Theo nghiên cứu của Lạc Trần Nguyệt Quyên tuổi, thời gian hiếm muộn, yếu tố sống riêng bố mẹ có liên quan đến lo âu của người vợ, yếu tố kinh tế, sống riêng với bố mẹ có liên quan đến tr
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Cặp vợ chồng hiếm muộn tại TT HTSS – BVĐK Tâm Anh Hà Nội
- Cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh theo tiêu chuẩn của WHO, là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau 1 năm chung sống, 6 tháng (nếu vợ ≥ 35 tuổi) quan hệ thường xuyên mà không dùng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào [20] và được chỉ định điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- Những người không thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn
- Người có khó khăn về nghe, nói, đọc, viết
- Người chồng xin tinh trùng
- Vợ hoặc chồng mắc rối loạn tâm thần (lo âu, trầm cảm) trước điều trị vô sinh
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Tại TT HTSS – BVĐK Tâm Anh Hà Nội,
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định tính
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn
Nghiên cứu định lượng Được xác định dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng một tỉ lệ trong quần thể
Trong đó: n là cỡ mẫu cần nghiên cứu
𝛼: Mức ý nghĩa thống kê (chọn 𝛼: =0.05 ứng với độ tin cậy 95%)
Z 2 (1-α/2): 1,96 là giá trị Z thu được từ bảng Z với α = 0,05 d: khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể, chọn d = 0,05
Chọn p = 0.5 để mẫu đạt lớn nhất Áp dụng công thức tính được cỡ mẫu 384, làm tròn lên 385
Ta chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 385 cặp vợ chồng
Nghiên cứu định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu 3 người vợ và 3 người chồng trong 6 cặp vợ chồng vô sinh khác nhau (mỗi cặp chỉ lấy vợ hoặc chỉ lấy chồng vào nghiên cứu)
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện
- Chọn tất cả nam, nữ giới ở cặp vợ chồng đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu từ ngày 24/04/2023 đến ngày 7/10/2023 tại TT HTSS BVĐK Tâm Anh Hà Nội sau đó tiến hành phỏng vấn, đánh giá lo âu, trầm cảm theo DASS 21 và thu thập số liệu cho đến khi đủ số lượng đối tượng cho nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Chọn mẫu có chủ đích, chọn người bệnh giao tiếp tốt, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ ý kiến, quan điểm, tâm tư và nguyện vọng để có thể cung cấp được nhiều thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
2.2.3.1 Công cụ thu thập thông tin
* Thu thập số liệu định lượng: bằng cách phỏng vấn những cặp vợ chồng đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu tại Trung tâm theo bộ câu hỏi
Thu thập số liệu định lượng bằng bộ công cụ được thiết kế sẵn bao gồm:
Phần A: thông tin chung về nhân khẩu học,
Phần B: Thông tin về bệnh
Phần C: Bộ câu hỏi gồm 21 câu hỏi đánh giá theo thang DASS – 21
Trong đó có 7 câu hỏi đánh giá về lo âu, 7 câu hỏi đánh giá về trầm cảm, bỏ 7 câu hỏi đánh giá về căng thẳng
Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời theo thang Likert Người trả lời đọc kỹ và lựa chọn 1 trong 4 phương án trả lời phù hợp nhất với mình tương ứng từ 0-3 điểm:
0: Không đúng với tôi chút nào
Thư viện ĐH Thăng Long
1: Đúng với tôi một phần hay thỉnh thoảng
2: Đúng với tôi phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng
3: Hoàn toàn đúng với tôi, phần lớn thời gian là đúng Đánh giá lo âu: Gồm 7 câu hỏi:
Câu 1: Anh/chị thấy mình bị khô miệng
Câu 2: Anh/chị bị khó thở (thở nhanh, khó thở mà không do làm việc mệt)
Câu 3: Anh/chị bị run tay
Câu 4: Anh/chị lo mình đến những nơi mà anh/chị có thể bị hốt hoảng và tự làm mất mặt
Câu 5: Anh/chị thấy mình gần như bị hốt hoảng
Câu 6: Anh/chị thấy tim mình đập nhanh, đập hụt nhịp mà không do làm việc mệt Câu 7: Anh/chị cảm thấy sợ vô cớ Điểm lo âu được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần rồi nhân với hệ số 2
Lo âu mức độ nhẹ: 8 – 9 điểm
Lo âu mức độ vừa: 10 – 14 điểm
Lo âu mức độ nặng: 15 – 19 điểm
Lo âu mức độ rất nặng ≥ 20 điểm
Nghiên cứu sử dụng điểm cắt là 8 điểm, < 8 là không lo âu, từ 8 điểm trở lên là lo âu [49] Đánh giá trầm cảm: Gồm 7 câu hỏi
Câu 1: Anh/chị không thấy có một cảm giác lạc quan nào cả
Câu 2: Anh/chị thấy khó bắt tay vào làm công việc
Câu 3: Anh/chị thấy tương lai mình chẳng có gì để mong chờ cả
Câu 4: Anh/chị thấy mình xuống tinh thần và buồn rầu
Câu 5: Anh/chị không thấy hăng hái để làm bất cứ chuyện gì
Câu 6: Anh/chị thấy mình là người kém giá trị
Câu 7: Anh/chị thấy cuộc sống của mình không có ý nghĩa Điểm trầm cảm được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần rồi nhân với hệ số 2
Trầm cảm mức độ nhẹ: 10 – 13 điểm
Trầm cảm mức độ vừa: 14 – 20 điểm
Trầm cảm mức độ nặng: 21 – 27 đểm
Trầm cảm mức độ rất nặng: ≥ 28 điểm
Nghiên cứu sử dụng điểm cắt là 10 điểm, < 10 là không trầm cảm, từ 10 điểm trở lên là trầm cảm [49]
Mức độ Lo âu-A Trầm cảm- D
Kết quả NC: Điểm lo âu:……… Mức độ……… Điểm trầm cảm:……… Mức độ:………
Thu thập số liệu định tính bằng bảng hướng dẫn mô tả phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu về các yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở cặp vợ chồng vô sinh
2.2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin: Đào tạo một nhóm điều tra viên gồm 3 điều dưỡng thảo luận, diễn tập để thống nhất nội dung bộ câu hỏi, kỹ thuật và cách thức tiến hành thu thập số liệu
- Thu thập số liệu định lượng: Tiến hành phỏng vấn lần lượt vợ, chồng trong phòng riêng, yên tĩnh, đảm bảo riêng tư theo bộ câu hỏi
* Thu thập số liệu định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu 3 đối tượng là vợ, 3 đối tượng là chồng trong 6 cặp vợ chồng khác nhau (đã tham gia trả lời bộ câu hỏi định lượng, không thuộc cặp vợ chồng) trong phòng riêng yên tĩnh, đảm bảo riêng tư theo bảng hướng dẫn mô tả phỏng vấn sâu Câu hỏi phỏng vấn nhằm mục đích khai thác sâu, kỹ lưỡng về mức độ lo âu trầm cảm và các yếu tố liên quan tác động đến lo âu trầm cảm
Thư viện ĐH Thăng Long của họ Phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi với câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở giúp người bệnh chia sẻ thoải mái, sâu hơn những suy nghĩ của bản thân Thực hiện phỏng vấn sâu vào ngày 1 dùng thuốc kích trứng ngay sau khi đã thu thập bộ câu hỏi định lượng
+ Anh/chị có những suy nghĩ gì, biểu hiện gì, lo âu gì từ khi phát hiện và điều trị vô sinh hiếm muộn? (mục đích tìm hiểu về tình trạng lo âu, trầm cảm)
+ Theo anh/chị những vấn đề gì gây ra cho anh/chị tình trạng trên trong suốt quá trình điều trị hiếm muộn? (mục đích đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng)
Chuẩn bị bút, giấy, máy ghi âm Trong quá trình phỏng vấn tập trung nghe, quan sát và ghi chép lại các biểu cảm, cảm xúc, hành động của đối tượng nghiên cứu
Phỏng vấn riêng từng đối tượng nghiên cứu trong phòng riêng, yên tĩnh
Sau khi thu thập thông tin tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu
2.2.4 Quy trình thu thập thông tin
Thông tin sẽ được thu thập ở cả vợ và chồng vào ngày đầu tiên dùng thuốc làm thụ tinh trong ống nghiệm
Bước 1: Xây dựng bộ câu hỏi, thử nghiệm trước 30 NB để khảo sát tính khả thi của bộ câu hỏi
Bước 2: Tiến hành thu thập số liệu vào ngày đầu tiên dùng thuốc làm thụ tinh trong ống nghiệm
Bước 3: Giải thích cho NB về mục đích của nghiên cứu, cung cấp thông tin liên quan đến nghiên cứu NB đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được mời vào phòng riêng đảm bảo yên tĩnh Điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn lần lượt từng đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi
Biến số nghiên cứu
2.3.1 Bi ế n s ố đặc điể m nhân kh ẩ u h ọ c và thông tin cá nhân c ủa đối tượ ng nghiên c ứ u
Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu
TT Tên biến Định nghĩa biến số
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Tuổi Tuổi được tính theo năm dương lịch Định lượng
Tỷ lệ % của 2 nhóm: < 35 và ≥
Giới tính Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ Định tính
Tỷ lệ % của 2 nhóm nam và nữ
Tôn giáo Là tín ngưỡng của đối tượng nghiên cứu Định tính
Tỷ lệ % của 4 nhóm: phật giáo, thiên chúa giáo, tôn giáo khác, không có tôn giáo
Cấp học của đối tượng nghiên cứu Định tính
Tỷ lệ % của 3 nhóm: Cấp 3 trở xuống, trung cấp/cao đẳng/ đại học, sau đại học
Công việc mà đối tượng dùng để nuôi sống bản thân Định tính
Tỷ lệ % của 5 nhóm: Nông dân, công nhân, cán bộ nhân viên, Nội trợ, khác
Thư viện ĐH Thăng Long
TT Tên biến Định nghĩa biến số
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Nơi mà NB hiện tại đang ở Khu vực nông thôn hay thành thị Định tính
Tỷ lệ % của 2 nhóm nông thôn và thành thị
Số tiền mà đối tượng nghiên cứu nhận được /1 tháng Định tính
Tỷ lệ % của 2 nhóm theo Tổng cục thống kê: dưới 10 triệu và từ 10 triệu trở lên
Dựa vào xác nhận của xã, phường (khoản
1 Điều 1 Thông tư 07/2021/TT- BLĐTBXH ) Định tính
Tỷ lệ % của 3 nhóm: nghèo, cận nghèo và không nghèo
Thời gian dùng cho công việc hằng ngày Định tính
Tỷ lệ % của 3 nhóm: < 8 giờ, 8 giờ, > 8 giờ
Mức độ căng thẳng của công việc Định tính
Tỷ lệ % của 3 nhóm rất căng thẳng, căng thẳng và bình thường
Tình trạng sống sau kết hôn
Hai vợ chồng sống cùng bố mẹ hay không sống cùng bố mẹ Định tính
Tỷ lệ % của 2 nhóm: không sống cùng bố mẹ, sống cùng bố mẹ
TT Tên biến Định nghĩa biến số
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Thời gian vô sinh Được tính bằng năm dương lịch kể từ khi NB bắt đầu có quan hệ tình dục thường xuyên, không sử dụng biện pháp tránh thai mà chưa mang thai đến thời điểm nghiên cứu (WHO 2020) [20] Định lượng
Tỷ lệ trung bình Phỏng vấn
Người bệnh chưa từng mang thai trước đó
- Vô sinh thứ phát: Người bệnh đã có ít nhất 1 lần mang thai trước đó
Tỷ lệ % của 2 nhóm: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát
Thư viện ĐH Thăng Long
TT Tên biến Định nghĩa biến số
Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
- Vô sinh do cả 2 vợ chồng
- Vô sinh chưa rõ nguyên nhân
Tỷ lệ % của 4 nhóm: Do vợ, do chồng, do cả 2 vợ chồng, không rõ nguyên nhân
Số chu kỳ IVF đã thực hiện
Số lần chọc hút noãn đã thực hiện trước đó Định lượng
Tỷ lệ % của 3 nhóm: 0 chu kỳ, 1-2 chu kỳ, từ 3 chu kỳ trở lên
Thời gian điều trị vô sinh Được tính bằng năm kể từ lần điều trị vô sinh đầu tiên đến nay Định lượng
Tỷ lệ % của 3 nhóm: Dưới 1 năm, từ 1 – 3 năm (1 đến nhỏ hơn 3 năm) và từ 3 năm trở lên
2.3.2 Khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá lo âu và trầm cảm
2.3.2.1 Tỷ lệ lo âu ở các cặp vợ chồng vô sinh
- Lo âu ở vợ vô sinh, lo âu ở chồng vô sinh là biến rời rạc
- Lo âu được phân thành 4 mức độ: Bình thường: 0 – 7 điểm; lo âu mức độ nhẹ: 8 – 9 điểm; lo âu mức độ vừa: 10 – 14 điểm, lo âu mức độ nặng: 15 – 19 điểm, lo mức độ rất nặng ≥ 20 điểm Mức độ lo âu dựa vào tổng kết điểm câu trả lời rồi nhân cho hệ số 2
- Tỷ lệ lo âu ở vợ vô sinh được tính bằng số lượng người vợ vô sinh bị rối loạn lo âu chia cho tổng số người vợ vô sinh trong nghiên cứu
- Tỷ lệ lo âu ở chồng vô sinh được tính bằng số lượng người chồng vô sinh bị rối loạn lo âu chia cho tổng số người chồng vô sinh trong nghiên cứu
2.3.2.2 Tỷ lệ trầm cảm ở các cặp vợ chồng vô sinh
- Trầm cảm ở vợ vô sinh, trầm cảm ở chồng vô sinh là biến rời rạc
- Trầm cảm được phân thành 4 mức độ: Bình thường: 0 – 9 điểm; trầm cảm mức độ nhẹ: 10 – 13 điểm; trầm cảm mức độ vừa: 14 – 20 điểm; trầm cảm mức độ nặng: 21 – 27 đểm; trầm cảm mức độ rất nặng ≥ 28 điểm Mức độ trầm cảm dựa vào tổng kết điểm câu trả lời rồi nhân cho hệ số 2
- Tỷ lệ trầm cảm ở vợ vô sinh được tính bằng số lượng người vợ vô sinh bị rối loạn trầm cảm chia cho tổng số người vợ vô sinh trong nghiên cứu
- Tỷ lệ trầm cảm ở chồng vô sinh được tính bằng số lượng người chồng vô sinh bị rối loạn trầm cảm chia cho tổng số người chồng vô sinh trong nghiên cứu Đánh giá trầm cảm và phân loại mức độ trầm cảm dựa vào thang đo DASS – 21
2.3.3 Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở người vợ, chồng vô sinh
2.3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở người vợ vô sinh
Phân tích yếu tố liên quan đến lo âm, trầm cảm ở người vợ vô sinh dựa trên phân tích các yếu tố:
- Yếu tố tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, kinh tế gia đình, thời gian làm việc, áp lực công việc, tình trạng sống sau kết hôn với lo âu, trầm cảm ở người vợ
- Yếu tố thời gian vô sinh, loại vô sinh, thời gian điều trị vô sinh ở người vợ vô sinh
2.3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở người chồng vô sinh
Phân tích yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở người chồng vô sinh dựa trên phân tích các yếu tố:
- Yếu tố tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, kinh tế gia đình, thời gian làm việc, áp lực công việc, tình trạng sống sau kết hôn với lo âu, trầm cảm ở người chồng
- Yếu tố thời gian vô sinh, loại vô sinh, thời gian điều trị vô sinh ở người chồng vô sinh
Thư viện ĐH Thăng Long
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được làm sạch và nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 22.0
Dùng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý và phân tích số liệu
Số liệu định lượng được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất
Số liệu định tính được mô tả dưới dạng tỷ lệ %, bảng, biểu đồ
Phân tích mô hình hồi quy Logistics đơn biến và đa biến kiểm định sự liên quan
Dữ liệu định tính: Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, gỡ băng và phân tích theo từng người bệnh Ý kiến tiêu biểu được trích dẫn và phân tích
Sai số và khống chế sai số
Sai số có thể gặp trong nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân người trả lời và có sai số nhớ lại
- Đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ câu hỏi
- Sai số trong quá trình nhập liệu, xử lý số liệu
- Đề cương được xây dựng chi tiết, bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu
- Các tiêu chuẩn được đưa ra thống nhất, rõ ràng
- Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn lần lượt tại phòng riêng, yên tĩnh, đảm bảo riêng tư
- Chọn điều tra viên là điều dưỡng trong khoa, có kinh nghiệm phỏng vấn và thu thập thông tin Các điều tra viên được tập huấn và thực hành phỏng vấn thử trước khi tiến hành phỏng vấn trên đối tượng nghiên cứu
- Điều tra viên kiểm tra phiếu ngay sau khi thu phiếu, làm sạch phiếu trước khi nhập số liệu Cuối ngày chủ nhiệm đề tài sẽ kiểm tra lại số liệu
- Số liệu được nhập vào phần mềm SPSS phiên bản 22.0 hằng ngày, chủ nhiệm đề tài sẽ kiểm tra lại số liệu đã nhập vào phần mềm.
Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và điều trị của
NB, sức khỏe, quyền lợi, kinh tế của NB, cũng như không phiền hà cho NB và nhân viên y tế
- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng bảo vệ đề cương trường Đại học Thăng Long Quyết định số 23051706/QĐ – ĐHTL ngày 17 tháng 05 năm 2023
- Mọi người bệnh tham gia nghiên cứu đều được giải thích về mục đích, nội dung nghiên cứu và tình nguyện tham gia nghiên cứu
- Đối với những người không đồng ý tham gia nghiên cứu vẫn được khám bệnh, điều trị bệnh, không phân biệt đối xử
- Tất cả các đối tượng được giải thích mục đích của nghiên cứu trước khi tham gia và có quyền rút ra khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào Không có sự khác biệt về khám bệnh, điều trị, chăm sóc giữa những người đồng ý tham gia nghiên cứu và những người không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các thông tin thu thập từ đối tượng nghiên cứu không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài nghiên cứu và hoàn toàn được giữ bí mật
Thư viện ĐH Thăng Long
Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
NB ngày 2 hoặc ngày 3 chu kỳ đến khám có chỉ định làm IVF
NB thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn
Loại trừ người bệnh có tiêu chuẩn loại trừ
Phân tích số liệu định lượng Phân tích số liệu định tính
Mô tả thực trang lâm sàng lo âu trầm cảm
Thu thập số liệu từ HSBA, bộ câu hỏi theo DASS – 21 và bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu
Một số yếu tố liên quan đến lo âu trầm cảm
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực trạng lo âu, trầm cảm của các cặp vợ chồng vô sinh
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi trung bình của người vợ là 34,0 ± 5,2 tuổi, thấp nhất 20 tuổi và cao nhất là 47 tuổi Tỷ lệ người vợ < 35 tuổi là 53,8% và ≥ 35 tuổi là 46,2%
- Tuổi trung bình của người chồng là 37,1 ± 6,2 năm, thấp nhất là 24 tuổi, cao nhất là 64 tuổi Tỷ lệ người chồng < 35 tuổi là 37,1% và ≥ 35 tuổi là 62,9%
- Tỷ lệ người bệnh < 35 tuổi là 45,5% và tỷ lệ người bệnh ≥ 35 tuổi là 54,5%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.1 Tôn giáo của đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là không có tôn giáo, với người vợ là 94,8% và người chồng là 95,6%
- Tỷ lệ người vợ theo Phật giáo là 2,1%, Thiên chúa giáo 2,6%, Tôn giáo khác 0,5%
- Tỷ lệ người chồng theo Phật giáo là 1,0%, Thiên chúa giáo 2,3%, Tôn giáo khác 1,0%
Biểu đồ 3.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Trình độ học vấn của vợ và chồng có tỷ lệ cao nhất là cáo đẳng và đại học lần lượt là 64,2%; 55,1%, kế đến là trình độ nhỏ hơn bằng cấp 3 với tỷ lệ lần lượt 20,5%; 27%; tiếp theo là trình độ sau đại học 10,6% và 11,7% Thấp nhất là trình độ trung cấp với tỷ lệ lần lượt 4,7% và 6,2%
Phật giáo Thiên chúa giáo Tôn giáo khác Không có tôn giáo
≤ cấp 3 Trung cấp Cao Đẳng/Đại học Sau đại học 20,5%
Bảng 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Cán bộ công nhân viên 164 42.6 127 33.0
Nhận xét: Tỷ lệ nông dân, công nhân và nội trợ ở người vợ lần lượt là 1%, 6,2% và
5,5%, ở người chồng lần lượt là 1%, 8,3% và 0%; 42,6% số người vợ và 33,0% số người chồng là cán bộ công nhân viên
Biểu đồ 3.3 Khu vực sống của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Tỷ lệ người vợ và người chồng sống ở thành thị chiếm tỷ lệ cao 73,5% , sống ở nông thôn là 26,5%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.4 Thu nhập của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Thu nhập của đối tượng nghiên cứu chủ yếu từ 10 triệu/tháng trở lên: 58,2% số người vợ và 71,7% số người chồng Thu nhập dưới 10 triệu/tháng: 41,8% số người vợ và 28,3% số người chồng
Bảng 3.3 Kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu
Vợ vô sinh Chồng vô sinh
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Nhận xét: 100% đối tượng nghiên cứu không thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo
Dưới 10 triệu 10 triệu trở lên
Biểu đồ 3.5 Thời gian làm việc/ngày của đối tượng nghiên cứu
- Người vợ và người chồng có thời gian làm việc 8 giờ/ngày chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 55,6% và 56,6%
- Tỷ lệ người vợ làm việc > 8 giờ/ngày là 30,1% và người chồng là 32,7%
- Số ít người bệnh làm việc dưới 8 giờ/ngày: 14,3% số người vợ, 10,7% số người chồng
Biểu đồ 3.6 Áp lực công việc của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Phần lớn người vợ và người chồng có áp lực công việc bình thường 79,2%
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.7 Nguyên nhân vô sinh của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Phần lớn nguyên nhân vô sinh là do người vợ: 47,9% Số ít nguyên nhân là do người chồng: 13,1%; do cả hai vợ chồng là: 17,7% và 21,3% do nguyên nhân khác.
Biểu đồ 3.8 Phân loại vô sinh của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: 34,4% là vô sinh nguyên phát, ít hơn vô sinh thứ phát (65,6%)
Cả vợ và chồng Khác
Biểu đồ 3.9 Số chu kỳ IVF đã thực hiện của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Người bệnh thực hiện chu kỳ đầu tiên chiếm tỷ lệ cao nhất 60,4%, tiếp đến người bệnh đã thực hiện 1-2 chu kỳ IVF trước đó chiếm 33,9% và 5,7% người bệnh đã thực hiện từ 3 chu kỳ IVF trở lên
Biểu đồ 3.10 Thời gian điều trị vô sinh
Nhận xét: Người bệnh đã điều trị dưới 1 năm chiếm tỷ lệ nhiều nhất 40,1%, đã điều trị
1 - 3 năm chiếm 31,8%, và 28,1% người bệnh đã điều trị từ 3 năm trở lên
Từ 3 chu kỳ trở lên
Thư viện ĐH Thăng Long
Biểu đồ 3.11 Tình trạng sống sau kết hôn
Nhận xét: Phần lớn các cặp vợ chồng trong nghiên cứu không sống cùng bố mẹ (chiếm
63,4%) Số cặp vợ chồng sống cùng bố mẹ chiếm tỷ lệ ít hơn (36,6%)
3.1.2.Phỏng vấn sâu về thực trạng lo âu, trầm cảm
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu 3 người vợ, 3 người chồng trong 6 cặp vợ chồng vô sinh để mô tả về thực trạng lo âu, trầm cảm ở các cặp vợ chồng vô sinh đến khám tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện Tâm Anh Hà Nội Trong đó có 2 người vợ lo âu nhẹ, 1 người vợ trầm cảm mức độ nhẹ, 2 người chồng lo âu mức độ nhẹ và 1 người chồng trầm cảm mức độ nhẹ
Người vợ thứ nhất: bắt đầu trầm cảm nhẹ từ sau khi biết kết quả điều trị thất bại ở chu kỳ trước, lo âu khi nhận được kết quả xét nghiệm, sau khi nhận được kết quả rất buồn Người vợ này mong muốn tạo được phôi, lo âu khi phải xin noãn, tương tác với chồng không được tương đồng ảnh hưởng đến tinh thần Lo âu kinh tế không đủ để theo đuổi quá tình điều trị Sức khoẻ tinh thần làm cho bản thân hay quên uống thuốc, thường hay cáu gắt với gia đình và người thân NB hài lòng với nhân viên y tế
Người vợ thứ 2: Lo âu từ khi bắt đầu điều trị, mỗi lần đến khám đều thấy lo âu, hồi hộp lo sức khoẻ yếu không đáp ứng được điều trị, mong đạt kết quả tốt, mong thành công ngay từ lần đầu tiên NB lo kinh tế không đủ để điều trị ngoài bản thân tự gây áp lực thì cũng nhận được áp lực từ gia đình, gia đình thường xuyên thúc giục sớm có con, môi lần đến khám mong đạt được kết quả tốt ngay từ lần đầu tiên NB hài lòng với nhân viên y tế
Không sống cùng bố mẹ
40 Người vợ thứ 3: Lo âu từ khi bắt đầu điều trị, hai vợ chồng đều có kết quả xét nghiệm không tốt Ngoài áp lực từ chính bản thân, NB cũng gặp áp lực từ gia đình, mối quan hệ xã hội chưa bị ảnh hưởng NB lo quá trình điều trị không được liên tục, kinh tế không dư dả để điều trị, sức khoẻ tinh thần làm cho bản thân hay bị lo âu, căng thẳng khi tiếp cận vấn đề Không thích giao tiếp với bên ngoài Mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng ít NB hài lòng với nhân viên y tế
Người chồng 1: Lo âu từ khi biết kết quả thăm khám, gánh nặng kinh tế làm ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần NB lo âu mỗi khi chờ đợi kết quả xét nghiệm Sức khoẻ tinh thần không ảnh hưởng đến công việc tuy nhiên không muốn tham gia các hoạt động của gia đình NB hài lòng với nhân viên y tế
Người chồng 2: Lo âu từ khi biết kết quả xét nghiệm, về kết quả đièu trị, lo âu kinh tế để điều trị NB Không muốn tham gia các hoạt động gia đình, cảm thấy áp lực khi được hỏi về chuyện con cái, công việc không bị ảnh hưởng NB hài lòng với nhân viên y tế và tin tưởng vào phác đồ điều trị
Người chồng 3: Trầm cảm từ khi biết nguyên nhân chưa có con là do bản thân, lo kinh tế không đủ để điều trị NB chia sẻ kinh tế hai vợ chồng còn khó khăn, công việc không ổn định Mặc cảm khi biết bản thân là nguyên nhân dẫn đến không thể có con
Lo âu mỗi khi đợi kết quả thăm khám, tình trạng sức khoẻ tinh thần không ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và xã hội NB hài lòng với nhân viên y tế
3.1.3 Thực trạng lo âu trầm cảm ở vợ, chồng vô sinh
Bảng 3.4 Tỷ lệ lo âu ở vợ, chồng
Tình trạng lo âu Đối tượng
Nhận xét: Người vợ có tỷ lệ lo âu là 13,5% cao hơn chồng có tỷ lệ lo âu là 4,7% Lo âu mức độ nhẹ của người vợ là 10,9%, chồng thấp hơn 3,4%, mức độ vừa của vợ là 2,3%, chồng là 1,3%; lo âu mức độ nặng của vợ là 0,3%, chồng 0% Cả vợ và chồng đều không có lo âu mức độ rất nặng Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p < 0,01
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.5 Tỷ lệ trầm cảm ở vợ, chồng
Tình trạng trầm cảm Đối tượng
Vợ (n, %) Chồng (n, %) Không trầm cảm 342 (88,8) 371 (96,4)
Nhận xét: Tỷ lệ trầm cảm của người vợ là 11,2% cao hơn người chồng là 3,6% Trầm cảm mức độ nhẹ của vợ chiếm 8,6%, chồng thấp hơn 2,3%; mức độ vừa của vợ 2,1%, chồng là 1,3% và mức độ nặng thấp nhất 0,5% và chồng 0% Cả vợ và chồng đều không có trầm cảm ở mức độ rất nặng Sự khác biết giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,01.
Bảng 3.6 Tỷ lệ cặp vợ chồng vô sinh có lo âu và trầm cảm
Tình trạng lo âu trầm cảm Đối tượng n (%) P
Không lo âu, trầm cảm 369 (95,8) 384 (99,7)
Có lo âu và trầm cảm 16 (4,2) 1 (0,3)
Nhận xét: Tình trạng lo âu và trầm cảm có sự khác biệt giữa người vợ và người chồng với p < 0,05, trong đó tình trạng có lo âu và trầm cảm ở người vợ là 4,2% cao hơn ở người chồng là 0,3%
Một số yếu tố liên quan đến lo âu trầm cảm ở cặp vợ chồng vô sinh
3.2.1 Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở cặp vợ chồng vô sinh
Bảng 3.7 Liên quan giữa tuổi với lo âu ở người vợ, chồng
Lo âu ở người chồng OR
Nhận xét: Tỷ lệ lo âu của nhóm ≥ 35 nhỏ hơn nhóm < 35 ở cả người vợ và người chồng, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p>0,05
3.2.1.2 Về trình độ học vấn
Bảng 3.8 Liên quan giữa trình độ học vấn với lo âu ở người vợ
Cao Đẳng/Đại học 34 (13,8) 213 (86,2) 1,417 (0,627-3,203) 0,403 Sau đại học 7 (17,1) 34 (82,9) 1,827 (0,612-5,454) 0,280
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trình độ học vấn với tình trạng lo âu ở người vợ, p > 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.9 Liên quan giữa trình độ học vấn với lo âu ở người chồng
Học vấn Lo âu ở người chồng p
Nhận xét: Tỷ lệ lo âu ở người chồng có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng/đại học và sau đại học cao hơn người chồng có trình độ ≤ cấp 3, với p < 0,05
Bảng 3.10 Liên quan giữa nghề nghiệp với lo âu ở người vợ, chồng
Nhận xét: Sự khác biệt giữa nghề nghiệp với tình trạng lo âu của người vợ, người chồng không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05
3.2.1.4 Về thu nhập cá nhân
Bảng 3.11 Liên quan giữa thu nhập cá nhân và lo âu của người vợ, chồng
Lo âu ở người chồng OR
- Người vợ có thu nhập cá nhân từ 10 triệu trở lên có tỷ lệ lo âu cao hơn thu nhập dưới 10 triệu với OR =1,926, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ lo âu ở người chồng có thu nhập 10 triệu trở lên so với thu nhập dưới 10 triệu với OR = 2,031, p > 0,05
3.2.1.5 Về thời gian làm việc
Bảng 3.12 Liên quan giữa thời gian làm việc với lo âu của người vợ, chồng
Lo âu ở người chồng OR
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thời gian làm việc với tình trạng lo âu của người vợ, người chồng, p > 0,05.
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.1.6 Về áp lực công việc
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa áp lực công việc với lo âu ở người vợ, chồng Áp lực công việc
Lo âu ở người chồng OR
- Tỷ lệ lo âu ở người vợ có áp lực công việc bình thường thấp hơn áp lực công việc căng thẳng với OR = 0,432, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
- Tỷ lệ lo âu ở người chồng có áp lực công việc bình thường thấp hơn với áp lực công việc căng thẳng với OR = 0,305, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.2.1.7 Về thời gian vô sinh
Bảng 3.14 Liên quan giữa thời gian vô sinh với lo âu ở người vợ, chồng Đặc điểm
- Thời gian vô sinh (mong có con) trung bình của người vợ có lo âu tương đương người vợ không lo âu (p > 0,05)
- Thời gian vô sinh trung bình của người chồng có lo âu tương đương người chồng không lo âu (p > 0,05)
Bảng 3.15 Liên quan giữa loại vô sinh với lo âu ở người vợ, chồng
Lo âu ở người chồng OR
- Không có liên quan giữa loại vô sinh với tình trạng lo âu của người vợ, p > 0,05
- Tỷ lệ lo âu ở người chồng vô sinh thứ phát thấp hơn vô sinh nguyên phát với
OR = 0,129, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
3.2.1.9 Về thời gian điều trị vô sinh
Bảng 3.16 Liên quan giữa thời gian điều trị vô sinh với lo âu ở người vợ, chồng
Thời gian điều trị vô sinh
Lo âu ở người chồng OR
- Tỷ lệ lo âu ở người vợ có thời gian điều trị vô sinh từ 1-3 năm cao hơn người vợ có thời gian điều trị vô sinh dưới 1 năm với OR = 2,629, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
- Không có liên quan giữa thời gian điều trị vô sinh với tình trạng lo âu của người chồng (p > 0,05)
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.1.10 Về tình trạng sống sau kết hôn
Bảng 3.17 Liên quan giữa tình trạng sống sau kết hôn với lo âu ở người vợ
Tình trạng sống sau kết hôn
Lo âu ở người chồng OR
0,224 Không sống cùng bố mẹ
Nhận xét: Không có sự khác biết có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng sống sau kết hôn với tình trạng lo âu ở người vợ, người chồng với p > 0,05
3.2.1.11 Tổng hợp một số yếu tố liên quan
Bảng 3.18 Tổng hợp một số yếu tố liên quan đến lo âu ở người vợ
Yếu tố liên quan OR hiệu chỉnh 95%CI p Nhóm tuổi Tuổi 0,05)
Bảng 3.19 Tổng hợp một số yếu tố liên quan đến lo âu ở người chồng
Yếu tố liên quan OR hiệu chỉnh 95%CI p
Thu nhập cá nhân Dưới 10 triệu
10 triệu trở lên Áp lực công việc Căng thẳng
Loại vô sinh Nguyên phát
Thời gian điều trị vô sinh
- Vô sinh thứ phát có tỷ lệ lo âu ít hơn vô sinh thứ phát với OR = 0,112, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
- Không có sự khác biệt giữa các yếu tố về nhóm tuổi, thu nhập cá nhân, áp lực công việc, thời gian điều trị vô sinh với tình trạng lo âu của người chồng (p > 0,05)
3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở cặp vợ chồng vô sinh
Bảng 3.20 Liên quan giữa tuổi với trầm cảm ở người vợ, chồng
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm tuổi với tình trạng trầm cảm ở người vợ (p > 0,05)
- Tỷ lệ trầm cảm ở người chồng ≥ 35 tuổi nhở hơn nhóm 0.05)
Bảng 3.22 Liên quan giữa trình độ học vấn với trầm cảm ở người chồng
Nhận xét: tỷ lệ trầm cảm ở người chồng có trình độ học vấn trung cấp, cao đẳng/đại học và sau đại học cao hơn người chồng có trình độ ≤ cấp 3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.23 Liên quan giữa nghề nghiệp với trầm cảm ở người vợ, chồng
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nghề nghiệp với trầm cảm ở người vợ, người chồng (p>0,05)
3.2.2.4.Về thu nhập cá nhân
Bảng 3.24 Liên quan giữa thu nhập và trầm cảm ở người vợ, chồng
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thu nhập với trầm cảm ở người vợ, người chồng (p>0,05)
3.2.2.5 Về thời gian làm việc
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.25 Liên quan giữa thời gian làm việc với trầm cảm ở người vợ, chồng
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thời gian làm việc với trầm cảm ở người vợ, người chồng (p > 0,05)
3.2.2.6.Về áp lực công việc
Bảng 3.26 Liên quan giữa áp lực công việc với trầm cảm ở người vợ, chồng Áp lực công việc
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
- Người vợ có áp lực công việc bình thường có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn người vợ có áp lực công việc căng thẳng với OR = 0.388, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
- Tỷ lệ trầm cảm ở người chồng có áp lực công việc bình thường thấp hơn nhóm có áp lực công việc căng thẳng với OR = 0,332, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
3.2.2.7.Về thời gian vô sinh
Bảng 3.27 Liên quan giữa thời gian vô sinh với trầm cảm ở người vợ, chồng Đặc điểm
- Thời gian vô sinh trung bình của người vợ có trầm cảm lớn hơn người vợ không trầm cảm không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05
- Thời gian vô sinh trung bình của người chồng có trầm cảm nhỏ hơn người chồng không trầm cảm không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05
Bảng 3.28 Liên quan giữa loại vô sinh với trầm cảm ở người vợ, chồng
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
- Tỷ lệ trầm cảm ở người vợ vô thứ phát thấp hơn hơn ở người vợ vô sinh nguyên phát với OR = 0,497, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Tỷ lệ trầm cảm ở người chồng vô sinh thứ phát thấp hơn vô sinh nguyên phát với OR = 0,201, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
3.2.2.9.Về thời gian điều trị vô sinh
Bảng 3.29 Liên quan thời gian điều trị vô sinh với trầm cảm ở người vợ, chồng
Thời gian điều trị vô sinh
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
- Tỷ lệ trầm cảm của người vợ có thời gian điều trị vô sinh từ 1-3 năm cao hơn thời gian điều trị vô sinh dưới 1 năm với OR = 2,229, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thời gian điều trị vô sinh với tình trạng trầm cảm của người chồng, p > 0,05
3.2.2.10.Về tình trạng sống sau kết hôn
Bảng 3.30 Liên quan giữa tình trạng sống sau kết hôn với trầm cảm ở người vợ và người chồng
Tình trạng sống sau kết hôn
Trầm cảm ở người vợ OR
Trầm cảm ở người chồng OR
0,286 Không sống cùng bố mẹ
Nhận xét: Tỷ lệ trầm cảm của người vợ, người chồng giữa hai nhóm sau kết hôn sống cùng hay không với bố mẹ tương tự nhau, p > 0,05
3.2.2.11.Tổng hợp một số yếu tố liên quan
Bảng 3.31 Tổng hợp một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người vợ
Yếu tố liên quan OR hiệu chỉnh 95%CI p
Thu nhập cá nhân Dưới 10 triệu
10 triệu trở lên Áp lực công việc Căng thẳng
Thời gian điều trị vô sinh
- Người vợ áp lực công việc bình thường có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nhóm áp lực căng thẳng với OR = 0,363, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
- Nhóm vô sinh thứ phát có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nhóm vô sinh nguyên phát với OR = 0,445, p < 0,05
- Thời gian điều trị vô sinh từ 1-3 năm và từ 3 năm trở lên có tỷ lệ trầm cảm cao hơn nhóm dưới 1 năm với OR lần lượt 2,33 và 2,541, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05
- Không có sự khác biết có ý nghĩa giữa nhóm tuổi, thu nhập cá nhân với tình trạng trầm cảm của người vợ, p > 0,05
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 3.32 Tổng hợp một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người chồng
Yếu tố liên quan OR hiệu chỉnh 95%CI p
Thu nhập cá nhân Dưới 10 triệu
10 triệu trở lên Áp lực công việc Căng thẳng
Loại vô sinh Nguyên phát
Thời gian điều trị vô sinh
- Người chồng có áp lực công việc bình thường có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn nhóm áp lực công việc căng thẳng với OR = 0,301, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05
- Không có sự khác biệt giữa nhóm tuổi, thu nhập cá nhân, loại vô sinh và thời gian điều trị vô sinh với tình trạng trầm cảm của người chồng, p > 0,05
BÀN LUẬN
Thực trạng lo âu, trầm cảm của các cặp vợ chồng vô sinh
4.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học
Tuổi là một yếu tố quan trọng để tiên lượng kết quả của IVF Khi tuổi càng cao, dự trữ buồng trứng sẽ giảm dần theo tuổi, bởi vậy số lượng noãn thu được sau khi kích thích buồng trứng và chọc hút noãn cũng giảm dần Ngoài ra, chất lượng noãn cũng giảm dần theo tuổi Do đó điều trị cặp vợ chồng vô sinh lớn tuổi luôn là thử thách lớn đối với nhân viên y tế trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản Nghiên cứu của Deatsman và cộng sự năm 2016 cho thấy độ tuổi sinh sản ở người vợ là dưới 35 tuổi và khi tuổi của người vợ từ 35 trở lên thì khả năng sinh sản sẽ suy giảm [16] Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo bảng 3.1 tỷ lệ người bệnh dưới 35 tuổi là 45,5% thấp hơn tỷ lệ người bệnh 35 tuổi trở lên là 54,5%, với tỷ lệ người vợ 35 tuổi trở lên là 46,2% và người chồng bằng hoặc hơn 35 tuổi là 62,9% Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Chương Thị Thu Thảo năm 2022, với người vợ có tuổi 35 trở lên là 46,0% và người chồng bằng hoặc trên 35 tuổi là 39,6% [7]
Tại TT HTSS bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, người bệnh đến khám vô sinh thường là người bệnh lớn tuổi, có dự trữ buồng trứng giảm, các trường hợp có tiền sử thất bại nhiều lần trước đó Điều đó lý giải tại sao độ tuổi trung bình của người vợ là 34.0 ± 5.2 tuổi, người chồng là 37.1 ± 6.2 tuổi và tỷ lệ người bệnh có tuổi bằng hoặc trên 35 trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu khác
4.1.1.2.Tôn giáo của các đối tượng nghiên cứu
Thư viện ĐH Thăng Long
Việt Nam là một nước đang phát triền và có quyền tự do lựa chọn tôn giáo cho riêng mình Theo kết quả báo cáo của tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, 86,3% dân số Việt Nam không theo tôn giáo nào Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.1), đối tượng nghiên cứu chủ yếu là không có tôn giáo, với người vợ là 94,8% và người chồng là 95,6% Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , áp lực công việc ngày càng tăng, giới trẻ thường không lựa chọn theo tôn giáo mà dành nhiều thời gian cho công việc và thư giãn Bởi vậy, tỷ lệ dân số Việt Nam không theo tôn giáo nào rất cao
4.1.1.3.Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo biểu đồ 3.2, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu phần lớn trên trung học phổ thông, chiếm 79,5% ở người vợ và 73% ở người chồng Kết quả này thấp hơn trong nghiên cứu của Chương Thị Thu Thảo năm 2022 là 83,1% [7] Điều này có thể do trong nghiên cứu của Chương Thị Thu Thảo, người bệnh chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long Tại TT HTSS bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, người bệnh đến khám và điều trị từ rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi
4.1.1.4.Nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2), nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu là công nhân, nông dân, nội trợ lần lượt ở người vợ là 6,2%, 1% và 5,5%, ở người chồng lần lượt là 8,3%, 1% và 0% Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Lạc Trần Nguyệt Quyên năm 2022 cho thấy ở người vợ: công nhân 11,2%, nông dân 5,7% và nội trợ 18,4%, ở người chồng: công nhân 16,9%, nông dân 4,7% và nội trợ 2,1% [5] Sự khác biệt này có thể do bệnh viện đa khoa Tâm Anh là bệnh viện được xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn nên người bệnh đến khám và điều trị đa phần có nghề nghiệp với thu nhập khá trở lên
4.1.1.4.Khu vực sống của các đối tượng nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Chương Thị Thu Thảo năm 2022, đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở thành phố và chiếm 96,4%, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu ở nông thôn rất thấp chỉ chiếm 3,6% [7] Đây là nghiên cứu được thực hiện ở bệnh viện phụ sản Cần Thơ nên tỷ lệ người bệnh thành phố rất cao và cao hơn nghiên cứu của chúng tôi Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo biểu đồ 3.3, đối tượng nghiên cứu ở thành phố là 73,5% và nông thôn là 26,5% Điều này có thể vì tại TT HTSS bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội,
58 chúng tôi khám và điều trị cho khá nhiều người bệnh ở các tỉnh, và nhiều trong số đó còn là các tỉnh vùng cao
4.1.1.5.Thu nhập và kinh tế gia đình
Theo thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2022 được đăng tải trên trang cổng thông tin điện tử của tổng cục thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,6 triệu đồng, của lao động nữ là 5,6 triệu đồng [10] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.4 và bảng 3.3), thu nhập bình quân tháng của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là từ 10 triệu trở lên, ở người vợ là 58,2% và người chồng là 71,7%, cao hơn thu nhập bình quân tháng của cả nước Như vậy, trong nghiên cứu này 100% đối tượng nghiên cứu là hộ không nghèo Điều này có thể được giải thích là bệnh viện Tâm Anh là bệnh viện khách sạn nên đa phần người bệnh đến khám và điều trị là có thu nhập khá cao và là hộ không nghèo
4.1.1.6.Thời gian làm việc và áp lực công việc
Thời gian làm việc và áp lực công việc cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến lo âu, trầm cảm Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian làm việc/ngày (biểu đồ 3.5) của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là 8 giờ, với người vợ là 55,6% và người chồng là 56,6% Ngoài ra, thời gian làm việc > 8 giờ/ngày cũng chiếm 1 tỷ lệ khá cao với người vợ là 30,1% và người chồng là 32,7% Kết quả này cũng tương ứng với cường độ công việc hay áp lực công việc (biểu đồ 3.6) của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là bình thường, với tỷ lệ 79,2% ở người vợ và người chồng Chỉ có 19,2% người vợ và 19,2% người chồng làm việc với áp lực căng thẳng Sự phân bố trên có thể do công nhân và nông dân chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
4.1.1.7.Nguyên nhân vô sinh và phân loại vô sinh
Nguyên nhân vô sinh luôn là câu hỏi cần có lời giải đáp của người bệnh cũng như của nhân viên y tế công tác trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản Nguyên nhân vô sinh có thể do người vợ hoặc người chồng hoặc cả 2 vợ chồng hoặc không rõ nguyên nhân Kết quả nghiên cứu này (biểu đồ 3.7), nguyên nhân vô sinh của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vô sinh do người vợ, chiếm 47,9% Tỷ lệ này cao hơn 1 số nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Shamila và cộng sự năm 2011, tỷ lệ vô sinh do vợ là 45,67% [46]
Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.8), chúng tôi còn nhận thấy loại vô sinh của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vô sinh thứ phát, chiếm 65,6% cao hơn nghiên cứu của Lạc Trần Nguyệt Quyên năm 2022 là vô sinh thứ phát chiếm 48,6% [5]
Thư viện ĐH Thăng Long
Vấn đề này có thể do người bệnh lớn tuổi và có dự trữ buồng trứng thấp đến khám và điều trị tại TT HTSS bệnh viện Tâm Anh Hà Nội chiếm 1 tỷ trọng khá lớn, đặc biệt là các trường hợp có tiền sử nhiều lần thất bại trước đó
4.1.1.8.Số chu kỳ IVF đã thực hiện và thời gian điều trị vô sinh
Số chu kỳ IVF đã thực hiện và thời gian điều trị vô sinh là các vấn đề cần được hỏi bệnh tỉ mỉ, chính xác Bởi vì, những người bệnh chưa thực hiện chu kỳ IVF, các nhân viên y tế cần tư vấn cẩn thận các bước trong lộ trình thực hiện kỹ thuật IVF Từ đó người bệnh có thể chuẩn bị về tài chính, tâm lý cho quá trình điều trị Đối với những người bệnh đã thực hiện nhiều chu kỳ IVF và thời gian điều trị vô sinh nhiều năm, người bệnh đã hiểu một phần về quy trình thực hiện kỹ thuật IVF Tuy nhiên, áp lực của những người bệnh này là rất lớn vì lý do tài chính và tâm lý tự ti, thất vọng khi điều trị IVF thất bại trước đó và thời gian điều trị vô sinh kéo dài Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.9), chúng tôi nhận thấy phần lớn người bệnh thực hiện IVF là chu kỳ đầu tiên, chiếm 60,4% Ngoài ra, theo biểu đồ 3.10, thời gian điều trị vô sinh của đối tượng nghiên cứu dưới 1 năm là 40,1% và 1-3 năm là 31,8% Bởi lẽ, các người bệnh đến khám và điều trị tại TT HTSS bệnh viện Tâm Anh Hà Nội có độ tuổi ≥ 35 chiếm 1 tỷ lệ khá lớn Do đó, các người bệnh thường lựa chọn điều trị sớm và thực hiện luôn kỹ thuật IVF thay vì điều trị kỹ thuật IUI 3-6 chu kỳ theo quy trình như các người bệnh trẻ tuổi
4.1.1.9.Về tình trạng sống sau kết hôn
Sống cùng bố mẹ sau kết hôn luôn là mối bận tâm của cặp vợ chồng sau kết hôn, và có thể cũng là yếu tố liên quan hoặc cộng thêm gây ra lo âu, trầm cảm Theo phong tục của người Á Đông, các cặp vợ chồng sau kết hôn thường sống cùng bố mẹ chồng Khi ở chung, dễ nảy sinh các vấn đề mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu Ở nước ta, một đất nước đang phát triển, luôn tôn vinh và gìn giữ các truyền thống của thế hệ đi trước lại càng cho thấy rõ điều đó Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có nhiều quan điểm mới về tình trạng sống sau kết hôn như không sống cùng bố mẹ, tự chủ về kinh tế sau kết hôn, vai trò của người vợ trong gia đình được đánh giá cao hơn Trong nghiên cứu này, theo biểu đồ 3.11, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ đối tượng nghiên cứu không sống cùng bố mẹ là 63,4%, thấp hơn ở nghiên cứu của Lạc Trần Nguyệt Quyên năm 2022 là 71,2% [5] Kết quả này cũng phù hợp với xu hướng hiện nay, các cặp vợ chồng thường muốn ở riêng, không phụ thuộc vào bên vợ hoặc bên chồng
Phỏng vấn sâu về thực trạng lo âu, trầm cảm
Qua phỏng vấn sâu 3 người vợ, 3 người chồng của 6 cặp vợ chồng vô sinh đến khám và thực hiện kỹ thuật IVF tại TT HTSS bệnh viện Tâm Anh Hà Nội, chúng tôi nhận thấy các bệnh nhân đều hài lòng về dịch vụ bệnh viện, cũng như cách tư vấn của các nhân viên y tế Điều này có thể được giải thích bệnh viện Tâm Anh được xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn, nhân viên y tế được đào tạo bài bản về giao tiếp với người bệnh
Có 2 người vợ có biểu hiện lo âu từ khi bắt đầu khám, 1 người vợ trầm cảm nhẹ từ khi biết kết quả điều trị thất bại ở chu kỳ trước Cả 3 người vợ đều cảm thấy lo âu khi được nhân viên y tế tư vấn về kết quả xét nghiệm của bản thân không tốt, 1 người lo âu về kết quả của chồng Trong khi đó cả 2 người chồng đều cho biết có lo âu từ khi biết kết quả thăm khám, 1 người chồng trầm cảm nhẹ từ khi biết nguyên nhân vô sinh là do mình
Khai thác về những yếu tố tác động đến sức khoẻ tâm thần của người vợ chúng tôi nhận thấy có 1 người vợ trầm cảm nhẹ không nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ chồng, hai vợ chồng không có sự kết nối với nhau, thường xuyên không thống nhất được phương án giải quyết, 2 người vợ lo âu nhẹ bởi áp lực từ gia đình về việc có con dẫn đến việc luôn lo âu trong các buổi họp mặt Cả 3 người vợ đều lo âu về vấn đề kinh tế để trang trải cho quá trình điều trị Chỉ có 1 người vợ lo âu nhẹ đang phải thay đổi với môi trường làm việc mới, chưa quen với công việc nên thường cảm thấy chán nản và lo âu Trong khi đó cả 3 người chồng đều cho biết kinh tế cho điều trị và việc chưa biết về kết quả điều trị đã tác động đến sức khoẻ tinh thần của họ Một người chồng trầm cảm nhẹ cho biết cảm thấy mặc cảm khi biết bản thân là nguyên nhân dẫn đến việc chưa có con
Khai thác về ảnh hưởng của sức khoẻ tâm thần đến cuộc sống của vợ, chồng vô sinh chúng tôi nhận thấy có 1 người vợ lo âu nhẹ và 1 người vợ trầm cảm nhẹ cho biết thường dễ cáu gắt với người thân trong gia đình, dễ cáu gắt với việc thăm hỏi của người thân về việc có con, ngại gặp mặt và tham gia các hoạt động chung của gia đình và xã hội, ngại giao tiếp với với người xung quanh Có 1 người vợ lo âu nhẹ cho biết vẫn duy trì các mối quan hệ xã hội và không bị ảnh hưởng Chỉ có 1 người vợ cho biết thiếu tập trung vào công việc Trong khi đó chỉ có 1 người chồng lo âu nhẹ cho biết không muốn tham gia các hoạt động tập thể Cả 3 người chồng đều cho biết tình trạng sức khoẻ tâm
Thư viện ĐH Thăng Long thần không ảnh hưởng đến công việc
Như vậy sức khoẻ tâm thần của vợ, chồng vô sinh không chỉ chịu ảnh hưởng từ kết quả, quá trình điều trị mà còn đến từ các mối quan hệ gia đình và xã hội Đặc biệt sự chia sẻ, đồng tình của người bạn đời và gia đình sẽ giúp các cặp vợ chồng tránh hoặc giảm nguy cơ lo âu, trầm cảm Bởi vậy, nhân viên y tế cần có kinh nghiệm, hiểu được tâm lý, nguyện vọng của người bệnh Từ đó hỗ trợ về vấn đề tâm lý cho người bệnh và quá trình điều trị vô sinh.
Thực trạng lo âu trầm cảm ở vợ, chồng vô sinh
Theo Liu và cộng sự năm 2021 các cặp vợ chồng vô sinh phải chịu áp lực từ xã hội, gia đình và việc điều trị Do đó có nguy cơ cao hơn về những cảm xúc tiêu cực, như lo âu và trầm cảm IVF là phương pháp mà các cặp vợ chồng vô sinh có thể thực hiện để mang thai, đặc biệt ở những người bệnh lớn tuổi Phương pháp này có chi phí cao và hiệu quả điều trị không chắc chắn, có thể khiến các cặp vợ chồng thực hiện IVF gặp áp lực rất lớn IVF bao gồm các giai đoạn khác nhau: kích thích buồng trứng, chọc hút noãn và chuyển phôi, và người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khác nhau trong các giai đoạn khác nhau [40] Đặc biệt với những cặp vợ chồng vô sinh đã điều trị vô sinh nhiều năm hoặc có tiền sử thực hiện kỹ thuật IVF thất bại trước đó hoặc người bệnh có tiền sử hỏng thai liên tiếp nhiều lần sẽ có những tác động ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ không lo âu ở người vợ là 86,5% thấp hơn ở người chồng là 95,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Có thể do nước ta vẫn là một nước đang phát triển, còn mang nặng tư duy sinh nở là vấn đề của phụ nữ Bởi vậy, khi xảy ra tình trạng vô sinh, người vợ luôn chịu nhiều áp lực từ bản thân và gia đình Ngoài ra chi phí điều trị vô sinh cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh, đặc biệt hiện nay ở nước ta bảo hiểm y tế chưa chi trả chi phí điều trị vô sinh Từ đó tạo nên gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và gia đình, góp phần ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
Theo Hashemi và cộng sự năm 2012 việc tư vấn khi thực hiện kỹ thuật IVF là cần thiết để giảm bớt lo âu, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh vô sinh [25] Tại TT HTSS bệnh viện Tâm Anh Hà Nội, chúng tôi thường tăng cường công tác tư vấn cho các cặp vợ chồng để khi thực hiện kỹ thuật IVF, người bệnh đã hiểu rõ các vấn đề cần làm và chuẩn bị tâm lý cho lộ trình điều trị Do đó, lo âu ở người vợ và người
62 chồng thường biểu hiện ở mức độ nhẹ như bảng 3.4: có 13,5% người vợ có lo âu, trong đó 10,9% lo âu mức độ nhẹ, 2,3% mức độ vừa, 0,3% mức độ nặng Tỷ lệ người chồng có lo âu thấp `hơn vợ với 4,7% trong đó có 3,4% mức độ nhẹ, 1,3% mức độ vừa, không có trường hợp nào bị mức độ nặng; cả vợ và chồng không có trường hợp nào bị rối loạn lo âu rất nặng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Chiaffarino.F thực hiện tại Ý, ghi nhận tỷ lệ người vợ có lo âu chiếm 14,7% cao hơn tỷ lệ lo âu của người chồng 4,5% [3]
Theo Kim và cộng sự năm 2021 có 59,6% người bệnh thực hiện kỹ thuật IVF được báo cáo là trầm cảm Trầm cảm là một yếu tố quan trọng có thể cản trở việc điều trị vô sinh, làm giảm khả năng thụ thai thành công và dẫn đến việc chấm dứt điều trị ở các người bệnh đang điều trị vô sinh Do đó, cần phải xem xét một cách có hệ thống các yếu tố dự báo trầm cảm và các chiến lược can thiệp tích cực nhằm làm giảm trầm cảm [30]
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.5), tỷ lệ không trầm cảm gặp ở người vợ là 88,8% thấp hơn ở người chồng là 96,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Những người bệnh có biểu hiện trầm cảm, mức độ biểu hiện chủ yếu là nhẹ Trong 11,2% người vợ trầm cảm có 8,6% trầm cảm ở mức độ nhẹ; 2,1% mức độ vừa; 0,5%mức độ nặng Trong số 3,6% người chồng trầm cảm có 2,3% mức độ nhẹ; 1,3% mức độ vừa, không có mức độ nặng, cả vợ và chồng đều không có trường hợp nào trầm cảm rất nặng Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Chiaffarino.F với 17,9% người vợ trầm cảm và 6,9% người chồng trầm cảm [3]
Theo bảng 3.8, tỷ lệ có lo âu và trầm cảm ở người vợ là 4,2% cao hơn ở người chồng là 0,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Sự khác nhau trên có thể do áp lực điều trị vô sinh trên người vợ cao hơn bởi nhiều yếu tố như: phong tục tập quán, quan niệm, văn hóa Việt.
Một số yếu tố liên quan đến lo âu trầm cảm ở cặp vợ chồng vô sinh
Theo Peng và cộng sự năm 2021 nhận thấy kỹ thuật IVF đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều năm qua Tuy nhiên, tỷ lệ có thai lâm sàng còn thấp
Dự trữ buồng trứng thấp, ứ dịch vòi tử cung, u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung được coi là những yếu tố bệnh lý chính, nhưng các yếu tố quyết định có thai lâm sàng vẫn
Thư viện ĐH Thăng Long chưa được hiểu đầy đủ Có nhiều tác giả đã chỉ ra rằng tâm lý căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm khả năng sinh sản kém Con đường của trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận hoặc trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến sinh dục có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa này Các cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật IVF có thể có các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý cao hơn các cặp vợ chồng có khả năng sinh sản bình thường, do tình trạng vô sinh kéo dài, mất hy vọng và việc điều trị vô sinh thất bại trước đó Bởi vậy, yếu tố tâm lý có liên quan đến kết quả điều trị vô sinh hay không đã làm dấy lên mối lo ngại rộng rãi [40]
Ngoài ra, Ying và cộng sự năm 2015 cũng cho rằng người vợ và người chồng đều trải qua các tác động về tâm lý trong quá trình điều trị vô sinh nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt về giới tính Người vợ có mức độ lo âu và trầm cảm tăng cao trước khi điều trị, thậm chí còn cao hơn vào ngày chọc hút noãn, trước và sau chuyển phôi và trong thời gian chờ đợi xét nghiệm máu để xác định có thai sau chuyển phôi Người chồng trong các cặp vợ chồng vô sinh có điểm trầm cảm tăng cao trước khi điều trị, thường tăng trong thời gian chờ đợi kết quả điều trị IVF [51] Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi thực hiện khảo sát các cặp vợ chồng vào ngày 2 hoặc ngày 3 chu kỳ kinh khi có chỉ định thực hiện kỹ thuật IVF và đã được tư vấn cẩn thận về lộ trình điều trị của người bệnh Chúng tôi lựa chọn thời điểm này để khảo sát bởi vì theo Rooney và cộng sự năm 2018 cho rằng các loại thuốc sử dụng để điều trị vô sinh như clomiphene, leuprolide và gonadotropin, có liên quan đến các triệu chứng tâm lý như lo âu và trầm cảm Vì vậy, khi đánh giá các triệu chứng của người vợ giữa giai đoạn điều trị, rất khó để phân biệt giữa tác động tâm lý của vô sinh và tác dụng không mong muốn của thuốc Do đó, các nghiên cứu nên đo lường các triệu chứng này trước khi bắt đầu dùng thuốc hoặc sau khi ngừng dùng thuốc [45]
Nghiên cứu của Zhang và cộng sự năm 2022 trên 1247 cặp vợ chồng vô sinh, các tác giả đã thống kê tình trạng lo âu và trầm cảm ở người vợ và/hoặc ở người chồng, tình trạng lo âu ở người vợ và người chồng, tình trạng trầm cảm ở người chồng Qua đó các tác giả thấy rằng, tình trạng lo âu và trầm cảm ở người vợ cao hơn ở người chồng trong cặp vợ chồng điều trị vô sinh [55]
Hình 4.1: Tình trạng lo âu và trầm cảm ở 1247 cặp vợ chồng vô sinh trong nghiên cứu của Zhang và cộng sự năm 2022 [55]
A Tình trạng lo âu và trầm cảm ở người vợ; B Tình trạng lo âu và trầm cảm ở người chồng; ( C ) Tình trạng lo âu ở 1247 cặp vợ chồng vô sinh; ( D ) Tình trạng trầm cảm ở
1247 cặp vợ chồng vô sinh; ( E ) Tình trạng lo âu và trầm cảm ở 1247 cặp vợ chồng vô sinh, A: lo âu, D: trầm cảm; F: nữ, M: nam [55]
Hiện nay, những người bệnh khi đến điều trị vô sinh và thực hiện kỹ thuật IVF tại TT HTSS bệnh viện Tâm Anh Hà Nội, các bác sĩ thường chỉ định một trong hai loại phác đồ kích thích buồng trứng chính là phác đồ Antagonist cố định và phác đồ DPOS (Dydrogesterone primed ovarian stimulation) Với phác đồ Antagonist cố định, người vợ được sử dụng thuốc kích thích buồng trứng từ ngày 2 hoặc ngày 3 chu kỳ Đến ngày thứ 6 dùng thuốc kích thích buồng trứng, người bệnh sẽ được dùng thêm GnRH antagonist để kiểm soát đỉnh LH Bình thường, người vợ được kích thích buồng trứng
Thư viện ĐH Thăng Long từ 9-11 ngày và đến gặp nhân viên y tế khoảng 4-5 lần trong quá trình kích thích buồng trứng Khi kích thước nang trứng đạt tiêu chuẩn, người bệnh sẽ được định lượng nội tiết là Estradiol và Progesteron để quyết định thuốc trigger Sau 36-37 giờ, người bệnh sẽ được thực hiện kỹ thuật chọc hút noãn dưới hướng dẫn của siêu âm Đối với phác đồ DPOS, người vợ cũng được dùng thuốc kích thích buồng trứng từ ngày 2 hoặc ngày 3 chu kỳ Ngoài ra, người bệnh sẽ được sử dụng duphaston 30mg/ngày cùng với thuốc kích thích buồng trứng để kiểm soát đỉnh LH Tương tự như phác đồ Antagonist, người vợ cũng được kích thích buồng trứng từ 9-11 ngày và đến khám khoảng 4-5 lần Tuy nhiên trong các lần thăm khám, ngoài vấn đề được siêu âm tử cung và buồng trứng, người vợ được chỉ định thực hiện xét nghiệm nội tiết là LH và Estradiol để đánh giá hiệu quả sử dụng duphaston Ưu điểm của phác đồ DPOS là ít mũi tiêm và giảm chi phí điều trị so với phác đồ Antagonist Tiêu chí lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng là theo chỉ định y khoa của các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ sinh sản Sau khi thu được noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng, kỹ thuật ICSI sẽ được thực hiện để tạo thành phôi Phôi được chuyển vào buồng tử cung ở giai đoạn ngày 3 hoặc giai đoạn phôi nang (phôi ngày 5 hoặc ngày 6) trong chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi đông lạnh Xét nghiệm máu để xác định có thai sẽ được thực hiện sau chuyển phôi 12 ngày Trong các giai đoạn thực hiện, các cặp vợ chồng luôn được tư vấn về lộ trình điều trị đang và sẽ thực hiện để góp phần giảm lo âu của người bệnh
4.4.1 Một số yếu tố liên quan đến lo âu ở cặp vợ chồng vô sinh
Theo Zhang và cộng sự năm 2022, các tác giả cho rằng ở các cặp vợ chồng vô sinh, tỷ lệ lo âu ở người vợ có liên quan đến tuổi, trình độ học vấn và thu nhập gia đình [55] Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.7), chúng tôi nhận thấy tỷ lệ lo âu ở người vợ < 35 tuổi là 15,9% cao hơn ở người vợ ≥ 35 tuổi là 10,7% Tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Kết quả này cũng xảy ra với người chồng, tỷ lệ lo âu ở người chồng < 35 tuổi là 6,3% cao hơn ở người chồng ≥ 35 tuổi là 3,7% và sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như trong nghiên cứu của Maroufizadeh và cộng sự năm 2018 ở Iran ghi nhận sự khác biệt về lo âu giữa các người bệnh < 35 tuổi và ≥ 35 tuổi là không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05 [36] Điều này có thể lý giải là kỹ thuật IVF đã trở thành một kỹ thuật phổ biến, được triển khai tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước, các người
66 bệnh đến khám và điều trị được tư vấn chuyên sâu và cẩn thận trước khi thực hiện
4.4.1.2.Về trình độ học vấn và nghề nghiệp
Theo Ramezanzadeh và cộng sự năm 2004, các tác giả cho rằng lo âu có mối quan hệ đáng kể với thời gian vô sinh và trình độ học vấn, nhưng không liên quan đến nguyên nhân vô sinh hoặc công việc [43] Yusuf và cộng sự năm 2016 còn nhận thấy người vợ có nhiều khả năng bị rối loạn tâm lý hơn người chồng, đặc biệt là trong các xã hội mà người vợ bị cáo buộc là nguyên nhân chủ yếu khiến các cặp vợ chồng không thể thụ thai và áp lực cũng như chuẩn mực văn hóa, xã hội là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự phát triển của các vấn đề tâm lý này Ngoài ra trình độ học vấn và tình trạng việc làm của người vợ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng [53] Tuy nhiên trong nghiên cứu của Lakatos và cộng sự năm 2017 ở Hungary, trình độ học vấn không liên quan đến lo âu [32] Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.8) ở người vợ, với p > 0,05 Tuy nhiên, theo bảng 3.11 đối với người chồng chúng tôi nhận thấy trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ lo âu càng tăng (p < 0,05)
Có thể, theo quan điểm của người Á Đông, người chồng là trụ cột gia đình, gánh trên vai kinh tế gia đình, trình độ học vấn càng cao thường làm các công việc có áp lực cao, kết hợp với áp lực khi thực hiện IVF và chi phí điều trị Do đó tỷ lệ lo âu ở người chồng tăng theo trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.10), chúng tôi thấy rằng nghề nghiệp không có liên quan đến lo âu ở người vợ và ở người chồng, với p > 0,05 Kết quả này tương tự như trong nghiên cứu của Kazandi và cộng sự năm 2011 ở Thổ Nhĩ Kỳ [28]
4.4.1.3.Về thu nhập cá nhân
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.11), thu nhập cá nhân theo tháng có liên quan với lo âu ở người vợ Người vợ có thu nhập 10 triệu trở lên có tỷ lệ lo âu là 16,5% cao hơn người vợ có thu nhập dưới 10 triệu có tỷ lệ lo âu là 9,3%, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 với OR = 1,926 (CI = 1,018-3,644) Tuy nhiên ở người chồng, sự khác biệt về thu nhập cá nhân giữa người chồng thu nhập dưới 10 triệu và 10 triệu trở lên là không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05 Điều này có thể do trong quá trình thăm khám và điều trị bằng kỹ thuật IVF, người vợ cần phải đến thăm khám nhiều lần và thực hiện kích thích buồng trứng, chọc hút noãn, chuyển phôi Đối với người chồng, công việc cần làm khi thực hiện IVF thường chỉ là lấy máu và lấy tinh dịch bằng cách xuất tinh Ngoài ra các người bệnh có thu nhập cá nhân 10 triệu trở lên
Thư viện ĐH Thăng Long thường làm các công việc có áp lực cao Do đó ở người vợ có thu nhập cá nhân 10 triệu trở lên sẽ chịu nhiều áp lực cả về công việc và điều trị vô sinh
4.4.1.4.Về thời gian làm việc và áp lực công việc
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.12, bảng 3.13), thời gian làm việc trong ngày không liên quan với tình trạng lo âu ở người vợ, với p > 0,05 Tuy nhiên áp lực công việc có liên quan với tình trạng lo âu ở người vợ, với p < 0,05, Người vợ ở nhóm áp lực công việc bình thường có tỷ lệ lo âu thấp hơn nhóm áp lực công việc căng thẳng với OR = 0,432 (CI = 0,229 – 0,815) có thể do sự kết hợp giữa áp lực công việc và áp lực gia đình về có con Kết quả tương tự cũng xảy ra ở người chồng Thời gian làm việc trong ngày không liên quan đến tình trạng lo âu ở người chồng, với p > 0,05 Nhưng với áp lực công việc bình thường có tỷ lệ lo âu ở người chồng thấp hơn nhóm có áp lực công việc căng thẳng với OR = 0,305 (CI = 0,116 – 0,801) và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Điều này có thể giải thích là do điều trị vô sinh đã là một mối bận tâm lớn của người bệnh, mà còn kèm theo một công việc căng thẳng điều đó sẽ dẫn đến nhiều lo âu cho người bệnh
4.4.1.5.Về thời gian vô sinh và loại vô sinh