Tuy đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu trước đây, nhưng việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR ở Việt Nam vẫn cònnhiều khoảng trống, đặc biệt là y
VÀ NHÂN VIÊN PR
1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Colorado tại Boulder cho rằng “Mới quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau Trong biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng dé chi: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lan nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tổ của mỗi sự vật, hiện tượng trong thé giới ” [31, tr.65].
Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: “Quan hệ là sự gắn liên về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật nay có sự biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự sự vật kia Định nghĩa này đề cập đến sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bên trong mối quan hệ, nhưng lại chỉ nhắn mạnh mối quan hệ của các “sự vật”, mà không đề cập đến mối quan hệ giữa con người với nhau, cũng không giúp đánh giá được mức độ tác động lẫn nhau trong mối quan hệ giữa các bên liên quan [27, tr.799].
Như vậy, mối quan hệ được xem là hiệu quả khi và chỉ khi các tác động qua lại giữa các nhóm đối tượng phải có liên quan với nhau cùng một mục đích và thực hiện trong phạm vi nhu cầu tương tác qua lại và mang tính hai chiều Xét trên từng góc độ mỗi quan hệ cho thấy có hai khái niệm bổ sung là mối liên hệ phổ biến và mối quan hệ xã hội.
Mối liên hệ phổ biến dùng dé chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ Đồng thời, khái niệm này cũng dùng đề chỉ những liên hệ ton tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thé giới; tức là dùng dé phân biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện
22 ở một hay một số các sự vật, hiện tượng, hay lĩnh vực nhất định.
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa v v Mọi sự vật và hiện tượng trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội Quan hệ xã hội được hình thành từ tương tác xã hội Những tương tác này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch định và phải có xu hướng lặp lại, ồn định; từ đó tạo lập ra một mô hình tương tác đạt được một mức độ tự động hóa nhất định nào đó như là một thói quen.
1.1.1.2 Thang đánh giá mỗi quan hệ Trong một nghiên cứu với nội dung Thang đánh giá mối quan hệ trong nghiên cứu Quan hệ công chúng, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền (2014) giới thiệu 5 tiêu chí cơ bản đánh giá mối quan hệ trong nghiên cứu về lý luận quan hệ công chúng sau đây: (1) Mức độ tin tưởng lan nhau; (2) Mức độ kiểm soát lan nhau; (3)Mức độ hài lòng trong moi quan hệ; (4) Mức độ cam kết hợp tác trong mối quan hệ; (5) Mức độ giữ thể diện, danh dụ, uy tín cho nhau [14, tr 46-50].
Tác giả nhận định rằng: “Xét trên khía cạnh mối quan hệ với nhà báo, nhân viên PR là những nguồn tin phong phú, doi dào, và đáng tin cậy Ngược lại, với các nhân viên PR, các nhà báo là những “nhịp cau” để chuyển thông tin của doanh nghiệp, tổ chức họ đến với các nhóm công chúng mục tiêu khác nhau ” [14.tr.52] Điều nay cho thấy, trong mối quan hệ giữa nha báo va nhân viên PR có sự phụ thuộc rat lớn vào nhau Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR là mối quan hệ 2 chiều, có tác dụng tương tác và hỗ trợ đắc lực cho nhau Báo chí mang lại hiệu quả cao hơn quảng cáo và marketing trong khi chi phí lại thấp hơn Báo chi cũng đồng hành cùng nhân viên PR, doanh nghiệp trong công tác quản trị khủng hoảng Nhân viên PR là người mang lại nguồn tin quan trọng giúp thông tin của báo chí thêm phong phú, da dạng.
Nhân viên PR cũng giúp báo chí tác nghiệp dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Ngược lại, báo chí là cầu nối hữu hiệu giúp nhân viên PR chuyền tải và xây dựng hình ảnh của tô chức, doanh nghiệp.
23 Ở bat cứ góc độ nào của mối quan hệ thì việc ca hai nhóm cần có sự thấu hiểu về nghề nghiệp, vai trò của nhau rất quan trọng Điều này được nâng cao thì mối quan hệ tương hỗ ngày một rõ rệt, thêm sự gan chặt mật thiết với nhau Tất nhiên, mối quan hệ cần được xây dựng trong cả một quá trình làm việc với nhau trên tinh thần tôn trọng, có trách nhiệm, hài hòa lợi ích với nhau.
Trong quá trình hợp tác, các mức độ giao tiếp ứng xử với nhau giữa hai nhóm nhà báo và nhân viên PR đòi hỏi có những chừng mực nhất định và dĩ nhiên không thé tránh khỏi những hiểu lầm, thậm chí ton thương trong kiểm soát cảm xúc Tuy nhiên, mối nhóm đối tượng là nhà báo và nhân viên PR trong vai trò hoạt động của mình vì một mục tiêu chung cho tổ chức, cũng như đạt được thành tích cả nhân thì cả hai luôn dành cho nhau những cảm thông nhất định, họ có những tâm sự, sẻ chia dé cùng hướng tới một mối quan hệ tốt nhất, bền bi lâu dai.
1.1.2.1 Quan niệm về phóng viên, nhà báo Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững trong cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí (2018) đã nêu ra một số quan niệm về phóng viên, nhà báo như sau:
Thứ nhất, nhà báo- journalist theo Từ điển Merriam Websters Online Dictionary là: thứ nhất, người tham gia vào hoạt động báo chí, đặc biệt là người viết hoặc biên tập của một loại hình báo chí; là người quản lý một tờ báo, tạp chí, ; thứ hai, người làm nghề viết báo, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các sự kiện, các khuynh hướng, các vấn đề hiện tại Hoặc, nhà báo là người viết hoặc biên tập tin tức cho một tờ báo, hoặc tạp chí hoặc đài phát thanh, truyền hình; là người làm việc trong lĩnh vực báo chí/Người quản lý một tờ báo, tap chí /Collins Esential
English Dictionary 2TM Edition 2006 HarperCollins Publishers 2004,2006].
Thứ hai, nha báo- corespondent, lại là danh từ chỉ phóng viên thường trú, phóng viên chuyên sâu về một lĩnh vực đề tài nào đó, hay là phóng viên biệt phái của tòa soạn báo chi, có đủ thầm quyền, uy tín cung cấp thông tin và bình luận- đại diện cho quan điểm, ý kiến của tòa soạn báo [http://wikipedia.org/wiki/Corespondent].
Thứ ba, nhà báo - reporter, là người thu thập và tường thuật tin tức cho một tờ
24 báo, tạp chí hoặc hãng phát thanh, truyền hình/Người đọc tin tức [tr điển Merriam Webster’s Online Dictionary], là người chủ yêu đưa tin, làm phóng sự, tường thuật sự kiện, thời sự.
Như vậy, trên bình diện tác nghiệp, nhà báo được hiểu là người tham gia vào quá trình thu thập, xử lý và truyền tải thông tin cho công chúng xã hội Trong từ điền tiếng Việt, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn và đơn giản là “người chuyên làm nghề viết báo ” Tuy nhiên, PGS TS Nguyễn Văn Dững lại cho rằng, định nghĩa như vậy chưa thỏa đáng, vì còn nhiều nhà báo không chuyên nghiệp khác nữa và họ có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp báo chí, được cấp thẻ nhà báo; đặc biệt là những chuyên gia, nhà khoa học chuyên giữ chuyên mục nào đó, hoặc phản biện xã hội Xuất phát từ bình diện văn hóa, nhà báo được coi là nhà văn hóa - là người truyền bá, đi đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ các giá trị văn hóa; từ bình diện chính trị, nhà báo là người “xung kích trên mặt trận tư tưởng - chính trị” Trong dư luận xã hội, nhà báo được dùng với cả những ý nghĩa cao quý va bình dân.
Kết luận ở phần quan niệm về nhà báo, tác giả cho rằng: “Nhà báo có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức - quản lý (ở nước ta là bao gồm tô chức quản lý vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao động kỹ thuật-dịch vụ trong báo chí Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật va du luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lý và đạo đức |2, tr 411].
1.1.2.2 Vai trò và hoạt động của nhà báo
VIÊN PR TẠI KHU VỰC MIÈN TRUNG
2.1 Bối cảnh chung về hoạt động báo chí và PR tại khu vực miền Trung
2.1.1 Tình hình hoạt động báo chí
Theo báo cáo tổng kết về lĩnh vực báo chí truyền thông đầu năm 2021, miền Trung có số lượng các cơ quan báo chí truyền thông tính đến tháng 3 năm 2021 có tong cộng: 129 cơ quan báo chí bao gồm báo in, báo điện tử, tap chí, đài phát thanh- truyền hình Trong đó:
- 20 cơ quan báo chí địa phương
- 7 cơ quan báo chí có tòa soạn đặt tại Đà Nẵng
- 86 cơ quan báo chí Trung ương va địa phương khác đăng ky đặt cơ quan đại diện - 16 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương khác đăng ký phóng viên thường trú tác nghiệp.
Nổi bật là các cơ quan báo chí nỗi tiếng với số lượng công chúng lớn như Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ, Báo Tiền Phong, Vietnamnet, Đài THVH Khu vực miền Trung- Tây Nguyên (VTV8) Trong đó Da Nẵng là thành phó trực thuộc Trung ương duy nhất của khu vực và là trung tâm văn hóa, kinh tế- chính trị và cũng được xem như là trung tâm báo chí của khu vực miền Trung với 118 cơ quan báo chí gồm 5 cơ quan báo chí địa phương, 113 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khác đặt văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú hoạt động tại Đà Nẵng cũng như cả khu vực Tổng số nhân sự của các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn thành phố tính đến 30-03-2021 khoảng trên 800 người so với cả khu vực gần 1000 phóng viên, nhà báo, nhân sự hoạt động liên quan đến báo chí truyền thông.
Với vai trò là một kênh quan trọng, đáp ứng nhu cầu thúc đây quá trình xây dựng và phat triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của khu vực miền Trung nói chung Hệ thống báo chí đã có những đóng góp tích cực trong việc tuyên
48 truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đông đảo công chúng Hang năm, các cơ quan báo chí đã thực hiện gần 150.000 sản phẩm truyền thông về khu vực, tập trung phản ánh hầu hết các mặt, lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đời sống người dân Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các chuyên trang, chuyên mục với nhiều tin, phóng sự, bai viết tuyên truyền mang tính đậm nét các sự kiện chính trị-văn hóa-xã hội quan trọng; các tác pham nêu bật lên tính tham vấn, gop phần vào hoạt động quan lý, điều hành chung của cả khu vực, đồng thời quảng bá hình ảnh, vị thế khu vực miền Trung trong giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 xảy ra, các cơ quan báo chí tiên phong kịp thời, nhanh chóng thông tin về các chỉ đạo, lãnh đạo của Trung ương, ban ngành cũng như các chỉ đạo của chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong khu vực trong công tác phòng, chống dịch Các nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội từng địa phương đều được đội ngũ nhà báo và cơ quan báo chí phản ánh đậm nét, sinh động Những hình ảnh, hành động nghĩa tình, những câu chuyện đẹp trong thời dịch được các nhà báo, phóng viên chuyên tải đã tạo sự lạc quan, tin tưởng, đoàn kết của người dân, cả hệ thong chính trị, các doanh nghiệp trên dia ban cung hướng đến mục tiêu chiến thắng đại dịch này.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhà báo, phóng viên cũng tích cực phản bác những thông tin sai lệch, trái chiều, thiếu chính xác nhằm góp phần định hướng dư luận Tính đến thang 03/2021, ước tinh có trên 20.000 tin, bai liên quan dén dai dich Covid-19 duoc sản xuất dưới nhiều hình thức và truyền tải đến công chúng.
Hoạt động của nhà báo trong các cơ quan báo chí Trung ương đại diện tại khu vực cũng có sự đa dạng, bao quát hơn các cơ quan báo chí địa phương vốn phụ thuộc vào chủ trương, tiêu chí của đơn vị chủ quản Chăng hạn, phóng viên nhà báo của các cơ quan này tác nghiệp trên điện rộng bao quát nên có được tính đa dạng vùng miền do một số phóng viên được cử đến từ tòa soạn chính Điều này có sự khác biệt trong phản biện ở mỗi bài viết phản ánh hơn là các phóng viên, nhà báo làm việc tại cơ quan báo chí địa phương; khi mà địa bàn hoạt động chỉ gói gọn trong một tỉnh, thành
Các nội dung thông tin liệt kê ở trên có thể khăng định cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo, phóng viên tại khu vực miền Trung rất đông đảo và là cầu nối giữa chính quyên và người dân, tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong việc tiếp nhận thông tin và thực hiện các chính sách chủ trương của nhà nước thông qua báo chí ngày càng được phát huy hiệu quả.
2.1.2 Tình hình hoạt động của PR
Theo sách trắng Việt nam 2020 thì khu vực miền Trung, các doanh nghiệp hình thành và phát triển lớn mạnh với hơn 2000 công ty, doanh nghiệp, chi nhánh hoặc văn phòng đại điện các tập đoàn đa quốc gia, tong công ty nha nước, tập đoàn nước ngoài đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau va đại diện các co quan lãnh sự ngoại giao, các tổ chức phi chính phu (https://www.gso.gov.vn/su-kien) Có thé thay một số tập doan trong nước như Vingroup, Sungroup, Thaco, Vietcombank, Viettinbank hay nước ngoài Foster Elictronic, Mabuchi Motor, TCIE đã có những đầu tư mạnh mẽ vào việc đầu tư nhân- vật- lực, quan tâm nhiều hơn đến việc thiết lập bộ phận Quan hệ công chúng (PR) trong doanh nhiệp mình Bộ phận này được xem như một phần tất yêu nhằm gắn kết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan báo chí mà mục tiêu chính là phối hợp hài hòa trong quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, cập nhật thành tựu, xử lý khủng hoảng truyền thông, gan kết cộng đồng cũng như truyền tải các hoạt động doanh nghiệp của họ đến công chúng báo chí truyền thông và người tiêu dùng. Đội ngũ nhân viên PR giúp doanh nghiệp định hướng đúng các mục tiêu va hoạt động chiến lược trong việc tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng chúng, người tiêu dùng thông qua quá trình truyền thông thích hợp cùng thỏa mãn cả hai chiều- doanh nghiệp và cộng đồng Bộ phận PR của các doanh nghiệp tại miền
Trung vi bởi ly do quy mô nhỏ, hoặc là chi nhánh, đại diện của một khu vực so với hầu hết trụ sở chính của các công ty lớn, tập đoàn đều đặt ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một thiệt thòi lớn đối với nhân viên PR tại khu vực này so với hai miên Bắc và miên Nam Phân lớn nhân viên PR kiêm nhiệm như một nhân viên
50 trực thuộc bộ phận Marketing của công ty, chi nhánh, cơ quan đại diện do đó tầm hoạt động cũng như chức năng quyền hạn tương đối bó hẹp Đơn cửu một số công ty nhỏ thì bộ phận PR trực thuộc phòng nhân sự HR (Human Resource), thay mặt phòng nhân sự triển khai các chương trình cho thông đạt nội bộ doanh nghiệp Từ các bản tin nội bộ, các chương trình giao lưu đến các hoạt động sông vì sứ mạng thương hiệu đều một nhân viên PR thực hiện Bộ phận PR sẽ thay mặt cho HR chuyền tải những chủ trương, chính sách mới doanh nghiệp đến nhân viên nhằm thấu hiểu lẫn nhau, thống nhất ý chí, động viên mọi người trong công việc, nâng cao tính dân chủ và phát huy khả năng sáng tạo.
Các doanh nghiệp tại khu vực khi tung một sản phâm mới ra thị trường thường dé nhân viên PR đi trước tạo ra một nhân thức mới đối với người tiêu dùng, đánh thức một nhu cầu nào đó của cộng đồng tiêu dùng bằng cách liên hệ với các cơ quan báo chí truyền thông tại khu vực dé tiễn hành thực hiện bai viết báo chí, sau đó là những clip truyền hình (TVC) lồng ghép quảng bá thông tin sản phẩm hay hàng loạt các quảng cáo trên báo, tạp chí; tăng cường sự nhận biết về sản phâm thương hiệu cho khách hàng mục tiêu Các hoạt động dé dàng nhận thay là trên các ấn phẩm xuân của các báo in, tạp chí và truyền hình thì phan lớn các nhân viên PR thực hiện phối hợp với nhà báo, phòng quảng cáo dịch vụ tạo ra các thông tin đăng ở các trang khổ lớn với nội dung lãnh đạo các doanh nghiệp đó gửi lời chúc mừng năm mới đến độc giả. Đối với truyền hình, tương tự như trên, các nhân viên PR tạo ra video nội dung lãnh đạo chúc mừng năm mới để phát sóng theo chuyên mục thông tin-quảng cáo nhằm xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin giữa công chúng, người tiêu dùng và doanh nghiệp Bên cạnh đó, một số đơn vị doanh nghiệp tiến hành các hoạt động xuyên suốt của nhân viên PR nhăm làm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng cỗ niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của như: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động mang tính cộng đồng Vị dụ, các chương trình tài trợ như giải Marathon International chủ dé “Run It, Beat It” của Manulife 2020, giải Vnexpress marathon Huế “Cung đường Hương sắc” của ngân hàng Agribank kết hợp với báo Vnexpress tổ chức 2020, giải
Quảng Bình - Discovery marathon lần 1 do MIC tô chức 2021, hay Chương trình mang âm nhạc đến bệnh viện của Vinaphone Đà Nẵng 2021 tài trợ, Hội chợ EWEC
— Đà Nẵng 2020 của Cảng Da Nẵng Ngoài việc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR này còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm trí khách hàng” của những thương hiệu này Điều đặc biệt, khi tổ chức PR qua các chương trình này thì hầu hết các doanh nghiệp luôn đồng hành cùng với một số co quan báo chí dé thực hiện Bằng cPách này, các hoạt động những năm gan đây của bộ phận PR các doanh nghiệp tại miền Trung đã xây dựng được thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp mình không chỉ trở nên gần gũi với khách hàng, người tiêu dùng mà còn được yêu mến, tôn vinh bởi nhiều đối tượng bên ngoài khác như: chính quyền địa phương, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, thậm chí với cả thành viên trong nội bộ công ty.
Qua phân tích khái quát sơ bộ về các hoạt động của nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung ở trên cho thay một điều rất rõ ràng đây là một khu vực khá sôi động đối với báo chí truyền thông và quan hệ công chúng, không thua kém hai trung tâm lớn của dat nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Điều này đã góp phần cho mối quan hệ, tương tác giữa các nhà báo và người làm PR ngày càng cần thiết và phát trién ở mức sâu rộng hơn ở khu vực này.
2.2 Thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung Đề làm rõ hơn thực trạng về mỗi quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, trong quá trình làm luận văn, chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi (gồm 14 câu hỏi) đối với phóng viên, nhà báo (thuộc lĩnh vực kinh tế, quảng cáo, dịch vụ, công nghệ thông tin, giáo dục, văn hóa - xã hội) và nhân viên, quản ly PR (các công ty, tập đoàn đa quốc gia, các co quan đơn vị kinh doanh nha nước, các tô chức phi chính phủ) tại khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Nha
Trang, ) Thời gian khảo sat là các năm 2020 và 2021.
KHU VỰC MIEN TRUNG
3.1.1 Mức độ hiểu biết lẫn nhau về nghề nghiệp chưa cao Từ thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung được khảo sát và phỏng vấn các đối tượng đang làm công việc này cho thay mức độ hiểu biết lẫn nhau về nghề nghiệp chưa cao.
Các nhà báo vẫn còn khá mơ hồ về vai trò, nhiệm vụ của nhân viên PR khi nhận được các đề nghị hợp tác từ phía nhân viên PR của doanh nghiệp Có nhà báo vẫn còn cho rằng nhân viên PR chỉ đóng vai trò như những người làm marketing cho doanh nghiệp và các nguồn tin PR chuyên đến báo chí đều mang tính chất quảng cáo, dich vụ phải trả tiền cho báo chí khi đăng bài hay phát lên truyền hình Cụ thể như nhà báo PVS 10 - VTV8 cho rang “Thông tin PR thông thường các doanh nghiệp gởi đến các các cơ quan truyền thông bằng hình thức dịch vụ, có nghĩa là trả tiền cho cơ quan truyền thông khi đưa tin, một số khác kết hợp PR cho công ty qua các chương trình kết hợp như từ thiện, cứu trợ nên thông tin PR chỉ chiếm một phan nhỏ trong số nguồn tin Đối với mình những thông tin PR là nguôn tin tot để tham khảo, hoặc để tìm hiểu về một tổ chức, hay một doanh nghiệp” Nhà báo PVS 6 - Danangtv cũng quan điểm tương tự, chi chia sẻ: “ Hau như trong mỗi tin, bài thông tin PR cung cấp thường chiếm 100% nội dung thông tin nếu đó là tin tức có thu ( nghĩa là doanh nghiệp sẽ trả tiền cho bản tin sản xuất dé lên sóng), còn lại sẽ tùy thuộc vào từng thể loại quy định dé khai thác nguồn thông tin từ PR.
Bên cạnh đó, với việc chưa hiéu rõ các công việc nha báo làm hàng ngày sẽ dẫn đến việc cung cấp thông tin từ nhân viên PR đến nhà báo còn lan man, dài dòng và không có tính hữu ích Thậm chí, để đạt được nhanh việc nhà báo chuyền thông tin đến công chúng thì nhân viên PR còn giấu bớt những thông tin bất lợi cho doanh
87 nghiệp mình, như một số nhà báo chỉ sẻ ở phần trên. Điều này tạo nên cái nhìn khắt khe từ nhà báo với nhân viên PR, mặc dù có nhiều nhân viên PR chuyên nghiệp, thậm chí là những nhân viên PR từng trải qua thời gian làm báo chí và xuất thân là nhà báo chuyên sang làm công tác PR Tác giả không chủ quan khi nhận xét rằng những người làm PR chuyên nghiệp họ có khả năng viết những thông tin không thua kém nhà báo, đặc biệt các nội dung thuộc chuyên ngành của họ nhưng do đòi hỏi từ các cơ quan chủ quản báo chí thì nhà báo của cơ quan họ van là người được ưu tiên phân bổ đăng bài lên, phải chăng đây chính là sự chưa hiểu rõ PR từ phía nhà báo làm cản trở việc sử dụng hiệu quả thông tin từ PR.
Còn các nhân viên PR thì có vẻ chưa hiểu rõ lắm mối quan hệ với báo chí, tạm gọi là chưa nam rõ báo chí cần gì từ mình Như thé sẽ dẫn đến việc họ cung cấp tới báo chí rất nhiều thông tin nhưng lại không được sử dụng một cách bài bản như mong muốn của họ “Khi làm việc với các nhà bdo là tim góc nhìn dong thuận về cách truyền đạt thông tin Đối với PR chúng tôi thì thường mong muốn xây dựng content bài viết theo hướng truyền thông doanh nghiệp, sản phẩm Con các anh/chị nhà báo thì thường xây dung content theo dạng tin tức” (Trích từ phỏng van sâu nhân viên
Với tỉ lệ cao ở cả 2 nhóm khi được hỏi về sự hiểu biết lẫn nhau của công việc mỗi nhóm đều trung tinh và không đồng ý thê hiện ở phan thực trang, chứng tỏ hiện nay tại khu vực Miền Trung cả nhóm các nhà báo và nhân viên PR chưa thật sự biết rõ vai trò, nhiệm vụ của nhau Đây là rào cản lớn nhất trong các hoạt động đồng hành giữa nhà báo và nhân viên PR cũng như ảnh hưởng đến kết quả của mối quan hệ giữa họ.
3.1.2 Mức độ giao tiếp giữa hai bên còn chưa sâu sắc Dé có một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững thì đầu tiên phải được xây dựng từ giao tiếp hiệu quả Giao tiếp hiệu quả khi và chỉ khi mỗi bên có các liên hệ thường xuyên, trao đôi thông tin qua lại một cách đầy đủ, chính xác, trung thực thông qua cả liên lạc trực tiếp hay gián tiếp Xét thấy mối quan hệ giữa các nhà báo và nhân việ
PR ở khu vực miền Trung hiện nay vẫn còn sự rời rạc, mức độ giao tiếp còn chưa sâu sắc được thể hiện qua kết quả khảo sát ở chương 2.
Van dé đặt ra ở đây là liệu có những tác động khách quan nao bên cạnh yếu tố chủ quan là cả 2 nhóm chưa vận dụng hết các kỹ năng giao tiếp của mình trong mối quan hệ này.
Có những nhà báo, có thé vì tinh sĩ diện của mình nên mặc dù cần nguồn tin từ doanh nghiệp lẽ ra chủ động liên hệ với nhân viên PR thì các nhà báo lại chờ một cách thụ động Trường hợp nhân viên PR không khéo léo, không chủ động liên hệ gửi nguồn tin thì coi như mất đi những cơ hội giới thiệu đến công chúng củ mình.
Trong giao tiếp ứng xử mà chưa sâu sắc, còn đè dat, thụ động thì mối quan hệ tương hỗ vô tình mai mọt theo thời gian.
Mỗi nhà báo và nhân viên PR ai cũng có những công việc phải hoàn thành mỗi ngày và ít chú tâm đến những vấn đề chưa gấp trong ngày đó thì vô hình trung cả hai bên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác với nhau Trong phỏng vấn sâu, có một điều mà cả hai nhóm nhà báo và nhân viên PR được hỏi về việc giao tiếp không chỉ công việc mà ngoai lề công việc giữa họ với nhóm kia có thật sự liên tục hay không thì đa sé vẫn cho rang hiện nay chưa có mức độ đó Moi giao tiếp vẫn chủ yêu dựa trên công việc được giao mỗi ngày chứ chưa bên nào xác định cho mình sự cần thiết phải giao tiếp hiệu quả nhất cho hai bên Mặc dù cả hai bên đều thừa nhận giao tiếp hiệu quả là phần không thê thiếu trong mối quan hệ của họ, nhưng giao tiếp ở mức độ nào tùy thuộc vào từng cá nhân, cơ quan hợp tác với nhau.
Nhân viên PR và nhà báo gặp nhau thường xuyên vì công việc và có ảnh hưởng đến công việc của nhau Chính sự gặp gỡ thường xuyên ấy khiến quan hệ của hai nhóm đối tượng này không chỉ dừng lại ở mức độ quan hệ công việc mà còn phát triển thành mối quan hệ tình cảm gắn bó, thậm chí họ coi nhau như là những người bạn thân thiết.
Có một vấn đề cần bàn về sự khác biệt giữa tính chính trực nghề nghiệp của nhà báo và nhân viên PR Đó là cơ bản nhà báo là những người tìm kiếm sự thật và nói sự thật ấy, trong khi nhân viên PR được xem như những kẻ che giấu sự thật hoặc làm
89 quá sự thật Nhà báo muốn câu chuyện thực tế trong khi nhân viên PR chỉ đơn giản là muốn phủ bóng lên các vẫn đề mà công ty của nhân viên PR muốn truyền thông đến công chúng Trong một số trường hợp, điều này có thê dẫn đến việc các nhà báo cố gang tránh nhân viên PR khi tìm kiếm sự thật
3.1.3 Mức độ tin tưởng, hợp tác, cam kết lẫn nhau vẫn còn phụ thuộc vào các yếu tô kinh tế và văn hóa ứng xử vùng miền
Việc hợp tác dựa trên mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR để đạt đến mức độ tin tưởng, cam kết lẫn nhau đòi hỏi có một quá trình giao tiếp, trao đổi với nhau và phụ thuộc sâu sắc ở hai khía cạnh kinh tế và văn hóa ứng xử vùng miền Van dé đặt ra đối với môi quan hệ giữa hai nhóm này tại khu vực miền Trung là khá rõ nét, cụ thê như sau:
Một là, vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế, chăng hạn chúng ta phần lớn đều biết rằng có không ít phóng viên hiện nay có thu nhập chính từ việc ăn lương, nhận tiền từ công việc (tay trái) là tuyên truyền, làm đầu mối tổ chức tin cho các công ty
DANH SÁCH NHÀ BÁO VÀ NHÂN VIÊN PR
PHIEU PHONG VAN SAU- DANH CHO NHA BAO Kính gửi nhà báo Hồ Thị Mỹ Phượng- BTV TH Quốc Hội- KV MT-TN
quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng vấn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Moi thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/ chi đánh giá các công việc chính của nhân viên PR thé nào? Nhân viên PR có hiểu đúng công việc của nhà báo khi họ hợp tác trao đổi thông tin không?
Anh/Chị đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Theo cá nhân tôi, công việc của nhân viên PR khá là nhiều góc độ Đầu tiên có thé là theo đõi, đánh giá các thông tin về sản phẩm cũng như hình ảnh của doanh nghiệp/đơn vi của mình trên các phương tiện thông tin dai chúng, trên các mang xã hội Qua khảo sát sẽ phân tích, đánh giá phản ứng thị trường dé hỗ trợ hoạch định, xây dựng các chiến lược phát triển, xử lý khủng hoảng truyền thông Thứ 2 là hỗ trợ xây dựng chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh doanh nghiệp/đơn vị thông qua các hình thức quảng cáo, hội chợ, triển lãm, các hoạt động xã hội, từ thiện Thứ 3 là chủ động cung cấp thông tin về doanh nghiệp, đơn vị mình
PLI0 trên các website nội bộ hoặc truyền thông ra bên ngoài, cung cấp thông tin cho báo chí, tham vấn nội dung trả lời phỏng vấn báo chí cho lãnh đạo doanh nghiệp/đơn vi.
Thứ 4 là xây dựng các mối quan hệ với truyền thông và chăm sóc truyền thông đề đạt được hiệu quả tốt cho doanh nghiép/don vi.
Trén thuc té khi tiép xúc va làm việc với nhiều don vị, tôi thường tiếp xuc VỚI những người phụ trách mảng báo chí hơn Họ sẽ là người cung cấp thông tin khi nhà báo có lời đề nghị, đặt van đề Cũng là người sẽ tổ chức các buổi gặp mặt đầu năm hoặc thăm hỏi nhân ngay 21/6 Da phan (hơn 90%) các nhân viên PR hiểu được công việc của nha báo khi tiếp cận, trao đồi thông tin Song cũng có một vài trường hop nhỏ, người làm PR của đơn vị lại nhằm lẫn (hoặc theo thói quen) nên cung cấp thông tin cho báo chí theo kiểu nội bộ, hoặc không hiểu được ý đồ của nhà báo nên sợ và tim cách từ chối trả lời phỏng van, hoặc cung cấp thông tin theo dạng cho có.
Hiện nay, chỉ ở những tập đoàn, doanh nghiệp lớn thì sẽ có phòng/ban phụ trách mảng PR với khá đông nhân viên, vừa phụ trách truyền thông nội bộ lẫn truyền thông ra bên ngoài Đội ngũ nhân viên PR ở đây nắm khá rõ nhu cầu của các phóng viên nhà báo và việc cung cấp thông tin thường không gặp trở ngại nhiều Họ cũng chủ động cung cấp thông tin, hỗ trợ rất lớn cho phóng viên, nhà báo trong những trường hợp cần thiết như hình ảnh, video dự án, flycam Còn lại ở các doanh nghiệp, đơn vị nhỏ, hoạt động này không được chú trọng Người thường xuyên tiếp xúc, quan hệ truyền thông thường là những người ở vị trí cao nhất, thi thoảng cũng sẽ có nhân viên đi cùng Nếu liên quan đến việc cung cấp thông tin, bản thân chủ doanh nghiệp cũng sẽ chủ động quyết định cung cấp thông tin báo chí hay không? Và cung cấp những van dé gì? Với một số nội dung tổng quát và đi sâu thì có thể sẽ giao cho nhân viên
PR bên dưới hỗ trợ.
Câu 2: Các nội dung thông tin nào mà PR cung cấp cho anh/chị? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tổng số nguôn tin của Anh/Chi? Anh chị có thực sự quan tâm và khi nào thì quan tâm các nguôn thông tin từ các nhân viên PR? Các nguồn tin có điểm chung và riêng gì?
Các nội dung thông tin mà PR cung cấp cho báo chí thường liên quan đến lịch
PLII sử, quy mô doanh nghiệp, doanh thu, đóng góp vào ngân sách nhà nước, số lao động được giải quyết việc làm, về dự án đã/đang và sẽ được triển khai, những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện, hoặc trả lời về một số khủng hoảng hình ảnh, van đề mà doanh nghiệp dang gặp phải, đang bị dư luận chú ý, quan tâm Các nội dung nay thường chiếm tỷ lệ không lớn, chỉ khoảng 20% trong tông số nguồn tin của cá nhân tôi.
Thật ra, với cá nhân tôi thì đây cũng là một nguồn đầu mối thông tin khá quan trong và thường được tôi quan tâm Song không phải lúc nào cũng có thé thực hiện được bởi việc viết các bài báo, phóng sự liên quan đến doanh nghiệp hiện nay rất khó, viết về điều tốt thi đễ bị xem là quảng cáo cho doanh nghiệp, viết về điều không tốt thì bị quy cho là “đánh dam kiếm tiền” Nó chỉ thực sự hiệu quả khi chúng tôi có các van đề liên quan đến nhu cầu thông tin của công chúng ngay tại thời điểm ay Các nguồn tin từ phía doanh nghiệp/ đơn vị thường sẽ mang tính tô hồng cho doanh nghiệp Nêu ra họ đã vượt khó như thế nào, thành công ra làm sao, cần cơ chế chính sách hỗ trợ gì, mong công chúng thông cảm van dé gi, lý do vì sao Đó là điểm chung, nó giống như cách truyền thông nội bộ, khá nhiều và đôi khi bị chỉ tiết quá, không có trọng tâm Diém riêng đến từ đặc thù của mỗi doanh nghiệp, của từng ngành, từng lĩnh vực thì thông tin sẽ có sự khác nhau.
Câu 3: Khi làm việc với nhân viên PR, anh/chj co tin tưởng các nội dung PR cung cấp ở mức độ nào? Trong một số tình huong, anh chị có nghĩ rằng nhân viên PR gửi nguồn tin mà anh/chị can thiết sử dụng nhiễu nhất?
Nguồn tin từ doanh nghiệp hay nhân viên PR cung cấp thì chỉ mang tính tham khảo, không thể tin tưởng hoàn hoàn Thường nó sẽ rơi vào mức 50%, còn lại là phải do phóng viên, nhà báo kiểm chứng, đối chiếu Với một số nhân viên PR chuyên nghiệp, khi nhà báo đặt vấn dé, họ sẽ nhanh chóng hiểu thông tin nhà báo cần là gi và chủ động cung cấp đúng Nhưng không phải nhân viên PR của đơn vị nào cũng được như vậy Đôi khi gần 80% thông tin mà họ cung cấp không được sử dụng Có người còn đưa cả báo cáo cả chục trang cho phóng viên, nhà báo, trong khi lượng thông tin họ cần thì báo cáo không thê hiện hết được và quá dài để đọc và “lọc”.
Câu 4: Theo anh/chị thì nhân viên PR có tin cậy vào việc khi cung cấp nguồn
PL12 tin PR và họ tin tưởng là anh/chị sẽ chuyển tải nội dung đó đến công chúng của mình trọn vẹn không? Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Theo tôi, đa phan là không Bởi tac phâm báo chí đều có giới hạn về mặt thời gian cũng như số lượng thông tin được đưa Vậy nên không phải cứ hễ nhân viên PR đưa thông tin nào thì tôi sẽ đăng toàn bộ Thường thì họ cũng hiểu điều này Nên nếu có muốn đặc biệt ưu ái về thông tin, van đề nào nồi bật thì họ sẽ chủ động nói với phóng viên, nhà báo Như đã nói ở trên, có những thông tin nhân viên PR cung cấp tôi không thể sử dụng được bởi nó mang tính chất quảng bá doanh nghiệp quá, tô hồng quá, thông tin không mang tính tổng hợp, các thông tin không có ý nghĩa đối với yêu cau bai viết, thông tin dai dong, lan man, thông tin quá chỉ tiết, di sâu vào kỹ thuật chuyên ngành cũng là rào cản đối với phóng viên, nhà báo - những người vốn ngoài ngành Đặc biệt còn có trường hợp né tránh thông tin tiêu cực, không trả lời thắng vào vấn đề mà vòng vo Thường thì khi nhận thông tin từ nhân viên PR, tôi sẽ xem sơ qua Nếu không đủ thì sẽ hỏi và yêu cầu cung cấp thông tin thêm Còn nếu họ không chịu cung cấp nữa thì chúng tôi sẽ xoay hướng bài viết và tìm kiếm thông tin từ nguồn khác, ở những khía cạnh khác của vấn đề đó Ít khi nào tôi nhận được thông tin thiếu chính xác, mà chỉ là đợi khá lâu Thông tin thì phải nhanh chóng, bài viết thì được yêu cau lên sóng sớm cho kịp tính thời sự nhưng đợi chờ thông tin của doanh nghiệp cũng khá mệt mỏi.
Câu 5: Trong quá trình khai thác hoặc nhận nguồn tin từ PR doanh nghiệp cung cấp, anh/chị có gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và dé tăng cường sự hợp tác giữa 2 bên thì cần có giải pháp gì là tối ưu nhất? Theo Anh/Chị, PR có vai trò như thé nào đối với công việc của báo chí?
Trong quá trình tác nghiệp, điều khó khăn nhất thường là khâu liên hệ dé đề nghị cung cấp thông tin Tôi thường gọi thắng cho lãnh đạo đơn vị đề xuất, sau đó lãnh đạo giao xuống cho nhân viên PR và các phòng ban liên quan chủ động liên hệ lại với mình dé thiết kế nội dung và buổi phỏng van Tôi làm truyền hình nên thường
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO Kính gửi nhà báo Lê Thị Hải Lý- phóng viên chuyên đề DanangTV
quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng vấn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Moi thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1 Anh/Chi đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Tại khu vực miền Trung, hoạt động PR phần lớn chỉ dừng lại ở chỗ kết nối phóng viên với các sự kiện liên quan đến Cty, doanh nghiệp Họ vẫn phải chịu sự chi phói ké cả nội dung thông tin từ PR của Hội sở, Tổng Cty do đó, tính hỗ trợ cho phóng viên gặp những trở ngại, thiếu tính chủ động và kịp thời Với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động PR hầu như không có, phóng viên thường làm việc trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp thông qua quan hệ sẵn có hoặc thông qua Hội, Hiệp hội doanh nghiệp Nếu có, cũng chỉ là kiêm nhiệm và không chuyên nghiệp nên phóng viên ít tiếp xúc.
Câu 2: Thông tin mà PR cung cấp chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tong
PLI6 số nguồn tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự cần thiết nguồn thông tin từ các nhân viên PR?
Nếu thông tin PR cho một sự kiện nhất định của doanh nghiệp, đơn vị thì phóng viên hầu như sử dụng nguồn từ PR.
Còn phan lớn tin, bài phóng viên sản xuất theo kế hoạch chủ yếu từ nhiều nguồn, phần lớn qua văn bản, báo cáo và nội dung phỏng vấn nhân vật, chủ thê liên quan.
Câu 3 Ty lệ thông tin/thông cáo báo chí do PR cung cấp được Anh/Chị sử dụng trong tin, bài của mình như thé nào và chiếm bao nhiêu phan trăm?
Nếu đưa tin cho một sự kiện nhất định của doanh nghiệp, don vi thì phóng viên hầu như sử dụng nguồn từ thông cáo báo chí do PR cung cấp Tỷ lệ gần như tuyệt đối Thông cáo báo chí cung cấp riêng cho vấn đề mà phóng viên yêu cầu, chỉ mang tín tham khảo và tư liệu nguồn, phóng viên sẽ sử dung thông tin từ nhiều nguồn khác, so sánh và tông hợp Tỷ lệ sử dụng thông tin PR cung cấp chỉ là tương đối.
Câu 4: Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chi sử dung? Anh chị có bức xúc khi các nguôn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Thông tin PR thường một chiều, tùy theo van dé đưa tin mà phóng viên sử dung tỷ lệ nhiều hay ít Nếu thông tin truyền thông không ảnh hưởng đến bên thứ ba trở lên, hoặc đưa tin theo HD kinh tế giữa DN với đơn vị ( co quan chủ quan của PV) thì tỷ lệ thông thông được sử dụng nhiều hơn Còn ngược lại, thông tin PR chỉ mang tính tham khảo và đối chứng Nguyên nhân: Thông tin PR thường một chiều.
Bức xúc?: Không Quyền lựa chọn và sử dụng thông tin từ phóng viên.
Câu 5 Theo Anh/Chi, PR có vai trò như thé nào đối với công việc của báo chí?
Theo quan điểm của bản thân: Vai trò của PR trước tiên là kết nối Quan hệ giữa báo chí và đơn vị, doanh nghiệp tỷ lệ thuận với trình độ và tính chuyên nghiệp của
PR Quan điểm của bản thân: Vai trò của PR khá quan trọng với hoạt động tác nghiệp của báo chí, đòi hỏi người làm công tác PR cần chuyên nghiệp, nhanh nhạy nắm bắt dư luận và kịp thời, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí chính thống.
Câu 6: Anh chị có những chia sẻ gì thêm về ý kiến của anh/chị dé góp ý với nhân viên PR trong việc xây dựng tốt hơn những mối quan hệ này?
Như đã chia sẻ ở trên, người làm công tác PR cần chuyên nghiệp, nhanh nhạy năm bắt dư luận và kịp thời, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí chính thống.
Bản thân người làm công tác PR phải có nghiệp vụ báo chí.Nhân viên PR phải tôn trọng phóng viên, người trực tiếp sản xuất tác phẩm báo chí.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà báo Trần Thị Khánh Hòa- phóng viên kinh tế Báo Đà Nẵng
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nham khảo sat, phân tích và làm rõ những van đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng vẫn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Moi thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có van đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/ chị đánh giá các công việc chính của nhân viên PR thé nào? Nhân viên PR có hiểu đúng công việc của nhà báo khi họ hợp tác trao đổi thông tin không?
Anh/Chi đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Theo tôi được biết, PR (viết tắt của Public Relations — Quan hệ công chúng), là một phần của hoạt động Marketing trong một công ty, đơn vị Vai trò của nhân viên
PR phụ thuộc vào việc ban lãnh đạo của đơn vi/ doanh nghiệp có xem trọng hoạt động truyền thông hay không Theo lý thuyết thông thường, nhân viên PR đóng góp vai trò truyền tải thông điệp mà đơn vị/ doanh nghiệp muốn truyền tải đến công chúng, nhóm
PLIS đối tượng khách hàng mà mục tiêu phát triển của đơn vị/ doanh nghiệp hướng tới.
Trong doanh nghiệp, nhân viên PR nắm giữ rất nhiều vai trò khác nhau từ tổ chức các sự kiện tới xây dựng và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, cơ quan chức trách Trong mối quan hệ với truyền thông, nhân viên PR có vai trò quan trọng trong việc làm cầu nối kết nối giữa đơn vị/ doanh nghiệp với giới báo chí; là người tiếp nhận các yêu cầu về cung cấp thông tin từ báo chí và phản hồi lại ý chí của người lãnh đạo đơn vị/ doanh nghiệp đến báo chí; trực tiếp tham gia xử lý khủng hoảng truyền thông
Hiện nay, theo tôi, nhân viên PR có hai hình thức: chuyên nghiệp và nghiệp dư. Ở tam chuyên nghiệp, ho là những người được đào tạo bai bản, hoạt động trong một môi trường đơn vị/ doanh nghiệp xem trọng, có nhu cầu lớn và có chiến lược bài bản đối với hoạt động truyền thông; họ quảng bá thương hiệu/ hình ảnh của đơn vị đến công chúng, thông qua kênh truyền thông riêng, tự xây dựng bằng các nền tảng truyền thông đa phương tiện, các fanpape, facebook và thông qua lực lượng báo chí Đối với lực lượng những người làm PR như thế này, mối quan hệ với truyền thông, giới báo chí khá tốt, họ nắm bắt được nhu cầu và hiểu rõ mục tiêu, định hướng tuyên truyền của giới truyền thông; nghiên cứu sâu vào thị trường và thường hoạt động rất mạnh mẽ do được ban lãnh đạo đơn vi/ doanh nghiệp tạo điều kiện cũng như có nguồn kinh phí lớn dé thực hiện công tác thông tin, truyền thông Họ thường được tập hợp thành một nhóm và hoạt động chuyên nghiệp, trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, nhất là ở các lĩnh vực du lịch — dịch vụ - thương mại — bat động san, san xuất lớn, dién Đối với giới PR nghiệp dư hoặc hoạt động ở các đơn vị/ doanh nghiệp ít quan tâm đến truyền thông thì mối liên hệ với giới truyền thông, báo chí khá mờ nhạt, chủ yếu thực hiện những nhiệm vụ chính của một phần trong bộ phận Marketing, quảng bá sản phẩm theo hình thức nhỏ lẽ.
Trên cơ sở phân chia hai hình thức PR chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp như trên có thé thay, hoạt động PR ngày càng phát triển mạnh ở nước ta và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng được nhu cầu đa dạng, linh hoạt với quy mô của từng don vi/ doanh nghiệp Tuy nhiên, vai trò, vi trí và tính chuyên nghiệp phụ thuộc
PLI9 hoàn toàn vào ý chí và nhu cầu của đơn vi/ doanh nghiệp Có thé kế đến nhiều tập đoàn lớn như SunGroup, VinGroup, T&T, Hòa Phát, Thaco Trường Hải, Vinamik,
BNG, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương có lực lượng PR, truyền thông phát triển mạnh thời gian qua và phát triển mối liên hệ với cả giới truyền thông ở nước ngoài.
Câu 2: Khi làm việc với nhân viên PR, anh/chj có tin tưởng các nội dung PR cung cấp ở mức độ nào? Trong một số tình huống, anh chị có nghĩ rằng nhân viên PR gửi nguon tin mà anh/chị cần thiết sử dụng nhiều nhất?
Thông thường, họ cung cấp thông tin theo hai hình thức: Chủ động cung cấp thông tin mà họ muốn báo chí, truyền thông thực hiện dé quảng bá các sản phẩm, chương trình, kế hoạch truyền thông theo từng giai đoạn họ đặt ra Thứ hai là cung cấp thông tin theo hình thức phục vụ nhu cầu của giới báo chí, truyền thông khi được liên hệ, đặt câu hỏi.
Nguôn thông tin từ PR của các đơn vị/ doanh nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng đối với lực lượng báo chí, tuy nhiên tỷ lệ phụ thuộc vào từng mảng, ngành mà phóng viên, nhà báo phụ trách Trong đó, chủ yếu tập trung nhiều ở các phóng viên, nhà báo phụ trách các mảng, ngành, lĩnh vực có sự tham gia nhiều của doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tẾ Đây là nguồn tin luôn được quan tâm, nhất là với phóng viên, nhà báo hoạt động ở lĩnh vực kinh tế Mối quan tâm cũng chia ra hai thời điểm: khi muốn quảng bá, giới thiệu hoạt động của đơn vi, liên quan đến hoạt động kinh tế - xã hội chung của địa phương Thứ hai là phục vụ nội dung bài viết do phóng viên, nha báo thực hiện trong quá trình tác nghiệp. Điểm chung của các nguồn tin thông qua lực lượng PR là nguồn tin, phát ngôn chính thống của đơn vi/ doanh nghiệp chủ quản, phục vụ được nhu cầu đặt ra của phóng viên/ nhà báo Điểm riêng là tình hình hoạt động mỗi đơn vị có sự khác biệt nhau, thông tin, số liệu sẽ không trùng lặp và chất lượng, khối lượng nguồn tin cũng phụ thuộc vào độ cởi mở của đơn vị/ doanh nghiệp mà phóng viên/ nhà báo liên hệ tới.
Câu 3 Theo anh/chị thì nhân viên PR có tin cậy vào việc khi cung cấp nguồn tin PR và họ tin tưởng là anh/chị sẽ chuyển tải nội dụng đó đến công chúng của mình trọn ven không? Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Thông thường, đối với lực lượng PR hoạt động ở các đơn vi/ doanh nghiệp/ tập đoàn có mang truyền thông được xây dựng bai bản thì nguồn tin của họ là chính thống và đáng tin cậy Những don vị này có mỗi quan hệ mật thiết, lâu dài với giới báo chí nên cơ bản tạo được lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau trong quá trình hợp tác tuyên truyền Trường hợp nhưng PR hoạt động trong các đơn vị/ doanh nghiệp chưa có hoạt động truyền thông chuyên nghiệp thì họ vẫn hợp tác với báo giới, tuy nhiên có sự đè dặt hơn và thường chỉ làm cầu nối để kết nối giới báo chí với lãnh đạo đơn vị, thực hiện phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp trong cung cấp thông tin.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà báo Hoàng Thu Hăng- phóng viên Báo tri thức và cuộc sống
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miên Trung, đê từ đó đê xuât một sô giải pháp nhắm nâng cao các môi
PL22 quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng van dé nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/ chị đánh giá các công việc chính của nhân viên PR thế nào? Nhân viên PR có hiểu đúng công việc của nhà báo khi họ hợp tác trao đổi thông tin không?
Anh/Chị đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
PR là quan hệ công chúng, là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty Nhân viên PR phát đi thông tin của công ty tới giới truyền thông, báo chí và lôi kéo sự chú ý Ở phạm vi nào cũng cần đến PR như tổ chức sự kiện, khắc phục khủng hoảng truyền thông, quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức năng, với nội bộ công ty
Theo tôi, nhân viên PR không/chưa hiểu đúng công việc của nhà báo nhất là khi xử lý các công việc liên quan đến khủng hoảng truyền thông Vì nhân viên PR chỉ phát đi thông tin tốt về công ty của mình Khi xử lý khủng hoảng phải theo Thông cáo báo chí đã được lãnh đạo công ty thông qua, những vẫn đề vượt xa hơn Thông cáo báo chí thì nhân viên PR không được phép thông tin
Các Doanh nghiệp lớn thường có đầu tư về PR chin chu, chuyên nghiệp hơn so với các doanh nghiệp vừa va nhỏ.
Câu 2: Các nội dung thông tin nào mà PR cung cấp cho anh/chị? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tổng số nguôn tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự quan tâm và khi nào thì quan tâm các nguồn thông tin từ các nhân viên PR? Các nguồn tin có điểm chung và riêng gì?
Nhân viên PR thường cung cấp những thông tin có mục tiêu quảng bá hình ảnh của công ty, quảng bá sự kiện của công ty tổ chức nói chung là thông tin có lợi cho
PL23 doanh nghiệp Khi đặt câu hoi thì tỷ lệ được nhân viên trả lời khoảng 30-60% Tùy theo nhu cầu công việc vào thời điểm đó, thông tin nhân viên PR cung cấp có thể quan tâm và cũng có thé không quan tâm.
Câu 3: Khi làm việc với nhân viên PR, anh/chị có tin tưởng các nội dung PR cung cấp ở mức độ nào? Trong một số tình huống, anh chị có nghĩ rằng nhân viên PR gửi nguon tin mà anh/chị cần thiết sử dụng nhiều nhất?
Thông thường tôi tin tưởng các nội dung PR cung cấp Một số trường hợp về xử lý khủng hoảng thì cần thận trọng và kiêm chứng.
Câu 4: Theo anh/chi thì nhân viên PR có tin cậy vào việc khi cung cấp nguon tin PR và họ tin tưởng là anh/chị sẽ chuyển tải nội dung đó đến công chúng của mình tron vẹn không? Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Khi cung cấp nguồn tin PR cho truyền thông báo chí thì nhân viên PR đều mong muốn chuyên tải nguồn tin đó đến công chúng Thông tin PR mang tính quảng cáo thì không/ít được sử dụng, Nguồn tin chưa phù hop/trai chiều với thực té/gay tranh cãi thì không sử dụng Với những nguồn thông tin thiếu chính xác gây bức xúc và mat niềm tin vào nhân viên PR và doanh nghiệp đó.
Câu 5: Trong quá trình khai thác hoặc nhận nguồn tin từ PR doanh nghiệp cung cấp, anh/chị có gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và để tăng cường sự hợp tác giữa 2 bên thì can có giải pháp gì là toi ưu nhất? Theo Anh/Chi, PR có vai trò như thé nào đối với công việc của báo chí?
Những thông tin tốt về Doanh nghiệp thì thuận lợi hơn những thông tin có nội dung xử lý khủng hoảng Vì vào thời điểm khủng hoảng, doanh nghiệp sẽ e dé, thận trong với các thông tin phát ra cho đến khi nội dung khủng hoảng cơ bản đã được kiếm soát.
Câu 6: Trong hợp tác với PR, anh/chị có những tình huong nào giúp giữ thể diện cho nhân viên PR trong một số vấn dé can xử lý cho vẹn toàn giữa đôi bên, nhờ anh chị chia sẻ giúp?
Dé giữ thé diện cho nhân viên PR thì tôi thường kiểm chứng thông tin rồi góp ý dé rút kinh nghiệm Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào ý kiến chi đạo của Ban biên tập
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà bao Trần Linh Trúc- phóng viên đài THVN tại MT_TN (VTV8)
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nham khảo sat, phân tích và làm rõ những van đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng vẫn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Moi thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có van đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/Chi đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, PR mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển sơ khai do các công ty còn triển khai các hoạt động PR một cách rời rạc, chưa có tính chiến lược và hầu như chưa có nhân lực và ngân sách độc lập.
Các tập đoàn: PR chủ yếu là những chương trình hỗ trợ bán hàng trong ngắn hạn và dài hạn, thiết lập và xây dựng thương hiệu của tập đoàn để có một thị trường mạnh mẽ và liên tục Các tập đoàn cũng sử dụng PR như một phương tiện dé tiép can các nha lập pháp và các chính tri gia khác, tìm kiếm sự ưu đãi về thuế, quy định va
PL25 các đối xử khác, va họ có thé sử dụng quan hệ công chúng dé thé hiện mình là những nhà tuyên dụng khai sáng, hỗ trợ các chương trình tuyển dụng nhân lực.
Câu 2: Théng tin mà PR cung cấp chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tong số nguồn tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự can thiết nguồn thông tin từ các nhân viên PR?
PR cung cấp khoảng 50% trong tông số nguồn tin tôi cần Phóng viên rất cần nguồn thông tin từ nhân PR vi đó là dit liệu nền dé phóng viên khai thác thông tin từ cơ sở tốt hơn.
Câu 3: Ty lệ thông tin/théng cáo báo chí do PR cung cấp được Anh/Chi sử dụng trong tin, bài của mình như thé nào và chiếm bao nhiêu phan trăm?
Câu 4: Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chi sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Thông tin không trung thực, nói quá về chất lượng, thành phần tạo nên sản phẩm sẽ không sử dụng trong bài viết Khi nhận nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác, phóng viên sẽ đưa thêm những câu hỏi mở dé điều tra
Câu 5: Theo Anh/Chi, PR có vai trò như thé nào đổi với công việc của bao chi?
Hoạt động PR nhiều khi rất hữu ích bởi có khá nhiều thông tin, nội dung cần tuyên truyền, giới thiệu qua các công ty PR, các nhân viên pr là những thông tin đúng, khách quan (cho dù, có thé nhiều khi những thông tin đó bị thôi phồng quá mức) và chúng cũng rất cần được biết tới như sự kiện khai trương một đường bay, một hãng hàng không mới; ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới đem lại lợi ích cho người tiêu dùng; các sự kiện kinh tế, văn hoá, lễ hội đặc sắc Cho nên, cũng không thé nao từ chối, đoạn tuyệt quan hệ với PR Van dé ở đây là người viết báo chỉ nên coi đó là một nguồn trong số nhiều nguồn tin của mình, phải tìm hiểu, chọn lọc, đối chiếu và bổ sung thông tin dé đảm bảo có một bài báo, một bản tin trung thực, day đủ chứ không phải copy, xào xáo một cách sơ sài các bản thông cáo báo chí do các công ty, các bộ phận PR của các tô chức, cá nhân đưa ra.
PR đóng vai trò như trợ thủ đắc lực mang trong mình nhiệm vụ quảng bá, PR trong các doanh nghiệp Đây được xem là phương thức hiệu quả lớn góp phần tăng sức quan tâm, thu hút của phía truyền thông và đến gần hơn tới công chúng, những bai PR đúng, chuẩn về thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho báo chí sẽ góp phan tạo ra sức hút cho giới báo chí, truyền thông khi đưa tin về hoạt động sự kiện, tô chức hay ra mắt sản pham/ dich vu mới
Câu 6: Anh chị có những chia sẻ gì thêm về ý kiến của anh/chị dé góp ý với nhân viên PR trong việc xây dựng tốt hơn những moi quan hệ này?
Nhân viên PR phải có một kế hoạch cụ thể cùng những phương thức bài bản Trong kế hoạch xây dựng mối quan hệ với nhà báo bước đầu tiên không thể bỏ qua đó là tìm cách dé liên hệ với họ
Cần lập các hội, nhóm nghề nghiệp của người làm công tác PR nhằm tăng tính chuyên nghiệp, cũng như nâng cao các kỹ năng về quan hệ báo chí và đạo đức nghề nghiệp cho các thành viên.
Phải làm trung gian tốt giữa các doanh nghiệp và các báo, là nhà tư van cho các doanh nghiệp và đầu mối tin cậy của các báo.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà báo Nguyễn Thị Diễm Hương- phóng viên đài DanangTV
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiễn hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng van để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Moi thông tin chị cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dung cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có van đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Anh/Chị đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tai các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
PR đóng vai trò quan trọng trong khối Doanh nghiệp, không chỉ ở các Tập đoàn lớn trong nước và các công ty có vốn nước ngoài, các lĩnh vực ngoài quốc doanh ma ngay cả với các Doanh nghiệp Nhà nước Ngày nay, thì hầu hết các Doanh nghiệp đều hợp tác với giới truyền thông Tổ chức sự kiện Giải quyết khủng hoảng PR nội bộ cũng như quảng bá hình ảnh của Doanh nghiệp đến với đông đảo khách hàng, qua đó thu hút sự quan tâm của khách hàng và công chúng nói chung.
Câu 2: Thông tin mà PR cung cấp chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tong số nguồn tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự cần thiết nguồn thông tin từ các nhân viên PR? Đối với tin Thời sự hầu như tôi sử dụng 70 - 100% nguồn tin từ thông cáo báo chí, phần còn lại sẽ trích từ các đánh giá, phát biểu ngay tại cuộc họp, tại hội nghi dé bổ sung cho bản tin Thông cáo báo chí rat cần thiết cho phóng viên thực hiện các tin, bài tại sự kiện.
Câu 3: Tỷ lệ thông tin/thông cáo báo chí do PR cung cấp được Anh/Chi sử dụng trong tin, bài của mình như thế nào và chiếm bao nhiêu phần trăm?
Hầu như trong mỗi tin, bài thông tin PR cung cấp thường chiếm 100% nội dung thông tin nếu đó là Tin tức có thu ( nghĩa là Doanh nghiệp sẽ trả tiền cho bản tin sản xuất đề lên sóng), còn lại sẽ tùy thuộc vào từng thể loại quy định dé khai thác nguồn thông tin từ PR.
Câu 4: Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chi sử dung? Anh chị có bức xúc khi các nguôn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Thông tin PR thiếu chính xác, không phản ánh đúng nội dung và bản chất sự kiện và tổ chức doanh nghiệp thì sẽ không được sử dụng.
Không cảm thấy bức xúc, nhưng sẽ phản ánh với cơ quan chủ dé bộ phận PR làm việc hiệu quả hơn Đồng thời, bằng kiến thức và kinh nghiệm, mối quan hệ bản
PL28 thân phóng viên sẽ xác minh lại nguồn tin.
Câu 5: Theo Anh/Chị, PR có vai trò như thế nào đối với công việc của bảo chỉ?
PR là hoạt động mang tính chiến lược của Doanh nghiệp, nhưng cũng có vai trò tương tác và hồ trợ đối với phóng viên Bởi ngoài nhiệm vụ khai khác thông tin, phản ánh bản chất vấn đề và đưa tin về sự kiện thì phóng viên cũng cần xây dựng và phát triển các mỗi quan hệ đề phục vụ cho bản thân và cơ quan chủ quản.
Câu 6: Anh chị có những chia sẻ gì thêm về ý kiến của anh/chị để góp ý với nhân viên PR trong việc xây dựng tốt hơn những moi quan hệ này?
PR có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong chiến lược
Marketing của Doanh nghiệp Do đó, trừ những tập đoàn lớn có bộ phân PR chuyên nghiệp thì đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ PR cho nhân viên Đồng thời, phải xác định đây là hoạt động mang tính chiên lược do đó ngoài những nhiệm vụ trọng tâm thì cần gắn hoạt động quan hệ công chúng với trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp, ứng xử chuyên chuyên gan xây dựng thương hiệu cá nhân mỗi nhân viên PR dé tránh việc “Một lỗ nhỏ đắm thuyền lớn” như vụ việc về các Resort được Youtuber Khoa Pug phản ánh trong một số Vblog Đồng thời, phải xác định rõ PR khác hoàn toàn với tiếp thị và quảng cáo dé từ đó định hướng nghiệp vụ rõ ràng dé xử lý tốt khủng hoảng truyền thông.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà báo Bùi Hoài Nam- phóng viên Vietnam News
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng van dé nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Moi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nêu có vân đê gì xảy
PL29 ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/ chị đánh giá các công việc chính của nhân viên PR thế nào? Nhân viên PR có hiểu đúng công việc của nhà báo khi họ hợp tác trao đổi thông tin không?
Anh/Chị đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Công việc của PR là thiết lập mối quan hệ với báo chí truyền thông nhằm kết nối và quàng bá thông tin của doanh nghiệp, trao đổi và giao lưu thông tin qua lại giữa đơn vi báo chí và doanh nghiệp Phan lon nhân viên PR thực hiện đúng công việc và hiểu đúng vai trò của họ Tuy nhiên, có một vải cá nhân có thé lạm dụng công việc của mình nhằm đạt được mục đích mang tính cá nhân, vụ lợi, có thể lợi dụng vai trò truyền thông báo chí đưa nội dung thông tin PR thành các bài viết không đúng với thực chat van đề, thậm chí đây tình trạng khủng hoảng thông tin đi quá xa PR tại các công ty doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là thiết lập mối quan hệ thân thiết, quan tâm nhiều hơn đến các don vị truyền thông, tận dụng sức mạnh truyền thông truyền tải các thông tin từ phía doanh nghiệp, đây mạnh hình ảnh thông tin của doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng, thị trường.
Câu 2: Các nội dung thông tin nào mà PR cung cấp cho anh/chị? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tong số nguồn tin của Anh/Chi? Anh chị có thực sự quan tâm và khi nào thì quan tâm các nguồn thông tin từ các nhân viên PR? Các nguồn tin có điểm chung và riêng gì?
Chủ yếu là thông cáo báo chí đăng tin các sự kiện hay chiến dịch truyền thông sản phẩm, định hướng kinh doanh và thị trường từ phía doanh nghiệp Phần lớn các nguồn tin nêu các lợi thế, ưu điểm, mặt tốt của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn nữa đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, chủ yếu mang tính quảng cáo và quảng bá là chính Đặc điểm chung: nêu thành tựu, thành tích và giới thiêu về doanh nghiệp Chỉ có một vài nội dung có nêu và phân tích số liệu cụ thể và xu hướng của thị trường, hướng đến làm thay đổi hành vi của
PL30 người tiêu dùng và lựa chọn mua hay sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Câu 3: Khi làm việc với nhân viên PR, anh/chj co tin tưởng các nội dung PR cung cấp ở mức độ nào? Trong một số tình huong, anh chị có nghĩ rằng nhân viên PR gửi nguồn tin mà anh/chị cần thiết sử dụng nhiễu nhất?
Thường là nôi dung thông tin sơ sai, ít số liệu, không có sự so sánh hay dan nguồn thông tin thị trường hay các đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra sự so sánh doanh nghiệp của họ với các doanh nghiệp khác trên thị trường Có nhiều thông tin không thé sử dụng cho tin hoạc bài viết vì thông tin còn quá chung chung, không có giá tri cho tin bài báo Chỉ khoảng 30% nội dung PR có thể sự dụng làm tư liệu cho bài viết.
Câu 4: Theo anh/chị thì nhân viên PR có tin cậy vào việc khi cung cấp nguồn tin PR và họ tin tưởng là anh/chị sẽ chuyển tải nội dung đó đến công chúng của mình tron ven không? Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Khá tin, vì PR thực chất muốn truyền đạt đến báo chí truyền thông những nội dung mà họ rat cần sự lan tỏa từ báo chí ra thị trường, quảng bá mạnh mẽ an tượng hình ảnh của đoanh nghiệp Tắt nhiên, những thông tin thiếu chính xác, thiếu và sơ sài sẽ gây ức chế và khó chịu khi nội dung thông tin không đầy đủ, không thể dùng lam tư liệu cho tin bai đăng bao.
Câu 5: Trong quá trình khai thác hoặc nhận nguồn tin từ PR doanh nghiệp cung cấp, anh/chị có gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và để tăng cường sự hợp tác giữa 2 bên thì can có giải pháp gì là tối wu nhất? Theo Anh/Chi, PR có vai trò như thé nào đối với công việc của báo chí?
Thông tin truyền đạt nhanh, gọn Tuy nhiên, nhiều nội dung cần cung cấp thêm thưởng không thê trả lời ngay và mất một thòi gian nhất định từ phia PR PR đóng vai trò như | nguồn thông tin cho báo chí truyền thông, những gợi mở cho hướng viết và cách tiếp cận doanh nghiệp sâu hơn và rộng hơn
Câu 6: Trong hợp tác với PR, anh/chị có những tình huong nào giúp giữ thể diện cho nhân viên PR trong một số van dé can xử ly cho vẹn toàn giữa đôi bên, nhờ
PL31 anh chị chia sẻ giúp?
Một số PR do muốn có ảnh hưởng lợi ích riêng của mình đã lạm dụng báo chí truyền thông đăng tin đạt được mục đích của mình Tuy nhiên, có trường hơp làm ảnh hưởng đến uy tín của báo chí Những trường hợp như vậy, thường sẽ có trao đội giữa
PR và truyeen thông rút kinh nghiệm.
Câu 7: Anh chị có những chia sé gì thêm về ý kiến của anh/chị dé góp ý với nhân viên PR trong việc xây dựng tốt hơn những mối quan hệ này?
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà báo Hồ Xuân Mai- phóng viên Vietnam Plus
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng vấn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có van đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/ chị đánh giá các công việc chính của nhân viên PR thé nào? Nhân viên PR có hiểu đúng công việc của nhà báo khi họ hợp tác trao đổi thông tin không?
Anh/Chị đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh
Công việc chính nhân viên PR là người kết nối — chia sẻ giữa doanh nghiệp va báo chí Đồng thời là kênh tương tác gần nhất của doanh nghiệp với báo chí, giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng truyền thông Có thê nói, nhân viên PR rất quan trọng, khi ứng xử của nhân viên này đôi khi mang lại thành công hay thất bại cho doanh nghiệp trong công tác truyền thông cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, nhân viên PR của công ty, doanh nghiệp vẫn mang tính bị động, lệ thuộc vào quyết sách của doanh nghiệp, đa phần dính ở khâu quảng cáo chứ chưa đạt việc dự đoán trước những khó khăn dé giảm thiểu hậu quả truyền thông cho doanh nghiệp.
Câu 2: Các nội dung thông tin nào mà PR cung cấp cho anh/chị? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tổng số nguon tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự quan tâm và khi nào thì quan tâm các nguồn thông tin từ các nhân viên PR? Các nguồn tin có điểm chung và riêng gì?
Da phan từ thông tin PR cung cấp, cá nhân tôi sử dụng từ 50-60% thông tin.
Nguyên tắc đầu tiên, thông tin phải chính xác, phù hợp chứ không phải chi dé PR doanh nghiệp PR doanh nghiệp nếu không dựa trên yếu tố thương mại, quảng cáo hay đơn giản sự quen biết giữa báo chí — doanh nghiệp, thì cá nhân nên sử dụng tiết chế, mang tinh thông báo hơn là PR cho sản pham/doanh nghiệp khi đưa tin.
Câu 3: Khi làm việc với nhân viên PR, anh/chị có tin tưởng các nội dung PR cung cấp ở mức độ nào? Trong một số tình huong, anh chị có nghĩ rằng nhân viên PR gửi nguon tin mà anh/chị cần thiết sử dụng nhiều nhất?
Nguyên tắc báo chí khi nhận thông tin PR luôn kiểm tra chéo thông tin hoặc tìm hiểu kỹ hơn thông tin đã nhận Một là đảm bảo tính chính xác của tin bài, hay là có những khía cạnh hay, những đề tài để làm tin sâu hơn, hay hơn chứ không đơn thuần chỉ là một bản tin PR cho doanh nghiệp Công tác báo chí cơ bản vẫn dùng nguồn thông tin chính thống từ của cơ quan chức năng, hay các đơn vị chuyên trách chứ thông tin PR cơ bản là hỗ trợ truyền thông cho phía doanh nghiệp.
Câu 4: Theo anh/chị thì nhân viên PR có tin cậy vào việc khi cung cấp nguon tin PR và họ tin tưởng là anh/chị sẽ chuyển tải nội dung đó đến công chúng của mình
PL33 trọn vẹn không? Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Thông thường thông tin PR khi cung cấp được sử dụng hai hình thức là tin PR và bai PR Nếu tin thì sử dung khoảng 60-80% thông tin; còn bai thì sử dung khoảng 50% thông tin Nó liên quan yếu tố quảng cáo và bài PR nên việc sử dụng còn tùy thuộc độ nhạy cảm thông tin, của doanh nghiệp hay vấn đề được PR Nhất là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, việc viết bài cần can trọng hơn, kiểm tra thông tin PR kỹ hơn trước khi đăng tải.
Câu 5: Trong quá trình khai thác hoặc nhận nguồn tin từ PR doanh nghiệp cung cấp, anh/chị có gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và để tăng cường sự hợp tác giữa 2 bên thì can có giải pháp gì là tối ưu nhất? Theo Anh/Chi, PR có vai trò như thé nào đối với công việc của báo chí?
Khó khăn xảy ra trong việc nhận nguồn tin PR của doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng truyền thông hay vấn đề nội tại từ doanh nghiệp Cơ bản doanh nghiệp sẽ né tránh, thậm chí bất hợp tác với truyền thông Cơ bản lúc này thì doanh nghiệp mới bố trí nhân viên PR làm quen, xây dựng quan hệ với báo chí Thực tế việc tối ưu rất khó cho doanh nghiệp vì có quá nhiều cơ quan báo chí, phóng viên trên địa bàn, nhất thành phó lớn là tâm điểm của miền Trung như Đà Nẵng, nên doanh nghiệp hạn chế mở rộng truyền thông mà tùy vào tờ báo, vị trí phóng viên và cả tùy vào khủng hoảng truyền thông mới tiếp cận, nên việc đó tùy vào quản điểm lãnh đạo doanh nghiệp, rất khó cho nhân viên PR trong việc tăng cường quan hệ doanh nghiệp với báo chí — truyền thông.
Câu 6: Trong hợp tác với PR, anh/chị có những tình hudng nào giúp giữ thể điện cho nhân viên PR trong một số van dé can xử lý cho vẹn toàn giữa đôi bên, nhờ anh chị chia sẻ giúp?
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO Kính gửi nhà báo Hoàng Văn Minh- phóng viên báo Lao Động KV miền Trung
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiễn hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn dé lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ nay trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng van dé nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm on sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/ chị đánh giá các công việc chính của nhân viên PR thé nào? Nhân viên PR có hiểu đúng công việc của nhà báo khi họ hợp tác trao đổi thông tin không?
Anh/Chị đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Theo tôi hiểu thì nhân viên PR là người lên kế hoạch, phát triển và thực hiện các chiến lược PR Là người theo dõi, trả lời phản hồi của khách hàng trên các phương tiện truyền thông, điện thoại, email Nghiên cứu và viết các bai viết hướng đến khách hàng mục tiêu Phân tích hiệu quả truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng Biên tập tạp chí nội bộ, bài báo, bài phát biểu Thiết kế và giám sát việc in an, phát tờ rơi quảng cáo; phát hành video quảng cáo hay phim ảnh trên các kênh truyền thông đa phương tiện Lên kế hoạch và tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, open day, Quản lý và cập nhật thông tin trên website của công ty và các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Twitter Thực hiện việc nghiên cứu thị trường
Thực tế là cố một số nhân viên PR không những không hiểu công việc của nhà báo.
Hiện hầu hết các doanh nghiệp đều có bộ phận PR nhưng không nhiều doanh nghiệp có bộ phận PR chuyên nghiệp, hiểu đúng và có kỹ năng thật sự với công việc mình đang làm Có nhiều nhân viên PR, đặc biệt là những người xuất thân là nhà báo thường không hiểu lắm về công việc mình đang làm Ho ở vai nhân viên PR nhưng lại suy nghĩ và tư duy như một nhà báo! Điều này thường không mang lại hiệu quả, thậm chí có tác dụng ngược.
Câu 2: Các nội dung thông tin nào ma PR cung cấp cho anh/chị? Chiém tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tổng số nguồn tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự quan tâm và khi nào thì quan tâm các nguôn thông tin từ các nhân viên PR? Các nguôn tin có điển chung và riêng gì?
Thực tế ở miền Trung, các nội dung mà nhân viên PR chủ động cung cấp cho báo chí thường không phải là “tin” và cũng rất ít khi là nguồn tin nên thường tôi không khai thác được gì từ đó Và nó chỉ trở thành “bản tin” xuất hiện trên báo chí khi đi kèm với các hợp đồng truyền thông.
Câu 3: Khi làm việc với nhân viên PR, anh/chi có tin tưởng các nội dung PR cung cấp ở mức độ nào? Trong một số tình huống, anh chị có nghĩ rằng nhân viên PR gửi nguồn tin mà anh/chị can thiết sử dụng nhiễu nhất?
Như đã nói, các nội dung mà nhân viên PR cung cấp thường không phải là “tin” và phải đi kèm hợp đồng truyền thông nên mức độ tin tưởng là một phan tất yếu của hợp đồng truyền thông.
Câu 4: Theo anh/chị thì nhân viên PR có tin cậy vào việc khi cung cấp nguồn tin PR và họ tin tưởng là anh/chị sẽ chuyển tải nội dung đó đến công chúng của mình trọn ven không? Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác?
Trong quá trình làm việc, tôi cảm giác nhiều khi nhân viên PR họ trao đổi còn ái ngại, chưa chia sẻ hết những mong muốn của họ thông qua nguồn tin họ cung cấp.
Hơn nữa, bởi sự phụ thuộc vào tòa soạn cho mỗi chuyên đề, nên với cá nhân tôi thì sử dụng nguồn tin của PR đưa đến nhưng chọn lọc nội dung phù hợp chứ không chuyên tải toàn bộ 100% nguồn tin Có những giai đoạn, thông tin PR đưa đến chúng tôi không sử dụng vì chưa phù hợp như tôi đã nói là theo chuyên dé chúng tôi mới sử dụng vì cần cân nhắc sao cho có được thông tin tốt nhất đến người đọc Còn chuyện bức xúc về nguôn tin của PR thi tôi không để ý lắm, cái nào dùng được thì trao đổi sử dụng, ngược lại thì chúng tôi không đăng tải.
Câu 5: Trong quá trình khai thác hoặc nhận nguồn tin từ PR doanh nghiệp cung cấp, anh/chị có gặp những thuận lợi, khó khăn gì? Và dé tăng cường sự hop tác giữa 2 bên thì can có giải pháp gì là tối wu nhất? Theo Anh/Chị, PR có vai trò như thé nào đổi với công việc của báo chí?
Khó khăn thường thấy trong trường hợp nay là nhân viên PR thường che giấu những thông tin bat lợi cho doanh nghiệp Những thông tin đó thường là “tin báo chí” không cần hợp đồng truyền thông.
Giải pháp của một người làm PR giỏi, là biết cách cung cấp thông tin một cách dung hoà đối với những trường hợp không thể che dấu - đủ đáp ứng nhu cầu của bạn
PL37 đọc nhưng không tôn hại đến hình ảnh doanh nghiệp.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÀ BAO
Kính gửi nhà báo Nguyễn Thuận Phong- Đại THVN tại MT-TN (VTV8)
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những van đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ nay trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng van dé nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chi!
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng van:
Câu 1: Anh/Chi đánh giá như thé nào về hoạt động PR nói chung tại các công ty/doanh nghiệp hiện nay?
Hoạt động PR hiện nay chỉ mới được chú trọng ở các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo mình nhận thấy họ rất chú trọng về mặt hình ảnh, cũng như muốn PR các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như các hoạt động hướng tới cộng đồng Còn về phía các các công ty, doanh nghiệp tyrong nước thì hoạt động PR chỉ được các doanh nghiệp lớn chú trọng, khi có một bộ phận nhân sự chuyên lo hình
PL38 anh của công ty, và quan hệ với các đối tác bên ngoài trong đó có báo chí Còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không có những bộ phận chuyên phụ trách PR.
Câu 2: Thông tin mà PR cung cấp chiếm tỷ lệ bao nhiêu phan trăm trong tong số nguồn tin của Anh/Chị? Anh chị có thực sự can thiết nguồn thông tin từ các nhân viên PR?
Thông tin PR thông thường các doanh nghiệp gởi đến các các cơ quan truyền thông băng hình thức dịch vụ, có nghĩa là trả tiền cho cơ quan truyền thông khi đưa tin, một số khác kết hợp PR cho công ty qua các chương trình kết hợp như từ thiện, cứu trợ nên thông tin PR chỉ chiếm một phần nhỏ trong số nguồn tin Đối với mình những thông tin PR là nguồn tin tốt dé tham khảo, hoặc dé tìm hiểu về một tô chức, hay một doanh nghiệp.
Câu 3: Tỷ lệ thông tin/thông cáo báo chi do PR cung cấp được Anh/Chị sử dụng trong tin, bài của mình như thé nào và chiếm bao nhiêu phan trăm?
Như mình đã trả lời ở câu hỏi thứ 2, tỷ lệ thông tin, thông cáo PR nếu sử dụng trong | tin (ví dụ 200 chit) chỉ chiếm một phần nhỏ khoảng 20 đến 30% trong | tin.
Câu 4: Có những nguyên nhân nào khiến thông tin do PR cung cấp không được Anh/Chị sử dụng? Anh chị có bức xúc khi các nguồn thông tin do nhân viên PR cung cấp thiếu chính xác? Đối với mình thì khi nhận được các thông tin PR mình sẽ sử dụng dé làm phong phú thêm thông tin của bài viết và cân nhắc sử dụng những thông tin vừa phù hợp với bài viết, vừa có ích cho khán giả, đọc giả.
Câu 5: Theo Anh/Chi, PR có vai trò như thé nào đối với công việc của báo chí?
Theo mình những thông tin, hay những hoạt động PR tốt, trung thực sẽ góp phần làm phong phú thêm cá thông tin trên các phương tiện truyền thông Còn nếu những hoạt động của PR chỉ vì lợi ích, hình ảnh của doanh nghiệp, hay các sản phẩm cần quảng bá thì những thông tin đó chỉ mang tính quảng cáo, mà quảng cáo thì các cơ truyền thông sẽ không quan tâm may về mặt giá trị thông tin.
Câu 6: Anh chị có những chia sẻ gì thêm về ý kiến của anh/chị để góp ý với nhân viên PR trong việc xây dựng tốt hơn những moi quan hệ này?
Những thông tin PR đôi khi là rất cần cho các cơ quan truyền thông, nên những thông tin đó phải trung thực và chính xác Về các hoạt động mang tính phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với PR cho một sự kiện, hay sản phẩm nào đó thì các bạn làm công việc PR nên cung cấp day đủ thông tin, hình anh và có những trao đồi trước với phóng viên, biên tập của các cơ quan truyền thông khi đưa về các chương trình
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÂN VIÊN PR Kính thưa chuyên gia PR- Phạm Trường Quốc Vương- Phụ trách PR- King
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Dao tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng vấn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vẫn đề gi xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm on sự giúp đỡ của anh
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Theo anh/chi, công việc chính cua nhà bao như thế nào? Và nhà báo có hiểu đúng công việc của PR không? Những điểm chung và riêng mà nhà bdo chuyển tải các thông tin từ anh/chị phụ trách PR gửi đến họ?
Với cá nhân, là một nhà báo công tác trong ngành báo chí hơn 5 năm và chuyền qua công tác ngành PR hơn 10 năm tại các đơn vị khá nỗi tiếng như Công thông tin điện tử TP Đà Nẵng, tạp chi Văn Hiến, Công ty Công viên an tượng Hội An, Kính
Event company Thêm vào đó với mối quan hệ cùng các nhà báo, cơ quan báo chí nên theo rôi, cong việc chính của một nhà báo như sau: Có chuyên môn, nghiệp vụ
PL40 báo chí, khai thác thông tin, tra cứu, sử dụng thông tin thực tế, tác nghiệp hiện trường dé truyén tải sự kiện một cách trung thực, rõ rang, chính xác đến công chúng.
Công việc của nhân viên PR có mối liên hệ mật thiết với nhà báo và ngược lại, do đó nhà báo cũng có nhiều người hiểu về PR Tuy nhiên, cần thiết lập hệ sinh thái báo chí-PR thì đôi bên sẽ bảo đảm hoàn thành tốt công việc của mình Trong thời gian 5 năm làm việc ở vai trò nhà báo, tôi cho rằng nếu cả 2 bên am hiểu được ngành nghề của nhau thì mối quan hệ sẽ có cả chiều rộng và chiều sâu Nhà báo về cơ bản phụng sự cho cơ quan chủ quản, còn nhân viên PR thì phụng sự cho doanh nghiệp nhưng cả 2 đều có một mục tiêu chung là hoàn thành nhiệm vụ dé ra của cơ quan mình đang công tác Nhà báo đa số vẫn bị áp lực về số lượng người theo dõi, xem bài viết của mình, của tờ báo mình làm việc.
Câu 2: Theo anh/chi, khi làm việc và cung cấp nguồn tin cho nhà báo thì anh/chị có tin tưởng nhà báo sẽ làm và đưa tin cho mình không? Mức độ tin tưởng về khả năng này như thé nào? Tình huồng nào thì nhà báo thực hiện đủ những gì họ hứa với
PR khi nhận thông tin? Bản thân anh/chị có quan hệ /liên hệ với các phóng viên/cơ quan báo chí thuộc những lĩnh vực nao (ví dụ: phóng viên kinh tế, PV chính trị - xã hội, văn hóa, )? Trong đó lĩnh vực nào làm việc thường xuyên nhất?
Trong làm việc với nhà báo thì tôi cho răng các nhà báo có mối quan hệ thì luôn tin tưởng vào các thông tin mà tôi cung cấp Các báo, đài khi tôi đặt vẫn đề đưa tin về một sự kiện nào đó công ty tô chức thì họ sẵn sảng nhận lời, sau đó tôi thực hiện các bài viết rồi chuyền sang và các báo đưa tin lên ngay kịp thời Tất nhiên, việc này cả 2 bên trao đôi kỹ, thảo luận và thăng thắn phân tích nội dung kỹ lưỡng, sau đó họ chốt nội dung và đăng bài.
Tôi đưa ra một ví dụ như khi công ty tôi tô chức sự kiện dự án FPT city, lúc nay thì các anh chi nha báo của các tờ nồi tiếng như Tuổi Trẻ, Thanh Niên còn hỗ trợ giúp chúng tôi thông tin thêm vào bài viết như sẽ có các công trình nổi bật trên tuyến đường ngang qua thức day phát triển đô thị, kết nối hành lang thương mại đối với dự án này Điều này cho thấy mối quan hệ thân tình được nâng lên và các anh chị nhà báo giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất Đối tác FPT City đánh giá cao việc
PLA1 tổ chức sự kiện của công ty chúng tôi Và tất nhiên, khi mối quan hệ được thiết lập trở thành tin tưởng thì vấn đề quà tặng hay tài chính không còn là lớn như mọi người thường nghĩ khi nhân viên PR làm việc với nhà báo, điều này không còn ảnh hưởng nhiều Sự chuyên nghiệp, sự chân thành và thang thắn sẽ tao ra sự tin tưởng nhất định giữa 2 bên khi hợp tác.
Câu 3: Theo anh/chị, nhà báo có tin cậy các chuyên gia PR không? Mức độ sẵn sàng hợp tác của nhà bao như thé nào? Ti rong liên hệ lam việc, anh chị thường chu động liên hệ với nhà báo hay nhà báo chủ động liên hệ chuyên gia PR? Anh /chị lam thé nào dé nhà bdo hoàn toàn tin tưởng vào tổ chức/doanh nghiệp của anh chị
Về cơ bản, nhà báo thì cần nguồn tin, nhân viên PR thì cần nhà báo chuyền tải thông tin, đo đó cả 2 bên đều cần nhau là điều tất nhiên Trong đó, nhân viên PR thì cần báo chí để hoàn thành công việc của mình Về mức độ tin cậy, hợp tác cam kết thì phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nhân viên PR với nhà báo mình làm việc.
Nhân viên PR biết cách và tìm cách liên hệ với nhà báo có chuyên môn đúng với việc PR cần thì nên chủ động gặp gỡ, trao đôi thăng than, giới thiệu kỹ lưỡng về bản thân, công ty Giới thiệu các gói truyền thông sẽ ký kết, lựa chọn ngân sách PR trong phạm vi cho phép Điều này sẽ hạn chế việc bên nhà báo phá vỡ cam kết Với tôi, thực tế có những nhà báo còn giúp đỡ về mặt tinh thần chứ không đòi hỏi nhiều về vật chất, và họ hoàn toàn tin tưởng vào doanh nghiệp chúng tôi.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÂN VIÊN PR
Kính thưa chuyên gia PR- Nguyễn Hoàng Sơn- Trưởng phòng truyền thông-
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Dao tạo Báo chí và Truyền thông- trường Dai học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng van dé nhóm hoàn thiện đê tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gi xảy ra, chúng tôi xin chiu hoàn toan trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Theo anh/chị, công việc chính cua nhà bảo như thế nào? Và nhà báo có hiểu đúng công việc của PR không? Những điểm chung và riêng mà nhà báo chuyển tải các thông tin từ anh/chị phụ trách PR gửi đến ho? Các thông tin nào nhà báo thường quan tâm và ít quan tâm khi anh/chị cung cấp cho nhà báo?
Công việc chính của nhà báo là cung cấp thông tin một cách chính xác nhất tới công chúng Theo cách hiéu thông thường, đã là nhà báo thì nhất thiết phải hiểu đúng công việc của PR - quan hệ công chúng Khi chuyền tải thông tin từ PR thì nhà báo: Điểm chung: bản thảo/xuất bản thông tin gần như toàn bộ của PR đưa Điểm riêng: có thé dat title và lead bài khác nhau; có hoặc không những từ/câu/đoạn sử dụng tính từ.
Quan tâm: Có những thông tin mới, sự kiện mới sắp diễn ra; quan diém/xu hướng/ý tưởng về ngành có trước và khác biệt với thị trường Ít quan tâm: thông tin, sự kiện đã diễn ra; ý tưởng chung chung.
Câu 2: Theo anh/chị, khi làm việc và cung cấp nguồn tin cho nhà báo thì anh/chị có tin tưởng nhà báo sẽ làm và đưa tin cho mình không? Mức độ tin tưởng về khả năng này như thế nào? Tình huồng nào thì nhà báo thực hiện đủ những gì họ hứa với
PR khi nhận thông tin? Bản thân anh/chị có quan hệ /liên hệ với các phóng viên/cơ quan báo chí thuộc những lĩnh vực nào (ví dụ: phóng viên kinh tế, PV chính trị - xã hội, van hóa, )? Trong đó lĩnh vực nào làm việc thường xuyên nhất?
- Đã làm việc theo dạng nguồn tin với nhà báo thì tin tưởng
- Mức độ: hoàn toàn tin tưởng
- Với các tình huống: có giá trị thông tin cho công chúng, góp phần thúc đây xã hội tốt dep hơn, không làm hại tới ai hoặc tổ chức nào
- Bản thân có quan hệ với nhiêu phóng viên, nhà báo/cơ quan báo chí thuộc
PL45 nhiều lĩnh vực, thường xuyên nhất là nhóm nhà báo Chính trị xã hội; kinh tế; văn hoá.
Câu 3: Theo anh/chi, nhà bdo có tin cậy các chuyên gia PR không? Mức độ săn sàng hợp tác của nhà báo như thé nào? Trong liên hệ làm việc, anh chị thường chủ động liên hệ với nhà bao hay nhà báo chủ động liên hệ chuyên gia PR? Anh /chi lam thé nào dé nhà báo hoàn toàn tin tưởng vào tổ chức/doanh nghiệp của anh chi? Mới quan hệ với cơ quan báo chí? Anh chị xây dựng được cơ sở đữ liệu cụ thể, nếu được nhờ anh chị chia sẻ thêm một số thông tin:
- Số lượng cơ quan báo chí mà anh/chị có mối quan hệ hiện nay? 70
- Trong đó, anh/chi đã xây dựng được mối quan hệ với:
+ Bao nhiêu Tổng biên tập, Phó TBT? 50
+ Bao nhiêu Thu ký tòa soạn, Trưởng/phó ban?50
* Nhà báo thì thường tin cậy nguồn tin, nếu nguồn tin là chuyên gia thì tin cậy hơn.
* Là Nhà báo thì mức độ hợp tác luôn sẵn sàng với bất cứ ai, miễn là có được thông tin tốt đang cần.
* Trong công việc của bản thân, tuỳ từng thời điểm hay vụ việc vụ thể là khác nhau nhưng tỷ lệ chung việc chủ động liên hệ và nhà báo liên hệ là như nhau.
* Đề nha báo tin tưởng vao DN thì DN cần thật sự cầu thị, văn minh mà đại diện là PR thì phải biết ứng xử phù hợp với từng người.
* Đa số có quan hệ tốt với các cơ quan báo chí đang có làm việc.
Câu 4: Trong mối quan hệ với báo chí, anh/chị có gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Những gì anh/chị thấy chưa hài lòng khi hợp tác với nhà báo? Công ty/cơ quan của anh/chị có các hoạt động gì đề hỗ trợ anh/chị trong việc xây dựng quan hệ với báo chi? Nếu có, nhờ anh/chị chia sẻ cụ thể giúp?
- Thuận lợi: tin tưởng khi cung cấp thông tin cần đăng tải, hợp tác lâu dài với nhà báo Khó khăn: nhà báo không phải ai cũng chủ động đăng tải đủ thông tin mà
PR cần theo phê duyệt cuối của lãnh đạo DN.
- Không có gì mà chưa hai lòng
- Doanh nghiệp có ký kết hợp tác truyền thông dài hạn với cơ quan báo chí; có quan hệ mật thiết với lãnh đạo báo và các nha báo chuyên trách; tô chức tri ân bằng qua hoặc tiệc thân mật để cảm ơn, thêm gan kết với các nha báo một dịp lễ, tẾ, ngày nhà báo, sự kiện mời.
Câu 5: Để gia tăng sự hợp tác giữa hai bên, anh/chi thay can có những giải pháp gì để cải thiện va phát huy mối quan hệ giữa PR và báo chí hiện nay? Theo
Anh/Chị giữa PR- Báo chí đã xuất hiện những quan hệ đặc biệt nào không ngoài những mối quan hệ bình thường và cụ thể như thé nào?
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÂN VIÊN PR Kính thưa chuyên gia PR- Phạm Hồng Lĩnh- Phụ trách PR- Kanofi
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa
PLA7 nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những van đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong anh giúp đỡ trả lời phỏng vấn để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gi xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Các công việc liên quan đến báo chỉ chiếm bao nhiêu phan trăm trong tổng số các công việc mà anh chị đang phụ trách?
Các công việc liên quan tới báo chí chiếm từ 30-50% công việc của tôi Tùy thời điểm
Câu 2: Ban thân anh/chị có quan hệ /liên hệ với các phóng viên/cơ quan bao chí thuộc những lĩnh vực nào (ví dụ: phóng viên kinh tế, PV chính trị - xã hội, văn hóa, )? Trong đó lĩnh vực nào làm việc thường xuyên nhất?
Tôi thường xuyên liên hệ với các báo trong lĩnh vực thị trường, xã hội, công nghệ Trong đó lĩnh vực công ty tôi đang kinh doanh là máy lọc nước Do đó tôi cần các mối quan hệ với anh chị bên báo chí lĩnh vực công nghệ, thị trường
Câu 3: Trong mối quan hệ với báo chí, anh/chị có gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Công ty/cơ quan của anh/chị có các hoạt động gì để hỗ trợ anh/chị trong việc xây dựng quan hệ với báo chí? Nếu có, nhờ anh/chị chia sẻ cụ thể giúp?
Các anh/chị nhà báo ở Miền Trung mà tôi tiếp xúc đều khá cởi mở, thăng thắng tiếp thu, trao đổi ý kiến với nhau đây là điểm thuận lợi nhất Có lẽ do tôi thường làm việc với các anh/chị bên mảng về công nghệ khá hợp gu nên chưa thấy khó khăn gì.
Câu 4: Anh/Chi đánh giá như thé nào về mối quan hệ giữa PR và báo chí ngày nay? Theo Anh/Chị giữa PR- Báo chí đã xuất hiện những quan hệ đặc biệt nào không ngoài những mối quan hệ bình thường và cụ thể như thế nào?
Tất nhiên là sẽ còn góc khuất, tham nhũng, lợi dụng lẫn nhau nhưng tôi tin mối quan hệ giữa nhà báo và người làm PR sẽ ngày càng phát triển theo chiều hướng hợp cùng thúc đây nghề nghiệp đôi bên
Câu 5: Anh chị có những chia sẻ gì thêm về ý kiến của anh/chị dé góp ý với nhà báo/cơ quan báo chí trong việc xây dựng tốt hơn những mối quan hệ này?
Tôi mong rằng các anh chị nhà báo sẽ cởi mở hơn, hợp tác hơn và mong muốn tạo dựng mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ hơn với gới PR chúng tôi.
PHIẾU PHÓNG VÁN SÂU- DÀNH CHO NHÂN VIÊN PR
Kính thưa chuyên gia PR- Lê Ngọc Mỹ- Phụ trách PR- DMT Group
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng van dé nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gi xảy ra, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chi.
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Các công việc liên quan đến báo chí chiếm bao nhiêu phan trăm trong tổng số các công việc mà anh chị đang phụ trách?
Các công việc liên quan tới báo chí chiếm từ 40-60% công việc của tôi Tùy thời điểm và chiến dịch chạy dự án của Công ty.
Câu 2: Ban thân anh/chi có quan hệ Nién hệ với các phóng viên/cơ quan bao chỉ thuộc những lĩnh vực nào (ví dụ: phóng viên kinh tế, PV chính trị - xã hội, văn hóa, )? Trong đó lĩnh vực nào làm việc thường xuyên nhất?
Tôi thường xuyên liên hệ với các báo trong lĩnh vực đầu tư, bất động sản, kinh
PL49 tế và công nghệ Trong đó lĩnh vực đầu tư và bất động sản liên quan nhiều đến ngành nghề của tôi đang hoạt động nhất và tôi cũng thường xuyên làm việc cùng các nhà báo trong các lĩnh vực trên
Câu 3: 7rong mối quan hệ với báo chí, anh/chị có gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Công ty/cơ quan của anh/chị có các hoạt động gi dé hỗ trợ anh/chị trong việc xây dựng quan hệ với báo chí? Nếu có, nhờ anh/chị chia sẻ cụ thể giúp?
Nhà báo thường khai thác thông tin của chúng tôi như việc tìm hiểu về thị trường, đối thủ còn người lam PR chúng tôi thì lại cố gang bảo mật điều đó làm lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh Mặt khác nhân viên PR thường có mong muốn được đăng bài PR cho công ty mình sớm, vị tri dep do đó thướng cé gang nhờ vả thậm chí mua chuộc nhà báo Đây là những rào cản khó khan khi bắt đầu mối quan hệ Tuy nhiên với tinh thần làm việc chuyên nghiệp, đem lại lợi ích cho đôi bên thì sẽ thuận lợi phát triển các mối quan hệ hợp tác minh bạch và bền vững.
Câu 4: Anh/Chi đánh giá như thé nào vê mối quan hệ giữa PR và bdo chí ngày nay? Theo Anh/Chị giữa PR- Báo chi đã xuất hiện những quan hệ đặc biệt nào không ngoài những moi quan hệ bình thường và cụ thể như thé nào?
Tất nhiên đâu đó vẫn còn những việc mua chuộc, lợi dụng lẫn nhau giữa người làm PR và nhà báo Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là số ít Xã hội ngày càng phát triển, đề cao sự minh bạch, hợp tác Do đó mối quan hệ giữa nhà bao và người lam PR sẽ ngày càng phát triển theo chiều hướng hợp tác minh bạch cùng thúc đây nghề nghiệp đôi bên.
Câu 5: Anh chị có những chia sẻ gì thêm về ý kiến của anh/chị để góp ý với nhà báo/cơ quan báo chí trong việc xây dựng tốt hơn những mối quan hệ này?
Những người làm báo lâu năm cũng phải thừa nhận, hoạt động PR nhiều khi rất hữu ích bởi có khá nhiều thông tin, nội dung cần tuyên truyền, giới thiệu qua các công ty PR, các nhân viên PR là những thông tin đúng, khách quan (cho du, có thé nhiều khi những thông tin đó bị thối phồng quá mức) và chúng cũng rat cần được biết tới như sự kiện khai trương một đường bay, một hãng hàng không mới; ra mắt các sản phâm, dịch vụ mới đem lại lợi ích cho người tiêu dùng; các sự kiện kinh tê, văn hoá,
PL50 lễ hội đặc sắc Cho nên, cũng không thé nào từ chối, đoạn tuyệt quan hệ với PR Van đề ở đây là người viết báo chỉ nên coi đó là một nguồn trong số nhiều nguồn tin của mình, phải tìm hiểu, chọn lọc, đối chiếu và bố sung thông tin dé đảm bảo có một bài báo, một bản tin trung thực, đầy đủ chứ không phải copy, xào xáo một cách sơ sai các bản thông cáo báo chí (phần lớn còn thiếu thông tin, thông tin lệch lạc, chưa khách quan ) do các công ty, các bộ phận PR của các tổ chức, cá nhân đưa ra.
PHIẾU PHONG VAN SÂU- DÀNH CHO NHÂN VIÊN PR
Kính thưa chuyên gia PR Bùi Nguyễn Linh Nhi- Phụ trách PR- MSB Bank
Nhóm nhiên cứu thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- trường Đại học
KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) đang tiến hành nghiên cứu đề tài Mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung nhằm khảo sát, phân tích và làm rõ những van đề lý luận và thực trạng trong công tác giữa nhà báo và nhân viên PR tại khu vực miền Trung, dé từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao các mối quan hệ này trong tương lai Kính mong chị giúp đỡ trả lời phỏng van để nhóm hoàn thiện đề tài nghiên cứu trên.
Mọi thông tin anh cung cấp sẽ được chúng tôi mã hoá, bảo mật tuyệt đối và nội dung câu trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học Nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi xin chiu hoàn toàn trách nhiệm Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chị.
Sau đây là nội dung câu hỏi phỏng vấn:
Câu 1: Các công việc liên quan đến báo chí chiếm bao nhiêu phan trăm trong tổng số các công việc mà anh chị đang phụ trách?
Các công việc liên quan tới báo chí chiếm từ 50-60% công việc của tôi Tùy thời điểm mùa tổ chức sự kiện
Câu 2: Bản thân anh/chị có quan hệ /liên hệ với các phóng viên/cơ quan báo chí thuộc những lĩnh vực nào (ví dụ: phóng viên kinh tế, PV chính trị - xã hội, văn hóa, )? Trong đó lĩnh vực nào làm việc thường xuyên nhất?
Tôi thường xuyên liên hệ với các báo trong lĩnh vực thị trường, xã hội, kinh tế.
Trong đó lĩnh vực công ty tôi đang kinh doanh là tô chức sự kiện liên quan nhiều đến