1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định

122 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

BÙI THỊ VIỆT HÀ

QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SƠ CẤP

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành: Chính trị học Mã số: 8310201

Người hướng dẫn: PGS.TS Hồ Xuân Quang

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu nêu trong đề án này hoàn toàn trung thực, xuất phát từ thực tế nghiên cứu và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào

Tác giả Đề án

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

1.1.2 Đào tạo lý luận chính trị và sơ cấp lý luận chính trị 7

1.2 Quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên 8

1.2.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc nâng cao quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên 8

1.2.2 Những nội dung quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên 11

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 17

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở Bình Định 17

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định……… 17

2.1.2 Hệ thống chính trị tỉnh Bình Định……… …20

2.1.3 Nhu cầu đào tạo sơ cấp lý luận chính trị……….20

Trang 4

đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay 21

2.2.1 Kết quả chung 21

2.2.2 Thực trạng quản lý nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị 23

2.2.3 Quản lý mục tiêu, kết quả dạy học 24

2.2.4 Quản lý phương pháp dạy học 25

2.2.5 Quản lý hình thức tổ chức hoạt động dạy học 28

2.2.6 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học 29

2.2.7 Quản lý phương tiện dạy học 30

2.3.8 Quản lý môi trường dạy học 33

2.3.9 Đánh giá về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý đào tạo lý luận chính trị 34

2.3 Đánh giá thuận lợi và hạn chế 36

3.2.2 Quản lý mục tiêu dạy học 45

3.2.3 Quản lý nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị 46

3.2.4 Quản lý hoạt động dạy của giảng viên 48

3.2.5 Quản lý hoạt động học của học viên 51

Trang 5

3.2.7 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học 55

3.2.8 Quản lý các điều kiện hỗ trợ 56

3.2.9 Nâng cao vai trò của Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trong việc quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị 64

3.2.10 Nâng cao vai trò của cấp uỷ cấp huyện, cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu, giảng dạy trong việc quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị 64

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 65

3.4 Kết quả thực hiện một số biện pháp vào thực tế 66

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 68

1 Kết luận 68

2 Khuyến nghị 69

2.1 Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định 69

2.2 Đối với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định 70

2.3 Đối với Ban thường vụ cấp ủy, UBND cấp huyện 70

2.4 Đối với Ban tuyên giáo cấp huyện 71

2.5 Đối với các trung tâm chính trị cấp huyện 71

2.6 Đối với các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc huyện ủy, thị ủy, thành ủy 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về mục tiêu dạy học 26Biểu đồ 2.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về quản lý phương tiện dạy học 33

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cán bộ, công chức ở cơ sở là những người hàng ngày tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân ở nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, tâm tư nguyện vọng khác nhau… Cán bộ, công chức ở cơ sở còn là người đem chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tuyên truyền giải thích cho người dân rõ, thuyết phục, lôi cuốn và tổ chức nội dung thực hiện, đồng thời nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tham mưu với Đảng và Nhà nước để đề ra chủ trương cho sát, đúng Vì vậy, để tạo được hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, mỗi cán bộ, công chức ở cấp cơ sở phải am hiểu sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có kiến thức về lĩnh vực phụ trách và có kỹ năng vận dụng vào những hoàn cảnh cụ thể Muốn vậy phải tổ chức đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ này thường xuyên

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của việc đào tạo sơ cấp lý luận chính trị trong việc tạo nền tảng lý luận chính trị, giúp nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính gương mẫu, trong những năm qua, các cấp ủy đảng và chính quyền trên địa bàn tỉnh Bình Định rất quan tâm đến công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên Từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị của toàn đảng bộ Do vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ trong tỉnh, nhất là ở cơ sở từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới

Thực tiễn cho thấy, quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Bình Định bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, bất cập Trước những yêu cầu của công tác đào tạo lý luận chính trị trong thời kỳ mới, việc nghiên cứu về quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại các đơn vị tham mưu và tại các đơn vị giảng dạy để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý công tác đào tạo

Trang 8

sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định là việc làm cần thiết

Từ nhận thức trên và xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay, kết hợp với các kiến thức đã được tiếp thu qua chương trình đào tạo thạc sĩ

Chính trị học tại Trường Đại học Quy Nhơn, em chọn vấn đề “Quản lý công

tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định” làm đề tài Đề án tốt nghiệp thạc sĩ Chính trị học của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Quản lý đào tạo, bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định được đề cập ở các góc độ khác nhau trong các văn bản của Trung ương và Tỉnh ủy Bình Định, như:

- Kết luận số 69-KL/TW ngày 14/4/2010 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện quy định 54-QĐ/TW, ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng

- Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

- Quy định số 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị

- Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW ngày 11/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị

- Báo cáo số 190 - BC/TU ngày 19/10/2022 của Tỉnh ủy Bình Định về Tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2022 và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng năm 2023

- Quyết định số 4221/QĐ-UBND ngày 19/10/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2025

- Công văn số 1219-CV/BTCTU ngày 22/11/2021 của Ban Tổ chức

Trang 9

Tỉnh ủy về việc giá trị sử dụng giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị cấp trước ngày 09/7/2021

- Báo cáo số 167-BC/BTGTU ngày 09/12/2021 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Định báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022

- Báo cáo số 327-BC/BTGTU ngày 09/02/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Định báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023

- Báo cáo số 354-BC/BTGTU ngày 04/5/2023 của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Bình Định báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về “ Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”

Ngoài ra, đề tài về quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị được đề cập ở một số đề tài ở các địa phương khác như:

- Đề tài “ Chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho học viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thành phố Hồ Chí Minh” hiện nay, Lê Văn Sang, Học viện chính trị, Bộ Quốc phòng

- Nghiên cứu chế độ đào tạo lý luận chính trị đối với cán bộ trong tình hình mới, cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và

khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian từ năm 2020 đến nay, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý đào tạo sơ cấp lý luận

chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định

4.2 Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài sử dụng các số liệu trong phạm

vi từ năm 2020 đến nay

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,…để nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các tài liệu và các công trình nghiên cứu về công tác đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp quản lý đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay, gồm:

- Điều tra xã hội học

Xây dựng các loại phiếu xin ý kiến học viên các lớp lý luận chính trị để

Trang 11

thu thập các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay

- Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm

Trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo về công tác đào tạo lý luận chính trị và các số liệu thống kê hàng năm của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định, thu thập thông tin cần thiết cho việc đánh giá sát đúng thực trạng để làm cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Các văn bản, quy định quản lý hiện hành đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định Tuy nhiên, hiệu quả quản lý công tác này chưa được như mong muốn, chất lượng đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên chưa được nâng cao

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định là góp phần giải quyết yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay

7 Kết cấu đề án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Đề án kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho

cán bộ, đảng viên

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định

Chương 3 Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo sơ

cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Bình Định

Trang 12

loại, là kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn qua nhiều thế hệ

Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri

thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp [3, tr 2]

Sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ,

đảng viên, đoàn viên, hội viên ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; ,quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn [3, tr 2]

1.2 Quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên

1.2.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc nâng cao quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên

Công tác giáo dục lý luận chính trị (GDLLCT) là một bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Công tác giáo dục lý luận chính trị nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước

Công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, xuất phát từ những yếu tố sau:

Thứ nhất, vai trò của lý luận chính trị đối với sự nghiệp cách mạng của

Trang 13

giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Chủ nghĩa Mác- Lênin đã khẳng định vai trò của lý luận chính trị đối với vận động của cách mạng Để lật đổ dược chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, cần có sự lãnh đạo của một đảng được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác- Lên nin, học thuyết mang bản chất khoa học và cách mạng, học thuyết vừa phản ánh đúng đắn những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, vừa chỉ ra mục tiêu, con đường, lực lượng, chiến lược, sách lược, phương pháp đấu tranh cách mạng

Chính đảng của giai cấp công nhân không ra đời một cách tự phát Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Phong trào công nhân và phong trào yêu nước là cơ sở vật chất, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở tinh thần cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Không có sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào công nhân thì không thể có sự ra đời của Đảng

Chủ nghĩa Mác – Lênin giúp giai cấp công nhân hiểu được quy luật phat triển của xã hội Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận khoa học để các đảng cộng sản đề ra đường lối, chính sách và những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình cách mạng

Đối với Đảng ta, chủ nghĩa Mác – Lênin được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vận dụng và phát triển sáng tạo trong quá trình truyền bá vào Việt Nam và trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Tư Tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Nội dung chủ yếu của công tác giáo dục lý luận chính trị là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí mInh, cương lĩnh, đường lối của Đảng

Thứ hai, công tác giáo dục lý luận chính trị giữ vai trò quan trọng trong mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trang 14

Trước khi chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào nước ta thì các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống chủ nghĩa thực dân và phong kiến luôn bị thất bại vì chưa có dường lối cứu nước đúng đắn Sự bế tắc ấy chỉ được khắc phục khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện nước ta Từ đó, nhân dân ta theo Đảng thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giành được thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử và thời đại

Công tác giáo dục lý luận chính trị trang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng cho mọi người nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường và biện pháp do Đảng vạch ra để thực hiện lý tưởng đó Chủ nghĩa xã hội là kết quả hoạt động cách mạng tự giác của hàng triệu người lao động Chính công tác giáo dục lý luận chính trị góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ giác ngộ của quần chúng, thúc đẩy họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cụ thể của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội giao cho họ

Từ khi ra đời đến nay, công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Cộng sản việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc làm cho lý luận cách mạng thâm nhập vào quần chúng, trở thành “lực lượng vật chất” đem lại thắng lợi cho cách mạng việt Nam

Thứ ba, công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, xây dựng con người mới

Chính vì vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng từ Trung ương đến cơ sở

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nói về công tác huấn luyện đó là huấn luyện lý luận phải dạy lý luận Mác Lê-nin cho mọi người Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích Học lý luận không phải để múa mép,

Trang 15

nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông Học là để áp dụng vào việc làm Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng

Về công tác, ngoài lý luận phải dạy công tác; Về văn hóa, phải chú ý dạy văn hóa; Về chuyên môn, mỗi người phải biết một nghề để sinh hoạt [39, tr 46-47 tập 6]

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, công tác giáo dục lý luận chính trị được Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh luôn rất quan tâm Để truyền bá được chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, thì đòi hỏi phải có cán bộ, đội ngũ giảng dạy lý luận chính trị

Trong nhiệm kỳ XII, XIII, Đảng ta quan tâm đặc biệt tới việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và đào tạo lý luận chính trị nói riêng, cụ thể Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII và Văn kiện Đại hội XIII, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII,… Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp trong đào tạo lý luận chính trị, đưa công tác này ngày càng đi vào nền nếp

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ “Đổi mới căn bản nội dung, chương trình phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học,sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn; đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên”

Có thể nói công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị là một bộ phận quan

Trang 16

trọng của công tác chính trị tư tưởng của Đảng Hướng dẫn 65-HD/BTGTW quy định: “cấp ủy không cử và các trường chính trị tỉnh, thành phố không tiếp nhận người chưa có Bằng sơ cấp lý luận chính trị hoặc giấy chứng nhận có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị vào học chương trình trung cấp lý luận chính trị” cho thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Sơ cấp lý luận chính trị là nền tảng đầu tiên trong ba cấp đào tạo lý luận chính trị, tạo tiền đề cơ bản cho các cấp học cao hơn Nâng cao chất lượng quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, cần thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán các giải pháp, bên cạnh đó phải có sự đồng lòng, thống nhất thực hiện từ trên xuống dưới, từ chính nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc học tập một cách nghiêm túc, có sự đầu tư và sự chỉnh chu, tâm huyết của đội ngũ cán bộ chuyên trách, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, để chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao nhất

1.2.2 Những nội dung quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên

Quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng những đường lối, quan điểm, các văn bản của Đảng đối với các hoạt động đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, do các cơ quan quản lý tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được quy định nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo lý luận chính trị, duy trì trật tự, kỉ cương tại các địa phương nhằm đạt được những mục tiêu, định hướng trong công tác cán bộ Để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định, cần đánh giá tổng thể thực trạng từ năm 2020 đến nay trên các mặt sau:

1.2.2.1 Nâng cao kết quả đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW ngày 11/12/2012 về việc Hướng dẫn

Trang 17

thực hiện chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, đào tạo sơ cấp lý luận chính trị phải đạt được những kết quả như sau:

- Qua học tập chương trình sơ cấp lý luận chính trị giúp học viên hiểu và nắm được những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cách mạng, sự vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hiện nay; từ đó, củng cố niềm tin của học viên vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng

- Giúp học viên có khả năng vận dụng kiến thức được học vào thực tế công việc và cuộc sống, chủ động, tích cực tham gia cùng các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể tại cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và góp phần vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

- Sau khi hoàn thành chương trình, học viên được cấp bằng Sơ cấp lý luận chính trị, là cơ sở, tiền đề, điều kiện để học viên có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu các chương trình cao hơn hoặc được miễn học một số chương trình, chuẩn hóa chức danh cán bộ theo quy định

Như vậy, sau khi được đào tạo về sơ cấp lý luận chính trị, các học viên được trang bị hệ thống tri thức lý luận chính trị cơ bản làm nền tảng cho việc nâng cao năng lực tư duy, chiến lược, củng cố lập trường tư tưởng, đổi mới, rèn luyện đạo đức, lối sống, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam,…Từ đó, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác và cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội tại đơn vị công tác, tạo nền tảng cho cán bộ, đảng viên tham gia các lớp đào tạo lý luận chính trị ở bậc cao hơn Việc xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo góp phần đánh giá được hiệu quả mang lại của công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

1.2.2.2 Quản lý phương pháp đào tạo

Phương pháp dạy học là phương pháp giữa của người dạy tác động

Trang 18

người học nhằm thực hiện việc giảng dạy và đạt tới mục đích dạy học đã định Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động dạy học Cùng một nội dung nhưng có thể tạo cho học viên hứng thú, có tích cực và để lại những dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảm lành mạnh của học viên hay không phần lớn phụ thuộc vào cách truyền đạt của giảng viên

Trong việc đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, các giảng viên tại các trung tâm chính trị thường tập trung vào biên soạn nội dung và phương pháp dạy học Về cơ bản, những nội dung được quy định trong chương trình và giáo trình, còn phương pháp dạy học thì phụ thuộc nhiều vào cách thức của giảng viên và điều kiện giảng dạy cụ thể Chính vì vậy, việc sử dụng những phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi tiết học đòi đòi hỏi sự sáng tạo của giảng viên

Việc nâng cao chất lượng quản lý đào tạo sơ cấp lý luận phải gắn liền với việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động của người học phải được các địa phương trong toàn tỉnh chú trọng, gắn lý luận với thực tiễn, tăng tương tác, đối thoại giữa giảng viên và học viên, kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo dục hiện đại, tạo khả năng thu hút, hấp dẫn người học…Quản lý phương pháp giảng dạy là một phần của quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Vì phương pháp truyền đạt hiệu quả mang lại kết quả cao cho công tác đào tạo lý luận chính trị nói chung

1.2.2.3 Quản lý nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Mặc dù chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị hiện nay đang thực hiện thống nhất và bám sát nội dung theo Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW ngày 11/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương, nhưng để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, phải có các biện pháp đổi mới, cập nhật nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị ở các trung tâm, tránh tình trạng chậm cập nhật kiến thức, không thu hút người học Quản lý nội dung đào tạo là một bộ phận quan trọng của quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Trang 19

Việc quản lý nội dung đào tạo còn góp phần kiểm soát các nội dung giảng dạy, tránh trường hợp giảng viên không bám sát chương trình theo quy định hoặc lồng ghép những nội dung không đúng với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đảm bảo cho việc đào tạo phải đúng trọng tâm, trọng điểm, nội dung cần đào tạo và tính ứng dụng vào thực tiễn của học viên sau khi trở về địa phương

1.2.2.4 Quản lý hình thức tổ chức đào tạo

Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tiến hành tổ chức lớp học để người dạy và người học đạt đến mục tiêu dạy học

Hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng, gồm: Dạy tại lớp, học viên tự nghiên cứu tài liệu học tập tại nhà, thảo luận tại lớp, hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập kinh nghiệm, Dù là hình thức nào cũng phải đáp ứng những yêu cầu cụ thể trong quá trình học tập của người học, do đó mỗi hình thức đều có vai trò nhất định đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Tuy nhiên, trong việc đào tạo sơ cấp lý luận chính trị quan trọng và cơ bản nhất vẫn là đào tạo tại lớp

Quy chế giảng dạy và học tập của trung tâm chính trị cấp huyện (Quyết định số: 883-QĐ/BTGTW ngày 24/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương) nêu rõ hình thức giảng dạy và học tập tại trung tâm chính trị như sau: Hình thức đào tạo đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị, chương trình đào tạo khác là tập trung hoặc không tập trung

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid, việc tham mưu các chính sách tác động vào hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, chủ động góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

1.2.2.5 Quản lý cử đối tượng đi đào tạo

Khi tham mưu cử cán bộ, đảng viên đi đào tạo phải xác định rõ dựa trên những tiêu chuẩn sau:

- Là Ðảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội

Trang 20

- Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên

Việc xác định đúng đối tượng được đào tạo lý luận chính trị góp phần giúp cho các cơ quan quản lý cán bộ xây dựng được kế hoạch đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

1.2.2.6 Nâng cao vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ trong quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Xác định rõ và nâng cao vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan tham gia quản lý và đào tạo sơ cấp lý luận chính trị theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo lý luận chính trị theo các nguyên tắc sau:

- Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp

- Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện

- Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện

- Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng,

Trang 21

tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện

- Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan

- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn

- Vai trò của cán bộ làm công tác tham mưu là hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị vì họ là người trực tiếp theo dõi công tác đào tạo, từ đó tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chương trình lý luận chính trị, đồng thời theo dõi, đôn đốc ban tuyên giáo các đảng bộ trực thuộc tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chương trình sơ cấp lý luận chính trị

- Vai trò của cán bộ làm công tác giảng dạy cũng vô cùng to lớn vì họ là những người tác động trực tiếp tới quá trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, là người quyết định tới chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo Nâng cao chất lượng của đội ngũ này quyết định đến hiệu quả quản lý công tác đào tại sơ cấp lý luận chính trị

Trang 22

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở Bình Định

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích 6.039 km2, có vị trí chiến lược rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung và Tây Nguyên, là trung tâm giao lưu hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế

Bình Định là tỉnh có địa hình đặc biệt, các huyện miền núi và các huyện đồng bằng liền kề nhau, tiếp giáp với Biển Đông nên bị cắt xẻ Các huyện miền núi có địa hình tương đối hiểm trở, giao thông khó khăn; một số xã vùng cao cách trung tâm huyện trên 100 kilômét Địa hình phức tạp, gây ra nhiều khó khăn khách quan cho việc nâng cao dân trí và hoạt động đào tạo, giáo dục lý luận chính trị của địa phương

Bình Định có dân số hơn 1,5 triệu người (số liệu năm 2021, theo Wikipedia) Do các yếu tố lịch sử và địa hình, ngoài dân tộc Kinh còn có các dân tộc thiểu số như Bana, Chăm, H’rê, với khoảng 9.500 hộ, 36.500 người Người dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng làng, thôn thuộc 6 huyện miền núi và trung du: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây

Sơn, Phù Cát Sách Đại Nam nhất thống chí có đôi lời nhận xét về người Bình

Định như sau: “Học trò chăm học, nhân dân siêng năng cày dệt; tính tình trầm tĩnh, thích việc nghĩa Người học thức phần nhiều nho nhã, trung hậu Ăn mặc, đồ dùng thì giản dị, mộc mạc, không ưa văn hoa Ngày rảnh rổi thích tổ chức hát tuồng” [Đại Nam Nhất Thống Chí]

Trang 23

Bình Định là tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời, là nơi sản sinh ra các phong trào yêu nước như phong trào Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ Người dân Bình Định có truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Bình Định đồng lòng cùng với cả nước chiến đấu anh dũng, kiên cường Ngay sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, nhân dân Bình Định cùng cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng quê hương, tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa

Gần 50 năm kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bình Định đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ Từ sau Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ 20 đến nay, cũng như các địa phương khác trong cả nước, Bình Ðịnh triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực, nặng nề chưa có tiền lệ của đại dịch Covid-19 Với những nỗ lực của hệ thống chính trị, Bình Ðịnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh, kinh tế của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 4,43%, GRDP bình quân đầu người đạt 66,34 triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 14.569 tỷ đồng (vượt 45,2% dự toán năm), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.332,6 triệu USD (vượt 15,8% kế hoạch đề ra), hàng hóa thông quan tại cảng biển đạt trên 13 triệu tấn (tăng 6,1% so với cùng kỳ) GRDP năm 2022 của tỉnh tăng 8,57%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay, GRDP bình quân đầu người đạt 70,7 triệu đồng, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 15.663 tỷ đồng (vượt 28,4% dự toán năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 1.550 triệu USD (tăng 16,3% so với cùng kỳ), hàng hóa thông quan tại cảng biển đạt 13,68 triệu tấn (tăng 0,4% so với cùng kỳ)

Trong năm 2021 và 2022, tỉnh Bình Định đã thu hút được 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký là 84,3 triệu USD, 162 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 121.010 tỷ đồng Đặc biệt, đã thu hút được một số dự án đầu tư với số vốn đăng ký lớn, như dự án Nhà máy

Trang 24

sản xuất nhũ và màng mỏng công nghệ cao của Tập đoàn Kurz (Cộng hòa Liên bang Đức) 40 triệu USD; dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn 53.500 tỷ đồng, dự án Bến cảng Long Sơn (giai đoạn 1) 5.700 tỷ đồng

Đồng thời, tỉnh Bình Định đã tập trung huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại Nhờ đó, hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối cơ bản hoàn thiện Một số dự án hạ tầng quan trọng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, như Dự án đường vào sân bay Phù Cát, Đường ven biển (đoạn Cát Tiến - Mỹ Thành, Lại Giang - Thiện Chánh), Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt, Đập dâng Đức Phổ (huyện Phù Cát) Hiện nay, tỉnh Bình Định đang tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông, đoạn qua địa bàn tỉnh; đường ven biển (đoạn Cát Tiến - Diêm Vân); đường Điện Biên Phủ nối dài đến Khu đô thị Diêm Vân; các tuyến đường kết nối đến đường ven biển

Tỉnh Bình Định đã đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng diện tích 15.300ha và hạ tầng cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.940ha Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện; đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn theo hướng an toàn và áp dụng công nghệ cao Toàn tỉnh hiện có 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh; 87/113 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 77% số xã; 5/11 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Bên cạnh đó, các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - thể thao, thông tin - truyền thông, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm và có nhiều tiến bộ An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc Quốc phòng được củng cố, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực

Trang 25

Như vậy, về mặt địa lý và xã hội của tỉnh Bình Định chứa đựng nhiều yếu tố vật chất và tinh thần có tác động đến công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại tỉnh nói chung, các huyện nói riêng

2.1.2 Hệ thống chính trị tỉnh Bình Định

Đảng bộ tỉnh Bình Định hiện có 17 đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, 830 TCCSĐ, 3.204 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 72.666 đảng viên Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, gồm 8 huyện (Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và Vân Canh), 2 thị xã (An Nhơn, Hoài Nhơn) và 1 thành phố (Quy Nhơn); với 159 xã, phường, thị trấn, trong đó có 28 xã miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số; có 1.116 thôn, khu vực Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đoàn kết toàn dân

Những năm qua, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Trung ương, sự nỗ lực của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và kiện toàn Công tác xây dựng Đảng được chú trọng; các cấp ủy, tổ chức đảng đã thực hiện nghiêm các nghị quyết, quy định, kết luận của Trung ương về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” và Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt được một số kết quả tích cực

2.1.3 Nhu cầu đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Trong những năm gần đây, số lượng học viên có nhu cầu được đào tạo

Trang 26

sơ cấp lý luận chính trị ngày càng ít Bởi hiện nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nâng cao, đa số đã có bằng đại học, cao đẳng, có trình độ chính trị tương đương chương trình sơ cấp lý luận chính trị Đối tượng phải đi học lớp sơ cấp lý luận chính trị tập trung hầu hết vào các đối tượng là hội viên của các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, các đối tượng này ngoài thời gian công tác, thường tận dụng thời gian để tạo thu nhập tăng thêm để nuôi sống bản thân và gia đình nên thường gặp phải khó khăn để tham gia học tập trong thời gian học lớp sơ cấp là 30 ngày Phần lớn cán bộ, đảng viên cơ sở không hào hứng, phấn khởi tham gia học lớp Sơ cấp chính trị mà muốn được đi học chương trình Trung cấp chính trị Thực tế đã có một số cán bộ, đảng viên chưa có Bằng sơ cấp chính trị trở lên, chưa có chứng chỉ công nhận có trình độ tương đương hoặc trên sơ cấp lý luận chính trị nhưng vẫn được tham gia học lớp Trung cấp lý luận chính trị

2.2 Thực trạng quản lý công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay

2.2.1 Kết quả chung

Qua khảo sát thực trạng hoạt động tại các trung tâm chính trị huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định đến ngày 30/5/2023, cho thấy: Công tác đào tạo, bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị tại các trung tâm chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh có những tích cực, đã nâng cao trình độ, nhận thức và hành động cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cấp cơ sở; trong đó góp phần quan trọng vào công tác xây dựng tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội của các địa phương

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, những năm qua, các cấp ủy tại các địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cấp xã; tập trung nâng cao nhận thức lý luận chính trị cho cán bộ cán bộ cấp xã; coi đó là một trong những biện pháp hiệu quả để khắc phục sự suy thoái tư tưởng chính trị, bệnh lười học lý luận của cán bộ, đảng viên Nhờ đó, công tác bồi dưỡng lý luận

Trang 27

chính trị đã có nhiều chuyển biến tích cực Nội dung, chương trình có nhiều đổi mới, phù hợp với đối tượng, bảo đảm thiết thực và gắn liền với thực tiễn Gắn kết quả học tập lý luận chính trị với tiêu chuẩn hóa cán bộ; coi việc học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá, sử dụng cán bộ, đảng viên, xếp loại đảng viên, đánh giá tổ chức đảng đạt hay không đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh

Trong quá trình thực hiện kế hoạch đào tạo, cấp ủy địa phương kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các trung tâm chính trị huyện thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về chương trình bồi dưỡng lý luận cơ bản cho cán bộ cán bộ cấp xã theo quy định của Ban Tuyên Giáo Trung ương; từng bước gắn việc học tập lý luận chính trị với công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhất là việc đào tạo, lựa chọn giảng viên của các trung tâm chính trị được quan tâm Giảng viên luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học; sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại trong giảng dạy Do đó, chất lượng bài giảng được nâng cao

Có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực tài chính để phục vụ công tác bồi dưỡng lý luận chính trị; các phòng làm việc được trang bị máy tính nối mạng internet, trang bị hệ thống máy tính, máy chiếu nối mạng phục vụ cho công tác giảng dạy Tài liệu được đầu tư kinh phí mua giáo trình phục vụ cho các lớp học bồi dưỡng lý luận chính trị

Thời gian qua, các trung tâm chính trị cấp huyện đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, cấp ủy cơ sở tham mưu ban thường vụ cấp ủy tổ chức các lớp đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cho các đối tượng trên địa bàn Theo số liệu thống kê của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định, số lớp và số học viên được đào tạo qua các năm như sau:

- Năm 2020, trung tâm chính trị huyện An Lão, An Nhơn, Vân Canh, Đảng uỷ Khối Các cơ quan, Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp mở được 06 lớp với

Trang 28

2.2.2 Thực trạng quản lý nội dung đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Hiện nay đang thực hiện thống nhất toàn quốc theo Hướng dẫn số HD/BTGTW ngày 11/12/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “thực hiện chương trình sơ cấp LLCT”, gồm:

65 Chương trình đào tạo gồm có 18 bài giảng trong cuốn “Tài liệu Chương trình môn học sơ cấp lý luận chính trị” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn Ngoài các bài giảng được quy định thống nhất chung theo quy định, tùy theo đối tượng, yêu cầu, điều kiện của từng địa phương mà giám đốc các trung tâm có thể bổ sung các báo cáo thực tiễn gắn liền với điều kiện thực tế của từng địa phương, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh thời gian phân bổ sao cho phù hợp với các nội dung

- Thời gian: 30 ngày với 295 tiết (mỗi ngày tính 10 tiết), bao gồm cả thời gian dành cho học viên lên lớp nghe giảng viên trao đổi, thảo luận, ôn tập, nghiên cứu thực tiễn hoặc đi thực tế, giải đáp cuối khóa, ôn tập toàn khóa và thi, kiểm tra

Qua thực tế hoạt động của các trung tâm chính trị cấp huyện, thị, thành uỷ trên địa bàn tỉnh Bình Định đã cơ cấu các loại chương trình, nội dung cơ bản bám sát với các nội dung do Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các ngành có liên quan biên soạn, có bổ sung một số nội dung khác gắn với tình hình địa phương, đáp ứng yêu cầu đào tạo nâng cao trình độ sơ cấp lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở Đồng

Trang 29

thời, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên của các trung tâm chính trị đã chủ động trong công tác nghiên cứu về lý luận, tìm hiểu thêm tình hình thực tiễn để nâng cao chất lượng, làm phong phú thêm nội dung bài giảng, giúp học viên dễ dàng nắm bắt các vấn đề cơ bản, có khả năng nâng cao năng lực vận dụng những kiến

thức đã học vào thực tiễn công tác

2.2.3 Quản lý mục tiêu, kết quả dạy học

Đối với các trung tâm chính trị, quản lý mục tiêu dạy học trong đào tạp sơ cấp lý luận chính trị là nhằm giúp cho người học nắm được những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác, từ đó góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng”

Khảo sát công tác đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm chính trị thành phố Quy Nhơn và huyện Phù Mỹ cho thấy: Khi xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, trung tâm luôn xác định mục tiêu đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Từ đó, tại buổi khai mạc các khóa học, Giám đốc trung tâm đã trình bày mục tiêu của lớp học cho đại biểu và toàn thể giảng viên, học viên dự khai giảng Việc xác định mục tiêu của khoá học góp phần giúp cho các công tác chỉ đạo trở nên sâu sát hơn đối với công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, bước đầu định hướng cho giảng viên phương pháp giảng dạy, xác định rõ đối tượng đào tạo để có phương pháp truyền đạt hiệu quả Cuối khóa học, trung tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học cũng là bước đầu đánh giá việc thực hiện mục tiêu dạy học

Với nhiệm vụ chính trị được giao, thời gian qua các trung tâm chính trị

Trang 30

trên địa bàn tỉnh chú trọng việc nâng cao chất lượng đào tạo sơ cấp lý luận chính trị qua từng năm Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid, các trung tâm càng tập trung hơn cho mục tiêu đào tạo, linh hoạt trong thời kỳ giãn cách xã hội Để từ đó, những cán bộ, đảng viên sau khi được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị còn được bồi dưỡng thêm phẩm chất, đạo đức, lối sống, lý tưởng; nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ Thông qua các bài giảng, giảng viên giúp cho học viên có được kiến thức cơ bản và thế giới quan khoa học; hình thành phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, thao tác nghiệp vụ, khả năng xử lý công việc trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thêm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng

Để đánh giá một cách khách quan về việc thực hiện mục tiêu dạy học của các trung tâm chính trị, em đã tiến hành khảo sát và hình thành bảng tổng hợp đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Kết quả trưng cầu ý kiến về mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học

Mức độ

Tốt Khá TB thay đổi Không

Khó trả lời Nắm những kiến thức

cơ bản về chính trị, chủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2.4 Quản lý phương pháp dạy học

Trong những năm gần đây, các trung tâm chính trị đều đổi mới phương

Trang 31

pháp giảng dạy sơ cấp lý luận chính trị phù hợp với tình hình hiện nay Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên đều nhận thức tầm quan trọng của việc truyền tải kiến thức sơ cấp lý luận chính trị đến các học viên nên luôn cố gắng làm mới phương pháp giảng dạy Tùy theo từng đối tượng học viên, từng nội dung bài giảng mà giảng viên vận dụng nhiều hình thức, phương pháp giảng dạy khác nhau cho phù hợp Chú trọng kỹ năng thực hành, xử lý tình huống; nội dung bài giảng đảm bảo kiến thức cơ bản, trọng tâm, có thực tiễn và bám sát các Nghị quyết Vận dụng sáng tạo, lồng ghép các chuyên đề, các chương trình phù hợp với từng lớp; cập nhật kiến thức, quan điểm, nghị quyết mới vào bài giảng, đảm bảo tính thông tin, định hướng kịp thời về đường lối chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước Nội dung, chương trình giảng dạy phải đảm bảo gắn lý luận với thực tiễn, xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thực tiễn để đưa ra nội dung, chương trình giáo dục cho thích hợp, có phân tích, chứng minh, cập nhật thông tin thời sự, nhất là thông tin tình hình cơ sở, địa phương, đơn vị để nâng cao hiệu quả và sức thuyết phục Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách giảm dần độc thoại, diễn giảng tiến tới áp dụng phương pháp nêu vấn đề, đối thoại, hướng dẫn người học, tự đọc tài liệu có sự kiểm tra, theo dõi của giảng viên, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của học viên, giúp cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại phù hợp với thực tế vào trong giảng dạy như: Đèn chiếu, máy vi tính, biểu mẫu, thống kê, hình ảnh hay phim minh hoạ…tăng cường trao đổi thảo luận, tranh luận để hiểu rõ vấn đề khắc phục tình trạng dạy chay, học chay; từ đó sẽ tạo nên động lực và hứng thú của người học, nắm vững lý luận và vận dụng vào thực tiễn có hiệu quả

Tuy nhiên, có thể đánh giá chung nhất là việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa thực sự hiệu quả Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là quá trình đổi mới phương pháp dạy môn học còn mang tính tự phát, phụ thuộc vào trình độ sư phạm của giảng viên Một số giảng viên kiêm chức chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và bận nhiều công tác nên ít chú trọng đến

Trang 32

phương pháp dạy học Hầu hết giảng viên kiêm chức giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện nên các trung tâm chính trị chưa thực hiện việc quản lý giáo án do tâm lý nể nang, e ngại Phần lớn giảng viên vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống là thuyết trình trên lớp học, học viên lắng nghe và ghi chép Phương pháp này hiệu quả trong việc truyền tải những kiến thức mang tính chuyên ngành, phức tạp và khó hiểu, tuy nhiên không có quá nhiều tính tương tác giữa người dạy và người học trong các tiết học Thực tế hiện nay, đối tượng được cử đi đào tạo sơ cấp lý luận chính trị đều là những cán bộ, đảng viên đã có thời gian trải nghiệm thực tiễn, kinh nghiệm của họ có khả năng làm giàu hơn cho bài giảng của các giảng viên

Ngoài phương pháp truyền thống, các giảng viên còn sử dụng kết hợp các phương pháp bổ trợ khác, như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học có sử dụng giáo cụ, phương tiện dạy học hiện đại nhưng chưa thực sự quá thường xuyên

Để nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ngoài vai trò của giảng viên, Giám đốc các trung tâm chính trị đã thực hiện phân công nội dung giảng dạy cho giảng viên gắn với chuyên môn, sở trường của từng đồng chí; chỉ đạo đội ngũ giảng viên tích cực nghiên cứu, cập nhật thông tin thời sự, kết hợp hài hòa giữa phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực Mở rộng nội dung bài giảng trong giáo trình bằng việc bổ sung các nội dung có liên quan đến Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chú trọng liên hệ thực tiễn của địa phương để học viên dễ hiểu, dễ tiếp thu; chú trọng nêu gương người tốt việc tốt, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương, đất nước nhằm định hướng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tinh thần tốt đẹp cho học viên

Các trung tâm chính trị quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học, sử dụng các giáo án điện tử phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học Điển hình là trung tâm chính trị huyện An Lão có 100% bài giảng được thiết kế bằng giáo án điện tử

Trang 33

2.2.5 Quản lý hình thức tổ chức hoạt động dạy học

Quy chế giảng dạy và học tập của trung tâm chính trị cấp huyện (Quyết định số 883-QĐ/BTGTW ngày 24/11/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương) nêu rõ hình thức giảng dạy và học tập tại trung tâm chính trị như sau: Hình thức đào tạo đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị, chương trình đào tạo khác là tập trung hoặc không tập trung Thời gian qua, các trung tâm chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng bằng hình thức tập trung Quy trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị bao gồm: Lập kế hoạch đào tạo chung cả năm; Thông báo mở lớp đào tạo; Thu nhận hồ sơ và xét duyệt điều kiện tham gia đào tạo; Triệu tập học viên; Khai giảng; Tổ chức dạy học trên lớp; Kiểm tra, đánh giá; Bế giảng

Mỗi lớp học có chủ nhiệm lớp đề xuất Giám đốc trung tâm quyết định thành lập ban cán sự lớp giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp Chủ nhiệm lớp có vai trò chủ động phối hợp với các giảng viên, các bộ phận chức năng, ban cán sự lớp để thực hiện tốt công tác quản lý lớp học; thường xuyên báo cáo tình hình của lớp học với Giám đốc để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh Ban cán sự lớp thường được chọn thường là những các nhân có uy tín, có kinh nghiệm công tác

Giám đốc trung tâm yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban cán sự lớp quản lý, điểm danh học viên (gọi tên, sắp xếp học viên ngồi theo sơ đồ), bảo đảm thực hiện đúng Quy chế đào tạo Ngoài ra, các giảng viên phải có trách nhiệm nhắc nhở học viên nghiêm túc chấp hành thời gian biểu

Qua khảo sát lại tại một số trung tâm chính trị trên địa bàn tỉnh cho thấy việc quản lý hình thức tổ chức dạy học tập trung có nhiều thuận lợi và hiệu quả Mặc dù trong giai đoạn này có đào tạo qua hình thức trực tuyến nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu đào tạo sơ cấp lý luận nói chung Theo đó, hai đảng uỷ khối và các trung tâm chính trị phối hợp chặt chẽ các ngành, đoàn thể, cấp ủy cơ sở tổ chức thông báo tuyển sinh

Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các đơn vị đào tạo với các ngành,

Trang 34

đoàn thể, cấp ủy cơ sở về công tác quản lý học viên trong quá trình đào tạo có mặt còn hạn chế Thậm chí có đơn vị cử cán bộ, đảng viên tham gia các lớp

đào tạo sơ cấp lý luận chính trị nhưng lại giao nhiệm vụ công tác chuyên môn

2.2.6 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

Thời gian qua, các cơ sở đào tạo sơ cấp lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học chủ yếu bằng hình thức kiểm tra viết với hình thức câu hỏi tự luận Với hình thức này, học viên có thể phát huy khả năng diễn đạt, sáng tạo trong việc trả lời các câu hỏi, đồng thời có thể đánh giá được khả năng liên hệ thực tiễn công tác với môn học

Lựa chọn hình thức kiểm tra viết bằng câu hỏi tự luận, quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tại các trung tâm chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh tập trung vào các nội dung sau:

- Quản lý làm bài kiểm tra, thi tốt nghiệp (áp dụng cho lớp sơ cấp lý luận chính trị):

+ Điều kiện dự kiểm tra: Học viên tham gia học đầy đủ các nội dung theo quy định; chấp hành tốt nội quy học tập

Hình thức, thời gian làm bài kiểm tra: viết tại lớp, thời gian 5 tiết

+ Điều kiện dự thi tốt nghiệp: Học viên tham gia học đầy đủ các nội dung theo quy định; có đủ các bài kiểm tra hoặc thu hoạch, kết quả kiểm tra các phần học đạt ¾ trung bình trở lên; chấp hành tốt nội quy học tập

Hình thức, thời gian thi tốt nghiệp: viết tại lớp, thời gian 5 tiết - Quản lý viết bài thu hoạch lại, kiểm tra lại, thi tốt nghiệp lại:

+ Điều kiện làm bài kiểm tra lại: Học viên có điểm bài kiểm tra không đạt yêu cầu (dưới 5 điểm) được tổ chức làm bài kiểm tra lại một lần vào ngày thứ 7 trong tuần gần nhất kể từ ngày công bố điểm kiểm tra Nếu bài kiểm tra lại không đạt yêu cầu thì không tổ chức kiểm tra lại lần hai mà học viên được làm bài kiểm tra lại cùng với lớp sau

Trang 35

+ Điều kiện thi tốt nghiệp lại: Học viên có điểm thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu (dưới điểm 5) được tổ chức thi tốt nghiệp lại một lần vào ngày thứ 7 trong tuần gần nhất kể từ ngày công bố điểm thi Nếu học viên thi tốt nghiệp lại không đạt yêu cầu thì không tổ chức thi lại lần hai mà phải học lại lớp sau

- Quản lý cách tính điểm, xếp loại học tập: Các trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện theo Quy định số 184-QĐ/TTVH ngày 26/7/2002 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương “về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho người học tại trung tâm chính trị cấp huyện”

- Điều kiện cấp giấy bằng tốt nghiệp: Những người đủ tiêu chuẩn quy định qua kiểm tra, viết thu hoạch, thi tốt nghiệp các chương trình học tập theo Quy định số 184-QĐ/TTVH ngày 26/7/2002 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương “về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho người học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện” được bằng tốt nghiệp do Giám đốc trung tâm chính trị cấp huyện cấp

Kết thúc các chương trình đào tạo các trung tâm chính trị tổ chức Lễ tổng kết để đánh giá toàn khóa học, phát bằng tốt nghiệp cho các học viên đủ điều kiện Sau khi được đào tạo tại các trung tâm chính trị cấp huyện, học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiến thức quản lý nhà nước và những kiến thức về nghiệp vụ Từ đó, học viên có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, niềm tin và hành động, góp phần nâng cao hiệu quả công tác trong quá trình thực thi nhiệm vụ Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học còn dễ dãi, chạy theo thành tích thi đua, hầu hết các học viên tham gia các lớp đào tạo tại các trung tâm đều đạt yêu cầu

2.2.7 Quản lý phương tiện dạy học

Xác định tầm quan trọng của tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, trong những năm gần đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Định luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương đầu tư kinh phí để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo sơ cấp lý luận chính tri trong

Trang 36

tỉnh Các trung tâm chính trị được đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm các vật dụng, trang thiết bị để hỗ trợ thêm cho công tác đào tạo Ngoài sửa chữa lớn, đầu năm tài chính, các đơn vị đào tạo được cấp một khoản kinh phí nhất định để sửa chữa thường xuyên trang thiết bị Hầu hết các trung tâm đều có phòng nghỉ, nhà ăn cho giảng viên và học viên Ngoài ra, các trung tâm còn trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo, như: máy vi tính, máy phô tô, máy phát điện,

Theo số liệu thống kê của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Định về trang thiết bị, cơ sở vật chất trang thiết bị trang bị cho các trung tâm chính trị, có 10/11 trung tâm chính trị có trụ sở riêng với tổng diện tích sử dụng là 22.087,3m2, diện tích xây dựng là 6.394,76m2 trong đó có 10 hội trường, 3 phòng học (tăng hơn so với giai đoạn 2015-2020 1 phòng), 30 phòng nghỉ cho học viên (tăng 3 so với giai đoạn trước), 4 nhà ăn (giảm 4 so với giai đoạn trước) Các huyện miền núi như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão được đầu tư trang bị cơ sở vật chất như máy tính, máy chiếu Một số huyện đầu tư xây dựng thư viện với số đầu sách tham khảo đa dạng, phù hợp với nhu cầu nghiên cứu của giảng viên và học viên (Huyện Tây Sơn: 500 đầu sách, Phù Cát: 500 đầu sách, Hoài Nhơn: 575 đầu sách, Hoài Ân: 100 đầu sách) Các trung tâm đã được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu, máy tính để phục vụ cho công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị bằng bài giảng điện tử hoặc bằng hình thức trực tuyến

Tuy nhiên, thực tế cơ sở vật chất hiện nay đang dần xuống cấp, các

thiết bị công nghệ đã được trang bị nhưng chưa theo kịp nhu cầu đào tạo

Phần lớn hội trường của các trung tâm được đầu tư xây dựng với quy mô từ 300 đến 500 chỗ ngồi vừa phục vụ cho công tác đào tạo, vừa tận dụng để phục vụ cho một số nhu cầu khác của huyện như đại hội, các buổi tuyên truyền, học tập nghị quyết, chuyên đề Việc tận dụng này là phù hợp vì thực tế các trung tâm ngoài làm công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị còn tổ chức bồi dưỡng các lợp chuyên đề, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên

Trang 37

ở huyện Một số Trung tâm như: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Quy Nhơn do nguồn kinh phí còn hạn chế nên chưa xây dựng được phòng ăn, phòng nghỉ để phục vụ cho học viên; do vậy, các học viên ở xa còn gặp nhiều khó khăn và có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng và kết quả học tập Những năm có dịch Covid, để huy động toàn bộ nguồn lực xã hội cho công tác phòng chống dịch, các trung tâm đã tự động cắt giảm chi phí đầu tư, mua sắm và sửa chữa trang thiết bị để phục vụ cho nhiệm vụ chống dịch cùng cả nước Do đó, một số các trang thiết bị đang dần xuống cấp và chưa được sửa chữa kịp thời

Tham khảo ý kiến của một số cán bộ chuyên môn, giảng viên và học

viên theo học sơ cấp lý luận chính trị cho thấy có từ 90% đến 99% ý kiến cho

rằng các trung tâm có quản lý cơ sở vật chất, thiết bị (phòng dạy học, phòng thảo luận, bàn ghế, bảng, phấn, ), phương tiện kỹ thuật (máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh, ) và xây dựng kế hoạch tài chính để trang bị phương tiện dạy học phục vụ cho việc đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Hiệu quả đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tỷ lệ thuận với mức độ đầu tư về cơ sở vật chất của các trung tâm

Biểu đồ 2.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về quản lý phương tiện dạy học

Ghi chú: ND1: Có quản lý cơ sở vật chất, thiết bị ND2: Có quản lý

phương tiện kỹ thuật ND3: Có quản lý xây dựng kế hoạch tài chính để trang bị phương tiện dạy học

020406080100120

Trang 38

Kết quả trưng cầu ý kiến cũng cho thấy, trong số các ý kiến trả lời Có quản lý vừa nêu trên, có từ 85,54% đến 94,5% ý kiến cho rằng quản lý ở mức độ Thường xuyên

2.3.8 Quản lý môi trường dạy học

Việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo sơ cấp lý luận chính trị cũng phải gắn với việc đánh giá công tác quản lý môi trường dạy học sơ cấp lý luận chính trị tại các trung tâm lý luận chính trị Thực tế cho thấy học viên phải tham gia đào tạo tập trung tại các trung tâm, chính vì thế môi trường đào tạo góp phần quan trọng trong việc tạo lập cho học viên tinh thần học tập Có thể

đánh giá tập trung vào các nội dung sau:

- Về môi trường văn hoá nhà trường:

+ Về cảnh quan: Qua quan sát, các trung tâm chính trị toạ lạc ở các khu vực trung tâm huyện, thị xã Khuôn viên trung tâm rộng rãi, thoáng mát và độc lập nên thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập Hệ thống tường rào, cổng ngõ được xây dựng vững chắc; các tấm bảng hiệu, pa nô được bố trí thích hợp, có cây xanh phù hợp với cảnh quan Hội trường được trang trí ảnh chân dung Mác - Lênin, tượng Bác Hồ, các tấm pa nô với các lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng giáo dục ý thức của cán bộ, giảng viên và học viên Hội trường các trung tâm được xây dựng để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên không phù hợp cho lớp học như: khán đài rộng nên khó bố trí bảng viết, bục giảng cách xa nơi học viên ngồi nên giảng viên khó quan sát lớp học, hội trường rộng nên âm thanh bị phát tán, dẫn tới việc học viên khó lắng nghe và ghi chép

+ Môi trường giảng dạy, học tập: Giảng viên và học viên là những cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn nên gần gũi, hòa đồng với nhau Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị chỉ trong vòng 30 ngày và có số lượng học viên đông nên không khí học tập khá sôi nổi; học viên là đảng viên, cán bộ đang công tác trong hệ thống chính trị ở cơ sở nên đoàn kết, thân thiện Học viên có kinh nghiệm thực tiễn nên tương đối thẳng thắn, sôi nổi trong thảo luận Môi

Trang 39

trường đào tạo đảm bảo yên tĩnh, các lớp học bảo đảm không bị tác động bởi tiếng ồn ở bên ngoài Đồng thời, các trung tâm có quynh định cụ thể về thời gian vào lớp, đảm bảo tính nghiêm túc cho lớp học Tuy nhiên, một số giảng viên, nhất là giảng viên kiêm nhiệm chưa đầu tư nghiên cứu sâu và thiếu tính sư phạm nên bài giảng ít hấp dẫn; một số học viên do bận công tác nên việc học tập còn mang tính đối phó; các thư viện chưa được trang bị các loại tài liệu, sách báo để học viên tham khảo;

2.3.9 Đánh giá về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý đào tạo lý luận chính trị

2.3.9.1 Cấp uỷ huyện và Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Huyện, Thị, Thành uỷ và các Đảng uỷ trực thuộc

Theo Quyết định số 208 - QĐ/TW ngày 08/11/2019 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trung tâm chính trị cấp huyện (trước đây là trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy cấp huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ cấp ủy cấp huyện Chính vì thế cấp ủy cấp huyện trực tiếp lãnh đạo thực hiện về nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; về tổ chức bộ máy và biên chế; về chế độ, chính sách cho cán bộ, giảng viên, học viên; về thực hiện quy chế quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và việc đầu tư cơ sở vật chất, cấp kinh phí hoạt động cho trung tâm

Về công tác tuyển sinh: có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý cán bộ và cơ sở đào tạo Nhờ đó, công tác này thực hiện nhịp nhàng, tạo sự ổn định và nền nếp; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và công tác phục vụ lớp học Căn cứ kế hoạch đào tạo của trung tâm chính trị và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng năm, các cấp uỷ cấp huyện giao cho Ban Tổ chức lựa chọn (sơ tuyển) học viên đủ điều kiện về đào tạo sơ cấp lý luận chính trị, theo tiêu chuẩn trong quy chế đào tạo gửi về trung tâm để xét tuyển đầu vào

Trên cơ sở kế hoạch của Ban Tổ chức các huyện, thị, thành uỷ, trung

Trang 40

tâm chính trị có trách nhiệm xây dựng và ban hành thông báo chỉ tiêu đào tạo sơ cấp lý luận chính trị trong năm

Thực tế trong giai đoạn những năm gần đây, công tác tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo chưa thật sự chính xác, làm giảm hiệu quả của công tác quản lý đào tạo sơ cấp lý luận chính trị Kế hoạch xây dựng thường cao hơn so với kết quả thực hiện được

2.3.9.2 Vai trò của cơ sở cử cán bô, đảng viên đi học sơ cấp lý luận chính trị

Trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan cử cán bộ, đảng viên đi đào tạo sơ cấp lý luận chính trị đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc tập sơ cấp lý luận chính trị đối với việc phát triển và hình thành thế giới quan cho cán bộ, đảng viện Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ quan quản lý cán bộ khi cử cán bộ đi học tập trung chưa kiên quyết yêu cầu cán bộ bàn giao toàn bộ công việc Học viên vừa đi học vừa tham gia công việc ở cơ quan, dẫn đến chất lượng học tập bị ảnh hưởng

Các trung tâm chính trị mặc dù có tăng cường phối hợp với các địa phương, đơn vị trong việc quản lý học viên: chiêu sinh, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và xử lý học viên Các trung tâm gửi kết quả học tập của học viên về đơn vị vào cuối khóa học, thông báo kịp thời những học viên vi phạm Tuy nhiên, việc phối hợp giữa trung tâm với cơ quan quản lý cán bộ, đảng viên vẫn còn hạn chế nhất định, một số trung tâm còn nể nang trong việc phối hợp với địa phương, đơn vị trong việc xử lý học viên vi phạm

Việc cử đi đào tạo sơ cấp lý luận chính trị qua vai trò trung gian của Ban Tổ chức các huyện, thị, thành uỷ Từ đó, cơ quan cử cán bộ đi học và cơ sở đào tạo không có sự liên hệ nào Đây là một trong những thiếu sót của công tác đào tạo cao cấp lý luận chính trị Bởi lẽ nếu không có sự phản hồi thông tin của cơ quan cử cán bộ đi học thì cơ sở đào tạo sẽ thiếu căn cứ để đánh giá quá trình đào tạo Do đó, việc điều chỉnh nội dung chương trình, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng đào tạo sẽ không sát thực tiễn Mặt

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w