1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG VỀ Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành

17 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 673,43 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG BÀI TIỂU LUẬN Đề tài Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn n.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

  

BÀI TIỂU LUẬN

pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành

Sinh viên thực hiện : Dương Phúc Phụng Tiên

Lớp học phần :

Giảng viên hướng dẫn :

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022

Trang 2

I MỞ ĐẦU

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội phát sinh trong quá trình phát triển của loài người Nó biểu hiện mối quan hệ, liên kết giữa một người nam và một người nữ được pháp luật thừa nhận để mang một ý nghĩa to lớn là cùng nhau xây dựng gia đình và chung sống với nhau lâu dài suốt đời

Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhiều mối quan hệ cũng như tâm sinh lý của con người càng trở nên phức tạp, trong đó quan hệ hôn nhân

và gia đình cũng không ngoại lệ Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn trái quy định pháp luật Nó không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới mối quan hệ gia đình

mà còn đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, trái với lối sống và đạo đức của người Việt Nam Tuy kết hôn trái pháp luật không còn là vấn đề mới ở Việt Nam nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối được xã hội quan tâm và tìm cách giải quyết

Thế nên, em làm bài tiểu luận này với đề tài: “Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành” nhằm phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn của kết hôn trái pháp luật ngày nay, hướng xử lý bằng cách hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Luật HNGĐ 2014) Theo đó, giúp mọi người có cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về kết hôn trái pháp luật, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và xử lý kịp thời các trường hợp kết hôn trái pháp luật hiện nay

Nội dung của bài tiểu luận gồm 2 chương : Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kết hôn và quy định cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành về cấm kết hôn

Chương 2: Quy định xử phạt vi phạm các điều luật cấm kết hôn

Chương 3: Thực tiễn Việt Nam về các trường hợp vi phạm luật cấm kết hôn- phương hướng và giải pháp

II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾT HÔN VÀ QUY ĐỊNH CẤM KẾT HÔN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN

1.1.1 Khái niệm kết hôn

Trong tiếng Việt, hôn nhân được ghép bởi hai từ gốc Hán là hôn và nhân: Hôn ((婚) là bố mẹ cô dâu (khác với hôn “ ” 昏” là buổi chiều, không có bộ nữ “女?

Trang 3

”), nhân ((姻) là bố mẹ chú rể Hôn nhân là việc cha mẹ đôi bên lấy vợ gả chồng cho con (Đoàn Văn Chúc, 2004, tr 185-186)

Dưới góc độ xã hội, kết hôn 1được hiểu là một hình thức xác lập quan hệ

vợ chồng Đây là sự liên kết đặc biệt và cần thiết nhằm xây dựng nên các mối quan

hệ gia đình Một trong những chức năng cơ bản của gia đình là sinh sản, nhằm tái sản xuất ra con người, là quá trình duy trì và phát triển nòi giống – quá trình cần thiết của nhân loại

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm kết hôn được xem xét với ý nghĩa là một

sự kiện pháp lý hoặc một chế định pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật Nếu như về mặt xã hội, lễ cưới là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân thì về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn Tùy vào phong tục, tập quán , điều kiện kinh tế, xã hội, cũng như truyền thống văn hóa, pháp luật của mỗi quốc gia có những lựa chọn khác nhau về hình thức xác lập quan hệ vợ chồng Đối với pháp luật Việt Nam, việc xác lập quan hệ

vợ chồng phải được Nhà nước thừa nhận mới được coi là hợp pháp Kết hôn là cánh cửa mở ra cuộc sống hôn nhân, là cơ sở hình thành gia đình, làm phát sinh các quan hệ thiết yếu trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình

Tại khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ2014, quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Về các điều kiện kết hôn, trình tự thủ tục kết hôn , pháp luật nước ta cũng đã có những quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo hộ

1.1.2 Điều kiện kết hôn theo pháp luật

Theo quy định của pháp luật, người nam và người nữ khi kết hôn phải tuân thủ những điều kiện nhất định Điều kiện kết hôn theo pháp luật hôn nhân

và gia đình Việt Nam là những quy định, yêu cầu mang tính bắt buộc do Nhà nước ban hành mà nam, nữ khi kết hôn phải tuân thủ Điều kiện kết hôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc kết hôn và mục đích của hôn nhân Luật HNGĐ 2014 quy định việc kết hôn phải tuân theo các điều kiện tại khoản 1 Điều 8 Theo đó:

Về độ tuổi, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên thì được phép kết hôn và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh Việc quy định độ tuổi kết hôn nhằm đảm bảo sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, sức khỏe, khả

1 Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Kết hôn là việc nam, nữ chính thức lấy nhau thành vợ thành chồng" [99, tr.

467]

Trang 4

năng lao động của con người, có đủ điều kiện để thực hiện tốt trách nhiệm vợ chồng, cha mẹ, thực hiện các nghĩa vụ và quyền theo quy định của pháp luật

Về ý chí tự nguyện của hai bên, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, thể hiện sự mong muốn của các bên trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, xây dựng gia đình Sự tự nguyện thể hiện thông qua các hành vi: cùng nhất trí trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, hoàn thành các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việc quy định ý chí tự nguyện kết hôn có ý nghĩa quan trọng đối với hôn nhân và gia đình, bởi vì hôn nhân chỉ có thể đạt được mục đích khi việc kết hôn là tự nguyện, loại trừ những việc kết hôn không đảm bảo sự

tự nguyện và xóa bỏ tàn tích của hôn nhân phong kiến lạc hậu

Về điều kiện nhận thức, theo quy định thì người kết hôn phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự và điều kiện để bị coi là một người

mất năng lực hành vi dân sự sẽ căn cứ theo khoản 1 Điều 22 BLDS 201582 Quy định này nhằm đảm bảo tính tự nguyện, bảo vệ sự lành mạnh, chất lượng nòi giống, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng – con cái

Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: Theo quy

định tại điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014 3

Người cùng giới tính là nam với nam hoặc nữ với nữ Việc kết hôn giữa những người cùng giới tính không bảo đảm chức năng của hôn nhân là duy trì nòi giống Do vậy, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính Nhằm tránh có cách hiểu và can thiệp hành chính vào cuộc sống giữa những người cùng giới tính, đồng thời thể hiện quan điểm hôn nhân phải là sự liên kết giữa hai người khác giới tính, bên cạnh việc quy định các điều kiện kết hôn như trên, pháp luật quy định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY ĐỊNH CẤM KẾT HÔN

1.2.1 Khái niệm cấm kết hôn

Cấm kết hôn là việc không cho phép nam nữ kết hôn thuộc một số trường hợp theo quy định của pháp luật

2 Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015.

1 “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết địnhtuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đóhoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏquyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự"

3 Điểm d khoản 1 Điều 8: Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Trang 5

Nhà nước ta trong việc hạn chế quyền kết hôn của nam nữ trong những trường hợp đặc biệt, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người kết hôn, của gia đình và của xã hội, bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến

bộ Trong khoa học pháp lí và trong các văn bản pháp luật, các thuật ngữ “cấm không được kết hôn" hoặc "không được kết hôn" được sử dụng có nghĩa như thuật ngữ “cấm kết hôn" Dưới thời Pháp thuộc, trong Bộ luật dân sự Bắc Kỳ năm 1931

đã quy định một số trường hợp “cấm không được kết hôn với nhau" hoặc “không được kết hôn với nhau" Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,

trong đạo luật về hôn nhân và gia đình đầu tiên - Luật hôn nhân và gia đình năm

19594, thuật ngữ “cấm kết hôn" đã được sử dụng, nhưng bên cạnh đó thuật ngữ

“không được kết hôn" cũng vẫn được sử dụng với cùng một nghĩa Luật hôn nhân

và gia đình năm 1986, 2000 và 2014 đã sử dụng thuật ngữ “cấm kết hôn" đối với tất cả các trường hợp pháp luật không cho phép nam nữ kết hôn

1.2.2 Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật hiện

hành.

Trường hợp 1: Cấm kết hôn giả tạo.

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&HĐ), kết hôn giả tạo:

"Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình."

Kết hôn giả tạo giúp cho một người có thể nghiễm nhiên nhập quốc tịch một cách hợp pháp và hưởng các chế độ ưu đãi của nước nhập tịch đó mà không cần thông qua bất kì bài kiểm tra hay tiêu chuẩn để thích ứng với xã hội mới nào Điều này làm hao hụt ngân sách của Nhà nước, vi phạm nghiêm trọng đến chế độ hôn nhân cũng như gia tăng số lượng người nhập cư “ trái phép” một hợp pháp Hơn nữa, vì

là kết hôn giả nên nó sẽ làm gia tăng tỉ lệ ly hôn sau khi họ đạt được mục đích

Trường hợp 2: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.

Hiện nay, mặc dù trình độ dân trí đã tăng cao nhưng tình trạng tảo hôn

vẫn là vấn đề nhức nhối "Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả

4 Theo luật Hôn nhân và gia đình năm 1959

Điều 9

Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.

Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán.

Điều 10

Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi.

Trang 6

hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này." Trong đó, độ tuổi đăng ký kết hôn là “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” (theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ) Kết hôn khi chưa đủ độ

tuổi quy định có thể làm ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ khi chưa được hoàn thiện chương trình học, chưa có công việc ổn định, làm cho cuộc sống rơi vào bần cùng bấp bênh Hơn thế nữa, sinh sản khi cơ thể người mẹ chưa hoàn thiện, thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết sẽ gây hại cho bản thân người mẹ và cả thai nhi Tảo hôn không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân mà còn ảnh hưởng tới trình độ văn minh cũng như chất lượng dân số Bố mẹ trẻ còn khiếm khuyết về mặt tâm sinh lý sẽ khiến cho đứa trẻ sinh ra yếu ớt, dễ mắc các bệnh như suy dinh dưỡng, … ảnh hưởng tới chất lượng học tập và lao động của con sau này Thế nên nạn tảo hôn cần được bài trừ

Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn Về xử lý những trường hợp này, Tòa án xử lý rất linh hoạt và mềm dẻo chứ không cứng nhắc theo pháp luật bởi người bị lừa dối kết hôn cũng vì một lợi ích riêng nào đó chứ không phải vì tình yêu, đồng thời đẩm bảo quyền và lợi ích cho con cái họ Lừa dối ở đây phải là lừa dối hoàn toàn nên rất khó để xác định các trường hợp này Tòa án sẽ xử sao cho

“ thấu tình đạt lý”, phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của con cái, người vợ và người chồng

“Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ” 5 Theo khoản 1 Điều 36 Hiến pháp Nước

CHXHCN Việt Nam năm 2013: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau” Kết hôn là một quyền thiêng liêng, trên nguyên tắc tự nguyện,

tiến bộ chứ không phải là nghĩa vụ của bất kì ai Việc cưỡng ép kết hôn hiện nay không còn nhiều nhưng vẫn có những trường hợp “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vì

“ môn đăng hộ đối” hay hoàn cảnh gia đình Bởi vậy, có thể thấy ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ nghĩa là vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn

được pháp luật bảo vệ

Trường hợp 3: Cấm kết hôn với người đang có vợ, có chồng mà kết

hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

5 Xem khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ

Trang 7

Theo Thông tư liên tịch số 01/2016 /TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình quy định người đang có vợ có chồng là người thuộc một trong các trường hợp:

+ Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật

về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của

họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

+ Người chung sống như vợ chồng với người khác trước ngày

03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc bị tuyên bố là đã chết;

+ Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết

Như vậy, pháp luật hiện nay cấm kết hôn với các chủ thể là người đã

có vợ, có chồng theo quy định của pháp luật mà chưa ly hôn hoặc không có sự kiện

vợ, chồng của họ chết hoặc vợ, chồng của họ không bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Trường hợp 4: Cấm kết hôn với những người có quan hệ thân thích. 6

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ (là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh

ra người kia kế tiếp nhau); giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba); giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người

đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Về mặt y học nếu thế hệ cha mẹ càng xa bao nhiêu thì thế hệ con càng tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại Cấm kết hôn trong trường hợp này nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống cũng như đảm bảo việc phát triển lành mạnh của các thế hệ sau này, tránh sự suy thoái nòi giống

Luật hôn nhân và gia đình cấm cả những người đã từng là cha, mẹ nuôi

với con nuôi, đã từng là cha chồng với con dâu, đã từng là mẹ vợ với con rể, đã

6 Điểm d khoản 2 Điều 5 luật HNGĐ 2014 quy định những người có mối quan hệ không được kết hôn:

d, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Trang 8

từng là cha dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng Trên thực tế, giữa những người này không có quan hệ về huyết thống, nhưng trước đây giữa họ đã có mối quan hệ cha, mẹ - con và có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng Việc quy định cấm những người đó kết hôn với nhau nhằm bảo vệ, giữ gìn đạo lý của dân tộc, ổn định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM CÁC ĐIỀU LUẬT CẤM KẾT HÔN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

II.1 Kết hôn giả tạo

Việc xử lý kết hôn giả tạo và hậu quả pháp lý được quy định như sau theo Điều 11, Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 11 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1 Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2 Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này ”

“Điều 12 Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

1 Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2 Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

Ngoài hậu quả trên, việc kết hôn giả tạo có thể chịu chế tài hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 59 Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế

độ hôn nhân một vợ, một chồng

2 Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của

Trang 9

Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;”

II.2 Tảo hôn, lừa dối kết hôn, cưỡng ép kết hôn

Theo Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ

về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

“Điều 58 Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2 Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án” 7

“Điều 181 Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện

Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”

II.3 Kết hôn với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

Bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

“Điều 182 Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1 Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như

vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

7 Ngoài ra, hành vi tổ chức tảo hôn còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

“Điều 183 Tội tổ chức tảo hôn.

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính

về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”

Trang 10

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ

06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

II.4 Kết hôn với người có quan hệ thân thích.

Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn (Điều 48 Nghị định

110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ và khoản 35 Điều 1 Nghị định số

67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015):

“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của

vợ, mẹ kế với con riêng của chồng Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.” 8

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VIỆT NAM VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP

VI PHẠM LUẬT CẤM KẾT HÔN- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.

3.1 Thực tiễn kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam

3.1.1 Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở dân tộc thiểu số.

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở các dân tộc thiểu số luôn là vấn về nhứt nhối, được xã hội và chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt Theo điểm a khoản

1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014, độ tuổi kết hôn với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ là

từ đủ 18 tuổi trở lên Độ tuổi này được đánh giá là khá phù hợp với điều kiện thực

tế ở Việt Nam nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, vi phạm pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn lại là một dạng vi phạm khá phổ biến, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số Do ý thức pháp luật của người dân ở

8 Ngoài ra, người nào kết hôn với người có mối quan hệ thân thích còn có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều

184 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

“Điều 184 Tội loạn luân

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị

em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Ngày đăng: 26/12/2022, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w