1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỐI LIÊN QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM THÔNG TIN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Liên Quan Giữa Việc Sử Dụng Internet Và Hành Vi Tìm Kiếm Thông Tin Sức Khỏe Của Người Dân Khu Vực Miền Trung Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh, Trần Đình Khánh Sỹ, Ngô Thị Diệu Hường
Trường học Trường Đại học Y Dược Huế
Thể loại tạp chí
Năm xuất bản 2019
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 599,5 KB

Nội dung

Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Công nghệ thông tin 262Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 11 - 2019 MỐI LIÊN QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG INTERNET VÀ HÀNH VI TÌM KIẾM THÔNG TIN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Nguyễn Đắc Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Kỳ Nhật Minh, Trần Đình Khánh Sỹ, Ngô Thị Diệu Hường Trường Đại học Y Dược Huế TÓM TẮT Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ 072018 đến 012019, trên 818 người trưởng thành, thuộc 4 phường, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi dựa trên thang đo HLS-EU-Q47. Mô hình hồi quy đa biến logistic được sử dụng để xác định các mối liên quan. Nghiên cứu chỉ ra 48,3 người dân sử dụng Internet để TKTTS và 28,7 chỉ sử dụng các phương tiện thông tin truyền thống. Người TKTTSK qua Internet có xu hướng thường xuyên thực hiện hành vi này hơn và có kiến thức liên quan cao gấp 3,2 lần so với nhóm không sử dụng. Các công cụ tìm kiếm thông thường là phương thức được sử dụng phổ biến nhất để TKTTSK (87,1); rất ít người tiếp cận được với dịch vụ tư vấn y tế trực tuyến. Bệnh tật, dinh dưỡng và phương pháp điều trị là các chủ đề được quan tâm nhất, bên cạnh đó, vấn đề liên quan đến phòng ngừa bệnh tật cũng đang thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Những yếu tố tác động đến hành vi TKTTSK qua Internet là: tuổi (OR= 1,899; 95CI: 1,129–3,192), điều kiện kinh tế (OR= 4,565; 95CI: 1,191–17,497), tình trạng sức khỏe (OR= 0,606; 95CI: 0,378-0,972) và trình độ học vấn (OR= 0,335, 95CI: 0,221–0,0506). Việc sử dụng Internet có ảnh hưởng đến hành vi TKTTSK của người dân. Quản lý, nâng cao chất lượng thông tin y tế, đặc biệt là các thông tin trên Internet là vấn đề quan trọng. Từ khóa: Hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe (HVTKTTSK), Internet, phương tiện truyền thông, Việt Nam Ngày nhận bài: 15102019 Ngày phản biện: 30102019 Ngày đăng bài: 25112019 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, 82,9 người dân rất quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Trong đó, 40,5 thường xuyên tìm kiếm những thông tin về sức khỏe 1. Bên cạnh các kênh thông tin sức khỏe truyền thống như: Nhân viên y tế, tivi, loa đài, sách báo…sự phát triển nhanh chóng của Internet toàn cầu và tăng thông tin y tế có sẵn trên mạng xã hội đang dần thay đổi cảnh quan hành vi TKTTSK của người dân. Một xu hướng dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây là sự gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và TKTTSK trực tuyến. Khoảng 64 người dùng Internet tại Mỹ sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho sức khỏe của họ 2 và 4 trong tổng số lượt truy cập Internet trên thế giới là để TKTTSK 3, 4. Sức khỏe là nội dung lớn thứ sáu trên mạng thông tin toàn cầu và hiện đang có hàng ngàn trang web liên quan đến thông tin sức khỏe, dự phòng và điều trị bệnh tật 5. Nếu so với việc tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin truyền thống, việc tìm kiếm thông tin thông qua Internet được cho là dễ dàng, đa dạng và cập nhật hơn 6, 7. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, số người sử dụng Internet đang tăng lên không ngừng, từ khoảng 44,4 triệu vào năm 2015 lên 54,7 triệu vào năm 2018 và ước tính sẽ đạt 75,7 triệu vào năm 2023 8. Bên cạnh những lợi ích mà nguồn thông tin sức khỏe qua Internet mang lại, người sử dụng Internet còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy kèm theo như: quá tải thông tin, thông tin sai lệch do chưa được kiểm chứng và thiếu sự quản lý … Sự ảnh hưởng của Internet đến hành vi TKTTSK là không hề nhỏ. Điều này đặt ra Tác giả: Nguyễn Đắc Quỳnh Anh Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Huế Điện thoại: 0702 3131 2980 Email: drquynhanhnguyen.medgmail.com 263Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 11 - 2019 một thách thức cho việc đảm bảo chất lượng TKTTSK nói chung và TKTTSK qua Internet nói riêng. Để mang lại tính hiệu quả, mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình những kỹ năng cơ bản để chắt lọc kiến thức; cán bộ y tế và cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý và đảm bảo thông tin mà người dân tiếp cận là chính xác và đáng tin cậy. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: (1) Mô tả mối liên quan giữa việc sử dụng Internet và hành vi tìm kiếm thông tin sức khỏe và (2) Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TKTTSK thông qua Internet của đối tượng nghiên cứu. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Người dân từ 18 tuổi đến 89 tuổi có hộ khẩu thường trú tại địa bàn nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố Huế từ tháng 072018 đến tháng 012019. 2.3 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ 9: n = Z2 (1 - 2) p(1-p) d2 Với hệ số thiết kế c = 2, tỷ lệ ước đoán p=0,405 1, d=0,05 và độ tin cậy 95, để tránh mất mẫu và sai sót trong quá trình điều tra, lấy dự trù thêm 10, cỡ mẫu tính được là 818. Trên thực tế, cỡ mẫu thu được là 818. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu nhiều giai đoạn Giai đoạn 1: Chọn ngẫu nhiên 4 trong 27 phường tại thành phố Huế, bao gồm Phường Đúc, Trường An, Phú Cát và Vỹ Dạ. Giai đoạn 2: Dựa theo số dân của mỗi phường, tiến hành xác định số lượng người dân tham gia nghiên cứu theo phương pháp tỷ lệ với quần thể. Sau đó, chọn ngẫu nhiên đối tượng tham gia nghiên cứu từ danh sách nhân khẩu của mỗi phường cho đến khi đủ số lượng. 2.5 Nội dung nghiên cứu Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Giới tính, Tuổi, Tôn giáo, Tình trạng hôn nhân, Điều kiện kinh tế, Nghề nghiệp, Trình độ học vấn, Số người hiện đang sống chung, Tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân. Kiến thức TKTTSK được đánh giá là đạt hay không đạt dựa vào định nghĩa về thông tin sức khỏe và hành vi TKTTSK 10-12. Hành vi TKTTSK, bao gồm: tần suất tìm kiếm thông tin, các nguồn thông tin sức khỏe thường tiếp cận, nội dung tìm kiếm, lí do và mục đích TKTTSK. Thói quen TKTTSK thông qua Internet, bao gồm: tần suất sử dụng Internet cho TKTTSK, nguồn TKTTSK qua Internet, thuận lợi và khó khăn khi TKTTSK qua Internet. Nhu cầu TKTTSK được xác định dựa bảng đánh giá mức độ quan tâm (1= “Rất không quan tâm” đến 4= “Cực kỳ quan tâm”) của người tham gia về các chủ đề sức khỏe khác nhau. 2.6 Công cụ thu thập thông tin Sử dụng bộ câu hỏi dựa trên thang đo HLS- Asia-Q, đã được sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm của các quốc gia Đông Nam Á từ HLS- EU-Q 13, 14. 2.7 Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả được mô tả bằng phân phối tần suất, tỷ lệ; kiểm định mối liên quan giữa các biến số bằng phương pháp hồi quy đa biến Logistic với độ tin cậy 95. 2.8 Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được sự chấp thuận của trường 264Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 11 - 2019 Đại học Y Dược Huế, của chính quyền địa phương. Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ ràng và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, mọi thông tin liên quan đến đối tượng được mã hóa và đảm bảo bí mật. III. KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là là 44,9 ± 16,6. Bảng 1 cho thấy tỷ lệ giới tính tương đối cân bằng; gần 23 dân số có theo tôn giáo; đa số người tham gia đang trong quan hệ hôn nhân và tạo ra thu nhập. Về các yếu tố liên quan đến sức khỏe, có khoảng 13 đối tượng đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt (điều trị bệnh mãn tính giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật có thai cho con bú,…) và 14 có người thân hiện đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt. Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=818) Yếu tố Tổng n () Có TKTTSK thông qua Internet n () Không TKTTSK thông qua Internet n () Tuổi ≥60 183 (22,4) 37 (20,2) 146 (79,8)

Ngày đăng: 11/03/2024, 21:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN