1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020)

14 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Khí Hậu Thủy Văn Tỉnh Quảng Nam (1980-2020)
Tác giả Trương Tuyến, Nguyễn Đình Huấn
Trường học Đài Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Quảng Nam
Thể loại báo cáo tóm tắt
Năm xuất bản 2022
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 548,08 KB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kinh tế - Quản lý - Luật ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020) Cơ quan chủ trì đề tài: Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Quảng Nam Chủ nhiệm đề tài: KS. Trương Tuyến Quảng Nam - 2022 ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020) Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài Trương Tuyến Nguyễn Đình Huấn Quảng Nam - 2022 1 I. MỞ ĐẦU Khí hậu thủy văn có quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết đúc kết những kinh nghiệm về khí hậu thủy văn để phục vụ cho sản xuất, đời sống, sinh hoạt và nhất là phòng tránh thiên tai. Câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là một điển tích về thiên tai và phòng chống thiên tai của nhân dân ta. Ngày nay, loài người đã đạt những thành tựu rất lớn về khoa học kỹ thuật, với tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh làm cho cơ cấu xã hội, tự nhiên thay đổi liên tục. Bên cạnh những mặt tích cực từ sự phát triển, loài người đang đứng trước những mặt tiêu cực, như: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất, tình trạng xả khí thải, tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà khái quát nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều dự á n công trình được đầu tư nhằm hạn chế tác hại của bão, lụt, hạn hán …, có một dạng đầu tư phi công trình nhưng mang lại hiệu quả cao, đó là: tính toán, thống kê, biên soạn đặc điểm khí hậu thủy văn. Mục tiêu của công việc này là: chỉ ra được những điều kiện thuận lợi, khó khăn của điều kiện khí hậu thủy văn của một nơ i nào đó và phân vùng khí hậu thủy văn. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng cho việc quy hoạch, phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Xuất phát từ những căn cứ trên, vào năm 1988, tác giả Vũ Đình Hải b iên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam, Đà Nẵng"; năm 1995, tác giả Trương Đình Hùng biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam, Đà Nẵng". Đến năm 2001, tác giả Trương Tuyến biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam ” và tác giả Đinh Phùng Bảo biên s oạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam" và đến năm 2013 tác giả Trương Tuyến tổ chức biên soạn “Đặc điểm khí hậu thuỷ văn Quảng Nam”. Các tập tài liệu Đặc điểm khí hậu thuỷ văn được viết rất công phu, có tính kế thừa, tính khoa học và tính thực tiễn cao. 2 T uy nhiên, từ năm 2011 đến nay, các thông tin khí hậu thủy văn chưa được tính toán, biên soạn và hệ thống lại, nhất là những năm gần đây có sự biến động mạnh mẽ về mặt khí hậu thủy văn, về mặt xã hội đã có sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, các cụm c ông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thủy điện... Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi chúng ta phải xem xét, đánh giá một cách đầy đủ hơn về tài nguyên khí hậu thủy văn của các địa phương trong tỉnh. Với các yêu cầu trên, việc tiến hành biên soạn đề tài “Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam 1980 - 2020” có bổ sung chuỗi số liệu mới từ năm 2011 đến 2020 là một nhiệm vụ khoa học mang ý nghĩa phục vụ cộng đồng rất cao. Đây là tài liệu mới nhất, có thời kỳ tài liệu khí hậu thủy văn 40 năm: tổng kết một số qui luật, nêu lên giá trị cực đoan về khí hậu thủy văn cũng như những thuận lợi, khó khăn về chế độ khí hậu thủy văn và đặc trưng khí hậu thủy văn các vùng của tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, khai thác tài nguyên khí hậu thủy văn theo hướng tận dụng những thuận lợi, đồng thời hạn chế những khó khăn về khí hậu thủy văn tại Quảng Nam. Đề tài "Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam 1980 - 2020" do nhóm tác giả: Trương Tuyến, Trần Văn Nguyên biên soạn phần khí hậu và Nguyễn Đình Huấn, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Văn Tình biên soạn phần thuỷ văn. Sự cộng tác rất trách nhiệm của các thành viên: Nguyễn Thế Long, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Công Tài, Nguyễn Thị Hường, Bành Thị Ngọc, Lại Thị Ngọc Anh , Phạm Thị Hương, Lê Thị Kim Dung và nhiều đồng nghiệp khác. Trong quá trình thực h iện, đơn vị chủ trì nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam và một số cơ quan ban ngành khác. Thay mặt những người biên soạn, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình đó. Tuy đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi các thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn để hoàn thiện báo cáo . 3 II. CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Quyết định số 2161QĐ -UBND ngày 0472019 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2019 (đợt 1); 2. Quyết định 1381QĐ -UBND ngày 2252020 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2020 (đợt 2); 3. Quyết định số 263QĐ -SKHCN ngày 18112019 của Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kết quả giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện và thay đổi tên đề tài KH CN; 4. Hợp đồng thực hiện đề tài khoa họ c và công nghệ số 24HĐ -SKHCN ngày 3062020, giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam; III. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Trên Thế giới Đến nay, chưa có một công trình khoa học nước ngoài nghiên cứu sâu về Đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Quảng Nam. 2. Trong nước N ăm 1988, tác giả Vũ Đình Hải biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam, Đà Nẵng"; N ăm 1995, tác giả Trương Đình Hùng biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam, Đà Nẵng". Năm 2001, đơn vị đã thực hiện đề tài “Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam” đã hệ thống hóa bộ số liệu từ 1979 đến 2000, xây dựng bộ bản biểu khí tượng thủy văn khá chi tiết, lập bộ bản đồ phân vùng khí hậu thủy văn theo bộ số liệu 1979 đến 2010. Kết q uả của đề tài đã tổng kết các loại hình thiên tai tại địa phương và đã có những kết luận về điều kiện thuận lợi, khó khăn do 4 khí hậu, thủy văn đồng thời có đề xuất phổ cập thông tin về công trình khoa học này. Năm 2005, đơn vị đã thực hiện đề tài “Đánh giá tài nguyên khí hậu thủy văn, chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn Hội An - Cù lao Chàm tỉnh Quảng Nam”. Kết quả của đề tài đã phân tích khá chi tiết về tài nguyên khí hậu thủy văn và chất lượng nước ảnh hưởng đến du lịch Hội An - Cù lao Chàm, đã xây dựng bộ bản đồ dữ liệu khí hậu thủy văn và hiện trạng môi trường nước, không khí. Năm 2006, thực hiện chuyên đề “Phân tích điều kiện khí hậu Quảng Nam đối với công tác quy hoạch, bố trí cây trồng hợp lý”. Kết quả của chuyên đề đã tham mưu cho ngành nông nghiệp Quảng Nam về bố trí mùa vụ Đông Xuân lách tránh rét lạnh, vụ Hè Thu tránh được bão lũ sớm và một số loại thiên tai khác như hạn hán, mưa lũ tiểu mãn. Năm 2009 - 2012 thực hiện dự á n “Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ chỉ huy phòng tránh lũ lụt tỉnh Quảng Nam” do Thạc sĩ Đinh Phùng Bảo và các cộng sự thực hiện. Dự á n đã xây dựng được mức báo động lũ cho hai Trạm Nông Sơn và Thành Mỹ, tính toán điều chỉnh mức báo động lũ Trạm Giao Thuỷ. Xây dựng được bộ Bản đồ chỉ huy ngập lụt theo các kịch bản, làm căn cứ khoa học quan trọng cho việc chỉ huy phòng tránh lũ lụt của Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt các cấp. Năm 2010 - 2011 đơn vị thực hiện Công trình: "Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam" do kỹ sư Trương Tuyến và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hằng biên soạn chính, với sự cố vấn chuyên môn của kỹ sư Trần Quang Chủ, sự cộng tác đầy trách nhiệm của kỹ sư Nguyễn Việt , cử nhân Trần Văn Nguyên, thạc sĩ Phạm Văn Chiến và một số đồng nghiệp khác. 3. Mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Cập nhật dữ liệu khí hậu thủy văn Quảng Nam thời kỳ 2011 – 2020. 5 - Hệ thống bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 1980 – 2020. - Biên soạn, bổ sung Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đánh giá sự biến đổi của các yếu tố khí hậu thủy văn qua các thời kỳ; Tổng hợp các đặc trưng khí hậu thủy v ăn qua các thời kỳ: 1980-2010, 2011-2020 và 1980-2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề đạt được các mục tiêu nêu trên, ban chủ nhiệm và các thành viên thực hiện đề tài tập trung giải quyết các nội dung chính sau đây: Nội dung 1 : Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 2011 - 2020 (10 năm) Nội dung 2: Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 1980 - 2020 (40 năm) Nội dung 3: Phân tích, đánh giá các đặc trưng và quy luật diễn biến các yếu tố khí tượng thuỷ văn thời kỳ 2011 - 2020 và thời kỳ 1980 - 2020. Viết báo cáo chuyên đề đán h giá nhận xét và lý giải về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Phân tích, đánh giá và biên tập các đặc trưng thủy văn, bao gồm: mạng lưới sông suối, nguồn nước, mùa lũ, mùa cạn, ảnh hưởng triều, biến động của dòng chảy. Viết báo cáo chuyên đề đá nh giá diễn biến lưu lượng dòng chảy trên sông Vu Gia và Thu Bồn qua 02 giai đoạn: 1980 - 2010 và 2011 - 2020. Nội dung 4: Xây dựng bộ bản đồ trên cơ sở dữ liệu từ 1980 - 2020 Nội dung 5: Viết sách chuyên ngành Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam (thời kỳ 1980 - 2020) - Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ khoa học. - Báo cáo tóm tắt. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ỨNG DỤNG Để hoàn thành các nội dung theo Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Biên soạn, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam (1980 -2020)”, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứ u 6 Phương pháp thống kê tổng hợp : các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất, phân bố thảm thực vật, địa chất, địa mạo...được các thành viên thực hiện thông qua phương pháp thống kê, tổng hợp từ nguồn dữ liệu của các cơ quan, sở, ngành liên quan. Phương pháp xác suất: việc tính toán khả năng xuất hiện của đặc trưng các yếu tố khí hậu thủy văn cũng như các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm như bão lũ được các thành viên thực hiện bằng phương pháp tính toán xác suất. Phương pháp so sánh...

Trang 1

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN

TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020)

Cơ quan chủ trì đề tài: Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Quảng Nam

Chủ nhiệm đề tài: KS Trương Tuyến

Quảng Nam - 2022

Trang 2

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TỈNH QUẢNG NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI

BIÊN SOẠN, BỔ SUNG ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ VĂN

TỈNH QUẢNG NAM (1980-2020)

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

Trương Tuyến Nguyễn Đình Huấn

Quảng Nam - 2022

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Khí hậu thủy văn có quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội loài người Ngay từ thời xa xưa, con người đã biết đúc kết những kinh nghiệm về khí hậu thủy văn để phục vụ cho sản xuất, đời sống, sinh hoạt và nhất là phòng tránh thiên tai Câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là một điển tích về thiên tai và phòng chống thiên tai của nhân dân ta

Ngày nay, loài người đã đạt những thành tựu rất lớn về khoa học kỹ thuật, với tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh làm cho cơ cấu xã hội, tự nhiên thay đổi liên tục Bên cạnh những mặt tích cực từ sự phát triển, loài người đang đứng trước những mặt tiêu cực, như: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất, tình trạng xả khí thải, tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà khái quát nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu

Nhiều dự án công trình được đầu tư nhằm hạn chế tác hại của bão, lụt, hạn hán…, có một dạng đầu tư phi công trình nhưng mang lại hiệu quả cao, đó là: tính toán, thống kê, biên soạn đặc điểm khí hậu thủy văn Mục tiêu của công việc này là: chỉ ra được những điều kiện thuận lợi, khó khăn của điều kiện khí hậu thủy văn của một nơi nào đó và phân vùng khí hậu thủy văn Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng cho việc quy hoạch, phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh

Xuất phát từ những căn cứ trên, vào năm 1988, tác giả Vũ Đình Hải biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam, Đà Nẵng"; năm 1995, tác giả Trương Đình Hùng biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam, Đà Nẵng" Đến năm

2001, tác giả Trương Tuyến biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam” và tác giả Đinh Phùng Bảo biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam" và đến năm

2013 tác giả Trương Tuyến tổ chức biên soạn “Đặc điểm khí hậu thuỷ văn Quảng Nam” Các tập tài liệu Đặc điểm khí hậu thuỷ văn được viết rất công phu, có tính kế thừa, tính khoa học và tính thực tiễn cao

Trang 4

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, các thông tin khí hậu thủy văn chưa được tính toán, biên soạn và hệ thống lại, nhất là những năm gần đây có sự biến động mạnh mẽ về mặt khí hậu thủy văn, về mặt xã hội đã có sự phát triển nhanh chóng của các đô thị, các cụm công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thủy điện Tất cả các vấn đề trên đòi hỏi chúng ta phải xem xét, đánh giá một cách đầy đủ hơn về tài nguyên khí hậu thủy văn của các địa phương trong tỉnh

Với các yêu cầu trên, việc tiến hành biên soạn đề tài “Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam 1980 - 2020” có bổ sung chuỗi số liệu mới từ năm

2011 đến 2020 là một nhiệm vụ khoa học mang ý nghĩa phục vụ cộng đồng rất cao Đây là tài liệu mới nhất, có thời kỳ tài liệu khí hậu thủy văn 40 năm: tổng kết một số qui luật, nêu lên giá trị cực đoan về khí hậu thủy văn cũng như những thuận lợi, khó khăn về chế độ khí hậu thủy văn và đặc trưng khí hậu thủy văn các vùng của tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở đó, khai thác tài nguyên khí hậu thủy văn theo hướng tận dụng những thuận lợi, đồng thời hạn chế những khó khăn

về khí hậu thủy văn tại Quảng Nam

Đề tài "Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam 1980 - 2020" do nhóm tác giả: Trương Tuyến, Trần Văn Nguyên biên soạn phần khí hậu và Nguyễn Đình Huấn, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Văn Tình biên soạn phần thuỷ văn Sự cộng tác rất trách nhiệm của các thành viên: Nguyễn Thế Long, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Công Tài, Nguyễn Thị Hường, Bành Thị Ngọc, Lại Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Hương, Lê Thị Kim Dung và nhiều đồng nghiệp khác Trong quá trình thực hiện, đơn vị chủ trì nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam và một số cơ quan ban ngành khác Thay mặt những người biên soạn, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình đó

Tuy đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi các thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn để hoàn thiện báo cáo

Trang 5

II CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Quyết định số 2161/QĐ-UBND ngày 04/7/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2019 (đợt 1);

2 Quyết định 1381/QĐ-UBND ngày 22/5/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2020 (đợt 2);

3 Quyết định số 263/QĐ-SKHCN ngày 18/11/2019 của Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt kết quả giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện và thay đổi tên đề tài KH&CN;

4 Hợp đồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ số 24/HĐ-SKHCN ngày 30/6/2020, giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam;

III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1 Trên Thế giới

Đến nay, chưa có một công trình khoa học nước ngoài nghiên cứu sâu

về Đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Quảng Nam

2 Trong nước

Năm 1988, tác giả Vũ Đình Hải biên soạn "Đặc điểm khí hậu Quảng Nam, Đà Nẵng";

Năm 1995, tác giả Trương Đình Hùng biên soạn "Đặc điểm thủy văn Quảng Nam, Đà Nẵng"

Năm 2001, đơn vị đã thực hiện đề tài “Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam” đã hệ thống hóa bộ số liệu từ 1979 đến 2000, xây dựng bộ bản biểu khí tượng thủy văn khá chi tiết, lập bộ bản đồ phân vùng khí hậu thủy văn theo bộ số liệu 1979 đến 2010 Kết quả của đề tài đã tổng kết các loại hình thiên tai tại địa phương và đã có những kết luận về điều kiện thuận lợi, khó khăn do

Trang 6

khí hậu, thủy văn đồng thời có đề xuất phổ cập thông tin về công trình khoa học này

Năm 2005, đơn vị đã thực hiện đề tài “Đánh giá tài nguyên khí hậu thủy văn, chất lượng nước và không khí phục vụ du lịch trên địa bàn Hội An - Cù lao Chàm tỉnh Quảng Nam” Kết quả của đề tài đã phân tích khá chi tiết về tài nguyên khí hậu thủy văn và chất lượng nước ảnh hưởng đến du lịch Hội An -

Cù lao Chàm, đã xây dựng bộ bản đồ dữ liệu khí hậu thủy văn và hiện trạng môi trường nước, không khí

Năm 2006, thực hiện chuyên đề “Phân tích điều kiện khí hậu Quảng Nam đối với công tác quy hoạch, bố trí cây trồng hợp lý” Kết quả của chuyên đề đã tham mưu cho ngành nông nghiệp Quảng Nam về bố trí mùa vụ Đông Xuân lách tránh rét lạnh, vụ Hè Thu tránh được bão lũ sớm và một số loại thiên tai khác như hạn hán, mưa lũ tiểu mãn

Năm 2009 - 2012 thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ chỉ huy phòng tránh lũ lụt tỉnh Quảng Nam” do Thạc sĩ Đinh Phùng Bảo và các cộng sự thực hiện Dự án đã xây dựng được mức báo động lũ cho hai Trạm Nông Sơn và Thành Mỹ, tính toán điều chỉnh mức báo động lũ Trạm Giao Thuỷ Xây dựng được bộ Bản đồ chỉ huy ngập lụt theo các kịch bản, làm căn cứ khoa học quan trọng cho việc chỉ huy phòng tránh lũ lụt của Ban chỉ huy Phòng chống bão lụt các cấp

Năm 2010 - 2011 đơn vị thực hiện Công trình: "Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam" do kỹ sư Trương Tuyến và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hằng biên soạn chính, với sự cố vấn chuyên môn của kỹ sư Trần Quang Chủ, sự cộng tác đầy trách nhiệm của kỹ sư Nguyễn Việt, cử nhân Trần Văn Nguyên, thạc sĩ Phạm Văn Chiến và một số đồng nghiệp khác

3 Mục tiêu, đối tượng, nội dung nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

- Cập nhật dữ liệu khí hậu thủy văn Quảng Nam thời kỳ 2011 – 2020

Trang 7

- Hệ thống bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 1980 – 2020

- Biên soạn, bổ sung Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đánh giá sự biến đổi của các yếu tố khí hậu thủy văn qua các thời kỳ; Tổng hợp các đặc trưng khí hậu thủy văn qua các thời kỳ: 1980-2010, 2011-2020 và 1980-2020

3.3 Nội dung nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu nêu trên, ban chủ nhiệm và các thành viên thực hiện đề tài tập trung giải quyết các nội dung chính sau đây:

Nội dung 1 : Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 2011 - 2020 (10 năm)

Nội dung 2: Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn từ 1980 - 2020 (40 năm)

Nội dung 3: Phân tích, đánh giá các đặc trưng và quy luật diễn biến các yếu tố khí tượng thuỷ văn thời kỳ 2011 - 2020 và thời kỳ 1980 - 2020 Viết báo cáo chuyên đề đánh giá nhận xét và lý giải về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Phân tích, đánh giá và biên tập các đặc trưng thủy văn, bao gồm: mạng lưới sông suối, nguồn nước, mùa lũ, mùa cạn, ảnh hưởng triều, biến động của dòng chảy Viết báo cáo chuyên đề đánh giá diễn biến lưu lượng dòng chảy trên sông Vu Gia và Thu Bồn qua 02 giai đoạn: 1980 - 2010 và 2011 - 2020 Nội dung 4: Xây dựng bộ bản đồ trên cơ sở dữ liệu từ 1980 - 2020 Nội dung 5: Viết sách chuyên ngành Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam (thời kỳ 1980 - 2020)

- Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ khoa học

- Báo cáo tóm tắt

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT ỨNG DỤNG

Để hoàn thành các nội dung theo Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Biên soạn, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Quảng Nam (1980 -2020)”, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

1 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Phương pháp thống kê tổng hợp: các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng sử dụng đất, phân bố thảm thực vật, địa chất, địa mạo được các thành viên thực hiện thông qua phương pháp thống kê, tổng

hợp từ nguồn dữ liệu của các cơ quan, sở, ngành liên quan

Phương pháp xác suất: việc tính toán khả năng xuất hiện của đặc trưng các yếu tố khí hậu thủy văn cũng như các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm như bão lũ được các thành viên thực hiện bằng phương pháp tính toán xác suất

Phương pháp so sánh, phân tích quy luật: đề tài thực hiện dựa trên phân tích chuỗi số liệu khí tượng thủy văn nhiều năm và nhiều thời kỳ vì vậy các thành viên đã sử dụng phương pháp so sánh sự biến động của các yếu tố, hiện tượng khí tượng thủy văn; và thực hiện phân tích quy luật xu hướng của các yếu tố khí hậu thủy văn, như quy luật có hiện tượng nóng lên trong thời kỳ gần đây, quy luật xuất hiện các hiện tượng cực đoan về mưa, nhiệt độ, bão mạnh, quy luật dòng chảy có sự biến động thời kỳ trước và sau khi có hệ thống hồ thủy điện

Phương pháp kế thừa: trong đề tài có sự kế thừa kết quả của các đề tài có liên quan trước, như: kế thừa bộ số liệu từ 1980 - 2010, kế thừa những kết quả đặc trưng về khí hậu, thủy văn, kế thừa một số kết quả tính toán về bức xạ mặt trời

Phương pháp chuyên gia: đề tài có mời ông Nguyễn Việt, nguyên Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia với tư cách chuyên gia, qua quá trình kinh nghiệm biên soạn về khí hậu, chuyên gia đã cho nhiều

ý kiến có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kết quả nghiên cứu của GS.TS KH Nguyễn Đức Ngữ về phân vùng bão tại Việt Nam có ý nghĩa như một chuyên gia giúp ban chủ nhiệm có kết quả nghiên cứu tốt nhất

Trang 9

2 Kỹ thuật sử dụng

Kỹ thuật số hóa bản đồ: bộ bản đồ gồm 20 bản đồ: mạng lưới trạm, đẳng trị, phân vùng khí hậu thủy văn được số hóa, gắn các thuộc tính, tỷ lệ 1/800.000 qua phần mềm Arcgis

Các phần mềm tin học hỗ trợ: Word, Excel, PowerPoint, Arcgis và các mạng Facebook, Zalo, hộp thư điện tử

V DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ, SẢN PHẨM KHCN ĐẠT ĐƯỢC

5.1 Sản phẩm dạng II

1 Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn

Quảng Nam từ 2011 - 2020 (10

năm)

2 Bộ dữ liệu khí hậu thủy văn

Quảng Nam từ 1980 - 2020 Bản 01 bộ

3 Bộ bản đồ phân vùng khí hậu

thủy văn Quảng Nam trên cơ sở

dữ liệu từ 1980 - 2020

Bản đồ gồm 20 bản đồ in trên giấy A4 đóng cùng sách chuyên ngành, tỷ lệ 1/800.000 trên phần mềm Arcgis

01 bộ

6 Phương án chuyển giao kết quả

đề tài giữa cơ quan chủ trì và tổ

chức cam kết ứng dụng kết quả

nghiên cứu: chuyển giao toàn bộ

sản phẩm

Theo quy định Có Biên bản làm

18/5/2021 với Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam

7 Bản mềm chứa tất cả các sản

phẩm của đề tài

Bản word và pdf 02 đĩa CD

5.2 Sản phẩm dạng III

học cần đạt

Nơi công bộ Ghi chú

Trang 10

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Sách chuyên ngành Đặc

điểm khí hậu thủy văn

tỉnh Quảng Nam

1980-2020

Bản thảo sạch

đã được thảo duyệt đảm bảo cho việc in ấn

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam

Sau khi nghiệm thu chính thức

VI TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tham mưu cho các cấp, các ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường bền vững, nhất là phòng tránh giảm nhẹ thiên tai trong điều kiện biến đổi ngày càng phức tạp của điều kiện khí hậu thủy văn tại Quảng Nam

VII KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

7.1 Kết luận

1 Khí hậu Quảng Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt Tại hầu hết các địa phương, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 với tổng lượng mưa phổ biến trong 4 tháng này chiếm từ 60 đến 75% tổng lượng mưa năm; riêng khu vực Nam Giang và Đông Giang, tổng lượng mưa trong 4 tháng này không vượt quá 60% tổng lượng mưa năm Tuy nhiên, thời gian bắt đầu mùa mưa và phân bố lượng mưa có sự khác biệt Đan xen giữa mùa khô có một thời

kỳ mưa từ cuối tháng 5 đến tháng 6 với tổng lượng mưa trong mỗi tháng nhiều nơi vượt 150mm

2 Quảng Nam có những trung tâm mưa lớn với lượng mưa trung bình năm trên 4000mm như Trà My, Xuân Bình (huyện Núi Thành); ngược lại có nơi lượng mưa trung bình năm dưới 2000mm như đào Cù Lao Chàm (Tp Hội An)

3 Quảng Nam có tổng lượng bức xạ và bức xạ hữu hiệu khá phong phú, cùng với nền nhiệt độ cao (không có mùa lạnh ngoại trừ một số núi cao trên 1000m ở phía tây bắc và tây nam của tỉnh), nhiệt độ trung bình năm thấp nhất vào tháng 12 hoặc tháng 1 và cao nhất vào tháng 6, tháng 7 Nhiệt độ cao nhất

Ngày đăng: 13/03/2024, 22:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN