Nhận thấy đƣợc ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng tính hữu hiệu việc lập ngân sách dự tốn tại các NGO, do đó, tơi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒ THỊ HIỀN GIANG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI
CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 8 34 03 01
Đà Nẵng, năm 2022
Trang 2Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: GS TS TRƯƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: PGS.TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN
Phản biện 2: TS PHAN KHOA CƯƠNG
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ế to n họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 8 năm 2022
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
− Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
− Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Đối với cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận, trong quá trình quản lý và hoạt động của mình, các tổ chức luôn đặt mục tiêu duy trì sự bền vững về mặt tài chính
Ngân sách là một trong những công cụ tài chính mà NGO có thể sử dụng để định hình con đường của các tổ chức phi lợi nhuận hướng tới sự bền vững về tài chính Việc lập dự toán ngân sách hữu hiệu cho phép các tổ chức phi lợi nhuận dự kiến các nguồn thu, trích lập quỹ hợp lý, lập kế hoạch dự phòng và theo dõi các khoản chi phí
để đảm bảo rằng chúng được thực hiện theo đúng ế hoạch Quy trình lập dự toán ngân sách, bao gồm cả dự báo, cung cấp sự rõ ràng
về tương lai tài chính có thể như thế nào Điều này đặt tổ chức hay
dự án vào vị trí tốt hơn để đưa ra c c quyết định trước, phù hợp nhằm đ p ứng những thách thức và đối phó với rủi ro có thể có đe dọa đến sự tồn vong của tổ chức
Để lập một dự toán ngân sách, các NGO cần hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình dự toán ngân sách, từ đó có phương
án thích hợp áp dụng trong điều kiện cụ thể của mình Nhận thấy được ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu việc lập ngân sách dự toán tại các NGO, do đó, tôi lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán trong các NGO” Và trong giới hạn thời gian, nghiên cứu chỉ
tập trung vấn đề này ở các NGO nước ngoài tại KVMTTN
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung các vấn đề cơ bản sau:
Trang 4- Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách trong các NGO ở KVMTTN
- Đo lường và đ nh gi mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách trong các NGO ở KVMTTN và hàm ý đề nghị chính sách liên quan
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các NGO nước ngoài ở KVMTTN:
Có khoảng1.500 lao động làm việc cho các tổ chức nước ngoài tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên (số liệu lấy từ trang website của Trung tâm phục vụ đối ngoại Đà Nẵng, ngày 10/04/2022)
Nghiên cứu được thực hiện từ th ng 3/2022 đến tháng 6/2022
Nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của việc lập dự toán ngân sách trong các NGO nước ngoài
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương ph p nghiên cứu định lượng: Sử dụng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của việc lập dự toán tại các NGO Thực hiện khảo sát bằng công cụ trực tuyến Kobo Toolbox và gửi bảng khảo sát qua đến các nhân viên đang làm việc cho các NGO trên địa bàn KVMTTN
Nghiên cứu sử dụng phương ph p phân tích số liệu bằng ứng dụng phần mềm SPSS
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa hoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước và tiến hành khám phá
và phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của việc lập
dự toán ngân sách tại các NGO Sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu sâu
Trang 5- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ hàm ý chính sách
và đề xuất cho các NGO trong việc nâng cao tính hữu hiệu của việc
lập ngân sách hữu hiệu
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực nghiệm nghiên cứu về nhân tố ảnh
hưởng đến việc lập ngân sách ở các NGO
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách
Trang 6CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU VỀ
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LẬP NGÂN SÁCH TẠI
Ngân s ch được xem là một công cụ để lập kế hoạch, kiểm
soát và quản lý việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm của đơn vị
trong việc lập mục tiêu tài chính để thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn
của đơn vị Việc lập dự toán ngân sách là việc chuyển mục tiêu của
đơn vị thành kế hoạch cụ thể
1.2.3 Tính hữu hiệu của ngân sách
Một ngân sách hữu hiệu là ngân sách hỗ trợ được các quyết
định của tổ chức Để vừa đạt được mục tiêu dự án, vừa đạt được sự
hài lòng của các bên bao gồm sự hài lòng của nhà tài trợ, nhà nước,
người hưởng lợi từ dự án, và chính tổ chức đó, vừa thu hút thêm
nguồn lực mới, thì bản ngân sách phải phân bổ chi phí một cách hợp
lý cho các mục tiêu hoạt động, các khoản chi tiêu thực tế không sai
khác nhiều so với ngân sách và lập ngân sách phải mang tính tuân
thủ pháp luật, quy định của nhà nước, nhà tài trợ, và quy định nội bộ
của tổ chức
1.2.4 Đặc trưng của việc lập dự toán ngân sách tại NGO
Trang 7
1.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài
Trong quá trình thực hiện luận văn, một số tài liệu có liên quan được sử dụng để phục vụ nghiên cứu của đề tài như sau:
Theo Enock O Atunda (2014) các chính sách nội bộ, hay sự tham gia của c c bên liên quan đến quá trình lập ngân sách, và trình
độ nhân viên lập ngân sách có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách
Theo Mostashari A (2005) đề nghị quy trình ngân sách, và chính sách của tổ chức là một công cụ quan trọng ảnh hưởng đến việc lập ngân sách và ảnh hưởng đến sự hoạt động bền vững của NGO
Theo Kagendo ( 2013 đã huyến nghị rằng để đảm bảo tính hiệu quả của ngân sách, tổ chức phi chính phủ cần đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan, từ đó làm tăng sự hài lòng và mức độ hữu hiệu của bản ngân sách Nghiên cứu đề nghị các tổ chức NGO nên tuyển dụng và lựa chọn những nhân viên đủ tiêu chuẩn về hành nghề tài chính và đào tạo những nhân viên này một c ch đầy đủ để thực hiện công việc hiệu quả
Theo Rebecca C và Ibrahim A (2016) kiểm soát tài chính hiệu quả, nhân viên của tổ chức và thành viên ban quản trị được yêu cầu tham gia vào quá trình lập ngân sách, ngân sách hữu hiệu hay không sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu dự án mà họ chịu trách nhiệm
Kỹ năng và inh nghiệm của c c nhân viên NGO đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì kiểm soát tài chính tốt
Theo Stanley Gladstone (2021) đề nghị cần phải xây dựng một
kế hoạch chi tiết phối hợp đầy đủ cả về tài chính và định lượng cho giai đoạn sắp tới Thời gian của giai đoạn này thường là một năm Kế
Trang 8hoạch này cần phù hợp với chiến lược phát triển dài hạn của tổ chức, mặc dù trong thời gian ngắn hạn của năm ngân s ch, c c điều kiện có thể xảy ra có thể làm giảm mục tiêu này
Mwasi R.M (2017) khẳng định rằng mức độ hiệu quả hoạt động của tổ chức có sự quyết định bởi các yếu tố như năng lực của ban lãnh đạo trong việc quản lý nguồn nhân lực trong phạm vi thực hiện ngân sách
1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu
Ở trên thế giới đã có những nghiên cứu về tính hữu hiệu của việc lập ngân s ch trong lĩnh vực NGO trên thế giới, tuy nhiên, với đặc trưng nền kinh tế xã hội và mặt bằng nhân sự của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt với c c nước đang ph t triển khác, vậy nên các nghiên cứu này, có thể không hoàn toàn phù hợp và có thể ứng dụng
ở Việt Nam Vì thế cần thiết có một nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu việc lập ngân sách cho NGO tại Việt Nam Do phạm vi thời gian của nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài này thực hiện ở KVMTTN để khám phá nhân tố phù hợp ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách tại các NGO KVMTTN
1.2.3 Hướng nghiên cứu
Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm ở trên cho thấy các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách tại c c NGO là: Năng lực của nhân viên lập ngân sách, nặng lực của người quản lý, sự tham gia của các bên liên quan, kế hoạch hoạt động phù hợp và chính sách nội bộ của tổ chức NGO Các nghiên cứu thực nghiệm này là cơ sở để tác giả tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình
Trang 91.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA VIỆC LẬP NGÂN SÁCH Ở CÁC NGO
1.3.1 Năng lực của nhân viên lập ngân sách
Nguồn nhân viên có kỹ năng và inh nghiệm, những người này luôn thực hiện việc lập ngân sách một cách hợp lý và hiệu quả Điều này đã giúp tổ chức đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả Thực tế cho thấy rằng c c chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn được thực hiện để đảm bảo nhân viên hiểu và thực hiện tất cả các hoạt động một cách hiệu quả và hợp lý
1.3.2 Năng lực của người Quản lý
Giám đốc điều hành và nhân viên của các NGO đóng góp quan trọng trong việc quản lý và duy trì hoạt động bền vững cửa tổ chức Họ cung cấp các kế hoạch tài chính và chiến lược cập nhật Năng lực nguồn nhân lực, nặng lực lãnh đạo, năng lực kỹ thuật và nặng lực tạo động lực cho nhân viên nhân viên là ba yếu tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của các NGO
1.3.3 Sự tham gia của các bên liên quan vào việc lập ngân sách
Các bên liên quan của một NGO là cộng đồng, các nhà tài trợ, nhà nước và chính tổ chức Cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và cần được coi trọng NGO phối hợp với các nhà tài trợ trong nước hoặc quốc tế, góp phần thành công Thành công ở đây có nghĩa là số tiền họ đưa ra phục vụ cho mục đích chung của NGO và nhà tài trợ Đối t c nhà nước nắm rõ c c ưu thế, nhược điểm của địa phương nơi có hoạt động, đồng thời là nơi ph t hành chính sách ảnh hưởng rộng rãi đến sự phát triển của cộng động địa phương
Do đó, sự tham gia của đối t c nhà nước trong việc lập ngân sách ảnh
Trang 10hưởng đến việc thuận lợi trong triển khai và phù hợp với sự phát triển nội tại ở cộng đồng địa phương
1.3.4 Kế hoạch hoạt động phù hợp
Kế hoạch hoạt đồng phù hợp được hiểu là các kế hoạch trong tương lai được hạch định phù hợp về quy mô hoạt động, ước tính thời gian phù hợp, và nguồn lực tham gia phù hợp vào hoạt động đó
Chương 1 cũng đã trình bày tổng quát cơ sở thuyết và thực nghiệm nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến việc
lập dự toán ngân sách tại các tổ chức NGO
Trang 11CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ Ở
KHU VỰC MIỀN TRUNG TÂY NGUYÊN
Hiện tại trên địa bàn Miền Trung Tây Nguyên có đến 80 tổ
chức NGO đang hoạt động với gần 1500 nhân viên
Tại KVMTTN, vai trò của các tổ chức phi chính phủ đang
được nâng cao trong cộng đồng c c được coi là một trong những tác
nhân thúc đẩу ѕự phát triển bền ᴠững, khắc phục nghèo khổ ᴠà tham
gia хâу dựng chính ѕ ch, góp phần bảo đảm quуền con người, và хâу
dựng quan hệ thương mại bình đẳng giữa các vùng, c c nước
2.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2.1 Xây dựng giả thuyết
Dựa trên việc tổng hợp các lý thuyết trên thế giới trước đây,
cùng với kinh nghiệm của bản thân tác giả, giả thuyết đặt ra là:
- Năng lực của nhân viên càng tốt thì càng ảnh hưởng tích cực
đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách ở các NGO
- Năng lực người quản lý càng tốt ảnh hưởng tích cực đến tính
hữu hiệu của việc lập ngân sách ở các NGO
- Sự tham gia các bên liên quan càng tích cực thì ảnh hưởng
càng lớn đến tính hữu hiệu của việc lập ngân sách ở các NGO
Trang 122.2.2 Mô hình nghiên cứu
Năng lực của nhân viên lập NS
+ Số năm kinh nghiệm
+ Kỹ năng liên quan
+ Được đào tạo kỹ lưỡng
Năng lực của người quản lý
+ Quy mô hoạt động
+ Thời gian, thời lượng
+ Nguồn lực tham gia
Trang 132.2.3 Xác định các biến của mô hình
2.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi
a Kết cấu bảng câu hỏi
b Nội dung bảng câu hỏi
2.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thu thập dữ liệu
Có 150 bản câu hỏi được gửi đến người được khảo s t dưới hai hình thức là phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát giấy và thông qua đường dẫn trên mạng internet Công cụ internet được tác giả sử dụng là Kobo Toolbox
2.3.2 Xử lý số liệu
Sau khi thu thập bảng câu hỏi được trả lời từ những người tham gia, dữ liệu được kiểm tra tính đầy đủ và chỉ những c i được điền đầy đủ và đúng c ch mới được đưa vào phân tích
2.3.3 Mã hóa thang đo
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để phân tích dữ liệu
Mã hóa biến quan sát thông qua phần mềm
2.3.4 Phương pháp chọn mẫu
Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện tốt thì cỡ mẫu để nghiên cứu có thể phân tích tốt tối thiểu N≥5*x (x: là tổng số biến quan sát), trong nghiên cứu này thì ích thước mẫu tối thiểu sẽ là 19*5 = 95 mẫu
Theo Tabachnick và cộng sự (1996) thì muốn phân tích hồi quy cho kết quả tốt thì cỡ mẫu ít nhất là N> 8*m + 50 (với m là số biến độc lập trong mô hình), nghĩa là với tổng số 5 biến độc lập của nghiên cứu này thì ích thước mẫu tối thiểu sẽ là 8*5 + 50 = 90 mẫu Dựa vào c ch x c định ích thước mẫu ở trên và tác giả phải thu thập tối thiểu 95 mẫu đạt yêu cầu
Trang 142.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
a Phân tích thống kê mô tả
b Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
Trong nghiên cứu này, tác giả quyết định sử dụng tiêu chuẩn
Cronbach alpha gần bằng hoặc cao hơn 0.7 và c c biến quan sát có
hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ
c Phân tích nhân tố khám phá EFA
Các tiêu chí trong phân tích EFA:
- Chỉ số của KMO đạt từ 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) sẽ điều
kiện đủ để phân tích nhân tố đó là phù hợp
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Các biến
quan s t có tương quan với nhau trong nhân tố nếu sig Bartlett’s Test
< 0.05
- Trị số Eigenvalue ≥ 1 mới tiếp tục được giữ lại trong mô
hình phân tích
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho
thấy mô hình EFA là phù hợp
d Kiểm định và đánh giá mô hình nghiên cứu
Trong kiểm định Pearson, chọn mức ý nghĩa nhỏ hơn sig<0.05
thì kết luận hai biến đó có mức độ tương quan h chặt chẽ với nhau,
ngược lại nếu sig > 0.5 thì hai biến đó hông tương quan nhau
Trong phân tích hồi quy đa biến, thì một biến độc lập có tác
động đến biến phụ thuộc nếu giá trị ý nghĩa (Sig) nhỏ hơn 0.05 Biến
nào có hệ số beta đã chuẩn hóa dương thì biến đó có t c động cùng
chiều đến biến phụ thuộc, nếu âm thì đó là t c động ngược chiều
Trang 152.3.6 Quy trình nghiên cứu
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, t c giả đã thiết kế mô hình nghiên cứu, phương ph p nghiên cứu, thống kê xây dựng một số nhân tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán ngân sách tại các tổ chức NGO bao gồm
5 nhóm nhân tố chính: Năng lực của nhân sự, Năng lực người quản
lý, Sự tham gia của các bên liên quan, Kế hoạch hoạt động phù hợp,
và Chính Sách của tổ chức
Trong chương này, t c giả cũng giới thiệu về phương ph p nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu, bước tiến hành, và cách thu thập dữ liệu cũng như cách xử lý dữ liệu trong nghiên cứu