập của trẻ mô côi có ít tác giả và công trình nghiên cứu đề cập tới hơn Đánh giáchung về các công trình nghiên cứu, các tác giả có thé thấy, phần lớn các nghiêncứu tập trung vào mô tả vai trò của công tác xã hội đối với trợ giúp, hỗ trợ trẻ mồcôi tại các trung tâm, nêu lên các yếu tô anh hưởng tới hoạt động công tác xã hội đốivới trẻ mồ côi tại các cơ sở chăm sóc và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạtđộng công tác xã hội đối với nhóm trẻ mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc mà chưa
có nghiên cứu nào về mối liên hệ giữa hoạt động công tác xã hội với sự hòa nhậpcủa trẻ tại các cơ sở chăm sóc mà trẻ sinh sống
Tiểu kết
Nghiên cứu về trẻ em mồ côi sống tại các cơ sở chăm sóc đã được thực hiệnbởi nhiều nhà nghiên cứu, nhiều học giả trên thế giới và tại Việt Nam Tuy nhiên,phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan tới hiện trạng môitrường sống và hòa nhập mối quan hệ xã hội của trẻ, điều kiện nuôi dưỡng, chămsóc sức khỏe, tỉnh thần, giáo dục trẻ, các ưu, nhược điểm, khó khăn, hạn ché, vướngmắc trong quá trình nuôi trẻ mồ côi tại các cơ sở chăm sóc Bên cạnh đó, cũng cókhá nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề dịch vụ công tác xã hội, vai trò của côngtác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc tập trung
Vấn đề hòa nhập xã hội của trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc tập trungthường được đề cập tới trong các nghiên cứu chung về nhóm yếu thế, nhóm trẻ cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn và được đề cập tới trong các nghiên cứu chung về trẻ
mồ côi tại các cơ sở chăm sóc Không có nhiều nghiên cứu tập trung chuyên sâu vềmảng hòa nhập xã hội đối với trẻ mồ côi tại các cơ sở chăm sóc Một số nghiên cứu
đã thực hiện về hòa nhập của trẻ em mé côi phan lớn đề cập tới sự hòa nhập của trẻvới cộng đồng, với xã hội nói chung, không chú trọng sâu vào vấn đề hòa nhập củatrẻ tại chính cơ sở mình đang sinh sống Một số khía cạnh liên quan tới hòa nhậptrong học tập, định hướng nghề nghiệp và hòa nhập với môi trường sống tại các cơ
sở đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu nhưng dưới hình thức trình bày
các kêt quả nghiên cứu về thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các cơ sở này.
31