1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến ở Việt Nam hiện nay

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 4.1. Đối twong nghiên cứu (16)
  • 7. Cau trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh (18)
  • Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE SỰ THAM GIA (19)
  • CHINH TRI CUA NGUOI DAN TREN PHUONG TIEN (19)
  • TRUYEN THONG TRUC TUYEN (19)
    • 1.1.3. Truyền thông Khái niệm truyền thông (23)
    • 1.2. Lý thuyết về sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến (33)
      • 1.2.1. Lý thuyết về các bên liên quan Các bên liên quan là một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thé gây ảnh (33)
    • Chương 2: THỰC TRANG VÀ NHỮNG VAN DE ĐẶT RA TRONG SU THAM GIA CHÍNH TRI CUA NGƯỜI DÂN TREN PHƯƠNG TIEN (40)
  • TRUYEN THONG TRỰC TUYẾN (40)
    • 2.1.1. Một số nét khái quát về báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ (40)
    • 2.1.2. Nhận thức về các vẫn đề chính trị của người dân trên các (49)
    • 2.1.3. Thái độ của người dân về các vấn đề chính trị Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con (59)
    • Chương 2 đã trình bày thực trạng và những vấn đề đặt ra trong sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến (76)
    • CHƯƠNG 3: MOT SO GIẢI PHÁP NHAM NANG CAO SỰ THAM (77)
  • GIA CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN PHƯƠNG TIỆN (77)
    • 3.1. Những vấn đề đặt ra Internet tạo ra môi trường giao tiếp mới giữa các bên liên quan trong (77)
      • 3.1.1. Về phía Đảng, Nhà nước Phương tiện truyền thông trực tuyến trở thành một kênh kết nối mới (77)
      • 3.1.3. Về phía người dân Bên cạnh đó, luôn luôn đây mạnh công tác hoàn thiện môi trường pháp (82)
    • 3.2. Một số giải pháp Sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực (84)
    • Chương 3 đã khái quát những vấn đề đặt ra đối với sự tham gia chính (87)
  • KET LUẬN (88)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (90)
    • 3. Lưu Văn An, Lưu Văn Quang (2008), Vai trò của truyền thông đại (90)
    • 13. Dương Xuân Sơn, Các loại hình báo chí truyền thông, Nhà xuất (91)
    • 15. Dương Xuân Sơn (2013), Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (91)
    • 17. Tạ Ngọc Tan, Truyén thông đại ching, NXB Chính trị Quốc gia - (91)
    • 19. Lưu Minh Văn (2009), Đề cương chỉ tiết bài giảng môn học chính (91)
    • 20. Nguyễn Van Vĩnh, Lê Văn Đính, Chính trị hoc đại cương, Nhà xuất (91)
    • 23. E.P.Prokhorop (2004), Cơ sở li luận cua báo chí, Thông tan (91)
    • Số 2 A Tong k (93)
    • Số 2 k Tông | ox (95)

Nội dung

Người dân có thé tham gia xâydựng các chính sách, pháp luật trong điều kiện mở và 6n định, sự tham giatiến hành thông qua đại biểu trong các cơ quan đại diện Quốc hội, Hội đồngnhân dân,

Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến (qua nghiên cứu báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ online và Thanh Niên).

4.2 Pham vi nghiên cứu - Không gian: Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác gia xin xác định phạm vi “phương tiện truyền thông trực tuyến” là tập trung vào nghiên cứu báo điện tử, cụ thé khảo sát: Báo điện tử VnExpress - “Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất”, Tuổi Trẻ online - “Cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Thành phố Hồ Chi Minh”, Thanh Niên - “Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh

- Nội dung nghiên cứu xoay quanh nhận thức, thái độ và hành động tham gia chính trị của người dân trên báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ online và Thanh Niên năm 2020.

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thê là:

Thứ nhất, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Chính trị học.

Một là phương pháp lô-gic, dùng để chỉ ra đặc trưng, khái quát, liên hệ rút ra đặc điểm, quy luật, những yếu tố anh hưởng đến sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông đại chúng Hai là phương pháp phân tích văn bản, phân tích các bài viết trên các phương tiện truyền thông trực tuyến và ý kiến bình luận của người dân Ba là phương pháp so sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa sự tham gia chính trị của người dân trên báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ online và Thanh Niên.

Thứ hai, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác Phương pháp phân tích - tổng hợp; được dùng dé trình bay các van dé, đặc điểm của sự tham gia chính trị của người dân và ảnh hưởng của phương tiện đại chúng đến đời sống chính trị, phân tích các tài liệu và tiêu chí phục vụ cho việc so sánh Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các bài viết có sự tham gia bình luận của người dân về các vấn đề chính trị.

Tuy sử dụng nhiều phương pháp, nhưng luận văn tập trung sử dụng tối đa các phương pháp chính là phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh.

6 Đóng góp của luận văn

Thứ nhất về lí luận, luận văn có một số đóng góp như sau: Một là hệ thống hóa, làm rõ thêm các khái niệm, các lý thuyết chính trị và truyền thông, sự tham gia chính tri của người dân Hai là phân tích sự tham gia chính tri cua người dân Việt Nam trên phương tiện truyền thông trực tuyến, cụ thể là trên báo điện tử VnExpress và Tuổi Trẻ online và Thanh Niên năm 2020.

Thứ hai về thực tiễn, luận văn có thé là một tài liệu nghiên cứu hữu ich phục vụ cho các nghiên cứu có liên quan Những phân tích, đánh giá về nhận thức, hành động và hình thức, hiệu quả tham gia chính trị của người dân trên báo điện tử VnExpress và Tuổi Trẻ online và Thanh Niên có thé là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người quan tâm về lĩnh vực chính trị và truyền thông.

Cau trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh

TRUYEN THONG TRUC TUYEN

Truyền thông Khái niệm truyền thông

Thuật ngữ truyền thông có nguồn gốc từ tiếng Latinh: “Commune” - chung hay cộng đồng “Truyền thông là quá trình liên tục thay đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người làm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi va thái độ phù hợp với nhu câu phát triên của cá nhân, của

16 nhóm, của cộng đồng và xã hội” [6, tr.8] Khái niệm trên đã chỉ ra bản chất truyền thông và mục đích truyền thông.

Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông Quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thé được liên tưởng qua nguyên tắc bình thông nhau Khi có sự khác biệt trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thé và đối tượng truyền thông gan với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền thông diễn ra Quá trình truyền thông vì vậy chỉ dừng lại khi đã đạt được kết qua là sự cân bang trong nhận thức, hiểu biết giữa chủ thé và đối tượng truyền thông.

Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung, nhăm thay đổi thái độ, hiểu biết, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng.

Hiệp hội giám đốc đào tạo Hoa Kì (American Society of Training Directors) cho rằng: truyền thông là việc trao đổi suy nghĩ hay thông tin để đem lại sự hiểu biết lẫn nhau và lòng tin hay mối quan hệ trên toàn cầu.

Martin P.Adelsm thì cho rằng, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đôi liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và ngược lại làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là quá trình luôn thay đối, biến chuyền và phù hợp với tình huống Khái niệm này tuy xác định tính chất cũng như vai trò của truyền thông nhưng chưa nói rõ mục đích cuối cùng của truyền thông, cũng như những rào cản và tương tác qua lại, với phản hồi và hoán vị giữa chủ thé và khách thể truyền thông Bởi truyền thông không chỉ tạo ra sự hiểu biết, mà quan trọng hơn là hình thành các mối quan hệ; sự nhận thức và các quan hệ này phụ thuộc vào môi trường truyền thông đang diễn ra.

Theo John R Hober (1954) cho rằng truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bang lời [12, tr.10] Quan niệm nay vẫn còn chưa hoàn

17 hảo va còn tồn tại những thiếu sót Truyền thông không chỉ trao đổi bang tư duy, bằng lời nói mà còn bằng nhiều phương tiện ký hiệu và phương thức biểu hiện khác nữa, như cử chỉ, thái độ, hành vi, ánh mắt

Còn theo Haiemann thì định nghĩa: Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin và sự hiểu biết từ người này sang người khác.

Theo quan niệm của Dean C Barnlund (1964) cho rằng “truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu qua hon” [8, tr.13] Quá trình truyền thông làm giảm rõ độ mập mờ, không chắc chăn tức là làm cho sự hiểu biết nhau tăng lên; nhờ đó hành vi trao đôi với nhau hiệu quả hơn Quá trình truyền thông diễn ra liên tục vì nhu cầu chia sẻ, trao đổi của con người và xã hội không bao giờ ngừng nghỉ Tuy nhiên, quan niệm này chưa cho biết đầy đủ các yếu t6 quá trình truyền thông, còn chưa bộc lộ nhiều yếu td.

Có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về hiện tượng xã hội pho biến “truyền thông” Nhung không phải quan niệm, định nghĩa nao cũng phản ánh đầy đủ các góc cạnh, bản chất về vai trò, mục đích hay yếu tố quá trình của truyền thông Tuy nhiên, các quan niệm, quan điểm khác nhau này vẫn có những điểm giống nhau với những nét tương đồng rất cơ bản Có thể đi đến một định nghĩa về truyền thông như sau: Truyén thông là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau.

Cùng với khái niệm truyền thông, người ta còn phân biệt hai dạng thức truyền thông là truyền thông ngoại biên và truyền thông nội biên Truyền thông ngoại biên là hoạt động trao đổi thông điệp giữa người này và người khác thông qua sự tiếp nhận của các giác quan Còn truyền thông nội biên là quá trình trao đổi thông điệp diễn ra trong bản thân một con người Truyền thông ngoại biên mang tính xã hội trong quá trình phát triển Truyền thông

18 nội biên mang tính cá thể, năm trong cơ chế vận hành chung của tâm - sinh lý con người.

Khi phân tích các mối quan hệ trong hoạt động truyền thông của con người có thê thấy đây là một quá trình diễn ra liên tục theo trình tự thời gian trong đó bắt buộc phải có các yếu tổ tham dự bao gồm: nguồn phát, thông điệp, kênh và đối tượng tiếp nhận Nguồn phát là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông Nói cách khác nguồn phát là người hay nhóm người mang nội dung thông tin muốn được trao đổi với người hay nhóm người khác Thông điệp là nội dung thông tin được chuyển từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận và ngược lại Thực chat, thông điệp có nghĩa là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, nhận thức, ý kiến, yêu cầu, kinh nghiệm sống, tri thức, khoa học kỹ thuật đã được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó Nó phải là hệ thống được cả bên phát và bên nhận, cùng chấp nhận, cùng có chung cách hiểu Trong đời sống xã hội loại người tổn tại nhiều hệ thống ký hiệu khác nhau như tiếng nói, chữ viết, trong ngôn ngữ, hệ thống biển báo giao thông, hệ thống các cử chỉ biểu đạt của con người Kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức luân chuyền, đăng tải, trao đổi thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Những yếu t6 tạo thành kênh truyền thông cũng là những yếu tố quy định tinh chat, đặc điểm của nó Căn cứ vao các tính chất, đặc điểm cụ thé, người ta chia kênh truyền thông thành các loại hình khác nhau như: truyền thông cá nhân, truyền thông trực tiếp, truyền thông đại chúng, truyền thông đa phương tiện Đối tượng tiếp nhận là những cá thê hay tập thê người tiếp nhận thông điệp trong quá trình truyền thông Cũng có thể nói các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp là đối tượng tác động của truyền thông Hiệu quả của truyền thông được đánh giá trên cơ sở những thay đổi về tâm lý, nhận

19 thức, hiểu biết, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận Về cơ bản, kết quả này phụ thuộc vào tính chất, quy mô, khuynh hướng của thông điệp.

Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho nhau, xen lẫn vào nhau Tuy nhiên, theo trình tự thời gian thì nguôn phát bao giờ cũng thực hiện hành vi truyền thông trước.

Khái niệm truyền thông đại chúng Xã hội ngày càng phát triển, cùng với đó chất lượng đời sống cũng tăng lên cao, theo sát là nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao hơn, các giao tiếp xã hội thu hút sự quan tâm của mọi người nhiều hơn Trong hoàn cảnh này, các phương tiện thông tin mới ra đời, cùng với sự nâng cao cải tiễn không ngừng của chất lượng về hiệu quả của truyền thông Có thé thay người điều khiển quá trình giao tiếp xã hội hiện nay là truyền thông đại chúng.

Truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng [17, tr.10] Hay hiểu cách khác truyền thông đại chúng (mass communication) được định nghĩa là “Quá trình truyền thông phức tạp, mà ở đó, các nhà truyền thông chuyên nghiệp sử dụng các phương tiện kỹ thuật để chia sẻ thông điệp và gây ảnh hưởng đến tập hợp đông đảo những người nhận thông điệp - bất chấp khoảng cách địa lý” [35, tr.109] Truyền thông dai chúng là quá trình hoạt động trao đổi thông tin có tính phổ biến giữa nguồn phát với công chúng rộng rãi trong xã hội Với những biểu hiện đại chúng: đại chúng về nguồn phát; về thông tin; về kênh phát; về công chúng tiếp nhận; hiệu ứng đa dạng của xã hội công chúng.

Truyền thông đại chúng là một phương thức biểu hiện mới của hoạt động truyền thông trong xã hội Nói đến truyền thông đại chúng, trước hết là nói đến đối tượng tham gia khác nhau là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi Tức là truyền thông đại chúng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu trao đôi, chia sẻ mang tính phô biên cho đại chúng và tạo ra hiệu quả ở quy mô và

Lý thuyết về sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến

1.2.1 Lý thuyết về các bên liên quan Các bên liên quan là một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thé gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hành động của doanh nghiệp Về cơ bản, các bên liên quan là khái niệm chỉ những bên mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm Theo Mitroff (1983) các bên liên quan là tất cả những cá nhân, tổ chức, nhóm có lợi ích liên quan bao hàm cả bên trong và bên ngoài của tổ chức Nói cách khác, tất cả các đối tượng ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng từ các hành vi, trạng thái và chính sách của tô chức.

Theo nghiên cứu của Freeman (1984) về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận từ các bên liên quan” thì các bên liên quan là bất kì tổ chức và cá nhân ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng từ những mục tiêu của tổ chức đó Lý thuyết các bên liên quan này cho răng tổ chức có nghĩa vụ đôi xử công băng giữa các bên liên quan.

Trong nghiên cứu của Bryson (2003), đưa ra nhận định cho rằng các bên liên quan là bất kì cá nhân, nhóm, tổ chức mà có liên quan đến mối quan tâm của tô chức đó hoặc nguồn lực hay đầu ra chịu ảnh hưởng bởi các đầu ra của tổ chức.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa của Bryson (2003) về các bên liên quan bao gồm bất kỳ cá nhân, tô chức có mối quan tâm, lợi ích hay liên quan đến sự tham gia chính tri trên phương tiện truyền thông trực tuyến.

1.2.2 Các bên liên quan trong sự tham gia chính trị ở Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân Như vậy, người dân giữ vai trò là nền tảng của quyền lực nhà nước Điều nay có nghĩa là mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân và được nhân dân ủy quyên cho các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp Hon thé, người dân có quyền đưa ra ý kiến của họ, nêu lên quan điểm cá nhân của mỗi người tham gia và định hình đến những quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nói riêng cũng như nhà nước nói chung Quá trình tương tác của người dân đối với sự tham gia chính trị thông qua ba hình thức: theo thông lệ thường (bỏ phiếu, bầu cử, nêu ý kiến trên các diễn đàn ); không theo thông lệ

(biểu tình ); và tham gia bat hợp pháp. Ở Việt Nam, Hiến pháp và hệ thống pháp luật đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân tham gia vào đời sống chính trị cả theo hình thức trực tiếp và gián tiếp Theo Hiến pháp năm 2013, “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước băng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6) Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng khang định Dân chủ phải được thực hiện day đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tat cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên

27 quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân Các kênh tham gia này được quy định cụ thé, rõ ràng hơn trong một số luật và văn bản pháp luậy bao gồm Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007), Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biéu Hội đồng nhân dân (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2015) và các nghị định liên quan.

Với những cơ sở pháp lý đảm bảo như vậy, người dân Việt Nam có thể tham gia chính trị với nhiều hình thức khác nhau Người dân được khuyến khích tham gia thảo luận, chia sẻ và đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, đặc biệt là các chính sách ở địa phương Người dân tìm kiếm thông tin trên báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, tài liệu, tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương, tham dự các cuộc họp, các budi tiếp xúc cử tri, tiếp dân định kỳ dé có được thông tin, thảo luận về các vấn đề, thực hiện quyền tham gia chính trị theo Quy chế dân chủ cơ sở trên tất cả các khâu, từ đóng góp ý kiến vào xây dựng đường lối phát triển đến triển khai, tổ chức thực hiện, giám sat, kiểm tra và tổng kết, viết thư cho các đại diện dân cử, kiến nghị các vấn đề họ quan tam,

1.2.3.Mô hình tương tác dưới sự ảnh hưởng của Internet

Hai nhà nghiên cứu Kenski và Stroud (2006) bằng kết quả nghiên cứu của mình khăng định rằng Internet đã trở thành một kênh thông tin tiếp cận và tạo áp lực lên các chính sách của chính quyền giúp tăng cường hiệu quả chính sách, kiến thức và sự tham gia chính tri của người dân.

Có thể nhận thấy Internet đã đóng vai trò là công cụ làm thay đổi hay tác động thúc day sự tham gia vào chính trị của người dân trên nhiều khía cạnh làm thay đổi sự tương tác của người dân và các nhân tô khác Internet đã làm thay đổi môi trường văn hóa quản trị nhà nước theo hướng mở ra các kênh tiếp cận mới thông qua các cuộc thảo luận chính sách trên mạng, cụ thể là các trang báo mạng điện tử cập nhật thông tin liên tục hàng ngày Bằng việc thảo luận các vân đê chính tri trên Internet, các vân đê công cộng được

28 thảo luận, tương tác với nhiều góc độ khác nhau giúp các nhân tổ tương tác, truyền đạt các thông tin và thúc day quá trình thảo luận chính sách Song việc thảo luận các van dé chính trị trên Internet không phải lúc nào cũng mang yếu tố tích cực.

Internet đã làm thay đổi cách thức trao đổi, tương tác của người dân trong việc thảo luận, tham gia vào các vấn đề chính trị từ việc được cập nhật thông tin, tham gia phản hồi, trao đổi, chia sẻ, tập hợp các nhóm tổ chức có cùng môi quan tâm và đi đên hành vi xã hội trên thực tê.

Các tô chức truyền thông sách

Chính khách và các cơ quan công

Chủ dé công cộng và ý kiến công dân

Hình 1 Mô hình tương tác dưới sự ảnh hưởng của Internet

Nguồn: Fung, Russon Gilman, & Shkabatur (2013)

Hình trên là mô hình tương tác các nhân tố dưới sự ảnh hưởng của Internet trong việc thảo luận chính sách công Nhìn vào mô hình có thé thay Internet là hình thức trực tiếp đưa các ý kiến, phản hồi của người dân trong quá trình thảo luận các vấn đề chính trị trên mạng đến với các cơ quan nhà nước Những ý kiến đó như là kết quả khảo sát, có tác động đến quá trình hình thành, thay đổi luật và chính sách.

Nhóm nhà nghiên cứu Mou, Atkin, Fu, Lin, & Lau (2013) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của mạng xã hội và truyền thông Internet đối với với các cuộc thảo luận chính sách tại Trung Quốc Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu chính về mối liên quan giữa việc sử dụng mạng xã hội và việc thảo luận các vấn đề chính sách tại Trung Quốc Do đa phần sinh viên là những người sử dụng Internet, các tác giả thực hiện khảo sát với mẫu là 181 sinh viên tại các trường dai học đề thực hiện nhiều mô hình hồi quy khác nhau và mô hình Path tổng hợp Kết quả cho thấy, với thời gian dành trên mạng Internet cao có mối liên quan chặt đến việc sử dụng các diễn đàn trên mạng cũng như các đặc điểm riêng của cá nhân sẽ thúc đây các cuộc thảo luận chính sách tăng lên và các cuộc trao đôi tham luận chính sách trên mạng xã hội cũng tác động thúc đây hiệu quả chính sách.

Sử dung các diễn đàn

Thảo luận chính sách online

Hiệu quả nội tác chính sách

Hình 2 Mô hình ảnh hưởng của mạng xã hội đối với việc thảo luận chính sách công Nguồn: Mou, Atlin, Fu, Lin, &Lau (2013)

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các mạng xã hội đối về nhận biết và thái độ đối với chính sách của nhóm nhà nghiên cứu Zhang, Johnson,

Seltzer, & Bichard (2009) đã cho rằng ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đối với việc day mạnh quá trình trao đổi, tham gia chính sách công của người dân Đồng thời, thông qua việc trao đôi, tương tác trên mạng xã hội, niềm tin của người dân đối với Chính phủ cũng tăng lên đáng kể Điều này có nghĩa rằng việc gia tăng các cuộc thảo luận trên mạng có tác động tích cực đến niềm tin của người dân đối với Chính phủ Nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc sử dụng Facebook và việc tham gia vào chính sách công của người trẻ ở Mỹ và người lớn ở Trung Quốc, Chan & Guo (2013) đã cho thấy rõ xu hướng tập hợp, thảo luận với những người có cùng “lập trường” trên mạng xã hội Trong đó, các tác giả đã xác nhận việc sử dụng các mạng xã hội tác động tích cực đến việc tham gia của người dân đặc biệt là tầng lớp trẻ trong các vấn đề chính sách công.

TRUYEN THONG TRỰC TUYẾN

Một số nét khái quát về báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ

Năm 2000 là thời điểm số lượng người truy cập internet tại Việt Nam chưa vượt qua con số 50.000 và khái niệm về một tờ báo điện tử độc lập vẫn còn rất mơ hồ Tuy nhiên, ý tưởng táo bạo về việc thành lập một tờ báo điện tử độc lập đã bắt đầu manh nha bởi nhà báo Thang Đức Thắng (lúc đó là Trưởng ban điện tử của báo Lao Động) và Trương Đình Anh (Giám đốc

Tháng 7/2000, những ý tưởng triển khai về tờ báo điện tử chính thức được đưa ra bàn bạc (xác định tên tờ báo, đối tượng công chúng, nguồn thông tin, nguồn thu tài chính ) Ngày 20/09/2000, ý tưởng ra đời tờ báo điện tử mang tên VnExpress chính thức được thông qua Ngày 26/02/2001,

VnExpress chính thức xuất hiện trên internet Sau tuần đầu tiên, tờ báo đã có 1.000 lượt truy cập/ngày; kết thúc tuần thứ hai, số lượng tăng lên gấp đôi.

Nửa năm sau, VnExpress có khoảng 300.000 độc giả và phần lớn là người quen, bạn bè giới thiệu cho nhau Ngày 25/11/2002, VnExpress chính thức trở thành tờ báo điện tử độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Thời gian đầu mới hoạt động, VnExpress đã xác định nguồn tin, bài chủ yếu là từ các báo, đài sau đó được biên tập để đưa lên Tuy nhiên, VnExpress đã tạo ra nét độc đáo riêng biệt khi có tốc độ truy cập vả phong

33 cách đưa tin nổi bật Phong cách đưa tin của VnExpress dựa vào hai nguyên tắc: chọn lọc tin tức theo giá trị và đăng tải tin một cách khách quan, được nhiều độc giả đón chờ và không áp đặt ý kiến chủ quan của người viết vào tin.

Hơn 20 năm hoạt động và phát triển, VnExpress luôn là một trong số ít tờ báo điện tử dẫn đầu về số lượng người truy cập Tờ báo đã trở thành địa chỉ tin cậy, thân thiện của độc gia trong và ngoài nước Với mong muốn đưa đến người đọc những thông tin hữu ích, VnExpress tập trung hết sức vào mục tiêu đưa tin chính xác, khách quan, nhanh chóng, đa chiều Trong thời đại của mạng xã hội và công nghệ, khoa học - kĩ thuật liên tục phát triển, VnExpress coi trọng sự tham gia của độc gia và trải nghiệm thuận tiện cho độc gia.

Nhờ đó lượng người đọc sử dụng, trao đổi, tương tác trên báo VnExpress tăng trưởng liên tục Theo thống kê từ eMagazine tính đến tháng 7/2020, trang báo điện tử VnExpress là tờ báo điện tử được nhiều bạn đọc giành sự quan tâm, tin tưởng nhất với hon 41 triệu độc giả/tháng; hơn 14,6 tỷ page view/năm truy cập qua các phương tiện di động chiếm 58,74%, 41,26% còn lại qua máy tính.

Mỗi ngày, VnExpress đăng tải số lượng tin bài lớn, lên tới gần 500 tin bài Lĩnh vực nội dung được ưa chuộng, quan tâm nhất gồm Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Thể thao và Giải trí Báo có các trang chuyên biệt dành cho độc giả quan tâm đến một số lĩnh vực cụ thể: Ngôi sao chuyên về giải trí; lone dành cho bạn đọc ở lứa tuổi học đường

Hệ thống xuất bản của VnExpress được đánh giá có công nghệ tiên tiến, hoạt động với độ ôn định cao, khả năng ứng biến linh hoạt, phục vụ việc đưa thông tin lớn về dung lượng và đa dạng về loại hình Hơn 20 năm, hệ thống đã hoạt động vững chắc, ôn định và được cải tiền phát triển không ngừng.

VnExpress đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ của độc giả từ nên tảng web sang di động Trong năm qua, lượng bạn đọc trên di động tăng

40% so với năm trước đó, tạo ra tới 54,8% tổng lưu lượng truy cập Độ phủ của VnExpress trên MXH tăng: fanpage trên Facebook của VnExpress đạt trên 2 triệu người thích Ngoài ra báo điện tử VnExpress còn có mục Góc nhìn, nơi người đọc chia sẻ, trao đổi các quan điểm sâu sắc về các vấn đề quan trọng trong xã hội, chứng tỏ uy tín trong cộng đồng.

Sự tham gia của công chúng trong toàn bộ quá trình hoạt động thông tin là điểm riêng biệt, nét độc đáo của VnExpress Người đọc phát hiện vấn dé, trao déi bổ sung thông tin, tham gia tác nghiệp, và thảo luận, tương tác trong các bai báo Năm 2015, VnExpress nhận được sự tương tác của công chúng rất lớn, với gan 5 triệu comment của người đọc- một nguồn thông tin khổng lồ và quý giá Cho đến nay số lượng comment của người đọc trên báo vẫn luôn không ngừng tăng.

Phụ trách việc theo dõi và đăng tải thông tin của VnExpress là đội ngũ hơn 200 nhà báo, làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội, văn phòng tại TP.HCM và các địa phương khác trên cả nước Họ có độ tuôi trung bình là 31, yêu nghề và vững vàng trước mọi áp lực dé cung cấp thông tin đa chiều, tin cậy, hữu ích cho độc giả Báo còn có 80 kỹ sư công nghệ, thiết kế sản phẩm trình độ cao, đảm bảo hoạt động 6n định của hệ thống xuất bản; 180 nhân viên kinh doanh, 40 nhân viên văn phòng của Công ty FPT Online, đồng hành cùng báo hơn 20 năm nay. Đáp ứng sự thay đổi trong thói quen của người đọc, dựa trên sự phát triển công nghệ số, mạng xã hội, VnExpress đang hướng tới tăng cường tính visual, video trực tuyến, báo chí dữ liệu, cá nhân hóa và đảm bảo sự thuận tiện của độc giả trên mọi nền tảng kỹ thuật Kỷ nguyên toàn cầu hóa cũng thúc đây VnExpress đem tới thông tin ra thế giới một cách mạnh mẽ, vươn tới những cộng đồng độc giả hoàn toàn mới mẻ.

Báo VnExpress nhận được nhiều đánh giá cũng như phê bình của độc giả Trong bai việt với tiêu đê VnExpress trong cách đánh giá của độc giả

35 đăng trên báo điện tử VnExpress ngày 27/2/2010, 01:44 (GMT+7) phải ké đến một số đánh giá đáng chú ý như:

“Đúng như tên mình, VnExpress.net cung cấp thông tin cho bạn đọc rất nhanh nhạy, kịp thời Có lần, tôi họp Quốc hội, chưa kịp về đến nhà đã thấy một anh bạn gọi điện hỏi về ý kiến của một đại biéu vừa phát biểu trong phiên họp ấy và được đưa lên VnExpress.net kèm theo ảnh Từ đó, tôi theo dõi VnExpress.net thường xuyên hơn và thấy đúng là có những sự kiện vừa diễn ra có ít phút đã được thông tin ngay trên báo một cách chính xác. Điểm hấp dẫn nữa của VnExpress.net là các chuyên mục rất phong phú, có nhiều hình đẹp Đối với những người đang gặp phải một số vấn đề trong đời sống, họ có thể tìm được sự chia sẻ, cảm thông nhất định trong chuyên mục Tâm sự.

Riêng tôi, do công việc và sở thích, tôi thường xuyên đọc chuyên mục

Xã hội, Văn hoá, Khoa hoc và Thể thao Thật thú vị khi mở chuyên mục Văn hoá (Thư viện) có thể xem được một số phim hay, sách mới; mở chuyên mục

Nhận thức về các vẫn đề chính trị của người dân trên các

- Khai niệm nhận thức; vấn đề chính trị; nhận thức về các van dé chính trị

Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những hiểu biết thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan,

42 bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Một số quan điểm ngoài về nhận thức: quan điểm duy tâm và quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình Về quan điểm duy tâm: Không thừa nhận thé giới vật chất tồn tại độc lập với ý thức, do đó không thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan Duy tâm chủ quan, tất cả mọi cái đang tồn tại đều là phức hợp những cảm giác của con người Do đó, nhận thức, theo họ, chăng qua là sự nhận thức cảm giác, biểu tượng của con người.

Duy tâm khách quan, mặc dù không phủ nhận khả năng nhận thức thé giới, song coi nhận thức cũng không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự nhận của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở đâu đó ngoài con người.

Thuyết hoài nghi nghi ngờ tính xác nhận của tri thức, biến sự nghi ngờ thành một nguyên tắc nhận thức, thậm chí chuyển thành nghi ngờ sự ton tại của bản thân thế giới bên ngoài Thuyết không thể biết lại phủ nhận khả năng nhận thức thé giới Đối với họ, thế giới không thê biết được, lý trí của con người có tính chất hạn chế và ngoài giới hạn của cảm giác ra, con người không thê biết được gì nữa Quan điểm của thuyết hoài nghi và thuyết không thé biết đã bị bác bỏ bởi thực tiễn và sự phát triển của nhận thức loài nguoi.

Về quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người Tuy nhiên, do hạn chế bởi tính siêu hình, máy móc và trực quan nên chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không giải quyết được một cách thực sự khoa học những van đề của lý luận nhận thức Nhìn chung chủ nghĩa duy vật trước C.Mác thiếu xót về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Một là, thừa nhận thế giới Vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, riêng biệt đối với cảm giác, tư duy và ý thức của con người - Hiện thực khách quan là đối tượng của nhận thức.

Hai là, thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người Về nguyên tắc nhận thức của con người không có cái gì là không thé biết Chắc chan là không có và không thé có đối tượng nào mà con người không thể biết được, chỉ có những cái hiện nay con người chưa biết, nhưng trong tương lai với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, con người sẽ biết được Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức macxit khang định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thé giới.

Ba là, nhận thức là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.

Bốn là, cơ sở chủ yếu va trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn Thực tiễn còn là đích đến của nhân thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức Nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử — xã hội.

Những vấn đề chính trị được phản ánh trên báo điện tử rất phong phú.

Tuy nhiên, trong năm 2020, chúng tôi tập trung phân tích những vấn đề chính trị có lượng bài viết nhiều và thu hút sự tham gia bàn luận đông đảo của người dân trên báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ Online và Thanh Niên Các vấn đề chủ yếu là Phòng chống Covid 19, Mưa lũ Miền Trung, Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Ky hop thứ 10 Quốc hội khóa XIV và Bau cử tổng thống Mỹ.

Phòng Mưa lũ Đại hội Bau cử

Tên báo chong Mién Dang toan , tong ca Quoc hội :

Covid 19 Trung quoc lan thông Mỹ khóa XIV thứ XI

VnExpress 62 bai 146 bai 2 bai 24 bai 1388 bai

469 bai 110 bai 275 bai 13 bai 471 bai Online

426 bài 4 bài 132 bài 16 bài 265 bài Niên

Bảng 1: Những vấn đề chính trị nỗi bật trên báo điện tử năm 2020 Thông qua bảng số liệu có thé thấy các van đề chính trị - xã hội đều nhận được sự quan tâm lớn của các báo.

Sô lượng các bài viêt trên các báo điện tử năm 2020

= Tiến tới Dai hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII # Kỳ hop thứ 10 Quốc hội khóa XIV

= Bau cử tong thống Mỹ

Hình 4: Số lượng các bài viết trên các báo điện tử năm 2020

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả khảo sát trên cho thấy các báo điện tử đã dành một dung lượng lớn cho các vấn đề chính trị - xã hội quan trọng của đất nước Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, các báo đều có số lượng bài lớn về phòng, chống Covid 19 ở Việt Nam, đặc biệt báo Tuổi Trẻ online đã có đến 469 bài viết, báo Thanh Niên có 426 bài viết và VnExpress có 62 bài viết về chủ đề nảy.

Năm 2020 cũng chứng kiến mưa lũ lịch sử ở Miền Trung, trên VnExpress đã có 146 bài viết và Tuôi Trẻ online có 110 bài viết Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Tuổi Trẻ online đã có đến 275 bài viết và Thanh Niên có 132 bài viết Có thé nói Ky hop thứ 10 Quốc hội khóa XIV cũng không that sự thu hút được sự quan tâm của báo chí, với sỐ lượng bài viết không nhiều.

Tuy nhiên, rất đáng ngạc nhiên rằng các báo điện tử lại có số lượng bài rất lớn liên quan đến Bau cử Tổng thống Mỹ, khi VnExpress có đến 1388 bài viết, Tuổi Trẻ online có 471 bài viết và Thanh Niên có 265 bai viết về chủ dé này.

Thái độ của người dân về các vấn đề chính trị Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con

gì đó, một việc gì đó Ví dụ, khi bạn nói: "tôi không thích việc này", bạn đang bộc lộ thái độ về công việc Thái độ khác giá trị nhưng cả hai có mối liên kết với nhau Mối liên kết này được thể hiện thông qua 3 thành phan của thái độ:

Thành phần nhận thức, thành phần ảnh hưởng và thành phần hành vi Cụ thê thành phần nhận thức bao gồm ý kiến, niềm tin về thái độ; thành phan anh hưởng là cảm nhận, cảm xúc của thái độ; thành phần hành vi có nghĩa là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người hoặc một việc gì đó Thái độ cụ thê hơn giá trị và sự mối liên quan giữa thái độ và giá trị luôn đi cùng nhau.

Giá trị có tính ồn định cao thì thái độ lại bất ồn hơn.

Thái độ về các vẫn đề chính trị được thê hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực Có những vấn đề chính trị nhận được sự quan tâm của công chúng nhưng chỉ dừng ở việc thể hiện thái độ ở mặt cảm xúc Một số vấn đề chính trị mang tính xã hội, cộng đồng lớn thì thái độ còn thể hiện ở hành vi.

Có thé thay rõ được thái độ về các van dé chính trị của người dân thông qua hành vi trao đồi, bình luận trên các bài đăng của các báo điện tử Những ý kiến được độc giả tương tác để lại là hành vi phản biện xã hội thể hiện thái độ quan tâm tới nội dung đăng tải.

Gần đây nhất là van đề phòng dịch Covid - 19 luôn được các báo điện tử đăng tải hàng ngày với những thông tin mới nhất Từ số ca nhiễm mới, số ca đã khỏi, những vùng xuất hiện 6 dịch đến các biện pháp phòng chống cần thiết nhất, những van dé này đều nhận được sự quan tâm rat lớn từ độc giả trong vả ngoài nước.

Ngày 15/04/2020, báo điện tử VnExpress có đăng tải bài viết với tiêu đề “TP HCM, Hà Nội cách ly xã hội đến ngày 22/4”, đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả Trước đó, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã kiến nghị cách ly đến hết 30/4/2020 Song theo đề xuất của Ban chỉ đạo phòng chống Covid — 19 quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chấp thuận việc cách ly xã hội đến hết ngày 22/04/2020, đối với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 10 tỉnh thành có nguy cơ lây lan cao Nội dung bài viết này đã nhận được sự theo dõi, quan tâm rất tích cực từ phía độc giả với tổng số bình luận lên đến 399 bình luận, trong đó có những ý kiến tích cực, cũng có những câu hỏi thắc mắc được độc giả đặt ra Trong bài đăng có nhắc đến đề xuất của Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long với Chính phủ về việc chia các tỉnh thành làm 3 nhóm để có biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.

Bao gồm nhóm nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ mà nguy cơ thấp Bộ trưởng — Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lại có đề nghị khác là chỉ nên chia các địa phương thành 2 nhóm Nhóm có nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp, trong đó nhóm có nguy cơ thấp không cần tiếp tục cách ly xã hội.

Với những dé xuất chia nhóm trên, nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả, phần lớn độc giả ủng hộ với đề xuất cách ly tới 22/4 Độc giả Hau Huynh

53 với bình luận : “Hà Nội,TP HCM nên cách ly tới 2/5 luôn” đã nhận được

1389 like đồng tình của những độc giả khác Dưới ý kiến của độc giả này cũng nhận được nhiều ý kiến góp ý (49 bình luận), đa số cho rằng cách ly tới 2/5 sẽ khiến kinh tế khó khăn, cuộc sống của người dân ở điểm cách ly sẽ không được duy trì, đảm bảo như trước “Ông trả lương tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp đi rồi họ cách ly”, độc giả Nguyễn Trọng Nhân bình luận; Độc giả Phát Dương “Hà Nội là điểm nóng mình nghĩ cách này tới 30/4 thì đc còn riêng TPHCM cách ly tới 2/5 người dân doanh nghiệp lấy gì sống chắc bạn ở tỉnh nên mạnh tay bình luận vậy”; “Cho tiền tui đi, tui sẽ ở nhà, ko phải ai cũng khá giả đâu bạn, người dân còn kiếm sống bạn à”, độc giả hoangpm Hoang phản biện Hay như bình luận “Ủng hộ việc chia ba nhóm” của độc giả Mr T6 đã nhận được 533 like đồng tình Rõ ràng, những nút

“Thích (like)” không chỉ là biểu tượng đơn thuần mà nó còn thé hiện quan điểm, cảm xúc và tương tác giữa các cá nhân độc giả.

Với việc duy trì cuộc sống trong tình hình dịch bệnh bắt buộc phải giãn cách xã hội là thực trạng không ai mong muốn, sự ảnh hưởng của covid-19 trên thế giới đã gây ra thiệt hại không hề nhỏ về con người và kinh tế Thông qua số liệu thống kê về số ca nhiễm, số ca tử vong, khoanh vùng cách li được cập nhật hàng ngày trên các kênh truyền thông trực tuyến, người dân có thể nhận thay mức độ nguy hiểm nếu dich covid-19 lan rộng và không kiểm soát được Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn nhất của nước ta, tập trung phát nền kinh tế, xã hội chủ đạo, số người dân cư trú và tạm trú rất đông nên khi có ca nhiễm trong phạm vi của thành phố nên có biện pháp phòng chống mạnh và triệt dé tránh lây lan sang các tỉnh thành lân cận khác.

Vấn đề mưa lũ miền Trung năm 2020 cũng nhận được sự quan tâm, tương tác rất lớn của độc giả cả nước Bên cạnh những bài báo thống kê thiệt hại của mưa lũ, vân đê cứu trợ cũng nhận được sự quan tâm không kém Ngày

23/10/2020, cũng trên báo điện tử VnExpress có đăng tải bài viết với tiêu đề Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ VN: “Thủy Tiên có quyền kêu gọi cứu trợ” đã nhận được sự theo dõi của nhiều độc giả với 149 bình luận dưới bai đăng.

Bài đăng với nội dung cho thấy cá nhân có quyền kêu gọi cứu trợ vì chỉ là người trung gian đưa hàng hóa của người gửi đến người nhận, không vi phạm pháp luật Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt

Nam, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, sáng 23/11: “Trong thiên tai thảm họa, những ai có tắm lòng thiện nguyện, không phân biệt tổ chức hay cá nhân có chức năng làm về công tác nhân đạo, đều rất mong muốn làm điều gì đó giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn Chăng hạn, việc ca sĩ Thủy Tiên hay nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng đứng ra kêu gọi, vận động nguồn lực, lặn lội đi đến tận nơi chia sẻ, giúp đỡ đồng bào rất đáng hoan nghênh, trân trọng.

Chúng ta không nên quá khắt khe với những người có tắm lòng như vậy Việc huy động được nhiều hay ít do uy tín của từng cá nhân, tập thể Ai vận động được nhiều sẽ giúp đỡ được nhiều người hơn ”

đã trình bày thực trạng và những vấn đề đặt ra trong sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến

Cụ thé, chương này đã chỉ ra thực trạng người dân tham gia chính trị trên 3 báo điện tử VnExpress, Tuổi Trẻ Online và báo Thanh Niên trong năm 2020, bao gồm: khái quát về 3 báo, nhận thức về các vấn đề chính trị của người dân trên các báo, thái độ của người dân về các vấn đề chính trị và hành động tham gia chính trị của người dân Thông qua khảo sát các vấn đề chính trị nổi bật trên 3 báo điện tử, tac giả đã cho thay duoc su tham gia chinh tri của người dan thông qua ý kiến của độc giả, ý kiến của chuyên gia cũng như ý kiến của lãnh đạo các cơ quan chức năng dưới mỗi bài báo.

Tiếp đó tác giả đã trình bày về những vấn đề đặt ra trong sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến Chương 2 đã bày rõ những mặt tích cực và tiêu cực ở sự tham gia chính tri của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến.

GIA CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN PHƯƠNG TIỆN

Những vấn đề đặt ra Internet tạo ra môi trường giao tiếp mới giữa các bên liên quan trong

Công chúng hiện nay không chỉ quan tâm đến những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của ho ma còn quan tâm rất nhiều tới các vấn đề của nhà nước, chính sách, các van đề của văn hóa và môi trường cũng như nền quản trị trong cơ quan nhà nước Chưa bao giờ và chưa khi nào các vấn đề chính trị của nhà nước ta lại được người dân tiếp cận một cách nhanh chóng và tham gia, quan tâm một cách mạnh mẽ đên vậy.

3.1.1 Về phía Đảng, Nhà nước Phương tiện truyền thông trực tuyến trở thành một kênh kết nối mới giữa người dân, các chuyên gia - trí thức, các nhóm lợi ích, các tổ chức xã hội dân sự và chính quyền trong quản trị nhà nước Theo đó, thông qua phương tiện truyền thông trực tuyến các thông tin và các van đề chính trị được bình luan,chia sẻ, lan toa tạo ra các áp lực về dư luận và truyền thông bắt buộc các cơ quan chính quyền phải thực hiện giải trình, phản biện hay phải đình chỉ một sô vân đê có sai sót.

Chính quyền hiện nay đã có bước tiến đáng ké trong việc nắm bắt xu hướng trên Internet, thực hiện phản hồi, giải trình và sửa chữa các chính sách sai lầm của mình khi có áp lực từ các cuộc thảo luận tham gia chính tri của người dân trên các phương tiện truyền thông trực tuyến Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình hay chiến lược về Chuyên đổi số quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nhận thức về chuyền đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiễn trên thé giới Day là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác triệt để các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ mang lại va but phá vươn lên, thay đổi thứ hạng.

Ngày 28/01/2021, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biéu tham luận tại Dai hội XIII của Đảng: “Chuyên đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới” Trong bài tham luận, ông Nguyễn Mạnh Hùng nhắn mạnh: Dé thích ứng với tình hình mới va tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư mang lại, ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhắn mạnh yêu cầu cấp bách dé day nhanh quá trình chuyên đổi số Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QD-TT phê duyệt chương trình chuyên đôi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.

Chuyển đổi số là cuộc chuyên đổi toàn diện từ không gian thực lên không gian số, cho phép đưa toàn bộ hoạt động lên không gian số Cuộc dich chuyên này diễn ra với tốc độ nhanh chóng theo ba trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số Giống như khai phá những vùng đất mới, không gian mang được mở rộng sẽ tạo dư địa và mở ra không gian phát triển mới cho đất nước.

Chuyén đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thê chế Thé chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt

71 dé chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phâm mới, dich vụ mới, mô hình mới Chỉ có đôi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình Chuyển đổi số là nhiệm vu cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương Chuyên đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn dân Chuyên đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi một người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại Chuyển đổi số mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, ) tới từng người dân dé phục vụ người dân tốt hơn, từ đó chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao Chuyên đổi số tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đắng và nhân văn rộng khắp.

Năm 2020 được xác định là năm khởi động chuyền đổi số quốc gia.

Nhận thức của toàn xã hội về chuyên đổi số được thay đôi đột biến Năm 2021 và cả giai đoạn 2021 - 2025 sẽ là giai đoạn tăng tốc với những hành động triển khai cụ thể theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

Chương trình Chuyên đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn 10 năm sẽ thay đôi toàn điện đất nước, đặt ra các mục tiêu:

Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 30% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh, không ai bi bỏ lại phía sau Đề đạt được mục tiêu đó, cần có quyết tâm và đột phá với cách làm mới, phù hợp với bối cảnh và thực tiễn của đất nước.

Về mặt quan điểm và tư duy, Chính quyền cần xem xu hướng tham gia chính trị trên các phương tiện truyền thông trực tuyến là một xu hướng không thể đảo ngược và do đó cần thúc đây các mặt tích cực đối với Nhà nước Điều này hàm ý răng, các cuộc thảo luận, trao đôi, chia sẻ ý kiên trên các phương

72 tiện truyền thông trực tuyến cần được xem là một kênh tương tác mới giúp

Nhà nước cải thiện khả năng minh bạch và giải trình, thông qua đó giúp thúc day hiệu quả của các van đề chính trị được đưa ra hay ngăn ngừa các van dé cô hữu của khu vực nhà nước như tham nhũng, lãng phí Việc tăng cường năng lực truyền thông hai chiều, khuyến khích các cơ quan và cá nhân tham gia năm bắt xu hướng thảo luận của các bên trên phương tiện truyền thông trực tuyến dé chủ động đưa ra các thông tin đầy đủ và nhanh chóng tránh sự dồn nén gây ra những đồ vỡ không cần thiết trong quá trình quản trị công.

Nhà nước vẫn là nhân tố có đầy đủ sức mạnh, khả năng và điều kiện thuận lợi dé tận dụng những mặt tích cực của sự phát trién các phương tiện truyền thông trực tuyến và các cuộc thảo luận, tham gia chính trị trên đó cho việc nâng cao khả năng tin cậy của người dân vào chính quyền cũng như hiệu quả hoạt động của Nhà nước.

Sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến được nâng cao khi tính công khai và dân chủ hóa đời sống xã hội được mở rộng, đây là một quá trình, một cuộc đấu tranh phức tạp, quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh và văn hóa chính trị của người lãnh đạo, của bộ máy, sự kiên trì lâu đài và kiên định mục tiêu cũng như đòi hỏi bức xúc của nhân dân, của cuộc song, của dư luận xã hội Xu hướng của độc quyên là che đậy thông tin dé chi phối và trục lợi Để ngăn chặn sự độc quyền, giảm bớt tình trang che đậy thông tin, thực hiện dân chủ phải bang các quy định pháp luật và bằng cơ chế giám sát chặt chẽ, không để xảy ra lạm dụng quyền lực Như vậy, công khai dân chủ không chỉ dừng lại ở khâu hiệu chính trị suông mà phải được bảo đảm bằng thiết chế xã hội, dân chủ phải gan với công khai thông tin, đảm bảo quyền được biết, được thông thông tin của nhân dân.

3.1.2 Về phía cơ quan báo chí - truyền thông Trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay, báo chí cũng bị tác động bởi xã hội thông tin bùng nỗ da dạng nhiều chiều Khoa học - công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển với tốc độ rất nhanh theo hướng vừa là tích cực vừa là tiêu cực đối với hoạt động báo chí Cạnh tranh thông tin diễn ra rất mạnh mẽ và không có sự khoan nhượng, thông tin không còn là độc quyền của bat cứ tổ chức, cá nhân nao ké cả thông tin quốc tế Công nghệ làm báo ngày nay không nằm ngoài quá trình đó, phương thức thông tin cũng rất hiện đại và phong phú (phát qua vệ tinh, truyền qua mạng internet, qua các kênh phát thanh, truyền hình) Hiện nay công chúng đòi hỏi thông tin nhanh nhất, mới nhất, ngắn nhất, có sức hút nhất Vậy nên, tính đối tượng thời gian và cập nhật thông tin trở thành một thách thức lớn đòi hỏi chất lượng nội dung, hình thức thé hiện phải luôn mới Thông tin nhiều chiều đã và dang đi vào đời sống một cách tự nguyện hay nói cách khác nó là món ăn tinh than không thé thiếu được trong đời sống tỉnh thần của công dân trong một xã hội dân chủ Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu thông tin được công bố, đăng tải của các phương tiện truyền thông trực tuyến cũng cần đổi mới, bám sát các hoạt động chính tri của cơ quan quyền lực tập trung vào phân tích chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân Thông tin đăng tải của các phương tiện truyền thông trực tuyến phải đảm bảo tính chính trị tạo điều kiện tốt nhất cho việc tập hợp các lực lượng, tầng lớp khác nhau tham gia thảo luận.

Một số giải pháp Sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực

Thứ nhất, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng khung pháp lý và các chế tài về quản lý, chế tài xử phạt những hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật trên các phương tiện truyền thông đại chúng, gây xôn xao dư luận Các phương tiện truyền thông đại chúng đặc biệt là báo điện tử, mạng xã hội trên nên tảng Internet là những kênh truyền thông cực kỳ hiệu quả để nâng cao sự tham gia chính tri của người dân trên những phương tiện này Song những bai viết có sử dụng thông tin xuất phát từ mang xã hội, những nguồn thông tin được tổng hợp và sử dụng từ mạng xã hội không có tính xác thực cao, gây xáo trộn dư luận xã hội dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Việc xây dựng khung pháp lý cho phương tiện truyền thông đại chúng là bảo vệ cho một môi trường thông tin sạch hon, góp phan ồn định dư luận xã hội Ngoài ra việc xây dựng các chế tài về quản lý, chế tài xử phạt những hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật cũng là yếu tố góp phần nâng cao trách nhiệm của người dân trong quá trình tham gia chính trị trên các phương tiện truyền thông trực tuyến.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước, Chính quyền phải tạo được niềm tin từ phía công chúng và phải tin tưởng vào khả năng có thể đóng góp tốt của

77 người dân vào các vấn đề chính trị Sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến giống như sự đối thoại giữa các cá nhân với nhau, từ đó tạo ra dư luận xã hội góp phần ảnh hưởng tới việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước Dư luận xã hội chỉ mang tính xây dựng khi công chúng thực sự tin tưởng ở nhau Đề người dân có lòng tin với chính quyền thì những ý kiến đóng góp của người dân phải được tiếp thu (nêu đúng) hoặc giải trình nếu không tiếp thu Hiện nay, các ý kiến đóng góp của người dân nếu không được tiếp thu cũng ít khi được giải trình nên chưa tao được lòng tin rang những đóng góp của công chúng được xem xét nghiêm túc.

Thứ ba, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của các phương tiện truyền thông đại chúng Đây là một vấn đề lớn và là nhu cầu bức thiết của các phương tiện truyền thống nói chung và báo điện tử nói riêng Ngoài việc hoàn thiện hệ thống tổ chức — quản lý, hệ thống luật pháp thì nguồn thông tin mà các phương tiện truyền thông đại chúng đem đến cho công chúng cần chính xác và cần được day mạnh Thông tin là nhân tố trực tiếp tác động đến dư luận xã hội Một trang báo điện tử có tính chuyên nghiệp cao là trang báo dám phanh phui những sai phạm, dám chống lại cá nhân tiêu cực tham nhũng, tích cực phan bác những thông tin xấu — độc dé bảo vệ quyền lợi của nhân dân Dé đưa ra công luận những nguồn thông tin chính xác, có độ tin cậy cao, phản ánh đúng bản chất sự thật khách quan cần phải có những người gác công thông tin đó là những nhà báo, cơ quan truyền thông Truyền thông trực tuyến có tính chính tri, xã hội rộng lón, bất kì thông tin nào được đăng tải trên các phương tiện truyền thông trực tuyến cũng có thể gây ảnh hưởng tới đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa cũng như tâm lí của công chúng Bởi vậy cần nâng cao nhận thức va thực thi đạo đức nghề nghiệp đối với những nhà báo, cơ quan truyền thông, ngoài phẩm chất, đạo đức và kĩ năng nghề nghiệp

78 thì các cơ quan báo chí truyền thông nói chung, các nhà báo nói riêng cần có tư duy chính trị, nhạy cảm chính trị và lập trường chính trị vững chắc Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình định hướng thông tin trái chiều trên mạng xã hội, phản hồi những bình luận lệch lạc của công chúng độc giả.

Thứ tư, để nâng cao sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến thì người dân cần phải có kiến thức về lĩnh vực mình tham gia đóng góp ý kiến Vì vậy cần nâng cao trình độ dân trí của công chúng dé sự tham gia của người dân được phát huy tốt nhất Trình độ dân tri của người dân là yếu tô tác động trực tiếp đến ý kiến của người dân về các vấn đề chính trị, các chủ trương, chính sách Khi có kiến thức và hiểu biết về các lĩnh vực, người dân sẽ tự tin hơn trong quá trình tham gia chính tri và các ý kiến đóng góp sẽ có chất lượng hơn Công chúng không chỉ tạo ra dư luận xã hội và tham gia chính trị thông qua việc thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp mà còn góp phần thẩm định chất lượng các thông tin được đăng tải trên báo và các cơ quan truyền thông, qua đó định hướng và hình thành dư luận xã hội đúng đắn hơn Thực tế hiện nay, những người tham gia vào diễn đàn trên các phương tiện truyền thông trực tuyến không phải ai cũng có kiến thức, hiểu biết, trình độ và phông văn hóa Sự chênh lệch về trình độ dân trí của công chúng không chỉ dẫn đến dư luận xã hội tiêu cực mà còn tác động đến một số bộ phận người dân bị hoang mang, kích động, có những nhận thức chưa đúng dan, dé bị kẻ xâu lợi dụng.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam sự tham gia chính tri của người dân trên các phương tiện truyền thông trực tuyến diễn ra khá mạnh mẽ theo hướng ngày càng cởi mở, tích cực hơn Sự phát triển của các phương tiện truyền thông trực tuyến đã tạo ra nhiều diễn đàn giúp công chúng tham gia đóng góp, trao đổi, bay tỏ ý kiến của minh và thực tế người dân ngày cảng tham gia mạnh mẽ hơn vào các vân đê chính tri Hy vọng một sô giải pháp trên của tác

79 giả sẽ có đóng góp thiết thực, hiệu quả tới việc nâng cao sự tham gia chính trị của người dân trên các phương tiện truyền thông trực tuyến.

đã khái quát những vấn đề đặt ra đối với sự tham gia chính

trị của người dân trên phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay.

Một số vấn đề từ phía Đảng, Nhà nước; các cơ quan báo chí, truyền thông và từ phía người dân được nêu ra.

Sau cùng, chương 3 đưa ra phương hướng, giải pháp của tác giả nhằm nâng cao sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến, trong bối cảnh mạng xã hội đang phát triển vượt trội, tác động mạnh mẽ đến nhân dân là lực lượng tham gia chính trị lớn nhất cũng như đề xuất đề môi trường truyền thông trở nên chuyên nghiệp hơn.

KET LUẬN

Trong thời đại ngày nay - thời đại của xã hội hóa và cách mạng 4.0, thông tin và hệ thống truyền thông đã có xu hướng chuyền đổi từ mô hình thông tin hình tháp sang mô hình thông tin mạng Quá trình này đã dan tạo ra môi trường mới cho hoạt động tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến Giữ vai trò chủ đạo của nguôn thông tin chính tri không chỉ là nhà nước độc quyền mà đã thay đổi sang những cá nhân, những tổ chức đa dạng Không thé phủ nhận những mặt tích cực mà các phương tiện truyền thông trực tuyến mang lại, không chỉ đưa tới công chúng những tính năng đa dang, nguồn thông tin phong phú mà còn cho phép công chúng trao đổi, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả, vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ Song sự gia tăng ngày cảng nhanh và nguồn thông tin đa chiều làm suy giảm khả năng kiểm soát truyền thông của nhà nước.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đi xem xét sự tham gia chính trị của người dân trên phương tiện truyền thông trực tuyến ở Việt Nam hiện nay, cụ thé là trên các báo điện tử Qua kết quả lược khảo từ lý thuyết và nghiên cứu đi trước cũng như nghiên cứu sự tham gia chính trị của người dân về các vẫn đề chính trị nổi bật trên các báo điện tử năm 2020 đã cho thấy CÓ SỰ chuyên dịch mạnh mẽ trong quá trình tương tác của các nhân tố dưới ảnh hưởng của thông tin truyền thông trực tuyến.

Với một xã hội có kết cau dân số trẻ thì sự kết nối và tập hợp, chia sẻ với nhau qua các báo điện tử trực tuyến sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ với vai trò là một kênh kết nối, chia sẻ và lan tỏa Do đó, Việt Nam sẽ chứng kiến một thế hệ trẻ, có học vấn và khả năng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại dé kết nối, tương tác với nhau Mang xã hội nói chung hay các phương

81 tiện truyền thông trực tuyến nói riêng đã tạo cơ hội cho giới trẻ được nhận biết, được tham gia trao đổi thảo luận đồng thời làm thay đổi tư duy, hiểu biết, cách thức chia sẻ và tiếp nhận thông tin Các vấn đề chính trị sẽ ngày càng được đưa ra thảo luận công khai dù chính quyền muốn hay không cùng với sự kết nối giữa các bên liên quan khác để trở thành ràng buộc ngày cảng mạnh mẽ đối với chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, đáp ứng những kỳ vọng của các bên liên quan và hướng đến những mục tiêu của phát trién.

Chính quyên hiện nay đã có các bước tiến đáng ké trong việc nam bắt xu hướng trên mạng, thực hiện phản hồi, giải trình và sửa chữa các chính sách sai lầm của mình khi có áp lực từ các cuộc thảo luận chính sách trên các báo điện tử nói riêng và mạng xã hội nói chung Về mặt quan điểm và tư duy, Chính quyền cần xem xu hướng thảo luận chính trị trên mạng xã hội là một xu hướng không thể đảo ngược và do đó cần thúc đây các mặt tích cực đối với

Nhà nước Điều này hàm ý rằng, các cuộc thảo luận chính tri trên mạng xã hội cần được xem là một kênh tương tác mới giúp Nhà nước cải thiện khả năng minh bạch và giải trình, thông qua đó giúp thúc đây hiệu quả nguồn thông tin về các van đề chính trị cũng như ngăn ngừa các van dé có hữu của khu vực nhà nước.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN