1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại bệnh viện đa khoa tâm anh năm 2023

93 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023
Tác giả Trần Văn Hai
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Trường, PGS.TS. Trần Hữu Vinh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Giải phẫu, chức năng sinh lý của túi mật và nguyên nhân hình thành sỏi túi mật (14)
      • 1.1.1. Giải phẫu túi mật (14)
      • 1.1.2. Chức năng sinh lý của túi mật (14)
      • 1.1.3. Sự hình thành sỏi túi mật (15)
      • 1.1.4. Các yếu tố thuận lợi hình thành sỏi túi mật (15)
    • 1.2. Diễn biến lâm sàng của sỏi túi mật (16)
      • 1.2.1. Cơn đau quặn mật (16)
      • 1.2.2. Triệu chứng viêm túi mật cấp (16)
      • 1.2.3. Biến chứng sỏi túi mật (18)
    • 1.3. Các phương pháp điều trị bệnh sỏi túi mật (18)
      • 1.3.1. Điều trị nội khoa (18)
      • 1.3.2. Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt túi mật (18)
    • 1.4. Theo dõi và chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật (20)
      • 1.4.1. Chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật (20)
      • 1.4.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (21)
    • 1.5. Một số học thuyết điều dưỡng liên quan dến chủ đề nghiên cứu (26)
      • 1.5.1. Học thuyết Henderson (26)
      • 1.5.2. Học thuyết Orem (26)
      • 1.5.3. Học thuyết Nightingale (26)
    • 1.6. Một số nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam (27)
      • 1.6.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới (27)
      • 1.6.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam (28)
    • 1.7. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu (29)
    • 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (31)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (31)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (31)
      • 2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu (31)
    • 2.4. Phương pháp thu thập số liệu (31)
    • 2.5. Các biến số trong nghiên cứu (32)
    • 2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu (35)
    • 2.7. Phương pháp phân tích số liệu (41)
    • 2.8. Sai số và biện pháp khắc phục sai số (42)
      • 2.8.1. Sai số (42)
      • 2.8.2. Biện pháp khắc phục (42)
    • 2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu (43)
      • 3.1.1. Tuổi và giới (43)
      • 3.1.2. Chỉ số BMI (44)
      • 3.1.3. Nghề nghiệp và địa dư hành chính (44)
      • 3.1.4. Trình độ học vấn (45)
      • 3.1.5. Lý do vào viện (46)
      • 3.1.6. Bệnh lý nội khoa kèm theo (46)
    • 3.2. Đặc điểm người bệnh sau phẫu thuật (48)
    • 3.3. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (53)
    • 3.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh (57)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (60)
    • 4.1. Đặc điểm thông tin chung của người bệnh phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tâm Anh (60)
      • 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của người bệnh (60)
      • 4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp địa dư (61)
      • 4.1.3. Đặc điểm về trình độ học vấn (62)
      • 4.1.4. Bệnh lý kèm theo (62)
      • 4.1.5. Đặc điểm người bệnh trước phẫu thuật (63)
      • 4.1.6. Phân loại người bệnh sau phẫu thuật (64)
      • 4.1.7. Tính chất và thời gian phẫu thuật (64)
    • 4.2. Hoạt động và kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (65)
      • 4.2.1. Theo dõi người bệnh sau phẫu thuật (65)
      • 4.2.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (71)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh (75)
    • 4.4. Hạn chế nghiên cứu (77)
  • KẾT LUẬN (78)
    • 1. Hoạt động và kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật (78)
    • 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh (78)

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- TRẦN VĂN HAI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023 LUẬN VĂN THẠC SĨ Đ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật

- Người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt túi mật trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023

- Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Người bệnh không có chỉ định phẫu thuật nội soi

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2023 đến tháng 10/2023.

Nội dung nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu

2.3.2 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

 Chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trong thời gian từ tháng

3 đến tháng 8 năm 2023 đã thu thập được 116 người bệnh

Phương pháp thu thập số liệu

 Bộ công cụ nghiên cứu:

Sử dụng phiếu điều tra nghiên cứu (Phụ lục 1) Sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa và sử dụng trong nghiên cứu của Phan Khanh Việt (2016) [2], [3]

*Bộ công cụ nghiên cứu bao gồm 4 phần: Phần I: Hành chính bao gồm các thông tin chung của đối tượng nghiên cứu như tên, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, ; Phần II: Thông tin phẫu thuật bao gồm các thông tin như chấn đoán trước và sau phẫu thuật, tính chất và thời gian phẫu thuật, ; Phần III: Tình trạng sau phẫu thuật; Phần IV: Các hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

 Kĩ thuật thu thập số liệu: Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án: Thu thập qua nhận định tình trạng người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn và bảng kiểm thực hiện chăm sóc toàn diện trên người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật đang điều trị theo quy trình Điều dưỡng Hỏi và quan sát, khám bệnh: Ghi nhận và theo dõi người bệnh

- Bước 1: Xây dựng đề cương nghiên cứu và bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1)

- Bước 2: Xin phép Ban giám đốc bệnh viện, phòng Nghiên cứu khoa học để tiến hành nghiên cứu, tập huấn các nghiên cứu viên Thống nhất về các nội dung, thu thập và điền dữ liệu vào bệnh án nghiên cứu;

- Bước 3: Thử nghiệm và chỉnh sửa bệnh án nghiên cứu

- Bước 4: Tập huấn cho điều tra viên về cách sử dụng bệnh án mẫu để thu thập số liệu nghiên cứu (Điều dưỡng đang làm việc tại khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)

- Bước 5: Lấy số liệu nghiên cứu kết hợp giám sát

 Thời điểm thu thập số liệu

Từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023

Các biến số trong nghiên cứu

Stt Biến số Định nghĩa biến Loại biến

Số năm sinh theo dương lịch Là biến liên tục

Tính theo năm dương lịch Trong phân tích sẽ chia làm 5 nhóm: < 30; 30 - 39; 40 - 49; 50 - 59;

≥ 60 tuổi Tuổi trung bình, tuổi cao nhất, thấp nhất

2 Giới tính Phân biệt giới tính nam và nữ Nhị phân

3 Quốc tịch Quốc tịch được ghi trên hộ chiếu/ thẻ căn cước công dân của bệnh nhân Định danh

4 Nơi cư trú Nơi sống hiện tại của người bệnh Danh mục

5 Chiều cao Chiều cao của người bệnh (m) Rời rạc

6 Cân nặng Cân nặng của người bệnh trước phẫu thuật Rời rạc

7 BMI Tỷ số chiều cao chia cho cân nặng bình phương Rời rạc

Thư viện ĐH Thăng Long

Stt Biến số Định nghĩa biến Loại biến

8 Nghề nghiệp Là công việc đang làm chính hiện tại của đối tượng nghiên cứu Danh mục

9 Ngày vào viện Ngày người bệnh nhập viện tính theo dương lịch Danh mục

10 Ngày ra viện Ngày người bệnh được làm các thủ tục xuất viện Danh mục

11 Số ngày nằm viện Lấy ngày ra viện–ngày vào viện Rời rạc

12 Lý do vào viện Lý do người bệnh tới bệnh viện khám và điều trị lần này Danh mục

13 Ngày phẫu thuật Ngày người bệnh được phẫu thuật cắt túi mật Danh mục

14 Phương pháp phẫu thuật Mổ mở hay phẫu thuật nội soi Định danh

Thời gian để thực hiện ca phẫu thuật được tính từ lúc gây mê cho tới khi người bệnh được đưa ra phòng hồi tỉnh

16 Các bệnh lý mạn tính kèm theo

Bệnh mạn tính nguời bệnh mắc phải: Cao huyết áp, Đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp Định danh

Da niêm mạc Đánh giá tình trạng da niêm mạc của người bệnh trước và sau phẫu thuật: màu sắc, tính chất Phân loại

Mạch Tần số mạch (số lần/ phút) của người bệnh trước và sau khi phẫu thuật Rời rạc

Huyết áp Chỉ số huyết áp động mạch của người bệnh trước và sau phẫu thuật được tính bằng mmHg Rời rạc

20 Nhịp thở Tần số thở của người bệnh lúc nghỉ ngơi trước và sau phẫu thuật được tính số lần/ phút Rời rạc

Thân nhiệt của người bệnh trước và sau phẫu thuật Rời rạc

22 Đau Mức độ đau của người bệnh trước và sau phẫu thuật được tính theo thang đo VAS Rời rạc

Stt Biến số Định nghĩa biến Loại biến

Vết mổ khô, bình thường Vết mổ nhiễm khuẩn khi có có dấu hiệu: Sưng nề, tấy đỏ, chảy máu, nhiễm khuẩn Định danh

24 Dẫn lưu Người bệnh có đặt dẫn lưu hay không Nhị phân

Người bệnh có được đặt ống thông bàng quang hay không Nhị phân

26 Biến chứng Các loại biến chứng người bệnh gặp phải khi được phẫu thuật nội soi cắt túi mật Định danh

Số lần cần thay băng vết mổ trong ngày

Số lần cần thay băng chân dẫn lưu trong ngày

Số lần vệ sinh sonde tiểu, bộ phận sinh dục cho người bệnh trong ngày (lần/ngày) Rời rạc

Thời gian người bệnh có nhu động ruột trở lại

Thời điểm người bệnh có nhu động ruột trở lại (trung tiện) Được tính theo đơn vị ngày Rời rạc

Thời người bệnh được ăn sau mổ

Thời gian người bệnh ăn trở lại sau phãu thuật Được tính theo đơn vị giờ Rời rạc

32 Thời gian rút dẫn lưu

Thời điểm người bệnh được rút dẫn lưu Được tính theo đơn vị ngày Rời rạc

33 Thời gian rút sonde tiểu

Thời điểm người bệnh được rút sonde tiểu Được tính theo đơn vị ngày Rời rạc

34 Thuốc dùng cho người bệnh

Những nhóm thuốc đã được dung cho người bệnh Định danh

35 Mệt mỏi Sau phẫu thuật người bệnh có mệt mỏi không Nhị phân

36 Lo âu Sau phẫu thuật người bệnh có lo âu không Nhị phân

* Các biến số chăm sóc người bệnh

Thư viện ĐH Thăng Long

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn ≥ 3 lần/ngày, < 3 lần/ngày, không thực hiện

Theo dõi chăm sóc vết mổ ≥ 2 lần/ngày, 1 lần/ngày, không thực hiện

Chăm sóc sonde tiểu ≥ 2 lần/ngày, 1 lần/ngày, không thực hiện

Chăm sóc dẫn lưu ≥ 2 lần/ngày, 1 lần/ngày, không thực hiện

Chăm sóc vệ sinh cá nhân ≥ 2 lần/ngày, 1 lần/ngày, không thực hiện

Chăm sóc vận động ≥ 3 lần/ngày, 2 lần/ngày, không thực hiện

Tư vấn, đánh giá dinh dưỡng cho người bệnh sau mổ ≥ 3 lần/ngày, < 3 lần/ngày, không thực hiện

* Các biến số về một số yếu tố liên quan đến chăm sóc

Một số yếu tố liên quan đến chăm sóc

Tuổi của NB với mức độ chăm sóc với mức độ chăm sóc Giới của NB với mức độ chăm sóc với mức độ chăm sóc Giữa quốc tịch của NB với mức độ chăm sóc với mức độ chăm sóc Giữa nghề nghiệp của NB với mức độ chăm sóc với mức độ chăm sóc Giữa khu vực sống với mức độ chăm sóc

Giữa trình độ học vấn với mức độ chăm sóc Liên quan chỉ số BMI với mức độ chăm sóc Liên quan giữa bệnh mãn tính với mức độ chăm sóc Liên quan giữa loại phẫu thuật với mức độ chăm sóc Liên quan giữa thời gian phẫu thuật với mức độ chăm sóc

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu

- Tuổi: là biến định lượng và liên tục Tuổi được tính bằng cách lấy số năm nghiên cứu trừ đi năm sinh của đối tượng nghiên cứu Được tính theo tỷ lệ %; và chia làm 5 nhóm:

- Giới: là biến định tính gồm hai giá trị là nam và nữ Giới tính là nam hoặc nữ được ghi nhận trên giấy khai sinh và căn cước/chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân được cơ quan nhà nước xác nhận Được tính theo tỷ lệ %; số nam, nữ của đối tượng nghiên cứu

- Quốc tịch: Mối liên hệ pháp lý giữa đối tượng nghiên cứu và đất nước đó Được tính theo tỷ lệ % Việt Nam và nước ngoài

- Nơi cư trú: Nơi ở để sinh sống của đối tượng nghiên cứu, có thể cũng là nơi để công tác

Và được tính tỷ lệ % chia làm 3 nhóm: thành phố/thị trấn, nông thôn và vùng sâu/vùng xa

- Trình độ học vấn : Bậc cao nhất mà đối tượng nghiên cứu được cấp theo quyết định công nhận của Bộ giáo dục và Đào tạo Được tính tỷ lệ % trình độ học vấn của đối tượng chia làm 04 nhóm: dưới trung học phổ thông (không biết chữ, tiểu học, THCS), trung học phổ thông, cao đẳng/đại học và sau đại học

- Bệnh lý mắc kèm: người bệnh đã đi khám ở cơ sở y tế trước đó và được chẩn đoán và điều trị bệnh

Và được tính tỷ lệ % chia làm 04 nhóm: Cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh hô hấp, bệnh tim mạch (tính bệnh lý mắc kèm sẽ bị ảnh hưởng rào cản trong quá trình chăm sóc)

- Phân loại BMI của bệnh nhân nghiên cứu

Chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới được sử dụng để đánh giá thừa cân béo phì theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới

Bảng 2.2 Phân loại BMI đối với người Châu Á Phân loại WHO, 1998 BMI

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tiêu chuẩn đánh giá biến số lâm sàng:

Các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng bao gồm những cảm nhận chủ quan từ người bệnh mà làm họ than phiền như đau, buồn nôn, nôn Các triệu chứng này thường cảnh báo sớm cho một quá trình bệnh đang xảy ra hay tiến triển Khi đó người bệnh có các biểu hiện như các dấu hiệu sinh tồn, đau, lo lắng, nguy cơ biến chứng sau mổ (chảy máu, nhiễm khuẩn,…); vết mổ, ống dẫn lưu, ống sonde tiểu, vận động; đại tiện, tiểu tiện…

+ Đo chiều cao: thước đo được đặt theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang, đơn vị tính là mét (m)

+ Kỹ thuật đo HA: BN được nằm nghỉ khoảng 10 phút trước khi đo HA Đo HA ở cánh tay không làm lỗ thông động tĩnh mạch vị trí trên nếp khuỷu khoảng 2cm Đo hai lần, cách nhau ít nhất 2 phút, lấy trị số trung bình của hai lần đo và đo ở tư thế nằm ngửa HA: HA cao: khi HA tâm thu>= 140 mmHg, HA tâm trương >= 90 mm Hg hoặc cả hai như trên HA thấp: khi HA tâm thu< 90 mmHg, HA tâm trương < 60 mm Hg hoặc cả hai như trên

+ Kỹ thuật đo mạch,nhiệt độ, nhịp thở: đo nhiệt độ, đếm mạch, nhịp thở trọn 1 phút, cùng thời điểm đo HA Nếu có nghi ngờ mạch và nhịp thở đếm trong 2 lần, mỗi lần 1 phút

 Nhiệt độ sốt khi từ 38 0 C trở lên, bình thường 36,5 – 37,5 0 C, thấp dưới 36,5 0 C

 Nhịp thở bình thường : 18-20 lần/phút, chậm dưới 16 lần/phút, nhanh trên 22 lần/phút

 Mạch bình thường 70 - 80 lần/phút, nhanh trên 90 lần/phút, chậm dưới 60 lần/phút

Phương pháp đánh giá mức độ theo thang điểm VAS: Thước dài 10cm, cố định ở hai đầu, chia làm 4 mức độ:

+ Bắt đầu với hình biểu hiện cảm xúc “ Không đau”

+ Mức điểm VAS từ 1-3 với hình : biểu hiện cảm xúc “ Đau nhẹ”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình , Biểu hiện cảm xúc “Đau vừa”

+ Mức điểm VAS từ 7-10 với hình , Biểu hiện cảm xúc “Đau không chịu nổi”

- Tiêu chuẩn đánh giá biến số chăm sóc của người điều dưỡng: Định nghĩa chăm sóc: chăm sóc NB là hoạt động thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng cho NB/ngày làm việc

- Tiêu chí theo dõi dấu hiệu sinh tồn(1)

Là người bệnh được đánh giá dấu hiệu sinh tồn (Huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở) Nếu điều dưỡng thực hiện ≥ 3 lần/ngày được 10 điểm; < 3 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí theo dõi chăm sóc đau sau mổ cho NB (2)

Là NB được điều dưỡng đánh giá mức độ theo thang điểm VAS Bắt đầu với hình

 biểu hiện cảm xúc “ Không đau”

+ Mức điểm VAS từ 1-3 với hình :)biểu hiện cảm xúc “ Đau nhẹ”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình và Biểu hiện cảm xúc “Đau vừa”

+ Mức điểm VAS từ 4-6 với hình và Biểu hiện cảm xúc “Đau không chịu nổi”

Nếu điều dưỡng thực hiện ≥ 3 lần/ngày được 10 điểm; < 3 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

Thư viện ĐH Thăng Long

- Tiêu chí theo dõi chăm sóc vết mổ (3)

+ Bình thường: Vết mổ khô, không sưng nề, không chảy máu/ dịch

+ Nhiễm trùng: Vết mổ sưng nề, chân chỉ đỏ, có dịch mủ chảy ra vết mổ

Nếu điều dưỡng thực hiện theo dõi vết mổ hoặc thay băng ≥ 3 lần/ngày được 10 điểm; < 3 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí theo dõi chăm sóc ống dẫn lưu (4)

Là người bệnh được điều dưỡng theo dõi hoặc chăm sóc ống dẫn lưu hằng ngày để phát hiện các bất thường

Nếu điều dưỡng thực hiện theo dõi CS chân ống DL ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm;

01 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí theo dõi chăm sóc sonde tiểu (5)

 Bình thường: lỗ tiểu có đặt ống thông tiểu DL khô, không sưng nề, không đỏ hoặc loét

 Khi nhiễm trùng: chân ống sưng nề, đỏ, có loét trợt xung quanh

Nếu điều dưỡng thực hiện theo dõi hoặc chăm sóc ≥ 3 lần/ngày được 15 điểm; <

3 lần được 10 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí vận động phục hồi vận động cho NB sau mổ (6)

Là hoạt động của người điều dưỡng giúp NB tập đi xung quanh giường giúp vận động chủ động chi cho người bệnh để tránh các biến chứng

Nếu TH ≥ 2 lần/ngày được tính là 15 điểm Nếu TH 1 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB sau mổ (7)

NB vệ sinh răng miệng, tắm (lau người tại giường) và vệ sinh vùng đáy chậu tại giường tối thiểu 2 lần/ngày, vệ sinh vùng hậu môn sinh dục tối thiểu 2 lần/ngày Nếu điều dưỡng thực hiện VSCN ≥ 2 lần/ngày được 10 điểm; 01 lần được 5 điểm; không thực hiện 0 điểm

- Tiêu chí tư vấn và đánh giá chế độ dinh dưỡng cho người bệnh (8)

Là NB được cung cấp kiến thức về đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và đánh giá

NB có thực hiện được đúng theo yêu cầu

Nếu điều dưỡng thực hiện tư vấn hoặc đánh giá chế độ dinh dưỡng cho NB ≥ 3 lần/ngày được 20 điểm; 0,05) Bên cạnh đó, nghiên cứu của tôi cũng không tìm ra mối liên quan giữa tính chất phẫu thuật, thời gian phẫu thuật với kết quả chăm sóc người bệnh (p>0,05)

Trong nghiên cứu của tôi, mức độ chăm sóc cấp I và II có kết quả chăm sóc chưa tốt cao hơn so với nhóm chăm sóc cấp III (37,04% so với 6,74%, p=0,0001 < 0,05) Đa số (93,26%) người bệnh ở mức độ chăm sóc cấp III, là nhóm người bệnh có thể tự vận động, đi lại và tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hàng ngày Nhóm người bệnh này có xu hướng vận động trở lại sớm, ăn sớm và có xu hướng ra viện sớm hơn nên các chăm sóc của điều dưỡng được giảm đi đáng kể, chủ yếu là theo dõi sau mổ 6 giờ và hướng dẫn người bệnh đi lại sớm và ăn trở lại sớm sau phẫu thuật Đây là ưu điểm rất lớn của phẫu thuật cắt túi mật nội soi với người bệnh Đối với nhóm người bệnh có mức độ chăm sóc cấp II, cấp I là nhóm người bệnh cao tuổi hoặc quá trình phẫu thuật phức tạp chưa thể hoạt động sớm ngay sau mổ Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra phẫu thuật nội soi cắt túi mật có thể thực hiện an toàn đối với người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả giúp người bệnh rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ so với mổ mở Tuy nhiên, với người cao tuổi khả năng hồi phục chậm hơn so với người trẻ tuổi [20]

Người bệnh cần chăm sóc cấp I, II cần nhiều hoạt động chăm sóc của điều dưỡng hơn so với đối tượng chăm sóc cấp III Đối với nhóm người bệnh này thường được theo dõi DHST và các diễn biến bất thường sau phẫu thuật và chăm sóc tại giường trong ngày đầu hoặc ngày thứ 2 sau PT Các chăm sóc cần thiết bao gồm: Theo dõi DHST theo y lệnh, ăn qua sonde, tập phục hồi chức năng hô hấp như ho, khạc đờm, phục hồi chức năng vận động như ngồi dậy, xoay người, tập đứng dậy đi lại sớm phòng các biến chứng sớm sau mổ như viêm phổi, nhiễm khuẩn, tắc ruột, loét da Có thể giải thích rằng, khi khách hàng - người bệnh đến khám điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nói chung và tại khoa Ngoại Tổng hợp nói riêng đều được chăm sóc điều trị tận tình chu đáo đem lại hiệu quả điều trị cao nhất, mang đến dịch chăm sóc sức khỏe chất lượng đẳng cấp gần như không phụ thuộc các yếu tố như tuổi, giới, nghề nghiệp, khu vực sống, trình độ học vấn, chỉ số BMI tính chất và thời gian phẫu thuật trong bất cứ hoàn cảnh nào tất cả người bệnh đều được chăm sóc tốt nhất mang lại sự hài lòng cho người bệnh

Trong nghiên cứu của tôi cũng chỉ ra người bệnh có trình độ học vấn dưới THPT có tỷ lệ lo âu nhiều hơn nhóm người bệnh có trình độ từ THPT trở lên nhưng sự khác nhau không có ý nghĩ thống kê p>0,05

Thư viện ĐH Thăng Long

Hạn chế nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu trong một thời điểm ngắn

- Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Ngoại Tổng hợp nên kết quả không đại điện cho chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các khoa khác cũng như chất lượng dịch vụ của bệnh viện

- Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bệnh án nghiên cứu, bộ câu hỏi được thiết kế sẵn có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn hướng dẫn của từng nghiên cứu viên cũng như thái độ hợp tác của NB tham gia nghiên cứu

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN