1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị - bộ Quốc phòng hiện nay

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI | ¬

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAU VAN HAI

Luan van Thac si chuyén nganh Chinh tri hocMã sô: 831 020 101

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI :

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAU VAN HAI

Luan van Thac si chuyén nganh Chinh tri hoc

Mã so: 831 020 101

Người hướng dẫn khoa học: PSG TS Nguyễn Dinh Bắc

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.

Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, bảo đảm tínhkhách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Những kết luận khoa

học của luận văn chưa từng được công bô trong các công trình khác.

Hà Nội ngày tháng năm 2021

Tác giả

Mau Văn Hải

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIET TATChữ viết đầy đủ

Ban Giam độcBồi dưỡng

Cán bộ chính trị

Cán bộ quản lýCán bộ, chiên sỹCơ quan Chính trị

Công tác đảng, công tác chính trịGiáo dục, đào tạo

Học viện Chính trịHọc viên dao tạo

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — Sự thậtNhà xuất bản Quân đội nhân dân

Phương pháp, tác phong công tác

Tổng cục Chính trịXã hội chủ nghĩa

Chữ viết tắtBGD

CTD, CTCTGDDT

Nxb CTQG-ST

Nxb QDNDPP, TPCTTCCT

XHCN

Trang 5

MOT SO VAN DE VE BOI DUONG PHƯƠNG

PHAP, TAC PHONG CONG TAC CHO HOC VIENDAO TAO CHINH UY TRUNG, SU DOAN O HOC

VIEN CHINH TRI, BO QUOC PHONG

Đặc điểm, quan niệm, nội dung về bồi đưỡng phương

pháp, tác phong công tác học viên đào tạo chính uỷ

trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Quan niệm, vai trò và tiêu chí đánh giá bồi dưỡngphương pháp, tác phong công tác cho học viên đào

tạo chính ủy ở Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

THUC TRẠNG, YÊU CÂU BOI DUONG PHƯƠNGPHÁP, TÁC PHONG CÔNG TÁC CHO HỌC VIÊNĐÀO TẠO CHÍNH ỦY TRUNG, SƯ ĐOÀN Ở HỌC

VIỆN CHÍNH TRỊ, BỘ QUÓC PHÒNG HIỆN NAY

Thực trạng bồi dưỡng phương pháp, tác phong công táccho học viên đảo tạo chính ủy trung, sư đoàn hiện nay

GIẢI PHÁP BÒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC

PHONG CÔNG TÁC CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠOCHÍNH ỦY TRUNG, SƯ ĐOÀN Ở HỌC VIỆN

CHÍNH TRI, BỘ QUOC PHONG HIỆN NAY

Tạo sự chuyên biến về nhận thức, trách nhiệm củacác tô chức, các lực lượng trong Học viện đôi với

Trang 6

Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý

trong bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho

học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học việnChính trị, Bộ Quốc phòng hiện nay

Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn để bồi dưỡng phươngpháp, tác phong công tác cho học viên đào tạo chính

ủy trung, sư đoàn ở Học viện Chính trị, Bộ Quốcphòng hiện nay

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên

đào tạo chính ủy trung, sư đoàn trong tư bồi dưỡng

phương pháp, tác phong công tác

Trang 7

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài

Phương pháp, tác phong công tác tạo ra nét riêng của người cán bộ; có ýnghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ và tô

chức do họ đứng đầu Người cán bộ có tri thức, năng lực, nhiệt tình nhưng thiếu

phương pháp, tác phong làm việc tốt cũng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ vớichất lượng cao; thậm chí, do PP, TPCT thiếu khoa học, thiếu dân chủ, xa rời

thực tế, quan liêu thì việc làm đó có thé sẽ gây tốn hại cho Dang, Nhà nước,

Quân đội.

Đội ngũ chính ủy trong Quân đội có vai trò to lớn đối với việc xây

dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhué, từng bước hiện đại V.I.Lênin

đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ chính ủy đối với việc xây dựng và tăngcường sức chiến đấu của Hồng quân V.LLénin khang định: “Không có các

chính ủy, chúng ta sẽ không có Hồng quân” [33, tr.179] Trên thực tế, đội ngũ

chính ủy trong Quân đội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả côngtác đảng, công tác chính trị và mọi mặt hoạt động của đơn vị Do đó, yêu cầuđội ngũ chính ủy không những phải có phẩm chất, năng lực toàn điện mà cònphải có PP, TPCT khoa học, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.

Chính vì vậy, bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên dao tạo chính ủy trung, sưđoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: không chỉ góp phần hoàn thiện mô hình,

mục tiêu yêu cầu dao tạo ở HVCT, mà còn tạo cơ sở, nền tảng thiết thực để

hoàn thiện phẩm chat, nang luc, nang cao uy tin va két quả thực hiện nhiệm vu

của chính ủy trung, sư đoàn ở các đơn vi trong Quân đội.

Trong những năm qua, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và tầm quantrọng của việc bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư

đoàn, HVCT đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo chính ủy trung, sư đoàn Nhiều học viên đào tạo chínhủy trung, sư đoàn khi tốt nghiệp ra trường đã trưởng thành về nhiều mặt; cả vềbản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn; có PP, TPCT tốt, hoàn thành tốt chức

Trang 8

trách, nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, do sự tác động của cả yếu tố khách quanvà chủ quan, việc bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn vẫn

còn những hạn chế, bất cập: Một số chủ thể chưa thật sự quan tâm đúng mức

đến hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên; nội dung, hình thức bồidưỡng có lúc chưa phù hợp với đối tượng; PP, TPCT của một số học viên saukhi ra trường còn hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện nay, trước yêu cầu đòi hỏi mới của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ

xây dựng Quân đội; sự chống phá của các thế lực thù địch; sự tác động của mặttrái cơ chế thị trường va yêu cầu cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ,

quyền hạn của đội ngũ chính ủy trung, sư đoàn trong Quân đội thời kỳ mới

đang đặt ra những vấn đề cơ bản, cấp thiết, cần phải tiếp tục nâng cao chất lượngbồi dưỡng PP, TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT.

Với các lý do trên, tác giả lựa chọn van đề “Boi dưỡng PP, TPCT cho học

viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT - Bộ Quốc phòng hiện nay” làm

Luận văn Thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đên dé tài luận văn

Từ vai trò, tam quan trọng của PP, TPCT của người cán bộ và công tác

đào tạo, bôi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam,nên vấn đề này đã trở thành khách thê nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong

nước và trong Quân đội, với nhiều công trình khoa học được tiếp cận ở nhiều góc

Trang 9

đội; thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp

công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội ở Đoàn B16 hiện nay.

Mai Văn Hóa (2003), Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp

tự học cho HVDT sĩ quan ở các trường đại học quân sự nay [21] Luận văn Tiếnsĩ Giáo dục học, HVCT Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề tự học, đánh giá đúng

thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp về mặt lý luận dạy học nhằm xác lậpnhững con đường cơ bản để bồi dưỡng phương pháp tự học, từ đó phát triển

năng lực tự học cho học viên trong quá trình học tập các môn khoa học xã hội và

nhân văn quân sự, góp phần nâng cao kết quả học tập của học viên nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả dạy và học ở các trường đại học quân sự.

Tạ Minh Hung (2007), Boi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT Chính trị viên daiđội ở HVCT hiện nay, [32] Luận văn Thạc sỹ Xây dung Đảng, HVCT Tác giả đãluận giải những van dé về lý luận; đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra kinh

nghiệm và đề xuất một số giải pháp tăng cường bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT

Chính trị viên ở HVCT hiện nay.

Tran Văn Đức (2014) Bồi dưỡng PP, TPCT cua đội ngũ điều tra viênthuộc cơ quan Canh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay [19] Luận

văn Thạc sỹ Xây dựng Đảng, HVCT Tác giả đã luận giải những vấn đề vềbồi dưỡng PP, TPCT của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơ quan Cảnh sát điều

tra Công an tỉnh Bạc Liêu Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và giải

pháp tăng cường bồi dưỡng PP, TPCT của đội ngũ điều tra viên thuộc Cơquan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

Tran Thu Truyền (2019) Boi dưỡng PP, TPCT Chính trị viên cho HVDTchuyển loại cán bộ trong Quân đội hiện nay [60] Tác giả đã đánh giá thực trạng,

nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng PP, TPCT của đội ngũ chính trịviên; đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng PP, TPCT của đội ngũ chính trị

viên Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Lê Gia Đồng (2019), “Xây dựng phong cách làm việc của chính ty,

chính trị viên theo phong cách Ho Chi Minh” [18], Tạp chi Quốc phòng toàn

Trang 10

dan, Số 03 - 2019, tr.13-15; Nguyễn Văn Hiệp (2000), “Mộ: số vấn dé tự

đào tạo, tự bồi dưỡng của cán bộ cấp phân đội trong Quân đội ta” [20|,

Tạp chí Nhà trường Quân đội, Số 1&2 - 2000, tr.21-23.

Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực cho can bộ, đó là:

Nguyễn Chính Lý (2002) Bồi dưỡng năng lực thực hành công tác

dang, công tác chính trị cho HVDT cán bộ chính trị cấp phân đội ở HVCT

-Quan sự [35] Luận văn Thạc sỹ Xây dựng Đảng, HVCT - Quân sự Tác giảđã luận giải những vấn đề cơ bản về năng lực thực hành công tác đảng, công

tác chính trị và bồi dưỡng năng lực thực hành công tác đảng, công tác chính

trị cho HVĐT cán bộ chính trị cấp phân đội ở HVCT - Quân sự Phân tích

thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm, xác định phương hướng và giải pháp

cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác dang, công tác chính trị cho đối tượngtrên ở Học viện trong giai đoạn hiện nay.

Phạm Bình Bộ (2005), Bồi dưỡng năng lực công tác của phó đại đạitrưởng chính trị ở đoàn B25, Binh đoàn Huong Giang trong giai đoạn hiện

nay [01] Luận án Tiến sỹ Xây dựng Đảng, HVCT - Quân sự Tác giả đã phân

tích làm rõ những yếu tố tac động và yêu cầu nhiệm vụ công tác, đề xuất mộtsố giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác, của độingũ phó đại đội trưởng về chính trị ở Đoàn B25, Binh đoàn Hương Giang

trong giai đoạn hiện nay.

Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự (2010), Nang cao văn hoá lãnhđạo cua đội ngũ chính uy, chính trị viên ở don vị cơ sở Quân đội nhán dân ViệtNam hiện nay [64] Tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về năng lực công tácvà bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội Đánh giá

đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất cácphương hướng, yêu cầu, một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác của

đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Bá Dương (2014), Khoa học lãnh đạo - Ly thuyết và kỹ năng

“Khoa học lãnh đạo - Lý thuyết và kỹ năng” [19] Trên cơ sở tổng kết, chọn

4

Trang 11

lọc, tiếp thu những tinh hoa trong văn hóa trị quốc ở phương Đông và khoahọc lãnh đạo hiện đại ở phương Tây; tổng kết và phát triển những tư tưởng,kinh nghiệm về lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, tác gia đưa racơ sở lý thuyết và kỹ năng lãnh đạo trên nguyên tắc bảo đảm tính cơ bản,

khoa học, hệ thống và thực tiễn.

Các công trình nghiên cứu về fự học tập, tự bồi dưỡng của học viên đó là:

Tạ Quang Đàm (2018) Xáy dung động cơ học tập và rèn luyện cua học

viên ở HVCT hiện nay” [04] Tac giả đã làm rõ: Xây dựng động cơ học tập va

rèn luyện của học viên ở HVCT là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch

của các tô chức, các lực lượng tới nhận thức, thái độ, hành vi của học viên nhămphát huy tính tích cực học tập và rèn luyện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo

của Học viện Dé xây dựng động cơ học tập và rèn luyện đúng dan cho học viên,giữa các tổ chức, các cấp uỷ Đảng, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cần có sựphối hợp chặt chẽ, tạo ra các tác động sư phạm mạnh mẽ, cùng chiều tới ngườihọc Giữa các chủ thé này cần có sự thống nhất, ăn ý, thường xuyên trao đồi, rútkinh nghiệm, xác định rõ các kế hoạch hành động trong từng giai đoạn cụ thê

của quá trình dao tao cùng hướng vào mục tiêu chung hình thành, phát triển nhân

cách người học.

Học viện Chính trị 60 năm xây dựng và phát triển (1951 - 2011) [22].

Nội dung cuốn sách bao gồm nhiều bài tham luận hội thảo của các tướng lĩnh,

các nhà khoa học, nhiều thế hệ nhà giáo qua chiều dài lịch sử 60 năm xây dựngvà trưởng thành của Học viện Chính tri, trong đó có các bài tiêu biểu như:

“Học viện Chính trị - 60 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vu đào tạo, bôidưỡng cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu qua các thời kỳ” của tác giả Lê Minh

Vụ; bài viết “Quán triệt sâu sắc phương châm “lý luận liên hệ với thực tiễn, nhàtrường gắn với đơn vị, với chiến trường” trong giáo dục đào tạo - Nét đặc sắc

qua 60 năm xây dựng và phát triển của Học viện Chính trị” của tác giả Lê HồngQuang: bai viết “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ

chính trị quân đội trong tình mới” của tác giả Nguyễn Văn Tài; bài viết “Biến quá

Trang 12

trình dao tạo thành tự đào tạo - một thành công trong giáo dục cua Học viện Chính

trị” của tác giả Trương Thành Trung; bài viết “Học viện Chính trị với sự nghiệpđào tạo, bồi đưỡng cán bộ chính trị trong quân đội” của tác giả Nguyễn Văn Đủ

Các bài viết trên, tuy cách tiếp cận vấn đề có khác nhau nhưng đã làm rõ những

vấn đề lý luận, thực tiễn trên từng mặt của các quy trình giáo dục dao tạo ở Hoc

viện Chính trị; đồng thời, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo

dục, đảo tạo cho các đối tượng nhất là đào tạo chính uy trung, sư đoản.

Nhìn chung những bài viết và những công trình trên đã đề cập một sốkhía cạnh có liên quan Tuy vậy, chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứunào đi sâu nghiên cứu, giải quyết một cách toàn diện, hệ thống dưới góc độ

khoa học chính trị về bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sưđoàn ở HVCT dưới góc độ Khoa học Chính trị Do vậy, Luận văn “Bồi dưỡng

PP, TPCT cho HƯĐT chính uy trung, su đoàn ở HVCT - Bộ Quốc phòng hiệnnay” là hướng nghiên cứu mới, không trùng lặp với các công trình khoa họckhác đã công bồ.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất một sốgiải pháp bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ởHVCT hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ một số van dé lý luận về bồi dưỡng PP, TPCT cho học viênđào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT.

- Đánh giá đúng thực trạng bồi dưỡng PP, TPCT, chỉ ra nguyên nhân, kinh

nghiệm và yêu cầu bôi đưỡng PP, TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung, sưđoàn ở HVCT hiện nay.

- Đề xuất giải pháp bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên dao tạo chính ủy

trung, sư đoàn ở HVCT hiện nay.

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung,

sư đoàn ở HVCT - Bộ Quốc phòng.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT cho học viêndao tạo chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT - Bộ Quốc phòng.

- Pham vi về không gian: Tiến hành nghiên cứu ở Hệ Dao tạo cán bộ

chính tri cấp chiến thuật, chiến dịch; các cơ quan, khoa giáo viên, HVCT - BộQuốc phòng.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu, tư liệu, báo cáo, sơ, tong kết vềnhững nội dung có liên quan từ năm 2015 đến năm 2020.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chi

Minh, quan điểm của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, hướngdẫn của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về xây dựng, bồidưỡng cán bộ.

Trang 14

lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, điều tra - khảo sát, tổng kết thực tiễn vàphương pháp chuyên gia.

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cấp ủy, cánbộ chủ trì các cấp, các cơ quan chức năng và đơn vị quản lý học viên ở HVCT

nghiên cứu, vận dụng trong bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên đảo tạo chính ủytrung, sư đoàn đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo và xây dựng ở Học viện, góp

phần xây dựng Quân đội hiện nay.

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,

giảng dạy môn công tác đảng, công tác chính trị ở các học viện, nhà trườngQuân đội.

7 Kết cầu của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (09 tiết), kết luận, danh

mục tai liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 15

Chương 1

MOT SO VAN DE VE BOI DUONG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNGTAC CHO HOC VIEN DAO TAO CHINH UY TRUNG, SU DOAN

Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRI - BO QUOC PHONG

1.1 Đặc điểm, quan niệm về bồi dưỡng phương pháp, tác phong

công tac học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện chính trị

-Bộ Quốc phòng

1.1.1 Vài nét về Học viện chính trị và đặc điểm học viên đào tạochính ủy trung, sư đoàn ở Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng

Vài nét về Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng

HVCT được thành lập tháng 7 năm 1951 (tiền thân là Trường Chính trị

Trung cấp Quân đội nhân dân Việt Nam) Ngày 25 tháng 10 năm 1951, Nhà trường

vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và huấn thị Dé ghi nhớ công ơn

của Dang và Bác Hồ, được sự đồng ý của Quân ủy Trung ương va Bộ Quốc phòng,ngày 25 thang 10 trở thành Ngày Truyền thong của HVCT.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên,

học viên, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên, hạ sĩ quan - binh sĩ toàn Học

viện bằng tâm huyết, trí tuệ và cả xương máu của mình đã xây nên truyền

thống “Kiên định và phát triển, đoàn kết và ky luật, chủ động sáng tạo, khắc

phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ” [29, tr.17].

Theo Quyét định số 796/QD-TM ngày 16 tháng 10 năm 2020 của TổngTham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam về việc ban hành Biểu tổchức, biên chế HVCT (thời bình) gồm: Ban Giám đốc, 07 phòng, 02 ban, 01

Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự, 01 Tạp chí Giáo dục lý luận chínhtri quân sự, 14 khoa giáo viên, 06 hệ quản lý học viên Đội ngũ giảng viên, canbộ quản lý giáo dục của Học viện được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm giảngdạy và nghiên cứu khoa học; nhiều cán bộ, giảng viên đã trải qua chiến đấu,giữ cương vi lãnh đạo, chỉ huy, quan lý don vi, có nang lực tô chức tốt hoạt

động giảng dạy, quản lý giáo dục theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Hiện nay,

100% giảng viên và CBQL giáo dục của Học viện có trình độ đại học và sau

Trang 16

đại học (sau đại học: 70, 65%) đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đảo

tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong lĩnh vực quân sự, giải quyết

những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, HVCT đã đào tạo, bồi dưỡng

được hàng vạn CBCT, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xã hội và nhânvăn cho Quân đội nhân dân Việt Nam; hàng ngàn cán bộ cho Quân đội Nhân

dân Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia và đào tạo cán bộ nguồn nhân lựcbậc cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đội ngũ cánbộ đã qua đào tạo tại HVCT có pham chat chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức

toàn diện, chuyên sâu về CTĐ, CTCT, về khoa học xã hội nhân văn quân sự;có năng lực lãnh đạo, chỉ huy quản lý tốt; tích cực, chủ động, sáng tạo, quyết

đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao

trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; có ý thức tổ chức kỷ luật;phát huy dân chủ, tôn trong tập thé, nêu cao tự phê bình và phê bình, gương

mẫu trong công tác; làm việc có kế hoạch, khoa học, cụ thé, ti mi, chu đáo,

can trọng, sâu sát thực tiễn, tin tưởng vào quần chúng, đồng chí, đồng đội; cóphương pháp giáo dục thuyết phục tốt, thực sự là tam gương sáng dé moingười noi theo; khăng định được vị trí, vai trò và uy tín trên cương vị công

tác, nhiều đồng chí đã phát triển trở thành tướng lĩnh trong Quân đội, cán bộ

cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhà khoa học có uy tín.

Các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện, gồm: Đào tạo CBCT

cấp trung, sư đoàn trình độ đại học; đào tạo chính ủy cấp trung, sư doan Binh

chủng Hợp thành, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; đào tạogiảng viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự (08 chuyên ngành) với hình

thức đào tạo chính quy tập trung dài hạn; đào tạo chính quy tập trung ngắn hạnvà bồi dưỡng ngắn han.

Với những kết quả đạt được trong GDĐT và nghiên cứu khoa học, HVCT

đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Quân đội, sự nghiệp đấu tranh

giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Học viện đã

10

Trang 17

vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý: 02 lần phong tặng

Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (01 Danh hiệu “Anh hùng lực

lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Mỹ, cứu nước (năm 2000); 01 Danh hiệu“Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ đổi mới (năm 2020); 01 Huân

chương Sao vàng (năm 2011); 02 Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1991, 2001);04 Huân chương Quân công (hạng Nhất: năm 1976, 1984, 2016; hạng Nhì năm2005); 02 Huân chương Độc lập (hạng Nhất: năm 2006, hạng Nhì: năm 2004); 04Huân chương Chiến công (hạng Nhất: Năm 1960, 1964; hạng Nhì: Năm 1986;hạng Ba: Năm 2003); 02 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (năm 2010, 2012);03 Huân chương Itxala của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (hạng Nhất:

Năm 1977, 2000; hạng Nhì: Năm 2018); 02 Huân chương Hữu nghị hạng Ba của

Vương quốc Campuchia (năm 2004, 2018) và nhiều phần thưởng cao quý khác.Một số đặc điểm học viên đào tạo chính úy trung, su đoàn ở HVCT

Học viên dao tạo chính ủy trung đoàn, sư đoàn ở HVCT là cán bộ

chính tri được tuyển lựa theo một quy trình rất chặt chẽ, từ các đơn vị cơ sởtrong toàn quân đến Bộ Quốc phòng Họ là những cá nhân ưu tú, tiêu biểu,hoàn tốt chức trách, nhiệm vụ được giao ở các đơn vị Học viên có những đặc

điểm cơ bản sau:

Về nhận thức: Học viên đào tạo chính ủy trung, sư doan có tuổi đời,

tuổi quân trẻ, quân hàm từ dai úy trở lên; là người tiêu biểu về phẩm chất

chính trị, đạo đức lối sống; có năng lực, phương pháp tác phong công tác tốt;đã trải qua cương vị cán bộ đại đội, tiểu đoàn và tương đương trở lên; có ítnhất 2 năm giữ cương vị cán bộ chủ trì ở cấp tiểu đoàn và tương đương; cơbản có thái độ, động cơ học tập đúng dan, thể hiện sự nhiệt tình, tự giác, tíchcực, chủ động, cầu thị trong học tập; có ý thức trong chấp hành kỷ luật học

tập, quy chế GDĐT của Học viện.

Về khả năng tiễn hành công tác đảng, công tác chính trị: Học viênđào tạo chính ủy trung, sư đoàn là các sĩ quan đã được đào tạo cơ bản tại

trường sĩ quan chính trị hoặc chuyền loại chính trỊ; cơ bản có băng đại học,

một sô ít có băng cao đăng Cơ bản học viên đã trải qua cương vị cán bộ đại

11

Trang 18

đội, tiêu đoàn và tương đương trở lên; có ít nhất 2 năm giữ cương vị cán bộ

chủ trì ở cấp tiểu đoàn và tương đương, cho nên họ có khả năng tổ chức tốtcác hoạt động công tác đảng, công tác chính tri ở đơn vi cơ Sở; biết tô chức

khoa học hoạt động tự học của bản thân và có khả năng tô chức hoạt động họctập nhóm, hoạt động học tập của tập thé.

Về nội dung, chương trình, hình thức đào tạo của Học viện đã từng

bước được đổi mới Nội dung học tập đã khắc phục được sự trùng lặp giữa

các bậc học, môn học Tập trung trang bị kiến thức ngành và chuyên ngành và

những yêu cầu mà thực tiễn xây dựng Quân đội đang đạt ra Phương pháp,hình thức đào tạo khá phong phú, đa dang Kết hop chặt chẽ giữa giảng bài

theo chuyên đề với tăng cường các phương pháp, hình thức thực hành, tập bài

cho học viên nhằm phát triển tốt nhất năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo;

năng lực lãnh đạo, chỉ huy trung, sư đoàn trong thực tiễn.

Học viên dao tạo chính ủy trung, sư đoàn Tuy nhiên, bên cạnh những đặcđiểm thuận lợi trên, HVĐT chính ủy trung, sư đoàn tại HVCT vẫn còn ton tạinhững hạn chế ảnh hưởng không tốt đến quá trình đào tạo nói chung, bồi dưỡngPP, TPCT nói riêng Do xuất phát điểm từ các đơn vị khác nhau trong toàn quân,

một số học viên công tác ở biên giới, hải đảo không có điều kiện tiếp cận với các

tri thức khoa học mới nên ít nhiều gặp khó khăn trong quá trình học tập Một số

học viên, đã tốt nghiệp ra trường một thời gian tương đối dài, có vốn kinh

nghiệm thực tiễn, nhưng gặp khó khăn khi lĩnh hội tri thức mới Công tác tuyên

chọn học viên đưa đi đảo tạo ở một số đơn vị chưa tốt dẫn đến động cơ, thái độ

học tập đúng dan; chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong học tập, còn biểuhiện thụ động, thiếu tích cực trong học tập Công tác đánh giá, qui hoạch, sử

dụng ở một số đơn vị chưa tốt, vẫn còn có đơn vị cử học viên chất lượng thấp

đưa đi đào tạo rồi cho cán bộ đó chuyên vùng Phương pháp giảng dạy, tô chức

các hoạt động của một số cán bộ, giảng viên chưa tốt; phương pháp hướng dẫn,tô chức các hoạt động CTD, CTCT của cơ quan chính trị còn hạn chế chưa tạo

ra môi trường học tập tốt, bài học mẫu cho học viên học tập làm theo.

12

Trang 19

Mục tiêu đào tạo chính uy ở Học viện Chính trị

Mục tiêu đảo tạo chính ủy ở HVCT là những nội dung dự kiến với hệthống tiêu chí theo “chuẩn đầu ra” phù hợp sự phát triển, hiện đại hóa Quân

đội hiện nay Tiêu chí đầu ra theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa được quántriệt theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 của Dang

ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và cụ thể hóa bằngNghị quyết chuyên đề về GDĐT của Đảng bộ HVCT: “Tập trung lãnh đạo đổi

mới toàn diện công tác GDĐT theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa”, tiếp tục

hoàn thiện mô hình, mục tiêu, chương trình, nội dung đảo tạo Đột phá vàođổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng day, học,

tạo sự chuyền biến rõ rệt về chất lượng đào tạo đối với tất cả các đối tượng.Chú trọng công tác quản lý, bồi dưỡng, rèn luyện xây dựng tinh thần, tráchnhiệm, động cơ cho cả người dạy và người học” [10, tr.2].

Mục tiêu đào tạo chính ủy trung, sư đoàn tại Học viện trước hết bámsát vào mục tiêu chung của các Nhà trường Quân đội là đào tạo theo chức

danh gan với dao tạo trình độ học van Tuy nhiên, đào tạo chính ủy trung, sư

đoàn ở Học viện tập trung dao tạo theo chức danh Vì vậy, mục tiêu dao tao

chính ủy trung, sư đoàn tại HVCT tập trung theo hướng đầu ra của quá trìnhđào tạo Học viên sau khi ra trường phải đảm nhiệm tốt chức trách, nhiệm vụ

của chính ủy cấp trung đoàn, sư đoàn Binh chủng hợp thành; quân chủng; Bộđội Biên phòng và Cảnh sát biển Mô hình chính ủy trung, sư đoàn được

HVCT xây dựng dựa trên Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 vàQuy định số 85 của Dang ủy Quân sự Trung ương Mục tiêu dao tạo chính ủy

ở HVCT là đảo tạo đội ngũ chính ủy trung, sư đoàn đáp ứng yêu cầu đào tạođội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng trong Quân đội, xây dựng Quân đội vữngmạnh về chính trị Cụ thể, mục tiêu đào tạo chính ủy tại HVCT nhằm đào tạora những chính ủy tương lai phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực, thé

hiện trên các nội dung:

Vẻ phẩm chất: Học viên sau khi ra trường có phẩm chất chính trị, đạo

đức của người cán bộ, đảng viên ưu tú; có thê giới quan khoa học Mác - Lénin;

13

Trang 20

bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng: tuyệt đối trungthành với Đảng, với Tổ quốc XHCN; có ý chí kiên cường, ý thức tổ chức kỷ luậtnghiêm, tinh thần đoàn kết, lối song lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, sẵn sàngchiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH; có phong cách lãnh

đạo, phương pháp, tác phong làm việc khoa học của chính ủy.

Vé năng lực chuyên môn: Học viên sau khi tốt nghiệp phải có kiến

thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lénin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; hiểu sâu sắc

lý luận chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; nắm chắcquan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự phát

triển của khoa học xã hội và nhân văn trong tình hình mới Có năng lực đấutranh trên lĩnh vực chính tri, tư tưởng, bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lên, Tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vẻ PP, TPCT: Chủ động, tích cực, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ,

dám làm, dám chịu trách nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiệnchức trách, nhiệm vu được giao; có ý thức tô chức kỷ luật; phát huy dân chủ,tôn trọng tập thé, nêu cao tự phê bình và phê bình, gương mau trong công tác;làm việc có kế hoạch, khoa học, cu thể, tỉ mi, chu đáo, cân trọng, sâu sát thựctiễn, tin tưởng vào quần chúng, đồng chí, đồng đội; có phương pháp giáo dụcthuyết phục tốt, thực sự là tắm gương sáng để mọi người noi theo.

Về nghiệp vụ CTD, CTCT: Có năng lực tư duy sắc sao, nhạy bén,

phương pháp lãnh đạo khoa học và kỹ năng thực hành CTD, CTCT ở cấp trungđoàn và sư đoàn Có kiến thức cơ bản về quân sự binh chủng hợp thành và quânchủng, binh chủng năng lực chỉ huy cấp trung (lữ) đoàn, sư đoàn Có phươngpháp tự học tập, nghiên cứu dé nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.

Phương pháp và hình thức đào tạo chính ủy trung, sự đoàn ở HVCTPhương pháp và hình thức đảo tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện bị

quy định bởi mục tiêu, chương trình nội dung đảo tạo và xu thế đổi mới GDĐTtheo yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới Để học viên sau khi

tốt nghiệp có thể hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách được giao, đòi hỏi phươngpháp và hình thức đào tạo chính ủy ở Học viện phải thiết thực, sát thực tế.

14

Trang 21

Chương trình, nội dung đào tạo chính ủy chú trọng trang bị kiến thức

ngành và chuyên ngành, đó là những nội dung vừa mang tính lý luận, vừa

mang tính thực tiễn, thời gian thực hành chiếm khá lớn, vì vậy phương pháp,hình thức dao tạo phải phong phú, đa dạng, tăng cường các phương pháp,

hình thức thực hành, tập bài cho học viên Kết hợp hài hoà các phương pháp,hình thức đảo tạo truyền thống với các phương pháp, hình thức hiện đại để

phát triển tốt nhất năng lực tư duy linh hoạt, sáng tạo; năng lực lãnh đạo, chỉ

huy trung, sư đoàn trong thực tiễn.

Hiện nay, Học viện đang quyết liệt triển khai thực hiện khâu đột pháđổi mới nội dung gan với đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, chuyền từgiảng dạy theo chủ dé sang chuyên dé, trực tiếp góp phan nâng cao chất lượng

dao tạo Đổi mới phương pháp, hình thức day học được tiến hành theo hướng:Cải tiễn các phương pháp, hình thức dạy học truyền thống và vận dung các

phương pháp, hình thức dạy học tiên tiễn, hiện đại theo hướng dạy học tích

cực: Phương pháp thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, đàm thoại thuyết trình

xen kẽ với những thảo luận ngắn; thuyết trình với sự hỗ trợ của các phương

tiện kỹ thuật công nghệ thông tin,

1.1.2 Quan niệm về phương pháp, tác phong công tác của học viên

đào tạo chỉnh ủy trung, sự đoàn ở Học viện Chính trị

Theo Từ điển tiếng Việt [63, tr.1057] Phương pháp công tac là tôngthể cách thức, biện pháp tiến hành, thực hiện hoạt động cụ thể nào đó của conngười một cách có hiệu quả Tác phong công tác là lỗi làm việc, cung cách

làm việc và ứng xử của mỗi người hoặc nhóm người nhằm đạt được mụcđích, ý tưởng đề ra.

Như vậy, có thể hiểu, PP, TPCT là một hệ thông các biện pháp, cách

thức, lẻ lối, cung cách dé chủ thể tiến hành một công việc nào đó nhằm đạtđược kết quả cao nhất theo mục đích đã xác định.

PP, TPCT bao giờ cũng gan liền với chủ thé hoạt động, gắn liền vớiquá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, là công cụ, phương

tiện đê con người nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và tư duy.

15

Trang 22

Trước khi hành động, con người, nhóm người hay tập đoàn người khác

nhau đều xác định những mục đích hoạt động cụ thể Mặt khác, phạm vi tínhchất hoạt động của con người vô cùng rộng lớn và đa dạng nên không thê có

PP, TPCT chung cho mọi lĩnh vực hoạt động, cho mọi chủ thể hoạt động Ở

mỗi lĩnh vực hoạt động đều có PP, TPCT đặc trưng, trong mỗi hình thức, mỗilinh vực hoạt động lại có PP, TPCT riêng như: Phương pháp tác phong ngành,chuyên ngành, chuyên biệt, đặc thù Do đó, để xác định PP, TPCT cho mộthoạt động cụ thé bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở phương pháp luận nhất định,dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực hoạt động được thể hiện bang

những quy trình, quy phạm, những thao tác theo một trình tự nhất định, đảmbảo tính lôgíc, khoa học và đo được bang hiệu quả hoạt động thực tế.

PP, TPCT là sự gắn kết chặt chẽ giữa phương pháp công tác và tác

phong công tác PP, TPCT là bản chất cái bên trong, bao hàm cả thái độ, hànhvi ứng xử của người đó với tô chức, những người xung quanh và công việc;đó là cách thức hoạt động và giải quyết mối quan hệ của con người với conngười và con người với thế giới còn lại PP, TPCT vừa có những đặc điểmchung, vừa có những nét riêng phan ánh cách sống, làm việc mang tính 6n

định của chủ thẻ.

PP, TPCT vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan; nó làđiều kiện mang tính quyết định đến tính đúng đắn của PP, TPCT Khách quanvì nó qui định bởi mục đích hoạt động, gan với đối tượng tác động, khách thểmà con người mong muốn tác động Mang tính chủ quan là do nó phụ thuộc

vào phẩm chat, năng lực, khí chất, phong cách của chủ thé.

Dé xác định phương pháp, tác phong cho một hoạt động cụ thé baogiờ cũng phải dựa trên những cơ sở phương pháp luận nhất định, dựa trên cơ

sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực hoạt động được thể hiện ra băng những quy

trình, quy phạm, những thao tác theo một trình tự nhất định, đảm bảo tính

lôgíc, khoa học và được đo băng hiệu quả hoạt động thực tế.

Quan niệm về PP, TPCT được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động

thực tiễn xã hội, trong đó có lĩnh vực hoạt động quân sự Trong lĩnh vực hoạt

16

Trang 23

động quân sự cũng có nhiều cách phân loại PP, TPCT khác nhau; theo ngànhcó PP, TPCT quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật; theo chuyên ngành cóphương pháp, tác phong huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật, công tác tư tưởng,

công tác tổ chức ; theo tính chất hoạt động có phương pháp, tác phong của

người chỉ huy, người bí thư đảng, CBCT, cơ quan chính tri

Từ quan niệm chung về PP, TPCT, từ bản chất hoạt động CTD, CTCTcó thé quan niệm: PP, TPCT của HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT là

tong thé những cách thức, biện pháp, lề lối làm việc mà chính ủy tương lai sửdung trong vai trò người chủ trì về chính trị, trực tiếp chỉ đạo tổ chức, tiếnhành CTĐ, CTCT và quản lý, điều hành đơn vị theo cương vị chức trách,

nhiệm vụ được giao nhằm không ngừng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo

của cấp uy dang đối với don vị, góp phan Xây dựng Đảng bộ trong sạch vữngmạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quân chúng vững mạnh xuất

sắc, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

Từ quan niệm chung, có thể thấy PP, TPCT của HVĐT chính ủy trung,sư đoàn gồm hai yếu t6 cơ bản: Phẩm chất chính tri, dao đức; kiến thức, kỹ

xảo, kỹ năng CTĐ, CTCT và phương pháp làm việc mang tính Đảng sâu sắc.

Phẩm chất chính tri, dao đức là yếu tố nền tảng, yếu tô rễ “gốc” déhình thành và phát triển phương pháp làm việc nói chung, PP, TPCT khoa học

nói riêng Chỉ có trung thành với lợi ích của Đảng, của giai cấp, của dân tộc,

một lòng một dạ phục vụ nhân dân, tận tâm, tận lực với công việc, chăm sócthương yêu CBCS thì người cán bộ mới say mê nghiên cứu, tìm chọn những

cách thức, biện pháp, cung cách, lề lối làm việc đúng đắn, phù hợp dé tiến

hành CTĐ, CTCT ở đơn vị mình một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.Chính ủy trung, sư đoàn có lăn lộn với các phong trào của đơn vi, sâu sát,

quan tâm chăm lo đời sống, sinh hoạt của CBCS mới nắm chắc tình hình tưtưởng, mới quản lý và giải quyết tư tưởng kịp thời, mới thấu hiểu tâm tư, tình

cảm, nguyện vọng của CBCS, trên cơ sở đó mới hình thành cách thức, biệnpháp, cung cách, lề lối làm việc sát đúng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi

ích chính đáng của bộ đội Mặt khác, đức tính đoàn kết, khiêm tốn, tinh thần

17

Trang 24

thực sự cầu thị, lòng vị tha, niềm tin yêu CBCS thuộc quyén d6 chinh 1a

mảnh đất tốt dé nay nở phat triển phương pháp, tác phong lam việc dân chủ

của chính ủy trung, sư đoàn Ngược lại, những cán bộ có động cơ không trongsáng, hoặc có những biểu hiện tư tưởng quan liêu, gia trưởng, chuyên quyên,độc đoán, thì phương pháp, tác phong làm việc của họ thường cá nhân chủ

nghĩa, “ninh trên, nat dưới”, coi trọng hình thức hơn hiệu quả công việc, xem

thường ý kiến của CBCS trong đơn vị.

Kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng là ba yếu t6 cơ bản nhất cau thành năng lực

của người cán bộ nói chung, của đội ngũ chính ủy trung, sư đoàn nói riêng; là một

trong những cơ sở quan trọng đề hình thành PP, TPCT của đội ngũ chính ủy Kiến

thức lý luận là yếu tố cơ bản, nền tảng dé cau thành trình độ lý luận chính trị củađội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, chính ủy trung, sư đoàn nói riêng Theo Chủ

tịch Hồ Chí Minh, tri thức lý luận là: “Sự tông kết những kinh nghiệm của loài

người, là tông hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ trong quá trình lịch

sử” [43, tr.96] Từ quan điểm của Hồ Chi Minh, vai trò của tri thức lý luận càngđược khăng định, là nền tảng để xác lập thế giới quan, phương pháp luận khoahọc, chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người Trong họat động của

chính ủy trung, sư đoàn tri thức lý luận được biéu hiện ở sự hiểu biết sâu sắc quanđiểm Chủ nghĩa Mác - Lénin, Tư tưởng H6 Chí Minh, đường lối, quan điểm củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, điều lệnh, quy chế,

quy định của don vi Tri thức lý luận Chủ nghĩa Mác - Lénin là cơ sở tư tưởng lýluận của CTD, CTCT Phương pháp luận Chủ nghĩa Mác - Lénin ma hạt nhân là

phép biện chứng duy vật vừa là thế giới quan vừa là cơ sở phương pháp luận dé

xây dựng PP, TPCT Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, điều lệnh, quy chế, quy định của đơn vi là

cơ sở cho sự hình thành, phát triển, là chỗ dựa cho việc lựa chọn, tìm kiếm, sử

dụng PP, TPCT Bản chất, mục tiêu, nội dung của CTD, CTCT trong Quân đội

trực tiếp quy định đến đặc trưng và nội dung PP, TPCT Đặc điểm của đối tượng,

khách thé tác động cua CTD, CTCT là cơ sở dé quy dinh dac điểm, nội dung, đặc

18

Trang 25

trưng PP, TPCT Cơ sở khoa học công nghệ và những phương tiện vật chất khác

giúp cho việc lựa chọn PP, TPCT khoa học hơn.

Do đó, một trong những tiêu chuẩn hang đầu của chính ủy trung, sư đoànlà phải có kiến thức sâu rộng, giác ngộ sâu sắc lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chính trị viên phải là người giác ngộ cách mạngsâu sắc, nhận thức cách mạng vững vàng, lý luận cách mang cứng cap, cho nên

“cần phải học lý luận Mac - Lénin” [45, tr.90] “Có học tập lý luận Mac - Lénin

mới củng có được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểubiết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình”[44 tr.611] Chính ủy trung, sư đoàn có thế giới quan, phương pháp luận khoa

học mới có khả năng xem xét, đánh giá tình hình, mới phân tích luận giải đúng

đắn khoa học những van đề cả về lý luận và thực tiễn đặt ra trong đời sông, sinh

hoạt và hoạt động của đơn vi cũng như của CBCS; hoạt động CTD, CTCT mới

có sức thuyết phục, mới có hiệu quả cao.

Cùng với việc năm vững, hiểu biết sâu sắc những van dé cơ bản củaChủ nghĩa Mác - Lênin, chính ủy trung, sư đoàn phải có kiến thức sâu sắc về

Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quanđiểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làkết quả sự vận dụng sang tao Chủ nghĩa Mác - Lénin vào điều kiện cụ thể cáchmạng Việt Nam, kế thừa và phát triển những tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trình độ, kiến thức của chính ủy trung, sư đoàn cũng thể hiện ở việcnăm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước,nhiệm vụ Quân đội, nhiệm vụ đơn vi, nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ

Tổ quốc là Chính ủy trung, sư đoàn, ngoài những tri thức về khoa học xã

hội nhân văn, cần phải có sự hiểu biết toàn diện, trong đó phải có sự hiểu biết

sâu sắc tri thức về quân sự, kiến thức quản lý theo điều lệnh Quân đội và quy

định của đơn vị, tích cực tìm tòi học hỏi những tri thức, kinh nghiệm trong

hoạt động thực tiễn để hỗ trợ bổ sung cho PP, TPCT của bản thân.

Kỹ xảo là một yếu tố quan trọng cau thành PP, TPCT của chính ủytrung, sư đoàn Theo tâm lý học quân sự: “Kỹ xảo là những thủ pháp,

19

Trang 26

cách thức hành động đã được củng cố và tự động hóa” [62, tr.447] Như

vậy kỹ xảo được hiểu là trình độ thao tác một cách nhanh chóng, chính

xác đạt mức gần như tự động hóa, không cần sự tham gia trực tiếp của ýthức đối với hành động của con người ở một số khâu, số bước nhất định

trong quá trình hành động Trong hoạt động của con người, nhất là tronghoạt động quân sự đòi hỏi nhanh chóng và chính xác cần phải có một

trình độ kỹ xảo nhất định.

Kỹ năng bao giờ cũng phải dựa trên kỹ xảo nhất định Trong hoạt

động CTĐ, CTCT của chính ủy trung, sư đoàn ngoài những yêu cầu về sự

nhạy bén, sâu sắc, linh hoạt, cụ thể, tỷ mỹ có những việc đòi hỏi theo một

khuôn mẫu thống nhất và lặp đi lặp lại trong cả quá trình, đòi hỏi chính ủyphải rèn luyện những pham chat, năng lực phát triển lên thành kỹ xảo trong

hoạt động thực tiễn của mình Khi đã có kỹ xảo họ sẽ có cách thức, biện pháp

tiến hành CTĐ, CTCT đạt chất lượng, hiệu quả cao, tiết kiệm tối đa thời gian,công sức trong mọi hoạt động.

Kỹ năng là một bộ phận hợp thành PP, TPCT của đội ngũ cán bộ nóichung và chính ủy trung, sư đoàn nói riêng Từ điển Tâm lý học quân sự đãkhang định, kỹ năng “la trình độ vận dụng đúng dan các kiến thức và kỹ xảođã có một cách sáng tao dé giải quyết các nhiệm vụ trong moi tình huống”

[49tr.454] Đối với đội ngũ chính ủy trung, sư đoàn, kỹ năng CTĐ, CTCT

chính là khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động CTD, CTCT trong cácnhiệm vụ, hoàn cảnh cua đơn vi, trên cơ sở đó vận dụng thành thạo kiến thứcPP, TPCT luôn đúng đắn, khoa học Kỹ năng CTD, CTCT của đội ngũ chính

ủy trung, sư đoàn bao hàm cả kỹ năng cơ bản, kỹ năng tiến hành công tác tưtưởng và công tác tổ chức.

Phương pháp làm việc có tính Đảng sâu sắc: Làm việc có tính đảng, tínhnguyên tắc cao; phong cách làm việc dân chủ, tập thể, đoàn kết; chủ động, sáng

tạo, quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật cao; tác phongcụ thé, ty mi, sâu sát, có lý, có tình, có tác phong thực sự quần chúng: giáo dục,thuyêt phục, nêu gương, nói đi đôi với làm; làm việc có kê hoạch, khoa học,

20

Trang 27

chính xác và giải quyết tốt các mối quan hệ với cấp trên, cùng cấp, cấp đưới, mối

quan hệ giữa đơn vị với đảng uỷ chính quyền địa phương.

Moi quan hệ giữa phẩm chất, năng lực và PP, TPCT

Từ trước đến nay, khi nói đến chất lượng của người cán bộ, người ta

thường chú ý đến phẩm chất, năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ, mà ít

dé cập đến PP, TPCT Do đó, PP, TPCT được hiểu chưa đúng, bị đặt độc lập,

tách rời với phẩm chat, nang luc Vi vay, muốn hiểu đúng PP, TPCT phải đặt

trong mối quan hệ tổng thé với phẩm chất, năng lực và trên nền phẩm chat,

năng lực Tuy nhiên, một yêu cầu khách quan đặt ra hiện nay là: Đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ phải được tiến hành toàn diện cả về phẩm chất (chính

trị, đạo đức, nghề nghiệp, tâm lý), về năng lực (năng lực công tác chung, năng

lực chuyên môn, chuyên ngành) va PP, TPCT (PP, TPCT lãnh đạo, chỉ huy,

quản lý) Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ không chỉ phụ thuộc

vào phẩm chất, năng lực mà còn phụ thuộc trực tiếp vào PP, TPCT của họ.

Cho nên, phẩm chất, năng lực và PP, TPCT là ba yếu tố cơ bản trong chất

lượng người cán bộ PP, TPCT chỉ bộc lộ rõ nét trên nền phẩm chất, năng lực

thông qua hoạt động thực tiễn Học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở

Học viện muốn có phẩm chất tốt, năng lực giỏi phải được trang bị kiến thức,kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và phải được rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo

đức cách mạng va năng lực công tác Có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều, có

pham chat đạo đức tốt mà không có PP, TPCT tốt thì cũng không thể hoànthành chức trách, nhiệm vụ được giao Do đó, trong quá trình dao tao học

viên, cần phải quan tâm chăm lo bồi dưỡng PP, TPCT và ngược lại khi có PP,

TPCT công tác tốt sẽ góp phần nâng cao phâm chất chính trị, đạo đức cáchmạng, năng lực công tác Bồi dưỡng PP, TPCT là nhân tố quan trọng giúp

chính ủy trung, sư đoàn có bản lĩnh vững vàng, vững tin vào bản thân làm chomức độ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “công

việc thành hay bại đều do tư tưởng và lề lối làm việc đúng hay sai” [41,

tr.318] Cho nên, phẩm chat, năng lực và PP, TPCT có mối quan hệ biện

chứng gắn bó khăng khít không tách rời nhau, mỗi yếu tô có vai trò, vị trí21

Trang 28

riêng, không ngang bằng nhau, nên trong quá trình bồi dưỡng không được

tuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ bất cứ một yếu tố nào.

1.2 Quan niệm, vai trò và tiêu chí bồi dưỡng phương pháp, tác phong

công tác cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện chính trị - Bộ

Quốc phòng.

1.2.1 Quan niệm bôi dưỡng phương pháp, tác phong công tac cho học viên

đào tạo chính úy trung, sw đoàn ở Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng

Bồi dưỡng là khái niệm được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các lĩnh

vực, các hoạt động của đời sống xã hội Theo từ điển Tiếng Việt, bồi dưỡnglà: “làm cho khoẻ thêm, mạnh thêm, làm cho tốt hơn, giỏi hơn”; “làm tăngthêm năng lực hoặc phẩm chất” [63, tr.113] của một đối tượng cụ thể nào đó.

Từ điển giáo dục học cho rằng: “Bồi dưỡng là quá trình GDĐT nhằm hình

thành nhân cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo mục đích,

định hướng đã chọn” [61, tr.30] Bồi dưỡng là quá trình bổ sung, phát triển,

hoàn thiện những phẩm chất, năng lực đã có của con người, dé họ đủ khả

năng hoạt động theo cương vi chức trách được phân công Đó là hoạt độngtrang bị kiến thức, kinh nghiệm, xây dựng pham chất nhân cách con người

đáp ứng các yêu cầu hoạt động của lĩnh vực đời sống xã hội cụ thé.

Trong công tác cán bộ, theo nghĩa rộng bồi dưỡng là hoạt động trang

bị, b6 túc thêm những tri thức, kinh nghiệm, xây dựng phẩm chất nhân cách

dé người cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu hoạt động trong mọilĩnh vực đời sống xã hội Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng là quá trình bé sung,

phát triển, hoàn thiện những phẩm chất, năng lực đã có của con người, dé họ

đủ khả năng hoạt động theo cương vị chức trách được phân công Trong báo

cáo trước Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II, Chủ

tịch Hồ Chí Minh chi rõ: “Phải ra sức bồi dưỡng cán bộ, phải rèn luyện tưtưởng, nâng cao trình độ giác ngộ chính tri, cũng như trình độ chiến thuật vàkỹ thuật của cán bộ Đó là khâu chính trong các thứ công tác” [42, tr.29].

Hoạt động quân sự là hoạt động mang tính chất đặc thù, nhiệm vụluôn có sự phát triển, do đó hoạt động bồi dưỡng diễn ra thường xuyên, liên

22

Trang 29

tục, đan xen vao cả quá trình dao tạo tai Học viện, bồi dưỡng tại chức và cảquá trình cá nhân tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, biến quá trình đảo tạo, bồi

dưỡng thành tự đào tạo, tự bồi dưỡng Xuất phát từ vị trí, vai trò của cán bộ

Quân đội trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta khăng định: Bồi dưỡng PP,TPCT cho đội ngũ cán bộ Quân đội là một nội dung quan trọng, thường

xuyên trong công tác cán bộ của Đảng.

Ở HVCT, công tác bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sưđoàn là trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành, phát triển những pham chat,

năng lực cho người học thông qua các hoạt động sư phạm phong phú, cùng với

việc tự bồi dưỡng PP, TPCT của học viên nhằm tạo môi trường cho người học

tích cực tham gia, tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tổ chức tiến hành CTD,CTCT và những phẩm chất, nhân cách của chính ủy trung, sư đoàn Những hoạt

động đó được tiến hành với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp đa dạng,

diễn ra trong suốt quá trình đào tạo, hình thành ở người học kiến thức, đạo đức,

lỗi sống, kỹ năng, kỹ xảo tiến hành CTD, CTCT của chính ủy trung, sư đoàn.

PP, TPCT của chính ủy trung, sư đoàn là PP, TPCT của người lãnh đạo,

đồng thời cũng là PP, TPCT của người chỉ huy Cho nên, bồi dưỡng PP, TPCT cho

HVDT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT là nội dung quan trọng trong quá trình daotạo nhằm làm cho học viên năm chắc và vận dụng thành thạo PP, TPCT chính ủytrung, sư đoàn, hoan thành cương vị, chức trách, nhiệm vụ sau khi tốt nghiệp Boi

dưỡng PP, TPCT cho học viên ở Học viện trong quá trình dao tạo không biệt lập mà

gắn liền với PP, TPCT của chính ủy trung, sư đoàn và người chỉ huy ở đơn vị cơ sở.

Vi thé, bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT phải bámsát yêu cầu PP, TPCT của chính ủy trung, sư đoàn theo tỉnh thần Nghị quyết 51 của

Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 của Quân ủy Trung ương đồng thời bồ sung, hoàn thiện

các nội dung, chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho sát với cương vị chức

trách và hoạt động thực tế của chính ủy trung, sư đoàn ở don vi cơ sở.

Bồi dưỡng PP, TPCT chính ủy trung, sư đoàn cho học viên chủ yếu làtrên cơ sở hệ thống kiến thức được trang bị theo từng năm học, khoá học dé

hướng dẫn người học, tập làm các công việc, chức trách, định hướng vận

23

Trang 30

dụng trong thực hiện từng công việc, từ đơn giản đến phức tạp theo nhiệm vụ,

chức trách chính ủy trung, sư đoàn Đó cũng là quá trình bổ sung kinh nghiệm

thực tiễn cho học viên, định hướng tư duy theo phong cách người lãnh đạo,

chỉ huy để từng học viên tự nghiên cứu, tự tìm tòi rút ra cách giải quyết từng

công việc đối chiếu với nhiệm vụ, chức trách đảm nhiệm Bồi dưỡng PP,

TPCT là quá trình b6 sung kiến thức (cả lý luận và thực tiễn), củng cố kinhnghiệm hoạt động thực tiễn trên nên tảng hệ thống kiến thức cơ sở dé hìnhthành, phát triển, hoàn thiện pham chat, nang luc, PP, TPCT chinh uy trung,

su doan dap ứng công việc được dam nhiệm, hoàn thành mục tiêu, yêu cầu

đào tạo và thực hiện chức trách sau này.

Như vậy, bồi dưỡng PP, TPCT được coi là quá trình cập nhật, bố Sung kiến

thức còn thiếu, đào tạo thêm hoặc củng cô các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, gópphần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ theo quan điểm Nghị quyết 93, Nghịquyết 94 của Quân ủy Trung ương, thông qua đó tạo điều kiện cho người học có cơhội dé củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyênmôn nghiệp vụ đã, đang và sẽ có, dé hoạt động nghề nghiệp có hiệu quả cao hơn.

Từ cách tiếp cận trên, có thé quan niệm: Bồi dưỡng PP, TPCT choHVDPT chính uy trung, sự đoàn ở HVCT là toàn bộ những hoạt động có mụcdich, có tổ chức của các lực lượng sư phạm và HVĐT chính ủy trung, sư đoàn

thông qua các chủ trương, hình thức, biện pháp tiễn hành bôi dưỡng nhằm trang

bị, bổ sung, hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, cách thức, biện pháp tiễn hànhCTD, CTCT đảm bao cho HVPT chính uy trung, su đoàn khi ra trường có PP,

TPCT phù hợp, đủ sức hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Từ quan niệm trên chỉ ra:

Mục đích bôi dưỡng: Nhằm trang bi, bỗ sung, củng có, phát triển và hoàn

thiện PP, TPCT của HVĐT chính ủy trung, sư đoàn và các phẩm chat cần thiết

khác bảo đảm cho học viên sau khi ra trường hoàn thành được chức trách, nhiệm

vụ được giao, tao cơ sở phát triển cương vi cao hơn trong thực tiễn.

Chủ thể bôi dưỡng: Đảng ủy, Ban Giám đốc, Phòng Chính trị và các

cơ quan chức năng, các khoa khoa học xã hội và nhân văn, đội ngũ giảng

24

Trang 31

viên, cán bộ quản lý học viên và chính bản thân đội ngũ học viên đào tạo

chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT Trong đó Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện

lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT của HVĐT chính

ủy trung, sư đoàn Cấp ủy, tô chức đảng các cấp trước hết cấp ủy, chỉ huy

Khoa công tác đảng, công tác chính tri; Dang ủy, Chỉ huy Hệ Dao tạo can bộchính trị cấp chiến thuật, chiến dịch chịu trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt của

đơn vi, trong đó có lãnh đạo nhiệm vu bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên.

Phòng Chính trị; Phòng Đào tạo là hai cơ quan tham mưu cho Đảng ủy, Ban

Giám đốc Học viện lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động CTD, CTCT và hoạt độngGDDT, mà trước hết là các hoạt động thực tiễn CTD, CTCT giúp HVĐT

chính ủy trung, sư đoàn có môi trường, điều kiện bồi dưỡng và tự bồi dưỡnggóp phần hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, song can tập trung vào:

Phương pháp học tập nghiên cứu và vận dụng những van dé cơ bản lýluận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quanđiểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết,

mệnh lệnh của câp trên.

Phương pháp học tập nâng cao hiểu biết về khoa học xã hội nhân văn,huấn luyện quân sự và thê thao, ngoại ngữ, kiến thức cơ sở nhóm, ngành vàcơ sở ngành; kiến thức chuyên ngành CTĐ, CTCT theo yêu cầu chức tráchnhiệm vụ được giao.

PP, TPCT của người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy bộ đội cấp trung, sư đoàngồm: Bồi dưỡng PP, TPCT làm việc có tính đảng, tính nguyên tắc cao; phong

cách làm việc dân chủ, tập thể, đoàn kết; chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tinh

thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật cao; tác phong cụ thé, tỷ mi, sâu sát, có

lý, có tình, có tác phong thực sự quần chúng; giáo dục, thuyết phục, nêu gương,

nói đi đôi với làm; làm việc có kế hoạch, khoa học, chính xác và giải quyết tốtcác mối quan hệ với cấp trên, cùng cấp, cấp dưới, mối quan hệ giữa đơn vị với

đảng ủy chính quyền địa phương.

25

Trang 32

Kỹ năng vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng vao thực hiện chứctrách, nhiệm vụ, giải quyết một số tình huống CTĐ, CTCT ở tại đơn vị theo

mục tiêu, yêu câu đạo tạo từng năm học và khoá học.

Tuy nhiên, các chủ thê không tuyệt đối hóa hoặc tách rời các nội dung bồi

dưỡng trên, mà căn cứ vào mục tiêu đảo tạo từng năm học, căn cứ vào nhiệm vụ

đơn vị, vào tình hình cụ thé của đơn vị, khả năng thực tế của học viên mà lựachọn giới hạn phạm vi nội dung bồi dưỡng cho phù hợp, thiết thực mang lại chất

lượng hiệu quả cao.

Hình thức bôi dưỡng: Hình thức, phương pháp bồi dưỡng PP, TPCT cho

học viên đảo tạo chính ủy trung, sư đoàn chủ yếu thông qua nội dung, chương

trình va quy trình của quá trình dao tao Đây là con đường cơ bản nhất, trong đó

tập trung vào một số hình thức, phương pháp bồi đưỡng chủ yếu sau:

Thông qua giảng dạy của giảng viên (bài giảng trên giảng đường, thao

trường, bãi tập); thông qua hướng dẫn thực hành, thực tập, tham quan; thông

qua hướng dẫn viết đề tài, chuyên đề, bài hội thảo, luận văn, chuẩn bị giảngtập; thông qua hướng dẫn điều khiển trao đổi, thảo luận; thông qua sinh hoạt,

học tập, công tác hằng ngày tại đơn vị; thông qua hoạt động ngoại khóa hộithi, hội thao ở đơn vị; thông qua giao ban đơn vị ngày, tuần, tháng Bồi dưỡngnăng lực chỉ huy, quản lý bộ đội, tác phong nghề nghiệp; thông qua sơ kết,tổng kết, rút kinh nghiệm và bồi dưỡng thông qua kế hoạch tự tu dưỡng, rèn

luyện bản lĩnh của học viên theo tuần, tháng, năm học, khoá học

Trong quá trình bồi dưỡng phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ

cán bộ quản lý học viên với đội ngũ giảng viên các khoa và cơ quan chức năng,phát huy hiệu quả tổng hợp các hình thức bồi dưỡng, tạo nên sự đồng bộ thống

nhất về nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên vàcác tổ chức khác, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa chủ thé bồi dưỡng và đối

tượng được bồi dưỡng nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, trách nhiệm trong

quá trình bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn.

26

Trang 33

Biểu hiện của bôi dưỡng PP, TPCT của HVPT chính ủy trung, sư đoànĐó là sự chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lựclượng sư phạm ở Học viện về vị trí, vai trò, yêu cầu đối mới, nâng cao chấtlượng GDĐT; chất lượng và thực trạng công tác bồi dưỡng PPTTPCT choHVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện.

Nội dung, hình thức bồi dưỡng PPTTPCT cho HVĐT chính ủy trung, sưđoàn ở Học viện không ngừng được đổi mới, nâng cao Chương trình dao tạo

chính ủy trung, sư đoàn thường xuyên được rà soát, bố sung đáp ứng yêu cau,

mục tiêu dao tao và sự nghiệp xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh

nhué, từng bước hiện đại trong đó lay xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở.

Vai trò, trách nhiệm của các lực lượng sư phạm trong bồi dưỡng PP,

TPCT cho học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ngày càng được nâng lên,

nhất là cấp ủy, chỉ huy các cấp; Khoa CTĐ, CTCT, Phòng Chính trị, Phòng

đào tạo, Hệ Dao tạo cán bộ chính tri cấp chiến thuật, chiến dịch.

Các hoạt động của Học viện, nhất là hoạt động CTD, CTCT đi vào nền

nẾp, chất lượng cao, là hình mẫu dé học viên quan sát, tham gia thực hiện và họctập nhằm nâng cao trình độ tiến hành CTD, CTCT của các chính ủy tương lai.

Học viên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn có nhận thức, có động cơ

đúng trong học tập, tự học tập, tự bồi dưỡng PP, TPCT Học viên có phương

pháp nghiên cứu, học tập, tầm suy nghĩ, giải quyết các vấn thực tiễn đặt ra

chững chạc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ khi ra trường.

1.2.2 Vai trò bôi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho học viên

đào tạo chính ủy ở Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng

Một là, bồi dưỡng PP, TPCT trực tiếp góp phan hoàn thiện mô hìnhmục tiêu đào tạo chính uy trung, su đoàn

Bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn là một trong

những nội dung của quá trình đào tạo PP, TPCT là yếu tố thuộc về chất

lượng chính ủy trung, sư đoàn Như vậy, chất lượng đội ngũ được tạo nên bởi

chất lượng các thành viên và chất lượng mỗi thành viên là cơ sở tạo nên chất

lượng của cả đội ngũ Chất lượng của người HVĐT chính ủy trung, sư đoàn là

27

Trang 34

tong hợp các thuộc tinh đặc trưng cơ ban về thê lực, trí tuệ, về kiến thức, kinhnghiệm, kỹ xảo, kỹ năng và PP, TPCT PP, TPCT là yếu tố quan trong déđội ngũ HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT nâng cao trình độ lý luận,năng lực hoạt động thực tiễn đảm bảo định hướng chính trị đúng đắn và nâng

cao bản lĩnh chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.

Qua trình rèn luyện, bồi dưỡng PP, TPCT của đội ngũ HVĐT chính ủy

trung, sư đoàn ở HVCT cũng là quá trình tích lũy về lượng, dần dan thay đổi vềchất làm cho PP, TPCT của mỗi học viên không ngừng hoàn thiện và phát triển,đó chính là cơ sở hình thành các điều kiện cần thiết dé phát triển lên thành chính

ủy trung, sư đoàn Quá trình đó luôn có sự đan xen giữa dao tao, bồi dưỡng tạitrường, bồi dưỡng tại chức và phát huy tính chủ động, tự giác, tích cực trong tự

bồi dưỡng, tự rèn luyện của mỗi người Bồi dưỡng PP, TPCT giúp cho học viêntrưởng thành về mọi mặt, góp phần thuận lợi cho học viên củng cố kiến thức,

kinh nghiệm, tự tin trong học tập, rèn luyện quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu,

yêu cầu dao tạo Do đó, bồi dưỡng PP, TPCT trực tiếp góp phần hoàn thiệnphẩm chất nhân cách chính ủy trung, sư đoàn, đồng thời cũng là bước đột phá

góp phần tiếp tục đôi mới, hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của học viên.

Hai là, bôi dưỡng PP, TPCT cho đội ngũ HVPT chính ủy trung, sưđoàn ở HVCT là yếu tô quan trọng, trực tiếp góp phan xây dựng tổ chức, xâydung con người, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn điện

Với cương vị là chính ủy trung, sư đoàn; người chủ trì về chính trị; người

trực tiếp tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành CTD, CTCT ở đơn vị trong tương laikhông xa Vì vậy, bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ởHVCT là yếu tố quan trọng góp phan tạo lập xây dựng ý thức chính trị, tổ chứcchính trị, hoạt động chính trị cho mọi quân nhân và tổ chức ở các đơn vị, địnhhướng chính trị đúng cho mọi hoạt động và xây dựng con người mới, người quânnhân cách mạng, xây dựng don vi vững mạnh toàn diện, đáp ứng mọi yêu cầu,

nhiệm vụ chính trị của đơn vị Đồng thời, cũng tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn

cho các đơn vj san sang nhận và hoàn thành thăng lợi mọi nhiệm vụ Học viện giao.

28

Trang 35

Ba là, thông qua boi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư

đoàn đội ngũ giảng viên, CBOL có thêm kinh nghiệm thực tiễn, góp phan xâydựng Học viện chính quy, tiên tiễn, mẫu mực

Phẩm chất, năng lực và PP, TPCT là những yếu tố cấu thành lên chấtlượng dao tạo chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT Chất lượng đào tạo tốt thìphẩm chat, năng lực và PP, TPCT của đội ngũ này sẽ tốt Bồi dưỡng PP,

TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ đồng

thời cũng là quyền lợi chính trị của đội ngũ giảng viên, CBQL học viên Làlực lượng trực tiếp trang bị kiến thức, hướng dẫn hành động cho người học,

thông qua bồi dưỡng mà đội ngũ giảng viên, CBQL có điều kiện tự học tập, tựbồi dưỡng, góp phần củng cố kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng kỹ xảo của

chính bản thân mình Thông qua bồi dưỡng PP, TPCT cho học viên, qua các

hội nghị so kết, tổng kết, rút kinh nghiệm của Học viện mà đội ngũ giảng viênvà CBQL có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như chỉ đạo thực

tiễn góp phần to lớn vào Xây dựng Đảng bộ Học viện trong sạch vững mạnh,Học viện vững mạnh toàn diện, xây dựng Học viện Chính quy, tiên tiễn, mẫu

mực thực hiện thắng lợi nghị quyết Đảng bộ Học viện lần thứ XVI.

1.2.3 Tiêu chí đánh giá bôi dưỡng phương pháp, tác phong côngtác của học viên dao tạo chính ủy trung, sw đoàn ở Học viện chính trị - Bộ

Quốc phòng

Tiêu chí đánh giá bồi dưỡng PP, TPCT của HVĐT chính ủy trung, sưđoàn là những chuẩn mực được đặt ra với mục đích dé đánh giá, kiểm định

chất lượng bồi dưỡng PP, TPCT của HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT.

Thông qua bộ tiêu chí này sẽ biểu thị một chuẩn đầu ra về PP, TPCT của Họcviện Do vậy, tiêu chí đánh giá bồi dưỡng PP, TPCT của HVĐT chính ủy

trung, sư đoàn bao gồm:

Một là, nhận thức, trách nhiệm của chủ thể boi dưỡng PP, TPCT cho

HVDT chính ủy trung, sự đoàn ở HVCT.

Đây là một trong những tiêu chí cơ bản quan trọng hàng đầu ảnh

hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính

29

Trang 36

ủy trung, sư đoàn Chất lượng, hiệu quả của bất cứ hoạt động nào đều bắt

nguồn từ nhận thức đúng gắn, trách nhiệm cao với trình độ năng lực tổ chứcthực hiện hoạt động đó Vì vậy, để đánh giá được kết quả hoạt động bồidưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn trước hết cần đánh giá

nhận thức, trách nhiệm của các chủ thé bồi dưỡng.

Trong tiêu chí này, cần đánh giá nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo chỉhuy các cấp, của các cơ quan chức năng trong lãnh đạo, tổ chức điều hành, chỉđạo, hướng dan bằng các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về công tác bồi dưỡng

PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn Cần tập trung đi sâu đánh giá nhậnthức, trách nhiệm, trình độ năng lực của đội ngũ giáo viên CTD, CTCT; đội ngũcán bộ trực tiếp quản lý học viên và nhận thức trách nhiệm của chính đội ngũ học

viên thông qua hoạt động bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiếnthức, kinh nghiệm, kỹ xảo, kỹ năng tiến hành CTD, CTCT; phương pháp làm việcdân chủ, tập thể, đoàn kết; chủ động, sáng tạo, quyết đoán, có tỉnh thần trách

nhiệm, ý thức tổ chức, kỷ luật cao; tác phong cụ thé, ty mi, sâu sát, có ly, có tình,

có tác phong thực sự quần chúng: giáo dục, thuyết phục, nêu gương, nói đi đôi với

làm thông qua chính hành động mẫu mực, mô phạm của người thầy, người

CBQL; thông qua ý thức cau thị tiến bộ, ham học hỏi, tự giác, tích cực, chủ độngtự tu dưỡng rèn luyện PP, TPCT của đội ngũ HVĐT chính ủy trung, sư đoàn.

Hai là, nội dưng, hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP, TPCT cho đội ngũHVDT chính uy trung, sự đoàn ở HVCT.

Đây là một tiêu chí quan trọng, phản ánh rõ nhận thức trách nhiệm,

trình độ, năng lực của các chủ thể bồi dưỡng PP, TPCT của đội ngũ HVĐTchính ủy trung, sư đoàn Vì các cấp ủy, chỉ huy, các cơ quan chức năng là lực

lượng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi

dưỡng; đôn đốc, kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện cả quá

trình bồi dưỡng Đội ngũ giáo viên CTD, CTCT, CBQL và HVĐT chính ủy

trung, sư đoàn là lực lượng trực tiếp thực hiện kế hoạch, nội dung, chương

trình đó Các kết quả đó được thể hiện bang số liệu, các tỷ số phần trăm, cáchệ sô so sánh trong báo cáo sơ tông kết của Học viện, trên cơ sở đó rút ra kêt

30

Trang 37

luận đánh giá kết quả thực hiện nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng PP,

TPCT của đội ngũ chính ủy trung, sư đoản.

Ba là, sự chuyển biến về PP, TPCT của đội ngũ HVĐT chính ủy trung,

su đoàn ở HVCT.

Đây là một tiêu chí phản ánh rõ nét nhất kết quả của quá trình bồidưỡng PP, TPCT của học viên chuyên loại CBCT Sự phát triển về cách thức,

biện pháp lề lối, cung cách tiến hành CTĐ, CTCT của học viên được phản

ánh thông qua kết quả học tập các kiến thức chuyên ngành CTĐ, CTCT, kếtquả vận dụng kiến thức đó trong các nội dung thực hành, ngoại khóa nghiệpvụ CTD, CTCT và thái độ, trách nhiệm, cử chỉ, hành vi trong quá trình bồi

dưỡng cũng như tự tu dưỡng rèn luyện của mỗi học viên trong quá trình bồidưỡng PP, TPCT tại Học viện Song những kết quả đó mới chỉ là sự biểu hiện

PP, TPCT dưới dạng tiềm năng Để đánh giá kết quả thực tế của hoạt độngbồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn phải thông qua kếtquả thực tiễn hoạt động CTĐ, CTCT của học viên sau khi ra trường đảmnhiệm cương vị chủ trì CTD, CTCT ở các trung, sư đoàn như: Kết qua củacông tác giáo dục; tính đảng, tính nguyên tắc, tính dân chủ tập thé; tính kế

hoạch, tính chủ động linh hoạt trong giải quyết các tình huống; các vấn đềCTĐ, CTCT; sâu sát, cụ thể, tỷ mỉ; quán xuyến báo quát công việc, chủ động

phối hợp hiệp đồng và kết quả cuối cùng là Xây dựng Đảng bộ trong sạch

vững mạnh, đơn vi vững mạnh toàn diện.

+ +

PP, TPCT của HVĐT chính ủy trung, sư đoàn là tổng hợp những cáchthức, biện pháp, lề lối làm việc mà chính ủy sử dụng trong quá trình tiến hành

hoạt động CTD, CTCT theo cương vi chức trách, nhiệm vụ được giao, nhằm

không ngừng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ đối với đơn vị,

xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện thắng

lợi mọi nhiệm vụ được giao PP, TPCT chính là sản phẩm biểu hiện của cả

phẩm chat và năng lực của người CBCT trong hoạt động thực tiễn CTD, CTCT

3l

Trang 38

ở đơn vị cơ sở Pham chat, năng lực, PP, TPCT không đồng nhất với nhau, cócấu trúc không giống nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, thốngnhất với nhau Người CBCT có pham chat, nang luc tốt chính là căn cứ, là cơ

sở điều kiện để có PP, TPCT khoa học, khi phẩm chat, năng lực được đan xen,thâm nhập vào cách thức, biện pháp, lề lối làm việc sẽ làm cho chất lượng, hiệuquả hoạt động CTD, CTCT cao hơn Đồng thời, khi người CBCT có PP, TPCT

khoa học sẽ đảm bảo cho phẩm chất, năng lực được thể hiện một cách đầy đủ

hơn trong hoạt động thực tiễn, thông qua đó dé khang định bản lĩnh, trình độ,

uy tín của người CBCT tạo cơ sở để xem xét các yếu tô tạo thành PP, TPCT

của đội ngũ CBCT nói chung, chính ủy trung, sư doan nói riêng.

PP, TPCT chính là sản phẩm biểu hiện của cả phẩm chat va năng lực

của chính ủy trung, sư đoàn trong hoạt động thực tiễn CTD, CTCT ở đơn vịcơ sở Phẩm chất, năng lực, PP, TPCT không đồng nhất với nhau, có cấu trúc

không giống nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, thống nhất

với nhau Chính ủy trung, sư đoàn có phẩm chat, năng lực tốt chính là căn cứ,

là cơ sở điều kiện để có PP, TPCT khoa học, khi phâm chất, năng lực đượcđan xen, thâm nhập vào cách thức, biện pháp, lề lối làm việc sẽ làm cho chấtlượng, hiệu quả hoạt động CTD, CTCT cao hơn.

Bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT là

toàn bộ những hoạt động có mục đích, có tô chức của các lực lượng sư phạm

và ban thân học viên thông qua các chủ trương, hình thức, biện pháp tiễn hànhbồi dưỡng nhằm trang bị, bổ sung hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kiến

thức cách thức, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT đảm bảo cho HVĐT chínhủy trung, sư đoàn khi ra trường có PP, TPCT phù hợp, đủ sức hoàn thành tốt

chức trách, nhiệm vụ được giao.

32

Trang 39

Chương 2

THỰC TRẠNG, YÊU CẦU BÒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG

CÔNG TÁC CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CHÍNH ỦY TRUNG, SƯ ĐOÀN

Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - BỘ QUÓC PHÒNG HIỆN NAY

2.1 Thực trạng bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho họcviên đào tạo chính ủy trung, sư đoàn ở Học viện chính trị - Bộ Quốc phòng

hiện nay và nguyên nhân

2.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân* Uu điểm

Một là, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện, cấp ủy, chỉ huy các khoagiáo viên, cơ quan chức năng, hệ quản lý học viên đã quan tâm và tổ chức

các hoạt động bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn.

Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện đã quán triệt

sâu sắc các quan điểm của Đảng về chiến lược GDĐT thời kỳ đây mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; quan điểm, phương hướng xây dựng đội

ngũ cán bộ có năng lực toàn diện, lấy phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng

làm cơ sở; vận dung sáng tạo các nguyên lý GDDT của Đảng, bam sát mụctiêu đào tạo, thực tiễn hoạt động ở các đơn vị cơ sở, dé xuất các chủ trương,

biện pháp GDĐT sát, đúng và phù hợp nhằm nâng cao năng lực toàn diện,

trong đó có PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung, sư đoàn ở HVCT Trongtừng năm học, từng khoá học và từng đối tượng cụ thé, Dang ủy, Ban Giám

đốc Học viện thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu, mô hình,yêu cầu, nội dung, chương trình dao tạo; thường xuyên coi trọng đôi mới

phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập,sáng tạo của người học nhằm đáp ứng yêu cau thực tiễn ở các đơn vị Đánh

giá về vấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XVI chỉ rõ:Đảng ủy Học viện đã “đổi mới toàn diện và đồng bộ công tác GDĐT về

chương trình, nội dung và phương pháp; chất lượng giảng dạy và học tậpngày càng được nâng cao; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng

cho các đối tượng” [06 tr.26]

33

Trang 40

Cấp ủy các cấp thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quán triệt chỉ

thị, nghị quyết cấp trên, nhiệm vụ GDĐT của Học viện, tô chức tốt phong trào

thi dua "day tốt - học tốt" gắn với phong trào thi đua quyết thăng Tổ chức thực

hiện nghiêm túc cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnhthành tích trong GDDT" [12 tr.2] Tập trung xây dựng động cơ, thái độ, trách

nhiệm đúng đắn cho cả người dạy và người học Thường xuyên bám sát mục

tiêu, yêu cầu dao tạo cán bộ chiến thuật, chiến dịch theo tinh thần Nghị quyết 86của Quân ủy TW, quán triệt phương châm “Nhà trường gan liền với don vị”, đãchủ động khảo sát đánh giá chất lượng đội ngũ chính ủy trung, sư đoàn được đào

tạo tại Học viện sau khi ra trường; “rà soát, điều chỉnh, bổ sung, phát triển

chương trình, nội dung và khắc phục sự trùng lặp nội dung giữa các môn học,

cấp học, bậc học ” [06, tr.27] Chính những kết quả đã đạt được trong hoạtđộng công tác CTD, CTCT đã trực tiếp bồi đưỡng nâng cao phẩm chat chính trị,

dao đức và năng lực toan diện cho học viên nói chung, HVĐT chính ủy nóiriêng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Phòng Chính trị, Phòng Đào tạo đã

ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ GDĐT của Họcviện nói chung và nhiệm vụ bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung,

sư đoàn nói riêng Phòng Chính tri là cơ quan tham mưu cho Dang ủy, Ban

Giám đốc Học viện, đồng thời là cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo và tô chức thực

hiện các hoạt động CTD, CTCT trong toàn Học viện Do đó, Phòng Chính tricó vai trò quan trọng trong bồi dưỡng PP, TPCT cho HVĐT chính ủy trung,

sư doan ở Học viện Trên cơ sở nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, từ

thực tiễn hoạt động CTĐ, CTCT của các đơn vị, Phòng Chính trị đã chủ động

phối hợp với các cơ quan chức năng, các khoa giáo viên và các hệ quản lý học

viên thống nhất, quy chuẩn và thực hiện có nền nếp các hoạt động CTD,CTCT Chính chất lượng các nội dung hoạt động CTĐ, CTCT trên đã trựctiếp trang bị những kiến thức, kinh nghiệm, góp phần bôi dưỡng, phát triển vàhoàn thiện PP, TPCT của học viên đào chính ủy ở Học viện.

Phòng Đào tạo đã chủ động phối hợp với các khoa giáo viên, đặc biệt làKhoa CTD, CTCT xây dựng nội dung bồi dưỡng một cách khoa học, hợp lý Sắp

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 05:05

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN