1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội: Điều kiện làm việc và các yếu tố ảnh hưởng

208 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 52,45 MB

Nội dung

Điều 14 của Công ước số 189 của Tổ chức lao động quốc tế ILO kêugọi các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp phù hợp theo pháp luậtquốc gia va dựa vào đặc thù công việc GVGĐ, nham

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN SƠN

LUAN AN TIEN Si XA HOI HOC

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ VĂN SƠN

Chuyên ngành: Xã hội hoc

Mã số: 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ XÃ HOI HỌC

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC:

GS.TS HOANG BA THINH

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Xã hội học với đề tài: “Lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội: Điều kiện làm việc và các yếu tố

ảnh hưởng” là công trình do chính tôi nghiên cứu và thực hiện Các thông

tin, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác Đây là kếtquả nghiên cứu thực nghiệm mà tôi đã thực hiện tại 03 quận Cầu Giấy, Hai

Bà Trưng và Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, vào năm 2020 Kết quả này chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc Nếu có gì sai sót tôi xin chịu

hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 21 thang 10 năm 2021

Tác giả luận án

NCS Lê Văn Sơn

Trang 4

LOI CAM ON

Đề có thé hoàn thành luận án này, tác giả luận án đã nhận được sự giúp

đỡ, động viên, chia sẻ của rất nhiều người Trước hết, tôi xin bay tỏ sự trântrọng, yêu quý và biết ơn đối với giáo viên hướng dẫn GS.TS Hoàng BáThịnh Thay là người đã trực tiếp hướng dan, chỉ rõ hướng di đúng đắn vềchuyên môn và tạo động lực dé tôi hoan thiện luận án

Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận án.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình — nguồn sứcmạnh tinh than và vật chat, là chỗ dựa dé tôi nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ hoc tập cho đến ngày hôm nay.

Tác giả luận án

NCS Lê Văn Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2-55-5222 21221211711 211211211211 211111112111 111 eeere 7

1 Lý do chọn đề tài 2- 2 2S SE E211 2121511111211211111111E 111111 xe 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU 5 + +*£+veE+eeseeeeses 10

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu -s- 5 szzsz=s+ II

“NH9 000i 2) 03 12

5 Giả thuyết nghiên cứu -.-: : ¿+-++2+++Ex+EE++ExtzExerkrrrxerkerrrerkrerrees 12

6 Khung phan tich en cece 13

HE DOng SOp cla WAN AN ooo eee eeesceeeneceeseeceeaeeesececeeneeeeaceeseneeesseeesseeetnees 16

8 Y nghĩa của đề tai cece cecceccsscesessessessessessesseessessessessesseessstessessesseeseesees 17

9 Kết cấu của luận At e.ceeceecccsssessesssesssessesssessesssessssssecsusssecsusssessseesessseeseesses 17

10 Hạn chế của luận án - ¿St kềSE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkerrrkrrke 18

Chương 1 TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨIU 5-5 19

1.1 Một số nghiên cứu về đặc điểm xã hội của lao động gitip việc gia đình 19

1.2 Một sô nghiên cứu vê điêu kiện làm việc của lao động giúp việc

lì 0 24

1.3 Một số nghiên cứu về yêu tố ảnh hưởng đến lao động giúp việc gia

0005 31

Tiểu kết Chương 1 - ¿2-25 +E+2E2EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1 21 EErkre, 37

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU 40

2.1 Một số khái niệm và thuật ngữ có liên quan - -«-+ «=>+<<+ 40

2.1.1 Lao động giúp việc gia đÌHh - scsSSsxkkseekseekseeeesee 40

2.1.2 Điều kiện lầm ViỆC cccc-cccccceccttrrrrtirrtrrtirrrtriirrrrrrrerrrrieg 44 2.1.3 Hợp đồng lao động -2+- 2-52 SE SEcSE‡EECEECEEEEEEerkerkerkrree 50

2.1.4 An toàn tại HƠI IGM VIỆC << 01111111111 vn ke 50

2.1.5 Các yếu tổ ảnh hưởng đến điêu kiện làm việc - 50 2.2 Các lý thuyết xã hội học trong tiếp cận van đề nghiên cứu 51

2.2.1 Lý thuyết cung câu lao AON veeveececcssvesesseesessesssstssesessesssssssnesveseestens 51

Trang 6

2.2.2 Lý thuyết lựa chọn AuUy Lý - 2-55 St+E‡E+EEEeEEeEersrrkerkered 56 2.2.3 Lý thuyết phân công lao động xã hội theo giới 59

2.3 Phương pháp nghiên CỨU 0 ceeeescceseceseeeseeeeeeceseceeeeseeeeseeeseeeteeesneees 63

2.4 Thông tin về địa bàn nghiên cứu - 2s 2+s2+x+£x+£s+xezxzxerxee 70Tiểu kết Chương 2 2 2 SsSE+E£EE2EE2E12E1E7157171211211211211 1111 re 72Chương 3 THUC TRẠNG DIEU KIEN LAM VIỆC CUA LAO DONG

GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHO HÀ NO 74

3.1 Chân dung xã hội của lao động giúp việc gia đình 74

3.2 Điều kiện làm việc của lao động giúp việc gia đình - 94

3.2.1 Tién lương và các quyên lợi được hưởng -ccccccccccca 94

3.2.2 Thời gian làm việc và nghỉ HƠI - +«cssE+seEsseeeeeesseree 97

3.2.3 Hợp đồng lao động cesecsessessesssessessessessssssssessessessessessssussussseeseesecses 101

3.2.4 An toàn NOT IAM VIỆC ceccccccccccccccccccccsscccsccccssssssssssssssssssssssssseseeseesesss 104

3.2.5 BOO MIGM nhau 108 Tiểu kết Chương 3 ccccceccccecssessessesssessessecsessessssssssssssessessessessussusssesseesecses 111

Chương 4 CAC YEU TO ANH HUONG DEN DIEU KIEN LAM VIỆCCUA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA DINH TẠI HÀ NỘI 113

4.1 Đặc điểm nhân khâu - xã hội của lao động giúp việc gia đình 113 4.2 Định hướng về nghề giúp việc gia đình 2-2 5 xxx: 124 4.3 Mỗi quan hệ giữa người giúp việc và gia chủ -c 128 4.4 Hiểu biết một số quy định pháp luật về lao động giúp việc gia đình 134

4.5 Loại công việc giúp việc gia đình đang thực hiện - 136Tiểu kết chương 4 2 2 Ss+SE‡SEEEE2E12E12715717171121121111 11111 xe 149KET LUẬN VA KHUYEN NGHHỊ, 2-5-5 E+E+E2EeEerxerxerxee 151

DANH CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN QUAN DENLUẬN AN oooecccecccessessssesssesssecssecssecssecsseessecsssesssecssessseessecssesssecsseesseessessseesaees 166TÀI LIEU THAM KHAO 0.00i ccecccecccecscesssesssesssesssesssesssesssecsseesseesseesseessees 167

PHU LUC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

ADWN: Mang lưới người giúp việc gia đình châu A

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

CLB: Câu lạc bộ

GVGD: Giúp việc gia đình

GFCD: Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồngHDLD: Hợp đồng lao động

ILO: Tổ chức lao động quốc tế

LĐGVGĐ: Lao động giúp việc gia đình

LĐTB&XH: Lao động thương binh và xã hội

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình được khảo sát 66 Bảng 2.2 Đặc điểm của người thuê lao động giúp việc gia đình 67

Bảng 3.1 Công việc giúp việc gia đình đang làm - - +55 «+<<«52 77

Bang 3.2 Lý do di làm giúp việc gia đình - s55 s + s++sssseeesseeseess S1 Bảng 3.3 Tiêu chí chọn công việc của lao động giúp việc gia đình 83 Bảng 3.4 Tiêu chí chọn người giúp việc gia đình ««s+-«++s++ 83 Bang 3.5 Kênh tìm việc của người giúp việc gia đình - «<5 88

Bảng 3.6 Kênh tìm người giúp việc của hộ gia đình - -‹ «<- 89

Bảng 3.7: Mức lương cua người lao động giúp việc gia đình 95

Bảng 3.8 Mức độ hài lòng về quan hệ giữa người giúp việc va gia chủ 107

Bảng 4.1 Phân bố theo mức lương hàng tháng của người giúp việc phân theo nhóm tuổi và khu vực sinh sống (% người trả lời phỏng vấn) 115

Bang 4.2 Tương quan đặc điểm nhân khẩu-xã hội với thời gian nghỉ ngơi của người giúp việc gia đình (% người trả lời phỏng vắn) -:-¿-5¿ 118

Bảng 4.3 Tương quan tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và điều kiệnkinh tế với bảo hiểm (% người trả lời phỏng vấn) 2-5 555552 120

Bảng 4.4 Tương quan tuôi, số năm kinh nghiệm với mức độ an toàn môi

trường làm việc (% người trả lời phỏng VAN) coccscsssesssessesssecsssssecssessesssecseceses 123

Bang 4.5 Li do và tiêu chí lựa chon làm công việc giúp việc gia đình với mức

lương hàng tháng (% người trả lời phỏng vấn) 2 2 5 se: 125

Bang 4.6 Tương quan giữa lý do và tiêu chí lựa chon làm công việc GVGD

với thời gian nghỉ ngơi trong ngày va trong tháng .- «<+5<+ 126

Trang 9

Bảng 4.7 Tương quan giữa tình trạng mâu thuẫn với một số điều kiện làm

việc của lao động giúp việc gia đình (% người trả lời phỏng vắn) 129

Bảng 4.8 Tương quan giữa kênh tìm việc và tiền lương của lao động giúp

việc gia đình nhận được hang tháng (% người trả lời phỏng vấn) 131

Bang 4.9 Tương quan giữa tham gia nhóm/câu lạc bộ với mức lương nhận

được, bảo hiém và an toàn nơi làm việc (% người trả lời phỏng vân) 133

Bảng 4.10 Tương quan hiểu biết pháp luật và có bảo hiểm y tế (% người trả

lời phỏng VAN) -¿- - 5x22 1 EEEEEE12112112111111121211111 1111.1111 tre 135 Bang 4.11 Loại hình công việc với tiền lương -2- 2-5 55555: 137 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài

lòng với mức lương hàng tháng của lao đông giúp việc gia đình 140

Bang 4.13 Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làmviệc trung bình trong ngày của người lao động giúp việc gia đình 143

Bang 4.14 Kết quả hồi quy mô hình các yêu tố ảnh hưởng đến tình trạng có

bảo hiểm y tế của lao động giúp việc gia đình - 5 se csccxecez 145 Bang 4.15 Kết quả hồi quy mô hình các yêu tô ảnh hưởng đến tình trạng ký

hợp đồng lao động của lao động giúp việc gia đình -5+ 148

Trang 10

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 3.1 Số năm kinh nghiệm làm việc của người giúp việc 85

Biểu đồ 3.2 Dao tạo chuyên môn của lao động giúp việc gia đình 91

Biểu đồ 3.3 Điều kiện kinh tế hộ của lao động giúp việc gia dinh 80

Biểu đồ 3.4 Nhận thức pháp luật của người giúp việc gia đình 93

Biểu đồ 3.5 Kênh tiếp cận các thông tin pháp luật -szs- 94 Biểu đồ 3.6 Mức độ hài lòng với mức lương đang nhận - 95

Biểu đồ 3.7 Thỏa thuận về ngày nghỉ của Lao động giúp việc gia đình 99

Biểu đồ 3.8 Sử dụng thời gian rảnh rỗi của lao động giúp việc gia đình 100

Biểu đồ 3.9 Lý do không ky hợp đồng băng văn bản (%) - 102

Biểu đồ 3.10 Chỗ ở dành cho lao động giúp việc gia đình 105

Biểu đồ 3.11 Đánh giá về mức độ an toàn tại nơi làm việc và nơi ở 106

Biểu đồ 4.1 Dự định công việc của lao động giúp việc gia đình 124

Biểu đồ 4.2 Tương quan giữa kênh tìm việc với số ngày nghỉ trong tháng 132 Biểu đồ 4.3 Tương quan hiểu biết pháp luật với tình trạng kí hợp đồng 136

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tàiGiúp việc gia đình (GVGĐ) là một công việc xuất hiện rất sớm trong quátrình phát triển xã hội và mang lại thu nhập ôn định cho nhiều lao động, đặc biệt làlao động nữ Xu thế toàn cầu hóa và chuyên môn hóa làm nảy sinh nhu cầu rất lớn

về lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) ở tat cả các quốc gia Tính đến năm

2015, trên thế giới có khoảng 67 triệu LDGVGD (tăng 19 triệu lao động từ giữathập kỷ 90 đến năm 2010) [ILO, 2015] Mặc dù LDGVGD đã và đang chiếm một

tỷ trọng đáng ké trong lực lượng lao động ở nhiều quốc gia, nhất là ở các nướcđang phát triển, nhưng giá trị đóng góp của họ chưa được quan tâm đúng mức,thậm chí lực lượng lao động này chưa được đối xử bình đẳng như lực lượng laođộng khác Ở nhiều quốc gia, đóng góp của LDGVGD cho nền kinh tế quốc giachưa được tính đến [GFCD, 2018]

Tại Việt Nam, người làm GVGD xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhưngcông việc này chỉ được công nhận chính thức với tên gọi LĐGVGĐ ké từ khi

Chính phủ Việt Nam ban hành Bộ Luật lao động vào năm 1994, sau đó là Bộ Luật

lao động sửa đổi (năm 2012), và hiện tại là Bộ Luật lao động năm 2019 và một sévăn bản hướng dan thực hiện luật này hiện nay Mac dù nhu cầu của thị trường về

LĐGVŒGDĐ) ngày càng gia tăng nhưng công việc GVGD chưa được quan tâm đúng

mức bởi chính người lao động, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan thực

thi chính sách về lao động LDGVGD làm việc chủ yếu dựa theo kinh nghiệm và

kỹ năng vốn có của bản thân, mà chưa qua đào tạo về chuyên môn Các cơ quanquản ly nhà nước hiện chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho LDGVGD nên chưa có tiêu chuẩn hay tiêu chí làm căn cứ dé dao tạo nghề và đánh giá về kỹ năng nghề của lực lượng lao động này.

Công việc GVGD mang đặc trưng rõ nét về giới Lực lượng lao độnglàm công việc GVGD hiện nay chủ yếu là phụ nữ Một phần nguyên nhân cóthé do các công việc được thuê thường do phụ nữ trong các gia đình đó đảm

Trang 12

nhận Khi tìm kiếm người giúp việc, các hộ gia đình cũng chủ yếu tìm lao

động nữ Bên cạnh đó, công việc GVGD được thực hiện trong môi trường

làm việc rất đặc biệt so với các công việc khác Nơi làm việc của người giupviệc cũng có thể là nơi ở của họ sau khi hoàn thành công việc Công việc mà

người giúp việc thực hiện thường là “công việc chăm sóc” các thành viên

trong gia đình của người thuê lao động Đặc trưng này đòi hỏi cần phải có quyđịnh pháp lý chặt chẽ dé bảo vệ quyền và lợi ich cho cả người lao động giúp

việc gia đình và người thuê lao động giúp việc gia đình.

Điều 14 của Công ước số 189 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) kêugọi các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp phù hợp theo pháp luậtquốc gia va dựa vào đặc thù công việc GVGĐ, nham đảm bảo ngườiLDGVGD được hưởng điều kiện làm việc không kém thuận lợi hơn so vớiđiều kiện được áp dụng đối với người lao động nói chung về bảo đảm an sinh

xã hội (ASXH), bao gồm cả chế độ thai sản [ILO, 2011] Tuy nhiên, theo Báocáo IV tại Hội nghị Lao động Quốc tế, kỳ họp thứ 99 năm 2010 tại Geneva, ởhầu hết các quốc gia thành viên của ILO, người LĐGVGĐ không thuộc đốitượng điều chỉnh của pháp luật về bảo hộ lao động Việc “bỏ quên” lực lượnglao động này đồng nghĩa với việc các quốc gia đang “bỏ quên” nguồn giá trịđóng góp của họ cho nền kinh tế

Các kết quả nghiên cứu về LĐGVGĐ ở Việt Nam trong thời gian qua đãchỉ ra rằng hầu hết người LĐGVGĐ đang phải làm việc trong điều kiện chưađược đảm bảo như: không có hợp đồng lao động (HĐLĐ), không tham giabảo hiểm xã hội (BHXH) Tình trạng phải làm việc không đúng với thỏa thuận ban đầu, thời gian làm việc kéo đài hay tình trạng bị mắng chửi, lăng

mạ, tát, đánh, quấy rồi tình dục còn xảy ra với một bộ phận người LDGVGD.Người LDGVGD cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong môi trường làmviệc, ví dụ: 20,2% bị mắng chửi; 2,4% bị đánh đập/tát, đây ngã; 0,8% bị đedoa/dap phá đồ dung cá nhân; 7,8% bị giữ giấy tờ tùy thân; 4% bị cam tiếp

Trang 13

xúc; 1,8% bị giữ lương; 2% không được cho về thăm nhà; 16% gặp nguy cơ

bị lạm dung tinh dục [ILO, 2011] Mặt khác, các hộ gia đình thuê LDGVGD

cũng gặp phải một số vấn đề phát sinh từ quan hệ lao động này như người lao động bỏ việc trong thời gian ngắn, nghỉ việc không báo trước, trộm cắp tàisản, hoặc không đáp ứng được yêu cầu công việc do thiếu kỹ năng nghề Mặc

dù phải đối mặt với khá nhiều nguy cơ rủi ro và chưa được bảo vệ hiệu quả

bởi pháp luật, nhưng người lao động vẫn tích cực tham gia thị trường lao

động GVGD với lý do kiếm thu nhập cho bản thân và gia đình Các gia đìnhthuê người giúp việc mặc dù chưa hài lòng nhưng vẫn phải chấp nhận cácnguy cơ rủi ro để có người làm việc Điều này một lần nữa đặt ra nhu cầu cấpthiết cần phải thực hiện mọi nỗ lực dé đảm bảo người LDGVGD có điều kiệnlàm việc tốt và bảo vệ quyền và lợi ích cho gia đình thuê người giúp việc

Hiện nay, một số quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người

LDGVGB cũng như gia đình thuê người giúp việc đã được quy định trong Bộ luật

Lao động sửa đổi 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ- CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ Tuy nhiên, cơ chế và chế tài để giám sát việc thực hiện các quy địnhpháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người thuê LDGVGDchưa rõ ràng Trong thực tế, rất nhiều LDGVGD chưa được hưởng những quyền

lợi được quy định trong Luật Ngược lại, người thuê LDGVGD cũng gặp phải một

số rủi ro do méi quan hệ lao động chủ yêu được thiết lập trên cơ sở niềm tin từngười thân, bạn bè giới thiệu và chủ yếu là thỏa thuận miệng về các điều kiện làmviệc Những rào cản đối với việc thực thi các quy định pháp luật nhằm bảo vệquyền lợi cho LĐGVGĐ và gia đình thuê LĐGVGĐ có thể đến từ nhiều phía Chính vi thế, việc nghiên cứu về điều kiện làm việc và các yếu t6 ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của LĐGVGĐ là rất cần thiết.

Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh đại dịch COVID 19 đanggây hậu quả nghiệm trọng trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam Theo một nghiêncứu mới nhất của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), công bố đầu năm 2021, cho

Trang 14

thay gần ba phan tư người LDGVGD trên toàn thế giới (ước tính khoảng hơn 55triệu người), đứng trước nguy cơ mất việc và giảm thu nhập do các biện phápphong tỏa và thiếu các cơ chế ASXH hiệu quả Phần đông lực lượng lao động này

là phụ nữ (khoảng 37 triệu người) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Đông Nam

Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với khoảng 76% người LĐGVGĐ cónguy cơ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Tiếp đến là Châu Mỹ (với khoảng 74%), ChâuPhi (khoảng 72%) và Châu Âu (chiếm 45%) [ILO, 2021] Trong khi ở hầu hết cácquốc gia, LDGVGD đều làm việc ở khu vực phi chính thức, những tác động củađại dịch không chỉ khiến họ mất cơ hội việc làm, giảm thu nhập mà nghiêm trọnghơn việc họ không được hưởng bất kỳ sự bảo vệ nào từ hệ thống bảo trợ xã hộikhiến cho vấn vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn Điều này cho thấy khi ngườiLĐGVGĐ không được bảo vệ tốt bởi hệ thông ASXH sẽ không chi làm gia tăng

gánh nặng cho bản thân mà còn gia tăng gánh nặng cho xã hội.

Từ những phân tích trên đây có thé thấy việc thực hiện dé tài nghiên cứu

“Lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội: Điều kiện làm việc và các yêu

tố ảnh hưởng” sẽ có ý nghĩa quan trọng Nghiên cứu sẽ làm rõ các điều kiện làmviệc và các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của LĐGVGĐ tại thành phố

Hà Nội hiện nay và trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách an sinh xãhội cho LDGVGD và giải pháp bảo vệ quyền lợi cho gia đình thuê LDGVGDhiện nay.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng điều kiện làm việc và cácyêu tô ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động giúp việc gia đình tạithành phố Hà Nội hiện nay Từ đó, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện điềukiện làm việc cho người lao động giúp việc gia đình và bảo vệ quyền lợi cho gia

đình thuê người lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam.

10

Trang 15

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

e Hé thông hóa cơ sở lý luận và tông quan các nghiên cứu liên quan đên đê

xe

tal.

e Tìm hiểu đặc điểm nhân khẩu - xã hội của người lao động giúp việc gia

đình tại thành phố Hà Nội hiện nay.

e Phân tích và đánh giá thực trang về điều kiện làm việc của người lao

động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội hiện nay.

e Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao

động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội.

e Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người

lao động giúp việc gia đình và bảo vệ quyền lợi cho các gia đình thuêngười giúp việc gia đình tại Việt Nam.

3 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này đó là “Điều kiện làm việc và các yếu

tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động giúp việc gia đình”

3.2 Khách thể nghiên cứuKhách thé nghiên cứu của luận án gồm hai nhóm chính:

- Người lao động giúp việc gia đình: nghiên cứu này phỏng vấn nhữngngười dang làm công việc giúp việc gia đình toàn thời gian Họ có thé sốngcùng hoặc không sống cùng gia đình thuê họ làm giúp việc gia đình

- Người thuê lao động giúp việc gia đình: nghiên cứu này phỏng vẫn đại

diện các gia đình (gia chủ) hiện đang thuê người lao động giúp việc gia đình

theo hình thức toàn thời gian.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Việc thu thập thông tin được thực hiện tại 03 Quận,gồm Cầu Giấy, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

II

Trang 16

- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng hai năm (từ dau

2019 đến cuối 2020) Trong đó, việc thu thập thông tin được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 4 năm 2020 Các nghiêncứu được rà soát và tổng quan trong khoảng 20 năm trở lại đây

- Giới hạn về nội dung: nghiên cứu này không xem xét điều kiện làmviệc và các yếu tô ảnh hưởng đến điều kiện của người giúp việc gia đình theogiờ Người LDGVGD trong nghiên cứu này là người có thé sông chung hoặckhông sống chung với gia chủ Nghiên cứu này chỉ phân tích chiều ảnh hưởngcủa một số yếu tố đến điều kiện làm việc của LĐGVGĐ.

4 Câu hỏi nghiên cứu

e Chan dung xã hội của người lao động giúp việc gia đình tại thành phố

Hà Nội hiện nay có diện mạo như thế nào?

e_ Người lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội hiện nay dang

làm việc trong điều kiện như thế nào?

e C6 những yếu tố nào ảnh hưởng tới điều kiện làm việc của người lao

động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội hiện nay?

5 Giả thuyết nghiên cứu

e Chan dung xã hội của người lao động giúp việc gia đình tại thành phố

Hà Nội mang đặc trưng về giới và xã hội Da phần người giúp việc gia

đình là phụ nữ, có trình độ học vấn thấp, xuất thân từ các vùng nông

thôn Ly do đi làm giúp việc gia đình chủ yếu dé có thêm thu nhập cho

bản thân và gia đình.

e Người lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội đang làm việc

trong điều kiện làm việc chưa được đảm bảo đầy đủ Nơi làm việc củangười lao động cũng là nơi nghỉ ngơi của họ Hiện có một số điều kiệnlàm việc của người lao động giúp việc gia đình đã được đảm bảo tốt

12

Trang 17

như bảo hiểm y tế, tiền lương nhưng vẫn còn có một số điều kiện làm việc chưa được đảm bảo như hợp đồng lao động, thời gian nghỉ ngơi

© Có một số yếu tô ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động

giúp việc gia đình tại thành phố hiện nay như đặc điểm nhân khẩu - xã hội của LĐGVGĐ; hiểu biết của người LDGVGD về một số qui định pháp luật về GVGĐ; định hướng công việc của LĐGVGĐ; mối quan

hệ giữa LDGVGD và gia chủ; số lượng và loại hình công việc GVGD

> Đặc điểm nhân khẩu — xã hội của lao động giúp việc gia đình, bao gồm:

° Tuổi: được chia làm 05 nhóm gồm: (1) từ 18 đến dưới 50 tuổi; (2) từ

trên 50 đến 54 tuổi; (3) từ 55 tuổi đến 59 tuổi; (4) từ 60 đến 64 tuổi và(5) trên 65 tuổi

* Trình độ học van: chia theo các cấp học gồm: (1) tiểu học, (2) trung

học cơ sở, (3) trung học phô thông; (4) trung cấp/cao đăng/đại học.

* Nơi sinh sống trước khi di làm giúp việc: được chia thành hai nhóm: (1)

khu vực nông thôn/miền núi và (2) khu vực thành thị.

* - Số năm kinh nghiệm làm việc: được phân thành 04 nhóm, gồm: (1) dưới

2 năm; (2) từ trên 2 năm đến 5 năm; (3) từ trên 5 năm đến 10 năm; (4)

trên 10 năm.

> Định hướng công việc của lao động giúp việc gia đình: bao gồm: (1) tiêu chí

lựa chọn công việc giúp việc gia đình và (2) lý do đi làm giúp việc gia đình.

> Mối quan hệ giữa gia chủ và người giúp việc: bao gồm: (1) sự hài lòng với

công việc hiện tại và (2) tình trạng mâu thuẫn với gia chủ.

13

Trang 18

> Hiểu biết một số qui định pháp luật về lao động giúp việc gia đình: bao

gồm: (1) có biết một số quy định pháp luật liên quan đến giúp việc gia đình và (2) không biết một số quy định pháp luật liên quan đến giúp việc

gia đình.

> Loại công việc giúp việc gia đình đang thực hiện: loại việc và sô lượng

công việc GVGD đang thực hiện.

Biến phụ thuộc

Trong nghiên cứu này, một số biến phụ thuộc được phân tích — đây là cácđiều kiện làm việc của người LĐGVGŒGĐ, bao gồm:

> Tién hương: khoản tiền thù lao cố định nhận được hàng tháng khi làm công

việc giúp việc gia đình và mức độ hai lòng của LDGVGD với tiền lương

nhận được.

> Thời gian làm việc: gồm (1) số giờ làm việc trung bình trong một ngày và

(2) số ngày làm việc trung bình trong một tháng

> Hợp đồng lao động: người lao động giúp việc gia đình có ký hợp đồng lao

động bằng văn bản với gia chủ.

> An toàn tại nơi làm việc: gồm 1) sự hài lòng của LDGVGD với công việc

hiện tại và (2) đánh gia của LDGVGD về mức độ an toàn tại nơi làm việc.

> Bảo hiểm y tế: tình trạng người lao động giúp việc gia đình có BHYT

Biến can thiệp

Biến có tác động chi phối mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

trong nghiên cứu này gồm: (1) bối cảnh văn hóa xã hội va (2) quy định phápluật liên quan đến lao động giúp việc gia đình hiện nay.

14

Trang 19

Bồi cảnh văn hóa, xã hội, pháp luật liên quan đến lao động giúp

việc gia đình

wnnnnHmnHHHHHHHHHHNHNHNNINHBHạ

+ @

R + TIỀN LƯƠNG

Đặc điểm nhân khẩu

-xã hội của lao động

giúp việc gia đình `

THOI GIAN LAM

VIEC

Định hướng công việc

của người lao động giúp việc gia đình

giúp việc gia đình

Loại công việc đang

thực hiện BẢO HIẾM i: ie

°

*“xannnnnnnnnnnnnnnnnnnnSS

15

Trang 20

7 Đóng góp của luận án

Về đóng góp khoa học, tác giả luận án đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu hiện có liên quan đến lao động giúp việc gia đình, cụ thé là điều kiện làm việc và các yếu tô ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người laođộng giúp việc gia đình Việc tổng quan nghiên cứu không chỉ làm rõ cácđóng góp của các nghiên cứu trước đây mà còn góp phần xác định các khoảngtrống nghiên cứu để từ đó gợi mở định hướng nghiên cứu cho luận án này.Đồng thời, tác giả luận án cũng đã vận dụng một số quan điểm lý thuyết Xãhội học để giải thích vấn đề thực tiễn Việc vận dụng lý thuyết góp phần chỉ ra

sự đúng đắn của các quan điểm lý thuyết và bổ sung thêm các khái niệm,quan điểm lý thuyết Xã hội học thông qua kết quả nghiên cứu thực tiễn.

Luận án cũng đã có đóng góp quan trọng về thực tiễn Tác giả luận án

đã tiễn hành phân tích và làm rõ thực trạng điều kiện làm việc của LDGVGDtại thành phố Hà Nội và xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến điều kiện làm

việc của họ Các phát hiện của luận án phản ánh trung thực thực trạng và làm

sáng tỏ một số van dé thực tiễn liên quan đến điều kiện làm việc như: bảođảm người lao động được tiếp cận chính sách an sinh xã hội, dự báo thị

trường lao động giúp việc gia đình, và công tac quan lý lao động giúp việc gia

đình tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Luận án cũng đã có những đóng góp quan trọng về khuyến nghị chínhsách và pháp luật quản lý nhà nước về lao động giúp việc gia đình Trên cơ sởphân tích thực trạng điều kiện làm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiệnlàm việc của lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội hiện nay, tác giả luận án đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng về chính sách nhằm đảm bảo LĐGVGĐ được đối xử bình đăng như các loại công việc khác trong xãhội và góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người giúp việc và

g1a đình thuê người giúp việc hiện nay.

16

Trang 21

8 Ý nghĩa của đề tài8.1 Ý nghĩa ly luận

Đề tài vận dụng một số quan điểm lý thuyết Xã hội học dé phân tích điều kiện làm việc và một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc củaLĐGVGĐ tại thành phố Hà Nội hiện nay Các quan điểm lý thuyết Xã hộihọc được sử dụng bao gồm: (1) Lý thuyết cung cầu lao động: (2) Lý thuyếtlựa chọn duy lý; và (4) Lý thuyết phân công lao động theo giới

Việc vận dụng quan điểm của một số tác giả theo các trường phái lýthuyết này không chỉ giúp giải thích vấn đề thực tiễn liên quan đến điều kiệnlàm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của LĐGVGĐ tạithành phố, mà còn giúp khái quát về lý luận, góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống khái niệm và lý thuyết Xã hội học.

8.2 Ý nghĩa thực tiễnNghiên cứu phân tích một số khía cạnh về điều kiện làm việc của ngườilao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội hiện nay Việc phân tíchgiúp làm sáng tỏ những điều kiện làm việc nào đã được đảm bảo và tiếp tụcphát huy, cũng như những điều kiện làm việc nào chưa được đảm bảo để từ

đó đưa ra khuyến nghị nhăm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

giúp việc gia đình hiện nay.

Ngoài ra, nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động giúp việc gia đình Trên cơ sở đó đưa ra một sốkhuyến nghị chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về lao động giúp việcgia đình dé đảm bảo người giúp việc gia đình được đối xử bình dang như các công việc khác và các gia đình thuê người giúp việc được bảo vệ các quyền

lợi chính đáng.

9 Kết cau của luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ

lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 Chương:

17

Trang 22

+ Chương 1: Tong quan van dé nghiên cứu: tong quan các nghiên cứu vềLĐGVGĐ trên thé giới và tại Việt Nam; rà soát đóng góp của các nghiên cứutrước đây và xác định khoảng trống nghiên cứu, từ đó định hướng về mục

đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

+ Chương 2: Cơ sở ly luận và phương pháp nghiên cứu: Luận án làm rõ

một số khái niệm công cụ, phân tích một số quan điểm lý thuyết Xã hội học

có liên quan và ứng dụng quan điểm của lý thuyết Xã hội học đó để giải thíchvấn đề nghiên cứu; mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương phápnghiên cứu.

+ Chương 3: Thực trạng điều kiện làm việc của lao động giúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội: Chương nay phân tích và làm rõ một số điều kiệnlàm việc của LĐGVGĐ tại thành phố Hà Nội như tiền lương, thời gian làmviệc, hợp đồng lao động, bảo hiểm và an toản tại nơi làm việc Đồng thời, sosánh sự khác biệt về điều kiện làm việc căn cứ theo một số đặc điểm nhânkhẩu - xã hội của người lao động giúp việc gia đình và gia đình đang thuê

người giup VIỆC.

+ Chương 4: Các yếu tô ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của lao độnggiúp việc gia đình tại thành phố Hà Nội: Chương này tập trung phân tích vàchỉ rõ một số yếu tố có ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của LDGVGD taithành phố Hà Nội Trong đó, phân tích và làm rõ các yếu tô có ảnh hưởng tớiviệc đảm bảo điều kiện làm việc cho người LDGVGD

10 Hạn chế của luận ánHạn chế của luận án đó là tác giả luận án không phân tích điều kiện làm việc theo đặc điểm giới của người LĐGVGĐ, do không tiếp cận được lao

động giúp việc gia đình là nam giới Toàn bộ 314 mẫu khảo sát với người

LDGVGD đều là nữ Vi thế, các kết quả phân tích liên quan đến điều kiệnlàm việc và các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của lao động giúp

việc gia đình sẽ không phân tích và mô tả được dưới lăng kính giới.

18

Trang 23

Chương 1 TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CUU

Nghiên cứu về LDGVGD nói chung và những van dé liên quan đếnđiều kiện làm việc của LDGVGD đã được thực hiện ở nhiều nước trên thếgiới và tại Việt Nam Chương này cung cấp thông tin tổng quan các nghiêncứu về LĐGVGĐ, trong đó bao gồm các phát hiện, giá trị đóng góp về lý luận

và thực tiễn của các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới và tại ViệtNam trong khoảng 20 năm trở lại đây Kết quả rà soát tổng quan được nhómtheo các chủ đề chính có liên quan đến luận án này bao gồm: i) đặc điểm nhânkhâu, xã hội của LĐGVGĐ; ii) điều kiện làm việc của LĐGVGĐ; iii) các yếu

tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của LĐGVGĐ Trên cơ sở đó, xác định

rõ những đóng góp của nghiên cứu trước đây và gợi ý định hướng nghiên cứu

cho luận án này.

1.1 Một số nghiên cứu về đặc điểm xã hội của lao động giúp việc gia đìnhCác nghiên cứu thực hiện ở một sỐ quốc gia đã phát hiện một số đặcđiểm xã hội của LDGVGD trong làn sóng di cư từ các nước nghéo sang các nước đang phát triển Theo phát hiện của các nghiên cứu đã thực hiện trướcđây: Phụ nữ nghèo đến làm giúp việc gia đình cho các gia đình có điều kiệnkinh tế khá gia là hình ảnh nỗi bật trong làn sóng di cư đó Xu hướng này đã

và đang trở thành một nghề khá phô biến ở các nước khi thực hiện côngnghiệp hóa.

Theo kết quả nghiên cứu của Parrenas (năm 2001) về dòng di cư của LDGVGD cho thấy Philippines là quốc gia đứng đầu về cung cấp nguồn LĐGVGĐ cho các quốc gia khác Ước tính có khoảng hon 2,2 triệu người trong tổng số hơn 6,5 triệu người Philippines làm việc ở hơn 100 quốc gia trên thế giới đang làm công việc GVGD Đặc biệt, đa số phụ nữ người Philippines ra nước ngoài làm LĐGVGĐ đều tốt nghiệp phổ thông, đã quadao tạo nghề và thông thạo tiếng Anh Đây chính là thế mạnh cạnh tranh củalực lượng LĐGVGĐ từ Philippine so với các quốc gia khác Mặt khác, việc

19

Trang 24

xuất khâu LDGVGD cũng đã được Chính phủ Philippines coi là một ngànhkinh tế quan trong của đất nước Nguồn tiền do phụ nữ đi làn LDGVGD ởnước ngoài gửi về cho gia đình ước tính đạt khoảng từ 14 - 16 tỉ đô la Mỹ[Parrenas, 2001].

Theo nghiên cứu của Hye-kyung Lee (Đại học Pai Chai, Hàn Quốc), từcuối thập kỉ 1980, làn sóng di cư của người Châu Á đã dần chuyên hướng từcác nước Trung Đông, châu Âu, Mỹ, và Canada sang các nước phát triểntrong khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan Điểm giốngnhau của làn sóng di cư đó là phụ nữ vẫn chiếm đa số, với khoảng 60% dòng

người nhập cư tại Singapore và Đài Loan, và khoảng 45% tại Nhật Bản và

Hàn Quốc Trong đó, LDGVGD là một trong ba nhóm của dòng người di cư

[Ngô Thi Ngọc Anh, 2010].

Tại Đài Loan, theo kết quả nghiên cứu về người lao động di cư của cáctác giả Hong-zen Wang, Meiyao Wu, Daniele Belanger, tính đến tháng 12năm 2007, số lao động di cư đến Đài Loan là 357.937 người, trong đóngười Việt Nam chiếm 19% Ngoài ra, số còn lại đến từ các quốc gia khácnhư Trung Quốc, Thái Lan, Philippines và Indonesia Người lao động di cưđến Dai Loan thường làm hai nhóm nghề chính đó là công nhân nhà máy

và giúp việc gia đình Trong nhóm nghề GVGD, người LDGVGD thườnglàm hai công việc chính đó là làm việc nhà và chăm sóc người cao tuôi

di cư ở Châu A và hau hết là phụ nữ, họ đến từ Indonesia, Philippines và Sri

Lanka Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra lao động giúp việc là trẻ em

đang tràn lan ở những nước có hệ thống pháp luật về độ tuổi lao động tối

20

Trang 25

thiểu chưa chặt chẽ Thông thường, các nhóm phụ nữ và các tổ chức của người giúp việc gia đình thường là người bênh vực và bảo vệ quyền cho

người lao động giúp việc gia đình [GFCD, 2018].

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Tersia S Wessels, năm 2006, đề cập trong báo cáo “Đánh giá tác động phát triển các kỹ năng cho giúp việc giađình”, công bỗ bởi Khoa nghiên cứu phát triển, Trường dai học Nam Phi chothấy: ở một số nước, LDGVGD được coi là công việc thấp hèn và thường chi

có những người sống ở nông thôn và có trình độ học vấn thấp làm công việcnày [Wessels, 2006].

Bài viết có tiêu đề “Phu nữ và quyén lao động tại Trung Quốc”, đăngtrên Tạp chí quốc tế về sáng tạo và phát triển bền vững, số 4, trang 186 — 194, năm 2009, trong đó khang định do những quan niệm về GVGD chỉ đành chongười nông thôn và có học vấn thấp nên người dân sống ở thành thị khôngmuốn làm công việc này Học vấn thấp và kỹ năng giao tiếp hạn chế là nhữngđiểm khá đặc trưng của phần lớn người LDGVGD Phát hiện của Shu-Ju AdaCheng (2004) một lần nữa cho thấy ở Dai Loan, phan lớn LDGVGD là ngườinước ngoài, họ đến từ các nước kém phát triển hơn như Philippines, ViệtNam, và một số nước Nam Á [Shu-Ju Ada Cheng, 2004].

Báo cáo “Tớm tắt chính sách về giúp việc gia đình”, của hai tác giảSimonovsky và Y M Luebker, năm 2011, cung cấp các thông tin ước tính về

số lượng người GVGD trong khu vực và toàn cầu Báo cáo cho thấy ở Châu

Mỹ La-tinh và vùng biển Caribe, tỷ trọng LDGVGD trong cơ cầu ngành nghềchiếm tới 92%, trong khi đó ở Châu A là 82%, Châu Phi là 73% và Trung Đông là 64%, trong đó ở một số nước lao động là trẻ em gái cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ Báo cáo cũng cho thấy việc chăm sóc trẻ em và làm công việc nhàchủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm trong khi đó các công việc phục vụ thì chủ yếu là

nam giới và lau dọn nhà cửa thì cả nam và nữ cùng tham gia [Simonovsky and

Y.M.Luebker, 201 1].

21

Trang 26

Hiện tại, Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượngngười LDGVGD trên toàn quốc Theo số liệu của Tổng cục thống kê, quý 1năm 2019, toàn quốc có 222.400 người lao động đang làm thuê trong các hộgia đình, trong đó có 206.500 lao động nữ (chiếm 92,8%) Tuy nhiên, Tổngcục thống kê gộp chung những người giúp việc gia đình vào nhóm nghề laođộng làm thuê các công việc trong hộ gia đình nên số liệu trên bao gồm cảnhững người tham gia sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ của hộ gia đình,

chứ không hoản toàn chỉ có người làm lao động giúp việc gia đình theo định

nghĩa về người lao động giúp việc gia đình tại Bộ Luật lao động 2019 [Tôngcục thống kê, 2019]

LDGVGD ở Việt Nam cũng có đặc điểm xã hội khá tương đồng vớiLDGVGD ở một số nước trên thế giới LĐGVGĐ ở Việt Nam hiện nay cũngchủ yếu là nữ, đa phần thỏa thuận về điều kiện lao động băng miệng, chưaqua đảo tạo nghề và không có bảo hiểm xã hội (BHXH) Đặc biệt, xu hướng

di biến động của LĐGVGĐ ở Việt Nam cũng giống xu hướng chung trên toàncầu đó là việc dịch chuyền của dòng di cư từ nông thôn ra đô thị đang diễn ra

mạnh mẽ [Ngô Thị Ngọc Anh, 2010].

Nghiên cứu “Tre em làm thuê giúp việc gia đình ở Ha Noi” của nhóm

tác giả Nguyễn Thị Vân Anh và Lê Khanh thực hiện (năm 2000) đã làm rõ

một số vấn đề chung liên quan đến trẻ em làm giúp việc gia đình Nhómnghiên cứu đã mô tả các đặc điểm về gia đình, phẩm chat tâm lý, lứa tuổitrình độ học van của trẻ em đang làm GVGD Nhóm nghiên cứu cũng đã phântích những khía cạnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền học tập của trẻ

em giúp việc để làm căn cứ đưa ra một số giải pháp kiến nghị đối với việc nâng cao nhận thức về quyên trẻ em [Nguyễn Thị Vân Anh, 2000, tr 28-37].

Trong nghiên cứu - trao đổi về “Van dé trẻ em gái giúp việc gia đình tạicác thành phố lớn” của tac giả Chu Mạnh Hùng đăng trên đặc san về Bìnhđăng giới, Tạp chí Luật học, 2005 đã đưa ra một sé phát hiện liên quan đến

22

Trang 27

hoàn cảnh xuất thân của trẻ em gái làm GVGD Trong đó, trẻ em gái, phần đông xuất thân từ nông thôn nơi còn nhiều khó khăn về kinh tế, ra thành thịgiúp việc ở tuổi 15 hoặc 16, thậm chí còn sớm hơn Việc các em bỏ học đilàm giúp việc giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho giáo dục, góp phần giảm

chi cho gia đình [Chu Mạnh Hùng, 2005].

Báo cáo “Nghiên cứu thực trạng một số loại hình giúp việc gia đình ở

Hà Nội hiện nay và đề xuất giải pháp quản lý” của tác giả Ngô Thị NgọcAnh, năm 2010 đã nêu bật được đặc điểm của người LDGVGD và các hộ thuê người giúp việc gia đình, đồng thời nêu lên các loại hình GVGĐ ở Hà Nội và thực trạng hoạt động của các loại hình LDGVGD Từ đó dé xuất các giải pháp quản lý phù hợp, mức độ cần thiết phải nâng cao chất lượngLDGVGD và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sửdụng lao động Khách thê của nghiên cứu là LĐGVGĐ và những hộ gia đìnhđang thuê người giúp việc trên địa bàn các quận của thành phố Hà Nội như BaĐình, Cầu Giấy, Đống Đa Tất cả đối tượng đều được phỏng vấn sâu để cógóc nhìn sâu hơn về thực trạng LDGVGD Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề xuấtgiải pháp về vấn đề quản lý lực lượng lao động giúp việc chứ chưa thực sự đisâu vào các giải pháp tạo nhằm nâng cao tay nghề làm việc của họ [Ngô ThịNgọc Anh, 2010].

Theo một nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Bộ Lao

động Thương binh và Xã hội (LDTB& XH) và Viện nghiên cứu Gia đình và

Giới, thực hiện năm 2011 về “Việc làm đối với lao động giúp việc gia đình ”

đã cho thấy thực trạng LĐGVGĐ tại Hà Nội va Thanh phó Hồ Chí Minh Ở

cả hai thành phố, LDGVGD đều có trình độ học vấn phô biến ở bậc trung học

cơ sở trở xuống, chủ yếu đến từ nông thôn, có mức sống nghèo và không

được đào tạo nghề Có sự tham gia của các nhóm dân tộc, tôn giáo khác nhau

và sự tham gia chủ yếu của nữ giới cho thấy khác biệt giới trong lực lượng lao

23

Trang 28

động giúp việc gia đình [ILO, Bộ LDTB&XH và Viện nghiên cứu Gia đình

và Giới, 2011].

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra việc tuyển chọn LDGVGD

thường được các gia đình lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí quan trọng là: chân

thật, chăm chỉ, khỏe mạnh “Họ hàng, người quen” là kênh tìm người

LDGVGD chủ yếu và đáng tin cậy của đa số các gia đình khi có nhu cầu thuê

người giúp việc Trung tâm giới thiệu việc làm là kênh cung ứng lao động

nhanh chóng nhưng người sử dụng lao động thường mat lòng tin đối với cáctrung tâm này Đại đa số người lao động và người thuê lao động sử dụng hình thức thỏa thuận miệng, đặc biệt là nhóm học van thap [ILO, Bộ LBTB&XH

và Viện Nghiên cứu Gia đình va Giới, 2011].

Theo báo cáo khảo sát “Nghiên cứu tình hình lao động giúp việc gia

đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay” của Trung tâm nghiên cứu Giới, Giađình và Phát triển cộng đồng (GFCD) thực hiện năm 2013 cho thấy: đa phầnngười LDGVGD là phụ nữ (chiếm 98,7%) và học van không cao, có khoảngdao động từ 22,0% đến 31,8% người LDGVGD có trình độ học van ở bậc tiêuhọc và thậm chí có không ít người không biết chữ Kết quả khảo sát cũng chothay độ tuổi của người LDGVGD chủ yếu là trung niên (từ 36 — 65 tuổi), chiếm 61,5% Độ tuổi trung bình của người LĐGVGĐ là 44,8 tudi Ngoài ra,hầu hết người LDGVGD được hỏi chưa qua dao tao nghề (chiếm 98.4%)[GFCD, 2013a].

1.2 Một số nghiên cứu về điều kiện làm việc của lao động giúp việc gia đình

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực hiện năm

2003 về LĐGVGĐ cho thấy điều kiện làm việc của LDGVGD ở nhiều quốc

gia chưa được đảm bảo như: không có giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi rõ

ràng; không có tiêu chuẩn về làm công việc ban đêm; lương thấp; không có ngày nghỉ hàng tuần và bảo vệ xã hội kém Ngoài ra, LDGVGD thường được

xem là “công dân hạng hai” hoặc thậm chí không phải là “công dân” Nghiên

24

Trang 29

cứu này cũng đã nêu được lý do cần thúc đây các quốc gia thành viên thừanhận LDGVGD là một nghề trong Luật lao động Bên cạnh đó, nghiên cứucũng đã đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí công việc của lao động giúp việc,nhằm giúp các quốc gia nhận thức đúng về LDGVGD, về sự phân biệt đối xử,

những công việc LDGVGD được làm và không được làm, những chính sách

và quyền lợi, chế độ đãi ngộ dành cho LĐGVGĐ Đồng thời, nghiên cứucũng đã chỉ ra cách thức tô chức, quản lý đối với LĐGVGĐ, từ chương trìnhdao tao, giáo dục đến cách thức sắp xếp, tổ chức các hoạt động đối với người

lao động giúp việc gia đình [ILO, 2013].

Nghiên cứu: “Kinh tế đối với lao động giúp việc - Tổ chức vì một tươnglai tốt đẹp hơn ” của Suguna Papachan (2009), được thực hiện với các nhómlao động giúp việc/công đoàn ở Chau A kê từ năm 2003, đã khảo sát sơ bộ vềđiều kiện làm việc của LDGVGD Năm 2004, kết quả khảo sát được trình baytại một hội thảo về lao động phi chính thức Trong cùng năm đó, một hội thảodành cho các tổ chức của người giúp việc gia đình đến từ năm quốc gia détrao đổi chia sẻ kinh nghiệm và thách thức mà họ phải đối mặt Sau hội thaotrao đổi vào tháng 10 năm 2004, Mạng lưới lao động giúp việc Châu Á(ADWN) ra đời Đây là một mạng lưới các tổ chức của người giúp việc gia đình đến từ Sri Lanka, Pakistan, An Độ, Nepal, Indonesia và Hong Kông.Mạng lưới này đã kết nối các tô chức của người giúp việc gia đình và các van

đề liên quan đến người giúp việc gia đình ở Châu Á đã được đưa vào cácchương trình nghị sự về lao động trong khu vực ADWN đã tích cực thúc đâyhoạt động trao đối, chia sẻ thông tin về vận động chính sách cho người giúp việc gia đình ở các quốc gia [Suguna Papachan, 2009].

“Bao cáo lao động giúp việc gia đình ở Thái Lan: tình hình, thách thức

và con đường phía trước ” của tac giả Vachararutai (Ian) Boontinand 2010 đã

cho thấy mặc dù lao động giúp việc trong nên kinh tế của Thái Lan đem lại rấtnhiều thu nhập, nhưng nghề GVGD van không được công nhận rõ ràng trong

25

Trang 30

xã hội và cũng không được bảo vệ bởi Luật lao động Thái Lan LDGVGD ở Thái Lan được coi là một hình thức làm việc không chính thức trong khu vực,

có giới hạn bảo vệ lao động và bảo hiểm xã hội Phần lớn LDGVGD khôngchi dễ bị tôn thương mà họ còn ít được tiếp cận hầu hết các biện pháp bảo hộ

lao động theo luật lao động Thái Lan Báo cáo này xem xét và phân tích tình hình của lao động trong nước Thái Lan và khu vực, đặc biệt là những người

làm việc trong các hộ gia đình Bằng các thông tin đáng tin cậy, họ hy vọng sẽđưa ra các vấn đề chính và các khuyến nghị có thể đóng góp cho nỗ lực vậnđộng của ILO và các đối tác ở Thái Lan trong chiến dịch về bảo vệ LĐGVGĐ

trong nước [Vachararutai (Jan) Boontinand, 2010].

Cũng theo tác giả Boontinand hiện chưa có số liệu thống kê về số lượng

người Thái làm giúp việc gia đình, đặc biệt là những người làm việc ở các hộgia đình Từ năm 2001, Chương trình chống phân biệt đối xử lao động trẻ emcủa ILO (ILO-IPEC) đã đưa ra bản đánh giá nhanh về tình hình trẻ em làmGVGD ở Thái Lan Trong nghiên cứu này có 115 trẻ em độ tuôi 12 — 17 dang làm GVGD ở Bang-Céc và phan lớn là trẻ em gái, đến từ miền Đông Bắc củaThái Lan Thời gian làm việc thường trên 8 giờ một ngày và phần lớn không cóngày nghỉ mặc dù hầu hết trẻ em khi được hỏi đều không cho rằng công việc mình đang đảm nhiệm là khó khăn và vất vả Tuy nhiên, lực lượng trẻ em làm

GVGD ở Thái Lan hiện nay giảm so với những năm 2000, do các nỗ lực của

Chính phủ nhăm tạo cho trẻ em những cơ hội việc làm hấp dẫn hơn hoặc hướngđến học tập dé đạt được bằng cấp cao hơn Bên cạnh đó, lao động nhập cư từ

Myanmar, Lào, Campuchia (từ 52.685 người năm 2003 tăng lên 129.267 người

năm 2009) cũng là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến tỷ lệ trẻ em ở Thái

Lan làm giúp việc ngày càng giảm [Vachararutai (Jan) Boontinand, 2010].

Trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội, thuộc Trường Đại học

Chulalongkom năm 2008, chủ yêu người LĐGVGPĐ là phụ nữ va có trình độ học

vân bậc tiêu học Điêu dang nói là trong mâu nghiên cứu có 4,8% người

26

Trang 31

LĐGVGĐ có trình độ cao đăng và 3,9% có trình độ dai học [Vachararutai(Jan) Boontinand, 2010].

Việc rà soát tài liệu cho thấy hiện cũng đã có một sỐ nghiên cứu về vấn

dé an sinh xã hội của người LDGVGD Các kết quả nghiên cứu chia sẻ tại Hộinghị lao động quốc tế thường niên, phiên thứ 99 về LĐGVGĐ, được tổ chức tạiGeneva, Thụy Sĩ, cho thấy: ở hầu hết các nước trên thế giới, phần lớn công việcGVGD là công việc không được đào tạo bài bản về kỹ năng [ILO, 2010] Do đó,việc đào tạo kỹ năng nghề cho nhóm này không chỉ là một nhu cầu cần quan tâm

mà thực tế cũng đã được nhiều nước quan tâm như ở Thái Lan, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa trung tâm giới thiệu việc làm, người sử dụng lao động vàLDGVGD Hợp đồng thường được xác lập giữa 3 bên gồm trung tâm đào tạo,đơn vị tuyên dụng, người sử dụng lao động và người lao động với những điềukhoản về công việc, ngày nghỉ, lương, tiền ăn cho người lao động, tiền ngoài giờ

và mức phí hoa hồng người lao động trả cho trung tâm [Vacharatutai (Jan)Bonntinand, 2010] Người LDGVGD được hưởng các quyên lợi được quy địnhtrong Luật bảo hộ lao động năm 1998 (sửa đổi năm 2007).

Trong báo cáo so sánh về nghiên cứu trường hợp người giúp việc gia đình ởNam Phi, Huysamen nhận định rằng công việc GVGD ở một sỐ nước thường không chính thức và không được công nhận bằng văn bản [ElsabeHuysamen, 2011] Các vấn đề liên quan đến công việc GVGD không đượcgiải quyết theo các quy định của pháp luật và điều này dẫn đến nhiều ngườilàm giúp việc gia đình dễ bị tổn thương bởi sự đối xử không công bằng, bịlạm dụng và những điều kiện làm việc không phủ hợp với mô hình việc làm bền vững của ILO [Elsabe Huysamen, 2011].

Với những đặc thù của công việc giúp việc gia đình như điều kiện môi

trường làm việc khép kín trong một gia đình, ít có sự giao du với bên ngoài nên

ban thân LDGVGD dễ đối mặt với các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, de

doa, bi lạm dung sức lao động, lạm dung tình dục từ các thành viên trong gia

27

Trang 32

đình chủ sử dụng lao động Trong một nghiên cứu về LDGVGD của Thái Lan(2010), hầu hết những người giúp việc gia đình nhập cư được hỏi đều cho rằng họ từng gặp một trong những hành vi bạo lực và lạm dụng bởi chủ sử dụng lao động Hơn một nửa trong số 115 người được hỏi cho răng họ bị quát

mắng, 1/3 cho biết họ bị chửi bới hoặc bị đe dọa Báo cáo của ILO cho thấy,

những LDGVGD càng trẻ càng có xu hướng bị bạo lực va lạm dụng nhiềuhơn [Vacharatutai (Jan) Bonntinand, 2010] Điều đáng nói là những

LĐGVGĐ nhập cư có nguy cơ bị bạo lực và bị lạm dung cao hơn so với

những người LDGVGD bản địa — đặc biệt trong vấn đề tiền lương và làm

VIỆC ngoài gid.

Trong nghiên cứu của ILO năm 2013 về: “Giúp việc gia đình trên toànthé giới: Thong kê toàn cau, khu vực và mức độ bảo vệ pháp lý” đã cỗ gắngnăm bắt quy mô của LDGVGD va mức độ bảo vệ pháp lý cho LDGVGD trên

cơ sở phương pháp có thể kiểm chứng và nhân rộng Những phát hiện nàygóp phần tạo nên sự vô hình của LĐGVGĐ và mang một thông điệp mạnhmẽ: lao động giúp việc gia đình chiếm phần lớn lao động làm công ăn lươngtoàn cầu, nhưng họ vẫn bị loại trừ khỏi phạm vi luật lao động Ví dụ: hơn mộtnửa số LĐGVGĐ không có giới hạn theo luật định về giờ làm việc hàng tuầncủa họ, hơn hai trong số năm người không được trả lương tối thiểu và hơnmột phần ba không có quyền nghỉ thai sản Từ góc độ quyền con người và bình đăng giới, tình trạng này là điều không thê chấp nhận được Báo cáo này

là kết quả của sự hợp tác giữa các luật sư, chuyên gia thống kê về điều kiệnlàm việc và giữa nhiều đơn vị khác của ILO Báo cáo cho thấy rõ ràng giá trị của sự phối hợp, đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của ILO nhằm hỗ trợ các thành phan ba bên — chính phủ và các tô chức của người lao động vàngười lao động — theo chiến lược toàn cầu của mình về hành động củaLĐGVGĐ [ILO, 2013].

28

Trang 33

Trong nghiên cứu của Nagel, thực hiện năm 2003 có bàn về vị thế và những điều LĐGVGĐ phải chịu đựng Theo tác gia, LDGVGD không hề

được nghỉ ngơi, giải trí, họ bị “bật rễ” khỏi môi trường văn hóa của mình và

bị bỏ mặc trong một thế giới không quen biết, trong khi phải đối mặt với môitrường làm việc day thử thách và phải ném trải những chan thương về tâm lý.Liên quan đến điều kiện làm việc, người phụ nữ có thé bị bắt làm bat kỳ côngviệc nào và họ có thé bị lạm dụng về thể xác và tình dục rất nghiêm trọng[Nagel J, 2003].

Trong nghiên cứu của mình, Arat — Koc cũng đã đề cập tới môi trường

và điều kiện làm việc của LDGVGD Theo tác giả, LDGVGD dễ bị tổnthương trước sự lạm dụng về tình dục và các lạm dụng khác, tình trạng côđơn, nỗi sợ của phụ nữ khi đi làm thuê Họ lúc nào cũng cần phải sẵn sảng

nhận lệnh chủ nhà và nơi ở của họ cũng là nơi làm việc do đó thường không

có ranh giới rõ ràng giữa giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi Họ không có chỗ làm

mà thức dậy đề làm việc và họ không có tự do, không có khoảng không gian

riêng tư [Arat Koc, S 2001].

Trong phân tích của mình Arat Koc cũng đã bình luận người LDGVGD

không phải là chủ nhà và họ cũng không phải là người lao động với các quyềntương ứng Họ làm việc nhà nhưng không tham gia những buồn vui và sự thânthiện của ngôi nhà ấy Họ là người sống trong gia đình nhưng không phải là người của gia đình đó Da số người làm LĐGVGĐ là phụ nữ, họ ở những độ tuôi khácnhau Ngôi nhà vốn được coi là lãnh địa của phụ nữ và việc nhà cũng vốn đượccoi là việc của phụ nữ nhưng điều khác biệt là “họ chăng phải là vợ cũng chắng phải là người lao động” trong ngôi nhà ấy [Arat Koc, S 2001].

Tác giả Đặng Bích Thủy đã nghiên cứu về điều kiện sống và làm việc

của trẻ em gái từ nông thôn ra Hà Nội làm GVGD vào năm 2001 Nghiên cứu

đã cho thấy lý do chủ yéu dẫn tới các em gái nông thôn ra Hà Nội làm nghềGVGĐ là do điều kiện gia đình khó khăn về kinh tế, một số em do chán học,

29

Trang 34

học kém hay tò mò muốn xem cuộc sống ở Hà Nội như thế nào Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng xem xét điều kiện làm việc của trẻ em làm GVGD và cho thấy điều kiện làm việc rất khó khăn, hầu như các em phải làm việc trong tình trạng căng thang cả về thé xác lẫn tinh thần, với khoảng 12 - 14 tiếng laođộng/ngày Tiền công nhận được tùy theo công việc của mỗi em và điều kiệnlao động chủ yếu chỉ được thỏa thuận băng miệng giữa người thuê lao độngvới người lao động Các em luôn cảm thấy thiếu thốn tình cảm của ngườithân, cha mẹ và không có bạn bè cùng lứa để chia sẻ hoặc vui chơi do phải sống trong môi trường khép kín Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với các em

và nó cũng là một điểm bat lợi đối với sự hình thành và phát triển tâm lý củacác em sau này Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu này đã đưa ra những

kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và tuyên truyền sâu rộng

các điều luật có liên quan để đảm bảo quyền trẻ em, đồng thời Nhà nước cũngcần hỗ trợ việc làm cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn [Đặng

Bích Thủy, 2001]

Trong nghiên cứu “Làn sóng phụ nữ nông thôn ra thành thị làm giúp

việc gia đình” (2007), tác giả Dương Kim Hồng đã phan nao phan ánh đượcmột số khía cạnh của hoạt động giúp việc gia đình ở hai thành phố lớn là HàNội và thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu đã phân tích về môi trường làm

việc của LDGVGD Theo đó, người lao động ở ngay trong nhà cua gia chủ va

người lao động thuê nhà trọ ở ngoài là hai hình thức cơ bản của loại hình

LDGVGD Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chi lay ý kiến của

những người chủ hộ gia đình có thuê người giúp việc mà không thực hiện

phỏng vẫn sâu LĐGVGĐ để phản ánh trực tiếp tâm trạng, hoàn cảnh cũng như tâm tư nguyện vọng của họ [Dương Kim Hồng, 2007].

Nghiên cứu “Hiện trạng công việc và đời sống của nữ nhập cư làmgiúp việc nhà tại thành phố Hồ Chí Minh” (2009) của tác giả Đào Bich Hà cóđối tượng nghiên cứu là người lao động trên 18 tuổi di cư từ nông thôn đến

30

Trang 35

thành phố Hồ Chí Minh làm công việc giúp việc gia đình Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với 15 cuộc phỏng vấn sâu, để thu thập thông tin nhằm phản ánh thực trạng LDGVGD hiện nay ở thành phố Hồ Chí

Minh [Đào Bích Hà, 2009].

Theo nghiên cứu này, đa số người giúp việc đều không hài lòng về thờigian làm việc nặng nhọc, cảm giác bị gò bó, thiếu tự đo và chịu sự kiểm soátcủa gia chủ Ngoài ra, người nữ di cư còn phải chấp nhận sự xa cách gia đình,không thể chăm sóc con cái và liên hệ xã hội với bạn bè, người thân Tuy

phạm vi nghiên cứu đã được mở rộng hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê

Việt Nga đã được đề cập ở trên, nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm giải quyết những tồn đọng trên [Lê Việt

Nga, 2006].

Trong nghiên cứu “Việc làm đối với lao động giúp việc gia đình”, do

Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Bộ LĐTB&XH và Viện Gia đình và Giới,thực hiện năm 2011 cũng cho thấy hành vi bạo lực phổ biến nhất vớiLĐGVGĐ là “mắng chửi” Nữ giới bị “cắm tiếp xúc”, bị “đe dọa” nhiều hơn,còn nam giới có nhiều nguy cơ trong việc “bị giữ giấy tờ tùy thân” [ILO, Bộ

LDTB&XH và Viện Gia đình và Giới, 2011].

Báo cáo nghiên cứu “Giá trị kinh tế của lao động giúp việc gia đình vớigia đình và xã hội”, do GFCD thực hiện năm 2014 đã cho thấy hầu hếtLDGVGD không có hợp đồng lao động, không tham gia BHXH và đa phầnkhông có BHYT Tình trạng phải làm việc không đúng với thỏa thuận ban đầu,thời gian làm việc kéo dài hay tình trang bi mắng chửi, lăng mạ, tát, đánh, quay rồi tình duc còn xảy ra ở một số bộ phận LDGVGD [GECD, 2013b].

1.3 Một số nghiên cứu về yếu to ảnh hưởng đến lao động giúp việc gia đình

Nghiên cứu của Philip N.Cohen năm 1993 tại Mỹ về việc thay thế công việc nhà trong nên kinh tế dịch vụ đã chỉ ra rằng việc sử dụng dịch vụ GVGD

và việc các gia đình đi ăn bên ngoài đã giúp người phụ nữ giảm bớt gánh nặng

31

Trang 36

công việc nhà Theo tác giả, vi trí của người phụ nữ trong hôn nhân (vi dụ:

thu nhập, nghề nghiệp) và địa vị kinh tế - xã hội của gia đình (vi dụ như mức

sống, chủng tộc, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vẫn của người chồng) có tác

động lớn đối với việc sử dụng dịch vụ GVGD Nghiên cứu đã chi ra nhu cầu sử

dụng dịch vụ GVGD và đi ăn bên ngoài của những gia đình có người phụ nữ có

địa vị và vi thé kinh tế - xã hội cao sẽ cao hon [Philip N Cohen, 1998]

Tại Thái Lan, Viện nghiên cứu dân số và xã hội, Đại học Mahidol, đãcông bố một báo cáo khảo sát thực hiện năm 2007, trong đó khang định sựtăng trưởng kinh tế của Thái Lan, trong hơn 30 năm qua được xem là nguyên nhân chính làm gia tăng mạnh số lượng hộ gia đình có nhu cầu thuê LĐGVGĐ tại nước này Vào thời điểm những năm 1980, đa phan hộ gia đình

có nhu cầu có thể tìm kiếm LDGVGD trong nước Tuy nhiên, nguồn cungLĐGVGĐ là người Thái giảm mạnh vào những năm 1990 Sự phát triển kinh

tế của Thái Lan đã tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động phổthông trong nước Lực lượng lao động phổ thông trong nước có nhiều cơ hội

lựa chọn công việc tại các nhà máy, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài thay

vì công việc LDGVGD như trước đây [Ngô Thị Ngọc Anh, 2010].

Nghiên cứu này cũng cho thấy chính sự thiếu hụt nguồn cung lao độngtrong nước đã thu hút lực lượng lao động nữ từ các nước láng giềng như

Myanma, Lào và Campuchia di cư sang Thái Lan làm công việc LDGVGD.

Trong những năm gần đây, trong làn sóng di cư đó, có thêm lực lượng laođộng đến từ Việt Nam Theo ước tính, hiện có khoảng vài trăm ngàn phụ nữgiúp việc gia đình tại Thái Lan là người nước ngoài Đến năm 1998, nghề

LĐGVGĐ đã được đưa vào bộ Luật lao động của Thái Lan và những người

LĐGVGĐ là công dân Thái Lan được bảo vệ các quyên lợi đành cho người

lao động Tuy nhiên, Bộ luật này chưa bảo vệ cho người LDGVGD là người

nước ngoài Chính vi thế, hiện tượng đối xử tàn tệ, xâm phạm thân thé haylạm dụng tình dục đối với phụ nữ nước ngoài làm GVGD được chia sẻ khá

32

Trang 37

phô biến trên báo chí và bởi các tổ chức phi chính phủ tại Thái Lan [Ngô Thị

Ngọc Anh, 2010].

Trong nghiên cứu - trao đôi về “Van dé trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố lớn” của tác giả Chu Mạnh Hùng (2005) cũng chỉ ra rằngtrẻ em gái ở nông thôn đi giúp việc không chỉ đơn thuần mang tính kinh tế mà

cả yếu tố văn hóa va tâm ly xã hội Những yếu tố này tạo nên động cơ laođộng giúp việc trẻ em gái trở thành nguồn cung ứng lao động cho thị trườngLDGVGD Đối với các gia đình có nhu cầu sử dụng trẻ em gái GVGD, bêncạnh việc cân nhắc đến giá cả, còn vì lý do trẻ em gái thường dễ nuôi, ít 6mđau, nhanh nhẹn và dé sai bảo hơn người già Đây là lý do dé họ tìm ngườigiúp việc là trẻ em gái dưới 18 tuổi Tác giả từ những phân tích cụ thể đã đưa

ra được một số giải pháp về phương diện pháp lý, về nâng cao ý thức tự

giác Tuy nhiên, những giải pháp này còn mang tính hình thức, chưa đi sâu

giải quyết cụ thé van đề Nhưng nghiên cứu của tác giả là tư liệu cũng nhưđưa ra những thực trạng rất quý giá góp phần cũng cấp những thông tin bé ích

cho luận án [Chu Mạnh Hùng, 2005].

Nghiên cứu có tiêu đề “Người làm thuê việc nhà và tác động của họ đếngia đình thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội” của tác giả Mai Huy Bích thực hiệnnăm 2004 đã đưa ra một số phát hiện quan trọng Khi phân tích mối quan hệgiữa cung — cầu lao động, tác giả đã nhận thấy công việc nhà có giá trị vềkinh tế thông qua thu nhập của người lao động Nghiên cứu này cũng khang

định làm công việc nhà không phải trách nhiệm đương nhiên của phụ nữ trong gia đình Khi người phụ nữ làm việc nhà mà không được trả công thì có nghĩa

là họ dang hy sinh và cống hiến Việc thuê người làm việc nha sẽ giảm bớt gánh nặng cho gia chủ vì thế dịch vụ này vừa phải trả giá bằng tiền mặt vừa

phải có sự chia sẻ nội bộ giới nữ và giữa nam và nữ trong gia đình nói chung

[Mai Huy Bich, 2004].

33

Trang 38

Nghiên cứu: “Nhu cầu dịch vụ gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ”

đã được thực hiện bởi Viện khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em năm 2005 tại một số tỉnh gồm: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lang Son, Hòa Binh, Lâm

Đồng, Phú Thọ, Nghệ An, Khánh Hòa, Kiên Giang, từ tháng 3/2003 — tháng

5/2005 Nghiên cứu này đã phân tích và chỉ ra tính tất yếu của việc phát triểnloại hình dịch vụ GVGD ở nước ta hiện nay Đồng thời, phân tích những điềukiện thuận lợi và cản trở đối với việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ GVGD Nghiêncứu cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ GVGĐ, gópphan cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sông của người dân trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [Ngô Thị Ngọc Anh, 2010].

Tác giả Lê Việt Nga trong nghiên cứu về “Tac động của dịch vụ giúp

việc tới gia đình” được thực hiện năm 2006 với phạm vi nghiên cứu là

phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội Tác giả đã thu thập thông tin từ cả

ba đối tượng có liên quan trực tiếp đến hoạt động GVGD là: Người lao động,người sử dụng lao động và người làm nghề môi giới hoạt động GVGĐ.Nghiên cứu bàn về nhu cầu thuê GVGD và cho thấy nhu cầu thuê người giúpviệc hiện nay ở Hà Nội là rất lớn, đồng nghĩa với những tác động không nhỏcủa việc thuê người giúp việc tới cuộc sống của gia đình sử dụng dịch vụ.Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu lên một số khó khăn, trở ngại của các bên như chất lượng làm việc của người lao động chưa cao, chưa đáp ứng được yêucầu của người sử dụng lao động [Lê Việt Nga, 2006]

Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Lê Việt Nga chỉ dựa trên một quy mô

mẫu nghiên cứu khá nhỏ bao gồm 20 người giúp việc, 20 người thuê người

giúp việc và 5 cán bộ giới thiệu việc làm trong phạm vi phường Kim Liên.

Bài nghiên cứu cũng chỉ khai thác được một số khía cạnh của hoạt độngGVGĐ do phạm vi nghiên cứu chưa rộng và cũng chưa dé ra được nhiều giảipháp thiết thực khắc phục tình trạng này.

34

Trang 39

Theo kết qua nghiên cứu “Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà Nội” do Tôchức cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Viện Gia đình và Giới, thực hiện từ tháng 7năm 2004 đến tháng 2 năm 2005, tại 6 xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,

và 03 phường thuộc Hà Nội, đã tập trung làm rõ đặc điểm của gia đình cóngười đi làm GVGĐ Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những nguyên nhân

từ góc độ gia đình khiến cho trẻ em phải đi làm GVGĐ Đồng thời, tìm hiểumong muốn của gia đình có trẻ em đi làm công việc GVGD va cho thấy cógần 70% gia đình có con đang đi làm GVGD cho biết họ không có dự địnhcho con làm việc lâu dài ở Hà Nội [Tô chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển và

Viện Gia đình và Giới, 2004].

Khi phân tích về đặc điểm của gia đình thuê trẻ em làm GVGD, nghiêncứu này đã chỉ ra nhu cầu thuê trẻ em làm giúp việc là rất lớn Tuy nhiên, cácgia đình thuê trẻ em làm GVGD thường phải dành nhiều thời gian và côngsức sức dé đào tạo, hướng dẫn cho trẻ em cách thức thực hiện công việc Cácgia đình chủ yếu tìm kiếm nguồn lao động thông qua người thân, họ hang hay

bạn bè Mặc dù môi trường làm việc của trẻ em đã được cải thiện, tuy nhiên,

theo nghiên cứu này môi trường làm việc vẫn mang tính gò bó, khép kín và ít

giao tiếp Trẻ em thường gặp khó khăn trong việc thỏa thuận về mức tiềnlương và điều kiện làm việc Trẻ em thường phải tự chịu đựng khi gặp khókhăn do các em ít nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương và các tổchức môi giới Từ các phát hiện của nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một SỐkhuyến nghị về biện pháp can thiệp nhằm giảm bớt khó khăn cho trẻ em làmGVGD va đề xuất đây mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức đối với van đề trẻ em làm GVGD [Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điền và Viện Gia

đình và Giới, 2004].

Báo cáo nghiên cứu “Giá trị kinh tế của lao động giúp việc gia đình

với gia đình và xã hội” của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình va Phat

triển cộng đồng (GFCD) thực hiện năm 2013 cho thấy mặc dù Nghị định

35

Trang 40

27/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của Bộ luật Lao động 2012 về LĐGVGĐ, nhưng công tác quan lý nhà nước đối với LDGVGD van còn bỏngỏ Mặc dù phải đối mặt với nhiều rủi ro và chưa được bảo vệ bởi pháp luật,nhưng người lao động vẫn tham gia thị trường này với lý do cần thu nhập cho

bản thân và gia đình Nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng nhưng việc đo lường giá

trị kinh tế của LĐGVGĐ là rất khó khăn và chỉ mang tính chất tương đối, sốliệu thống kê còn mỏng và hạn chế Vì thế những tính toán về giá trị kinh tếcủa LĐGVGĐ đối với xã hội chưa đầy đủ như mong đợi [GECD, 2013b]

Báo cáo “Rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và ViệtNam liên quan đến lao động giúp việc gia đình” (2013) của GFCD cũng đãtổng hợp những điểm mạnh, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật, các

mô hình hỗ trợ LĐGVGĐ, quá trình rà soát các văn bản, tài liệu của báo cáo vềGVGD cho thấy một số van đề Thứ nhất, sự thiếu văng khung pháp lý hoặckhung pháp lý hiện có chưa đủ mạnh để giúp việc gia đình vận hành trong hệthống văn bản pháp luật của các quốc gia LDGVGD chưa phải là đối tượng điềuchỉnh trong pháp luật về lao động tại một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản,

Hàn Quốc Tại một số nước khác như Dai Loan, Philippines, LDGVGD được

diéu chinh trong luat vé lao động việc lam nhưng lại bị loại trừ khỏi một SỐ quy định như giờ làm việc, ngày nghỉ, nghỉ thai sản Thứ hai, chưa có hệ thống đữ liệu

về LDGVGD bởi không có cơ quan quản lý người LĐGVGĐ hoặc cơ quan quan

lý lao động Ngay tại Việt Nam, việc đăng ký tạm trú cho người GVGD sốngcùng hộ gia đình cũng chưa được các hộ gia đình thực hiện đầy đủ, nghiêm túcdẫn đến việc quản ly gặp nhiều khó khăn Thứ ba, nghiên cứu về GVGD đã có nhưng chưa toàn diện Thứ tư, chưa có tô chức hỗ trợ người giúp việc gia đình tại

Việt Nam [GFCD, 2013a].

Nghiên cứu “7z em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội” của nhóm tac

giả Nguyễn Thị Vân Anh và Lê Khanh thực hiện (Năm 2000) cũng đã phân

tích các yếu tố thúc day trẻ em tham gia thị trường LDGVGD Trong đó,

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN