1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Thị Hồng Thi, PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều Dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --- NGUYỄN THỊ THU HIỀN MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU CĂNG THẲNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU CĂNG THẲNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Hà Nội – Năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

-

NGUYỄN THỊ THU HIỀN – C01981

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN LO ÂU CĂNG THẲNG CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI KHOA KHÁM BỆNH

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI NĂM 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

MÃ SỐ: 8720301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS.TS Phạm Thị Hồng Thi 2 PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Yến

Hà Nội – Năm 2024

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Khoa Học Sức Khỏe, Bộ môn Điều Dưỡng, Ban Lãnh đạo Khoa Tim mạch & Khoa Khám bệnh - Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Phạm Thị Hồng Thi – Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai PGS TS Nguyễn Thị Bạch Yến là những người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi từng bước trưởng thành trên con đường học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong cuộc sống

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Bình cùng các thầy cô giáo trong bộ môn cũng như bệnh viện đã tận tình chỉ bảo cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin dành tất cả tình yêu thương và lòng biết ơn vô hạn tới gia đình và tất cả những người thân đã luôn bên tôi hết lòng vì tôi trên con đường khoa học

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2023

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Thu Hiền, học viên cao học khóa 10 Trường Đại học Thăng Long, chuyên ngành Điều Dưỡng, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Phạm Thị Hồng Thi và PGS.TS Nguyễn Thị Bạch Yến

2 Công trình không trùng lặp với bất kỳ công trình nào khác đã công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2023

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT : Bảo hiểm y tế DSM – IV : Diagnostic and Statistical Manual IV (Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần phiên bản 4)

ĐTĐ : Đái tháo đường HA : Huyết áp

HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương ICD – 10 : International Classification Diseases - 10 (Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)

NC : Nghiên cứu NB : Người bệnh OR : Odds ratio (Tỷ suất chênh) RLMM : Rối loạn mỡ máu

SD : Standard deviation (Độ lệch chuẩn) SL : Số lượng

TBMMN : Tai biến mạch máu não THA : Tăng huyết áp

WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1 Tổng quan về lo âu, căng thẳng 3

1.1 Một số khái niệm về lo âu 3

1.1.1 Lo lắng 3

1.1.2 Rối loạn lo âu 3

1.1.3 Nguyên nhân của rối loạn lo âu 4

1.1.4 Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu 4

1.1.5 Yếu tố liên quan đến lo âu 4

1.2 Căng Thẳng 5

1.2.1 Khái niệm 5

1.2.2 Nguyên nhân stress 6

1.2.3 Các dấu hiệu, triệu chứng căng thẳng 7

1.2.4 Yếu tố liên quan đến stress 7

1.2.5 Hậu quả của lo âu, căng thẳng 7

1.2.6 Một số thang đo đánh giá tình trạng lo âu, căng thẳng 8

2 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 10

2.1 Định nghĩa và phân loại 10

2.2 Nguyên nhân 13

2.3 Triệu chứng tăng huyết áp 13

2.3.1 Biểu hiện triệu chứng lâm sàng: 13

2.3.2 Cận lâm sàng: 14

2.4 Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp 15

2.4.1 Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi: 15

2.4.2 Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: 15

Trang 7

3 Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tăng huyết áp 21

3.1 Học thuyết môi trường của Florence Nightingale 22

3.2 Học thuyết Virginia Henderson 23

4 Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu, căng thẳng và tăng huyết áp của người bệnh tăng huyết áp 24

4.1 Trên thế giới: 24

4.2 Việt Nam 24

5 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

1 Đối tượng nghiên cứu 27

1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa người bệnh 27

1.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh 27

1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 27

1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27

2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.1 Thiết kế nghiên cứu 27

2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 27

2.2.1 Cỡ mẫu 27

2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu 28

2.3 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 28

2.3.1 Công cụ thu thập thông tin 28

2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 28

2.4 Quy trình thu thập số liệu: 29

2.5 Nội dung bộ công cụ thu thập số liệu 29

2.6 Biến số, chỉ số trong nghiên cứu 30

2.7 Sơ đồ nghiên cứu 34

2.8 Phương pháp thu thập số liệu 35

Trang 8

2.8.1 Công cụ thu thập số liệu 35

2.8.2 Kỹ thuật thu thập số liệu 35

2.8.3 Tổ chức thu thập số liệu 35

2.9 Xử lý và phân tích số liệu 35

2.10 Sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu 36

2.11 Hạn chế trong nghiên cứu 36

2.12 Đạo đức trong nghiên cứu 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38

3.1.1 Đặc điểm chung về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 38

3.1.2 Đặc điểm về bệnh của đối tượng nghiên cứu 40

3.1.3 Đặc điểm chung về tuân thủ điều trị và tư vấn giáo dục sức khỏe 42

3.2 Thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 43

3.2.1 Đặc điểm lo âu của đối tượng nghiên cứu 43

3.2.2 Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu 45

3.3 Một số yếu tố liên quan đến lo âu của đối tượng nghiên cứu 46

3.3.1 Một số yếu tố liên quan giữa đặc điểm chung và tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 46

3.3.2 Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh và tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 47

3.3.3 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị, tư vấn giáo dục sức khỏe và lo âu của đối tượng nghiên cứu 48

4.2.3 Về yếu tố nguy cơ: 53

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa lo lắng và rối loạn lo âu 3

Bảng 1.2 Bảng định nghĩa THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, đo huyết áp liên tục và đo huyết áp tại nhà (mmHg) 11

Bảng 1.3 Bảng phân loại THA theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2022 11

Bảng 1.4 Sáu khuyến cáo về thay đổi lối sống 18

Bảng 2.1 Nhóm biến số, biến số,chỉ số và cách tính trong nghiên cứu 30

Bảng 3.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu) 38

Bảng 3.2 Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu 39

Bảng 3.3 Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.4 Chỉ số huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.5 Biến chứng bệnh của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.6 Hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.7 Người nhắc nhở tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.8 Yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.9 Bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.10 Triệu chứng bệnh của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.11 Tư vấn, hướng dẫn của NVYT với đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.11 Hiệu quả tư vấn, hướng dẫn của NVYT) 43

Bảng 3.13 Tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu 43

Bảng 3.14 Triệu chứng liên quan đến tâm lý của ĐTNC 43

Bảng 3.15 Triệu chứng liên quan đến cảm nhận của ĐTNC 44

Bảng 3.16 Triệu chứng cơ năng của ĐTNC 44

Bảng 3.17 Triệu chứng liên quan đến giấc ngủ của ĐTNC 45

Bảng 3.18 Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo thang Zung 45

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa đặc điểm chung với tình trạng lo âu 46

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với tình trạng lo âu 47

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa chỉ số HA hiện tại với tình trạng lo âu 47

Bảng 3.22 Mối liên quan giữa biến chứng bệnh với tình trạng lo âu 47

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa hoàn cảnh sống với tình trạng lo âu 46

Bảng 3.24 Mối liên quan giữa người nhắc nhở điều trị với tình trạng lo âu 46

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa bệnh mắc kèm với tình trạng lo âu 48

Bảng 3.26 Mối liên quan giữa hiệu quả tư vấn với tình trạng lo âu 49

Bảng 3.27 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tình trạng lo âu 49

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1 Sơ đồ chẩn đoán tăng huyết áp với phương pháp đo huyết áp tại phòng khám

(thiết yếu) và phương pháp đo huyết áp tại nhà, đo huyết áp liên tục (tối ưu) 12

Hình 1.2 Tóm tắt ngưỡng huyết áp ban đầu & đích huyết áp phòng khám ở THA người lớn 17

Hình1.3 Sơ đồ điều trị tăng huyết áp thiết yếu VSH/VNHA 2022 19

Hình1.4 Sơ đồ điều trị tăng huyết áp tối ưu VSH/VNHA 2022 20

Biểu đồ 3.1 Giới tính của đối tượng nghiên cứu 38

Biểu đồ 3.2 Nơi sống của đối tượng nghiên cứu 39

Biểu đồ 3.3 Bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu 39

Biểu đồ 3.4 Phân loại lo âu của đối tượng nghiên cứu 45

Trang 12

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ khá cao và đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng động trên toàn thế giới [6] [24] Nghiên cứu gánh nặng bênh tật do THA cho thấy, năm 2010 trên thế giới có khoảng 1,4 tỉ người bị THA và ước tính con số này tăng lên khoảng 1,6 tỉ người vào năm 2025 [24]

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, là một trong những nguy cơ quan trọng nhất gây ra thiếu máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận mạn và các bệnh tim khác [49] Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [41] Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới, mỗi năm cố khoảng 17 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch (chiếm 1/3 tử vong chung) trong đó THA gây ra 9,4 triệu tử vong hàng năm trên thế giới [47]Cùng với những biến chứng nặng nề, THA đã làm tăng tỉ lệ tử vong, tăng tỉ lệ tàn tật và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh đặc biệt ở các nước đang phát triển có thu nhập thấp và trung bình[46] [21] Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một trong các vùng có tỉ lệ THA tăng cao [3] [7] [18]Chi phí cho điều trị bệnh THA và các biến chứng của THA thực sự là gánh nặng rất lớn cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội [26] [34]

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, các stress tâm lý lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm cho tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn so với nhóm người không bị stress Khi bị stress có thể kích thích trực tiếp hệ thống thần kinh giao cảm Tiết catecholamine làm tăng sức co bóp của tim, tăng tần số tim, tức là làm tăng cung lượng tim Ngoài ra catecholamine còn làm co hệ tĩnh mạch ngoại vi, đưa máu về tim nhiều hơn, và như vậy cung lượng tim cũng tăng theo Tuy nhiên có một số người tăng huyết áp không chỉ vì gặp nhiều stress mà còn vì họ đáp ứng khác nhau với stress Hơn hết, những yếu tố này có thể khiến họ dễ rơi vào tình trạng đau khổ về tâm lý, đặc biệt là lo âu, căng thẳng Lo âu, căng thẳng làm suy giảm đáng kể về chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng kinh tế và đặc biệt làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh THA Năm 2018 nghiên cứu của Hamrah MS và cộng sự cho thấy 42,3% người bệnh THA bị lo âu [28] Tỷ lệ lo âu ở những người bệnh THA là cao nhưng tỷ lệ phát hiện lại thấp [17] Lo âu ở người bệnh THA khó phát hiện bởi các triệu chứng lo âu phong phú và đa dạng bao gồm các triệu chứng kích thích thần kinh thực vật, các triệu chứng vùng ngực bụng và

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

2 một số triệu chứng khác Sự chồng lấp các triệu chứng của lo âu, căng thẳng với triệu chứng của THA gây khó khăn trong việc chẩn đoán xác định các triệu chứng của lo âu, căng thẳng ở người THA Do đó, lo âu căng thẳng ở người bệnh THA thường bị bỏ qua, chẩn đoán nhầm dẫn đến việc điều trị không được kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Ngày càng có nhiều nhà tâm lý học công nhận việc giải quyết nhu cầu tinh thần của người bệnh là lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên của họ Cải thiện các khía cạnh tâm lý xã hội của cuộc sống đã và đang trở thành một phần quan trọng trong việc xây dựng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đặc biệt đối với bệnh nhân tăng huyết áp Tuy nhiên, tình hình lo âu, căng thẳng ở bệnh nhân tăng huyết áp vẫn chưa được quan tâm

nhiều tại các bệnh viện Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “ Một số yếu tố liên quan

đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội năm 2023” nhằm hai mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng lo âu, căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa Tâm Anh năm 2023

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp

Trang 14

1.1.2 Rối loạn lo âu

Khác với lo lắng, lo âu bệnh lý có thể xuất hiện không có liên quan tới một mối đe dọa rõ ràng nào hoặc các sự kiện tác động đã chấm dứt nhưng vẫn còn lo âu, mức độ lo âu cũng không tương xứng với bất kì một đe dọa nào để có thể tồn tại hoặc kéo dài Khi mức độ lo âu gây trở ngại rõ rệt các hoạt động, lúc đó được gọi là lo âu bệnh lý [21]

Lo âu bệnh lý thường kéo dài và lặp đi lặp lại với các triệu chứng như: Mạch nhanh, thở gấp, chóng mặt, khô miệng, vã mồ hôi, lạnh chân tay, run rẩy, bất an Lo âu bệnh lý cũng là lo âu không phù hợp với hoàn cảnh, không có chủ đề rõ ràng, mang tính chất mơ hồ, vô lý [13] [14]

Theo Andrew R Getzfeld (2006), sự phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý là ở mức độ khó khăn trong kiểm soát hoặc loại bỏ lo âu [27]

Bảng 1.1 Sự khác nhau giữa lo lắng và rối loạn lo âu [2]

Lo lắng Rối loạn lo âu - Lo âu không làm ảnh hưởng đến công

việc, hoạt động hàng ngày

- Lo âu gây mất ổn định các hoạt động, ảnh hưởng đến nghề nghiệp,

cuộc sống xã hội - Lo âu có thể kiểm soát được - Lo âu không thể kiểm soát được - Lo âu gây khó chịu đôi chút,

không nặng nề

- Lo âu hết sức khó chịu, bồn chồn, căng thẳng

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

4 - Lo âu giới hạn trong một số tình huống có thật, hoàn cảnh

đặc trưng, cụ thể

- Lo âu trong mọi tình huống bất kỳ, luôn có xu hướng chờ đợi những kết

cục xấu - Lo âu chỉ tồn tại trong một thời

điểm nhất định

- Lo âu kéo dài ngày này qua ngày khác trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng Nguồn: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa” Nguyễn Thị Phước Bình (2010) [2]

1.1.3 Nguyên nhân của rối loạn lo âu

- Môi trường bên ngoài: Sau tai nạn/ chấn thương, mất người thân, đổ vỡ các

mối quan hệ, áp lực trông công việc/học tập thay đổi môi trường sống, …

- Vấn đề sức khỏe bản thân: lo âu có thể liên quan đến một số bệnh như tim

mạch, đái tháo đường, huyết áp, ung thư, …

- Sử dụng các chất gây nghiện như: ma túy, rượu, thuốc lá, … - Bất thường về các chất dẫn truyền thần kinh

1.1.4 Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu

- Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giât mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc

mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xả đến với mình

- Tim mạch: hồi hộp; tăng huyết áp, đau, bỏng vùng trước ngực; cảm giác co

thắt lồng ngực

- Dạ dày- ruột: nôn, cảm giác trống rỗng trong dạ dày; trướng bụng, khô miệng;

tăng nhu động ruột; cảm giác “ hòn, cục ở tron cổ họng”

- Hô hấp: Tăng nhịp thở, cảm giác thiếu không khí, cảm giác khó thở

- Các biểu hiện khác: tăng trương lực cơ; run; mệt mỏi; yếu; ra mồ hôi; chóng

mặt; đau đầu; giãn đồng tử; đi tiểu thường xuyên; rét run [1]

1.1.5 Yếu tố liên quan đến lo âu

- Tổn thương về tinh thần Ví dụ như ở trẻ em, khi phải chứng kiến những cuộc cãi vã, bạo hành gia đình khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ cao phát triển rối loạn lo âu khi

lớn lên,

- Những người mắc các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn ám ánh,

cưỡng chế,…

Trang 16

5 - Những người thuộc nhóm tính cách quá cầu toàn, dễ nóng nảy, ức chế, thiếu

tự trọng hay những người được phân loại vào nhóm “ nhân cách yếu”

- Phụ nữ mắc rối loạn lo âu nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong giai

đoạn tiền mãn kinh

- Yếu tố di truyền: nếu có người thân trong gia đình mắc rối loạn lo âu thì sẽ có

nguy cơ gặp phải chứng bệnh này cao hơn so với người bình thường

1.2 Căng Thẳng

1.2.1 Khái niệm

Căng thẳng (hay Stress) là một trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động quá mức (vượt ngưỡng giới hạn cho phép) chịu đựng của cá nhân dẫn đến thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi [5]

Thuật ngữ Stress được xuất hiện lần đầu tiên từ thế kỷ 15 Ban đầu được dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu Đến thế kỷ thứ 17 thuật ngữ này được dùng chỉ sức ép trên tâm lý con người chỉ con người phải trải qua thử thách gay go, tai họa hoặc nỗi đau buồn

Trên thế giới, có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về stress Sau đó năm 1914, Walter Cannon sử dụng thuật ngữ stress trong sinh lý học Tới năm 1935, trong một công trình nghiên cứu về duy trì nội môi ở các động vật có vú trong các tình huống bị gò bó, ông đã mô tả stress là một phần phản ứng sinh lý tấn công hoặc bỏ chạy trước hoàn cảnh khẩn cấp có liên quan đến tăng tiết Cortisol của tủy thượng thận

Theo Hans Sylye, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể với những tình huống căng thẳng Đây là những phản ứng nhằm khôi phục lại trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục các tình huống để đảm bảo duy trì và thích nghi của cơ thể trước các điều kiện sống đang biến đổi Các stress bình thường không gây hại, một số căng thẳng còn có tác động có lợi: kích thích tính tích cực, huy động sức mạnh để con người vượt qua khó khăn Tuy nhiên những căng thẳng trở thành bệnh lý khi tình huống căng thẳng quá bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng, gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan đến stress [36]

Các đáp ứng không đặc hiệu gồm ba giai đoạn: - Báo động: Xuất hiện phản ứng “chiến đấu hay chạy trốn” trong giai đoạn này,

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

6 các phản ứng sinh lý của cơ thể được triển khai, các hoạt động tâm lý được kích thích, đặc biệt là tăng cường quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy… giúp con người đánh giá các tình huống stress và bước đầu đề ra chiến lược đáp ứng trước các tình huống đó

Giai đoạn báo động có thể diễn ra nhanh (vài phút) hoặc kéo dài vài giờ, vài ngày Chủ thể có thể chết trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh, tình huống stress quá phức tạp Nếu tồn tại được thì các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn ổn định (hay còn gọi là giai đoạn thích nghi)

- Kháng cự: Trong giai đoạn này, mọi cơ chế thích ứng được động viên để cơ thể chống đỡ và điều hòa các rối loạn ban đầu Sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ được tình huống stress, lập lại các trạng thái cân bằng nội môi và tạo ra cân bằng mới với môi trường

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn thích nghi Trong một tình huống stress bình thường, chủ thể đáp ứng lại bằng hai giai đoạn báo động và chống đỡ Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm, sinh lý cơ thể được phục hồi Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá trình phục hồi không xảy ra và chuyển sang giai đoạn suy kiệt,

- Suy kiệt: phản ứng stress trở thành bệnh lý khi tình huống stress quá bất ngờ, dữ dội, hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại, vượt qua khả năng dàn xếp của chủ thể

Trong giai đoạn suy kiệt, các biến đổi tâm lý, sinh lý và hành vi của giai đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời, hoặc là nhẹ hơn nhưng kéo dài

1.2.2 Nguyên nhân stress

- Môi trường bên ngoài: thời tiết, tiếng ồn, bụi, ô nhiễm,…

- Căng thẳng từ gia đình, xã hội: mâu thuẫn trong gia đình, áp lực về chăm sóc người gia/ con nhỏ, mất người thân, áp lực cân đối tài chính, thời hạn phải hoàn thành

ccôngg việc,…

- Vấn đề về thể chất: cơ thể ốm đau, thiếu chất dinh dưỡng,…

- Suy nghĩ, cách sống của chính bản thân: đôi khi, cách nghĩ của bản thân cũng làm chúng ta rơi vào stress Ví dụ:; nếu thi trượt kỳ thi này mọi người sẽ chê cười tôi,

nếu không sinh được con trai gia đình chồng sẽ ruồng bỏ tôi,…

Trang 18

7

1.2.3 Các dấu hiệu, triệu chứng căng thẳng

- Có 3 biểu hiện do căng thẳng gây ra là các biểu hiện về tâm lý, các rối loạn về sinh lý và các lệch lạc về ứng xử

+ Các biểu hiện về tâm lý: chủ thể phản ứng quá mức với hoàn cảnh, dễ nổi cáu, có cảm giác khó chịu, căng thẳng về tâm lý, mệt mỏi về trí tuệ và không thư giãn được, xuất hiện rối loạn giác ngủ (khó ngủ, hay thức giấc và không có cảm giác hồi phục sau khi ngủ) và có thể tiến triển thành các triệu chứng của lo âu- ám ảnh sợ

+ Những triệu chứng thực thể: Chủ thể thường có những rối loạn về thần kinh thực vật ở mức độ vừa như đánh trống ngực, nhịp tim và huyết áp tăng không ổn định, bệnh đường tiêu hóa (loét dạ dày, tá tràng), sự mệt mỏi thể xác, bệnh hô hấp, chứng nhức đầu và đau mỏi cơ

+ Các biểu hiện về hành vi: Tình huống stress có thể ức chế hoặc kích thích hành vi của chủ thể Những rối loạn chức năng thích nghi của hành vi được biểu hiện trong các rối loạn hành vi Các rối loạn hành vi xảy ra do chủ thể có thái độ chần chừ và né tránh công việc, các mối quan hệ xã hội; hoặc ngược lại, do những xung đột mất kiềm chế, dẫn đến sự khó khăn trong giao tiếp, tăng lạm dụng rượu và ma túy, ăn mất ngon và giảm trọng lượng đột ngột Các rối loạn hành vi lúc đầu chỉ gây sự khó chịu, nhưng về sau nó phát triển và gây ra những tổn thất, làm trở ngại các quan hệ với bạn bè, gia đình và công việc của chủ thể [10]

1.2.4 Yếu tố liên quan đến stress

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến stress, có thể tóm tắt thành các nhóm yếu tố

sau:

- Yếu tố cá nhân: đặc điểm về tuổi, giới, trình độ học vấn,…

- Yếu tố nghề nghiệp: bao gồm các đặc điểm về công việc như thời gian làm việc, áp lực công việc, môi trường làm việc, quan hệ ứng xử hay chế độ phúc lợi từ

nghề nghiệp

- Yếu tố môi trường: Bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hay môi trường sống phức tạp cũng là yếu tố gây căng

thẳng

1.2.5 Hậu quả của lo âu, căng thẳng

Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy lo âu, căng thẳng không những tác động xấu cho cá nhân mà còn cho xã hội Lo âu, căng thẳng được xem là một trong những

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

8 nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như:

Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm

Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực

Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng

Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết

Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy

Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm Về mặt tinh thần: Hay quên, mất trí nhớ, căng thẳng, lo sợ, mất ngủ, run rẩy…

1.2.6 Một số thang đo đánh giá tình trạng lo âu, căng thẳng

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay có nhiều thang đo đánh giá lo âu, căng thẳng, trong đó một số công cụ phổ biến được dùng nhiều trong các nghiên cứu:

- DASS 21 và DASS 42

DASS (Depression Anxiety Stress Scales) là thang điểm đánh giá cả ba tình trạng trầm cảm, lo âu và căng thẳng được thiết kế vào năm 1995 bởi các nhà nghiên cứu Lovibon S.H và Lovibon P.F tại Đại học Ne South ales của c bao gồm 2 phiên bản DASS 42 và phiên bản rút gọn DASS 21 Các nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khẳng định sự nhất quán giữa DASS 42 và DASS 21 [18] [29] [36]

Thang đo DASS 42 và DASS 21 kết hợp được cả hai yếu tố lâm sàng và xã hội, là những yếu tố cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của mỗi cá nhân Các nội dung được đề cập trong DASS không hẳn có ý nghĩa chẩn đoán như các triệu chứng được đưa ra trong hướng dẫn phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10), mà mục đích của nó là đưa ra một thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp cho nhà quản lý nhân lực có những chính sách để cải thiện, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực Đồng thời khuyến cáo những đối tượng nghiên cứu nếu gặp phải những vấn đề được liệt kê trong DASS một cách thường xuyên và ở mức độ nặng thì nên tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý [27]

Trang 20

9 DASS 21 gồm 21 câu hỏi, chia làm 3 nhóm: Nhóm trầm cảm (Depression – D), nhóm lo âu (Anxiety – A), nhóm stress (Stress- S) Mỗi nhóm gồm 7 câu hỏi, mô tả về triệu chứng thực thể hoặc vấn đề tinh thần mà đối tượng cảm thấy trong 1 tuần qua Điểm cho mỗi câu hỏi được tính từ 0-3 điểm, tùy thuộc mức độ và thời gian xuất hiện Sau khi cộng tổng điểm của từng nhóm rồi nhân với 2, đối chiếu điểm thu được với bảng đánh giá lo âu, căng thẳng, trầm cảm theo mức độ

Thang đo DASS 21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị và độ tin cậy Hiện nay thang DASS đã được Việt hóa và sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, trong đó có sử dụng để đánh giá tình trạng lo âu, căng thẳng

- Thang đánh giá lo âu của Zung (Self _ Rating Anxiety Scale - SAS):

SAS do Zung (1971) đề xuất là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở những bệnh nhân có các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối loạn phổ biến nhất, những vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng [47] Test này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu bao gồm 20 câu hỏi trong đó có 15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5 câu giảm Có hai dạng đánh giá là tự đánh giá và đánh giá lâm sàng Tự đánh giá áp dụng với bệnh nhân phải đọc thông viết thạo, được giải thích r ràng cách thực hiện trắc nghiệm ngồi trong phòng thoáng mát yên tĩnh Bệnh nhân đọc kỹ từng đề mục (20 đề mục) đối chiếu với trạng thái của bản thân trong vòng 1 tuần trở lại đây Các câu hỏi được tính điểm theo 4 mức tần suất xuất hiện triệu chứng:

1 điểm: không có hoặc ít thời gian 2 điểm: đôi khi

3 điểm: có trong phần lớn thời gian 4 điểm: có trong hầu hết hoặc tất cả thời gian Kết quả được đánh giá:

T< 50%: Không có lo âu bệnh lý T>= 50%: Có lo âu bệnh lý [24] [36] Với ưu điểm là ngắn gọn, xử lý khá đơn giản nên SAS được ưa dùng trong lâm sàng và một số tác giả khuyên dùng SAS trong trường hợp sàng lọc lo âu

- Thang đánh giá lo âu State-Trail Anxiety Inventory – STAI

STAI là bộ công cụ tự đánh giá gồm hai bảng, mỗi bảng có 20 đề mục nhằm thăm dò sự hiện diện và đo lường mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hiện tại

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

10 của lo âu STAI lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi nhất để đánh lo âu nói chung, đặc biệt là một số bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, lupus hệ thống… Độ tin cậy nằm trong khoảng 0,31- 0,86, tính giá của hai bảng lần lượt là 0,73 và 0,85

Do ngắn gọn, đẽ hiểu, dễ sử dụng và ít tốn kém, bộ công cụ này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu trên thế giới Tuy nhiên, hạn chế của bộ công cụ này là chỉ đánh giá tình trạng lo âu xảy đến và tích tụ từ lâu nên thường sử dụng trong nghiên cứu dài hạn (thuần tập), ít đánh giá trong trường hợp thay đổi ngắn hạn [38]

Thang đánh giá lo âu của Beck – BAI

BAI là test tự đánh giá mức độ lo âu do Beck và Steer phát triển và công bố vào năm 1990 với hệ số Cronbach alpha dao động từ 0,85 – 0,94 Bộ công cụ gồm 21 đề mục được chấm điểm theo thang Liket từ 1 đến 4 Thang đo ngắn gọn, dễ đánh giá và đo lường mức độ lo lắng, nhạy với những thay đổi nhưng hạn chế về mặt phạm vi triệu chứng đánh giá do nó được xây dựng nhằm giảm thiểu những dấu hiệu trùng lặp với trầm cảm nên BAI không đánh giá được một số triệu chứng chính khác của lo âu [38]

Thang đánh giá lo âu, trầm cảm bệnh viện – HADS

HADS là bộ công cụ tự đánh giá với phiên bản đầu tiên do A.S.Zigmond và R.P.Snaith phát triển gồm 14 đề mục, 7 đề mục đánh giá về lo âu, 7 đề mục đánh giá về trầm cảm Với độ tin cậy và tính giá trị cao, nhạy cảm với những thay đổi trong đánh giá lo âu trầm cảm trên cả hai đối tượng bệnh nhân đang điều trị y tế và dân số nói chung, HADS đã được chuyển ngữ và sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia [33] HADS thích hợp đánh giá lo âu trầm cảm trên đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh mãm tính Tuy nhiên, thang đo này hạn chế giá trị đối với quần thể người cao tuổi và không phát hiện đầy đủ sự hiện diện của rối loạn lo âu cụ thể nhưng cung cấp một số bằng chứng với các rối loạn lo âu lan tỏa [23]

- Căn cứ theo đối tượng và địa điểm nghiên cứu, tôi quyết định sử dụng Thang đánh giá lo âu của Zung (SAS) và thang đo DASS 21 do thang đo có tính chất phù hợp với mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng dễ tiếp cận, có độ tin cậy cao và đã được việt hóa để đo trạng thái lo âu, căng thẳng

2 Tổng quan về bệnh tăng huyết áp 2.1 Định nghĩa và phân loại

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi

Trang 22

11 dưỡng các mô trong cơ thể Các thông số huyết áp thường được áp dụng: (1) Huyết áp tâm thu (HATT) là giới hạn cao nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim; (2) Huyết áp tâm trương(HATTr) là giới hạn thấp nhất của những dao động có chu kỳ của huyết áp trong mạch, thể hiện sức cản của tim [50]

Theo Hội Tim Mạch Viêt Nam, chẩn đoán THA khi đo HA tại phòng khám có HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg [7]

Bảng 1.2 Bảng định nghĩa THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, đo huyết áp

liên tục và đo huyết áp tại nhà (mmHg) [7]

Khái niệm HATT

(mmHg) HATTr (mmHg) HA phòng khám ≥ 140 Và/hoặc ≥90 HA liên tục (ambulatory)

Trung bình ngày (hoặc thức) ≥ 135 và/hoặc ≥ 85 Trung bình đêm (hoặc ngủ) ≥ 120 và/hoặc ≥ 70 Trung bình 24 giờ ≥ 130 và/hoặc ≥ 80 HA đo tại nhà trung bình ≥ 135 và/hoặc ≥ 80

Phân loại tăng huyết áp

Bảng 1.3 Bảng phân loại THA theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám theo

khuyến cáo của Hội Tim Mạch Việt Nam năm 2022 [7]

Khái niệm HATT (mmHg) HATTr (mmHg) HA bình thường <130 và < 85 HA bình thường – cao

(Tiền tăng huyết áp) 130-139 và/hoặc 85-89 THA độ 1 140-159 và/hoặc 90-99 THA độ 2 ≥ 160 và/hoặc ≥ 100 Cơn tăng huyết áp ≥ 180 và/hoặc ≥ 120 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và <90

- Huyết áp được phân loại dựa trên chỉ số đo tại phòng khám, nếu 2 số HATT và HATTr không ở cùng một phân độ thì căn cứ vào số huyết áp có độ cao hơn

- Tiền tăng huyết áp khi HATT >130-139 mmHg và HATTr >85-89 mmHg

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

12 - Phân loại trên áp dụng cho tất cả các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên

Hình 1.1 Sơ đồ chẩn đoán tăng huyết áp với phương pháp đo huyết áp tại phòng khám (thiết yếu) và phương pháp đo huyết áp tại nhà, đo huyết áp liên tục (tối ưu)

[7]

Trang 24

13 - THA áo choàng trắng nếu HAPK ≥ 140/90 mmHg và HATN < 135/85 mmHg hoặc HA ban ngày < 135/85 mmHg và HALT 24h <130/80mmHg

- THA ẩn giấu nếu HAPK <140/90 mmHg và HATN ≥ 135/85 mmHg hoặc HA buổi sáng ≥ 135/85 mmHg và HALT 24h ≥ 130/80mmHg

2.2 Nguyên nhân

* THA nguyên phát Khoảng 90-95% các trường hợp bị THA là không có nguyên nhân trực tiếp (hay còn gọi là THA nguyên phát) Còn lại 5-10% các trường hợp có nguyên nhân gây lên (hay còn gọi là THA thứ phát)

* Tăng huyết áp thứ phát: Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn hai bên do mắc phải thận đa nang, ứ nước bể thận, u thận làm tiết rénin, hẹp động mạch thận

Nội tiết: - Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, u sản xuất quá thừa các Corticosteroid khác (Corticosterone, desoxycortisone), sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid

- Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận (Pheochromocytome) - Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ bụng chỗ xuất phát động mạch thận, hở van động mạch chủ

- Thuốc: Các Hormone ngừa thai, cam thảo, carbenoxolone, A.C.T.H Corticoides, Cyclosporine, các chất gây chán ăn, các IMAO, chất chống căng thẳngvòng

- Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh Beri-beri Bệnh Paget xương, bệnh đa hồng cầu, hội chứng carcinoid, toan hô hấp, tăng áp sọ não

2.3 Triệu chứng tăng huyết áp

2.3.1 Biểu hiện triệu chứng lâm sàng:

- Người bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng, nhưng kết quả đo huyết áp là bất thường, sinh hoạt hoặc làm việc bình thường, trừ khi có đợt tăng huyết áp Khi tăng huyết áp người bệnh có đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, nóng phừng mặt, đánh trống ngực, hồi hộp, tim đập mạnh Khi ở giai đoạn nặng có hôn mê liệt nữa người, chỉ số huyết áp tăng có thể cả tối đa và tối thiểu

- Xơ vữa động mạch ở ngoại biên, dày thất trái (mỏm tim đập rộng, lệch khỏi vị trí bình thường) hoặc có dấu hiệu suy tim

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

14 - Có thể có hẹp động mạch chủ bụng hoặc động mạch thận (khám bụng có tiếng thổi tâm thu)

- Khi đã có biến chứng có thể có các dấu hiệu thần kinh, liệt nửa người, tiểu tiện không tự chủ…

- Khi đã có biến chứng có thể thương tổn mắt: khám đáy mắt nhận thấy phù, xuất huyết, xuất tiết, co mạch nhỏ…

 Tăng huyết áp được phân 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Người bệnh vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường không có dấu hiệu

về tổn thương thực thể

Giai đoạn 2: Người bệnh có ít nhất một trong các dấu hiệu thực tổn sau:

+ Dầy thất trái (phát hiện sau chụp Xquang, điện tâm đồ, siêu âm) + Hẹp động mạch v ng mạc lan rộng hay khu trú

+ Protein niệu/hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ + Ngoài ra còn có dấu hiệu không r rệt là những hậu quả trực tiếp của tăng huyết áp như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong sọ, viêm tắc động mạch, suy thận

Giai đoạn 3: Có dấu hiệu chức năng và thực thể do tổn thương các cơ quan đích

như: + Tim: suy tim trái, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim + Não: tai biến mạch não thoáng qua, xuất huyết não, tiểu não hoặc thân não Bệnh não tăng huyết áp, loạn thần do mạch não

+ Đáy mắt: xuất huyết v ng mạc, xuất tiết có hay không có phù gai thị (giai đoạn 3 và 4) các dấu hiệu này là đặc biệt của giai đoạn ác tính (giai đoạn tiến triển nhanh) Và các biểu hiện khác thường gặp ở giai đoạn 3 nhưng không đặc hiệu của tăng huyết áp

+ Thận: creatinine huyết tương tăng r , suy thận + Mạch máu: phồng tách, bít tắc động mạch, tắc động mạch ngoại biên

2.3.2 Cận lâm sàng:

- Các xét nghiệm cần làm về máu + Bilan lipid máu

+ Đường máu + Công thức máu + Ure, creatinin

Trang 26

15 - Đối với nước tiểu

+ Protein, tế bào, vi trùng + Đường niệu

- Một số các xét nghiệm khác: + Soi đáy mắt

+ Đo điện tâm đồ + Chụp X Quang tim phổi + Siêu âm tim

+ Chụp mạch thận

2.4 Một số yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp

2.4.1 Nhóm yếu tố nguy cơ không thể thay đổi:

- Tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp tăng theo tuổi do quá trình lão hóa động mạch và mất

tính đàn hồi của chúng Đặc biệt, tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường xuất hiện ở người lớn tuổi, với huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương có thể giảm nhẹ sau tuổi 65-70 Theo tổ chức Y tế Thế giới, ở lứa tuổi 35 cứ 20 người lại có 1 người tăng huyết áp, ở tuổi 45 cứ 7 người lại có 1 người tăng huyết áp và 1/3 số người

ở độ tuổi 65 bị tăng huyết áp [50]

- Giới tính: Trong độ tuổi dưới 45, nam giới có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nữ

giới Tuy nhiên, từ tuổi 65 trở đi, phụ nữ có nguy cơ và khả năng kiểm soát huyết áp kém hơn nam giới, có thể do ảnh hưởng của quá trình mãn kinh

- Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người mắc tăng huyết áp, đặc biệt là những

người thân trong gia đình cùng huyết thống như bố mẹ, anh chị em ruột, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Một số gen di truyền có thể ảnh hưởng đến quá trình điều hòa huyết áp

2.4.2 Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng độ cứng của thành mạch, kéo dài nguy cơ tăng

huyết áp và biến cố tim mạch ngay cả sau khi bỏ thuốc 10 năm Trong một nghiên cứu, hút thuốc lào trong 10-30 phút làm tăng nhịp tim(6 nhịp/phút) và huyết áp tâm thu

(thêm 3mmHg) [20]

- Rượu bia: Uống quá nhiều rượu liên quan đến tăng huyết ápTrong một phân tích

tổng hợp của 36 thử nghiệm lâm sàng cho thấy những người bệnh uống 6 ly rượu trở lên mỗi ngày, lượng rượu giảm 50% dẫn đến giảm 5,5 mmHg trong huyết áp tâm thu và giảm 4 mmHg huyết áp tâm trương [31] Lạm dụng rượu làm mất tác dụng của

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

16 thuốc hạ huyết áp, làm bệnh nặng hơn

- Ít hoạt động thể lực: Thiếu hoạt động thể chất là yếu tố gây ra nhiều bệnh chuyển

hóa và tăng huyết áp Tập thể dục đều đặn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng, giúp giảm huyết áp

- Thói quen ăn mặn: Ăn quá nhiều muối làm tăng thể tích máu, gây áp lực lên tim và

thận, dẫn đến tăng huyết áp Theo nghiên cứu của Pasquale Strazzullo và cộng sự năm 2009 cho biết nếu ăn dưới 6g muối một ngày, có thể là giảm từ 4-7 mmHg huyết áp tâm trương/tâm thu ở người tăng huyết áp và giảm từ 2-4 mmHg ở người không tăng huyết áp Do đó, giảm lượng muối tiêu thụ có thể giảm huyết áp ở người bệnh và người khỏe mạnh

- Thừa cân, béo phì: Liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp Chỉ số BMI cao hơn, cân

nặng cao hơn, hoặc vòng eo lớn hơn có liên quan chặt chẽ với huyết áp cao hơn và phát triển bệnh tăng huyết áp Béo phì làm tăng gánh nặng cho tim, tăng tỉ lệ đột tử ở người bệnh béo phì có thể do rối loạn nhịp, xơ vữa, hậu quả của tăng lipid máu, giảm HDL-C, tăng LDL-C Giảm cân có thể giảm gánh nặng cho tim và giảm nguy cơ phát triển tăng huyết áp

- Căng thẳng tâm lý: Căng thẳng thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch và làm tăng

hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ tổn

thương nội mạc mạch máu Kiểm soát tốt công việc là giảm 2,3 lần nguy cơ bị các

Trang 28

Can thiệp Chế độ dinh dưỡng và liều lượng

Chế độ ăn uống lành mạnh

DASH là chế độ ăn uống tốt nhất để giảm huyết áp đã được nghiên cứu/ chứng minh

Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo đã giảm hàm lượng chất béo bão hòa và tổng lượng chất béo (thông tin về số lượng dùng còn hạn chế)

Giảm cân Giảm calories và tăng

hoạt động thể chất

Mục tiêu tối ưu là giảm được trọng lượng cơ thể lý tưởng như mong muốn Kỳ vọng giảm 1kg cân nặng giúp giảm 1mmHg huyết áp tâm thu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 29

18 Giảm lượng

Natri trong khẩu phần ăn

Thay đổi chế độ ăn uống, giảm ăn mặn

Mục tiêu tối ưu là lượng Natri trong khẩu phần ăn hàng ngày < 1500mg Có sự tuyến tính trong liều lượng – đáp ứng Kỳ vọng giảm 1-3 mmHg huyết áp tâm thu cho 1000mg Natri giảm ỏ người lớn có hoặc không có THA

Tăng lượng Kali trong khẩu phần ăn

Thay đổi chế độ ăn uống (ưu tiên hơn dùng dạng viên bổ sung)

Mục tiêu tối ưu là 3500 – 5000mg/ngày Nghiên cứu cho thấy mức giảm HA nhiều hơn ở những người có sử dụng nhiều Kali hơn Tương quan giữa liều lượng – đáp ứng là dạng chữ U Mức độ bằng chứng thấp hơn so với giảm Natri

Hoạt động thể lực

Tập gắng sức thể dục nhịp điệu ( bằng chứng tốt nhất)

Tập gắng sức như đi bộ nhanh, 5-7 lần/tuần 60 phút/buổi), ít nhất là 150 phút/ tuần Khởi động dần dần và làm ấm khi bắt đầu, làm mát cuối cùng mỗi lần tập

(30-Tập gắng sức có đề kháng động ( ít bằng chứng mạnh)

Tập thể dục như nâng tạ hoặc tập chạy, ít nhất 3 lần/tuần Cần có sự hướng dẫn/giám sát của chuyện gia Thường được sử dụng để bổ sung cho các bài tập thể dục nhịp điệu

2-Tập gắng sức có đề kháng bất động ( bằng chứng ít nhất)

Tập thể dục như chế độ tập luyện tay nắm, ít nhất 3-4 lần/tuần

Sử dụng đồ uống có cồn

Giảm sử dụng đồ uống có cồn

Ưu tiên dùng đúng mức cho phép mỗi ngày ở người lớn

Bảng 1.4 Sáu khuyến cáo về thay đổi lối sống [7] 2.5.3 Chế độ điều trị dùng thuốc

Hầu hết người bệnh tăng huyết áp cần điều trị thuốc hạ áp cùng với thay đổi lối sống để đạt hiệu quả kiểm soát huyết áp tối ưu Có 5 nhóm thuốc đã được chứng minh là có hiệu quả giảm huyết áp và các biến cố tim mạch qua các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên được chỉ định để điều trị tăng huyết áp, đó là ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, lợi tiểu (Thiazides/ Thiazide – lide) Măc dù liệu pháp dùng thuốc hạ áp đã được chứng minh có hiệu quả nhưng tỷ lệ kiểm soát huyết áp chung vẫn còn kém, nên cần có chiến lược kết hợp thuốc liều cố định sớm với một phác đồ đơn giản nhằm gia tăng sự tuân thủ điều trị Khuyến cáo điều trị ban đầu ưu tiên 2 thuốc liều cố định Ngoại trừ người cao tuổi bị lão hóa, tăng huyết áp độ 1 nguy cơ thấp (huyết áp tâm thu <150mmHg)

Trang 30

19

Hình1.3 Sơ đồ điều trị tăng huyết áp thiết yếu VSH/VNHA 2022 [7]

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 32

21

đôi những đối tượng có huyết áp ≥ 160/100 mmHg so với <140/90mmHg Nguy cơ

phát triển suy tim tăng lên cùng với mức độ tăng huyết áp Huyết áp tâm thu, mức huyết áp ban đầu có tác động gây suy tim nhiều hơn so với huyết áp tâm trương

2.6.2 Tai biến mạch não

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến nhất và quan trọng nhất, bao gồm cả tăng huyết áp tâm thu đơn độc Các nghiên cứu dịch tễ hhọ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ ngày càng tăng dần khi huyết áp tăng trên 110/75mmHg Cả huyết áp trước đây và huyết áp hiện tại đều là những yếu tố nguy cơ quan trọng của đột quỵ Bằng chứng tốt nhất cho vai trò nhân quả của việc tăng huyết áp trong các biến chứng tim mạch là sự cải thiện kết quả khi điều trị hạ huyết áp

2.6.3 Bệnh động mạch vành do xơ vữa

Bệnh lý động mạch vành như nhồi máu cơ tim, suy tim và tử vong do mạch vành; động mạch chủ như phình tách động mạch chủ và động mạch ngoại biên như hẹp tắc các động mạch ngoại vi Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ được xác định r ràng đối với các kết quả bất lợi về tim mạch, bao gồm tử vong do mạch vành và đột quỵ Nguy cơ phát triển bệnh lý động mạch vành do xơ vữa cao hơn đáng kể ở những người bệnh bị tăng huyết áp Sự thay đổi huyết áp lớn hơn từ lần khám này sang lần khám sau cũng có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong cao hơn

2.6.4 Suy thận

Tăng huyết áp có thể gây suy thận và bệnh thận mạn giai đoạn cuối Một số nguyên nhân gây suy thận ở bệnh nhân tăng huyết áp là do tổn thương tế bào nội mô cầu thận, áp lực cao gây ra sự tách rời của tế bào biểu mô cầu thận khỏi thành mao mạch cầu thận, ngoài ra còn gây hẹp mạch thận làm giảm tưới máu thận và giảm mức lọc cầu thận

2.6.5.Giảm thị lực, mù lòa

Huyết áp tăng cao trong một thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh v ng mạc do tăng huyết áp Khi áp lực trrong thành mạch máu cao gây tổn thương nội mạc mạch máu ở v ng mạc, gây ra các biến chứng như xuất huyết v ng mạc, phù đĩa thị… gây giảm thị lực và mù lòa

3 Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh tăng huyết áp

Để chăm sóc tốt người bệnh tăng huyết áp người điều dưỡng phải có kế hoạch quản lý, hiểu biết rõ về những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, những biến chứng, hiểu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

22 được lối sống, mức độ hoạt động thể lực của người bệnh Vì vậy người điều dưỡng cần phải có kiến thức thật tốt về bệnh lý đối với từng đối tượng để đưa ra được những chẩn đoán điều dưỡng thích hợp, và những lời khuyên giáo dục sức khỏe tốt để người bệnh có thể sau khi ra viện biết tự chăm sóc

3.1 Học thuyết môi trường của Florence Nightingale

Học thuyết môi trường của Florence Nightingale được xem như mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành Điều dưỡng Học thuyết tập trung vào môi trường, Bà tin rằng việc cải thiện môi trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh về thể chất và tinh thần

4 yếu tố chính của học thuyết

- Con người (Person): là người nhận các chăm sóc điều dưỡng Sức khỏe người

bệnh có thể được cải thiện bằng cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giữ môi trường vệ sinh, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế tiêu hao năng lượng không cần thiết cho người bệnh

- Môi trường (Enviroment): đây là yếu tố nền tảng trong học thuyết của

Nightingale Môi trường bên ngoài và bên trong đồng thời tác động đến con người Mùi hôi được xem như là 1 dấu hiệu của yếu tố có hại Theo học thuyết có thể chữa lành bệnh nếu như điều kiện vệ sinh và môi trường được cải thiện Môi trường cần đảm bảo những yếu tố chính sau:

Không khí trong lành Ánh sáng

Nước sạch Sức nóng Sự sạch sẽ Yên tĩnh

- Sức khỏe ( Health): sức khỏe được duy trì nhờ vào quá trình tự chữa lành của

con người và thông qua việc kiểm soát các yếu tố về môi trường có thể ngăn ngừa được bệnh tật.

- Chăm sóc Điều dưỡng (Nursing): Chăm sóc Điều dưỡng là công tác cần thiết

để chăm sóc sức khỏe của một người Người Điều dưỡng có trách nhiệm duy trì môi trường chăm sóc sức khỏe sạch bởi vì đây điều cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng bệnh viện bao gồm như mang găng tay, rửa tay, giữ khăn trải giường sạch sẽ, lối đi

Trang 34

23 gọn gàng và an toàn

Học thuyết của Bà xoay quanh 3 mối quan hệ chính: - Môi trường và người bệnh: môi trường độc hại là yếu tố chính dẫn đến bệnh tật ở người bệnh Môi trường tốt sẽ hỗ trợ cho việc ngăn ngừa bệnh tật

- Điều dưỡng và môi trường: Điều dưỡng có thể điều chỉnh môi trường bằng nhiều cách khác nhau để thúc đẩy sự phục hồi của người bệnh Ví dụ như: Loại bỏ các yếu tố gây ô nhiễm hay truyền nhiễm, tạo môi trường không khí trong lành, đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh

- Điều dưỡng và người bệnh : Điều dưỡng giúp người bệnh giảm những lo âu, buồn phiền, cũng như để người bệnh tự đưa ra những quyết định chăm sóc

3.2 Học thuyết Virginia Henderson

Xác định rằng điều dưỡng là sự hỗ trợ cho người bệnh hoặc người khỏe mạnh nếu họ có khả năng hoạt động để hồi phục, giữ gìn sức khỏe hoặc có chết cũng được chết trong cái chết êm ả miễn là họ có đủ nghị lực, kiến thức, ý chí để hợp tác thực hiện Mục tiêu của điều dưỡng là sớm giúp người bệnh đạt được tính độc lập càng sớm càng tốt, học thuyết Henderson chỉ dẫn có 14 nhu cầu cơ bản cho người bệnh bao gồm các nhu cầu về

Hô hấp bình thường Ăn uống đầy đủ Chăm sóc bài tiết Ngủ và nghỉ ngơi Vận động và tư thế đúng Mặc quần áo thích hợp Duy trì nhiệt độ cơ thể Tránh nguy hiểm, an toàn, Được giao tiếp tốt

Tôn trọng tự do tín ngưỡng Được chăm sóc làm việc Vui chơi giải trí

Học tập có kiến thức cần thiết

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

Nghiên cứu của Irene A Kretchy (2014) đánh giá các triệu chứng lo âu, căng thẳng và căng thẳng trong THA Kết quả, lo âu 56%, căng thẳng 20% và trầm cảm 4% có mối liên hệ giữa bênh nhân mắc các bệnh mãn tính với các rối loạn sức khỏe tâm thần đặc biệt là lo lắng và căng thẳng(p= 0,037) [34]

Nghiên cứu của Mohammad Shoaib Hamrah (2016) đánh giá về lo âu và căng thẳng, Trong tổng số 234 bệnh nhân, 81 (34,6%) là nam và 153 (65,4%) là nữ Độ tuổi trung bình là 54,6 ± 12,7 đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm lo âu và 63,8 ± 15,0 đối với bệnh nhân tăng huyết áp bị trầm cảm trong khi con số này là 49,5 ± 10,2 đối với người lớn tham gia trong dân số nói chung ở thành phố Kabul (Saeed, 2013) Tỷ lệ lo âu và trầm cảm (42,3% so với 58,1%) ở những người tăng huyết áp được so sánh với các chứng rối loạn tâm thần tương tự ở những người tị nạn Afghanistan (39,3% so với 22,1%) tại Trại tị nạn Dalakee (ở Iran) (Hosseini Divkolaye và Burkle, 2017 ) Trong tổng số người tham gia, 99 người mắc chứng lo âu (42,3%), 136 người bị trầm cảm (58,1%) và 66 người (28,2%) mắc chứng lo âu-trầm cảm kèm theo [29]

4.2 Việt Nam

Lý Thị Phương Hoa, V Tấn Sơn, Violetta Berbiglia (2010) nghiên cứu tỷ lệ căng thẳng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện nguyễn tri phương Kết quả: Có 26,5% bệnh nhân THA có biểu hiện căng thẳng, Nữ bị căng

Trang 36

25 thẳng nhiều hơn nam (p=0,002), Nữ: 39,4% và Nam:15% Nhóm tuổi có tỷ lệ căng thẳngcao: từ 18 - 29 (66,7%), và nhóm > 70 (50%) tuổi (p=0,02), so với nhóm tuổi từ 30 - 49 là 22,2%, nhóm 50 - 70 là 26,1% Trình độ học vấn cao ít bị căng thẳnghơn (p=0,005), 43,1% bệnh nhân có trình độ tiểu học bị căng thẳng, trong khi bệnh nhân có trình độ trung cấp và đại học chỉ có 10% Thu nhập cá nhân thấp bị căng thẳngnhiều hơn (p<0,001), 80% bệnh nhân thu nhập dưới 10 triệu đồng một năm bị căng thẳng, và 19,8% bệnh nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng một năm bị căng thẳng [8]

Tác giả Nguyễn Sinh Phúc (2014) nghiên cứu stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bị bệnh mãn tính Kết quả 22,3 mắc bệnh mãn tính có stress; không có sự khác biệt về stress giữa 2 giới và tôn giáo (p> 0,05) nguy cơ stress càng cao khi mắc nhiều bệnh; Stress gây ra mất ngủ, mệt mỏi (p< 0,001 [11]

Tác giả Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Minh Phương (2017) nghiên cứu căng thẳngvà một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại huyện phong điền thành phố cần thơ Kết quả ghi nhận có 16,1% người bệnh tăng huyết áp có nguy cơ mắc căng thẳng; 5,1% người bệnh bị căng thẳngở mức độ nhẹ và 1,2% người bệnh bị căng thẳngmức độ vừa và nặng Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc căng thẳnggiữa bệnh nhân tăng huyết áp nữ (28,1%) và nam (13,6%), với p=0,005 Người bệnh thường gặp áp lực trong cuộc sống, không tập thể dục đủ 150 phút/tuần và tối thiểu 5 ngày/tuần, thời gian mắc bệnh tăng huyết áp từ 5 năm trở lên, và không nhận được sự giúp đỡ của gia đình có nguy cơ mắc bệnh căng

thẳng nhiều hơn nhóm còn lại (với OR lần lượt là 3,43; 1,93; 2,29; và 2,72 [9]

5 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn chú trọng đến việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh, đồng thời mang lại những trải nghiệm chất lượng cao của khách hàng về mặt không gian, cảnh quan, phòng nội trú, nhà hàng…

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đội ngũ chuyên viên giỏi ở các lĩnh vực được tập hợp để tạo nên các quy trình dịch vụ toàn diện, khoa học, hiệu quả và cũng là bệnh viện tư nhân hàng đầu tại Việt Nam với đầu tư lớn cho các trang thiết bị máy móc, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hàng đầu thế giới Nhiều trang thiết bị máy

móc có số lượng ít trên thế giới và hiếm có ở Việt Nam như:

- Hệ thống phòng mổ đạt chuẩn Hybrid sẵn sàng phục vụ cho các ca đại phẫu

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

26 thuật;

- Hệ thống thiết bị chẩn đoán và điều trị bệnh tiền đình; - Hệ thống máy và phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nuôi cấy phôi phục vụ quá trình thụ tinh ống nghiệm;

- Phòng lab đạt tiêu chuẩn sạch cấp độ cao nhất phục vụ hoạt động của ngân hàng tế bào gốc, trung tâm hỗ trợ sinh sản;

- Các thiết bị phẫu thuật nội soi chuyên dụng cho y học bào thai, hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật ARTIS Pheno ứng dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới nhất phục vụ các phẫu thuật cơ xương khớp;…

- Hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 – 3 Tesla, máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy, máy siêu âm 4D thế hệ mới, máy nội soi tai mũi họng dùng cho cả trẻ sơ sinh, máy đo thính lực cho trẻ sơ sinh và người lớn;

- Hệ thống máy xét nghiệm Cobas Pro hiện đại hàng đầu Đông Nam Á - Quy trình thăm khám, điều trị được xây dựng toàn diện khoa học, giúp tiết kiệm thời gian chi phí và công sức của khách hàng, người bệnh Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp tận tâm

Trang 38

27

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1 Đối tượng nghiên cứu

1.1 Tiêu chuẩn chọn lựa người bệnh

Người bệnh đã được chẩn đoán xác định THA điều trị ngoại trú Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trong thời gian từ 01/03/2023 đến 31/08/2023

1.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh

Người bệnh đang điều trị ngoại trú từ 01/03/2023 đến 31/08/2013 Người bệnh tăng huyết áp

Người bệnh từ 18 tuổi trở lên Người bệnh có khả năng giao tiếp và sẵn sàng trả lời câu hỏi Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu

1.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Người bệnh dưới 18 tuổi Người bệnh hạn chế nghe nói, người bệnh được xác định không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành nghiên cứu hoặc phỏng vấn bởi điều tra viên (mê sảng, mất trí nhớ đã được chẩn đoán bệnh lý tâm thần)

1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ 01/03/2023 đến 31/08/2013 tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

α: Mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%, tra bảng được Z(1 –

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

28 α/2) = 1,96)

p: Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp có triệu chứng lo âu, chọn p= 0,5 để có cỡ mẫu lớn nhất

d: Sai số cho phép, lấy d = 0,05 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết trong nghiên cứu là 384 người bệnh

2.2.2 Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện

2.3 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin

2.3.1 Công cụ thu thập thông tin

Thông tin thu thập qua bệnh án nghiên cứu và bộ câu hỏi có sẵn (chi tiết xem tại phụ lục) được thiết kế dựa trên nhóm biến số chỉ số và thang đo lường về sự lo âu và căng thẳng Zung (Self Rating Anxiety Scale – SAS) cụ thể:

Nghiên cứu sử dụng thang Zung có 20 câu hỏi, mỗi câu có 4 mức độ trả lời tườn ứng với số điểm 1,2,3,4

1 điểm: không có hoặc ít thời gian 2 điểm: đôi khi

3 điểm: có trong phần lớn thời gian 4 điểm: có trong hầu hết hoặc tất cả thời gian Tổng điểm tối đa 80 điểm

- Không lo âu: 40 điểm - Lo âu mức độ nhẹ: 41-50 điểm - Lo âu mức độ vừa: 51 – 60 điểm - Lo âu mức độ nặng: 61 – 70 điểm - Lo âu mức độ rất nặng: 71-80 điểm

Ngoài ra, các thông tin liên quan tới một số yếu tố nhân khẩu học (như tuổi, giới tính, …), chiều cao, cân nặng tình trạng bệnh; cũng được thiết kế trong bệnh án nghiên cứu và bộ câu hỏi phỏng vấn

Như vậy, bộ câu hỏi với phiên bản tiếng Việt được sử dụng có độ phù hợp bên trong khá tốt

2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin

Thu thập thông tin bằng cách điều tra viên phỏng vấn trực tiếp người bệnh theo bệnh án nghiên cứu và bộ câu hỏi đã được thiết kế ngay sau khi người bệnh khám

Trang 40

29 xong tại phòng tư vấn

Điều tra viên là người đã có kinh nghiệm tham gia các nghiên cứu tương tự Trước khi tiến hành thu thập số liệu, các điều tra viên được tập huấn 1 buổi về công cụ thu thập thông tin theo các nội dung như sau:

Làm quen và hiểu bộ câu hỏi Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu Trình tự và phương pháp khai thác thông tin và ghi lại câu trả lời từ đối tượng nghiên cứu đúng với bộ công cụ

Thực hành phỏng vấn mẫu và rút kinh nghiệm

2.4 Quy trình thu thập số liệu:

- Bước 1 Sau khi nhận sự phê duyệt của Hội đồng đạo đức, Hội đồng bảo vệ đề cương luận văn của Trường Đại học Thăng Long và lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nghiên cứu viên tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu

- Bước 2 Lập danh sách khung mẫu tham gia nghiên cứu tại khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo tiêu chuẩn lựa chọn

- Bước 3 Xác định đối tượng tham gia nghiên cứu từ danh sách khung mẫu - Bước 4 Tiến hành thu thập thông tin cá nhân, tình hình bệnh và các yếu nguy cơ Nghiên cứu viên trực tiếp thu thập qua hồ sơ khám chữa bệnh của người bệnh

- Bước 5 Số liệu về lo âu, căng thẳng được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người bệnh thông qua “Bộ câu hỏi nghiên cứu” Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh tại phòng phỏng vấn sau khi đã được khám và cấp phát thuốc xong

- Bước 6 Lập danh sách toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu

- Bước 7 Dữ liệu được làm sạch, mã hóa và nhập vào máy tính, sau đó được phân tích bởi phần mềm SPSS 20.0

2.5 Nội dung bộ công cụ thu thập số liệu

- Phần 1: Thông tin chung

+ A Đặc điểm của người bệnh tăng huyết áp

+ B Các yếu tố nguy cơ của người bệnh tăng huyết áp

+ C Tình hình bệnh tật và tư vấn chăm sóc - Phần 2: Đánh giá kiến thức về bệnh tăng huyết áp

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 05/09/2024, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Nguyễn Thị Phước Bình, (2010) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa,” Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Hà Nôi, 2010. Nguyễn Thị Phước Bình, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa,” Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Hà Nôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa,” Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Hà Nôi, 2010. Nguyễn Thị Phước Bình, “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa
[3] Bộ Y tế, “Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014; tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014; tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, 2015
[6] Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Lân Việt, và cộng sự, (2019) “Khám sàng lọc huyết áp trong chương trình Tháng đo tháng 5 năm 2017 tại Việt Nam-Đông Nam Á và Châu Úc Eur Heart J Suppl,” (Suppl D):D127-D129. doi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám sàng lọc huyết áp trong chương trình Tháng đo tháng 5 năm 2017 tại Việt Nam-Đông Nam Á và Châu Úc Eur Heart J Suppl
[7] Hội Tim Mạch học Quốc gia Việt Nam,(2022) “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp
[8] Lý Thị Phương Hoa, V Tấn Sơn &amp; Berbiglia, V, “Nghiên cứu tỷ lệ căng thẳng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,”Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4)., 2010.v Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tỷ lệ căng thẳng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
[9] Nguyễn Bá Nam, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Minh Phương, “Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ,” Tạp Chí Tim mạch học Việt Nam, (93), 113– Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ
[11] Nguyễn Sinh Phúc, Phạm Phương Thảo, Trịnh Viết The, (2017)“Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bị bệnh cơ thể mạn tính.,” Tạp chí Khoa học Đại học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stress và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bị bệnh cơ thể mạn tính
[12] Nguyễn Văn Tuấn, Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Thùy, “Đặc điểm lo âu ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai.,” Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 170(9), 246-253. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v170i9.1950,(2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm lo âu ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai
[15] Trần Đình Xiêm, (1995) “Tâm thần học - Các rối loạn khí sắc và rối lọa lo âu,,” Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm thần học - Các rối loạn khí sắc và rối lọa lo âu
[17] AlKhathami AD, Alamin MA, Alqahtani AM, Alsaeed WY, AlKhathami MA, Al-Dhafeeri AH. , “Depression and anxiety among hypertensive and diabetic primary health care patients. Could patients' perception of their diseases control be used as a screening tool? Saudi” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Depression and anxiety among hypertensive and diabetic primary health care patients. Could patients' perception of their diseases control be used as a screening tool? Saudi
[18] Antony, M. M., Bieling, P. J., Cox, B. J., Enns, M. W., &amp; Swinson, R. P, (1998) “ Psychometric properties of the 42-item and 21-item versions of the Depression Anxiety Stress Scales in clinical groups and a community sample.,” Psychological Assessment, 10(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychometric properties of the 42-item and 21-item versions of the Depression Anxiety Stress Scales in clinical groups and a community sample
[19] Ashok V.G., and Ghosh S.S, (2019), “ "Prevalence of Depression among Hypertensive Patients Attending a Rural Health Centre in Kanyakumari",,” Natl J Community Med, 10(3), pp. 172-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence of Depression among Hypertensive Patients Attending a Rural Health Centre in Kanyakumari
Tác giả: Ashok V.G., and Ghosh S.S
Năm: 2019
[20] Azar RR, Frangieh AH, Mroué J, Bassila L, Kasty M, Hage G, Kadri Z, (2016) “Acute effects of aterpipe smoking on blood pressure and heart rate: a real-life trial.,” Inhal Toxicol 2, 28(8):339-42. doi: 10.3109/08958378.2016.1171934 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acute effects of aterpipe smoking on blood pressure and heart rate: a real-life trial
[21] Burows G and Judd F, (2021) “Foundation of Clinical Psychiatry – Anxiety disorder,,” Australia, 124-148Foundation of Clinical Psychiatry – Anxiety disorder, Australia, 124-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Foundation of Clinical Psychiatry – Anxiety disorder
[22] Chow CK, Teo KK, et al, (2013) “pure (prospective urban rural epidemiology) study investigators. Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in rural and urban communities in high-, middle-, and low-income countries.,”jama. 310(9):959-68. Doi: 10.1001/jama.20, 2013 sep Sách, tạp chí
Tiêu đề: pure (prospective urban rural epidemiology) study investigators. Prevalence, awareness, treatment, and control of hypertension in rural and urban communities in high-, middle-, and low-income countries
[23] Crawford JR, Henry JD, (2003) “The Depression Anxiety Stress Scales (DASS): normative data and latent structure in a large non-clinical sample.,” Br J Clin Psychol. 42(Pt 2):111-31. doi: 10.1348/014466503321903544. PMID:12828802, 2003 Jun Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Depression Anxiety Stress Scales (DASS): normative data and latent structure in a large non-clinical sample
[24] Diane Bodurka – Bevers, Karen Basen – Engquist, Carmack C.L et al, (2000) “Depressio, Anxiety, and Quality of Life in patients ith Epithelial Ovarian Cancer,” Gynecologic Oncology, 78(3), Tr. 302-308 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Depressio, Anxiety, and Quality of Life in patients ith Epithelial Ovarian Cancer
[25] Egan BM, Kjeldsen SE, Grassi G, Esler M, Mancia G, (2019) “The global burden of hypertension exceeds 1.4 billion people: should a systolic blood pressure target belo 130 become the universal standard?,” J Hypertens, 37(6):1148-1153. doi:10.1097/HJH.00000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The global burden of hypertension exceeds 1.4 billion people: should a systolic blood pressure target belo 130 become the universal standard
[26] Ettehad D, Emdin CA, Kiran A, et al, (2016) “Blood pressure lo ering for prevention of cardiovascular disease and death: a systematic review and meta- analysis.,” Lancet.387(10022):957-967 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blood pressure lo ering for prevention of cardiovascular disease and death: a systematic review and meta-analysis
[27] Gale, L. (2015) Anxiety and Depression Assessment: Using the Depression Anxiety Stress Scales, Cinahl Information Systems, a Division of EBSCOInformation Services.https://www.scirp.org/reference/referencespapers?referenceid=2611564 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2. Bảng định nghĩa THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, đo huyết áp - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 1.2. Bảng định nghĩa THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, đo huyết áp (Trang 22)
Bảng 1.3. Bảng phân loại THA theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám theo - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 1.3. Bảng phân loại THA theo ngưỡng huyết áp đo tại phòng khám theo (Trang 22)
Hình 1.1. Sơ đồ chẩn đoán tăng huyết áp với phương pháp đo huyết áp tại phòng  khám (thiết yếu) và phương pháp đo huyết áp tại nhà, đo huyết áp liên tục (tối ưu) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Hình 1.1. Sơ đồ chẩn đoán tăng huyết áp với phương pháp đo huyết áp tại phòng khám (thiết yếu) và phương pháp đo huyết áp tại nhà, đo huyết áp liên tục (tối ưu) (Trang 23)
Hình 1.2. Tóm tắt ngưỡng huyết áp ban đầu &amp; đích huyết áp phòng khám ở THA - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Hình 1.2. Tóm tắt ngưỡng huyết áp ban đầu &amp; đích huyết áp phòng khám ở THA (Trang 28)
Bảng 1.4. Sáu khuyến cáo về thay đổi lối sống [7] - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 1.4. Sáu khuyến cáo về thay đổi lối sống [7] (Trang 29)
Hình1.3  Sơ đồ điều trị tăng huyết áp thiết yếu VSH/VNHA 2022 [7] - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Hình 1.3 Sơ đồ điều trị tăng huyết áp thiết yếu VSH/VNHA 2022 [7] (Trang 30)
Bảng 2.1. Nhóm biến số, biến số,chỉ số và cách tính trong nghiên cứu. - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 2.1. Nhóm biến số, biến số,chỉ số và cách tính trong nghiên cứu (Trang 41)
2.7. Sơ đồ nghiên cứu - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
2.7. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 384) (Trang 49)
Bảng 3.2. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 384)  Chỉ số BMI  Tần số (số lượng)  Tỷ lệ (%) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.2. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu (n = 384) Chỉ số BMI Tần số (số lượng) Tỷ lệ (%) (Trang 50)
Bảng 3.3. Hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.3. Hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu (n = 384) (Trang 51)
Bảng 3.5. Chỉ số huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.5. Chỉ số huyết áp hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n = 384) (Trang 51)
Bảng 3.7. Người nhắc nhở tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.7. Người nhắc nhở tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu (n = 384) (Trang 52)
Bảng 3.9. Bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.9. Bệnh mắc kèm của đối tượng nghiên cứu (n = 384) (Trang 53)
Bảng 3.12. Hiệu quả tư vấn, hướng dẫn của NVYT (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.12. Hiệu quả tư vấn, hướng dẫn của NVYT (n = 384) (Trang 54)
Bảng 3.15. Triệu chứng liên quan đến cảm nhận của ĐTNC (n = 384)  Triệu chứng liên quan đến cảm - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.15. Triệu chứng liên quan đến cảm nhận của ĐTNC (n = 384) Triệu chứng liên quan đến cảm (Trang 55)
Bảng 3.18. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo thang Zung (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.18. Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo thang Zung (n = 384) (Trang 56)
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hoàn cảnh sống với tình trạng lo âu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hoàn cảnh sống với tình trạng lo âu (n = 384) (Trang 57)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với tình trạng lo âu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với tình trạng lo âu (n = 384) (Trang 57)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với tình trạng lo âu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với tình trạng lo âu (n = 384) (Trang 58)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa biến chứng bệnh với tình trạng lo âu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa biến chứng bệnh với tình trạng lo âu (n = 384) (Trang 58)
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa hiệu quả tư vấn với tình trạng lo âu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa hiệu quả tư vấn với tình trạng lo âu (n = 384) (Trang 60)
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tình trạng lo âu (n = 384) - một số yếu tố liên quan đến lo âu căng thẳng của người bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tâm anh hà nội năm 2023
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với tình trạng lo âu (n = 384) (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN