* Luận văn, luận án, tạp chí Tác giả Lê Nữ Công Thành với luận văn thạc sĩ Chính trị học Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hrê ở tỉnh Quản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CO
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
ĐỀ ÁN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Bình Định - Năm 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CO
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa được công bố
trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào
Tác giả đề án
Nguyễn Thị Phương Dung
Trang 42 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề án 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của đề án 9
7 Kết cấu của đề án 9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG CỦA DÂN TỘC CO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
25
Trang 52.1 Những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi 25 2.2 Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị
văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi 31 2.3 Đánh giá chung về thực trạng thực hiện chính sách bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi 45
* Tiểu kết chương 2 49
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CO Ở TỈNH
QUẢNG NGÃI
50
3.1 Những định hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng
Ngãi
51
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi 53
* Tiểu kết chương 3 65
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”[6] Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa phong phú,
đa dạng, giàu bản sắc với những đặc trưng riêng của từng dân tộc, từng vùng miền Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc anh em, là
sự hội tụ các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, đồng thời là kinh nghiệm, thể hiện thái độ ứng xử của người Việt Nam Thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, góp phần phát triển, làm gia tăng giá trị và trách nhiệm với văn hóa của nhân loại, qua
đó gìn giữ truyền thống lịch sử, vun đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.2 Trong bối cảnh hiện nay, hướng tới văn hóa tộc người đang là xu
thế của các nhà nghiên cứu ở trung ương và địa phương Vì thế trong những năm qua, các giá trị văn hóa ở nước ta, nhất là các giá trị văn hóa truyền thống, luôn được chú trọng bảo tồn và phát huy Dù trải qua gần 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vẫn đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận Tính đến năm 2022
cả nước có 23 di tích cấp quốc gia được xếp hạng, ghi danh 31 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cũng được đẩy mạnh thông qua
Trang 7việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030
1.3 Đối với tỉnh Quảng Ngãi, một địa phương có nền văn hóa khá
phong phú, đa dạng, là nơi có nhiều DTTS cư trú thì việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đang được các cấp ủy Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa Trong đó, đồng bào Co là một trong số các tộc người thiểu số đang sinh sống ở vùng Trường Sơn Tây bắc tỉnh Quảng Ngãi, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, chứa đựng nhiều nhân văn và sâu sắc Theo thống kê năm 2019, dân tộc Co
có 33.227 chiếm 3,7% dân số tỉnh Quảng Ngãi[17, tr.13] và sống tập trung tại huyện Trà Bồng, một số ít sống ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà và ở xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi Nhờ những chính sách của Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng
xa, vùng tập trung đồng bào DTTS sinh sống, đời sống của đồng bào Co trên địa bàn đã có nhiều khởi sắc Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của các tộc người nói chung, người Co nói riêng khiến cho nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người này đã và đang có nhiều nguy cơ mai một, đánh mất bản sắc riêng của mình Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co trong bối cảnh đổi mới, hội nhập hiện nay đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi” để
viết đề án thạc sĩ ngành Chính trị học
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề án
Văn hóa dân tộc Co đã là đối tượng nghiên cứu khá lâu của các học giả trong và ngoài nước Tư liệu sớm nhất dưới thời Lê Trung Hưng đó là cuốn
Trang 8Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, rồi sau đó là Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục đó là những cuốn sách có tầm cỡ mà người đời nay khi nghiên cứu thường hay nhắc tới và còn hàng trăm công trình lớn nhỏ khác có liên quan đến các tộc người miền núi ở Quảng Ngãi, trong đó có tộc người
Co Trong khuôn khổ của một đề án thạc sĩ Chính trị học, chúng tôi khảo sát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
* Sách
Cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam (hai tập), do viện Dân tộc
học Việt Nam tổ chức biên soạn với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, được Nxb khoa học xã hội ấn hành năm 1984 Phần viết về dân tộc Co do Lưu Hùng đảm nhiệm đã đặt một nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Co nói riêng
Tác giả Hoàng Vinh năm 1997 đã xuất bản cuốn sách “Một số vấn đề
về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách này có thể được coi là một công trình nghiên cứu mang tính
lý luận về giá trị văn hóa dân tộc khi tác giả đã đề cập khá chi tiết, cụ thể các quan niệm của các tác giả nước ngoài và Việt Nam về giá trị văn hóa
Cuốn sách “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” xuất bản năm 1996 của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, nhóm tác giả phân tích các giá trị văn hóa đặc sắc của các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam, qua đó nhấn mạnh việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải tiếp tục thực hiện thường xuyên và lâu dài
Trên cơ sở dựa vào lý luận phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cuốn “Văn hóa các dân tộc
Việt Nam thống nhất mà đa dạng” của tác giả Nông Quốc Chấn, Huỳnh Khái
Vinh (xuất bản năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) là sự tiếp cận có
hệ thống của các nhà nghiên cứu trên nhiều góc độ: văn hóa, lịch sử và dân
Trang 9tộc học nhằm hướng tới sự tương tác biện chứng giữa sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam
Cuốn sách “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người” của tác giả
Nguyễn Từ Chi (2003), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội ấn hành lấy đối tượng nghiên cứu là văn hóa và tộc người ở Việt Nam Dưới góc nhìn văn hóa, bằng cách tiếp cận nhiều chiều, với những cách lý giải khác nhau, tác giả giúp người đọc hiểu thêm về những sự kiện, hiện tượng dân tộc học của Việt Nam Cuốn sách có thể được coi như là một trong những tác phẩm có cách tiếp cận sâu sắc và tỉ mỉ các vấn đề tộc người từ nhiều góc độ
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn trong cuốn “Cộng đồng Quốc gia dân tộc
Việt Nam” xuất bản năm 2003 của Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh đem đến người đọc một số vấn đề lý luận về cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người; đồng thời giới thiệu sự tiến triển và đặc điểm của cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam và của các tộc người cấu thành
Cuốn “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam” (2006) và
“Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” (2010) của tác giả Ngô Đức Thịnh có thể xem là
một đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp nghiên cứu và phát triển văn hóa
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam Những nghiên cứu trên góp phần cung cấp cơ sở lý thuyết, thực tiễn trong quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập
Về văn hóa của người Co cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hàng chục đầu sách, nhiều bài viết nghiên cứu ở những góc độ và phạm
vi khác nhau, ví như cuốn “Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương” của
Trang 10Bambo (tạp chí France - Asie số 40 - 50 năm 1950) được Nguyên Ngọc dịch
ra tiếng Việt vào năm 2003, trong đó có đề cập đến người Co
Năm 1970 cuốn sách Đồng bào các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam của Nguyễn Trắc Di và năm 1974 cuốn sách Cao nguyên miền Thượng của tác giả
Toan Ánh - Cửu Long Giang đã được ra mắt độc giả Hai cuốn sách này cũng
đã mô tả khá chi tiết về địa bàn cư trú, lối sống và phong tục tập quán của người Co
Năm 1996, Tạ Hiền Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng có
tập Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi do Sở Văn hóa
Thông tin và Thể thao Quảng Ngãi xuất bản Đây là công trình tương đối toàn diện nhưng nội dung trình bày còn đơn điệu, tư liệu điền dã cũng còn nghèo
Năm 1997, quyển Quảng Ngãi – Đất nước, con người, văn hóa của
nhiều tác giả được Sở Văn hóa, Thông tin và Thể thao xuất bản, trong đó có dân tộc Co, văn hóa Co được trình bày với một số nội dung cơ bản, hạn định
Tác giả Cao Chư - một trong những nhà nghiên cứu của tỉnh Quảng Ngãi cũng rất quan tâm nghiên cứu về người Co Ông đã xuất bản ba công trình Nghi thức cưới dân tộc Co (năm 2000) và Lễ hội ăn trâu dân tộc Co (năm 2002), Văn hóa cổ truyền dân tộc Co tổng thể và những giá trị đặc trưng
(2009 và tái bản năm 2016), đặc biệt trong tác phẩm: Văn hóa cổ truyền dân
tộc Co tổng thể và những giá trị đặc trưng đã được tác giả miêu tả khá sinh
động về nhiều vấn đề trong văn hóa của tộc người Co, đặc biệt là giá trị văn hóa tinh thần
Gần đây, nhóm tác giả của Viện Dân tộc học đã công bố cuốn sách
“Các dân tộc ở Việt Nam - tập 3 - Nhóm ngôn ngữ Môn Khơme” (Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2017) đã khái quát khá cụ thể các đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ me, trong đó có người Co Trong đó, nội dung các đặc trưng văn hóa truyền thống của người
Co đã được nhóm tác giả đề cập khá chi tiết Cùng với đó là quá trình biến
Trang 11đổi, tiếp biến và giao thoa văn hóa của tộc người cũng đang diễn ra mạnh mẽ
để phù hợp với phát triển của xã hội Vì vậy cuốn sách có giá trị to lớn trong việc nhìn nhận các giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của tộc người này để
từ đó lựa chọn và phát huy
* Luận văn, luận án, tạp chí
Tác giả Lê Nữ Công Thành với luận văn thạc sĩ Chính trị học Thực
hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Quy Nhơn, 2022; Tác giả Nguyễn
Thị Hoàng Nguyên với luận văn thạc sĩ Chính sách công Thực hiện chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng ở tỉnh Quảng Nam, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018; Bùi Khánh Linh
với luận văn thạc sĩ Luật học Thực hiện chính sách văn hóa đối với đồng bào
dân tộc thiểu số - qua thực tiễn tỉnh Hòa Bình, Khoa Luật - Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2018; Tác giả Đào Thị Dương với luận văn thạc sĩ Triết học Vấn đề
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình hiện nay, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016…
Tác giả Nguyễn Thị Tám với bài báo Chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Tạp chí Dân tộc học số 2, 2021, trang 37-48; Tác giả
Nguyễn Ngọc Thanh với bài báo Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít
người: thực trạng và vấn đề đặt ra, Tạp chí Văn hóa học, số 3, trang 11-17;
Tác giả Nguyễn Thị Song Hà với bài báo Chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tại
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-
/2018/828114/chinh-sach-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam.aspx; Tác giả Nguyễn Văn Điểu với bài báo Bảo tồn văn
hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trước sự thay đổi, tiếp biến văn hóa, tại
Trang 12
hoa-truyen-thong-cac-dan-toc-thieu-so-truoc-su-thay-doi-tiep-bien-van-hoa.html;
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề án, chúng tôi còn tiếp cận các văn bản hành chính của tỉnh Quảng Ngãi, huyện Trà Bồng (nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Co) làm cơ sở pháp lý và là nguồn tài liệu tham khảo để trích dẫn cho đề án
Nhìn chung, ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu trên
là những nội dung, kiến thức rất thực tế về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa tộc người Co nói riêng Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Co ở tỉnh Quảng Ngãi Do vậy, chúng tôi mạnh dạn tiếp cận nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận
và là tài liệu tham khảo cho địa phương trong việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở địa phương
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2022, đề án đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách này ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của đề án là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
- Phân tích và làm rõ thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2022
Trang 13- Đưa ra những định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:đề án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách
bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm
2011 đến năm 2022
- Về không gian: phạm vi nghiên cứu được giới hạn là khảo sát tư liệu ở
các địa bàn có phần lớn dân tộc Co sinh sống là huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- Về nội dung: trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính
sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống DTTS, đề án làm rõ thực tiễn thực hiện chính sách này ở tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đến năm 2022
Từ đó đề án rút ra những đánh giá khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách này ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề án dựa trên hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS nói chung; những chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng Bên cạnh đó, đề án kế thừa những quan điểm lý luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đối với một số nội dung liên quan
Trang 145.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề án là sử dụng các nguyên tắc phân tích
- tổng hợp và tiếp cận vấn đề được dựa trên nền tảng khoa học của ngành Chính trị học và vận dụng các kiến thức liên ngành chính sách công, quản lý công Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích tài liệu có sẵn; phương pháp định lượng; phương pháp định tính; so sánh - đối chiếu Ngoài ra, đề án còn sử dụng các phương pháp của xã hội học
6 Đóng góp của đề án
Đề án hoàn thành sẽ có những đóng góp như sau:
- Hệ thống hóa toàn diện và có chiều sâu về thực trạng (thành công và hạn chế) trong việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời gian 2011 - 2022
- Có thể sử dụng làm tài liệu tuyên truyền và nâng cao nhận thức người dân nói chung, đồng bào DTTS và người Co nói riêng về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của địa phương cũng như là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ, công chức trong nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này ở tỉnh Quảng Ngãi
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộngvới rất nhiều cách hiểu khác nhau liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người
Theo Từ điển tiếng Việt: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”[26, tr.1100]
Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng: Văn hóa là tổng thể những nét đặc thù
về tinh thần và vật chất, về trí tuệ và xúc cảm quy định tính cách của một xã hội hay của một nhóm xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của (tồn tại - being) người, những hệ
thống giá trị, những truyền thống và tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét (Reflect-phản tư) về bản thân[28, tr.23-24]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hóa như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”[9, tr.431]
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, văn hóa được hiểu bao hàm toàn
bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần được sáng tạo ra bởi con người,
Trang 16nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự sinh tồn và mục đích cuộc sống của con người - được sống xứng đáng với danh hiệu và vị thế của con người
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định văn hoá -
tư tưởng là một cuộc cách mạng, tiến hành đồng thời gắn bó chặt chẽ với cách mạng quan hệ sản xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011 đều xác định nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Như vậy, văn hóa được hiểu là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Văn hóa là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất
cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động
1.1.2 Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống
Trong quá trình hình thành và phát triển mình, mỗi dân tộc đều sáng tạo
ra nền văn hóa, trong đó có các giá trị văn hóa Các giá trị văn hóa này được lưu truyền trong xã hội qua các thời kỳ lịch sử và trở thành các giá trị văn hóa truyền thống Giá trị văn hóa truyền thống chính là những tư tưởng, biểu tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt và noi theo
Nói đến những giá trị văn hóa truyền thống là nói đến những giá trị tốt đẹp, tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đó, nói đến những giá trị văn hóa truyền thống cũng là nói đến những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi dân tộc, nó có tính “di truyền xã hội”
Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc không phải là cái có sẵn từ khi dân tộc hình thành mà nó được các thế hệ nối tiếp nhau làm nên Các giá trị này biến đổi tùy điều kiện tác động đến nó Nhưng nếu giá trị văn hóa truyền
Trang 17thống biến đổi cơ bản về chất thì nó sẽ không còn là truyền thống Nói đến giá trị văn hóa là nói đến là nói đến cái lâu dài, trải qua nhiều thời gian thử thách
mà cốt lõi bản chất của nó luôn được giữ vững Giá trị văn hóa truyền thống
là những giá trị ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó Chính vì thế, giá trị văn hóa truyền thống luôn có tính bền vững, trở thành những nguyên lý đạo đức lớn để dân tộc đó phải dựa vào để liên kết
xã hội, tạo nên sức mạnh nhằm bảo vệ và xây dựng đất nước vì sự tiến bộ của con người và xã hội
1.1.3 Giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số
Trước khi tìm hiểu về khái niệm giá trị văn hóa đối của đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta cần phải xác định được khái niệm dân tộc thiểu số Đây
là khái niệm nhằm xác định ngoại diên phạm vi của vấn đề nghiên cứu Dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít hơn với dân tộc đa số trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có những đặc điểm riêng về chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục,
tập quán
Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được hình thành, vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước với nhiều giá trị đặc sắc Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta đều mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo, từ ngôn ngữ, chữ viết, lễ hội, kiến trúc, trang phục cho đến các tập tục, phong tục, và cách sống Những yếu tố này tạo nên sự phong phú và đa dạng trong bức tranh văn hóa chung của đất nước đồng thời cung cấp tính độc đáo, giá trị đặc trưng cho văn hóa quốc gia
Văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta là sự phản ánh quá trình tiếp xúc, thích ứng văn hoá trong lịch sử, hiện tại trong phạm vi quốc gia và quốc
tế Các dân tộc ở nước ta có một quá trình lịch sử lâu dài cùng chung sống sáng tạo, tụ hội nhiều giá trị văn hoá Tính giá trị là một đặc trưng rất quan trọng của văn hóa Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”, tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị Nó là thước đo mức
Trang 18độ nhân bản của xã hội và con người.Văn hoá các dân tộc thiểu số ở nước ta vừa thống nhất vừa đa dạng Tính thống nhất biểu hiện ở quá trình đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm, phát triển kinh tế, mở mang bờ cõi; ở ý thức quốc gia và trong lối sống, cách ứng xử, đặc biệt là tinh thần yêu nước của các dân tộc Việt Nam mà nguyên nhân sâu xa, trực tiếp tạo nên tính thống nhất của văn hoá Việt Nam chính là ở bản lĩnh, bản sắc văn hoá dân tộc - quốc gia Việt Nam Vì vậy, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa vùng dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa chung của đất nước
1.1.4 Khái niệm bảo tồn, phát huy
Theo từ điển tiếng Việt, “bảo tồn” có nghĩa là giữ lại không để cho nó
mất đi [26, tr.39]
Bảo tồn văn hóa có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị
thay đổi và biến dạng
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa
tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”[26, tr.768] Phát huy là hành động nhằm
đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất
và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển
xã hội Phát huy có nghĩa là cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm Cũng còn có ý nghĩa là những hành động nhằm đưa di sản văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, phát triển theo chiều hướng tiến bộ, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người, là nguồn nội lực, tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với
sự phát triển xã hội
Trang 19Có thể nhận xét rằng, giữa bảo tồn và phát huy luôn có sự tương trợ lẫn nhau và là hai mặt của hoạt động Thông thường bảo tồn đi kèm với khai thác, phát huy giá trị của văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Phát huy có nghĩa là đưa các giá trị di sản để đưa giá trị văn hóa đến cộng đồng, tạo mọi điều kiện để cộng đồng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội Nhờ đó, thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn di sản văn hóa Để đảm bảo sự phát triển bền vững thì quan trọng nhất
là giữa bảo tồn và phát huy cần tạo ra sự cân bằng hợplý
1.1.5 Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa Dân tộc thiểu số:
Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo
vệ và gìn giữ sự tồn tại của văn hóa các dân tộc theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số là góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và công tác tuyên truyền, giáo dục về truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số
Phát huy giá trị văn hóa Dân tộc thiểu số có nghĩa là những hành động nhằm đưa các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số vào trong thực tiễn, tạo sức lan tỏa tích cực trong xã hội, coi đó là nguồn nội lực tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số có hiệu quả là góp phần tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội, phong phú, đa dạng hóa đời sống tinh thần đồng bào các dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương và của đất nước Tính tự quản, ý thức cội nguồn, đoàn kết cộng đồng trong các bản, làng, buôn, phum, sóc… của các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam được duy trì và phát huy
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII xác định những nhiệm vụ cụ thể để xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó, nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy, phát triển
Trang 20văn hoá các dân tộc thiểu số đã chỉ rõ những thành tựu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận tạo nên nền văn hoá Việt Nam đa dạng và phong phú trong sự thống nhất, bổ sung và hỗ trợ, tạo điều kiện để mỗi dân tộc phát triển bình đẳng trong cộng đồng quốc gia Việt Nam
1.1.6 Khái niệm thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS
Chính sách văn hóa đối với các DTTS là các quy định của pháp luật của Nhà nước và chính sách của Đảng về bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển về văn hóa giữa các dân tộc, đảm bảo việc giữ gìn, xây dựng và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc, nhằm mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc
Là một khâu hợp thành chu trình chính sách, thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa có vị trí rất quan trọng Chu trình chính sách nếu thiếu công đoạn này thì sẽ bị đứt gãy, không thể tồn tại vì thực hiện chính sách có vai trò trung tâm, kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống hoàn chỉnh
Tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa để từng bước thực hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung Mục tiêu của chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội Thực tế, trong quá trình thực hiện chính sách này cho thấy muốn đạt được mục tiêu của chính sách thì phải thông qua việc thực hiện chính sách, và các mục tiêu của chính sách thì cần phải có quan
hệ với nhau và ảnh hưởng đến các mục tiêu chung
Thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa còn để khẳng định được tính đúng đắn, tính hợp lý của chính sách Chính sách này khi triển khai rộng rãi sẽ tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, và khi chính sách được
xã hội chấp nhận thì cho thấy tính xác thực, tính đúng đắn của chính sách
Trang 21Như chúng ta đều biết chính sách là do sự góp sức của một tập thể và
do tập thể đó hoạch định mà nên Tuy vậy trong quá trình hoạch định chính sách chúng ta cũng không tránh khỏi những ý kiến, những góp ý mang tính chất chủ quan, điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung trong quá trình thực hiện chính sách Do vậy, khi chính sách được thực thi thì những người hoạch định chính sách cần nghiên cứu, xem xét và rút kinh nghiệm Trên cơ
sở đó, thực hiện chỉnh sửa để chính sách ngày một đúng đắn, hoàn thiện hơn
1.2 Nội dung và quy trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
1.2.1 Nội dung chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
Trong bối cảnh Đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nguy cơ đồng hóa, mai một, thậm chí là mất bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS hiện hữu hơn bao giờ hết Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, Chính phủ đã ban hành các chính sách về bảo tồn, phát triển văn hóa DTTS, cụ thể như: Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi bổ sung năm 2009); Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” và nhiều quy định
cụ thể nhằm bảo tồn, phát huy tốt hơn nữa các giá trị văn hóa, ghi nhận, đề cao, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống, quan tâm đến công tác đầu
tư để công tác bảo tồn và phát huy văn hóa các DTTS ở Việt Nam thực hiện
có hiệu quả hơn
Cùng với các chính sách trên, trong những năm gần đây, các chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS của Chính phủ được thông qua nhiều
đề án phát triển chung hay cho từng vùng, từng dân tộc cụ thể Đặc biệt, trong Chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện từ năm 1995 đến nay của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ba mục tiêu trong số các mục tiêu của Chương
Trang 22trình là đầu tư nghiên cứu điều tra, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể, đầu
tư bảo tồn các làng bản và phục hồi lễ hội truyền thống của các DTTS
Mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa DTTS nói chung
và văn hóa phi vật thể của DTTS nói riêng đã xác định rõ và đầy đủ trong Quyết định 124/2003 của Thủ tướng Chính phủ: Bảo tồn và kế thừa có chọn lọc, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của DTTS, phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học, nghệ thuật là người các DTTS; tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật, bảo tồn
và phát huy các nghề thủ công truyền thống; phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lành mạnh; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng DTTS, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo
Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia 2001-2005, vấn đề “Bảo tồn di sản văn hóa tiêu biểu và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở” đã được đặt ra, với tổng kinh phí 1.600 tỷ đồng đã sưu tầm, khai thác và lưu giữ, in ấn, giới thiệu rộng rãi các di sản đặc sắc của văn hóa các tộc người ở Việt Nam với mục đích bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của tộc người trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa Trong những năm gần đây đã
có những đánh giá sâu sắc hơn, tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa của tộc người thiểu số được thể hiện qua việc Nhà nước đầu tư nhiều dự án điều tra, bảo quản và biên dịch sử thi Tây Nguyên từ năm 2001-2007, sưu tầm và công
bố hàng trăm tác phẩm sử thi của các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên Cùng với đó, Nhà nước đã tổ chức sưu tầm, bảo tồn và khai thác di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên rộng khắp ở 5 tỉnh Tây Nguyên và các vùng phụ cận, đề xuất và được UNESCO công nhận văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
là di sản văn hóa của nhân loại
Trang 23Trong nhiều năm qua, Chính phủ từng bước cụ thể hóa các chủ trương của Đảng qua các kỳ Đại hội thành các chính sách ưu tiên phát triển văn hóa vùng đồng bào DTTS Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03/12/199 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào DTTS đã nêu rõ: “Coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa,
mở rộng mạng lưới thông tin ở vùng dân tộc thiểu số”; Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng nếp sống văn minh trong vùng dân tộc và miền núi”; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc đã quan tâm đến việc “Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”
Chủ trương bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số được thể hiện rõ nét trong quan điểm của Đảng và Nhà nước Các văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, XI, XII, XIII về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàn bản sắc dân tộc là
cơ sở quan trọng trong định hướng chính sách quản lý nhà nước về văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS
1.2.2 Quy trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số
Quy trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 07 bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách văn hóa
Trang 24Đây là bước đầu tiên và cũng là bước có vai trò quan trong nhất trong các bước tổ chức thực hiện chính sách, việc xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp cho công tác triển khai tổ chức thực hiện chính sách được hiệu quả và suôn sẻ
Kế hoạch triển khai phải đúng và sát thực tế, đảm bảo theo các yêu cầu của các văn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch phải rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung Việc xây dựng kế hoạch cần tập trung nghiên cứu địa bàn thực hiện, nghiên cứu những kế hoạch trước đây, những kế hoạch của các chính sách tương tự để rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch cho tốt Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách nên trong quá trình thực hiện xây dựng kế hoạch cần phải xác định cho đúng mục đích, yêu cầu cần đạt được trong kế hoạch để xây dựng kế hoạch cho xác thực tế, không xây dựng kế hoạch có cách hiểu chung chung
Bước 2: Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện chính sách văn hóa
Phổ biến, tuyên truyền, thực hiện chính sách văn hóa là khẩu đặc biệt quan trọng, thực tê trong những năm qua, nhờ có công tác tuyên truyền mà các chính sách của Đảng và nhà nước đã được thực hiện, đời sống tinh thần, văn hóa của người dân được cải thiện rõ rệt, các hủ tục cũng dần dần được xóa bỏ Hình thức phổ biến, tuyên truyền khá đa dạng, người dân cũng dễ tiếp cận hơn và tiếp thu hơn
Bước 3: Phân công phối hợp thực hiện chính sách văn hóa
Tổ chức phân công phối hợp thực hiện chính sách văn hóa, nội dung phải sát thực tế với nhiệm vụ mà người được phân công đảm nhận tránh những trường hợp không có người nên cán bộ xây dựng kế hoạch đưa vào cho đầy
đủ số lượng mà bỏ qua chất lượng công việc
Việc phân công phân nhiệm phải rõ ràng, minh bạch và phối hợp thực hiện theo nhiệm vụ đã phân công Trong những năm gần đây việc phân công phối hợp thực hiện luôn được xây dựng kế hoạch nhưng khi thực hiện, thường
Trang 25thì chỉ có đơn vị chủ trì thực hiện chính sách, những đơn vị còn lại chỉ mang tính chất tham gia nhưng còn rất hạn chế
Bước 4: Duy trì thực hiện chính sách văn hóa
Để chính sách thực hiện tốt và duy trì được thường xuyên, cần phải tổ chức duy trì thực hiện chính sách văn hóa Đây là nhiệm vụ chính của cơ quan chuyên môn tại địa phương và cùng toàn thể các cơ quan đơn vị làm công tác liên quan đến chính sách văn hóa Việc duy trì thực hiện chính sách văn hóa
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách văn hóa, giúp chính sách không bị ngắn quảng, được thực hiện thường xuyên, qua duy trì chính sách sẽ giúp chính sách dần dần đi vào đời sống của bà con, đem lại hiệu quả thiết thực Thông qua việc duy trì chính sách văn hóa sẽ giúp chúng ta nhận biết những vấn đề đúng sai, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách để có hướng điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, sát với nội dung công việc, sát với điều kiện thực tế của người dân địa phương
Bước 5: Điều chỉnh chính sách văn hóa
Đây là bước hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách văn hóa Quá trình duy trì thực hiện chính sách sẽ xảy ra rất nhiều nảy sinh, phát sinh, sự bất cập … cần phải có sự điều chỉnh trong thực hiện chính sách
vă hóa Hầu như các chính sách khi ban hành luôn cần có sự điều chỉnh Đây
là việc thật sự không tốt đối với người xây dựng chính sách, nhưng nó là một việc không thể thiếu trong quá trình thực hiện chính sách Việc điều chỉnh chính sách sẽ giúp cho chính sách hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, sát với thực tế hơn…
Bước 6: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách văn hóa là khâu rất quan trọng,
nó thể hiện năng lực quản lý, giám sát và trách nhiệm của cán bộ quản lý về chính sách văn hóa và đây cũng là khâu giúp cho chính sách được sát với thực
tế, sát với nội dung công việc, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong những
Trang 26đợt thực hiện tiếp theo Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách văn hóa, cán bộ thực hiện chính sách văn hóa cần phải có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đồng thời kết hợp kiểm tra bất thường để đánh giá nhập xét cho sát, đúng, giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn
Bước 7: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
văn hóa
Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách văn hóa phải nêu lên được kết quả toàn diện về triển khai công việc trong kỳ, kể cả mặt được và mặt chưa được trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; phải chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của kết quả đã nêu; phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc triển khai công việc, nhất là những bài học kinh nghiệm tổng kết ý kiến phản hồi của người dân được thụ hưởng chính sách và chính quyền địa phương; phải
đề xuất được các kiến nghị và giải pháp phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, yếu kém hoặc phải đưa ra được những giải pháp khắc phục những hậu quả do việc triển khai công việc không thành công
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
Thứ nhất, tính chất của vấn đề chính sách bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống các DTTS Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố khách quan có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức thực thi chính sách nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS, đặc biệt trong xu thế đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa đang là vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành phải quan tâm đặc biệt
Thứ hai, môi trường thực thi chính sách bảo tồn và phát triển di sản
văn hóa truyền thống các DTTS Với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn
Trang 27hóa truyền thống các DTTS thì môi trường ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách chính là các hoạt động kinh tế, chính trị, tình hình phát triển của xã hội,
an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế Tất cả những môi trường này đều có những tác động tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện chính sách
Thứ ba, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS Mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách thể hiện sự thống nhất hay không về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách Nếu lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách không mâu thuẫn với nhau và với đối tượng thụ hưởng thì chính sách được triển khai thực hiện dễ dàng và ngược lại, lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách mâu thuẫn với lợi ích của đối tượng thụ hưởng thì thực hiện chính sách sẽ khó khăn, thậm chí còn thất bại
Thứ tư, tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách Tiềm lực của các
nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm
có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác Tiềm lực của nhóm lợi ích được thể hiện trên các phương diện chính trị, xã hội, kinh tế về cả quy mô và trình độ
Thứ năm, đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách Đặc tính của đối
tượng thực hiện chính sách công nói chung, chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói riêng là những đặc điểm, tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên trong quá trình vận động mang tính lịch sử Những đặc tính này thường liên quan đến tính tự giác, kỷ luật, tính sáng tạo, tính truyền thống, lòng quyết tâm… Đặc tính này gắn liền với mỗi đối tượng thực hiện chính sách nên các chủ thể tổ chức điều hành cần biết cách khơi gợi hay kiềm chế nó để có được kết quả tốt nhất cho quá trình tổ chức thực hiện chính sách
Trang 28Thứ sáu, thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổ chức thực
hiện chính sách Mỗi bước trong quy trình đều có vị trí, ý nghĩa và tác động nhất định đối với quá trình thực hiện chính sách Trên thực tế, quy trình thực hiện chính sách được bắt đầu từ việc tuyên truyền vận động về chính sách và thực hiện chính sách Phổ biến, tuyên truyền vận động thực hiện tốt sẽ củng
cố thêm lòng tin của người dân vào chính sách của nhà nước, tăng cường tính
tự giác thực hiện chính sách của đối tượng thụ hưởng và quyết tâm chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia tổ chức thực hiện chính sách Phân công phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở Trung ương, của các cấp chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống…
Thứ bảy, năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ công chức
Với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống thì năng lực thực hiện chính sách của cán bộ công chức là kiến thức, kỹ năng và thái độ của họ trong thực hiện Để có thể thực hiện chính sách một cách hiệu quả, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách phải nắm vững kiến thức chuyên môn, am hiểu mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy
mô, tầm quan trọng của chính sách đồng thời phải có kỹ năng tác nghiệp, phổ biến tuyên truyền chính sách, có tinh thần, thái độ trách nhiệm trong thực hiện chính sách
Thứ tám, các điều kiện vật chất để thực hiện chính sách bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống Để quản lý được các hoạt động liên quan đến việc thực hiện chính sách nhà nước phải chú trọng đầu tư nguồn lực vật chất cả về số lượng và chất lượng Các điều kiện vật chất ở đây được hiểu là
hệ thống trang thiết bị, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, nguồn tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu Đồng thời, nó cũng là chế độ tiền lương, thưởng, các ưu đãi đối với các chuyên gia nghiên cứu và đội ngũ cán bộ công chức trực tiếp thực hiện chính sách Những điều kiện về vật chất có ảnh
Trang 29hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện chính sách, nó giúp cho thực hiện chính sách được thuận tiện nhanh chóng, giúp cho các nhà nghiên cứu có thể triển khai những ý tưởng sáng tạo của mình thành hiện thực, giúp cho đội ngũ cán
bộ công chức thực hiện chính sách cũng như nhà nghiên cứu yên tâm làm việc, tâm huyết với nhiệm vụ được giao góp phần đạt được mục tiêu đã đề ra của chính sách
Thứ chín, nhận thức của cộng đồng chủ thể văn hóa truyền thống Trình
độ hiểu biết và nhận thức của người dân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi chính sách Trình độ hiểu biết và nhận thức của người dân mà cao thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả Từ đó, người dân trở thành một chủ thể thực hiện chính sách một cách chủ động, tự nguyện; qua đó nâng cao hiệu quả thực thi các mục tiêu, giải pháp của chính sách
Tiểu kết chương 1
Qua phân tích, có thể hiểu bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc là đặt ra vấn đề bảo tồn, phát huy những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu của dân tộc để tỏa sáng, lan tỏa trong cộng đồng Trong chương 1, trên cơ sở
lý thuyết đề án đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung về thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS, làm rõ những khái niệm về văn hóa, giá trị văn hóa, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa…, nêu những quan điểm, hệ thống lại các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng của Đảng và Nhà nước ta Cùng với đó, đề án chỉ ra những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS Như vậy,
cơ sở lý luận nghiên cứu của chương 1 này sẽ là tiền đề quan trọng để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi trong chương 2
Trang 30Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC CO
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1 Những nhân tố tác động đến thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Diện tích 5.131,5km2 trải dài theo hướng Bắc - Nam với chiều ngang theo hướng Đông
- Tây hơn 60km Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, Phía Tây có dãy Trường Sơn hùng vĩ giáp với tỉnh Kon Tum; phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài khoảng 130 km với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh Quảng Ngãi có cảng biển sâu Dung Quất mang tầm vóc của một cảng quốc tế Hệ thống sông ngòi chính nằm trên địa bàn tỉnh là sông Trà Bồng dài 30 km, sông Trà Khúc dài
60km, sông Vệ dài 55 km
Hiện nay, Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính gồm: thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ, 05 huyện đồng bằng ven biển và trung du, 05 huyện miền núi và 01 huyện đảo Lý Sơn Đồi núi chiếm tới gần 2/3 lãnh thổ của Quảng Ngãi Địa hình tương đối phức tạp phân hóa theo chiều Đông -Tây và tạo thành vùng: vùng đồng bằng ven biển ở phía đông và vùng đồi núi rộng lớn chạy dọc phía tây với những đỉnh nhô cao trên 1.000m Quảng Ngãi nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ trung bình năm đạt 25,6 - 26,9 độ C, nhiệt
độ cao nhất lên tới 41 độ C
Theo tổng cục thống kê, năm 2019, dân số Quảng Ngãi là 1.231.697 người, với mật độ dân số trung bình là 241 người/km², có 29 dân tộc người
Trang 31cùng sinh sống trên địa bàn trong đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với số dân 1.044.607 triệu người, thứ hai là dân tộc Hre với số dân 133.103 người, thứ ba
là dân tộc Co với số dân 33.227người, người Ca Dong (thuộc nhóm dân tộc
Xơ Đăng) có 19.690 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái[20, tr.13],…Đồng bào DTTS sống chủ yếu ở 5 huyện vùng cao và 16 xã miền núi của các huyện đồng bằng Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi trong quá trình sinh sống lâu đời đã sáng tạo ra những di sản văn hóa quý báu, có tính thích nghi cao với hoàn cảnh, môi trường địa lý và mang đậm bản sắc tộc người Hoạt động văn hóa dân tộc đã góp phần đóng góp
đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Về kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2016-2021, tỉnh Quảng Ngãi đã có mức tăng trưởng kinh tế cao vàđứng thứ 26 các tỉnh, thành trong cả nước, quy
mô kinh tế đứng thứ 22; Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 ước đạt 53.501 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2020 Năm 2022 ước đạt 57.723
tỷ đồng[24, tr.4] Nếu so với các tỉnh miền trung và Tây Nguyên cũng như bình quân chung cả nước thì Quảng Ngãi có mức tăng trưởng khá cao nhưng không đạt kế hoạch đề ra Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng dầu không đạt kế hoạch 6,9 triệu tấn như dự kiến (chỉ đạt 6,37 triệu tấn), dịch vụ tăng trưởng âm 0,7% và một số sản phẩm khác giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Kinh tế - xã hội miền núi tiếp tục được quan tâm Triển khai đầy
đủ, kịp thời các chương trình, đề án, kế hoạch nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên vùng dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản được
ổn định Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đặc biệt là ở các địa phương vùng núi phía Tây của tỉnh Tuổi thọ trung bình tăng, đạt 74 tuổi vào năm 2019 Chất lượng khám, chữa bệnh không ngừng được chú trọng và nâng lên
Trang 32Về hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi: Đến nay, 05/05 huyện miền miền núi đã có Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn hyện: 67/67 xã có đường ô tô đến trung tâm xã thông suốt 4 mùa; trong hai năm 2016-2017 các tuyến đường đến các huyện mền núi cơ bản đã được đầu tư hoàn thiện đưa vào sử dụng Đến cuối năm 2022, tỷ lệ dân được
sử dụng điện trên địa bàn 5 huyện miền núi cơ bản đạt trên 98%, tỷ lệ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 90%[25, tr.3]
2.1.2.Văn hóa truyền thống của người Co ở tỉnh Quảng Ngãi
Người Co chiếm 3,7% tổng số dân toàn tỉnh Quảng Ngãi, cư trú tập trung ở huyện Trà Bồng Ngoài ra, còn có khoảng 161 người Co sống ở thị trấn Di Lăng huyện Sơn Hà, và 435 người Co sống ở xã Bình An, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi Một bộ phận người Cocư trú ở huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam với dân số khoảng 4.500 người Địa bàn cư trú chính của người
Co là vùng núi rừng huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi tiếp giáp với huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành (Quảng Nam) ở phía Bắc và dãy núi Ngọc Linh thuộc cao nguyên Kon Tum ở phía Tây Phía Đông địa bàn cư trú của người Co là vùng đồng bằng của huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi)
Dựa vào địa bàn cư trú, người ta gọi người Co sinh sống ở khu vực dọc theo thượng nguồn sông Trà Bồng là vùng Co đường nước, còn người Co định cư ở vùng núi cao phía tây nam là Co đường rừng Địa bàn cư trú của người Co là vùng núi cao, dốc đứng, xưa kia ít người lui tới và là vùng cư trú liên hoàn, không chia cắt nên sức sáng tạo nội sinh của văn hóa Co rất mạnh
mẽ Hơn nữa, trước Cách mạng tháng 8/1945, xã hội Co ở thời kỳ tiền giai cấp nên tính cố kết cộng đồng cao, do đó khả năng bảo vệ và sáng tạo di sản của dân tộc mình rất cao.Trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc mình, người Co mang nhiều tên gọi phiếm xưng khác nhau, như Cùa, Khùa, Trầu, Bồng Miêu, Mọi Trà Bồng, Thanh Bồng, La Thụ… Những người Co cư trú ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tự nhận mình là Co; số ở Trà My (Quảng Nam) lại tự
Trang 33coi mình là Col Từ năm 1979, khi nhà nước ta chính thức công bố danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam, tộc danh Co đã được đồng bào công nhận, được sử dụng rộng rãi trên thực tế và trong các văn bản nhà nước
Người Co là những cư dân nông nghiệp canh tác lúa trên nương rẫy kết hợp với trồng ngô, sắn và nhiều loại cây khác, đặc biệt là quế có chất lượng
và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng Người Co không sống xen kẽ với các dân tộc khác mà sống thành từng làng độc lập và có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, tên suối, tên đất, tên rừng Trước đây, người Co ở nhà sàn dài, mỗi gia đình có một phòng riêng gọi một bếp Gần đây, người Co đã chuyển sang ở nhà trệt, nhà ngắn Do trước đây cư trú trong ngôi nhà chung nên sinh hoạt cộng đồng là sinh hoạt chủ đạo
Trang phục của người Co là: nam giới mặc khố, trời lạnh mặc thêm tấm choàng Phụ nữ mặc áo cánh chui đầu với chân váy Trang phục mặc trong lễ hội được trang trí nhiều hoa văn, màu sắc sặc sỡ: xanh, đỏ, trắng, vàng Đặc biệt phụ nữ Co rất thích đeo nhiều trang sức bằng bạc, đồng và hạt cườm Hạt cườm được xâu thành chuỗi đồng màu sau đó ghép lại tạo thành một bộ cườm dây nhiều màu sắc như: xanh đỏ, tím, vàng, trắng được dùng để đeo trên đầu,
cổ và thắt eo lưng Với quan niệm của người Co đồ trang sức không chỉ để làm đẹp mà còn để ngăn chặn tà ma
Ngôi nhà truyền thống của đồng bào Co là nhà sàn dài hàng trăm mét,
là nơi sinh hoạt của đại gia đình phụ quyền với nhiều thế hệ sinh sống chung nhưng ăn riêng, mỗi gia đình có một ngăn bếp riêng Trong ngôi nhà sàn, bếp
có vị trí quan trọng, không chỉ là nơi để nấu ăn, sưởi ấm mà theo niềm tin đây cũng là nơi ngự trị của thần lửa (ma bếp)
Về kinh tế, nương rẫy làm nguồn thu nhập chính, ngoài ra cây Trầu Không và cây Quế là loại nông sản mang lại thu nhập cao cho người dân, ngoài ra nghề thủ công đan lát cũng khá phát triển Nếu như ở người Hrê và
Trang 34người CaDong chỉ nam giới mới thành thạo việc đan lát thì ở người Co cả nam nữ đều biết đan lát, phụ nữ Co có thể tự đan cho mình chiếc chiếu để mang về nhà chồng trong ngày cưới để thể hiện bàn tay khéo léo của mình
Văn hóa tín ngưỡng của người Co: họ tin rằng mọi vật đều có linh hồn
và có thần linh nên đồng bào Co rất kiêng kỵ và có rất nhiều nghi lễ cúng như
là cúng ông bà tổ tiên, cúng chữa bệnh, cúng khi người phụ nữ sinh đẻ, thần lúa hay cúng máng nước…
Lễ hội tiêu biểu của đồng bào Co là: hội mùa, lễ tết và đặc biệt là lễ hội đâm trâu, được xem là lễ hội lớn nhất của đồng bào Co được tổ chức vào cuối năm, sau khi mùa màng đã thu hoạch xong Với mục đích cúng, tạ ơn các thần linh, cúng ông bà tổ tiên, mừng được mùa…Đặc biệt trong lễ đâm trâu phải
có cây nêu còn gọi là cây cột lễ, nơi cột con trâu để làm vật hiến sinh, cũng là nơi liên hệ giữa thần linh với con người khi tiến hành lễ cúng và là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi của tất cả dân làng Cây nêu gồm có các loại: nêu Phướn, nêu Thượng, nêu Dù, nhìn vào hình dáng cây nêu và cách trang trí sẽ biết được quy mô của lễ hội lớn hay nhỏ Trong đó nêu Phướn là cây nêu đẹp nhất, lớn nhất, được trang trí chạm khắc, tô màu, kết tua cả 3 phần đế, thân,
ngọn (tượng trưng cho trời, đất, nước) Ngọn nêu có lá phướn và hình tượng
chim Chèo Bẽo (tượng trưng cho tinh thần thượng võ, là linh vật được thờ cúng) Lễ hội ăn trâu được tổ chức rất linh đình kéo dài từ 3 đến 4 ngày vào những dịp đặc biệt của mỗi gia đình nhằm tạ ơn thần linh khi có người trong nhà bị đau ốm, dịch bệnh mà khấn nguyện thần ứng nghiệm cho tai qua, nạn khỏi
Về cưới xin: thanh niên, trai gái tự do tìm hiểu, sau đó nhờ ông mai, bà mối thay mặt gia đình nhà trai đánh tiếng cho nhà gái Đến ngày cưới họ nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, chàng rễ mang theo thanh kiếm sau khi cúng phép, chàng trai trao rựa cử cho cô gái Sau đó bày cỗ 2 họ cùng ăn tiệc Nhà trai ở lại nhà gái một đêm; hôm sau nhà gái đưa dâu đến nhà trai, cô dâu mang
Trang 35theo rựa cử chàng rể trao Tại nhà trai cô dâu đem chiếc chiếu cử (tự đan) trải xuống sàn nhà, hai họ ngồi đối diện nhau, cô dâu chú rể ngồi giữa Người cha chồng (hoặc người chủ hôn) thắp nến, đốt trầm, cầm gà sống cắt tiết ngay tại chỗ, lấy tiết nhỏ lên đầu cô dâu, chú rể vài giọt rồi đem luộc để cúng chín, cúng xong cô dâu chú rể cùng nhau ăn chén cơm phép thể hiện nguyện ước chung thủy suốt đời Sau khi cưới đôi vợ chồng trẻ cùng nhau đi phát rẫy
“phép” ở nhà chồng
Về tang ma: khi có người chết, cả làng nghỉ sản xuất, tất cả bà con trong làng tập trung lo tang lễ Quan tài được làm bằng thân cây gỗ Liên và khoét rỗng, làm nhà mồ, nếu gia đình khá giả thì mổ heo gà để đãi khách đến viếng người Co cũng có tục chia của cho người chết, quần áo tư trang thì bỏ trong hòm, các dụng cụ sinh hoạt của nam giới thì đặt ở đầu nhà mồ, của nữ thì đặt ở đuôi nhà mồ Người Co không có tục để tang người chết Trẻ em 3 ngày cúng cắt cơm, người lớn 7 ngày
Tóm lại, những nhân tố trên tác động khách quan và chủ quan đến việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 2011- 2022 Do vậy, trong quá trình thực hiện chính sách, các cấp ủy Đảng và chính quyền cần quán triệt và nhận thức đầy
đủ nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách này
2.2 Quá trình thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
Việc thiết lập bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi: bên cạnh các cơ quan chức
năng được tổ chức theo quy định của pháp luật, vừa thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co, vừa tổ chức thực hiện chính sách này như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục, Ủy ban Mặt trận
Trang 36Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội… hàng năm, căn cứ vào kế hoạch
cụ thể, tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động thành lập thêm các tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, như: Ban chỉ đạo chương trình Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; Ban chỉ đạo công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trong xây dựng nông thôn mới…
Việc lập kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi: các cơ quan tổ chức thực
hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co căn cứ trên tình hình thực tế, đã xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách hàng năm; ban hành các văn bản thực hiện thường theo ba hướng chính: các kế hoạch, đề án thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co hàng năm ở tỉnh Quảng Ngãi; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co; các văn bản, kế hoạch phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chính sách này Cụ thể như sau:
Chương trình hành động số 61-CTr/TU ngày 05/3/2015 của Tỉnh ủy (khóa XVIII) thực hiện Nghị quyết Hội Nghị lần thứ chín Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số
03-NQ/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về xây dựng và phát triển
văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững; Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 về thông qua Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững
Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 21/9/2012 về việc thành lập Ban
Chỉ đạo Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 01/QĐ-BCĐ
ngày 17/12/2013 của Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về việc thành lập Tổ chuyên
viên giúp việc Ban Chỉ đạo Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
Trang 37thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Kế hoạch số
5250/KH-UBND ngày 20/12/2013 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển
văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 02/QĐ-BCĐ ngày 25/12/2013 của Trưởng Ban
Chỉ đạo tỉnh về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án
“Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày
16/01/2018 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa
các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Quyết định số 565/VP-KTTH ngày 17/5/2013 của Văn phòng UBND tỉnh
Quảng Ngãi về đề nghị của UBND huyện Trà Bồng trong việc xin vốn Trung
ương bố trí cho dự án thủy lợi Trà Bói và dự án Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Co; Tờ trình số 2081/TTr-UBND ngày 10/6/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc xin vốn đầu tư xâu dựng Dự án khu bảo tồn văn hóa dân tộc Co
huyện Trà Bồng; Quyêt định số 2242/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ học bổng cho học
sinh người dân tộc Co giai đoạn 2016 - 2020; Tờ trình số 185/TTr-UBND
ngày 04/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thẩm định báo cáo kinh
tế - kỹ thuật Dự án: đầu tư bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Co huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
Việc xây dựng các quy chế, quy định thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co: các cơ quan tổ chức thực hiện chính sách
cũng đã chủ động xây dựng, ban hành quy định, quy chế trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co Các quy định, quy chế được xây dựng có liên quan đến nhiều lĩnh vực của việc thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co như: Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Co; Kế hoạch về tổ chức các lễ hội truyền thống; Kế hoạch mở lớp dạy nghề thủ công truyền
Trang 38thống cho đồng bào dân tộc Co; quy định về hỗ trợ học nghề để bảo tồn nghề truyền thống cho đồng bào dân tộc Co; quy định về hỗ trợ kinh phí cho con
em đồng bào dân tộc Co học tập tại các cơ sở giáo dục trong cả nước…
Có thể nói, các cơ quan thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi đã có sự chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
Hệ thống các kế hoạch được thực hiện khá đa dạng, phong phú và thường xuyên được điều chỉnh kịp thời đã góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua Tuy vậy, số lượng các quy định, quy chế được ban hành chưa đủ độ bao quát hết tất cả các lĩnh vực trong thực hiện chính sách này
Về hình thức, hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; thông qua các hội nghị, hội thảo, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, diễn đàn ở địa phương; hoặc được thực hiện lồng ghép trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Toàn dân đoàn kết chung tay vì người nghèo”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”; “Công tác dân vận khéo trong đồng bào DTTS”; “Vai trò người có
uy tín trong đồng bào DTTS”…
Về nội dung, hoạt động tuyên truyền tập trung vào việc phổ biến các chính sách, chương trình của Đảng, Nhà nước nhằm lưu giữ những giá trị văn
Trang 39hóa truyền thống vật thể, phi vật thể của dân tộc Co, phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao năng lực tự bảo vệ của đồng bào DTTS và cộng đồng trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, bảo đảm
ổn định và phát triển xã hội Tuy nhiên, so với chính sách khác, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi chưa thật sự hiệu quả, chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đa dạng hóa về mặt hình thức thực hiện
2.2.2.2 Hoạt động phân công, phối hợp thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi
Hoạt động phân công, phối hợp thực hiện được tiến hành khá tốt Các
cơ quan ban ngành được giao các nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình để triển khai và phối hợp thực hiện Cụ thể như sau:
- Các cấp ủy Đảng có những nghị quyết cụ thể về các chủ trương nhằm thực hiện nghiêm túc chính sách của nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ quản
lý, phục vụ thực hiện chính sách; thường xuyên chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong Đảng, các đoàn thể trong hệ thống chính trị về chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước đối với chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS
- Chính quyền các cấp phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả những chính sách, bổ sung cùng với chính sách của Trung ương đảm bảo đầy đủ, bao trùm và kịp thời đối với từng đối tượng thụ hưởng
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội vận động hội viên và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS thông qua nhiều hình thức linh hoạt, các hoạt động tuyên truyền lồng ghép Tham gia giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách ở địa phương; đấu tranh chống mọi tiêu cực lạm dụng chính sách
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện tốt chính
Trang 40sách, tham mưu cho HĐND, UBND ban hành các chính sách thiết thực, hiệu quả để cụ thể hóa chủ trương chính sách của cấp trên đến từng địa phương, đơn vị
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co thông qua hình thức biên soạn và giảng dạy Giáo dục địa phương với nội dung về văn hóa các DTTS tỉnh Quảng Ngãi nói chung, dân tộc Co nói riêng
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai thực hiện chính sách thông qua hoạt động hỗ trợ, đầu tư kinh phí cho các dự án, các chương trình bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co
2.2.2.3 Kết quả thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Co ở tỉnh Quảng Ngãi
Thứ nhất, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Co
Kiểm kê, lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh và quốc gia: huyện Trà Bồng có 9 di tích, trong đó có: 03 di tích quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh và 02
di tích được Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định bảo vệ Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể ở huyện Trà Bồng để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Kết quả: có
9 loại hình di sản được kiểm kê, cụ thể: 19 lễ hội truyền thống, 18 nghề thủ công truyền thống, 10 ngữ văn dân gian, 45 nghệ thuật trình diễn dân gian,
41 tri thức dân gian về tập quán xã hội, 15 tri thức dân gian về tiếng nói chữ viết, 01 tri thức dân gian về đời sống con người, 02 tri thức dân gian về trang phục, 02 tri thức dân gian về ẩm thực Trong đó, Lễ hội điện Trường Bà và Nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Co đã được đưa vào danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia[25, tr.11]
Thứ hai, bảo tồn và phát huy giữ gìn tiếng nói, chữ viết của dân tộc Co