Trong bốicảnh đó, chúng tôi chon đề tài “Whững yếu tổ xã hội ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao động ở nông thôn hiện nay” đề nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạng việc làm, chu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tran Xuân Hong
(Khao sat tai Huyén Chuong My, Ha Noi)
LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HOC
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Tran Xuan Hong
“NHUNG YEU TO XA HOI ANH HUONG DEN CHUYEN DOI VIEC LAM CUA NGUOI LAO DONG
O NONG THON HIEN NAY”
(Khao sat tai Huyén Chuong My, Ha Noi).
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nhiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Ngọc Hùng công tình được thực hiện từ tháng 10 năm 2017
đến tháng 9 năm 2022
Các dữ liệu của luận án là khách quan được thu thập từ thực tế bằng
các phương pháp khoa học Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng,
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân thành cảm ơn GS.TS Lê Ngọc Hùng đã tận tinh
hướng dẫn, chỉ bảo suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến Ban Lãnh đạo khoa Xã hội học đã tạo điều
kiện dé tôi được lam NCS và thực hiện luận án một cách thuận lợi Cảm ơn các
Thay, Cô trong khoa đã giúp đỡ động viên suốt quá trình thực hiện luận án
Tôi xin cảm ơn các các bạn sinh viên trong nhóm tham gia thu thập
thông tin tại địa bàn nghiên cứu và giúp xử lý số liệu phục vụ cho thực hiệnluận án Cảm ơn những người cung cấp thông tin và giúp tôi sưu tầm tải liệu
liên quan luận án.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã giúp
đỡ khuyến khích động viên đề tôi có thêm quyết tâm hoàn thành luận án.
Hà Nội ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Trần Xuân Hồng
Trang 52 Mục tiêu, nhiệm vụ nghién CỨU 5 2c 332113321133 111111 xkrrek 10
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .: -¿-z +22 11
ch 0c na n⁄'Ừ 13
b9 000/14/20 1n 14
6 Giả thuyết nghiên CỨU - 2-2-5 ©E+EE+EE+EE£EEEEEE2EEEEEEEEEEE2EEEEEEEEErErrrrrred 14
7 Khung phân tich - - - + 1119931991019 901 1 HH HH rh 15
8 Kết cầu của luận án -¿ tk St St EEEEkSEEEEEEEEEEEEEEEEEE E1 EEEEeckrrrrke 16
Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -. -<- 18
1.1 Một sô nghiên cứu tiêu biêu về chuyên đôi việc làm của người lao động
trên thé giới và ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Noo 8.0.1 18
1.2 Một số nghiên cứu về việc làm và chuyền đôi việc làm nông thôn sau khi có sự thay đôi chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn -. ¿- 5+: 30
1.3 Một số nghiên cứu về chuyên đổi việc làm và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến chuyên đồi việc làm ở NON - ¿22 2++EEE£+EE+EE£EE£EEEEE+EEEEEEEEerEerrrrrxee 35 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 45
Trang 62.2 Các lý thuyết vận dụng trong luận án - 2-2 + 2+E+Ee£EeEEeEEeEzEerrerrees 56
2.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn hành vi hop lý -c©cccccceereresrcrrcrrerrees 56 2.2.2 Lý thuyết cầu trúc - ChUC NENG eecsessscssessesssesssesssessssssesssesssssssssesssessseeseee 58 2.2.3 Lý thuyết phân công lao động của DurKheilm 2-52-5255: 6] 2.2.4 Lý thuyết hiện đại HÓd - 5-5 SSSt‡EtềEEEE 2121212211121 1c tre 63
2.3 Dia ban nghiém CUU 0n 65
2.3.1 Huyện Chương Mỹ - Hà NỘI SH nhe 65 2.3.2 Xã Đại Yên - Huyện Chương ÌMÍ 5c SE SkSseekeseresserersee 68 2.3.3 Xã Đông Sơn - Huyện Chương M9 ccccccccccsscccsceeececesceesseceeeesseeeeseeseneeeeas 71 2.4 Phương pháp nghiÊn CUU cccecccesseseeseeeseesseeeseeseeeseeeseceeeseenseceseceeseseeseeeseeas 74 2.4.1 Phương pháp phân tich tài liGueeccccccccccsccecccsseessceseesseesseeseesseessenessseessenaes 74 2.4.2 Phương pháp phỏng VAN SGU rcecsessesseessesssesssesssesssssesssessssssesssesssecseesseeses 74 2.4.3 Phương PAGP QUAN SAL eccccccscccescceressnecesseessseseecesaecueeceseeeeseessaeeneeeeneeenas 75 2.4.4 Phuong pháp trưng câu y kiến bằng bảng hỏi - 5525555: 75 Chương 3 THUC TRẠNG VIỆC LAM VÀ CHUYEN DOI VIỆC LAM Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY HUYỆN CHUONG MỸ, HÀ NỘI HIỆN NAY 79
3.1 Thực trạng cơ cấu việc làm ở nông thôn Chương Mỹ hiện nay - 79
3.2 Thực trạng tính chất quan hệ lao động trong các nhóm việc làm ở nông thôn ¡0 T070 87
3.3 Thực trạng đa dạng việc làm ở nông thôn hiện nay - 5+5 <+<*+<ss++ 91 3.4 Chuyên đổi nội trong các nhóm việc làm ở nông thôn hiện nay 96
3.5 Chuyên đổi giữa các nhóm việc làm ở nông thôn hiện nay - 101
3.6 Chuyên đồi chất lượng việc làm của người lao động -. - +: 107
3.7 Dự định chuyên đổi việc làm của người lao động trong tương lai 109
Chương 4 MỘT SO YEU TO XÃ HỘI ANH HUONG DEN CHUYEN DOI VIEC LAM CUA NGUOI LAO DONG O HUYEN CHUONG MY, ;70(0008:i)9)00 7.2177 116
4.1 Yếu tố giới tính ảnh hưởng đến chuyền đổi việc làm của người lao động 117
4.2 Yếu tô tuổi ảnh hưởng đến chuyên đổi việc làm của người lao động 123
Trang 74.3 Yếu tố thu nhập ảnh hưởng đến chuyên đổi việc làm của người lao động 128
4.3.1 Tương quan việc làm và thu nhập của người lao động hiện nay 2019 128
4.3.2 Biển đổi thu nhập của người lao động trong khoảng thời gian
LO DODO — 2019 00nnnh.a 132
4.4 Yếu tô trình độ chuyên môn nghiệp vụ anh hưởng đến chuyền đổi việc làm
CUA NGUOI E10 T107 135
4.5 Yếu tô khoa học và công nghệ ảnh hưởng đến chuyên đổi việc làm
lJI801406UNE 109100 20080888 138
4.6 Yếu tố các nguồn lực gia đình ảnh hưởng đến chuyên đổi việc làm
CUA NGUOI Lao MONG n 144
4.7 Yếu tố chính sách anh hưởng đến chuyền đổi việc làm của người lao động 148 KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2-5 s£©se©ss©sseeseessessessersersee 157
8‹{ a8 -‹-11 157
2 Khuyến nghị tư vấn định hướng hoạch định chính sách - 161
DANH MUC CAC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA
LIEN QUAN DEN LUẬN AN ivccssssssssssssssssessesssssssssessssssssssscssssssssssssssssessssesees 164 TÀI LIEU THAM KHAO cccsessessssssessssssssessesssssssssessessssssssscssesssssssssessssessesesees 165
PHU LUC 157 172
Trang 8Các tiêu chi phân biệt nông thôn truyền thống và đô thị
Ma trận chuyên đổi giữa các nhóm việc làm giai đoạn 2010 - 2015
Ma trận chuyên đổi giữa các nhóm việc làm giai đoạn 2015 - 2019
Chuyền đổi chat lượng việc làm của người lao động hiện nay
So sánh tỷ lệ lao động chia theo loại công việc và giới tính
Tương quan nghề nghiệp và trình độ chuyên môn kỹ thuật 2019
Mức độ sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử và tin học vào quá trình thực hiện việc làm của người lao động ở nông thôn 2019
Mức độ hỗ trợ của gia đình đối với người lao động trong quá trình
thực hiện việc làm 25 +22 1332231122211 12331 9 1 ng ve,
103 105
Trang 9DANH MỤC BIEU DO
08300 f8 m:3)343ÓÓÓ35244 , 71
Cơ cầu lứa tuổi ¿222cc + tt HE Treo 71
Cơ cấu việc làm ::- tt v2 211 2T Treo 78
Cơ cấu trình độ học VAN ececcccscessssssesessesesessesesesscscsesusecsesusecsesusacsesvessacsvesatsvensaeaveneess 78
Biểu 3.1 Thực trạng cơ cấu việc làm ở nông thôn 2019 - - +5 +++xx+<x+sexes 80 Biểu 3.2 Thực trạng quan hệ lao động trong các nhóm việc làm ở nông thôn
0008) 8n 88
Biéu 3.3 Thuc trạng da dạng hóa việc của người lao động nông thôn 92
Biểu 3.4 Chuyên đổi trong các nhóm việc làm ở nông thôn từ 2010 - 2019 98
Biểu 3.5 Dự định chuyên đổi việc làm của người lao động nông thôn
trong tUONY lad 1-1 111
Trang 10MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Lao động va việc làm luôn là những yếu tố co bản dé mỗi người lao
động làm ra sản phầm về vật chất và tinh thần nuôi sống bản thân, gia đình và
đóng góp cho xã hội Sự biến đổi lao động, việc làm cũng là một trong những nguồn gốc của biến đổi xã hội từ truyền thống sang hiện đại Chính vì vậy, đây luôn là những nhóm chủ đề nghiên cứu cơ bản trong xã hội học K Marx, M Weber, E Durkheim và các nhà xã hội học kinh điền, hiện đại đều
quan tâm nghiên cứu sự chuyên đối lao động, việc làm, nhất là các yếu tố ảnh
hưởng đến sự biến đổi của chúng Ba lĩnh vực nay có mối quan hệ mật thiết với nhau rất khó tách rời trong các phân tích xã hội học.
Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu xã hội học về chủ đề việc làm
trên nhiều vùng nông thôn trong cả nước, trong nhiều giai đoạn Nhất là
những nghiên cứu từ giai đoạn đầu đổi mới (1986) đến những nghiên cứu ở
thập niên 1990 và đầu những năm 2000 Kết qủa của những nghiên cứu đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về lao động, việc làm ở nông thôn Việt
Nam trong giai đoạn đang chuyên đổi sang cơ chế mới Những năm đầu đổimới đến những năm 1990 và đầu năm 2000, nghiên cứu về lao động và việclàm ở nông thôn tập trung nhiều vào van đề chuyển đổi cơ chế sản xuất, sắp
xếp lại lao động từ mô hình hợp tác xã tập thé chuyển sang mô hình khoán
100, đặc biệt sau đó là khoán 10 Khoán 10 là Nghị quyết TW 10/NQ-TW banhành ngày 5/4/1988 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, còn gọi là Nghị
quyết về khoán 10, tạo cơ chế đổi mới quan lý kinh tế nông nghiệp nông thôn,
làm cho diện mạo nông thôn, nông nghiệp và nông dân thay đổi nhanh
chóng, nhất là về vấn đề nghề nghiệp, việc làm [20] Một số đề tài cũng đã
quan tâm phân tích các yêu tố cơ bản có ảnh hưởng đến chuyền đổi việc làm
của người lao động như, yêu tô chính sách, ruộng dat, thu nhập, các loại vôn,
Trang 11tuổi, học van Thậm chí cả yếu tố đặc trưng nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng
mạnh đến chuyền đổi việc làm của người lao động nông thôn.
Từ 2008, hoàn cảnh nông thôn đã thay đổi cơ bản Để đây nhanh hơn
nữa quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, Đảng, Nhà nước ta đã
ban hành và thực hiện nghị quyết Số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nôngnghiệp, nông dân, nông thôn Mục tiêu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởngnông, lâm, thuỷ san dat 3,5 - 4%/nam; sử dựng đất nông nghiệp tiết kiệm và
hiệu quả; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công
nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng
cao thu nhập của dân cư nông thôn gap trên 2,5 lần so với hiện nay Lao động
nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua
đào tao đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% [23].
Nhất là Nghị quyết 26 - NQ/TW về tam nông được cập nhật, bồ sung bằngNghị quyết 19 - NQ/ TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn đến năm 2030, tầm nhìn 2045 là cơ sở thực tiến định hướng phát triển
toàn diện cho nông thôn [24].
Đặc biệt là nghị quyêt về“ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” Chương trình hành động nay đã đềxuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 5 nội dung cơ bản và 19 tiêuchí cụ thé Trong đó nội dung chuyền đổi việc làm, nghề nghiệp và lao động
nông thôn đã được xác định trong tiêu chí 10 và 12 Năm nội dung cơ bản đó
là: “ Chuyén dịch cơ cau kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh té cao; Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm ton thất sauthu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Bảo tôn và phát triển làng
nghề truyền thong theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm ”(OCOP), phát
Trang 12triển ngành nghệ theo thé mạnh của địa phương; Day mạnh đào tạo nghề cholao động nông thôn, thúc day đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việclàm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thon ” [11] Nam nội dungtrên đây liên quan đến đời sống, lao động sản xuất của khoảng 70% dân số sinhsống ở nông thôn tại thời điểm phê duyệt và tính đến năm 2020 vẫn liên quan
đến khoảng hơn 60% dan số tại nông thôn Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tạo ra sự chuyển đôi mạnh mẽ mọi lĩnh vực đời
sống xã hội nông thôn nhất là lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm của người laođộng Quá trình chuyên đổi cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố mới trong quátrình chuyên đổi Những hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đấtlàm sụt giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, làm đôi dư lao động, những thànhphần kinh tế mới, việc làm mới xuất hiện ở nông thôn Những mô hình liênkết sản xuất mới (liên kết bốn nhà, nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý vànhà kinh doanh) Những chương trình phát triển kinh tế mới nhằm khai tháctiền năng, thế mạnh của từng địa phương (OCOP) được triển khai Những đòi
hỏi về đầu tư khoa học công nghệ trong quá trình làm việc đáp ứng những tiêu chuẩn sản xuất mới (VIET GAP), (ASEAN GAP), xuất hiện những việc
làm mới trong thị trường online
Tất cả những yếu tố mới đó phản ánh đặc trưng của quá trình hình thànhmột cơ cấu việc làm đa dang, phong phú ở nông thôn Các yếu tố đó đều cóliên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về cấu trúc,
về thành phần, về quy mô và khu vực kinh tế của cơ cấu việc làm ở nông thôn
hiện nay.
Sự chuyền đổi mạnh mẽ đó đặt ra tính cấp thiết cần phải phải có những
nghiên cứu tiếp nối mạng tính cập nhật ở giai đoạn mới Những nghiên cứunày sẽ phản ánh kịp thời quá trình chuyển đổi việc làm ở nông thôn giaiđoạn hiện nay và dự báo xu hướng chuyên đổi trong tương lai Các kết quả
nghiên cứu mới sẽ là cơ sở khoa học cho những tư vân, khuyên nghị các nhà
Trang 13quản lý xây dựng chính sách phát triển kinh tế, mở rộng việc làm cho ngườilao động hiện nay và trong tương lai Đáp ứng những yêu cầu về xây dựngmột nông thôn mới văn minh, hiện đại như nghị quyết của Đảng và Nhànước đề ra.
Đối với địa bàn nghiên cứu, Chương Mỹ là một ví dụ điển hình về một địa phương vùng Đồng bằng Bắc bộ, có đầy đủ các đặc điểm của một vùng
nông thôn truyền thống, nhiều tiềm năng nhưng chưa phát triển Chương Mỹ
là một trong 18 huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, một thành phốlớn nhất cả nước với số dân hon 8,2 triệu người có đăng ký hộ khẩu, chưa kế
những người dân vãng lai hoặc tham quan du lịch Trong đó có 4,5 triệu
người sống ở trong thành phó và 3,7 triệu người sống ở nông thôn Có thé nói,đây là một thị trường to lớn về mọi lĩnh vực, đặc biệt là thị trường việc làm
đối với các huyện ngoại thành Chương Mỹ là huyện ngoại thành có nhiều tiềm năng về tài nguyên đất đai, con người và các nghề truyền thống Huyện
đã được sát nhập với thành phố Hà Nội từ năm 2008 và đã được thành phố chú trọng đầu tư phát triển theo chương trình nông thôn mới theo tiêu chuẩn
nông thôn thủ đô [50] Tuy nhiên, Chương Mỹ vẫn được coi là địa phương
khó khăn về phát triển kinh tế Mỗi năm, thành phố vẫn phải cấp hỗ trợ chohuyện 100 tỷ đồng [50] Thu nhập bình quân 47 triệu đồng/1 người/I năm, chiđạt gần một nửa mức trung bình của thành phố (117 triệu/1 người/Inăm) [53]
Rõ ràng đang có những khó khăn không dễ vượt qua trong việc phát triểnkinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động tại địa phương
Các cấp chính quyền quản lý ở địa phương cũng có nhiều trăn trở về mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn, và đang từng bước tìm mô hình phát triển kinh
tế phù hợp dé có thé khai thác được những thế mạnh sẵn có của địa phương,
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Trong điều kiện đó, nhiều người lao động ở đây đã tự vay vốn đầu tưtrang thiết bị khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm mục đích thay đổi cơ
Trang 14cấu việc làm, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm ra.Bước đầu, họ đã gặt hái được một số thành công với những thay đổi đó.Nhưng trên thực tế tại địa phương, việc chuyển đổi việc làm của người laođộng diễn ra tương đối chậm, chưa có bước đột phá Trong thời gian qua,
chưa có dé tài nghiên cứu về việc làm và những yếu tô ảnh hưởng đến quá
trình chuyên đổi việc làm của người lao động được triển khai tại địa phương
Việc chọn huyện Chương Mỹ nơi có thủ phủ cách trung tâm Hà Nội khoảng
30 km với hai xã có tính chất đặc thù có ý nghĩa xác định và phân tích thực
trạng chuyển đôi việc làm ở ngoại thành hiện nay như thế nào Bên cạnh đó,việc tìm hiểu các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến biến đổi việc làm cũng chính
là những hàm ý về chính sách để hỗ trợ tốt hơn quá trình này Trong bốicảnh đó, chúng tôi chon đề tài “Whững yếu tổ xã hội ảnh hưởng đến
chuyển đổi việc làm của người lao động ở nông thôn hiện nay” đề nghiên
cứu nhằm làm rõ thực trạng việc làm, chuyền đôi việc làm và một số yếu tố
xã hội cơ bản nhất ảnh hưởng đến quá trình chuyên đổi đó Xác định những
van đề xã hội còn tồn tại trong mối quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố xã hội
tới quá trình chuyển đổi việc làm và dự báo xu hướng chuyền đổi của quá
trình đó trong tương lai Đề tài đóng góp thêm một số cứ liệu khoa học để tưvấn xây dựng chính sách hỗ trợ tạo ra việc làm và chuyển đôi việc làm cho
người lao động một cách hiệu quả.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Lam rõ mối quan hệ giữa thực trạng, sự chuyền đôi việc làm của ngườilao động nông thôn huyện Chương Mỹ - Hà Nội với một số yếu tố xã hội cơ
bản nhất có ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi hiện nay Xác định những
van dé xã hội còn ton tại trong mối quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố xã hộitới quá trình chuyển đổi việc làm và dự báo xu hướng chuyên đổi của quá
trình đó.
10
Trang 152.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Đề đạt được mục tiêu nêu trên, luận án hướng đến các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận cho vấn đềnghiên cứu băng cách làm rõ một số khái niệm công cụ cốt lõi nhất như: lao
động, việc làm, chuyền đổi việc làm, yếu tố xã hội Đồng thời dé tài vận
dụng một số lý thuyết xã hội học ở cấp độ vĩ mô và trung mô gồm: lý thuyếtcau trúc - chức năng, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý, lý thuyết hiện đại hóa,
lý thuyết phân công lao động dé mô tả, phân tích, lý giải sự chuyền đổi việclàm và mối liên hệ của chúng với một SỐ yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự
chuyền đổi ấy.
- Mô tả và phân tích thực trạng việc làm và chuyên đổi việc làm của
người lao động ở nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay xét trên cả hai chiều cạnh, lịch đại và đồng đại Xem xét về cấu trúc (tỷ trọng các nhóm việc làm),
về thành phan (tính chất quan hệ lao động) và tính chất trong quá trình việclàm (hàm lượng khoa học, kỹ thuật, tri thức ) và xu hướng chuyển đôi việclàm như thế nào
- Mô ta, phân tích, đánh giá và lý giải mối quan hệ giữa một số yêu tố xã hội cơ bản ảnh hưởng đến chuyền đổi việc làm của người lao động ở nông
thôn Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay bao gồm bốn nhóm yếu tố: (1) nhóm yếu
tố nhân khẩu - xã hội như nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn (2) nhómyếu tố thuộc về nguồn lực gia đình như các loại vốn; (3) nhóm yếu tố khoa
học và công nghệ vận dụng vào trong việc làm; (4) nhóm yếu tố thuộc về
chính sách phát triển kinh tế, tạo việc làm và hỗ trợ đào tạo người lao độngtrong chuyền đổi việc làm
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể phục vụ mục đích định hướng và hỗ trợchuyền đổi việc làm cho người lao động nông thôn
3 Đối tượng, Khách thé và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối twong nghiên cứu.
Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm của người lao
động ở nông thôn ngoại thành hiện nay.
11
Trang 163.2 Khách thể nghiên cứu.
Nhóm thứ nhất: Người lao động trong độ tuôi từ 17 - 60 trong các hộ
gia đình tại 2 xã Đông Sơn và xã Đại Yên, thuộc huyện Chương Mỹ
-TP Hà Nội.
Nhóm thứ hai: Lãnh đạo chính quyền địa phương, cán bộ phụ trách nhân sự của một số doanh nghiệp, cán bộ phụ trách đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc liên quan đến lao động, việc làm của
người lao động.
3.3 Pham vi nghién cứu.
- Pham vi không gian: Khao sát (phan tích tài liệu, phỏng van sâu,quan sát, trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi) trên địa bàn chính gồm bốn thôn
của 2 xã Đông Sơn và 3 thôn của xã Đại Yên Ngoài ra phạm vi khảo sát cua
đề tài còn mở rộng thu thập thông tin định tính trên một số địa bàn như xã
Thụy Hương, Thị tran Chúc Son cung trén dia ban Huyén Chuong My - Ha
Nội dé bổ sung nguồn dữ liệu cho kết quả khảo sát của hai địa bàn đại điện cơ
bản nêu trên.
- Phạm vi thời gian: Khảo sat đợt 1 tại Đông Sơn từ 4/2019 đến 5/2019.
Dot 2 khảo sát tại Đại Yên từ 6/2019 đến thang 8/2019 Khao sát bổ sungthông tin định tính tháng 5/2022 Thông tin cần thu thập về đối tượng vàkhách thể nghiên cứu được xác định từ trong khoảng từ 2010 đến năm 2020,tức là thu thập thông tin về quá trình chuyên đổi việc làm đã diễn ra khoảng
mười năm trở lại đây.
- Pham vi van dé nghiên cứu: Trong giới hạn của một nghiên cứu trường
hợp khá điển hình ở một huyện nông thôn ngoại thành như huyện Chương
Mỹ, nghiên cứu này tập trung vào lý giải mối quan hệ giữa thực trạng chuyênđổi việc làm của người lao động nông thôn nơi khảo sát với một số yếu tô xãhội căn bản ảnh hưởng đến sự chuyên đổi đó Thực trạng chuyên đổi việc làmđược xem xét theo hai chiều cạnh, lịch đại (từ năm 2010 - 2019) và đồng đại
12
Trang 17(2019) Sự chuyên đôi được xem xét, đánh giá cả về sỐ lượng (chuyên đôi vềcấu trúc) và chất lượng (chuyên đổi trong quá trình việc làm) Các yêu tố xãhội cơ bản có ảnh hưởng đến sự chuyền đổi việc làm của những người laođộng, tìm ra những van dé xã hội trong mối quan hệ nay Các yếu tố xã hội
gồm, các yếu tố nhân khâu - xã hội, yếu tố gia đình, yếu tố khoa học - công
nghệ và yếu tố chính sách phát triển kinh tế tạo việc làm và hỗ trợ đảo tạo
chuyền đổi việc làm.
4 Ý nghĩa của luận án
4.1 Ý nghĩa khoa học
Về mặt khoa học, luận án này góp phần làm rõ, định nghĩa và thao táchóa các khái niệm công cụ cơ bản của xã hội học như: việc làm, nghề nghiệp,lao động; chuyền đổi việc làm Thông qua các khái niệm, luận án làm sáng tỏ
hai chiều cạnh cơ bản nhất của chuyên đôi việc làm về lượng và về chất Luận
án cũng vận dụng một số lý thuyết xã hội học như, lý thuyết hiên đại hóa và biến đổi xã hội, lý thuyết cấu trúc - chức năng (đặc biệt là nhánh lý thuyết cơ
cau xã hội - nghề nghiệp) theo cả hai chiều tiếp cận lịch đại và đồng dai và lý
thuyết xã hội học về phân công lao động Những cách tiếp cận lý thuyết này
sẽ góp phần giải thích một cách thỏa đáng sự chuyền đổi việc làm trong một
không gian đang trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa đặc thù như huyện
Chương Mỹ, một huyện ngoại thành tiêu biểu của thành phố Hà Nội đangphát triển năng động
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, kết quả của đề tài cung cấp một bức tranh sinh động bằng các
cứ liệu xác thực về thực trạng việc làm và thực trạng chuyển đôi việc làm của người lao động sống và làm việc trong một không gian địa lý gần các đô thị.
Điều này rất khác với sự biến đổi việc làm ở nông thôn miền núi hoặc nôngthôn đồng bằng cách xa đô thị Mặt khác, việc so sánh kết quả nghiên cứu của
dé tài hiện nay với kêt quả nghiên cứu các đê tai trước đây sẽ giúp các nha
13
Trang 18nghiên cứu tim ra những điểm tương đồng và khác biệt dé có thé dự báo xuhướng chuyên đổi của lĩnh vực lao động và việc làm ở nông thôn ngoại thành
hiện nay và trong thời gian tới.
Thứ hai, luận án phân tích và lý giải một số yếu tố cơ bản nhất ảnh
hưởng đến sự chuyền đổi việc làm ở ngoại thành Điều này cho phép những
nhà hoạch định và tô chức thực hiện chính sách tạo ra cơ chế tác động đến các
yếu tố ảnh hưởng tích cực để tạo điều kiện tốt nhất trong việc dẫn dắt sự chuyền đổi ấy.
Thứ ba, về thực tiễn sư phạm, luận án có thể được dùng làm tai liệu
tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh trong các học
phần như xã hội học về việc làm, xã hội học nghề nghiệp, xã hội học laođộng, xã hội học nông thôn, xã hội học về biến đổi xã hội, xã hội học về di
động xã hội.
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng việc làm và chuyên đổi việc lam của người lao động ởnông thôn huyện Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Những yếu tố xã hội nao ảnh hưởng đến sự chuyên đổi việc làm của
người lao động ở Chương Mỹ - Hà Nội hiện nay?
- Can có những giải pháp nào dé tạo việc làm và hỗ trợ cho sự chuyênđôi việc làm cho người lao động một cách tích cực và bền vững ?
6 Giả thuyết nghiên cứu
- Việc làm của người lao động hiện nay ở huyện Chương Mỹ rất đa dạng và đang chuyển đổi theo hướng, giảm tỷ trọng nhóm việc làm nông nghiệp truyền thong; tăng ty trọng các nhóm việc làm phi nông nghiệp; da dạng hóa nhiều thành phần việc làm cả ở khu vực sản xuất nông nghiệp lẫn
khu vực phi nông nghiệp; tăng hàm lượng tri thức, trang thiết bị khoa học công nghệ trong quá trình làm việc do yêu cầu ngày càng cao của thị trường
-việc làm mới.
14
Trang 19- Các yếu tố xã hội cơ ban ảnh hưởng đến sự chuyền đổi việc làm của người lao động gồm: Nguồn lực cá nhân của người lao động (tuổi, giới tính, thu nhập ); Nguồn lực của gia đình (các loại vốn, kinh nghiệm sản xuất,
nhân lực ); Yếu tố khoa học và công nghệ và yếu tố chính sách phát triểnkinh tế và hỗ trợ chuyền đổi việc làm cho người lao động
- Cần một giải pháp đồng bộ của chính quyền, từ chủ trương phát triển
kinh tế - xã hội tạo việc làm đến các biện pháp cụ thể, hỗ trợ các nguồn lực
thiết thực, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho người lao động thì sự chuyên đôi
việc làm mới có tính chất bền vững
7 Khung phân tích
Điều kiện Kinh tế - Xã hội - Văn hóa Bối cảnh CNH - HĐH - DTH
- Yêu tô nguôn lực cá nhân gôm các đặc điêm nhân khâu, (giới tính,
trình độ học vấn, thu nhập, tuổi (kinh nghiệm) của người lao động
15
Trang 20- Yếu tố nguồn lực gia đình (vốn tài chính, đất đai, công cụ sản xuất,
nhân lực, kinh nghiệm sản xuất, động viên tinh thần )
- Yếu tố khoa học va công nghệ (những yêu cầu về hàm lượng khoa
học và công nghệ trong việc làm).
- Yếu tố chính sách phát triển kinh tế, tạo việc làm, đảo tạo chuyên
môn, kỹ năng nghiệp vụ cho người lao động.
* Biến số phụ thuộc
- Chuyển đổi việc làm (về thành phan, cau trúc, quá trình )Thanh phan: Chuyên đổi tinh chất quan hệ lao động trong những nhóm
việc làm có những mô hình sở hữu về tư liệu sản suất khác nhau (công hữu,
tư hữu, hop tac xã, công tư hợp doanh, liên doanh, cổ phan ) thay đôi
những việc làm truyền thống (nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi ) và việclàm mới xuất hiện (dịch vụ giao nhận hàng hóa, tô chức sự kiện, làm đẹp,
mua, bán hang online )
Cấu trúc: Chuyén đổi ty trọng việc làm so sánh những nhóm việc làm khác
nhau (nông nghiệp, tiêu thủ công, công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh thương
mại, viên chức nhà nước )
Quá trình: Chuyển đổi chất lượng việc làm, những yêu cầu mới về hàm
lượng khoa học công nghệ được ứng dụng vao việc làm, mức độ phụ thuộc của việc làm vao thị trường trong nước, ngoài nước.
8 Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung cốt lõi của luận
án được cơ cấu thành 04 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu được viết theo ba nhóm
chủ dé cơ bản như sau: (1) Khái quát một số nghiên cứu về việc làm và
chuyền đổi việc làm của người lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa; (2) Khái quát một sô nghiên cứu về việc làm và chuyên
16
Trang 21đổi việc làm trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân sau khi có sựthay đổi chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Quá trình chuyền đồi
việc làm với tư cách là biến đôi quan hệ xã hội trong quan hệ lao động từ khu
vực nông nghiệp sang khu vực dịch vụ và công nghiệp; (3) Một số nghiên cứu
về việc làm và chuyền đổi việc làm ở nông thôn gắn với những yếu tố xã hội
cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyền đổi việc làm ở nông thôn.
Chương 2 Cơ sở lý luận, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
về sự chuyên đổi việc làm ở nông thôn ngoại thành và đặc điểm của địa bản
nghiên cứu, bao gồm các nội dung chính như: (1) Định nghĩa và thao tác hóa
các khái niệm và cụm khái niệm công cụ chính như: lao động, việc làm va
chuyển đổi việc làm, nông thôn, yếu tố xã hội ; (2) Tóm tắt và nêu định
hướng vận dụng các cách tiếp cận lý thuyết như: lý thuyết lựa chọn hành vihợp ly, lý thuyết cơ cau - chức năng, nhất là phân hệ lý thuyết cơ cấu xã hội -nghề nghiệp; lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết phân công lao động: Phương
pháp pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Chương 3 Thực trạng việc làm và chuyên đổi việc làm của người lao
động nông thôn ngoại thành hiện nay, tập trung mô tả và phân tích, thực trạng
cơ cấu việc làm; thực trạng chuyển đổi việc làm bên trong khu vực nông
nghiệp và nông thôn; thực trạng chuyên đổi việc làm gắn với chuyền đổi quan
hệ xã hội, quan hệ lao động và tính chất lao động
Chương 4 Một số yếu tố xã hội cơ bản ảnh hưởng đến chuyên đổi việclàm ở nông thôn huyện Chương Mỹ, Hà Nội Cụ thê, tập trung phân tích cácyếu tố nhân khẩu - xã hội, các yếu tố gia đình, khoa học - công nghệ và chínhsách phát triển kinh tế, tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo chuyên đổi việc làm cho
người lao động Cuôi cùng là một sô kêt luận và khuyên nghị cua dé tai.
17
Trang 22Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương một được xây dựng với hai chùm nội dung lớn liên quan đến chuyền đổi việc làm của người lao động ở trên thế giới và ở Việt Nam Việc
phân chia này có ý nghĩa xem những quốc gia đi trước hoặc đúng hơn đã trởthành nước phát triển có những kinh nghiệm nghiên cứu như thế nào về biếnđôi việc làm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa Trên
cơ sở đó, đề tài luận án này không những tiếp thu một số kết quả nghiên cứu
quan trọng, một số quan điểm của họ để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu này
mà còn rút ra được một số khác biệt so với các nghiên cứu trong nước Những
sự khác biệt ấy chính là những điểm mới của luận án gắn với điều kiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của vùng nông thôn ngoại thành Việt
Nam Bằng phương pháp tong thuật và phân tích kết quả của các nghiên cứu
di trước, sự so sánh giữa những nghiên cứu ở nước ngoài và ở trong nước có ý
nghĩa làm nồi bật những khoảng trống mà các tác giả khác, tuy có đề cập đến,nhưng chưa thực sự sâu sắc và chưa gắn với một vùng nông thôn ngoại thành
Hà Nội mang tính đặc thù cao.
1.1 Một số nghiên cứu tiêu biểu về chuyển đối việc làm của người lao động trên thế giới và ở Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đô thị hóa
Trước hết, việc làm được định nghĩa trong khoa học xã hội nói chung
và trong xã hội học nói riêng là “tap hợp hoạt động cua cá nhân mang lại
thu nhập và có một độ ổn định tương đối về mặt thời gian ” Kết hợp với
định nghĩa của kinh tế học như sau: “Việc làm là tổng số lao động của con
người thực sự sử dụng va mang lại thu nhập” (Akoun, Ansart, 1999).
[64,tr.180] Nhu vậy, việc làm và lao động có quan hệ mật thiết với nhaukhông thể tách rời nhau khi ta bàn đến một trong hai khái niệm này Trong
ngữ nghĩa cua nó đã được xác định (job trong tiếng Anh), việc làm được
18
Trang 23dùng dé chỉ một tình huống lao động trong đó người lao động trao đổi thờigian lao động dé nhận lẫy một khoản thu nhập bao gồm lương và các khoảnlợi tức khác gan với các đặc điểm cá nhân và các thực hành xã hội trong đấtnước và xã hội được nghiên cứu, trong nghề nghiệp mà người chủ sử dụng
lao động phân công cho người lao động Người cung cấp việc làm có thé là
một tập thể như nhà nước, chính quyền địa phương, hiệp hội, tố chức tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, một doanh nghiệp hoặc một cá nhân thuê một
cá nhân khác Người lao động có thể trao đổi trên thị trường lao động, trên
thị trường hàng hóa và dịch vụ hoặc trên thị trường tiền tệ Khi nghiên cứu
về việc làm, người ta thường phân biệt việc làm toàn thời gian, việc làm bánthời gian, việc làm tạm thời Và khi nghiên cứu chuyên đổi việc làm, người
ta thường nghiên cứu xem sự chuyền đổi ấy có mang lại cho người lao độngmột công ăn việc làm ôn định hay không, một sự bền vững tương đối so với
sự biến đổi mang tinh bap bênh (việc làm tạm thời và bán thời gian có thé
kết hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng bán thời gian ngày càng tăng.
Một ngữ nghĩa khác đó là “tình trạng việc làm”, nó ám chỉ các nước
phát triển mà sau đợt khủng hoảng dau lửa trong những năm 1970, họ không
bao giờ đạt được tình trạng việc làm toàn phần, nghĩa là luôn luôn chấp nhận
một tỉ lệ người lao động thất nghiệp hoặc có việc làm rất tạm bợ, mong manh.
Ở Hoa Kỳ và ở Anh quốc, việc giảm tỉ lệ thất nghiệp thường dựa vảo việctăng trưởng các việc làm tạm thời hoặc bán thời gian, tức là họ chấp nhận một
tỉ lệ nhảy việc rất cao Trong khi đó, ở các nước Tây Bắc Âu, Pháp, Duc ,
19
Trang 24nhà nước thường tăng cường các chính sách hỗ trợ việc làm bằng các công cụquốc gia ké từ khi công nghiệp hóa ở các nước này trở nên mạnh mẽ va pháttriển Một hệ thống công cụ nhà nước hỗ trợ đảo tạo và tái đào tạo người laođộng không chỉ trong tìm kiếm việc làm mà tạo dựng việc làm cho chính bảnthân họ (Ky yeu Hội thao cua Tap chí Lao động và Việc làm, 1989).
Như vậy, một trong những quan điểm quan trọng mà các tác giả ở các
nước phát triển thường nhất trí với nhau, đó là: việc phát triển công nghiệp
một mặt tạo ra nhiều việc làm ở trình độ cao nhưng mặt khác cũng kéo theoviệc thất nghiệp và việc làm bap bênh, không 6n định đối với một số nhóm xãhội khó thích nghi với điều kiện mới
Vì việc làm và lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau nên xã hội học vềviệc làm và xã hội học về lao động cũng có quan hệ khăng khít đến độ mà từ
đầu những năm 1980, một số nhà xã hội học lao động đề nghị chuyên sang
thành xã hội học việc làm khi mà xã hội học lao động thực sự đã chuyên mình
dé phat trién manh mé trong x4 hdi hoc tô chức, xã hội học quản lý Điều này
chứng tỏ rằng các nhà xã hội học lúc ấy đã đảo lộn suy nghĩ khi tập trung
nghiên cứu tính 6n định, tính bền vững hay tinh bap bênh, mong manh; tínhtoàn thời gian hay tinh bán thời gian; cơ hội cao hay cơ hội thấp dé tiếp cậnđược việc làm trong bối cảnh cuộc công nghiệp cách mạng lần thứ ba Người tanghiên cứu những nhóm xã hội theo lứa tuổi, theo giới tính, theo xuất cư, theonguồn gốc xã hội (con nông dân, con công nhân, con cán bộ, con người nhập
cư ), theo tôn giáo thì có việc làm và sự thay đôi việc làm như thế nao Trên cơ sở đó, các nhà xã hội học việc làm chỉ ra những vết rạn hay những sự
khác biệt xã hội, thậm chí là sự phân tầng xã hội qua việc làm Nhà xã hội học
Reynaud, cha đẻ của lý thuyết điều hòa xã hội đã có nhận định như sau: mdi
quan hệ xã hội qua việc làm là một sự kiến tạo xã hội xảy ra đồng thời với thịtrường lao động (Reynaud, 1993) [62] Như vậy, sự biến đổi việc làm ở các
nước phương Tây hay các nước phát triển trước hết được đánh giá ở tính ổn
20
Trang 25định hay tính bấp bênh, tính toàn thời gian hay tính bán thời gian, tính tạm thời,tất cả chúng đều gắn với hiện tượng đầu tiên là công nghiệp hóa.
Sự biến đổi việc làm gắn với đô thị hóa đã được nhà xã hội học người
Pháp Saint-Simon quan tâm nghiên cứu từ năm 1820 Tác giả đánh giá cao
nền công nghiệp mới đã làm thay đổi điện mạo của xã hội, nhất là những
vùng cư dân sống gần các khu công nghiệp Lao động trong các khu công
nghiệp không những là cần thiết đối với toàn xã hội, mà đặc biệt là đối với
các cư dân ngoại thành khi mà đất nông nghiệp của họ ngày một giảm đi.
Khi những người dân ngoại thành tham gia làm việc ở các khu công nghiệp
hoặc đô thị, thì điều này đã làm thay đổi chính cấu trúc xã hội - nghề nghiệpcủa họ, nghĩa là mối quan hệ của họ với đồng ruộng bắt đầu thay đổi: nhómtrẻ tuổi thường không có xu hướng tiếp tục sản xuất trên cánh đồng quê mà
ông/bà, cha/mẹ họ rất gắn bó Vô hình trung, nhóm xã hội này cho rằng lao
động trên đồng áng hay trồng trọt chăn nuôi là những hoạt động đơn giản
Từ đó, trong cấu trúc xã hội ở nông thôn ngoại thành người ta quan sát thấy một sự thoái trào của giai cấp nông dân bởi lẽ chính con cái của họ cũng
không muốn tiếp tục gắn bó với hoạt động và việc làm sản xuất nông nghiệp.Nói cách khác, nhóm trẻ tuổi thường có xu hướng đánh giá không cao giá trịcủa nhóm nghề nảy (Aron Raymond, 1962) [65]
Việc lam và biến đôi việc làm còn được nhìn nhận trong mối quan hệ
mật thiết với quá trình đô thị hóa, nhất là ở các vùng ngoại ô hay ngoại thành
của các thành phố lớn Khi mà các thành phố ghi nhận sự tăng trưởng dân cư
và sự mở rộng không gian của chúng thi sự biến đổi việc làm cũng được thay
rõ Ở châu Âu, quá trình đô thị hóa xây ra mạnh mẽ nhất vào nửa sau thế kỷ
19 và nửa đầu thế kỷ 20 Ví dụ, nước Anh đã ghi nhận 75% dân số ở đô thị
ngay từ cuối thé kỷ 19 và các nước phát triển đã ồn định cơ bản dân số đô thịgần 90% trong những năm 1970 Hiện nay, số lượng dân cư của các nước này
ở nông thôn chỉ chiếm từ 6 - 8% dân số (Rémy và Voyé, 1974, 1982) [72]
21
Trang 26Sự biến đổi việc làm ở ngoại thành thường có quy luật giảm đất sản xuất nôngnghiệp và nhóm xã hội trẻ tuổi thường lựa chọn rời quê đi làm việc ở các khucông nghiệp hoặc tham gia vào thị trường lao động dịch vụ, hoặc một số hộgia đình cũng tự tô chức cung cấp các dịch vụ như nhà ở và các dịch vụ “đặc
trưng đô thị” như quán ca-fé, giải khát Trong quá trình đô thị hóa, biến đôi việc làm của nhóm lao động có tuổi đời cao hoặc có trình độ học vấn thấp
thường gặp nhiều khó khăn do năng lực thích ứng với lối sống và lối lao động
ở đô thị gặp nhiều khó khăn hơn so với các nhóm xã hội khác
Một hướng nghiên cứu khác về biến đổi việc làm ở vùng ngoại ô đóchính là nghiên cứu về sự dịch chuyền một số lao động từ trung tâm đô thị ra
ngoai thường là trong một bán kính khoảng 30 - 40 km Dưới áp lực của của
tốc độ đô thị quá cao, nhiều gia đình khá giả thường tìm mua một mảnh đất
rộng rãi dé làm vườn hoặc thuê người làm vườn Giải thích cho hiện tượng này, nhiều tác giả phương Tây cho rằng có “một sự quay trở lại” với nông
thôn của nhóm xã hội có nguồn gốc xuất cư từ nông thôn - nơi họ gắn bó vớikhông gian rộng rãi: “Không tôn tại nông dân chừng nào không tôn tại thành
phố hoặc hệ thống quyên lực (phong kiến, thực dân hóa )”, Mendras Henri
(1986), (Sociologie des Ruraux, 465) [70, tr.257 ] Rõ rang là không những
có sự tiếp diễn từ nông thôn đến đô thị mà còn có sự quay trở về với nôngthôn thông qua những việc làm mới ở ngay chính nông thôn, nhất là nông
thôn ngoại thành.
Nghiên cứu sự chuyên đôi việc làm còn gan với việc tim hiểu cơ hội
việc làm được tạo ra cho một vùng nào đó, mà trong trường hợp nghiên cứu
này là vùng ngoại ô Ở châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng, cơ hội việc làm và cơ hội chuyên đổi việc làm là những khái niệm tương đối mới mẻ.
Người đầu tiên nghiên cứu đầy đủ nhất sự chuyên đổi việc làm gắn với cơ
hội việc làm chính là Lendrut (1966) [69, tr.547] Trong quá trình nghiên cứu va phát triên, các nhà quan tri, nhà kinh tê, nhà xã hội học thay được
22
Trang 27tầm quan trọng của nó nên đã sử dụng ngày càng rộng rãi hơn Gazier,(1990).[67] Tac giả nay đã phân định ra ba loại cơ hội việc làm sẽ gan bochặt chẽ với việc chuyền đổi việc làm, đó là: (1) Cơ hội việc làm bình quântrên toàn quốc gia hay trên một vùng lãnh thổ nào đó được đo lường trongmột khoảng thời gian nhất định Nếu như cơ hội việc làm trung bình giữa
điểm cuối và điểm đầu thời gian được xác định có tăng lên thì điều đó chứng
tỏ tổng số việc làm đã có sự biến đổi Cách tiếp cận này thường dựa vào
kinh tế lượng thì mới xác định được sự biến đồi tổng thé việc làm; (2) Cohội việc làm và cơ hội chuyên đổi việc làm theo các nhóm xã hội khác nhau(giới tính; lứa tuổi; trình độ học vấn; tôn giáo; nguồn gốc xuất cư ); Cáchtiếp cận này lẽ đương nhiên là cách tiếp cận phổ biến của xã hội học nóichung và của xã hội học về việc làm - nghề nghiệp nói riêng; (3) Cơ hội việc
làm và cơ hội chuyên đổi việc làm của cá nhân thường gắn bó với những đặc
trưng của cá nhân như (quá trình xã hội hóa việc làm như thế nảo; thái độ,
kiến thức và kỹ năng của cá nhân có phù hợp với sự chuyên đổi việc làm hay
không; cá nhân được đảo tạo như thế nao ?)
Tại Hoa Kỳ và Anh quốc đầu thế kỷ thứ 20, các nhà xã hội học về việclàm đã đề xuất một khái niệm khá mơ hồ về cơ hội việc làm và cơ hội chuyênđổi việc làm như sau: cơ hội việc làm và cơ hội chuyển đổi việc làm là nănglực của cá nhân giúp cho cá nhân đó tiếp cận được một việc làm hoặc một việclàm mới, hoặc đơn giản cá nhân đó không đủ năng lực dé tìm kiếm việc làm và
chuyên đổi việc làm Như chúng ta biết, hai quốc gia này luôn luôn cổ súy cho nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn, trong đó có thị trường lao động Nói
cách khác, sự thành bại của bản thân phụ thuộc hoàn toàn vào bản thân đó.
Tương tự như vậy, sự tìm kiếm việc là và sự chuyên đôi việc làm thành công
hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân Tuy nhiên, cái mơ hồ ở đây là các tác giảkhông định nghĩa một cách đầy đủ như thé nao là năng lực tìm kiếm việc làm
và năng lực chuyển đôi việc làm Banett, (1904) [58]; Baveridge, (1909).[66]
23
Trang 28Dưới thời F.D Roosevelt (1933 - 1940), trong chương trình tái thiết
nước Mỹ sau cuộc đại khủng hoảng thừa 1929 - 1933, cơ hội việc làm và cơ
hội chuyển đổi việc làm đã được định nghĩa đầy đủ hơn và chúng trở thànhcông cụ để hỗ trợ cho những lao động thất nghiệp do sự sụp đô của thị
trường chứng khoán Hai cụm khái niệm này đã trở thành “tiêu chí lưỡng
”
phân” đối với dân cư trong độ tuổi lao động: nhóm những cá nhân có năng
lực tự tạo ra việc làm hoặc tự tìm kiếm việc làm mới và nhóm các cá nhângặp khó khăn trong tìm việc và chuyên đôi việc làm sẽ nhận được sự hỗ trợcủa chính phủ liên bang Nhờ tiêu chí lưỡng phân dân cư trong độ tuôi laođộng như vậy nên việc làm và sự chuyển đôi việc làm lần đầu tiên ở Mỹ có
sự can thiệp của chính sách nhà nước Cụ thể là, ở mỗi địa phương đều cócác cơ quan hỗ trợ việc làm và hỗ trợ chuyển đôi việc làm nhất là đối với
người nghèo và người thất nghiệp Chính vào giai đoạn này, người ta ít nói đến “thị trường lao động tự do” mà lại nói đến sự can thiệp của nhà nước
trong hỗ trợ chuyên đổi việc làm
Nhu vậy, ở thời kỳ này, cơ hội việc làm và cơ hội chuyên đổi việc làm
của một người được định nghĩa một cách khái quát là năng lực của người đó ở
trong độ tuổi lao động (ở Mỹ lúc đó là từ 16 - 65 tuổi), không bị khiếm khuyếtchức năng lao động, mong muốn được lao động dé mang lại cho bản thân thu
nhập Gazier (1989) [68]
Tu những năm 1950 đến 1980, sau khi có một số nghiên cứu xã hội học
và công tác xã hội về “co hội việc làm và cơ hội chuyển đôi việc làm có sự
A>
khác biệt về mặt cấp độ” tùy thuộc theo đặc điểm cá nhân (người thất nghiệp; người khuyết tật thể chất; người có bệnh tâm thần hoặc những người rối nhiễu hành vi ), thì các chính phủ đã đề xuất nhiều chính sách xã hội hỗ trợ các
nhóm xã hội yéu thế nay Từ đó, việc những nhóm xã hội dé bị tổn thươngnày tiếp cận được việc làm hoặc chuyên đối được việc làm chính là thước đo
chính xác nhât tính hiệu quả của các chính sách xã hội ây.
24
Trang 29Cơ hội việc làm và cơ hội chuyền đổi việc làm gắn bó mật thiết với cácnhóm xã hội theo giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn Lendrut (1966).[69]
Theo tác gia này, ở bat kỳ một khu vực nao, co hội việc làm và cơ hội chuyên
đổi việc làm được đo lường bởi xác suất thoát ra khỏi tình trạng thất nghiệp
và xác suất tham gia vào một loại hình việc làm mới Hai chỉ báo rất quan trọng dé đo lường cơ hội việc làm và cơ hội chuyền đổi việc làm, đó là: (1) ti
lệ phần trăm số người thất nghiệp tăng tên trong một năm trong tông số ngườithất nghiệp thuộc cùng nhóm xã hội (nữ giới/nam giới; nhóm tudi ), ví dụnhư nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 35 đến 50; (2) chỉ báo thứ hai do những nhàkinh tế học như Germe, Michon, Bouffard đề xuất đó là “tính dé bị tonthương” của một nhóm xã hội được đo lường bởi tỉ lệ thất nghiệp mới trongkhoảng thời gian dưới một tháng Hai chỉ báo này có tinh chất bổ sung cho
nhau Như vậy, cơ hội việc làm và cơ hội chuyên đôi việc làm thường nghiên cứu gắn với khả năng thất nghiệp Nói cách khác, tỉ lệ thất nghiệp từ cơ hội chuyển đôi việc làm cảng cao thì tính én định của xã hội nói chung hoặc của một địa phương nói riêng lại càng thấp.
Việt Nam thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới diễn ra
qua vài chục năm, khá muộn so với các nước phát triển Tuy nhiên nó không
ra khỏi quy luật phát triển chung của nhân loại Ở trong nước thời gian qua đã
có những nghiên cứu tiêu biểu, toàn điện về quá trình này Đề tài: “Tác độngcủa đô thị hóa dé sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011 - 2020)
(Mã số: ĐTĐL.2010T/38) do tác giả Hoàng Bá Thịnh làm chủ nhiệm đề tài.
Phần nội dung về biến đổi lao động và việc làm của đề tài được tác giả LêThái Thị Băng Tâm khái quát trong bài viết “Một vài đặc điểm của hộ giađình sau khi bị thu hồi quyền sử dụng đất canh tác” - Tap chí Xã hội hoc (3)
(115), (2011) Theo đó, đi kèm với quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước là việc người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp Quá trình này tác động to lớn đến sinh kế của hàng triệu nông
25
Trang 30dân, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và này sinh nhiều vấn đề xã hội ở cấp
vi mô và vĩ mô Tác giả sử dụng Khung sinh kế nông thôn bền vững của BộPhát triển Vương quốc Anh (DIFID - 1998) làm cơ sở phân tích tiếp cậnnghiên cứu Cơ sở của Khung sinh kế bền vững nêu trên là năm loại vốn mà
người lao động hiện có đó là: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, và
vốn tài chính Trên cơ sở năm loại vốn đó tác giả phân tích tiếp cận đất đai,
thu hồi quyền sử dụng đất và những ảnh hưởng của chúng đến hộ gia đình ở
nông thôn Những ảnh hưởng của việc thu hồi quyền sử dụng ruộng đất chủyếu ở một số mặt (mức độ tiếp cận đất nông nghiệp, cơ cấu nguồn thu nhập,đặc biệt là cơ cau lao động, nghề nghiệp, di cư lao động, mức sống) Dé tài
nêu rõ, trong vòng khoảng 6 năm 2005 - 2011, ở các địa phương khảo sat
(Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Hà Nội va TP Hỗ Chí Minh) ty lệ điệntích đất nông, lâm nghiệp bị thu hồi tỷ lệ thuận với mức độ công nghiệp hóa
Nếu năm 2005 diện tích trung bình của các hộ là 2411,37m2/1 hộ (= 834,38m2/1 người lao động) thì đến năm 2011 chi còn 700,15m2 (=
253,68m2/1 người lao động) (giảm hon 3 lần) Hệ lụy của quá trình mat đất
canh tác dẫn đến dư thừa lao động nông lâm nghiệp Nhiều lao động của hộ
gia đình đang sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi sang ngành nghề khác
Ví dụ năm 2005 ở Hải Dương số người trong hộ gia đình tham gia sản xuấtnông nghiệp là 2,38 người thì đến 2011 chỉ còn 1,93 người Tỷ lệ người laođộng thất nghiệp cũng tăng lên Năm 2005 ở Hải Dương là 1,00 người/1 hộ,đến 2011 là 1,6 người/1 hộ Bài viết khái quát kết quả nghiên cứu của đề tài
về xu hướng chính chuyển đổi nghề nghiệp của người nông dân mat đất sản
xuất là: di động ra ngoài địa phương (ngoài xã) làm ăn bằng nhiều nghề khác nhau Số liệu cho thấy Hà Nội (ngoại thành) là địa phương có tỷ lệ số hộ có
lao động đến các địa phương khác làm ăn cao nhất 38,3%, Bắc Ninh 24%, TP
Hồ Chí Minh 20%, Hải Dương 10,3% Dé tai cũng nêu yếu tố gia đình trongviệc tác động giúp đỡ người lao động tìm kiếm việc làm Và yếu tố thu nhập
26
Trang 31cũng là yêu tô tác động mạnh đến hành vi lựa chon đi khỏi địa phương tìmviệc làm khác của người lao động Trên thực tế kết quả nghiên cứu cho thấynhiều lao động đi làm ăn xa (ngoài xã và xuất khâu lao động) đã tăng thêmthu nhập và có thé giúp đỡ được gia đình tốt hơn khi còn làm việc ở địa
phương Điều này vô hình chung đề cập đến một khía cạnh khác mang tính
tích cực của quá trình công nghiệp hóa Người nông dân có thể không được
hưởng trực tiếp từ kết quả của công nghiệp hóa nhưng với việc bắt buộc phải
cắt một phần điều kiện sinh kế là ruộng đất cho quá trình đó đã tạo điều kiện
dé họ chuyền sang những ngành nghề khác có thé có thu nhập cao hơn mà khicòn ruộng canh tác họ chưa nghĩ đến Tuy nhiên chuyền đổi nghề nghiệp, việclàm dù ở đâu, khi nào thì cũng là quá trình chuyển đổi lâu dài, phức tạp, chắcchan người lao động gặp nhiều khó khăn khi khởi đầu cho một ngành nghề,
công việc mới Cần có sự nghiên cứu kip thời, khoa học dé có thé có cơ sỏ lý
luận và thực tiễn trợ giúp kịp thời cho người lao động ở nông thôn thực hiện
sinh kế bền vững [41, tr 47- 57]
Tác pham “Đổi mới, kinh tế thị trường và hiện đại hóa” (Sách chuyên
khảo về trải nghiệm ở một làng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam), (2017) Tác giảLâm Minh Châu nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, việclàm ở một xã tại một huyện đồng bằng Bắc Bộ thuộc Tỉnh Thái Bình trong 15tháng hơn một năm từ 2013 đến 2014 bằng phương pháp nghiên cứu điền đã
và điều tra xã hội học theo phương pháp định tính Đề tài tập trung phản ảnh
mô hình chuyên đổi ngành nghé kinh tế nông thôn sau một khoảng thời gian
từ khi Nhà nước ta chuyên đổi chính sách kinh tế từ kế hoạch tập trung sang
cơ chế thị trường Bất kỳ một chính sách mới nào được ban hành nó đều ảnh
hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ xã hội trong đó có xã hội nông thôn Yếu tố xãhội quan trọng ảnh hưởng đến lĩnh vực chuyên đổi việc làm được tác giả đềcập đến trong đề tài là yếu tố tâm lý xã hội vốn đã tồn tại lâu đời trong xã hội
nông thôn là “nông vi bản” có ảnh hưởng mạnh mẽ đên phản ứng đón nhận cơ
27
Trang 32chế mới của người người lao động nông thôn, có thể chia làm ba xu hướngchính Xu hướng thứ nhất gọi theo cách gọi của tác giả Scott (1976) đó là
phản ứng thụ động của những người nông dân “duy cảm” Họ coi mình là
những nạn nhân bắt lực trước chính sách thay đổi của nhà nước và sự tàn phácủa kinh tế thị trường Họ hoàn toàn không có khả năng đưa ra quyết định và
hành động để nâng cao đời sống gia đình họ Thay vào đó họ khư khư bám vào tư duy cũ, sản xuất quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp không dám thay đôi
nghề nghiệp ngoài nông nghiệp Họ chỉ mong sao đảm bảo cơm ăn áo mặc vàmột sự an toàn mong manh mà không hề có chút động lực dé đem lại cho chogia đình họ cuộc sống tốt đẹp hơn Thực tế cũng đang tồn tại nhóm nông dân
“duy cảm” này ban đầu chiếm tỷ lệ khá lớn cùng với thời gian thì giảm dan vàhiện vẫn còn chiếm một tỷ lệ đáng kê ở địa bàn nghiên cứu Xu hướng tâm lý
thứ hai theo cách gọi của tác giả Popkin (1979) là phản ứng đón nhận cua
những người nông dân “duy lý” Họ luôn sẵn sàng hành động như những nhà
tư bản, sẵn sang đưa ra những quyết định kinh tế rủi ro, đầu tư lớn dé làm giàu và thỏa mãn những nhu cầu của họ, trong khi không chú ý đúng mức đến việc bảo vệ sự an toàn của gia đình khỏi những rủi do tiềm tàng Đây là nhóm
có xu hướng được Nhà nước kỳ vọng nhất dé tiến tới mục tiêu CNH, HDHnông thôn như một số cánh đồng mẫu lớn được tích tụ ruộng đất và đầu tư lớn
ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay Hay mô hình phát triển sản xuất nôngnghiệp trồng rau sạch công nghệ cao của tập đoàn Vincom tại Hà Nam hiệnnay Trên thực tế nhóm này cũng đã manh nha xuất hiện trên địa bàn nhưng
sau một thời gian đầu tư thử nghiệm một số mô hình sản xuất và thay đôi việc
làm họ gặp khá nhiều rủi ro và gần như chưa có ai thành công
Chiém ty lệ lớn trên dia bàn là nhóm nông dân theo xu hướng mà tác giảLâm Minh Châu gọi là “đa năng”, Họ hoàn toàn không phản ứng theo kiểu
quá “duy cảm” hay quá “duy lý” như đã nói ở trên mà khá linh động, chủ động năm bat cơ hội làm ăn mới đê chuyên đôi cơ câu ngành nghê và việc
28
Trang 33làm theo hướng đa ngành, đa việc làm Họ tận dụng mọi điều kiện sẵn có của
họ về đất đai, vốn, kinh nghiệm sản xuất, và quan hệ xã hội dé sản xuấtnông nghiệp, dịch vụ trước tiên để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cuộc sống của
họ đang rất thiếu thốn trong cơ chế sản xuất cũ
Đề tài cũng nêu những mâu thuẫn khi hướng chuyên đổi việc làm của
người lao động chưa đáp ứng được mong muốn của Nhà nước theo hướng
CNH, HĐH nông thôn Ngoài yếu tổ tâm lý xã hội, dé tài cũng đã dé cập
một số yếu tố cơ bản khác trong đó có những yếu tô xã hội quan trọng tác
động đến việc chuyển đôi mô hình lựa chọn, thay đôi việc làm của ngườinông dân đó là yếu tố cộng đồng mà cụ thé là gia đình họ Theo đó, khi ra
đưa ra bất cứ quyết định, lựa chọn thay đôi việc làm nào, trước hết họ đều
phải tính đến mục đích phải đảm bảo an ninh sinh kế của gia đình họ chứkhông phải an toàn cho riêng một cá nhân nào Yếu tố cộng đồng bản quán
này cũng là yếu tố liu kéo người lao động nông thôn không di động thay đôi
việc làm ở địa bàn xa địa phương Cách lựa chọn của họ là da dạng hóa việc
làm tại địa phương là cách tốt nhất đề tránh được rủi ro cho gia đình Ngoài
ra mặc dù đề cập chưa nhiều nhưng yếu tô vốn xã hội cũng đã được đề tài đề
cập đến như một yếu tố khá quan trọng được người lao động sử dụng nhưmột kênh dé thay đổi việc làm Dé tài nêu một số bat cập của yếu tố chínhsách, yếu tố con người đang là rào cản cho chuyẻn đổi ngành nghề và việclàm theo hướng hiện đại hóa nông thôn Bắc Bộ
Thực tế yêu tô chính sách của Nhà nước là yếu tô rất quan trọng tác động đến thay đổi cơ cấu việc làm của người lao động Một chính sách được ban hành luôn có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội Khi một chính sách đúng, kịp thời sẽ góp phần thúc đầy xã hội phát triển Ngược lại
một chính sách được ban hành theo kiều “sáng đúng, chiều sai đến mai lạiđúng” sẽ luôn gây ra những băn khoăn lo nắng trong xã hội Nước ta mới
bước vào công cuộc đôi mới nên kinh tê chưa lâu, nhiêu chính sách còn thiêu
29
Trang 34và chưa phù hợp cho nên chính sách luôn được Nhà nước bồ sung và điềuchỉnh Chính sách phải sát thực, có tính khả thi và phải ôn định dé người dân
có thời gian nghiên cứu, thích ứng và đón nhận thực hiện có hiệu quả Đây
cũng là những mong muốn của người lao động nông thôn khi thực hiện
chuyên đôi nghề nghiệp và lựa chọn việc làm [9].
1.2 Một số nghiên cứu về việc làm và chuyển doi việc làm nông thôn saukhi có sự thay đối chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chuyển đổi việc làm của người lao
động trong bối cảnh chuyền đổi chính sách kinh tế ở một số nước trên thế giới
có hoàn cảnh tương tự Việt Nam Tiêu biểu như đề tài có tên được dịch từtiếng Anh là : “Trong quá trình chuyển đổi không chắc chắn: Các dân tộc học
về sự thay đổi hậu xã hội chủ nghĩa” của hai tác giả Zbiersky và Salamehnghiên cứu tại Nga và Ba Lan sau 1991, Liên Xô sụp đồ, công bố (1999).[63]
Trong đó các tác giả đã nêu đặc trưng chính sách thả nổi khi chuyển hàng
nghìn nông trang tập thê của Liên Xô cũ từ cơ chế sản xuất theo kế hoạch tập
trung sang cơ chế sản xuất tự do theo thị trường Hậu quả sau hơn 70 năm sản xuất theo cơ chế kế hoạch tập trung kiểu nông trang tập thé đã tạo ra một sức
y to lớp của lực lượng sản xuất Nền nông nghiệp của Liên Xô cũ đã từng đạt
được thành tựu to lớn, đỉnh cao Sản lượng lương thực những thập niên 70
đầu những năm 80 của thé kỷ 20 của Liên Xô đã từng dat 1,5 tan trên một đầungười, một năm Từ thành tựu đó hầu hết nông dân Nga không có động lực vàtham vọng làm giàu theo kiểu tư bản chủ nghĩa Cộng với việc Nhà nước Ngathả nổi “ dé nền kinh tế nông nghiệp rơi tự do” kinh tế nông nghiệp nông thônsau khi ra chính sách thay đổi mà không hỗ trợ vốn, vật tư sản xuất khiếnngười nông dân không có khả năng tự chuyển đổi sản xuất sang cơ chế mới.Hậu quả dẫn đến nhiều nông dân ở Ba Lan, Nga và các nước Đông Âu bi ban
cùng hóa và chở lại nghèo đói Như vậy, nghiên cứu của hai tác giả đã mô tả được tình cảnh khó khăn của người nông dân Nga, cũng như nông dân các
30
Trang 35nước Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đồ trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh
tế Đặc biệt các tác giả đã nêu được những tác động quan trọng và cần thiếtcủa yếu tố chính sách quản ly của Nhà nước trong việc giúp cho người laođộng ở nông thôn Đông Âu chuyền đổi việc làm Giúp họ thích ứng với cơ
chế sản xuất mới dé vươn lên làm giàu theo kiêu tư bản chủ nghĩa mà chính phủ mới của các nước mong đợi Tuy nhiên, trong tác pham các tác giả chưa chú ý đề cập đến các yếu tố quan trọng khác có thê tác động đến quá trình
chuyền đôi đó như các yeu tố cộng đồng, von xã hội, thị trường Khác với
nước Nga, Việt Nam khi thực hiện thay đổi cơ chế từ tập thé, tập trung hợptác xã sang khoán sản phẩm đến hộ sản xuất, thời gian đầu Nhà nước van dam
nhận các khâu sản xuất cơ bản như, thủy lợi tưới tiêu, bảo vệ thực vật, giống,
và phân bón dé người nông dân thích ứng dan với cơ chế mới mà không bị
sốc Do đó gần như không có người nông dân nao trong quá trình chuyền đổi
bị bần cùng hóa hay phá sản.
Cũng gan tương tự hai tác giả kể trên, dé tài nghiên cứu có tên được dich
từ tiếng Anh là “Chúng tôi sống như kẻ đã chết: Nông dân tự tử ở rashatra Miễn Tây An Độ, của hai tác giả người An Độ là Mohanty (2005) va
Maha-Shah (2012) [60] Tác phẩm viết về sự bần cùng hóa của người nông dân khichuyến sang kinh tế thị trường Nội dung cho thấy, từ một nền sản xuất nôngnghiệp tự cung tự cấp chuyền sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chếthị trường không hề đơn giản Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố
chính sách của nhà nước các yếu tố về vốn, về ruộng đất, về thị trường thì các yếu tố khác như: vốn xã hội của người lao động, đặc trưng gia đình, trình độ
chuyên môn về khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất và các yếu tố
phong tục tập quán của cộng đồng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quá
trình chuyển đổi đó
Trong nước thời gian qua cũng đã có những nghiên cứu tiêu biểu, toàndiện, kip thời về quá trình này
31
Trang 36Trong tác phẩm” Chính sách giải quyết việc lam ở Việt Nam ”.1991, củahai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung, các tác giả đã đề cập nhiềuđến khía cạnh về quy hoạch phân bố và sử dụng lực lượng lao động được coi
là những chính sách xã hội lớn nhất Các tác giả nhấn mạnh vao vai trò điều
tiết lao động của Nhà nước và còn thiếu những khả năng thực tế của nền kinh
tế, với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác nhau Những nghiên cứu
này mang tính tổng quan, có cơ sở khảo sát trên điện rộng chứa đựng những thông tin lớn, đa chiều Đề tài đã nói lên tầm quan trọng của một trong những
yếu tố xã hội quan trọng là chính sách của Nhà nước về lao động và việc làm
có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển đổi việc làm của người lao độngtrong cả nước nói chung Bên cạnh việc đi sâu phân tích chính sách giải quyếtviệc làm của Nhà nước, đề tài nghiên cứu đã đề cập một số nguyên nhânkhiến dòng người lao động di cư từ nông thôn ra đô thị tìm việc làm [17,
tr.143] Dé tài cũng đã đề xuất những giải pháp giải quyết tình trạng thiếu
việc làm ở nông thôn bằng chuyền dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến
nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến quá trình chuyền đổi việc làm hiện nay ở
nông thôn Việt Nam như: thiết chế khoa học công nghệ, các loại von, các đặcđiểm cá nhân, cộng đồng
Tác giả Lê Phượng trong đề tài: “Vài nét về thực trạng xu hướng chuyểnđổi cơ cầu xã hội lao động - nghé nghiệp ở đông bằng Bắc Bộ trong thời kỳ
đổi mới ” tập trung phân tích những thay đổi cơ bản sau nghị quyết TW - 100
và nghị quyết TW -10 về khoán san phâm đến hộ lao động Theo đó, hộ gia
đình trở lại vị trí là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp tổ chức, sắp xếp và sử dụng
người lao động Nghiên cứu lưu ý đến ba khía cạnh: 1- Phân loại các nhóm xã
hội lao động - nghề nghiệp; 2 - Mức độ phi nông nghiệp hóa va tư nhân hóa; 3
- Xu hướng chuyên đổi cơ cấu xã hội lao động - nghề nghiệp Về khía cạnhphân loại nhóm xã hội lao động nghề nghiệp, tác giả đã phân loại và phân
32
Trang 37tích đặc trưng của các nhóm ngành, nhắn mạnh đến yếu tố thu nhập và đã décập đến một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi cơ cau ngành nghề
đó Đối với nhóm thứ nhất, nhóm những hộ đã chuyển han sang phi nôngnghiêp (thủ công nghiệp và dịch vụ) đặc điểm của nhóm thủ công nghiệp là
được hình thành bởi những người năng động, thoát khỏi tư tưởng “nông vi
bản”, hoặc từ những gia đình có nghề gia truyền, nhóm nghề này phát triển mạnh khi có các yếu tổ tác động thuận lợi như yếu tô gần đường giao thông,
gần khu đô thi, thị tran nhu xã Ninh Hiệp, Bát Tràng và nhóm này luôn cómặt bằng thu nhập tương đối cao so với các nhóm khác Đối với nhóm hộ làmdịch vụ, buôn bán, nhóm này thường là những người trẻ tuổi, năng động Tuynhiên đặc điểm cơ bản của nhóm này là phụ thuộc vào sự biến động của thịtrường do đó tính ôn định không cao, bap bênh Bởi vậy vừa làm vừa nghe
ngóng là tâm lý chung của nhóm này.
Ngoài ra, chính sách thuế cũng là yếu tố quan trong tác động đến khả
năng chuyên đổi ngành nghề của nhóm Chính sách thuế của Nhà nước không
hợp lý làm cho các công ty “trách nhiệu hữu hạn” không dám thành lập.
Nhóm thứ 2 là nhóm hỗn hợp cả nông nghiệp và phi nông nghiệp Da phantheo mô hình kết hợp VAC với một nghề phi nông nào đó (nghiên cứu tại HảiVân — Hải Hưng cũ và Da Tốn - Gia Lâm - Hà Nội) Mô hình nay có tính đadạng, tận dụng được các lực lượng lao động và nguồn lực về đất đai, vốn,kinh nghiệm sản xuất của mỗi hộ Xu thế hàng hóa sản xuất ra bởi vậy cũng
đa dạng, phong phú Tuy nhiên do công nghiệp hóa nông thôn còn ở trình độ
thấp cho nên tính chất nghề kết tinh trong hàng hóa chưa cao Ngành phi nông
nghiệp trong bối cảnh hiện nay chỉ nhằm giải quyết vấn đề lao động dư thừa
và thu nhập ở mức lây công làm lãi Mặc dù vậy cơ cấu lại lực lương lao động
theo mô hính này cũng đã góp phần bước đầu thúc đây sản xuất hàng hóa vàtăng thu nhập đáng ké cho các hộ lao động Nhóm thứ ba, nhóm thuần nông
hay nói chính xác là nhóm có tỷ lệ cơ câu sản xuât nông nghiệp còn rât cao từ
33
Trang 3883 - 98% (điều tra ở Xuân Sơn - Quảng Ninh, Đông Sơn - Thái Bình, TamSơn - Hà Bắc cũ) Nhóm thuần nông có đặc điểm trì trệ, mang nặng tính tựcung tự cấp, thu nhập thấp và tập trung nhiều hộ nghèo nhất Tuy nhiên trongtinh thần đã cởi trói về cơ chế, nhóm này cũng đã có sự thay đổi mặc dù chậmchap Nhiều hộ tập trung đầu tư vao nuôi trồng cây con đặc sản dé có thunhập cao hơn (Nghiên cứu tại Nam Thanh - Hải Dương) Khó khăn lớn nhất
cản trở sản xuất của nhóm này cũng là vốn sản xuất, do đó tỷ lệ hộ phát triển thành công cũng không cao Về yếu tố mức độ phi nông nghiệp và xu hướng
biến đổi tiếp tục của các nhóm xã hội lao động nghề nghiệp, dựa vào kết quakhảo sát ở các xã Tam Sơn - Hà Bắc cũ, Xuân Sơn - Quảng Ninh và ĐôngDương - Thái Bình tác giả tổng kết như sau: Về tốc độ phi nông nghiệp diễn
ra khá chậm chạp, mỗi năm chỉ tăng chưa đến 3% Mặt khác nghề tiêu thủ
công phát triển bap bênh Buôn bán, dịch vụ ở quy mô nhỏ, tự phát, tập trung chủ yếu vào thời gian nông nhàn có tích chất làm thêm lấp chỗ trống Vai trò của hợp tác xã và Nhà nước mờ nhạt, không có sự liên kết giữa các bên cho
nên khó huy động được nguồn vốn lớn cho chuyền đổi và mở rộng sản xuất
Ty lệ các hộ thuần nông không có dự định chuyên đổi cơ cấu sang ngànhnghề khác là rất cao từ 55.5% ở xã Đông Dương, trong số hộ không cóphương hướng chuyên đổi cơ cau nghề nghiệp đó có 83,3% trả lời rang không
có lý do nao cả 53% số ý kiến ở Xuân Son cũng trả lời như vậy, điều này thêhiên sự bề tắc trong việc lựa chọn chuyên đôi cơ cấu lao động xã hội lao động
- nghề nghiệp đề có thé đưa lại hiệu quả kinh tế cao hon.[36, tr 223 - 243]
Một góc nhìn khác vé su chuyén déi việc làm của người lao động khi
chính sách Nhà nước thay đổi, trong đề tài “Vai trò của di cu nông thôn, đô
thị đến phát triển kinh tế nông thôn” của tác giả Đặng Nguyên Anh, đăng
trong Tạp chí xã hội học số 4, 1997 Tác giả tập trung phân tích vai trò củachính sách Nhà nước đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới Một mặtchính sách góp phan phân bố lại lực lượng lao động ở những vùng dư thừa
34
Trang 39đến những vùng thiếu, mặt khác làm giảm tỷ lệ tăng dân số vùng xung quangcác thành phố và làm giảm áp lực đi dân vào các thành phố đó Nhưng quantrọng hơn, di dân theo chủ chương của Nhà nước hay di dân tự do đều là mộtnhân tố, một phương thức hiệu quả tạo điều kiện cho người lao động chuyên
đổi lao động và việc làm sang những lĩnh vực mới và tìm công ăn việc làm cho những người lao động thiếu việc làm [1, tr 15-19]
1.3 Một số nghiên cứu về việc làm và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến chuyền đỗi việc làm ở nông
Trong tác phẩm” Thi trudng lao động, thực trạng và giải pháp ”NxbThống kê, Hà Nội, 1995 Của tác giả Nguyễn Quang Hiển Tác giả đã kháiquát được mỗi quan hệ mật thiết giữa ba yêu tố dân số, nguồn nhân lực vàviệc làm dé từ đó phân tích sâu sắc hơn về quan hệ cung cầu trên thị trường
lao động nói chung [25] Tuy nhiên những yếu tố xã hội như, cá nhân, gia đình, cộng đồng, thị trường, thiết chế khoa học và công nghệ, các loại von của người lao động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuyền đổi việc làm của người lao động dia ban nông thôn chưa được đặt ra một cách đầy đủ.
Đề tài “Phát triển ngành nghệ ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ”, tac giả
Phạm Xuân Đại đã viện dẫn những tổng kết nghiên cứu của nhà địa lý nhânvăn người Pháp Pirre Grourou trong cuốn “Người nông dân đồng bằng BắcKỳ” nghiên cứu về nông thôn Việt Nam đầu thế kỷ 20 Kết hợp với những kết
quả nghiên cứu khảo sát của Viện Xã hội học và Viện Khoa học lao động và
các van đề xã hội trong những năm 1991 -1994, tác giả nêu một số nhận định
về xu hướng tìm kiếm thêm ngành ghé, việc làm mới của người nông dân
dưới sức ép của những nguyên nhân khác nhau và xác định một số yếu tố ảnh
hưởng đến việc mở rộng ngành nghề mới ở nông thôn Bắc Bộ Một số yếu tốtạo ra sức ép phải thay đổi cơ câu nganh nghề như: Sức ép về tăng dân sé,sau khoảng nửa thế kỷ dân số nông thôn đồng bằng tăng gấp 3 lần, trong khi
đó nguồn đất canh tác dự trữ rất hạn chế và không thay đôi Người nông dân
35
Trang 40thường đối phó với sự thiếu hụt đất trồng bằng việc khai hoang, lan bién va
di cư Tuy nhiên những công việc này vẫn không bù đắp được số diện tích đấtcanh tác phải dùng làm đất ở, đường giao thông, thủy lợi Tính đến nhữngnăm 1990 diện tích bình quân nhân khâu ở Bắc Bộ chỉ còn 500m2 Về yếu tố
sức ép của thu nhập, theo kết quả nghiên cứu của tác giả năm 1992 số hộ thuần nông ở đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn khoảng 50% với tỷ trọng thu nhập
chiếm khoảng 24% Do đó người nông dan phải tìm kiếm thêm thu nhậpngoài nông nghiệp Mặt khác tại hầu hết các địa phương luôn tồn tại nhiềunghề phi nông nghiệp do lịch sử để lại bởi vậy có một số lượng lớn người laođộng được thu hút vào hệ thống việc làm này Đây là điều kiện thuận lợi đểphát triển ngành nghề đa dạng hóa cơ cấu sản xuất Tác giả cũng chỉ ra, ngoàiyếu tố mức tăng dân số nêu trên, còn nhiều yếu tô cản trở cho việc phát triểnnghề nghiệp, việc làm ở khu vực nông thôn đồng bằng, các yếu tô đó là:
1 - Yếu tô thị trường tiêu thụ sản phẩm Theo tác giả, số lượng sản phẩm
làm ra tại nông thôn được tiêu thụ tại các thành phố chỉ khoảng 30 - 40 %
trong tong số sản phâm được làm ra Còn lại 60% được tiêu thu tại nông thôn.
2 - Mức thu nhập ở nông thôn nói chung là thấp do đó thị trường nôngthôn được coi là có quy mô nhỏ, sức mua yếu Việc duy trì thị trường khi sứcmua yếu đã khó thì việc mở rộng thị trường mới càng khó hơn Day 1a vòngluân quan, đầu ra cho sản phẩm khó khăn dẫn đến không tích lũy đủ vốn dé
mở rộng sản xuất, bởi vậy rất khó duy trì và mở rộng hệ thống nghề nghiệp,
việc làm ở nông thôn.
3 - Yếu tố vốn cho các hộ gia đình, theo số liệu nghiên cứu của tác giả
những năm 1993 - 1994 thì thu nhập trung bình của người nông thôn khoảng
gần 1 triệu đồng/Ingười /1 tháng, trong đó quá nửa là thu nhập từ nông
nghiệp, còn lại là từ các ngành nghề khác Rõ ràng với mặt bằng mức thunhập thấp như vậy thì vấn đề tích lũy vốn cho tái sản xuất và mở rộng sản
xuât là một vân đê khó khăn của người lao động nông thôn.
36