Một số nghiên cứu về kiến thức của điều dưỡng về phản vệ ở Việt Nam thực hiện trong thời gian vừa qua cho thấy điều dưỡng còn thiếu hụt kiến thức với những điểm mới của Thông tư số 51/
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-*** -
TRỊNH ĐÌNH HUY
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
VỀ PHẢN VỆ CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-*** -
TRỊNH ĐÌNH HUY - C01985
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHẢN VỆ CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH NĂM 2023
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 872.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 TS BS PHẠM ĐĂNG HẢI 2 GS.TS NGUYỄN CÔNG KHẨN
HÀ NỘI – 2024
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 năm học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Quý thầy cô Khoa - Khoa học Sức khỏe và quý thầy cô Phòng Sau Đại học – trường Đại học Thăng Long đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học vừa qua
- GS Nguyễn Công Khẩn, TS.BS.Phạm Đăng Hải người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề.Nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn của mình
- Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học tại trường Đại học Thăng Long
- Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và các bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý, thông cảm và lượng thứ
Trân trọng cảm ơn
HỌC VIÊN
Trịnh Đình Huy
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả luận văn
Trịnh Đình Huy
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADR
Chữ viết đầy đủ Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reation)
ICU (Intensive Care Unit) Khoa hồi sức tích cực
(Knowledge-Attitudes-Practice)
Trang 61.1.3 Một số phản vệ thường gặp trong cuộc sống 7
1.1.4 Triệu chứng và chẩn đoán lâm sàng 8
1.1.5 Dịch tễ học phản vệ 11
1.2 Vai trò của điều dưỡng trong phòng và xử trí phản vệ 12
1.2.1 Vai trò của điều dưỡng 12
1.2.2 Xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng 12
1.2.3 Dự phòng phản vệ 16
1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước về kiến thức,thái độ và thực hành xử trí phản vệ của điều dưỡng 18
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới 18
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam 19
1.4 Học thuyết và mô hình sử dụng trong nghiên cứu 21
1.4.1 Học thuyết nền tảng về kiến thức,thái độ và thực hành 21
1.4.2 Mô hình kiến thức-thái độ-thực hành 22
1.4.3 Khung lý thuyết cho nghiên cứu 24
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 25
2.1.4 Thời gian nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng,định tính 26
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 27
2.3.1 Bộ công cụ nghiên cứu 27
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 72.3.2 Quy trình thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng 29
2.4 Xử lý và phân tích số liệu (nghiên cứu định lượng) 35
2.5 Sai số và biện pháp khắc phục sai số 36
2.6 Đạo đức nghiên cứu 37
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu 38
3.2 Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phản vệ của Điều dưỡng 41
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về phản vệ 48
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 56
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56
4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về phản vệ 57
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu 30
Bảng 3.1 Đặc điểm giới ở các đối tượng nghiên cứu (n=200) 38
Bảng 3.2 Đặc điểm tuổi ở các đối tượng nghiên cứu (n=200) 38
Bảng 3.3 Đặc điểm trình độ chuyên môn ở các đối tượng nghiên cứu (n=200) 39
Bảng 3.4 Đặc điểm trình trạng hôn nhân ở các đối tượng nghiên cứu (n=200) 39
Bảng 3.5 Đặc điểm số năm công tác tại bệnh viện Tâm Anh ở các đối tượng nghiên cứu (n=200) 40
Bảng 3.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các khoa làm việc (n=200) 40
Bảng 3.7 Phân bố vị trí làm việc đối tượng nghiên cứu (n=200) 41
Bảng 3.8 Kiến thức của điều dưỡng về định nghĩa, phân độ và triệu chứng của phản vệ (n=200) 42
Bảng 3.9 Kiến thức của Điều dưỡng về nguyên nhân tử vong do phản vệ và cách xử trí của phản vệ (n=200) 43
Bảng 3.10 Thái độ của Điều dưỡng về phản vệ (n=200) 44
Bảng 3.11 Thực hành của Điều dưỡng về sử dụng Adrenalin trong phản vệ (n=200) 46Bảng 3.12 Thực hành của Điều dưỡng về xử trí phản vệ (n=200) 47
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độc chuyên môn và số năm công tác đến kiến thức về phản vệ ở nhóm nghiên cứu (n=200) 48
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa khoa làm việc, nghệ nghiệp,tình trạng hôn nhân và được đào tạo về phản vệ đến kiến thức ở nhóm nghiên cứu (n=200) 49
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độc học vấn và số 50
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa khoa làm việc, nghệ nghiệp, trạng hôn nhân và được đào tạo về phản vệ đến thái độ ở nhóm nghiên cứu (n=200) 51
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tuổi, giới tính, trình độc học vấn và số năm công tác với đến thực hành phản vệ ở nhóm nghiên cứu (n=200) 52
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa khoa làm việc, nghệ nghiệp,tình trạng hôn nhân và được đào tạo về phản vệ đến thực hành phản vệ ở nhóm nghiên cứu (n=200) 53
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ đạt về kiến thức phản vệ của Điều dưỡng 44
Biểu đồ 3.2 Đánh giá chung về thái độ của Điều dưỡng đối với phản vệ 45
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ đạt về thực hành phản vệ của Điều dưỡng 47
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Cơ chế phản vệ do miễn dịch 5
Hình 1.2 Cơ chế miễn dịch và không miễn dịch của phản vệ 6
Hình 1.3 Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ (Bộ Y tế – 2017) [2] 9
Hình 1.4 Hộp cấp cứu phản vệ 17
Hình 1.5 Mô hình chung cấu trúc năng lực 23
Hình 1.6 Khung lý thuyết nghiên cứu 24
Trang 101
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng [1] ,[2] Các nguyên nhân thường gặp nhất là thuốc, thức ăn và côn trùng đốt Phản vệ chiếm khoảng 0,26% các trường hợp nội trú và tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới nhưng nhờ có dự phòng hiệu quả mà tỷ lệ tử vong do phản vệ không thay đổi, thậm chí giảm ở một số nước [1],[21]
Số liệu báo cáo và tử vong do phản vệ tại Việt Nam gần đây trong đó có cả những trường hợp tử vong do phản vệ với thức ăn [3],[4] ,[5] Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/1999/TT-BYT ngày 04/05/1999 “Hướng dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ”[1] và gần đây đã ban hành Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017, trong đó cập nhật về định nghĩa phản vệ, hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ [2]
Một số nghiên cứu về kiến thức của điều dưỡng về phản vệ ở Việt Nam thực hiện trong thời gian vừa qua cho thấy điều dưỡng còn thiếu hụt kiến thức với những điểm mới của Thông tư số 51/2017-BYT (TT51),[4],[6] Điểm hạn chế của những nghiên cứu là chỉ dừng lại ở mô tả và đánh giá kiến thức của điều dưỡng Tuy nhiên để có được thực hành lâm sàng tốt cần có thái độ tích cực chủ động chứ không chỉ riêng kiến thức Phản vệ và nhất là sốc phản vệ (SPV) là vấn đề ít gặp trên lâm sàng nhưng khi xảy ra phải được phát hiện nhanh và xử trí chính xác thì cấp cứu mới hiệu quả Do vậy, nhân viên y tế nói chung, điều dưỡng nói riêng cần phải được thường xuyên đánh giá kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành về phòng và xử trí, cấp cứu phản vệ để có can thiệp đào tạo phù hợp
Để dự phòng và xử trí hiệu quả phản vệ thì năng lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng đóng vai trò rất quan trọng vì họ là người thường xuyên, liên tục tiếp xúc với người bệnh do vậy nếu họ phát hiện kịp thời và xử trí đúng thì cấp cứu đạt hiệu quả cao Hằng năm bệnh viện đều có chương trình tập huấn đào tạo liên tục về dự phòng và xử trí phản vệ tuy nhiên sự đánh giá mới chỉ dừng lại ở những bài kiểm trả trước và sau đào tạo ở đối tượng tham gia tập huấn mà chưa có một đánh giá hệ thống để xác định thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về phản vệ của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Tâm Anh như thế nào? Có những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng và xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng? Cần làm gì để nâng cao năng
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 112 lực phòng và xử trí phản vệ của điều dưỡng?
Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng cung cấp các bằng chứng khoa học cho bệnh viện xây dựng kế hoạch ,các chương trình đào tạo y khoa liên tục định kỳ về phòng và xử trí phản vệ cho nhân viên dựa trên thực tiễn Mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn
người bệnh Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức, thái độ và thực hành về phản vệ của điều dưỡng bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023” với
Trang 123
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về phản vệ
1.1.1 Lịch sử và các định nghĩa
Thuật ngữ “phản vệ - anaphylaxis” ("ana" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chống lại" còn "phylaxis" nghĩa là "bảo vệ") lần đầu tiên được đưa ra bởi Charles Richet và Paul Portier vào năm 1902 Phát hiện này đã mang lại cho Richet giải Nobel Sinh lý và Y học năm 1913 Đến năm 1945, Robert Cooke xác định đây là một dạng phản ứng miễn dịch nghiêm trọng [22]
Định nghĩa đầu tiên của phản vệ là "một phản ứng dị ứng toàn thân khởi phát nhanh do sự giải phóng IgE của các chất trung gian từ dưỡng bào và bạch cầu ái kiềm" Sau này thuật ngữ “giả phản vệ” (anaphylactoid reaction) được đưa ra để mô tả những biến cố có biểu hiện lâm sàng tương tự phản vệ nhưng không qua trung gian miễn dịch IgE [22],[23]
Năm 2003, Tổ chức Dị ứng Thế giới (WAO) đề nghị chỉ sử dụng một thuật ngữ duy nhất là phản vệ do lâm sàng và xử trí là như nhau Năm 2004, Học viện Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng châu Âu đã định nghĩa phản vệ là “một phản ứng quá mẫn toàn thân hoặc hệ thống nặng đe dọa tính mạng, đặc trưng bởi các rối loạn tuần hoàn và/hoặc hô hấp và/hoặc đường thở tiến triển nhanh chóng đe dọa tính mạng và thường kết hợp với các biểu hiện trên da và niêm mạc”[22],[24]
Tháng 7 năm 2005, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ phối hợp với Hệ thống giám sát Phản vệ và Dị ứng thức ăn đã tổ chức cuộc họp thứ hai với đại diện từ Bắc Mỹ, Châu Âu, và nước Úc Tại đây, các chuyên gia đã thống nhất đưa ra định nghĩa hiện được sử dụng nhiều nhất: ''phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, khởi phát nhanh và có thể gây tử vong'' [25],[26]
Nhằm mục đích nhận biết sớm để xử trí cấp cứu, Hội Miễn dịch và dị ứng lâm sàng Úc (Australian Society of Clinical Immunology and Allergy) định nghĩa PV là “bất kỳ tình trạng bệnh khởi phát cấp có các tổn thương da đặc trưng (mày đay, hay ban đỏ và/hoặc phù mạch dị ứng (phù Quinke), đồng thời có liên quan tới các triệu chứng hô hấp và/hoặc tim mạch và/hoặc dạ dày ruột nghiêm trọng dai dẳng hay bất kỳ khởi phát cấp hạ huyết áp hay co thắt phế quản hay tắc nghẽn đường hô hấp trên, kể cả khi các tổn
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 134 thương trên da không xuất hiện Điều trị đầu tay cho PV là tiêm trong cơ (tiêm bắp) adrenaline (epinephrine) [22],[26],[27],[28]
Tại Việt Nam, Thông tư 51/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017 (TT51) của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ lần đầu tiên đưa ra các định nghĩa thống nhất trong cả nước[2]
“Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng” [2]
Thông tư cũng quy định nguyên tắc chung là phải phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ đối với tất cả trường hợp phản vệ Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ Mục tiêu là không được để xảy ra SPV do khi đó tiên lượng rất nặng và phức tạp “Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút” [2]
1.1.2 Phân loại phản vệ 1.1.2.1 Phân loại phản vệ theo cơ chế
Có ba loại PV theo cơ chế: miễn dịch, không do miễn dịch và vô căn [22],[25]
- Phản vệ do miễn dịch;
Có sự xuất hiện của IgE sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (allergen) trong đó “Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác”
Dị nguyên thường gây phản vệ là thức ăn, vết cắn/nọc độc của côn trùng, thuốc, hay thậm chí có những yếu tố mà ta không ngờ tới như: Latex, các thuốc điều trị đích trong ung thư và một số yếu tố khác như insulin, các bán protein, chất kháng độc từ ngựa dùng trung hòa chất độc do rắn cắn, miễn dịch trị liệu dị nguyên [6],[8]
Quá trình này thường gồm hai giai đoạn chính là nhạy cảm hóa (trở nên phản ứng quá mức với dị nguyên sau lần đầu tiên) và giai đoạn bùng nổ dị ứng (khi tiếp xúc với dị nguyên lần thứ hai như trình bày trong Hình 1.1.[7],[22]
Trang 145
Hình 1.1 Cơ chế phản vệ do miễn dịch (Boden, S R., & Wesley Burks, A - 2011) [22]
Cụ thể như sau: + Nhạy cảm hóa với kháng nguyên (sensitisation): sau khi tiếp xúc với một chất trong môi trường bình thường hàng ngày vô hại, hệ miễn dịch sản xuất kháng thể dị ứng IgE đặc hiệu với chất đó (dị nguyên) Kháng thể IgE đặc hiệu này gắn lên các dưỡng bào của mô trong da, đường tiêu hóa, và/hoặc đường hô hấp và các bạch cầu ưa kiềm ở máu ngoại vi Nếu không tiếp xúc tiếp với dị nguyên thì việc gắn này không có triệu chứng nào,[7],[8]
- Các phản ứng dị ứng có thể bùng nổ (provocation) khi tiếp xúc lại dù chỉ lượng nhỏ Khi đó các kháng thể IgE có thể gắn chéo với nhau có thể hoạt hóa nhanh chóng các dưỡng bào Từ đó giải phóng histamin và các chất điều hòa viêm dẫn tới xuất hiện các triệu chứng: tăng tính thấm thành mạch, làm co thắt cơ trơn, phù niêm và viêm Sau đó dẫn tới các biểu hiện lâm sàng mày đay, phù mạch, co thắt phế quản và SPV [26]
- Phản vệ không do miễn dịch:
Không được điều hòa bởi IgE nhưng có sự hoạt hóa các tương bào có thể được giải thích là do (1) hoạt hóa trực tiếp không đặc hiệu của các tác nhân giải phóng histamin (thường là quá mẫn nhẹ và trung bình ngay lập tức); (2) do cơ chế phụ thuộc canxi và phospholipase (C và A2) (chẳng hạn như vancmycin và hội chứng người đỏ); (3) hoạt hóa MRGPRX2 (chưa chứng minh trên người) ; (4) bệnh tương bào Ngoài ra PV không do miễn dịch hay PV không dị ứng có thể do cơ chế không phụ thuộc tương bào: ức chế men COX-1 thấy trong các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) gây co thắt phế quản hay phù mạch hay cả hai [7],[8],[26]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15Tác nhân gây phản ứng độc tế bào và điều hòa qua phức hợp bổ thể: máu toàn phần, huyết thanh, huyết tương, các chế phẩm từ huyết thanh, các immunoglobulin, dextran Đối với máu và các chế phẩm từ máu thì có thể giải thích do sự hình thành phản ứng kháng nguyên-kháng thể trên bề mặt của tế bào máu (truyền nhầm nhóm máu) hay do các phức hợp miễn dịch dẫn tới hoạt hóa bổ thể Từ đó dẫn tới việc tạo ra các sản phẩm hoạt hóa khác như anaphylatoxin C3a, C4a và C5a dẫn đến sự hoạt hóa tương bào (và bạch cầu) và các triệu chứng của PV Các phản ứng độc tế bào cũng có thể gây ra PV thông qua hoạt hóa bổ thể Các kháng thể (IgG và IgM) chống lại tế bào máu xuất hiện trong truyền nhầm nhóm máu cũng hoạt hóa bổ thể dẫn tới máu vón cục và ly giải các tế bào máu cộng với việc rối loạn các tương bào và dẫn tới PV, SPV [22],[24]
- Phản vệ vô căn:
Chỉ được chẩn đoán PV vô căn khi không xác định được một dị nguyên đặc hiệu nào sau khi đã khai thác tiền sử và làm test lẫy da, đồng thời không thấy tăng nồng độ IgE đặc hiệu trong máu Có thể kể tới: tập thể dục, phản vệ do quá mẫn với tăng tiết progesteron nội sinh (9) Tuy nhiên có thể không tìm được nguyên nhân gì chính vì thế để phát hiện sớm PV cần dựa vào các biểu hiện lâm sàng như đỏ nóng bừng mặt, tim
Trang 167 đập nhanh, phù mạch, khó thở kiểu tắc nghẽn, nổi mày đay [22],[30]
1.1.2.2 Phân loại phản vệ theo pha
Có 3 loại phản vệ đã được ghi nhận, bao gồm PV một pha (uniphasic), PV hai pha (biphasic) và PV trơ (protracted) [31] Trong đó:
- Một pha là dạng phổ biến nhất, chiếm khoảng 80%-90% các trường hợp phản vệ Phản vệ một pha thường đạt đỉnh trong một vài giờ sau khi xuất hiện triệu chứng Sau đó, một số trường hợp có thể tự hồi phục hoặc hồi phục sau khi xử trí, thường trong vòng vài giờ[9],[25]
- Phản vệ trơ kém đáp ứng với xử trí có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày mà không có biểu hiện hồi phục hoàn toàn và rõ ràng Phản vệ trơ tỏ ra hiếm gặp, mặc dù tỷ lệ chính xác chưa được xác định rõ [9],[25]
- Phản vệ 2 pha được đặc trưng bởi một phản ứng ban đầu, sau đó là giai đoạn không triệu chứng kéo dài từ 1 giờ hoặc lâu hơn, tiếp đó các triệu chứng tiếp tục xuất hiện mà không có phơi nhiễm với kháng nguyên Phản ứng 2 pha đã được ghi nhận liên quan đến nhiều tác nhân, bao gồm cả thuốc được dùng qua đường uống, đường tiêm, hoặc trường hợp phản vệ không rõ nguyên nhân Phản vệ 2 pha được cho là tăng lên khi trì hoãn sử dụng adrenalin [9],[25]
1.1.3 Một số phản vệ thường gặp trong cuộc sống 1.1.3.1 Dị ứng thức ăn
Các phản ứng xảy ra sau ăn do đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch với thành phần của thức ăn, có thể thông qua IgE, không IgE hoặc phối hợp cả hai SPV do thức ăn: chiếm tới 50% SPV tại phòng cấp cứu, thường gặp do lạc, các loại đậu, thủy hải sản hay bất kỳ loại thực phẩm nào, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thường có tính gia đình [27],[28]
1.1.3.2 Vết đốt của côn trùng
Côn trùng thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) như: ong, ong bắp cày, kiến có thể gây SPV, làm chết hàng trăm người ở châu Âu và Mỹ mỗi năm Thường xảy ra ở bờ đông châu Úc, hiếm khi có tính gia đình [28],[32]
1.1.3.3 Dị ứng thuốc
Phản ứng dị ứng thuốc chiếm khoảng 10 -15% các ADR Mọi loại thuốc đều có thể gây ra những phản ứng dị ứng, tuy nhiên, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, chống viêm không steroid và các thuốc điều trị gout là những thuốc có tỷ lệ gặp cao nhất
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 178 gây ra các phản ứng dị ứng Cơ chế thường không qua trung gian IgE và không có tính gia đình [33] Biểu hiện lâm sàng của SPV thường đột ngột sau khi dùng thuốc từ vài giây đến 20-30 phút, đạt đỉnh cao khoảng 1 giờ, khởi đầu bằng các triệu chứng thần kinh rồi tiếp theo là ở một hoặc nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, da và có thể tử vong sau ít phút [32]
1.1.4 Triệu chứng và chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán phản vệ dựa vào lâm sàng là chủ yếu, ngoài ra có thể bổ sung thêm các xét nghiệm histamin và tryptase huyết thanh Thông tư 51 đã có sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ theo 4 mức độ rõ ràng [2]
1.1.4.1 Triệu chứng gợi ý (khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau) [2]:
Mức độ I: Chỉ có triệu chứng da, mề day, ngứa, phù mạch Mức độ II:
- Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh - Khó thở, tức ngực, thở rít
- Đau bụng quặn, nôn - Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, không có rối lọan ý thức
Trang 189
Hình 1.3 Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ (Bộ Y tế – 2017) [2]
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 1910 Mức độ III
- Khàn tiếng, rít thanh quản - Thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở - Tuần hoàn da: Nhợt, lạnh, ấm, tụt huyết áp - Rối loạn ý thức, hôn mê, rối loạn cơ tròn Mức độ IV : Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn (SPV) [2]
1.1.4.2 Các bệnh cảnh lâm sàng Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện vài giây đến vài giờ ở da, niêm
mạc (mày đay, phù mạch, ngứa ) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau: a) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít);
b) Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ ) [2]
Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây
đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ: a) Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa b) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít) c) Tụt HA hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ )
d) Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau bụng ) [2]
Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt HA xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp
xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng: a) Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg)
b) Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu nền [2]
1.1.4.3 Chẩn đoán phân biệt
- Các trường hợp sốc: sốc tim, sốc giảm thể tích, sốc nhiễm khuẩn - Tai biến mạch máu não
- Các nguyên nhân đường hô hấp: COPD, cơn hen phế quản, khó thở thanh quản (do dị vật, viêm)
- Các bệnh lý ở da: mày đay, phù mạch - Các bệnh lý nội tiết: cơn bão giáp trạng, hội chứng carcinoid, hạ đường máu
Trang 2011 - Các ngộ độc: rượu, opiat, histamin [2]
1.1.5 Dịch tễ học phản vệ
Theo WAO, tần suất phản vệ trên toàn thế giới biến động từ 2% dân số ở Mỹ tới 0, 1% ở Hàn Quốc và 1,6-1% dân số Úc Phản vệ thường được xử trí cấp cứu và theo dõi trong phòng cấp cứu Cứ 50 người Mỹ thì sẽ có 1 người có khả năng xuất hiện phản vệ (1,6%) Trong số những người tới viện vì PV ở Mỹ thì tỷ lệ tử vong là 0, 3% Nghiên cứu viên cũng phát hiện rằng 13% trường hợp PV xuất hiện ở bệnh viện hay phòng khám, 6,4% ở nhà người quen hay nhà bạn, 6,1% ở nhà hàng và 2,6% ở trường Như vậy các điều dưỡng ở viện có khả năng gặp phản vệ cao hơn so với cộng đồng [27],[28],[30],[32]
Thức ăn là nguyên nhân phản vệ phổ biến nhất dẫn tới nhập viện nhưng tỷ lệ tử vong là thấp nhất trong tất cả các nguyên nhân Nguyên nhân thì chưa rõ nhưng có thể là do mã hóa sai Phản vệ do thức ăn thường gặp ở trẻ em còn phản vệ do thuốc thì thường gặp ở người lớn Gần đây tỷ lệ tử vong do phản vệ do thuốc tăng lên, có thể do xu hướng sử dụng nhiều thuốc ở người lớn tuổi [34]
Các dị nguyên mới phát hiện gần đây bao gồm: phản vệ do thức ăn liên quan tới protein vận chuyển lipid ở người trưởng thành vùng Địa Trung Hải Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới PV liên quan tới thể dục hay thức ăn trong khu vực này Nguyên nhân hiện chưa rõ và tỷ lệ của nó cũng đang tăng dần Dị ứng và phản vệ liên quan tới ligosaccharide galactosyl-α-(1,3) -galactose cũng dẫn tới kích hoạt phản vệ ở những vùng có ve bét (tick) mới xuất hiện gần đây sau khi nhận thấy các báo cáo phản vệ do cetuximab Thời gian xuất hiện triệu chứng có thể lên tới 10 giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên Các thuốc kháng thể đơn dòng mAb được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh gần đây cũng có liên quan tới PV Loại thuốc thường được báo cáo nhất là omalizumab nhưng các báo cáo hệ thống và phân tích các đồng yếu tố dẫn tới phản vệ hiện vẫn còn thiếu
Ở Việt Nam báo cáo phản ứng có hại của thuốc đã được ghi nhận trung tâm từ 2008 và số báo cáo ADR đã tăng lên qua hàng năm Tình hình dị ứng thức ăn chưa được báo cáo tuy nhiên cũng có các trường hợp vào viện vì sốc phản vệ do dị ứng thức ăn: người bệnh nam 20 tuổi ở Khoa cấp cứu BV Quốc tế Vinh vì ăn tôm, người bệnh nữ 61 tuổi ở Khoa cấp cứu BV Quốc tế Hải Phòng vì ăn giá bể năm 2019 Đặc biệt năm 2018 có 1 trường hợp người bệnh nữ 30 tuổi tử vong ở bệnh viện An Sinh (TP Hồ Chí Minh)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2112 Do các triệu chứng ban đầu thường không rầm rộ nên gia đình thường rất sốc
Các yếu tố có thể làm tăng khả năng xảy ra PV: stress, nhiễm khuẩn, liều lượng dị nguyên, tốc độ truyền thuốc, đặc tính hóa học và trọng lượng phân tử của thuốc, các yếu tố thuộc về cơ địa của NB
1.2 Vai trò của điều dưỡng trong phòng và xử trí phản vệ 1.2.1 Vai trò của điều dưỡng
Điều dưỡng là người thực hiện y lệnh, là người sử dụng thuốc cho người bệnh và cũng là người có cơ hội phát hiện sớm hiện tượng phản vệ trên bệnh nhân Phát hiện sớm và được can thiệp xử trí đúng phác đồ sớm sẽ góp phần không nhỏ ảnh hưởng đến kết quả thành công của việc tổ chức cấp cứu [10]
1.2.2 Xử trí cấp cứu phản vệ của điều dưỡng
- Nhận định và đánh giá các triệu chứng tâm thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, biểu hiện ở da: người bệnh có thể cảm thấy bứt rứt khó chịu, kích động, sợ hãi, co thắt thanh quản, tim đập nhanh (trong giai đoạn đầu), đỏ bừng mặt hoặc toàn thân, nổi mẩn, mày đay Tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh, tiền sử dụng thuốc: nếu có thì tốt nhưng có thể không có hoặc không rõ [11]
* Vấn đề chăm sóc:
- Xác định tình trạng PV - Các vấn đề cần đặt ra với NB phản vệ: nguy cơ suy tuần hoàn, nguy cơ suy hô hấp, người bệnh lo lắng, nguy cơ suy thận, rối loạn chức năng hoạt động của não
- Chăm sóc cơ bản sau khi xử trí xong cấp cứu phản vệ
Thực tế xử trí cấp cứu có thể tóm tắt trong ba bước ABC như sau [12]:
- Airway hay đường thở: đảm bảo và thiết lập đường thở cho người bệnh bằng
Trang 2213 cách đặt lại vị trí đầu và cổ nếu cần thiết, đặt ống nội khí quản hay mở khí quản cấp cứu Cần đặt NB nằm ngửa, và nâng cao chi dưới Trường hợp NB suy hô hấp nặng hơn thì tư thế ngồi có thể làm NB dễ chịu hơn
- Breathing hay hô hấp: đánh giá mức độ thông khí và cung cấp đủ oxy cho NB
để giúp tỉnh táo và độ bão hòa oxy máu ngoại vi ít nhất ở mức 91% (cảm biến oxy qua mạch) Cho thở oxy người lớn 6-10 l/phút, trẻ em 2-4 l/phút qua mặt nạ hở Cần có sẵn thiết bị đặt nội khí quản có thể dùng ngay trong trường hợp suy hô hấp và có chỉ định vì tình trạng tinh thần kém, suy hô hấp hay không đáp ứng ngay lập tức với hỗ trợ oxy và adrenalin (epinephrine)
- Circulation hay tuần hoàn: Giảm thiểu hay loại bỏ việc tiếp xúc với các tác nhân
gây PV bằng cách dừng truyền (thuốc cản quang) hay xử trí vết cắn côn trùng Đánh giá việc truyền dịch dựa vào các chỉ số mạch, huyết áp, tri giác và tốc độ làm đầy mao mạch Thiết lập đường truyền tĩnh mạch với các ống catheter lớn và truyền các dịch đẳng trương như nước muối sinh lý Có thể đặt đường truyền tĩnh mạch thứ hai nếu cần thiết Nếu cần thuốc vận mạch như dopamin thì cần chuyển ngay NB tới đơn vị cấp cứu hồi sức (intensive care unit, ICU)
Việc sử dụng thuốc cấp cứu PV cũng có thể dựa vào ABC:
A = Adrenalin = epinephrine
Epinephrine là thuốc được lựa chọn cho phản vệ Nó kích hoạt cả thụ thể beta và alpha và ức chế các tương bào và bạch cầu giải phóng các chất điều hòa khác Dữ liệu từ động vật và người chỉ ra yếu tố kích hoạt tiểu cầu (platelet activating factor, PAF) là thủ phạm dẫn tới các biểu hiện đe dọa tính mạng của phản vệ Việc dùng epinephrine sớm ức chế giải phóng PAF theo cơ chế phụ thuộc thời gian tức là càng sớm càng hiệu quả Do đó việc dùng adrenalin cần phải càng sớm càng tốt khi có những triệu chứng đầu tiên của PV
Liều cấp cứu adrenalin với người lớn là 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống) với 1 ống adrenalin = 1mg = 1ml theo đường tiêm bắp, tốt nhất là ở trước bên đùi Có thể lặp lại 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định [2]
Liều cấp cứu adrenalin với trẻ em với 1 ống adrenalin = 1mg = 1ml theo đường tiêm bắp, tốt nhất là ở trước bên đùi như sau [2] :
a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống) b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống)
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2314 c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống) d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống) Có thể lặp lại 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định Nếu không bắt được mạch và không đo được huyết áp, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như trên hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn thì cần phải:
a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10) Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn
Liều dùng: - Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền
- Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh
c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết
Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ
B = Benadryl (diphenhydramine)
Thuốc kháng histamin không hiệu quả trong xử trí cấp cứu PV ban đầu nhưng có thể có ít khi tình trạng NB ổn định Kháng histamin H1 như diphenhydramin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch: người lớn 25-50mg và trẻ em 10-25mg Cimetidine có hiệu quả trị liệu khi giảm cả loạn nhịp tim do histamin (điều hòa qua thụ thể H2) và giãn mạch do phản vệ (điều hòa qua thụ thể H1 và H2) Có thể dùng cimetidine lên tới 300 mg mỗi 6-8 tiếng đường uống hay tĩnh mạch chậm và phải điều chỉnh liều cho trẻ em Liều dùng ranitidin (kháng histamin H2): ở người lớn 50mg, ở trẻ em 1mg/kg pha trong 20ml
Trang 2415 Dextrose 5% tiêm tĩnh mạch trong 5 phút
C = Corticosteroid
Các corticosteroid không hiệu quả trong xử trí cấp cứu PV ban đầu nhưng có thể phòng ngừa PV tái phát hay PV trơ Methylprednisolon 1-2mg/kg ở người lớn, tối đa 50mg ở trẻ em hoặc hydrocortison 200mg ở người lớn, tối đa 100mg ở trẻ em, tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở)
Các thuốc khác như sau: - Để xử trí co thắt thanh quản: Truyền tĩnh mạch chậm: aminophyllin 1mg/kg/giờ hoặc salbutamol 0,1 µg/kg/phút hoặc terbutalin 0,1 µg/kg/phút (tốt nhất là qua bơm tiêm điện hoặc máy truyền dịch), Có thể thay thế aminophyllin bằng salbutamol 5mg khí dung qua mặt nạ hoặc xịt họng salbutamol 100µg người lớn 2-4 nhát/lần, trẻ em 2 nhát/lần, 4-6 lần trong ngày
- Nếu không nâng được huyết áp theo mục tiêu sau khi đã truyền đủ dịch và adrenalin, có thể truyền thêm dung dịch keo (huyết tương, albumin hoặc bất kỳ dung dịch cao phân tử nào sẵn có)
- Glucagon: sử dụng trong các trường hợp tụt huyết áp và nhịp chậm không đáp ứng với adrenalin Liều dùng: người lớn 1-5mg tiêm tĩnh mạch trong 5 phút, trẻ em 20-30µg/kg, tối đa 1mg, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 5-15µg/phút tùy theo đáp ứng lâm sàng Bảo đảm đường thở tốt vì glucagon thường gây nôn
- Có thể phối hợp thêm các thuốc vận mạch khác: dopamin, dobutamin, noradrenalin truyền tĩnh mạch khi người bệnh có sốc nặng đã được truyền đủ dịch và adrenalin mà huyết áp không lên
Sau khi NB ổn định thì điều dưỡng tiếp tục lên kế hoạch chăm sóc - Đảm bảo đường thở thông thoáng, hô hấp hiệu quả
- Đảm bảo tăng cường tuần hoàn - Thực hiện y lệnh: các chỉ định thuốc, các chỉ định cận lâm sàng, các chỉ định về kỹ thuật chuyên môn: đặt sonde tiểu, sonde dạ dày, khí máu…
- Các vấn đề cần theo dõi: huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ, nước tiểu… - Chăm sóc toàn thân, nuôi dưỡng và giáo dục sức khỏe: kế hoạch chăm sóc và hướng dẫn chăm sóc các vấn đề về tinh thần, vệ sinh thân thể, môi trường (giữ ấm hoặc hạ nhiệt cho bệnh nhân, bố trí phòng yên tĩnh, an toàn) Luôn có mặt theo dõi, giải đáp các thắc mắc, lo lắng và động viên bệnh nhân
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2516 - Hướng dẫn chăm sóc tại nhà sau ra viện: đặc biệt lưu ý để tránh tái phát
1.2.3 Dự phòng phản vệ * Đối với người bệnh
Biện pháp tốt nhất là không tiếp xúc với dị nguyên Người bệnh nên được hướng dẫn để hạn chế tiếp xúc nguyên nhân PV xuống mức thấp nhất Sau khi NB ổn định khoảng 4-6 tuần thì cần phải đi khám chuyên khoa dị ứng lâm sàng để làm test lẫy da tìm dị nguyên
Các thuốc chẹn beta giao cảm như thuốc chữa tăng nhãn áp có thể làm tăng phản vệ và nên tránh nếu có thể Các thuốc ức chế men chuyển angiotensin có thể cũng làm tăng nguy cơ quá mẫn PV, đặc biệt với PV do nọc độc côn trùng
Người bệnh phải được hướng dẫn nhận ra các dấu hiệu của PV đồng thời luôn mang theo người hộp thuốc cấp cứu phản vệ hoặc bơm tiêm adrenalin định liều chuẩn (EpiPen, AnaPen )
Ngoài ra NB cần có thẻ theo dõi dị ứng đồng thời phải được theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa miễn dịch dị ứng lâm sàng
* Đối với nhân viên y tế
- Không thử phản ứng (test) cho tất cả các loại thuốc trừ những trường hợp có chỉ định theo quy định dưới đây
+ Phải tiến hành test da trước khi sử dụng thuốc hoặc dị nguyên nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên có liên quan (thuốc, dị nguyên cùng nhóm hoặc có phản ứng chéo) và nếu người bệnh có tiền sử phản vệ với nhiều dị nguyên khác nhau
+ Khi thử test phải có sẵn các phương tiện cấp cứu phản vệ + Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test da (lẩy da hoặc nội bì) dương tính thì không được sử dụng thuốc hoặc dị nguyên đó
Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc hoặc dị nguyên và kết quả test lẩy da âm
Trang 2617 tính với dị nguyên đó thì tiếp tục làm test nội bì
+ Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc và kết quả test lẩy da và nội bì âm tính với thuốc hoặc dị nguyên, trong trường hợp cấp cứu phải sử dụng thuốc (không có thuốc thay thế) cần cân nhắc làm test kích thích và/hoặc giải mẫn cảm nhanh với thuốc tại chuyên khoa dị ứng hoặc các bác sĩ đã được tập huấn về dị ứng-miễn dịch lâm sàng tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu phản vệ và phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc đại diện hợp pháp của người bệnh bằng văn bản
- Lưu ý là NB đang dùng thuốc chẹn beta thì cần tiên lượng đáp ứng của NB này với adrenalin thường kém, làm tăng nguy cơ tử vong Điều trị: về cơ bản giống như phác đồ chung xử trí phản vệ, cần theo dõi sát huyết áp, truyền tĩnh mạch adrenalin và có thể truyền thêm các thuốc vận mạch khác Thuốc giãn phế quản: nếu thuốc cường beta 2 đáp ứng kém, nên dùng thêm kháng cholinergic: ipratropium (0,5mg khí dung hoặc 2 nhát đường xịt) Cần xem xét dùng glucagon khi không có đáp ứng với adrenalin
Hình 1.4 Hộp cấp cứu phản vệ
- Đối với các phẫu thuật hay thủ thuật cần gây mê, gây tê thì cần phải chú ý khai thác kỹ tiền sử dị ứng trước khi tiến hành sử dụng các thuốc gây mê gây tê cho phẫu thuật để có biện pháp phòng tránh Một số thuốc gây tê là những hoạt chất ưa mỡ (lipophilic) có độc tính cao khi vào cơ thể gây nên một tình trạng ngộ độc nặng giống như phản vệ có thể tử vong trong vài phút, cần phải điều trị cấp cứu bằng thuốc kháng độc (nhũ dịch lipid) kết hợp với adrenalin vì không thể biết được ngay cơ chế phản ứng là nguyên nhân ngộ độc hay dị ứng Những trường hợp xuất hiện PV trong khi gây mê, gây tê phẫu thuật thường khó chẩn đoán vì người bệnh đã được gây mê, an thần, các
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2718 biểu hiện ngoài da có thể không xuất hiện nên không đánh giá được các dấu hiệu chủ quan, cần đánh giá kỹ triệu chứng trong khi gây mê, gây tê phẫu thuật như huyết áp tụt, nồng độ oxy máu giảm, mạch nhanh, biến đổi trên monitor theo dõi, ran rít mới xuất hiện Ngay khi nghi ngờ phản vệ, có thể lấy máu định lượng tryptase tại thời điểm chẩn đoán và mức tryptase nền của bệnh nhân Dùng thuốc kháng độc là nhũ dịch lipid tiêm tĩnh mạch như Lipofundin 20%, Intralipid 20% tiêm nhanh tĩnh mạch, có tác dụng trung hòa độc chất do thuốc gây tê tan trong mỡ vào tuần hoàn Liều lượng như sau:
+ Người lớn: tổng liều 10ml/kg, trong đó bolus 100ml, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2- 0,5ml/kg/phút
+ Trẻ em: tổng liều 10ml/kg, trong đó bolus 2ml/kg, tiếp theo truyền tĩnh mạch 0,2 - 0,5ml/kg/phút
Trường hợp nặng, nguy kịch có thể tiêm 2 lần bolus cách nhau vài phút
- Đối với các khoa sử dụng thuốc cản quang: cần có quy trình khai thác kỹ tiền sử
dị ứng trước khi thực hiện xét nghiệm Cho dù thuốc mới nguy cơ ít hơn nhưng không phải không có phản vệ Luôn có bộ cấp cứu PV có thể sử dụng được và định kỳ kiểm tra hạn dùng của thuốc cũng như tình trạng hộp cấp cứu
1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước về kiến thức,thái độ và thực hành xử trí phản vệ của điều dưỡng
1.3.1 Nghiên cứu trên thế giới
Khoảng 1-2% dân số thế giới có ít nhất một lần xuất hiện phản vệ trong đời và tỷ lệ tử vong do phản vệ vào khoảng 0, 2-2% Tỷ lệ báo cáo phản vệ gần đây có xu hướng tăng lên ở cả các nước phát triển như Mỹ, châu Âu lẫn các nước đang phát triển
Nghiên cứu của Cetinkaya F ở Thổ Nhĩ Kỳ (2009) trên 1172 nhân viên y tế mà một nửa trong số đó đã từng gặp phản vệ trong quá trình làm việc.84, 7% người tham gia trả lời đúng câu hỏi về triệu chứng phản vệ 62,6% người trả lời biết được các bước điều trị phản vệ một cách chính xác, 44,7% đồng ý dùng epinephrine nếu họ nghi ngờ phản vệ Một phần ba nhóm đối tượng chỉ sai đường dùng của epinephrine 85,2% đối tượng đồng ý sẽ chuyển NB sang phòng khám dị ứng trong khi 33,7% không biết vị trí phòng khám dị ứng gần nhất Chỉ 20,3% người trả lời đã nghe tới bút tiêm epinephrine [45]
Nghiên cứu của tác giả Ibrahim I và cộng sự (2014) đánh giá kiến thức phản vệ trên các nhân viên Khoa Cấp cứu bệnh viện Đại học Quốc Gia Singapore ban đầu chỉ
Trang 2819 định đánh giá trên bác sỹ Tuy nhiên, sau đó nghiên cứu viên nhận thấy điều dưỡng cũng có liên quan rất nhiều đến chẩn đoán và xử trí PV Tỷ lệ người được mời tham gia nghiên cứu trả lời câu hỏi là bác sỹ cao hơn ĐDV (79,7% so với 75,3%) 97,8% bác sỹ và 83,7% ĐD đã chọn đúng định nghĩa của phản vệ Tỷ lệ bác sỹ (89-94%) và ĐDV (65-72%) có khả năng chẩn đoán phản vệ trong ba bệnh cảnh thể hiện PV và SVP 42,6% bác sỹ và 76,9% ĐDV đã lựa chọn sai chẩn đoán khi chỉ có một cơ quan đơn độc mà không có hạ HA và PV Do điều trị, 89,4% bác sỹ chọn adrenalin là thuốc lựa chọn và 85,1% lựa chọn đường tiêm bắp cho sử dụng adrenalin Trong nhóm điều dưỡng, 40,3% lựa chọn adrenalin làm thuốc đầu tay và 47,4% lựa chọn đường tiêm bắp
Avedissian (2018) đã chỉ ra việc thiếu hụt kiến thức về phòng và xử trí phản vệ trong các nhân viên y tế có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả ứng phó phản vệ trong thực tế
1.3.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân thực hiện năm 2013 trên các ĐDV tại Bệnh viện Bắc Thăng Long cho thấy đối với các ĐDV trẻ ≤ 35 tuổi, thâm niên công tác < 20 năm, trình độ của ĐDV có liên quan tới kiến thức phòng và cấp cứu PV [13]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tuấn Sơn (2015) số lượng báo cáo PV tăng theo từng năm trong giai đoạn 2010-2013, tỷ lệ báo cáo PV trên tổng số báo cáo ADR của từng năm vẫn giữ ở mức ổn định và dao động trong khoảng 8,9 - 10,9% NB trong báo cáo bao gồm mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ dưới 1 tháng cho đến người cao tuổi (trên 65 tuổi) Số trường hợp phản vệ ở nữ chiếm 55,4% và nhiều hơn so với nam Có 58,3% bệnh nhân được khai thác tiền sử dị ứng, trong đó có 35 bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc nghi ngờ hoặc thuốc cùng nhóm với thuốc nghi ngờ gây phản vệ Phản ứng chủ yếu xuất hiện trong vòng 10 phút sau khi dùng thuốc (55,8% báo cáo) Thường gặp nhất là các triệu chứng trên tuần hoàn (84,3% báo cáo), hô hấp (71,4%), da/niêm mạc (54,7%), biểu hiện trên tiêu hóa ít gặp hơn (17,4%) Số báo cáo có biểu hiện nghiêm trọng ở mức 1 (mức cao nhất) chiếm 70,4% 6 họ dược lý hay gặp trong các báo cáo phản vệ bao gồm: kháng khuẩn cephalosporin và carbapenem (685 báo cáo, chiếm 52,61% tổng số báo cáo phản vệ), kháng khuẩn penicillin (120 báo cáo, 9,0%), thuốc giảm đau tác dụng trên thần kinh trung ương (68 báo cáo, 5,22%), các chất thay thế máu và dịch truyền (61 báo cáo, 4,69%), NSAIDs (55 báo cáo, 4,22%) và chất cản quang (51 báo cáo, 3,92%) Cefotaxim, ceftriaxon, ceftazidim là 3 hoạt chất nghi ngờ nhiều nhất với tần suất gặp
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 2920 trong báo cáo lần lượt là 19,4%, 9,9% và 8,9% Adrenalin được sử dụng trên 57,9% trường hợp phản vệ Ngoài adrenalin, bệnh nhân cũng được xử trí bằng thở oxy (42,8%), bù dịch tuần hoàn (17,2%) sử dụng corticoid (61,44%) Sau xử trí, có 25 trường hợp tử vong (1,92%), 1056 trường hợp hồi phục không để lại di chứng (81%) [5]
Năm 2019, 880 cơ sở khám chữa bệnh (tăng 14,7% so với năm 2018) Việt Nam đã gửi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) về Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc (DI & ADR) và Trung tâm DI & ADR khu vực TP Hồ Chí Minh Các báo cáo ADR của thuốc chiếm tới 99, 3% (16338) trong đó số lượng báo cáo và số tử vong do PV cũng tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2014 với số tử vong năm 2014 lên tới 32 người [3]
Ngoài ra, cho dù ít nhưng ở Việt Nam cũng đã xuất hiện các trường hợp sốc PV thậm chí tử vong do dị ứng thức ăn Trong các cơ sở y tế, việc xử trí phản vệ kịp thời và hiệu quả đòi hỏi nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị có kiến thức tốt và một thái độ tích cực Thực trạng của tình hình sốc phản vệ theo số liệu các báo cáo gần đây đã cho chúng ta thấy sự cần thiết phải có cái nhìn tổng quát về thực trạng kiến thức, thái độ phòng và xử trí phản vệ ở nhân viên y tế ra sao, từ đó có lộ trình, kế hoạch rõ ràng cho việc cải thiện, nâng cao chúng một cách tổng thể và đồng bộ
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Là (2018) trên nhóm sinh viên điều dưỡng Đại học Nam Định cho thấy kiến thức cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu là tốt nhưng vẫn còn những thiếu hụt đặc biệt ở những nội dung mới được cập nhật [6] Tuy nhiên nghiên cứu này còn hạn chế khi chỉ chỉ ra được thực trạng kiến thức trên đối tượng sinh viên, trong khi cơ hội và thời gian tiếp xúc với người bệnh của các sinh viên hầu hết thông qua thời lượng thực hành lâm sàng có giới hạn theo khung chương trình đào tạo của các nhà trường và ít hơn rất nhiều điều dưỡng viên nên mục tiêu nghiên cứu chỉ xác định thực trạng kiến thức sẽ đặt ra câu hỏi về thực trạng thái độ ra sao? Để có thực hành tốt, kiến thức tốt chưa đủ, còn đòi hỏi thái độ tích cực
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2018) khi thực hiện nghiên cứu lượng giá kiến thức của các điều dưỡng, kỹ thuật viên về phòng, xử trí và chăm sóc PV cho thấy tỷ lệ kiến thức mức chưa tốt đã được cải thiện từ 34,1% xuống còn 4,3% sau khi kết thúc tập huấn [4] Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy ý nghĩa của đào tạo, tập huấn trong nâng cao kiến thức là rất rõ ràng, nhưng khi trang bị kiến thức không thường xuyên, hoặc có nhưng không liên tục, trong khi ít gặp các trường hợp phản vệ
Trang 3021 trên thực tế thì thái độ tích cực của nhân viên y tế về phòng và xử trí phản vệ lại cần thiết hơn bao giờ hết, kiến thức tốt, thái độ tích cực là điều kiện cần để có thực hành đúng và đủ Hiện nay dữ liệu về thực trạng kiến thức và thái độ của điều dưỡng viên về phòng và xử trí phản vệ từ các nghiên cứu trong nước còn rất hạn chế, có một số nghiên cứu đã tiến hành lại đánh giá riêng rẽ, không đồng thời đánh giá cả 2 nội dung kiến thức và thái độ, nhận thấy sự cần thiết của nguồn dữ liệu trên nên tôi đã thực hiện nghiên cứu nhằm có cái nhìn tổng quan về kiến thức và thái độ va thực hành về phản vệ trên đối tượng điều dưỡng trong phạm vi của Bệnh viện Tâm Anh nơi tôi làm việc
1.4 Học thuyết và mô hình sử dụng trong nghiên cứu 1.4.1 Học thuyết nền tảng về kiến thức,thái độ và thực hành
Barney Glaser và Anselm Strauss đã phổ biến rộng rãi học thuyết nền tảng trong những năm 1960 và sau này được Linda Charmaz (2006) phát triển trở thành học thuyết nền tảng kiến tạo trong lĩnh vực nghiên cứu kiến thức,thái độ và thực hành
Học thuyết nền tảng (grounded theory) là một phương pháp cho phép nhà nghiên cứu tiến hành nghiên cứu mà không cần có trước ít nhất là một giả thuyết nghiên cứu Những giả thuyết này sẽ được hình thành dần trong quá trình tiếp cận vấn đề, và cách nghiên cứu này được gọi là phương pháp “tạo sinh giả thuyết” (hypothesis generating) thay vì “kiểm nghiệm giả thuyết” (hypothesis testing) như trong cách tiếp cận định lượng Grounded theory sử dụng hai nguyên tắc chính: (1) phát vấn (questioning) thay vì đo lường (measuring), và (2) tạo sinh giả thuyết bằng cách mã hóa theo lý luận (theoretical coding) [34]
Việc ứng dụng học thuyết nền tảng vào nghiên cứu điều dưỡng giúp điều dưỡng hiểu, phát triển và nhận biết được kiến thức thực tế đang xảy ra về các vấn đề sức khỏe cần nghiên cứu Trong thực hành, các học thuyết nền tảng cho phép điều dưỡng nhận ra các kiểu hình sức khỏe trong các nhóm, cộng đồng và quần thể nghiên cứu và dự đoán các vấn đề sức khỏe và thực hành trong chăm sóc điều dưỡng [34]
Vấn đề nghiên cứu của chúng tôi là “kiến thức,thái độ và thực hành về dự phòng và xử trí phản vệ” thuộc phạm vi khảo sát năng lực của điều dưỡng Nghiên cứu được thực hiện bởi điều dưỡng đã có thời gian thực hành lâm sàng tức là người đã có kiến thức nền về vấn đề nghiên cứu Chính vì vậy triết lý nghiên cứu theo học thuyết nền tảng kiến tạo của Charzman (2006) là phù hợp với chúng tôi [34]
Để thực hiện được nghiên cứu thì chúng tôi lựa chọn cơ sở nghiên cứu là bệnh viện
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3122 Tâm Anh, là nơi công tác của nghiên cứu viên Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là xây dựng được một giả thuyết nền tảng trả lời cho câu hỏi làm thế nào để ĐDV ở bệnh viện Tâm Anh có được kiến thức và thái độ,thực hành tốt về vấn đề nghiên cứu Chúng tôi dựa trên các nghiên cứu trước đây để đưa ra dự kiến về các tỷ lệ kiến thức ,thái độ và thực hành cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng tới thực trạng đó
Căn cứ vào kiến thức được đào tạo và từ tra cứu y văn cũng như kinh nghiệm lâm sàng của nghiên cứu viên, chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bản chất của hiện tượng nghiên cứu, có thể mô tả chi tiết và tổng quát hóa các kết quả thu được [34]
Chúng tôi tiến hành xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu gồm các câu hỏi có các câu hỏi dành cho mã hóa chọn lọc cho phần đánh giá kiến thức Phần câu hỏi về thái độ sử dụng các câu hỏi đóng (mức độ hài lòng, mức độ tự tin, mức độ đồng thuận) kết hợp với các câu hỏi mở (đóng góp ý kiến) Sau đó chúng tôi sẽ tiến hành chọn lọc các ý kiến từ các phản hồi mở để có thể kết nối các mối quan hệ giữa các thành phần, nội dung của các thành phần Giai đoạn mã hóa chọn lọc này cho phép đi đến việc hình dung ra các khuôn mẫu (patterns) có thể bao trùm các tập hợp nhỏ các dữ kiện, giúp việc đi đến việc loại hình hóa (typologies) [34]
Từ các từ khóa, nghiên cứu viên tiến hành phân nhóm theo từng đặc điểm (categories) và đối chiếu so sánh liên tục với các lý thuyết đang tồn tại Việc kết nối các thành phần được tiến hành ngay trong giai đoạn này để nhận định các mối quan hệ giữa các “thành phần” Cần có kiểm nghiệm giá trị của từng “thành phần” để xác định tính chính xác của phát hiện
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên những gì mà đã được tìm thấy, khẳng định và khám phá [34]
1.4.2 Mô hình kiến thức-thái độ-thực hành
Câu hỏi nghiên cứu của chúng tôi nhằm giải quyết vấn đề nâng cao năng lực của ĐDV về vấn đề nghiên cứu là phòng và xử trí phản vê Năng lực (performance) được hiểu một cách đơn giản là khả năng thực hiện công việc Quá trình hình thành năng lực phải gắn với luyện tập, thực hành và trải nghiệm các công việc thuộc nghề nào đó và bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nó bao gồm cả khả năng chuyển tải kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thói quen làm việc vào các tình huống trong phạm vi của nghề Nó cũng bao gồm cả sự tổ chức thực hiện, sự thay đổi, cách tân và tính hiệu quả cá nhân cần có
Trang 3223 để làm việc với đồng nghiệp, với người lãnh đạo, quản lý cũng như với khách hàng của mình
Hình 1.5 Mô hình chung cấu trúc năng lực
Để đánh giá kiến thức: dựa vào tình hình đào tạo và trải nghiệm cá nhân Để đánh giá thái độ thì cần dựa vào động lực, sự tự đánh giá cũng như kỳ vọng của đối tượng nghiên cứu Ngoài bộ ba then chốt kiến thức-thái độ-thực hành, năng lực còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố chủ quan khác như thể chất - sinh lý và yếu tố khách quan như bối cảnh và điều kiện làm việc [21]
Như vậy chúng tôi cho rằng kiến thức,thái độ và thực hành phòng và xử trí phản vệ của ĐDV chịu ảnh hưởng hai nhóm yếu tố:
(1) Yếu tố bên trong: bao gồm những yếu tố thuộc về ĐDV Kiến thức từ trường học và các kênh thông tin trong công việc và trải nghiệm cá nhân tạo nên kiến thức và thái độ của nhân viên y tế đối với hoạt động phòng và xử trí phản vệ, từ đó ảnh hưởng tới hành vi và hình thành thói quen dự phòng phản vệ
(2) Yếu tố bên ngoài: bao gồm những yếu tố có liên quan đến tương tác của ĐDV với môi trường làm việc
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3324
1.4.3 Khung lý thuyết cho nghiên cứu
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu các yếu tố liên quan đến khung lý thuyết
nghiên cứu được hình thành với các yếu tố sau:
Hình 1.6 Khung lý thuyết nghiên cứu
Yếu tố cá nhân
(Tuổi, giới, trình độ chuyên môn, gia đình, sự hài lòng, động lực cá nhân,
trải nghiệm cá nhân về phản vệ…)
Kiến thức Thái độ
Yếu tố môi trường
(Thời gian công tác, đào tạo, tính chất công việc, sự hài lòng…)
Thực hành
Trang 3425
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Điều dưỡng viên (Điều dưỡng,kỹ thuật viên,nữ hộ sinh)
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Điều dưỡng,kỹ thuật viên,nữ hộ sinh trực tiếp chăm sóc người bệnh
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Điều dưỡng làm khối hành chính, không trực tiếp chăm sóc NB - Điều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Các khoa lâm sàng tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh
2.1.4 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/2023 đến tháng 08/2023
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp, phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm phiên giải cho một số kết quả cần được quan tâm từ nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng: được thiết kế mô tả cắt ngang
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3526 Nghiên cứu định tính: Từ kết quả nghiên cứu định lượng, định hướng để thu thập các dữ liệu định tính dựa trên sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (in-depth interview) Dữ liệu định tính nhằm giải thích phiên giải cho một kết quả và bổ sung thông tin cho kết quả định lượng, để giải thích lý do, hoàn cảnh cụ thể liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh trong việc thu thập số liệu của định lượng, không thể hiện đầy đủ Cụ thể hơn mục đích của nghiên cứu định tính là mô tả kỹ hơn những rào cản Điều dưỡng trong phòng và xử trí phản vệ
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KẾT HỢP GIẢI THÍCH THEO TRÌNH TỰ
ĐỊNH LƯỢNG (Số liệu và kết
quả)
→
ĐỊNH TÍNH (Số liệu và kết
quả)
→
PHIÊN GIẢI
2.2.2 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng,định tính
❖ Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng :
Tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ:
Trong đó: n: cỡ mẫu của nghiên cứu;
d = 0,066 độ chính xác mong muốn; p:0,65 tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức đúng về phản vệ tham khảo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đĩnh [14]
Thay vào công thức, tính ra cỡ mẫu là 200 đối tượng (điều dưỡng viên)
Trang 3627 ❖ Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính :
06 Điều dưỡng được chọn đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn được mời tham gia vào phỏng vấn
Cách chọn mẫu: phương pháp chủ đích, Tiến hành chọn có chủ đích Điều dưỡng, theo giới Nam/Nữ và có các đặc điểm như tuổi, trình độ chuyên môn, hoàn cảnh sống, mức sinh hoạt tương tự nhau, không quá chênh lệch Đối tượng nghiên cứu định tính được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: 03 Điều dưỡng viên hành nghề trên 5 năm,để tiến hành phỏng vấn
sâu (dựa theo kết quả của nghiên cứu định lượng)
Nhóm 2: 03 Điều dưỡng hành nghề dưới 5 năm để tiến hành phỏng vấn sâu
(dựa theo kết quả của nghiên cứu định lượng)
* Kỹ thuật chọn mẫu nghiên cứu định lượng
- Kỹ thuật chọn: Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống - Nghiên cứu viên lập danh sách tất cả điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc người bệnh, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh làm việc tại các khoa lâm sàng Căn cứ vào số liệu của bệnh viên Tâm Anh,t ổng số điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh năm 2023 là 401 người Để đạt được cỡ mẫu 200 đối tượng nghiên cứu, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, hệ thống, chọn hệ số k =2 Như vậy, trong từng khoa, cứ 2 điều dưỡng sẽ có 1 người được chọn ngẫu nhiên tham gia nghiên cứu Với cách chọn mẫu này, kết quả có ý nghĩa đại diện cho BV.Tâm Anh
2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1 Bộ công cụ nghiên cứu
- Bộ công cụ nghiên cứu là phiếu phỏng vấn trực tiếp do Nghiên cứu viên xây dựng dựa trên thông tư số 51/2017/TT-BYT về việc ban hành hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ [2] Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đĩnh [14] và Sibabratta Patnaik [35] Bộ câu hỏi được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế tại bệnh viện Tâm Anh Tiếp đến là tiến hành phỏng vấn thử, điều chỉnh tiếp cho phù hợp và hoàn thiện Từ đó, tiến hành kiểm
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3728 định độ tin cậy của bộ công cụ Kết quả kiểm định khi hệ số Cronbach’s alpha > 0.76 được coi là bộ công cụ,
- các nội dung của bộ công cụ là tin cậy - Bộ công cụ gồm 4 phần:
+ Phần I: Thông tin về đối tượng gồm các chỉ số nhân khẩu học, các thông tin về điều dưỡng viên (12 câu hỏi):
• Giới tính (Nam,Nữ) • Nơi ở (Nội thành,Ngoại thành) • Tuổi
• Khoa hiện đang công tác (Khoa nội.khoa ngoại) • Trình độ chuyên môn (cao đẳng,đại học + sau đại học) • Tình trạng hôn nhân (độc thân,có gia đình)
• Nghề nghiệp (Điều dưỡng,KTV + Nữ hộ sinh) • Tham gia khóa đào tạo phản vệ chưa (có,chưa) • Số năm công tác tại bênh viện (<5 năm,≥5 năm) • Khu làm việc (Nội trú,ngoại trú,cận lâm sàng) • Tự học xử trí phản vệ theo kênh (trên Internet,tài liệu nội bộ,học
từ đồng nghiệp,khác) • Sơ đồ phản vệ nơi làm việc (có,không) + Phần II: Kiến thức chung về phản vệ (10 câu hỏi ) :
• Định nghĩa phản vệ • Phát biểu về sốc phản vệ • Triệu chứng của phản vệ • Phân độ phản vệ
• Phân độ phản vệ khi có ngừng tuần hoàn • Chẩn đoán phân biệt với phản vệ
• Nguyên nhân gây tử vong của phản vệ • Ai là người xử trí ban đầu
• Thuốc đầu tay trong xử trí phản vệ • Tác dụng dược lý của Adrenalin
Trang 3829 + Phần III: thái độ về dự phòng và xử trí phản vệ (5 câu hỏi) :
• Tự tin xử trí phản vệ • Thái độ khi gặp phản vệ • Lời khuyên cho bệnh nhân dự phòng phản vệ • Thái độ để tham gia khóa đào tạo phản vệ • Thái độ nâng cao nhận thức cộng đồng về phản vệ + Phần IV: Thực hành về phản vệ (10 câu hỏi):
• Adrenalin được sử dụng trong phản vệ độ mấy • Thời điểm sử dụng Adrenalin
• Đường dùng Adrenalin • Liều Adrenalin cho người lớn • Liều Adrenalin cho trẻ em • Thời gian tiêm nhắc lại liều Adrenalin • Adrenalin được quản lý ở đâu
• Xử trí phản vệ • Xử trí phản vệ nặng và nguy kịch • Xử trí phản vệ độ I
2.3.2 Quy trình thu thập số liệu cho nghiên cứu định lượng
- Tập huấn cho cộng tác viên nghiên cứu là điều dưỡng đang làm việc tại các khoa lâm sàng bệnh viện đa khoa Tâm Anh là những điều dưỡng không là đối tượng nghiên cứu Các cộng tác viên chỉ được tham gia nghiên cứu khi đáp ứng yêu cầu về hiểu rõ nghiên cứu, hiểu rõ bộ câu hỏi và phỏng vấn thành thạo đồng thời cho kết quả tương tự nghiên cứu viên
- Tiếp xúc với điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu (giải thích, ký cam kết tham gia nghiên cứu)
- Thực hiện phỏng vấn đối tượng nghiên cứu - Giám sát của nghiên cứu viên
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3930
Bảng 2.1 Biến số nghiên cứu
biến số
PP thu thập số
liệu Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
nghề
Kể từ khi điều dưỡng có
Trang 4031 9
Đã qua lớp tập huấn về Phản vệ
11
Khoa công tác tại BV
TA
Khoa chuyên môn điều
12
Tại khoa có sơ đồ xử lý
phản vệ không
Thư viện ĐH Thăng Long