Khái quát chung về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một trong những phát minh vĩ đại của loài người mang lại niềm vui cho hàng triệu cặp vợ chồng trên thế giới TS Robert G Edwards - là nhà sinh lý học người Anh tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu khả năng sinh sản ở người, đặc biệt là sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) Để hiều rõ được vấn đề này trước hết cần tìm hiểu một số thuật ngữ chuyên ngành trong y học:
Noãn là giao tử của người phụ nữ
Tinh trùng là giao tử của người đàn ông
Phôi là sản phẩm giữa tinh trùng và trứng
Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm tạo thành phôi
Thụ tinh nhân tạo là việc bơm tinh trùng của chồng hoặc người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ để tạo thành phôi Ở Việt Nam, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lần đầu tiên được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học: “Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm” Đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, thì tại khoản 21 Điều 3 đã một lần nữa khẳng định: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”
Tuy nhiên, định nghĩa trên chỉ mang tính chất pháp lý được xây dựng bằng phương pháp liệt kê do đó chưa thể giải thích được rõ thế nào là “sinh con bằng kỹ
15 thuật hỗ trợ sinh sản” như các định nghĩa dưới góc độ y học Điển hình như định nghĩa trong Đạo luật về Chứng chỉ và Mức thành công của các phòng Y tế Hỗ trợ
Sinh sản từ “kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” (Assisted Reproductive Technology - A.R.T.) bao gồm tất cả các phương pháp điều trị sinh sản, trong đó cả trứng và phôi được xử lý bên ngoài cơ thể Nói chung, các thủ tục điều trị ART bao gồm lấy trứng trưởng thành khỏi buồng trứng của người phụ nữ bằng kim, kết hợp trứng với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và trả lại phôi cho cơ thể người phụ nữ hoặc tặng chúng cho người phụ nữ khác 1
Mặt khác, ở trên thế giới còn một số định nghĩa khác được sử dụng để giải thích về “kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” Đầu tiên, phải kể đến định nghĩa của Thư viện y khoa Hoa Kì: “Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) được sử dụng để điều trị vô sinh Nó bao gồm các phương pháp điều trị sinh sản xử lý cả trứng của phụ nữ và tinh trùng của đàn ông Nó hoạt động bằng cách loại bỏ trứng khỏi cơ thể phụ nữ Trứng sau đó được trộn với tinh trùng để tạo phôi Các phôi sau đó được đưa trở lại trong cơ thể của người phụ nữ” 2 Hay tiếp đến là định nghĩa của Viện sức khỏe và trẻ em Hoa Kì: “ART đề cập đến các phương pháp điều trị và thủ tục nhằm mục đích mang thai” 3 Ngoài ra, có thể kể đến định nghĩa của Cơ quan điều trị hỗ trợ sinh sản Victoria (VARTA), Tiểu bang Victory, Úc: “ART liên quan đến các công nghệ và các phương pháp có liên quan, được sử dụng để giúp người ta đạt được việc có thai ART được sử dụng: như một biện pháp điều trị hiếm muộn cho các cặp; bởi những phụ nữ không thể trở nên có thai được nếu không được điều trị; bởi những phụ nữ không thể giữ được em bé trong thời gian mang thai hoặc không thể sinh nở được nếu không được điều trị; để làm giảm nguy cơ em bé thừa kế một bệnh hay một dị tật di truyền nào đó” 4 Hay là định nghĩa của bác sỹ Hồ Mạnh Tường – một trong những bác sỹ đầu tiên áp dụng kỹ thuật
1 https://www.cdc.gov/reproductivehealth/infertility/index.htm
2 https://medlineplus.gov/assistedreproductivetechnology.html
3 https://www.nichd.nih.gov/health/topics/infertility/conditioninfo/treatments/art
4 https://www.varta.org.au/resources/translation/c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-h%E1%BB%97- tr%E1%BB%A3-sinh-s%E1%BA%A3n-assisted-reproductive-technology-art-l%C3%A0-g%C3%AC
ART tại Việt Nam: “Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là những kỹ thuật kết hợp giữa y học và sinh học, can thiệp vào các bước trong sinh lý sinh sản tự nhiên nhằm giúp làm tăng khả năng sinh sản Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ứng với tiến bộ về nội tiết học và sinh học để can thiệp trên giao tử ( tinh trùng, noãn) và phôi” 5
Từ các định nghĩa kể trên nhận thấy rằng có định nghĩa chỉ thu hẹp trong việc điều trị việc vô sinh, hiếm muộn; ngoài ra cũng có định nghĩa rộng hơn là nhằm mục đích mang thai Nói cách khác, đó là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ với mục đích giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và có những đứa con như họ ước muốn Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, hóa chất, hậu quả chiến tranh,…đem lại hạnh phúc và hi vọng cho không ít các gia đình Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung
Hiện nay có hai phương pháp chính được áp dụng đó là: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm Bởi lẽ, nước ta đã thể hiện rõ quan điểm chỉ công nhận hai phương pháp chính trên, không thừa nhận “sinh sản vô tính” 6 Vì sinh sản vô tính là vấn đề mang tính toàn cầu và pháp luật nhiều nước cấm sinh sản vô tính người Hơn nữa, người ta cũng cho rằng việc sinh sản vô tính ở người có thể đặt xã hội trước những thảm họa khôn lường như việc “xác định cha, mẹ con cho đứa trẻ được sinh sản bằng hình thức sinh sản vô tính, cũng như nhiều hệ lụy khác”
5 https://drtuong.wordpress.com/2009/11/21/art/
6 Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó Hình thức sinh sản này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân Thế hệ con sẽ là bản sao di truyền chính xác của cơ thể mẹ, ngoại trừ trường hợp đặc biệt là sự tự thụ phấn (automixis) Một định nghĩa chính xác hơn là agamogenesis, là dạng sinh sản mà không cần sự hợp nhất của giao tử Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản chính của các sinh vật đơn bào chẳng hạn như vi khuẩn cổ, vi khuẩn, và sinh vật nguyên sinh
Các ví dụ về sinh sản vô tính phổ biến bao gồm:- Động vật: Tạo ra cừu Dolly, phân đôi ở trùng roi, nảy chồi ở thủy tức.- Thực vật: Cây thuốc bỏng mọc ra từ lá, rêu sinh sản bằng bào tử, củ khoai lang nảy chồi.
Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa “ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” là việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ với mục đích giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân để sinh con, được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiêu biểu
Ngày nay, thụ tinh nhân tạo đang là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất xoay quanh lĩnh vực sức khỏe sinh sản Thụ tinh nhân tạo được biết đến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được áp dụng phổ biến trong điều trị vô sinh, hiếm muộn nhằm mang đến cơ hội làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật để tạo điều kiện cho quá trình thụ thai được diễn ra thuận lợi nhất tại các cơ sở y tế chuyên khoa
Dưới góc độ y học, thụ tinh nhân tạo (Intra-Uterine Insemination còn gọi tắt là IUI) gọi là phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, là việc lọc rửa tinh trùng để lựa chọn ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất, bơm trực tiếp vào buồng tử cung của nữ giới (nữ giới được uống thuốc kích thích trứng rụng đúng thời điểm), từ đó “nhân tạo” ra những điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thụ tinh như: những tinh trùng khỏe mạnh nhất được bơm vào đúng thời điểm, ở nơi gần trứng nhất, bỏ qua tất cả các bất thường như tinh trùng yếu, rối loạn phóng noãn hay bất thường ở cổ tử cung…
Sơ đồ 1.1 Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
Sau khi gặp gỡ, thụ tinh và tạo thành phôi thai, phôi di chuyển xuống buổng tử cung và làm tổ tại lớp niêm mạc tử cung thì phương pháp thành công Đây là kỹ thuật tương đối đơn giản, chi phí thấp nhưng hiệu quả cao và trở thành lựa chọn của rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn Thường thì phụ nữ tìm đến phương pháp thụ tinh nhân tạo khi họ khó thụ thai hay cảm thấy khó có thể quan hệ tình dục qua đường âm đạo, ví dụ như: những người khuyết tật thể chất hoặc gặp phải vấn đề về tâm lý tình dục
Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, "Việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Luật" Do đó, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
1.1.2.2 Thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm (In Vitro Fertilization - IVF) là quá trình kết hợp giữa tinh trùng (giao tử đực) với trứng (giao tử cái) để tạo ra hợp tử ở ngoài cơ thể mẹ - trong phòng thí nghiệm với môi trường sinh học nhân tạo
Trong lĩnh vực y học, thuật ngữ “trong ống nghiệm” bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là “trong thủy tinh” bởi lẽ thí nghiệm đầu tiên liên quan tới việc phát triển các mô bên ngoài cơ thể sống được tiến hành trong các lọ thủy tinh như cốc, ống nghiệm
19 hay đĩa petri… Ngày nay, thuật ngữ “trong ống nghiệm” được sử dụng để áp dụng chung cho tất cả những thủ thuật sinh học được thực hiện bên ngoài cơ thể, phân biệt với việc phát triển các mô bên “trong cơ thể” như vẫn thường thấy
Sơ đồ 1.2 Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dưới góc độ y học, có hai kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển và kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng Cụ thể như sau:
* Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (In Vitro Fertilization - IVF): IVF là kỹ thuật đặt biệt, tinh trùng sau khi được lọc rửa cấy chung với noãn trong đĩa môi trường và để trong tủ ủ Trong vòng vài giờ đầu tiên sau cấy, tinh trùng đã có thể đi xuyên vào noãn và quá trình thụ tinh xảy ra Phôi được tạo thành sau đó sẽ được chuyển vào buồng tử cung Trong kỹ thuật này trứng và tinh trùng gặp nhau, hòa nhập một cách "tự nhiên" để hình thành phôi Là phương pháp điều trị dành cho những phụ nữ bị tắc nghẽn ống dẫn trứng, cho các cặp hiếm muộn không thể có thai hoặc những bệnh nhân lớn tuổi, lạc nội mạc tử cung, bất thường rụng trứng, hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân, bất thường tinh trùng và các yếu tố miễn dịch
* Thụ tinh trong ống nghiệm bằng tiêm tinh trùng vào bào tương trứng
(Intra Cytoplasmic Sperm Injection - ICSI): ICSI có nghĩa là tiêm thẳng tinh trùng trực tiếp vào bào tương trứng trưởng thành để tạo phôi Kỹ thuật này có sự hỗ trợ của hệ
20 thống vi thao tác và kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại 200-300 lần Nhờ kỹ thuật ICSI phôi được tạo ra chỉ từ duy nhất 1 trứng và 1 tinh trùng, do đó ICSI có thể thực hiện được trong những trường hợp thiểu năng tinh trùng nặng, hoặc tinh trùng được lấy từ mào tinh hoặc tinh hoàn, tăng tỉ lệ thụ tinh ICSI được khuyên nên áp dụng phương pháp này cho những trường hợp tinh trùng chồng kém chất lượng hoặc bệnh nhân có bất thường thụ thai trước đó
Dưới góc độ pháp lý, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được định nghĩa như sau: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”
Mang thai hộ (surrogacy), kỹ thuật này thường được áp dụng cho những trường hợp người phụ nữ có buồng trứng bình thường nhưng đã bị cắt tử cung hoặc bị bệnh lý nội khoa nặng (ví dụ: bệnh tim…) khiến việc mang thai có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con Tinh trùng chồng và trứng người vợ được cho thụ tinh trong ống nghiệm Sau đó phôi được chuyển vào tử cung của người mang thai hộ Hay nói cách khác, mang thai hộ là một hình thức điều trị hỗ trợ sinh sản (ART) trong đó một người phụ nữ (người mẹ thay thế) đồng ý mang và sinh con thay cho người khác hoặc cặp vợ chồng, được gọi là “cha mẹ ủy thác” hoặc “dự định cha mẹ”) 7
Dưới góc độ pháp lý, mang thai hộ được phân loại: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại Ở Việt Nam, pháp luật chỉ ghi nhận và quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Mọi người hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại đều bị cấm Theo đó, “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” 8 được định nghĩa việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì “mục đích thương mại” 9 giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của
7 https://www.varta.org.au/information-and-support/surrogacy
8 Theo Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
9 Mục đích thương mại: những việc làm nhằm hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác
21 người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con
Các trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Hầu hết pháp luật các nước đều quy định rất chặt chẽ về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bởi những ảnh hưởng, tác động về vấn đề về đạo đức, kinh tế, xã hội, chính trị Do đó, việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thông thường được áp dụng phổ biến đối với hai trường hợp: cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân
Một là, áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với cặp vợ chồng vô sinh
Trong y học, khái niệm “vô sinh” được hiểu là tình trạng một cặp vợ chồng không có thai sau 1 năm chung sống, giao hợp bình thường, không sử dụng các biện pháp tránh thai nào (WHO 1999) Đối với những trường hợp mà người vợ trên 35 tuổi thì thời gian này chỉ khoảng 6 tháng đã được đánh giá là vô sinh Vô sinh được phân loại: (i) vô sinh nguyên phát (còn gọi là vô sinh I) là tình trạng vô sinh ở những cặp vợ chồng mà người vợ chưa có thai lần nào và (ii) vô sinh thứ phát (còn gọi là vô sinh II) là tình trạng vô sinh ở những cặp vợ chồng mà người vợ đã từng có thai trước đó Ở Việt Nam, Nghị định 10/2015/NĐ-CP cũng đưa ra khái niệm vô sinh là“tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 – 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai” 11
Nhìn chung, tỷ lệ vô sinh dao động khoảng 10% ở các cặp vợ chồng Theo nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ vô sinh vào khoảng 7,7%, tức là có khoảng 1
Vào cuối ngày thứ 5 sau khi thụ tinh (phôi ngày 5), khối tế bào bên trong phôi nang bắt đầu thoát khỏi lớp màng trong suốt (Zona Pellucida – ZP) bao quanh phôi Quá trình này được gọi là sự thoát màng của phôi.
11 Theo khoản 2, Điều 2, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
22 triệu cặp vợ chồng vô sinh trên khắp đất nước Vô sinh do nhiều nguyên nhân, đến từ cả vợ lẫn chồng Theo thống kê, vô sinh do vợ chiếm khoảng 45% – 50 %, do chồng 40% và khoảng 10% do cả 2 vợ chồng Nguyên nhân vô sinh do vợ thường do bệnh lý vòi tử cung và phúc mạc (chiếm khoảng 70%), rối loạn phóng noãn (khoảng 20%) và 10% không rõ nguyên nhân Nguyên nhân vô sinh do chồng có thể do số lượng tinh trùng ít, tinh trùng dị dạng nhiều, tỷ lệ tinh trùng di động thấp hoặc không có tinh trùng Điều này có thể là hệ quả của một số nguyên nhân sau: phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn; các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong cộng đồng, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản; việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều bạn tình ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn hay nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai bị biến chứng dẫn đến vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung,… Hiện nay tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12% Đặc biệt khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và tỷ lệ vô sinh cao nhất Đây là một vấn đề lớn không chỉ riêng cho ngành y tế mà là chung cho toàn xã hội Đối với cặp vợ chồng vô sinh thì việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể thực hiện theo hình thức cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ hoặc người vợ của cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Đối với người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, khác với việc tự nguyện sinh ra bằng con đường tự nhiên, trong việc sinh con theo phương pháp khoa học các chủ thể phải thể hiện ý chí của mình ngay từ thời điểm bắt đầu tiến hành áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Điều này nhằm ràng buộc trách nhiệm và là một trong những điều kiện, căn cứ quan trọng để dẫn đến hệ quả pháp lý là xác định cha, mẹ, con trong tương lai Mặt khác người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có quyền được lựa chọn là nhận tinh trùng của người chồng hoặc của người khác Thêm vào đó, với trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến ngoài đáp ứng các điều kiện giống như phụ nữ
23 độc thân còn phải đáp ứng điều kiện nguyên nhân vô sinh là từ phía người chồng 12 Nghĩa là, nó nằm trong trường hợp người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng bất thường nặng không thể sử dụng ngay cả khi làm thụ tinh trong ống nghiệm hoặc người chồng có bất thường về gen Theo pháp luật Việt Nam, so với trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là “người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh” sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì có hai điểm khác nhau cơ bản: Thứ nhất, nếu là trường hợp phụ nữ độc thân được khác nhau về độ tuổi được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phụ nữ độc thân từ đủ 18 tuổi trở lên trong khi người vợ là từ đủ 19 tuổi trở lên Thứ hai, đối với chủ thể là người vợ có thêm điều kiện nguyên nhân vô sinh là từ phía người chồng Sở dĩ có sự khác biệt này là các nhà làm luật muốn có cơ hội cho vợ chồng sinh con tự nhiên trước khi quyết định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Ngoài ra cũng là hạn chế sinh con bằng kỹ thuật hộ trợ sinh sản để lựa chọn giới tính thai nhi Đối với, cặp vợ chồng vô sinh nhờ người mang thai hộ Hiện nay, có một số nước chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhưng cũng có những quốc gia cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại Tuy nhiên, việc mang thai hộ có thể dẫn tới những tranh chấp phức tạp về quyền nuôi con cũng như gây ra nhiều vấn đề về đạo đức Đặc biệt, nếu thủ tục và điều kiện mang thai hộ không chặt chẽ, việc này có thể bị lợi dụng để kiếm lợi nhuận, biến phụ nữ và trẻ em thành món hàng để mua bán (buôn người), thiên chức làm mẹ và giá trị về tình mẫu tử của con người sẽ bị biến dạng và chà đạp Bởi vậy nên ranh giới giữa mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay mang thai hộ vì mục đích thương mại là rất đỗi mong manh Chẳng hạn, trước đây Thái Lan cho phép mang thai hộ, nhưng các nhà làm luật Thái Lan lại không lường trước được mặt trái của vấn đề, họ không đề ra các quy định chặt chẽ về điều kiện mang thai hộ Do vậy, trong nhiều năm, Thái Lan này đã trở thành điểm đến của những đường
12 Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP: “Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng có nhu cầu sinh con và noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai”
24 dây mang thai hộ để kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, năm 2014 nhiều vụ việc phụ nữ bị buôn bán để mang thai hộ hoặc những trường hợp từ chối nhận con bị phát hiện, gây phẫn nộ dư luận Thái Lan Trong đó, có vụ việc 01 người đàn ông Nhật đã thuê một đường dây buôn người để bố trí hàng chục phụ nữ Thái Lan mang thai hộ, kết quả là ông ta đã có tới 13 đứa con chỉ trong một thời gian ngắn Một vụ việc khác là 1 cặp vợ chồng Úc đã thuê 1 phụ nữ Thái Lan để mang thai hộ cho họ, nhưng khi đứa trẻ sinh ra bị dị tật thì họ đã bỏ đi, khiến người phụ nữ Thái Lan phải tự nuôi đứa trẻ Dư luận Thái Lan rất phẫn nộ khi phụ nữ Thái Lan đã bị đem ra để mua bán, bị coi như một chiếc "máy đẻ", trong khi đất nước bị coi là một "nông trại thu hoạch trẻ em" Do đó, từ đầu năm 2015, Thái Lan đã ra luật cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại Theo đó, việc mang thai hộ chỉ được phép thực hiện với họ hàng trong phạm vi 3 đời (để tránh việc dùng tiền thuê phụ nữ mang thai hộ), và không được phép thực hiện cho người nước ngoài Chỉ có các cặp vợ chồng có ít nhất 01 người là công dân Thái Lan, có xác nhận về tình trạng vô sinh không thể chữa được thì mới được sử dụng biện pháp này Nếu không có giấy đăng ký kết hôn, không bị vô sinh không thể chữa được, hoặc không có ai là công dân Thái Lan thì không được thực hiện Các cặp đồng tính, chuyển giới cũng bị cấm thực hiện mang thai hộ để tránh việc mua bán trứng, tinh trùng hoặc buôn bán trẻ em Việc mang thai hộ vì mục đích thương mại hiện nay ở Thái Lan là bất hợp pháp, sẽ bị truy tố theo bộ luật hình sự, với mức án có thể lên tới 10 năm tù 13
So với Thái Lan pháp luật Việt Nam quy định khá nghiêm ngặt việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên sự tự nguyện của các bên, có văn bản công chứng và tuân theo các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Các điều kiện đối với cả người mang thai hộ lẫn người mang thai hộ phải được quy định rất chặt chẽ để hạn chế tối đa khả năng hoạt động này bị lợi dụng để thương mại hóa, tránh bị biến tướng thành buôn bán phụ nữ và trẻ em 14 Hay nói cách khác, ở Việt Nam chỉ cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Như vậy,
13 https://vi.wikipedia.org/wiki/Mang_thai_h%E1%BB%99
14 https://vnexpress.net/duoc-phep-mang-thai-ho-tu-2015-3007058.html
25 để có thể áp dụng việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì bên nhờ mang thai hộ
(cặp vợ chồng vô sinh) phải thỏa mãn một số điều kiện 15 như sau:
- Người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản quy định này để tránh việc người vợ vẫn có khả năng sinh sản nhưng vì tâm lý ngại mang thai, muốn "giữ dáng" nên bỏ tiền ra thuê người khác mang thai hộ, như vậy thì mục đích nhân đạo sẽ bị biến tướng thành hành vi trục lợi, mua bán cơ thể phụ nữ
- Cặp vợ chồng đang không có con chung: nghĩa là nếu đang có con chung thì họ không được thực hiện mang thai hộ, quy định này nhằm tránh hiện tượng những vợ chồng giàu có sẽ lợi dụng việc mang thai hộ để thuê thật nhiều phụ nữ sinh ra cho họ thật nhiều con cái
- Cặp vợ chồng đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý
Ngoài ra người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau thì mới được tiến hành mang thai hộ cho cặp vợ chồng vô sinh:
- Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ Trong đó, quy định "là người thân thích" nghĩa là người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ phải có họ hàng với nhau trong phạm vi 3 đời, nếu không có quan hệ họ hàng thì không được mang thai hộ Quy định này để tránh việc thương mại hóa, người này dùng tiền để thuê người khác mang thai hộ Quy định "cùng hàng" có nghĩa là 2 bên phải là họ hàng cùng thế hệ (anh chị em ruột, anh chị em họ), quy định này để tránh những việc sai trái đạo đức, mang tính loạn luân như mẹ ruột/mẹ vợ mang thai hộ cho con, bà/bác ruột/cô ruột mang thai hộ cho cháu
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần Trong đó, quy định "đã từng sinh con" là để tránh việc có những cô gái trẻ chưa có chồng con mà lại mang thai hộ cho người khác (việc này sẽ khiến cô gái đó bị điều tiếng xấu, ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và người chồng tương lai của họ), quy định "chỉ được mang thai hộ
15 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
26 một lần" là để tránh việc mang thai hộ bị biến thành nghề "đẻ thuê" (mang thai hộ nhiều lần cho nhiều người để kiếm tiền)
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ
Quy định về sự đồng ý của chồng trong trường hợp người phụ nữ mang thai hộ nhằm đảm bảo sự đồng thuận và tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của người mang thai hộ Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất giữa hai vợ chồng trong quyết định mang thai hộ, giúp bảo vệ các mối quan hệ gia đình trong suốt quá trình thực hiện thỏa thuận này.
Hai là, áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với phụ nữ độc thân
Phụ nữ độc thân là người không đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật Mặc dù không muốn bị ràng buộc bởi hôn nhân nhưng họ vẫn muốn có một đứa con để yêu thương, chăm sóc, đó cũng là một trong những lý do dẫn đến người phụ nữ lựa chọn phương pháp này
Các nguyên tắc của việc áp dụng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Quyền được có con, quyền được làm cha, làm mẹ là một trong những quyền thiêng liêng của con người Với việc quy định cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã cho họ có quyền để thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cho phép họ được phép áp dụng các thành tựu cũng như được hưởng những thành quả khoa học trong lĩnh vực sinh sản Tuy nhiên, việc áp dụng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc tự nguyện là một nguyên tắc cốt lõi trong quan hệ dân sự, bao gồm cả kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Nguyên tắc này đảm bảo các cam kết và thỏa thuận có giá trị pháp lý, xác lập quyền và nghĩa vụ rõ ràng cho các chủ thể Việc tôn trọng nguyên tắc tự nguyện giúp đảm bảo quyền của các cá nhân liên quan và duy trì sự công bằng trong quá trình áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
16 Theo Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định:
28 thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện Cụ thể, trong việc sinh con bằng KTHTSS với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng thì sự tự nguyện của các chủ thể hiến tinh trùng được thể hiện thông qua sự bày tỏ mong muốn được hiến và tự nguyện từ bỏ quyền sở hữu đối với tinh trùng của mình Chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với tinh trùng, từ bỏ quyền làm cha đối với đứa trẻ được sinh ra Mặt khác, sự tự nguyện của người nhận tinh trùng thể hiện tự bản thân mong muốn được nhận tinh trùng từ người hiến, được sinh con với tinh trùng của người đã hiến; khao khát được làm mẹ của đứa trẻ sinh ra Nguyên tắc này đảm bảo quyền tự do cho cả hai bên cho và nhận, không một ai có thể can thiệp vào tự do của một người để ép buộc họ thực hiện điều mà họ không muốn
Hai là, nguyên tắc bí mật khi áp dụng sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không những người cho và người nhận tinh trùng được giữ bí mật về tình trạng sức khỏe mà còn được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan đến người hiến, người nhận tinh trùng từ nguồn hiến tinh trùng 17 Nguyên tắc được quy đình nhằm bảo đảm trật tự các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ những người hiến, nhận tinh trùng về mặt riêng tư cá nhân Ngoài ra, nguyên tắc bí mật còn thể hiện ở việc vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể được tự do không bị xáo trộn đời sống cá nhân, ổn định các mối quan hệ trong gia đình của họ
Ba là, nguyên tắc vô danh, có nghĩa việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo quyền làm cha, mẹ cho người nhận tinh trùng, noãn, phôi mà còn đảm bảo sự an toàn
17 Quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 10/2015/ NĐ- CP
29 cho đứa trẻ được sinh ra; tránh những tranh chấp gây hậu quả bất lợi cho người nhận, giúp họ yên tâm chăm sóc đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất có thể Ngoài ra, việc ghi rõ đặc điểm của bên hiến tặng đặc biệt là yếu tố chủng tộc giúp xác định lại các đặc điểm sinh học như bệnh di truyền và tránh trường hợp kết hôn cận huyết trong tương lai
Các nguyên tắc đề cập ở trên là những quy tắc chung, định hướng cho toàn bộ các quy phạm pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Khi các bên vi phạm nguyên tắc, quy định về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính, hình sự Mà, nguyên tắc pháp luật được hiểu là những quy tắc chung, định hướng và chỉ đạo toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật nó đóng vai trò rất quan trọng.
Khái niệm xác định cha, mẹ, con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Khái niệm cha, mẹ, con
Khái niệm cha, mẹ, con được nghiên cứu dưới hai góc độ; góc độ sinh học – xã hội và góc độ pháp lý
Dưới góc độ sinh học – xã hội, cha, mẹ, con là những khái niệm luôn tồn tại cùng nhau, có mối liên quan không thể tách rời Mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ luôn gắn liền với quá trình sinh đẻ, từ việc thụ thai, mang thai và sinh con Về nguyên tắc, cha đẻ, mẹ đẻ phải đảm bảo hai yếu tố: thứ nhất, có quan hệ huyết thống trực hệ với người con; thứ hai, là người trực tiếp sinh ra người con Con đẻ cũng phải đảm bảo hai yếu tố: thứ nhất, phải mang huyết thống, mã gen của cha mẹ; thứ hai, được cha, mẹ trực tiếp sinh ra Tuy nhiên, trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học thì yếu tố thứ nhất (mang huyết thống) có thể sẽ không được đảm bảo nếu việc sinh con theo phương pháp khoa học có sự tham gia của người thứ ba (là người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi) Vì vậy, dưới góc độ này thì cha, mẹ đẻ, trong quan hệ với con, là người trực tiếp sinh ra con, có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống với người con Đồng thời, con đẻ, trong quan hệ với cha mẹ, là người được cha mẹ trực tiếp sinh ra, có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống với cha, mẹ
Dưới góc độ pháp lý khái niệm cha mẹ con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Hơn nữa, dưới góc độ pháp lý, tư cách là cha mẹ đẻ con đẻ chỉ được chính thức thừa nhận thông qua những thủ tục pháp lý nhất định vì mối quan hệ này có xuất phát điểm là sự kiện sinh đẻ nhằm bảo đảm tính huyết hệ tự nhiên giữa hai thế hệ sinh ra kế tiếp nhau Vì vậy, “cha, mẹ đẻ’ trong mối quan hệ với con được hiểu là người trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Con đẻ, trong mối quan hệ với cha mẹ, là người được cha, mẹ sinh ra, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Dưới góc độ pháp lý, khái niệm “con” được nghiên cứu và xác định với tư cách là con trong giá thú, con ngoài giá thú, con chung, con riêng Từ đó, là cơ sở cho việc xác định cha, mẹ, con.
Khái niệm xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
hỗ trợ sinh sản Để tìm hiểu, nghiên cứu phân tích pháp luật về “xác định cha,mẹ, con” trước hết cần phải hiểu được nghĩa của cụm từ “xác định” là gì ? Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, “xác định” được hiểu là đưa ra kết quả cụ thể, rõ ràng và chính xác sau khi nghiên cứu, tìm tòi, tính toán 18 Từ đó, có thể hiểu rằng việc xác định cha, mẹ, con chính là việc tìm hiểu, nghiên cứu, để tìm ra nguồn gốc xuất thân của một người với tư cách là “con” hay xác định tư cách của một người trong một mối quan hệ với một đứa trẻ hoặc một người đã thành niên với tư cách là cha, là mẹ một cách rõ ràng và chính xác Xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh đẻ và quan hệ huyết thống
Dưới góc độ sinh học – xã hội, xác định cha, mẹ, con không phụ thuộc vào hôn nhân hợp pháp của cha mẹ mà việc xác định đó luôn được căn cứ vào tính huyết hệ tự nhiên: “ Xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ” Đúng như câu nói
18 https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-x%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Bnh
Huyết thống là mối quan hệ được người Việt tôn trọng từ xa xưa, được coi là cơ sở để xác định quan hệ cha mẹ con cái, anh chị em, họ hàng, gia tộc.
Trước kia, con cái với cha, mẹ phải có quan hệ huyết thống với nhau, con phải mang mã gen của cha mẹ và cha mẹ là người sinh ra con Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là sự xuất hiện các phương pháp sinh sản mới – sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm xuất hiện những ngoại lệ Trường hợp đứa trẻ sinh ra bởi việc cho, nhận tinh trùng, trứng, phôi hoặc mang thai hộ thì sinh ra chỉ có thể mang mã gen của bố hoặc mẹ hoặc không mang mã gen của cả hai Mặc dù vậy nhưng do đứa trẻ được sinh ra bởi ý chí của những cặp vợ, chồng hoặc những người mong muốn áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản nên họ được pháp luật xác định là cha, mẹ của đứa trẻ
Huyết thống là căn cứ truyền thống nhưng không còn là căn cứ duy nhất để xác định cha, mẹ, con Một số trường hợp dù có hay không có quan hệ huyết thống cũng phải xác định theo quy định của pháp luật Quan hệ cha, mẹ, con chỉ phát sinh về mặt pháp lý nếu có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tức là dù thực tế đã tồn tại quan hệ cha, mẹ, con dưới góc độ sinh học nhưng vẫn phải thông qua các thủ tục (hành chính hoặc tư pháp) để xác định tư cách cha, mẹ, con
Dưới góc độ pháp lý, “xác định cha, mẹ, con” được nghiên cứu như sau:
- Với tư cách là một sự kiện pháp lý: “Xác định cha mẹ con là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con về mặt huyết thống” 19 Việc xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh đẻ Điều này không đồng nghĩa với việc sự kiện sinh đẻ quyết định toàn bộ quan hệ cha mẹ con mà nó phải gắn với một loạt các hành vi pháp lý khác mới đủ cơ sở để làm quan hệ cha mẹ con có tính pháp lý: hành vi
19 Nguyễn Thị Lan (2008), Xác định cha,mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr23
32 đăng ký khai sinh, một quyết định hay một bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,…
- Với tư cách là một quan hệ pháp luật: “Xác định cha mẹ con là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha mẹ con về mặt huyết thống của các chủ thể được các quy phạm pháp luật điều chỉnh” 20 Tùy vào cách phân loại mà có thể chia thành các quan hệ pháp luật khác nhau: quan hệ có tính pháp lý và quan hệ không có tính pháp lý; quan hệ xác định theo thủ tục hành chính và quan hệ xác định theo thủ tục tư pháp; quan hệ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp và quan hệ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp,…
Xác định cha, mẹ, con được hiểu là một chế định pháp lý bao gồm các quy định pháp luật do nhà nước ban hành về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con Chế định này quy định thủ tục và căn cứ để xác định một người là cha, mẹ hoặc con có mối quan hệ huyết thống trực hệ Các quy phạm pháp luật lập thành chế định này bao quát vấn đề xác định cha, mẹ, con, bảo đảm việc xác định cha, mẹ, con phải tuân theo đúng quy định pháp luật để được thừa nhận về mặt pháp lý.
Như vậy, theo nghĩa rộng thì xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được hiểu là “việc nghiên cứu, tìm tòi, để xác định mối quan hệ giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ, dựa trên quan hệ huyết thống hoặc căn cứ theo quy định pháp luật”.
Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
Việc xác định cha, mẹ, con được căn cứ dựa vào nguồn gốc huyết thống và pháp lý Căn cứ về mặt huyết thống được xem là điều kiện đầu tiên, là tiền đề để xác định cha, mẹ, con gồm trường hợp người vợ sinh con bằng KTHTSS và người phụ nữ độc
20 Nguyễn Thị Lan (2008), Xác định cha,mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr26
21 Nguyễn Thị Lan (2008), Xác định cha,mẹ, con trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr39
33 thân Còn căn cứ về mặt pháp lý bao gồm thời kỳ hôn nhân, sự tự nguyện của các chủ thể trong việc xác định cha, mẹ, con Hai căn cứ xác định cha, mẹ, con trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau và tùy vào từng trường hợp xác định cha, mẹ, con cụ thể thì sẽ xác định được căn cứ nào là mang tính chất quyết định
- Căn cứ vào thời kì hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh
Thời kỳ hôn nhân vừa là căn cứ xác định cha, mẹ, con vừa là điều kiện bắt buộc để cặp vợ chồng vô sinh được phép áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong việc sinh con Hơn nữa, khi xác định tư cách người cha, người mẹ đối với con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là sinh con có sự tham gia của bên thứ ba (người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi) thì thời kì hôn nhân là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tính đương nhiên hoặc không đương nhiên
Theo định nghĩa lâm sàng của Ủy ban Quốc tế về Giám sát Công nghệ Hỗ trợ Sinh sản (ICMART), vô sinh là tình trạng bệnh lý của hệ thống sinh sản, được xác định bởi việc không mang thai lâm sàng sau 12 tháng quan hệ tình dục thường xuyên mà không sử dụng các biện pháp tránh thai Do đó, cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng các biện pháp tránh thai trong một năm nhưng người vợ vẫn không thể mang thai Tuy nhiên, khái niệm "cặp vợ chồng vô sinh" được hiểu là vô sinh hợp pháp phải đáp ứng cả hai yếu tố: "vô sinh" và "đăng ký kết hôn hợp pháp theo luật định" nhằm ràng buộc trách nhiệm sinh con khoa học.
- Căn cứ vào sự tự nguyện của các chủ thể tham gia vào việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
Trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART), sự tự nguyện là nguyên tắc cốt lõi, ảnh hưởng đến việc xác định mối quan hệ cha mẹ - con cái Không giống như việc thụ thai tự nhiên, trong ART, các cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân trải qua một quá trình đưa phôi vào tử cung của mẹ mang thai hộ hoặc chính người mẹ đẻ, dựa trên sự đồng ý, quyết định và chịu trách nhiệm về nguồn gốc di truyền của đứa trẻ.
34 của người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi phải thể hiện rõ ý chí của mình ngay từ thời điểm bắt đầu tiến hành áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Điều này nhằm ràng buộc trách nhiệm và là một trong những căn cứ quan trọng để xác định quan hệ cha mẹ và con trong tương lai Bởi việc sinh con theo phương pháp khoa học còn có sự tham gia của bên thứ ba (bên cho noãn, tinh trùng, phôi) Trong trường hợp này, huyết thống không phải căn cứ đương nhiên quyết định đến việc xác định cha, mẹ, con; cũng không thể phá vỡ mối quan hệ giữa cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân đối với đứa trẻ sinh ra bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản
Bên cạnh đó, pháp luật thực định đã có những điều chỉnh mở rộng hơn, nới lỏng hơn với việc mang thai hộ so với pháp luật trước đây Điều này, đem đến những ý nghĩa nhân văn, nhân đạo vô cùng to lớn; giúp cho những cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân hiện thực hóa được ước mơ chào đón đứa con của mình trong tương lai Tuy nhiên, pháp luật vẫn giữ nguyên quan điểm, cấm việc sinh sản vô tính vì điều này liên quan đến những hậu quả pháp lý giữa các chủ thể trong đó có việc xác định cha, mẹ, con
- Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ
Sự kiện sinh đẻ là căn cứ quan trọng, là nền tảng trong việc xác định cha, mẹ, con Sự kiện sinh đẻ được áp dụng ngay cả khi vợ chồng có hôn nhân hợp pháp hay không có hôn nhân hợp pháp Cùng vời sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, căn cứ huyết thống ngày càng được chú trọng và mang tính chính xác cao hơn Hơn nữa, nó thường dùng để giải quyết các tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con như người chồng không thừa nhận con do người vợ sinh ra là con chung của hai vợ chồng; hay trường hợp con đã thành niên muốn xác nhận cha, mẹ cho mình,…Tuy nhiên không phải trong trường hợp xác định cha, mẹ, con nào cũng được quyết định dựa trên mặt huyết thống Đối với việc sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản sự kiện sinh đẻ của người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh là người thực hiện toàn bộ quá trình sinh đẻ từ khi thụ thai cho đến khi sinh con Đặc biệt toàn bộ quá trình sinh đẻ này được thực hiện phải
35 bắt buộc trong thời kỳ hôn nhân chứ không thể xảy ra trước ngày đăng ký kết hôn Đây là điểm khác biệt giữa sinh con tự nhiên và sinh con theo phương pháp khoa học mà pháp luật đặt ra để hạn chế việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản một cách tràn lan đồng thời bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ cha, mẹ, con mà đặc biệt là đứa trẻ Do đó, căn cứ dựa vào sự thừa nhận của cha mẹ đối với con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân sẽ không được áp dụng trong việc xác định cha, mẹ, con khi con sinh ra bằng phương pháp khoa học Đối với người phụ nữ độc thân lựa chọn sinh con theo phương pháp khoa học việc xác định quan hệ này chỉ căn cứ vào sự tự nguyện của người phụ nữ độc thân và sự kiện sinh đẻ của người đó Như vậy, đối với người phụ nữ độc thân không áp dụng căn cứ xác định cha, mẹ, con như căn cứ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp mà chỉ có một quan hệ duy nhất là quan hệ mẹ con Đối với việc mang thai hộ, thì sự kiện sinh đẻ không được xem là một căn cứ để xác định quan hệ cha, mẹ, con mà chỉ có thời kì hôn nhân và sự tự nguyện của các chủ thể Mặc dù có sự kiện sinh đẻ, xong người người phụ nữ mang thai và sinh con hoàn toàn ý thức được việc mình không được xác định tư cách làm mẹ khi đứa trẻ ra đời Việc mang thai hộ thực sự hỗ trợ của khoa học và sự hỗ trợ của người phụ nữ tình nguyện mang thai và sinh con
Tóm lại, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản không hoàn toàn phụ thuộc vào huyết thống (nguồn gốc sinh học) của đứa trẻ Thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh, sự tự nguyện của các chủ thể và sự kiện sinh đẻ là những căn cứ để xác định cha, mẹ, con Ngoài ra, còn căn cứ vào các quy định của pháp luật về việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Sự xuất hiện của đứa trẻ là do ý chí của cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân, họ là người mang đến sự sống cho đứa trẻ chứ không phải bên thứ ba cho trứng, tinh trùng phôi hoặc mang thai hộ Do đó, không tồn tại bất kì nghĩa vụ pháp lý nào giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với đứa trẻ khi được sinh ra
Ý nghĩa của việc quy định về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật Hôn nhân và gia đình có hiệu lực đã góp phần bảo đảm cho các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi,… được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, bảo đảm cho các bà mẹ có đầy đủ các cơ sở pháp lý để có thể xác định nguồn gốc của con mình Từ đó có thể nuôi dưỡng đứa con một cách đầy đủ và hơn thế nữa, đã bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em theo luật định Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con bao gồm ý nghĩa về mặt xã hội và ý nghĩa về mặt pháp lý trong đó có ba nhóm chủ thể chính đạt được lợi ích đó là nhà nước, gia đình và trẻ em trong việc xác định cha, mẹ, con
Thứ nhất, ý nghĩa về mặt xã hội
Gia đình là nền tảng xã hội, bảo tồn văn hóa, giáo dục nhân cách, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước Quan hệ bền vững trong gia đình gồm quan hệ vợ chồng, cha mẹ con cái, thể hiện quyền về cội nguồn, có ý nghĩa pháp lý sâu sắc Việc xác định quan hệ huyết thống là vấn đề quan trọng giúp xác định thân phận, ổn định các mối quan hệ gia đình, xã hội Quyền làm cha mẹ, làm con thiêng liêng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ bền chặt trong gia đình và cộng đồng.
Việc xác định cha, mẹ, con giúp bảo đảm trẻ em có một gia đình ổn định, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất Điều này góp phần đảm bảo cho trẻ em có một môi trường sống lành mạnh, an toàn và phát triển toàn diện.
37 cả về mặt vật chất lẫn tinh thần giúp trẻ được phát triền hoàn thiện, toàn diện về thế lực và cả trí lực 22
Mặt khác, việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở cho việc tuân thủ Hiến pháp
“Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con” 23 Góp phần xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối với những trẻ em được sinh ra ngoài hôn nhân Hơn hết, nhà nước cũng quy định rằng “mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng với nhau dù đứa trẻ đó ra đời từ cuộc hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp”
Thứ hai, ý nghĩa về mặt pháp lý
Xác định cha, mẹ, con nhằm xác thực mối quan hệ cha, mẹ, con về mặt pháp lý qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Không chỉ vậy, nó còn liên quan đến nhiều mối quan hệ hệ pháp lý khác như dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự,… Do đó việc xác định cha, mẹ, con luôn có ý nghĩa quan trọng Đầu tiên, việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về “việc xác định cha, mẹ, con” tương thích, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là với Công ước quốc tế về quyền trẻ em:”Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em…” Hơn nữa, Hiến pháp của nước ta cũng khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” và “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” 24 Mặt khác, chế định xác định cha, mẹ, con còn nhằm cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tại Luật HN&GĐ như cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp
22 Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
23 Theo Điều 64 Hiến Pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
24 Theo Điều 65 Hiến Pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
38 đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ 25 Chế định trên phù hợp với quy định trong Hiến pháp và BLDS, điều này thể hiện sự thống nhất đồng bộ trong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọng của chế định xác định cha, mẹ, con về hai mặt lý luận và thực tiễn Điều đó cũng có nghĩa giữa cha, mẹ và con có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, việc xác định cha, mẹ, con có quan hệ mật thiết và mang tính ảnh hưởng nhất định đối với một số chế định khác như kết hôn, ly hôn, giám hộ, thừa kế, bồi thường thiệt hại, cấp dưỡng,…Cụ thể, trong chế định giám hộ, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định người giám hộ đương nhiên của trẻ chưa thành niên trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự Trong giao dịch dân sự, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định quyền yêu cầu tuyền bố giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên thực hiện Trong chế định tài sản và quyền sở hữu, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu; sử dụng, định đoạt tài sản; quyền quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên Đặc biệt, trong chế định thừa kế, việc xác định cha, mẹ, trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có ý nghĩa quan trọng khi xác định người thừa kế Bởi pháp luật Việt Nam có quy định “người con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi” 26 Đồng thời cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ trên Ở góc độ khác, chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ đã góp phần đảm bảo cho các trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi,… được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, bảo đảm cho các mẹ có đầy đủ cơ sở pháp lý để xác định nguồn gốc của con Từ đó, có thể nuôi dưỡng con một cách đầy đủ và tốt nhất theo
25 Theo Khoản 4,5,6 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
26 Theo Điều 21 Nghi định số 12/2003/NĐ_CP ngày 12/02/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học
39 những nguyên tắc về “bảo vệ bà mẹ và trẻ em” được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình
Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực hình sự, việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở để quyết định một số tội danh như: Tội không tố giác tội phạm, tội che giấu tội phạm, tội giết con mới đẻ… 27 ; hoặc là căn cứ để tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; định khung tội phạm.
Quy định hiện hành về thẩm quyền giải quyết xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Theo Điều 101 Luật HN & GĐ năm 2014 quy định về thẩm quyền xác định cha, mẹ, con:“ 1 Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp
2 Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của luật này
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
33 Theo Khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Theo pháp luật Việt Nam, vợ chồng chỉ được nhờ người khác mang thai hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: (a) Có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về việc người vợ không đủ điều kiện mang thai và sinh con, dù đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Vợ chồng đang không có con chung; c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý”
51 Đồng thời, tại khoản 4 Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm
Tranh chấp liên quan đến việc xác định cha mẹ hoặc con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Theo BLTTDS năm 2015, cả trường hợp xác định theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình hay không có tranh chấp đều thuộc thẩm quyền của Tòa án Quy định này mở rộng phạm vi thụ lý của Tòa án trong các vụ tranh chấp về quan hệ cha mẹ con, tuy nhiên cũng gây khó khăn trong quá trình áp dụng do sự không thống nhất giữa BLTTDS năm 2015 và Luật hôn nhân gia đình năm 2014 Cụ thể, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 chỉ định danh ba trường hợp xác định cha mẹ hoặc con thuộc thẩm quyền của Tòa án, bao gồm: tranh chấp trong việc nhận cha mẹ con, người được yêu cầu xác định đã chết và người yêu cầu xác định đã chết.
Trong khi đó, tại khoản 10 Điều 29 BLTTDS năm 2015 quy định:“Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” thuộc thẩm quyền của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhưng ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không có quy định nào về yêu cầu xác định cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền của Tòa án
Quyền xác định quan hệ cha mẹ con trong trường hợp sinh con nhờ biện pháp hỗ trợ sinh sản có thể được xác lập bằng hai thủ tục: hành chính và tư pháp Khi có tranh chấp, đương sự có quyền khởi kiện ra tòa án, nơi sẽ thụ lý và xét xử theo trình tự thông thường Trường hợp không có tranh chấp, thủ tục xác định cha mẹ con được thực hiện tại "UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha mẹ con" Điều kiện để xác định cha mẹ con theo thủ tục hành chính là việc nhận cha mẹ con là đúng và không có tranh chấp.
Quy định hiện hành về trình tự, thủ tục giải quyết xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Như đã phân tích ở trên, thẩm quyền xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được tiến hành theo hai thủ tục là thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp Theo đó, thủ tục hành chính là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đăng ký hộ tịch theo thủ tục đăng ký về hộ tịch khi không có tranh chấp về cha, mẹ, con Thủ tục tư pháp - các tranh chấp về xác định cha, mẹ, con hoặc người được yêu cầu xác định cha mẹ con đã chết
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất của sự việc là có tranh chấp hay không tranh chấp để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết qua đó xác định trình tự thủ tục thực hiện Cụ thể như sau: a Thủ tục hành chính
Một là, thủ tục đăng ký khai sinh Giống như trường hợp xác định cha, mẹ, con thông thường, để việc xác định cha mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có giá trị pháp lý, cần phải tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh Giấy khai sinh là giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận sự kiện trẻ được sinh ra và quan hệ của trẻ với cha mẹ, đây là căn cứ đầu tiên để công nhận quan hệ cha mẹ con Việc đăng ký khai sinh của cơ quan có thẩm quyền là hoạt động hành chính tư pháp
53 nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ đối với trẻ em Thủ tục đăng ký khai sinh được tiến hành theo quy định tại Mục 1 Chương II Luật Hộ tịch năm 2014 và nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Hộ tịch Theo đó, việc đăng ký khai sinh do cha, mẹ có trách nhiệm thực hiện; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh thì ông, bà hoặc những người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em phải đi khai sinh cho trẻ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con (Điều 15 Luật hộ tịch năm 2014)
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (Điều 13 Luật hộ tịch năm 2014) Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cả người cha và mẹ thì UBND cấp xã nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh Đây là điểm mới so với quy định cũ chỉ cho phép Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh, nếu không xác định được mới chuyển sang của người cha Việc mở rộng thẩm quyền đăng ký khai sinh tạo điều kiện cho việc thực hiện thủ tục này được dễ dàng hơn
Giấy tờ phải có khi đăng ký khai sinh cho trẻ được quy định tại Điều 16 Luật hộ tịch năm 2014 gồm có: tờ khai theo mẫu quy định; giấy chứng sinh hoặc văn bản của người làm chứng xác nhận việc sinh hoặc giấy cam đoan về việc sinh Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập nếu khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi Văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật nếu khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ, thường là văn bản xác nhận của cơ sở y tế dã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ
Khi đi đăng ký khai sinh, người đăng ký phải xuất trình giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, ) chứng minh nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú; và giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha mẹ trẻ đã kết hôn) để chứng minh nơi cư trú và tình trạng hôn nhân Việc xuất trình các giấy tờ này nhằm mục đích xác minh thông tin cá nhân của người đăng ký và đảm bảo tính chính xác của thông tin khai sinh.
Nội dung đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 14 Luật hộ tịch năm 2014 và khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ – CP gồm:
“a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán; b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này; d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản
8 Điều 4 của Luật Hộ tịch”
* Việc đăng ký khai sinh được tiến hành theo trình tự như sau: 34
Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền
Bước 2: Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình
34 https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh-chi-tiet.html?ma_thu_tuc74
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận
Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận
Khi nhận đầy đủ hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch sẽ báo cáo lên Chủ tịch UBND cấp xã Sau khi được chấp thuận, công chức cập nhật thông tin khai sinh, cấp số định danh cá nhân (nếu địa phương có triển khai), ghi nội dung vào sổ đăng ký Chủ tịch UBND cấp xã sẽ ký và cấp giấy khai sinh cho người đăng ký ngay trong ngày, hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ.
Hai là, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con được tiến hành theo thủ tục quy định tại Mục 4 chương II Luật Hộ tịch năm 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật hộ tịch Theo đó, thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con thuộc về UBND cấp xã nơi cứ trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con Người làm thủ tục khi đăng ký cần chuẩn bị các giấy tờ gồm: Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu; Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con
+ Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản
56 cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng
Ngoài ra người thực hiện thủ tục còn phải xuất trình các giấy tờ gồm:
Tổng quan tình hình xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên địa bàn thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý thuận lợi của Hà Nội với tọa độ 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ Đông cho phép thành phố giáp ranh với nhiều tỉnh, trong đó có Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên Diện tích rộng lớn 3.324,92 km², nằm trong top 17 thủ đô lớn nhất thế giới, giúp Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giao thông trọng yếu Vị trí nằm bên hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng với đồng bằng chiếm 3/4 diện tích càng củng cố vị thế chiến lược của thành phố.
Từ báo cáo tổng kết cho thấy số lượng các vụ việc xác định cha, mẹ, con trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng gia tăng và ngày càng phức tạp
Tổng số trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con
Cha, mẹ nhận con 317 396 417 426 447 468 489 513 526 518 Con nhận cha mẹ 80 79 62 101 109 116 126 135 164 207
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy số lượng các vụ việc đăng ký nhận cha, mẹ, con qua thủ tục hành chính đã tăng lên rất nhiều từ năm 2011 – 2020 Hiện nay, việc đăng
Bảng 3.1 Số liệu thống kê việc đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Thành phố Hà Nội từ năm 2011 - 2020
69 ký nhận cha, mẹ, con diễn ra khá thuận lợi Bởi lẽ, trong trường hợp các chủ thể đều tự nguyện về mong muốn xác nhận quan hệ giữa cha, mẹ, con; giữa các chủ thể cũng không có bất cứ sự mâu thuẫn và tranh chấp nào Nếu đưa ra so sánh thì nhìn chung, số các vụ án liên quan đến xác định cha, mẹ, con được tiến hành ở Tòa án thì việc tự nguyện nhận cha, mẹ, con là con số khá cao, đang ngày càng có xu hướng tăng lên Hơn nữa, việc đăng ký nhận cha, mẹ, con trong nước có xu hướng tăng đáng kể từ năm
2012 đến nay, cụ thể từ 6,65% năm 2011 tăng lên 12,73% năm 2020 Và tổng số trường hợp đăng ký nhận cha mẹ con năm 2020 tăng 328 trường hợp (gấp 1,83 lần so với năm 2011) Tổng quan tình hình theo bảng số liệu, thì việc đăng ký cha, mẹ nhận con nhiều hơn con nhận cha, mẹ, và có xu hướng tăng dần đều qua các năm Việc cha, mẹ đăng ký nhận con chiếm 79,3% tổng số trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con; trong khi đó số việc con đăng ký nhận cha, mẹ chỉ chiếm 20,7% Tuy nhiên, nếu như số việc cha, mẹ nhận con tăng khoảng 1,6 lần từ năm 2011 – 2020 thì số việc con nhận cha, mẹ có xu hướng tăng rất nhanh, khoảng 2,59 lần so với năm 2020 và năm 2011 Điều này lý giải cho việc xuất phát từ sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ đến việc xác định cha, mẹ, con nói riêng và quan hệ HN&GĐ nói chung Mặt khác, một biểu hiện đáng mừng là dần dần ý thức trách nhiệm làm cha làm mẹ cũng được cải thiện đáng kể hơn trước Điều đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể, đặc biệt là quyền trẻ em Thêm vào đó, thủ tục nhận cha, mẹ, con ngày càng được cải thiện, thời hạn giải quyết nhanh chóng hơn, thủ tục rút gọn đơn giản; phần nào cũng nâng cao việc cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy việc đăng ký nhận cha, mẹ, con tại UBND cấp xã tăng nhanh qua các năm
Theo báo cáo năm 2020, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã thụ lý 25.996 vụ án liên quan đến việc áp dụng thủ tục tố tụng dân sự để xác định cha, mẹ, con, tăng 2.474 vụ so với năm 2011 Tổng số vụ án đã giải quyết đạt 25.139 vụ, tăng 2.377 vụ so với năm 2012, đạt tỷ lệ 96,7% Các nhóm án có mức tăng cao nhất bao gồm án kinh doanh thương mại (66,7%), án hành chính (58,1%) và án dân sự (13,3%) Trong số đó, riêng án hôn nhân và gia đình tiếp nhận 11.058 vụ, tăng đáng kể so với trước đó.
980 vụ = 9,72% so với năm 2012), giải quyết được 10,822 vụ đạt tỷ lệ 98,4% số vụ án đã thụ lý Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình chiếm tỷ lệ cao trong các vụ án mà ngành Tòa án Thành phố Hà Nội đã thụ lý, giải quyết, cụ thể án HN&GĐ chiếm 42,5% tổng số án đã thụ lý Mặt khác, các vụ việc dân sự có cả án giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con cũng tăng mạnh Cụ thể:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn
Xác định quan hệ cha, mẹ, con
Từ số liệu ở bảng trên cho thấy, trong các án kiện về xác định cha, mẹ, con thì số lượng án về xác định cha, mẹ, con ngoài giá thú chiếm tỷ lệ cao hơn Tập trung chủ yếu vào những trường hợp như: người mẹ muốn xác định cha cho đứa con do mình sinh ra; người con đã thành niên muốn xác định một người đàn ông là cha mình, người
Bảng 3.2 Số liệu thống kê các loại án thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình của TAND Thành phố Hà Nội từ năm 2011- 2020
71 giám hộ xác định cha, mẹ, con cho người được giám hộ; liên quan đến các vụ án hình sự như hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu với trẻ em, loạn luận dẫn đến có con.
Những bất cập và nguyên nhân bất cập của áp dụng pháp luật xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
3.2.1 Những bất cập trong áp dụng pháp luật xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thứ nhất, đối với việc áp dụng nguyên tắc suy đoán để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Vụ việc 1: Anh Nguyễn Văn A (sinh năm 1984) và chị Phạm Thị B (sinh năm 1986) là vợ chồng hợp pháp, họ kết hôn năm 2010 trú tại quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội; sau thời gian chung sống lâu dài mà mãi vẫn chưa có con nên anh chị quyết định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm Tháng 2 năm 2015 anh A và chị B được Tòa án Nhân dân Quận Cầu Giấy, Thành phố
Hà Nội giải quyết cho ly hôn bằng một bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật Sau khi ly hôn, chị B vẫn thực hiện việc cấy ghép phôi vào buồng tử cung và đã thụ thai Đến tháng 12 năm 2015, chị B sinh cháu C Cháu C được xác định là con của chị B, nhưng không phải là con của anh A
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 88 Luật HN&GĐ 2014: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”, từ quy định trên có thể dẫn đến trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sau khi đồng ý sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã tiến hành ly hôn nhưng vẫn thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Việc sinh con trong trường hợp này tùy thuộc vào quá trình thực hiện với người vợ cũng như theo chỉ định của cơ sở y tế, vì thế việc sinh con có thể kéo dài quá 300 ngày Khi đó, đứa trẻ sinh ra mặc dù là con chung của cặp vợ chồng đã ly hôn nhưng không được xác định là con của người chồng, điều đó gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các bên, đặc biệt đối với đứa trẻ Đó chính là điểm vướng mắc mà quy định của pháp luật cần phải điều chỉnh để bảo đảm quyền của người phụ nữ và trẻ em trong trường hợp này Hay trường hợp người
72 vợ và chồng trong cặp vợ chồng vô sinh cùng yêu cầu, thống nhất ly hôn được Tòa án giải quyết cho ly hôn bằng một bản án có hiệu lực pháp luật dẫn đến về mặt nguyên tắc thì đứa con sinh ra xác định không phải là con chung của cặp vợ chồng vì người vợ sinh con quá thời hạn kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân Vậy trường hợp này có chăng nên thuận theo ý chí của vợ chồng, như thế có đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ được sinh ra hay không? Đây cũng là điểm bất cập tiếp theo mà pháp luật cần phải có những quy định và hướng dẫn chi tiết
Thứ hai, việc áp dụng nguyên tắc suy đoán để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Vụ việc 2: Hơn 10 năm về trước, có một trường hợp hy hữu xảy ra, “ đó là ca thụ tinh trong ống nghiệm mà tinh trùng là của người chồng đã chết” cho chị Hoàng Thị Kim Dung ở Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Năm 2009, chị Dung và anh
Hồ S.N kết hôn, đến đầu tháng 9/2009 chị sinh bé gái đầu lòng Tai họa bất ngờ đổ ập vào gia đình chị, vào ngày 20/3/2010, anh N không may đi xe máy qua đường ray thuộc địa phận Huyện Thanh Trì, Hà Nội thì bị tàu lửa va phải gây tử vong Sau khi được thông báo về việc chồng bị tai nạn giao thông mà chết, trong sự đau đớn tột cùng, chị D đã tìm mọi cách để lưu trữ tinh trùng của người chồng đã khuất (trước đó, chị cũng cho biết lúc đi du học ở Pháp đã đọc bài viết về việc trữ tinh trùng của người chết) Nạn nhân được xác định đã qua đời được 6 tiếng nhưng tinh hoàn của người đàn ông vẫn còn tinh trùng sống, tiếp đó các bác sĩ đã lấy được 14 mẫu tinh trùng của anh
N, trữ đông ở nhiệt độ âm là 196 0 C Sau khi mãn tang chồng, chị Dung quyết định thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật TTTON từ tinh trùng của anh N mà đã được lưu trữ tại bệnh viện trước đó Đến ngày 09/12/2013, chị đã sinh mổ thành công hai bé trai bụ bẫm tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, một bé nặng 2,4 kg và một bé nặng 2,9kg Tiếp đó, bệnh viện xét nghiệm ADN ngày 19/12/2003, với mẫu xét nghiệm là mô tinh hoàn trữ đông của người cha là Hồ S.N và tế bào niêm mạc miệng của người mẹ là chị Dung, cùng tế bào niêm mạc miệng của hai cháu Hồ Sỹ H.Đ và Hồ Sỹ H.H cho kết
73 luận “Anh Hồ S.N là cha sinh học (hay là cha đẻ) của hai cháu Hồ H.Đ và Hồ Sỹ H.H với xác xuất là 99,999999%” Mặc dù, về mặt huyết thống (sinh học) hai bé được xác định là con của Anh Hồ S.N nhưng về mặt pháp lý, Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai đưa ra phán quyết là hai cháu Hồ H.Đ và Hồ Sỹ H.H không có quan hệ cha con với Anh Hồ S.N và cũng không phải là con chung của Anh N và chị Hoàng Thị Kim Dung 38 Vậy việc xác định anh Hồ S.N không phải là cha của hai bé sẽ dẫn đến bất cập là ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quyền lợi, đặc biệt là quyền thừa kế
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng KTHTSS tại Điều 88 của Luật HN&GĐ với những trường hợp sau: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể ra từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được con là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng” Vậy trường hợp “đứa con sinh ra bằng KTHTSS sau thời hạn 300 ngày kể từ ngày diễn ra sự kiện pháp lý chấm dứt hôn nhân” thì việc xác định cha, mẹ, con sẽ như thế nào, luật nào sẽ điều chỉnh vấn đề này? Việc pháp luật hiện hành bỏ ngỏ, chưa quy định dẫn đến nhiều vướng mắc trong việc xác định cha, mẹ, con Bởi thực tế, hai đứa trẻ từ vụ việc trên mang huyết thống của người cha đã chết nhưng chưa xác định được có dựa trên sự tự nguyện của người đã khuất hay không? Do vậy, nếu xác định đứa trẻ sinh ra không phải là con chung của cặp vợ chồng thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ, ví dụ như quyền thừa kế di sản của người cha để lại
Hơn nữa, giả sử do trước khi người chồng chết, cả hai vợ chồng đều muốn tỏ ý có con và sau khi người chồng chết, người vợ muốn tiếp tục thực hiện sinh con bằng phương pháp khoa học Hay việc người vợ tiến hành sinh con bằng KTHTSS như là sợi dây gắn kết cuối cùng với người chồng đã chết, sự tồn tại của đứa con theo sự tự
38 https://thanhnien.vn/suc-khoe/thu-tinh-tu-tinh-trung-nguoi-da-chet-phap-luat-van-ghi-nhan-ten-cha-
462395.html ; https://vov.vn/xa-hoi/sinh-con-tu-tinh-trung-nguoi-cha-da-mat-sua-doi-luat-303830.vov
74 nguyện của người vợ Như vậy, nên pháp luật cần có những quy định và hướng dẫn chi tiết về việc “Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng bị chết hoặc bị tuyên bố là đã chết làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự” Để từ đó bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con và ngược lại con đối với cha, mẹ đồng thời tránh việc lạm dụng vấn đề này để làm lợi hoặc mục đích trái phép, trái với luân thường đạo lý
Thứ ba, người phụ nữ độc thân sinh con bằng phương pháp khoa học
Vụ việc 3: Chị Nguyễn Thị A (sinh năm 1990, trú tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) đến bệnh viện Phụ sản Trung Ương để thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Khi chị A mang thai được đến tháng thứ 8 thì chị kết hôn với anh C (sinh năm 1983, trú tại phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội) Sau khi kết hôn được 37 ngày thì chị A sinh cháu B 39
Sẽ không có gì đáng nói nếu người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thì về mặt nguyên tắc chỉ tồn tại quan hệ giữa mẹ và con Thế nhưng, ở trường hợp trên người phụ nữ độc thân A tiến hành biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và đã mang thai được 8 tháng nhưng lại đi kết hôn với anh C Vậy câu hỏi đặt ra là việc xác định quan hệ cha con giữa anh C và cháu B như thế nào, pháp luật nào điều chỉnh về vấn đề này? Và nếu anh C thừa nhận cháu B là con của mình – nghĩa là có quan hệ cha con với cháu B thì anh C có được ghi vào giấy khai sinh của cháu B hay không? Hiện nay pháp luật chưa có quy định điều chỉnh về vấn đề này, đây cũng chính là điểm vướng mắc mà pháp luật cần phải xem xét để bổ sung thêm
Thứ tư, về quyền lợi của đứa con được sinh ra theo phương pháp khoa học
Theo quy định của Nghị định số 12/2003/NĐ-CP thì “việc cho, nhận tinh trùng, phôi phải thực hiện theo nguyên tắc bí mật” (Khoản 4 Điều 4), người cho, nhận “không được phép tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh” của nhau (Khoản 4