Luận án cũng nêu rõnhững quan điểm, những van đề có tính nguyên tắc trong việc đổi mới, lãnh đạo hệthống chính trị, đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản đổi mới và tăngcường sự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM HUY HOÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHẠM HUY HOÀNG
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 8310201.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYÊN THỊ THANH VÂN
Hà Nội - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi được thựchiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Thanh Vân Các số liệu, tưliệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõràng Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với các công trình nghiên cứuđộc lập khác.
Tác giả luận văn
Phạm Huy Hoàng
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tác gia luận văn xin chân thành cam ơn Ban Giám hiệu, Quý thầy, cô thuộc các
phòng, thuộc khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
đã nhiệt tình hỗ trợ, giảng dạy, tạo cơ hội cho tác giả học tập, rèn luyện trong suốt thờigian theo học tại trường.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thanh Vân đã tận
tâm hướng dẫn, chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt
quá trình hoàn thiện luận văn.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Phạm Huy Hoàng
Trang 50967.100 4
1 Tính cấp thiết của đề tài + sc©s<+2x212E1E71211271211271211211111 2111121 111 xe 4
2 Lịch sử nghiên cứu van đề ¿- + + k+EE+EE+EE9EEEE19E15E157171717111 71111111 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - s56 2E 131131123 911 911 911191 1x ng ngư 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên COU - ¿2 +£+E£+EE£EE+EE+EE+£EEtEEEEEvrkrrrrerkeee 10
5 Phuong phap nghién 0u 01 10
6 Đóng góp của luận vVănn s9 HH HH Hi 11
7 Cấu trúc của luận VAN eee ecccccssecsessessesssessesscsessesucsucstsassuessstsavsrssesaesussesstsassecsssaaee 11
Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN VE PHUONGTHUC CAM QUYEN CUA DANG CAM QUYẼN -5G- 5c cscererkerkeree 12
1.1 Một số van đề lý luận về phương thức cầm quyền -2 22 52 12
1.1.1 Định nghĩa phương thức cầm quyên - 2-2-5 +Ee£E+Ee£Ezzzrerxez 121.1.2 Nội dung và phương thức cầm quyền của đảng chính trị . - 161.1.3 Những nhân tố tác động đến phương thức cầm quyền của dang chính tri 231.2 Thực tiễn về phương thức cầm quyền của một số dang chính trị trên thé giới 25
Chương 2 PHƯƠNG THỨC CAM QUYEN CUA DANG NHÂN DÂN CÁCHMẠNG LAO TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY - THUC TRẠNG, NGUYENNHÂN VÀ NHUNG VAN DE DAT RA 22-©22c22E22E1 221121 EEEEcrrrrrree 31
2.1 Phương thức cầm quyền của Dang Nhân dân cách mang Lao trong giai đoạn
008.) 207Ẽ757 Ö d 31
2.1.1 Phương thức cam quyền của Dang Nhân dân cách mang Lào trong giai đoạn
00:80) 11 - 312.1.2 Những yếu tố tác động đến phương thức cam quyền của Dang Nhân dan
cach mang Lao trong giai đoạn hiỆn nayy - 5 - 555 + + £+sE+skEeeeeeereeeereree 43
2.2 Thực trạng và nguyên nhân của thực trang - 5-5 + <+x+csexeeexes 45
2.2.1 THUC trang Ö Ả 45
2.2.2 Nguyên nhân của thực trang và những van dé đặt ra - 2: 52
1
Trang 6Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÁC LẬP PHƯƠNG THỨC CAM QUYEN CUA DANG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LAO
TRONG GIAI DOAN SAP TỚII 2-5 522 2 2EEEEE2EEE21222171E211 2121 63
3.1 Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tiếp tục xác lập phươngthức cầm quyền của Đảng Nhân dân cách mang Lao trong giai đoạn hiện nay 63
3.1.1 Dự báo những nhân tố tác động đến xác lập phương thức cầm quyền củaDang Nhan dan cach mang I2 633.1.2 Mục tiêu, phương hướng tiếp tục xác lập phương thức cam quyền của DangNhân dân cách mạng Lao - c2 3311332113191 11 1119 1 1 11g ng ng rệt 66
3.2 Những giải pháp tiếp tục xác lập phương thức cầm quyền của Dang Nhân
dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay - - 5555 S+c+csxsxeereeeeee 69
3.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp Ủy, tô chức cơ sở đảng, cán bộ,đảng viên về vai trò của Đảng cầm quyền và sự cần thiết xác lập phương thức cầm
quyền trong giai đoạn hiện nayy - 2-2 sSE+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEErErkrrkerkerree 69
3.2.2 Tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn quá trình cầm quyền củaĐảng Nhân dân cách mạng Lào tạo tiền đề nhăm xác lập phương thức cam quyềntrong giai doan hién may 0n (aỤ 723.2.3 Xác lap phương thức cam quyền của Đảng trên một số lĩnh vực trong đờisống xã hội và một số lĩnh vực trọng yếu ¬— 753.2.4 Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, củng cố vàtăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước nhân dân, phát huy dân chủ trong nhândân dé xây dựng Dang, Nhà nưỚC 2-2-2 5S SE‡SE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEErErkrrree 81KET LUAN -2- 2 S2 SESE SE E2 12EE2121121121112111111111E1111111111111.11 1111k 85
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO - 2-2-5252 £EE2EeExerxeerkeree 87
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
CHDCND Cộng hoa Dân chủ Nhân dân
CNXH Chủ nghĩa xã hội
NDCM Nhân dân Cách Mạng
XHCN Xã hội chu nghĩa
Trang 8MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của Đảng NDCM Lào là sản phẩm của sự kết hợp tất yếu khách quan
giữa chủ nghĩa Mac-Lénin va phong trao yêu nước của nhân dân Lào Hơn 65 năm
thành lập, Đảng NDCM Lào là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhân dân Làotiến hành các nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng NDCM Lào luôn coi phương thức cam quyềncủa Đảng là vấn đề sống còn, được đặt ra với những điều kiện cụ thé luôn có sự thayđổi phát triển và ngày càng hoàn thiện
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Đảng NDCM Lào đã đượclịch sử chứng minh, nhân dân thừa nhận tính chính đáng của Đảng cầm quyền ĐảngNDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng vì mục tiêuchung là giành độc lập dân tộc, xây dựng phát triển đất nước theo định hướng XHCN,
từ đó chứng minh tinh đúng đắn trong phương thức cam quyền của Dang trong những
năm qua Phương thức cầm quyền của Đảng là những cách thức, phương pháp nắm
giữ quyền lực Nhà nước theo quy định của pháp luật, thé hiện trong quá trình tổ chức
Nhà nước, quá trình lập pháp, thực thi quyền lực Nhà nước Đảng lãnh đạo bằngnghị quyết, chỉ thị, và sự tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên; cầm quyềnbăng pháp luật, chấp hành pháp luật của đảng viên, cấp ủy đảng trong bộ máy Nhà
nước Lãnh đạo bằng sự vận động, thuyết phục nhân dân; thể chế hóa chủ trương,đường lối thành pháp luật của Nhà nước; cầm quyền bằng việc chấp hành pháp luật,
tuân thủ quy trình pháp lý trong xây dựng pháp luật, trong thực thi quyền lực Nhànước Phương thức cầm quyền của Đảng đảm bảo cho Nhà nước xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ va cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền từ Trung
ương đến địa phương, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực, thực sự là cơ quan quyền lựccủa dân, do dân và vì dân.
Trang 9Mặc dù vậy, trong thực tiễn, không ít những vấn đề rất cơ bản về phương thứccầm quyền của Đảng NDCM Lào vẫn chưa được xác định rõ ràng, chưa có nhiều
nghiên cứu, chưa có sự đồng thuận cao trong Đảng, hệ thống chính trị và nhân dân Vìvậy, xây dựng và thiết lập phương thức cam quyền của Dang NDCM Lào một cách hệ
thống, khoa học trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan trước sự đổi mới vàphát triển đất nước trước sự biến động chính trị khó lường của khu vực và trên thế
giới Bên cạnh đó, thiết lập phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện
nay cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm củng cé địa vị, tính chính
danh và vai trò cầm quyền Đảng NDCM Lào Do đó, nghiên cứu những vấn đề lý
luận, thực tiễn về phương thức cầm quyền của Đảng NDCM Lào hiện nay là mộttrong những vấn đề có tính cấp bách Với những lý do trên, học viên lựa chọn vấn đề
“Phương thức cam quyên của Đảng Nhân dân cách mang Lào trong giai đoạn hiệnnay” làm luận văn thạc sĩ chính trị học.
2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đềMột số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả CHDCND LàoThứ nhất, cuôn sách “Đảng NDCM Lào lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máyhành chính Nhà nước (1975-1995)” của On Kẹo Phôm Ma Kon (2012) Cuốn sách tậptrung nghiên cứu ba nội dung chính: Thi? nhất, Đảng NDCM Lào lãnh đạo xây dựng
bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 1975 — 1985 Thứ hai, quá trình đổi mới sựlãnh đạo của Đảng trong việc xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước trong giai đoạn
1986 — 1995 Trong nội dung thứ hai, tác giả đã tập trung phân tích những đường lối
đổi mới trong bộ máy hành chính Nhà nước Cu thé, là tính cấp thiết phải xây dựng vàkiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước phù hợp với đường lối đổi mới của ĐảngNDCM Lào Thứ ba, thành tựu, kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm xây dựng bộ
máy hành chính Nhà nước vững mạnh Trong nội dung nội dung này, tác giả đã nêu ra
những thành tựu và hạn chế trong 20 năm (1975 - 1995) Đảng CMND Lào lãnh đạoxây dựng bộ máy hành chính Nhà nước và đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng bộ
5
Trang 10máy hành chính Nhà nước góp phần nang cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hànhchính Nhà nước.
Thứ hai, cuôn sách Nâng cao năng lực lãnh đạo va sức chiến đấu của Dangtrong điều kiện một đảng cầm quyền (2014) của Chươngxôm Bunkhan Cuốn sáchgiới thiệu 11 chuyên dé quan trọng trong công tác xây dựng Dang, bao gồm toàn diệncác vấn đề: năng lực nghiên cứu, vận dụng lý luận Mác - Lênin của Đảng, đổi mới
phương thức lãnh đạo của một đảng cầm quyền, đổi mới công tác cán bộ của Dang,
thực hiện nguyên tắc của Đảng, công tác quần chúng, công tác kiểm tra kỉ luật củaĐảng và công tác xây dựng cơ sở Đảng.
Thứ hai, luận án “Đổi mới phương thức lãnh đạo Nhà nước ở nước Cộng hòaDân chủ Nhân dân Lào hiện nay” của tác giả Xôm Nức Xôm Vi Chit (2008) Luận án
đã đưa ra được hệ thống lý thuyết về nội dung và phương thức lãnh đạo của ĐảngCộng sản cầm quyền đối với Nhà nước Tác giả đã làm rõ một số nội dung cơ bản
như: Đảng lãnh đạo thê chế hóa ý chí của đảng, ý chí của nhân dân thành hiến pháp,
pháp luật, ; đảng xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà nước; đảng lãnh đạo hoạt động các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước Luận án đã làm rõ được phương thức lãnhđạo của Đảng NDCM Lào thông qua các quan điểm, chủ trương và đường lỗi củaĐảng NDCM Lào Cuối cùng, luận án đã nêu ra những phương hướng và giải pháp cơ
bản dé tiếp tục đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở CHDCND Lào
Thứ ba, luận an “Đảng Nhân dân cách mang Lào lãnh đạo hệ thống chính trị
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” của tác giả Vi Xúc Phôm Phi Thắc (2003) Luận án
đã hệ thong hóa các khái niệm liên quan đến chính trị, hệ thong chính tri va các nhân
tố cầu trúc của hệ thống chính trị nói chung Luận án đã chỉ rõ ra những thực trạng
(định hướng về chính trị và thể chế hóa quan điểm đường lối của Đảng thành Hiếnpháp, pháp luật, chính sách; Mặt trận các đoàn thé chính trị xã hội trong sự nghiệp đổimới, ) và nguyên nhân (duy trì cơ chế quản lý tập trung quan liêu quá lâu; đảng
chậm đổi mới; chưa chú trọng đến công tác kiêm tra dang, ) Đảng NDCM Lào lãnh
6
Trang 11đạo hệ thống chính trị trong quá trình đổi mới, và đưa ra những kinh nghiệm từ quátrình lãnh đạo của Đảng CMND Lào đối với hệ thống chính trị Luận án cũng nêu rõnhững quan điểm, những van đề có tính nguyên tắc trong việc đổi mới, lãnh đạo hệthống chính trị, đưa ra những phương hướng và giải pháp cơ bản đổi mới và tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở CHDCND Lào.
Thứ tư, luận án Xây dựng Nhà nước pháp quyên Cộng hòa dân chủ Nhân dânLào cua dan, do dân và vi dân của Vanhseng Keobouphanh (2016) Luận án đã phântích những van đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền và thực tiễn xây dựng Nhà
nước ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Lào hiện nay Luận án làm rõ quan
điểm của Chủ tịch Kay-són PHÔM-VI-HÁN và Đảng NDCM Lào về xây dựng Nhànước pháp quyên; phân tích đặc điểm, điều kiện và các yêu tố tác động đến quá trìnhxây dựng Nhà nước pháp quyền của CHDCND Lào của dân, do dân và vì dân
Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước Cộng hoà nhân chủ nhân dân Lào(2016) của Kham Mon Chan Tha Chit, Cai cách bộ máy hành chính Nhà nước cấp
Trung ương ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (2015) của Vanlaty Khamvanvongsa,
Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạnhiện nay (2017) của Dao Bua La Pha Ba Vong Phé, Công tác kiểm tra của Đảng nhândân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay (2003) của Phu Thắc Phít Tha Nu Son,Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn
hiện nay (2010) của Bun Thoong Chit Ma Ni, Dang Nhân dân Cách mang Lào lãnhđạo xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân trong thời kỳ đổi mới (2004) của Khăm
Phiêm Bua La Pha, Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyêncấp tỉnh ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2010) của Khăm Khoỏng Phôm
Ma Pan Nha
Ngoài ra cũng có thé điểm qua một số công trình tiêu biểu khác như:
Thứ nhất, cuôn sách Mô thức quan hệ giữa đảng cẩm quyển với Nhà nước ở
một số quốc gia trên thế giới (2018) của Nguyễn Thị Quế Công trình nghiên cứu
7
Trang 12cung cấp lý luận chung về đảng chính trị, dang cam quyền và quan hệ giữa đảng camquyền với Nhà nước Trình bày thực tiễn mô thức quan hệ giữa đảng cầm quyền với
Nhà nước ở một số quốc gia, từ đó đưa ra nhận xét và đúc rút các bài học kinh nghiệm
Thứ hai, cuỗn sách Tính chính đáng của Dang cam quyên - Một số vấn đề lýluận và thực tiễn (2015) của Nguyễn Văn Quang Cuốn sách tập trung làm rõ những
van dé lý luận về tính chính đáng chính trị, đảng cầm quyền, tính chính đáng của
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền tại Việt Nam; khảo sát, phân tích, đánh giá tính
chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền qua các thời kỳ lịch sử, chỉ racác hạn chế trong việc duy trì tính chính đáng của Đảng hiện nay; từ đó đưa ra một sốgiải pháp khả thi nhằm nâng cao tính chính dang của Dang Cộng sản Việt Nam camquyên trong thời gian tới
Thứ ba, cuỗn sách Thể chế Dang cam quyên: Một số van dé lý luận và thực tiễn(2012) của Đặng Đình Tân Cuốn sách trình bày sự cần thiết xây dựng thể chế Đảng
cầm quyền trong định hướng đổi mới chính trị ở Việt Nam Những vấn đề lý luận về
Đảng cầm quyền, thé chế Dang cam quyền Những đặc điểm chủ yếu về thé chế củamột số Dang cầm quyên trên thé giới Thành tựu, những van dé đặt ra hiện nay và giảipháp đối với thể chế Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước
Thứ tw, cuôn sách Cam quyền khoa học (2014) của Hoàng Văn Hồ Cuôn sách
nghiên cứu sự cần thiết xây dựng thé chế Dang cầm quyền trong định hướng đổi mới
chính trị ở Việt Nam Những vấn đề lý luận về Dang cầm quyền, thể chế Dang cam
quyền Những đặc điểm chủ yếu về thể chế của một số Đảng cầm quyền trên thế giới
Thành tựu, những vấn đề đặt ra hiện nay và giải pháp đối với thể chế Đảng cộng sảnViệt Nam lãnh đạo Nhà nước.
Thứ năm, cuỗn sách Đảng Cộng sản cam quyên - Nội dung và phương thức camquyên của Đảng (2010) của Nguyễn Văn Huyên Cuốn sách trình bày những vấn đề lýluận khái quát về Dang cầm quyền nói chung và Đảng Cộng sản cầm quyền nói riêng
Thực trạng và những vấn đề đặt ra về nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng;
8
Trang 13các điều kiện, yêu cầu đảm bảo sự cầm quyền của Đảng và những giải pháp đổi mớinội dung và phương thức cam quyền của Dang.
Ngoài các công trình kế trên còn một số công trình khác nghiên cứu về phươngthức cằm quyên của Đảng chính trị như sau:
Một số vấn dé về Đảng cam quyên và Đảng đổi lập trong đời sống chính trị
Hoa Kỳ (2012) của Nguyễn Thị Hạnh, Thẩm quyển và trách nhiệm của đảng cam
quyên va Nhà nước trong việc thực hiện quyên lực của nhân dân (2013) của Lê Hữu
Nghĩa, Nội dung và phương thức cam quyên của Dang Cộng sản Việt Nam trong điều
kiện mới (2018) của Nguyễn Trung Thành, Lý Quang Diệu bàn về cẩm quyên (2018)của Lý Quang Diệu, Sức sống của Cách mạng tháng Mười Nga trong thời đại ngày
nay: Van dé xây dựng Đảng Cộng sản cam quyên (Tập 6) (2017) của Nguyễn BáDương, Đảng Cộng sản Việt Nam cam quyên (2017) của Nguyễn Bá Dương, Thựchành dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cam quyền (2017) của Phạm Văn
Đức, Vị trí cam quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều
kiện mới (2008) của Đỗ Hoài Nam.
Qua tổng quan lich sử nghiên cứu van dé, có thé thấy lịch sử lãnh đạo và cầmquyền của Đảng NDCM Lào đã được phân tích qua nhiều phương diện khác nhau.Tuy nhiên, nghiên cứu phương thức cầm quyền của Đảng trong bối cảnh hiện nay lại
là một đề tài mới cần được tiếp tục làm rõ Đây cũng là khoảng trống mà luận văn này
có thé đóng góp cả về phương điện lý luận và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phương thức cầm quyền
của Đảng NDCM Lào dé đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phươngthức cam quyền của Đảng NDCM Lào trong bối cảnh khu vực và thé giới có nhiềubiến động
Trang 143.2 Nhiệm vụ nghiên cứuThứ nhất, làm sáng tỏ những vẫn đề lý luận, thực tiễn về nội dung phương thức cầm
quyền của đảng chính trị và nội dung phương thức cam quyền của Đảng NDCM Lào
Thứ hai, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và khái quát những vấn đề đặt
ra đối với việc thiết lập và thực hiện phương thức cầm quyền của Đảng NDCM Làotrong điều kiện hiện nay
Thứ ba, dự báo các yêu tố tác động tới phương thức cam quyền của ĐảngNDCM Lào.
Thứ tư, đề xuất các giải pháp trong việc thiết lập và thực hiện phương thức cam
quyền của Đảng NDCM Lào trong điều kiện hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương thức cam quyền của Dang NDCM Lào
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Pham vi không gian: Toàn bộ hệ thong tổ chức, bộ máy của Đảng NDCM Lào,Nhà nước, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tô chức chính trị - xã hội, trong đóluận văn tập trung nghiên cứu phương thức cam quyền của Đảng NDCM Lào ở cấp
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên co sở sử dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành: phương pháp lôgic-lịch sử, phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, thống
kê, so sánh, tổng hợp,
10
Trang 156 Đóng góp của luận vănThứ nhất, luận văn làm sáng tỏ các khái niệm về phương thức cầm quyên củađảng chính trị nói chung và phương thức cam quyền của Đảng NDCM Lào nói riêng.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng về phương thức cam quyền của Dang NDCM
Lào trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số nội dung, biện pháp nhăm tiếp tục xác lập và thực hiện
phương thức cầm quyền của Đảng NDCM Lào trong điều kiện mới hiện nay
7 Cau trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn được kết cau gồm 3 chương gồm:
Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE PHƯƠNGTHUC CAM QUYEN CUA DANG CAM QUYÊNChương 2: PHƯƠNG THUC
CAM QUYEN CUA DANG NDCM LAO TRONG GIAI DOAN HIEN NAY —THUC TRANG, NGUYEN NHAN VA NHUNG VAN DE DAT RA
Chuong 3: PHUONG HUONG VA NHUNG GIAI PHAP TIEP TUC XACLAP PHUONG THUC CAM QUYEN CUA DANG NDCM LAO TRONG GIAI
DOAN SAP TOI
11
Trang 16Chương 1.
MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VEPHUONG THUC CAM QUYEN CUA DANG CAM QUYEN
1.1 Một số van đề lý luận về phương thức cam quyền
1.1.1 Định nghĩa phương thức cam quyền
Để hiểu được phương thức cầm quyền của Đảng chính trị nói chung, hiểu vềphương thức cầm quyền của Đảng NDCM Lào, thực trạng, nguyên nhân và những vấn
đề đặt ra trong phương thức cầm quyền của Đảng trước hết ta cần phải làm rõ địnhnghĩa về đảng cam quyền và phương thức cam quyên của đảng
Thứ nhất, về đảng cầm quyền Khái niệm “Đảng cầm quyền” là thuật ngữ dùng
để chỉ các Đảng Cộng sản ở những nước có một chính đảng duy nhất tham gia vào hệ
thống chính trị, đang nam chính quyền Nhà nước dé lãnh đạo cách mạng của nước đó[20, tr 36] Hiện nay trên thế giới vẫn còn một số quốc gia có một chính đảng thamgia và hệ thống chính trị, như Đảng NDCM Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam, ĐảngCộng sản Cuba và Trung Quốc (mặc dù ở Trung Quốc có hơn 8 đảng chính trị thamgia vào hệ thống chính trị nhưng những đảng phái đó không có quyền quyết định và
không có chế trong Quốc hội, do đó, thực chất chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc
cầm quyên)
Trong Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I Lênin đã nhiều lần sử dụng thuật ngữđảng cầm quyền, đảng chấp chính, đảng năm chính quyền Theo Lénin, đảng cam
quyền có nghĩa là đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội hay đảng lãnh đạo Nhà nước khi
cầm quyên Lênin khang định, ở Liên Xô “chỉ có một đảng cầm quyền duy nhất đanglãnh đạo” đất nước này [47, tr 136]
Như vậy, khái niệm đảng cầm quyền được hiểu theo một số ý nghĩa sau: Mới,khi đề cập đến đảng cầm quyên tức là nói tới vị thế của đảng trong sự so sánh với cácđảng phái chính trị khác trong một hệ thống chính trị - những đảng không cầm quyền
12
Trang 17Hai, đảng cầm quyền là đảng nắm giữ những vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền
để kiểm soát quyền lực Nhà nước thông qua quá trình hoạch định và thực thi cácchính sách đối nội và đối ngoại Ba, dang cầm quyền là dang cử người của mình (đảng
viên) tham gia vào trong bộ máy chính quyên thực hiện các mục tiêu phát triển của
đảng thông qua cương lĩnh, nghị quyết, chính sách
Thực tế, mặc dù mô hình đảng cầm quyền trong chủ nghĩa tư bản có sự khác
biệt về mục đích, bản chất, nhưng đều có điểm chung là triển khai các hoạt động liên
quan đến quyền lực Nhà nước (quyên lực chính trị) để lãnh đạo Nhà nước và toàn xã
hội thực hiện mục tiêu của đảng Qua đó, có thể khẳng định, đảng cầm quyền không
phải là đảng nắm chính quyền mà là đảng nắm giữ quyền lực của chính quyền đónhằm thực hiện các mục tiêu của đảng
Như vậy, định nghĩa về đảng cầm quyền bao hàm cả nội dung định nghĩa củađảng lãnh đạo, đảng lãnh đạo thuận lợi hơn trong điều kiện cam quyên Khái niệm
“đảng cầm quyền” được dùng như là “đảng lãnh đạo” ở một số quốc gia; trong đó chủyếu đề cập đến một số vấn đề như “nội dung và phương thức cầm quyền của đảng”,
chính vì vậy, nó cũng được dùng như là nội dung và phương thức lãnh đạo của đảngđối với Nhà nước và xã hội [20, tr 39]
Từ những nhận định trên, có thé đưa ra định nghĩa về đảng cầm quyền: Dang
cam quyên là chính dang nắm giữ quyên lực Nhà nước trong hệ thong chính trị, hoạt
động theo nguyên tắc của pháp luật, nhằm đảm bảo vai trò của đảng đối với bộ máy
chính quyền và các lĩnh vực trong xã hội nhằm bảo vệ, xây dung và phát triển đất nước
Thứ hai, về phương thức cầm quyền Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa
ra định nghĩa về phương thức cầm quyền, nhưng có thê hiểu một cách cụ thé: Phương
thức cam quyên của một đảng chính trị là những hình thức, cách thức, phương pháp,nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyên lực Nhà nước theo các quy định của phápluật, thể hiện trong quá trình tổ chức Nhà nước, bố trí đội ngũ cán bộ nhân sự, thực
13
Trang 18thi quyên lực Nhà nước, giám sát và kiểm soát quyên lực nhằm bảo vệ, xây dựng vàphát triển đất nước.
“Phương thức cầm quyền” và “phương thức lãnh đạo” của đảng có mối quan hệ
biện chứng chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất về mặt nội hàm Tuy nhiên, nócũng có thê được coi là nội dung chính của phương thức hoạt động của đảng trong
điều kiện một đảng cầm quyền Trong trường hợp này thì lãnh đạo được hiểu là sự
định hướng, dẫn dắt các chương trình hoạt động của Nhà nước theo mục tiêu chính trị
của Đảng Phương thức lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng các chủ trương,
đường lối và thê chế hóa đường lối, chủ trương thành Hiến pháp, pháp luật; bằng côngtác tư tưởng, công tác tô chức - cán bộ, bằng kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng,
đảng viên và các cấp ủy đảng Trong khi đó phương thức cầm quyền được thực hiệnbăng pháp luật và sự gương mẫu thực hiện theo pháp luật; bằng tổ chức bộ máy và bốtrí đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước, bằng
giám sát, kiếm soát quyền lực Phương thức lãnh đạo và phương thức cam quyền là
hai hoạt động không thé tách rời trong cùng một chủ thé, một quá trình tác động củaĐảng đối với Nhà nước và đôi khi nó cần thiết phải được thực hiện đồng thời Phươngthức lãnh đạo bao trùm lên toàn xã hội, còn phương thức cầm quyền thì giới hạn trongphạm vi quan hệ Nhà nước Phương thức lãnh đạo mang tính chính trị, tác động một
cách gián tiếp đến hoạt động của bộ máy chính quyên, còn phương thưc cầm quyền
hoạt động mang tính chất pháp lý, tuân theo pháp luật và có hoạt động trực tiếp trong
các quan hệ của hệ thống chính tri
Trong mối tương quan giữa Dang và Nhà nước, Lénin cho rằng, chỉ có DangCộng sản lãnh đạo, Nhà nước mới đáp ứng đúng mục tiêu và nguyện vọng của đảng là
xây dựng được một xã hội mới — xã hội XHCN, giai đoạn tiền dé dé tiễn lên chủ nghĩacộng sản Và để giải quyết được mối quan hệ giữa đảng và Nhà nước trước hết phải
phân định, phân nhiệm rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của đảng và Nhà nước Đó làđảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý Van đề phân chia chức năng giữa dang và Nhà nước
14
Trang 19được Lênin tiếp tục khăng định hơn sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công.Lênin cho rằng, khi nào mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng và toàn Đảng còn tiếptục đảm nhận vai trò quản lý hành chính, quản lý Nhà nước thì khi đó Đảng không thểgọi là đảng cầm quyền, dang lãnh đạo được.
Tại Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Liên Xô (1922), Lênin đã cho răng
“Giữa dang và các cơ quan Xôviết hiện đã có những quan hệ không đúng Phảinhanh chóng chấm dứt ngay tình trạng là không phải bất kỳ vấn đề vụn vặt vào cũngđưa ra trước Ban Chấp hành Trung ương, mà phải nâng cao uy quyền của Hội đồng
Bộ trưởng dân uy” [45, tr 136] Từ đó, Lénin cho rằng : “Nếu cứ lãnh đạo Đảng bằng
cách đó, thì chúng ta nhất định đi tơi chỗ diệt vong rằng cần phải phân định rõ hơnnữa về chức năng, quyền hạn của bộ máy của Dang và của bộ máy của các Xôviết”[45, tr 145-146] Dé khắc phục tình trạng trên, Lénin đã đưa ra nhiều giải pháp, trướchết là giải quyết về mặt lý luận Theo Lênin: “cần phân dịnh rõ ràng hơn nữa về nhiệm
vụ của Đảng Cộng sản (và của Ban Chấp hành Trung ương của nó) với nhiệm vụ của
chính quyền X6viét; trong đó cần phải tăng thêm trách nhiệm va tính chủ động chocác cán bộ Xôviết và các co quan X6viét, còn về đảng thì dành quyền lãnh dao chungđối với công tác của tất cả các cơ quan Nhà nước gộp chung lại, tuy nhiên cũng khôngđược can thiệp một cách quá thường xuyên, không chính quy và không giải quyết
những việc nhỏ nhặt” [45, tr 75].
Thực tiễn, có hai nhận định trái ngược nhau Một, đồng nhất phương thức lãnh
đạo và phương thức cầm quyền Đối với những nước có một chính đảng duy nhất,
phương thức lãnh đạo và phương thức cam quyền không có sự khác biệt về bản chat.Nhưng nếu đồng nhất hai khái niệm trên sẽ không tách bạch được vai trò hạt nhânchính tri lãnh đạo xã hội của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước Như vay sẽ “hòa
tan” chức năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Còn nếu tách rời hai khái niệm trên
sẽ dẫn đến hoạt động quản lý của Nhà nước xa rời với hoạt động Đảng Cả hai nhận
15
Trang 20định trên đều làm mất vai trò quản lý của Nhà nước và lãnh đạo của Dang dẫn tới suyyếu vai trò của các chính đảng.
Như vậy, cần phải phân định rõ ràng nhiệm vụ của đảng và Nhà nước trong
phương thức cầm quyền Đối với Dang, Đảng lãnh đạo đối với Nhà nước, lãnh đạo
của đảng cần có uy tín và sức thuyết phục cao Đối với Nhà nước, quản lý của Nhànước mang tính chất hành chính, trong một số trường hợp phải sử dụng biện pháp
cưỡng chế, còn lãnh đạo thì không thể có cưỡng chế
1.1.2 Nội dung và phương thức cam quyền của đảng chính trị1.1.2.1 Nội dung cầm quyên
Nội dung cầm quyền được thê hiện qua sự lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với
hệ thống chính trị Nội dung cam quyền của đảng khi nắm chính quyền có những điểmkhác biệt rõ ràng so với khi đảng chưa nắm chính quyền Chi sau khi nắm được chínhquyền trong tay, đảng mới có thể xác định được những nội dung cam quyền và biểuhiện là những nghị quyết, chủ trương, chính sách Nội dung cầm quyền cụ thể lànhững chỉ thị, nhiệm vụ của Đảng phải thực hiện trong tổ chức và hoạt động Nhà nước
Đó là tổ chức bộ máy Nhà nước, bồ trí đội ngũ nhân sự và các vi trí lãnh đạo, quản lýtrong hệ thống chính trị, xây dựng hệ thống luật pháp và cơ chế hoạt động của các cơquan Nhà nước; tổ chức kiểm soát quyền lực, giám sát thực thi quyền lực Nhà nước
Nội dung cam quyền của dang cam quyền đối với Nhà nước thể hiện rõ qua 3yếu tổ chính:
Thứ nhất, đảng cầm quyền phải xác định được các mục tiêu chính trị quan trọngmang tính định hướng trong cương lĩnh chính trị của đảng, chủ trương, đường lối, Những mục tiêu này cũng chính là những mục tiêu mà Nhà nước phải đạt tới Mục
tiêu chính trị được phân chia theo các góc độ khác nhau: mục tiêu dài hạn, mục tiêu
ngắn hạn và mục tiêu trung hạn; mục tiêu tong quat va muc tiéu cu thé đối với từnglĩnh vực chuyên môn Để xác định được các mục tiêu đúng hướng, nội dung cươnglĩnh chính trị dang cầm quyên phải có chiều sâu và chiều rộng về mặt chính trị Các
16
Trang 21mục tiêu mang tính định hướng trong đường lối, chủ trương phải được xây dựng mộtcách khoa học và xuất phát từ nhu cau của thực tiễn Thi? hai, trong cương lĩnh chínhtrị, đường lối, nghị quyết của đảng phải xác định những nhiệm vụ cho đảng và cho
Nhà nước Chỉ khi đảng xác định được nhiệm vụ thì khi đó mới có những cách thức
tiễn hành những nhiệm vụ đó nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Nói về vấn đềxác định nhiệm vụ của đảng, Lénin cho rằng khi Đảng Cộng sản đã nắm được chínhquyền thì nhiệm vụ tô chức quản lý Nhà nước Liên Xô trở thành nhiệm vụ chủ yếu vàtrung tâm Đảng Bénsévich, chúng ta đã thuyét phục được Liên Xô Chúng ta đã giành
duoc Liên Xô Bây giờ, chúng ta phải quan lý Liên Xô Dé quản lý được Liên Xô,
Đảng Bônsêvích lúc bấy giờ đã nhận thức rõ nhiệm vụ phải nắm rõ được những đặcđiểm của các bước chuyên từ nhiệm vụ chủ yếu là thuyết phục nhân dân va dùng lựclượng quân sự tran áp bon bóc lột sang nhiệm vu quản lý [42, tr 209] Thir ba, việcxác định được va xác định chính xác các nhiệm vụ chính tri của đảng và Nhà nướctrong cương lĩnh chính tri cũng cần phải có sự định hướng vào các nhiệm vụ cấp thiết
và mau chốt Cương lĩnh chính trị của đảng phải xác định rõ nhiệm vụ nào là cấp thiết
và mau chốt trong từng giai đoạn phát triển và dé ra những biện pháp chi đạo phù hợpvới điều kiện thực tiễn
1.1.2.2 Phương thức cam quyên
Sự cầm quyền không đơn thuần được bao hàm về mặt nội dung, để sự cầm
quyền phát huy hết tác dụng, mang lại hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo thìphương pháp cầm quyền cũng là điều vô cùng quan trọng Phương pháp cầm quyền cónghĩa là cách thức mà đảng có thé truyền tải được nhưng nội dung cầm quyền thànhnhững chính sách, nghị quyết của Nhà nước, tạo ra được giá trị xã hội và sức ảnhhưởng mạnh mẽ đối với công cuộc phát triển đất nước
Hai phương thức cầm quyền chủ yếu:
Thứ nhất, cam quyền bằng phương thức hành chính — chỉ huy, dang can thiệp
trực tiếp vào các công việc Nhà nước Ở hầu hết các quốc gia có chế độ chính trị nhất
17
Trang 22nguyên một đảng, với phương thức can thiệp trực tiếp, đảng nhanh chóng biến cươnglĩnh, đường lối của đảng thành pháp luật Nhà nước, quá trình đó diễn ra một cách trựctiếp thông qua Cương lĩnh chính trị, chủ trương, đường lối Phương thức này sẽ khiến
cho chức năng của đảng và Nhà nước lẫn lộn, không được phân định rõ ràng, cụ thể.Những nguy cơ của phương thức cầm quyền này đó là chủ quan, duy ý chí, lạm
quyên, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân Từ đó tao ra một rào cản lớn trong toàn
bộ hoạt động của hệ thống chính trị
Thứ hai, phương thức cam quyên tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, pháp luật
Việc tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, pháp luật trong cầm quyền thé hiện được tính
chính danh của đảng cầm quyền Điều này chứng minh đảng là đảng, Nhà nước là Nhànước, các chức năng giữa hai cơ quan được phân định rất rõ ràng và đảng không đứngtrên Nhà nước Đồng thời, phương thức cầm quyền dựa trên nguyên tắc tuân thủ dânchủ, pháp luật cũng cho thấy đảng cầm quyền luôn đặt lợi ích của nhân dân là trên hết
Một số phương thức cam quyên cụ thé của đảng:
Thứ nhất, dang cam quyển bằng phương thức đưa ra các cương lĩnh, nghịquyết, chỉ thị của đảng
Khác với vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị của Nhà nước, đảng ở một
vị trí rất khác, đó là hạt nhân của hệ thống chính tri Trong vai trò va vi trí như vậy,đảng cầm quyên có tính chính danh và trách nhiệm lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội.Những nội dung lãnh đạo được đảng thường được xác định thông qua các cương lĩnh,nghị quyết, chỉ thị là những vấn đề về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể tronglĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm phải hiệnthực hóa những nội dung đó Những nội dung cụ thể được đề ra bao hàm các vấn đề
về đường lối hoạt động của đảng, quan điểm chính trị và nguyên tắc tổ chức liên quan
tới đường lối chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; giáo dục, đào tạo; quốc phòng-anninh; đối nội, đối ngoại; dao tạo cán bộ; xây dựng hệ thong chính tri, con Nhà nước cótrách nhiệm thực hiện những nội dung đó Điều này cũng cho thấy sự phân định tách
18
Trang 23bạch về chức năng đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý trong cùng một hệ thống chínhtrị Đảng không lãnh đạo Nhà nước bang hình thức cấp dưới phục tùng mệnh lệnh củacấp trên, mà đảng lãnh đạo bang việc đưa ra các cương lĩnh, nghị quyết, chi thị của
đảng Ngày 08/03/1921, tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô, Lênin đã chỉ rõ về nhiệm
vụ của đảng Bôn sê vích lúc bấy giờ như sau: “Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là đưa ranhững đường lối, nguyên tắc và nêu ra khâu hiệu Đảng Bôn sê vích của chúng ta là
một đảng cầm quyên, có nhiệm vụ lãnh đạo đất nước và những quyết định do đại hội
của đảng thông qua là những điều mà toàn nước Cộng hòa phải tuân theo” [46, tr 74]
Thứ hai, dang cam quyển lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức tổ chức đảng,đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng trong hệ thống chính trị
Đây là một trong những phương thức cam quyên phổ biến đối với mọi đảngcầm quyền trên thế giới Nhưng tùy và đặc điểm của mỗi quốc gia mà phương thứccầm quyền này có những thay đổi nhất định Khi theo dõi những diễn biến ở Liên Xô
dưới thời Lénin cũng có thé thay rõ điều này, cụ thé thì LêNin cho răng, phương thức
cam quyên này là một trong những phương thức cơ bản, thê hiện một trọng trách củađảng cầm quyền Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ VIII, Lênin cũng đã viết rằng:
“Chừng nào một đảng cam quyền còn lãnh dao Nhà nước và xã hội, chừng nào đảng
ấy còn giữ trách nhiệm giải quyết tất cả mọi van đề về những sự bổ nhiệm khác nhau,thì không thé để xuất hiện tình trạng là việc bố nhiệm các chức vụ quan trọng nhấttrong cơ quan Nhà nước ấy lại do một đảng không có vai trò lãnh đạo tiễn hành” [45,
tr 204-205] Ngoài ra, Lênin còn cho rằng là chỉ có thông qua đội ngũ cán bộ và côngtác cán bộ, mà đặc biệt là đội ngũ dang viên của đảng cầm quyền trong hệ thống chínhtrị thì mọi hoạt động của Nhà nước mới được thực hiện đúng theo mục tiêu của đảng
cầm quyền đã vạch ra Một trong những nhân tố quan trọng để việc đảng lãnh đạođược diễn ra một cách hiệu quả, có hệ thống thì những đảng viên, những cán bộ phảiphục tùng đường lối đúng đắn của đảng Chỉ có thể thông qua cơ chế của đội ngũ cán
bộ, đảng viên thì những cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị mới đi vào thực tế Người cán
19
Trang 24bộ đảng viên phải hoạt động một cách vừa mang tính chất đại diện của đảng cầmquyên, vừa mang tính chat là tư cách đại biéu của nhân dân.
Thứ ba, đảng cam quyên lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng công tác kiểm tra,giám sát.
Kiểm tra và giám sát được coi là phương thức mau chối trong phương thức lãnhđạo của đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội Trong đó, có một điểm rất quan trong
của công tác tổ chức đảng là việc lựa chọn cán bộ, giao việc và kiểm tra hiệu quả chấp
hành công việc đó Lênin đã từng nói về vấn đề “thanh tra” và “kiểm tra” trong đảngnhư sau: “Hãy dành thời gian dé tiến hành kiểm tra công việc, kiểm tra công tác,
“kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác — mẫu chốt
của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ởday” [47, tr 19] Tô chức đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị phải hết sứccoi trọng công tác kiểm tra, nếu công tác kiểm tra không được thực hiện tốt sẽ gây
phương hại đến sự cầm quyền của đảng Bên cạnh đó, công tác kiểm tra và giám sát
của đảng còn tác động lớn tới bộ máy Nhà nước, đây là điểm xuất phát và là trọng tâmcủa phương thức lãnh đạo của đảng đối với các cơ quan trong Nhà nước Hơn nữa,thông qua công tác kiểm tra để biết được khoảng cách từ cương lĩnh, chỉ thị, nghịquyết của đảng đến việc hiện thực hóa trong thực tiễn có khoảng cách là bao xa, dé từ
đó có những sửa đổi, bổ sung, phát triển và sáng tạo các chủ trương, nghị quyết, chi
thị đó dé đạt được hiệu quả tốt nhất Cũng cần phải lưu ý rang muốn công tác kiểm trabảo đảm tính hiệu quả, đảng cần phải biết cách kiểm tra, giám sát; trong đó cần phảiđặc biệt lưu tâm đến là việc lựa chọn cán bộ đề thực hiện công tác kiểm tra Do vậy,đảng cần phải thường xuyên bồi đưỡng tư cách đạo đức, năng lực và phẩm chất của
cán bộ thực hiện công tác kiểm tra Bên cạnh cán bộ thực hiện công tác kiểm tra, đảngcũng phải vận động được quần chúng nhân dân tham gia vào công việc kiểm tra thôngqua việc góp ý phê bình, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức
trong hệ thống chính trị
20
Trang 25Thứ tư, đảng cam quyên bằng phương thức vận động quan chúng nhân dân,vận động nhân dân tham gia vào công việc quản lý Nhà nước.
Trong mọi trường hợp, “quần chúng nhân dân” có vai trò rất quan trọng đối vớicác công việc quản lý Nhà nước Tuy nhiên, nếu đảng không hiểu được quần chúng,
không đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu thực tiễn của quần chúng thì đảng chăng
những không lôi cuốn được đông đảo quan chúng nhân dân tham gia vào quá trìnhquản lý Nhà nước, mà chính đảng đó cũng không thé nào thực hiện được các phươngthức lãnh đạo Nhà nước.
Dé vận động được quan chúng nhân dân tham gia tích cực đối với việc quan lýNhà nước, đảng phải thực hiện phương thức thuyết phục quần chúng va nêu gương
tiêu biểu chứ không phải bằng mệnh mệnh hành chính, hay sự cưỡng bức Hơn nữa,
để quần chúng nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước, đặc biệt là phản biệncác chính sách liên quan mật thiết người dân, thì quần chúng nhân dân phải có đượctrình độ dân trí nhất định, phải hiểu được các vấn đề của Nhà nước, phải tham giachỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế Muốn làm được như vậy, trước tiên đảng
và Nhà nước cần phải giáo duc, đào tạo và bồi dưỡng quan chúng nhân dân dé họ cóthé hiểu được các van đề chính trị, các chính sách phúc tạp
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người luôn coi trọngphương thức cầm quyên của dang Trong phương thức cam quyền của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Hồ Chí Minh đã từng khăng định răng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyên.Mỗi đảng viên và cán bộ phải thất sự thuần nhuan đạo đức cách mạng, thật sự cầnkiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng
là một người lãnh đạo, là người day tớ thật trung thành của nhân dân” [20, tr 510].Đáng chú ý là khi nói về phương thức cầm quyền của Đảng, Hồ Chí Minh đã đưa ramột số quan điểm như sau:
Thứ nhất, Đảng là lực lượng tiên phong lãnh đạo Nhà nước và các tổ chứcchính trị xã hội
Nguyên tắc đầu tiên trong phương thức lãnh đạo của đảng được Hồ Chí Minhđặc biệt nhắn mạnh đó là van đề Đảng lãnh đạo Nhà nước Hồ Chí Minh coi đây là
21
Trang 26nguyên tắc để bảo đảm Nhà nước là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và
vì dân Những quan điểm chủ yếu sau đây thê hiện nguyên tắc đó:
Đảng lãnh đạo Nhà nước với mục tiêu giữ vững và tăng cường vai tro của giai
cấp công nhân Hồ Chí Minh coi vai trò của giai cấp là tính cốt yếu trong xây dựngNhà nước Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân bầu ra và quyền lực Nhà nước thuộc về tay nhân dân Nhân dân lao động làlực lượng làm chủ Nhà nước, mà đội tiên phong cho giai cấp và toàn dân tộc là ĐảngCộng sản Việt Nam, Đảng giữ vai trò lãnh đạo [20, tr 98].
Đảng cần phải bảo đảm hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ trongsạch, vững mạnh Đảng cầm quyền phải thật sự vững mạnh, trong sạch thì mới có thể
lãnh đạo được đất nước Dé cho đảng thật sự trong sạch và vững mạnh, Hồ Chí Minhnhấn mạnh đến những yêu cầu đối với người đảng viên như cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tu Hơn nữa, Người cũng đặc biệt nhắc nhở các cấp chính quyên, đặc biệt
là chính quyền địa phương phải khắc phục được căn bệnh quan liên, lãnh phí, tham
nhũng và những tiêu cực khác gây phương hại đến phương thức lãnh đạo của Đảng
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức phù hợp với từng điêu kiện lịch sử
Hồ Chí Minh cho rang, dang cầm quyền phải đề ra được những chủ trương, đường lốiđúng đắn phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước Học tập và áp dụng các
phương thức cầm quyền của các nước XHCN anh em, nhưng khi áp dụng vào Việt
Nam phải chủ động đề phù hợp với tình hình của đất nước
Thứ hai, mối quan hệ giữa Dang và nhân dân trong điều kiện Dang cam quyên
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, quyền lực của Đảng không tự sinh ra màđược dân dân ủy thác cho Đảng đứng ra lãnh đạo đất nước Quyền lực đó không đạidiện cho một giai cấp cụ thể nào mà đại diện cho toàn bộ nhân dân cả nước Đề làm rõquan hệ giữa đảng cầm quyền và nhân dân, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Đề dam bảo được mối quan hệ giữa Dang và nhân dân Đảng phải luôn lắng
nghe ý kiến của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng
22
Trang 27chế độ Một đảng cầm quyền mang tính chính danh phải luôn lấy lợi ích của nhân dân
là mục tiêu hàng đầu Đảng phải vận động quần chúng nhân dân tham gia vào các
công việc Nhà nước, cụ thé là van đề xây dựng dang Đây là nhiệm vụ quan trọngtrong vấn đề xây dựng đảng cũng như sự tồn vong của chế độ có đảng cầm quyền
Nhân dân tham gia vào công việc Nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau bao gồmđóng góp ý kiến cho Đảng, nhất là trong việc xây dựng đường lối, chủ trương của
đảng, kiểm tra cán bộ, giới thiệu quần chúng ưu tú đứng vào hãng ngũ của Đảng,
Thứ ba, Đảng phải có những biện pháp nâng cao dân trí cho nhân dân Hồ ChíMinh cho rằng, “một dân tộc dét là một dân tộc yếu” [20, tr 170], việc nâng cao dântrí cho nhân dân là một trong những van dé mau chốt dé những chủ trương, đường lốicủa Đảng được thực hiện có hiệu quả nhất
Thứ tư, Đảng không được theo đuôi quần chúng mà phải tuyên truyền, giác ngộđối với quần chúng, làm cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, sẵn sàngđem sức mình thực thực hiện đường lối, chủ trương của đảng Đảng không được sửdụng các biện pháp bạo động buộc nhân dân phải thực hiện theo các chủ trương,đường lối của đảng Điều đó đi ngược lại với các quy tắc về dân chủ của một đảngcam quyền có tính chính danh, về lâu dài sẽ dẫn đến sự sụp d6 của một đảng chính trị
Thứ năm, Đảng phải xác định rõ trách nhiệm của mình: đảng vừa là người lãnh
đạo hạt nhân, vừa là người day tớ thật trung thành của nhân dân
1.1.3 Những nhân tổ tác động đến phương thức cam quyền của đảngchính trị
Mô hình tổ chức Nhà nước
Ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình Nhà nước khác
nhau, trong đó chủ yéu là Nhà nước liên bang và Nhà nước đơn nhất Nước CHDCNDLào là Nhà nước theo mô hình đơn nhất, mang tính tập quyên Trong đó, quyền lựccủa Nhà nước Lào là thống nhất theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp), và
chiều dọc (Trung ương và địa phương) Mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và
23
Trang 28chính quyền địa phương là mối quan hệ trên dưới, cấp dưới chịu sự chỉ đạo trực tiếp
từ cấp trên Nhà nước đơn nhất là Nhà nước thống nhất, có chủ quyền chung đượcphân chia thành những đơn vị hành chính khác nhau, có hệ thống cơ quan thực thi
quyền hành pháp và cơ quan quan lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương
Mô hình tổ chức Nhà nước là nền tảng xây dựng phương thức cam quyền củađảng cầm quyền Việc lựa chọn phương thức cam quyền không thể tùy tiện mà phảiphù hợp với chế độ chính trị, điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia Việc lựa chọnphương thức cầm quyền có ý nghĩa rất quan trọng đến sự tồn vong của chế độ Do đó,
đảng cầm quyền cần phải xác định kỹ nội dung và phương thức cầm quyền phù hợpvới chế độ chính trị
Mô hình phát triển kinh tế - xã hội
Mô hình phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức cầmquyền của dang cầm quyền
Trong nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phương thức lãnh đạo của đảng cóvai trò quan trọng trên mọi lĩnh vực Với mô hình phát triển này, phương thức camquyền của đảng tác động toàn diện đến hệ thống chính trị Trong nền kinh tế kế hoạchhóa tập trung, đảng cầm quyền có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (đôi khi lãnh đạo
và can thiệp quá sâu vào vai trò của Nhà nước, khiến cho chức năng nhiệm vụ chính
tri của các cơ quan trong hệ thống chính trị không được phân định rõ ràng), kiểm soát
toàn bộ tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất, giữ quyền quyết định việc sử dụng cácyếu tố sản xuất và phân phối về thu nhập Trên thực tế, phương thức cầm quyền này
đã cho thấy những diém khuyết điểm, làm hạn chế va sai lệch ban chat của đảng camquyên
Đối với nền kinh tế thị trường (kinh tế thị trường định hướng XHCN), vai trò
của đảng cầm quyền (đảng chính trị) với Nhà nước được phân biệt rõ ràng, đảng
không làm thay Nhà nước mà chỉ làm nhiệm vụ của mình Sự phát triển của nền kinh
tế thị trường đã tạo ra một tư duy mới về phương thức cầm quyên theo hướng linh
24
Trang 29hoạt, sáng tạo hơn Xu hướng hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác là yếu tốkhách quan của mọi quốc gia, mọi dân tộc Yếu tố phát triển kinh tế, đặc biệt là nềnkinh tế thị trường tác động lớn đến việc xem xét và lựa chọn phương thức cầm quyền
của các đảng cầm quyền Điều đó cho phép sự cởi mở, linh động trong phương thức
cầm quyền trong điều kiện hiện nay
Tình hình chính trị khu vực và thế giới
Một sự thay đổi lớn trên bình diện chính trị thế giới có tác động lớn đến nền
chính trị và phương thức cầm quyền của một quốc gia Lịch sử đã chứng minh điềunày khi Liên Xô (“thủ lĩnh” của các quốc gia theo chế độ XHCN) sụp đồ, đã khiến
cho vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô mắt đi vai trò cầm quyền và tính
chính danh của đảng cầm quyên Việc Liên Xô sụp đồ cũng kéo theo một loạt sự sụp
đồ các các quốc gia (đặc biệt là Đông Âu) Điều này càng khang định tình hình chínhtrị khu vực và thế giới cũng có ảnh hưởng rất lớn đến phương thức cầm quyền của
đảng cầm quyền
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoai nước luôn tìm cơ hội dé chốngphá cách mạng, chống phá tính chính danh và sự cầm quyền của đảng cầm quyền chânchính Các phần tử cực đoan thành lập lực lượng, đưa ra những “học thuyết chính trị”mới đi ngược lại tinh thần cách mạng, trái với nguyện vọng, tình cảm của tuyệt đại đa
số nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng cầm quyền Điều này gây phương hại lớn
đối với sự cam quyền của đảng Gây mat niềm tin đối trong nội bộ của đảng đồng thờisuy giảm tính chính danh, tính hiệu quả phương thức cầm quyền của đảng
1.2 Thực tiễn về phương thức cầm quyền của một số đảng chính trị trênthế giới
Việt Nam
Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất lãnh đạomọi hoạt động của đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định thực hiện tưtưởng “Đảng ta là một dang cam quyền” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Dé bảo vệ vững
25
Trang 30chắc vai trò cầm quyền của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thê chế hóa điều đóbằng Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Cụ thé tại khoản 1 Điều
4 của Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giaicấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc ViệtNam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cảdân tộc, lay chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tang tư tưởng,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” [14] Điều này đã khẳng định vai trò lãnh
đạo và tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam Điềuđã được lịch sử và nhândân Việt Nam thừa nhận.
Là chủ thé chính trị duy nhất cằm quyền, Dang Cộng sản Việt Nam đã dần xácđịnh được phương thức cầm quyền riêng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam ĐảngCộng sản Việt Nam dùng quyền lực chính trị để xây dựng bộ máy chính quyền; xácđịnh vị trí, vai trò, nhiệm vụ va chức năng của minh trong hệ thống chính trị; Đảng
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Đảng xây dựng Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tô chức chính trị xã hội (Doan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ); Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, đào tạo và giáodục cán bộ; Đảng xây dựng cương lĩnh chính trị và thé chế hóa cương lĩnh chính trị
thành chính sách, pháp luật.
Trung QuốcHiện nay, tại Trung Quốc có tám đảng chính trị được chính thức công nhận,nhưng chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính đảng duy nhất, tám đảng còn lại chỉmang tính chất tham chính Trong quá trình cam quyền, Dang Cộng sản Trung Quốc
đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa Trung Quốc phát triển như ngày hôm nay.Trong thời kỳ chống phong kiến và dé quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng
phương thức “nhất nguyên hóa” [20, tr 143] Phương thức này được sử dụng do tình
hình chính trị và quân sự rất phức tạp vào thời điểm đó Nhờ thực hiện phương thứclãnh đạo đó, Đảng cộng sản đã giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ
26
Trang 31Sau khi đất nước Trung Hoa được thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn khôngthay đổi phương thức lãnh dao này Trong tổ chức dang đã thiết lập các ban, ngành
tương đương với hệ thống chính trị Mao Trạch Đông còn triển khai phương thức lãnhđạo theo nguyên tắc “Quyền lớn đặc quyên, quyền nhỏ phân tán, dang ủy quyết định,
các ban triển khai” [39, tr 269] Tuy nhiên, đứng trước những tình hình nội bộ chínhtrị trong nước và chính trị quốc tế đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Đảng Cộngsản Trung Quốc đang dan nhìn nhận lại phương thức cam quyền của đảng nhằm hoànthiện phương thức cầm quyền và lãnh đạo của mình Việc nhận thức lại phương thức
lãnh đạo của Đảng được Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành qua từng giai đoạnkhác nhau:
Giai đoạn 1978 — 1982: Đảng Cộng sản Trung Quốc nhìn nhận về phương thứccầm quyền của đảng tập trung vào vấn đề dân chủ trong hệ thống chính trị, đặc biệt là
tổ chức phân cấp quản lý Đặc trưng của phương thức cầm quyên trong giai đoạn nay
là phân định chức năng rõ ràng của các cơ quan trong hệ thống chính trị từ Trungương đến địa phương, trao quyền cho chính quyền cấp cơ sở
Giai đoạn 1983 — 1987: Việc cải cách phương thức cam quyền của Dang Cộngsản Trung Quốc được tập trung vào việc phân tách rõ ràng nhiệm vụ, chức năng củaĐảng và chính quyền, chuyền biến chức năng của Chính phủ
Giai đoạn 1988 — nay: Do tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc trong giai đoạnnày xảy ra nhiều sự kiện, nên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập trung vào việc tăng
cường sức mạnh lãnh đạo của Đảng, xác lập vị trí hạt nhân của Đảng trong hệ thống
chính tri.
Liên bang NgaLiên bang Nga là quốc gia có hệ thống đa đảng Các đảng chính trị ở Nga được
phân chia thành hai loại, đó là đảng “quan chức” và đảng “quần chúng” hay còn gọi là
đảng “tư sản” và “vô sản” Tuy nhiên, đa số các đảng chính trị tại Nga là đảng “quan
chức” Các đảng phái “quan chức” có xu hướng xa rời quần chúng, đảng viên là
27
Trang 32những những người tham gia vào các hoạt động chính trị với tư cách không chuyêntrách, chủ yêu là vào thời gian rảnh rỗi Tại Nga, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Liênbang Nga là dang “quan chúng” Đảng có tổ chức dang tại cơ sở, thực thi các chỉ thịcủa đảng, đảng cũng đào tạo những thủ lĩnh chính trị và giới thiệu vào cơ quan hành
pháp của Liên bang Nga.
Khác với Trung Quốc, mặc dù ở Nga có rất nhiều đảng phái chính trị, nhưng
các đảng phái đều có vai trò quan trọng tương đương nhau trong hệ thống chính trị
Nhiệm vụ chính của các đảng phái chính trị ở Nga là giới thiệu những ứng cử viên của
mình vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan hành pháp và lập pháp Điểm tiênquyết để các đảng phái giành và thực thi quyên lực chính trị trong hệ thống chính trị là
phải giành đa số ghế trong Nghị viện Liên bang Như đã đề cập, nhiệm vụ chính trịquan trọng nhất của các đảng chính trị là phải giới thiệu người của đảng mình vào cácchức vụ trong bộ máy, đặc biệt là vị trí Tổng thống và Thủ tướng Chính phủ
Tại Nga, Nhà nước không phải là co quan quyền lực thé chế hóa mọi chủ
trương mà đảng cầm quyền hay các đảng phái chính trị đưa ra Điều này xuất phát từquy định luật pháp của Liên bang Nga đối với chức vụ Tổng thống Trên thực tế, Tổngthống Liên bang Nga không phải chịu sự phục tùng của bất kỳ đảng nào vì được bầulên bởi toàn thé công dân Nga Hon nữa, đảng cầm quyền ở Nga không có thâm quyền
quyết định công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng như các chức vụ quan trọng trong
nội các Điều này cho thấy, các chính sách của Thủ tướng không phụ thuộc vào theo
chủ trương của bất kỳ đảng nào Tuy nhiên, các quyết sách của Thủ tướng đều phải
phù hợp ở mức độ với ý chí là lợi ích của đảng cầm quyền và một số dang lớn, cũngnhư lợi ích của toàn nhân dân Nga Thông qua cương lĩnh chính tri, các đảng đưa rachương trình hành động cụ thể cho Chính phủ tham khảo thực hiện
Một số nước phương Tây
Đảng cầm quyền ở các nước phương Tây được hiểu theo hai nghĩa: thir nhất,đảng thang cử trong cuộc bau cử quốc hội; thir hai là đảng thắng cử có ứng cử viên
28
Trang 33thắng cử cho chức vụ Tổng thống Phương thức cầm quyển của một số đảng camquyên tại phương Tây có thé nhìn nhận thông qua một số nhân tố sau:
Thứ nhất, cương lĩnh hành động của đảng cầm quyền Cương lĩnh hành động
của đảng là một trong những công cụ dé đảng cam quyền có thé tham gia vào các cuộc
bầu cử Các cương lĩnh phải bao quát toàn diện các vấn đề kinh tế-chính trị-xã hội, cácgiải pháp cho những vấn đề còn vướng mắt của đất nước và đặc biệt là Chương trình
tranh cử các chức vụ chủ chốt trong cơ quan hành pháp và lập pháp Các cử tri sẽ dựa
vào các cương lĩnh của đảng đề quyết định bỏ phiếu cho đảng nào trong cuộc bầu cử
Thứ hai, đảng cầm quyền phải cử người đại diện của đảng mình nắm giữ các vị
trí quan trọng trong cơ quan lập pháp và hành pháp Chắng hạn như Nhật Bản, Anh,khi một đảng chiếm da số trong Nghị viện và trở thành đảng cầm quyền, dang đóthường nắm quyền lãnh đạo những ủy ban quan trọng nhất, nhằm kiểm soát việcthông qua các chính sách và ngăn chặn việc tắc nghẽn trong quá trình lập pháp Còn ở
Mỹ, trước khi tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa
cũng có những quy trình khác nhau để lựa chọn ra ứng cử viên của đảng tham giatranh cử chức Tổng thống
Thứ ba, các dang cầm quyền sẽ thé chế hóa các chính sách của đảng mình thànhcác luật lệ và chính sách quốc gia Việc này chủ yêu liên quan đến 02 cơ quan chủchốt là cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
Tiểu kết chương 1Đảng cầm quyên là chính đảng nắm giữ quyền lực Nhà nước trong hệ thốngchính trị, hoạt động theo nguyên tắc của pháp luật, nhằm đảm bảo vai trò của đảng đốivới bộ máy chính quyền và các lĩnh vực trong xã hội nhằm bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước Phương thức cầm quyền của một đảng chính trị là những hình thức,cách thức, phương pháp, nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước theo
các quy định của pháp luật, thể hiện trong quá trình tổ chức Nhà nước, bố trí đội ngũ
29
Trang 34cán bộ nhân sự, thực thi quyền lực Nhà nước, giám sát và kiểm soát quyền lực nhằmbảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Nội dung cam quyền của đảng cam quyền đối với Nhà nước thé hiện rõ qua 3yếu tố chính: Thr nhát, dang cam quyền phải xác định được các mục tiêu chính trị
quan trọng mang tính định hướng trong cương lĩnh chính trị của đảng, chủ trương,đường lối, Thứ hai, trong cương lĩnh chính trị, đường lối, nghị quyết của đảng phải
xác định những nhiệm vụ cho dang và cho Nhà nước Thir ba, việc xác định được và
xác định chính xác các nhiệm vụ chính trị của đảng và Nhà nước trong cương lĩnhchính tri cũng cần phải có sự định hướng vào các nhiệm vụ cấp thiết và mau chốt
Một số phương thức cam quyền cụ thé của đảng: Thứ nhất, đảng cầm quyền
bằng phương thức đưa ra các cương lĩnh, nghị quyết, chỉ thị của đảng Thứ hai, đảngcam quyên lãnh đạo Nhà nước bang phương thức tô chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng
viên của đảng trong hệ thống chính trị Thứ ba, đảng cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và
xã hội bằng công tác kiểm tra, giám sát Thứ tư, đảng cầm quyền bằng phương thứcvận động quần chúng nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào công việc quản lýNhà nước.
Ngoài ra, chương 1 luận văn phân tích thực tiễn về phương thức cầm quyền củamột số đảng chính trị trên thế giới gồm Việt Nam, Trung Quốc, Liên bang Nga, một
số nước phương Tây
30
Trang 35Chương 2.
PHƯƠNG THỨC CẢM QUYÈN CỦA ĐÁNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
NHUNG VAN DE DAT RA
2.1 Phương thức cầm quyền của Dang Nhân dân cách mang Lao trong giai
đoạn hiện nay
2.1.1 Phương thức cam quyền của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai
đoạn hiện nay
Thứ nhất, dang cam quyên thông qua cương lĩnh, đường lỗi, tư tưởng của đảng,kiên định với nên tang tư tưởng của đảng cam quyền
Trong quá trình lãnh đạo, Đảng NDCM Lào luôn coi trọng phương thức cam
quyên thông qua cương lĩnh, đường lối, tư tưởng của đảng, thiết chế lý luận chính trị
Đảng NDCM Lào xác định quan điểm, đường lối, nội dung và phương thức cầmquyền của đảng trong nhiều giai đoạn khác nhau phù hợp với điều kiện lịch sử từnggiai đoạn Báo cáo Chính trị tại Đại hội X nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và củng cốchính trị tư tưởng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
theo đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc, nổi bật là tiến hành công tác chính
trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, song song với công tác xây dựng Đảng và pháttriển nguồn nhân lực, là những yếu tô quyết định phát triển đất nước trong giai đoạnmới” [73, tr 5] Tăng cường thực hiện công tác tập huấn, giáo dục chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi hản, quan điểm, đường lối, nội dung và phươngthức của Đảng NDCM Lào cho đội ngũ cán bộ đảng và nhân dân Lào Đối với đội ngũcán bộ, đảng viên làm công tác tư tưởng chính trị cần phải có sự chọn lọc tỉ mỉ, “phải
chọn người có năng lực, có năng khiếu và có dao đức phẩm chat chính trị - tư tưởng,công tác lý luận Không cho phép những người không quán triệt đường lỗi đi phổ
biến, truyền bá lý luận và đường lối của Đảng, không cho những người có tư tưởng,
31
Trang 36quan điểm bap bênh, kém đạo đức cách mạng đi giáo dục quan điểm, lập trường cáchmạng cho người khác” [76, tr 20] Bên cạnh đó, lãnh đạo và phát huy vai trò của Mặt
trận Lào xây dựng Đất nước và cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác trong tiếnhành công tác tư tưởng lý luận đặc biệt là quan điểm, đường lối, nội dung và phương
thức cầm quyền của Đảng, pháp luật của Nhà nước Tổ chức nghiên cứu sâu rộng và
có hệ thống chủ nghĩa Mac-Lénin, áp dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn, nắm vững
bản chất của cách mạng và khoa học, kiên trì theo đuổi con đường xây dựng XHCN
Đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh góp phần đâylùi những tiêu cực trong hệ thống Đảng, sự thoái hóa biến chất của một số đảng viên,
âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến và tự suy thoái”, kiên quyết bảo vệ vàphát huy chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi han, bảo vệ chế độ dân chủ
NDCM Lào.
Đảng NDCM Lào luôn kiên định với chủ nghĩa Mac-Lénin và tư tưởng Cay-sonPhôm-vi-hản và truyền thống tốt đẹp của Dang làm nền tang tu tưởng, lý luận củaĐảng, trở thành kim chỉ nam cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, sự văn minhtiến bộ của loài người, vận dung bài học nước ngoài phù hợp với thực tiễn và điềukiện lịch sử cụ thể của đất nước Lào [22, tr 11] Từ đó, mọi quan điểm, đường lối, nộidung và phương thức cầm quyền của Đảng NDCM Lào luôn đúng đắn, phù hợp và
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn giải quyết những vấn đề lớn của đất nước Điều này
đã được chứng minh bởi lịch sử lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong nhiều năm qua,
càng thêm củng có tính chính danh của Dang NCDM Lào trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước Lào
Trong điều kiện một đảng duy nhất cam quyền, Đảng NDCM Lao có đủ điềukiện để thực hiện đầy đủ các xây dựng hệ thống tư tưởng, lý luận luận khoa học củaĐảng nhằm lãnh đạo mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, sinh mệnh chính trị của đảng
cầm quyền, sự 6n định của chế độ, chăm lo cho lợi ích của nhân dân Do đó, mọi sự
sai lầm trong tư duy lý luận chính trị, về đường lối cách mạng của đảng đều được các
32
Trang 37hệ thống tư tưởng chính trị khắc phục kịp thời nhằm tránh gây ra những hệ quảnghiêm trọng Do đó, từ Đại hội VI (1996) đến Đại hội X (2016), Đảng NDCM Làoluôn chú trọng đến việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảngtrong sách vững mạnh Vì vậy, Đại hội X của Đảng NDCM lào đã khang dinh: “Viéccủng có va nâng cao chất lượng công tác tu tưởng, lý luận, là van dé quan trong mangtính chiến lược và là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới, mà trước hết là xây dựngtrong nội bộ Đảng vững mạnh về mặt chính trị, tư tưởng đảm bảo cho toàn Đảng lúcnào cũng là đại diện cho trí tuệ, ý chí cách mạng và danh dự Bên cạnh đó cũng có
bước tiến làm cho chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Cay-sỏn Phôm-vi-hản trở thành nền
tảng của tư tưởng và hành động của người dân lao động trong toàn xã hội có nhận
thức và hiểu biết, tin tưởng, ủng hộ và giác ngộ cách mạng một cách tích cực đối vớiquan điểm, đường lối chính sách của Dang và Nhà nước” [102, tr 61]
Phương thức cam quyên thông qua cương lĩnh, đường lối, tư tưởng của đảng
còn thể hiện ở việc cụ thể hóa những cương lĩnh, đường lối của đảng thành chính sách
cụ thé nhằm mục đích tổ chức thực hiện đường lối đối phát triển kinh tế-chính trị-xãhội Song song với việc thực hiện các chính sách về phát triển phải gắn liền với thựchiện chính sách ba xây [56] bao gồm: xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về
tư tưởng và xây dựng Đảng về tổ chức, phan dau đưa đất nước trở thành nước phát
triển trong khu vực và trên thế giới, là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng Đảng
vững chắc về chính trị, tư tưởng và tô chức
Bên cạnh đó, việc phân biệt chức năng của Đảng và Nhà nước cũng rất quan
trọng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Trong điều kiện mộtĐảng cam quyên, thì Đảng phải thật sự tôn trong và không ngừng tạo điều kiện giúp
nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhànước Đảng là một bộ phận cau thành quan trọng trong hệ thống chính trị, do đó, Đảng
không được phép tự tách mình đứng trên Nhà nước mà phải hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật
33
Trang 38Thứ hai, Đảng chú trọng đến công tác đào tạo, bôi dưỡng và công tác tổ chứccán bộ trên cơ sở dân chủ, tuân thủ pháp luật và quy định của Đảng.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đảng viên được Đảng NDCM Lào đặc biệt chú
trọng, xác định đây là thành tố quan trọng quyết định sự thành bại của phương thứccầm quyền, gan liền với vận mệnh của dân tộc Vì vậy, Đảng NDCM Lào luôn đặt rayêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.Đảng NDCM lào đã triển khai đồng bộ nhiều chính sách trong công tác cán bộ, tậptrung cho công tác đào tạo cán bộ, quy hoạch, khắc phục sự thiếu hụt cán bộ quản lýtrong bộ máy chính quyền Trong thời gian qua, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũcán bộ đảng viên của Đảng NDCM Lào hiện nay đang tập trung vào một số nội dungquan trọng như sau: khối kiến thức chuyên sâu về chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng; tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng XHCN; có lậptrường bạn - thù rõ ràng; trách nhiệm cao đối với các nhiệm vụ được giao phó; tin
tưởng vững chắc đối với sức mạnh và trí tuệ của quần chúng: tôn trọng và thực hiện
nghiêm Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước
Công tac dao tạo cán bộ gắn liền với công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tăngcường, góp phần vào chống những biểu hiệu suy thoái trong tư tưởng của cán bộ,đảng viên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào (tháng 1-2016)khẳng định: “Công tác chính trị tư tưởng là một vấn đề lâu dài, liên quan trực tiếp đếncách mạng nước Lào từ đầu đến cuối” [73, tr 10] Do đó, trách nhiệm của các cấp ủyĐảng và người đứng đầu cấp ủy phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viênnày Các cấp ủy, và toàn bộ đảng viên phải có ý chí thống nhất cao nhất đối với chủnghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Cay-xon Phôm-vi-hản là lý luận của Dang, là kim chỉ namtrong mọi hành động Các cấp ủy, có trách nhiệm tuyên truyền cho cán bộ không dao
động trước tình phức tạp, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, kết hợp sứcmạnh đại đoàn kết dân tộc dé phục vụ công cuộc hai nhiệm vụ chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội
34
Trang 39Chú trọng đến công tác phân công đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thốngchính trị Coi trọng việc nghiên cứu các đối tượng có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theoquy định của Điều lệ Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 030/BCTW, ngày 3-1-2018, về
tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo - quản lý vào cơ cấu tổ chức của Đảng dé sắp xếp
trong công tác cán bộ; bồ trí đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất chính trị vữngvàng, có tư duy lý luận chính trị sâu sắc, đao đức cách mạng, lập trường giai cấp côngnhân rõ ràng, có phong cách làm việc khoa học dé đứng vào hàng ngũ cua đảng, đặcbiệt là các chức vụ bí thư; phó bí thư và ủy viên các cấp đúng quy định của pháp luật
và của Dang, đảm bảo tổ chức Đảng luôn trong sạch vững mạnh Hơn nữa, quan lý đội
ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ được thực hiện trên cơ sở của Điều lệ Đảng mà cònphải được thực hiện trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật
Tính đến nay, số lượng cán bộ, đảng viên trong các Ban Tổ chức Tỉnh ủy củaLào là 508 người, trong đó nữ có 199 người (chiếm 39,17%); nam có 309 người
(chiếm 60,83%); số lượng đảng viên Đảng NDCM Lào là 382 (chiếm 75.19%) [51]
Đề có được đội ngũ cán bộ, đảng viên như hiện nay là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của
Đảng NDCM Lào qua việc thê chế hóa các chính sách đối với công chức; chính sáchtuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên của các
cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng
Có thé nhận định, đội ngũ cán bộ, đảng viên của trong hệ thống chính trị Lao
hiện nay cơ bản đáp ứng được các công việc chuyên môn, các nhiệm vụ chính trị, tư
tưởng Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên yếu kém về chuyên môn,
suy thoái về đạo đức, vi phạm điều lệ Đảng, chính sách của Nhà nước Nhiều cán bộ,đảng viên chưa chủ động trong công việc, công tác tham mưu còn yếu kém, gây ách
tắc trong hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị “Một bộ phận không nhỏ kém
phẩm chất, thậm chí hư hỏng, bệnh quan liêu xa dân, xa cấp dưới và cơ sở, thamnhũng và lãng phí của công còn nặng nề, ảnh hưởng đến đến truyền thống đoàn kếtnhất trí giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân” [70, tr 30] Điều này gây phương hại đến
35
Trang 40phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào Vì vậy, chú trọng đến công tác đào tạo,bồi dưỡng và phân công đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị là một trong nhữngnhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần vào sự thành công trong lãnh đạo và phươngthức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, Đảng cam quyên thông qua hệ thong tổ chức đảng, tổ chức cơ sở đảng
là hạt nhân; phát huy vai trò tiên phong, gương mau của đảng viên hoạt động trong tổchức đảng
Đảng NDCM Lào cầm quyền thông qua hệ thống tổ chức của đảng trong toàn
hệ thống chính trị Day là phương thức cam quyền đặc thù trong trường hợp một dangduy nhất cầm quyền, bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động của đảng từ Trung ươngđến địa phương Trước thời kỳ đổi mới, tại Dai hội IV (1986) của Dang đã tong kết:
“Khâu yếu nhất trong hệ thống tổ chức của Đảng hiện nay là tổ chức cơ sở đảng, do ởnhiều nơi hiện nay vẫn còn tính coi nhẹ, bỏ qua công tác xây dựng cơ sở, trong đó, kẻ
thù đang hoạt động nắm lấy nhân dân, ra sức tuyên truyền, xuyên tạc đường lối và chủtrương của Đảng, gây rỗi loạn ở cơ sở” [70, tr 50] Sau nhiều năm tổng kết trong quá
trình đổi mới, Đảng NDCM Lào đã có những tư duy chính trị mới về tổ chức cơ sởđảng Tiếp nối những nội dung đó, tại Đại hội VIII (2006) Dang đã khang định tamquan trọng của các tổ chức cơ sở Dang, cu thé: “Phải tiếp tục củng cố có tổ chức cơ sởđảng vững mạnh, lấy việc xây dựng chi bộ vững mạnh có năng lực lãnh đạo toàn diện
là công việc chủ yếu, làm cho mọi tổ chức cơ sở đảng có khả năng hội tụ và phát huy
sức mạnh của mình gồm các tô chức dưới sự lãnh đạo của tô chức cơ sở đảng trong
việc hoàn thành nhiệm vụ chính tri được giao, đồng thời tích cực, chủ động đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân, tham những và các hiện tượng tiêu cực khác” [76, tr 73].Trong những năm qua, việc củng cố và tăng cường hoạt động của các tổ chức cơ sở
đảng của Lào được đây mạnh rõ rệt, mang lại những hiệu quả tích cực đối với hệ
thong chính tri Sự chuyên biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của từng loại chi bộDang trở thành hạt nhân chính tri của cơ sở, xây dựng ban làng theo hướng “3 xây”.
36