1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, Thái độ, Thực hành về Nuôi con bằng Sữa mẹ của Bà mẹ Sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2023
Tác giả Đỗ Thị Thư
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,81 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Một số khái niệm liên quan (13)
      • 1.1.1. Khái niệm (13)
      • 1.1.2. Tổng quan chung về giải phẫu vú của phụ nữ (13)
      • 1.1.3. Sinh lý của sự bài tiết sữa mẹ (14)
      • 1.1.4. Thành phần cơ bản của sữa mẹ (15)
      • 1.1.5. Các loại sữa mẹ (16)
    • 1.2. Tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ (16)
      • 1.2.1. Tầm quan trọng của sữa mẹ (16)
      • 1.2.2. Lợi ích của sữa mẹ với trẻ và bà mẹ (17)
    • 1.3. Các nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ (19)
      • 1.3.1. Tư thế cho trẻ bú (19)
      • 1.3.2. Nhận biết trẻ ngậm bắt vú tốt (20)
      • 1.3.3. Cách giữ gìn bảo vệ và bảo quản nguồn sữa mẹ (21)
      • 1.3.4. Các khó khăn khi cho trẻ bú (23)
      • 1.3.5. Vai trò của người điều dưỡng đến nuôi con bằng sữa mẹ (24)
    • 1.4. Tổng quan một số nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và tại Việt Nam (24)
      • 1.4.1. Trên thế giới (24)
      • 1.4.2. Tại Việt Nam (26)
    • 1.5. Tổng quan một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và tại Việt Nam (29)
    • 1.6. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu (31)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng địa điểm và thời gian nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (33)
      • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (33)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (33)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (33)
      • 2.2.3. Cách chọn mẫu (35)
    • 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá (35)
      • 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu (35)
      • 2.3.2. Khái niệm thước đo và mô tả tiêu chí đánh giá các biến số nghiên cứu (37)
      • 2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá (40)
    • 2.4. Phương pháp thu thập thông tin (41)
      • 2.4.1. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu (41)
      • 2.4.2. Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu (41)
    • 2.5. Phân tích và xử lý số liệu (42)
    • 2.6. Sai số và biện pháp khống chế (42)
      • 2.6.1. Sai số (42)
      • 2.6.2. Biện pháp khống chế sai số (42)
    • 2.7. Đạo đức nghiên cứu (43)
    • 2.8. Sơ đồ nghiên cứu (43)
  • Chương 3 KẾT QUẢ (45)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (45)
    • 3.2. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng nghiên cứu (48)
    • 3.3. Thái độ nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng nghiên cứu (50)
    • 3.4. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng nghiên cứu (51)
  • Chương 4 BÀN LUẬN (63)
    • 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (63)
    • 4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City về nuôi con bằng sữa mẹ (64)
      • 4.2.1. Thực trạng về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ (64)
      • 4.2.2. Thực trạng về thái độ nuôi con bằng sữa mẹ (66)
      • 4.2.3. Thực trạng về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (68)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ (71)
    • 4.4. Một số rào cản liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ (76)
  • KẾT LUẬN (80)
  • PHỤ LỤC (90)

Nội dung

Một số mối liên quan với kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của đối tượng nghiên cứu .... Các chính sách về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và việc cho con bú nga

TỔNG QUAN

Một số khái niệm liên quan

- Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc [6]

1.1.2 Tổng quan chung về giải phẫu vú của phụ nữ

Vú của phụ nữ là bộ phận có thành phần cấu trúc phức tạp, bao gồm mô mỡ, các tuyến và các mô liên kết, cũng như các thùy, tiểu thùy, các ống tuyến, các hạch bạch huyết, hệ thống mạch máu và dây chằng

1.1.2.1 Các tiểu thùy vú và hệ thống ống tuyến

Mỗi một vú của người phụ nữ bao gồm một số tiểu thùy (15 - 20 tiểu thùy) (lobule), tất cả chúng đều kết nối với núm vú (nipple) Mỗi một tiểu thùy lại gồm nhiều các nang (alveoli) rỗng nhỏ Các tiểu thùy được liên kết với nhau bằng hệ thống các ống tuyến (duct)

Nếu người phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, các ống tuyến có nhiệm vụ dẫn sữa mẹ từ các nang với các xoang chứa sữa tập trung ở vùng quầng vú (areola) - là vùng có da sẫm màu ở khu vực trung tâm của vú Từ vùng quầng vú, các ống tuyến hợp lại với nhau tạo thành ống tuyến to hơn, cuối cùng đổ ra núm vú

1.1.2.2 Mô mỡ, dây chằng và các mô liên kết

Phần không gian xung quanh các tiểu thùy và hệ thống ống tuyến được lấp đầy bằng các mô mỡ (fat), các dây chằng (ligament) và các mô liên kết (connective tissue)

Kích thước của vú sẽ phần lớn do số lượng mô mỡ có tại vú quyết định, còn hệ thống cấu trúc bài tiết sữa sẽ gần như là tương đương nhau ở mọi phụ nữ

Mô vú của người phụ nữ nhạy cảm đối với sự biến đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt Đa số các mô vú sẽ thay đổi dần theo thời gian, với xu hướng nhiều mô mỡ hơn

1.1.2.3 Các cơ và hệ thống mạch máu

Vú hoàn toàn không có mô cơ Các cơ (muscle) nằm ở bên dưới mỗi vú, và sẽ tách biệt vú với các xương sườn Động mạch nuôi các mô vú là nhánh tách ra từ động mạch vú trong và động mạch ngực bên Khoảng 60% mô vú được cấp máu bởi các nhánh xiên của động mạch vú trong, khoảng 30% được cấp máu bởi động mạch ngực bên và 1 phần nhỏ còn lại được cấp máu bởi các nhánh lân cận

Oxy và các dưỡng chất được vận chuyển với nuôi các mô vú thông qua dòng máu chảy trong các động mạch (artery), và các mao mạch (capillary) - là các mạch máu rất nhỏ và dễ tổn thương

1.1.2.4 Hệ thống bạch huyết và các ống bạch huyết

Hệ bạch huyết bao gồm các hạch bạch huyết (lymph node) và các ống bạch huyết (lymph duct), là một phần của hệ miễn dịch con người Các hạch bạch huyết (nằm ở nhiều vị trí, chẳng hạn như nách, phía trên xương đòn, phía sau xương ức, ) giữ vai trò lưu giữ các tác nhân có hại và loại trừ chúng ra khỏi cơ thể

Hình 1.1: Hình ảnh giải phẫu vú của phụ nữ

1.1.3 Sinh lý của sự bài tiết sữa mẹ

- Phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin): Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa nên nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa

- Phản xạ phun sữa (Phản xạ Oxytoxin): Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết oxytoxin Oxytoxin có tác dụng làm cho các tế bào cơ xung quanh nang sữa co lại đẩy

Thư viện ĐH Thăng Long

5 sữa ra ngoài Phản xạ Oxytoxin bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ kích thích phản xạ Oxytoxin

- Ức chế tiết sữa: Trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa Vì vậy muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra [5]

1.1.4 Thành phần cơ bản của sữa mẹ

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất thích hợp nhất với trẻ vì có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, mỡ, Vitamin, muối khoáng) với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ, tránh suy dinh dưỡng hoặc tăng cân quá mức [5]

Tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

1.2.1 Tầm quan trọng của sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (chiều cao, cân nặng ) mà cả về trí não Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp Taurine là thành phần quan trọng trong các mô tế bào nói chung và tế bào não nói riêng Đồng thời, các acid béo thiết yếu như omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và AA sẽ tham gia vào quá trình hình thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thông minh và có thị lực tốt Ngoài ra, trẻ còn có thể hấp thu tốt sắt và vitamin C [6] Sữa mẹ rất có ích với trẻ nhẹ cân, thiếu tháng và có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng khởi phát muộn [6]

Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng eczema hơn một số trẻ ăn sữa công thức vì IgA tiết cùng với các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng Ở nhiều nước Châu Âu người ta phát hiện một số trường hợp trẻ em bị dị ứng sữa công thức có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhưng chưa hề gặp ở trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có một số chất chống dị ứng

Thư viện ĐH Thăng Long

7 Những năm gần đây, tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em trên toàn thế giới đã được quan tâm và cải thiện đáng kể Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình nuôi con bằng sữa mẹ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đã coi việc nuôi con bằng sữa mẹ là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu đời [2], [4]

Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát triển, kết quả học tâp và thâm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai Đồng thời WHO cũng chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm [56] Vì vâỵ, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ hãy cho con bú nhiều lần, bất kể khi nào trẻ đói, kể cả ban đêm, trẻ càng bú nhiều mẹ càng tiết nhiều sữa Đặc biệt trong 6 tháng đầu trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoàn toàn mà không cần ăn thêm bất cứ loại thức ăn nào khác kể cả nước [6], [56]

1.2.2 Lợi ích của sữa mẹ với trẻ và bà mẹ 1.2.2.1 Lợi ích đối với trẻ

Qua phân tích thành phần các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, có thể khẳng định sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo cho trẻ Tất cả các loại sữa đều chứa chất béo; chất béo này cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trẻ và động vật Trong sữa mẹ có chứa những acid béo cần thiết, những acid béo này rất cần cho sự phát triển của não, mắt và sự vững bền của các mạch máu Men lipase trong sữa mẹ giúp cho việc tiêu hóa chất béo được hoàn thiện hơn so với việc tiêu hóa chất béo trong sữa bò Phân của trẻ bú mẹ thường mềm, một số trẻ bú mẹ có thể không đi cầu nhiều ngày nhưng điều đó hoàn toàn bình thường Sữa động vật có nhiều protein hơn sữa mẹ và chúng không thích hợp cho hai thận còn non nớt của trẻ Protein trong sữa mẹ rất dễ tiêu hóa so với các loại sữa và thức ăn ngoài khác, tính không dung nạp với protein trong sữa bò có thể làm trẻ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng khác Trong sữa mẹ còn có protein kháng khuẩn, do đó, việc bú mẹ sẽ giúp cho trẻ có kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời khi mà cơ thể trẻ chưa tự tạo ra kháng thể [14]

Sữa mẹ chứa các vitamin quan trọng, đặc biệt là vitamin A và vitamin C Nếu bà mẹ được cung cấp đủ vitamin A trong thức ăn thì lượng vitamin A chứa trong sữa mẹ

8 có thể cung cấp đủ cho trẻ cả đến năm thứ hai của cuộc đời Vitamin A có thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt Sắt đóng vai trò quan trọng để phòng chống thiếu máu, mỗi lượng sữa khác nhau đều chứa một lượng sắt rất nhỏ (khoảng 0.5 – 0.7mg/l) nhưng có một sự khác biệt quan trọng Trẻ có thể hấp thụ được khoảng 50% sắt được hấp thu từ sữa mẹ; những đứa trẻ được nuôi từ sữa ngoài có thể không nhận đủ sắt và thường bị thiếu máu; trẻ được bú mẹ hoàn toàn thì nhận đủ sắt và được bảo vệ chống lại bệnh thiếu máu do thiếu sắt ít nhất đến sáu tháng tuổi [14]

Sữa mẹ không chỉ là thức ăn cho trẻ Trong năm đầu tiên, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ và không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng Trong sữa mẹ có chứa những kháng thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà trước đây họ đã mắc Các thành phần trong sữa mẹ thường không giống nhau, nó thay đổi theo tuổi của trẻ và thay đổi trong suốt một bữa bú Sữa non có từ các ngày đầu sau sinh, sữa non có lượng ít, đặc và sáng màu Sau vài ngày, sữa non chuyển thành sữa chuyển tiếp, lượng sữa nhiều hơn Sữa đầu có màu hơi xanh được sản xuất vào đầu bữa bú, sữa cuối có màu trắng hơn được sản xuất vào cuối bữa bú Sữa cuối chứa nhiều chất béo, cung cấp nhiều năng lượng và hàm lượng chất béo tăng dần vào cuối bữa bú Sữa đầu được sản xuất với một lượng lớn, cung cấp nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác và bởi vì trẻ bú một lượng lớn sữa đầu nên trẻ đã nhận được một lượng lớn nước, do đó khi bú mẹ trẻ không cần phải cho trẻ uống thêm nước Sữa non tuy ít nhưng rất quan trọng Sữa non cung cấp cho trẻ nhiều kháng thể và các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng, những nguy cơ nhiễm trùng hay gặp đối với trẻ sơ sinh như: tiêu chảy nhiễm trùng, các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp Sữa non dễ tiêu hóa giúp trẻ phòng chống các bệnh dị ứng tiến triển và bất dung nạp với các loại thức ăn khác Sữa non có tác dụng xổ nhẹ, đồng thời giàu vitamin A hơn sữa chuyển tiếp Sữa non tuy ít nhưng nhiều năng lượng, nói tóm lại sữa non là tất cả những gì trẻ cần trong những giờ đầu sau sinh

1.2.2.2 Lợi ích đối với bà mẹ

- Cho trẻ bú sớm sau đẻ sẽ giúp tử cung mẹ co hồi sớm, cầm máu cho bà mẹ đề phòng thiếu máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch Cho con bú đúng, bú đủ làm kinh nguyệt chậm trở lại và vì thế giảm bớt khả năng thụ thai

- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa và phòng cương tức vú cho mẹ

Thư viện ĐH Thăng Long

9 - Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí)

- Giúp tăng cường tình cảm mẹ con

- Giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng cho mẹ

- Chậm có kinh và có thai lại, giúp mẹ kế hoạch hóa gia đình

1.2.2.3 Lợi ích đối với xã hội

- Giảm nguy cơ bệnh tật

- Giảm các chi phí y tế

- Thuận lợi vì không cần dụng cụ, không cần đun nấu, pha chế, không mất thời gian chuẩn bị, không phụ thuộc giờ giấc, bất kỳ lúc nào cũng có thể cho trẻ ăn ngay.

Các nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ

- Trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh (trong 1 giờ đầu) để kích thích mẹ tiết sữa

- Cho trẻ bú theo nhu cầu bất kể ngày đêm

- Bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, không cần ăn thêm bất kỳ thức ăn đồ uống nào khác

- Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối

- Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút

- Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể

- Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa

1.3.1 Tư thế cho trẻ bú

- Tư thế mẹ: Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn

- Trẻ bú mẹ tốt trong tư thế thoải mái khi được da kề da mẹ

- Cách bế trẻ: 5 điểm chính

* Bế trẻ áp sát vào bà mẹ

* Đầu và thân trẻ trên một đường thẳng

* Đầu trẻ có thể ngửa ra sau

* Trẻ đối mặt với bầu vú

* Mũi trẻ đối diện với núm vú

Hình 1.2 Các tư thế bú đúng

1.3.2 Nhận biết trẻ ngậm bắt vú tốt

Ngậm bắt vú là hành động mà miệng bé mở rộng để tự cảm nhận bầu vú của mẹ và ngậm lấy bầu vú để bú

* Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới

* Má trẻ phồng, môi dưới hướng ra ngoài

* Cằm trẻ tì vào bầu vú

* Nhịp mút-nuốt - Mút nhanh trong giai đoạn đầu - Chuyển sang mút sâu với nhịp mút – nuốt = 2:1 - Mút nhẹ, nông cuối cữ bú (Flutter sucks towards end)

* Trẻ thỏa mãn khi bú

Thư viện ĐH Thăng Long

* Không gây đau cho bà mẹ

* Trẻ bú có hiệu quả: bú sâu, chậm, thỉnh thoảng nghỉ Trong trường hợp bé ngậm bắt vú sai cách có thể gây ra những hậu quả như trẻ không bú đủ sữa nên cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc Bên cạnh đó việc ngậm bắt vú không tốt có thể gây tổn thương đến núm vú của người mẹ làm nứt núm vú và gây đau

Vì vậy việc ngậm bắt vú là kỹ năng mà mẹ và bé cần tập luyện cùng nhau

1.3.3 Cách giữ gìn bảo vệ và bảo quản nguồn sữa mẹ 1.3.3.1 Cách giữ gìn và bảo vệ nguồn sữa mẹ

- Uống nhiều nước vì cơ thể cần nhiều nước để tiết sữa + Ăn đủ chất và tăng bữa, chú ý nên ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, thịt, sữa, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín

+ Nghỉ ngơi đủ, ngủ 8 giờ/ngày hoặc hơn

+ Không nên ăn những thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi), không uống rượu bia và hút thuốc lá

+ Sử dụng bất kỳ thuốc gì đều phải có ý kiến của thầy thuốc

1.3.3.2 Cách bảo quản nguồn sữa mẹ

- Hiện tại trong một số trường hợp các mẹ do tính chất công việc, gia đình hoặc muốn linh hoạt hơn thường nghĩ với hút sữa bằng máy hút sữa Hút sữa là cách để duy trì lượng sữa của mẹ và đảm bảo bé vẫn được uống sữa mẹ khi mẹ không có mặt bên cạnh cả ngày Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần phải biết cách bảo quản sữa sau khi được hút ra

- Hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào sữa bằng cách duy trì tốt vệ sinh sạch sẽ: Luôn rửa tay, rửa các bộ phận của máy hút, bình sữa trước khi hút và bảo quản sữa ( có thể sử dụng túi dùng một lần thay vì chai ) Làm theo hướng dẫn vệ sinh đi kèm với máy hút

- Nếu sau khi hút sữa mẹ ra mà chưa sử dụng ngay cần cho sữa mẹ vào tủ lạnh hoặc tủ đông Hơi lạnh ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nên để sữa ở phía sau tủ lạnh hoặc tủ đông vì nơi này có nhiệt độ ổn định hơn Chuyển chai vào tủ lạnh hoặc tủ đông càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ sau khi hút sữa ra

- Sau khi hút sữa và bảo quản, các bà mẹ cần ghi ngày và giờ sữa được hút ra trên nhãn để có thể biết sữa này đã được hút ra từ khi nào Bỏ sữa không sử dụng trong thời

12 gian tối đa và đổ bỏ bất kỳ loại sữa nào có mùi như sữa bò chua ngay cả khi nó chưa hết hạn Ngoài ra, sữa mẹ bắt đầu mất đi các chất dinh dưỡng theo thời gian

- Sữa mẹ sau khi hút và bảo quản trong:

+ Nếu để sữa vừa hút ở nhiệt độ phòng (lên đến 77 độ F): 4 giờ là tối ưu, 6 đến 8 giờ nếu được giữ trong điều kiện rất sạch

+ Nếu để sữa vừa hút trong ngăn mát với túi đá bao quanh hộp sữa: 24 giờ

+ Nếu để sữa vừa hút trong tủ lạnh (39 độ F): 5 ngày, tối đa 8 ngày nếu giữ trong điều kiện rất sạch sẽ

+ Nếu để sữa vừa hút trong ngăn đá bên trong tủ lạnh: 2 tuần + Nếu để sữa vừa hút trong tủ đông thông thường: 3 đến 6 tháng + Nếu để sữa vừa hút trong ngăn đá sâu: 6 đến 12 tháng

+ Nếu để sữa đã rã đông ở nhiệt độ phòng: 2 giờ (lên đến 4 giờ nếu được giữ trong điều kiện rất sạch)

+ Nếu để sữa đã rã đông trong ngăn mát với túi đá bao quanh thùng chứa: 24 giờ

+ Nếu để sữa đã rã đông trong tủ lạnh: 24 giờ - Cách rã đông sữa mẹ

+ Để rã đông sữa mẹ đã đông lạnh, hãy để hộp đựng sữa dưới vòi nước ấm đang chảy hoặc đặt nó vào một bát nước ấm Bạn cũng có thể rã đông bằng cách cho vào tủ lạnh khoảng 12 giờ Sữa đã rã đông chỉ giữ được trong tủ lạnh khoảng 24 giờ

+ Lưu ý, không rã đông sữa mẹ bằng cách để ở nhiệt độ phòng vì điều đó có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển Và không bao giờ sử dụng lò vi sóng để rã đông sữa mẹ đông lạnh vì nó có thể tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng bé

Nó cũng phá hủy một số lợi ích dinh dưỡng của sữa

- Cách làm ấm sữa mẹ

+ Trẻ sơ sinh không cần dùng sữa hâm nóng, nhưng chúng có thể thích nó hơn Để làm ấm sữa đã được làm lạnh, hãy để hộp đựng sữa dưới vòi nước ấm hoặc đặt nó vào một bát nước ấm trong vài phút Nếu sữa đã tách thành lớp, hãy lắc nhẹ (không lắc mạnh) để sữa kết lại

+ Chú ý: Không bao giờ sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa mẹ vì điều này có thể tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng trẻ Nó cũng phá hủy một số lợi ích dinh dưỡng của sữa

Thư viện ĐH Thăng Long

Hình 1.3 Thời gian, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, hút

1.3.4 Các khó khăn khi cho trẻ bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ nhỏ Nuôi con bằng sữa mẹ là miềm vui, niềm mơ ước của nhiều bà mẹ khi được nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình

Tuy vậy, cũng có không ít bà mẹ trẻ gặp một số khó khăn khi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ

1.3.4.1 Khó khăn về phía bà mẹ

‐ Núm vú phẳng tụt vào trong làm trẻ khó ngậm bắt vú

1.3.4.2 Khó khăn về phía trẻ:

1.3.5 Vai trò của người điều dưỡng đến nuôi con bằng sữa mẹ Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ Người điều dưỡng vận dụng quy trình điều dưỡng để chủ động nhận định, lập kế hoạch và thực hiện các kế hoạch chăm sóc đáp ứng nhu cầu cho người bệnh, đạt mục tiêu đề ra

Tổng quan một số nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới đã có rất nhiều những nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ

Theo thống kê tỷ lệ cho con bú đến 12 tháng cao nhất là ở tiểu vùng Sahara Châu Phi, Nam Á, và một số nước ở khu vực Mỹ Latinh, tại các nước có thu nhập cao tỷ lệ này chỉ là 20% Ở các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình, chỉ có 37% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ [41] Ở Trung Quốc, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ giảm xuống trong những năm 70, xuống đến mức thấp nhất trong những năm 80 và sau đó bắt đầu tăng trở lại trong những năm 90 Các chỉ số về nuôi con bằng sữa mẹ ở khu vực thành thị luôn thấp hơn so với khu vực nông thôn [65] Một nghiên cứu gần đây tại tỉnh Thượng Hải - Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn có sự khác nhau giữa các vùng thành phố, ngoại ô và nông thôn Đặc biệt tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn ở vùng ngoại ô và nông thôn cao gần gấp 2 lần so với ở thành phố (63,4% và 61% so với 38%) Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở cả 3 vùng trên tương ứng là 96,5%, 96,8% và 97,4% [65]

Thống kê của WHO gần đây tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới đang có dấu hiệu tăng nhẹ Trong vòng 15 năm qua, tỷ lệ trẻ từ 0-5 tháng được bú sữa mẹ đã được tăng thêm 10% Cụ thể vào năm 2000 tỷ lệ này là 36% nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 46% Nhìn chung ở giai đoạn này hầu hết các khu vực đều có sự gia tăng tỷ lệ trẻ từ 0 - 5 tháng được bú sữa mẹ: ở Nam Á năm 2000 tỷ lệ này là 47% và đến năm 2015 đã tăng lên 64%, ở Đông và Nam Phi tỷ lệ này tăng từ 43% lên 54% [62]

Thư viện ĐH Thăng Long

15 Nghiên cứu của Tengku Alina Tengku Ismail tại Malaysia 2008 với bộ câu hỏi gồm 53 câu trên 252 bà mẹ có con nhỏ dưới 2 tháng tuổi cho thấy chỉ có 6 câu trả lời trong bảng câu hỏi được trả lời hoàn thiện, 47 câu không được trả lời đúng Kiến thức thấp nhất của những người được hỏi là về các khía cạnh thực tế cho con bú Tại Malaysia tỷ lệ nuôi con hoàn toàn chỉ là 14,5% và chỉ có 37,4% bà mẹ cho con bú trong 2 năm [56]

Theo kết quả nghiên cứu của Mobolanine R Balogum page về kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ so sánh giữa các bà mẹ thành thị và nông thôn cộng đồng Lagos, Tây Nam Nigeria cho thấy tỷ lệ này lần lượt là 47% và 85% Thái độ tích cực chung là 57% Trẻ sơ sinh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đủ 6 tháng có tỷ lệ tử vong thấp hơn 5 lần và tỷ lệ viêm phổi thấp hơn 7 lần so với những trẻ không được bú mẹ hoàn toàn 6 tháng [51]

Theo thống kê của WHO, tỷ lệ cho con bú ngay sau khi sinh cao nhất ở Đông và Nam Phi (65%) và thấp nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương (32%) Cứ 10 em bé sinh ra ở Burundi, Lanka và Vanuatu thì có gần 9 em được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh Năm 2006, tỷ lệ cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh ở một số nước vẫn còn thấp cụ thể Ghana (41%), Sudan (54.2%), Zambia; (70%), Jordan (49,5%), Bắc Jordan (86,6%), Nepal (72,2%), Bolivia; (74%), Ethiopia (52%) [63] Trong báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có tỷ lệ trẻ được bú mẹ sau khi sinh giảm nhiều nhất trong giai đoạn năm 2005 - 2013 Tỷ lệ trẻ được bú mẹ ngay sau khi sinh giảm từ 44% xuống còn 27% trong năm 2013 [62]

Trong 3 ngày đầu sau sinh, tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trên thế giới là 57%, cao nhất là Đông và Nam Phi với 76% và ở khu vực này chỉ có 4% trẻ được ăn bằng sữa nhân tạo Tỷ lệ thấp nhất là Đông Á và Thái Bình Dương và có với 42% trẻ được ăn bằng sữa nhân tạo [48]

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành ở Iraq [41] nhằm đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ cũng như những phụ nữ làm nghề chăm sóc trẻ trong gia đình Kết quả cho thấy phần lớn phụ nữ (73,1%) cho con bú sớm ngay sau sinh; 92,9% tin rằng sữa non tốt cho trẻ sơ sinh Tuy nhiên kiến thức của các phụ nữ được phỏng vấn thiếu về việc cho bú mẹ hoàn toàn trong tháng đầu, 35% tin rằng sữa mẹ không đủ cho trẻ nhỏ Những phụ nữ ở nông thôn và có trình độ văn hóa kém thì

16 thiếu hiểu biết về NCBSM hơn những phụ nữ sống ở vùng thành thị nhưng lại cho bú kéo dài hơn và cho ăn dặm chậm hơn

Khoảng 310 bà mẹ sống vùng nông thôn Savannah thuộc Nigeria được phỏng vần bằng bảng câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành NCBSM [54] cho thấy mẹ có học vấn cao cho con bú sữa non nhiều hơn một cách có ý nghĩa so với những bà mẹ có học vấn thấp (p< 0,001), 54% không cho con bú sữa non Tất cả các bà mẹ được phỏng vấn đều có đi khám thai nhưng chỉ có 10 % là được nhân viên y tế hướng dẫn về NCBSM, có 46,8% sinh tại nhà Chỉ có 26,8% trẻ được cho bú trong vòng 24 giờ sau sinh Thời gian trung bình cho bú lần đầu sau sinh là 47,7 giờ Mặc dù việc NCBSM rất phổ biến nhưng không có trẻ được bú mẹ hoàn toàn đúng nghĩa, mà thêm những thức ăn khác từ sữa công thức, nước, trà xanh

Một nghiên cứu khác được thực hiện tại miền Tây Nam của Ả Rập saudi với đối tượng nghiên cứu là những cô giáo dạy trẻ em gái và đang có ít nhất 1 đứa con nhỏ hơn hoặc bằng 5 tuổi trong trường Abha Female Educational District được đăng trên tạp chí quốc tế “International Breastfeeding Journal” vào tháng 8/2012 [42] Kết quả cho thấy ngay cả trong đối tượng có trình độ văn hóa cao nhưng hiểu biết vẫn chưa đầy đủ về NCBSM Cụ thể về kiến thức có 89,3% hiểu rõ về lợi ích sữa non, trong khi 1,3% cho là sữa non hoặc là không tốt hoặc là có hại đến hệ thần kinh trẻ và 9,4% không trả lời Về thái độ, con bú bằng sữa mẹ vì lý do tôn giáo (58,6%), do quan tâm đến sức khỏe của con (7%); 48% có ý định sẽ cho con bú mẹ trong lần sinh sau Về thực hành, 90,9% cho con bú vừa sữa mẹ vừa sữa thay thế, và 9,1% không NCBSM

Tuổi trung bình và độ lệch chuẩn sử dụng sữa thay thế là 2,56 tháng ± 2,5 Tuổi trung bình cắt sữa mẹ là 8,7 ± 7,8 tháng

Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ từng được bú sữa mẹ khá cao lên với 96.9% tuy nhiên chỉ có khoảng 24,3% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn và có với 72,2% trẻ được uống thức uống ngoài Trong cả nước, Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh cao nhất 35.1% trong khi đó tỷ lệ này ở Đồng bằng sông Cửu Long là 27,8% [39]

Bắt đầu từ năm 1980, nghiên cứu về tập quán và thực hành nuôi con của các bà mẹ đã được triển khai bởi nhiều tác giả và ở nhiều vùng trên cả nước Đào Ngọc Diễn,

Thư viện ĐH Thăng Long

17 Nguyễn Trọng An và cộng sự năm 1983 đã nghiên cứu trên 500 trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nông thôn và nội thành Hà Nội, kết quả cho thấy hầu hết trẻ được bú mẹ sau 2-3 ngày

Tỷ lệ trẻ được bú mẹ lần đầu trong vòng 24 giờ chỉ đạt 15,8% ở nội thành và 35,5% ở nông thôn ở cả 2 nhóm đủ sữa và thiếu sữa mẹ Từ 68 - 97% trẻ được ăn thêm trong vòng 4 tháng đầu Thời gian cai sữa trung bình là 12 tháng, trong đó 13,4% trẻ được cai sữa trước 12 tháng

Theo nghiên cứu của Nguyễn Lân - Trịnh Bảo Ngọc về thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành ăn bổ sung, tình hình nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ từ 5-6 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên điều tra trên 332 trẻ cho kết quả thấy chỉ có 44.4% bà mẹ cho con bú ngay trong vòng 30 phút đầu sau sinh và vân còn 15.2% bà mẹ cho con bú sau 24h Có đến hơn 50% bà mẹ vẫn còn cho trẻ uống sữa công thức cho trẻ sơ sinh, nước đường hoặc mật ong trước khi bắt đầu bú lần đầu [22]

Một kết quả khảo sát tại bệnh viện An Giang của Trương Hoàng Mối cho thấy đa số các bà mẹ đều biết tầm quan trọng của sữa mẹ, hầu hết các bà mẹ đều biết chọn đúng thời gian cai sữa (97,5%), bà mẹ chọn thời gian cai sữa 12 tháng trở lên Thực tế không thực hiện được như vậy, chỉ có 38,3% bà mẹ cho trẻ thôi bú lúc trẻ khỏe mạnh và 1,7% bà mẹ cho trẻ thôi bú lúc trẻ đang ốm Nguồn kiến thức về sữa mẹ của bà mẹ được cung cấp từ nhân viên y tế không nhiều chỉ có 27,5%, chủ yếu từ gia đình và kinh nghiệm của lần sinh trước Từ công tác truyền thông còn thấp chỉ có 23.3% Do đó còn nhiều vấn đề về sữa mẹ mà bà mẹ chưa được biết đến [20]

Tổng quan một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và tại Việt Nam

- Nhiều nghiên cứu cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan với người mẹ, đứa trẻ và môi trường xung quanh có thuận lợi hay không Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ liên quan chặt chẽ với tuổi của bà mẹ, trình độ học vấn của bà mẹ, sự khác biệt của hệ thống chăm sóc sau đẻ như tăng cường gần gũi trẻ trong 24 giờ và cho trẻ bú sớm

- Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chủng tộc được cho là có liên quan đến bú sớm sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, nghiên cứu trên những người phụ nữ di cư ở Tây Ban Nha cho thấy tỷ lệ trẻ bú mẹ trong những giờ đầu tiên là khá cao Những phụ nữ mới nhập cư thường có xu hướng cho trẻ bú ngay trong những giờ đầu và thời gian cho bú kéo dài hơn những phụ nữ nhập cư đã lâu, một số bằng chứng cho thấy phụ nữ Mỹ da

20 đen, phụ nữ gốc Tây Ban Nha cho con bú sớm sau sinh cao gấp 3,2 lần so với phụ nữ Mỹ da trắng [43]

Nghiên cứu của McLachlan, H L trên 300 bà mẹ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, Úc và Việt Nam sinh con tại Úc cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về thưc hành nuôi con bằng sữa mẹ của cac bà mẹ giữa các quốc gia khác nhau, có với 98% bà mẹ Thổ Nhĩ Kỳ cho con bú sớm sau sinh, của Úc là 84% và Việt Nam 75%, nghiên cứu cũng cho thấy có đến 40% các bà mẹ Việt Nam cho con sử dụng sữa công thức ở trong bệnh viên sau khi sinh, trong khi tỷ lệ này ở các bà mẹ người Úc chỉ là 19% [52]

Khu vực sống, trình độ học vấn của mẹ cũng là môt trong những yếu tố liên quan đến viếc thực hành bú sớm sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ Nghiên cứu của Lê Thị Hương và công sự tiến hành tại Hà Nội trên 2.690 trẻ em cho thấy những phụ nữ ở nông thôn có xu hướng cho con bú nhiều hơn ở vung thành thị, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra 40% trẻ trai được bú sớm sau sinh tại thành thị so với 35% ở nông thôn, tỷ lệ trẻ gái ở thành thị và nông thôn được bú sớm sau sinh lần lượt là 49% và 40% [18] Tuy nhiên việc nuôi con bằng sữa mẹ trong tháng đầu tiên và 3 tháng tiếp theo ở nông thôn phổ biến hơn thành thị đôi với cả trẻ trai và gái [18] Phụ nữ đã hoàn thành ít nhất trung học cơ sở có xu hướng cho con bú ít hơn so với những bà mẹ có trình độ văn hóa thấp hơn, cũng theo nghiên cứu của Lê Thị Hương ở khu vực thành thị số ngày cho con bú hoàn toàn của các bà mẹ có trình độ học vấn cao thấp hơn so với các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, thời gian trung bình cho bú hoàn toàn của các bà mẹ học hết cấp 2 là 108 ngày, bà mẹ học hết cấp 3 là 88 ngày và học đại học hoặc cao hơn là 82 ngày

Theo kết quả nghiên cứu của Trương Hoàng Mối khi khảo sát kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con rạ điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện An Giang cho thấy đa số các bà mẹ có địa chỉ ở huyện, tập trung làm nghề buôn bán, kinh tế chỉ đủ ăn, cuộc sống không được thoải mái nên nhận thức về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ cũng bị hạn chế Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỷ lệ trẻ em được bú mẹ còn hạn chế là vì đa số bà mẹ không có nhiều thời gian gần gũi cho trẻ bú thường xuyên, liên tục; bà mẹ chưa có nhận thức đầy đủ về lợi ích của sữa mẹ Bên cạnh còn vướng một số quy định pháp luật như: Luật Lao Động chỉ cho bà mẹ nghỉ hậu sản có 4 tháng, trong khi Bộ Y tế khuyến cáo nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Thiếu sữa cũng là nguyên nhân do các bà mẹ chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về sữa mẹ cũng như biết cách cho con bú đúng [20]

Thư viện ĐH Thăng Long

21 Một nghiên cứu khác tại bệnh viện phụ sản Nam Định năm 2020 của tác giải

Nguyễn Thị Thanh Huyền cho thấy có mối liên quan thống kê giữa nghề nghiệp, sự phóng đại về lợi ích của sữa công thức và sự tự tin của thai phụ với thái độ cho con bú ngay sau sinh, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Ngoài ra có mối liên quan thống kê giữa sự tự tin cho con bú với thái độ của thai phụ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [17] Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Hiền cho thấy Một số yếu tố liên quan đến thực hành chưa đúng của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung: Nhóm bà mẹ không là công nhân viên chức có nguy cơ thực hành chung chưa đúng về nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung gấp 3,967 lần nhóm bà mẹ là công nhân viên chức (p

Ngày đăng: 05/09/2024, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Hình ảnh giải phẫu vú của phụ nữ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
i ̀nh 1.1: Hình ảnh giải phẫu vú của phụ nữ (Trang 14)
Bảng 3.2. Phân bố dân tộc của bà mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.2. Phân bố dân tộc của bà mẹ (Trang 45)
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của bà mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của bà mẹ (Trang 45)
Bảng 3.3. Phân bố quốc tịch của bà mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.3. Phân bố quốc tịch của bà mẹ (Trang 46)
Bảng 3.4. Phân bố địa điểm sống của bà mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.4. Phân bố địa điểm sống của bà mẹ (Trang 46)
Bảng 3.6. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.6. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ (Trang 47)
Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về nuôi dưỡng trẻ 4-6 tháng đầu - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.9. Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về nuôi dưỡng trẻ 4-6 tháng đầu (Trang 48)
Bảng 3.10. Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về cách bảo vệ nguồn sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.10. Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về cách bảo vệ nguồn sữa mẹ (Trang 49)
Bảng 3.11. Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về cách cho trẻ bú - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.11. Tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về cách cho trẻ bú (Trang 49)
Bảng 3.12. Thái độ của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.12. Thái độ của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ (Trang 50)
Bảng 3.13.  Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.13. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ (Trang 51)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa độ tuổi bà mẹ với kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa độ tuổi bà mẹ với kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ (Trang 52)
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nghề nghiệp bà mẹ với kiến thức nuôi con bằng - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nghề nghiệp bà mẹ với kiến thức nuôi con bằng (Trang 53)
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa số lần sinh con và kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa số lần sinh con và kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ (Trang 53)
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với kiến thức nuôi con - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với kiến thức nuôi con (Trang 54)
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa quốc tịch người mẹ với kiến thức nuôi con bằng - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa quốc tịch người mẹ với kiến thức nuôi con bằng (Trang 54)
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa số lần sinh con với thực hành nuôi con bằng - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa số lần sinh con với thực hành nuôi con bằng (Trang 55)
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa độ tuổi bà mẹ với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa độ tuổi bà mẹ với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (Trang 55)
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp bà mẹ với thực hành nuôi con bằng - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nghề nghiệp bà mẹ với thực hành nuôi con bằng (Trang 56)
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với thực hành nuôi con - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa trình độ học vấn bà mẹ với thực hành nuôi con (Trang 56)
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa quốc tịch bà mẹ với thực hành nuôi con bằng - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa quốc tịch bà mẹ với thực hành nuôi con bằng (Trang 57)
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức bà mẹ với thực hành nuôi con bằng - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức bà mẹ với thực hành nuôi con bằng (Trang 57)
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thái độ bà mẹ với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ - kiến thức thái độ thực hành về nuuoi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sinh con tại bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec time city năm 2023
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thái độ bà mẹ với thực hành nuôi con bằng sữa mẹ (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w