Chính vì vậy, nhằm đánh giá được khái quát vấn đề này, từ đó đưa ra các biện pháp tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp có đái tháo đường typ 2, chúng tôi tiến hành nghi
Tổng quan về tăng huyết áp và đái tháo đường typ 2
Tổng quan về tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực máu lên thành mạch Huyết áp (HA) mà chúng ta thường nói là huyết áp động mạch, là áp lực của máu lên thành động mạch mà ta đo được Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất, gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu (HATT) Khi tim nghỉ, cơ tim giãn ra tạo nên áp lực âm tính trong các buồng tim để hút máu về Lúc này áp lực máu trong động mạch xuống thấp nhất, ta đo được huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương (HATTr) Theo WHO - ISH (Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [67]
1.1.1.2 Phân độ tăng huyết áp
Theo Hướng dẫn ESC/ESH, có thể phân độ THA theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1 Định nghĩa và phân độ tăng huyết áp theo Hội Tim mạch học Việt Nam [23]
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Huyết áp bình thường cao 130 - 139 85 – 89
THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90
Tiền THA: Kết hợp huyết áp bình thường và bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120
- 139 mmHg và HATTr từ 80 - 89 mmHg
1.1.1.3 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ tăng huyết áp
Chỉ có khoảng 10% các trường hợp THA là có nguyên nhân (THA thứ phát) [29] THA có xu hướng xảy ra ở người có tiền sử gia đình có bệnh THA Bên cạnh đó có
Thư viện ĐH Thăng Long
4 nhiều các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tăng huyết áp như béo phì, tiểu đường, căng thẳng, thiếu hoạt động thể chất, uống rượu, bia [26]
Các nguyên nhân thường gặp là:
- Các bệnh lý nội tiết: u tuyến tuỷ, tuyến vỏ thượng thận, tuyến yên, cường giáp
- Bệnh thận mạn tính, suy thận
- Dùng thuốc: corticoid, thuốc tránh thai
Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng huyết áp:
BMI, tỷ số vòng eo/vòng mông, béo bụng: Theo nghiên cứu của tác giả Trần
Quốc Cường (2021), các yếu tố trên đều có liên quan đến THA [4]
Lạm dụng rượu, bia: Theo tác giả Ondimu DO và cộng sự (2019), người bệnh không uống rượu làm giảm 70% nguy cơ bị tăng huyết áp, (OR = 0,30, CI 95% 0,11, 0,81; p = 0,017) [59]
Chế độ ăn nhiều muối: Phân tích gộp của Ondimu DO và cộng sự (2019) cho thấy, có mối liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm muối và mức độ giảm huyết áp, so với điều trị thông thường, chế độ ăn giảm muối làm giảm huyết áp 2,6/1,1 mmHg [59] Nghiên cứu của Trần Quốc Cường (2021) cũng chỉ ra điều tương tự [4] Ăn ít rau quả: Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu khẩu phần ăn có đủ rau xanh; 26,7 triệu (1,8%) DALY toàn cầu là do khẩu phần ăn không có đủ rau xanh [45] Ít hoạt động thể lực: Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới, do kinh tế phát triển, cuộc sống có đầy đủ điều kiện vật chất hơn làm cho con người ít vận động thể lực, nhất là ở các thành phố lớn tạo điều kiện cho bệnh tim mạch phát triển, trong đó THA chiếm một tỷ lệ không nhỏ [45], [22]
1.1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp
- Đột qụy, thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh
- Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim), suy tim
- Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực
- Bệnh mạch máu ngoại vi
- Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị
- Protein niệu, tăng creatinin huyết thanh, suy thận …[29]
Tổng quan về đái tháo đường typ 2
1.1.2.1 Định nghĩa, chẩn đoán xác định đái tháo đường typ 2
Theo WHO, thuật ngữ đái tháo đường (Diabetes Mellitus) mô tả một rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân, đặc trưng bởi tăng đường huyết mạn tính, rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, chất béo và protein, gây ra bởi các rối loạn trong sản xuất insulin, khuyết khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai [60]
Việc chẩn đoán bệnh ĐTĐ không khó khăn khi người bệnh có các triệu chứng lâm sàng cổ điển như ăn nhiều, sụt cân, đái nhiều, uống nhiều, có đường niệu và glucose máu tăng cao Tuy nhiên, những trường hợp có triệu chứng lâm sàng rầm rộ thường ít gặp hoặc glucose máu lúc đói ở mức bình thường thì việc chẩn đoán hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm hóa sinh
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Bộ Y tế (2017)
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của Bộ Y tế (2017) có thể được tóm tắt như bảng dưới đây:
Bảng 1.2 Tóm tắt tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường và rối loạn glucose máu [27]
Nồng độ glucose [mmol/L (mg/dL)]
Máu toàn phần Huyết tương tĩnh mạch Tĩnh mạch Mao mạch Đái tháo đường
Thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp
Rối loạn dung nạp glucose (IGT)
Lúc đói (nếu đo) và
Thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp
Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG)
5,6 (> 100) và Thời điểm sau 2 giờ (nếu đo) < 6,7 (< 120) < 7,8 (< 140) < 7,8 (< 140)
Thư viện ĐH Thăng Long
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường theo Bộ Y tế Việt Nam
Căn cứ Quyết định số 3319/2017/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ 2’’ thì việc chẩn đoán ĐTĐ và tiền ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau [28]: a) Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dl (hay
≥ 7,0 mmol/l) Người bệnh phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 - 14 giờ), hoặc: b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dl hay 11,1 mmol/l) Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của
Tổ chức Y tế thế giới: người bệnh nhịn đói từ nửa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250 – 300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó người bệnh ăn khẩu phần có khoảng 150 - 200 gam carbohydrat mỗi ngày c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế d) Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (hay 11,1 mmol/l) Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, d ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán Thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dl (hay ≥ 7 mmol/l) Nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ [28]
1.1.2.2 Phân loại Đái tháo đường
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, ĐTĐ được chia thành 4 loại cơ bản bao gồm [27] a) Đái tháo đường typ 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong
7 b) Đái tháo đường typ 2: do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin c) ĐTĐ thai kỳ: là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó d) Các thể đặc biệt khác
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen
- Bệnh lý của tụy ngoại tiết
- Do các bệnh Nội tiết khác
- Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác
- Nguyên nhân do nhiễm trùng
- Các thể ít gặp, các hội chứng về gen
1.1.2.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh Đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước đã xác định được một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ, bao gồm các yếu tố gen; yếu tố nhân chủng học [40], [45], [53]; béo phì (phân bố và khoảng thời gian béo phì) [8]; ít hoạt động thể lực [17]; chế độ ăn [17]; yếu tố môi trường [53]; kháng Insullin [15]; THA [52], [43]
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến mối liên quan giữa THA và ĐTĐ THA được xem là một trong những nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ typ 2, đa số người bệnh ĐTĐ có THA Tỷ lệ ĐTĐ typ 2 ở người bệnh THA cao hơn nhiều so với người bình thường cùng lứa tuổi [8] Tỷ lệ THA ở người bệnh ĐTĐ typ 2 tăng theo tuổi đời, tuổi bệnh, BMI, nồng độ glucose máu mà có một số biến chứng tim mạch hoặc biến chứng thận Vấn đề THA ở người bệnh ĐTĐ typ 2 còn nhiều tranh cãi: THA là biến chứng của ĐTĐ hay ĐTĐ xuất hiện sau THA [52], [43]
1.1.2.4 Biến chứng của đái tháo đường typ 2
Tăng huyết áp: a) Theo dõi huyết áp: Phải đo huyết áp định kỳ ở mỗi lần thăm khám Nếu huyết áp tâm thu ≥ 130mmHg hay huyết áp tâm trương ≥80 mmHg cần phải kiểm tra lại huyết áp vào ngày khác Chẩn đoán tăng huyết áp khi kiểm tra lại có huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hay huyết áp tâm trương ≥90 mmHg b) Mục tiêu điều trị về huyết áp: Mục tiêu huyết áp tâm thu