1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKn cấp huyện Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam.

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Sáng kiến đã đề xuất được 5 giải pháp hoàn toàn mới để dạy học phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Việt lớp 1. Các giải pháp đều có tính sáng tạo, xuất phát từ kinh nghiệm dạy học sử dụng các phương pháp tích cực. Mặt khác, các giải pháp của sáng kiến không những khiến học sinh hào hứng trong các giờ học mà còn phát triển tốt các năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt là năng lực ngôn ngữ với các kĩ năng: Đọc, viết, nói và nghe.

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1 Tên sáng kiến

Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam

2 Ngày áp dụng sáng kiến

Sáng kiến “ Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam” được tôi áp dụng lần đầu ngày 12 tháng 9 năm 2021

3 Các thông tin cần bảo mật

Không

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Giáo viên gặp khó khăn khi nghiên cứu bài học môn Tiếng Việt 1 theo hướng tiếp cận truyền thống, chưa đổi mới nên chưa phát triển được năng lực cho học sinh khi học

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến

khi dạy học Tiếng Việt 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - NXB Giáo dục Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến

Giúp giáo viên có thêm hướng tiếp cận bài học, tạo được hứng thú và phát triển được năng lực học Tiếng Việt cho học sinh trong quá trình giảng dạy, đảm bảo được yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt 1

7 Nội dung

Trang 2

7.1 Thuyết minh giải pháp mới

Trong quá trình nghiên cứu bộ sách Tiếng Việt 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống để giảng dạy trong năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 -2022, tôi đã tìm ra được năm biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam

7.1.1 Tổ chức một số hoạt động giúp học sinh chủ động ghi nhớ nội dung bài học thông qua những hoạt động gần gũi

Với khả năng ghi nhớ còn hạn chế, nhiều học sinh chưa ghi nhớ được hết mặt âm, vần sau mỗi bài học Điều này khiến các em không còn hứng thú với các hoạt động học tập ở lớp và việc học trở thành áp lực Mặt khác với mỗi bài học dài các em thường thiếu sự chú ý với thời lượng một tiết học Vì thế, việc thay đổi hoạt động để các em hào hứng và phát huy được năng lực học môn Tiếng Việt là cần thiết

Qua các hoạt động trải nghiệm, đặc biệt là hoạt động viết, vẽ kết hợp với những câu chuyện thú vị qua các bức tranh các em có thể ghi nhớ được nhiều hơn nội dung bài học Các em biết chia sẻ về những gì các em làm, thông qua đó năng lực ngôn ngữ được phát triển

Ví dụ 1: Khi dạy bài 7: Ô ô ( Tiếng Việt 1 – Tập 1)

Ở hoạt động mở rộng giáo viên tổ chức hoạt động viết, vẽ với câu chuyện: “ Ngôi nhà chữ Ô” Qua hoạt động này học sinh không những chủ động ghi nhớ nội dung bài học mà còn rất hào hứng

Ảnh minh họa hoạt động mở rộng bài 7: Ô ô

Trang 3

Với mỗi bức tranh của các em là một câu chuyện kể khác nhau về ngôi nhà của riêng mình Ngôi nhà với những đám mây nhiều màu sắc là những dấu thanh Qua đó các em sẽ khắc sâu được nội dung bài học và môn học trở lên nhẹ nhàng, đầy hào hứng

Ví dụ 2: Khi dạy bài 35: Ôn tập ( Tiếng Việt 1- tập 1) Ở hoạt động khám phá, giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ sơ đồ những tiếng mà học sinh có thể ghép được từ vần vừa học Bằng những sơ đồ đơn giản, mang màu sắc trẻ thơ, các em có thể tự ghi nhớ nội dung bài học Tự tin chia sẻ với bạn và thầy cô về những gì mình làm được

Ảnh minh họa bài 35: Ôn tập

Từ sơ đồ trên, học sinh sẽ tự tin chia sẻ về bài làm của mình Học sinh cũng có thể chủ động tìm ra nhiều tiếng, từ mới Từ bài học này, học sinh có năng lực tư duy và dễ dàng tìm được nhiều tiếng mới cho những bài học tiếp theo Các em chủ động chiếm lĩnh được kiến thức

7.1.2 Lồng ghép bài học trên lớp với hoạt động trải nghiệm tạo hứng thú và sự kết nối giữa Tiếng Việt với cuộc sống hằng ngày của học sinh

Học sinh lớp một rất hào hứng với những hoạt động trải nghiệm Bởi lẽ các em thấy tò mò với những điều mới lạ Các em sẵn sàng tham gia những trải nghiệm mới cùng với thầy cô, bạn bè và cả những người thân trong gia đình Chính vì lí do đó nếu giáo viên khéo léo kết hợp những trải nghiệm bổ ích trong tiết học

Trang 4

Tiếng Việt cho học sinh thì chắc chắn mỗi bài học sẽ là một kỉ niệm sâu sắc với lứa tuổi học trò

Ví dụ 1: Khi dạy bài 14: Ch ch Kh kh ( Tiếng Việt 1- Tập 1) Trong phần đọc của sách có từ “ cá kho khế”, giáo viên khéo léo cho học sinh chia sẻ về món ăn này với bạn và thầy cô Sau đó cô giáo gợi ý cho học sinh cùng mẹ chuẩn bị món ăn này để thưởng thức

Ảnh minh họa hoạt động trải nghiệm

Qua hoạt động này học sinh vừa được trải nghiệm về món ăn dân dã, vừa biết cách chế biến, vừa được cùng mẹ nấu ăn Không khí gia đình trở lên ấm cúng, thân mật qua những hoạt động nhỏ Và “cá kho khế” không chỉ dừng lại ở việc hiểu nghĩa của từ, ghi nhớ âm kh mà còn hiểu được từ mùi vị của món ăn Một món ăn đầu tiên có bàn tay bé nhỏ của mình Cũng vì thế mà nó trở lên ngon hơn

Ví dụ 2: Khi dạy bài 3: Hoa yêu thương ( Tiếng Việt – Tập 2 Tr.50) Giáo viên tổ chức hoạt động trải nghiệm tại lớp “ Em thử là cô giáo” để giảng bài cho các bạn học sinh Lần lượt các em được thử sức với vai trò mới Các em cũng tự điều chỉnh hành vi, tự điều chỉnh lời nói, tác phong phù hợp Việc làm này góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt

Trang 5

Ảnh minh họa hoạt động trải nghiệm “ Em thử làm cô giáo”

Những hoạt động trải nghiệm gần gũi sẽ giúp các em tự tin chia sẻ về những việc mình làm Từ đó, vốn từ cũng được mở rộng Các em sử dụng từ ngữ để miêu tả, để kể về những gì mình được làm một cách linh hoạt hơn Các em cũng chú ý nắn nót viết những nét chữ thật đều Một hoạt động thực sự vui nhộn và thú vị

7.1.3 Tổ chức các hoạt động gắn với thực tế trong bài học Tiếng Việt để phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh

a Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ bằng lời nói qua hoạt động nhận biết

Trong quá trình lên kế hoạch bài học cho hoạt động nhận biết môn Tiếng Việt 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, với mỗi bài học giáo viên phải dành thời gian nghiên cứu bài học Xem vốn sống của học sinh có những gì, việc làm đó học sinh được trải nghiệm chưa? Nếu có thì học sinh được trải nghiệm ở mức độ nào? Học sinh cần giáo viên tổ chức hoạt động này như thế nào cho học sinh hào hứng để học sinh được trải nghiệm, khám phá

Ví dụ: Khi dạy hoạt động nhận biết Bài 16: N n M m ( Tiếng Việt 1 – Tập 1)

* Gợi ý hoạt động trong sách giáo khoa

Trang 6

* Thiết kế hoạt động - Cho học sinh nghe một bài hát về mẹ (Nhật kí của mẹ) - Hướng dẫn HS chia sẻ:

+ Bài hát vừa rồi có những ai? + Trong bài hát bạn nhỏ nói với mẹ điều gì? - Đấy là cách bạn nhỏ thể hiện tình yêu thương đối với mẹ Thế các em đã bao giờ thể hiện được tình yêu với mẹ của mình như thế nào?

( HS trả lời: con ôm mẹ, thơm mẹ ) - Chúng mình đã bao giờ cảm nhận được tình yêu của mẹ dành cho mình chưa? Hãy kể cho bạn nghe những hành động mà em cảm thấy hành động ấy là mẹ yêu mình ( HS chia sẻ trước lớp)

Cô biết có rất nhiều hành động mà thể hiện tình yêu của mẹ dành cho mình Hãy cùng cô xem mẹ Hà đã dành tình yêu cho Hà như thế nào trong ngày sinh nhật nhé!

- HD HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Bức tranh vẽ những ai?

+ Mẹ đã tặng gì cho Hà vào ngày sinh nhật? + Khi nhận được món quà của mẹ, Hà cảm thấy như thế nào? - HD HS nhận biết câu ứng dụng:

+ GV đọc câu ứng dụng + HS đọc đồng thanh

Trang 7

+ Nhận biết âm m, n có trong câu ứng dụng b) Tạo sự kết nối giữa những kinh nghiệm và vốn hiểu biết kết nối những hoạt động trong một bài học

Khi nghiên cứu một bài học trong sách Tiếng Việt 1 Kết nối tri thức với cuộc sống, giáo viên cần tìm hiểu, giúp học sinh kết nối giữa vốn sống của bản thân với bài học một cách tự nhiên Qua đó các em thấy việc học nhẹ nhàng không còn là kiến thức khô khan mà đâu đó vẫn là những điều thân thuộc Cũng vì thế

mà các em dễ nhớ, dễ thuộc bài và thêm yêu thích, hào hứng với bài học

Ví dụ: Khi dạy hoạt động nhận biết Bài 44: iu ưu ( Tiếng Việt 1 – Tập 1)

* Gợi ý hoạt động trong sách giáo khoa

* Thiết kế hoạt động

Hoạt động nhận biết:

- Cho cả lớp hát theo video bài hát: Một sợi rơm vàng, - Trong bài hát bà bạn nhỏ làm công việc gì ?( bện chổi) - Hãy chia sẻ với bạn những công việc của bà thường làm(nhóm đôi – cả lớp) - Đấy là công việc thường làm của bà chúng mình Hãy xem bà của Nam đang làm gì qua việc quan sát bức tranh sau ( Bà của Nam đang dạy Nam học bài) - Giới thiệu: Bà của Nam đã nghỉ hưu mà luôn bận bịu

- Cho học sinh nhận biết vần ưu, iu và luyện đọc, viết vần

Kết nối từ hoạt động Nhận biết sang hoạt động Đọc

Trang 8

- Bà Nam giúp đỡ bạn ấy học bài Thế còn bà bạn Hà thì sao? Chúng mình hãy cùng tìm hiểu những công việc của bà bạn Hà qua hoạt động đọc này nhé!

- Cho học sinh luyện đọc - Liên hệ:

+ Khi được bà chăm sóc, em cảm thấy như thế nào? + Nếu em là Hà em sẽ nói gì với bà?

( Học sinh liên hệ thực tế để trả lời)

Kết nối từ hoạt động Đọc sang hoạt động Nói

- Hà rất yêu bà Hà đã kể cho các bạn nghe về những công việc của bà Còn

Nam, Nam cũng muốn kể cho các bạn nghe về những công việc của bà Nam đã gửi cho các bạn những hình ảnh đáng yêu của bà Các bạn hãy giúp Nam kể lại nhé!

- Cho học sinh kể theo nhóm sau đó chia sẻ trước lớp - Liên hệ: Để đáp lại tình yêu thương của bà, chúng mình phải làm gì?

7.1.4 Tạo lời dẫn, kết hợp với đồ dùng học tập tự làm phát triển năng lực cho học sinh trong các tiết luyện đọc, luyện viết

Với học sinh lớp 1, các em rất thích lắng nghe các câu chuyện kể Đặc biệt, trong những tiết ôn tập, hoạt động nhận biết, ôn lại âm, vần không có sự hướng dẫn của sách giáo khoa Vì thế, giáo viên phải nghiên cứu, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để cuốn hút học sinh vào các hoạt động nhận biết Việc tạo lời dẫn, kết hợp với đồ dùng học tập theo lối kể chuyện hấp dẫn cũng là cách để thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh Qua đó học sinh có cơ hội được làm việc nhóm, được chia sẻ với bạn bè thầy cô Đặc biệt học sinh tạo được sản phẩm học tập của chính bản thân mình

Ví dụ: Tiết Luyện đọc viết, Gh, gh Nh, nh

Khởi động:

Trang 9

- Lời dẫn: Trước khi vào giờ học cô muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện: Chú thỏ đáng yêu ( Giáo viên dùng đồ dùng kết hợp với kể) Tớ là một chú thỏ sống cùng mẹ trong khu rừng xanh tươi Nhà của tớ ở dưới một gốc cây to Mỗi buổi sáng tớ đều dậy sớm để tập thể dục và ôn lại bảng chữ cái Các bạn có hãy ôn bài cùng tớ nhé

- Chiếu video : Học bảng chữ cái Tiếng Việt cho HS khởi động

Khám phá:

a) Luyện đọc tiếng - Lời dẫn: Hôm nay là ngày nghỉ, mẹ tớ nói sẽ cho tớ tới thăm bà ngoại Trước khi đến thăm bà, mẹ nhờ tớ phân loại các củ cà rốt vào 2 chiếc giỏ Một chiếc giỏ là những củ cà rốt chứa âm nh, và giỏ kia là những củ cà rốt chứa âm gh Các bạn có muốn giúp tớ phân loại cà rốt ko?

- Cho học sinh hoạt động nhóm: đọc, phân loại tiếng: nhà gỗ, lá nho, nhà, ghế đá, ghẹ đỏ, ghé sau đó luyện đọc tiếng

Hình ảnh học sinh phân loại tiếng

b) Luyện đọc câu - Lời dẫn: Vậy là thỏ con đã giúp mẹ phân loại cà rốt Thỏ mẹ vui lắm, mẹ đưa cho thỏ con một giỏ cà rốt để đến thăm bà Trên đường đến nhà bà, thỏ gặp một biển chỉ đường nhưng thỏ chưa biết đọc Thỏ bèn nhờ các bạn chim gửi mật thư đến các bạn Các bạn có sẵn sàng chỉ đường cho thỏ không?

- Cho học sinh hoạt động cá nhân đọc biển chỉ đường

Nhà bà có nho Bờ hồ có ghế đá

Trang 10

c) Viết - Lời dẫn: Vậy là thỏ đã tìm được đường đến nhà bà Thỏ gửi lời cảm ơn các bạn Thỏ mang giỏ cà rốt tươi ngon để tặng bà Nhưng thỏ sực nhớ sắp đến ngày 20-10, ngày Phụ nữ Việt Nam, thỏ vẫn chưa có món quà tặng bà Thỏ bèn lấy một chiếc lá, nắn nót viết lại chữ mà mình đã học được ngày hôm qua (Giáo viên viết chữ nho, ghế cho học sinh quan sát)

- Các em có muốn làm một món quà giống thỏ để làm quà tặng bà, tặng mẹ không?

Hình ảnh học sinh viết tiếng chứa âm nh hoặc chứa âm gh

Liên hệ: Món quà mà thỏ tặng bà khiến bà cảm động Bà xoa đầu thỏ và

ôm thỏ vào lòng Thỏ cảm thấy rất vui Các bạn ạ, hãy luôn chăm ngoan như chú thỏ trong câu chuyện để luôn làm vui lòng bố mẹ, ông bà nhé!

7.1.5 Sử dụng trò chơi học tập để phát triển năng lực cho học sinh trong các hoạt động học

Việc sử dụng trò chơi học tập để kết nối với bài học và tạo hứng thú cho học sinh khi học rất cần thiết Bởi lẽ các em đều bị cuốn hút bởi những gì mới lạ Thiết kế được trò chơi học tập có nhiệm vụ kết nối với hoạt động của bài học làm cho các em thấy hào hứng hơn

Ví dụ: Bài 54: Op, ôp, ơp( Tiếng Việt 1 – Tập 1)

* Gợi ý hoạt động trong sách giáo khoa

Trang 11

* Thiết kế hoạt động: - Cho HS chơi trò chơi “Tiếng mưa” ( HS vỗ tay theo tiếng mưa: Mưa nhỏ, mưa rào, mưa như trút nước, )

- Chúng mình vừa tạo tiếng mưa từ đôi bàn tay xinh xắn Các em đã bao giờ ngắm mưa chưa? Hãy nói cho bạn nghe khi trời mưa em thích nhất điều gì? - Giống như con người, cây cối và con vật sau những ngày nắng hạn cũng đều thích mưa Hãy cùng cô đến thăm một khu đầm và xem điều thú vị gì khi mưa đến nhé!

- Chiếu tranh và hướng dẫn học sinh thảo luận: + Trong tranh có những con vật nào?

+ Những chú ếch đang làm gì? + Những chú cá cờ làm gì? - Giới thiệu câu ứng dụng và hướng dẫn học sinh nhận biết vần mới

Ví dụ: Khi dạy bài 10: Ôn tập

Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi ghép tiếng từ những âm có sẵn Việc học sinh chủ động ghép được những tiếng khác nhau làm cho học sinh thích thú Mỗi học sinh đều có cơ hội để thể hiện bản thân mình

Ảnh minh họa trò chơi

Trang 12

Hai học sinh ngồi cạnh nhau nhưng tạo được những tiếng khác nhau Qua trò chơi các em có thể trao đồi bài làm của mình và ngoài tiếng của mình tìm được thì mình còn biết thêm được nhiều tiếng mới của bạn

các hoạt động học không bị nhàm chán Các em sẽ nhanh ghi nhớ nội dung bài học một cách tích cực, chủ động

7.2 Phạm vi áp dụng sáng kiến

Sáng kiến “ Một số biện pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh môn Tiếng Việt 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – NXB Giáo dục Việt Nam ” không chỉ được áp dụng với các bài học môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống mà còn được áp dụng thành công ở những bộ sách lớp 1 khác nhau và cả những môn học khác Đặc biệt, giáo viên có thể áp dụng cho tất cả các môn học trong nhà trường Tiểu học để phát triển năng lực cho học sinh khi học Tiếng Việt

7.3 Lợi ích của sáng kiến

Với một số biện pháp nêu trên tôi đã áp dụng tại lớp 1B trường Tiểu học An Hà năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 Khi áp dụng các biện pháp trên trong quá trình giảng dạy, các em đều hào hứng với hoạt động học tập Từ đó, các em học với tâm thế thoải mái, vui tươi Giữa các hoạt động đều có tính logic nên học sinh dễ dàng tiếp cận với bài học

Các em chủ động với những hoạt động hình thành kiến thức của bản thân Chủ động với các hoạt động học tập của mình Nhờ đó mà bài học được ghi nhớ nhanh, bền vững Với những hoạt động này học sinh có thể tự phát triển ở những bài học tiếp theo Vì thế các em nhanh ghi nhớ và đọc tốt hơn

Trang 13

Tại Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở, vòng thi thực hành năm học 2020-2021, tôi đã áp dụng biện pháp trên vào tiết dạy: Luyện đọc, viết Gh gh Nh nh và tiết dạy được đánh giá là tiết dạy có lời dẫn hay, tạo được hứng thú cho học sinh

Ngày 31 tháng 3 năm 2021, trong tiết sinh hoạt chuyên môn trực tuyến toàn huyện Lạng Giang môn Tiếng Việt 1, tôi được rất nhiều đồng nghiệp đánh giá tiết học tạo được hứng thú cho học sinh Qua tiết học đó, học sinh phát triển tốt năng lực đọc, nói và nghe

Những biện pháp trên còn được tôi giao lưu trong nhóm với các đồng nghiệp có cùng bộ sách ở nhiều nơi đều có phản hồi tích cực là học sinh rất hứng thú và đạt hiệu quả tốt

Ngày đăng: 05/09/2024, 20:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w