1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khỏe sinh sản cho con ở độ tuổi trung học cơ sở tại thành phố Hà Nội

264 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ THANH MAI

HỖ TRỢ CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢNCHO CON Ở ĐỘ TUOI TRUNG HỌC CƠ SỞ

TẠI THÀNH PHÓ HÀ NỘI

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ THỊ THANH MAI

HỖ TRỢ CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢNCHO CON Ở ĐỘ TUOI TRUNG HỌC CƠ SỞ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của

người hướng dẫn khoa học Các đữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thựcvà chưa từng công bé trong bat kỳ công trình nghiên cứu của người nào khác.

Tác gia luận án

Ngô Thị Thanh Mai

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới GS.TS Hoàng Bá Thịnh

-người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt

quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ nhiệm khoa, tập thể giảng viên khoa Xã

hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn đã giúp đỡ và tạo mọi điều

kiện trong suốt thời gian tôi học và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Công tác

xã hội, TS Vũ Thị Kim Dung- Nguyên chủ nhiệm khoa, TS Nguyễn Hiệp Thương

- Chủ nhiệm khoa đã ủng hộ, tạo điều kiện và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốtquá trình theo học NCS và thực hiện luận án Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp tại

khoa, đặc biệt là TS Nguyễn Lê Hoài Anh, TS Tô Phương Oanh, Th§ NCSNguyễn Thị Mai Hương 2, TS Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - những người đã hỗ trợ tôi

rat nhiêu trong quá trình thực hiện luận án nay.

Xin gửi lời cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của bà Phí Mai Chi — Phó

trưởng phòng Truyền thông — Vụ Truyền thông — Bộ Lao động thương binh xã hội,bà Nguyễn Thu Ha — Phó Giám đốc Trung tâm trẻ em và phát triển dé tôi có thétriển khai tốt nhất quá trình thực hiện thử nghiệm với các nhóm cha mẹ.

Sau cùng, tôi xin đặc biệt biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn

bẻ, các sinh viên đã luôn bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ những khó khăn, giúp đỡvà khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận án Đặc biệt, xin dành lời cảm ơn tới

ba mẹ và người chồng cùng hai con yêu quý — những người đã luôn bên cạnh dé

chia sẻ, cảm thông, tạo động lực cho tôi.

Tác giả luận án

Ngô Thi Thanh Mai

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CAC BANG

DANH MỤC CAC BIEU DODANH MUC CAC HINH VE

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU VE HO TRO

CHA ME TRONG GIÁO DUC SỨC KHOẺ SINH SAN CHO CON 1.1 Nghiên cứu về tác động của cha me đến sức khoẻ sinh sản của con

1.1.1 Ảnh hưởng của cha mẹ đến hành vi tình dục và sức khoẻ sinh sản

CUA COD

1.1.2 Vai trò của cha mẹ trong giáo duc sức khoẻ sinh sản cho con tại gia đình

1.2 Nghiên cứu về thực trạng giáo dục con về sức khoẻ sinh sản của các cha me

1.2.1 Hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con của các cha mẹ

1.2.2 Các yêu té ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản

l0ir;N9 ¡81014890 45A1S

1.2.3 Những khó khăn của cha mẹ khi giáo dục con về van dé sức khoẻ

1.3 Nghiên cứu về các chương trình hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục con về sức

khoẻ sinh SảI - Gv ng nh nh

1.3.1 Cơ sở của các chương trình hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ

sinh sản CHO COH - 0 60 nh TH nhện

1.3.2 Các tiêu chí cần thiết của chương trình can thiệp cha mẹ trong giáo

dục sức khoẻ sinh sản ChO COII 7-55 2S 2222222222222 32233353111 1111111 eeeeee

1.3.3 Nội dung của các chương trình can thiệp hỗ trợ cha mẹ trong giáo

dục sức khoẻ sinh sản cho con ở tuổi vị thành niên - + <<<<<<<+

1.3.4 Phương pháp hỗ trợ cha mẹ trong giáo duc con về sức khoẻ sinh sản Tiểu kết chương 1 2- 2 2 £+S£+E£EE#EESEEEEE2EE2EE 2171711121111 11111 cxe.

Trang 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIEN VÀ PHƯƠNG PHAP

l(0):1001ã9000 46

2.1 Các khái niệm CONG CỤ - - c1 SH TH HH kg rry 462.1.1 Sức khỏe sinh sản 5 cv 9 HT HH HH,46

2.1.2 Giáo dục sức khoẻ sinh sản - <5 6 3222221111111 11115551 47

2.1.3 Độ tuổi trung hỌC CƠ SỞ Là kg ng rệt 51

2.1.4 Hỗ trợ cha mẹ trong giáo duc sức khoẻ sinh sản cho con 552.2 Lý thuyết vận dụng trong luận án - 2 2 x++E2E++EE+EEtrEerEezrkerxerrrrex 68

2.2.1 Mô hình Thông tin, Động lực, Kĩ năng hành vi (IMB) 68

2.2.2 Lý thuyết học hỏi xã hội - 2 2 S2SE£EE2EE£EEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrres 73

2.3 Thực tiễn hoạt động hỗ trợ cha mẹ giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con ở

độ tuôi 0111/158i/100so 000.7 762.3.1 Hỗ trợ nâng cao nhận thức của cha mẹ về sức khoẻ sinh sản VỊ

thành niên qua các an phẩm, tài liệu truyền thông ¿2 s+=s+s+76

2.3.2 Hoạt động can thiệp hỗ trợ cha mẹ dé giáo dục sức khoẻ sinh sản

CHO COH 2G Q0 HH HH TT và 78

2.4 Dia ban nghidn CUU nh ố 81

2.4.1 Trường THCS và THPT Nguyễn Tắt Thanh ¿2s s+ss 81

2.4.2 Trường THCS Dịch Vọng Hau - 5 25132 skkeerrsrsreree 82

2.4.3 Trường THCS Cổ LLOa ¿2-2 2 SE+S£+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2E21 7121 Excer 82

2.4.4 Trường THCS Tiên Dương - - 5c 3111 3E+vEEeeesesersesereree 832.5 Phương pháp nghiÊn CỨU - . - <1 11x E9 9 1 9 vn Hưng nh gà 84

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu tài lIỆU - s5 5 52+ + ++v+sereeeeersserree 84

2.5.2 Phương pháp điều tra bang bảng hỏi - 2-5252 22Ee£Ee£Eezseeszes 852.5.3 Phương pháp phỏng Van SAU cecceccecseseeseseseesessessessessessesesseeseeseseessees 87

2.5.4 Phương pháp thảo luận nhóm - 5 + nen 872.5.5 Phương pháp thực nghiệm tac Ong ee eeeeeneeeseeeeeeneeeeeeeeeeeeeaeens 892.6 Tuan thủ dao đức trong nghiÊn CUU - - 5 25 +21 E**ESeEEseerrreserrserree 91

Tiểu kết chương 2 o ccecccccccccsscsssessessessessessessecssessessessecssessessessesseessessessesssesseeseeseees 92

Trang 7

CHƯƠNG 3: THUC TRẠNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SAN CUA

CHA ME DOI VỚI CON TRONG ĐỘ TUỔI TRUNG HỌC CƠ SỞ 933.1 Nhận thức về tầm quan trọng và cảm nhận về năng lực bản thân của cha

mẹ trong giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con ở độ tuổi trung học cơ SỞ 933.1.1 Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của việc cha mẹ giáo dục

sức khoẻ sinh san cho con ở độ tuôi trung học CƠ SỞ .c+-csesces 933.1.2 Nhận thức của cha mẹ về sự cần thiết của những chủ đề sức khoẻ

sinh sản cần giáo duc cho CON 2-2 2£ +5£+E£+EE+EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEkrrkerrree 96

3.1.3 Mức độ cảm nhận về năng lực bản thân của cha mẹ dé có thê giáo

dục con về sức khoẻ sinh sản - St St E£SE+EEEE‡EEEEEEE+EEEEEEeEkerrrkererrrre 98

3.2 Kiến thức của cha mẹ về sức khoẻ sinh sản vị thành niên - 1023.2.1 Kiến thức của cha mẹ về những thay đôi tâm sinh lý tuổi dậy thì 1023.2.2 Kiến thức của cha mẹ về cơ chế mang thai và các biện pháp phòng

00100 106

3.2.3 Kiến thức của cha mẹ về các bệnh lây truyền qua đường tình dục 1083.3 Hoạt động cha mẹ giáo dục khoẻ sinh sản cho con ở độ tudi trung hoc co

SO tad Gia Gi oo ceecesceesceseeeeeeceeseceseceaecseeeseceseceeeeseesseceseceeeeeeseeeaeeeeeseeeeaeeeeees 110

3.3.1 Mức độ cha mẹ giáo duc con về sức khoẻ sinh sản -. s- 1103.3.2 Nội dung cha mẹ giáo dục con về sức khoẻ sinh sản 1133.3.3 Cách thức cha mẹ sử dụng dé giáo dục con về sức khoẻ sinh sản 1153.3.4 Thái độ của con khi cha mẹ trao đổi về sức khoẻ sinh sản 1183.3.5 Những rào cản đối với cha mẹ khi giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con 1 193.4.N guồn lực và nhu cầu được hỗ trợ của cha mẹ trong giáo dục sức khỏe

sinh sản cho con ở tuổi trung học CO SỞ 2- + 2+5£2S£+E2E££E£EEeEEeEEzErrerrerree 1213.4.1 Nguồn lực cha mẹ tìm đến khi gặp khó khăn trong giáo duc con về

SUC 40030101 8 Ẻ 0087 121

3.4.2 Nhu cầu của cha mẹ trong việc được hỗ trợ giáo dục sức khỏe sinh

sản cho con ở độ tuổi 0911158: xo 1T 122Tiểu kết chương 3 -2 2-52 ©SE+EESEEEEE2E12211717112112117111121111 111111 xe 128

Trang 8

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONGHỖ TRỢ CHA MẸ VỀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN CHO CON Ở

ĐỘ TUOI TRUNG HỌC CƠ SỞ - 2-2-5252 EEEEEEEEEEEEEEEEErrrerreeg 1304.1 Mô tả can thiệp thực nghiệm nhằm hỗ trợ cha mẹ về giáo dục sức khoẻ

sinh sản cho con ở tuôi trung học CO SỞ -:2- 52 +¿22+2x++£x+2Exezxeerxesrxerred 1304.1.1 Sự cần thiết của việc áp dụng mô hình can thiệp công tác xã hội

nhóm dé hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con 1304.1.2 Cách thức tập hợp nhóm và đánh giá nhu cầu của nhóm 131

4.1.3 Mục tiêu hỗ trợ nhóm cha mẹ -¿- + + E+E+EeEEEEEEEEek+k+Eeteeererers 134

4.1.4 Nhiệm vụ hỗ trợ nhóm cha mẹ - 2 ©5++csrxerkeerrkrrrkerrked 134

4.1.5 Địa bàn và thời gian triển khai thực nghiệm - 2-5: 136

4.1.6 Nội dung hoạt động của chương trình can thiệp 1364.2 Các kĩ năng được nhân viên công tác xã hội sử dụng trong chương trình

620111100010 ad 144

4.2.1 Kĩ năng tạo bầu không khí tin cậy, gắn kết và cởi mở - 144

4.2.2 Kĩ năng huy động sự tham gia của cha mẹ «sex 145

4.2.3 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 2-2 2 ©E+2E£+EE+EEeEErrezrerrxee 147

4.3 Các nguôn tài liệu đã được sử dụng trong chương trình can thiệp 148

4.4 Hoạt động của nhóm nhiệm VỤ - -. 5 2 2133111 EE*EEEEeErsrereeeeersereree 1494.4.1 Trách nhiệm của các thành viên - +55 +25 ‡+++sseeeeeeees+ 149

4.4.2 Tiến trình thực hiện nhiệm vụ -. -c¿©+++sccxvrrrrrrrrrrrrerree 1504.4.3 Đồng điều phối các buổi sinh hoạt ¿2- 52 s+2cx+cx+scsce 1504.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm can thiỆp 2-2 5¿+52+££+£++£xzxzzzzzrsee 151

4.5.1 Đánh giá sự thay đối về nhận thức của cha mẹ về sức khoẻ sinh sản vị

4.5.2 Mức độ thay đổi về sự tự tin của cha me dé có thé giáo dục con về

SUC khoẻ sinh Sản c1 3132111111183 111 111 1118 111 1 1H ng ng vn 155

4.5.3 Sự thay đổi của cha mẹ trong hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản

cho con tại gia đình sau khi can thiỆp - 5 S25 *S+xskseereeeseerssrs 157

Trang 9

4.6 Bàn luận về kết quả thực nghiệm 2-2 2 £+SE+£E+£E£+EE£EEeEEezEezrxrrxee 160

4.6.1 Hiệu quả của chương trình can thiệp bằng công tác xã hội nhóm 160

4.6.2 Hạn chế của nghiên Cứu - ¿2-2 ++S++E£+E£+E££E£EEeEEeEzrzrerrerxee 162Tiểu kết chương 4 - - 2: 25s SE+EE2E KT EEE1211211211 2111111111111 1e 1 ctee 164

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - 22-52 SE E2 2E EEECEEEEErrrkrrrrerred 165

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN

QUAN DEN LUẬN ÁN 5 sSkTt E E1 11211 11 1 1111121 11 ye 168TÀI LIEU THAM KHAO 22 52SS2E£EEE2EEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrrkerred 169

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

1 CTXH Công tac xã hội

2 NV Nhân viên

3 PVS Phỏng van sâu

4 QHTD Quan hệ tình dục5 SKSS Sức khoẻ sinh san6 SKTD Suc khoẻ tinh dục

7 SAVY Survey assessment of Vietnamese Youth

-Bao cáo quoc gia về thanh niên tại Việt Nam8 THCS Trung hoc co so

9 TLN Thao luận nhóm

10 VIN Vi thanh nién

Trang 11

DANH MỤC CAC BANG

Bang 2.1: Cac đặc điểm của nhóm hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ

sinh sản CHO COH - 5 G6 2s 11v 0n ng nến 60

Bang 2.2: Đặc điểm các cha mẹ tham gia khảo sát - 2 2 2+ x£s+z+z e2 86

Bảng 2.3: Co cấu bố mẹ tham gia khảo sát theo đặc điểm của con 87

Bang 3.1: Độ tuổi bố me cho là phù hợp dé trao đôi với con về SKSS 94

Bảng 3.2: Nhận thức của cha mẹ về sự cần thiết của các chủ đề SKSS đối với VTN 96

Bảng 3.3: Mức độ cảm nhận về năng lực bản thân của cha mẹ trong giáo dụccon về SKS§ -cc+tcctthttt ng rrrrrie 90Bảng 3.4: Mức độ cảm nhận của cha mẹ về năng lực của mình dé trò chuyệnvới con về SKSS theo cơ cấu bố mẹ - - 2 x+c£t+xettexzxerxzed 100Bảng 3.5: Tỷ lệ cha mẹ trả lời đúng đối đối với từng nhận định về sự pháttriển tâm sinh lý ở độ tuổi trung học cơ sở -. -.: -¿©s+5+¿ 102Bang 3.6: Tỷ lệ cha me trả lời đúng đối đối với từng nhận định về sự pháttriển tâm sinh lý ở tuổi dậy thì phân bố theo trường . 104

Bảng 3.7: Tỷ lệ cha mẹ hiểu đúng về cơ chế mang thai tuổi vị thành niên 106

Bang 3.8: Tỷ lệ cha mẹ hiểu đúng về cơ chế mang thai tuổi vị thành niêntheo TƯỜNG Go H H nHnnvkp 107Bảng 3.9: _ Số lượng các bệnh lây truyền qua đường tinh dục mà cha mẹ ké đúng 108

Bang 3.10: Ty lệ cha mẹ hiểu đúng về các con đường lây truyền virut HIV 109

Bang 3.11: Tỷ lệ cha mẹ có trao đôi với con về SKSS trong 6 tháng qua 111

Bảng 3.12: Tan suất trao đổi của cha mẹ với con về SKSS VTN 111

Bang 3.13: Ty lệ cha me chủ động khởi xướng cuộc trao đổi - 112

Bang 3.14: Múc độ cha mẹ thảo luận với con về các chủ đề về SKSS 114

Bang 3.15: Cách thức cha mẹ sử dung dé giáo duc con về SKSS tại gia đình 116

Bang 3.16: Thái độ của con khi cha mẹ khi giáo dục những van đề SKSS 118

Bang 3.17: Những nơi cha mẹ tìm đến khi gặp khó khăn trong giáo dục SKSS 122

Bảng 3.18: Nhu cầu hỗ trợ của cha mẹ về các dịch vụ GD SKSS VTN 123

Bảng3.19 : Tỉ lệ cha mẹ có thông tin về những dich vụ chăm sóc SKSS VTN 124

Trang 12

Bảng 3.20:

Bảng 3.21:

Bang 4.1:Bang 4.2:Bang 4.3:

Bang 4.4:

Bang 4.5:

Bang 4.6:Bang 4.7:

Mong đợi của cha me về kiến thức và ki năng trong chương trình

¡0011 125

Mong đợi của các bố mẹ về phương pháp triển khai tại chương

CHUM eee eee Ö 126

Thông tin cơ ban và nhu cầu của cha ME .2 ¿- 25+: 131Khung chương trình can thiệp các buôi sinh hoạt - 138

Sự thay đổi về nhận thức của cha mẹ về những hay đổi tâm sinh lý

của trẻ trước và sau can thiỆp - - s5 s11 9 vn gg ekp 152

Sự thay đôi về nhận thức của cha mẹ về cơ chế mang thai và các

biện pháp tránh thai trước và sau can thiỆp - - ‹ «<<-<<<<++ 153

Sự thay đổi về nhận thức của cha mẹ về những biện pháp lây

truyền HIV/AID trước và sau can thiỆp - 2-5 5z+ss+csscea 154Mức độ thay đôi về sự tự tin của cha mẹ ở nhóm can thiệp 155

Sự thay đôi về mức độ trao đôi của các cha mẹ với con cái về

SKSS trước và sau quá trình can thiỆp - - - «+ +++ss+<eecssess+ 158

Trang 13

Biểu đồ 3.1.Biểu đồ 3.2.Biểu đồ 3.3.Biểu đồ 3.4.Biểu đồ 3.5.Biểu đồ 3.6.Biểu đồ 4.1.

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Nhận thức về su cần thiết của cha mẹ trong giáo dục con về SKSS 94

Các biện pháp tránh thai bố mẹ cho là phù hợp với VTN 107Tỷ lệ những nơi cha mẹ cho rằng trẻ chia sẻ khi có những băn

khoăn về SKSS 5c tt tri 112

Các chủ dé SKSS bố mẹ trao đổi với con -c-cccccce- 113

Nguyên nhân của việc cha mẹ không trao đổi với con về SKSS 119

Nhu cầu được tham gia chương trình hỗ trợ luyện cha mẹ về

60.5 125

Mức độ thay đôi về sự tự tin của bố mẹ khi trò chuyện với con về

SKSS trước và sau can thIỆP - << + x9 key 156

Trang 14

Hình 1.1.

Hình 2.1:Hình 2.2.

Hình 2.3:

DANH MỤC CÁC HÌNH VE

Những ảnh hưởng của gia đình đến hành vi tình dục của trẻ 9

Mô hình Thông tin — Động lực - Kĩ năng Hành vi - 69

Các yếu tố trong mô hình IBM đối với hoạt động giáo dục SKSS

cho con của các cha ME - - cc 233 32111111111 9311111119921 1 key, 71

Tiến trình mô hình hoá - 2-2 + 2EEEEEEEESEEE+E+E+E+EvESESEEEEEErErererssre 75

Trang 15

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Độ tuổi THCS là một bước ngoặt rat quan trọng trong quá trình phát triểncủa một đời người với sự biến đổi mạnh mẽ về tâm, sinh lý Đây là giai đoạn đầu vàgiữa trong chặng đường dai của lứa tuổi VTN và chịu tác động rất lớn bởi nhữngyêu tố kinh tế, văn hóa, xã hội đặc trưng Trong bối cảnh phát triển và hội nhập

quốc tế, trẻ em trong độ tuổi này ở Việt Nam đang phải đối diện với những nguy cơliên quan đến SKSS như quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn, nạo/hútthai, lạm dung tinh dục, bao lực, tảo hôn Những thử nghiệm cái mới trong khi thiếunhững nhận thức và kĩ năng cần thiết đã khiến nhiều em phải gánh chịu những hậuquả liên quan đến những trải nghiệm tình dục Trong những năm qua, Việt Nam đã

có nhiều nỗ lực và đạt được thành tựu rất ấn tượng về công tác dân số với thành tích

giảm các ca phá thai Năm 2016, số ca phá thai ở con số 265.536 so với 470.000 ởnăm 2010 Tuy nhiên, theo các số liệu báo cáo quốc tế, Việt Nam vẫn là một trongnhững nước có tỷ lệ phá thai cao trên thế giới (Hoàng Bá Thịnh, 2017) Bởi vậy,theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, thực hiện tốt các quyền về chăm sóc Sức khỏe sinh

sản và sức khỏe tình dục cho phụ nữ và thanh niên/vị thành niên có vai trò rất quan

trọng trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới tới vào

năm 2030 (UNFPA, 2019)

Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến thực trạng SKSS của trẻ ở tuổi THCS,trong đó yếu tố gia đình đóng vai trò đặc biệt quan trọng Với chức năng giáo dụcquan trọng của mình, có thể coi gia đình là trường học, là môi trường giáo dục đặc

biệt đối với sự phát triển của trẻ, dé ở đó, trẻ được truyền thụ những kiến thức, kinh

nghiệm, kỹ năng sống qua những tương tác với người thân trong gia đình Nhiều

nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc trưng của gia đình với những vấn đềSKSS của trẻ ở tuổi VTN nói chung và trẻ ở tuổi THCS nói riêng Cuộc điều traquốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam (SAVY 1) năm 2003 cũng đã kiểm chứngmối quan hệ giữa gia đình, các đặc điểm cá nhân với các hành vi bảo vệ SKSS củathanh thiếu niên và chỉ ra rằng, gia đình có ý nghĩa quan trọng trong vai trò là nguồn

Trang 16

cung cấp thông tin về tinh dục, phòng tránh thai và nguồn hỗ trợ tinh thần cho thanh

thiếu niên Đặc biệt, sự đồng hành và hỗ trợ của cha mẹ sẽ giúp trẻ ngăn ngừa được

những hành vi thiếu lành mạnh, nâng cao sức khỏe sinh san, sức khỏe tinh dục tronggiai đoạn dậy thì và trong suốt cuộc đời Những nghiên cứu đánh giá các chương

trình hỗ trợ cha mẹ tại nhiều quốc gia cũng cho thay, giáo dục cha mẹ là một chiến

lược phòng ngừa hiệu quả không chỉ làm giảm những vấn đề ngược đãi trẻ mà còntăng cường tính tích cực của gia đình và sự phát triển của trẻ (Oregon State

University, 2010).

Tại Việt Nam, từ năm 1984, với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên hợp quốc,

chương trình giáo dục giới tính đã được thí điểm đưa vào giảng dạy trong nhà nước

thông qua dự án VIE/94/101 Cùng với đó, các hoạt động truyền thông, tập huấnđến những đối tượng liên quan như cán bộ y tế, cán bộ dân số, giáo viên, cán bộĐoàn và các bậc cha mẹ cũng được triển khai thông qua các chương trình, dự án

khác nhau Với cha mẹ, các hoạt động thường chỉ dừng lại ở việc tuyên truyềnthông qua các hình thức nói chuyện chuyên đề, phát tài liệu cho cha mẹ đã được

thực hiện bởi các chương trình của Hội LHPNVN, Bộ Văn hóa - Truyền thông — Du

lịch, Hội nông dan hay tại trường học thông qua các budéi họp phụ huynh hay triển

khai Câu lạc bộ cha mẹ trong một số dự án cộng đồng Tuy nhiên, dé thực hiện tốt

được vai trò của mình, ngoài việc được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng củahoạt động giáo dục này tại gia đình, các cha mẹ cần nhiều hơn về kiến thức, kĩ năngvà phương pháp để giáo dục SKSS cho con một cách hiệu quả Tác giả Hoàng Bá

Thịnh (2006) cũng đã chỉ ra rằng, cha mẹ gặp nhiều khó khăn vì sự thiếu hụt kiến

thức, kĩ năng trò chuyện với con về những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý lứa tuôidậy và nhu cầu của cha mẹ rất cao nhằm nâng cao kiến thức và kĩ năng giáo dục

SKSS cho con.

Những năm gần đây, lĩnh vực CTXH học đường nhằm thúc đây sự phát triển,

cảm nhận hạnh phúc và hiệu quả học tập của học sinh đang nhận được sự quan tâmlớn của xã hội và các trường học tại Việt Nam Trong đó, huy động sự tham gia củacha mẹ trong các hoạt động và năng cao năng lực cha mẹ đê giáo dục con, trong đó

Trang 17

có nội dung giáo duc SKSS đóng một vai trò rất quan trọng Tuy nhiên, đây là lĩnh

vực khá mới mẻ và có nhiều thách thức bởi yếu tố về văn hoá, sự lúng túng củanhững người triển khai hoạt động Các nghiên cứu về lĩnh vực này cũng mới chỉ

dừng lại ở nghiên cứu thực trạng giáo dục SKSS của cha mẹ chứ chưa tập trung

phát triển và đánh giá các chương trình can thiệp cho cha mẹ dựa trên các băng

chứng khoa học.

Đứng trước thực tế trên, chúng ta có thé thay, việc tìm hiểu thực trạng giáo

dục SKSS cho con của các cha mẹ, đặc biệt với các con ở tuôi THCS, từ đó nghiên

cứu những cách thức va mô hình hỗ trợ phù hop từ góc độ CTXH dé có thé nâng

cao năng lực cho cha mẹ trong lĩnh vực này là rất cần thiết Với tất cả lý do trên, tôi

lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục sức khỏe sinh sản chocon ở độ tuổi trung học cơ sở tại thành pho Hà Nội” cho luận án tiến sĩ của minh.

2 Mục tiêu tong quát

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả được thực tế hoạt động giáo dục SKSScủa các cha mẹ có con ở tuổi THCS các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động, nhu cầu

được hỗ trợ của các bậc cha mẹ trong lĩnh vực này; đồng thời thực nghiệm, đánh giá

hoạt động hỗ trợ với hướng tiếp cận CTXH nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục SKSScho con của các bậc cha mẹ có con ở tuéi THCS.

3 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích, tổng hợp, phát triển những van dé lý luận về hỗ trợ cha mẹ trong

giáo dục SKSS cho con ở độ tuổi THCS;

- Mô tả được hoạt động giáo dục SKSS của các bậc cha mẹ đối với con ở lứa

tuổi THCS tại gia đình;

- Đánh giá được nhu cầu được hỗ trợ của cha mẹ dé giáo dục SKSS cho conở tuổi THCS;

- Hoàn thành việc thực nghiệm mô hình hỗ trợ cha mẹ theo cách tiếp cận

của công tác xã hội và đánh giá kết quả trién khai mô hình này.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ

nghiên cứu như sau:

Trang 18

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ

nghiên cứu như sau:

- Nhiệm vụ lý luận bao gồm: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

đến lĩnh vực nghiên cứu của dé tài, (2) Thao tác hoá khái niệm liên quan và (3) Lựa

chọn lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu.

- Nhiệm vụ thực tiễn gồm: (1) Tiến hành khảo sát thực trạng cha mẹ giáo dục

SKSS cho con ở tuéi THCS và đánh giá nhu cầu được hỗ trợ của cha mẹ dé giáodục con về SKSS, (2) Thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm hỗ trợ cha mẹ

trong giáo dục SKSS cho con ở tuéi THCS.

5 Câu hỏi nghiên cứu chính

- Hoạt động giáo dục SKSS của các cha mẹ đối với con ở tuéi THCS tại giađình như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục SKSS cho con ở độ

tuôi THCS của các cha me?

- Nhu cầu được hỗ trợ của cha mẹ trong giáo dục SKSS cho con ở tuôi THCSnhư thế nào?

- Hoạt động hỗ trợ cha mẹ theo cách tiếp cận CTXH có nâng cao chất lượng

giáo dục SKSS cho con ở độ tuổi THCS một cách hiệu quả?6 Giả thuyết nghiên cứu

- Hoạt động cha mẹ giáo dục SKSS cho con ở độ tuôi THCS còn chưa hiệu quảdo cha mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục SKSS cho conở tuổi THCS tại gia đình, chưa tự tin trong việc giáo dục SKSS cho con

- Kiến thức và kĩ năng của cha mẹ trong việc giáo dục SKSS cho con ở độ

Trang 19

- Hoạt động hỗ trợ cha mẹ theo cách tiếp cận CTXH sẽ nâng cao năng lựccha mẹ trong giáo dục SKSS cho con ở độ tuổi THCS.

7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động hỗ trợ cha mẹ trong giáo dục SKSScho con ở độ tuôi THCS tại thành phó Hà Nội

7.2 Khách thể nghiên cứu:

+ Khách thể nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên các khách thê là cha mẹ và các

con đang học từ lớp 6 đến lớp 9 các trường THCS.

+ Đối tượng khảo sát: 498 phụ huynh học sinh và 32 học sinh đang học từlớp 6 đến lớp 9 tại bốn trường ở Hà Nội trong năm học 2017 — 2018.

7.3 Phạm vi nghién cứu:

- Giới hạn về nội dụng nghiên cứu:

+ Luận án tập trung nghiên cứu can thiệp đối với cha mẹ, không tác động

đến con Những ý kiến thu thập từ con chỉ với mục đích làm rõ hơn những thay đôi

của cha mẹ sau quá trình can thiệp.

+ Hỗ trợ cha mẹ bao hàm rất nhiều các hoạt động như giáo dục, tham vấn,

vận động chính sách, Tuy nhiên luận án chỉ tiếp cận hoạt động hỗ trợ với cáchtiếp cận CTXH ở các khía cạnh giáo dục cha mẹ và kết nối cha mẹ với nguồn lực là

các dịch vụ tại cộng đồng.

- Giới hạn về không gian:

Dia bàn nghiên cứu tại 04 trường THCS, trong đó có 02 trường THCS tạingoại thành và 02 trường THCS tại nội thành Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: 4 năm từ năm 2016 đến 2020.

8 Đóng góp mới của đề tài

Đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về hoạt động hỗ trợ cha mẹ

trong giáo dục SKSS cho con ở độ tuổi THCS dưới cách tiếp cận của CTXH Luận

án có những đóng góp mới như sau:

Trang 20

Đóng góp về mặt lý luận: Nghiên cứu đã làm rõ về mặt lý luận hoạt động hỗ

trợ cha mẹ trong giáo dục SKSS cho con ở độ tuổi THCS dưới cách tiếp cận CTXH.

Đóng góp về mặt thực tiễn: Kết quả khảo sát thực trạng cha mẹ giáo dụcSKSS cho con ở độ tuổi THCS với những phát hiện về cách thức cha me giáo dụccon và nhu cầu của cha mẹ trong việc nâng cao năng lực về lĩnh vực này là cơ sở đểcác nhà thực hành CTXH phát triển các chương trình can thiệp Chương trình canthiệp dựa trên bằng chứng được đánh giá đem lại hiệu quả ban đầu là nguồn tài liệu

hữu ích dé những người đang thực hành CTXH tham khảo va vận dụng trong quá

trình làm việc với các cha mẹ tại cộng đồng.

9 Kết cấu của luận án

Luận án được kết cấu gồm các phần như sau:

Phần mở đầu giới thiệu những nét cơ bản nhất của luận án, bao gồm lý do

chọn đề tai; mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu; đối tượng nghiên cứu,

khách thé nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

của đề tài; các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích vấn đề

nghiên cứu.

Chương 1 với nội dung tông quan các nghiên cứu liên quan tới dé tài luận án.

Nội dung chương là kết quả điểm luận các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới vàtrong nước xoay quanh chủ đề về cha mẹ giáo dục SKSS và các hoạt động hỗ trợcho cha mẹ dé nâng cao năng lực giáo dục SKSS cho con ở tuổi THCS Trên cơ sởnội dung tổng quan, tác giả nhận diện những khoảng trống trong nghiên cứu dé mởra hướng nghiên cứu cho luận án, làm rõ tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài; đồngthời, kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan dé tập trung giải quyết các van dé

nghiên cứu trong luận án.

Chương 2 của luận án trình bày cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương này xác định các khái niệm then chốt và thống nhất định nghĩa các kháiniệm xác định các chỉ báo chủ yếu cho bộ công cụ nghiên cứu cũng như làm cơ sở

cho các phân tích trong nội dung luận án được đưa ra Trong chương này, các luận

điểm lý thuyết bao gồm các lý thuyết thay đổi hành vi, lý thuyết công tác xã hội

Trang 21

nhóm được lựa chọn dé phân tích van dung trong luận án Nội dung tiếp theo của

chương giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án.

Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu đề phản án thực trạng giáo dục convề SKSS cho con ở tuổi THCS của các cha mẹ, đánh giá mức độ tiếp cận các dịch

vụ cộng đồng và nhu cầu được hỗ trợ của các cha mẹ dé tăng cường năng lực giáo

dục con về SKSS.

Chương 4 của luận án trình bày các kết quả nghiên cứu thực nghiệm Theođó, giới thiệu tiễn trình thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm việc vận dụng

phương pháp CTXH nhóm trong việc hỗ trợ cho các cha mẹ trong giáo dục SKSS

cho con ở tuổi THCS.

Phần cuối của luận án là kết luận và các khuyến nghị Ngoài tổng kết các kết

quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra các khuyến nghị đối với

các nhóm đối tượng liên quan dé nâng cao hiệu qua giáo dục con về SKSS của các

bậc cha mẹ.

Trang 22

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VE HỖ TRỢ CHA ME

TRONG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SAN CHO CON

Trong chương này, tác giả sẽ rà soát các nghiên cứu liên quan tới đề tài luậnán Nội dung chương là kết quả điểm luận các nghiên cứu tiêu biểu trên thé giới vàtrong nước xoay quanh chủ đề về cha mẹ giáo dục SKSS cho con ở tuổi VTN nói

chung và THCS nói riêng cùng các hoạt động hỗ trợ cho cha mẹ để nâng cao nănglực giáo dục SKSS cho con ở độ tudi nay.

Đề thực hiện việc tìm kiếm tài liệu, tác giả đã sử dụng các từ khoá “Sức khoẻ

An? € 33c

sinh sản vị thành niên”, “cha mẹ”, “giáo dục sức khoẻ sinh sản”, “học sinh trunghọc cơ sở”, “parent” , “sexual education’, “adolescent reproductive health”.

Sau quá trình tìm kiếm, tác giả đã thực hiện rà soát và khái quát các nghiên

cứu theo các khía cạnh nghiên cứu cơ bản như sau:

(1) Hướng nghiên cứu về tác động của cha mẹ đến SKSS của con

(2) Hướng nghiên cứu về thực trạng giáo dục con về SKSS cho con ở độ tuổi

THCS của các cha mẹ

(3) Hướng nghiên cứu vỀ các chương trình hé trợ cha me để giáo dục SKSS

cho con ở độ tuổi THCS

1.1.Nghiên cứu về tác động của cha mẹ đến sức khoẻ sinh sản của con

1.1.1 Ảnh hưởng của cha mẹ đến hành vi tinh dục và sức khoẻ sinh sản

Của con

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chứng minh được sự ảnh hưởng của yếu

tố môi trường mà vị thành niên trưởng thành trong đó có tác động rất lớn đến hành vi

tình đục và SKSS của trẻ, trong đó có yếu tố tác động từ gia đình và cha mẹ.

Theo Kirby, những đứa trẻ thường xuyên sống trong đói nghèo, có trình độhọc van thấp, thường xuyên hay phải thay đổi chỗ ở và gia đình tan vỡ thì xu hướng

tham gia vào hoạt động tình dục sớm hơn và nguy cơ mang thai cao hơn những đứa

trẻ khác Gia đình còn tạo ra môi trường có thé làm hạn chế hoặc làm trầm trong

hơn tác động của nhóm bạn tới khả năng xuất hiện các hành vi liên quan đến sức

khỏe của vi thành niên (Kirby, 1997).

Trang 23

Trong nghiên cứu về những ảnh hưởng của cấu trúc gia đình và cha mẹ đếnSKSS và SKTD của người trẻ tại miền Bắc Tanzania, Joyce Wamoyia và đồngnghiệp (2015) đã thực hiện quan sát người tham gia, tô chức 26 cuộc phỏng van sâuvà 11 cuộc thảo luận nhóm với thanh niên từ 14-24 tuổi, 20 cuộc phỏng van sâu và6 cuộc thảo luận nhóm với cha mẹ /người chăm sóc trẻ trong độ tuổi này Thừanhận rằng các yêu tố cấu trúc ở cấp độ vĩ mô định hình hoạt động của chính giađình, nghiên cứu đã tìm hiểu cách gia đình hành động theo một phương thức cautrúc dé tác động đến tinh dé bị tốn thương hoặc kha năng chống chịu của thanh niên

đối với SKSS / SKTD kém theo mô hình sau:

NHŨNG ANH HƯỚNG Các hành vi tinh

TRONG GIA ĐÌNH ee

dục của trẻ

Sự kết nói, Quy định ng se có HIV

- are rs ; ? + ? -C lưc/ kh

Giới Cung cap, Tự chủ, Vai 8 HN Hới XIONg 60

- Kinh tế or? a năng lực thương lượng Có thai

- Văn hoá trò làm mau tron lỆ ử di ngoài ýg việc sử dụng goai ý

- Luật pháp BCS muốnCon - QHTD có sự trao đổi

- Tự chủ do thiếu sự cung cấp- Tự nhận thức vật chất

- Năng lực liên cá nhân - Che dấu cha mẹ việc có

và các kĩ năng thương QHTD với ban tình

Các yêu tô

câp vĩ mô: Nhiem

Hình 1.1 Những ảnh hướng của gia đình đến hành vi tinh duc của trẻ

(Joyce Wamoyia et al , 2015)

Két quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở cấp độ cá nhân, việc nuôi dạy con cái và

cấu trúc gia đình được phát hiện có ảnh hưởng đến hành vi tình dục của thanh niênbăng cách ảnh hưởng đến sự tự tin và năng lực tương tác của họ Các chuẩn mực tìnhdục được tái tạo thông qua các lệnh cam rõ ràng của cha me và các hành vi của chính

họ Các cô gái được xã hội hóa dé chap nhận sự vượt trội và những ưu thế của nam

giới, điều này định hình cho việc giao tiếp trong các mối quan hệ tình dục của họ.Khả năng và sự sẵn sàng của cha mẹ trong việc cung cấp vật chất cho con gái của họcó vai trò quan trọng tác động đến hành vi SKSS / SKTD của con Những phát hiện

Trang 24

nay đã nhắn mạnh ảnh hưởng cau trúc của thành phan gia đình và việc nuôi day con

cái đối với SKSS / SKTD của thanh niên (Joyce Wamoyia et al, 2015)

Một số nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa những cuộc tròchuyện của cha mẹ và con cái về SKSS và tình dục và kết quả là các hành vi tình

dục ở những con (Dilorio, Pluhar, & Belcher, 2003; Widman, Choukas-Bradley,

Noar, Nesi, & Garrett, 2015) Những người trẻ tuổi mà cha mẹ nói chuyện với họ vềtình dục thường ít quan hệ tình dục hơn, nhưng nếu có, họ có nhiều khả năng sử

dụng bao cao su và biện pháp tránh thai (dẫn K Pariera, 2016)

Trong bài viết về “Ảnh hưởng của gia đình đối với đời sống tình dục của vị

thành niên” do Susan Pick và Patricia Andrade Palos thực hiện năm 1995 trình bay

kết qua của 3 nghiên cứu liên quan được thực hiện bởi Pick de Weiss và đồng

nghiệp, ông đã kiểm chứng việc thực hành tình dục và phòng tránh thai của các nữ

thanh thiếu niên từ 12 -19 tuổi tại thành phố Mexico và cho thấy việc giao tiếp với

mẹ và lịch sử mang thai của những người thân là nữ trong gia đình là những chỉ báo

đối với sự khởi đầu trong những mối quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thaivà mang thai của các nữ thanh thiếu niên nay (Pick de Weiss, Diaz-Loving,Andrade Palos, & Atkin, 1988) Đồng thời, khi kiêm chứng sự khác biệt giữa những

nam thanh niên trẻ, những người đã có bạn gái mang thai và không mang thai cũng

cho thấy mức độ giao tiếp với cha mẹ ảnh hưởng đến hành vi tình dục của họ (Pickde Weiss, Andrade de Palos, Alvarez, & Gribble, 1990) Nhìn chung, kết quả của cảba nghiên cứu đều hỗ trợ cho giả thuyết rằng gia đình có ảnh hưởng quan trọng đếnhành vi tình dục và sử dụng các biện pháp tránh thai của trẻ và cung cấp lý lẽ cho

việc tăng cường sự giao tiếp giữa cha mẹ và trẻ trong các chương trình giáo dục tình

dục (Pick & Palos, 1995)

Nghiên cứu với quy mô toàn quốc tại Hà Lan của Graaf cùng cộng sự đối vớinhững thanh thiếu niên từ 12 -25 tuổi đã khám phá sự ảnh hưởng từ những hỗ trợ

của cha mẹ và kiến thức cha mẹ đối với những trải nghiệm tình dục và SKSS của

trẻ Kết quả cho thấy cả sự hỗ trợ và kiến thức của cha mẹ đều liên quan tích cựcđến việc sử dụng các biện pháp tránh thai, những kĩ năng xã hội trong sự tương tác

10

Trang 25

liên quan đến tình dục, sự thỏa mãn tình dục và trì hoãn quan hệ tình dục lần đầu.

(de Graaf et al., 2010).

Trong nghiên cứu của mình, Emmanuel Asampong và cộng sự cũng chỉ ra rằng,những VTN báo cáo là hài lòng với cha mẹ sẽ ít tham gia vào tình dục hơn gấp 2,7 lầnnhững VTN ít thoả mãn trong mối quan hệ với cha mẹ (Emmanuel Asampong et al, 2013)

Giao tiép về chủ dé tình dục giữa cha mẹ và con cái được coi là cách thức hiệuquả nhất dé trì hoãn tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên ở thanh thiếu niên Trẻ VTN

thường thảo luận các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục với mẹ sẽ ít có xu

hướng có hoạt động tình dục sớm và có quan điểm chín chắn hơn về quan hệ tình dục

so với trẻ không có thảo luận với me (Colleen D, 1999) John W Santrock cũng chi ra

rằng VTN nữ áp dụng các biện pháp phòng tránh thai tăng lên nếu trò chuyện về tình

dục với cha mẹ Trẻ VTN có thé phải chịu những rủi ro mang thai ở tuổi VTN nếu

trong gia đình, cha mẹ thiếu kĩ năng giáo dục về SKTD (John W.Santrock, 2007)

Adam A Rogers cũng cho rằng giao tiếp về các vấn đề liên quan tớiSKSS/TD có thể làm giảm nguy cơ tình dục ở trẻ VTN Đặc biệt, có mối liên hệ giữahiệu quả của việc giao tiếp, truyền thông, giáo dục của cha mẹ đối với hành vi SKSS

va tinh dục ở trẻ (Rogers, 2016) Ayalew và cộng sự cũng chi ra, những VTN sử dụng

bao cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên có giao tiếp về các vấn đề SKSS vàtình dục với bố mẹ cao hơn 1,9 lần so với những sinh viên không giao tiếp về lĩnh

vực này (Ayalew, Mengistie, & Semahegn, 2014) Sự giám sát của cha mẹ cũng được

coi là nhân tố bảo vệ dé tránh những hành vi rủi ro liên quan đến tình dục (Henderson

et all, 2002, Valle et all, 2005, Zimmer Gembeck, Helfand, 2008) (dẫn Ann KarinValle, 2009) Số liệu điều tra sức khỏe thanh thiếu niên Mỹ — Add Health cho thay,

VTN có hành vi sử dụng BCS thường xuyên hơn nếu được giao tiếp với bố mẹ vềchủ đề tình dục an toàn trong gia đình (dẫn Đặng Thị Lan Anh, 2013).

* Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các đặc

trưng của gia đình với những vẫn đề SKSS của VTN.

Theo SAVY 1, cha mẹ là những người đầu tiên thanh thiếu niên chia sẻ, chiếm

tỷ lệ cao nhất (45%), tiếp theo là bạn bè (12,8%), anh chị (4,39%) Những dir liệu

11

Trang 26

này chứng minh mối quan hệ gần gũi và tin cậy giữa cha mẹ và con cái và cũng

tương đồng với quan điểm của các chuyên gia về giáo dục giới tinh đã coi gia đình là

môi trường có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách theo kỳ vọng của xã hội vàcung cấp những hiểu biết về sinh lý sinh sản cho vị thành niên (SAVY 1, 2013)

Trong số các thanh thiếu niên đã từng quan hệ tình dục, việc giao tiếp vềSKSS với cha mẹ giúp thanh thiếu niên có nhận thức nhiều hơn về bao cao su, bản

bạc sử dụng bao cao su với đối tác và có tỷ lệ sử dụng bao cao su trong các lần quan

hệ tình đục nhiều hơn Bên cạnh đó, tình trạng uống rượu của cha mẹ không chỉ tácđộng tới hành vi sử dụng chất gây nghiện của thanh thiếu niên mà còn ảnh hưởngđến khả năng xuất hiện hành vi nguy cơ về SKSS (Trần Thị Hồng, 2013).

Có thể thấy rằng, các nghiên cứu đều chỉ ra ảnh hưởng của cha mẹ thông qua

truyền thông, giáo dục đến hành vi tình dục của VTN Sự giao tiếp tích cực của cha

mẹ không chỉ làm tăng nhận thức của con về SKSS/SKTD mà còn làm giảm cácnguy cơ tình dục của con Các nghiên cứu cũng đề xuất việc tăng cường sự tròchuyện của cha mẹ với con về chủ đề này như một yếu tố bảo vệ và phòng ngừa cho

những rủi ro về SKSS/SKTD của trẻ trong tương lai.

1.1.2 Vai trò của cha mẹ trong giáo dục sức khoẻ sinh san cho con tại gia đình

Cha mẹ đóng vai trò đầu tiên trong việc giáo dục tính dục và xã hội hóa trong

suốt vòng đời của con cai họ (Shtarkshall et al, 2007) Nhà xã hội hoc Join J Macionis

(2000) cũng cho rằng, nếu coi gia đình là một môi trường cung cấp các kiến thức về sứckhỏe tình dục, thì những người lớn trong gia đình (cụ thể là bố, mẹ, anh chị em ) cần sử

dụng linh hoạt các biện pháp, các hình thức giáo dục sức khỏe phù hợp cho VTN Gia

đình phải có trách nhiệm cung cấp các kiến thức về tình dục cho thanh niên một các có

hệ thống Điều này cũng hàm ý rằng các khía cạnh liên quan đến SKSS cần được giáo

dục trong gia đình theo một cách có trình tự, các cách thức giáo dục cần căn cứ theonhững diễn biến thay đồi tâm sinh lý của trẻ VTN (dan Đặng Thị Lan Anh, 2013)

Sự phối hợp giữa nhà trường, các chuyên gia sức khoẻ và cha mẹ tạo nên sự

giáo dục toan diện với trẻ trong lĩnh vực SKSS Bài báo có tiêu đề “Giáo dục tình

dục và xã hội hóa tình dục - Vai trò của nhà giáo dục và cha mẹ” của Ronny

12

Trang 27

A.Shtarkshall cùng đồng nghiệp đã xem xét vai trò của gia đình và nhà trường trongviệc trang bị cho trẻ những giá trị, kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực tình dục.

Theo đó, nghiên cứu khăng định cả cha mẹ và nhà giáo dục đều đóng vai trò quantrọng trong việc thúc đây kiến thức về tình dục và SKTD của trẻ Cha mẹ đóng vaitrò ảnh hưởng ban đều đến những giá trị về mặt tôn giáo, văn hóa, xã hội của trẻliên quan đến các mỗi quan hệ thân thiết và quan hệ về khía cạnh tình dục Trongkhi đó, những chuyên gia giáo dục và sức khỏe đóng vai trò trong việc cung cấp

kiến thức về tinh dục và phát triển các kĩ năng xã hội có liên quan Do vậy, thúc day

tình dục lành mạnh cần hỗ trợ cho mối hợp tác giữa nhà trường và gia đình dé cóthé cung cấp những công cụ tốt nhất cho VTN dé chúng trở thành những người

trưởng thành có cuộc sông tình dục lành mạnh (Shtarkshall, Santelli, & Hirsch,2007) Điều này cũng được nhấn mạnh trong nghiên cứu của Frida Madeni cùng

đồng nghiệp (2011) cho thấy, việc giao tiếp với cha mẹ về cuộc sống hàng ngày và

HIV/AIDS ảnh hưởng đến thái độ và kiến thức của trẻ Kết quả nghiên cứu cũng chỉ

ra điểm kiến thức và thái độ của các bé gái có trao đổi với cha mẹ cao hơn so với

những bé không trao đổi Nghiên cứu cũng đưa ra một nhận định quan trọng, đó là

những chương trình can thiệp về SKSS của học sinh tại trường chỉ có hiệu quả trongviệc nâng cao kiến thức, tuy nhiên khó đề thay đổi thái độ của học sinh trong lĩnhvực này Trong khi đó, sự giao tiếp đầy đủ với các chủ đề về cuộc sống hàng ngàycùng những chủ dé về tình dục giữa cha mẹ và vị thành niên sẽ giúp thay đôi thái độcủa trẻ về lĩnh vực này (Frida Madeni et al, 2011).

Dittus và Jaccard cũng đã nhận định, giao tiếp giữa cha mẹ và thanh thiếu niên

về tinh duc đóng một vai trò quan trọng trong việc dự đoán hành vi tình duc của thanhthiếu niên (Dittus PJ & Jaccard J, 2000) Với một số kỹ năng tập huấn về truyền thôngvà SKSS, cha mẹ có thé là một con đường tự nhiên dé truyền tải và tăng cường thôngđiệp phòng chống HIV / AIDS cho con cái (Joyce Wamoyi et al 2010) Nhiều thanhthiếu niên nói rằng họ sẽ được hưởng lợi từ việc giao tiếp tình dục của cha mẹ nhiềuhơn va ước gì cha mẹ họ nói chuyện với ho nhiều hơn về tình đục (Chiến dịch Quốc

gia Phòng chống Mang thai ngoài ý muốn và Trẻ vị thành niên của Mỹ, 2002).

13

Trang 28

Tại Việt Nam, nghiên cứu SAVY 2 (2009) cũng đã chỉ ra vai trò của cha mẹ

như một nơi tìm đến và nguồn chia sẻ khi các con ở tuổi dậy thì Tỷ lệ thanh thiếu

niên tìm đến cha me dé chia sẻ chiếm tỉ lệ cao nhất (45%) so với bạn bè (12,8%) va

anh chị (4,39%) Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nam va nữ Với các em gái, mẹ là

nguồn thông tin quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tuổi đậy thì song đối vớicác em nam thì cả cha mẹ đều không phải là nguồn tin chính Theo bác sĩ Đào XuânDũng, không ai có thê làm tốt hơn người mẹ trong việc giúp con gái hiểu biết về sự

phát triển thé chất, cơ chế kinh nguyệt và cả những van đề về văn hoá ứng xử, giao

tiếp Và người bố cũng có thuận lợi hơn người mẹ khi con trai đến tuổi dậy thì vàgặp những van đề về giới tính Mối quan hệ bồ - con như “2 người đàn ông” đượcvun trồng từ nhỏ đặt nền móng thuận lợi dé đến tuổi VTN, trẻ dễ dàng chấp nhận

chia sẻ với bố những van đề về tinh bạn, tình yêu hay lựa chọn nghé nghiệp (Dao

Xuân Dũng, 2012).

Trong số liệu Điều tra quốc gia về VTN va thanh niên Việt Nam năm 2003, tácgiả Nguyễn Hữu Minh cũng đã kiểm chứng mối quan hệ giữa gia đình, các đặc điểm cánhân với các hành vi bảo vệ SKSS của thanh thiếu niên và chỉ ra rằng gia đình có ýnghĩa quan trọng trong vai trò là nguồn cung cấp tin về tình duc, phòng tránh thai vànguồn hỗ trợ tinh thần cho thanh thiếu niên Cùng quan điểm này, tác giả Trần ThịHồng cũng nhận định: Vị thành niên ở những gia đình bố mẹ gần gũi và quan tâm cótudi bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn Cha mẹ cũng được coi là một trong các “yếutố” bảo vệ thanh thiếu niên khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường cộng đồng và

bạn bè liên quan đến chủ đề tình dục (Trần Thị Hồng, 2013)

Nghiên cứu trong khuôn khổ dự án “Gia đình nông thôn Việt Nam” do Trungtâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFEED), tác giảHoàng Bá Thịnh (2006) đã đưa ra một kết quả tích cực về quan niệm của cha mẹ vé sựcần thiết trao đôi với con về tuổi dậy thì Theo đó, có đến 86,3% trên tổng số 800 bậccha mẹ nhận thay sự cần thiết cần trao đối với con về những van đề liên quan đến tuổidậy thì Bên cạnh đó, quan niệm “cứ để chúng lớn lên khắc biết” những vấn đề liên

quan đến tuôi dậy thì, về tình yêu, tình dục van còn tồn tại không ít trong các gia đình

14

Trang 29

nông thôn Việt nam Những bậc cha mẹ này chỉ quan tâm giáo dục con cách ứng xử,giữ gìn (đặc biệt là con gái) trong quan hệ khác giới (Hoàng Bá Thịnh, 2006)

Các nghiên cứu đều đã chỉ ra những tác động rõ rệt của cha mẹ đến nhữngvan đề về SKSS của con trong độ tuổi VTN nói chung và độ tuổi THCS nói riêng:đồng thời khăng định vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc giáo dục con về

SKSS bên cạnh những nguồn lực giáo dục khác Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã nhắnmạnh ý nghĩa của cha mẹ trong việc giáo dục con về thái độ, niềm tin và giá trị về

SKSS và tình dục bên cạnh việc giáo dục về kiến thức và kĩ năng mà các con có thể

thu nhận tại trường học Đây là thông tin quan trọng mà tác giả có thê kế thừa để

xây dựng cơ sở lý luận và chương trình can thiệp thực nghiệm.

1.2 Nghiên cứu về thực trạng giáo dục con về sức khoẻ sinh sản của các

cha mẹ

1.2.1 Hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản cho con của các cha mẹ

Vào những năm 2010, HIV/AIDS là một van đề nhận được rất nhiều sự quan

tâm tại Châu Phi Nhiều chương trình về thanh niên và phòng chống HIV/AIDS đã tậptrung vào các thông điệp về tình dục và SKSS được triển khai tại trường học, trong khirất hạn chế huy động sự tham gia của các gia đình Trong bối cảnh đó, các nghiên cứuhiện có về chủ dé này ở châu Phi cận Sahara ngày càng tăng Năm 2011, S Bastien vàcác đồng nghiệp đã thực hiện nghiên cứu đánh giá các báo cáo xuất bản từ năm 1980đến tháng 4 năm 2011 trong lĩnh vực giao tiếp giữa cha mẹ hoặc người chăm sóc và trẻem về tình dục và HIV / AIDS ở châu Phi cận Sahara Nhìn chung, các phát hiện chứngminh rằng các cuộc thảo luận có xu hướng độc đoán và đơn hướng, được đặc trưng bởinhững cảnh báo mơ hé của cha mẹ hon là thảo luận trực tiếp, cởi mở Đánh giá cũngxác định một số rào cản đối với quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái, những ràocản này cần được xem xét khi phát triển các chương trình và can thiệp Ví dụ, như đãtrình bày ở trên, sự thiếu hiểu biết của cha mẹ được cho là một rào cản, theo nhận thứccủa các bậc cha mẹ và những người trẻ tuổi Hơn nữa, các bậc cha mẹ và thanh niên

cho biết có một số rào cản đối với đối thoại cởi mở, bao gồm thiếu kiến thức và kỹ

năng, cũng như những điêu cam ky và chuân mực văn hoa It nghiên cứu dé cập đên

15

Trang 30

mối liên hệ giữa giao tiếp của cha mẹ với hoạt động tình dục ở tuổi vị thành niên và sử

dụng biện pháp tránh thai (S Bastien et al, 2011).

Một nghiên cứu ở Mỹ (2016) đã chỉ ra rằng, hầu hết các cha mẹ báo cáo rằngđã trao đồi ít nhất một hoặc vài lần, hoặc thường xuyên hơn với con cái về các chủdé tình duc (de Looze et al, 2014, Dilorio, Pluhar, & Belcher, 2003, Eisenberg,

Sieving, Bearinger, Swain, & Resnick, 2006, Jerman & Constantine, 2010) Cac cha

me cũng nhận thức răng trẻ tiếp nhận các nguồn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau

và những thông tin từ nguồn này có thé khác với những giá trị và niềm tin của cha

me (Jordan, Price, & Fitzgerald, 2000) Những cha mẹ này cũng hiểu rằng việc giaotiếp với con về tình dục và tính dục để cung cấp những thông tin thích hợp và ảnhhưởng đến sự phát triển về giá trị của chúng trong lĩnh vực này là điều rất quan

trọng (dẫn (Ballonoff Suleiman, Lin, & Constantine, 2016)

Năm 2014, Kasiye Shiferaw, Frehiwot & Getahun Asres, đã thực hiện một

nghiên cứu nhằm tìm hiểu cách thức giao tiếp của trẻ VTN về vấn đề giới tính, tìnhdục và SKSS với cha mẹ và các yếu tô liên quan trong các học sinh trường trunghọc ở thị trấn Debremarkos, Tây Ethiopia Nghiên cứu dựa vào trường học đượctiễn hành đối với các học sinh THCS và tiền THCS ở thị trấn Debremarkos, từ 8/4 —

21/4/ 2012 Theo đó, kết quả chỉ ra rằng tỉ lệ học sinh có trao đổi với cha mẹ về

Giới tính, tình dục và SKSS là 36.9% trên cỡ mẫu 697 học sinh.

Trong nghiên cứu “Vị thành niên - giao tiếp với cha mẹ về vấn đề STSS, TDcủa những học sinh trường PTTH ở Dire Dawa, Miền Đông Ai Cập- một nghiêncứu cắt ngang”, M Ayalew, Mengistie & Semahegn (2014) đã làm rõ cách thức

giao tiếp của cha mẹ và con cái về vấn đề SKSS/TD ở những học sinh trường THPT

tại Ai Cập Nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang được thực hiện với những họcsinh trường THPT, được thực hiện từ tháng 2- tháng 3/ 2012 với cách thức lay mauđại diện với 695 học sinh ở độ tuôi lớp 9-12 Các số liệu định tính được thu thập

thông qua phương pháp thảo luận nhóm riêng biệt giữa các phụ huynh nam và nữ.

Các kết quả được xử lý băng phương pháp thống kê bởi phần mềm Epi 3.5.1 và

SPSS 16.1 Phép hồi quy logic với độ tin cậy ở mức 95% được sử dụng dé dự đoán

16

Trang 31

biến độc lập về sự giao tiếp của cha mẹ Kết quả, mặc dù phần lớn học sinh thíchtrao đôi với bạn về chủ đề SKSS và tình dục hơn, song có 37% học sinh đã từng

thảo luận và chia sẻ ít nhất 2 chủ đề về SKSS/TD với cha mẹ Nhưng chỉ có 17,9%ông bố và 25,4% ba mẹ minh bạch và sẵn sảng thảo luận về các vấn đề sinh sản vàtình dục Các con cũng có xu hướng thảo luận với mẹ về các vấn đề sức khỏe sinhsản và tình dục cao hơn 2,9 lần so với các thành viên khác trong gia đình Học sinhlớp 12 có khả năng thảo luận về van đề tình dục và sinh sản với cha mẹ cao hơn 1,6

lần so với học sinh lớp 9 Hầu hết các mẹ trao đồi, không có bố nào trao đối về kinh

nguyệt với con gái Bố thường trao đổi với con trai và mẹ với con gái vì yếu tổ vănhoá Nghiên cứu cũng khang định rang giao tiếp giữa cha me và con cái về van dégiới tính, TD & SKSS còn thấp và cách tiếp cận giáo dục dựa trên trường học rất

quan trọng dé tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về van đề này (Ayalew,

Mengistie, & Semahegn, 2014).

Trên cơ sở bối cảnh đó, Joyce Wamoyi và đồng nghiệp (2010) đã thực hiệnnghiên cứu “Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về vấn đề sức khoẻ sinh sản và tìnhdục ở vùng nông thôn Tanzania: Những gợi ý về can thiệp sức khoẻ tình dục chothanh thiếu niên” nhằm tìm hiểu về giao tiếp giữa mẹ và con về SKSS trong giađình, nội dung, thời gian và lý do giao tiếp với con cái của họ từ 14-24 tuổi ở vùngnông thôn Tanzania Nghiên cứu sử dụng một thiết kế nghiên cứu dân tộc học, thuthập dữ liệu bao gồm tám tuần quan sát của người tham gia, 17 cuộc thảo luậnnhóm tập trung và 46 cuộc phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện với những ngườitrẻ tuôi từ 14-24 tuổi và bố mẹ của những người trẻ tuôi trong nhóm tuổi này Theo

đó, kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc thông tin về SKSS và TD đã diễn ra ra ở

hầu hết các gia đình Giao tiếp chủ yếu dựa vào cơ sở tương đồng về giới tính giữacha mẹ và con cái (ví dụ giao tiếp giữa mẹ và con gái, hiém khi giữa cha và con gái)và dưới hình thức cảnh báo, đe dọa và kỷ luật thể chất Truyền thông từ phía cha mẹđã được kích hoạt bằng cách nhìn thấy hoặc nghe điều gì đó mà bố mẹ cảm nhận làtiêu cực và không muốn con của họ trải nghiệm (như tử vong do HIV và thai nontháng của người chưa thành niên) Mặc dù hầu hết những người trẻ tuổi cảm thấy

17

Trang 32

thoải mái với mẹ hơn là cha, nhưng họ vẫn thiếu niềm tin vào những gì họ có thể

nói với bố mẹ vì sợ bị trừng phạt (Joyce Wamoyi et al, 2010).

Tai Tanzania thuộc Chau Phi, nghiên cứu của Frida Madeni va đồng nghiệpvới 313 hoc sinh cho thay, tỉ lệ trẻ trao đổi với bố mẹ về tinh duc còn han chế va có

sự khác biệt giữa trẻ nam và nữ, tương ứng với tỉ lệ 37,3% trẻ nữ và 29,6% trẻ nam.(Frida Medeni, 201 1).

Trong nghiên cứu của Emmanuel Asampong tại Ganda (2013) với những

trường hợp cha mẹ có trao đổi với con, cách thức trao đổi là cha mẹ dé cập thang,

đứa trẻ lắng nghe và không phản hồi lại Với những những thông điệp mà cha mẹtrao đổi với con cũng không day đủ và cách truyền đạt mơ hồ, mập mờ Cũng canchú ý rang với văn hóa tại những quốc gia như Châu Phi, việc đứa trẻ trao đối lại bịcoi như là không nghe lời và như vậy, đứa trẻ rất khó có thể đóng vai trò như là một

đối tác tích cực trong cuộc trao đổi với bố mẹ (Emmanuel Asampong et al, 2013).

Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện bởi Dessalegn W Tesso,

Mesganaw A Fantahun and Fikre Enquselassie với 2.269 thanh niên trong độ tuổi 24 ở thị trấn Nekemte và các khu vực bán đô thị, phía tây Ethiopia nhằm kiểm tra việctruyền đạt giữa cha mẹ và thanh niên về các chủ đề liên quan đến SKSS/TD và các yếutố liên quan đến nó từ quan điểm của cả thanh thiếu niên và cha mẹ Kết quả nghiêncứu đã cho thấy: Khoảng 1/3 thanh niên tương đương với 32,5% (32,4% nữ giới va32,7% nam giới) tham gia trò chuyện về các chủ đề về sức khoẻ sinh sản và tình dụcvới cha mẹ/ cha mẹ trong sáu tháng qua Các nữ thanh niên có nhiều khả năng thảoluận với mẹ, chị gái, và bạn nữ, trong khi nam có nhiều khả năng thảo luận với ban trai.

10-Những người trẻ tudi có trình độ học van cao có nhiều khả năng giao tiếp với cha mẹ

hơn Tuy nhiên, thông tin trong các buổi trao đôi giữa cha mẹ và con cái thường xuyêndiễn ra với các nội dung cảnh báo và đe doạ (Dessalegn et al, 2012)

Y Dessie cùng cộng sự đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá các yếu tố ảnhhưởng đến các cuộc thảo luận về vấn đề SKSS giữa cha mẹ và con cái ở Harar,miền Tây Ethiopia (2013) Một cuộc điều tra cắt ngang sử dụng phỏng van trực tiếp

và được bổ sung bởi thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện trên 751 phụ

18

Trang 33

huynh của thanh thiếu niên 10-19 tuổi được lựa chọn ngẫu nhiên Dữ liệu được

phân tích bằng cách sử dụng SPSS phiên bản 15 Kết quả cho thấy chỉ có hơn một

phan tư (28,76%) cha mẹ đã báo cáo thảo luận về các van đề sức khoẻ sinh sản vớithanh thiếu niên của họ trong sáu tháng qua Trong những nội dung thảo luận đã

được diễn ra, các cha mẹ chủ yếu tập trung vào cách phòng tránh các bệnh lây

truyền qua đường tình dục (Y Dessie et al, 2015).

Các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ va con cái cua ho về tình dục có xu hướngkhông thường xuyên, thường được coi là cuộc trò chuyện một lần Cha mẹ thường

nói chuyện với con cái về tình dục quá muộn đề đạt được những lợi ích phòng ngừacác rủi ro liên quan đến SKSS (Beckett et al, 2010) Wilson và đồng nghiệp (2015)

cũng nhận định, việc giao tiếp về các vấn đề tình dục giữa cha mẹ và trẻ VTN là

không thường xuyên và các nội dung quan trọng như giới tính và hay những cách

thức để phòng tránh hậu quả hành vi tình dục không mong muốn đã được tránh.

Phần lớn giao tiếp giữa cha mẹ và vị thành niên được coi là tập trung vào các bệnh

lây truyền qua đường tình duc và những thay đổi cơ thé Thảo luận về tình dục vàhẹn hò với thanh thiếu niên được cho là rất hiếm Các cuộc thảo luận tinh dục phổbiến với thanh thiếu niên nữ là sự khởi phát kinh nguyệt và phá thai ở khu phố hayhàng xóm Thảo luận với nam TTN, nếu nó xảy ra, được cho là gây ra bởi sự nghỉngờ của cha mẹ về việc có 'bạn bè nữ' hoặc về nhà muộn các bạn tại trường học va

các phương tiện thông tin đại chúng đã được nhìn nhận là nguồn thông tin cung cấpchính về tình dục (Wilson Winstons et al, 2015).

Abubakar A Manu và đồng nghiệp (2015) trong một nghiên cứu tai Ghandacho một kết quả khả quan hơn khi có hơn 70% phụ huynh đã từng thảo luận (ít nhấtmột chủ đề) về một khía cạnh của các van dé sức khỏe sinh sản và tình duc với concái của họ Trong khi báo cáo chỉ ra rằng 78,8% bà mẹ đã thảo luận về giao tiếp tìnhdục với con cái của họ, 53,5% ông bố đã làm như vậy Kiêng quan hệ tình dục làchủ đề thường xuyên được thảo luận nhất (73,6%), tiếp theo là kinh nguyệt 63,3%

va HIV / AIDS 61,5%; trong khi bao cao su (5,2%) và các biện pháp tránh thai khác

(9,3%) hầu như không được thảo luận Yếu tố kích hoạt giao tiếp phổ biến cho

19

Trang 34

những cuộc trò chuyện là sự khởi xướng của chính cha mẹ Nhiều lý do khác nhauđã được nâng cao làm động lực để theo đuổi các cuộc nói chuyện tình dục với trẻ

em Cha mẹ thường quan tâm đến sự an toàn của con cái họ, đặc biệt là những chamẹ có trẻ VTN nữ hướng tới một vài chủ đề 06 trong số 20 chủ đề thường được chamẹ thảo luận bao gồm kiêng cữ, kinh nguyệt (con gái), phòng chống HIV, phòng

chống STD, day thì và phát triển thé chat (Abubakar A Manu et al, 2015)

Saada A Seif và đồng nghiệp (2017) khi nghiên cứu thực trạng giao tiếp giữa

người chăm sóc và trẻ về SKSS tại Unguja-Tanzania Zanzibar cũng chỉ ra: 40,7%

người chăm sóc đã từng trao đổi với trẻ vị thành niên về các van đề SKSS và tình dục,trong đó, 9,2% cho biết đã trao đổi trong 30 ngày qua Cả hai người chăm sóc ở cả hai

giới đều giao tiếp nhiều hơn với trẻ vị thành niên nữ của mình Giao tiếp phô biến hơngiữa người chăm sóc và trẻ vị thành niên cùng giới tính Có sự khác biệt về giới trong

việc lựa chọn chủ đề thảo luận về SKSS / SKTD, nội dung tiết chế tình dục thường

được thảo luận với VTN nữ và bởi người chăm sóc nữ; trong khi đó, HIV và các bệnh

lây truyền qua đường tình dục được trao đổi giữa người chăm sóc nam và VTN nam.Các chủ đề ít được thảo luận nhất đối với cả hai giới là tình dục an toàn hơn và sử dụng

các biện pháp tránh thai (Saada A Seif et al, 2017)

Một nghiên cứu tai Mỹ của H Lantos và đồng nghiệp được thực hiện trongthời gian gần đây (2019) có sử dụng Khảo sát quốc gia để phân tích các loại thảoluận khác nhau về SKSS / SKTD giữa cha mẹ và thanh thiếu niên giữa các nhómthanh thiếu niên theo chủng tộc và nơi sinh sống ở hai thời điểm khác nhau là 2006—2010 (“Nhóm 1”) và nhóm 2011-2015 (“Nhóm 2”) Nghiên cứu đã cho thấy có sựgia tăng tổng thé trong các cuộc thảo luận giữa phụ huynh và thanh thiếu niên về batkỳ chủ đề SKSS / SKTD, biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình

dục và việc sử dụng bao cao su trong cả hai nhóm đối với nam giới, trong khi chỉ cócác cuộc thảo luận về việc sử dụng bao cao su đối với nữ giới tăng lên Đáng chú ý,phần lớn thanh thiếu niên (78,2% nữ và 84,5% nam) trong nhóm thuần tập gần đây

nhất (2011-2015) cho biết họ có một số cuộc trò chuyện với cha mẹ về SKSS /

SKTD Kết quả này đã được so sánh với kết quả nghiên cứu trước đây về thanh

20

Trang 35

niên từ 15-17 tuổi khi ghi nhận sự sụt giảm tỷ lệ các cuộc trò chuyện về kiểm soát

sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ năm 1995 đến năm 2002.

Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tô dự báo chính của các cuộc thảo luận giữa phụhuynh và thanh thiếu niên Tính tôn giáo có liên quan đến khả năng thảo luận về

kiêng cữ nhiều hơn cũng như việc việc giảm các cuộc thảo luận về biện pháp tránh

thai và bao cao su Ngoài ra, thanh thiếu niên đã từng quan hệ tình dục có nhiều khảnăng nói với cha mẹ về hầu hết các chủ đề SKSS và tình dục H Lantos và đồngnghiệp cũng nhận thấy sự khác biệt theo chủng tộc và dân tộc trong các cuộc thảoluận giữa phụ huynh và thanh thiếu niên về các chủ đề SKSS và tình dục TrongNhóm thuần tập 1, thiếu niên da đen và da trắng thường xuyên cho biết nhiều cuộc

trò chuyện với cha mẹ của họ về một số chủ đề SKSS và tình dục hơn phụ nữ gốc

Tây Ban Nha Tuy nhiên, phụ nữ gốc Tây Ban Nha cho thấy sự gia tăng đặc biệt lớntrong các cuộc thảo luận giữa phụ huynh và thanh thiếu niên về việc sử dụng bao

cao su trong các nhóm thuần tập.

Bức tranh tương tự cũng được thê hiện trong kết quả nghiên cứu của KhuấtThu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hường Nghiên cứu cho thấy vai trò củagia đình trong giáo dục về tình dục đối không được đánh giá cao vì cách ứng xửthường gặp của các phụ huynh là né tránh Các tác giả cũng đã tóm gọn kết quả tìmhiểu về giáo dục tình dục trong gia đình trong nghiên cứu của mình với “ba không”:Không biết, Không thé và Không được Một số bậc phụ huynh không thé trở thànhnguồn thông tin và hỗ trợ cho lớp trẻ vì bản thân họ không có kiến thức, không cókĩ năng để trao đôi với con cái các chủ đề liên quan đến tình dục Những người kháccó thê hiểu biết hơn nhưng chủ trương rang khi trưởng thành con cái họ sẽ tự biếtnhững điều đó nên cũng không chủ động trở thành nguồn hỗ trợ cho chúng Nhómthứ ba, có thể vì tất cả các lý do trên và cả vì quan điểm căm ghét tình dục nên cắmđoán một cách tuyệt đối mọi cô gắng của con cái nhằm tiếp cận thông tin hoặc théhiện sự quan tâm của chúng đến tình yêu, tình dục Giáo dục tình dục cho VTNtrong gia đình, nếu có chỉ là dé các cô gái biết cách đề phòng đàn ông mà không

phải dé nam nữ thanh niên hiệu biệt vê mình và vê nhau cho một quan hệ tinh dục

21

Trang 36

tốt đẹp trong tương lai Và mặc dù 80,6% các cô gái nói với người thân trong gia

đình về kinh nguyệt lần đầu tiên của mình, song con số này thực ra chỉ phản ánhviệc các cô gái thông báo với gia đình về kỳ kinh đầu tiên mà có lẽ chủ yếu đề cóđược sự hỗ trợ về phương diện vệ sinh hơn là dé tâm sự và chia sẻ về một sự kiện

có ý nghĩa đặc biệt với họ Không có số liệu cho biết các cô gái nói gì với gia đình

về kinh nguyệt cũng như gia đình đã nói gì khi được thông báo điều đó (Khuất ThuHồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Ngọc Hường, 2009).

Nghiên cứu của SAVY 2 cho thấy tỷ lệ chia sẻ với cha mẹ về tuổi dậy thì ở

các em gái cao hơn nhiều so với các em nam (80,4% và 6,47%) 2 nhưng tỷ lệ nam

chia sẻ với bạn bẻ lại cao hơn các em nữ ( 17,7% và 4,2%) Ty lệ VTN nam không

chia sẻ với ai cao vượt trội so với nữ (tương ứng là 54,5% và 3,4%) cho thấy điều

khác thường, chính VTN nam lại “kín đáo” hơn nữ khi đối diện với những vấn đề

của lứa tuổi O SAVYI, nữ cũng chia sẻ với cha mẹ nhiều hon han so với nam

(80,6% so với 14,9%) Tỷ lệ nữ nói chuyện với một người nao đó trong gia đình

cũng nhiều hơn so với nam (91,1% so với 24,2%) có nhiều cách lý giải: Nữ coi sựra kinh lần đầu là bất ngờ, đáng lo và cần giúp đỡ hơn hoặc mối quan hệ mẹ - con

gái gần gũi hơn?

Đề cập đến các cách thức giáo dục SKSS mà VTN mong đợi với cha mẹmình, tác giả Đoàn Kim Thang đã nghiên cứu va đưa ra các kết quả: 37,8% trao đổiriêng, 25,6% hướng dẫn cụ thể, 17,8% cung cấp sách báo Các biện pháp khác cóchỉ báo thấp hơn là: Nhờ người giải thích 10%, Nói xa xôi 5,6%, khuyến khích tìmhiểu 3,3% (Đoàn Kim Thăng, 1999)

Ra soát các nghiên cứu, chúng ta có thé thấy rang, dù trong nhiều nền văn

hoá khác nhau, hoạt động giáo dục SKSS cho con trong độ tuổi VTN giữa cha mẹvà con cái có những điểm tương đồng Số cha mẹ trò chuyện với con về lĩnh vực

này còn chiếm tỉ lệ thấp Số lượng các buổi trò chuyện và các chủ đề trò chuyện

cũng bị hạn chế và cuộc trò chuyện thường được khởi xướng từ cha mẹ Những yếutố như giới tính của con, sự tương đồng giữa giới tính cha mẹ - con cái và các yếu tố

khác như văn hoá, tôn giáo ảnh hưởng đên nội dung và cách thức trao đôi của cha

22

Trang 37

mẹ với con Cha mẹ cũng thê hiện sự bối rối với việc phương pháp áp đặt hơn làgiao tiếp cởi mở với con cái.

1.2.2 Các yếu tô ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản của

cha me voi con

Một số rào cản đối với những cuộc trò chuyện về tình dục quan hệ giữa cha

mẹ và con cái đã được xem xét khi rà soát các nghiên cứu tại Châu Phi của S.

Bastien và đồng nghiệp (2011) đã cho thấy, thiếu kiến thức và kỹ năng cũng như

những điều cắm ky và chuẩn mực văn hóa của cha mẹ được cho là một rào cản đối

với những cuộc thảo luận về SKSS (S Bastien et al, 201 1).

Katrina L Pariera (2016) đã đưa ra một bức tranh sơ bộ về các yêu tô rào cản

hoặc thúc đây việc trò chuyện g1ữa cha me và con cái trong lĩnh vực tình dục tại Mỹvới cỡ mau là 186 cha mẹ có con ở tuổi VIN Theo Katrina, yếu tố thúc đây cuộc

trò chuyện là việc cha mẹ cho rằng con đến tuổi cần được dạy và con đã được dạy

giới tính ở trường Ngược lại, nếu cha mẹ nghĩ rằng con quá nhỏ thì điều này sẽ cản

trở việc trao đôi Tuy nhiên, nghiên cứu đã cung cấp bức tranh sơ bộ và mang tínhđịnh hướng, khuyến khích cho các bố mẹ giáo dục con về chủ đề này Nghiên cứucũng mang tính định hướng, khuyến khích cha mẹ giáo dục con về chủ đề này vàgợi ý rang cha mẹ cần được chuẩn bi sẵn các kiến thức dé có thé trả lời những câu

hoi của trẻ (K Pariera, 2016)

Kegaugetswe Motsomi va đồng nghiệp (2016) cũng nghiên cứu các yếu tổ

ảnh hưởng tại Nam Châu Phi thông qua nghiên cứu định tính với 5 cuộc thảo luận

nhóm tập trung Độ tuổi của trẻ là một yếu tố khi cha mẹ cho rằng trẻ nhỏ thì sẽ khó

dé hiểu van đề và cha me tin rang con cái của họ tìm thấy thông tin SKSS cần thiết

từ các phương tiện truyền thông Cha mẹ cũng có niềm mạnh mẽ rằng các cuộc traođổi về sức khỏe sinh sản với thanh thiếu niên sẽ khuyến khích trẻ thử nghiệm tìnhdục Niềm tin tôn giáo của cha mẹ cũng hướng dẫn họ về những gì cần thảo luậnvới con cai cua họ Họ tập trung vào việc dạy con gái mình về đức tính trinh tiết và

nên quên các hoạt động tình dục cho đến khi kết hôn Sự xấu hồ của cả bố mẹ và

con cái cũng hạn chê sự trò chuyện Do đó, đây là rào cản khiên họ không nói

23

Trang 38

chuyện với con cái về các van đề sức khỏe sinh sản va tình duc Bên cạnh đó, những

người tham gia nghiên cứu cho răng hoạt động giao tiếp giao tiếp với trẻ em hoặc

cha mẹ bị cản trở bởi sự khác biệt giữa cha mẹ và con cái trong các khía cạnh khác

nhau của sự hiểu biết và phát triển về các van đề về tình dục Mặc dù phát hiện quantrọng nhất của nghiên cứu này là thanh thiếu niên muốn trao đổi với cha mẹ về cácvan dé tình dục và sinh sản và ngược lại nhưng khi xảy ra tương tác, cha mẹ tự théhiện mình là người có thâm quyén, do đó khiến con cái họ xấu hồ khi thảo luận các

van đề tình dục với họ VTN cũng thích nói chuyện với người lớn tuổi hơn như ông

bà vì họ bớt khắt khe hơn và tạo được cảm giác thoải mái khi trao đổi Con cái chorằng cha mẹ quá già và các cuộc trò chuyện về sức khỏe sinh sản và tình dục trở nênkhó xử và thiếu thành kiến Bên cạnh đó, một rào cản khác dé không thảo luận công

khai các vấn đề tình dục trong gia đình là sự hiện diện của anh chị em.

(Kegaugetswe Motsomi et al, 2016).

Một nghiên cứu thú vị của Kasiye và đồng nghiệp, 2014 tại Tây NamEthiopiacho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc trao đôi về SKSS giữa cha mẹvà con cái bao gồm khả năng đọc viết của mẹ, độ tuổi của con, nhận thức của convề tầm quan trọng của việc giao tiếp về SKSS và trải nghiệm quan hệ tình dục củacon Cụ thể, những học sinh mà mẹ có thể đọc và viết có nhiều khả năng trao đôivấn đề SKSS_ với cha mẹ của họ hon những học sinh có mẹ không biết đọc và viết.Học sinh lớp 12 ít giao tiếp hơn về vấn đề SKSS so với học sinh lớp 9 Nghiên cứuđưa ra lý giải răng điều này có thé là do cha mẹ nghĩ rằng con họ hiểu biết về các

van đề SKSS / SKTD và các van đề SKSS / SKTD được đưa ra ở trường và lớp 12

dành phan lớn thời gian dé đọc so với các bạn khác Những học sinh có quy mô giađình ít hơn ba thường ít giao tiếp hơn so với những học sinh có quy mô gia đình lớnhơn bảy Điều này có thể là do số lượng trẻ em tăng lên, các bậc cha mẹ quan tâmhơn và có truyền thông về các vấn đề SKSS so với quy mô gia đình nhỏ Học sinhnhận thức được tầm quan trọng của giáo duc SKSS có xu hướng trò chuyện với chamẹ nhiều hơn Những học sinh đã từng có thông tin về SKSS có nhiều khả năng

trao đôi các van đê vê SKSS với cha me của họ hơn những người chưa từng có

24

Trang 39

thông tin về SKSS Điều này có thé là do những người được hỏi có một số nhận

thức có thé háo hức hơn trong việc trao đối các van đề về SKSS / SKTD và thông

tin họ nhận được có thé mở đường cho việc bắt đầu truyền thông Nghiên cứu cũngtiết lộ răng những sinh viên đã từng quan hệ tinh dục có nhiều khả năng trao đồi vềcác van đề SKSS / SKTD với cha mẹ hơn những người chưa từng quan hệ tình dục

và điều này có thé là do lo sợ rủi ro đến từ thói quen quan hệ tinh dục và khám pha

của học sinh / thanh thiếu niên (Kasiye et al, 2014).

Susan Pick và Patricia Andrade Palos (1995) xem xét mức độ giao tiếp vềtình dục giữa cha mẹ và trẻ đã chỉ ra, người mẹ có mức độ giao tiếp với con nhiềuhơn người cha Bên cạnh đó, sự nhận thức của người cha đối với những nội dungtrao đôi với con khác với những nhận thức của trẻ (Andrade Palos, Pick de Weiss,

& Alvarez, 1995) Yếu tố giới cũng được nghiên cứu bởi Wilson và Koo (2010) tại

Mỹ với cỡ mẫu lớn cho thay là 829 ông bố và 1.113 bà mẹ có con từ 10 đến tuổi.Kết quả cho thấy, với cả con trai và con gái, các ông bồ ít trao đổi về chủ dé tinhdục hơn các bà mẹ Các ông bố cũng có mức độ thấp hơn về những đặc điểm tạo

điều kiện cho việc giao tiép về tinh duc như sự tự tin về bản thân và kỳ vọng cho

rằng nói chuyện với con cái về tình dục sẽ có kết quả tích cực So với cha mẹ củacon trai, cha mẹ của con gái (cả cha và mẹ) nói nhiều hơn về các chủ đề tình dục,quan tâm nhiều hơn đến những hậu quả có hại tiềm ấn của hoạt động tình dục vakhông đồng tình hơn với việc con họ quan hệ tình dục khi còn nhỏ Nguyên nhânđược đưa ra có thé phụ nữ thường phải chịu các kết quả bat lợi về SKSS / SKTDnhiều hơn so với nam giới và điều này buộc các bậc cha mẹ phải cung cấp nhiềuthông tin hơn cho con gái của họ Ngoài ra, bằng chứng cho thấy nam thanh thiếu

niên có ít động lực tìm kiếm thông tin như vậy từ cha mẹ hơn nữ cũng có thể giải

thích cho phát hiện nay (Wilson & Koo, 2010).

Nghiên cứu của Saada A Seif với việc sử dụng nén tang lý thuyết Kiếnthức, động lực, kĩ năng và hành vi (IMB) đã hỗ trợ cho cho nhiều nghiên cứu trướcđó rằng nhận thức của cha mẹ về khả năng nói chuyện với con của họ về các van dé

tình dục (HIV, sử dụng bao cao su) có liên quan đến giao tiếp giữa cha me và trẻ vị

25

Trang 40

thành niên Cha mẹ thiếu những kỹ năng nay và đó có thé là một trong những lý do

chính của việc ít hoặc không có cuộc thảo luận giữa cha mẹ va con cái Nghiên cứu

cũng ghi nhận mối quan hệ đáng kể tồn tại giữa động lực và thực hành giao tiếp

mặc dù nhóm tác giả đã đề xuất cần có những nghiên cứu sâu hon dé khám pha vai

trò của động lực trong thực hành giao tiếp (Saada A Seif, 2017)

Nghiên cứu “Nhận thức va kinh nghiệm cua thanh thiếu niên, cha mẹ và cánbộ quản lý trường học về truyền thông vị thành niên vị thành niên về các vấn đề tình

dục và SKSS ở thành thị và nông thôn Uganda” do nhóm tác giả Wilson Winstons

và đồng nghiệp thực hiện năm 2015 nhằm mô tả nhận thức của thanh thiếu niên, chamẹ và quản trị viên trường về truyền thông giữa cha mẹ và thanh thiếu niên về các

van dé tinh duc; mô tả nội dung của những giao tiếp như vậy và xác định các yếu tôảnh hưởng đến sự giao tiếp này Nghiên cứu được thực hiện giữa hai học sinh trunghọc thành thị và hai học sinh trung học cơ sở trong năm học thứ hai của họ Số liệu

được thu thập từ 11 cuộc thảo luận nhóm trong điểm và 10 cuộc phỏng vấn chính.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra răng sự ấm áp của cha mẹ và sự chấp nhận trẻ đượccoi là nền tảng cho một giao tiếp lành mạnh giữa người lớn và vị thành niên Yếu tốgiới cũng được tìm thấy là nhân tố ảnh hưởng tới việc trò chuyện giữa cha mẹ và

con cái về SKSS Thanh thiếu niên có khuynh hướng giao tiếp cởi mở và thường

xuyên hơn với các bà mẹ hơn là những người cha và có mối quan hệ thân thiết vớicác bà mẹ Theo nhận thức của nhiều thanh thiếu niên, hình ảnh người cha biểu hiện

cho sự nghiêm ngặt, đe dọa, không thể tiếp cận Trong khi nữ thanh thiếu niên có

khuynh hướng thảo luận các van đề tình dục với mẹ, thanh thiếu niên nam có xuhướng truyền thông ít hơn với tất cả mọi người về tình dục, mối quan hệ và bao cao

su (W Winstons et al, 2015)

Nghiên cứu của Hoang Bá Thịnh (2006) cũng cho thấy, mối quan hệ giữa

học vấn với cách ứng xử của cha mẹ với con cái trong lĩnh vực này cũng tươngquan thuận Học vấn càng cao thì cha mẹ càng nói kỹ càng với con về những vấn đềliên quan đến tuổi day thì (Hoàng Bá Thịnh, 2006).

26

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w