1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình trạng lo âu trầm cảm trước phẫu thuật của người bệnh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa tâm anh năm 2023

119 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình trạng lo âu, trầm cảm trước phẫu thuật của người bệnh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, PGS.TS. Lưu Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,28 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Tổng quan về phẫu thuật (13)
    • 1.2. Lo âu, trầm cảm nói chung (17)
    • 1.3. Một số yếu tố liên quan đến tâm lý NB trước phẫu thuật (22)
    • 1.4. Một số công cụ đánh giá rối loạn lo âu, trầm cảm (23)
    • 1.5. Một số nghiên cứu trên trên Thế giới và Việt Nam (28)
    • 1.6. Một số học thuyết và mô hình sử dụng trong nghiên cứu (31)
    • 1.7. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (33)
    • 2.3. Các biến số nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng (35)
    • 2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu (38)
    • 2.5. Phân tích và xử lý số liệu (42)
    • 2.6. Sai số và biện pháp khắc phục (43)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (43)
  • CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (45)
    • 3.2. Tình trạng lo âu và trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật theo thang (53)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật trước phẫu thuật (54)
      • 3.3.1. Yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật (54)
      • 3.3.2. Yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật (57)
    • 3.4. Kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) (61)
  • CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN BÀN LUẬN (64)
    • 4.1. Đặc điểm của người bệnh và tình trạng lo âu và trầm cảm trước phẫu (64)
    • 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm trước phẫu thuật của người bệnh. thuật của người bệnh (77)
    • 4.3. Hạn chế của nghiên cứu (80)
    • 1. Lo âu và trầm cảm trước phẫu thuật của người bệnh (82)
    • 2. Một số yếu tố liên quan đến lo âu và trầm cảm trước phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu (82)
    • A. THÔNG TIN CHUNG (91)
    • B. THÔNG TIN VỀ CUỘC PHẪU THUẬT (92)
    • B. THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN (93)
    • D. THANG ĐO ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH DASS-21 (Depression (94)

Nội dung

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật ..... Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm trước phẫu thuật của người bệnh..

TỔNG QUAN

Tổng quan về phẫu thuật

1.1.1 Định nghĩa về phẫu thuật

Phẫu thuật (PT) là một kỹ thuật y tế được thực hiện với mục đích để chẩn đoán bệnh, điều trị, chỉnh hình, ghép tạng, giảm đau, được tiến hành phổ biến trong chăm sóc NB [3]

1.1.2 Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật

Theo Thông tư 50/2014/ TT- BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế:

(1) Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt a) Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh (NB), đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn

(2) Phẫu thuật, thủ thuật loại I a) Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn

(3) Phẫu thuật, thủ thuật loại II a) Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I b) Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn

(4) Phẫu thuật, thủ thuật loại III a) Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II b) Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn

1.1.3 Phân loại theo mức độ cấp bách của phẫu thuật a, Phẫu thuật chương trình

Phẫu thuật chương trình ( mổ phiên) là những bệnh nếu chưa mổ ngay thì cũng chưa nguy hiểm đến tính mạng Mổ chương trình được lên kế hoạch và chuẩn bị cẩn thận đầy đủ nhất nhằm đảm bảo an toàn và tốt nhất cho bệnh nhân Ví dụ: Sỏi thận, sỏi niệu quản, u xơ tử cung, bướu giáp, gãy xương đơn giản… Đối với các bệnh mổ chương trình thì sau khi đầy đủ các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, các xét nghiệm tiền phẫu sẽ được hội chẩn toàn viện do lãnh đạo bệnh viện chủ trì và có sự tham gia của phẫu thuật viên (bác sĩ mổ), bác sĩ gây mê

Thư viện ĐH Thăng Long hồi sức, các bác sĩ khác như bác sĩ tim mạch, chẩn đoán hình ảnh… Bước này gọi là duyệt mổ Sau khi duyệt mổ sẽ được lên chương trình mổ

Nếu như bệnh nhân có bệnh kèm sẽ được điều chỉnh, có thể dùng thuốc trước mổ, thay thế thuốc đang dùng, truyền máu, điều chỉnh các rối loạn đông máu, tăng glucose máu… cho đến khi bác sĩ Gây mê hồi sức thấy đủ điều kiện an toàn cho bệnh nhân thì cuộc mổ mới được tiến hành b, Phẫu thuật cấp cứu

Phẫu thuật cấp cứu ( mổ cấp cứu): Là những trường hợp phải mổ ngay khi bệnh xuất hiện, ở đây thời gian tính bằng phút, bằng giờ Mổ là yếu tố quyết định trong điều trị hồi sức, vì nếu chậm trễ người bệnh sẽ tử vong( Ví dụ: Vỡ túi phình động mạch não, vết thương mạch máu lớn, vỡ gan, vỡ lách, ruột thừa viêm….)

Mổ cấp cứu trì hoãn là những bệnh cấp cứu nhưng có sự chuẩn bị để bệnh nhân được mổ trong những điều kiện thuận lợi hơn như viêm túi mật, bán tắc ruột…

Thời kỳ mổ là thời kỳ được tính từ khi NB vào vào viện viện đến khi được mổ

Thời kỳ trước mổ chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn chẩn đoán: chẩn đoán xác định bệnh, đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể và chỉ định mổ

- Giai đoạn chuẩn bị trước mổ:

Giai đoạn này có thể dài hoặc ngắn phụ thuộc vào mức độ phẫu thuật: mổ cấp cứu hoặc mổ phiên, vào tình trạng NB, mức độ và tính chất của cuộc PT ( đại phẫu, trung phẫu, tiểu phẫu) Khi đó quá trình chuẩn bị phải tiến hành nhanh chóng, mổ càng nhanh càng tốt vì tính mạng NB đang bị đe dọa Với những bệnh lý ác tính thì việc chuẩn bị NB và thăm khám trước mổ cần phải khẩn trương hơn nữa [28]

Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ trước mổ là giảm tối đa các biến chứng nguy hiểm của cuộc mổ Chuẩn bị mổ một cách có hệ thống, đánh giá tình trạng NB để đề phòng các biến chứng trong và sau mổ

1.1.5 Vai trò của Điều dưỡng trong chuẩn bị trước mổ cho người bệnh phẫu thuật Điều dưỡng có vai trò rất quan trọng trong công tác chuẩn bị trước phẫu thuật

Chuẩn bị cuộc mổ luôn thực hiện một cách an toàn và hiệu quả để tránh tai biến cho người bệnh trong mổ, ngăn ngừa biến chứng sau mổ và giúp người bệnh hồi phục tốt

Vai trò của người điều dưỡng rất quan trọng trong việc sửa soạn người bệnh trước mổ Có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự lo âu của NB sắp phải phẫu thuật, họ có nhiều những băn khoăn cần được giải đáp, đối tượng mà NB hay tìm đến và dễ tìm thấy nhất là điều dưỡng [2], [21]

Lo âu, trầm cảm nói chung

1.2.1 Khái niệm a, Lo âu ( Anxiety)

Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên ( bình thường) của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước mối nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa

Lo âu quá mức hay dai dẳng không tương xứng với sự đe dọa được cảm thấy, ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động có vẻ quá mức hay vô lý đó gọi là lo âu bệnh lý [1]

Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, lo âu là một cảm xúc được đặc trưng bởi sự lo lắng và các triệu chứng căng thẳng sớm trong đó một cá nhân dự đoán được nguy hiểm, thảm họa hoặc bất hạnh sắp xảy ra Cơ thể thường tự vận động để đáp ứng các mối đe dọa được nhận thức: Cơ bắp trở nên căng thẳng, thở nhanh hơn và tim đập nhanh hơn Lo lắng có thể được phân biệt với sợ hãi cả về mặt khái niệm và sinh lý, mặc dù hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau Lo lắng được coi là một phản ứng hướng tới tương lai, có tác dụng lâu dài, tập trung rộng rãi vào một mối đe dọa lan tỏa, trong khi nỗi sợ hãi là một phản ứng thích hợp, hướng đến hiện hiện tại và tồn tại trong thời thời gian ngắn đối với một mối đe dọa cụ thể và có thể xác định rõ ràng [31]

- Sợ hãi ( lo lắng về bất hạnh trong tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập trung…)

- Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run chân tay, không có khả năng thư giãn)

- Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt…)

Sự lo âu - sợ hãi là biểu hiện chính, chủ yếu, nguyên phát dẫn đến phản ứng sợ sệt quá mức Bệnh thường kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng (thường là 6 tháng)

Các biểu hiện của lo âu thường rất đa dạng phức tạp, có lúc xuất hiện một cách tự phát không rõ nguyên nhân, hoàn cảnh rõ rệt Các triệu chứng thường rất thay đổi, nhưng phổ biến là người bệnh cảm thấy sợ hãi, lo lắng về bất hạnh tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, đầu óc trống rỗng, run rẩy, không có khả năng thư giãn, hoạt động quá mức thần kinh tự trị như vã mồ hôi, mạch nhanh hoặc thở gấp, hồi hộp, đánh trống ngực, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm [37], [38] b, Trầm cảm (Depression)

Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn tâm thần và hành vi, trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí

Thư viện ĐH Thăng Long sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ Các triệu chứng này tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu là 2 tuần liên tục Những biểu hiện này được coi là các triệu chứng có ý nghĩa lâm sàng nhất trong việc chẩn đoán [9]

DSM- 5 đưa ra tiêu chí chẩn đoán trầm cảm Cá nhân đó phải trải qua năm hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau đây đã xuất hiện trong cùng khoảng thời gian 2 tuần và thể hiện sự thay đổi chức năng so với trước đó; ít nhất một trong các triệu chứng là (1) tâm trạng chán nản hoặc (2) mất hứng thú hoặc khoái cảm [48]

1 Tâm trạng chán nản hầu hết thời gian trong ngày, gần như mỗi ngày, các biểu hiện được báo cáo chủ quan hoặc quan sát bởi người khác

2 Giảm đáng kể sự quan tâm hoặc niềm vui trong tất cả, hoặc gần như tất cả, các hoạt động hầu hết trong ngày, gần như mỗi ngày

3 Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân, hoặc giảm hoặc tăng sự thèm ăn gần như mỗi ngày

4 Mất ngủ hoặc mất ngủ gần như mỗi ngày

5 Tâm thần vận động chậm chạp gần như mỗi ngày ( quan sát bởi người khác, không chỉ đơn thuần là cảm giác)

6 Mệt mỏi hoặc mất năng lượng gần như mỗi ngày

7 Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hầu như mỗi ngày ( có thể là hoang tưởng)

8 Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc thiếu quyết đoán gần như mỗi ngày

9 Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, ý tưởng tự tử tái diễn mà không có kế hoạch cụ thể, hoặc một nỗ lực tự tử, một kế hoạch cụ thể tự tử

1.2.2 Sự thay đổi tâm lý của người bệnh

Trong lâm sàng có 3 loại trạng thái tâm lý như sau:

Trạng thái biến đổi tâm lý: Đây là trạng thái nhẹ nhất và có thể gặp ở bất kỳ người bệnh nào Những biến đổi tâm lý ở đây còn trong giới hạn bình thường Biến đổi chung nhất là thay đổi hứng thú, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tri giác từ thế giới bên ngoài đến bản thân và tới chức năng của cơ thể, quan hệ có tính chọn lọc với người xung quanh, mong muốn được cứu chữa tập trung chú ý vào bệnh tật, đầu óc lộn xộn, ứ đọng nhiều ý nghĩ, thay đổi giọng nói, nét mặt thay đổi điệu bộ một cách đặc biệt, dễ xúc động, cảm giác sống bị đe doạ, thay đổi hồi tưởng về quá khứ

Trạng thái loạn thần kinh chức năng với các triệu chứng tâm lý bệnh: trong trạng thái này có sự gián đoạn và rối loạn các quá trình hoạt động thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các hội chứng như suy nhược, nghi bệnh ám ảnh, histeria, lo âu, rối loạn phân ly… Ở đây ý thức người bệnh không bị rối loạn, người bệnh có thái độ phê phán đối với bệnh tật và sức khoẻ của mình

Trạng thái loạn thần (kể cả những người mắc bệnh thực thể): người bệnh không còn khả năng phán đoán thế giới xung quanh, hành vi của người bệnh bị rối loạn và mất khả năng phê phán đối với bệnh tật Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là các hội chứng hoang tưởng và rối loạn ý thức [23]

Khi mới mắc bệnh:

Bệnh tật là một sự cố không ai muốn vì vậy khi có bệnh mọi người đều có sự lo lắng nhất định, mức độ lo lắng phụ thuộc vào tính chất của bệnh Bất kỳ một bệnh dù nặng hay nhẹ đều cũng có ảnh hưởng tới tinh thần của người bệnh, các hiện tượng tâm lý đều bị ảnh hưởng do đó người bệnh thường lo âu, buồn phiền, Muốn điều trị và chăm sóc NB được tốt, cán bộ y tế không chỉ chẩn đoán và điều trị mà còn phải chú ý đến tâm lý của NB, quan tâm sâu sắc tới họ khi bước chân tới khám bệnh và cả quá trình điều trị [14]

Khi người bệnh nằm viện [24]

Người bệnh rất sợ nằm viện vì những lý do:

- Xa người thân trong gia đình, sinh hoạt không thuận tiện như ở nhà

- Phải nằm chung phòng với nhiều người bệnh khác nhau, thậm chí phải nằm ghép

- Nhiều mùi đặc biệt: thuốc tẩy rửa, thuốc tiêm, thuốc uống, quần áo, chăn màn, đồ dùng của nhiều người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tiếp xúc với nhiều người hỏi bệnh, thăm khám: bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế khác, học sinh, sinh viên…

- Kinh tế: chi phí nhiều mà bản thân không làm ra tiền

- Phải làm nhiều các xét nghiệm: X quang, máu, nước tiểu…

- Sợ lây nhiễm các bệnh khác

- Lo lắng về bệnh tật: không biết có chữa khỏi không?

Tâm lý người bệnh ngoại khoa:

Bệnh ngoại khoa đặc biệt là bệnh cần can thiệp phẫu thuật thường có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và người nhà thường rất lo lắng: mổ có nguy hiểm không, ai mổ, sau mổ có lành bệnh không, có để lại di chứng, biến chứng, tàn phế không? Vì vậy vai trò của người thầy thuốc, điều dưỡng khoa ngoại là hết sức quan trọng, tùy theo trường hợp bệnh nhân mà có tác động tâm lý thích hợp

Tâm lý người bệnh trước mổ:

Tâm lý người bệnh có thể là lo sợ đau và không thoải mái, sợ do không hiểu biết, sợ biến dạng cơ thể, sợ xa cách người thân, sợ chết, sợ gây mê, sợ thay đổi lối sống sau mổ… Điều dưỡng cần biết nhận thức của người bệnh để giúp đỡ và cung cấp những thông tin trong suốt thời gian trước mổ Điều dưỡng là người nâng đỡ tinh thần và giúp người bệnh giảm đau buồn, giảm sợ hãi để duy trì và hồi phục niềm tin cho người bệnh

1.2.3 Lo âu, trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật

Một số yếu tố liên quan đến tâm lý NB trước phẫu thuật

- Tuổi: Với từng lứa tuổi lại có suy nghĩ và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên có những khung bậc cảm xúc khác nhau, nó làm ảnh hưởng lớn tới nhận thức của NB Đối với tuổi thanh niên thường đánh giá cao sức khỏe của mình, coi thường bệnh, chú ý đến thẩm mỹ… Đối với tuổi trung niên thì nét tâm lý chững chạc hơn, ổn định hơn nên phản ứng với bệnh tật và nhận thức của họ đối với bệnh tật mang dấu vết nhân cách và đã hình thành vững chắc Đối với người lớn tuổi: NB thường bi quan với tác hại của bệnh, đánh giá thấp sức khỏe của mình NB dễ lo sợ, hoang mang, khó tính, đòi hỏi cao, yêu cầu giải đáp tường tận, khoa học [20]

- Giới tính: là một yếu tố có tác động đến tâm lý người bệnh, đặc biệt những người bệnh sắp phải trải qua một cuộc mổ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày Giới nữ từ lâu đã mang trong mình tâm lý dễ dao động nhất là khi phải đứng trước những tình huống khó khăn và điều này cũng không có sự khác biệt khi sắp phải trải qua một cuộc mổ ảnh hưởng đến đi lại của họ sau đó [13]

- Trình độ học vấn: Các cá nhân có trình độ giáo dục cao có thể ước tính chính xác hơn nguy cơ của PT so với những người không có điều kiện học tập đầy đủ

Thư viện ĐH Thăng Long

- Yếu tố đau: Đau là yếu tố thường gặp nhất, đôi khi là yếu tố mang tính bao trùm nhất trong một số bệnh

+ Cảm giác đau mang ý nghĩa thích nghi và bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ

+ Đau có vị trí khu trú hoặc lan tỏa, có cường độ khác nhau tùy theo bệnh tật và mức độ biến đổi tâm lý của người bệnh

+ Đau làm thay đổi trạng thái tâm lý và khả năng lao động của người bệnh, nó làm giảm chất lượng các hoạt động chú ý, tư duy, trí nhớ Những người phải chịu đựng đau đớn kéo dài thường trở nên nóng nảy, lạnh nhạt, thế giới nội tâm và ý thức bị thu hẹp

Người điều dưỡng cần phải giúp người bệnh thoát khỏi sự đau đớn bằng thuốc và bằng tâm lý

- Nghề nghiệp: qua nhiều nghiên cứu cho thấy những người bệnh có nghề lao động tay chân có tỷ lệ lo âu cao nhất Nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Phương (2007) có 32,5% NB lao động tay chân có tình trạng lo lắng trước PT, trong nghiên cứu của Dương Văn Tú ( 2013) là 63% trong khi lao động trí óc chỉ chiếm 16,82% NB có tâm lý lo lắng trước PT Lao động chân tay thường là công việc nặng nhọc, thu nhập không ổn định, vì vậy nhóm đối tượng này ít có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế để chẩn đoán và điều trị sớm [17]

- Điều kiện kinh tế: Những người có điều kiện sống khó khăn thường sợ phải đi khám bệnh do đó thường bệnh đã ở giai đoạn nặng dẫn đến chi phí càng cao, điều này lại càng khiến họ lo lắng hơn [19]

- Tiền sử bản thân: Những NB có bệnh mạn tính hay đã từng trải qua PT có tâm lý rất phức tạp, có thể theo hướng tích cực và cũng có thể theo hướng tiêu cực [16] NB đã từng được PT sẽ ít lo lắng hơn những NB phẫu thuật lần đầu, vì họ đã từng trải qua, hiểu và có kinh nghiệm về PT trước đó [23].

Một số công cụ đánh giá rối loạn lo âu, trầm cảm

Hiện nay trên thế giới có nhiều bộ công cụ được sử dụng để đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần

Thang đo đánh giá lo âu Zung ( Zung Self-Rating Anxiety Scale, SAS):

Thang Zung được thiết kế bởi William WK Zung năm 1971, là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở những bệnh nhân có các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối loạn phổ biến nhất, những vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng [32] Thang này gồm 20 mục xếp từ 1 đến 20 câu hỏi, trong đó 15 câu hỏi về tăng lo âu, 5 câu hỏi về giảm lo âu Cho điểm theo 4 mức độ thời gian xuất hiện triệu chứng từ 1 đến 4 điểm ( dựa trên những trả lời: “ không có hoặc hầu như không đáng kể”, “ thỉnh thoảng”, “ thường xuyên”, “ luôn luôn cố” SAS là thang tự đánh giá, gồm 20 mục, đánh giá mức độ lo âu dựa trên 4 nhóm triệu chứng: nhận thức, thần kinh tự trị, vận động và hệ thần kinh trung ương [21]

Thang đánh giá lo âu Hamilton ( Hamilton anxiety rating scale - HARS)

Thang HARS được công bố phiên bản đầu tiên vào năm 1959 bởi Max Hamilton Ông sử dụng phương pháp phổ biến để thiết kế thang đánh giá Một loạt các triệu chứng có liên quan được thu thập và chia thành các nhóm Lúc khởi đầu có 12 nhóm triệu chứng, rồi tăng lên 13 nhóm với thang điểm 5 Hamilton tiến hành thử nghiệm và cải tiến, phát triển cấu trúc và thay đổi cách tính điểm để có được thang

HAM-A như hiện tại.HARS là công cụ được các nhà nghiên cứu và các nhà lâm sàng sử dụng rộng rãi để lượng giá các triệu chứng lo âu trong các rối loạn khác nhau

Thang có cấu trúc 14 mục, được chia làm 2 nhóm: các yếu tố lo âu tâm thần gồm các mục từ 1 đến mục 6 (tâm trạng lo âu, căng thẳng, sợ hãi, mất ngủ, nhận thức và cảm xúc trầm cảm) và mục 14 (hành vi trong lúc phỏng vấn) và các yếu tố lo âu cơ thể từ mục 7 đến mục 13 (cơ bắp, cảm giác, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu - sinh dục và thần kinh thực vật) [26]

Thang đo lo âu và trầm cảm Bệnh viện (The Hospital Anxiety and Depression Scale- HADS)

Thang đo HADS được phát triển bởi Zigmond và Snaith vào năm 1983 Đây là bộ câu hỏi được thiết kế để NB tự đánh giá và được biết đêns là công cụ tin cậy, có độ hiệu lực tốt và dễ sử dụng giúp nhận biết và xác định các biểu hiện lo âu, trầm cảm trong môi trường bệnh viện HADS gồm 14 câu hỏi tự báo cáo những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao gồm 7 câu đánh giá lo âu (HADS – A) và 7 câu cho trầm cảm (HADS – D) Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn theo

Thư viện ĐH Thăng Long các mức độ tương ứng với các điểm từ 0 đến 3 Sau khi tính tổng điểm cho mỗi phần, nếu tổng điểm từ 11 điểm trở lên được coi là có rối loạn lo âu hay trầm cảm thực sự, khoảng điểm từ 8 – 10 điểm được coi như một gợi ý có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0 – 7 điểm là bình thường [52]

Thang trầm cảm Beck (BDI) : Được tạo ra từ Aaron T.Beck Thang BDI ban đầu được thiết kế với mục đích đánh giá hiệu quả điều trị của liệu pháp phân tâm ở những bệnh nhân trầm cảm Ngoài ra, thang BDI còn được thiết kế để khảo sát mức độ nặng của các triệu chứng trầm cảm mà bệnh nhân có tại thời điểm khảo sát Thang BDI gốc gồm có 21 mục, mỗi mục gồm có 4 câu trả lời được cho điểm từ 0 - 3 theo mức độ nặng dần của các triệu chứng [29]

Thang đánh giá lo âu- trầm cảm- stress ( DASS 21: Depression- Anxiety- Stress Scales)

Thang đo DASS 21 là phiên bản rút gọn của thang đo DASS 42 (do Lovibond S.H và Lovibond P.F thiết kế năm 1995) Thang đo DASS 21 đã được Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia Việt Nam biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị và độ tin cậy, khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam Từ những lý do đó, chúng tôi đã chọn thang đo DASS 21 để sử dụng cho nghiên cứu của mình

DASS 21 được xây dựng không dựa trên các khái niệm phân loại rối loạn tâm lý Có một giả thuyết (và đã được xác nhận bởi nhiều dữ liệu nghiên cứu) là DASS được phát triển dựa trên sự khác biệt về mức độ các biểu hiện trầm buồn, lo lắng và căng thẳng giữa mẫu bình thường và mẫu mắc các rối loạn tâm lý Do đó, DASS 21 không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán lâm sàng dựa trên các hệ thống tiêu chuẩn chẩn đoán như DSM và ICD [22]

DASS 21 gồm 21 tiểu mục chia thành 03 nhóm, mỗi nhóm gồm 7 tiểu mục

Mỗi tiểu mục là một mô tả về triệu chứng thực thể hoặc tinh thần Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng: 0 điểm - không đúng chút nào cả; 01 điểm- đúng phần nào; 02 điểm- đúng phần nhiều hoặc phần lớn thời gian là đúng; 03 điểm- hoàn toàn đúng hoặc hầu hết thời gian là đúng

Sau khi cộng tổng từng điểm của từng nhóm trong 7 tiểu mục, kết quả thu được sẽ nhân với 02, khi đó DASS 21 sử dụng bảng đánh giá theo mức độ [47]

D (Depression – Trầm cảm): Đánh giá mức độ của cảm giác buồn rầu, chán nản, vô vọng, tự ti, chậm chạp, thiếu hứng thú, mất năng lượng, không muốn tham gia các hoạt động

● A (Anxiety – Lo âu): Đánh giá mức độ của cảm giác lo lắng, run rẩy, khô miệng, khó thở, trống ngực, đổ mồ hôi, và khả năng tự kiểm soát khi lo lắng

● S (Stress – Căng thẳng): Đánh giá cảm giác khó thư giãn, thả lỏng, dễ buồn bã/kích động, cáu kỉnh/phản ứng quá mức và thiếu kiên nhẫn

Thang đo DASS-21 gồm 21 mục tự đánh giá, các câu hỏi được phân chia ngẫu nhiên và kiểm định tính phù hợp khi người bệnh tự đánh giá như sau:

⮚ Depression – Trầm cảm gồm các câu 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21

⮚ Anxiety – Lo âu gồm các câu 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20

⮚ Stress- stress gồm các câu 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18

STT Câu hỏi Thang điểm

S 1 Tôi thấy khó mà thoải mái được 0 1 2 3

D 3 Tôi không thấy có chút cảm xúc tích cực nào 0 1 2 3

A 4 Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng)

D 5 Tôi thấy khó bắt tay vào công việc 0 1 2 3 S 6 Tôi đã phản ứng thái quá khi có những sự việc xảy ra 0 1 2 3 A 7 Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay ) 0 1 2 3 S 8 Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 0 1 2 3

A 9 Tôi lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười

0 1 2 3 D 10 Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả 0 1 2 3

Thư viện ĐH Thăng Long

S 11 Tôi thấy bản thân dễ kích động 0 1 2 3

S 12 Tôi thấy khó thư giãn được 0 1 2 3

D 13 Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3

S 14 Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm

Một số nghiên cứu trên trên Thế giới và Việt Nam

1.5.1 Một số nghiên cứu trên Thế giới

Theo kết quả nghiên cứu của Tchaou B.A và các cộng sự (2014) về tâm lý của người bệnh trước phẫu thuật và niềm tin của họ trong được lên lịch phẫu thuật tại bệnh viện Parakou ở Berlin cho thấy: Trong số 108 người bệnh được lên lịch phẫu thuật, 75 người bệnh (69,44%) đã được chọn Độ tuổi trung bình là 44,11 ± 16,24 tuổi với nam chiếm ưu thế (56%) 55 người bệnh (73,3%) lo lắng và 32 người bệnh (46,7%) sợ chết 45 người bệnh (60%) không nhận được bất kỳ thông tin nào về thủ thuật họ phải trải qua và 60 người bệnh (80%) không được thông báo về các biến chứng có thể có của phẫu thuật 58 người bệnh (77,3%) biết về kỹ thuật gây mê và 5,2% người bệnh biết về các biến chứng có thể xảy ra của gây mê Giai đoạn trước phẫu thuật gây ra gánh nặng lo lắng đáng kể cho người bệnh và gia đình họ Ở Benin, việc thông báo và giải thích phẫu thuật là cơ sở để đánh giá các ảnh hưởng cũng như thay đổi trạng thái tâm lý cho người bệnh [47]

Nghiên cứu của Ryamukuru và David (2017) tiến hành trên 151 người bệnh trưởng thành tại UTHK, Rwanda nhằm đánh giá mức độ lo lắng trước phẫu thuật của người bệnh Kết quả nghiên cứu thu được rằng: Có 72,8% có mức độ lo lắng trước phẫu thuật đáng kể về mặt lâm sàng Người bệnh chờ phẫu thuật chỉnh hình có nguy cơ có mức độ lo lắng trước phẫu thuật có ý nghĩa lâm sàng cao hơn 10,22 lần so với người bệnh chờ phẫu thuật tiết niệu (OR: 10,22; KTC 95% 1,144 - 91,304; P = 0,037)

Người bệnh già có mức độ lo lắng trước mổ thấp so với người bệnh trẻ (OR: 0,22;

Nghiên cứu của Henok Mulugeta và cộng sự (2018) nhằm đánh giá sự lo lắng trước khi phẫu thuật và các yếu tố liên quan ở người bệnh tại Bệnh viện chuyển tuyến Debre Markos và Felege Hiwot, Tây Bắc Ethiopia Nghiên cứu được thực hiện trên 353 người bệnh được chọn ngẫu nhiên có hệ thống cho kết quả rằng: 61% người bệnh có mức độ lo lắng trước phẫu thuật cao đáng kể (KTC 95% (55,5–65,7)) Yếu tố được báo cáo phổ biến nhất gây ra lo lắng trước phẫu thuật là sợ biến chứng là 187 người (52,4%) Có một mức độ lo lắng trước phẫu thuật cao có ý nghĩa thống kê ở người

Thư viện ĐH Thăng Long bệnh nữ (OR=2,19; 95% CI (1,29–3,71)) và người bệnh thiếu thông tin trước phẫu thuật (OR=2,03; 95% CI (1,22–3,39)) Như vậy, nghiên cứu kết luận rằng tỷ lệ lo lắng trước phẫu thuật cao Mức độ lo lắng trước phẫu thuật liên quan đáng kể đến giới tính, việc cung cấp thông tin trước phẫu thuật và số lần phẫu thuật trước đó Đánh giá tâm lý trước phẫu thuật nên được đưa vào chăm sóc thường quy của điều dưỡng và mọi người bệnh cần được cung cấp thông tin trước phẫu thuật trước khi phẫu thuật

Một nghiên cứu của Marcolino, Suzuki, Cunha, Gozzani, and Mathias (2007) về đo lường mức độ lo lắng và trầm cảm ở bệnh nhân trước phẫu thuật Đánh giá triệu chứng cho thấy 35 (44,3%) bệnh nhân và 36 (64,3%) bạn đồng hành được coi là mắc chứng lo âu và 21 (26,6%) bệnh nhân và 23 (41,1%) bạn đồng hành được coi là bị trầm cảm (p = 0,09) Về tác động của các biến số nhân khẩu xã hội đối với việc đo lường mức độ lo lắng và trầm cảm, người ta chỉ quan sát thấy rằng những bệnh nhân thất nghiệp có mức độ lo lắng cao hơn [39]

1.5.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Minh và cộng sự (2020) trên 250 người bệnh nhằm mục tiêu khảo sát tình trạng lo âu, stress và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng này của người bệnh trước phẫu thuật Nghiên cứu được đánh giá theo thang điểm DASS-21 tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 9/2019 – 5/2020, cho kết quả rằng: Tỷ lệ người bệnh bị lo âu thực sự là 22,8% và stress thực sự là 6,4% Điểm lo âu, stress trung bình là 5,58 ± 5,47 và 4,48 ± 4,06 Tuổi, giới, mức sống khó khăn, có bệnh kèm theo và không có bảo hiểm y tế là yếu tố nguy cơ của lo âu và stress có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lo âu, stress trước phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của người bệnh vẫn khá cao và có nhiều yếu tố liên quan của tình trạng này Nhân viên y tế cần quan tâm, tuyên truyền về bảo hiểm y tế và giải thích rõ hơn về phương pháp vô cảm cho người bệnh [13]

Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang và cộng sự (2015) nghiên cứu trên 131 người bệnh trước mổ tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai cho kết quả rằng: Tâm lý lo lắng nhất của người bệnh trước phẫu thuật là sợ nằm chung giường bệnh (48.9%), lo lắng sợ rủi ro (44.3%), lo không được bác sĩ giỏi phẫu thuật (42%), lo lắng về tiền viện phí (40.8%), lo không được ĐD chăm sóc tận tình (36,6%), lo đau đớn (35,9%), lo ảnh hưởng đến sức khỏe sau này (34,4%), lo bỏ bê công việc (12,2%) Sau phẫu thuật, khó chịu nhất của người bệnh là đau (91,6%), người bệnh khát nước (86,3%), khó chịu do đặt các ống sonde (74,8%), khó chịu trong người (80,9%) Mong muốn nhiều nhất là giảm đau (88,5%), muốn uống nước (84%), muốn tháo bỏ các sonde (70,2%), muốn làm điều gì đó (68,7%), khi đau người bệnh vận động khó khăn (55%), ngủ ít (29,8%), sợ phải mổ lại (40,5%), sợ nhiễm trùng vết mổ (18,3%) Yếu tố liên quan của đau nhiều sau mổ là phương pháp mổ hở (p = 0,001) và phương pháp gây mê nội khí quản (p = 0,013) [24]

Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thu (2015) trên 160 người bệnh được phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa Khu vực Định Quán năm 2015, cho kết quả rằng: nam giới chiếm tỉ lệ cao (68.8%), độ tuổi 40-60 chiếm tỉ lệ cao (40.6%), dân tộc kinh chiếm tỷ lệ đa số (83.8%), nghề nghiệp chủ yếu của người bệnh là làm rẫy (63.1%) NB nhập viện mổ chương trình chủ yếu là bệnh ngoại khoa (93.1%) Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật là 91.25% Tỷ lệ lo lắng trước mổ là 69.86% Có tới 65,6% người bệnh không được tư vấn về phương pháp vô cảm trước mổ 58.1% là tỷ lệ người bệnh mong được gây tê khi mổ Người bệnh sản khoa có tỷ lệ lo lắng khá cao 75% Có 52% người bệnh trước mổ có bệnh nền tăng huyết áp Tỷ lệ người bệnh phẫu thuật lần đầu là 71,9% Có tới 82,5% người bệnh sợ đau, 80.6% người bệnh sợ lâu hồi phục, 68,1% người bệnh sợ bị tái phát lại, 65,6% người bệnh sợ bị lây nhiễm bệnh khác, 63% người bệnh sợ bị rủi ro trong khi mổ [24]

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hằng và cộng sự (2022) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh người bệnh trước và sau phẫu thuật, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB trầm cảm trước phẫu thuật là 1,5%, sau phẫu thuật là 0,5% Ba yếu tố liên quan với tình trạng trầm cảm của NB gồm: sự phụ thuộc kinh tế, tình trạng việc làm và sự hiểu biết của người bệnh về cuộc phẫu thuật (p 0.7 được coi là bộ công cụ, các nội dung của bộ công cụ là tin cậy khi thu thập số liệu tại địa bàn Bộ công cụ gồm 4 phần:

 Phần A: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm 10 câu hỏi về các yếu tố nhân khẩu học và các yếu tố xã hội

 Phần B: Thông tin về cuộc phẫu thuật và tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu gồm 12 câu hỏi

 Phần C: Thông tin về môi trường bệnh viện gồm 12 câu hỏi về các yếu tố chỉ dẫn, đón tiếp và hướng dẫn người bệnh, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh, điều kiện chăm sóc người bệnh, quyền và lợi ích của người bệnh

 Phần D: Trạng thái tâm lý người bệnh trước phẫu thuật được đánh giá bởi thang đo DASS - 21 câu hỏi về lo âu, trầm cảm

 Phần E: Các yếu tố liên đến trạng thái tâm lý người bệnh trước phẫu thuật được đánh giá bởi thang đo DASS

Người bệnh được phỏng vấn bằng phiếu tại các thời điểm trước buổi sáng ngày phẫu thuật

Thang đo đánh giá tâm lý người bệnh DASS-21 (Depression Anxiety and

Thư viện ĐH Thăng Long

Stress Scales) để tầm soát và đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và stress DASS-21 là thang tự đánh giá phiên bản rút gọn của tháng DASS-42 gồm 21 mục

Người bệnh tự đánh giá tình trạng mà bản thân cảm thấy trong suốt tuần vừa qua và cho đến hiện tại: từ 0 – 3 (0: Không đúng với tôi chút nào cả, 1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng, 2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, 3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng)

Thang đo DASS-21 gồm 21 mục tự đánh giá, các câu hỏi được phân chia ngẫu nhiên và kiểm định tính phù hợp khi người bệnh tự đánh giá như sau:

 Depression – Trầm cảm gồm các câu 3, 5, 10, 13, 16, 17, 21

 Anxiety – Lo âu gồm các câu 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20

 Stress – Căng thẳng (stress) gồm các câu 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18 Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress được tính bằng cách cộng điểm các câu lại rồi nhân hệ số 2 Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đánh giá mức độ stress của đối tượng nghiên cứu

Xếp loại mức độ điểm được chia như bảng sau:

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress

12 tiểu mục trong từng yếu tố nhỏ được đánh giá theo thang điểm Likert với 5 cấp độ được dùng để đo lường tất cả các yếu tố môi trường bệnh viện:

 1 điểm: Rất không hài lòng

2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu

- Lập nhóm điều tra thu thập số liệu - Đào tạo, tập huấn cho nhóm nghiên cứu gồm (3 nam – 3 nữ) thảo luận, diễn tập để thống nhất nội dung bộ câu hỏi, kỹ thuật và cách thức tiến hành thu thập số liệu (phỏng vấn)

 Tiếp xúc với từng đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn người bệnh chờ đến phiên: Giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung, mục đích khảo sát và đảm bảo bí mật thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15 phút/lần Thông tin được thu thập 01 lần trước khi người bệnh phẫu thuật

 Sau khi người bệnh đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, đồng thời tiến hành ghi chép lại nội dung trả lời của đối tượng được phỏng vấn

 Kết thúc buổi phỏng vấn mượn hồ sơ bệnh án đánh vào phần còn lại của phiếu khảo sát ( phụ lục 1)

 Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu được thực hiện sau thu thập số liệu định lượng Nội dung phỏng vấn sâu được xây dựng trước (phụ lục 2) Mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài khoảng 30 phút và được ghi âm (sau khi được sự đồng ý của NB) kết hợp ghi chép

2.4.3 Quy trình nghiên cứu

- Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu - Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Bước 3: Xây dựng khung nghiên cứu, đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu - Bước 4: Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu

- Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long Ý tưởng

Câu hỏi - Thiết kế NC

Thu thập số liệu Phân tích số liệu So sánh, bàn luận

Phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm quản lý số liệu thống kê Epidata 3.1 - Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0

- Sử dụng phép thống kê mô tả để mô tả các tần số, tỷ lệ đối với biến định tính và trung bình, độ lệch chuẩn đối với biến định lượng

- Vấn đề tâm lý của người bệnh gồm trầm cảm, lo âu, stress được đánh giá dựa trên câu trả lời (biến nhị phân): Có hoặc không

- Thống kê phân tích: sử dụng kiểm định test Khi bình phương để tìm sự khác biệt giữa các tỷ lệ và phân tích mối liên quan sử dụng Tỷ suất chênh OR và 95%CI

Sử dụng t-test để kiểm định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình (mức ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05)

- Các kết quả phân tích số liệu được trình bày dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ, hình

- Dữ liệu định tính: Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, gỡ băng và phân tích theo chủ đề Ý kiến tiêu biểu được trích dẫn để minh họa cho các chủ đề được xác định

Người bệnh trước phẫu thuật

Thu thập thông tin về các yếu tố xã hội và các yếu tố liên quan đến tâm lý người bệnh

Người bệnh trong nhóm tiêu chuẩn loại trừ

Người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn

Loại Đánh giá thực trạng lo âu, trầm cảm theo bệnh án nghiên cứu

Thư viện ĐH Thăng Long

Sai số và biện pháp khắc phục

Sai số trong quá trình thu thập số liệu và do đo lường Sai số do điều tra viên

Sai số trong quá trình nhập liệu Sai số do đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác hoặc thiếu thông tin

Rà soát bộ câu hỏi để điều chỉnh từ ngữ cho rõ ràng, dễ hiểu Đối tượng nghiên cứu được giải tích kỹ về mục đích nghiên cứu để tăng cường sự hợp tác trong nghiên cứu

Tập huấn kỹ cho điều tra viên thống nhất cách thu thập thông tin cũng như giám sát hỗ trợ kịp thời để bổ sung những thông tin thu thập còn thiếu

Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu

Các phiếu điều tra được điều tra viên kiểm tra ngay sau khi điền thông tin những thông tin nào còn thiếu hoặc không hợp lý được kiểm tra để bổ sung và điền cho đúng

Nhập liệu lại lần 2 ngẫu nhiên 10% phiếu đã thu thập nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa do nhập liệu Nếu phát hiện sai sót của nghiên cứu viên nào, sẽ yêu cầu nghiên cứu viên đó làm lại toàn bộ phiếu Đối với nghiên cứu định tính: Hướng dẫn phỏng vấn sâu được nhóm nghiên cứu xây dựng và thực hiện 01 cuộc phỏng vấn sâu thử để rút kinh nghiệm (do người hướng dẫn khoa học thực hiện), sau đó các cuộc phỏng vấn sâu đều do nghiên cứu viên chính trực tiếp thực hiện.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được Hội đồng đề cương về chuyên môn và đạo đức y sinh học của Trường Đại học Thăng Long thông qua theo Quyết định số 230115/QĐ-ĐHTL ngày 15/01/2023 về việc phê duyệt tên đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Điều dưỡng - khóa 10

Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y-sinh học của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thông qua Đối tượng tham gia nghiên cứu được nghe giải thích về mục đích nghiên cứu trước khi tiến hành điền phiếu điều tra Đối tượng có thể rút ra khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào Đảm bảo các thông tin mà đối tượng cung cấp luôn giữ tính bảo mật tuyệt đối, thông tin thu được hoàn toàn trung thực, khách quan, không chịu sự chi phối, áp lực nào và chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này

Sau khi được Hội đồng khoa học thông qua, kết quả nghiên cứu và những ý kiến đề xuất sẽ được phản hồi tới Ban Giám Đốc – BVĐK Tâm Anh nhằm mục đích nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu quả phục vụ phẫu thuật – hậu phẫu tốt hơn trong tương lai

Thư viện ĐH Thăng Long

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tình trạng lo âu và trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật theo thang

điểm DASS 21 (trừ nội dung Stress)

3.2.1 Tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá tình trạng lo âu (n@0)

Kết quả đánh giá tình trạng lo âu Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Tỷ lệ NB cảm thấy lo âu trước phẫu thuật chiếm 13,3%

Bảng 3.5 Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu (n@0)

Kết quả đánh giá mức độ lo âu Số lượng

Bảng 3.5 cho thấy, trước phẫu thuật có 76,5% NB không lo âu Có 10,2% NB lo âu nhẹ và 10,3% NB có lo âu vừa, 2,5% NB có lo âu nặng và 0,5% NB có lo âu rất nặng trước phẫu thuật

3.2.2 Tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật

Bảng 3.6 Kết quả đánh giá tình trạng Trầm cảm (n@0)

Kết quả đánh giá tình trạng trầm cảm Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy trước phẫu thuật có 2,5% NB mắc trầm cảm, 97,5% không mắc trầm cảm

Bảng 3.7 Mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu (n@0)

Kết quả đánh giá mức độ trầm cảm Số lượng Tỷ lệ

Nhận xét: Trước phẫu thuật, tỷ lệ NB không trầm cảm chiếm 97,5%, trầm cảm mức độ nhẹ và vừa là 1%, trầm cảm mức độ vừa là 0,5%.

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật trước phẫu thuật

3.3.1 Yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Yếu tố nhân khẩu học

Tình trạng hôn nhân Độc thân 6(28,3) 57 (71,7) 0,65 (0,265-

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa yếu tố trình độ, tình trạng việc làm, kinh tế và tình trạng lo âu Đặc điểm người bệnh

Nhận xét: Bảng 3.9 cho thấy tình trạng việc làm và tình hình phụ thuộc kinh tế có mối liên quan đến tình trạng lo âu của NB Người bệnh có HĐLĐ có tình trạng lo âu cao hơn so với các đối tượng khác (17,2% so với 7,2% và 15,3%) Người bệnh có tình hình kinh tế phụ thuộc một phần có tình trạng lo âu cao hơn so với NB không phụ thuộc hoặc phụ thuộc hoàn toàn (30,6% so với 11,3% và 13,9%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,05)

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đặc điểm cuộc phẫu thuật và tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật Đặc điểm cuộc phẫu thuật

Nhận xét: Có mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật và tình trạng Lo âu của người bệnh Người bệnh có thời gian mổ ngắn có tình trạng lo âu cao hơn NB có thời gian mổ dài (13,7% so với 12,3%) việc làm

Thư viện ĐH Thăng Long

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa yếu tố bệnh sử và tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Nhận xét: Bảng 3.11 cho thấy chưa có mối liên quan giữa yếu tố bệnh sử và tình trạng lo âu

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về cuộc phẫu thuật và tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu

N (%) N (%) Hiểu biết về bệnh cần phẫu thuật

Tiền sử phẫu thuật Đã từng phẫu thuật 18 (14,2) 109 (85,8)

Nhận xét: Bảng kết quả trên cho thấy chưa có mối liên quan hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về cuộc phẫu thuật với tình trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật

3.3.2 Yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật

Bảng 3.13.Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật

Yếu tố nhân khẩu học

Tình trạng hôn nhân Độc thân 0 48 (100)

Nhận xét: Bảng 3.13 cho thấy chưa có mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học và tình trạng trầm cảm Tỷ lệ trầm cảm ở nam giới cao hơn nữ giới Tỷ lệ

NB ở nông thôn mắc trầm cảm cao hơn NB ở thành phố Tuy nhiên các sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0.05)

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa trình độ, tình trạng việc làm, thu nhập và tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật Đặc điểm người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long Đặc điểm người bệnh

Nhận xét: Bảng 3.14 cho thấy tình trạng việc làm có liên quan không có ý nghĩa thống kê với tình trạng trầm cảm Người bệnh không lao động có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn các đối tượng khác có lao động (4,7% so với 1,1%) Tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p0.05)

Bảng 3.16.Mối liên quan giữa bệnh sử và tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật

Bệnh sử, tiền sử của người bệnh

Nhận xét: Chưa có mối liên quan giữa bệnh sử và tình trạng trầm cảm (p>0.05)

Bảng 3.17.Mối liên quan giữa hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về cuộc phẫu thuật và tình trạng trầm cảm của người bệnh trước phẫu thuật

Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu

N (%) N (%) Hiểu biết về bệnh cần phẫu thuật

Thư viện ĐH Thăng Long

Nhận xét: Có mối liên quan giữa yếu tố hiểu biết về bệnh cần phẫu thuật và tình trạng trầm cảm Người bệnh không hiểu biết về bệnh cần phẫu thuật có tình trạng trầm cảm cao hơn hẳn so với NB có hiểu biết về bệnh của bản thân (10% so với 1,1%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 05/09/2024, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Quản lý điều dưỡng (2004), Tâm lý của người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 257-260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý của người bệnh
Tác giả: Bộ môn Quản lý điều dưỡng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
3. Cục quản lý Khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh
Tác giả: Cục quản lý Khám chữa bệnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2014
4. Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Ngọc Tiến và Hoàng Đắc Đức (2020), “ Thực trạng tâm lý người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Tai- Mũi- Họng, Bệnh viện Quân y 100”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tr.252- 58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng tâm lý người bệnh trước phẫu thuật tại khoa Tai- Mũi- Họng, Bệnh viện Quân y 100”
Tác giả: Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Ngọc Tiến và Hoàng Đắc Đức
Năm: 2020
5. Nguyễn Tiến Dũng (2020), Tình trạng lo âu, chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Quốc tếVinmec Times City năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng lo âu, chất lượng cuộc sống và một số "yếu tố liên quan trên người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế "Vinmec Times City năm 2020
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2020
7. Thái Hoàng Để, Dương Thị Mỹ Thanh (2011), “Đánh giá tâm lý bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện An Phú”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang, Số tháng 10, tr: 187-193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tâm lý bệnh nhân trước và sau phẫu thuật tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện An Phú”
Tác giả: Thái Hoàng Để, Dương Thị Mỹ Thanh
Năm: 2011
8. Trần Thị Thuận Đức (2016), “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân”, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 02, số 01, Tr: 66 -72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân”
Tác giả: Trần Thị Thuận Đức
Năm: 2016
9. Tổ chức y tế thế giới (1992), “Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm”, Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi, tr 32-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm”, "Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi
Tác giả: Tổ chức y tế thế giới
Năm: 1992
10. Nguyễn Trung Hà (2021), Thực trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật U não tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Thăng Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lo âu của người bệnh trước phẫu thuật U não tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020
Tác giả: Nguyễn Trung Hà
Năm: 2021
11. Trần Thị Hồng Hạnh (2019), “Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định”, Tạp chí khoa học Điều dưỡng, Tập 03, số 02, tr: 48-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thoát vị bẹn tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định”
Tác giả: Trần Thị Hồng Hạnh
Năm: 2019
12. Lê Thị Hằng (2022), “ Thực trạng trầm cảm của người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 525, số 1A, tr 217-221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng trầm cảm của người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 và một số yếu tố liên quan”
Tác giả: Lê Thị Hằng
Năm: 2022
13. Phạm Quang Minh, Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Thị Linh (2020), Khảo sát tình trạng lo âu trước phẫu thuật ở bệnh nhân mổ phiên tại Khoa chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình trạng lo âu trước phẫu thuật ở bệnh nhân mổ phiên tại Khoa chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Phạm Quang Minh, Vũ Hoàng Phương, Nguyễn Thị Linh
Năm: 2020
15. Võ Thị Yến Nhi (2017), Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Y dược TP Hồ Chí Minh, tr. 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố liên quan đến sự lo âu của người bệnh trước phẫu thuật tiêu hóa
Tác giả: Võ Thị Yến Nhi
Năm: 2017
16. Huỳnh Lê Phương (2013), "Khảo sát mức độ lo âu trước mổ bệnh nhân khoa ngoại thần kinh", Tạp chí Khoa học Bệnh viện Chợ Rẫy, 2, tr. 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát mức độ lo âu trước mổ bệnh nhân khoa ngoại thần kinh
Tác giả: Huỳnh Lê Phương
Năm: 2013
17. Hoàng Thị Minh Phương (2007), Tìm hiểu rối loạn trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân tim mạch trước và sau các thủ thuật can thiệp, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu rối loạn trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân tim mạch trước và sau các thủ thuật can thiệp
Tác giả: Hoàng Thị Minh Phương
Năm: 2007
18. Đặng Văn Thạch, Tạ Văn Trầm (2018), “Thực trạng lo âu của bệnh nhân trước phẫu thuật tiêu hóa và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 22, số6, tr: 121-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng lo âu của bệnh nhân trước phẫu thuật tiêu hóa và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018”, "Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 22, số
Tác giả: Đặng Văn Thạch, Tạ Văn Trầm
Năm: 2018
19. Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng (2012), “Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng thang điểm SF36”, Y học Thực hành, Tập 802 (1), tr: 45-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ bằng thang điểm SF36”
Tác giả: Lê Việt Thắng, Nguyễn Văn Hùng
Năm: 2012
20. Lê Minh Thuận (2012), Tâm lý người bệnh, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý người bệnh
Tác giả: Lê Minh Thuận
Năm: 2012
21. Trần Việt Tiến và Lê Thanh Tùng (2020), Điều dưỡng ngoại khoa dành cho học viên sau đại học, Nhà xuất bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều dưỡng ngoại khoa dành cho học viên sau đại học
Tác giả: Trần Việt Tiến và Lê Thanh Tùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo Dục
Năm: 2020
22. Trung tâm chăm sóc sức khỏe Tinh thần BrainCare (2021), Các thang đánh giá rối loạn lo âu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w