Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Pháp luật và thực tiễn tại Hà Nội

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu đề tài

* Mục đích nghiên cứu đề tài: hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; phân tích làm sáng tỏ thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này; từ đó đề xuất một số giải pháp. - Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như so sánh, liệt kê, tổng hợp khi nghiên cứu quy định của các nước, đánh giá khả năng áp dụng pháp luật và những kiến nghị, giải pháp về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Các phôi sau đó được đưa trở lại trong cơ thể của người phụ nữ”.2 Hay tiếp đến là định nghĩa của Viện sức khỏe và trẻ em Hoa Kì: “ART đề cập đến các phương pháp điều trị và thủ tục nhằm mục đích mang thai”.3 Ngoài ra, có thể kể đến định nghĩa của Cơ quan điều trị hỗ trợ sinh sản Victoria (VARTA), Tiểu bang Victory, Úc: “ART liên quan đến các công nghệ và các phương pháp có liên quan, được sử dụng để giúp người ta đạt được việc có thai. ART được sử dụng: như một biện pháp điều trị hiếm muộn cho các cặp; bởi những phụ nữ không thể trở nên có thai được nếu không được điều trị; bởi những phụ nữ không thể giữ được em bé trong thời gian mang thai hoặc không thể sinh nở được nếu không được điều trị; để làm giảm nguy cơ em bé thừa kế một bệnh hay một dị tật di truyền nào đó”.4 Hay là định nghĩa của bác sỹ Hồ Mạnh Tường – một trong những bác sỹ đầu tiên áp dụng kỹ thuật.

Một số kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tiêu biểu 1. Thụ tinh nhân tạo

    Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” là việc áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ với mục đích giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân để sinh con, được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Ngoài những kỹ thuật sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản kể trên thì còn có các kỹ thuật hỗ trợ khác như: trữ lạnh tinh trùng, rã đông tinh trùng, trữ lạnh mô tinh hoàn, rã đông mô tinh hoàn, trữ lạnh noãn, rã đông noãn, trữ lạnh phôi, rã đông phôi, phẫu thuật lấy tinh trùng, “hỗ trợ phôi thoát màng” 10.

    Sơ đồ 1.1. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo
    Sơ đồ 1.1. Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo

    Các trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Điều này có thể là hệ quả của một số nguyên nhân sau: phụ nữ lập gia đình trễ hơn và muốn có con ở tuổi lớn hơn; các bệnh lây truyền qua đường tình dục xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong cộng đồng, dẫn đến tắc vòi trứng, giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn khả năng sinh sản; việc sinh hoạt tình dục sớm và quan hệ với nhiều bạn tình ngày càng phổ biến và càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ dẫn đến hiếm muộn hay nhiều phụ nữ sau vài lần nạo thai bị biến chứng dẫn đến vô sinh do tắc vòi trứng hoặc viêm dính buồng tử cung,… Hiện nay tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%. Điều đó khiến nhiều phụ nữ có tư duy, lối sống hiện đại cảm thấy bị mất tự do, chịu áp lực, phải gánh vác nhiều thứ từ “chuyện gia đình đến sinh con đẻ cái để hoàn thiện tổ ấm nhỏ của mình” hay phải đưa ra sự lựa chọn là sinh con vì trách nhiệm với gia đình trong khi sự nghiệp đang trên đà phát triển hoặc vì một lý do cá nhân nào khác; dẫn đến họ đưa ra quyết định “sử dụng biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”.

    Khái niệm xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Tùy vào cách phân loại mà có thể chia thành các quan hệ pháp luật khác nhau: quan hệ có tính pháp lý và quan hệ không có tính pháp lý; quan hệ xác định theo thủ tục hành chính và quan hệ xác định theo thủ tục tư pháp; quan hệ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp và quan hệ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp,…. - Với tư cách là một chế định pháp lý: “Xác định cha, mẹ, con là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; căn cứ và thủ tục pháp lý nhằm nhận diện một người là cha, một người là mẹ, một người là con có mối quan hệ huyết thống trực hệ ” 21.

    Căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Hơn nữa, khi xác định tư cách người cha, người mẹ đối với con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là sinh con có sự tham gia của bên thứ ba (người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi) thì thời kì hôn nhân là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tính đương nhiên hoặc không đương nhiên. Hơn nữa, nó thường dùng để giải quyết các tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con như người chồng không thừa nhận con do người vợ sinh ra là con chung của hai vợ chồng; hay trường hợp con đã thành niên muốn xác nhận cha, mẹ cho mình,…Tuy nhiên không phải trong trường hợp xác định cha, mẹ, con nào cũng được quyết định dựa trên mặt huyết thống.

    Ý nghĩa của việc quy định về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Mặt khác, chế định xác định cha, mẹ, con còn nhằm cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình tại Luật HN&GĐ như cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú; nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp. Bên cạnh đó, việc xác định cha, mẹ, con có quan hệ mật thiết và mang tính ảnh hưởng nhất định đối với một số chế định khác như kết hôn, ly hôn, giám hộ, thừa kế, bồi thường thiệt hại, cấp dưỡng,…Cụ thể, trong chế định giám hộ, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định người giám hộ đương nhiên của trẻ chưa thành niên trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự.

    Pháp luật một số nước về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Đây không chỉ là căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trư ờng hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mà còn là điều kiện bắt buộc để cặp vợ chồng được áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai” và chỉ khi cặp vợ, chồng đáp ứng điều kiện vừa nêu thì mới được áp dụng. Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học quy định nghiêm cấm mang thai hộ, vì thế chưa có văn bản nào quy định hậu quả pháp lý cũng như xác định cha, mẹ đứa trẻ được sinh ra, các quyền nhân thân và quyền tài sản của đứa trẻ với những người có liên quan (người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ).

    Quy định hiện hành về thẩm quyền giải quyết xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Quy định như vậy hoàn toàn hợp lý bởi việc mang thai hộ đặt ra là để đảm bảo quyền làm cha, làm mẹ của những cặp vợ chồng vô sinh không thể có con kể cả khi đã sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản, còn người mang thai hộ chỉ nhằm mục đích nhân văn, nhân đạo là giúp đỡ những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn chứ không phải vì mục đích làm mẹ. Trong khi đó, tại khoản 10 Điều 29 BLTTDS năm 2015 quy định:“Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” thuộc thẩm quyền của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, nhưng ở Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không có quy định nào về yêu cầu xác định cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền của Tòa án.

    Quy định hiện hành về trình tự, thủ tục giải quyết xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Khi đi đăng ký khai sinh người đăng ký phải xuất một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú; giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ của trẻ đã kết hôn (Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ – CP hướng dẫn Luật hộ tịch). “a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh;. trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;. b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;. c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;. d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thỡ nơi sinh phải ghi rừ tờn của cơ sở y tế và tờn đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thỡ ghi rừ tờn đơn vị hành chớnh cấp xó, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch”. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy/phiếu tiếp nhận, trong đú ghi rừ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thỡ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thỡ phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đú nờu rừ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rừ họ, chữ đệm, tờn của người tiếp nhận.

    Hậu quả pháp lý của việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

    Hơn nữa, cha mẹ còn có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi bị kết án về một trong số các tội về cố ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con; hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phát tán tài sản của con; xúi giục; ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội,… Ngoài các quyền và nghĩa vụ về nhân thân, thì giữa cha, mẹ, con còn phát sinh các quyền và nghĩa vụ về tài sản, bao gồm hai nhóm: quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng và quan hệ tài sản khác. Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì “Khi người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết, mà cơ sở lưu trữ nhận được thông báo khai tử từ gia đình người gửi, phải hủy tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và đóng phí lưu giữ”.

    Bảng 3.1. Số liệu thống kê việc đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Thành  phố Hà Nội từ năm 2011 - 2020
    Bảng 3.1. Số liệu thống kê việc đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Thành phố Hà Nội từ năm 2011 - 2020

    Những bất cập và nguyên nhân bất cập của áp dụng pháp luật xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

      Mặc dù, về mặt huyết thống (sinh học) hai bé được xác định là con của Anh Hồ S.N nhưng về mặt pháp lý, Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai đưa ra phán quyết là hai cháu Hồ H.Đ và Hồ Sỹ H.H không có quan hệ cha con với Anh Hồ S.N và cũng không phải là con chung của Anh N và chị Hoàng Thị Kim Dung.38 Vậy việc xác định anh Hồ S.N không phải là cha của hai bé sẽ dẫn đến bất cập là ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quyền lợi, đặc biệt là quyền thừa kế. Như vậy, nên pháp luật cần có những quy định và hướng dẫn chi tiết về việc “Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng bị chết hoặc bị tuyên bố là đã chết làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự”.

      Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

        Chính vì vậy, pháp luật về xác định cha, mẹ, con cần phải hoàn thiện hơn nữa về nguyên tắc áp dụng, cơ sở pháp lý, có thêm nhiều văn bản hướng dẫn kịp thời đối với những vấn đề mới phát sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc cho đương sự,…Để thực hiện được điều đó, cần thiết phải đặt ra những mục tiêu như hoàn thiện các chế định về kết hôn, chấm dứt hôn nhân; hoàn thiện các quy định pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, trong đó có thủ tục nhận cha, mẹ, con; và đặc biệt cần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giải quyết tranh chấp xác định cha, mẹ, con. Việc giải quyết các vụ việc liên quan đến “xác định cha, mẹ, con trong trường hợp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” theo thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng cũng dần được cải thiện; số vụ việc, vụ án không những được giải quyết nhiều hơn mà còn nhanh hơn bởi thủ tục ngày càng được rút gọn đơn giản; phần nào cũng nâng cao việc cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy việc đăng ký nhận cha, mẹ, con tại UBND cấp xã tăng nhanh qua các năm cũng như thủ tục tố tụng dân sự để xác định cha, mẹ, con tại các Tòa án tại thành phố Hà Nội.