1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử tại tỉnh Quảng Nam

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN VĂN TÚ

CẢM NHAN HẠNH PHÚC CUA THANH NIÊN PHẬT TUTẠI TỈNH QUẢNG NAM

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN VĂN TÚ

TẠI TINH QUANG NAM

Luan van thac si chuyén nganh: Tam Ly Hoc

Mã số: 21035193

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa Các số liệu và kết quả nghiên cứutrong luận văn là trung thực chưa được ai công bố trong bất kì công trình

nghiên cứu khoa học nào khác.

Hà Nội ngày 16/11/2023Học Viên

Nguyễn Văn Tú

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa

Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại Học QuốcGia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập

và thực hiện luận văn cao học.

Bên cạnh đó, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Phạm Thị Thu Hoa,

người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong

suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng dé

hoàn thành luận văn cao học này.

Thành kính tri ân sâu sắc tới Sư phụ, ba mẹ đã luôn yêu thương chăm sóc tôi,

chư vị ân sư, gia đình, huynh đệ và thiện tín nam nữ Phật tử đã luôn cầu

nguyện cho tôi những điều tốt đẹp và ủng hộ tôi hoàn thành luận văn.

Thành kính niệm ân tới Thượng tọa TS Thích Quảng Tiến, Thượng tọa TS.

Thích Phước Đạt, Dai đức Th.s Thích An Tan, Đại đức Thích Thắng Thiện,cùng chư tôn thiền đức Trụ trì các tự viện tại tỉnh Quảng Nam đã bót chút thời

gian quý báu của minh dé giúp tôi có thêm nhiều nguồn tư liệu quý dé phục

vụ luận văn.

Cuối cing, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thanh thiếu niênPhật tử tỉnh Quảng Nam đã luôn giúp đỡ và đồng hành trong suốt quá trình

nghiên cứu thực tiễn để tôi có được những số liệu quý báu, góp phần quan

trọng vào việc luận văn được hoàn thành.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong

nhận được sự bồ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thay (cô) giáo dé đề

tài của tôi được hoàn thiện hơn Một lân nữa, tôi xin trân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC BÁNG

Bang 2.1 Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu - 2-2-2 + +£+££+£++£E£+E++£xezEerxees 44

Bảng 2.2 Kết quả kiểm định các tiêu thang đo sau khi loại biến . -. 52

Bảng 2.3 Cách thức quy đôi điểm của tiêu thang đo CNHP cảm xúc (EWB) 56

Bảng 2.4 Cách thức quy đổi điểm của tiểu thang đo CNHP tâm lý (PWB) 56

Bảng 2.5 Cách thức quy đôi điểm của tiêu thang đo CNHP xã hội (SWB) 57

Bang 3.1 Thực trạng biểu hiện CNHP của TINPT - - 2 2 E2E22EE£EEE2EEeExerrerrkere 60Bang 3.2 Biểu hiện CNHP về mặt cảm XÚC 2-2¿ 25t 2S£+EE‡EE2ESEEEEEEEEErrkrrrrrkees 61Bang 3.3 Biểu hiện CNHP về mặt tâm LY o c.ccsccccccsseessessesssessesssessessesssessessssssessesssessesseeases 62Bảng 3.4 Mức độ CNHP về mặt xã hội - 2-2-2 ©++©+++EEE£EEESEEESEEEEEEEErkrerkrrrkrr 65Bang 3.5 Mối tương quan giữa các mặt biéu hiện của CNHP -2- 2 +szzcxze: 67Bang 3.6 Mức độ CNHP của thanh niên Phat tử theo giới tính - - - 5 «+ ++<+s<+<++x++ 68Bang 3.7 Cảm nhận hạnh phúc theo quy y tam bảo - 5+ ++<£+2£++££+eeeeeeseesrs 69Bang 3.8 Cảm nhận phúc hạnh của thanh niên Phat tử theo độ 116) 70Bang 3.9 CNHP của Phật tử theo thời gian sinh hOạt - - G5 S5 3x 3s sseeeeeresersse 71Bang 3.10 Thực trang niềm tin tam bao của TNPT ccscsscssessessessesssessessessessesssesseeseeeses 72Bang 3.11 Tương quan giữa các mặt biểu hiện CNHP va niềm tin tam bảo của TNPT 73

Bảng 3.12 Thực trạng thực hành tâm linh của TTNP TỬ - - <6 +5 + EsskEsseeeeeresersse 74Bảng 3.13 Tương quan giữa các mặt biểu hiện CNHP và thực hành tâm linh của TNPT 76Bang 3.14 Thực trạng về thực hành ngũ giới của TNPT -2- s+++ze+zxezxezrxees 77Bảng 3.15 Tương quan giữa các mặt biểu hiện CNHP và thực hành ngũ giới của TNPT.79Bang 3.16 Kết quả phân tích hồi quy các yếu tổ anh hưởng đến CNHE - 79

Trang 6

Chữ viết tắt

GHPG VNTVTL

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Nội dung viết tat

Cảm nhận hạnh phúcThanh niên Phật tử

Điểm trung bìnhĐộ lệch chuẩn

Hạnh phúc

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tham van tâm lý

Trung học cơ sở

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CAC BANG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

MO DAU

T LY DO CHON DE TAL essessessessessessessesssessesssssessensssessnesnesscsussussuesussussnesussessessussusseeseesteaeeneeneess 42 MỤC DICH NGHIÊN COU vissescscscssssesvssscsssesssecssscsvsvsvcscscscscevscsvsvscsssscscacscsvsvsvsvsvssssecacavasseseees 53 ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CUU cssessessessessessesseesesseeseeseessesesessesecssesesessessessesessssnsaeceeseeseeanesneees 54 NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU veccccscscscsscscssssscscesevecscscscsvsscscscsvscsvsvsvsvsvsvesessacscsvsvsvsvsvsvevsesacavavseseees 6bŠ‹./(6.0./376./2066,/700nn®Aee - 66 GIOT HAN PHAM VI NGHIEN CUU 000000085 4a 67 CAU HOT NGHIEN CUU 00000 nMI 78 GIA THUYET KHOA HOC wissessessessesssssesssssssnessessessessssnesnesscsnssucsussucsucsucsuesussessussseacsesseaseasenes 7L2z(0/9)€03z/.1016://0806900 0000 nn8n8ea 710 ĐÓNG GOP CUA LUAN VAN vivcscscssesesssssssssssssssssscscssssscscscscsvavscscscsvsvsscscacavavavansescsesesssscacanes 82.108/-10/479/.1082.000 8 ee 8

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE CAM NHAN HANH PHUC CUA THANH

1989:7207 .ÔỎ 9

[IN\9)) (010/01 0)/€.//20090//0/)0/2)200000/0/n 9

1.1.1 Nghiên cứu về hạnh PRiic cecccccccccccccccsssssssssssesssssesssssssssssessssssssssestssssssisissnseseessesesee 9

1.1.2 Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc eccccccccccccccsccccsssccssssssscssssssssssssssssssssssssseseseee 14

1.1.3 Nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử 21

1.2 LÝ LUẬN VE CẢM NHAN HẠNH PHUC wissessessesssssessessesseesessesseeseeseeseeseeseeseeneeaeeaeeaeeneeaeeaeeass 23

BAN (8 1 0 7an nốốốe.H 23

1.2.2 Khái niệm cảm nhận hạnh Phuc s5: Sc+ccSe+rcrez+rkrirkkrrrrrrrrrrrrrks 26

1.2.3 Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc -cc-:+2tt2 22221111122222222r 27

1.3 LÝ LUẬN VE CẢM NHAN HẠNH PHÚC CUA THANH NIÊN PHẬT TỬ - e 29

L3.1 Thanh nién Phat an 291.3.2 Cam nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử - cccccccccsccrcses 34

Trang 8

1.3.3 Một số yếu tô ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử 39

TIEU KET CHUONG 1 0S n8- 42

CHƯƠNG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 TÔ CHỨC NGHIÊN CUU scssessessessessecsessesseesecsesseesecseesecsesscsesasesessessessesseesessseaeeseesseseensenees 432.1.1 Địa bàn nghiên cứu — Khách thể nghiên cứnu -cccccccccccccccccre 432.1.2 Các giai đoạn tiễn hành nghiên CU veces 452.2 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU.scssessessessessessessessesseesesseeseeseeseeseeseesesseeaeesesseeseeaeeseeatsateaenees 4ó2.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý ÏUẬN cccScccccereeerrrrrerrrierre 462.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tienes 472.2.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 57

TIEU KET CHUONG 2 ooessessessessessesseesesseeseeseeseesesseceseseeaeeaeeseeneeseeaeeaesaeeaeeaeeaeeneeaeeaeeaeeneeaeeaenss 59CHUONG 3: KET QUA NGHIEN CUU CAM NHAN HANH PHUC CUATHANH NIÊN PHẬT TỬ TINH QUANG NAM s-s<c-secssecsee 603.1 THUC TRANG MUC ĐỘ BIEU HIEN CẢM NHAN HẠNH PHÚC CUA THANH NIÊN PHẬT TỬTINH QUANG NAMM - sec kkE1 1k1 5 1111110 HT T TH TH TT TT TT Tra ó03.1.1 Mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc chung cua thanh niên Phật tử tinh60/7.71.I/ 00n01nỀ®e - 60

3.1.2 Mức độ hạnh phúc cảm xúc của thanh niên Phật tử tinh Quang Nam 61

3.1.3 Múc độ hạnh phúc tâm lý của thanh niên Phật tử tinh Quảng Nam 62

3.1.4 Mức độ hạnh phúc xã hội của thanh niên Phật tw tinh Quang Nam 65

3.2 TƯƠNG QUAN GIUA CÁC MAT BIEU HIỆN CUA CẢM NHAN HẠNH PHÚC - 67

3.3 MÚC ĐỘ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CUA THANH NIÊN PHẬT TỦ THEO CÁC BIEN NHÂN KHAU 68

3.3.1 Mức độ cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử theo giới tinh 68

3.3.2 Mức độ CNHP của thanh niên Phát tử quy y tam bảo -. 69

3.3.3 Mức độ CNHP của thanh niên Phật tử theo nhóm tuổi - 70

3.3.4 Mức độ cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử theo thời gian thamQUA SUNN OAL 0 Pnn8e8®h 71

3.4 MOT SỐ YEU TO ANH HUONG DEN CẢM NHẬN HANH PHÚC CUA THANH NIÊN PHẬT TỬ 72

3.4.1 Cam nhận hạnh phúc va niém tin tam bảo của thanh niên Phật tử 72

3.4.2 Cam nhận hạnh phúc và thực hành tâm linh của thanh niên Phật tw 74

Trang 9

3.4.3 Cảm nhận hạnh phúc và thực hành ngũ giới của thanh niên Phật tử 77

3.4.4 Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến CNHP của thanh niên Phật tử793.5 MO TA CHAN DUNG TÂM LÝ CUA THANH NIÊN PHẬT TỦỬ cằccccccccrccrererees 80

TIEU KET CHUONG 8 0N MaAd Ô 86

KET LUẬN — KHUYEN NGHL - << 5< 5° s£ sSseSs£ssSseEseEsEsessessee 87D KET LUANcossessessesseeseesesssssessesesessessessessessesucsnenscsucsessucssesessesseasesecsuesssssessnesesaeesessesaenseess 87

1.1 Về mặt lý luận -222222222222EE222222 211111121211211 re 871.2 /1 1 18 0Wn,(íccccc 872 KHUYEN NGHỊ St SH 1rey 88

2.1 Đối với thanh niên Phật tử -:-2225 ::22222222222222222222322222.211211 2112,.e 88

2.2 Đối với các cơ sở tự ViỆN 255- 22212221 89TÀI LIEU THAM KHẢO 2< s£s£ss©ss£se€Essevssezssezssezssee 91

1:80 " 92

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tại Sắc lệnh Luật số 50 ngày 9/10/1950, xuất hiện 6 chữ “Độc lập Tự do Hạnh phúc” lần đầu tiên đứng trang trọng giữa đầu Sắc lệnh Chủ tịch Hồ ChíMinh gọi đó là “ba chính sách đặc biệt của quốc gia, người cũng tuyên bố

-“Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh

hạnh phúc” Điều đó khăng định, ngoài yếu tố độc lập — tự do, Hồ chủ tịch đã

quan tâm nhiều đến vấn đề hạnh phúc của quốc gia” Hạnh phúc là mục tiêuquan trọng và là động lực đề xây dựng và phát triển đất nước cho đến ngày nay.Thế nhưng hạnh phúc không phải là một trải nghiệm mà mỗi người đều có giốngnhau Cảm nhận hạnh phúc (CNHP) của mỗi người mỗi khác, điều đó tùy thuộc

vào cách nhìn, cách sống va cách phản ứng của từng người với từng đối tượng

trong cuộc đời.

CNHP (well-being) là một khái niệm ngày càng thu hút sự quan tâm của

các nhà tâm lý học CNHP được định nghĩa là những đánh giá nhận thức và tình

cảm của một người về toàn bộ cuộc sống của họ Những đánh giá này bao gồmcác phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện cũng như các đánh giá nhận thức vềsự hài lòng và thỏa mãn Do đó, CNHP là một khái niệm rộng bao gom viéc trai

nghiệm những cam xúc va tâm trang dễ chịu ở mức độ cao, những cảm xúc và

tâm trạng tiêu cực ở mức độ thấp và sự hài lòng trong cuộc sống ở mức độ cao.”

(Ed Diener, Shigehiro Oishi, Richard E Lucas, 2000).

Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng tôn giáo và tâm linh có liên quan đến

nhiều chỉ số sức khỏe tâm thần của giới trẻ, trong đó có tác động làm giảm tỷ lệphạm pháp, sử dụng chất kích thích, mang thai, bạo lực, trầm cảm và tự từ ởthanh thiếu niên, đồng thời gia tăng ty lệ tập thé dục, thói quen ăn uống lànhmạnh và lái xe an toàn, cũng như một số ảnh hưởng khác (Kim va Esquivel,

2011; Yonker và cộng sự, 2012; Mahoney và cộng sự, 2006; King và Benson,

Trang 11

2006, Oman và Thoresen, 2006) Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng mốiliên hệ tích cực giữa tôn giáo, tâm linh va sức khoẻ tinh thần của gioi trẺ.

Thanh niên Phật tử là những người trẻ cùng có một niềm tin vào Phật giáo,

mang triết lý của Đức Phật ứng dụng vào cuộc đời để tạo thành lý tưởng sống.Họ là những người hướng thiện, duy trì đạo đức cơ bản của con người, biết làm

lành lánh dữ, biết vi lợi cho số đông Khi tiếp cận nền minh triết của đạo Phat,chắc chắn sẽ có những thay đổi về đời sống tinh thần và cảm nhận hạnh phúccủa họ Tác giả Đỗ Quang Hưng nhận định: “Riêng vấn dé tâm linh, tâm lý tinh

thân nội tại con người, thì có lẽ chỉ những tôn giáo như đạo Phật mới có khảnăng điều chỉnh sự cân bang, có thể giúp con người sống hài hoà trong thể giớinày” bởi Phật giáo là tôn giáo luôn chú trọng đến hoàn thiện phẩm hạnh va giátrị sống cho cuộc đời Tuy nhiên, nghiên cứu về đối tượng này ở Việt Nam còn

chưa nhiều.

Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Cảm nhận hạnh phúc của

thanh niên Phật tử tại tỉnh Quảng Nam” làm luận văn, với hy vọng sẽ có được

cái nhìn sâu sắc hơn về cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử, từ đó đềxuất các kiến nghị, chương trình hỗ trợ phù hợp nhằm tăng cường cảm nhận

hạnh phúc và nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên Phật tử.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng mức độ biểu hiện về cảm nhậnhạnh phúc của thanh niên Phật tử; các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnhphúc của thanh niên Phật tử; luận văn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng

cao chất lượng cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử.

3 Đối tượng nghiên cứu

Các mặt biểu hiện và mức độ biéu hiện cảm nhận hạnh phúc của thanh miên Phật

tử.

Trang 12

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúccủa thanh niên Phật tử; Xây dựng những khái niệm cơ bản của đề tài như: hạnh

phúc, thanh niên Phật tử, cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử, biểu hiện

và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử.

- Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện, mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc,yếu tô ảnh hưởng và một số phương pháp sử dụng khi gặp căng thắng của Thanh

niên Phật tử Tỉnh Quảng Nam.

- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cảm nhận hạnh phúc

cho đối tượng thanh niên Phật tử nói riêng và con người nói chung.5 Khách thể nghiên cứu

Khách thê nghiên cứu chính là 365 thanh niên Phật tử hiện đang sinh hoạt tại

các ngôi tự viện các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Khách thê bổ trợ là Chư tôn đức tăng ni dang hướng dan sinh hoạt giảng day

cho các thanh niên Phật tử trên địa bàn Tỉnh.6 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu

e Nội dung nghiên cứu:

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu và tìm hiểu cảm

nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử dưới 3 góc độ: Hạnh phúc cảm xúc, hạnh

phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội dựa trên quan điểm của Keys Có nhiều yếu tố

ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử nhưng chúng tôi chỉtập trung tìm hiểu các yêu tô chính đặc thù dựa trên khách thể như: Niềm tin tam

bảo ( Phật, pháp, tăng), Thực hành tâm linh (tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp

thoại ), và Thực hành ngũ giới.e Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ ngày 01/09/2022 đến 01/04/ 2023

e Địa bàn nghiên cứu

Trang 13

Nghiên cứu một số thanh niên Phật tử đang tu học và sinh hoạt tại: chùa

Từ Quang, chùa Đạo Nguyên, chùa Dương Đàn, chùa Dương Lâm, chùa

Đại An chùa Thái Bình, chùa Minh Tân, chùa Phú Thạnh, chùa Minh

Cam, chùa Trà Sơn, chùa Đông Yên, chùa Hòa Quang, chùa Phổ Quang,

chùa Minh Đức, chùa Linh Bửu ở tỉnh Quảng Nam.7 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử Tỉnh

Quảng Nam ở mức độ nào?

Có sự khác biệt giữa mức độ hạnh phúc của thanh niên Phật tử xét theo

biến nhân khẩu không?

Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên

Phật tử?

8 Gia thuyết khoa học

Các mặt biểu hiện CNHP của thanh niên Phật tử ở mức độ trung bình, có

moi tương quan thuận giữa các mat biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc

Có sự khác biệt giữa mức độ cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử

theo các biến nhân khâu.

Niềm tin tam bảo ( Phật, pháp, tăng), Thực hành tâm linh (tụng kinh, niệmPhật, nghe pháp thoại ) và thực hành ngũ giới có ảnh hưởng đến cảmnhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử, trong đó yếu tố thực hành tâm

linh có ảnh hưởng nhiều nhất đến cảm nhận hạnh phúc của thanh niên

Phật tử

9, Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp phỏng van sâu

+ Phương pháp điều tra bang bảng hỏi

Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trang 14

10 Đóng góp của luận văn

- _ Về mặt lý luận:

Trên cơ sở tiếp cận các nghiên cứu khác nhau về cảm nhận hạnh phúc,luận văn hệ thống hoá các lý luận liên quan Đồng thời xây dựng khái niệm vềcảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử nhằm cung cấp tài liệu tham khảo

cho các nghiên cứu có liên quan đến đối tượng là thanh niên, Phật tử- _ Về mặt thực tiễn:

Luận văn đã đánh giá được mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của

thanh niên Phật tử trên ba mặt: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và

hạnh phúc xã hội Luận văn cũng chỉ rõ mối tương quan giữa các mặt biểu

hiện của cảm nhận hạnh phúc; các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnhphúc của thanh niên Phật tử Tỉnh Quảng Nam Đồng thời, luận văn cũnggiúp hiểu rõ hơn về cách tôn giáo và tâm linh ảnh hưởng đến cảm nhận

hạnh phúc của thanh niên Phật tử Kết quả nghiên cứu góp phan thúc day sựhiểu biết về vai trò của niềm tin tôn giáo, thực hành tâm linh, và thực hành

đạo đức trong việc tạo ra hạnh phúc cá nhân.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:

Chương |: Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tửChương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 15

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CAM NHAN HẠNH PHÚC CUA

THANH NIÊN PHẬT TỬ

1.1 Tổng quan nghiên cứu van đề

Hạnh phúc là một khía cạnh phức tạp và đa chiều của cuộc sống con người,bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm văn hóa, tâm lý, và môi trường sống cụ

thể của từng giai đoạn lịch sử Với tính đa dạng và đa chiều của nó, hạnh phúckhông bao giờ có một định nghĩa chung và tuyệt đối Cảm nhận về hạnh phúc đãtrở thành một chủ đề nghiên cứu quan trọng và đa ngành, thu hút sự quan tâm

của nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học, triết học đến khoa học xã hội.

Hanh phúc thường được định nghĩa như một trạng thái tinh thần tích cực, trong

đó người ta cảm thấy hài lòng với cuộc sống và môi trường xung quanh họ Điềunày có thé bao gồm sự hài lòng với bản thân, thỏa mãn về mặt cảm xúc và gắnkết về mặt xã hội mà họ tham gia Tuy nhiên, vì con người trải qua nhiều biến

động và nhiều yếu tố ảnh hưởng nên cảm nhận về hạnh phúc cũng thay đổi theothời gian và hoàn cảnh nhất định.

1.1.1 Nghiên cứu về hạnh phúc

Quan điểm sơ khai về HP theo các Nho gia ở phương Đông, điển hình là

Không Tử và Mạnh Tử thì HP là lạc thú đạo đức, khát vọng đạo đức và sự trong

sáng đạo đức, điều này đóng vai trò cơ bản trong hướng dẫn và đánh giá cuộcsông của một cá nhân HP chủ yêu nằm ở niềm vui đạo đức, cuộc sông tốt đẹp làtất cả các mong muốn đều phải ràng buộc trong đạo đức HP lớn nhất của một

người không phải là đạt được quyên lực chính trị lớn nhất mà là nhận thức đượcsự trong sáng về mặt đạo đức của họ Đối với các nhà Nho giáo thì HP rất quantrọng, đóng vai trò quyết định dé đem lại một cuộc sống tốt đẹp (Luo, 2019)

Ở phương Tây, nhà Triết học Aristote nhận định HP thông qua tác phẩmĐạo đức học cua Nicomaque thì bản chất của HP bắt nguồn từ đức hạnh, đức

hạnh phat sinh ra hạnh phúc (Aristote, Dao đức học của Nicomaque, 1961).

Ong cho rang: Sự hoạt động của tâm hồn thích hợp với đức hạnh; và nếu có

Trang 16

nhiều đức hạnh, thì thích hợp với hạnh phúc tốt đẹp nhất và hoàn toàn nhất.

(Aristote, Dao đức học của Nicomaque, 1961).

Triết gia người Mỹ chuyên nghiên cứu kế thừa tư tưởng của Aristote, ôngMortimer Jerome Adler Trong tác phẩm Cùng suy nghĩ về những ý niệm lớnông nhận định rằng, đã có nhiều Triết gia nổi tiếng đồng quan điểm với Aristote

về HP như: “Pascal, nhiều thé ky sau nói, ‘Con người mong được hạnh phúc vàchỉ mong được hạnh phúc và không thể không mong được như vậy, và mong

hạnh phúc vì chính no.’ Và John Locke nói, ‘cai gì kích động những khao khát

của chúng ta?’ ‘Hanh phúc,” ông trả lời, “hạnh phúc và chỉ điều đó thdi’ Nó là

niềm vui tột bực mà con người đáng được hưởng” Rồi cuối cùng mãi về sau này

khi chúng ta đi xuyên qua vai thé kỷ, John Stuart Mill nói, ‘Hoc thuyết công lợicho răng hạnh phúc là đáng khao khát và rằng thứ duy nhất đáng khao khát như

cứu cánh chính là hạnh phúc, mọi thứ khác đáng khao khát chỉ là phương tiện.”

(Adler, 2019)

Những năm đầu thế kỉ XIX, một trong những đóng góp mang tính quyếtđịnh ảnh hưởng đến các công trình nghiên cứu HP ngày nay phải kế đến lĩnhvực Sinh lý, Y học Các nghiên cứu, phát minh mang tính khoa học về thần kinhđược thực hiện, các vấn đề liên quan đến não bộ được sáng tỏ Những phát hiện

có giá trị về ngành phẫu thuật thần kinh đã đóng góp một phần rất quan trọngcho việc nghiên cứu về HP Góp phần làm rõ hơn nguồn gốc HP và mở ra một

kỉ nguyên mới cho các nghiên cứu hạnh phúc dựa trên khoa học.

Phát hiện đầu tiên cho sự khám phá thần kinh năm 1873 của Bác sĩ, nhà

khoa học người Ý Camillo Golgi đó là phương pháp nhuộm mô thần kinh.

Phương pháp này dùng bạc nitrat nhuộm chọn lọc các tế bào thần kinh, quan sátdưới kính hiển vi có thé theo dõi cấu trúc của các tế bào thần kinh dé dàng Năm

1891, Santiago Ramon y Cajal, Bác sĩ người Tay Ban Nha đã dựa trên phương

pháp nhuộm này để xây dựng “học thuyết nơ-ron” Học thuyết này đã đem lại

Giải Nobel Sinh lý và Y học năm 1906 cho Cajal và Golgi Nghiên cứu mang

10

Trang 17

tầm ý nghĩa lớn cho các học thuyết hiện dai, trong đó nơ-ron là đơn vi cau tạo và

chức năng của hệ thần kinh, có chức năng dẫn truyền xung thần kinh và xử lý

thông tin (Theodore H Bullock, 2005)

Liên quan đến các chất hóa học bên trong não có thể kích hoạt hạnh phúcthì cuốn sách Habits of a Happy Brain: Retrain Your Brain to Boost Your

Serotonin, Dopamine, Oxytocin, & Endorphin của Tac gia Loretta Graziano

Breuning, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về các chất hóa học trongnão liên quan đến cảm nhận hạnh phúc đã được xuất bản vào năm 2015 Cuốn

sách của bà cung cấp đơn giản nội dung về vai trò của các chất: serotonin,dopamin, oxytocin và endorphin Từ đó huấn luyện não bộ trong vòng 45 ngàyđể việc kích hoạt các chất tạo ra HP dễ dàng hơn, tăng cảm giác hài lòng vàonhững lúc cần thiết (Breuning, 2015)

Nhằm phát huy nền tảng sẵn có, rất nhiều nghiên cứu về HP mở rộng ra các

khía cạnh mới Các nghiên cứu được tập trung đảo sâu các mối liên quan ảnhhưởng đến HP trong đời sống như: sức khỏe, tâm lý, văn hóa, tuổi thọ, tôn giáo.Đồng thời cũng có rất nhiều bản thiết kế nhăm cải thiện HP được ra đời và áp

dụng rộng rãi.

Nhà xã hội học người Hà Lan, ông Ruut Veenhoven chuyên gia về nghiên

cứu về hạnh phúc Ông được xem là “cha đỡ đầu của các nghiên cứu về hạnh

phúc”, ông cho rằng: “Hạnh phúc là phổ quát Tất cả mọi người đều có xu

hướng đánh giá mức độ họ thích cuộc sống mà họ đang sống và các điều kiện để

được hạnh phúc là khá giống nhau Tuy nhiên, có một số khác biệt về văn hóatrong niềm tin về hạnh phúc Hạnh phúc dựa trên sự thỏa mãn những nhu cầupho quát, hơn là đáp ứng những mong muốn tương đối về mặt văn hóa.

(Veenhoven, Is happiness relative?, 1991)

Trong nghiên cứu Life is Getting Better: Societal Evolution and Fit with

Human Nature nhằm khai thác mối quan hệ giữa HP va tuôi thọ Day là nghiêncứu cắt ngang ở 143 quốc gia, kéo dài từ năm 2000-2008 này, Ruut Veenhoven

II

Trang 18

nhận thấy: “Hạnh phúc báo hiệu rằng chúng ta đang hoạt động tốt và vì lý do đó,

hạnh phúc đi đôi với sức khỏe tốt, cả về tinh thần va thé chất Người hạnh phúcsông lâu hơn.”

Robert Waldinger, Giám đốc Nghiên cứu Harvard về Phát triển Ngườitrưởng thành, đã thực hiện nghiên cứu dài hơi theo chiều dọc trong 75 năm về

hạnh phúc và sức khỏe Nghiên cứu nay theo dõi 724 người trưởng thành từ các

nghề nghiệp khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy ba điểm chính về hạnh

phúc và sức khỏe con người: cô đơn có thê dẫn đến cái chết, chất lượng của các

mối quan hệ gần gũi ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thê chất, và thiền định

có thé mang lai sự hài lòng trong cuộc sống Đồng thời ông khang định, khoahọc và Phật giáo có cùng quan điểm cơ bản về giá trị hạnh phúc con người:

“Thoát khỏi cái tôi nhỏ bé là nguồn gốc của sự mãn nguyện và ý nghĩa hạnh

phúc” (Waldinger, 2015)

Tại Việt Nam, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số nghiên cứu vềhạnh phúc, đã tiếp cận được nhiều van đề cơ bản trong xã hội Những nghiêncứu này đã đóng góp vào việc hiểu sâu hơn về cảm nhận hạnh phúc ở cộng đồngViệt Nam và đã tạo ra những dấu vết mới trong cách tiếp cận và xây dựng đời

song tinh than tốt hơn cho người dân Việt Nam.

Hạnh phúc của người Việt Nam — Khái niệm, cách tiếp cận và chỉ số đánhgiá của tác giả Lê Ngọc Văn là một trong những tác pham đầu tiên nghiên cứukết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nghiên cứu về quan điểm hạnh phúc, hạnhphúc trong đời thực và chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam Nghiên cứu chỉ ra

rằng Việt Nam là quốc gia mà người dân ở đây khá lạc quan và yêu đời Họđánh giá tích cực về tất cả các lĩnh vực cơ bản trong cuộc sống, chỉ số hạnh phúc

chung đạt mức tương đối cao 6,477 điểm (thang điểm 10) Mối quan hệ gia đình,

họ hàng và cộng đồng xã hội vẫn chi phối mạnh mẽ đến hạnh phúc, mang tínhquyết định hạnh phúc đối với người Việt Nam Đây là nét thù, bản sắc của văn

hóa Việt Nam trong quan điểm về hạnh phúc.

12

Trang 19

Nghiên cứu về Quan niệm hạnh phúc cua sinh viên tại Hà Nội do LamThanh Bình, nghiên cứu nhằm phác thảo cấu trúc HP theo quan niệm của sinhviên dựa vào một số xu hướng lý thuyết trên thế giới Đồng thời đặt nền tảngcho các nghiên cứu HP trong tương lai của người Việt Nam Đối tượng tham gia

là các 315 sinh viên từ ba trường đại học tại Hà Nội: Đại học Công nghệ, Đại

học Quốc gia Hà Nội, Đại học Công đoàn và Học viện Phụ nữ Kết quả thuđược: Về mặt nghiên cứu lý luận cho thấy, HP chưa có phạm trù thống nhất vềkhái niệm, các khái niệm về HP có sự khác biệt tùy theo cách tiếp cận của tác

giả Có sự khác nhau về quan niệm HP giữa sinh viên thành thị và các vùngnông thôn Có sự khác biệt giới tính trong quan niệm HP giữa nam và nữ, về

hạnh phúc tinh thần và vật chất Phần lớn HP của sinh viên có mối quan hệ mật

thiết với gia đình bên cạnh đó các em chú trọng đến hạnh phúc vật chat hơn tinhthần (Lâm Thanh Bình, 2019)

Nghiên cứu của Dương Hữu Hanh với nhan đề Tac động của yếu tổ Tâm lýđến hạnh phúc của người lao động tại Tp HCM nhằm tìm hiểu các mỗi liên quangiữa yếu tố tâm lý và HP Đối tượng tham gia bao gồm những người lao động làmviệc tại các doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM Kết quả cho thấy có sự khác biệtvề HP liên quan đến trình độ học van, thu nhập, tôn giáo Sự lạc quan chiếm ưu

thế, kiên cường, sự tự tin vào năng lực bản thân và cuối cùng là sự hi vọng đều có

tác động đến HP của người lao động tại TpHCM (Dương Hữu Hanh, 2022)

Nhìn chung, trên thế giới hạnh phúc đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứuthực thụ, phát triển ở hầu hết các quốc gia lớn Lĩnh vực này đã xác định được

các đối tượng nghiên cứu, thuật ngữ, hệ thống khái niệm, cơ sở lý thuyết,phương pháp nghiên cứu một cách rõ ràng và khoa học Hạnh phúc được tiếpcận dưới nhiều góc nhìn từ triết học, xã hội hoc, cho đến tâm lý học, kính tế Những thành tựu đó đã đóng góp tích cực cho nền khoa học lý luận và thực tiễn

của nhân loại Tại Việt Nam, cho đến nay hạnh phúc được quan tâm nhiều

nhưng van còn khá khiêm tôn các công trình nghiên cứu vê hạnh phúc mang tính

13

Trang 20

bức pha Do là động lực dé các nhà nghiên cứu trong tương lai có nhiều khám

phá mới, quy mô hơn, chuyên sâu từng nhóm xã hội hơn

1.1.2 Nghiên cứu về Cảm nhận hạnh phúc

Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc (Subjective Well-being), thường đượcviết tắt là SWB, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với mục tiêu

khám phá và hiéu rõ hơn về khía cạnh này của cuộc sống con người.

Nghiên cứu đánh giá tổng hợp vào năm 1999 Subjective well-being: Threedecades of progree của Dinner và các cộng sự nhằm nâng cao một số kết luận liênquan đến CNHP và vạch ra hướng nghiên cứu trong tương lai: Đầu tiên, cần có sựđo lường tỉnh vi hơn Thứ hai, các thiết kế nghiên cứu phức tạp ngoài khảo sát cắt

ngang nên được sử dụng thường xuyên hơn như: xuyên văn hóa, theo chiều dọc,

mô hình nhân quả, lấy mẫu kinh nghiệm và các phương pháp thử nghiệm Thứ ba,

cần có nghiên cứu kiểm tra sự tương tác của các yếu tố nhân cách và môi trườngdù đã có nhiều nghiên cứu trên các tương quan của tính cách với CNHP Cần tìm

hiểu vai trò của tính cách trong việc hình thành hoàn cảnh sống của con người

cũng như tính cách khiến con người phản ứng khác nhau đối với cùng một hoàn

cảnh Cuối cùng, cần có những nghiên cứu về sự thích ứng của CNHP đối với cácđối tượng tội phạm, ngoại hình kém hấp dẫn, sức khỏe kém Đồng thời nghiêncứu nhấn mạnh răng: Người hạnh phúc có tính khí tích cực, có xu hướng nhìn vào

khía cạnh tươi sáng của mọi thứ và không suy nghĩ quá nhiều về những sự việctồi tệ, và đang sống trong một xã hội phát triển kinh tế, có những người bạn tâmgiao và sở hữu đầy đủ các nguồn lực dé đạt được tiễn bộ hướng tới các mục tiêu

có giá tri (Ed Diener E M., 1999)

Tác gia Corey L.M Keyes cho rang hạnh phúc chủ quan có thé được hiểunhư một trạng thái tinh thần mà người ta trải qua khi họ cảm nhận một sự tốt lành,thoải mái và niềm vui trong cuộc sông của họ Cảm nhận về hạnh phúc bao gồm

sự nhận thức và đánh giá cá nhân về cuộc sống của họ, bao gồm cả cảm xúc tích

cực vê cuộc sông và mức độ hài lòng vê cuộc sông của họ Keyes cũng nêu rõ

14

Trang 21

rằng cảm nhận về hạnh phúc là một chỉ báo quan trọng của sức khỏe tinh thần, và

nó có thé được thé hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sông cá nhân.Sức khỏe tinh thần được xem xét đưới góc độ tổng quan, nó bao gồm nhiều biểuhiện khác nhau của cảm nhận về hạnh phúc Ba khía cạnh quan trọng nhất củacảm nhận hạnh phúc là cảm xúc, mối quan hệ xã hội và tâm lý Keyes (2002) đã

đề xuất mô hình hạnh phúc cá nhân bao gồm sức khỏe tinh thần, cảm xúc tích cựcvà sự vận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội.

Xem xét thêm về van dé đo lường CNHP, Ed Dinner đã có những đề xuất

trong The Science of Well-Being: The Collected Works of Ed Diener: Cần phảicó đầy đủ thời gian thực nghiệm, việc kiểm tra và sàng lọc tâm lý rất quan trọng.Các thuộc tính tâm lý bé sung cần được khám phá, độ nhạy, thời gian phản hồi.

Xác thực các thang đo không tự báo cáo, nhận diện khuôn mặt, các biện pháp

phi ngôn ngữ khác Bên cạnh đó dé kiểm tra tính hợp lệ của thang do SWB cần

phải dựa trên nhiều phương pháp khác nhau (Dinner, 2009)

Việc đo lường trong CNHP bắt đầu bằng các thang đo với câu hỏi đơn giảnnhư “Bạn thấy hạnh phúc không?” với các tùy chọn phản hồi đơn giản thay đổitừ “rất hài lòng” đến “không hài lòng lắm” được áp dụng bởi các nhà Tâm lý

học George Gallup, Gerald Gurin, Hadley Cantril và các cộng sự trong cuộc

khảo sát toàn cầu về mức độ HP và sự hài lòng (Ed Diener S O., Subjective

Well-Being: The Science of Happiness and Life Satisfaction, 2012)

Những năm gần day, các nghiên cứu về CNHP càng được mở rộng và đisâu hơn vào các vấn đề liên quan đến CNHP như: độ tuôi, giới tính, văn hóa, sức

khỏe, thu nhập, tình trạng hôn nhân, cảm giác hài lòng, các nghiên cứu này đónggóp ý nghĩa quan trọng cho các nghiên cứu tương lai cũng như giúp chúng ta

hiểu biết hơn về CNHP và cách dé cải thiện chúng.

Bài báo có tên Cảm nhận hạnh phúc, sức khỏe và sự lão hóa nằm trong

chuỗi 5 bài báo về Lão hóa được đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet.com vào

thang 11 năm 2014 Đây là một nghiên cứu dir liệu của các Tác giả: Andrew

15

Trang 22

Steptoe, Angus Deaton, Arthur A Stone nhằm phân tích mối quan hệ giữaCNHP và sức khỏe thể chất Họ đã chọn lọc các nghiên cứu bằng tiếng Anh giaiđoạn từ 1/1/2000 đến 31/3/2012 và các kết luận được rút ra:

Hạnh phúc chủ quan và sức khỏe có liên quan chặt chẽ với nhau và mốiliên hệ này có thê ngày càng trở nên quan trọng ở những người lớn tuôi.

Những tiến bộ lớn trong việc đo lường và giải thích CNHP đã được thực

Ba thước đo: Đánh giá cuộc sống, trải nghiệm khoái lạc và ý nghĩa, đạidiện cho các khía cạnh khác nhau của trải nghiệm cuộc sống và có các yếutố liên quan riêng biệt.

Ở các quốc gia nói tiếng Anh có thu nhập cao, đánh giá cuộc sống giảmxuống ở tuổi trung niên và tăng lên ở tuôi già, nhưng mô hình chữ U khôngtồn tại ở ba khu vực khác (các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu,

Châu Phi cận Sahara và Mỹ Latinh và Caribe) nơi đánh giá cuộc sông giảmdan theo độ tuổi.

Ngoài các quốc gia nói tiếng Anh có thu nhập cao, lo lắng, thiếu hạnhphúc, nỗi đau thê xác tăng theo tuổi tác, trong khi sự tức giận và căng thang

giảm đi Ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, người cao tuổi thường thiệtthòi so với những người trẻ tuôi, đánh giá cuộc sống thấp, mức độ lo lắngcao, hạnh phúc thấp và nỗi đau thê xác.

Có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa sức khỏe thé chất và sức CNHP;băng chứng cho thấy CNHP có liên quan đến khả năng sống sót lâu hơn.

(Andrew Steptoe, 2014)

Nghiên cứu “Networks of Happiness: Applying a Network Approach to

Well-Being in the General Population” của Marianne van Woerkom va đồngnghiên cứu tai Dai học Mở, Ha Lan, công bố vào ngày 9 tháng 6 năm 2022,

nhăm điêu tra môi liên quan giữa các khía cạnh cua cảm nhận về hạnh phúc

(CNHP) trong dân số tổng quan, sử dụng phương pháp mạng lưới Nghiên cứu

16

Trang 23

sử dụng kỹ thuật lay mau trai nghiệm (ESM) với 151 người tham gia trong độ

tudi 18-65, thu thập dit liệu về suy nghĩ, cảm xúc và ngữ cảnh hàng ngày của họ

thông qua ứng dụng di động.

Kết quả chính của nghiên cứu bao gồm:

- Cảm xúc tích cực đóng vai trò quan trọng trong CNHP tam thời, đặc biệt là

cảm giác hài lòng Cảm xúc dễ chịu với mức độ kích hoạt thấp hơn có thểtác động tích cực đến CNHP tạm thời, băng cách kích thích các cảm xúctích cực như vui vẻ và đầy cảm hứng, và giảm mức cảm giác khó chịu như

chán nản.

- Cảm xúc tích cực kích thích cao thường xảy ra khi người tham gia ở cùng

với người khác, và điều này liên quan đến sự tràn đầy năng lượng và không

mệt mỏi Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng mệt mỏi thoáng

qua có thê ảnh hưởng đến CNHP tạm thời, đặc biệt khi có sự tương tác với

người khác Dé trải nghiệm hạnh phúc khi ở cùng với người khác, cần phải

tích cực tham gia vào tương tác và sử dụng năng lượng.

- Việc đáp ứng các nhu cầu tâm lý cơ bản đóng vai trò quan trọng trongCNHP, mặc dù nghiên cứu còn cần sự làm sáng tỏ về cách thức thay đổitừng khoảnh khắc trong việc đáp ứng các nhu cầu này và mối liên hệ với

các khía cạnh khác của hạnh phúc.

Nghiên cứu này đánh giá các mục tiêu và khía cạnh của CNHP, sử dụng

thang đo Likert 7 điểm, và đưa ra những phát hiện quan trọng về tác động củacảm xúc tích cực, tương tác xã hội và việc đáp ứng nhu cầu tâm lý cơ bản đối

với hạnh phúc cá nhân (Marianne van Woerkom, 2022)

Nghiên cứu của nhóm Judith Gliick, Nic M Weststrate, Andreas Scherpf

có tên Looking Beyond Linear: A Closer Examination of the Relationship

Between Wisdom and Wellbeing Với mục tiêu nhằm phân tích mối quan hệ

tương quan và mối quan hệ tam giác giữa trí tuệ và CNHP Mẫu gồm 155 người,

tudi từ 23-90, họ điền vào bảng hỏi và tham gia hai cuộc phỏng van, mỗi cuộc

17

Trang 24

dài 90 phút Các thang đo trí tuệ được sử dụng: Trí tuệ Berlin: là thước đo mở về

các thành phần nhận thức của trí tuệ; 3DWS là thước đo tự báo cáo bao gồm hai

thành phần: chiều nhận thức và phan xạ; ASTI là thước đo tự báo cáo về quan

niệm phi nhận thức của trí tuệ Còn CNHP được dùng thang đo 15 mục đánh giá

về sự hài long tạm thời của cuộc sống Tiếp theo là thang do Cantril dùng dé

nhận định các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người Cuối cùng làthang do gồm 18 mục của Keys Kết quả thu được cho thấy những người khônngoan luôn hạnh phúc, hài lòng và bình yên với bản thân và cuộc sống của họ.Ngay cả khi họ sẵn sàng nhìn vào những mặt tối tồn tại trong con người, họ vẫn

biết cách sống tốt và họ sống cuộc sông phù hợp với mình Và có một vài cá

nhân chưa đặc biệt khôn ngoan thì họ vẫn sống hạnh phúc và hài lòng với cuộc

sông của minh (Judith Gliick, 2022)

Ở Việt Nam, những năm về trước các nghiên cứu CNHP với số lượng tương

đối Một vài nghiên cứu điển hình tiên phong như: Nghiên cứu của tác giả Phan

Thị Mai Huong “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan cua người nông dan” năm2014; nghiên cứu “Thich ứng thang do hạnh phúc chu quan dành cho vị thành

niên ” của tác giả Trương Thị Khánh Hà năm 2015 Gần đây, chủ đề CNHP dầnđược quan tâm và nghiên cứu mở rộng trên nhiều đối tượng như sinh viên, học

sinh, gia đình, người làm công tác tâm lý Bên cạnh đó, các nghiên cứu chú trọng

tìm hiểu các mối quan hệ, các yếu tố ảnh hưởng đến CNHP.

Nghiên cứu về Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên do tác giả Hoàng Thị

Trang thực hiện vào năm 2015 nhằm xác định mức độ của các mặt biểu hiệnCNHP của sinh viên Tìm hiểu các yếu tố tác động, đề xuất các biện pháp nângcao CNHP cho sinh viên Đối tượng tham gia là sinh viên bao gồm: 188 sinh

viên các trường Đại học tại Hà Nội (trung tâm nội thành); 187 sinh viên các

trường Đại học tại Hải Phòng (nội và ngoại thành); 89 sinh viên Nghệ An hiện

đang theo học hệ tại chức tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà

Nội; 91 sinh viên Ha Giang hiện đang theo học hệ tại chức tại trường Dai học

18

Trang 25

Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội Bằng các phương pháp phỏng vấn sâu và

bảng hỏi, kết quả cho thấy: Phần lớn CNHP của sinh viên trên mức trung bìnhmà không bi ảnh hưởng về giới tính Có sự chênh lệch giữa các mặt biểu hiện,CNHP về mặt tâm lý chiếm ưu thế; Sinh viên nhóm tuổi 32-52 có mức cảmnhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về ba mặt cảm xúc, tâm lý, xã

hội ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất là sinh viên nhóm tuổi 21-23 Đặc biệtcó sự chênh lệch về CNHP giữa thành thị và nông thôn và các khu vực sống

khác (Hoàng Thị Trang, 2015)

Nghiên cứu trên đối tượng là người làm Tham van tâm lý, dé tài Cam nhận

hạnh phúc của người làm tâm lý tại Thành pho Hồ Chí Minh của tác giả HồTâm Đan Với mục đích nắm bắt thực trạng các mặt biểu hiện như: lòng biết ơn,

sự hài lòng cuộc sống, thái độ lạc quan Đồng thời tim hiểu mức độ CNHP của

người làm Tham vấn tâm lý tại Tp HCM để nâng cao CNHP ở đối tượng này.

Mẫu nghiên cứu gồm 60 người đang làm công tác TVTL tại TpHCM Khảo sátbằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu được áp dụng trong nghiên cứu này Kết quảnghiên cứu cho thay CNHP của người làm TVTL ở mức khá, các mặt biéu hiệncũng ở mức khá, riêng mặt phát triển bản thân đạt mức cao Tuy nhiên mặt làmtự chủ và làm chủ hoàn cảnh chưa cao, bị tác động bởi các đòi hỏi tiêu chuẩn

cần được đáp ứng dé có cuộc sông tốt hơn Có sự khác biệt giữa các nhóm làm

TVTL theo kinh nghiệm làm việc, còn độ tuổi, giới tính thì không có sự khác

biệt về CNHP Nghiên cứu đưa ra ba biện pháp nâng cao CNHP cho người làmTVTL: Nâng cao chất lượng đào tao, tham gia hoạt động giám sát định kỳ, bản

thân người làm TVTL cần ý thức chủ động tự chữa lành cho bản thân (Hồ Tâm

Đan, 2019)

Mối quan hệ giữa thực hiện quyên tham gia của học sinh Trung học cơ sở

và cảm nhận hạnh phúc của các em là nghiên cứu của nghiên cứu sinh Nguyễn

Thị Hồng vào năm 2012 Nghiên cứu này muốn làm rõ các góc cạnh khác nhau

giữa thực quyền tham gia và CNHP của học sinh THCS Đồng thời đưa ra các

19

Trang 26

phương án áp dụng tại môi trường giáo dục dé nâng cao CNHP của các em trong

khi thực hiện quyền tham gia của bản thân ở trường học Mẫu nghiên cứu có 881học sinh đang theo học cấp THCS, nghiên cứu trường hợp 2 em, phỏng van sâu4 em Kết qua: Về CNHP ở trường học: Phần lớn các em hài lòng về trường họcnhưng vẫn có một số em không muốn hoặc ít đến trường; Về CNHP chung trong

cuộc sống: Nhìn chung các em tương đối hạnh phúc, trải nghiệm các cảm xúctích cực chiếm ưu thé, khá hài lòng về cuộc sống Có mối liên hệ giữa thực hiệnquyền tham gia và CNHP của các em Việc thực hiện quyền tham gia mang lại

cho các em nhiều cảm xúc tích cực nhưng vẫn có một sỐ lượng nhất định các em

học sinh có cảm xúc tiêu cực khi thực hiện quyên Tương quan thận ở mức độ

trung bình và yếu giữa thực hiện quyền tham gia và CNHP của các em ở trường.(Nguyễn Thi Hong, 2021)

Nghiên cứu về mối quan hệ đến CNHP nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với

các bậc làm cha mẹ trong việc đem lại hạnh phúc cho con cái Nghiên cứu có tên

Moi quan hệ giữa hành vi lam cha me và cảm nhận hạnh phúc cua trẻ em cua

Lê Thị Thơm nhằm tìm ra mối quan hệ giữa CNHP và hành vi làm cha mẹ gópphần nâng cao CNHP cho các em Đối tượng tham gia là học sinh THCS và phụhuynh của các em gồm: 420 cha mẹ, 210 học sinh, phỏng van sâu 10 cha mẹ và5 học sinh Nghiên cứu chỉ ra, cha mẹ thấy rằng họ đã giáo dục con theo hướng

tích cực ở mức cao Ba khía cạnh hành vi: giám sát, kỉ luật không nhất quán vàhình phat thé chất thì cha mẹ đánh giá thấp Đánh giá về hành vi làm cha mẹ ở

các nhóm cha mẹ có sự khác biệt giữa địa bàn sinh sông, trình độ học vấn, giới

tính và thành tích học tập của con Ở các em, có sự khác biệt về CNHP theo lớpvà thành tích học tập, đánh giá về hạnh phúc cảm xúc có mức cao nhất Về mối

quan hệ giữa hành vi làm cha mẹ và cảm nhận hạnh phúc ở các em thì khía cạnh

cha mẹ tham gia cùng con và giáo dục con theo hướng tích cực tỉ lệ thuận với

CNHP Như vậy có thể xác định rằng, hành vi làm cha mẹ làm tăng hoặc giảm

cảm nhận hạnh phúc ở trẻ (Lê Thị Thơm, 2021)

20

Trang 27

Nghiên cứu tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến CNHP của tác giả

Nguyễn Thị Uyên với nhan đề Các yếu t6 ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúccủa học sinh Trung học phổ thông Thành phố Sơn La Nghiên cứu nhằm nhậndiện thực trạng CNHP của hoc sinh THPT Tp Sơn La, xem xét các yếu tố ảnhhưởng từ các biến nhân khẩu, các mỗi quan hệ, gia đình Từ đó đề xuất các

phương pháp cải thiện CNHP cho học sinh Khách thể nghiên cứu gồm các emhoc sinh được chọn ngẫu nhiên từ các khối 10,11,12 đại diện cho ba hệ thốngtrường học trên địa bàn Tp Sơn La Kết quả thu được: Mức độ CNHP của họcsinh THPT Tp Sơn La ở mức trung bình, các yêu tổ ảnh hưởng đến CNHP ở các

mức độ khác nhau Một số giả thuyết bị bác bỏ so với kết quả tập trung ở cácbiến nhân khẩu học: giới tính, vẻ bề ngoài, độ tuổi (Nguyễn Thị Uyên, 2022)

Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới về CNHP cho thấy sự tiến bộ vượt

bậc của các công trình mang tính thực nghiệm Không chỉ mở rộng về mặt khái

niệm mà các nghiên cứu đã tiến sâu hơn về các yếu tố tác động đến CNHP Songsong với việc nghiên cứu thì các câm nang, các phương pháp thực hành đã đượcra đời nhằm nâng cao hạnh phúc ngày một lan rộng và nhận được sự hưởng ứng

của mọi người Các nghiên cứu ở Việt Nam ngày càng đa dạng, không còn hạn

chế ở một mặt CNHP mà đã mở rộng các khía cạnh khác trong cuộc song lién

quan đến CNHP Điều này cho thấy, trong tương lai các nghiên cứu sé tiến thêmcác bước mới thú vị hơn ra đời như các cam nang, phương pháp nhằm nâng cao

hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

1.1.3 Nghiên cứu liên quan dén cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử

Nghiên cứu xuất hiện sớm có sự pha trộn nhiều tôn giáo: Phật giáo, Đạogiáo, Cơ đốc giáo, Vô thần với mong muốn tìm hiểu sự khác biệt giữa các tôngiáo đối với CNHP Nghiên cứu Religion and Subjective Well-Being: Western

and Eastern Religious Groups Achieved Subjective Well-Being in Different

Ways cua Yung-Jong Shiah, Frances Chang, Shih-Kuang Chiang, Wai-Cheong

Carl Tam Khách thé nghiên cứu gồm 451 người từ 17-73 tuổi, trong đó niềm tin

21

Trang 28

tôn giáo được phân bố: 10% Cơ đốc giáo, 20% Phật giáo, 25% Đạo giáo, 43%Vô thần Kết quả thu được đúng như dự đoán, Phật tử có mức CNHP cao nhất,tiếp theo là các Đạo sĩ , Vô thần và Cơ đốc giáo (Yung-Jong Shiah, 2014)

Một nghiên cứu đến từ Thái Lan, đất nước có truyền thống Phật giáo

Nguyên thủy lâu đời Nghiên cứu Observance of the Buddhist Five Precepts,

Subjective Wealth, and Happiness among Buddhists in Bangkok, Thailand của

Vanchai Ariyabuddhiphongs va Donnapat Jaiwong nhằm tim hiểu tác độngtrung gian giữa việc giàu có chủ quan đối với giữ gin Năm giới của Phat vaCNHP Đối tượng tham gia nghiên cứu là 400 Phật tử có độ tuôi từ 15-74 Phiếu

khảo sát được phát ngẫu nhiên tại một trung tâm mua sắm tại Bangkok và ngườitham gia hoàn toàn tự nguyện Kết quả nghiên cứu chỉ ra rang, việc giữ gin Năm

giới Phật giáo và hạnh phúc được trung gian bởi sự giàu có chủ quan, có của cải,

không mắc nợ và sống bằng nghề lương thiện Bên cạnh đó, nghiên cứu này bổ

sung thêm nhận định về CNHP Theo họ, CNHP bao gồm các lĩnh vực thỏa mãnvà hài lòng về cuộc sống, nắm bắt sự hài lòng với các khía cạnh khác nhau củacuộc sống cũng như sự hài lòng với cuộc sống nói chung Sự kết hợp của sự hàilòng trong một số lĩnh vực và sự hài lòng trong cuộc sống tạo ra mức độ tương

quan giữa giàu có và cảm nhận hạnh phúc lớn hơn so với các nghiên cứu trước.(Vanchai Ariyabuddhiphongs, 2010).

Dựa trên dòng ý tưởng nghiên cứu cua Vanchai Ariyabuddhiphongs va

Donnapat Jaiwong tại Thái Lan Nghiên cứu Relationship control between five

Precepts practice and adult happiness: The evidence of the survey in Viet Nam

do các tác giả Nguyễn Nghị Thanh, Đỗ Thu Hương, Nguyễn Thị Hợp, Phương

Hữu Tùng, với mục đích nhằm tìm hiểu vai trò thực hành chánh niệm như mộtyếu tố điều hòa giữa việc tuân giữ Năm giới và CNHP của người trưởng thànhtại Việt Nam Mẫu khảo sát là 200 người được chọn lựa từ các Phật tử cao tuôi

đi chùa đã tham gia thực tập chánh niệm có sự hướng dẫn và có tuân giữ Năm

giới Kết quả thu được thấy răng, chánh niệm làm trung gian cho việc tuân giữ

22

Trang 29

Năm giới và CNHP Đồng thời việc thực hành chánh niệm thường xuyên làm

gia tăng CNHP Từ đó, nhóm đưa ra kết luận, việc thực hành các giáo lý Phậtgiáo có mối quan hệ đáng kê đến CNHP (Nguyễn Nghị Thanh, 2021)

Tại Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Phong (2022) về đề tài

Mindfulness meditation moderates the relationship between five prohibitions ofBuddhism and subjective wellbeing: A survey of Vietnamese adult dugc thuc

hiện thông qua khảo sát cắt ngang lay 200 mẫu người trưởng thành là Phat tử.Kết quả cho thấy có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa việc thực hànhchánh niệm, thực hành ngũ giới, và hạnh phúc chủ quan Đặc biệt, thiền chánh

niệm có tác dụng điều hòa biến giữa thực hành ngũ giới và cảm nhận hạnh phúc.Tóm lại, thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến

cảm nhận nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử, chúng tôi nhận thấy rằng,

phần lớn các nghiên cứu đều tập trung ở sự khác biệt giữa các tôn giáo lớn trên

thé giới đối với CNHP va các yếu tố tác động Một số nghiên cứu về trẻ em,thanh thiếu niên và CNHP nhìn chung vẫn tập trung ở các nước có truyền thongThiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo Các nghiên cứu riêng biệt về Phật

giáo và CNHP khá ít và thường tập trung ở các nước phương Đông Tuy nhiên,

các nghiên cứu này còn mang tính đại trà chưa khai thác trên một đối tượng cụthê là thanh niên Phật tử Ở Việt Nam các nghiên cứu này hầu như chưa có Đâylà những khoảng trống cần những nghiên cứu sâu.

1.2 Lý luận về cảm nhận hạnh phúc

1.2.1.Khái niệm Hạnh phúc

Hạnh phúc là một khía cạnh không thê thiếu trong cuộc sống con người,đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một cuộc sống thăng hoa, viên mãnvà có liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau Hạnh phúc được đặc trưng bởikhả năng làm việc hiệu quả, duy trì mối quan hệ tích cực và trải nghiệm các cảm

xúc tích cực của con người Trong suốt hàng ngàn năm, hạnh phúc của conngười đã là một đề tài quan trọng trong triết học và tôn giáo Các triết gia và nhà

23

Trang 30

tư tưởng nổi tiếng như Aristotle, Khong Tử, Đức Phật và nhiều người khác đã

nghiên cứu và trình bày quan điểm cá nhân về hạnh phúc Họ đã xem xét hạnh

phúc như một yếu tổ quan trọng góp phan tạo nên một cuộc sống tốt đẹp và có ý

Hạnh phúc theo quan điểm của Đức Phật chia làm nhiều cấp bậc phù hợp

với các đệ tử của ngài Ngoài trạng thái Niết Bàn, hạnh phúc siêu việt, tự dotuyệt đối với các đệ tử xuất gia, Ngài có những giáo lý phù hợp với đời sống thếtục của Phật tử tại gia Điển hình trong các bản kinh Tang chi bộ, phẩm Nghiệp

công đức và Trở thành giàu giảng cho ông Cắp-cô-độc: “Có bốn loại hạnh phúcvật chất mà người sống trong gia đình được hưởng thỉnh thoảng và tùy cơ hội đólà HP có vật sở hữu, HP có tài sản, HP không nợ nan và HP không bị khiển

trách” (Thích Minh Châu, 1996) Trong bốn loại HP trên, ba loại đầu tiên thuộc

về vật chất, loại thứ tư thuộc tỉnh thần, nó được phát sinh từ đời sống trong sạch,

lương thiện chú trọng đến giá trị con người Đối với Đức Phật, không có thứ HP

nào bằng sự an tịnh trong tâm hồn (Tạ Chí Hong, 2003).

Theo quan diém cua Aristote, hanh phúc là có một cuộc sống tốt, tức là mộtcuộc sống thỏa mãn nhu cau bản năng và nhu cầu tinh than của con người, trongđó nhu cầu tinh thần mang tính quyết định bởi nó thỏa mãn chức năng đặc trưng

của con người Ông khăng định rằng hạnh phúc không thê chỉ có do sự thỏa mãn

lạc thú mà nằm ở những hình thức khác nhau của hoạt động hợp với đức hạnh.

Hạnh phúc là mục đích tối cao mà con người luôn hướng tới, là hoạt động của

tâm hồn phù hợp đức hạnh Dé có được hạnh phúc con người cần có sự hiểu biếtvề đức hạnh và hành động phù hợp với chúng; và để làm được điều đó, conngười còn phải có tài sản và tình bằng hữu (Aristote, Đạo đức học của

Nicomaque, 1961)

Quan điểm hiện đại về hạnh phúc dang trải qua một quá trình không ngừng

phát triển, nó đã vượt ra khỏi phạm vi của triết học để lan rộng sang nhiều lĩnh

vực khoa học khác Đặc biệt, sự phát triên này tập trung vào việc nghiên cứu và

24

Trang 31

phân tích chi tiết các yếu tố cầu thành hạnh phúc Các nghiên cứu này chủ yếu

dựa trên phương pháp thực nghiệm và sử dụng các phương pháp định lượng déđánh giá và hiểu rõ hơn về khái niệm này Tuy nhiên, việc đạt được một sựthống nhất về khái niệm hạnh phúc vẫn đang trong quá trình xây dựng do tiếpcận từ nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau (Dodge, 2012)

Martin Seligman (2002), một trong những nhà tâm lý học hàng đầu vàđược biết đến như là người sáng lập của Tâm lý học tích cực, đã đưa ra địnhnghĩa về hạnh phúc như sau: "Hạnh phúc là sự kết hợp của một cuộc sống cóniềm vui, có sự tham gia một cách tích cực và có đầy đủ ý nghĩa cuộc sống”.

Giáo sư Tâm lý học tại Đại hoc California, Bà Sonja Lyubomirsky tác giả của

cuốn sách Mật mã hạnh phúc đã phát biểu rằng: “Hạnh phúc là trạng thái tinhthần xuất phát từ việc trải nghiệm cảm xúc tích cực, bao gồm niềm vui, sự hài

lòng và các cảm xúc tích cực trong cuộc sông, cùng với cảm giác rằng cuộc sông

của người đó có ý nghĩa và giá trị, bao gồm sự hài lòng với tình huống hiện tạivà hy vọng tích cực về tương lai” (Lyubomirsky, 2021).

Tác giả Lê Ngọc Vân trong tác phẩm Hạnh phúc của người Việt Nam:“Hạnh phúc là mức độ hài lòng của một người về cuộc sống của mình xét trêntong thé Mức độ hạnh phúc của người dân được đánh giá qua ba lĩnh vực gồm:

Sự hài lòng về đời sống kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; Sự hài lòng về

quan hệ gia đình - xã hội: Sự hài lòng về cá nhân” (Lê Ngọc Vân, 2019).

Như vậy, với các cách tiếp cận khác nhau, chủ dé hạnh phúc được khai thácđa dang và phong phú có cái nhìn toàn diện về tat cả các yếu tô sinh học, nhân

cách, môi trường sống cũng như các yêu tô có liên quan khác Hạnh phúc khôngthé hiện chỉ một khía cạnh cụ thé mà nó là sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tốtrong cuộc sống của con người Dé định nghĩa hạnh phúc, chúng ta phải xem xétkhông chỉ cảm xúc tích cực mà còn cả sự hài lòng về môi trường sống, quan hệxã hội, tình hình kinh tế, và ý nghĩa của cuộc sống Hạnh phúc là sự kết hợp của

niêm vui, sự tham gia tích cực, môi quan hệ tot đẹp, và ý nghĩa trong cuộc sông.

25

Trang 32

1.2.2 Khái niệm cam nhận hạnh phúc

Các lý thuyết sơ khai về Cảm Nhận Hạnh Phúc đóng vai trò quan trọngtrong việc xây dựng cơ sở nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứukhoa học CNHP Điểm qua các khái niệm quan trọng trong gian đoạn Thế kỉ XXđến nay, một số khái niệm điển hình như của Ed Diener: “Hanh phúc chủ quan

được định nghĩa là những đánh giá nhận thức và tình cảm của một người vềtoàn bộ cuộc sống của họ Những đánh giá này bao gồm các phản ứng cảm xúcđối với các sự kiện cũng như các đánh giá nhận thức về sự hài lòng và thỏa

mãn Do đó, hạnh phúc chủ quan là một khái niệm rộng bao gôm việc trải

nghiệm những cảm xúc và tâm trạng dễ chịu ở mức độ cao, những cảm xúc và

tâm trạng tiêu cực ở mức độ thấp và sự hài lòng trong cuộc sống ở mức độ

cao.” (Ed Diener S O., Subjective Well-Being: The Science of Happiness andLife Satisfaction, 2000)

Chu Kim-Prieto và các cộng sự cho rang: “Hạnh phúc chủ quan bao gom

một loạt các thành phân, chẳng hạn như hạnh phúc, sự hài long trong cuộc

song, sự cân bằng khoái lạc, sự thỏa mãn và căng thang, dong thời nắm giữ sựđánh giá cốt lõi về tình cảm và nhận thức về cuộc sống của một người ” (Chu

Kim-Prieto, 2005)

Daniel Kahneman, Nhà Tâm lý học hiện dai người Mỹ gốc Irael phát biểu

về hạnh phúc chủ quan: “nhéing gi tôi dang trải nghiệm, ngay tại đây và ngaylúc này, nhưng cũng nói rằng, trên thực tế, con người theo đuổi sự hài lòng

trong cuộc sống, điều có liên quan nhiêu đến tiêu chuẩn xã hội - như đạt được

mục tiêu, hay đáp ứng những kỳ vọng ” (Kahneman, 2018)

Nghiên cứu CNHP trải qua nhiều giai đoạn với các nghiên cứu mang tínhkhoa học hỗ trợ cho con người nâng cao hạnh phúc bản thân Khi tìm hiểu cácnghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, tùy góc độ tiếp cận CNHP của tác giả màcác khái niệm cũng lần lượt ra đời Vì thế, khái niệm CNHP luôn có sự khác biệt

26

Trang 33

giữa các trường phái, các nhà nghiên cứu Hiện tại, vẫn chưa có một khái niệm

chung về CNHP.

Khái nệm CNHP (Subjective well-being) của nhà Xã hội học, Tâm lý hocngười My Corey Lee M Keyes là “sự nhận thức và đánh giá cua cá nhân với

cuộc sống của mình, về các trạng thái cảm xúc, các chức năng tâm lý và chức

năng xã hội của bản than.” (Keyes C L., 1998; 2002)

Qua tìm hiểu khái niệm CNHP, tuy là có các quan điểm khác nhau đến từcác nhà nghiên cứu nhưng nhìn chung các khái niệm vẫn xoay quanh một số

điểm chính:

- CNHP tập trung đến các mặt của cuộc sống một cá nhân, mang tính chủ

- CNHP được xem xét tập trung ở nhận thức, trạng thái cảm xúc, quan hệ xã

hội và sự hài lòng cuộc sống.

- CNHP sẽ được kích hoạt và phát triển khi cá nhân nhận thức, cân bằngđược những trải nghiệm tích cực, tiêu cực Đồng thời đáp ứng được cácnhư cầu cần thiết để có sự hài lòng cuộc sống theo cách riêng của họ.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của các tác giả về cảm nhận hạnh

phúc, chúng tôi đồng ý với quan điểm về cảm nhận hạnh phúc của tác giả Corey

Lee M Keyes Theo đó, cảm nhận hạnh phúc là sự tw nhận thức, tự đánh gia

chủ quan của cá nhân về mức độ hài lòng trong cuộc sống về mặt cam xúc vàvận hành tốt các chức năng tâm lý, xã hội.

1.2.3 Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc

Theo Diener thì CNHP biểu hiện qua ba mặt: Tâm trạng và cảm xúc tích

cực ở mức độ cao, tâm trạng và cảm xúc tiêu cực ở mức thấp, sự hài lòng cuộc

song cũng ở mức cao (Ed Diener S O., Subjective Well-Being: The Science of

Happiness and Life Satisfaction, 2009)

Badburn đề xuất răng hạnh phúc bao gồm hai thành phan có thé tách rời đó

là ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực (M.Bradburn, 1969)

27

Trang 34

Carol D Ryff và Burton Singer đưa ra các thành phần CNHP bao gồm:

- Tu chấp nhận (Self-Acceptance): Có thái độ tích cực với bản thân, chấpnhận các khía cạnh xấu/tốt của mình, luôn nghĩ tích cực về những gì đã

- Quan hệ tích cực với người khác (Positive Relations with Others): Có mối

quan hệ ấm áp, tin cậy, quan tâm đến hạnh phúc của người khác; khả năngđồng cảm cao, hiểu được sự cho nhận trong các mối quan hệ giữa con

người với nhau.

- Quyén tu chu (Autonomy):Tu quyét định và độc lập; có thể chống lại áp lựcxã hội dé suy nghĩ và hành động theo những cách nhất định Điều chỉnhhành vi từ bên trong, đánh giá bản thân theo tiêu chuẩn cá nhân.

- Lam chủ môi trường (Environmental Mastery): Có ý thức va năng lực quản

lý môi trường, kiểm soát các hoạt động phức tạp bên ngoài; tận dụng các

mỗi quan hệ xung quanh, có thé tạo điều kiện phù hợp với nhu cầu và giá

trị bản thân.

- Mục đích trong cuộc sống (Purpose in Life): Có mục tiêu trong cuộc sốngvà ý thức định hướng, cảm thấy có ý nghĩa với cuộc sông hiện tại và quákhứ Luôn giữ niềm tin, mục đích sống.

- Phát triển cá nhân (Personal Growth): Luôn thấy bản thân dang phát triểnvà muốn phát triển hơn nữa Mong chờ các trải nghiệm mới, ý thức đượctiềm năng bản thân; nhận thấy sự cải thiện theo cách hiểu biết bản thân và

có hiệu quả hơn (Singer, 2002)

Trong phạm vi của nghiên cứu nay, chúng tôi nghiên cứu CNHP dựa trên

mô hình ba thành phần của Corey Lee M Keyes được dé xuất trong nghiên cứu

The Mental Health Continuum: From Languishing to Flourishing in Life Bao

- Cam nhận hạnh phúc xã hội (Social well-being): Là mức độ ma cá nhân

thấy mình vận hành và phát triển trong xã hội thông qua các khía cạnh như:

28

Trang 35

Sự chấp nhận của xã hội, hiện thực hóa xã hội, đóng góp cho xã hội, sự gắn

kết, sự hòa nhập.

- Cảm nhận hạnh phúc cảm xúc (Emotionalwell-being): Đánh giá tổng thé

các cảm xúc tích cực, sự hài lòng trong cuộc sống của mỗi cá nhân.

- Cam nhận hạnh phúc tâm lý (Psychological well-being): Là mức độ phat

triển trong cuộc sống cá nhân thông qua 6 khía cạnh mà Ryff và Keyes đãđề xuất (Carol D Ryff, 1995): Tự chấp nhận, quan hệ tích cực với ngườikhác, quyền tự chủ, làm chủ môi trường, mục đích trong cuộc sống, pháttrién cá nhân (Keyes C L., 2002)

Có thé thay, theo Keyes thì CNHP được nhìn nhận trên ba thành tố: xã hội,

cảm xúc và tâm lý Đây là một cấu trúc chặt chẽ của mô hình CNHP đã khaithác các khía cạnh quan trọng trong đời sống của một cá nhân Đồng thời xemxét sự tác động qua lại và gan kết của ba thành tố tạo nên sự hòa hợp và phát

triển của cá nhân mà không tách rời xã hội.

1.3 Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của thanh niên Phật tử

1.3.1 Thanh niên Phật tw

1.3.1.1, Khái niệm Phật tử

Định nghĩa tín đồ được quy định tại Khoản 6 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn

giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó: Tin đồ là người tin theomột tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận Phật tử là tín đồ của Phật

Trong kinh tạng Nikaya, Đức Phật cũng từng nhắc đến người Phật tử vàtiêu chí dé nhận là một người Phật tử đầy đủ giới hạnh: “Một thời, Thé Tôn trúgiữa dân chúng Sakka, trong khu vườn cây bàng Roi Mahànàma di đến danh lễ,bạch Đức Thế Tôn: Cho đến thé nào, bạch Thế Tôn, là người Phật tử?

Ai quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng Cho đến như vậy, này Mahànàma,

là người Phát tử.

Cho đến thé nào, bạch Thé Tôn, là người Phật tử day đủ giới?

29

Trang 36

Này Mahànàma, người Phật tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từbỏ tà hạnh, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say ruou.

Cho đến như vậy, này Mahanama, là người Phật tử day đủ giới (Trong

Dai tạng kinh Việt Nam, Tương Ung Bộ V, chương 11, phẩm Phước đức sung

mãn, phan Mahànàma, NXB Tôn Giáo, 2002, tr, 574.)

Trong hiến chương giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định về Phật tử có phầnrộng mở hơn: “Chương X, Điều 60: “Tín đồ cư sĩ Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt

Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý đức Phật và tùy

khả năng, tự nguyện thọ trì giới luật Phật chế” Nếu xem xét dưới góc độ hiến

chương của giáo hội, đối tượng Phật tử bao gồm nhiều thành phan hơn:

Thứ nhất, Phật tử là đối tượng thường xuyên tham gia tu học tại chùa,

được học tập giáo lý, đã quy y tam bảo, thực hành ngũ giới Hiển nhiên nhữngđối tượng này đã có Pháp danh và được lưu trữ thông tin một cách chính thức tại

cơ sở sinh hoạt.

Thứ hai, người Phật tử chưa quy y tam bảo, nhưng vẫn thường xuyên thực

hiện các Phật sự như một người Phật tử khi tham gia sinh hoạt tại chùa, các côngtác từ thiện xã hội dưới sự sự chỉ đạo của Giáo hội.

Thứ ba, Phật tử là những người nghiên cứu, tìm hiểu và yêu mến đạo Phật,muốn thực hành đạo Phật dé giải quyết nỗi khổ niềm dau trong cuộc đời theo

thiết phải có pháp danh họ cũng vẫn là Phật tử”.

30

Trang 37

Theo Phật quang đại từ điển thuật ngữ “ Phật tử” phạm: Buddha-putra.Pali: Buddha-putta Pham Phương tiện kinh Pháp Hoa giải nghĩa Phát tir là

Người tin và nhận theo giáo pháp của Phật, thừa kế gia nghiệp của Ngài, tức làngười mong câu thành Phật để làm cho hạt giống Phật không dứt mat DiệuPháp Liên Hoa kinh văn cú quyên 9 cho răng: “ Phật tr còn có nghĩa chỉ cho

hết thay chúng sinh Chúng sinh thuận theo Phật, sự nhớ nghĩ của Phật đối vớichúng sinh cũng giống như cha mẹ thương nhớ con cái; vả lại, chúng sinh vốncó tính Phật, có khả năng thành Phật, vì thé goi chung sinh là Phát tứ (Thich

Thanh Kiém, 1990)” Hiéu theo nghĩa rộng, hé ai tin theo Phat pháp, thọ nhận

và hành trì theo Phật thì đều có thể gọi người đó là Phật tử Dựa trên quan điểmnay, chúng ta có thé thấy răng Phật tử không nhất thiết phải là người đã quy y

tam bảo, phải có pháp danh họ mới trở thành Phật tử.

Trong phạm vi dé tài này, dé làm sáng tỏ những giá trị thực thụ của đối

tượng Phật tử thuần đạo Phật theo lời Đức Phật dạy, chúng tôi tiếp cận với quanđiểm: Phật tử là những công dân, tham gia đây đủ đời sống ở thé tục, trách

nhiệm xã hội nhưng có cảm tình, đặt niềm tin nơi đạo Phật, áp dụng Phậtpháp vào đời sống hằng ngày, không nhất thiết phải quy y tam bảo và thọ trì 5

nguyên tắc đạo đức Phật giáo.

1.3.1.2 Khái niệm thanh niên

® Thanh niên: Thanh niên là một bộ phan quan trọng của xã hội, giữ vai trò

tạo ra sức mạnh cho quốc gia, là một trong những nhân tố quyết định đến

tương lai của đất nước Tuy nhiên thanh niên là độ tuổi đang trong quá

trình chuyền tiếp từ thời học sinh sang giai đoạn sinh viên, người lao động,có nhiều biến đổi về sự phát triển tâm sinh lý và từng bước 6n định về mặtnhân cách Chính vì thế, thanh niên tồn tại với tư cách là lứa tuổi đặc biệtvà có nhiều nhiều đóng góp cho xã hội Theo quy định tại điều 1, Luật

Thanh niên 2020, thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30

3l

Trang 38

tudi Như vậy, trong khuôn khổ đề tài này xác định: Thanh niên là công dâncó độ tudi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

1.3.1.3 Khái niệm thanh niên Phát tử

Dựa trên khái nệm Thanh niên và Phật tử, chúng tôi hiểu khái niệm thanh

niên Phật tử như sau: Thanh niên Phật tử là những công dân từ độ tuổi 16-30,tham gia day đủ đời sống ở thé tục, trách nhiệm xã hội nhưng có cảm tình,

đặt niềm tin nơi đạo Phật, áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày, không

nhất thiết phải quy y tam bảo và phát nguyện thọ trì 5 nguyên tắc đạo đức

Phật giáo.

1.3.1.4 Điểm noi bật của thanh niên Phật tử Việt Nam

Khi đề cập đến tầng lớp thanh niên theo đạo Phật Việt Nam, bên cạnh khái

niệm thanh niên Phật tử còn có khái niệm tuổi trẻ Phật tử “Tuổi trẻ Phật tử làmột người dân Việt trẻ tuổi có tôn giáo là đạo Phát đang lớn lên trên xứ mìnhhay xứ người (nước ngoài) Tuổi trẻ Phật tử Việt Nam từ căn bản là một thành

viên cua dân tộc, cùng thừa hưởng những vinh quang hay chịu đựng những cay

dang của cộng dong Bên cạnh là một người mang đây đủ yếu tính của một côngdân bình thường, tuổi trẻ Phật tử còn có thêm đời sống tâm linh, một đức tin tôngiáo, một sự gắn bó và hướng về nếp nghĩ, thái độ, lối sống của một người theo

đạo Phat’ (Lê Mạnh That, 2005) Trong bối cảnh Việt Nam hiện đại, những

người trẻ tuổi tìm đến Phật giáo đó là nhu cầu rất bình thường, bởi lẽ chitc năng

an định tinh than của Phật giáo cũng đã được thể hiện ở sự mang lại trạng tháitinh than an lạc, bình an, giải tod stress, thoải mdi và giải tod những lo lắng,

phiên muộn các van dé tran thé và cuộc sống sau khi mat ( Nguyễn Thi Minh

Ngọc, Văn Thị Thanh Bình, 2021).

Cùng với đó, tuôi trẻ là đối tượng được các cấp lãnh đạo trung ương giáohội Phật giáo quan tâm từ lâu Dưới sự điều hành của Hội đồng trị sự Giáo Hội

Phật Giáo Việt Nam, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương thành lập bốn phân

ban chuyên trách: Phân ban Cư sĩ Phật tử, Phân ban Gia đình Phật tử, Phân ban

32

Trang 39

Phật tử dân tộc, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử nhăm dé hướng dẫn hàng Phật

tử tại gia tu học Phật pháp, hộ trì Tam bảo, tu đưỡng đạo đức bản thân, góp phầnxây dựng cuộc sống hòa bình, an lạc cho xã hội Trong đó, giáo hội dành sự

quan tâm đặc biệt khi thành lập 2 phân ban hướng đến đối tượng tuổi trẻ Phật

Thứ nhất, Gia đình Phật tử Việt Nam là tô chức tuổi trẻ Phật giáo thuầntuý đặc biệt và duy nhất trên thế giới, mang nét đặc thù của Giáo Hội Phật Giáo

Việt Nam mà không một nước Phật giáo nào có được Gia đình Phật tử Việt

Nam là tô chức giáo dục tuổi trẻ nam trong lòng giáo hội với mục đích “Đảo tao

Thanh, Thiếu, Đồng niên trở thành những Phật tử chân chánh và góp phần xâydựng xã hội theo tinh than Phật giáo” (BHD Phật tử, 2013)

Gia đình Phật tử được thành lập năm 1940 xuất phát từ lớp học dành cho

thanh thiếu niên tân học do bác sĩ Tâm Minh — Lê Dinh Thám hướng dan Trãi

qua các thời kì, tên gọi cũng được thay đôi như Phật học Đức Dục, Gia đìnhPhật Hoá Phô.

Đến năm 1951, hội nghị toàn quốc của Gia đình Phật Hóa Phổ được triệutập tại Huế, Gia đình Phật Hóa Phổ hoán cải danh xưng thành “Gia Dinh Phậttử” với sự cách tân về cơ cấu tô chức, điều hành và các hình thức sinh hoạt Huyhiệu hoa sen trắng trên nền xanh lá mạ lần đầu tiên được trao cho các huynh

trưởng lãnh đạo phong trào.

Hơn 80 năm hình thành và phát triển đây là một tổ chức của Tuổi trẻ Phậttử Việt Nam có một hệ thống cấu trúc chặt chẽ và rộng khắp Gia đình Phật tử

có cương lĩnh, đường lối hoạt động phù hợp với tinh than chung của Phật giáo.Gia đình Phật tử đào tạo thanh thiếu niên theo 3 châm ngôn và 5 điều luật nhựsau: Ba châm ngôn là Bi-Tri-Diing Nghia là, lay tình thương làm động lực (Bi),

lay trí tuệ làm ngọn đèn hướng dan (Trí), lay dũng lực làm đà tiễn thủ (Dũng).

Năm điều luật :

33

Trang 40

I- Phật tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.

2 Phật tử mở rộng lòng thương tôn trọng sự sống.

3 Phật tu trau dôi trí hué, tôn trọng sự that.

4 Phật tw trong sạch từ thé chất đến tinh than, từ lời nói đến việc làm.5 Phật tử sống hy xả dé dũng tiến trên đường Dao.

Đây là hình ảnh tiêu biểu khang định tiếng nói của thé hệ trẻ Việt Nam.

Thứ 2, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử được thành lập theo Thông tư số

170/TT/BHDPT ngày 17/10/2013 của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương

GHPGVN về việc Thanh lập Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử cấp huyện và Câu lạcbộ Thanh thiếu nhi Phật tử cơ sở với chức năng tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tu họccho thanh, thiếu, nhi Phật tử tại các tự viện thuộc GHPGVN tùy theo nhu cầu củamỗi tự viện (Hội đồng trị sự, 2013) Đây không chỉ là nơi giáo dục Phật giáo thuần

tuý mà còn là một trải nghiệm thú vị hấp dẫn cho tầng lớp tuôi trẻ Phật tử Tại đây họ

có cơ hội trải nghiệm những hoạt động của Phật giáo như: hội trại, khoá tu, ngoại

khoá chuyên đề, tham dự toa đàm Phật pháp dé có cơ hội tiếp thu những lời dạy

quý báu thiết thực của Đức Phật Những trải nghiệm này không chỉ ảnh hưởng trực

tiếp đến tâm lý và tình cảm, mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng nhân

cách đạo đức và lối sông của Phật tử trẻ.

Nhìn chung, có thé thấy tầng lớp tuổi trẻ Phật giáo được sự quan tâm lớn từ

các cấp lãnh đạo giáo hội Điều đó cũng khăng định được tinh thần phục vụ đạopháp và xây dựng đất nước của tầng lớp thế hệ trẻ Phật giáo là một nhiệm vụquan trọng không thể thiếu trong lòng GHPG VN.

1.3.2 Cam nhận hạnh phúc của thanh miên Phật tứ

1.3.2.1 Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của thanh miên Phật tw

Hạnh phúc của thanh niên Phật tử xuất phát từ sự bình an và khả năng kiểm

soát tốt tình cảm và tâm trạng của họ Nó cũng thể hiện qua sự thấu hiểu, thôngcảm đối với người khác, việc đóng góp tích cực cho xã hội, quá trình tìm kiếm ý

nghĩa sâu sắc trong cuộc sông và hiêu biệt thêm về ban chat thực sự của nó.

34

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN