DANH MỤC CAC BANG BIEU, HÌNH ANHTT Tén Trang Sơ đồ 1.2 Các biểu hiện trực quan và phi trực quan của văn hóa công sở 25 Bảng 1.1 Danh mục các văn bản quy phạm về văn hóa công sở 34 ¬ Kết
Trang 1DAI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI _ anTRƯỜNG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VAN
Nguyễn Thị Linh
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN TRI VAN PHONG
HÀ NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Thị Linh
Chuyén nganh: Quan tri van phong Dinh hướng: Nghiên cứu
Mã số: 8340406.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI VĂN PHÒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Nguyên Mạnh Cường
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHINH SUA THEO QUYẾT NGHỊ
CUA HỘI DONG CHAM LUẬN VĂN THAC SĨ
Chủ tịch Hội đồng cham luận văn Giảng viên hướng dẫn
thạc sĩ khoa học
TS Cam Anh Tuấn TS Nguyễn Mạnh Cường
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Van hóa công sở tại Phân viện MiềnTrung — Học viện Hành chính Quốc gia” là công trình nghiên cứu độc lập củariêng tôi Toàn bộ dữ liệu điều tra và kết quả khảo sát được thể hiện trong luận
văn hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã
được công bố trước đó Nội dung luận văn có sử dụng các tai liệu tham khảo vàđều được trích dẫn đầy đủ, đúng quy định
Nếu phát hiện có bat kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệmtrước nhà trường về nội dung nghiên cứu của đề tài này
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành luận văn thạc sĩ “Văn hóa công sở tại Phân viện khu vực
Miền Trung — Học viện Hành chính Quốc gia”, trước tiên, tôi xin gửi lời biết
ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Mạnh Cường, thay đã kết nối và mở khóa học với
mong muốn phát triển đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn, thành thạo kỹ năng
nghiệp vụ về Quản trị văn phòng tại khu vực Miền Trung Hơn hết, thầy đã
truyền cảm hứng, động viên tôi tham gia khóa học và dẫn dắt tôi trong quá trình nghiên cứu dé hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốcPhân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung, các anh chịđồng nghiệp, học viên, sinh viên đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát thực tế
Cùng quý thầy cô thuộc khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại
hoc Khoa học xã hội và Nhân văn — Đại học Quốc gia Hà Nội, luôn đồng hành
và hỗ trợ chúng tôi trong quá trình học tập, truyền đạt kiến thức và tiếp thêm
lòng yêu nghề đối với người học và cũng là đội ngũ nhân viên văn phòng đang
làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã truyền năng lượng, tạo động
lực to lớn cho tôi trong suốt thời gian qua Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến anh/
chi/em học viên QH-X-2021 vì chúng ta đã cùng học tập, hỗ trợ nhau trong hànhtrình không quá dài nhưng có rất nhiều kỷ niệm đáng dé lưu giữ và trân trọng
Mặc dù đã cé gang hoàn thiện luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng bản thân còn có nhiều hạn chế về mặt kiến thức cho nên luận văn không tránh khỏi những ton tại và thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự
góp ý, tận tình chi bảo của quý thầy cô dé ban thân có thé tiếp thu và bé sung
thêm kiến thức nhăm hoàn thiện luận văn được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Linh
Trang 5MỤC LỤC
LOT CAM ĐOAN 5c: 22th the 1
LOT CẢM ƠN - 55:22 vn HH ưu 2
DANH MỤC BANG BIEU - 2-52-5252 SE‡E2EEEEEEEEEEEEEE111111111111111111 111111 xe 6
903.1000007 |
1 Lý do chọn đề tài - ¿2c c2Ss‡Ex 2 E21 211211271211211271211 1111.2111111 T11 111.11 re 1
2 Mục tiêu của đề tài 25s tt T12 11211221 T1 11 11 11 1211 1e 3
3 Nhiệm vụ của đề tài ¿- 2-22Sc 2x 221 221222122212211211121121112111211121110111211 211k 3
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu - 2c 2 s+2E£+EE£EE2EE2EEEEEE2EEEEEEEE211 111 crk, 3
"cố 0 CUEUE ng S6 3
y2 06 n6 6a ố.ốốe.eốốố 3
5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - ¿+ £+Sx+Ex2EEEEE221121127121127171.211 1111111111 4
5.1 Nghiên cứu VỀ ý ÏHẬNH c- se ©ee©cs©e£©ssEEse©seEEsEEseE+eEEsEEteEtsEEseEsstrseTkettsersetsserserssre 4
5.2 Nghiên cứu vé thực tien occs©ce<©ee se +eeEkeEEtSEkeE+seEteEtsEtseTketttraerkettserssrkssrssrkee 6
6 Phuong phap nghién 00 nn 8
7 DOng GOp CWA WAN VAM na 10
7.1 Đóng góp vỀ Wy luậN -2©222+¿++1EEEEE11111122.12122 1111E TT ccee 10
7.2 Đóng góp vỀ thực the1 ccccsccccccccccvsssssssvsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssssssisssususessssssssseseee 10
8 Kết cấu của luận văn - ¿+ S212 1211211711211 11111 1111.11.11 11.11 11 1 xe I1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LY VE VĂN HÓA CÔNG SỞ 12
1.1 Cơ sở lý luận về văn hoá công sở
1.1.1 Các khái HIỆH CƠ ĐẲIH << << << HH HH 0009080000000 090
LLL D ENGI iEM VAN go nan .ố
L112 KIGI MiEM CONG an na
1.1.1.3 Khai niém VGN NO (an ố
1.1.2 Đặc trưng và vai tro của văn hóa công sở
1.1.2.1 Dic trurng CUA VAN NO an na e 18
1.1.2.2 Vai trò của văn hÓa CONG SO sesesssessssvesvssvsessersersecscesecssesseneessenecsecuseueeueensessensensecseeneenseaeenees 21
a Vai trò của văn hóa công sở đối với các cơ quan, tố chức nói CÏMHg -ccccccccccccs2 21
b Vai trò của văn hóa công sở đối với các cơ quan, đơn vị sau sắp nhập - 23 1.1.3 Các biếu hiện của văn hóa CONG SỞ e cecceeceecceevesceeetettseEeettseteerteetsersertssrsee 25
1.1.3.1 Biểu hiện trực quan của văn hóa CONG SỞ -c-c-++©2©EEEE22veeeeettEEEEEEEEveeeerrrrrrrre 25 1.1.3.2 Biểu hiện phi trực quan của văn hóa CONG SỞ -:::+ttttttttttttttttrrrerrree 30
1.1.4 Trách nhiệm xây dựng và thực hiện văn hod CONG SỞ S-Ă se 31
1.2 Cơ sở pháp lý về văn hóa công Sở -.s «se ©ss©vse+vstreeerxserkeerseetssrrsserssrsee 33 721872811 80i000NnnnẺn8aannnnnnee 35
Chuong 2 THUC TRANG VAN HOA CONG SO TAI PHAN VIEN KHU VUC MIEN
TRUNG - HỌC VIEN HANH CHÍNH QUOC GIA ooi eoceccccscescesscssessessesssessesssessessesseeees 36
2.1 Khái quát về sự hình thành và quá trình tổ chức thực hiện văn hóa công sở của
Phân viện khu vực Miền Trung — Học viện Hành chính Quốc gia 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Phân viện Miền Trung 36 2.1.2 Vi trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền han và cơ cầu tổ chức của Phân viện Miền Trung37
Trang 62.1.3 Khái quát quá trình tổ chức thực hiện văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung 39
2.2 Đánh giá thực trạng văn hóa công sở tại Phân viện khu vực Miền Trung — Hoc
viện Hành chính Quốc gia -. 2£ s<scs£©ss©Ss£EssESsEEsES4ESsEEseExsEEserssexsersersserserse 41
2.2.1 Nhận thức, quan điểm của lãnh đạo và viên chức, người lao động của Phân viện Miền
Trung VỀ văn NOG CONG SỬ tt St HH1 1111111 111111 kr,
2.2.2 Biểu hiện của văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung
2.2.2.1 Các biểu hiện trực quan của văn hóa công sở tại Phân viện Miễn Ti rung
2.2.2.2 Các biểu hiện phi trực quan của văn hóa công sở tại Phân viện Khu vực Miễn Tì rung 73
2.3 Đánh giá chung về việc thực hiện văn hóa công sở tại Phân viện khu vực Miền
Trung — Học viện Hành chính Quốc gia se 2s s£©ssssevssssexsevseessessecse 75
2.3.1 Uu điểm
2.3.2 Hạn chế 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
Chương 3 ĐÈ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG VA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DUNG,
PHAT TRIEN VĂN HOÁ CÔNG SỞ TAI PHAN VIEN KHU VUC MIEN TRUNG
-HỌC VIỆN HANH CHÍNH QUOC GIA 2: ©2¿+2++2E£2E£SEE£EEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerree 82
3.1 Phương hướng chung về việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại Phân
viện khu vực Miền Trung — Học viện Hành chính Quốc gia . - << 82
3.2 Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hoá công sở tại Phân viện khu
vực Miền Trung — Học viện Hành chính Quốc gia -° 5- se ss©sscsecssessessee 83
3.2.1 Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng bộ và các tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng và phát
triển văn hóa công sở tại Phân viện khu vực Miền Trung -cccccccccrrre 8&3
3.2.2 Nâng cao hơn nữa nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo về van hóa công sở tại Phân
viện IMiỀn Trung 2EEEEEEEEEEE11111111111111 1 0 ecce 85
3.2.3 Dé cao vai trò và trách nhiệm của Phong TỔ chức — Hanh chính trong xây dựng, phát
triển văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung -52222SEEEEEEEEEEErvrrkrveeeeecce, 87
3.2.4 Hoàn thiện quy chế, quy định về văn hóa công sở va xây dựng quy tắc ứng xử tại Phân viện khu vực Miằu Tr 7-0 PEE 66 3.2.5 Tổ chức tuyên truyền, phố biến nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ viên chức, người lao động vỀ vai trò văn hóa CON Sở, 22222+ 22SEEEEE2222t122211111111112 11T111111 ye 91 3.2.6 Kế thừa và phát triển các hệ giá trị cốt lõi của văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung
IV )8019900:70,08.4.7 (0n so 44 101
Trang 7DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT
TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 BNV Bộ Nội vụ
2 HUHA Ha Noi University of Home Affairs (Truong Dai hoc
Nội vu Hà Nội)
3, NAPA National Academy of Public Administration (Hoc viện
Hanh chinh Quoc gia)
4 NQ/TW Nghị quyết/ Trung ương
United Nations Educational, Scientific and Cultural
5 UNESCO Organization (Tô chức giáo dục, khoa hoc và Van hóa
Liên Hợp Quôc)
6 KHXH&NV | Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trang 8DANH MỤC CAC BANG BIEU, HÌNH ANH
TT Tén Trang
Sơ đồ 1.2 Các biểu hiện trực quan và phi trực quan của văn hóa công sở 25
Bảng 1.1 Danh mục các văn bản quy phạm về văn hóa công sở 34
¬ Kết quả khảo sát ý kién của viên chức, người lao động về xây dựng và
Biểu đồ 2.1 | tổ chức thực hiện hiệu quả văn hóa công sở đối với sự phát triển của 43
Phân viện Miền Trung Danh mục quy chế, quy định và các văn bản quy phạm nội bộ liên quan
Bảng 2.1 đến văn hóa công sở tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Phân hiệu | 44-45
Quảng Nam (Trước 01/01/2023) Bảng 22 Danh mục quy chê, quy định và các văn bản quy phạm nội bộ liên quan 46-47
Be dén văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung (Sau 01/01/2023)
¬ Kết quả khảo sát ý viên chức, người lao động về việc năm rõ nội dung
Biêu đô 2.2 | của quy chế văn hóa công sở và các văn bản quy phạm nội bộ liên quan 48
đến văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung
Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát ý kiến của viên chức, người lao động về việc thực hiện 5]
: day du va kip thoi cac ché d6, chinh sach
CẢ HÀ Kết quả khảo sát về chất lượng của chính sách đào tạo boi dưỡng viên
Biêu đô 2.4 53
chức, người lao động tại Phân viện Miền Trung
Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát pham chat và phong cách lao động của lãnh đạo Phân 55
: viện Học viện Hanh chính quôc gia khu vực Mién Trung
Ba Thong kê trình độ và chức danh nghề nghiệp của viên chức và người laoảng 2.4 đô _— annUns 56
ộng tại Phân viện Miễn Trung
CẢ HÀ Kết quả khảo sát mức độ tuân thủ giờ giấc làm việc theo quy định của
Biêu đô 2.6 > , x ^ xe 58
viên chức, người lao động tại Phân viện Mién Trung
CẢ HÀ Kết quả khảo sát ý kiên người học về trách nhiệm và sự hỗ trợ của giảng
Biêu đô 2.7 >x - ran Pee 59
vién trong qua trinh hoc tap va nghiên cứu khoa học
Biểu đồ 2.8 Kết quả khảo sat ý kiến người học về việc hướng dẫn trình tự thủ tục và 59
giải dap chi tiết các van dé liên quan đến hoc tập của bộ phan hành chính
Hình 2.1 LỄ phục của viên chức, người lao động tại Phân viện Miền Trung 60
Biều đồ 2.9 phụ quả khảo sát ý kiên của viên chức, người lao động vê việc mặc đông 61
Biều đồ 2.10 Kết quả khảo sát ý kiến học viên, sinh viên về việc đeo thẻ của viên 63
chức, người lao động
Hình 2.2 Biển tên Phân viện Miền Trung tại trụ sở Huế và Quảng Nam 65
Hình 2.3 Cảnh quan môi trường tại Phân viện Miền Trung 66
Bidu đồ 2.11 Kết quả khảo sát ý kiến của viên chức, người lao động về việc mua sắm, 67
bảo dưỡng trang thiết bị văn phòng
CẢ HÀ Kết quả khảo sát ý kiến của người học về chất lượng cơ sở vật chất, trang
Biêu đô 2.12 | thiết bị tại Phân viện Miền Trung 68
Hình 2.2 Logo của Học viện Hành chính Quốc gia 69
Biểu đồ 2.14 Kết quả khảo sát ý kiến của viên chức, người lao động về việc tô chức 72
các hoạt động tập thé của Phân viện
Biểu đồ 2 15 Kết quả khảo sát ý kiến của viên chức, người lao động về niềm tin vào 74
sự phát trién của Phân viện Miền Trung trong tương lai
Trang 9; MO ĐẦU
1 Ly do chon dé tai
Thực hiện chủ trương và đường lối đổi mới của Dang, Nhà nước ta đã có định hướng phát triển đồng bộ mọi lĩnh vực, trong đó tập trung đây mạnh các nội
dung của cải cách hành chính Những kết quả nồi bật của công tác nay đã tạo ra
tác động tích cực tới đời sống chính trị, kinh tế, giáo dục đào tạo va đặc biệt là văn hóa xã hội của Việt Nam Trên tinh thần đó, quan điểm và nhận thức về vai
trò của văn hóa công sở tại các cơ quan, doanh nghiệp ngày cảng được nâng cao,
chú trọng Việc tăng cường thực hiện văn hóa công sở được đánh giá là vấn đề
cốt lõi nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nén hành chính dân chủ,
minh bạch và chuyên nghiệp Đây cũng là một trong những khía cạnh được các
nha quản trị dành nhiều sự quan tâm, dau tư lớn nhằm tạo sự 6n định va phát triển
bền vững cho đơn vị.
Văn hóa công sở là sự kết nối của hệ thống các giá trị vật chất và tinh than, thê hiện tính nhân văn ở cách hành xử và niềm tin hình thành trong quá trình phát triển công sở, được mọi cá nhân thừa nhận và tự giác tuân thủ Triển khai và thực hiện tốt các nội dung của văn hóa công sở không chỉ giúp người lao động nhìn
nhận nghiêm túc hơn về chức trách của bản thân mà còn tiếp thêm lòng yêu nghề
dé họ phan dau hét minh vi công việc của cá nhân và nhiệm vụ chung cua tô chức.
Có thé khẳng định, xây dựng, hoan thiện, phát triển văn hóa công sở và nhận diện
các yêu tố của văn hóa công sở tại mỗi cơ quan, đơn vị đã và đang trở thành điều
kiện cần được nâng lên tầm chiến lược trong bối cảnh cách mạng khoa học kỹ
thuật 4.0 hiện nay.
Ngày 01/01/2023, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung (trong luận văn này gọi tắt là Phân viện Miền Trung) được thành lập trên
cơ sở hợp nhất, tô chức lại Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế va
Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam Phân viện Miền
Trung là đơn vi sự nghiệp công lập hạng đặc biệt trực thuộc Học viện Hành chính Quôc gia Phân viện có chức năng đào tạo, bôi dưỡng năng lực, kiên thức và kỹ
Trang 10năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đảotạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học hành chính.
Thực tế, việc triển khai đề án sáp nhập không đơn thuần là việc mở rộng quy
mô và tăng sự đa dạng về ngành nghề dao tạo mà nó còn là sự hợp nhất giữa “hai
đặc trưng văn hóa ” khác biệt Bởi vậy, giai đoạn này đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết
cho lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia nói chung, Phân viện Miền Trung nói
riêng là làm thé nao đề thích nghi nhanh chóng và thúc đây mạnh mẽ nguồn lực vốn
có của mỗi bên, trọng tâm là kết nói và tong hoà “văn hóa ” sao cho phù hợp với bốicảnh mới Xây dựng và phát triển văn hóa công sở là một trong những biện pháp tối
ưu nhất dé khắc phục các tác động không mong muốn về sắp xếp bộ máy, bố trí nhân
sự, công tác vận hành và yêu tố tâm lý của người lao động Nhăm đưa Học viện
Hành chính Quốc gia sau sáp nhập sớm di vào hoạt động ôn định, thực hiện thành công nhiệm vụ được giao và phát triển toàn điện theo đúng định hướng của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và kỳ vọng của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa công sở, trước và sau sáp nhập, Đảng bộ, Ban giám đốc Phân viện Miền Trung đã dành sự quan tâm đặc biệt tới
việc triển khai thực hiện các nội dung của vấn đề này như: Nâng cấp cải thiện cơ
sở vật chất, điều kiện làm việc, học tập cho người lao động và sinh viên; đề cao việc xây dựng môi trường giáo dục văn minh, dam bao tính kỷ luật, đoàn kết,
Mặc dù, Phân viện đã có nhiều biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng
văn hóa công sở song vấn đề này tại đây vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Hệ thống các văn bản quy phạm nội bộ đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhiều
quy chế quy định đã tiễn hành lay ý kiến góp ý dự thảo nhưng vẫn chưa được ban hành dẫn đến việc triển khai nhiều hoạt động bị chậm trễ Công tác đánh giá kết
quả thực hiện các nội dung về văn hóa công sở của viên chức, người lao động
chưa được thực hiện thường xuyên, chưa đảm bảo tính chuẩn mực và đồng bộ
giữa các phòng, ban, đơn vi.
Chính vì vậy, với vai trò là cựu sinh viên và viên chức đang công tác tại Phân
viện, bản thân tôi luôn mong muốn được đóng góp cho sự phát triển bền vững của
Phân viện nói chung Hon hết, là đưa văn hóa công sở tại đây đi vào nê nép, quy
2
Trang 11củ và chuyên nghiệp hơn, nhằm tạo điều kiện cho việc định vị hình ảnh và truyền
thông thương hiệu của Phân viện trong giai đoạn mới, tôi đã lựa chọn van đề “Vanhóa công sở tai Phân viện khu vực Miền Trung - Học viện Hành chính Quốcgia” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả hướng đến những mục tiêu như sau:
Thứ nhát, hệ thong hóa cơ sở lý thuyết và pháp lý chung về văn hóa công sở;
Thứ hai, đánh giá thực trạng về văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hóa công sởtại Phân viện Miền Trung
3 Nhiệm vụ của đề tài
Đề hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ tập trung triển khai thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu VỀ CƠ SỞ lý thuyết bao gom cac khai niém co ban; dac trung, vai trò; biểu hiện trực quan, phi trực quan; trách nhiệm xây dựng, thực hiện văn
hoá công sở và cơ sở pháp lý của văn hóa công sở.
- Thu thập, xử lý thông tin và phân tích số liệu điều tra khảo sát về các biểu
hiện của văn hóa công sở.
- Khái quát quá trình tổ chức thực hiện văn hoá công sở và đánh giá thực trạng
qua các biểu hiện của văn hóa công sở, đưa ra những nhận xét cụ thé bao gồm ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung.
- Đưa ra định hướng, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng và
phát triển văn hoá công sở tại Phân viện Miền Trung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Văn hóa công sở tại Phân viện khu
vực Miền Trung — Học viện Hành chính Quốc gia
4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng, giải pháp nhằm
xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung
3
Trang 12* V không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu van dé văn hoá công sở taiPhân viện Miền Trung (Dựa trên việc khảo sát các biểu hiện của văn hoa công sở ở
Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam, Phân viện Học viện
Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế trước 01/01/2023 và Phân viện Học viện
Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung từ 01/01/2023 đến tháng 01/08/2023.
* Vé thời gian: Luận văn khảo sát thực trang văn hóa công sở từ năm 2018đến 01/08/2023 Trong đó:
+ Từ năm 2018 đến 31/12/2022: Đây là giai đoạn các quy chế, quy định liên
quan đến văn hóa công sở được Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và Học viện Hànhchính Quốc gia ban hành, triển khai thực hiện Bên cạnh đó, các văn bản này được
Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam và Phân viện Học
viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế áp dụng đồng thời ban hành mới một
số văn bản liên quan khác dựa trên tình hình thực tiễn của 02 đơn vị
+ Từ tháng 01/01/2023 đến 01/08/2023: Hợp nhất và tổ chức lại Phân viện
Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế và Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam, đồng thời thành lập Phân viện Học viện Hành
chính Quốc gia khu vực Miền Trung theo Đề án sáp nhập Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội vào Học viện Hành chính Quốc gia trực thuộc Bộ Nội vụ (kèm theo Quyết định số 699/OD-BNV ngày 16 tháng 09 năm 2022 của Bộ Nội vụ) Đây là giai
đoạn Phân viện tiến hành rà soát, xây dựng dự thảo và ban hành các quy chế, quy
định liên quan đến văn hóa công sở sau khi thực hiện đề án sáp nhập.
5 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề5.1 Nghiên cứu về lý luận
Nghiên cứu các nội dung của văn hóa công sở cũng như vận dụng những
quy định của pháp luật vào việc xây dựng văn hóa công sở trong các cơ quan, tô
chức đã được rất nhiều tác giả thực hiện với những hướng tiếp cận van dé và hình
thức khác nhau Điển hình như một số giáo trình, sách chuyên khảo nghiên cứu
về lý luận, lý thuyết của văn hóa công sở được công bố và xuất bản, như sau:
+ Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm (1999), NXB Giáo dục đã trình bày những lý luận chung về văn hóa và văn hóa
4
Trang 13học Giáo trình phân tích định vị và tiễn trình văn hóa Việt Nam, làm nền tảngcho việc xem xét các đặc trưng của văn hóa Việt Nam, qua đó thấy được những
quy luật hình thành và phát triển của văn hóa Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một
khung lý thuyết về văn hóa và đã trở thành nền tảng lý luận cho những đề tài liên
quan đến nội dung văn hóa nói chung, trong đó có văn hóa công sở nói riêng.
+ Cuốn sách “Quản trị văn phòng - lý luận và thực tiễn” của các tac giả
Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Văn Thâm, Đào Xuân Chúc (2005), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội đã khái quát những lý luận chung về quản trị văn phòng, phân tích
đánh giá hoạt động của quan tri văn phòng va quan tri văn phòng trong tương lai.
Đồng thời nhấn mạnh việc đổi mới nhận thức về văn phòng và công tác vănphòng, đổi mới t6 chức bộ máy văn phòng, đổi mới và hiện đại hóa các mặt cơ
bản của văn phòng gồm trang thiết bị, con người và nghiệp vụ hành chính văn
phòng Trong đó, có đề cập tới cả văn hóa công sở trên phương diện văn hóa và
tác động đối với hoạt động văn phòng.
+ Cuốn sách “Kỹ năng thực hành văn hóa công sở, lễ tân và nghỉ thức nhanước ở cơ quan” của tác giả Trần Hoàng, Trần Việt Hoa (2011), NXB Văn hóa
Thông tin Giáo trình đã nêu tổng quan lý luận và làm rõ những cách thức để thực hiện tốt kỹ năng thực hành văn hóa công sở, lễ tân và nghi thức nhà nước Các tác giả nhắn mạnh vai trò của văn hóa công sở và cho răng nội dung chính của văn hóa
công sở là thực hành giao tiếp công vụ, lễ tân và nghi thức nhà nước Hiểu rõ và thực
hành tốt những nội dung này không chỉ góp phần hoàn thiện chuẩn mực văn hóa
trong tô chức mà còn hỗ trợ cho việc xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chấtđạo đức và kỹ năng làm việc tốt dé thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ chuyên môn
+ Giáo trình “Lý luận về quản trị văn phòng ” của các tác giả Vũ Thị Phụng,Cam Anh Tuấn, Nguyễn Hồng Duy, Nguyễn Thi Kim Binh, Phạm Thị Diệu Linh
(2021), NXB Dai hoc Quéc gia Hà Nội Nội dung của giáo trình tập trung vào
việc tổng hợp kết quả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về văn phòng và
quản tri văn phòng cho đến thời điểm hiện tại Đặc biệt, giáo trình chia sẻ một SỐ quan điểm, cách tiếp cận mới của nhóm tác giả về văn phòng và quản trị văn phòng Giáo trình gồm 03 phần với 12 chương và nội dung của văn hóa công sở
5
Trang 14được trình bày tại chương 12 (Từ trang 434 đến trang 450) Trong đó nêu rõ kháiniệm, vai trò, những yếu tổ tác động và các biểu hiện của văn hóa công sở cũngnhư đưa ra các biện pháp triển khai và nhấn mạnh vai trò của văn phòng trongviệc xây dựng, tổ chức thực hiện văn hóa công sở.
+ Kỷ yếu Hội thảo khoa học với chủ đề “Quan trị văn phòng — lý luận và thực tiễn” của Trường KHXH&NV - Dai học Quốc gia Hà Nội (2005), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội là hệ thống những bài viết về lý luận và thực tiễn văn phòng
và quản trị văn phòng Điển hình một số bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa
công sở như: “Văn hóa công sở và những tác động đối với hoạt động văn phòng”của tác giả Cam Anh Tuấn (Trang 98 đến 109); “Vé hoạt động giao tiếp của nhàquản trị văn phòng” của tac giả Đào Đức Thuận (Trang 120 đến 131); “7ổ chức
lao động khoa học công tác văn phòng — Một nội dung của Quản trị văn phòng”
của tác giả Xuân Dao (Trang 167 đến 179);
Trong những công trình nghiên cứu nêu trên, van dé văn hóa công sở đều
được các nhà khoa học nghiên cứu và làm rõ các khái niệm văn hóa, khái niệm
văn hóa công sở; vai trò của văn hóa công sở, đặc trưng và biểu hiện của văn hóacông sở, Đây là khung lý thuyết đề tác giả tìm hiểu thực tiễn và có những nhận
xét, đánh giá khách quan về văn hóa công sở.
5.2 Nghiên cứu về thực tiễnMột số bài giảng, bài viết trên các tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu
khoa học có liên quan trực tiếp đến nội dung về văn hóa công sở như:
+ Bài viết “Đề xuất một số giải pháp dé nâng cao văn hóa công sở tại các
cơ quan hành chính nhà nước” của tác giả Trần Hoàng được đăng trên tạp chíVăn thư Lưu trữ Việt Nam tháng 03/2006 (Từ trang 11 đến 14) đã bàn về kháiniệm văn hóa công sở và đề xuất một số giải pháp dé nâng cao văn hóa công sở
tại các cơ quan hành chính nhà nước Bài viết nhắn mạnh răng nhờ có công cuộc
cải cách nền hành chính nhà nước mà nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa
công sở được dé cao Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện các nội dung của văn hóa công sở tại nhiều đơn vị còn tôn tại thiếu sót, hạn chế Vậy nên, dưới góc độ
của những nhà nghiên cứu lich sử đã đưa ra giải pháp và đề xuất cụ thé dé giúp
6
Trang 15các cơ quan, tô chức hiéu rõ hơn về giá trị của văn hóa công sở và vận dụng nhữngbiện pháp tốt nhất nhằm xây dựng văn hóa công sở trên từng giai đoạn phát trién.
+ Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí văn hóa công sở đốivới văn phòng cấp Bộ” của Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (chủ nhiệm, bảo vệ năm2005) Dựa trên những cơ sở lý luận về văn hóa công sở, tác giả đã làm rõ vai trò
của việc vận dụng các tiêu chí văn hóa vào việc đánh giá chất lượng thực hiện các
nội dung về văn hóa công sở Văn hóa công sở là hệ thống những giá trị, bởi vậy rất khó đề đánh giá nếu không xây dựng bộ tiêu chí cụ thé Tác giả đã nghiên cứu
sâu những tiêu chí văn hóa công sở đối với văn phòng cấp Bộ hướng tới mục tiêuxây dựng một nên hành chính dân chủ đề cao trách nhiệm và đạo đức công vụ
* Một số luận án, luận văn nghiên cứu về đề tài văn hóa công sở, như sau:
+ Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thu Trang (2020), chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, VỚI đề tài: “Văn hóa cong Sở trong các co’
quan hành chính nhà nước của thành phố Ha Nội hiện nay” Luan an đã làm
phong phú thêm hệ thống lý thuyết về phát triển văn hóa trong các cơ quan hành
chính nhà nước dựa trên cơ sở lý thuyết chung về hành chính nhà nước, xã hội
học và văn hóa học Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa công sở,
đưa ra các giải pháp và lý giải mối tương quan của các giải pháp để áp dụng vào thực tiễn hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội.
+ Luận văn thạc sĩ của tác giả Trịnh Huyền Mai (2017), chuyên ngành Quản lý
công, Học viện hành chính quốc gia, với đề tài: “Văn hóa công sở tại các Trường đào
tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức thuộc các Bộ” Tác giả khăng định, với vị trí vàchức năng nhiệm vụ được giao, Nhà trường phải đảm bảo tính chuẩn mực trong xâydựng và thực hiện văn hóa công sở Luận văn đúc kết những van đề khoa học về vănhóa công sở, nghiên cứu thực trạng, đưa ra những nhận xét đồng thời đề xuất xây dựng
hệ thống giá trị công sở và mô hình văn hóa giao tiếp cho cán bộ, công chức.
Các bài viết, đề tài nghiên cứu, luận án tiễn sĩ và luận văn thạc sĩ đã làm
nôi bật vẫn đề văn hóa công sở từ lý luận cho đến việc ứng dụng vào thực tiễn
hoạt động của cơ quan, tô chức Tuy nhiên, có nhiêu tai liệu chỉ mới dừng lại ở
Trang 16mức độ khai thác một số phương diện chứ chưa nghiên cứu một cách tông thểnhững vấn đề xoay quanh nội dung của văn hóa công sở.
Qua nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến dé tài của luận văn,tác giả có một số nhận xét như sau:
Một là, dé tài về văn hóa công sở không phải là một dé tài mới và đã được
rất nhiều tác giả khai thác, thể hiện dưới những hình thức như giáo trình, sáchchuyên khảo, luận văn, bài viết, bài tham luận trên các tạp chí
Hai là, từ tổng quan các công trình nghiên cứu, văn hóa công sở đã đượctiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau Nội dung của các công trình nghiên cứu xoayquanh những vấn dé lý luận, đánh giá được thực trang và hướng đến những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện văn hóa công sở tại các cơ quan, doanh
nghiệp Song, nhiêu công trình chưa di sâu vào nghiên cứu tổng thé mà chỉ dé cập
đến một số van dé cơ bản của văn hóa công sở, chưa dua ra những giải pháp vàkiến nghị mang tính mới
Cũng theo khảo sát của tác giả, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu
trực tiếp đến vấn đề văn hóa công sở tại Phân viện Học viện Hành chính Quốc giakhu vực Miền Trung Do vậy, đề tài nghiên cứu lần này là một công trình mới,
nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào từ trước Nhăm làm rõ cơ sở lý luận cũng như đánh giá thực trạng văn hóa công sở và từ
đó dé xuất các giải pháp cụ thé dé văn hóa công sở tại Phân viện Miền Trung ngày
một phát triển hơn.
Mỗi công trình nghiên cứu trên sẽ là một nguồn tư liệu hữu ích cho tác giả
về phương diện lý thuyết và những gợi ý về giả thuyết khoa học Trong quá trình
thực hiện luận văn, tác giả sẽ kế thừa những nội dung mang tính lý luận chung đồng thời kết hợp với kiến thức bản thân đúc kết được qua quá trình học tập, tìm hiểu va khảo sát thực tế để hoàn thiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn đặt ra.
6 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, để làm rõ vấn đề, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau:
* Phương pháp luận:
Trang 17Luận văn được thực hiện dựa trên việc vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin về nhận thức khoa học, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểmcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa
* Phương pháp nghiên cứu tai liệu:
Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc tham khảo các tài liệu liên
quan đến văn hóa công sở Từ hệ thống các văn bản pháp lý của Nhà nước, Bộ
Nội vụ; Nội quy, Quy chế của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Phân hiệu Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội tại tỉnh Quảng Nam (trước 01/01/2023), Phân viện Học
viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế (trước 01/01/2023), Học viện Hànhchính Quốc gia, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung
ban hành, kết hợp với việc sử dụng các nguồn tài liệu từ sách, báo, văn bản học
thuật và một số trang web Từ nguồn tài liệu trên, tác gia sẽ chọn lọc va hệ thống hóa dé làm cơ sở lý luận cho luận văn.
* Phương pháp hệ thống:
Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm hệ thống những vấn đề cơ bảncủa văn hóa công sở Bao gồm khái niệm, đặc trưng, biểu hiện, vai trò và nhữngyếu tố tác động đến văn hóa công Sở dé làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện
những nội dung tiếp theo của Luận văn tại chương 2.
* Phương pháp phân tích:
Sau khi thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau về cơ sở
lý luận và thực trạng việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở của viên
chức, người lao động tại Phân viện Miền Trung Tác giả lựa chọn thông tin phù
hợp và tổng hợp thành lý luận hoàn chỉnh Phương pháp này giúp cho tác giả có
sự so sánh giữa lý luận với thực tiễn, từ đó sẽ có cách nhìn toàn diện và kháchquan hơn về vấn đề nghiên cứu, là cơ sở cho những đánh giá cũng như kết quả mà
luận văn đưa ra.
Trang 18sách, cách bài trí công sở và nơi làm việc, trang phục, văn hóa giao tiếp ứng xử,phẩm chất, tác phong làm việc của lãnh đạo và viên chức, người lao động cùng
các hoạt động tập thé do Phân viện tô chức,
* Phương pháp khảo sát qua bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu:
Khảo sát qua bang hỏi là phương pháp phỏng van viết, nhằm thu nhập thông
tin dé phục vụ cho mục dich nghiên cứu, được thực hiện cùng một lúc với nhiều
người Tác giả xác định van dé và xây dựng các câu hỏi nhằm đánh giá thực trạng
văn hóa công sở tại Phân viện Miễn Trung Sau đó, gửi phiếu cho 112 viên chức,người lao động cùng 300 sinh viên, học viên qua google forms để lấy số liệunghiên cứu Bên cạnh đó, tác gia đã sử dụng phương pháp phỏng van sâu nhamkhảo sát ý kiến của lãnh đạo về việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại
Phân viện Miền Trung trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh,
phân tích số liệu nhằm đánh giá, nhận xét chính xác hơn thực trạng văn hóa công
sở Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển văn hoácông sở tại Phân viện Miền Trung
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Đóng góp về lý luận Luận văn đã hệ thống và làm rõ một số vấn đề lý luận chung về văn hóa công
sở Góp phan khang định tam quan trọng của văn hoá công sở đối với các cơ quan,
tổ chức nói chung, đặc biệt là các cơ quan tô chức sau sáp nhập nói riêng.
kịp thời, phù hợp với thực tế văn hóa công sở tại đơn vị Nhờ đó, phát huy được
mọi nguồn lực dé văn hóa công sở đạt được những thành tựu nồi bật hơn góp phan vào quá trình phát triển bền vững theo hướng tự chủ, hiện đại, chuyên nghiệp của
Phân viện trong tương lai.
10
Trang 19Luận văn sau khi hoàn thành sẽ trở thành một nguồn tài liệu tham khảo hỗtrợ cho sinh viên trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáokiến tập ngành nghề, thực tập tốt nghiệp về chủ dé văn hóa công sở.
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của
luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận và pháp lý về văn hóa công sở
Trong chương này, tác giả đã khái quát một số vấn đề lý luận chung về văn
hóa công sở bao gồm việc làm rõ các khái niệm văn hóa, công sở, văn hóa công
sở; phân tích các đặc trưng và vai trò; các biểu hiện trực quan, phi trực quan; trách
nhiệm xây dựng và tô chức thực hiện văn hoá công sở đồng thời làm rõ các cơ sở
pháp lý về văn hóa công sở.
Chương 2 Thực trạng văn hóa công sở tại Phân viện khu vực Miền Trung - Học viện Hành chính Quốc gia
Ở chương nay, tác giả trình bày về sự hình thành và phát triển của Phân viện
Miền Trung Khái quát quá trình tổ chức thực hiện văn hóa công sở và làm rõ
nhận thức, quan điểm của lãnh đạo, viên chức, người lao động của Phân viện Miền
Trung về văn hóa công sở Đồng thời, đánh giá cụ thê thực trạng dựa trên các biểu
hiện trực quan, phi trực quan của văn hóa công sở Trên cơ cở đó đưa ra những
nhận xét về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân về tình hình văn hóa công sở tại
Phân viện khu vực Miền Trung - Học viện Hành chính Quốc gia.
Chương 3 Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm xây dựng, phát
triển văn hóa công sở tại Phân viện khu vực Miền Trung — Học viện Hành chính Quốc gia.
Từ những nghiên cứu, đánh giá trước đó, tác giả đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, phát triển văn hóa công sở tại Phân viện khu
vực Mién Trung — Học viện Hành chính Quôc gia.
11
Trang 20Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LY VE VĂN HÓA CÔNG SO
1.1 Cơ sở lý luận về văn hoá công sở
1.1.1 Các khái niém cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm có từ lâu đời, mang nội hàm rộng, do con người sáng
tạo ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển Trải qua từng giai đoạn khác nhau mà văn hóa cũng được hiểu và tiếp cận theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng thiết nghĩ trong bat kỳ giai đoạn nào thì văn hóa luôn khang định được vai trò đặc
biệt quan trọng đối với xã hội Văn hóa cùng với sự đa dạng của mình đã hòa nhập
vào mọi mặt hoạt động của con người Những hoạt động có ý thức của con người
chính là cơ sở, điều kiện vật chat quan trọng dé nảy sinh văn hóa
Dé bàn về văn hóa, người Pháp, người Anh có từ culture, người Đức có từ kultur,
người Nga có từ kultura Những chữ này lại có chung gốc La tinh là chữ cultus animi là
“trồng trọt tinh thần” Vay chữ cultus là văn hóa với hai khía cạnh: trồng trọt, thích ứng
với tự nhiên, khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thê hay cộng đồng để họ không
còn là con vật tự nhiên và họ có những phẩm chat tốt đẹp [39,tr.18]
Theo định nghĩa UNESCO đưa ra vào năm 1994, văn hóa được hiểu với
hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng “Van hóa là một phức hệ
-tổng hợp các đặc trưng điện mạo về tinh than, vật chất, tri thức và tình cảm
khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miễn, quốc
gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lỗi
sống, những quyên cơ bản của con người, những hệ thông giá trị, những truyễnthong, tin ngưỡng” Còn hiéu theo nghĩa hẹp thì “Van hóa là tổng thể những hệthống biểu trưng (ký hiệu) chỉ phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng dong,khiến cộng đông đó có đặc thù riêng” [24,tr344]
Trong mục đọc sách ở phan cuối tập Nhật ký trong tù (năm 1942-1943)
chủ tịch Hồ Chi Minh đã quan niệm về văn hóa như sau: “Vi lẽ sinh ton cũng
như mục dich của cuộc song, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng”
12
Trang 21Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [20] Với cách hiểunày, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người phát minh và sáng tạo
ra Văn hóa theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là bách khoa toàn thư vềnhững lĩnh vực liên quan đến đời sống con người
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học (2003), đã đưa ra một loạt quan điểm về văn hóa như sau: (1) Văn hóa là tổng thé nói chung những giá trị vật chất và tinh than do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; (2) Những hoạt động của con người nhằm thỏa
mãn nhu cầu đời sống tinh than; (3) Tri thức kiến thức khoa học;(4) Trình độ caotrong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; (5) Nền văn hóa của một thời kỳlịch sử cỗ xưa được xác định trên cơ sở một tong thé những di vat tìm thay được
có những đặc điểm giống nhau.[27]
Theo quan điểm của PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm, “văn hóa” có thể được dùng theo nghĩa thông dụng đề chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống
văn hóa) Theo nghĩa chuyên biệt dé chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn
hóa Đông Sơn), Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ các
sản phẩm vật chất như đồ ăn, đồ mặc, vật dụng cho đến những giá trị tinh than
như tri thức, kinh nghiệm, tín ngưỡng, phong tục, lối sống, tính cách Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học Trên cơ
sở phân tích các cách tiếp cận văn hóa phô biến như hiện nay (coi văn hóa như
tập hợp, như giá tri, như hoạt động, như ký hiệu, như thuộc tính nhân cách, như
thuộc tính xã hdi, ) Ông đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn
hóa là một hệ thong hữu cơ các giá trị vật chất và tinh than do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội cua mình” [36,tr.4]
Có thê thấy rằng, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất phong phú Mỗi
định nghĩa đề cập đến những dạng nhận thức hoặc những lĩnh vực khác nhau về
văn hóa Từ các quan điểm tiêu biểu nêu trên, tác giả rút ra định nghĩa cơ bản về văn hóa như sau: “Van hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tỉnh thân do
con người sáng tạo ra Văn hoá được tích lity trong hoạt động thực tiễn qua quá
13
Trang 22trình tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, thể hiện trình
độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định Văn hóa là sản phẩmcủa con người, được giữ gìn, sử dụng dé phục vụ đời sống con người dong thờiđược lưu truyền từ thé hệ này qua thé hệ khác ”
1.1.1.2 Khái niệm công sở
Qua tìm hiểu cho thấy, “công sở” là một thuật ngữ được sử dụng phô biến
và được diễn đạt với nhiều định nghĩa khác nhau Trong công việc hay trong cuộc sống thường nhật, chúng ta vẫn sử dụng thuật ngữ này một cách thường xuyên,
trong nhiều ngữ cảnh và tương đối chính xác
Theo nghĩa cô điển, “công sở” là một tổ chức đặt dưới sự quan lý trực tiếpcủa Nha nước dé tiến hành những công việc chuyên ngành của nhà nước, ví du
như các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu, bệnh viện, Đây là một loại
công sở nói chung có tư cách pháp nhân, được điều chỉnh bằng công pháp và phụ
trách quản lý một loại công việc hay một loại hoạt động dịch vụ công có tính chuyên ngành [34,tr.25]
Trong cuốn Giáo trình Điêu hành công sở hành chính nhà nước (2010) của
Học viện Hành chính Quốc gia, đã định nghĩa công sở là một tổ chức cấu thành
hệ thống hành chính nhà nước; có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tô chức bộ máy theo luật định; có vi trí xác định, có đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển
dụng theo quy chế công chức hoặc theo thê thức hợp đồng: và các nguồn lực tài
chính, vật chất để thực thi công vụ, phục vụ lợi ích chung của xã hdi.[35,tr9]
Trong Dai từ điển Tiếng Việt do NXB Văn hóa thông tin, xuất bản năm 1998,
công sở được định nghĩa như sau: “Công sở là tru sở, nơi làm việc của các cơ quan
nhà nước nói chung ” [42] Tại điều 70 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi,
bổ sung năm 2019) xác định: “Công sở là trụ sở làm việc của cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, t6 chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập,
có tên gọi riêng, có địa chỉ cu thé, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác
thuộc khuôn viên trụ sở làm việc” [4] Hoặc cho rằng công sở là nơi làm việc chung, chủ yếu dành cho đội ngũ nhân sự có chất xám.[32] Với những định nghĩa trên, công
sở được hiêu với quan niệm là tru sở làm việc của cơ quan, don vi.
14
Trang 23Xét về nội dung công việc, hoạt động công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích
chung của cộng đồng, do vậy cần được sự bảo vệ và kiểm tra của nhà nước và chỉ
có Nhà nước mới có thể thỏa mãn được nhu cầu này [34,tr.26]
Xét về hình thức tổ chức, công sở là một tập hợp có cơ cấu tô chức, cóphương tiện vat chất và con người được nhà nước bảo trợ dé thực hiện nhiệm vụ
của mình Hình thức tô chức của công sở do nhà nước quy định và lệ thuộc vào
phương thức điều hành của bộ máy nhà nước Hiện nay ở nhà nước ta có các loại
công sở như công sở sự nghiệp, công sở hành chính [34,tr.26]
Xét trên ý nghĩa chung nhất về hình thức, khái niệm công sở đồng nghĩa với
cơ quan trong hệ thống tô chức bộ máy nhà nước Từ đó, có thể nói công sở là trụ
sở làm việc của tổ chức, cơ quan nha nước, do Nhà nước lập ra Công sở được phép dùng quyền lực công dé giải quyết công vu.
Từ những quan điểm nêu trên, có thé hiểu công sở là nơi dé tổ chức các cơ chế kiểm soát công việc hành chính, quản lý các mặt của đời sống xã hội Công
Sở là nơi soạn thao và xử lý các văn bản dé phục vụ cho công việc chung, bảo dam
các thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước Công sở là nơi phối
hợp các bộ phận cán bộ, công chức theo một cơ chế nhất định dé thực hiện một
nhiệm vụ được nhà nước giao Do đó, công sở là bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước [34,tr.27]
Trên cơ sở kế thừa các định nghĩa đã có đối với khái niệm công sở, tác giả đúc
kết định nghĩa cụ thể như sau: Công sở là một t6 chức thực hiện hoạt động điều hành,
kiểm soát công việc hành chính, là nơi phối hợp thực hiện nhiệm vụ được nhà nước
giao và là bộ phận hợp thành tat yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước
1.1.1.3 Khái niệm văn hóa công sở
Văn hóa công sở cũng giống như bat cứ một loại hình văn hóa nào khác, là
một loại hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó đề điều khiển các mối quan
hệ của mình với người khác Văn hóa công sở còn là một hệ thống được hình
thành trong quá trình hoạt động cua don vi, tạo niềm tin và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp làm
việc và hiệu quả hoạt động Loại văn hóa này bao gồm cả những quy định chính
15
Trang 24thức ghi thành văn bản pháp luật của Nhà nước, hoặc nội quy, quy chế của cơquan, đơn vị đã được thống nhất ban hành và cịn cĩ những quy định bất thànhvăn mà chúng ta đã đúc kết bằng kinh nghiệm trong cơng sở.
Theo nghĩa thơng thường, văn hĩa là những sáng tạo tác động đến đời sống
tinh thần, ý thức, tư tưởng của con người thì văn hĩa cơng sở chính là nét đẹp
trong cách ứng xử, tư tưởng, phong cách làm việc của cán bộ, cơng chức.
Hiện nay, do tiếp cận ở nhiều gĩc độ, nên các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn hĩa cơng sở, cụ thể như sau:
Theo PGS.TS Trịnh Duc Thảo: “Van hĩa cơng sở tại các cơ quan hành chính
nhà nước là tổng hợp các quy phạm pháp luật về trang phục giao tiếp, ứng xử của
cán bộ, cơng chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ va bài trí cơng sở tại cơ quan
hành chính nhà nước do cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyên ban hành, nhằm bảo
đảm tính nghiêm trang và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà
nước; đơng thời xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, cơng chức,
viên chức trong hoạt động cơng vụ hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ,
cơng chức, viên chức cĩ phẩm chất đạo đức tốt, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao” [33,tr.7]
Tiếp cận ở một gĩc độ khác, PGS.TS Vũ Thi Phụng cho răng: “Van hĩa cơng
sở là tổng hịa những gid trị hữu hình và vơ hình, bao gom trình độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản lí, mơi trường — cảnh quan, phương tiện làm việc, đạo đức nghệ nghiệp và phong cách giao tiếp ứng xử của cản bộ, cơng chức nhằm xây
dựng một cơng sở văn minh, lịch sự, hoạt động dung pháp luật và hiệu quả
cà”.[31] Như vậy, với định nghĩa của mình, PGS.TS Vũ Thị Phụng đã chỉ rõ văn
hĩa cơng sở ton tại trong mọi hoạt động của các chủ thể thực thi cơng vụ, cụ thé làcán bộ, cơng chức Đồng thời gián tiếp khang định văn hĩa cơng sở khơng chỉ bĩ
hẹp trong phạm vi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước mà được mở rộng hơn ở mọi cơ quan, don vi.
Tác giả Đào Thị Ái Thi cho rằng: Văn hĩa cơng sở là một dạng đặc thù của
văn hĩa - xã hội bao gồm tổng thể các giá trị, chuẩn mực, vẻ đẹp và cách hành
xu trong hoạt động cơng sở, mà các thành viên trong cơng sở cùng tiép nhận dé
16
Trang 25ứng xử với nhau trong nội bộ công sở và phục vụ cộng đông với sự tác động của
hệ thống quan hệ thứ bậc mang tính quyên lực và tính xã hội, tạo nên một dấu ấn
riêng biệt, giúp phân biệt công sở này với công sở khác.|37,tr.22]
Văn hóa công sở tác động đến các cá nhân trong công sở theo hình thức
trực tiếp hoặc gián tiếp Thông qua các công cụ quản lý như quy chế làm việc,
quy chế văn hóa công sở, quy tắc ứng xử, nhà lãnh đạo có thé định hướng hành
vi của đội ngũ nhân sự theo những cách thức nhất định Ngoài ra, văn hóa còn ảnh hưởng rõ nét đến nếp nghĩ, nếp làm của cán bộ, công chức nhờ vào những quy tắc
xử mang tính truyền thống, thông lệ nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn hơn bất kỳcông cụ quản lý nào Văn hóa công sở chi phối mọi hoạt động, các quan hệ nội bộcũng như đối với công dân trên cơ sở là cơ quan hành chính nhà nước hay một cơ
quan sự nghiệp, dịch vụ công.
Trong Giáo trình Lý luận về Quản trị văn phòng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội khi bàn về khái niệm văn hóa công sở, các tác gia đã đưa ra định nghĩa “Van
hóa công sở là tong hòa những giá trị tốt dep, có tính ồn định, phản ánh nét đặc
trưng riêng; do can bộ, nhân viên cơ quan/doanh nghiệp tạo ra hoặc lựa chọn và
dong tâm thực hiện, duy trì, phát triển; nhằm xây dựng một công sở văn minh,
lịch sự, hoạt động đúng pháp luật và hiệu quả cao” [29.tr.437] Các giá trị của
văn hóa công sở luôn có sự biến đổi và được bổ sung qua từng giai đoạn cụ thê.
Xây dựng văn hóa công sở đòi hỏi mỗi thành viên phải biết phát huy những điểm
mạnh, tích cực, tiễn bộ đồng thời hạn chế những thói quen cũ, những cách nghĩ trì trệ, tiêu cực Bởi, văn hóa mang tính bản sắc nhưng bên cạnh đó nó còn mang tính kế thừa và phát triển theo hướng hoàn thiện hơn.
Từ việc phân tích những khái niệm văn hóa công sở nêu trên, trong phạm
vi luận văn này, tác giả đúc kết như sau: “Văn hóa công sở là những giá trị có tính chuẩn mực chung, bao gom hệ thông các giá trị vật chất và giá trị tỉnh than,
có tính bên vững, được các thành viên của cơ quan, doanh nghiệp công nhận và
biểu hiện trong toàn bộ hoạt động, được duy trì, hoàn thiện và phát triển nhằm tạo ra dau ấn riêng biệt, góp phan nâng cao chất lượng công việc đồng thời xây
dựng một môi trường công sở minh bạch, đúng pháp luật và hiệu quả cao”.
17
Trang 261.1.2 Đặc trưng và vai trò của văn hóa công sở 1.1.2.1 Đặc trưng cua văn hóa công sở
Văn hóa công sở là một bộ phận của văn hóa nói chung, là thành quả trí tuệ
sáng tạo của con người, thé hiện bản chất nha nước và truyền thống dân tộc của
mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử Chính vì vậy, văn hóa công sở có những
đặc trưng sau:
a Tính hệ thốngVăn hóa công sở được thực hiện bởi các cơ quan trong hệ thống chính trị ViệtNam, do đó nội dung của văn hóa công sở thể hiện tôn chỉ và bản chất của hệ thốngchính trị Trải qua các thời kỳ, vấn đề chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, cơ quanhành chính nhà nước và các tô chức đoàn thé với mục tiêu vững mạnh, minh bạch
cùng đội ngũ nhân sự có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đều được các thế
hệ lãnh đạo quan tâm, chú trọng Có thê thấy, tính hệ thống của văn hóa công sở được thê hiện thông qua việc mọi cơ quan, đơn vị đều nhận thức tam quan trọng và
xác định văn hóa công sở là nhiệm vụ hàng đầu Những quy định về văn hóa công
sở được ban hành bởi các cơ quan có thâm quyền trở thành cơ sở pháp lý chung vàđược áp dụng cho các cơ quan trong cùng hệ thống Tắt cả đều cùng nhau hướng đến
thành tựu mang ý nghĩa to lớn là xây dựng, thực thi và hoàn thiện một nền văn hóa công vụ văn minh, chuyên nghiệp Hơn hết, mỗi cán bộ, công chức, viên chức đều
không ngừng học tập, rèn luyện và ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, hết
lòng phục vụ nhân dân Qua đó, tạo dựng được mối quan hệ mật thiết giữa các cơ
quan, tô chức với nhân dân Nêu bật những nét đẹp văn hóa của một nền hành chính
hiện dai, phủ hợp với tinh thần Đại hội XIII của Dang Cộng Sản Việt Nam về định hướng phát triển văn hóa, con người “Chui trọng xây dựng môi trường văn hóa công
sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn”[2] tạo cơ sở pháp ly cho cả hệ thong
chính trị và toàn thể nhân dân triển khai thực hiện.
Trang 27tại Hội nghị lần thứ lần 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) với Nghị quyết
về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cau phát triểnbên vững đất nước”, đã nhân mạnh yếu tố con người vừa là chủ thé vừa là đối tượngcủa văn hóa Tiếp tục cụ thê hóa chủ trương, đường lối của Đảng về đổi mới văn hóa,
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhắn mạnh quan điểm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh hun đúc lên phẩm chất, cốt cách của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước Nghị Quyết khang định “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là
x A
then chốt; xây dựng văn hóa, con người làm nên tang tinh than” [1.tr.17] va “Tậptrung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về tư tưởng, tổ
chức va đạo đức ”[1.tr.47] mà nội hàm đạo đức ở đây chính là văn hóa công sở, chủ
thé thực hiện là cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thông chính tri.
Có thé nói, văn hóa công sở hình thành trong tiến trình tạo dung, phát triểncủa mỗi cơ quan và được nuôi dưỡng trong cái nôi lịch sử của dân tộc Trải quaquá trình hoạt động, văn hóa công sở được thử thách, chọn lọc và tồn tại một cáchbền vững, được mọi thành viên công nhận và truyền đạt từ giai đoạn này qua giaiđoạn khác Chính vì vậy, văn hóa công sở có bề dày lịch sử, chiều sâu và mang
tính 6n định cao Dù có bat cứ thay đôi nào về cơ cau tổ chức, nhân sự, chia tách, sáp nhập hay hợp nhất cơ quan thì những nét văn hóa đã có luôn được giữ gìn,
duy trì và đổi mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế Sự phát triển của văn
hóa chính là quá trình kết nối các yếu tô truyền thống và hiện đại, bắt buộc văn hóa công sở không ngừng tái tao, chat lọc những tinh hoa dé kế thừa và phát huy.
c Tính gia tri
Cấu trúc của văn hóa công sở bao gồm những thành tô vật chất hữu hình, déquan sát và thay đổi cùng những giá trị tỉnh thần như niềm tin, thái độ, phong cách
giao tiếp, ứng xử của cá nhân trong tổ chức Bên cạnh đó, cấu trúc của văn hóa
công sở còn chứa đựng hệ thống các giá trị được tuyên bố như sứ mệnh, tầm nhìn,
triết lý, giá trị cốt lõi, chiến lược, quy tắc ứng xử, có vai trò là nền tang cho hoạt động của tô chức và được công khai rộng rãi Chúng thực hiện chức năng định hướng đồng thời là tài liệu mô tả chính xác về một cơ quan, doanh nghiệp.
19
Trang 28Văn hóa công sở được nuôi dưỡng từ những thành tố trên và với từng giaiđoạn cụ thé, văn hóa luôn thực hiện tốt chức năng điều chỉnh xã hội của mình và
làm nổi bật các hệ giá trị chân — thiện — mỹ trong hoạt động công vụ Do là những
giá trị của tri thức khoa học; phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ, công chức; là vẻ
đẹp trong giao tiếp ứng xử, diện mạo, thời trang: bài trí công sở khoa học, hiện đại nhằm tao ra một môi trường làm việc năng động và hiệu quả Dé phát huy hệ giá trị tốt đẹp mà văn hóa công sở mang lại, mỗi cơ quan cần phải định hướng và thực hiện những biện pháp mang tinh chat tong thé kết hợp với sự quyết liệt trong chỉ
đạo của người đứng đầu cũng như sự nỗ lực hết mình của từng thành viên
d Tính nhân sinh
Khi nghiên cứu về văn hóa công sở, chúng ta nhận biết được chủ thé sáng
tạo ra nó là cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vỊ.
Văn hóa công sở chính là yếu tổ tác động toàn diện đến sự phát triển trình độ và
pham chat của những con người làm việc trong công sở Minh chứng qua việc văn hóa đem lại giá trị nhân sinh, xây dựng niềm tin, phong cách làm việc năng động, chuyên nghiệp và xây dựng nếp sống đẹp trong đời sống xã hội của mỗi cán bộ,
công chức, viên chức Văn hóa công sở không chỉ gói gọn ở môi trường công sở,
mà những giá trị nhân sinh của nó tồn tại và vận hành ngay cả trong cuộc sống
thường nhật của những con người làm việc tại công sở Theo nghĩa Hán Việt,
“nhân” là người, “sinh” là sống Do đó, nhân sinh chính là cuộc sống của con
người, đây không đơn thuần là việc duy trì sự sống sinh học, mà còn nhân mạnh
đến cảm xúc, chất lượng và gia tri cuộc sống mang lại cho xã hội Thực tế, đối với
những cá nhân làm việc trong công sở, sứ mệnh của họ không đơn thuần là thúc
đây chất lượng công tác của cơ quan mà còn là góp sức cho việc xây dựng xã hội
phát triển hơn thông qua quá trình lao động sáng tạo với những thành quả tốt đẹp.
Cũng nhờ đó, giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện năng lực trí tuệ, tình cảm, giúpbản thân nhận thức và xác định được mục tiêu, lý tưởng phan dau Đó chính là
nhân sinh quan cách mạng, đáp ứng được yêu cầu về hình mẫu con người mới của
xã hội chủ nghĩa, có tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thâm mỹ Bởi vậy, xây
20
Trang 29dựng đội ngũ con người xã hội chủ nghĩa vừa hồng vừa chuyên, chính là mục tiêu
cũng như động lực to lớn trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
1.1.2.2 Vai trò cua văn hóa công sở
a Vai tro cua văn hóa công sở đối với các cơ quan, tổ chức nói chung
Thứ nhất, Văn hóa công sở định hình các giá trị nền tảng góp phần vào sự phát triển bền vững của cơ quan, tô chức.
Văn hóa luôn được định hình và gan lién voi su phat triển của tô chức Mỗi
cơ quan khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cần xác định rõ nguồn lực
hiện có trong đó yếu tô con người đóng vai trò quyết định Con người là chủ thể
sáng tạo ra văn hóa song toàn bộ giá tri của văn hóa thêu dệt nên những phẩm
chất, năng luc, tinh thần của con người Có thể nói, cốt lõi của văn hóa công Sở
chính là hệ thống các giá trị nền tảng với toàn bộ tri thức, kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, về kỹ năng sống và phong cách làm làm việc được tích luỹ trong quá trình hoạt động công vụ của cán bộ, công chức Sự gắn kết giữa người lao
động với mục tiêu phát triển của tổ chức là yêu cầu và mong muốn của bất kỳ một
tổ chức nào Chính vì vậy, nhiều cơ quan ngay từ đầu đã xác định rõ sứ mệnh,tầm nhìn và giá trị cốt lõi nhằm định hướng cách thức làm việc của từng thành
viên và tiền đề cho việc thiết lập những giá trị mang tính lâu bền của tô chức.
Văn hóa công sở ra đời cùng với sự hình thành của cơ quan và được bồi dap từ
những nỗ lực của mọi cá nhân trong tổ chức, vì thế nó được mọi người công nhận và
thực hiện trên tinh thần tự nguyện Những nét văn hóa này ôn định và tác động tới
suy nghĩ, hành động của tất cả các thành viên, được mọi người coi đó là cách hành
xử quen thuộc, không thay đổi dù có những biến đổi về cơ cau tô chức hay nhân sự
Có thê nói, văn hóa công sở góp phần vào sự phát triển bền vững của cơ quan Chính
sự 6n định về văn hóa này sẽ giúp cho người lao động vững tâm và luôn làm việc
với tâm thé nỗ lực, cô gang hoàn thành tốt mọi nhiệm vu được giao Song, sự ôn định
tương đối của văn hóa cần được phân biệt với những thói quen xấu, cách thức làm
việc không phù hợp với yêu cầu của thời đại mới hay cải tiến của công việc Việc
xây dung và hoàn thiện văn hóa công sở đòi hỏi chúng ta phải “gan duc, khơi trong”.
Quá trình này sẽ được thực hiện liên tục bằng cách phát huy những giá trị tốt đẹp,
21
Trang 30hạn chế những suy nghĩ tiêu cực dé văn hóa được kế thừa và phát triển theo hướngtích cực hơn theo đúng với bản sắc vốn có của nó.
Thứ hai, Văn hóa công sở tạo nên bản sắc cho hoạt động văn phòng nói riêng
và hoạt động tô chức nói chung.
Thực tế, các cơ quan, đơn vị trong thời gian đầu thành lập, không thé có mộtvăn hóa công sở ôn định vì chưa tao lập được bản sắc văn hóa riêng biệt Trải qua
quá trình hoạt động lâu dài, dưới sự định hướng của lãnh đạo và cách thức làm
việc của từng bộ phận, các yếu tố của văn hóa công sở sẽ được tạo lập, thử thách
để rồi tồn tại như một hệ thống ồn định và bền vững Thực tế, mỗi một công sở là
một xã hội thu nhỏ, một tiểu hệ thống năm trong một đại hệ thống, có lịch sử hình
thành và phát triển, có các mối quan hệ bên trong nội bộ với công sở trong cùng
một hệ thống và xã hội Trong điều kiện đó, văn hóa góp phần quyết định vào việc thể hiện vai trò, chức năng, thâm quyền của mỗi cơ quan Tại mỗi cơ quan, ngoài các yếu tố, thành phần văn hóa công sở nhất định, có phần văn hóa làm nên bản
sắc riêng của nó, phân biệt nó với văn hóa của cơ quan, tô chức khác
Trong công sở, với những mối quan hệ đa chiều, văn phòng chính là mộttrong những môi trường có đầy đủ mọi điều kiện để nảy sinh văn hóa Văn hóa
được ví như một bộ gen của tô chức và được xây dựng trên những nét đặc thù
khác nhau của môi trường làm việc Xét trong phạm vi văn phòng, mỗi phòng ban
lại có phong cách làm việc khác nhau, tâm lý, tình cảm giữa các thành viên khác
nhau, Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong cách lãnh đạo, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Xét trên phạm vi tô chức, văn hóa công sở sẽ được
chọn lọc dé phủ hợp với đặc điểm chung của cơ quan và trở thành dấu an nhằmđảm bảo tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa công sở Đa dạng văn hóa là
khởi nguồn của bản sắc, giúp liên kết mọi thành viên và bộ phận trong cơ quan.
Nó là động lực thúc day sự phát triển, không chi nâng cao về chất lượng công tác
mà còn làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người lao động Cũng chính
điều này tạo nên sự khác biệt to lớn trong văn hóa giữa cơ quan này và cơ quan
khác, tạo ra niêm tự hao cho các thành viên về co quan, don vi của mình.
22
Trang 31Thứ ba, văn hóa công sở tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp cho cán bộ,
nhân viên của cơ quan, tô chức.
Văn hóa công sở là một trong những yếu tố thúc day sự gắn kết giữa các cá
nhân có chung mục tiêu Tại các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng ý thức, tác phong
làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên là yêu cầu không chi đơn thuần về yếu tô nhận diện mà quan trọng hơn cả, nó thúc đầy tinh thần tự giác, ý chí phan đấu của
từng con người dé từ đó nâng cao chất lượng công việc Chuyên nghiệp, hiểu theo
nghĩa chung nhất là sự hiểu biết sâu rộng về một lĩnh vực, tuân thủ kỷ luật lao động,
đạo đức nghề nghiệp và các giá trị chuẩn mực của tô chức Hơn hết, tác phong
chuyên nghiệp làm nỗi bật thương hiệu và văn hóa của cơ quan; cũng là chìa khóa
mở ra cơ hội và thành công cho mọi cá nhân, tổ chức
Trên thực tế, tính thống nhất của cơ quan chỉ có được khi thành viên của nó đều tự giác chấp nhận một bảng thang giá trị chung và hiệu quả hơn khi mỗi cá nhân đều tạo dựng cho mình một phong cách làm việc khoa học, sáng tạo Như
vậy, lãnh đạo có thể tạo ra một lực cộng hưởng với biên độ động lực làm việc lớnbăng cách phối hợp từ các cá nhân khác nhau Văn hóa công sở còn có thể khiếncác thành viên có chung một hướng đi, hoạt động có hiệu quả mà không cần có
những công cụ quản lý và cưỡng chế ép buộc.
Văn hóa công sở suy cho cùng là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đầy
đủ phâm chất “Nhdn, nghĩa, tri, ding” làm nền tang cho việc xây dung một phong
cách làm việc đáp ứng mọi yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất
nước Ngày nay, khi các cơ quan tổ chức xác định tập trung đầu tư cho việc phát triểnvăn hóa công sở là sự tư duy vô cùng sáng suốt của lãnh đạo Do là sự đầu tư khôngbao giờ thua lỗ, đi trước thời đại bởi văn hóa không bao giờ biến mat Văn hóa công
sở chính là nhân tô quan trọng đem đến một nền hành chính vững mạnh, làm nên sự
phát triển của cơ quan, tô chức nói riêng và hệ thống chính trị nói chung.
b Vai trò của văn hóa công sở đối với các cơ quan, don vị sau sáp nhập Như đã phân tích ở trên, văn hoá công sở đem lại nhiều lợi ích đối với các
cơ quan đơn vị Đặc biệt, đối với các cơ quan sau sáp nhập, văn hoá công sở càng
có nhiều ý nghĩa quan trọng hơn hết.
23
Trang 32Sap nhập được xem là quá trình kết hợp của hai hay nhiều tổ chức tương đồngvới nhau và cho ra đời một pháp nhân mới Sáp nhập giúp thúc đây sự phối hợp vàđổi mới trong công tác quản lý đồng thời giảm sự chồng chéo, tập trung đầu mối
và tiết kiệm mọi nguồn lực cho nhà nước Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu sáp nhập
thường nảy sinh nhiều vấn đề không mong muốn về bố trí nhân sự, quản lý tài sản,
tài chính, cơ sở vật chat; dan đến những hạn chế nhất định trong quá trình triên
khai chức năng, nhiệm vụ Dé 6n định tô chức và giải quyết nhanh chóng những khó khăn trên thì xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung của văn hoá công
sở sẽ là một trong những biện pháp được các nhà quản trị lựa chọn Bởi, văn hoá
công sở đối với các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập có vai trò, ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, văn hóa công sở không chỉ tạo ra sự chuyền biến về nhận thức, trách
nhiệm trong công việc cho người lao động mà còn giúp họ hiểu rõ những giá trị,
mục tiêu chung của tổ chức Đồng thời, văn hoá công sở giúp kết nối các thành viên
lại với nhau, xoá bỏ rào cản về khoảng cách địa lý hay đặc trưng vùng miền trong
việc vận hành và quản lý bộ máy.
Thứ hai, hoàn thiện, phát triển văn hoá công sở giúp đội ngũ nhân sự thay đôi
nếp nghĩ, cách làm của cơ chế cũ dé xây dựng tác phong và phương thức làm việc
nghiêm túc, trách nhiệm hơn Qua đó, tăng cường được hiệu quả công việc và góp
phần thúc đây sự phát triển của cơ quan, tô chức.
Thứ ba, giai đoạn đầu sáp nhập, đội ngũ nhân sự chưa thích nghi được với cơ
chế mới, dẫn đến việc phát sinh nhiều ý kiến trái chiều Văn hoá công sở giúp hạn
chế được những mẫu thuẫn không đáng có trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Hoặc nếu có xảy ra thì các xung đột sẽ được xử lý một cách nhanh chóng và ồn
thoả, đảm bảo được tính nhân văn và sự hài lòng của người lao động.
Thứ tw, văn hoá công sở giúp tạo dựng niềm tin của người lao động đối với
lãnh đạo đồng thời giúp cung cấp cho lãnh đạo những nguyên tắc điều hành cốt lõi Qua đó xác định được phương thức quản lý phù hợp, hiểu được cách tương tác với nhân viên và có định hướng đề phát triển đội ngũ nhân sự trong tương lai.
Với ý nghĩa như vậy, yêu cầu đặt ra cho các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập là
phải xây dựng và duy trì một văn hóa công sở tích cực, phù hợp với chức năng,
24
Trang 33nhiệm vụ của được giao trong bối cảnh mới Dé làm được điều này, các co quancần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tạo ra một tôn chỉ chung: khuyếnkhích giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận và cá nhân; công nhận sự đa dạng vàkhác biệt về phong cách làm việc của nhân viên; tạo ra một môi trường làm việc
dân chủ và thân thiện; khuyến khích sự sáng tao, học hỏi và phát triển của người
lao động Như vậy, văn hóa công sở có thể giúp các cơ quan sau sáp nhập tạo ra
một lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực và uy tín của mình trong xã hội.
1.1.3 Các biểu hiện của văn hóa công sởVăn hóa công sở có thé được thé hiện thông qua những dấu hiệu điền hình, đặctrưng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất công việc và mục tiêu phát triển của mỗi cơquan, tổ chức Trên cơ sở khảo sát và tìm hiểu các khung lý thuyết về văn hoá công
Sở, tac gia tông hợp các biêu hiện của văn hoá công sở qua hai hình thức chủ yêu sau:
lI BIEU HIỆN TRUC QUAN mi BIEU HIEN PHI TRUC QUAN
Nội quy, quy chế
làm việc và các quy
định về VHCS
Quy mô kiến trúc,
môi trường và phương tiện làm việc
Logo, khẩu hiệu
VAN HOA trong công sở
văn hoá giao tiếp
Năng lực chuyên môn Các hoạt động
phẩm chat của tập the
đội ngũ nhân sự
Sơ đồ 1.2: Các biểu hiện trực quan và phi trực quan của văn hóa công sở
(Nguôn: Theo khảo sát của tác giả)1.1.3.1 Biểu hiện trực quan của văn hóa công sở
Biểu hiện trực quan là những gì được nhìn thấy, nghe và quan sát trực tiếp
như nội quy, quy chê làm việc; chê độ chính sách, quy mô kiên trúc, môi trường
25
Trang 34và phương tiện làm việc, logo, khẩu hiệu, cử chỉ, hành vi của cán bộ, nhân viên
trong cơ quan, tổ chức Cụ thé như sau:
a Nội quy, quy chế làm việc của cơ quan
Đề vận hành hoạt động của công sở một cách hiệu quả va quản lý tốt mọi
nguồn lực thì mỗi cơ quan, tổ chức đều phải ban hành quy chế, nội quy làm việc.
Đó là những văn bản điều chỉnh các mối quan hệ nội bộ, có tính chất bắt buộc thi hành đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan, don vi.
Nội quy, quy chế được ban hành phải đầy đủ về mặt nội dung, đúng thể thức,phù hợp với yêu cầu về quy mô hoạt động, chức năng nhiệm vụ của tô chức Việcxây dung nội quy, quy chế giúp cho các thành viên đảm bảo thực hiện thống nhấtcác chính sách quản lý, qua đó ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình
trên cơ sở quy định được thể hiện trong quy chế nội bộ Từ đó đảm bảo việc thực
thi các hoạt động của cơ quan hiệu quả, không bị chồng chéo và chuyên nghiệp
Hơn hết nội quy, quy chế góp phần xây dựng nè nếp, kỷ cương thông qua việc
chuẩn hóa các hành vi, quan hệ ứng xử trong cơ quan Giúp hạn chế bệnh quanliêu, tham nhũng, lãng phí và là cơ sở để xử lý kỷ luật lao động, quy trách nhiệmvật chất đối với những cá nhân có hành vi vi phạm
b Chế độ, chính sách
Hệ thống chế độ chính sách là một trong những công cụ kiểm tra giám sát
đội ngũ cán bộ, nhân viên nhằm điều chỉnh và định hướng các hoạt động công sở
Bệnh cạnh đó, hệ thống chính sách tạo sự công bằng, khách quan góp phần thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tô chức.
Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội và
bảo hiểm y tế; tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng; chế độ hưu trí và trợ cấp mất sức
lao động; Công tác tô chức cán bộ, quy hoạch, quy trình bồ nhiệm; sử dụng biên
chế và các chế độ khác liên quan đến công chức, viên chức và hợp đồng lao
dong, Ngày nay, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động là truyền thống tốt đẹp đã và đang được tiếp nối, triển khai liền mạch qua các thế hệ lãnh đạo trong mỗi cơ quan, đơn vị Qua đó
mỗi cá nhân dù đang công tác hay đã nghỉ chế độ đều nhận thấy được rõ trách
26
Trang 35nhiệm cần nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nhằm hoàn thành tốt chức trách của mình,công tâm, thạo việc, tiếp tục đóng góp năng lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp
xây dựng cơ quan, tô chức phát triển vững mạnh hơn.
c Phẩm chất và phong cách lao động của lãnh đạoNgười lãnh đạo trong công sở là người đứng đầu, định hướng tầm nhìn cũngnhư hoạch định chiến lược cho tổ chức Một công sở xây dựng và phát triển thành
công nét văn hóa của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào lãnh đạo cơ quan.
Thực tiễn đã minh chứng, văn hóa công sở của cơ quan, tổ chức phụ thuộc
rất nhiều vào khả năng nhận thức, năng lực tổ chức, điều hành hoạt động công sởcủa cán bộ, công chức giữ vai trò quản lý Nếu người lãnh đạo nhận thức rõ ràng
về những giá trị mà văn hóa công sở mang lại, có sự quan tâm đến việc triển khai
thực hiện các nội dung của văn hóa công sở sở tại cơ quan, đơn vị mình thì văn
hóa công sở sẽ không ngừng được tăng cường và đảm bảo thực hiện Ngược lại,
nếu người lãnh đạo có không nêu cao tinh thần nhân văn — nhân ái của văn hóacông sở, quan liêu, cửa quyên, có thói quen áp đặt các quan điểm, duy ý chí cá
nhân trong công việc thì không thê phát huy tác dụng của văn hóa công sở, làm
ảnh hưởng tới chất lượng công tác của cơ quan, đơn vị Do đó, cần phải nêu cao
vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xây dựng, nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan, tô chức hiện nay.
d Năng lực chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ nhân sự
Năng lực chuyên môn là một trong những yếu tố góp phần đánh giá văn hoá
của từng cá nhân trong tô chức Xét một cách toàn diện, năng lực bao gồm các
thành tố như kiến thức, kỹ năng, thái độ và một số phẩm chất khác của cán bộ,
công chức, viên chức Trình độ, năng lực nhận thức còn biểu hiện thông qua mức
độ tự giác thực hiện các quy chế, quy định làm việc, các quy tắc, chuẩn mực ứng
xử, giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp và đối tác.
Pham chất đạo đức là nhân tổ thiết yếu dé đảm bảo cho văn hóa công sở luôn
phát triển và hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả Có thể thấy, việc
hình thành nên các chuẩn mực đạo đức công vụ của người cán bộ, công chức, viên chức là nhiệm vụ rất quan trọng Thực hành tốt văn hóa công vụ sẽ tạo động lực
27
Trang 36mạnh mẽ thúc đây chất lượng hoạt động, tạo môi trường dân chủ, tự do để mọi cánhân có điều kiện phát triển năng lực chuyên môn và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần Với nhận thức đó, mỗi cán bộ, công nhân viên phải tự rèn luyện minh,luôn gương mẫu và phải thường xuyên tu đưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp;
phải tiếp tục đôi mới tư duy, lề lỗi làm việc, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ được giao, dé góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển cơ quan, đơn vi
e Trang phục và văn hóa giao tiếp, ứng xử Trang phục, lễ phục của người lao động được quy định bởi cơ quan, tô chức,
nhằm dam bảo tinh thống nhất và thé hiện được nét văn hóa đặc trưng của tổ chức.Tuy tính chat, lĩnh vực hoạt động mà mỗi cơ quan sẽ lựa chọn mẫu đồng phục phùhợp và có những quy định cụ thé về việc mặc đồng phục trong quá trình làm việc
Trang phục, lễ phục là một yếu tố quan trọng trong văn hóa công sở tuy nhiên cần
được điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường làm việc và đối tượng khách
hàng hướng đến nhằm đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong công việc.
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tông thể văn hóa với tổ hợp gồm các thành tố như lời nói, hành vi, thái độ và cách ứng xử Văn hóa giao tiếp trong công
vụ phản ánh giá trị cốt lõi của văn hóa công sở Kỹ năng giao tiếp thể hiện phần
nào năng lực trí tuệ, khả năng tư duy của cá nhân trong việc thực hiện các hoạt
động chuyên môn ở công sở cũng như trong đời sống, xã hội Giao tiếp ứng xử
trong văn hóa công sở gồm giao tiếp với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, cá nhân
và đối tác Ứng xử có văn hóa nơi công sở mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ
tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết, thống nhất của tập thể mà còn tạo bầu không khí
làm việc cởi mở, tích cực, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
# Quy mô kiến trúc, môi trường và phương tiện làm việc
Quy mô kiến trúc là một yếu tố quan trọng trong văn hóa công sở, bao gồm kiến trúc ngoại thất và nội thất, đo đó khi thiết kế cần đảm bảo tuân thủ các nguyên
tắc, phù hợp với lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tô chức
Một trong những yếu tô đề thúc đây chất lượng công việc trong các cơ quan,
tổ chức hiện nay là đảm bảo điều kiện về môi trường và phương tiện làm việc cho
người lao động Mỗi cơ quan phải xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu song song
28
Trang 37với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn Trước hết, đơn vị phải đảmbảo điều kiện về cơ sở vật chất, kết hợp ứng dụng tiễn bộ của khoa học, côngnghệ để nâng cao chất lượng công việc, tiết kiệm tài chính và thời gian Trangthiết bi văn phòng phải được bố trí hợp lý, có tính thâm mỹ cho không gian cũng
như đem lại sự tiện dụng trong quá trình làm việc.
Thực tế, đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất và xây dựng môi trường
làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp cho người lao động phát huy toàn bộ năng lực,
làm việc có trách nhiệm và cống hiến hết mình cho tô chức Quan tâm đầu tư cho
môi trường làm việc của cán bộ, công chức sẽ là một trong những bước đệm vững
chức hỗ trợ cho quá trình hoàn thành mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị.
g Logo, khẩu hiệu trong công sở
Logo được coi là một tác phẩm thiết kế sáng tạo, thể hiện được hình tượng
về một tô chức băng ngôn ngữ nghệ thuật phố thông Logo là hình thức đơn giản của biêu tượng nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tao dung thương hiệu.
Nó được xem là tín hiệu thâm mỹ, chứa đựng các thông tin vô cùng hàm súc đề
cơ quan, doanh nghiệp thể hiện được năng lực hoạt động của mình và truyền đạt
hoàn hảo các yếu tố về tinh chất, giá trị cốt lõi đến khách hàng
Khau hiệu (slogan) là câu văn ngắn gọn và cô đọng chứa đựng thông điệp mang tinh mô tả về một van dé nào đó mà tổ chức muốn thông báo đến mọi thành
viên hoặc dùng dé hô hào nham phát động phong trào nội bộ Khẩu hiệu là cách
diễn đạt cô đọng nhất của triết ly hoạt động công sở Đặc biệt, khẩu hiệu còn là kim chỉ nam, nhắc nhở và định hướng các hành vi của thành viên trong tô chức.
Logo và khâu hiệu đều là những yếu tổ then chốt dé cau thành một bộ nhận
diện thương hiệu, nhờ đó tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, giúp cho khách hàng/đối tác hình dung được những giá trị, tầm nhìn và định hướng của tổ chức.
h Các hoạt động tập thể
Hoạt động tập thé của cơ quan, tô chức bao gồm các nghỉ thức, lễ hội, các sự
kiện văn hóa — thé thao trong công sở Những hoạt động tập thé này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi đơn vị, đây không chỉ là cơ hội giới thiệu hình ảnh và thể hiện các
giá trị văn hoá của tô chức mà còn tạo điều kiện kết nối các thành viên lại với nhau
29
Trang 38Nhờ đó, rút ngăn khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa cấp trên với cấp dưới,
bộ phận này với bộ phận khác Góp phần tăng tính đoàn kết, nhất trí trong nội bộ,
tạo nên một tập thể vững mạnh, cùng nhau thúc đây sự phát triển của tô chức.
1.1.3.2 Biểu hiện phi trực quan của văn hóa công sở
Biểu hiện phi trực quan được hiểu là những biểu hiện về trạng thái tình cảm
và hành vi của mỗi cá nhân trong tổ chức Biểu hiện phi trực quan giúp lãnh đạo định hướng và giúp cán bộ, nhân viên xác định rõ về mặt tư tưởng điều gì là quan trọng nhất đề từ đó có hành vi ứng xử phù hợp Biểu hiện phi trực quan bao gồm
các hệ thống các giá trị, thái độ, niềm tin và triết lý,
a Sứ mệnh, tầm nhìn và gid tri cốt lõi
Sứ mệnh là những mục tiêu, nhiệm vụ chính của tổ chức được thể hiện bằng
một tuyên bố ngắn gọn, súc tích Tuyên bồ sứ mệnh là một hình thức tự khăng định
của cơ quan đối với xã hội về mục đích tôn tại, phát triển của mình Bởi vậy, các
nhà lãnh đạo cần phải nhận định chính xác sứ mệnh, có những phương pháp quản
lý hiệu quả nhằm thúc đây tinh thần làm việc, sự sang tạo của đội ngũ nhân sự va tạo bước tiễn trong quá trình thực hiện thành công sứ mệnh của cơ quan, đơn vỊ.
Tầm nhìn là định hướng phát triển và mục tiêu cần đạt được của tô chức tại
một thời điểm trong tương lai Tuyên bồ tầm nhìn là hình thức tự định vị trên cơ
sở sứ mệnh và mong muốn của tô chức Tầm nhìn không bắt buộc về mặt pháp lý
nhưng một khi đã xây dựng và muốn công khai với xã hội thì phải đảm bảo các
yêu cầu như khái quát cụ thể mục tiêu, truyền được cảm hứng cho nhân viên và công khai rộng rãi bằng nhiều phương thức truyền thông khác nhau.
Giá trị cốt lõi là tập hợp những quy tắc hướng dẫn mang tính thiết yếu và
lâu dai, anh hưởng đến quyết định và hành động của một tô chức Không phải
ngẫu nhiên mà hiện nay các cơ quan, doanh nghiệp rất coi trọng việc xây dựng giá trị cốt lõi Bởi vì, các quyết định của lãnh dao được củng có hơn nhờ vào giá
trị cốt lõi Các đối tác, khách hàng có thể nhận diện cơ quan, doanh nghiệp một
cách chi tiết và rõ ràng hơn nhờ giá tri cốt lõi Đặc biệt, dé hình thành nên tam nhìn của tổ chức cũng rat cần đến yếu tô giá trị cốt lõi Đây sẽ là nền móng giúp thu hút một đội ngũ nhân viên có năng lực và có nhiều đóng góp cho tập thé.
30
Trang 39b Giá trị niềm tin và thái độ làm việcNiềm tin là một trong những yếu tố then chốt dé tạo nên động lực và chất lượngthực thi công việc Niềm tin trong tổ chức chỉ được tạo dựng khi các thành viên có tinhthần tương hỗ và hợp tác với nhau, cộng hưởng sức mạnh tập thể đề gặt hái thành công
cho tô chức Tuy nhiên, xây dựng niềm tin trong tô chức là van đề khó, cần được tiếp cận từ nhiều góc độ như: tâm lý học, xã hội học, quản tri học, Do vậy, việc hiểu bản chất và xác định niềm tin là hết sức quan trọng, cần phải hiểu rõ sự mong đợi của các thành viên, hiểu rõ môi trường của tô chức và các hệ giá trị chung.
Ngoài ra, văn hóa công sở còn được thể hiện qua thái độ làm việc của các
thành viên trong tổ chức, bao gồm thái độ tích cực, chịu trách nhiệm, cùng thái độhọc tập và cai tiền Sự kết hợp của những yếu tố này sẽ góp phan tạo nên một môi
trường làm việc khoa học và sáng tạo Giúp đảm bảo rang các thành viên sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách đầy đủ và chính xác, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáng tin cậy Hơn hết, sự đôi mới và cải tiến liên tục góp phần tăng cường
hiệu quả công việc và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng/đối tác hiện nay
1.1.4 Trách nhiệm xây dựng và thực hiện văn hoá công sở
Đề văn hoá công sở đạt được những thành tựu nhất định thì việc tô chức thực
hiện cần triển khai trên diện rộng đối với tất cả các cá nhân, bộ phận thuộc cơ
quan đơn vị Tuỳ theo chức danh và vị trí, trách nhiệm của mỗi người được xác
định khác nhau Nhìn chung, trách nhiệm trong việc xây dựng và tô chức thực
hiện văn hoá công sở được chia thành các nhóm cơ bản như sau:
1.1.4.1 Trách nhiệm của người đứng dau cơ quan, don vịNgười đứng đầu cơ quan, đơn vị là người có quyết định cuối cùng về việc
xây dựng, ban hành, phổ biến, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh gia các van đề
liên quan đến văn hoá công sở Vì vậy, việc xây dựng và tô chức thực hiện văn
hoá công sở trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu co quan Dé có những
quyết định quản lý và các biện pháp chỉ đạo phù hợp thì người đứng đầu cần nhận
thức đúng vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện văn hoá công sở.
Việc nhận thức đúng vai trò cùng với sự theo dõi, điều hành sát sao của lãnh
dao sẽ giúp cho van hoá công sở của cơ quan đi vào nê nép, tao ra dâu ân riêng
31
Trang 40biệt và định hình được những giá tri nền tảng cho tổ chức Đề thực hiện tốt tráchnhiệm trong lĩnh vực này thì người đứng đầu phải hiểu đúng về nội dung và tầmquan trọng của văn hoá công sở; giao trách nhiệm cho bộ phận tham mưu, đồngthời yêu cầu bộ phận, cá nhân thường xuyên báo cáo tình hình triển khai thực hiện
khác) Như vậy, trách nhiệm của bộ phận được giao quyền, ủy quyền trong việc
xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa công sở gồm:
Một là, tham mưu và giúp cho lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp tô chức lay ý
kiến của cán bộ quản lý và toàn thể viên chức, người lao động dé lựa chon và xác
định các giá tri cốt lõi, làm nền tảng, định hướng cho hoạt động của cơ quan.
Hai là, tham mưu và giúp cho lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp xây dựng, ban
hành các quy chế, quy định về văn hóa công sở.
Thứ ba, tham mưu và giúp cho lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp t6 chức phd
biến các quy chế, quy định về văn hóa công sở; t6 chức kiểm tra, đánh giá kết quả và
báo cáo tổng kết tình hình thực hiện; đề xuất với lãnh đạo các biện pháp khen thưởng hoặc xử lý những vi phạm (nếu có) trong quá trình thực hiện văn hóa công sở.
1.1.4.3 Trách nhiệm của cá nhân/bộ phận thực hiện
Nếu người đứng đầu có trách nhiệm đưa ra các quyết định, bộ phận được
giao quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện thì các cá nhân/bộ phận thực hiện cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa công sở ở cơ quan,
đơn vị Thực té, người đứng đầu có định hướng, chỉ đạo; bộ phận Hành chính văn
phòng có phô biến, hướng dẫn cụ thé các nội dung nhưng bản thân người lao động không đề cao vai trò và có ý thức tuân thủ thì văn hóa công sở của cơ quan sẽ
không đạt được thành tựu như mong đợi.
32