1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

93 9 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Tác giả Phạm Huy Thụng
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đỉnh Chiến
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 22,27 MB

Nội dung

Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương phải được tiến hành đồng bộ với tổ chức bộ máy Nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng Nhân dân cách mạn

Trang 1

PHẠM HUY THÔNG

CHÍNH QUYEN DIA PHƯƠNG

Ở CỘNG HÒA DAN CHỦ NHÂN DAN LAO HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

PHẠM HUY THÔNG

CHÍNH QUYEN DIA PHƯƠNG

O CỘNG HÒA DAN CHỦ NHÂN DAN LAO HIỆN NAY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, dưới

sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Đình Chiến Các kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong luận văn thạc sĩ là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ

rang đã công bố theo đúng quy định Các kết qua này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.

Học viên

Phạm Huy Thông

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận van, tôi đã nhận được sự

quan tâm, hỗ trợ từ Quý thầy cô, anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Tôixin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban Giám hiệu và các thầy cô của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình theo học tại trường.

Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn đã tạo môi trường học tập và rèn luyện, cung cấp những kiến thức và kỹnăng cần thiết cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn

Người hướng dẫn khoa học là GS.TS Nguyễn Đình Chiến, người thầy

tâm huyết, đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên

cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm on!

Học viên

Phạm Huy Thông

Trang 5

MỤC LỤC

MO DAU

1 Lý do chọn đề taie.cecceccececcccccscsscssesssssesscsscsessessessesecsesessesassecsssesssssesesssssesseeseesees 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - ¿+ sSs+ExeEESEE2E1211211211171717171 21 1E xe 5

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - <1 E*EEekrseerseeeereersekre 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿- + ©+++++s++zxzx++rxzzxerxeerxees 10

5 Phương pháp nghiÊn CỨU - - c1 1311191113111 11 911 11111 ng ng ng rưn 10

6 Đóng góp của luận Văñ Gv HH ngư 10

7 Câu trúc của luận Văn ¿+ St St+ESEtSESEEEEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkrrrrrrke 11

Chuong 1 CO SO LY LUAN VE TO CHUC CHINH QUYEN DIA

PHƯƠNG Ở NƯỚC CONG HOA DAN CHỦ NHÂN DAN LÀO 12

1.1 Khái niệm, vị trí, và chức năng của các cơ quan chính quyên địa

phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - -+-+<<<<+2 12

1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương - 2 2 2 s2 +2 12

1.1.2 Chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 15

1.1.3 Vị trí, vai trò của chính quyền địa phương ở nước Cộng hòa Dân

chủ Nhân dân Lao - + + E1 1191 9119 1 91 1 nh nh ng tr 16

1.2 Các nguyên tắc trong tô chức của chính quyền địa phương ở Cộng

hòa Dân chủ Nhân dân Lào -. - - St StS*Eikireirrrrrrrrke 18

1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin 2 252 5 s52 181.2.2 Quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào - 21

Chuong 2 THUC TRANG TO CHUC CHINH QUYEN DIA PHUONG

Ở CONG HOA DAN CHU NHÂN DAN LÀO -2¿©ccc+ccesred 26

2.1 Tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào thời kỳ trước năm 1991 G2 +13 ** 3 E£EESEEresrrrrrsrerrrrrerrerree 26

2.1.1 Giai đoạn 1893- | Õ⁄4 - chàng HH nh nh nh nh 26 2.1.2 Giai đoạn 195⁄4-1 O/75 - á- tk nh nh nh nh nh nh nh ghế 29 2.1.3 Giai đoạn 1 9775- [ 9Ø - óc tt ng ng nh nh nh nh nh 32

2.2 Tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lao từ năm 1991 đến nay -2- 2-52 EEEEEE12112127111211 21121111 ctxe, 38

Trang 6

2.2.1 Chính quyền địa phương cấp tỉnh -¿-222cs+cs+zx+rxerxerseee 382.2.2 Chính quyền địa phương cấp huyện ¿2 2 + x+cxcrxcrseee 292.3 Những thành tựu và hạn chế trong quá trình tổ chức chính quyền

địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 50

2.3.1 Thanh uu 50

2.3.2 Hạn chế - - -ccctE t1 1EE111E71111111111111 1111111111111 111111111, 52

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC DOI MỚI

TO CHỨC CHÍNH QUYEN DIA PHƯƠNG Ở NƯỚC CONG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DAN LÀO -ccc222tttrtrrrrrrrrrrrirrrrirre 54

3.1 Phương hướng về tiếp tục đổi mới tổ chức chính quyền địa phương 54

3.1.1 Đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương phải được tiến

hành đồng bộ với tổ chức bộ máy Nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào 54

3.1.2 Đổi mới chính quyền địa phương theo phương hướng các mục tiêu

đổi mới của Đảng Nhân dân cách mang Lao và Nhà nước Lào 55

3.2 Giải pháp về déi mới tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hòa

Dân chủ Nhân dân trong thời gian tới -. - 5-5 +25 ‡+<sseessexes 66

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện co sở pháp luật về bộ máy chính quyền địa

phương ở nước Cộng hòa Dan chủ Nhân dân Lào - - «+ 66

3.2.2 Tăng cường sự lãnh dao của Dang đối với quá trình tiếp tục đổi mới tô chức bộ máy chính quyền địa phương ở nước Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào được áp dụng dựa trên những giải pháp nêu trên 76

KET LUẬN - - 5-55 S SE xE 211211 11111121111.11 1111 1111 1111111111111 re 81 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO . -2- 5c+cc+cxescsed 83

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

CNXH Chủ nghĩa xã hội

NDCM Nhân dân Cách mạng

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Tổ chức chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là

trong hệ thống chính trị các quốc gia Trong hệ thống chính quyền địa phương

ba cấp hiện nay ở nước CHDCND Lào, cấp tỉnh được xác định là đơn vi hànhchính chiến lược, cấp huyện là cấp kế hoạch ngân sách, cấp bản làng là cấp tổchức thực hiện [49, tr 30] Chính quyền địa phương của CHDCND Lao là cơ

quan chính quyền cấp thấp nhất, gần dân nhất trong hệ thống chính trị, có vai

trò quan trọng trong hệ thong chinh tri khi 1a cap don vi hanh chinh truc tiép

giải quyết những van đề thường nhật của nhân dân Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng NDCM Lào cũng đã khăng định tầm quan trọng của hệ thống chính

trị, đặc biệt là chính quyền địa phương, văn kiện nhấn mạnh: “Tiếp tục cải

cách bộ máy hành chính Nhà nước Trung ương và địa phương theo hướng tỉnh gọn, phù hợp và hiệu quả, vận dụng khoa học công nghệ và phương thức quản lý hiện đại vào trong quá trình quản lý Nhà nước” Với vai trò quan

trọng trong hệ thống chính trị, chính quyền địa phương Lào có trách nhiệm thi

hành Hiến pháp, phát luật, triển khai các nghị quyết, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội do Trung ương giao cho các chình quyền địa phương dé thống nhất thực hiện trên toàn quốc.

Đảng và Nhà nước Lào từ sớm đã nhận thức được tầm quan trọng của

chính quyên địa phương trong hệ thống chính trị, dé từ đó, Đảng NDCM vàNhà nước Lào có sự chuẩn bị chu đáo, ban hành nhiều chủ trương chính sáchnhằm từng bước đạt được những kết quả nhất định trong việc phát triển kinh

tế, xã hội, đời sống người dân Nhưng do những tác động của nhiều yếu tố, cơ

sở hạ tầng kinh tế-xã hội tại nhiều địa phương ở Lào chưa cân đối và không

đồng đều, nhiều hạng mục chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả trong việc nâng

Trang 9

cao đời sống của nhân dân Ở nông thôn, vẫn còn nhiều vấn đề nhân dân chưa được giải quyết cụ thể, triệt dé liên quan đến xóa đói, giảm nghèo, việc làm của lao động, thay đôi cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, Day cũng

là một yếu tố khách quan, khi trong công tác quản lý Nhà nước tại các chính

quyền địa phương một vấn đề đã được giải quyết sẽ thường kéo theo các vấn

dé phát sinh mới Công cuộc xây dựng, bảo vệ va phát triển đất nước trongquá trình hội nhập sâu rộng như hiện nay đòi hỏi cần phải nghiên cứu cụ thé

về vai trò của chính quyền địa phương trong việc điều hành và quan lý Nhà

nước Do vậy, việc tiếp tục đối mới, hoàn thiện và nâng cao năng lực của

chính quyền địa phương là một nhiệm vụ rất quan trọng, có tính chiến lược

lâu dài.

Vì những lý do nêu trên, đồng thời để có thêm cơ sở vững chắc chonhiệm vụ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củachính quyền địa phương Lao trong việc phát triển kinh tế-xã hội Tôi đã quyếtđịnh lựa chọn đề tài “Chính quyên địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

Lào hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính trị học của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu được thực hiện có liên quan đến tổ chức chính quyên địa phương là một trong những van đề chưa được nghiên cứu rộng rãi, chưa có nhiều nghiên cứu mới trong và ngoài nước Tuy nhiên, có thể ké đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Về công trình dưới dạng sách:

Thứ nhất, cuỗn sách Những vấn dé lý luận và thực tiễn về chính quyên

địa phương ở Việt Nam hiện nay (2002) của hai tác giả Lê Minh Thông và

Nguyễn Như Phát Cuốn sách đã đưa ra những van đề lý luận và thực tiễn về

chính quyền địa phương tại Việt Nam Cuốn sách đã phân tích cụ thé về chính quyên địa phương tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam Cuốn sách có

Trang 10

một số nội dung cụ thé như: đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị, các

vấn đề về tô chức hoạt động của chính quyền địa phương, đặc biệt sách đã đưa mô hình chính quyền đô thị cần thiết phải được xây dựng và hoàn thiện, đồng thời cần phải có sự phân biệt các cấp chính quyền khi dat nước bước vào

thời kỳ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới

Thứ hai, cuỗn sách Về minh bạch hóa hoạt động chính quyên địaphương (2015) của Trần Thị Dịu Oanh Cuốn sách phân tích thực trạng minhbạch rong các hoạt động của chính quyền địa phương trên phương diện xây

dựng và ban hành văn bản pháp luật về nội dung văn bản pháp luật, hoạt động giám sát tại các kỳ họp, các đoàn giám sát, về thủ tục hành chính, quản lý cán

bộ, ông chức, tài chính công tại Việt Nam Cuốn sách cũng đưa ra các giải pháp

nhằm tăng cường minh bạch hóa hoạt động tại các chính quyền địa phương

Thứ ba, cuỗn sách Vẻ phân định thẩm quyển giữa chính quyên Trungương và chính quyên địa phương tại Việt Nam hiện nay (2015) của tác giảNguyễn Văn Cương Cuốn sách này đã Trình bay những vấn dé cơ bản về lýluận và lịch sử của phân định thâm quyên giữa chính quyền Trung ương vàchính quyền địa phương ở Việt Nam Cuốn sách cũng phân tích Thực trangphân định thâm quyền tại Việt Nam hiện nay, kinh nghiệm từ một số nước trênthế giới cũng như kiến nghị hoàn thiện chính sách về phân định thâm quyền

giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam.

Thứ tw, cuốn sách Vai trò của chính quyên địa phương trong hop tác

tiéu vùng sông Mê Công mở rộng (2011) của Nguyễn Thị Hồng Nhung Cuốnsách phân tích vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiệncam kết hợp tác ở khu vực tiểu vùng sông Mê Công mở rộng Trong đó tập

trung và các hoạt động, đánh giá hoạt động và các giải pháp phát huy vai trò

của chính quyền địa phương trong việc thực hiện cam kết quốc gia trong

khuôn khổ hop tác tiêu vùng sông Mê Công mở rộng trong tương lai

Trang 11

Vẻ công trình dưới dạng luận án:

Thứ nhất, luận án Cơ sở lý luận và thực tiên đổi mới tổ chức bộ máy chính quyén cấp tỉnh ở Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Kham

Khoỏng Phôm Ma Pan Nha (2010) Luận án đã tập trung làm rõ một số vẫn

dé về tổ chức chính quyền cấp tỉnh ở Lào Một, luận án đã đưa ra được cácnguyên tắc tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ở CHDCND Lào, vaitrò, các yếu tố cấu thành và yêu cầu đối với tô chức hoạt động của bộ máychính quyền cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào Hai, tác giả nêu ra thực trạng tổchức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào, từ nguồn gốc lịch sử sơ

khai thời vương quốc Lào Noỏng xẻ cho đến tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh qua các thời kỳ, đặc biệt là thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền cấp

tỉnh trong giai đoạn đổi mới Cuối cùng, luận án đưa ra quan điểm và giảipháp tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy chính quyên cấp tinh ở nước CHDCND

Lào trong giai đoạn hiện nay.

Thứ hai, luận án Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của Khăm Non Chăn Thạ Chít (2016) Luận án đã làm rõ

những quan điểm, khái niệm khoa học thực tiễn cải cách bộ máy hành chính

Nhà nước CHDCND Lào hiện nay Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra những

lý luận chung vé cải cách bộ máy hành chính Nhà nước đối với CHDCND

Lào, thực trạng cải cách bộ máy hành chính trong quá khứ và trong giai đoạn

hiện nay và đưa ra những phương hướng, quan điểm, giải pháp phù hợp với

CHDCND Lào trong quá trình cai cách bộ máy hành chính Nhà nước.

Thự ba, luận án Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quanchính quyên địa phương ở Việt Nam hiện nay của Trần Công Dũng (2016).Luận án đã giải quyết được một số van dé lý luận và thực tiễn trong công tác

tô chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại Việt Nam Luận án đã làm rõ được cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương tại

Trang 12

Việt Nam, thực trang của các chính quyền địa phương trong hệ thống chính tri

Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện tô

chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền ở Việt Nam Đây là tài liệu

có giá trị tham khảo lớn đối với tác giả Vì hệ thong chinh tri cua Lao va Viét

Nam có tinh tương đồng cao, có nhiều điểm giống nhau, có thé làm tư liệutham khảo tốt

Thứ tư, luận án Tổ chức và hoạt động của chính quyên thành phố thuộc

tinh ở Việt Nam hiện nay (2017) của Dinh Văn Liêm Luan án đã làm rõ được

những van đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động tô chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam từ khi thành lập nước Việt Nam đến nay nhưng đặt trong bối cảnh Luật Tô chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003

có hiệu lực Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng tô chức và hoạt động củachính quyền địa phương thành phố thuộc tỉnh ở Việt Nam, chỉ ra các ưu, nhượcđiểm của các chính quyên thành phó thuộc tỉnh hiện nay của Việt Nam

Thứ sáu, luận án Tổ chức hoạt động của chính quyên huyện từ thực tiễnthành phố Hà Nội (2019) của Nguyễn Ngọc Việt Luận án phân tích những

ưu điểm, hạn chế theo quy định pháp luật hiện hành về tổ chức hoạt động của

chính quyền địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó, kiến nghị về

chính sách pháp luật tiếp tục hoàn thiện mô hình chính quyền huyện dé phù

hợp với cấp hành chính trung gian và ở khu vực nông thôn, đáp ứng những nhu cầu phát triển Việt Nam dang đặt ra.

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu khác về đề tàichính quyền địa phương có thể kế đến như sau: Tổ chức và hoạt động củachính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay (2017) của Trương Thị HồngHà; Kinh nghiệm quốc tế về tự quản địa phương và khả năng áp dụng tại Việt

Nam (2017) của N guyễn Văn Cương; Về minh bạch hoá hoạt động chính quyên địa phương (2015), Về tác động của phân cấp quản lý đến địa vị pháp

Trang 13

lý của chính quyên địa phương trong đổi mới tổ chức hoạt động bộ máy Nhà nước (2013) của Trần Thị Diệu Oanh; Tổ chức và hoạt động của chính quyền thành pho thuộc tinh ở Việt Nam hiện nay (2017) cua Dinh Van Liêm; Phân cấp quản lý hành chính Nhà nước giữa chính quyển Trung ương và chính

quyên địa phương ở Việt Nam hiện nay (2017) của Nguyễn Văn Đại; Hoànthiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địaphương ở Việt Nam (2017) của Nguyễn Thị Hạnh.

Qua tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy lịch sử hình thành

và phát triển của chính quyền địa phương ở Lào đã được phân tích qua nhiều

công trình khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu chính quyền địa phương tại Lào

trong bối cảnh trong nước, khu vực và thế giới có nhiều biến động hiện nay lại là một đề tài mới cần được tiếp tục luận giải Đây cũng là trọng tâm nghiên cứu của

luận văn này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứuĐưa ra những lý luận, dẫn cứ khoa học về tổ chức chính quyén địa

phương hiện nay tai CHDCND Lào, từ đó xác định phương hướng, đưa ra các

giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức chính quyền địa phương tạiCHDCND Lào.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, nêu ra cơ sở lý luận về tổ chức chính quyền địa phương ở

CHDCND Lào.

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tô chức chính quyền địa phươngLao trong các giai đoạn lich sử đến nay dé rút ra những thành tựu và hạn chếtrong công tác tô chức chính quyền địa phương ở CHDCND Lào

Thứ ba, phân tích kinh nghiệm tổ chức chính quyền địa phương tại các

nước trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam.

Trang 14

Thứ tư, xác định phương hướng, quan điểm va đề xuất những giải pháp

nhằm hoàn thiện lý luận và thực tiễn trong quá trình tổ chức chính quyền địa

phương ở CHDCND Lào.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứuChính quyền địa phương ở CHDCND Lào

4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: luận văn nghiên cứu những van dé lý luận va thực

tiễn trong quá trình tổ chức chính quyên địa phương ở CHDCND Lào

Phạm vi không gian: CHDCND LàoPhạm vi thời gian: Từ năm 1991 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp trong nghiên cứu chính trị học,luật học dựa trên cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác — Lénin, duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, tổng hợp các phương pháp lý luận và thực tiễn; phân tích vàtong hợp lich sử; phương pháp của khoa học về đổi mới tổ chức chính quyềnđịa phương trong hệ thống chính trị; lý thuyết hệ thống luật học so sánh và

những bài học thực tế của các nước trong quá trình tô chức chính quyền địa phương tại các quốc gia.

6 Đóng góp của luận văn

Thứ nhất, luận văn góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý luận chung về

van đề t6 chức chính quyền địa phương Cụ thé là xác định khái niệm, tínhchất, vị trí và chức năng của chính quyền địa phương ở CHDCND Lào hiệnnay Dong thời, bổ sung, phát triển những luận điểm khoa học làm cơ sở lýluận cho việc tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị ở CHDCND Lào nhằm đápứng nên kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế

sâu rộng ma nước CHDCND Lào đang xây dựng.

10

Trang 15

Thứ hai, kết quả nghiên cứu luận văn góp phần đánh giá trung thực, khoa học những thành tựu và hạn chế trong việc tô chức chính quyền địa

phương tại CHDCND Lào Chỉ ra những nguyên nhân trong quá trình thực

hiện tổ chức đó Luận văn luận giải được các yêu cầu phương hướng của việc

tổ chức chính quyền địa phương Đồng thời đề xuất những giải pháp nhằmnâng cao việc tô chức chính quyền địa phương Qua đó luận văn góp phần nângcao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, của các chính quyền diaphương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay của CHDCND Lào

7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phân mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu

tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương gồm:

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TO CHỨC CHÍNH QUYỀN DIA PHƯƠNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Chương 2 THỰC TRANG TO CHỨC CHÍNH QUYEN DIA PHƯƠNG Ở CHDCND LÀO

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỎI MỚI

TO CHỨC CHÍNH QUYỀN DIA PHƯƠNG Ở NƯỚC CHDCND LAO

II

Trang 16

Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TO CHỨC CHÍNH QUYEN DIA PHƯƠNG

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1 Khái niệm, vị trí, và chức năng của các cơ quan chính quyềnđịa phương ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phươngMoi quốc gia đều tổ chức quản lý lãnh thổ dựa trên các đơn vị hànhchính Các đơn vị hành chính này được hiểu là chính quyền địa phương Mỗi

quốc gia với những đặc điểm khác nhau về kinh tế-văn hóa-chính trị mà việc phân chia và quản lý điều hành các đơn vị hành chính cũng có sự khác nhau.

Trong thực tế, việc phân chia các đơn vị hành chính lãnh thé là yếu tố quyếtđịnh nhiều nhất và trực tiếp nhất đến cơ cấu tô chức của chính quyền địaphương Vấn đề tổ chức chính quyền địa phương được xác định như thế nàocần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau

Trước hết, yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy chính quyền địa

phương là yếu tố kết câu cộng đồng dân cư thư theo đơn vị hành chính Nhà nước Tuy nhiên, việc phân chia dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ lại không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của giai cấp cầm quyền mà phụ thuộc lớn vào bản thân kết cấu cộng đồng dân cư sống trong địa bàn với các yêu tô đặc biệt: văn hóa, dòng họ, lối sông, tâm lý, lịch sử, Trên thực tế không thể căn

cứ vào kết cau cộng đồng dân cư dé thành lập các chính quyền địa phương Do

đó, mới tồn tại nhiều đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có rất ít dân Yếu tô

kết cầu cộng đồng gắn liền với yếu tố địa - văn hóa, mỗi khu vực đều có yếu tôđịa văn hóa đặc trưng khác nhau Yếu t6 đó được xác định bởi giai đoạn hình

thành và phát triển của cộng đồng, từ đó tạo ra tâm lý, lối sống, phong tục của các cộng đồng dân cư sinh sống trong đơn vị hành chính lãnh thổ đó Thứ hai,

12

Trang 17

đó là yếu tố địa kinh tế Mỗi đơn vị hành chính có yếu tố địa kinh tế khác nhau Việc phát huy và khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế của mỗi đơn vị hành

chính phụ thuộc lớn vào quy mô các đơn vị hành chính lãnh thổ Nhu cầu phát

triển kinh tế và quản lý xã hội trên của từng đơn vị hành chính đòi hỏi phải có

một tô chức chính quyền địa phương hop lý, đủ kha năng thực hiện các nhiệm

vụ phát triển địa phương trong cơ chế kinh tế hiện nay

Sự phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ là cơ sở khách quan đối vớiviệc tổ chức chính quyền địa phương Tuy nhiên, tổ chức chính quyền địa

phương còn lệ thuộc vào bản chất chế độ chính trị của mỗi quốc gia Trong vấn đề này, có hai vấn đề cần phải làm rõ: Thứ nhất, sự thừa nhận tính tự quản của các cộng đồng dân cư ở mức độ nào trong quan hệ giữa quyên lực Nhà nước và quyền tự chủ của bản thân người dân trong việc giải quyết các

van đề của địa phương Các chính thé Nhà nước luôn có xu hướng “Nhà nướchóa” mọi quá trình kinh tế-xã hội tại các địa phương Từ đó, đặt cộng đồngdân cư vảo vị trí phụ thuộc (lệ thuộc) dẫn đến mọi việc đều phải trông chờvào Nhà nước Hiện tượng này đã hạn chế tính tích cực của cộng đồng và gây

ra sự xung đột giữa Nhà nước và nhân dân Thứ hai, việc phân cấp, phân

quyền của chính quyền Trung ương đối với chính quyền địa phương Việc phân cấp, phân quyền phải đảo bảo được tính thống nhất về quyền lực và kiểm soát quyền lực từ Trung ương đến địa phương.

Hiện nay, trên thé giới có nhiều cách thức tổ chức chính quyền địa

phương, nhưng về cơ bản có một số cách dưới đây:

Thứ nhất, là cách t6 chức chính quyền địa phương theo hướng là một bộmáy hành chính đứng đầu là một quan chức chủ đạo (tỉnh trưởng, quận trưởng)

Thứ hai, chính quyền địa phương là cơ quan hành chính do cấp trên bổnhiệm hoặc được bầu ra, kết hợp với một hội đồng tự quản do dân cư tại khu

vực đó bau ra.

13

Trang 18

Thứ ba, chính quyền địa phương được điều hành bởi một Ủy ban hành chính do dân cư hay của Hội đồng tự quản cấp dưới bầu ra Ủy ban hoạt động theo cơ chế tập thé mặc du có người đứng dau Các công việc quan trọng của địa phương ủy ban đều quyết định tập thé, các thành viên phân công phụ trách

từng mảng công việc.

Thứ tw, chính quyền địa phương là hội đồng tự quản do nhân dân bầu

ra, chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc cua địa phương.

Thứ năm, chính quyền địa phương là một cơ quan đại diện do nhân dân

đại phương bầu ra, vừa đại diện cho nhân dân địa phương vừa là đại diện cơ quan Nhà nước cấp trên.

Mặc dù tồn tại nhiều dạng chính quyền địa phương trên thé giới, nhưng

nhìn chung, các mô hình chính quyền địa phương đều có những đặc điểm

chung sau đây:

Thứ nhất, chính quyền địa phương có chức năng quản lý hành chính địaphương, tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương,quyết định các vấn đề của địa phương do luật pháp quy định, chịu sự phâncông, kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên

Thứ hai, chính quyền địa phương không thê thiếu cơ quan hành chính,

là cơ quan trực tiếp thực hiện các công việc quản lý Nhà nước tại địa phương.

Cơ quan hành chính tồn tại đưới dạng Hội đồng tự quản (một số nơi gọi là hội đồng nhân dân) hoặc dưới dạng người đứng đầu chính quyên địa phương (tinh

trưởng, quận trưởng, thị trưởng).

Thự ba, chính quyền địa phương đều có cơ quan đại diện nhân dân bầu

ra, hay cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương

Thứ tu, chính quyền địa phương không có sự phân quyền giống như

cấp trung ương là phân chia thành 3 nhánh quyên lực lập pháp, hành pháp và

tư pháp Đối với chính quyền địa phương, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ

14

Trang 19

quan này được xác định trên cơ sở phân định thâm quyền giữa cơ quan Trung ương và địa phương của mỗi cấp chính quyền.

Từ những dẫn chứng trên, học viên cao học xin đề xuất khái niệm vềchính quyền địa phương như sau: Chính quyên địa phương là một tổ chứchành chính có tư cách pháp nhân được Hiến pháp và pháp luật của quốc giacông nhận Chính quyên địa phương là cơ quan quản lý hành chính — lãnhthổ thuộc thẩm quyên tự quản được phân công theo Hiến pháp và pháp luật,hoặc được ủy quyên phân cấp từ cơ quan quyền lực cấp trên

1.1.2 Chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trước năm 1991, chính quyền địa phương ở CHDCND Lào được chia

thành 4 cấp bao gồm: cấp Trung ương, huyện, xã và thôn-bản Hiện nay, chính quyền địa phương được chia lại còn 3 cấp gồm cấp tỉnh là đơn vị hành

chính trực thuộc Trung ương, cấp huyện và bản làng Việc hủy bỏ đơn vị hànhchính cấp xã nhằm phân chia đơn vị hành chính-lãnh thổ cấp cơ sở phù hợphơn với đặc trưng của nhân dân các bộ tộc Lào Bộ máy chính quyền địaphương hiện nay ở Lào được chia theo thành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp bảnlàng Mô hình chính quyền địa phương Lào có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhát, chính quyền địa phương ở ba cấp tỉnh, huyện và bản làng chỉ

có một cơ quan hành chính Nhà nước với cơ chế người đứng đầu là tỉnh trưởng, huyện trưởng và trưởng bản làng Tỉnh trưởng và huyện trưởng do cấp trên bố nhiệm, còn trưởng bản làng do nhân dân bau ra Chính quyền địa

phương được phép toàn quyền giải quyết các vấn đề thuộc chức năng của địa

phương và các nhiệm vụ của cấp trên giao phó.

Thứ hai, hệ thống chính trị Lào hiện nay không có cơ quan đại diện

nhân dân ở địa phương Cơ quan đại diện nhân dân chỉ có ở Trung ương đó

chính là Quốc hội Tại địa phương, cụ thé là cấp tỉnh chỉ có Văn phòng đại

diện đại biểu Quốc hội được nhân dân trong tinh bầu ra Văn phòng nay có

15

Trang 20

trách nhiệm triển khai các nghị quyết của Quốc hội, tham gia đóng góp ý kiếnvới chính quyền địa phương, giám sát công tác của Quốc hội tại địa phương.

Về điểm này, mô hình chính quyền địa phương tại Lào có sự khác biệt so với

Việt Nam Ở Việt Nam, trong hệ thong chính tri có cơ quan đại diện nhân dân

ở địa phương, đó là Hội đồng nhân dân các cấp Trong chính quyền địaphương ở Việt Nam, Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp xã, phường:quận,huyện, thành phó trực thuộc tinh, và tỉnh, thành phố trong cả nước

Thứ ba, người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cũng là người

đứng đầu tô chức đảng tại địa phương Với cơ chế nhất thể hóa chức danh thủ trưởng cơ quan hành chính và chức danh cao nhất của cấp ủy đảng, quyền lực Nhà nước tại Trung ương và địa phương được thống nhất cao.

1.1.3 Vi trí, vai trò của chính quyền địa phương ở nước Cộng hòa

Dân chi Nhân dân Lao

Chính quyên cap tỉnhChính quyên cấp tỉnh là chính quyền mắt xích quan trọng trong mối liên

hệ giữa nhân dân địa phương và các cơ quan Trung ương Chính quyền cấptỉnh là trung tâm tô chức và thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của

Đảng NDCM Lào và Nhà nước Lào “Bộ máy chính quyền cấp tỉnh là co quan

hành chính địa phương, có vai trò là người đại diện chịu trách nhiệm đối với

Chính phủ, trong việc quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, xây dựng, sử dụng nguồn nhân lực và bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên, môi trường, quốc phòng — an ninh trong địa phương minh

và quan hệ ngoại giao theo sự giao phó của Chính phủ” [77, tr 56] Chínhquyên cấp tỉnh có vị trí pháp lý là người đại diện của Chính phủ, chịu tráchnhiệm trước nhân dân địa phương và Chính phủ Luật Chính quyền địa phương

(2003) quy định rõ về vai trò và quyền hạn của Tỉnh trưởng, theo đó tỉnh

trưởng, là người đứng dau cơ quan chính quyên cap tinh, có vai trò là người đại

16

Trang 21

diện và có trách nhiệm với Chính phủ trong việc tô chức thực hiện vai trò

quyên và nhiệm vụ của các cơ quan Chính quyền cấp tỉnh.

Chính quyền cấp huyện Chính quyền cấp huyện là cấp đơn vị hành chính trung gian, đơn vị

hành chính cấp huyện có những đặc điểm về lãnh thổ, số lượng dân cư, cơ cầukinh tế có sự khác nhau Sự phát triển toàn diện của đơn vị hành chính cấptỉnh phải được tổng hợp bằng sự phát triển kinh tế của các huyện trên địa bảntỉnh đó Chính vì vậy mà việc hình thành đơn vi hành chính huyện là cần thiết

dé thực thi một số nhiệm vụ cụ thé của quản lý Nhà nước Căn cứ vào tình

hình đó, Luật chính quyền địa phương (2003) quy định tại điều 20: Chính

quyên cấp huyện có vai trò quản lý hành chính về mặt chính trị, kinh tế, văn

hóa xã hội, xây dựng và sử dụng nhân sự, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên, quốc phòng an ninh trong huyện của mình, thực hiện công tác quan hệngoại giao theo chính quyền cấp tỉnh giao phó Đứng đầu chính quyền cấphuyện là Huyện trưởng Huyện trưởng là người đứng đầu chính quyền cấphuyện, là người đại diện và chịu trách nhiệm với cơ quan chính quyền cấptỉnh, trong việc tố chức và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-văn hóa xã

hội của tỉnh trên địa bản huyện Việc tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện được xuất phát từ những lý do sau :

Thứ nhất, đơn vị hành chính tỉnh, với vi trí là đơn vị hành chính co bản của một quốc gia, thường có quy mô tương đối lớn nên bộ máy chính quyền

tỉnh nói chung còn xa dân, khó thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể của quản lý Nhànước là cung ứng dịch vụ công cho người dân địa phương nếu không có mộtcấp hành chính trung gian, như là cánh tay nối dài của bộ máy hành chính cấptỉnh ở các bộ phận lãnh thổ khác nhau trên địa bản tỉnh

Thứ hai, đơn vi hành chính ban làng, với vi trí là đơn vi hành chính co

sở, thường có quy mô tương đôi nhỏ, bi hạn chê vê nguồn lực và tiêm năng.

17

Trang 22

Bộ máy hành chính cấp xã không đủ khả năng và điều kiện giải quyết mọinhiệm vụ của quản lý hành chính Nhà nước và cung ứng dịch vụ công trên địa

bàn Điều đó đòi hỏi phải cần có một cấp tổ chức trên bản làng dé thực thi những công việc quản lý Nhà nước và tổ chức cung ứng dịch vụ công mà

từng bản làng riêng lẻ không thể đảm đương được

Chính quyên cấp bản langChính quyền cấp bản làng là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thốngchính quyền địa phương ở CHDCND Lào Chính quyền cấp ban làng đượcxem là một đơn vị hành chính — lãnh thổ, nó cũng có ranh giới địa lý xác định,

có điều kiện tự nhiên và xã hội tương đối độc lập, ngoài ra còn có một số tiềm năng và nguồn lực riêng, có một số đặc trưng riêng về phát triển kinh tế, văn hóa và đời sống dân cư, và do đó bản làng có vai trò đặc biệt quan trọng trong

việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như trong quản lý hành chínhNhà nước Theo Luật chính quyền địa phương (2003), quy định tại điều 47:Chính quyền cấp bản làng có vai trò quản lý hành chính, phát triển kinh tế,

văn hóa xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi

trường trong bản làng của mình Đứng đầu chính quyền cấp bản làng làtrưởng bản làng

1.2 Các nguyên tắc trong tổ chức của chính quyền địa phương ở

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

1.2.1 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, Nhà nước không phải lànhững hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh cửu, Nhà nước chỉ xuất hiện khi loàingười đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, cụ thể ở đây là trong xã hội

có sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp, sau đó vận động và phát triển

và Nhà nước sẽ sụp đồ khi những điều kiện khách quan và chủ quan không còn nữa Khi bàn về Nhà nước, Ph.Ăngghen từng viết: “Nhà nước tồn tại

18

Trang 23

không phải là mãi mãi từ ngàn xưa Đã từng có những xã hội không cần đếnNhà nước, không có một khái niệm nào về Nhà nước và chính quyền Nhà

nước cả Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tat nhiên

phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp ví dụ như thời kỳ chiếmhữu nô lệ, phong kiến thì sự phân chia đó làm cho Nhà nước trở thành một tấtyếu” [5, tr 257-258] Sự hình thành giai cấp xuất hiện khi xã hội nguyên thủytan rã, xã hội chia thành nhiều giai cấp đối kháng với nhau và không thê điềuhòa được các mối quan hệ lợi ích, đó là nguyên nhân Nhà nước ra đời Trong

những tổ chức thị tộc, bộ lạc, sự phân chia giai cấp chưa rõ ràng khi phân hóa kinh tế chưa rõ nét, toàn thé thành viên trong xã hội bình dang Người đứng đầu thị tộc, bộ lạc do mọi thành viên trong xã hội cử ra và có trách nhiệm chăm sóc cho cộng đồng Do đó, trong xã hội đó Nhà nước cũng chưa hình

thành và phát triển

Do lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất ngày càng mở rộng và pháttriển, việc sử dụng các lao động làm cho xã hội phân chia, chăng hạn chủ nô

và nô lệ, người giàu và người nghèo Sự phân chia này đã phá vỡ các quan hệ

bình đăng, dẫn tới quan hệ đối kháng giai cấp, mối quan hệ này ngày càng

không thể giải quyết được nên các giai cấp thống trị cần có một tổ chức quyền lực xã hội cụ thé dé có thé thống trị các giai cấp bị trị Day là nền tảng cho việc xuất hiện của Nhà nước “Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên

ngoài áp đặt vào xã hội, ”, “một lực lượng rõ rang là đứng trên xã hội, có

nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ vững cho xung đột có năm trong

vòng trật tự Và lực lượng nảy sinh ra từ xã hội”[4, tr 300-302] Từ đó, Lénin

đưa ra khái niệm về Nha nước: Nhà mước là sản phẩm và biểu hiện của nhữngmâu thuẫn giai cấp không thé diéu hòa được, là một cơ quan thống trị giai

cấp, là cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác; là một

bộ máy cho phép một giai cấp này được áp bức một giai cấp khác.

19

Trang 24

Dé Nhà nước hoạt động một cách hiệu quả, Lênin yêu cầu phải xây dựng Nhà nước với các đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, Nhà nước phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo vì Nhà nước chỉ là công cụ dé thực thi đường lối chính trị của Dang cầm quyền thông qua việc thé chế hóa đường lối chính trị và tổ

chức thực hiện “Nếu không có sự thống trị của giai cấp vô sản trong Nhànước thì cũng không thé nói đến chủ nghĩa xã hội được”[39, tr 368] Thứ hai,xây dựng bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, tinh giản, tổ chức khoa học, hoạt độnghiệu quả và tiết kiệm theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” [40, tr 445] - tức là coitrọng chất lượng, không chạy đua theo số lượng: cán bộ, công chức phải cónăng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng; phải phan đấu đạt “chất lượng kiểu

mẫu thật sự”[40, tr 446] Thứ ba, cải cách Nhà nước phải thé hiện tính cơ

bản, tính hệ thống chặt chẽ, chính quy về các nguyên tắc và về tổ chức, không

được nóng vội, trên cơ sở đó phát huy tính năng động, sáng tạo của bộ máy

Nhà nước và của viên chức Nhà nước trong thực tiễn

Trong một xã hội có giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giaicấp khác được thé hiện chủ yếu đưới ba loại quyền lực cơ bản như: quyền lựcchính trị, quyền lực kinh tế và quyền lực tư tưởng Trong ba loại quyên lực,

quyên lực kinh tế giữ vai trò quyết định, là cơ sở cho sự thống trị giai cấp,

kinh tế quyết định chính trị Quyền lực kinh tế trở thành công cụ và chủ thể

thống trị Thông qua Nhà nước, ý chí của giai cấp được thé hiện tập trung va

hợp pháp hóa thành ý chí của Nhà nước thông qua luật pháp Nhà nước là một

hiện tượng xã hội phức tạp mang bản chất của giai cấp và bản chất xã hội

Các Nhà nước đều thừa nhận quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân,

nhân dân ủy thác quyền lực cho Nhà nước thông qua cơ chế đại biểu, Nhànước làm ra pháp luật đồng thời phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật Do đó,

pháp luật vừa là công cụ dé quản lý Nhà nước và là công cụ dé nhân dân theo

dõi và giám sát hoạt động của Nhà nước.

20

Trang 25

Cách mạng tháng Mười Nga thành công là tiền đề để giai cấp vô sản ở

Nga tổ chức và xây dựng bộ máy chính quyền của giai cấp dưới thé chế chính trị Cộng hòa Xô viết Sự ra đời của Nhà nước Liên Xô đã kéo theo sự ra đời

hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa, cũng từ đó, bộ máy Nhà nước xã hội chủ

nghĩa có những bước phát triển mới, đa dạng hơn so với trước Bộ máy Nhànước XHCN là hệ thống các cơ quan Nha nước được tổ chức theo nguyên tắcthống nhất, tạo thành một thiết chế chính trị thực hiên các nhiệm vụ và chức

năng của Nhà nước.

Hệ thống chính trị ở mỗi nước XHCN có những đặc điểm khác nhau,nhưng tựu trung lại có những đặc điểm chung như: nguyên tắc lãnh đạo của

Đảng Cộng sản đối với Nhà nước, nguyên tắc tập trung quyên lực và thuộc về

nhân dân, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế XHCN

1.2.2 Quan điểm của Đảng Nhân dân cách mang LàoLịch sử hình thành Nhà nước Lào trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống

dé quốc giành độc lập dân tộc Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương - tiềnthân của Đảng NDCM Lao ngay nay ra đời, đánh dau một bước ngoặt chínhtri trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các bộ tộc Lào Dưới

sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Lào đã đánh đuổi thực dân Pháp vào năm

1954 và đánh đuổi dé quốc Mỹ vào năm 1975 giành độc lập trọn ven và thiết lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Lào “Sự kiện lịch sử trong việc giành lấy chính quyền và thống nhất đất nước là một dấu hiệu kết thúc thắng

lợi của cách mạng dân chủ của nước ta, đó là giai đoạn mở rộng và phát triểnđất nước trong lịch sử của nhân dân ta, là giai đoạn của nhân dân các bộ tộcLào làm chủ đất nước, làm chủ xứ mệnh của mình và tiễn lên chủ nghĩ xã hội

dưới sự lãnh đạo của Đảng ta”[7, tr 28-29].

Bản chất của Nhà nước dân chủ nhân dân Lào là do cơ sở kinh tế-chính trị quy định Cơ sở kinh tế của Nhà nước dân chủ nhân dân của Lào là tổng

21

Trang 26

thể các quan hệ sản xuất được hình thành trên nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, có thé nói đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa Bản chất của nền kinh tế của Nhà nước dân chủ nhân dân Lào được

Hiến pháp của CHDCND Lào quy định: “Chế độ kinh tế của đất nước là kinh

tế nhiều thành phần có mục tiêu phát triển sản xuất và mở rộng lưu thông,chuyên từ kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa, đưa nên kinh tế phát triển

đi lên và nâng cao cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân bộ tộc Lào”[76, tr 34] Việc tư duy đôi mới về kinh tế, chuyên từ nền kinh tế quan liêu,

bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải từng bước xây dựng một hệ thống các thé chế, các cơ quan quản lý mới, phù hợp với sự vận động và phát triển của kinh tế

hàng hóa.

Về cơ sở chính trị, Nhà nước dân chủ nhân dân là sự lãnh đạo của giaicấp công nhân thông qua đội tiền phong là Đảng NDCM Lào Đảng NDCMLào là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, ra đời do sự kết hợp của chủnghĩa Mac-Lénin, sau này có bổ sung tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hản và tinhthần yêu nước dân tộc của nhân dân các bộ tộc Lào Nước CHDCND Lào là

một thành tố trong hệ thống chính trị của Lào Nhà nước CHDCND Lào là

Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tư tưởng này ngay từ

sớm đã được Đảng NDCM Lào nhận thức đúng đắn và từng bước xây dựng Nhà nước nhân dân Đến Đại hội VI (1996) và Đại hội VII (2001) của Dang,

Đảng NDCM Lào tiếp tục khăng định, “việc củng cố và xây dựng Nhà nướccủa dân, do dân và vì dân, trong đó đảng nhắn mạnh đến việc quản lý xã hộibăng pháp luật và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng.Bên cạnh đó còn nhân mạnh việc phải tích cực phát huy chức năng vai trò của

cơ quan quyên lực Nhà nước trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý

xã hội bằng pháp luật, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách

22

Trang 27

của Đảng ngày càng có kết quả làm cho chế độ dân dân chủ nhân dân ngày

dân là người chủ duy nhất của đất nước, có toàn quyền quyết định vận mệnh của quốc gia, có quyền tự do thể hiện ý chí, của mình và thông qua các đại biểu của mình biến ý chí đó thành ý chí của Nhà nước và cụ thé hóa bằng

pháp luật Trong hệ thống chính trị ở Lào, Quốc hội có vị trí đặc biệt quantrọng Quốc hội là cơ quan đại điện cao nhất có quyền lập hiến, lập pháp và là

cơ quan cao nhất quyết định và thông qua những van dé quan trọng của đấtnước như đối nội, đối ngoại, an ninh-quốc phòng Quốc hội là cơ quan đạidiện quyền lực nhân dân cao nhất trong hệ thống chính tri ở Lào Với vi tríquan trọng như vậy, Đảng NDCM Lào phải lãnh đạo Quốc hội trên lĩnh vựclập pháp nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương lớn của

Đảng thành Hiến pháp và pháp luật, pháp huy tối đa quyền lực của Quốc hội làm cho hoạt động của Quốc hội ngày càng trở nên hiệu quả “Đảng lãnh đạo

thực hiện nhiệm vụ cơ bản trước mắt của Quốc hội là tiếp tục nghiên cứu,củng cố Hiến pháp của chế độ dân chủ nhân dân, sau đó là phải củng có, bổsung những cơ sở pháp luật phù hợp dé xây dựng hệ thống pháp luật của Nhanước ngày càng day đủ Đồng thời củng cô nhiệm vụ tuyên truyền pháp luậtmột cách rộng rãi trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức thực thi pháp luật

trong xã hội ”[9, tr 42] Đảng NDCM Lào với vai trò lãnh đạo Nhà nước va

23

Trang 28

toàn xã hội được chứng minh xuyên suốt qua chiều dài lịch sử sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước ở CHDCND Lào.

Hiến pháp 1991 và Hiến pháp 2003 (sửa đổi) cũng quy định rat rõ rang

về việc lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với Nhà nước và xã hội, đồng thời

đây cũng được xác định là một nguyên tắc cơ bản của thể chế Nhà nước Sựlãnh đạo của Đảng NDCM Lào là nhân tố quyết định mọi thang lợi trong côngtác tô chức và hoạt động của chính quyên địa phương Lao Đảng lãnh đạo hệthong chính trị nói chung và lãnh đạo Nhà nước nói riêng là nhân tổ và là điềukiện đảm bảo quyền lực của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân và

vì dân, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Với vai trò lãnh đạo, Đảng NDCM Lào tạo lập cơ sở chính trị, định

hướng mục tiêu cho toàn bộ hoạt động thể chế hóa Vấn đề thể chế hóa được

xác định thành các nguyên tắc chung, qua đó tạo thành cơ sở chính trị chotoàn bộ hoạt động thé hóa Đảng NDCM Lào lãnh đạo Nhà nước và các tổchức chính trị - xã hội thông qua cương lĩnh chính trị, chiến lược và chínhsách, bằng công tác tư tưởng, công tác cán bộ và công tác kiểm tra, giám sáttrong đảng Quan hệ giữa Đảng và Nhà nước là quan hệ bình đăng trong hệthống chính trị Đây là hai bộ phận giữ vị trí, vai trò và có chức năng khácnhau và là những chủ thể lãnh đạo, quản lý thực hiện quyền làm chủa củanhân dân.

Ở nước CHDCND Lào hiện nay, Đảng NDCM Lao là đảng cam quyền,

lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của đất nước Ngoài Đảng NDCM Lào, hệthống chính trị còn bao gồm các cơ quan Quốc hội Lào, Chính phủ Lào, Mặttrận Lào xây dựng đất nước và các tô chức chính trị xã hội Về chính quyềnđịa phương, Lào hiện nay có 19 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có 140 đơn vịhành chính cấp huyện và 11.000 đơn vị hành chính cấp ban làng

24

Trang 29

Tiểu kết chương 1

Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp

nhân được Hiến pháp và pháp luật của quốc gia công nhận Chính quyền địa

phương là cơ quan quản lý hành chính — lãnh thé thuộc thầm quyền tự quảnđược phân công theo Hiến pháp và pháp luật, hoặc được ủy quyền phân cấp

từ cơ quan quyên lực cấp trên

Chương | của luận văn đã làm rõ khái niệm, vi tri, và chức năng của

các cơ quan chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;

phân tích các nguyên tắc trong tổ chức của chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ở chương 2

25

Trang 30

Chương 2.

THỰC TRANG TO CHỨC CHÍNH QUYEN DIA PHƯƠNG

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1 Tổ chức chính quyền địa phương ở Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào thời kỳ trước năm 1991

2.1.1 Giai đoạn 1893-1954Trong giai đoạn 1893 — 1954, Pháp tiến hành đô hộ Lào, Lào nằm dưới

sự xâm chiếm và kiểm soát của Pháp trên bán đảo Đông Dương Trong giai đoạn này đã nỗ ra nhiều cuộc kháng chiến đưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh Pho ca đuộc, Ông Kẹo, Côm ma đăm, Chậu phạ pắt chay, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu Sau cuộc chiến tranh Pháp-Xiêm, ngày 3/10/1893

Pháp đã ký một hiệp ước với mục đích chiếm vương quốc Lào (Lan Xạng), cụthé là cắt vùng I-xan (các tinh Đông Bắc Thái Lan hiện nay) cho Thái Lan,lay sông Mê-công làm biên giới Sau khi hiệp ước được thông qua, đất nướcLào bị chia cắt theo y đồ của thực dân

Về tổ chức bộ máy hành chính, trên cơ sở hệ thống cai trị của triều đình

phong kiến Lào, thực dân pháp bắt đầu xây dựng và sắp xếp lại chính quyền theo ý đồ cai trị Năm 1893-1895, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương của Lào bao gồm: tỉnh, huyện, bản, lang va thị xã Từ năm 1895-1899, Pháp

chia Lào thành hai khu vực là Thượng Lào và Hạ Lào Hai khu vực này được

quản lý bởi hai chỉ huy cao cấp người Pháp và trực thuộc toàn quyền ĐôngDương ở Hà Nội Giai đoạn 1899-1941, Pháp thống nhất hai khu vực ThượngLào và Hạ Lào, khu vực mới lúc đầu được đặt ở Sa Văn Na Khết sau đóchuyền đến Viêng Chăn Pháp chia nước Lào thành 10 tỉnh, mỗi tỉnh đặt đưới

quyên cai trị của một công sứ người Pháp Pháp hầu như nắm giữ toàn bộ chính quyền của Lào, nhưng nhân dân các bộ tộc Lào không chịu sự thống trị

26

Trang 31

của các quan cai tri người Pháp và bộ máy cai tri của chúng Riêng tỉnh Luang

Pha Bang có vị trí chính trị đặc biệt khi là một vương quốc nhỏ được đặt dưới

sự cai trị phong kiến của vua Lào Tuy nhiên, Nhà nước phong kiến của vua Lào chỉ là bù nhìn, tay sai của Pháp và không có thực quyền trong các công

việc chính tri quan trọng.

Cấp tỉnh: Đứng đầu chính quyền cấp tỉnh là người Pháp, với tư cách làtỉnh trưởng Mỗi tỉnh có một tỉnh trưởng và một đến hai phó tỉnh trưởng (cũng

là người Pháp) phụ thuộc vào quy mô tỉnh lớn hay nhỏ Các phó tỉnh trưởng

giúp việc cho tỉnh trưởng và thay thé tỉnh trưởng khi tỉnh trưởng văng mặt.

Chính quyền Pháp cũng cho thiết lập các sở chuyên môn như: Sở Công an, Sở

Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kho tàng, Sở Thú Y, Sở Y tế, Sở Viễn

Thông

Cấp huyện: Tương tự như cấp tỉnh, chức vụ huyện trưởng do ngườiPháp bồ nhiệm là người bản xứ với sự đồng ý của tỉnh trưởng người Pháp, sau

đó là phó huyện trưởng Nhiệm vụ của huyện trưởng và phó huyện trưởng là

thu thuế, lao động và tô chức thực hiện các công việc trong nội bộ của huyện

do người Pháp chỉ thị.

Cấp thị xã: Đơn vị hành chính cấp thị xã là đơn vị hành chính mới, trước đây từ đơn vị hành chính cấp huyện đến đơn vị hành chính cấp bản làng, không có cấp thị xã Trưởng thị xã là do trưởng bản làng bầu trong thị

xã và được sự chấp thuận của các đơn vi hành chính cấp trên là huyện và tỉnh.

Nhiệm vụ của trưởng thi xã là thu tiền thuế của nhân dân, mộ linh lao động vàlàm việc theo chỉ thị của Pháp.

Cấp bản làng: Trưởng bản làng là do nhân dân trong làng lựa chọn,phải được sự đồng ý từ cấp huyện, trưởng bản làng phải phục tùng theo mệnh

lệnh của trưởng thị xã Người đứng đầu cấp bản làng không được lĩnh lương nhưng được miễn thuế và không thuộc nhóm đối tượng mộ linh lao động.

27

Trang 32

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Lao It Xa La, nhân dân các bộ

tộc Lào đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập Chính phủ Lào được thành lập vào ngày 12/10/1945 Sau khi thống nhất, lãnh thé Lào được chia thành 11 tỉnh, chính quyền địa phương được thành lập với hai

cấp là tỉnh và huyện Cấp tỉnh có Ủy ban nhân dân tỉnh và các giám đốc sởcấp tỉnh Cấp huyện có Ủy nhân dân huyện, các phòng chuyên môn theo cấptinh Sau khi thống nhất, các co quan chính quyền địa phương có sự thay đổi

so với thời kỳ bị thực dân Pháp chiếm đóng, một số tô chức chính trị xã hội

được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân và bảo vệ địa phươngmình.

Ngày 13-15/08/1950, Đại hội đại biểu quốc dân Lào lần đầu tiên được

tô chức Đại hội quốc dân đã bàn bạc và đi đến những thống nhất quan trọng

về tô chức: tập hợp và tô chức các tô chức chính trị xã hội thành lập Mặt trận

It Xa La và bầu Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Lào It Xa La Về chỉnhphủ, Đại hội thống nhất bầu Hoàng thân Su Pha Nu Vông làm Thủ tướngChính phủ kháng chiến kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sau khi thành lập,Mặt trận và Chính phủ kháng chiến đã củng có chính quyền từ Trung ương

đến địa phương, tô chức lại bộ máy chính quyền ở các đơn vị hành chính khác

nhau, chính quyền cách mạng được củng cô từ mién núi đến đồng bằng, tao

điều kiện cho khu vực giải phóng ngày càng mở rộng Ở khu vực giải phóng Neo Lào It Xa La và các khu vực căn cứ cách mạng quan trọng, chính quyền

cách mang đã phối hợp thành lập các chính quyền cấp bản làng, cấp thị xã,cấp huyện và cấp tỉnh Song song với việc thành lập các đơn vị hành chínhtrên các khu vực giải phóng, Chính phủ và Mặt trận kháng chiến Lào cũng

tuyên đồ độc lập dân chủ, xóa bỏ chế độ nộp thuế của thực dân Pháp và xóa

bỏ các hình thức bóc lọc phong kiến tại những nơi được giải phóng.

28

Trang 33

2.1.2 Giai đoạn 1954-1975

Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn Mỹ nhảy vào chiến tranh ở Đông Dương Đề quốc Mỹ với mục tiêu tiêu diệt cách mạng Lào, biến Lào trở thành thuộc địa kiểu mới, làm bản đạp tan công các nước XHCN Trước tình hình

đó, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, từ hoạt động của Đảng Cộng sản ĐôngDương, Đảng NDCM Lào đã được thành lập Đảng NDCM Lào lẫy chủ nghĩa

Mac-Lénin và phong trào yêu nước làm kim chi nam trong mọi hành động.

Đảng NDCM Lao là người lãnh đạo công cuộc kháng chiến giải phóng các bộ

tộc Lào Sự ra đời của Đảng NDCM Lào đã giải quyết được về tổ chức, đường lỗi, lãnh đạo trong quá trình kháng chiến.

Sau khi Đảng NDCM Lào thành lập, Đảng đã lãnh đạo khu giải phóng

bao gồm hai tỉnh Phông Sa Ly và Săm Nừa thành lập bộ máy chính quyền địa

phương của một Nhà nước dân chủ nhân dân Đến năm 1973, khu giải phóng

đã chiếm được 4/5 diện tích cả nước và có chiếm 1⁄2 mật độ dân số cả nước.Đảng NDCM Lào, Mặt trận Lào và chính quyền địa phương là nhân dân bầu

ra Vì vậy, chính quyên khu giải phóng là chính quyên dân chủ nhân dân hoạt

động theo hướng XHCN Từ năm 1968, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ra sức chống phá chính quyền cách mạng của Đảng NDCM Lào, tuy nhiên, Đảng NDCM Lào, Mặt trận Lào đã quyết tâm xây dựng bộ máy chính quyền

từ Trung ương đến địa phương vững chắc, vừa hoạt động cách mạng vừa phục

vụ nhân dân Chính quyền địa phương trong giai đoạn này gồm 4 cấp Cu thé,

cấp tỉnh có Ủy ban nhân dân tỉnh và Bí thư tỉnh, cấp huyện có Ủy ban nhândân huyện và Bí thư huyện, cấp thị xã có Ủy ban nhân dân thị xã, cấp bảnlàng có Ủy ban nhân dân cấp bản làng Có thê thấy, chính quyền khu giảiphóng được thành lập đã củng cố mọi mặt về cơ sở vật chat, lực lượng chính

trí, lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh Góp một phần quan trọng trong

công cuộc giải phóng nhân dân các bộ tộc Lào.

29

Trang 34

Ngày 21/2/2973, Hiệp định Viêng Chăn được Đảng NDCM Lào vàChính phủ bù nhìn ký kết quy định về việc thành lập một Chính phủ Liên

hiệp Đây là điều kiện dé có thể thực hiện được Hiệp định về khôi phục hòa bình ở nước Lào Sau khi hiệp định được ký kết, Lào được chia ra làm 03 khu

vực: khu vực giải phóng mới, khu vực kiểm soát của địch và khu vực trunglập với 3 chính quyền toàn toàn khác nhau

Khu vực giải phóng là thành quả cách mạng của Đảng NDCM Lào vànhân dân các bộ tộc Lào, chiếm 4/5 diện tích của đất nước, khu vực này cóchính quyền dân chủ nhân dân do nhân dân bầu ra và làm chủ dưới sự lãnh

đạo toàn diện của Đảng NDCM Lào.

Khu vực kiểm sát của địch bản chất là khu vực của Chính phủ bù nhìn Khu vực này thuộc đồng bằng và giáp với Thái lan, có dân cư đông đúc, chế

độ xã hội thân Mỹ, kinh tẾ phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, nhân dân bị bóc lột,văn hóa phong kiến vẫn còn ton tại

Khu vực trung lập là khu vực của Chính phủ liên hiệp với thành phốViêng Chăn và Luang Pha Bang Đây là nơi tô chức Chính phủ liên hiệp vàHội đồng Chính phủ Liên hiệp, hai cơ quan tô chức chính trị là do lực lượngkhu giải phóng Pa Thết Lào tham gia, bảo vệ và kiểm soát

Trước tình hình đó, Đảng NDCM Lao nhận định và đã đưa ra kế hoạch

giành lại chính quyền địa phương với ba nhiệm vụ trọng tâm bao gồm.

Thứ nhất, phải giành lẫy chính quyền ở các cấp, xóa bỏ chính quyền cũ

của địch, đồng thời tổ chức chính quyền cách mạng, thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân đối với chính quyền

Thứ hai, phá hủy và tiêu diệt lực lượng cảnh sát và quân đội của chính

quyên bù nhìn thân Mỹ từ đó tạo tiền đề xóa bỏ hoàn toàn chế độ đó

30

Trang 35

Thứ ba, cải thiện cơ câu Chính phủ liên hiệp Trung ương, tăng cường vai trò lãnh đạo của lực lượng yêu nước và Đảng NDCM Lào dé dau tranh

giành chính quyền, thống nhất đất nước [66, tr 30]

Hội nghị Trung ương 3 được tiến hành từ ngày 29/10-4/11/1975, đãđánh dau sự chuyền biến trong đường lối cách mạng trong một điều kiện đúngdan và khách quan Hội nghị đã đề ra chủ tưởng vận động quan chúng nhândân xây dựng Nhà nước cộng hòa nhân dân và hệ thống chính quyền địaphương cách mạng thống nhất trong cả nước đưới hình thức là chính quyền

dân chủ nhân dân, củng cô chính quyền và sử dụng bộ máy dé từng bước xây dựng chế độ Nhà nước dân chủ nhân dân, tạo tiền đề tiễn lên CNXH Xuất phát từ những yêu cầu đó, hội nghị đã đề ra một số phương hướng cụ thể như

sau:

Thứ nhất, t chức cho quan chúng nhân dân kiên quyết chống lai bọnphản cách mạng, xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến, chế độ thực dân, xây

dựng Nhà nước dân chủ nhân dân.

Thứ hai, phát động dân chủ rộng rãi, xây dựng lực lượng quần chúngcách mạng ở các địa phương Tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền ởTrung ương nhằm củng cố hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân

Thứ ba, việc xây dựng chính quyền các cấp cần phải đảm bảo tính dân chủ và sự đoàn kết dân tộc Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng một cách vững chắc Bộ máy của chính quyền phải được cải tổ cho

phù hợp với yêu cầu của thực tiễn [71, tr 12]

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, Đại hội đã quyết định thành lậpHội đồng nhân dân tối cao đề điều hành các công việc của đất nước Ngay saukhi giành được chính quyên vào tay nhân dân, nhân dân là người trực tiếp bầu

ra hội đông nhân dân các câp từ cơ sở đên Trung ương.

31

Trang 36

2.1.3 Giai đoạn 1975-1991

Giai đoạn 1975 — 1991 là giai đoạn quan trọng, bản lề cho việc xây dựng chính quyền địa phương của CHDCND Lào Bộ máy chính quyền của nước CHDCND Lào sau năm 1975 bao gồm 5 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh,

cấp huyện, cấp xã và cấp bản làng

Nhận thức được van đề xây dựng mô hình chính quyền địa phương làmột nhiệm vụ chính tri quan trọng, tại Hội nghị lần thứ 4 (2/1977) Trungương Đảng đã chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy chính quyền

Nhà nước chính quyền vững mạnh có nghĩa là Đảng vững mạnh Hội nghị Trung ương 5 (11/1977) tiếp tục nhân mạnh tam quan trọng của van dé xây dựng bộ máy chính quyền Nhà nước Một trong những điểm nhấn là nhiệm vụ xây dựng bộ máy chính quyền địa phương phải tăng cường tính hiệu quả,

năng lực quản lý Nhà nước đồng thời đảm bảo quyền làm chủ của nhân dâncác bô tộc Lào Dựa vào tình hình thực tiễn của đất nước, Luật Tổ chức hộiđồng nhân dân tối cao đã quy định về chính quyền địa phương như sau:

Bộ máy chính quyền địa phương gồm 4 cấp là : tỉnh, huyện, xã, bảnlàng Hội đồng nhân dân tối cao khóa I được tổ chức và hoạt động theo 4 cấp

Do điều kiện đất nước đang trong thời kỳ sau giải phóng, bộ máy chính quyén

vẫn giữ nguyên theo hình thức Nhà nước là khu giải phóng Hệ thống tô chức

Hội đồng nhân dân khóa I của nước CHDCND lào được hình thành theo 4 cấp tương ứng theo 4 cấp của bộ máy chính quyên: Hội đồng nhân dân tối cao

(Quốc hội); Hội đồng nhân dân tỉnh — thành phố; Hội đồng nhân dân huyện vàHội đồng nhân dân xã Tuy nhiên, đến Hội đồng Nhân dân tối cao khóa II, sựđiều chỉnh đối với người đứng đầu đã kéo theo một số thay đổi trong hệ thốngHội đồng nhân dân Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa II không kiêm nhiệm

chức vụ Chủ tịch nước như khóa I Hệ thống tô chức Hội đồng nhân dân được

32

Trang 37

tô chức lại và hoạt động theo 3 cấp là: Hội đồng nhân dân tối cao: Hội đồng

nhân dân tỉnh — thành phố và Hội đồng nhân dân Huyện

Tại Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV, công tác xây dựng chính

quyền địa phương đã được nhấn mạnh rằng: “Chúng ta phải tập trung vào

việc củng cô và phát huy trình độ năng lực của bộ máy chính quyền các cấp,bắt đầu từ Hội đồng Bộ trưởng đến chính quyền địa phương, nhất là cấp tỉnh

và cấp cấp cơ sở”[§, tr 194] Dé xây dựng được hệ thống chính quyền từ

Trung ương đến địa phương, Đảng NDCM Lào đã chú trọng xây dựng Hội đồng nhân dân các cấp và Ủy ban nhân dân các cấp, hai cơ quan trực tiếp giải quyết những van đề cơ bản của người dân tại cơ sở Đại hội lần thứ IV của

Đảng NDCM Lao khang định: “Về việc xây dựng hệ thống chính quyên,

trước hết phải kiện toàn Hội đồng nhân dân các cấp thành cơ quan quyền lực

Nhà nước Chính quyền các cấp phải tôn trọng và chịu sự kiểm soát của Hộiđồng nhân dân cùng cấp”[9, tr 194] Hội đồng nhân dân các vừa là cơ quanđịa diện cho nhân dân vừa là cơ quan Nhà nước cấp trên đối với hệ thông cấp

cơ sở Hội đồng nhân dân thành lập Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân là cơquan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính của Nhà

nước tại địa phương.

Về Hội đồng nhân dân Hội đồng nhân dân không chỉ là cơ quan đại diện cho nhân dân ở địa phương mà còn là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, trực tiếp thay

mặt cho Nhà nước giải quyết những vấn đề tại địa phương Cũng giống như ởmột số quốc gia khác, theo quy định của Hiến pháp thì Hội đồng nhân dân ởLào có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân.Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân

dân, có vai trò quan trọng trong việc điều hành, phối hợp với các ban của Hội đồng nhân dân.

33

Trang 38

Về Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính, thực hiện các chức năng quản

lý hành chính theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chỉ thị của Ủy ban

nhân dân cấp trên, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Chính phủ Ủy ban

nhân dân bảo đảm thi hành pháp luật trên địa bản của địa phương do mình

quan lý Chủ tịch Uy ban nhân dân kiêm nhiệm Đại biéu Hội đồng nhân dân

Trong quá trình xây dựng bộ máy chính quyền ở Lào, bộ máy chínhquyên địa phương trong quá khứ và trong những năm gan đây vẫn chưa thê

thực hiện tốt các nhiệm vụ của địa phương, của cấp trên giao phó Do quá trình tổ chức và sắp xếp các chính quyền địa phương chưa hợp lý, sự phân bé

về mặt diện tích, mật độ dân cư không đồng đều, không chú ý đến các yếu tố

văn hóa, lịch sử dẫn đến việc t6 chức xây dựng bộ máy cơ quan Nhà nước ở

địa phương chưa hợp lý Mặc dù việc xây dựng bộ máy chính quyền từ Trungương đến địa phương đã được thiết lập một cách có hệ thống, nhưng sự phâncông, phân nhiệm, phân cấp quản lý và lãnh đạo ở nhiều nơi vẫn còn thủ tục,

rườm rà, không hiệu quả Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên chức

còn yếu về chuyên môn, chưa thành thạo nghiệp vụ; thiếu các quy định chức

năng, nhiệm vụ và vai trò của từng nhân tố trong bộ máy chính quyền đã dan đến việc tô chức bộ máy chính quyền còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả.

Dé khắc phục được tình trạng đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương

và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quy chế số 05 ngày

10/01/1984 về lề lối làm việc trong hệ thống chính trị Quy chế đưa ra cácnguyên tắc về làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa

phương Đồng thời cũng nhấn mạnh đến tam quan trọng của việc nhanh

chóng hoàn thiện chính quyền của địa phương, đảm bảo năng lực trong việc

bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng địa phương vững mạnh về mặt kinh tế

nhât là nông nghiệp nhăm nâng cao đời sông của nhân dân, từng bước đưa địa

34

Trang 39

phương thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên, xây dựng địa phương giàu mạnh, góp

phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 1984-1986, bộ máy chính quyền ngày càng

phình to, hoạt động thiếu hiệu quả Việc tổ chức các cơ quan hành chính Nhà

nước từ Trung ương đến địa phương thiếu cơ sở khoa hoc, phần lớn dựa trêncảm tính, kinh nghiệm Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của tô chức không

rõ ràng, trùng lặp, chồng chéo, nhiều bậc trung gian Do thiếu những thê chế

cơ bản về hành chính, phương thức làm việc tại các chính quyền địa phươngnên đã dẫn đến tình trạng: Phương thức làm việc không được chặt chẽ và

nghiêm túc trong việc quản lý Nhà nước, có nhiều rắc rối và lỏng lẻo, hiện

tượng không coi trọng kỷ luật, thiếu trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công

chức ở các ngành, các cấp càng ngày càng có chiều hướng gia tăng, lề lối

quan liêu, cửa quyên, hách dich, xa rời quần chúng và cơ sở lợi dụng chứcquyền dé thu vén lợi ích cá nhân [81, tr 220]

Đặc biệt, trong giai đoạn 1986 -1991, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhậpkhu vực và quốc tế sâu rộng đã có tác động mạnh mẽ đến cuộc cách mạngkhoa học công nghệ thông tin đã làm cho tình hình thế giới có nhiều sự thay

đôi Dé hòa nhập với thành tựu và trí tuệ của nhân loại, mối quốc gia phải tự

mình đề ra đường lối, chiến lược phát triển Ở CHDCND Lào đã tiến hành cải

tạo XHCN, xây dựng quan hệ sản xuất mới với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tuy nhiên cơ chế ay đã cho thay sự kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế-

xã hội Trước những tình hình đó, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã đưa vẫn

đề phát triển kinh tế-văn hóa-chính trị vào văn kiện đại hội Đảng lần thứ IV

như một nhiệm vụ chính tri quan trọng:

Những khuyết điểm chủ yếu của chúng ta là chủ quan, nóng vội, không

biết hợp giữa cải tạo và xây dựng, muốn xóa bỏ lập tức các thành phần kinh tế

ngoài Nhà nước như: Trong công nhân đã nóng vội thu lây các nhà máy xí

35

Trang 40

nghiệp không cần thiết trở thành của Nhà nước trong lúc mà Nhà nước chưa

có đủ điều kiện dé quản lý, làm cho sản xuất bị giảm xuống Về mặt thương

mại, hiện tượng cắm việc lưu thông hàng hóa giữa các địa phương đã diễn ra

phô biến trong nhiều địa phương, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống

của nhân dân Hơn nữa, ở một số nơi lại dùng biện pháp hành chính, ra lệnhxóa bỏ thương mại tư nhân Về nông nghiệp, muốn có hợp tác xã ngay lập tức

vì nghĩ răng làm như thế sẽ nhành chóng có được XHCN [9, tr 210]

Do đó, Đảng NDCM Lào đã đề ra công cuộc đổi mới toàn diện Ké từĐại hộ IV (3/1986) Đảng đã tiến hành chuyên đổi cơ chế quan liêu bao cấp

Sang cơ chế mới Cải tổ lại hệ thống chính trị, đặc biệt là có những thay đôi

trong mô hình chính quyền địa phương

Mô hình chính quyền địa phương trong giai đoạn này ở Lào được chiathành 4 cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và cấp bản làng Về tổ chức bộ máycủa chính quyền địa phương, Đảng NDCM Lào cho rằng phải chú trọng đến

việc kiện toàn bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu

quả, từng bước chuyên từ Ủy ban chính quyền tỉnh sang chế độ tỉnh trưởng

Ngày 21/11/1988, Hội đồng nhân dân tối cao quyết định tổ chức bau cử

đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố

và cấp huyện được kiện toàn về mặt cơ cấu tô chức, nhân sự, chức năng va quyên han theo Điều 2, Điều 15, Điều 16 của Luật Té chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban chính quyền dân dân Tại kỳ họp đầu tiên, Hội đồng nhân dân

cấp tỉnh, thành phố và cấp huyện đã bầu trực tiếp Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các

ủy viên Ủy ban chính quyền nhân dân cùng cấp Năm 1988, mô hình chínhquyền địa phương tại các tỉnh, huyện, xã va ban làng được hoàn thiện thêm

một bước Về cơ cấu tổ chức, có Hội đồng nhân dân, Ủy ban chính quyền nhân dân (tương tự Ủy ban nhân dân) Phương thức hoạt động của các chính quyên địa phương được được đổi mới, khắc phụ tình trạng Thường vụ tỉnh ủy

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN